LỜI MỞ ĐẦU2
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHỔ YÊN3
1. CÁC NGUỒN LỰC VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN PHỔ YÊN3
1.1. Điều kiện và nguồn lực tự nhiên. 3
1.1.1. Vị trí địa lý. 3
1.1.2. Các nguồn lực kinh tế-xã hội5
1.2. Đánh giá chung. 8
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN PHỔ YÊN-THÁI NGUYÊN9
2.1. Về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ. 9
2.2. Về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức. 9
2.3. Về tổ chức, phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ. 9
CHƯƠNG 2. 11
PHÂN TÍCH DỰ ÁN “XÂY DỰNG NHÀ MÁY LUYỆN THÉP THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀN NGUYÊN TRỰC TIẾP TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU CÓ CHỨA HÀM LƯỢNG FeO”. 11
1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN11
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư11
1.2. Mục tiêu của dự án. 11
1.3. Những căn cứ để xác định đầu tư11
1.4. Sự cần thiết đầu tư của dự án. 12
1.5. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án. 13
1.5.1. Thuận lợi13
1.5.2. Khó khăn. 13
2. PHÂN TÍCH DỰ ÁN14
2.1. Phân tích khía cạnh thị trường của dự án. 14
2.1.1. Đánh giá nhu cầu. 14
2.1.2. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu. 15
2.2. Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án. 15
2.2.1. Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất15
2.2.2. Địa điểm đầu tư16
2.2.3. Chương trình sản xuất và các yếu tố cần đáp ứng. 16
2.3. Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. 20
2.3.1 Dự tính tổng mức vốn đầu tư của Dự án. 20
2.3.2. Dự tính nguồn vốn huy động của Dự án. 22
2.3.3. Dự tính các chi phí sản xuất22
2.3.4. Lập các báo cáo tài chính và xác định dòng tiền của Dự án. 26
2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 31
2.5. Đánh giá thực trạng công tác lập “ Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa hàm lượng FeO”. 32
2.5.1 Những kết quả đạt được. 32
2.5.2 Những mặt còn hạn chế. 32
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN33
1. KẾT LUẬN33
2. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN33
LỜI MỞ ĐẦU Nhằm giúp sinh viên ngoài việc nắm vững được kiến thức đã học, đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiểu về những vấn đề đã học thông qua việc đi thực tế tại các địa phương và các doanh nghiệp.
Qua quá trình liên hệ thực tế và được sự cho phép của Nhà trường , sự đồng ý của Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên – Thái Nguyên. Nhóm chúng em gồm 6 thành viên đã có điều kiện thuận lợi tiếp xúc, làm quen với những vấn đề của thực tế khi đi vào làm việc. Từ đó chúng em đã có được những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Dựa trên những kiến thức đã học cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Hà Vũ Nam, Cô: Đặng Kim Oanh, và sự chỉ bảo của các phòng ban bên UBND Huyện Phổ Yên thì sau một thời gian học tập và làm việc chúng em xin trình bầy bài báo cáo thực tế: “ Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa hàm lượng FeO”
Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tế còn ít nên vấn đề nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để sửa chữa và hoàn thiện chuyên đề này.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Hà Vũ Nam – Cô giáo Đặng Kim Oanh, trường ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên và tập thể cán bộ Phòng tài chính kế hoạch của huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành chuyên đề này.
Nhóm sinh viên thực tế
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2010
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa hàm lượng FeO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác khu công nghiệp, phát triển hệ thống dịch vụ dọc quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên, đồng thời phát triển các cơ sở đào tạo, khu văn hoá, thể thao.
Nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của vùng trung du phía Bắc. Địa hình khu vực này phổ biến là đồi bát úp xen kẽ trong những cánh đồng nhỏ và hẹp, dân cư kiểu làng bản nhưng phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơn vùng phía Đông. Vùng phát triển sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp, phát triển rừng để bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái.
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Khí hậu
Huyện Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của huyện chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm đạt 2.097mm.
+ Đất đai
Tổng diện tích của Huyện là 25.667,6 ha, được chia thành 10 loại đất chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng có độ dốc thấp, tầng đất dày rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Loại đất này chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện, tuy nhiên, những khu đất này có thể bị chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp. 61,6% diện tích đất toàn huyện là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, lại có độ dốc trên 250.
+ Tài ngưyên nước
Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình.
Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện.
Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là 704,1ha.
+ Tài nguyên rừng
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của Huyện là 6.743, 9 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên có 2.635,2ha, chiếm 39,2% diện tích đất lâm nghiệp. Nhìn chung, rừng của huyện Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây dựng môi trường bền vững cho huyện hơn là mang tính chất kinh tế.
+ Tài nguyên du lịch
Tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng du lịch phong phú từ hình thái du lịch nhân văn nhờ có nhiều các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc đến du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác như khu phía tây hồ Núi Cốc, các công viên, hồ nước trên vùng hồ Suối lạnh xã Thành Công, hồ Nước Hai...
+ Khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản, theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn huyện không có các điểm mỏ, quặng. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương với thăm dò có 34 loại hình khoáng sản phân bổ tập trung ở Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Khả năng khai thác của các loại khoáng sản này có thể quyểt định đến phương hướng phát triển công nghiệp của huyện Phổ Yên.
1.1.2. Các nguồn lực kinh tế-xã hội
1.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực
Toàn huyện có số dân trung bình năm 2009 là 137.150 người, trong đó dân số sống ở 3 thị trấn chiếm khoảng 9,5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 90,5%. Mật độ dân số toàn huyện là 534 người/km2 tuy nhiên phân bố dân cư giữa các vùng có sự phân tán.
Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 1%. Nguồn lao động của huyện năm 2005 là 8.660 người, chiếm 65,7% tổng dân số của huyện. Lao động trong độ tuổi không có việc làm là 590 người, chiếm 11,16% số lao động trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm vẫn còn cao.
1.1.2.2. Đất đai
Diên tích đất tự nhiên của huyện ổn định qua các năm. Tốc độ đô thị hoá của huyện trong nhưng năm qua khá chậm. Diện tích đất nông nghiệp không có sự biến động lớn. Diện tích đất ở tăng từ 880 ha năm 2002 lên 974,01 ha năm 2008.
Trong cơ cấu đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 78,67%, sau đó là đất phi nông nghiệp chiếm 20,13%, còn lại là đất chưa sử dụng chiếm khoảng 1,2 %.
1.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huỵện đang dần được hoàn thiện. Huyện có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và trong tương lai gần.
- Hệ thống giao thông
Đường bộ:
Huyện có quốc lộ 3 từ Km 33 đến Km 48 đi qua trung tâm huyện, chiều dài đường là 15km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7,5m dải bê tong nhừa, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp 4. Theo kế hoạch của Bộ giao thông vận tải, đến năm 2010, đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên xây dựng xong thì tuyến đường này sẽ đi qua địa phận của huyện khoảng 20 km tại trung tâm huyện.
Huyện Phổ Yên có 1 tuyến tỉnh lộ nối liền với hai huyện lân cận là Đại từ và Phú Bình. Chiều dài đường là 19 km, bề rộng nền đường từ 5 - 6,5 m, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt cấp 6.
Hệ thống đường huyện gồm 11 tuyến nối liền trung tâm huyện với trung tâm các xã, thị trấn trong huyện.
Hệ thống cầu cống gắn liền với tuyến đường quốc lộ tương đối hoàn chỉnh, các thiết bị an toàn giao thông trên tuyến đầy đủ. Tuy nhiên, hệ thống cầu cống trên đường tỉnh lộ và huyện lộ chưa hoàn chỉnh, hệ thống thoát nước thiếu, chất lượng kém. Trong 11 tuyến đường huyện, chỉ có tuyến đường số 1 nối từ trung tâm huyện đến trung tâm xã Tiên Phong có hệ thống cống thoát tương đối hoàn chỉnh. Các tuyến còn lại hệ thống cầu còn xấu và cống thoát nước còn thiếu.
