Công ty có thể đầu tư dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng suất, gia tăng giá trị
thành phẩm, hạn chế được các sai sót trong chế biến nguyên vật liệu.Nhưng điều này sẽ buộc
công ty phải bỏ ra một số tiền rất lớn, phải đi vay vốn ngân hàng. Như trên đã phân tích, việc
vay thêm vốn trong lúc này là không thích hợp và không cần thiết với tình hình hiện tại. Với
lại, với quy mô như hiện tại, Công ty phải hoạt động với công suất máy từ 800 – 1000 tấn/
tháng thì mới có lời. Để có điểm hòa vốn thì công suất sản xuất phải sản xuất 600 tấn/tháng.
Tuy nhiên, hiện nay Công ty chỉ sản xuất 200 tấn/ tháng (Ông Nguyễn An Ninh, Tổng giám
đốc Công ty, cho biết). Ở thời điểm hiện tại, Công ty đang rất cần vốn để thu mua nguyên vật
liệu đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo nên sự chu chuyển liên tục của dòng tiền.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp cắt giảm chi phí trong vận hành tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP
QUẢN TRỊ VẬN HÀNH
Đề tài: Giải pháp cắt giảm chi phí trong vận hành tại
Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản
Cà Mau
Giảng viên : ThS.Tạ Thị Bích Thủy
Sinh viên : Trác Văn Ngọc Quan
Lớp : MBA 12C
MSSV : MBA12C_022
TP. Hồ Chí Minh
Ngày 20 tháng 9 năm 2013
1
Mục lục:
Lời mở đầu ................................................................................................................. 2
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau
(CAMIMEX) ............................................................................................................. 2
1. Thông tin chung ................................................................................................ 2
2. Ngành nghề kinh doanh .................................................................................... 3
3. Sản phẩm .......................................................................................................... 3
4. Nguyên vật liệu ................................................................................................ 3
5. Thị trường ........................................................................................................ 5
6. Khách hàng ...................................................................................................... 5
7. Sơ đồ Tổ chức Bộ máy quản lý ......................................................................... 6
II. Thực trạng và giải pháp cắt giảm chi phí trong quá trình vận hành tại Công ty
CAMIMEX ................................................................................................................ 7
1. Thực trạng tại Công ty CAMIMEX .................................................................. 7
2. Các giải pháp cắt giảm chi phí không hiệu quả tại CAMIMEX ......................... 10
Kết luận ................................................................................................................ 12
Hình ảnh, bảng biểu .............................................................................................. 12
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 15
2
Lời mở đầu
Trong tình hình kinh tế Việt Nam và thể giới vẫn còn nhiều khó khăn do suy thoái kinh
tế, việc kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau cũng
bị ảnh hưởng rất lớn, biểu hiện là doanh thu sụt giảm, kinh doanh khó khăn. Vấn đề khó khăn
hiện nay là Công ty đang thiếu vốn trong việc thu mua nguyên vật liệu để phục vụ cho quá
trình sản xuất. Có nhiều nguyên nhân làm cho Công ty lâm vào tình trạng thiếu vốn như đầu
tư dàn trải không đúng thời điểm, lãng phí trong công tác điều hành. Do đó, để có thể vượt
qua được tình hình khó khăn như hiện nay, đòi hỏi Công ty phải đề ra các biện pháp kịp thời
nhanh chóng như ngừng đầu tư hoặc cắt bỏ các dự án gây ứ động vốn, đồng thời phải tiến
hành cắt giảm chi phí lãng phí trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Những biện pháp này
sẽ giúp Công ty duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn một cách hiệu
quả giúp gia tăng lợi nhuận, tồn tại và vượt qua được tình hình kinh tế khó khăn lúc này.
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau
(CAMIMEX)
1. Thông tin chung
Công ty Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Sản và Xuất nhập khẩu Cà
Mau (CAMIMEX) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh Minh Hải trước đây, thành lập vào ngày 23/09/1977
với tên gọi ban đầu là “ Nhà máy chế biến tôm đông lạnh Cà Mau”. Địa
chỉ của Công ty là 333 Cao Thắng, khóm 7, phường 8, TP. Cà Mau,
Tỉnh Cà Mau.
