Đề tài Dự án xây dựng trường đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh

MỤC LỤC PHẦN 1: GIẢI TRÌNH NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN THEO VĂN BẢN Ý KIẾN SỐ 110/BXD – HĐXD VÀ BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHẦN 2: NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN 3. CHƯƠNG III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 4. CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 5. CHƯƠNG V¬: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG 6. CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP HẠ TẦNG KỸ THUẬT 7. CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 8. CHƯƠNG VIII: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 9. CHƯƠNG IX: VỐN VÀ HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN 10. CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 11. CHƯƠNG XI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 12. CHƯƠNG XII: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC DỰ ÁN 13. CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14. CHƯƠNG XIV: HỒ SƠ THIẾT KẾ CƠ SỞ 15. CHƯƠNG XV: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ DỰ ÁN I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 1.1. Lý do lập dự án Đại học Quốc gia Tp.HCM được thành lập theo Nghị định số 16/CP ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phía Nam và cả nước, việc quy hoạch chi tiết Đại học Quốc gia Tp.HCM cần được nghiên cứu hoàn chỉnh, thực hiện theo từng giai đoạn đầu tư, theo đúng định hướng quy hoạch, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo trước mắt cũng như phát triển lâu dài. Dự án đầu tư xây dựng Khu ký túc xá sinh viên, viết tắt là QG-HCM-06A, được tách ra từ dự án thành phần QG-HCM-06: Dự án đầu tư xây dựng Khu ký túc xá sinh viên và Khu nhà công vụ Đại học Quốc gia Tp.HCM nhằm thực hiện theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; và Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê; Việc giải quyết chỗ ở cho những đối tượng trên theo mô hình tập trung mang tính thời vụ sẽ tạo sự ổn định và tiết kiệm được kinh phí sinh hoạt cho các đối tượng sử dụng, hoàn chỉnh một không gian đô thị đại học khép kín. Do đó, việc nghiên cứu, lập dự án đầu tư xây dựng công trình Ký Túc Xá Sinh Viên (thuộc dự án đầu tư QG-HCM-06A) nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện các công tác đầu tư xây dựng cơ bản khác, sớm đưa các công trình vào sử dụng đúng như yêu cầu hình thành Khu ký túc xá sinh viên, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của toàn Đại học Quốc gia Tp.HCM. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ hơn các yếu tố phát triển không gian, các hạng mục đầu tư xây dựng trong Dự án thành phần QG-HCM-06 được xác định trong đồ án QHCT tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Tp.HCM và các đồ án QHCT tỷ lệ 1/500 Khu A ký túc xá sinh viên, Khu B ký túc xá sinh viên đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiên cứu, phát triển các hạng mục đầu tư xây dựng mang tính khả thi, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt đồng thời phân đợt đầu tư hợp lý, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển Khu ký túc xá sinh viên đồng bộ, nhanh chóng, đạt hiệu quả đầu tư cao. Thông qua luận cứ và cơ sở trình bày, dự án ĐTXDCT sẽ khẳng định rõ sự cần thiết thực hiện dự án và tập trung đầu tư cho dự án, xác định rõ các công việc cần thực hiện, nhu cầu vốn, khả năng tập trung và bố trí các nguồn vốn, lộ trình thực hiện dự án. Để triển khai xây dựng tiếp theo, dự án đầu tư xây dựng công trình QG-HCM-06A cần được nghiên cứu hoàn chỉnh, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu trước mắt và phát triển lâu dài. Nguồn vốn ngân sách ở đây được tính như điều kiện cơ bản để thực hiện những hạng mục thiết yếu của dự án cùng với việc kêu gọi các nguồn vốn khác từ các chương trình hợp tác phát triển. Tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các công tác đầu tư xây dựng cơ bản khác của dự án theo luật định. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thực hiện dự án được xác định trong quy hoạch chi tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt gồm 02 phân khu (khu A và khu B) với tổng diện tích 59,00 ha. Phạm vi từng phân khu được xác định trong ranh giới đường đỏ các lô đất theo quy hoạch với quy mô như sau:  Khu A: Có tổng diện tích 20,95ha, trong đó: + Diện tích quy hoạch hiện hữu (Khu A hiện hữu): 14,82ha (không điều chỉnh quy hoạch); + Diện tích quy hoạch khu công viên dự kiến: 1,00ha; + Diện tích quy hoạch mở rộng (Khu A mở rộng): 5,13ha;  Khu B: Có tổng diện tích 38,05ha, trong đó: + Diện tích quy hoạch hiện hữu (Khu B hiện hữu): 28,05ha; + Diện tích quy hoạch mở mở rộng (Khu B mở rộng): 10,0ha

doc164 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án xây dựng trường đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhin, giải quyết tốt vi khí hậu cơng trình Đảm bảo các dịch vụ, kỹ thuật, pccc, môi sinh, môi trường. Vì khu đất XD có vị trí gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung bộ mặt QH của ĐHQG do mật độ chung thấp, diện tích cây xanh lớn tạo cảnh quan tốt cho tổng thể cơng trình. Giải pháp thiết kế: Quy hoạch tổng mặt bằng: Cơng trình Nh văn hóa Đại học Quốc gia Tp.HCM là tổ hợp nhiều chức năng khác nhau nên việc bố cục tập trung có nhiều thuận lợi cho tạo hình hợp khối, đáp úng tốt mật độ xây dựng, giảm thiểu việc chồng lấp tầm nhìn, giảm thiểu diện tích giao thơng nội bộ. Nhà văn hóa Đại học Quốc gia Tp.HCM gồm các chức năng chính: Khu khn phịng (04 khn phịng) Khu triển lm Khu hnh chính quản trị Khu đào tạo (CLB ) Khu dịch vụ thương mại, siêu thị văn hóa phẩm Khu dịch vụ đại chúng (vui chơi), TDTT. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT: Trên cơ sở tổng mặt bằng, cơ cấu sử dụng đất như sau: STT TÊN DIỆN TÍCH (m2) MẬT ĐỘ XD (%) HỆ SỐ SD ĐẤT TẦNG CAO I. Nhà văn hóa 0,86 3 1 Tổng khu đất XD 16591,65 2 Diện tích xây dựng 4900 29,53 3 Tổng DT sàn 14300 4 Cây xanh 6000 36 5 Sân đường 5691,65 34,47 Nội dung thiết kế: STT TÊN HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH SỐ LƯỢNG DIỆN TÍCH (m2) I. MẶT BẰNG TẦNG 1 1. Khu siêu thị Sảnh siêu thị 1 300 Siêu thị văn hóa phẩm 1 800 Kho siêu thị 1 260 Khu dịch vụ thương mại 1 200 2. Khu hành chánh quản trị 220 Sảnh tiếp tân 1 Phòng hành chánh 1 Phòng họp 1 Quản lý siêu thị 1 Phòng giám đốc + tiếp khách 1 Phòng tài vụ 1 Phòng kế toán 1 Phòng phó GĐ 1 1 Phòng phó GĐ 2 1 Phòng truyền thống 1 Kho lưu trữ 1 3. Khán phòng 500 chỗ Sân khấu 1 200 Hố nhạc 1 40 Xưởng phông nền đạo cụ 1 80 Sân khấu phụ 2 100 Kỹ thuật 1 50 Kho phông nền đạo cụ 1 55 Phòng nghỉ diễn viên 2 28 Phòng trang điểm nam 1 35 Phòng trang điểm nữ 1 35 Khu vực giải lao, giải khát 1 500 Pha chế 1 30 Kho 1 15 II. MẶT BẰNG TẦNG 2 1. Khu siêu thị văn hóa phẩm 1 1300 2. Khu đào tạo 1 380 3. Khán phòng 500 chỗ Khán phòng 1 700 Phòng báo chí 2 16 Phiên dịch 1 12 