Tổng đường xã của huyện là 274,8 km, trong đó 56,6% là đường đất được hình thành từ phong trào làm giao thông nông thôn của địa phương. Các tuyến đường xã nhìn chung đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nền đường nhỏ hẹp, hệ thống thoát nước chưa đầy đủ.
Đường thuỷ:
Sông Cầu, sông Công đi qua địa phận Huyện nhưng không phát triển thành tuyến đường thuỷ, chỉ có 5 km đường trên sông Công từ cảng Đa Phúc đến vị trí gặp sông Cầu có khả năng khai thác. Các đoạn khác lòng sông có độ dốc lớn, mức nước cạn trong 2/3 thời gian trong năm không tổ chức vận tải quy mô lớn được. Cảng Đa Phúc cũng chỉ tiếp nhận được tầu trọng tải 3000 tấn.
Đường sắt:
Trên địa phận Huyện có tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều đi qua có chiều dài 15 km và có 1 nhà ga.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Phổ Yên có quan hệ chặt chẽ về mặt địa lý, vùng dân số và vùng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng còn chưa đồng bộ. Hệ thống đường thuỷ chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác vật liệu xây dựng trên sông. Tuyến đường sắt có khả năng tạo thuận lợi cho phát triển kinh - tế xã hội của huyện.
- Hệ thống điện
Hệ thống lưới điện của huyện đã được hoàn chỉnh. Huyện được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền tải 110 kv Đông Anh - Thái Nguyên. Lưới điện của Huyện cơ bản vận hành tốt với đường 110kv và 35 Kv. Hiện nay 100% số thị trấn, xã của Huyện có điện.
- Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước sinh hoạt của huyện sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã sông Công.
Hệ thống cấp nước nông nghiệp từ đập Hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ sông Cầu và sông Công.
1.1.2.4. Thị trường
Với thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông đường bộ, đường sắt và gần sân bay Nội Bài, là nơi giao lưu và trung chuyển giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, huyện Phổ Yên có thế mạnh để mở rộng thị trường, phát triển giao lưu và hội nhập dễ dàng với thị trường trong vùng và cả nước. Sản phẩm hàng hoá của huyện sản xuất ra sẽ dễ dàng vận chuyển và tiêu thụ ra các thị trường Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận và với cả nước, đối với cả sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Như vậy, huyện có điều kiện để phát triển dịch vụ thương mại, các khu công nghiệp. Đồng thời Phổ Yên có khả năng khai thác du lịch và thu hút khách du lịch thường xuyên từ các tỉnh lân cận đặc biệt là từ Hà Nội.
1.2. Đánh giá chung
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều hiện phát triển của Huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây:
- Huyện có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ.
- Địa hình của Huyện đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch khác của Tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tích ATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Huyện có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.
- Nguồn lao động của Huyện tương đối dồi dào, có khả năng học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh.
- Do có nhiều lợi thế phát triển nên Huyện được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo, ưu tiên đầu tư.
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN PHỔ YÊN-THÁI NGUYÊN
2.1. Về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ
Phòng Tài chính - Kế hoạch hiện nay được sáp nhập từ 02 đơn vị là Phòng Tài chính và phòng Kế hoạch đầu tư theo Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, Quyết định số: 654/QĐ-UBND ngày 31/03/2008 của UBND tỉnh Thái nguyên về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã. Trong đó:
- Từ trước ngày 30/04/2008, phòng Tài chính - KH gồm 02 cơ quan là Phòng Tài chính và phòng KH và ĐT với các chức năng, nhiệm vụ như sau:
+ Phòng Tài chính: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản trên địa bàn huyện được phân cấp.
+ Phòng KH và ĐT: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch xây dựng, đăng ký kinh doanh, viễn thông, đầu tư và XDCB.
- Từ ngày 01/5/2008, 02 cơ quan Tài chính và KH - ĐT được sáp nhập thành phòng Tài chính - KH thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế HTX, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Ngoài ra, UBND huyện giao cho là cơ quan thường trực của BQL và ĐH dự án các công trình XDCB của huyện.
2.2. Về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức
Tổng số cán bộ, công chức của đơn vị đến 31/12/2009 là 12 người.
Bao gồm: Trong biên chế: 08 người, hợp đồng là 4 người. Về trình độ chuyên môn: Trình độ sau đại học: 01 người; Đại học: 9 người; Trình độ cao đẳng và tương đương: 02 người.
2.3. Về tổ chức, phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy trình giải quyết công việc và yêu cầu công tác, Phòng Tài chính - KH đã thực hiện phân công cán bộ, công chức tại phòng như sau:
* Về phân công lãnh đạo:
+ Trưởng phòng: Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách quản lý ngân sách cấp huyện.
+ 01 đồng chí phó phòng phụ trách bộ phận kế hoạch, đầu tư.
+ 01 đồng chí phụ trách bộ phận tài chính, tài sản.
* Về phân công cán bộ, công chức trong đơn vị:
- Đối với bộ phận công tác kế hoạch và đầu tư:
+ 01 cán bộ phụ trách công tác tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
+ 01 cán bộ thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư XDCB.
+ 01 cán bộ phụ trách công tác xúc tiến đầu tư, sản xuất kinh doanh.
+ 01 cán bộ phụ trách công tác đăng ký kinh doanh, theo dõi và quản lý các thành phần kinh tế.
- Đối với bộ phận tài chính:
+ 02 cán bộ phụ trách công tác chi ngân sách huyện, theo dõi, quản lý các đơn vị dự toán trực thuộc, quản lý biên lai, ấn chỉ của ngành.
+ 03 cán bộ phụ trách công tác quản lý, theo dõi ngân sách cấp xã, quản lý công sản.
+ 01 cán bộ phụ trách công tác quản lý giá, công tác hành chính cơ quan.
+ 01 cán bộ phụ trách công tác định giá tài sản trong các vụ án dân sự, hình sự.
Bên cạnh đó, phòng cũng thực hiện sự phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện các công việc của BQL và ĐH dự án huyện, thường trực hội đồng giá đất, tham gia các ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc của các tổ công tác theo yêu cầu nhiệm vụ do UBND huyện giao.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH DỰ ÁN “XÂY DỰNG NHÀ MÁY LUYỆN THÉP THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀN NGUYÊN TRỰC TIẾP TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU CÓ CHỨA HÀM LƯỢNG FeO”
1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
- Tên chủ đầu tư: Công ty CỔ PHẦN THÉP TOÀN THẮNG
- Địa chỉ: 324/11, Đường Hoàng Văn Thụ - Phường 4 - Quận Tân Bình.
ĐT: 08. 38440131 - Fax: 08. 38112136 Email: cophantheptoanthang@gmail.com Website: www.cophantheptoanthang.com
- Ngành nghề kinh doanh: Vật Liệu Xây Dựng. Chuyên nhập khẩu sắt thép công nghiệp như sắt hình U, I, V, thép tấm và là nhà phân phối sắt thép xây dựng của các nhà máy thép Việt Nam, Pomina và Việt Úc.
1.2. Mục tiêu của dự án
Nhà máy mới được đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu:
- Sản xuất phôi thép từ 120x120mm đến 150x150mm cung cấp cho các nhà máy cán thép ở Thái Nguyên và Hải Phòng.
- Tiếp thu công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại trong dây chuyền khép kín theo quy trình sau:
+ Tuyển quặng, tuyển từ-trộn liệu- lò hoàn nguyên trực tiếp tạo thành sắt xốp có hàm lượng Fe đạt 92% đến 94%- lò hồ quang – lò tinh luyện- đúc liên tục- thành phẩm- nhập kho- bán hàng.