Để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp chuyển sang cớ chế thị trường, qua nhiều lần thay đổi tên doanh nghiệp theo
từng mô hình của từng thời kỳ, đến 1993 đơn vị mang tên “Công ty Cổ phần Chế biến Thủy
Sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau” (tên viết tắt là CAMIMEX) và được Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Từ đó công ty không ngừng mở rộng
hoạt động sản xuất và phát triển trong lĩnh vực chế biến và xuất nhập khẩu mặt hàng thủy sản
là tôm, cá, mực...
Theo quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chủ Tịch Ủy Ban
Nhân Dân Tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công Ty Chế Biến Thủy
Sản & XNK Cà Mau thành “Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” với
hình thức sở hữu cổ phần nhà nước trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh
3
doanh Vốn Nhà Nước (SCIC), công ty tiếp tục mở rộng và phát triển sản xuất hàng thủy sản
xuất khẩu.
Ngày 13/7/2010, hồ sơ niêm yết của Công ty đã được Công ty cổ phần chứng khoán
Thăng Long tiếp nhận. Ngày 02/11/2010 tên Công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán
HOSE và chính thức giao dịch vào ngày 09/11/2010.
Theo kế hoạch bán vốn nhà nước năm 2011 ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-
ĐTKV.HĐTV ngày 17/12/2011 của Hội Đồng Thành Viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà nước (SCIC), ngày 20/11/2011 Công ty Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Sản
và Xuất nhập khẩu Cà Mau (CAMIMEX) đã hoàn tất việc thoái vốn nhà nước và trở thành
doanh nghiệp sở hữu 100% vốn đầu tư tư nhân.
2. Ngành nghề kinh doanh
- Thu mua tôm nguyên liệu
- Sản xuất chế biến thủy sản các loại
- Xuất khẩu thủy sản, nông sản thực phẩm
- Nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất ( Trừ các loại hóa chất độc hại )
- Nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống ngư dân
3. Sản phẩm
Sản phẩm chủ lực của Công ty gồm các loại tôm sinh thái, tôm sú, tôm chì và sản phẩm
giá trị gia tăng với quy cách Tươi/Hấp HOSO (nguyên con), HLSO (bỏ đầu), PD (lột vỏ, rút
tim), PUD (lột vỏ, không rút tim), PTO (lột vỏ, chừa đuôi), Nobashi (kéo dãn), Ebi-fry (tôm
bánh mì), Tempura, Đông block, IQF, đông gió, khay, đóng gói hút chân không… Đóng gói:
1kg, 1.8kgs, 2kgs, 2lbs, 2.5lbs…
Sản phẩm tôm sinh thái: Tôm sinh thái là tôm nuôi tự nhiên không cho ăn thức ăn công
nghiệp và không dùng thuốc kháng sinh trên những nông trại rừng Đước tại Lâm Ngư
Trường 184 ở bán đảo Cà Mau. Với tổng diện tích 15000 ha bao gồm 70% rừng và 30% các
nông trại nuôi tôm. Hàng năm sản lượng thu hoạch đạt khoảng 1500 tấn. Tôm sinh thái sống
và tăng trưởng tự nhiên vì thế không bị nhiễm kháng sinh. Tôm được chế biến dưới dạng tươi
hay hấp PD, PTO, HLSO…, bằng những dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
CAMIMEX hiện là một trong các nhà chế biến tôm tại Việt Nam được tổ chức Naturland
chứng nhận sản phẩm tôm sinh thái.
4. Nguyên vật liệu
Nguồn nguyên vật liệu:
4
Tôm sú là nguyên liệu chính trong hoạt động chế biến thủy sản của Công ty. Công ty có
nhiều thuận lợi nhờ nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ và các vùng lân cận. Cà Mau nằm
trong vùng sản xuất nguyên liệu tôm xuất khẩu chính của Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu vào nguyên liệu của Công ty chủ yếu được thu mua trong nước, từ các vùng nuôi
tôm chính như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang. Đây là các vựa tôm lớn
của cả nước và sẽ cung cấp bổ sung cho nhau khi một vùng gặp khó khăn về con giống, dịch
bệnh hoặc vào trái vụ. Điều này làm giảm tính chất mùa vụ tôm được cung cấp quanh năm đủ
đáp ứng cho nhu cầ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hầu hết sản phẩm của Công ty là xuất khẩu nên công tác đảm bảo ca điều kiện khắt khe
về vệ sinh thực phẩm được Công ty đặt lên hàng đầu. Toàn bộ sản phẩm đều được Công ty
tuân thủ một cách nghiêm ngặt về tiêu chuẩn quản lý chất lượng của các hệ thống quản lý
chất lượng như GMP; SSOP; HACCP; BRC; ISO 9001:2000; ISO 14001:2004.