Phòng đạo diễn 2 40 Phòng trang điểm nam 1 65 Phòng trang điểm nữ 1 65 Vệ sinh diễn viên 1 22 Điều khiển âm thanh, ánh sáng 1 30 Phòng họp báo 1 95 Phòng hút thuốc 2 55 Sảnh triễn lãm 1 670 III. MẶT BẰNG TẦNG 3 1. Khu dịch vụ vui chơi trong nhà 1 350 2. Khán phòng 500 chỗ Khán phòng 1 215 Hành lang kỹ thuật 1 100 Kho 2 12 Phòng báo chí 2 12 Khu giải lao 1 110 3. Khán phòng 170 chỗ 1 230 4. Khán phòng 250 chỗ 1 370 5. Khán phòng 200 chỗ 1 325 IV. KHU DỊCH VỤ ĐẠI CHÚNG ( sân khấu ngoài trời) 1. Nhà bảo vệ cổng 2. Quảng trường 3. Căn tin giải khát (sân cầu lông) 4. Sân khấu ngoài trời 1 100 Giải pháp xây dựng hạ tầng kỹ thuật: San nền Khu đất Nhà văn hóa Đại học Quốc gia Tp.HCM có độ dốc lớn về phía trục đường T1, cần giải phĩng mặt bằng trước khi san lấp, quan tâm giải pháp thoát nước mặt. Khối lượng đất đắp tính toán sơ bộ là: 54378 m3 Giao thông Trong khu đất hoàn thiện hệ thống sân đường, đảm bảo xe cứu hỏa tiếp cận được công trình khi cĩ sự cố, theo tiu chuẩn PCCC. Giải pháp vật liệu hoàn thiện: Vật liệu chủ yếu là khung BTCT, tường gạch xây, khung vỏ bao che thép hình. Tường bao che 200, tường ngăn 100, ximang mác 75 Hồn thiện mặt ngồi nhơm v kính Mi lợp tole kẽm mạ mu cĩ cch nhiệt trn hệ vì ko sắt. Nền khu sảnh lót đá granite, gạch granite, gạch ceramic Điện m tường. Cấp thốt nước ống PVC. Betong nhựa nóng cho đường, BTCT cho sn. Cửa khung nhơm kính, cửa cch m cho khn phịng. Cy xanh thảm cỏ: Cây xanh thảm cỏ để tạo bóng mát, cách ly các hạng mục khác đồng thời cũng tạo cho công trình một quần thể cây xanh phủ mát bề diện cho công trình, tạo vẻ đẹp cho công trình. Đây là loại hình kiến trúc rất đa dạng về công năng và có giá trị văn hóa nghệ thuật cao nên việc chọn cây xanh và phân bố hợp lý sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, khoảng cách ly giữa công trình tiếp giáp với đường lựa chọn giải pháp bố trí cây thấp từ 1-3m, xen thảm hoa trên nền cỏ. Gíap công trình chọn loại hình cây cao từ 7-9m, thân nhỏ nhưng tán hẹp để tạo sự thanh nhã và đăng đối: dừa kiểng, cây kiểng, bách tùng…khu mặt sau cụm công trình và khu dạo mát, TDTT lựa chọn giải pháp cây có tầng cao từ 10-35m, thân lớn tán rộng để tạo bóng mát như: dầu rái, sao đen, sọ khỉ, phượng … SIÊU THỊ Khối công trình chính: Bao gồm trệt, 4 lầu , sân thượng - Tầng Trệt : lối vào chính, đại sảnh, sảnh, không gian giải khác + ăn uống , khu vực siêu thị , sảnh phụ, vệ sinh, thang máy, thang thoát hiểm, văn phòng làm việc , lối thoát hiểm ra cổng sau. Lầu 1-4 : không gian thông tầng , thang bộ, vệ sinh, thang thoát hiểm, không gian siêu thị ,không gian vui chơi giải trí. Sân thượng : sân thượng, kỷ thuật, sảnh tầng, thông tầng, vệ sinh, thang thoát hiểm, không gian cafe lộ thiên. Mái: mái bê tông cốt thép, thông tầng, bể nước. Bố cục tuyến giao thông trên tổng mặt bằng chặt chẽ và hợp lý. Lối vào chính có lộ giới 30m và khoảng lùi công trình so với ranh quy hoạch 25 m thuận tiện cho giao thông nội bộ cũng như sự liên hệ với giao thông bên ngoài khi hoạt động và khi xảy ra sự cố. Giải pháp phân bổ khối bo góc tao ấn tượng ngay nga ba đường, vững chãi tạo sự trang trọng, khoẻ khoắn, to lớn của mặt tiền và thông thoáng cho Công trình. Kiến trúc toà nhà thể hiện nét hiện đại, trang trọng là biểu tượng đặc trưng của loại hình siêu thị có sân ôm phía trước siêu thị tao giao thông thuận lợi cho việc đỗ xe va điều khiển xe ra vao siêu thị . Khoảng lùi lối vào chính là giải pháp xử lý cho không gian và tạo tầm nhìn tốt, công trình nổi bật lên vối hai mặt tiền tạo bởi hai truc đường chính . Trạm biến áp được đặt tại góc sau khu đất tạo an toàn và cách biệt , dễ quản lý. Bãi đậu xe được bố trí nằm phía trước siêu thị, không gây ảnh hưởng giao thông. Giải pháp kiến trúc: SÂN BÃI ĐẬU XE : Diện tích khuân viên: 8000 m2 Diện tích xây dựng : 2368 m2 Diện tích cây xanh 1780 m2 Diện tích giao thông : 1702 m2 Diện tích bãi đậu xe : 2150 m2 CÁC TẦNG: TẦNG THÀNH PHẦN DIỆN TÍCH (m2) TRỆT Lối vào chính 86 Sành 63 Thang máy 58 Thang bộ 53 hộp kỹ thuật 3.1 Khối vệ sinh 90 kho 4 Văn phòng quản lý 251 không gian ăn và bếp 289 không gian giao thông nội bộ 72 không gian siêu thị 1309 2278.1 LẦU 1- 4 Thang bộ 51 Khối vệ sinh 69 kho 3.1 thông tầng 415 Thang nội bộ 53 không gian sieu thị 1687 2278.1 SÂN THƯỢNG Thang bộ 30 Khối vệ sinh 68.7 khối phục vụ 108 mái đón trang trí 63.4 Sân thượng + cafe lộ thiên 2008  TỔNG CỘNG 2278.1 BẾN XE BUÝT Ý tưởng phương án kiến trúc: Khối công trình chính: bao gồm trệt và mái, Tầng Trệt : lối vào chính, sân nhập hàng, xe nội bộ, căn tin, phòng quản lý,khu giải lao nhân viên,phòng nghĩ tài xế,kho bếp,phòng y tế, vệ sinh, quầy hướng dẫn bảo vệ, khu vực ngồi giải lao của khách, các quầy bán vé xe buyt, quầy bán đồ lưu niệm, kh vui chơi của trẻ em, hồ nước tạo cảnh. Mái: mái bê tông cốt thép, kèo, Bố cục tuyến giao thông trên tổng mặt bằng chặt chẽ và hợp lý. Lối vào chính có lộ giới 17.5m và khoảng lùi công trình so với ranh quy hoạch 8 m thuận tiện cho giao thông nội bộ cũng như sự liên hệ với giao thông bên ngoài khi hoạt động và khi xảy ra sự cố. Giải pháp phân bổ khối, vững chãi tạo sự trang trọng, khoẻ khoắn, to lớn của mặt tiền và thông thoáng cho Công trình. Trạm biến áp được đặt tại góc sau khu đất tạo an toàn và cách biệt , dễ quản lý. Giải pháp kiến trúc: SÂN BÃI ĐẬU XE : Diện tích khuân viên: 0.5968ha Diện tích xây dựng : 0.2235ha Diện tích cây xanh : 0.2984ha Diện tích giao thông : 0.5973ha Diện tích bãi đậu xe nội bộ : 0.0746ha CÁC TẦNG: TẦNG THÀNH PHẦN DIỆN TÍCH (m2) TRỆT Lối vào chính 132 Sân nhập hàng 125 nhà xe nội bộ 25 căn tin 157 phòng quản lý 16 khu giải lao nhân viên 38 phòng nghĩ tài xế 35 kho bếp 148 phòng y tế 29 vệ sinh 111 quầy hướng dẫn bảo vệ 32 khu vực ngồi giải lao của khách 199 các quầy bán vé xe buyt 154 quầy bán đồ lưu niệm 60 khu vui chơi trẻ em 76 hồ nước tạo cảnh 125 Tổng cộng 1462 CHƯƠNG VIII TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU A KÝTÚC XÁ Stt Tên hạng mục Tên công việc Tháng, năm thực hiện HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Tháng 3/2010 - Hoàn tất thủ tục xây dựng và tổ chức đấu thầu Tháng 6/2010 1 - Khởi công công trình Tháng 8/2010 - Hoàn thành Tháng 6 năm 2011 - Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đưa vào sử dụng Cuối 2011 CÁC CÔNG TRÌNH KÝ TÚC XÁ (Thực hiện cùng lúc) - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Tháng 3/2010 - Hoàn tất thủ tục xây dựng và tổ chức đấu thầu Tháng 5/2010 2 - Thi công công trình Tháng 5/2010 - Hoàn thành Tháng 6/2011 - Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đưa vào sử dụng Cuối 2011 3 NHÀ ĂN - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Tháng 3/2010 - Hoàn tất thủ tục xây dựng và tổ chức đấu thầu Tháng 6/2010 - Khởi công công trình Tháng 8/2010 - Hoàn thành Tháng 6/2011 - Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đưa vào sử dụng Cuối 2011 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU B KÝ TÚC XÁ Stt