Dây chuyền này đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. giảm giá thành phẩm do đó sản phẩm hoàn toàn có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và trong khu vực.
1.3. Những căn cứ để xác định đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy dựa trên căn cứ pháp lý sau;
- Căn cứ thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề chiến lược sản xuắt thép tới năm 2010( TB số 112/TW ngày 12/04/1995).
- Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 và phương hướng, nhiện vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 đã dược Đại Hội đảng lần thứ IX thông qua.
- Thông tư số 98/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tu theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về hỗ trợ lãi suất đầu tư trong nước.
- Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/09/1999 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định theo số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
- Quyết định số 134/2001/TT-BTC ngày 28/06/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2001/0QĐ TTg ngày 24/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010.
- Nghị định số 77/2003/0Nđ-CP ngày 10/09/2001 của Thủ Tướng Chính quy đinmhj về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
-Chỉ đạo cử thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2957/ VPCP- KTTH ngày 11/06/2004 của văn phòng chính phủ.
- Quyết định số 54/ QĐ_BTC ngày 16/06/2004 của Bộ Tài Chính về việc ban hành mục chi tiết các chương trình, dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
1.4. Sự cần thiết đầu tư của dự án
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ nền kinh tế nước ta đã chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta phất triển nhanh chóng đặ biệt ngành thép- với tầm quan trọng là một trong những vật liệu xây dựng chủ yếu trong nhiều công trình- nên đã dược đầu tư đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng cao và có sự tham gia góp mặt của tất cả các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới ngành thép Việt nam vẫn trong tình trạng kém phát triển và lạc hậu; thiết bị và quy mô nhỏ, đa phần thuộc thế hệ cũ, lạc hậu trình độ công nghệ và mức độ tự động hoá thấp, về cán thiép thì chỉ cán được thép cuộn, cây ở cỡ nhỏ và vừa.
Mặc dù nghành cán thép của chúng ta cũng chỉ đấp ứng được nhu cầu về các loại thép xây dựng bình thường nhưng nhu cầu phôi thép cho sản xuất thép cán vẫn là một vấn đề bức xúc cho nền kinh tế hiện tại khoảng 70% nhu cầu phôi cho sản xuất thép là chúng ta phải nhập ngoại.
Hiện tại, mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư để đáp ứng phần nào cho nhu cầu phôi trong nước nhưng chất lượng sản phẩm còn bị hạn chế do công nghệ nấu luyện chưa được dầu tư áp dụng theo những nước tiên tiến.
Đối với Công nghệ luyện thép từ quặng thì hiện nay vẫn áp dụng theo phương pháp phổ thông là phải thông qua lò luyện cao luyện ra gang lỏng rồi dùng gang lỏng luyện thành thép. Phương pháp này có nhược điểm là phải dùng lượng than cốc rất lớn trong khi Việt Nam than cốc chưa được sản xuất nhiều mà chủ yếu phải nhập khẩu. Mặt khác dùng gang để luyện thép thì các thành phần hoá học chủ yếu như C, P, S ở gang rất cao, điều đó hoàn toàn không có lợi cho quá trình luyện thép. Để sử lý được các thành phần trên phải mất rất nhiều thời gian làm chi phí giá thành tăng cao. Chính vì những lý do đó mà sau một thời gian nghiên cứu tìm hiêu thực tế,Công ty Cổ phần thép Toàn thắng đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy luyện thép mà nguyên liệu có thể là quặng sắt, bộ từ, xỉ luyện thép có tỷ lệ FeO=40%/50% vẩy cán rèn với công nghệ hoàn nguyên trực tiếp, công suốt 8 vạn tấn/ năm.
1.5. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án
1.5.1. Thuận lợi
Là một Công ty cổ phần được hình thành từ những người có kinh nghiệm sản xuất quản lý thực tiễn lâu năm trong ngành thép. Công ty chọn phương án sản phẩm là phôi thép nên sẽ giành được thị phần dễ dàng trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Vị trí địa lý của nhà máy nằm trong khu Công Nghiệp Phổ Yên là đầu nút giao thông giữa các tỉnh và thành phố lớn. việc thu mua quặng sắt, các loại bột từ, xí luyện thép, Vẩy cán rèn của doanh Nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh là hoàn toàn phù hợp với đường lối chính sách của phát triển kinh tế của tỉnh uỷ và chính quyền địa phương.
1.5.2. Khó khăn
Do dự án sẽ đầu tư khép kín một dây huyền Luyện thép từ quặng sắt, các loại bột từ, xỉ luyện thép, vẩy cán rèn đến phôi thành phẩm theo công nghệ tiên tiến với thiết bị hiện đại cho nên đòi hỏi vốn đầu tư lớn và vì vậy trong năm đầu tiên việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề nguyên liệu cũng trở ngại lớn vì hiện nay có một số Doanh nghiệp đang khai thác trên địa bàn tỉnh nhưng với công suất và trữ lượng chưa cao. Nhưng đây cũng có thể là một thuận lợi cho dự án vì chủ trương không xuất quặng nguyên liệu ra ngoài tỉnh của một số tỉnh trong đó có tỉnh Thái Nguyên sẽ khiến các doanh nghiệp khai thác chỉ có thể lựa chọn bán cho các nhà sản xuất có sử dụng nguyên liệu quặng. Xét về mặt lâu dài, khi sản xuất đạt công suất và hiệu quả thì công ty có thể thăm dò và xin cấp phép khai thác mỏ cho phù hợp với khả năng của công ty.
2. PHÂN TÍCH DỰ ÁN
2.1. Phân tích khía cạnh thị trường của dự án
2.1.1. Đánh giá nhu cầu
Do chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà máy mới đã và đang mục lên khắp cả 3 miền Bắc- trung Nam. Do đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị mới, các khách sạn, chung cư cao tầng vv…đã và đang phát triển. Nhu cầu sử dụng thép ngày càng tăng lên, đặc biệt từ năm 2001 đến nay, mức độ đầu tư nước ngaòi vào Việt Nam tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, Đảng và nhà nước đã dặt ra mục tiêu Công Nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành công nghiệp mũi nhọn như xây dựng co sở hạ tầng, giao thông vận tải, điện và điện tử, cơ khí chế tạo…Vì vậy nhu cầu thép sẽ không ngừng tăng lên.
Bảng 1: Tình hình tiêu thụ thép trong những năm qua tại Việt Nam.
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2005
2010
Têu thụ (1000 tấn)
990
1.100
1.400
1.700
2.100
2.300
2.500
3.900
6.000
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Chú thích: Lượng tiêu thụ hàng năm bao gồm cả thép nhập khẩu và théo xuất khẩu trong nước.
Căn cứ vào độ tiêu thụ trong những năm gần đây, dự kiến nhu cầu thép trong nước sẽ tăng cao.
Bảng 2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép theo chủng loại sản phẩm:
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Khối lượng (1000T)
Tỷ lệ
(%)
Khối lượng (1000T)
Tỷ lệ
(%)
Khối lượng (1000T)
Tỷ lệ
(%)
Tổng nhu cầu
2.500
100
3.900
100
6.000
100
Sản phẩm dài
1.500
60
2.140
55
3.000
50
Thép thanh tròn, vằn
670
26,8
1.050
27
1.500
25
Thép dây cuộn
550
22
625
16
780
13
Thép hình
280
11,2
465
12
720
12
sản phẩm dẹt
1.000
40
1.760
45
3.000
50
Thép tấm
200
8
270
7
480
8
Thép lá cán nguội
175
7
350
9
600
100
Tôn mạ các loại
200
8
430
11
660
11
Ống hàn, hình uốn
175
7
320
8
480
8
NGUỒN: Phòng kế hoạch đầu tư- Tổng Công ty thép Việt Nam.
Theo bảng trên, lượng thép hình cầu hàng năm tăng dần lên từ 280.000T/năm 2000 đến 2010 sẽ tăng lên thành 720.000 T/ năm.
2.1.2. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu
- Căn cứ công suất thiết kế 8 vạn tấn/ năm mà với nguyên liệu chính chiếm 80% là quặng sắt hoặc các loại bột từ, xỉ luyện thép, vẩy cán rèn 20% là gang và thép phế cho nên giai đoạn đầu công ty thu mua quặng sắt, các loại bột từ, xỉ luyện thép, vẩy cán rèn của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và thu mua gang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hoàn toàn đáp ứng được.
2.2. Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án
2.2.1. Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất
2.2.1.1 Lựa chọn hình thức đầu tư:
Xây dựng mới nhà máy Luyện thép với dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu tuyền quặng, tuyển từ khâu hoàn nguyên- luyện thép- tinh luyện- đúc liên tục. Với thiết bị hiện đại, công nghệ tối ưu nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
2.2.1.2 Lựa chọn công suất thiết kế
Công suất thiết kế của nhà máy chọn 8 vạn tấn/ năm bao gồm toàn bộ dây chuyền từ khâu tuyển quặng, tuyển từ đến khâu cuối cùng đồng bộ, chuyển giao công nghệ chạy thử, sản xuất thương mại chứng minh công suất thiết kế trong 1 năm.
2.2.1.3 Quy mô đầu tư
Tổng vốn đầu tư: 290.000 (tr.đ)
Trong đó :
- Vốn lưu động: 137.529,5(tr.đ)
- Vốn cố định: 152.470,5 (tr.đ)
+ Vốn thiết bị: 104.850 (tr.đ)
+ Vốn xây lắp: 27.380 (tr.đ)
+ Dự phòng và khác: 20.240,5 (tr.đ)
2.2.2. Địa điểm đầu tư
Cụm CN Tân Hương- Huyện Phổ Yên- Tỉnh Thái Nguyên.
Vị trí: xã Tân Hương, Nam Tiến huyện Phổ Yên.
Diện tích: 12 ha
Vị trí xác định Quy hoạch cụm CN Tân Hương – Phổ Yên là vị trí có nhiều thuận lợi nằm gần trục quốc lộ số 3 và điểm đấu nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, gần cụm cảng Đa phúc, gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hệ thống điện lưới quốc gia; nguồn cung cấp nước là Sông Công (sát KCN) đồng thời là nơi thoát nước thải sau khi đã được xử lý.
2.2.3. Chương trình sản xuất và các yếu tố cần đáp ứng
« Phương án sản phẩm
+ Phôi thép thường (A2)
+ Phôi thép chất lượng cao (A3)
« Công nghệ và thiết bị
2.2.3.1 Công nghệ:
Phương án 1: Từ quặng thô hàm lượng Fe đạt 5060%, SiO2 = 710% thông qua máy tuyển quặng công suất 11 tấn/h đạt được thành phần Fe =68 72%, SiO2 = 25% được đưa lên băng tải chuyển đến phân xưởng trộn liệu (1,5 tấn quặng +400 kg than bột) – máy đóng khuôn tự động – đưa vào lò hoàn nguyên. Để cấp nhiệt cho lò hoàn nguyên thông qua lò sinh khí. Công suất của lò sinh khí là 5000 - 7000m3/h. Và 1 phần thu khí CO từ trong lò do phản ứng hoàn nguyên Fe sảy ra.
Phương án 2: Bộ từ, xỉ luyện thép hàm lượng FeO đạt 4050% thông qua máy tuyển từ công suất 11 tấn/h đạt được thành phần Fe =68 72%
Trong quá trình hoàn nguyên phản ứng xảy ra như sau:
C + O2 = CO2 + Q
C +CO2= 2CO – Q
C + H2O = CO + H2 – Q
C + 2H2O = CO2 +2H2 – Q
CO + 2H2O =CO2 + H2 +Q
Phản ứng hoàn nguyên sảy ra ở nhiệt độ 1140 11800C thời gian hoàn nguyên là 30 phút sản phẩm hoàn nguyên đạt TFe=9294%; Mn= 90%; C=0,2%; S=0,01%; P= 0,05%
Sản phẩm này được chuyển vào lò hồ quang + 20% gang được nấu chảy trong thời gian 80 phút sau đó được đưa vào lò tinh luyện với thời gian 20 phút rồi được chuyển sang máy đúc liên tục.
2.2.3.2. Thiết bị
2.2.3.2.1. Thiết bị chính
+ Dòng 02 lò tuy len có kích thước 2 x 2,2 x 180m
+ 02 lò sinh khí có đường kính 320 công suất 50007000m3/h
+ 02 lò hồ quang công suất TK 20T/m
+ 02 trạm biến áp 9000KVA và kháng ngoài kèm theo
+ 01 lò LF công suất TK 30T/m
+ 01 trạm biến áp 7200KVA
+ 02 máy đúc liên tục bán kính R=6m
+ 01 trạm biến áp 100KVA
+ 02 cầu trục 50/10T
+ 02 cầu trục 10T
+ 01 cân điện tử 80T
+ 01 máy phân tích nhanh
2.2.3.2.2 Thiết bị phụ
- Hệ thống máy bơm phục vụ làm mát lò và phục vụ khác
- Dây dẫn và hệ thống ánh sáng
- Trạm khí nén
- Vòi phun sấy thùng trung gian và nồi lò LF
- Sàn đúc
- Xe ô tô
- Thiết bị văn phòng
2.2.3.3 Phần nhà của vật kiến trúc
- Nhà xưởng chính dung cột bê tong cốt thép dẫn dỡ cầu trục bằng bê tông cốt thép phía trên là ray chạy mái lợp tôn với diên tích: 18 x 17 x 60 = 1100m2
- Nhà đúc 18 x 10 x 60 = 1100m2
- Nhà xưởng hoàn luyện trực tiếp: 24 x 180 x 9 = 4320m2
- Nhà xưởng tuyển khoáng: 16 x60 x 9 = 968m2
- Bể nước dự phòng: 50m3
- Đắp hồ nước: 10.000m2
- Nhà văn phòng 3 tầng 500m2
- Nhà ăn ca: 200m2
- Nhà bảo vệ: 20m2
- Nhà vệ sinh
- Tường rào quy hoạch
- Đường nội bộ nhà máy
- Hệ thống thoát nước
- Nhà trạm bơm
- Nhà thí nghiệm
- Nhà cân điện tử
- Nhà trạm biến thế
2.2.3.4 Tổ chức tiến độ thi công
Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Ban quản lý dự án sẽ tiến hành lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu.
- Tổ chức đấu thầu quốc tế về cung cấp thiết bị và thi công lắp đặt.
- Tổ chức đấu thầu trong nước về san lấp mặt bằng thi công xây dựng nhà xưởng các công trình phụ trợ lắp đặt thiết bị.
Bảng 3: Tiến độ thi công dự kiến xây dựng nhà máy trong vòng 9 tháng.