Tên hạng mục Tên công việc Tháng, năm thực hiện HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Tháng 3/2010 - Hoàn tất thủ tục xây dựng và tổ chức đấu thầu Tháng 6/2010 1 - Khởi công công trình Tháng 8/2010 - Hoàn thành Tháng 6 năm 2011 - Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đưa vào sử dụng Cuối 2011 CÁC CÔNG TRÌNH KÝ TÚC XÁ (Thực hiện cùng lúc) - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Tháng 3/2010 - Hoàn tất thủ tục xây dựng và tổ chức đấu thầu Tháng 5/2010 2 - Thi công công trình (khởi công đồng loạt các mẫu công trình KTX) Tháng 5/2010 - Hoàn thành Tháng 6/2011 - Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đưa vào sử dụng Cuối 2011 3 NHÀ ĂN - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Tháng 3/2010 - Hoàn tất thủ tục xây dựng và tổ chức đấu thầu Tháng 6/2010 - Khởi công công trình Tháng 12/2010 - Hoàn thành Tháng 12/2011 - Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đưa vào sử dụng Cuối 2011 Bệnh viện, Nhà văn hoá, Nhà ăn sinh viên, Siêu thị, Bến xe buýt - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Tháng 6/2010 - Hoàn tất thủ tục xây dựng và tổ chức đấu thầu Tháng 6/2011 4 - Khởi công công trình Tháng 12/2011 - Hoàn thành Tháng 12/2013 - Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đưa vào sử dụng Đầu 2014 CHƯƠNG IX VỐN VÀ HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ Theo Dự án đầu tư và quy họach chi tiết tỷ lệ1/2000 đã được phê duyệt, cơ cấu vốn ngân sách được phân bổ cho Dự án Khu ký túc xá sinh viên và Khu nhà công vụ Đại Học Quốc Gia TPHCM (QG-HCM-06) có giá trị là: 1.198.130.950.000 đồng. Tại thời điểm lập dự án (quý IV/2009), do có sự thay đổi của nhiều yếu tố tác động đến việc nghiên cứu và lập tổng mức đầu tư cho toàn dự án so với các nghiên cứu ban đầu như: các thay đổi, điều chỉnh các hạng mục đầu tư, quy hoạch 1/2000 điều chỉnh số lượng sinh viên tăng lên 60.000, suất đầu tư xây dựng gia tăng làm cho tổng mức đầu tư dự kiến của toàn dự án tăng cao so với cơ cấu vốn ngân sách được phân bổ ban đầu. Để đảm bảo được tính thống nhất trong tổng thể đầu tư xây dựng cơ bản cũng như khả năng tài chính để thực hiện công tác trên của dự án QG-HCM-06, nguồn vốn thực hiện dự án cần được bổ sung từ các nguồn vốn kêu gọi hợp tác đầu tư và xã hội hoá phù hợp với chủ trương của Chính Phủ và Đại học quốc gia TPHCM. Trong phạm vi nghiên cứu của dự án, sẽ nghiên cứu và phân bổ vốn cho các hạng mục đầu tư trong dự án QG-HCM-06A với tổng mức đầu tư là: Tổng mức đầu tư dự án QG-HCM-06A: STT HẠNG MỤC CHI PHÍ GIÁ TRỊ SAU THUẾ (đồng) I CHI PHÍ XÂY DỰNG 2.789.384.455.954 II CHI PHÍ THIẾT BỊ 253.054.891.000 III CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN 23.785.782.074 IV CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 129.465.132.594 VI DỰ PHÒNG PHÍ: 306.416.657.144 TỔNG CỘNG: 3.529.903.993.260 (Xem quyển Tổng mức đầu tư dự án) PHÂN BỔ NGUỒN VỐN Phân bổ nguồn vốn thực hiện dự án theo vốn ngân sách được duyệt: Như phân tích trên, do cơ cấu vốn đã phê duyệt không đủ để thực hiện toàn bộ dự án nên phải nghiên cứu phân bổ đầu tư nguồn vốn trên một cách hợp lý và tối ưu nhất cho cac phân khu: Khu A ký túc xá và Khu B ký túc xá trong bối cảnh đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hiện trạng đầu tư xây dựng cũng như các tiêu chí, nhu cầu chính yếu của dự án sao cho việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Việc phân bổ nguồn vốn thực hiện dự án dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, mức độ và tính cấp thiết cuả các hạng mục công trình, cần đầu tư cũng như đánh giá chính xác mức độ các hạng mục công trình có khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhằm phát triển đồng bộ và hợp lý toàn dự án, đáp ứng hài hoà các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đại học quốc gia TPHCM cũng như lợi ích của các nhà đầu tư. Theo đó, nguồn vốn trái phiếu chính phủ được ưu tiên nhằm đầu tư phát triển các công trình ký túc xá, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình mang tính chất quản lý, hành chánh và phục vụ cơ bản khác nhằm nhanh chóng hình thành các hạng mục cơ bản của dự án tạo nên bộ khung cho việc thực hiện các công tác đầu tư còn lại. Đối với các công trình dịch vụ công cộng: Bệnh viện; Siêu thị; Nhà văn hóa; Bến xe buýt sẽ sử dụng nguồn vốn xã hội hóa theo theo quy chế kêu gọi đầu tư của Đại học Quốc gia TP.HCM. Khi thực hiện đầu tư xây dựng các công trình này thì chủ đầu tư lập dự án đầu tư trên cơ sở dự án đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên ĐHQG-HCM. Nguồn vốn đầu tư này không nằm trong tổng mức đầu tư dự án xây dựng Khu ký túc xá sinh viên ĐHQG-HCM. CHƯƠNG X ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ Đại học Quốc gia Tp.HCM được thành lập nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học đến năm 2020 để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Với vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phía Nam và cả nước, Đại học Quốc gia Tp.HCM sẽ thu hút một số lượng rất lớn các sinh viên, nghiên cứu sinh cũng như tập trung một lượng lớn giảng viên, giáo sư từ khắp các vùng, tỉnh thành và các nước trong khu vực cũng như thế giới đến học tập, giảng dạy, nghiên cứu. Nhu cầu có nơi ăn chốn ở ổn định luôn là nhu cầu đầu tiên và lâu dài đối với sự phát triển của bất kỳ một cộng đồng nào. Đối với các thành viên của “đô thị” Đại học Quốc gia TPHCM thì việc sớm ổn định được điều kiện trên sẽ giúp họ nhanh chóng hoà nhập, ổn định cuộc sống và tập trung đạt kết quả cao trong quá trình giảng dạy, học tập. Dự án đầu tư xây dựng công trình QG-HCM-06 được xây dựng nhằm tạo dựng một hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn, ở, … phục vụ cho những thành viên đó. Giải quyết chỗ ăn, ở cho những đối tượng trên theo mô hình tập trung mang tính thời vụ sẽ tiết kiệm được kinh phí ăn ở, rút ngắn được thời gian đi lại cho họ; tạo điều kiện cho việc quản lý, giao lưu sinh hoạt, học tập, trao đổi văn hóa, phát triển nhân cách, tri thức cho các thành viên. Đây là một trong những vấn đề đang được Chính phủ, các cấp ngành giáo dục và toàn thể xã hội quan tâm. Giải quyết được việc ăn ở cho họ cũng là giải quyết được những vướng mắc, những vấn đề phức tạp nan giải trong xã hội hiện nay như : nạn cho thuê phòng ở bất hợp pháp, nạn xây nhà trái phép, nhà ổ chuột … xóa bỏ các vấn đề an ninh trật tự xã hội tác động xấu đến nhân cách công dân hiện nay. Việc hình thành dự án QG-HCM-06 sẽ góp phần hoàn thiện tổng thể khu đô thị Đại học Quốc gia Tp.HCM, nâng cao khả năng hoạt động của toàn khu đô thị này, qua đó nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của Đại học Quốc gia Tp.HCM nói riêng và ngành giáo dục Việt Nam nói chung với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn trước mắt dự án QG-HCM-06 sẽ góp phần thiết thực vào việc hàng năm đào tạo và đóng góp cho đất nước hàng chục ngàn kỹ sư, cử nhân có trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức nhằm xây dựng, phát triển một đất nước Việt Nam giàu đẹp. CHƯƠNG XI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG MỞ ĐẦU Xuất xứ dự án: Đại học Quốc gia Tp.HCM được thành lập theo Nghị định số 16/CP ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học đến năm 2020 để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phía Nam và cả nước, việc quy hoạch chi tiết Đại học Quốc gia Tp.HCM cần được nghiên cứu hoàn chỉnh, thực hiện theo từng giai đoạn đầu tư, theo đúng định hướng quy hoạch, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo trước mắt cũng như phát triển lâu dài. Dự án thành phần QG-HCM-06 bao gồm Khu ký túc xá sinh viên và Khu nhà công vụ Đại Học Quốc Gia TPHCM được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày cho các sinh viên và cán bộ, chuyên gia trong nước, ngoài nước đến giảng dạy và nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia TPHCM . Việc giải quyết chỗ ở cho những đối tượng trên theo mô hình tập trung mang tính thời vụ sẽ tạo sự ổn định và tiết kiệm được kinh phí sinh hoạt cho các đối tượng sử dụng, hoàn chỉnh một không gian đô thị đại học khép kín. Do đó việc nghiên cứu, lập dự án đầu tư xây dựng công trình Khu Ký Túc Xá Sinh Viên (thuộc dự án đầu tư QG-HCM-06A) nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện các công tác đầu tư xây dựng cơ bản khác, sớm đưa các công trình vào sử dụng đúng như yêu cầu hình thành Khu ký túc xá sinh viên và Khu Nhà công vụ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của toàn Đại Học Quốc Gia TPHCM . Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Các tài liệu văn bản pháp lý hiện hành: Luật bảo vệ môi trường do Chủ tịch nước ký ngày 12/12/2005. Kế hoạch hành động Quốc Gia về môi trường và phát triển lâu bền do Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 1991. Nghị định số 175/CP của thủ Tướng Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, ngày 18/10/1994. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ tài nguyên và môi trường. Thông tư số 10/2005TT-BXD hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ xây dựng. Tài liệu kỹ thuật cơ sở lập báo cáo: Sử dụng từ kết quả điều tra khảo sát hiện trạng và nghiên cứu của các bộ môn Kinh tế, Kiến Trúc, các công trình kỹ thuật hạ tầng trong thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN Tên dự án: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN ĐHQG-HCM (DỰ ÁN ĐẦU TƯ QG-HCM-06A) Chủ đầu tư dự án: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN ĐHQG - HCM Vị trí địa lý của dự án: Vị trí: Nằm trên địa phận thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh và xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Phạm vi: Khu vực lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu Ký túc xá ĐHQG-HCM gồm 2 khu, có vị trí và ranh giới như sau: KHU A : diện tích 20.95 ha, gồm KHU A hiện hữu : diện tích 14,82 ha KHU công viên dự kiến : diện tích 1 ha Khu A phần mở rộng : diện tích 5,13ha Phía Đông giáp : Đường vành đai ĐHQG-HCM Phía Tây giáp : Khu quy hoạch Trường ĐH Bách khoa ĐHQG-HCM. Phía Nam giáp : Trường Đại học An ninh Phía Bắc giáp : Trung tâm thể dục thể thao I - ĐHQG-HCM. KHU B : có diện tích 38,05ha, trong đó: diện tích cũ 28,05 ha, mở rộng 10 ha trong khu dự trữ cạnh khu dịch vụ công cộng II. Phía Đông giáp : Đường Vành đai ĐHQG-HCM; đường trục chính số 8 Phía Tây giáp : Đường Vành đai ĐHQG-HCM Phía Nam giáp : Trung tâm thể dục thể thao II - ĐHQG-HCM; Khoa Giáo dục. Phía Bắc giáp : Đường Vành đai ĐHQG-HCM. Qui mô diện tích: - Qui mô diện tích : 59,00 ha, gồm: - Khu A : 20,95 ha - Khu A hiện hữu : 14,82 ha - Công viên dự kiến : 1 ha - Khu A mở rộng : 5,3 ha - Khu B : 38,05 ha (28,05 ha đất KTX+10ha phần đất khu dự trữ). - Qui mô dân số: - KHU A: đáp ứng 20.000 chỗ ở cho sinh viên - KHU B: đáp ứng 40.000 chỗ ở cho sinh viên Nội dung chủ yếu của dự án Toàn bộ dự án có diện tích 59,00 ha bao gồm các loại đất và công trình như sau: Khu A Ký túc xá Được bố trí tại khu vực phía Đông, gần với cổng vào chính Đại Học Quốc Gia TPHCM. Theo quy họach chi tiết 1/2000 khu vực có diện tích đất là 11,6079 ha. Do nhu cầu phát triển nhằm xây dựng các công trình ký túc xá phục vụ nhu cầu cấp thiết cho sinh viên, Đại học quốc gia TPHCM đã điều chỉnh mở rộng Khu A ký túc xá về phía khu đất dự trữ phía Đông - Bắc. Hiện nay tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu của dự án toàn khu A là 20,95 ha. Bảng cân bằng sử dụng đất Khu I (khu A) Ký túc xá Stt Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Chỉ tiu (m2/người) 1 Đất ở Ký túc xá 143.011 68,23 7,15 2 Đất công trình cơng cộng 2.272 1,59 0,114 3 Đất cây xanh 30.829 14,71 1,54 +Cy xanh tại khu A hiện hữu +Khu cy xanh dự kiến 20.461 10368 4 Đất giao thong 33.488 15,47 1,67 Cộng 209.500 100 10,48 Khu B Ký túc xá Khu B gần như được xem là khu quy hoạch mới vì từ trước đến tháng 5/2009 tại khu vực này chưa có sự đầu tư nào. Cuối tháng 5 vừa qua, Đại học quốc gia mới làm lễ động thổ công trình cao 12 tầng theo quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt trước đây, nhưng do yêu cầu từ Chính phủ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, việc điều chỉnh quy mô sinh viên từ hơn 23 nghìn lên thành 40 nghìn sinh đòi hỏi phải nghiên cứu lại quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Để đảm bảo các nhu cầu về ở, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí cho sinh viên, Đại học quốc gia đã bổ sung thêm 1 khu vực thuộc phần đất dự trữ vào chỉ tiêu tính toán quỹ đất cho khu ký túc xá. Nội dung quy hoạch sử dụng đất của khu B với diện tích khoảng 38,05 ha như sau: Bảng cân bằng sử dụng đất Khu B Ký túc xá: Stt Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu (m2/người) 1 Đấtở Khu ký túc xá 143.100 37,58 3,58 2 Đất công trình công cộng 101.872 26,75 2,55 3 Đất cây xanh 37.084 9,74 0,93 4 Đất hạ tầng 4.636 1,22 0,12 5 Đất giao thông 94.105 24,71 2,35 Cộng 380.797 100 9,52 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI Điều kiện tự nhiên môi trường Địa hình, địa chất : Địa hình: Đánh giá chung, đây là vùng gò đồi cao, dốc thoải, cao độ nền theo tiêu chuẩn Hòn Dấu từ 8m – 35m, bình quân 11 – 12m, một vài nơi có độ cao 35m, độ dốc tự nhiên từ 3,2% - 7,5%. Trong khu quy hoạch tập trung nhiều nhất ở phía Bắc, có khoảng 33% dịên tích là nơi khai thác đá từ trước đến nay, địa hình phức tạp đang được san lấp, với những hố đá sâu 2 – 3m, sẽ được cải tạo làm hồ cảnh. Địa chất công trình: Đây là vùng đất đỏ, phát triển trên phù sa cổ trầm tích lục địa, dày bình quân 2 – 10m. Phía Bắc khu vực là nền đá granite chất lượng cao rất thuận lợi để xây dựng công trình. Thuỷ văn: Là vùng đồi gò cao, dốc thoải nên mực nước ngầm sâu, vào mùa khô là11 –13m, mùa mưa 4 – 5m. Điều kiện khí hậu : Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình: 270C Nhiệt độ cao nhất :390C (tháng 4) Nhiệt độ thấp nhất :23,80C (tháng 2) Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình hàng năm: 79% Độ ẩm cao nhất (mùa mưa): 90% (tháng 9) Độ ẩm thấp nhất (mùa khô): 65% (tháng 3) Mưa: Số ngày mưa trong năm khoảng : 159 ngày Tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa bình quân 1 năm: 1.979 mm Lượng mưa dao động khoảng 1.392 mm – 2.318 mm Bức xạ: Bức xạ trung bình trong năm khoảng: 11,7 Kcal/cm2/tháng Bức xạ cao nhất: 14,2 Kcal/cm2/tháng Bức xạ thấp nhất : 10,2 Kcal/cm2/tháng Lượng bốc hơi trung bình trong năm: 1.359 mm Gió: Trong vùng có 3 hướng gió chính: Gió Đông Nam từ tháng2 đến tháng 5, tốc độ 3 – 4m/s Gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ 3 – 4m/s Gió Bắc từ tháng 10 đến tháng 1, tốc độ 2,4 – 3m/s Điều kiện về kinh tế – xã hội Khu đất trong phạm vi nghiên cứu hiện là khu đất trống, đã được tiến hành giải phóng mặt bằng theo dự án QG- HCM-02 Khu đất hiện chưa có hệ thống cấp điện, cấp nước, thóat nước. BẢNG HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU A PHẦN MỞ RỘNG STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (m2) TỶ LỆ (%) CHỈ TIÊU (m2/người) 1 ĐẤT HOANG HOÁ 51.000 100 TỔNG CỘNG 51.000 100 BẢNG HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU B KTX STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (m2) TỶ LỆ (%) CHỈ TIÊU (m2) 1 THỔ CƯ 41,460 10.89 63.78 2 ĐẤT NGHĨA ĐỊA 4,637 1.22 3 ĐẤT TRỒNG CÂY, HOA MÀU 37,084 9.74 4 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 278,246 73.07 5 AO HỒ 3,264 0.86 6 ĐẤT HOANG HÓA 10,870 2.85 7 ĐẤT GIAO THÔNG 5,236 1.38 8.06 TỔNG CỘNG 380,797 100.00 71.84 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động có liên quan đến chất thải Các loại chất thải phát sinh Giai đoạn 1 - trong quá trình xây dựng dự án Trong quá trình xây dựng dự án các công tác chính như sau: Giải toả, chuẩn bị mặt bằng. Vận chuyển xà bần đi đổ Thi công san lấp Thi công hạtầng Thi công xây dựng công trình: nhà ở cao tầng và các công trình công cộng khác. Các loại chất thải và các nguồn ô nhiễm môi trường cho khu vực phát sinh chủ yếu như sau: Khí thải: Hoạt động san nền, đào rãnh mương đặt cống thoát nước, đường ống cấp nước, xây dựng đường giao thông, công trình gây ô nhiễm bụi tại khu vực thi công và khu vực lân cận đặc biệt vào mùa khô. Các hoạt động khác như lưu trữ đất đào, vận chuyển vật liệu cũng sinh ra bụi. Khí thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là Khí thải của các phương tiện thi công cơ giới và vận chuyển rác, xà bần và nguyên vật liệu có chứa bụi, S02, N02, CO… Mức độ phát tải này phụ thuộc rất nhiều vào loại xe, tình trạng xe sử dụng, tốc độ lưu thông trên đường. Hơn nữa, nguồn gây ô nhiễm này không cố định chỉ xảy ra trong thời gian thi công. Lượng khí thải phát sinh được tính như sau: trung bình 1 ngày có khoảng 50 xe tải 3.5 tấn chở nguyên vật liệu đến công trường thi công và vận chuyển xà bần từ công trường đi. Dự kiến thành phần và nồng độ khí thải phát sinh trong khu vực thi công như sau: CO khoảng 12mg/m3/trung bình 24h, NO2 khoảng 0,3mg/m3/trung bình 24h, SO2 khoảng 0,6mg/m3/trung bình 24h. Nước thải: Gồm có 2 loại nước thải: Nước thải sinh hoạt do công nhân xây dựng thải ra trong quá trình lao động thi công tại công trình. Nước thải phát sinh do làm vệ sinh thi công xây dựng như rửa sàn khu vực thi công, vệ sinh dụng cụ lao động. Dự kiến số lượng công nhân thường xuyên làm việc tại công trường khoảng 1000 người. Lượng nước thải sinh hoạt được tính theo chỉ tiêu khoảng 30lít/ngày/người, như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt trong thời gian thi công được tính khoảng: 30m3/ngày. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu là chất thải hữu cơ: các chất dinh dưỡng và vi sinh. (pH, BOD, Chất rắn lơ lửng, H2S, NO3, PO4…) Thành phần nước thải làm vệ sinh trong quá trình thi công chủ yếu gồm có cặn đất, bụi, chất rắn có thể lắng được. Nồng độ nước thải phát sinh dự kiến như sau: pH khoảng 100, BOD khoảng 100mg/l, chất rắn có thể lắng được khoảng 0,7mg/l, H2S khoảng 4-5mg/l. NO3 khoảng 50-60mg/l, PO4 khoảng 10 – 12mg/l. Chất thải rắn: Bụi, đất đá, cát, cement phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, trong quá trình xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu. Chất thải rắn như đá, xà bần, sắt, thép, coffa và rác thải sinh hoạt của công nhân như bao bì, giấy, nylon, nhựa…). Chúng cần được thu gom và xử lý theo quy định, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Lượng chất thải rắn được tính như sau: Bụi phát sinh được tính toán khoảng 1,5kg/5000m3 trong thời gian trung bình 1h. Đất đá, cát, ximăng, xà bần, sắt thép … khối lượng dự kiến phát sinh khoảng: 24tấn/ trung bình 24h. Chất thải khác: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới và các phương tiện vận chuyển đất đá nguyên vật liệu phục vụ thi công. Anh hưởng rung phát sinh từ các máy móc xây dựng do các hoạt động khoan cọc nhồi, đổ bê tông… Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm từ hoạt động này chỉ có tính chất tạm thời và ảnh hưởng cục bộ đến công nhân và khu vực lân cận trong thời gian xây dựng. Giai đoạn 2 - Trong quá trình hoạt động dự án Dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng đến môi trường như sau: Khí thải : Khí thải của các phương tiện như xe gắn máy và xe ô tô có chứa khói xăng, bụi của cư dân sống tại khu QH, nhân viên làm việc trong các công trình công cộng. Tổng số sinh viên trong khu ký túc xá (khu A và khu B) khoảng 60.000. Số lượng phương tiện giao thông ước tính khoảng 48.000 xe máy và 100 xe buýt Dự kiến thành phần và nồng độ khí thải phát sinh trong khu vực như sau: CO khoảng 20mg/m3/trung bình 1h, NO2 khoảng 0,2mg/m3/trung bình 1h, SO2 khoảng 0,4mg/m3/1h. Nước thải: Nước thải sinh hoạt thải ra từ quá trình hoạt động của khu ký túc xá chủ yếu là các chất thải hữu cơ (từ nhà vệ sinh), các chất dinh dưỡng và vi sinh … Chỉ tiêu tính toán:120lít/người/ngày.đêm.Như vậy tổng lưu lượng nước thải cho khu A mở rộng và khu B ký túc xá là 11.808m3/ngày. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu là chất thải hữu cơ: các chất dinh dưỡng và vi sinh. (pH, BOD, Chất rắn lơ lửng, H2S, NO3, PO4…) Nồng độ nước thải phát sinh dự kiến như sau: pH khoảng 100, BOD khoảng 100mg/l, chất rắn có thể lắng được khoảng 0,7mg/l, H2S khoảng 4-5mg/l. NO3 khoảng 50-60mg/l, PO4 khoảng 10 – 12mg/l. Chất thải rắn: Bao gồm hai loại: Loại 1 chiếm chủ yếu là rác thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt chủ yếu thải ra từ các quá trình sinh hoạt và học tập của sinh viên bao gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa …) và các chất hữu cơ. Khối lượng rác tính toán: 0.6 -1kg rác/người/ngày x 60.000người = 36 tấn rác/ngày. Loại 2 (rất ít) là rác thải nguy hại như pin, bóng đèn, dầu sử dụng cho máy phát điện dự phòng… Khối lượng tính toán: khoảng 2 tấn/tháng. Chất thải khác: Chủ yếu bụi, tiếng ồn và độ rung phát sinh do hoạt động đi lại học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên sống tại khu vực, tiếng ồn và rung phát sinh do hoạt động của các trạm điện công suất khoảng 10.465KVA. Các trạm biến thế được đặt trong nhà trong trường hợp >630KVA và đặt ngoại trời đối với các trạm có quy mô nhỏ hơn 560KVA. Khi đặt trong nhà hoặc trong công trình có xử lý cách âm cách nhiệt và chống rung. Độ rung của các trạm được tính khoảng 20dB bên ngoài trạm. Nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động không liên quan đến chất thải Các tác động tích cực Sẽ biến một khu đất với diện tích rất lớn, từ một khu đất trống trở thành khu ký túc xá hiện đại có môi trường và chất lượng sống và học tập tốt . Các khu cây xanh, TDTT khai thác cảnh quan, tạo ra các khu công viên sinh thái xen lẫn trong khu ở, cải thiện vi khí hậu, giảm ô nhiễm bụi, tiếng ồn, tạo cảnh quan đẹp, gián tiếp tác động tích cực đến sức khoẻ cộng đồng. Như vậy là sau khi quy hoạch chất lượng sống tại khu ký túc xá sẽ được cải thiện rất nhiều. Tạo cơ sở pháp lý về quản lý đất đai, quản lý các công trình xây dựng từng bước theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thành khu đại học khép kín và hiện đại. Giải quyết về nhu cầu chỗ ở cho sinh viên sinh hoạt và học tập Làm thay đổi bộ mặt đô thị, tạo nên một tổng thể quy hoạch hài hoà cho toàn khu làng đại học quốc gia thành phố. Ngoài ra còn giải quyết được một phần ùn tắt giao thông của khu vực lân cận và thành phố . Các tác động tiêu cực Giải toả di dời & tái định cư Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật & các công trình phù trợ xây dựng như nhà xưởng,… cũng sẽ gây một số tác động xấu đến môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng. Các tác động này có thể chia làm 3 nhóm chính: Tác động đến môi trường xung quanh như: hệ sinh thái cạn, hệ thuỷ sinh, chất lượng nước mặt, nước ngầm. Cụ thể như sau: Mất thảm thực vật làm gia tăng khả năng gây sói mòn trong mùa mưa, làm giảm khả năng trữ nước, có khả năng gây úng tạm thời, làm giảm khả năng bổ cập nước ngầm trong khu vực. Làm giảm khả năng điều tiết vi khí hậu trong khu vực do mất đi lượng nước bốc hơi. Làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm đất & nước ngầm, nước mặt do các chất ô nhiễm hữu cơ hoặc chất ô nhiễm nguy hiểm khác trong vật liệu san nền, do chất thải của công nhân xây dựng, do dầu mỡ thải ra từ quá trình bảo dưỡng xe máy & hoá chất dùng trong xây dựng không được quản lý chặt chẽ hoặc chôn xuống đất.. Trong quá trình san lấp mặt bằng một số cây lớn bị chặt hạ, phát quang kéo theo là các loài động vật, chim chóc cũng mất theo. Tuy nhiên cây cối trong khu vực thưa thớt, các loài động vật quý hiếm không có trong khu vực này nên ảnh hưởng là không đáng kể. Gây ô nhiễm đến môi trường không khí, môi trường nước trong và ngoài khu vực. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp lao động trên công trường và dân cư lân cận. Làm tăng áp lực về nhu cầu điện, nước, giao thông, liên lạc … Quá trình xây dựng và phát triển đô thị là công việc rất phức tạp và tác động đến môi trường kinh tế-xã hội. Thông thường công tác giải phóng mặt bằng đi kèm theo là công việc tái định cư, xây dựng các công trình mới thay thế cho công trình bị giải phóng.Việc giải phóng mặt bằng thường gây thiệt hại lớn đối với dân cư bị giải phóng, không những chỉ là phí tổn vì di chuyển mà còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp kinh doanh lâu dài trước đây của họ. Khu đất dự án chủ yếu là đất trồng màu và cây ngắn ngày. Có một số diện tích trồng cây lâu năm và nay phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, diện tích đất thổ cư nhỏ vì vậy công tác đền bù GPMB chủ yếu là đền bù đất nông nghiệp, thiệt hại hoa màu,...Công tác đền bù GPMB được thực hiện theo cơ chế đền bù trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương.Việc giải phóng mặt bằng có những ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội, làm tăng tỉ lệ thất nghiệp cho dân địa phương. Mật độ dân số tăng cao làm xáo trộn môi trường xã hội đang rất thanh bình. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Trong giai đoạn thi công Xử lý chất thải Khống chế khí thải trong quá trình thi công: Trong quá trình thi công xây dựng, để hạn chế khí thải phát sinh do hoạt động đi lại của các phương tiện thi công cơ giới và vận chuyển rác, xà bần và nguyên vật liệu, sẽ phải tổ chức khoảng cách thời gian vận chuyển các chuyến xe tương đối xa nhau để đảm bảo nồng độ khí thải phát sinh đồng đều trong ngày (trungbình 24h) đạt tiêu chuẩn TCVN 5937 – 1995 như sau: TT THÔNG SỐ Trung bình 24h (mg/m3) 1 CO 5 2 NO2 0,1 3 SO2 0,3 4 Pb 0,005 5 O3 0,06 6 Bụi lơ lửng 0,2 Khống chế nước thải trong quá trình thi công: Trong quá trình thi công xây dựng, nước thải phát sinh do làm vệ sinh thi công xây dựng như rửa sàn, vệ sinh dụng cụ lao động cần được gạn cặn tối đa trước khi thoát vào bể tự hoại tạm và thải ra cống chung của thành phố. Nước thải sinh hoạt trong quá trình thi công thải ra được xử lý như sau: Tại công trường xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại tại khu vực trại tạm thi công. Hầm tự hoại phải xây dựng có kích thước phù hợp với số công nhân trên công trường, bể tự hoại tạm dự kiến có dung tích khoảng: 20m3. Hầm tự hoại tạm được thiết kế xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 – 2000 mức IV trước khi đổ ra cống xả ra nguồn tiếp nhận Khống chế chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng: Các loại chất thải rắn trong quá trình thi công chủ yếu là đất, đa, xà bần, cát, coffa, sắt thép … phải được thu gom, tập trung tại bãi chứa quy định. Định kỳ các loại chất thải này sẽ được vận chuyển đến các bãi rác xây dựng của Thành phố. Rác và xà bần được tập trung tại khu vực bãi chứa rác tạm tại công trường và chuyển đi hàng ngày tránh hiện tượng ùn tắc và chiếm chỗ trên công trường. Riêng bụi phát sinh trong quá trình chuyên chở được xử lý bằng cách bao che tối đa các loại phương tiện vận chuyển, khi có hiện tượng rơi vãi các loại vật liệu hay rác xà bần, cần thu gom ngay lập tức và đưa về bãi chứa rác tạm tại công trường trước khi chuyển đến bãi rác xây dựng của thành phố. Để hạn chế bụi tại khu vực công trường thi công xây dựng cần có kế hoạch thi công và kế hoạch kế hoạch cung cấp vật tư thích hợp. Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm. Toàn bộ công trường thi công phải được che kín bằng bạt để hạn chế tối đa bụi thi công ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt khu vực. Trong suốt quá trình xây dựng cần chú ý đến việc vệ sinh công nghiệp thường xuyên và định kỳ. Việc vận chuyển xà bần từ cao xuống phải chuyển dần bằng các hộp ghen và thùng chứa. Thùng chứa phải có nắp đậy bằng vải nylon hoặc vải bạt tránh bụi bốc lên cao khi đổ xà bần xuống hoặc gió cuốn lên cao. Xà bần được vận chuyển đi ngay trong ngày, tránh ùn tắc và tồn đọng trên công trường làm rơi vãi vào cống rãnh và gây tắc nghẽn dòng chảy. Khắc phục tiếng ồn và rung động trong quá trình thi công: Toàn dự án sẽ được chia ra làm nhiều giai đoạn thi công và thi công từng phần, từng hạng mục để tránh tập trung tiếng ồn. Hơn nữa khu vực hiện đang là khu đất trống, không giáp khu dân cư hiện hữu, vì vậy việc sử dụng máy móc thi công đã giảm bớt được tương đối độ ồn và độ rung do khoảng cách đặt máy móc xa khu dân cư. Những máy móc có tiếng ồn và độ rung lớn như máy khoan, đầm, đổ bê tông sẽ được sắp xếp vị trí đặt máy để hạn chế tối đa tiếng ồn và rung luôn đảm bảo khoảng cách cách ly. Khi thi công bất kể công trình nào, bốn phía công trình từ cao độ nền đường lên đến 3m được bao kín bằng tôn sóng, hạn chế tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Ngoài ra, để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như thiết bị búa máy, máy khoan, máy đào sẽ hạn chế thi công vào ban đêm thời điểm từ 18h – 6h.00 Sử dụng các loại máy móc thi công mới, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo giảm thiểu tối đa về tiếng ồn và độ rung. Giảm thiểu các tác động khác Xây dựng lán trại, khu tập kết vật tư, chất dễ cháy nổ hợp lý. Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng Xử lý chất thải: Khí thải Khí thải của các phương tiện như xe gắn máy và xe ô tô có chứa khói xăng, bụi của cư dân sống tại khu QH. Toàn bộ xe 2 bánh và 4 bánh được tổ chức đậu 1 phần tại các bãi đậu xe có trồng cây xanh, một phần tại các tầng hầm của các khối nhà cao tầng kết cấu bao che tường bê tông, tổ chức hệ thống quạt hút tại tầng hầm, hạn chế tối đa việc khí thải như khói xăng, bụi, ô nhiễm khu vực lân cận. Kiểm tra và sử dụng hệ thống lọc không khí tại các khu vực tầng hầm để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh đạt tiêu chuẩn TCVN5937 – 1995. Trồng cây xanh toàn bộ ở trục đường lớn, trên vỉa hè và những khu vực khoảng lùi để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm không khí. Nước thải: Nước thải bẩn của các công trình được xử lý sơ bộ thông qua các bể tự hoại hoặc hệ thống xử lý nước thải của các công trình đạt tiêu chuẩn nước thải sẽ được dẫn vào tuyến cống thoát nước thải trên các trục đường nội bộ, đưa về tuyến cống chính trên đường 25C và đường số 8 đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị và đưa về trạm xử lý nước thải theo QHC thành phố Nhơn Trạch Tổng lượng nước thải bẩn của toàn khu sau khi dự án hoàn thành sẽ khoảng: 11.808m3/ngày. Xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn gồm 2 loại: rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại. Hai loại rác này cần được tách riêng và xử lý riêng. Rác thải sinh hoạt được thu gom từ từng công trình và chứa trong bao nylon hoặc thùng rác, trong các thùng rác công cộng đặt cố định cách khoảng trong khu vực. Xe thu gom rác của Công ty Công trình đô thị sẽ thu gom toàn bộ để chuyển về bãi xử lý rác của Thành phố. Khu dân cư sẽ tự lập tổ dân phố chịu trách nhiệm thu tiền rác trả lại công ty thu gom rác đô thị để đảm bảo rác được xử lý triệt để theo tiêu chuẩn về xử lý rác thải đô thị. Rác thải nguy hại như bóng đèn, pin, dầu máy phát điện dự phòng là loại rác không phát sinh thường xuyên được thu gom tách riêng tập trung lại vào thùng chứavà được công ty thu gom rác đô thị sẽ thu gom và xử lý riêng theo tiêu chuẩn đối với loại rác nguy hại. Giảm thiểu các tác động khác: Hạn chế tiếng ồn và độ rung do các loại máy biến thế hoặc các loại máy móc do hoạt động kinh doanh gây ra bằng cách xây dựng các công trình đặt máy móc gây tiếng ồn, sử dụng các loại vật liệu cách âm tối đa cho kết cấu bao che đạt tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn và độ rung. Các chủ đầu tư các công trình công cộng thương mại quy mô lớn bên trong dự án, trước khi tiến hành xây dựng cần phải làm các bản cam kết về môi trường trong đó có tính toán đến các ảnh hưởng môi trường gây ra do hoạt động của mình. Các giải pháp quy hoạch chuyên ngành: Quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian cảnh quan khu ký túc xá. Các khu chức năng được bố trí thưa thoáng theo đúng quy phạm, trong đó có cây xanh công viên, khu thương mại, trường học…., có quy định mật độ xây dựng và phân đợt xây dựng, hạn chế được các tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình xây dựng. Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng dân cư: Hệ thống giao thông: Dọc theo các tuyến đường giao thông đối ngoại, các tuyến đường giao thông chính, có tổ chức giải phân cách cây xanh. Đó là giải pháp tốt, giảm mức độ nhiễm bụi và giảm tiếng ồn do lưu thông xe gây nên. Hệ thống cấp nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khu ký túc xá. Hệ thống cấp điện: Thiết kế đủ cung cấp cho sinh hoạt và chiếu sáng khu ký túc xá, khu dịch vụ, công viên cây xanh. Hệ thống thu và xử lý nước thải, xử lý rác: đã đưa ra biện pháp và tính toán trên. Đề xuất các biện pháp định hướng xử lý môi trường Các giải pháp xử lý môi trường của các bộ môn chuyên ngành trong đồ án quy hoạch, đã đạt được các nội dung cơ bản đặt ra trong việc bảo vệ môi trường khu dân cư. Trong giai đoạn xây dựng khu quy hoạch 4-5 năm, các tác động về môi trường sẽ ảnh hưởng do quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng công trình. Để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường trong giai đoạn xây dựng, kiến nghị phải phân đợt xây dựng qua các năm, để một mặt làm giảm khối lượng vốn đầu tư ban đầu mặt khác giảm thiểu được phần bề mặt triển khai xây dựng. Những khu vực chưa đưa vào xây dựng ngay cần được trồng cỏ để giảm bức xạ và bụi bẩn. Hạ tầng cần xây dựng đồng bộ trên từng tuyến, tránh làm xong lại phải đào bới cho các hạng mục khác. Đường khu quy hoạch xây dựng xong cần hoàn thiện trồng cây xanh vỉa hè. Các khu cây xanh cần đầu tư ngay để cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu. Để có thể phát triển bền vững trong tiểu vùng, cần thiết phải có một chính sách bảo vệ môi trường nhằm thoả mãn yêu cầu phát triển của dân cư, phát triển kinh tế trên cơ sở thân thiện với môi trường, đồng thời luôn có sự đảm bảo cho một môi trường phát triển bình ổn, an toàn cho cuộc sống của con người. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ban Quản Lý Dự Án Xây Dựng ĐHQG-HCM cam kết thực hiện tất cả các biện pháp đã đề xuất trên để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, đồng thời cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Danh mục các công trình xử lý môi trường - Xây dựng 1 trạm xử lý nước thải chung cho toàn công trình. - Các bể tự hoại tạm thời trong quá trình thi công: có quy mô từ 3m3 – 20m3 cho tùy từng công trình. Chương trình quản lý và giám sát môi trường Chương trình quản lý Chủ đầu tư lập ban quản lý dự án trong thời kỳ xây dựng, bố trí nhân sự cho các công tác quản lý môi trường: Quản lý chất thải kể cả chất thải nguy hại. Dự kiến ban quản lý này bao gồm 5 người: 1 trưởng ban 1 thư ký 1 phụ trách tài chính kế toán 2 kỹ sư môi trường Trong quá trình dự án đã đưa vào hoạt động: Tổ chức riêng các nhóm trong khu ký túc xá chuyên trách quản lý về môi trường: chất thải, đảm bảo tách riêng chất thải nguy hại; phòng, chống sự cố về môi trường. Chương trình giám sát Giám sát chất thải: Giámsát lưu lượng/ tổng lượng nước thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 3 tháng một lần. Lập sơ đồ các điểm giám sát đòi hỏi phải có chú thích rõ ràng để thuận tiện cho việc kiểm tra. Giám sát môi trường xung quanh và các yếu tố khác: Chỉ phải giám sát những ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 6 tháng 1 lần. Lập sơ đồ các điểm giám sát đòi hỏi phải có chú thích rõ ràng để thuận tiện cho việc kiểm tra. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư các công trình bể tự hoại tạm thời trong quá trình thi công dự kiến khoảng: 900 triệu đồng Chi phí đầu tư cho các bể xứ lý nước thải và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tiếng rung cho mỗi công trình được tính vào chi phí đầu tư của từng hạng mục công trình. Chi phí đầu tư cho thùng rác công cộng: khoảng 6 tỷ đồng Chi phí đầu tư cho trồng cây xanh bảo vệ môi trường: 9000 cây xanh cao 4-5m cho trồng dọc các trục đường và tại tim cách ly, khoảng 10 tỷ đồng. Tổng chi phí đầu tư khoảng: 40 tỷ đồng. Chi phí vận hành: Dự kiến chi phí vận hành trong quá trình thi công khoảng: 1.5 tỷ đồng/năm Dự kiến chi phí vận hành sau khi dự án hoàn thành khoảng: 6 tỷ đồng/năm. CHƯƠNG XII PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC DỰ ÁN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ: Căn cứ nghị định số 16/2005/NĐ – CP của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đơn vị đầu tư : ĐHQG – HCM Đơn vị thi công: sau khi dự án đầu tư được thành phố giao đất và phê duyệt dự án, chủ đầu tư sẽ tổ chức triển khai thực hiện, chọn đơn vị thi công có trình độ và khả năng phù hợp, có phương án và tổ chức thi công tốt. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện, quản lý dự án đảm bảo tuân thủ các qui định về quản lý dự án sau cấp phép và phù hợp với dự án đầu tư đã được thẩm định và phê duyệt. Các công trình xây dựng phải tuân thủ chặt chẽ quy hoạch được duyệt, được thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật theo quy định hiện hành. Dự kiến sau khi xây dựng hoàn chỉnh công trình với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh, khu thể dục thể thao, giải trí... chủ đầu tư sẽ cùng các cơ quan chức năng đưa vào sử dụng và quản lý theo quy định chung đối với công trình công cộng và phúc lợi xã hội. Giải pháp thi công: sử dụng máy móc và nhân lực đủ tay nghề, thi công dứt điểm từng hạng mục công trình. VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH: Như phân tích trên, do cơ cấu vốn ngân sách không đủ để thực hiện tòan bộ dự án nên phải nghiên cứu phân bổ đầu tư nguồn vốn trên một cách hợp lý và tối ưu nhất cho các phân khu: Khu A ký túc xá và Khu B ký túc xá trong bối cảnh đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hiện trạng đầu tư xây dựng cũng như các tiêu chí, nhu cầu chính yếu của dự án sao cho việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Việc phân bổ nguồn vốn thực hiện dự án dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, mưc độ và tính cấp thiết của các hạng mục công trình cần đầu tư, cũng như đánh giá chính xác mức độ các hạng mục công trình có khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhằm phát triển đồng bộ và hợp lý toàn dự án, đáp ứng hài hoà các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đại học quốc gia TPHCM cũng như lợi ích của các nhà đầu tư. BỘ MÁY TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KHAI THÁC DỰ ÁN: THỜI KỲ TIỀN THI CÔNG: Ngay sau khi được phê duyệt dự án, chủ đầu tư sẽ thành lập ban quản lý dự án. Thành lập một văn phòng tạm của dự án để điều hành và xúc tiến công việc. TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG: Dự tính khoảng 38 người làm việc trong ban quản lý dự án gồm: Ban giám đốc : 2 người Kiến trúc sư: 2 người Kỹ sư: 6 người Nhân viên công trình:10 người Nhân viên hành chánh: 6 người Tạp vụ: 4 người Bảo vệ: 8 người HOÀN THÀNH VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG: Dự tính khoảng 156 người làm việc trong ban quản lý ký túc xá gồm: Ban giám đốc : 6 người Ban quản lý ký túc xá: 20 người Nhân viên hành chánh: 10 người Nhân viên tài chánh: 10 người Công nhân vệ sinh: 50 người Kỹ thuật bảo trì: 10 người Bảo vệ: 50 người Sơ đồ Ban Quản Lý sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng: Hành chính Quản trị Giám đốc dự án Ban quản lý dự án Tư vấn Pháp luật Phòng Tài chính Kỹ thuật Bảo trì Ban Tài chính Kế toán Thông tin Liên lạc Nhân sự Vật tư Phòng Bảo vệ Bảo quản Sửa chữa Chăm sóc Cây xanh Khu A Khu B Tạp vụ CHƯƠNG XII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Việc xây dựng khu ký túc xá sinh viên nằm trong khu quy hoạch tổng thể của Đại học Quốc gia là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Khu đất quy hoạch có một vị trí đẹp, mang lại hiệu qủa về xã hội, tạo ra môi trường nghiên cứu học tập phục vụ cho đối tượng sinh viên, làm thay đổi diện mạo toàn khu vực, tạo sự đầu tư hấp dẫn cho các khu kế cận, góp phần phát triển đô thị bền vững, thực hiện đúng quy hoạch của nhà nước. Các chỉ tiêu tính toán trong thuyết minh đều được tham khảo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, các chỉ tiêu khống chế của đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 và QHCT 1/500 của khu đại học quốc gia, kết hợp với yêu cầu hợp lý của nhà đầu tư, yêu cầu hợp lý của đối tượng sử dụng để nghiên cứu phương án và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp. Phương án quy hoạch đã đưa ra được giải pháp thiết kế, kết hợp với nhu cầu thực tiễn, đảm bảo các thông số kinh tế kỹ thuật, đđược sự nhất trí của Trường đại học quốc gia TP.HCM, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn thành phố, và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ xây dựng. KIẾN NGHỊ Việc xây dựng khu ký túc xá tại Đại Học Quốc Gia là một công tác cấp thiết để Đại Học Quốc Gia hình thành một khu đđô thị đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thờiđđáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho phần lớn sinh viên tại khu vực Đông Bắc thành phố, đầy mạnh quá trình tập trung các khu vực trường đại học, cao đẳng từ các khu nội thành ra các khu đô thị mới với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Trường Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh kính mong các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý liên quan sớm xem xét và tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện đầu tư có thể nhanh chóng thực hiện các công tác đầu tư xây dựng dự án khu ký túc xá sinh viên tại Trường Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh. CHƯƠNG XIV HỒ SƠ THIẾT KẾ CƠ SỞ Bản vẽ đính kèm Thuyết minh đính kèm CHƯƠNG XV CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án xây dựng trường đại học quốc gia tphcm.doc
Luận văn liên quan