Hạng mục thi công
Thời gian
1
2
3
4
5
6
7
8
9
San lấp mặt bằng, xây dựng nhà trạm đường nội bộ, hồ nước tường rào
Xây dựng nhà xưởng
Xây dựng nhà văn phòng, nhà ăn, các công trình phụ trợ
Lắp đặt thiết bị
2.3. Phân tích khía cạnh tài chính của dự án
2.3.1 Dự tính tổng mức vốn đầu tư của Dự án
Tổng mức vốn đầu tư của Dự án được xác định theo phương pháp tổng hợp từ các khoản mục chi phí dự tính của Dự án, thể hiện qua bảng:
Bảng 4: Dự tính tổng mức vốn đầu tư của dự án
TT
Nội dung
Thành tiền(tr.đ)
1
Vốn đầu tư máy móc thiết bị
104850
2
Vốn đầu tư nhà cửa vật kiến trúc
27380
3
Chi phí kiến thiết cơ bản khác
3729,33
4
Vốn lưu động
137529,5
5
Vốn dự phòng
6611,17
6
Trả lãi vay xây dựng
9900
7
Tổng vốn đầu tư
290.000
Bảng 5: Vốn đầu tư máy móc thiết bị:
TT
Nội dung
Thành tiền(tr.đ)
1
Lò hoàn nguyên, trực tiếp
62.00
2
Dây truyền tuyển khoáng
4.600
3
Lò hồ quang + trạm biến áp đồng bộ
16.100
4
Lò LF + trạm biến áp đồng bộ
4.600
5
Dây chuyền đúc
9.200
6
Hệ thống cầu trục
7.000
7
Trạm cân
250
8
Trạm biến áp 1000KVA
500
9
Máy phân tích nhanh
300
10
Hệ thống chiếu sang
200
Tổng cộng:
104.850
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Bảng 6: Vốn đầu tư nhà cửa vật kiến trúc:
TT
Nội dung
Thành tiền(tr.đ)
1
Nhà luyên thép cao 17 x 18 x 60
5.000
2
Nhà đúc 9 x 18 x 60
2.500
3
Nhà hoàn nguyên 4 x 180 x 9
2.500
4
Nhà tuyển quặng 16 x 60 x 9
1.000
5
Nhà văn phòng 3 tầng 500m2
2.500
6
Thiết bị văn phòng
100
7
Nhà ăn ca: 200m2
500
8
Tường bao bảo vệ: 4300m2
500
9
Hệ thống nhà trạm biến áp
500
10
Nhà bơm+ nhà bảo vệ
80
11
Xe ô tô con
1.000
12
Bể nước
30
13
Hồ nước
200
14
Đất 100.000m2
10.000
15
Sàn đúc
50
16
Đường nội bộ + hệ thống thoát nước
300
17
Nhà vệ sinh
50
18
Móng dây chuyền đúc
200
19
Nhà kho
200
20
Móng lò hồ quang
20
21
Móng lò LF1
40
22
Phòng diều khiển hồ quang
20
23
Phòng điều khiển lò LF
20
24
Phòng điều khiển dây truyền đúc
20
25
Phòng thí nghiệm
50
Tổng cộng
27.380
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Tổng cộng máy móc thiết bị và nhà cửa vật kiến trúc 132.230 (tr.đ)
Bảng 7: Chi phí kiến thiết cơ bản khác:
TT
Nội dung
Thành tiền(tr.đ)
1
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
793,38
2
Chi phí thẩm định dự án đầu tư
52,89
3
Chi phí báo cáo tác động môi trường
50,00
4
Chi phí phòng cháy chữa cháy
250,00
5
Chi phí thành lập doanh nghiệp
200,00
6
Chi phí lập thiết kế
328,56
7
Chi phí thẩm định thiết kế
32,86
8
Chi phí quản lý dự án
962,33
9
Giám sát thi công
287,49
10
Giám sát lắp đặt thiết bị
471,83
11
Chi phí chạy thử
300,00
Tổng cộng:
3.729,33
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
2.3.2. Dự tính nguồn vốn huy động của Dự án
Nguồn vốn đầu tư:
Vốn tự có, tự huy động: 52.470,5 (tr.đ)
Vốn vay ngắn hạn: 137.529,5 (tr.đ)
Vốn vay dài hạn: 100.000 (tr.đ)
2.3.3. Dự tính các chi phí sản xuất
Cơ sở tính toán:
Các chi phí sản xuất được tính toán dựa trên các chi phí thực tế, các số liệu tham khảo các doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc và dựa trên cơ sở cam kết của nhà máy cung cấp thiết bị. Cụ thể:
2.3.3.1. Chi phí giá thành công xưởng
Chi phí sản xuất tính cho một tấn sắt xốp
+ Phương án 1: Đối với dùng quặng
TT
Khoản mục phí
ĐVT
Số lượng
Đơn giá(đ)
Thành tiền(đ)
1
Quặng
Tấn
2
900.000
1.800.000
2
Than bột Quảng Ninh
Kg
350
2.200
770.000
3
Than củi 4B
Kg
350
3.500
1.225.000
4
Vật liệu chịu lửa
150.000
5
Điện
250.000
6
Lương CN
100.000
Cộng
4.295.000
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
+ Phương án 2: Đối với dùng bột từ (xỉ luyện thép có hàm lượng FeO cao)
TT
Khoản mục phí
ĐVT
Số lượng
Đơn giá(đ)
Thành tiền(đ)
1
Bột từ
Tấn
1,5
530.000
795.000
2
Vẩy cán rèn
Tấn
0,5
2.000.000
1.000.000
3
Than bột Quảng Ninh
Kg
350
2.200
770.000
4
Than củi 4B
Kg
350
3.500
1.225.000
5
Vật liệu chịu lửa
150.000
6
Điện
250.000
7
Lương CN
100.000
Cộng
4.290.000
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Chi phí sản xuất tính cho 1 tấn phôi thép
TT
Khoản mục phí
ĐVT
Số lượng
Đơn giá(đ)
Thành tiền(đ)
1
Sắt xốp
Tấn
0,88
4.295
3.779,6
2
Sắt phế liệu
Tấn
0,21
8.770
1.841,7
3
Tiền điện
Kw
1.000
0,895
895
4
Tiền than điện cực
Kg
4
30
120
5
Mn
Kg
10
17,5
175
6
Si
Kg
7
14
98
7
Vật liệu khác
110
8
Lương CN
150
Cộng
7.169,3
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
2.3.3.2 Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội cho bộ phận quản lý
TT
Chức vụ
Số lượng
Mức lương(đ)
Quỹ lương/năm(đ)
1
Giám đốc
01
10.000.000
120.000.000
2
Phó giám đốc
03
7.000.000
252.000.000
3
Kế toán trưởng
01
6.000.000
72.000.000
4
Phòng kế toán
06
2.500.000
180.000.000
5
Phòng kế hoạch
02
2.500.000
60.000.000
6
Phòng kinh doanh
02
3.000.000
72.000.000
7
Phòng tổ chức
03
3.000.000
108.000.000
8
Phòng bảo vệ
10
1.500.000
180.000.000
9
Tổng lượng
28
1.044.000.000
10
BHXH, BHYT, KPCĐ
19%
198.360.000
11
Tổng
1.242.360.000
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
2.3.3.3 Các cơ sở tính toán khác
Lương SX
250.000
đ/tấn
Lương quản lý
1.242.36
Trđ/năm
Chi phí quản lý
1.50%
d.thu
Chi phí sửa chữa TX
2.00%
Tổng VĐT
Chi phí sửa chữa lớn
3.00%
Tổng VĐT
Chi phí bán hàng
1.00%
d.thu
Chi phí khác
1.00%
CPBĐ
Chi phí bảo hiểm
0.13%
XL + TB
Chi phí thuê đất
100.00
Trđ/năm
Tỷ lệ tồn kho thành phần
20.00%
Sản lượng năm
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Bảng 8: Số lượng và doanh thu
TT
Chỉ tiêu
năm 1
năm 2
năm 3
năm 4
năm 5
năm 6
năm 7
năm 8
1
Công suất hoạt động (%)
50
70
80
85
90
100
100
100
2
Sản lượng sản xuất(T)
40.000
56.000
64.000
68.000
72.000
80.000
80.000
80.000
3
Lượng tồn kho(T)
8.000
12.800
15.360
16.672
17.734
19.547
19.909
19.982
4
Sản lượng tiêu thụ
32.000
51.200
61.400
66.688
70.938
78.188
79.638
79.928
5
Giá bán (đ/ tấn)
10.700.000
10.700.000
10.700.000
10.700.000
10.700.000
10.700.000
10.700.000
10.700.000
6
Doanh thu (tr.đ)
342.400
547.840
657.408
713.562
759.032
836.606
852.121
855.224
7
Thuế VAT (tr.đ)
17.120
27.392
32.870
35.678
37.952
41.830
42.606
42.761
8
DT sau thuế (tr.đ)
325.280
520.448
624.538
677.884
721.081
794.776
809.515
812.463
2.3.4. Lập các báo cáo tài chính và xác định dòng tiền của Dự án
2.3.4.1. Lập các báo cáo tài chính
2.3.4.1.1 Dự tính doanh thu hàng năm của nhà máy
Cơ sở để dự báo doanh thu hàng năm:
- Nhu cầu thị trường, và số liệu thống kê nghiên cứu thị trường, giá cả.
- Công suất hoạt động của nhà máy.
- Số liệu tham khảo của các Doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc.
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
2.3.4.1.2 Dự tính chi phí hàng năm của nhà máy
Bảng 9: Tính toán chi phí hoạt động tổng hợp đồng bộ (tr.đ)
TT
Chỉ tiêu
năm 0
năm 1
năm 2
năm 3
năm 4
năm 5
năm 6
năm 7
năm 8
1
Chi phí SX
277.252,00
388.152,80
443.603,20
471.328,40
499.053,60
554.504,00
554.504,00
554.504,00
2
Chi phí quản lý DN
5.136,00
8.217,60
9.861,12
10.703,42
11.385,48
12.549,10
12.781,82
12.828,36
3
Lương quản lý
1.242,36
1.242,36
1.242,36
1.242,36
1.242,36
1.242,36
1.242,36
1.242,36
4
Chi phí bán hàng
3.424,00
5.478,40
6.574,08
7.135,62
7.590,32
8.366,06
8.521,21
8.552,24
5
Sửa chữa TX hàng năm
3.049,41
3.049,41
3.049,41
3.049,41
3.049,41
3.049,41
3.049,41
3.049,41
6
Sửa chữa lớn
4.574,12
4.574,12
7
Chi phí bảo hiểm TB, xây lắp
171,90
171,90
171,90
171,90
171,90
171,90
171,90
171,90
8
Chi phí khác
2.772,52
3.881,53
4.436,03
4.713,28
4.990,54
5.545,04
5.545,04
5.545,04
9
Chi phí thuê đất
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
10
Chi phí nhân công trực tiếp
10.000,00
14.000,00
16.000,00
17.000,00
18.000,00
20.000,00
20.000,00
20.000,00
11
BHXH, y tế
1.900,00
2.660,00
3.040,00
3.230,00
3.420,00
3.800,00
3.800,00
3.800,00
12
Tổng chi phí hoạt động
305.048,19
426.954,00
492.652,22
518.674,39
549.003,61
613.901,99
609.715,74
609.793,31
13
VAT khấu trừ
15.252,41
21.347,70
24.632,61
25.933,72
27.450,18
30.695,10
30.485,79
30.489,67
14
Tổng số chi phí sau thuế
289.796
405.606
468.020
492.741
521.553
583.207
579.230
579.304
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
2.3.4.1.3. Lợi nhuận hàng năm và dòng tiền của nhà máy
Bảng 11: Bảng xác định dòng tiền của dựa án
TT
Khoản mục
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Tổng vốn đầu tư (tr.đ)
290.000
-
-
-
-
-
-
-
-
2
Tổng Doanh thu (tr.đ)
-
342.400,00
547.840,00
657.408,00
713.561,60
759.032,32
836.606,46
852.121,29
855.224,26
3
Thu hồi vốn lưu động (tr.đ)
-
-
-
-
-
-
-
-
137.529,50
4
VAT đầu ra (tr.đ)
-
17.120,00
27.392,00
32.870,40
35.678,08
37.951,62
41.830,32
42.606,06
42.761,21
5
Doanh thu sau thuế (tr.đ)
-
325.280,00
520.448,00
624.537,60
677.883,52
721.080,70
794.776,14
809.515,23
812.403,05
6
Tổng chi phí (tr.đ)
-
341.502,14
457.532,28
518.081,27
539.891,36
565.783,98
627.525,69
606.087,06
606.163,41
Chi phí hoạt động (tr.đ)
-
289.795,78
405.606,30
468.019,61
492.740,67
521.533,43
583.206,89
579.229,95
579.303,65
Khấu hao cơ bản (tr.đ)
-
23.427,56
23.427,56
23.427,56
23.427,56
23.427,56
23.427,56
5.952,56
5.952,56
Lãi vay vốn lưu động (tr.đ)
-
10.458,80
14.638,42
16.734,11
17.783,12
18.822,98
20.891,24
20.904,54
20.907,20
Lãi vay vốn cố định (tr.đ)
-
17.820,00
13.860,00
9.900,00
5.940,00
1.980,00
-
-
-
7
Thu nhập trước thuế (tr.đ)
-
-16.222,14
62.915,72
106.456,33
137.992,16
155.296,73
167.250,45
203.428,17
206.299,63
8
Thuế TNDN (tr.đ)
-
-
-
29.807,77
38.637,81
43.483,08
46.830,13
56.959,89
57.763,69
9
Lợi nhuận ròng (tr.đ)
-
-16.222,14
62.915,72
76.648,55
99.354,36
111.813,64
120.420,32
146.468,28
148.535,74
10
Dòng tiền hàng năm (tr.đ)
- 290.000
25.025,42
100.203,28
109.976,11
128.721,92
137.221,20
143.847,88
152.420,84
292.017,80
11
Hệ số chiết khấu
0,8596
0,7390
0,6352
0,5461
0,4694
0,4035
0,3469
0,2982
12
Hiện giá dòng tiền (tr.đ)
-290.000
21.512,4388
74.045,4679
69.859,1295
70.288,7139
64.411,3753
58.043,4338
52.869,1410
87.071,3945
NPV(tr.đ)
208.101,0946
IRR(%)
31,1168
2.3.4.1.4 . Thời gian thu hồi vốn của Dự án
Bảng 12: Tính thời gian thu hồi vốn
Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Ivo (tr.đ)
290000
Khấu hao cơ bản (tr.đ)
23.427,56
23.427,56
23.427,56
23.427,56
23.427,56
23.427,56
5.952,56
5.952,56
Lợi nhuận ròng (tr.đ)
-16.222,14
62.915,72
76.648,55
99.354,36
111.813,64
120.420,32
146.468,28
148.535,74
(W+D)i
7.205,42
86.343,28
100.076,11
122.781,92
135.241,20
143.847,88
152.420,84
154.488,30
Hệ số chiết khấu
0,8596
0,7390
0,6352
0,5461
0,4694
0,4035
0,3469
0,2982
(W+D)ipv
6196,66
63894,03
64048,71
67530,05
63563,36
57539,15
53347,29
46346,49
Tổng
6196,66
70090,69
134139,43
201669,45
265232,82
322771,97
376119,26
422465,75
Thời gian thu hồi vốn là: T = 5 năm + t (tháng) với t = = 5,16528 tháng
Vậy T = 5 năm 6 tháng.
2.3.4.2. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của Dự án
Sau khi tính toán với việc sử dụng phần mềm Exel ta được:
- Lợi nhuận bình quân trong 8 năm sản xuất: 41.606 (tr.đ)
- Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV): 190.571,75 (tr.đ)
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ( IRR): 31,1168%
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư của Dự án: 5 năm 6 tháng.
Kết luận: Dự án đáng giá về mặt tài chính.
2.3.4.3. Phân tích độ nhạy của dự án
Trong trường hợp rủi ro có khả năng xẩy ra đối với dự án như: lãi suất vay tăng, cung – cầu, thị trường của các yếu tố đầu vào và đầu ra không có lợi cho dự án… dựa vào việc phân tích rủi ro thường xẩy ra đối với các dự án tương tự và dự báo ảnh hưởng của chúng trong tương lai cho thấy:
- Doanh thu của dự án có thể tăng 5%.
- Doanh thu của dự án có thể tăng 10%.
- Doanh thu của dự án có thể giảm 5%.
- Doanh thu của dự án có thể giảm 10%.
- Chi phí hoạt động của dự án có thể tăng 5%.
- Chi phí hoạt động của dự án có thể tăng 10%.
- Chi phí hoạt động của dự án có thể giảm 5%.
- Chi phí hoạt động của dự án có thể giảm 10%.
Từ đó ta có bảng tính độ nhạy của dự án
BẢNG 13: TÍNH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN
Chỉ tiêu
Doanh thu
Tăng 5%
Tăng 10%
Giảm 5%
Giảm 10%
NPV (tr.đ)
293.066,71
387.145,43
97.090,04
- 903,34
IRR
0,36
0,38
0,23
0,16
Chỉ tiêu
Chi phí hoạt động
Tăng 5%
Tăng 10%
Giảm 5%
Giảm 10%
NPV (tr.đ)
120706,56
46335,82
269448,04
340748,1
IRR
0,25
0,2
0,35
0,4
Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Dòng tiền
khi CP
tăng 5%
-290.000
10.535,63
67985,05
93127,40
110983
118460
122852
131569
271120
Dòng tiền
khi CP
tăng 10%
-290.000
-3954,16
53383,22
76278,70
93244,6
99685,2
101857
110716
250265
Dòng tiền
khi CP
giảm 5%
-290.000
39515,21
97188,70
126824,82
146461
156011
164843
173273
312830
Dòng tiền
khi CP
giảm 10%
-290.000
50432,92
111790,53
143673,52
164199
174786
185839
194125
333684
Dòng tiền
khi DT
tăng 5%
-290.000
41.277,70
101323,01
132459,47
153126
163180
172460
181563
321266
Dòng tiền
khi DT
tăng 10%
-290.000
52987,78
120059,13
154942,82
177530
189139
201072
210706
350515
Dòng tiền
khi DT
giảm 5%
-290.000
8761,42
63850,75
87492,76
104318
111262
115236
123278
262769
Dòng tiền
khi DT
giảm 10%
-290.000
-7502,58
45114,62
65009,41
79914,3
85303,4
86624
94135,7
233520
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Kết luận: Dự án có độ an toàn về mặt tài chính.
2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Khi nhà máy luyện thép đi vào hoạt động nó sẽ đem lại cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên – Thái Nguyên, hàng năm nhà máy sẽ đóng góp khoảng 34000 tr.đ/năm vào ngân sách huyện. Dự án còn đem lại việc làm cho gần 300 lao động địa phương. Với công nghệ tiên tiến nhà máy sẽ làm cho việc sử dụng và khai thác tài nguyên quặng thép một cách khoa học và hợp lý. Xóa bỏ tình trạng khai thác bừa bãi, lãng phí gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, sản phẩm của nhà máy sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thép của nền kinh tế (sản lượng thép trung bình 68.000 tấn/năm), từ đó đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.
2.5. Đánh giá thực trạng công tác lập “ Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa hàm lượng FeO”
2.5.1 Những kết quả đạt được
- Các số liệu được đưa ra trong dự án là tương đối đầy đủ, qua những số liệu trên chúng ta có thể tính được những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án.
- Dự án đã đưa ra tương đối dầy đủ về những chỉ tiêu Thị trường, công nghệ, tài chính, kinh tế - xã hội…
2.5.2 Những mặt còn hạn chế
Một là trong dự án còn chưa đi vào phân tích, đánh giá về khía cạnh môi trường. Cụ thể:
- Chưa nêu được các tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai đoạn của dự án.
- Chưa nêu được các đề xuất tóm tắt những giải pháp khắc phục các ảnh hưởng của dự án đến môi trường.
Hai là phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự còn sơ sài. Cụ thể:
- Chưa nêu được kế hoạch tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư và trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
Ba là Trong cách tính Ivo không tính đến vốn lưu động, từ đó làm cho chi phí của dự án bị giảm xuống, dẫn đến các chỉ tiêu về tài chính bị sai lệch.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình đi thực tế chúng em đã hiểu rõ hơn về môn học và tầm quan trọng của những kiến thức chúng em đã được học trong trường. Từ việc phân tích số liệu thực tế chúng em đã thấy được những điểm khác nhau giữa công tác lập dự án trong thực tế và những gì chúng em đã được học về môn lập dự án. Ngoài ra, chúng em đã học hỏi được rất nhiều những bài học kinh nghiệm, và những ứng xử văn hóa nơi công sở. Đây là điều rất quan trọng đối với chúng em trong quá trình đi thực tập và đi làm việc sau này.
2. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN
Khi đi vào thực tế tại địa phương cùng với việc phân tích số liệu chúng em thấy rằng đây là một dự án quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi dự án được đặt. Do vậy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án và việc phân tích khía cạnh tài chính của dự án, chúng em xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Về vấn đề môi trường:
Trong những năm qua, về vấn đề môi trường không chỉ trên thế giới mà nhà nước ta cũng rất coi trọng. Vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bền vững của một quốc gia. Do vậy, dự án cần đánh giá một cách chính xác về những ảnh hưởng độc hại mà dự án có thể gây ra đối với đời sống của con người và đối với môi trường tự nhiên xung quanh địa điểm đặt dự án. Đó có thể là những sản phẩm không mong muốn như: Bụi và khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn: xỉ than, rác thải công nghiệp( bao bì đựng nguyên liệu sản xuất cũng như nguyên liệu phụ), chất thải sinh hoạt… Từ đó dự án cần đưa ra những biện pháp, những phương án nhằm giải quyết những ảnh hưởng độc hại trên.
- Về vấn đề tổ chức quản lý và nhân sự của dự án:
Vai trò của vấn đề tổ chức quản lý và nhân sự giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án. Vì vậy công tác lập dự án cần đưa ra những dự kiến về nhân sự và những chi phí nhân sự. Cụ thể là cần phải xác định được số lượng Lao động làm việc, cơ cấu Lao động, và công tác tuyển dụng và đào tạo Lao động.
- Vấn đề về tổng mức vốn đầu tư:
Tổng mức vốn đầu tư là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình phân tích khía cạnh tài chính của dự án, vì nó luôn liên quan đến tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, trong công tác lập dự án ở thực tế thì lại không xác định đúng tổng mức đầu tư. Từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Do vậy cần xác định đúng tổng mức vốn đầu tư chúng ta cần đưa vào cả vốn lưu động và vốn cố định.
Cuối cùng chúng em xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo: Hà Vũ Nam - cô giáo: Đặng Kim Oanh, cùng toàn thể các thầy cố giáo trong khoa kinh tế và tập thể các cán bộ của phòng tài chính – kế hoạch huyện Phổ Yên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong đợt thực tế này. Do thời gian có hạn, và kiến thức còn chưa đầy đủ nên bài báo cáo của chúng em còn vài thiêu sót rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài báo cáo của chúng em được hoàn chỉnh hơn.
CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN !
PHỤ LỤC
Bảng 14: Các dữ liệu của dự án
1
Vốn đầu tư
6
Công suất
80000
tấn/năm
Tổng mức đầu tư
152470.5
tr.đ
7
Cơ cấu SP
Vốn thiết bị
104850
tr.đ
Giá bán
10700000
đ/tấn
Vốn XL
27380
tr.đ
8
Nguồn vốn
Dự phòng và khác
20240.5
tr.đ
Vốn vay
110000
tr.đ
Trong đó: lãi vay thi công
9900
tr.đ
Vốn tự có
42471
tr.đ
2
Thời gian trích KHCB
Thiết bị
6
năm
Xây lắp và chi phí khác
8
năm
3
Chỉ tiêu liên quan lãi suất, thuế suất
Lãi vay VCĐ
0.18
/năm
Lãi vay VLĐ
0.16
/năm
Lãi suất vốn tự có
0.12
/năm
Lãi suất chiết khấu
0.1633
/năm
VAT đầu vào
0.05
/năm
VAT đầu ra
0.05
/năm
Thuế thu nhập
0.28
/năm
4
Các chỉ tiêu tính toán khác
Lương sản xuất
250000
đ/tấn
Số lđ trực tiếp
260
người
Lương quản lý
1242.36
tr.đ/năm
Số nhân viên quản lý
28
người
Chi phí quản lý
0.015
doanh thu
Chi phí sửa chữa tx
0.02
tổng VĐT
Chi phí sửa chữa lớn
0.03
tổng VĐT
3 năm một lần
Chi phí bán hàng
0.01
d.thu
Chi phí khác
0.01
chi phí biến đổi
Chi phí bảo hiểm
0.0013
XL + TB
Chi phí thuê đất
100
tr.đ/năm
Tỷ lệ tồn kho thành phẩm
0.2
SLSX năm và
tồn kho năm trước
5
Các chỉ tiêu tính vốn lưu động
Vòng quay VLĐ
3.5
vòng / năm
VLĐ tự có
0.15
VLĐ chiếm dụng
0.1
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Bảng 15: Chi phí biến đổi sản xuất 1 tấn sp sắt xốp
TT
Khoản mục
đ.v
Định mức
Đơn giá (đ)
Thành tiền (đ)
1
Quặng
kg
2.000
900
1.800.000
2
Than bột
kg
350
2.200
770.000
3
Than củ 4B
kg
350
3.500
1.225.000
4
VL chịu lửa
kg
15.000
5
Điện
kw
25.000
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Bảng 16: Chi phí biến đổi sản xuất 1 tấn phôi
TT
KHOẢN MỤC
Đ.V
ĐỊNH MỨC
ĐƠN GIÁ (đ)
THÀNH TIỀN
1
Sắt xốp
kg
880
4195
3691600
2
Sắt phế liệu
kg
210
8770
1841700
3
Điện
kw
1000
895
895000
4
Than điện cực
kg
4
30000
120000
5
Mn
kg
10
17500
175000
6
Si
kg
7
14000
98000
7
Vật liệu khác
110000
Tổng số
6931300
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Bảng 10: Tính lãi vay phải trả
TT
chỉ tiêu
năm 0
năm 1
năm 2
năm 3
năm 4
năm 5
năm 6
năm 7
năm 8
I
Lãi vay ngắn hạn
1
Nhu càu VLĐ
87.156,63
121.986,86
139.450,00
148.192,68
156.858,18
174.093,68
174.204,50
174.226,66
2
Dư nợ vay ngắn hạn b.quân
65.367,47
91.490,14
104.588,16
111.144,51
117.643,63
130.570,26
130.653,37
130.670,00
3
Lãi vay ngắn hạn phải trả
10.458,80
14.638,42
16.734,11
17.783,12
18.822,98
20.891,24
20.904,54
20.907,20
II
Lãi vay dài hạn
1
Dư nợ đầu kỳ
110.000,00
88.000,00
66.000,00
44.000,00
22.000,00
2
Phải trả trong kỳ
22.000,00
22.000,00
22.000,00
22.000,00
22.000,00
3
Dư nợ cuối kỳ
110.000,00
88.000,00
66.000,00
44.000,00
22.000,00
4
Dư nợ b. quân
55.000,00
99.000,00
77.000,00
55.000,00
33.000,00
11.000,00
5
Lãi phải trả
9.900,00
17.820,00
13.860,00
9.900,00
56.940,00
1.980,00
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Bảng 17: Tính lãi vay phải trả
TT
Chỉ tiêu
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
I
Lãi vay ngắn hạn
1
nhu càu VLĐ
87,156.63
121,986.86
139,450.00
148,192.68
156,858.18
174,093.68
174,204.50
174,226.66
2
Dư nợ vay ngắn hạn b.quân
65,367.47
91,490.14
104,588.16
111,144.51
117,643.63
130,570.26
130,653.37
130,670.00
3
Lãi vay ngắn hạn phải trả
10,458.80
14,638.42
16,734.11
17,783.12
18,822.98
20,891.24
20,904.54
20,907.20
II
Lãi vay dài hạn
1
Dư nợ đầu kỳ
110,000.00
88,000.00
66,000.00
44,000.00
22,000.00
2
Phải trả trong kỳ
22,000.00
22,000.00
22,000.00
22,000.00
22,000.00
3
Dư nợ cuối kỳ
110,000.00
88,000.00
66,000.00
44,000.00
22,000.00
4
Dư nợ b. quân
55,000.00
99,000.00
77,000.00
55,000.00
33,000.00
11,000.00
5
lãi phải trả
9,900.00
17,820.00
13,860.00
9,900.00
56,940.00
1,980.00
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Bảng 18: Tính khấu hao
TT
NGUYÊN GIÁ
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
I
Phần thiết bị
1
Giá trị đầu kỳ
104,850.00
104,850.00
87,375.00
69,900.00
52,425.00
34,950.00
17,475.00
2
Khấu hao trong kỳ
17,475.00
17,475.00
17,475.00
17,475.00
17,475.00
17,475.00
3
Khấu hao lũy kế
17,475.00
34,950.00
52,425.00
69,900.00
87,375.00
104,850.00
104,850.00
104,850.00
4
Còn lại cuối kỳ
87,375.00
69,900.00
52,425.00
34,950.00
17,475.00
II
Phần XL và khác
1
Giá trị đầu kỳ
47,620.50
47,620.50
41,667.94
35,715.38
29,762.81
23,810.25
18,857.69
11,905.13
5,952.56
2
Khấu hao trong kỳ
5,952.56
5,952.56
5,952.56
5,952.56
5,952.56
5,952.56
5,952.56
5,952.56
3
Khấu hao lũy kế
5,952.56
11,905.43
17,858.30
23,811.17
29,764.04
35,716.91
41,669.78
47,622.65
4
Còn lại cuối kỳ
41,667.94
35,715.83
29,763.72
23,811.61
17,859.50
11,907.39
5,955.28
III
Tộng cộng
1
Giá trị đầu kỳ
152,470.50
152,470.50
129,042.94
105,615.38
82,187.81
58,760.25
36,332.69
11,905.13
5,952.56
2
Khấu hao trong kỳ
23,427.56
23,427.56
23,427.56
23,427.56
23,427.56
23,427.56
5,952.56
5,952.56
3
Khấu hao lũy kế
23,427.56
46,855.43
70,283.30
93,711.17
117,139.04
140,566.91
146,519.78
152,472.65
4
Còn lại cuối kỳ
129,042.94
105,615.83
82,188.72
58,761.61
35,334.50
11,907.39
5,955.28
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phổ Yên
Danh mục tài liệu tham khảo:
Sách tham khảo:
- GT Lập dự án đầu tư. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, NXB: ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Giáo trình: Kinh tế đầu tư. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và TS Từ Quang Phương NXB: ĐH kinh tế Quốc dân. Năm 2007
Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Tháng 3 năm 2008.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.
Và các trang Web có liên quan khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa hàm lượng FeO.doc