Ngoài nguyên liệu chính, các loại nguyên vật liệu khác cần thiết cho quá trình sản xuất là
bao bì carton, nylon, đồ nhựa, hóa chất … Công ty đặt hàng khi có nhu cầu đối với vật tư
phục vụ sản xuất cho từng hợp đồng hoặc theo từng loại sản phẩm như thùng carton, bao bì
nylon, nhãn…; các nguyên vật liệu thông thường khác hiện nay rất đa dạng, ổn định, chất
lượng cao trên thị trường, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất nên Công ty luôn dự trữ theo
mức tồn kho tối thiểu.
Sự ổn định của nguồn cung cấp:
Cà Mau là một trong những vùng cung cấp tôm sú lớn nhất Việt Nam nhờ diện tích mặt
nước và diện tích rừng ngập mặn lớn, có thủy triều nên nước ít bị ô nhiễm. Mặt khác, tỉnh
chủ yếu áp dụng phương thức nuôi quảng canh nên mặc dù sản lượng tấp nhưng tôm sạch và
lớn (thường có kích cỡ 4/6 tới 13/15) trong lúc tôm nuôi công nghiệp chỉ đạt cỡ 16/20. hiện
nay, toàn tỉnh Cà Mau có 270.000 ha diện tích nuôi tôm và thủy sản khác. Theo quy hoạch
của tỉnh Cà Mau, dự kiến đến năm 2015 diệ tích nuôi tôm và thủy sản có thể đạt tới 300.000
ha. Vì vậy, Công ty có nguồn nguyên liệu khá dồi dào và ổn định, đảm bảo nhu cầu tăng
trưởng của Công ty trong những năm tới. Ngoài Cà Mau ra, Công ty còn thu mua tôm công
nghiệp từ Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,…
Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau đã có lịch sử hoạt động
trong ngành thủy sản được hơn 30 năm, uy tín và thương hiệu đã được khẳng định trên thị
trường thủy sản trong nước và quốc tế, Công ty đã sàn lọc và chọn cho mình nhiều đại lý có
uy tín để cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy để sản xuất. Việc
mua tôm nguyên liệu với khối lượng lớn, thanh toán đầy đủ, đúng hạn đã tạo được mối quan
5
hệ và uy tín cùng có lợi ích giữa Công ty với các đối tác cung ứng nguyên liệu, vì thế Công ty
luôn nhận được sự đảm bảo từ phía các nhà cung ứng về nguyên liệu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tôm nguyên liệu đang có dấu hiệu thiếu hụt ngày
càng trầm trọng, công suất nhà máy của Công ty hiện chỉ đạt 60% công suất do sự thiếu hụt
về nguồn nguyên liệu, mà nguyên nhân chính là sự phát triển ồ ạt các nhà máy chế biến thủy
sản trong thời gian ngắn trong khi diện tích nuôi trồng không dễ phát triền mạnh. Hiện nay
việc nuôi trồng còn mang tính chất tự phát, manh mún, nên nguồn nguyên liệu có tính chất
thời vụ. Khi vào mùa cao điểm, nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản thường dư thừa, giá
giảm, khi trái mùa giá cả tăng lên nhiều nhưng nguồn cung cấp nguyên liệu không đáp ứng
đầy đủ, kịp thời.
Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận:
Do chi phí nguyên vật liệu chính là tôm nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí gs
thành sản xuất (trên 90% chi phí sản xuất) nên bất cứ sự biến động của giá cả nguyên liệu đều
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giá tôm nguyên liệu biến động chủ yếu do việc
áp dụng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập
khẩu, điều này làm người nuôi tôm cần phải thay đổi nguồn thức ăn cho tôm, đồng thời kiểm
soát chất lượng tôm thường xuyên để đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm. Do đó chi phí đầu tư nuôi tôm tăng lên, dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng. Mặt khác,
với việc nở rộ các Công ty chế biến thủy sản trong thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu
nguyên liệu tăng lên; dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong thu mua nguyên liệu giữa các
doanh nghiệp cùng ngành.
Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty, trong khi đó giá bán khó tăng theo do doanh nghiệp trong nước còn phải cạnh
tranh với các danh nghiệp chế biến thủy sản của Thái Lan, Trung Quốc. Vì vậy, để giảm thiểu
ảnh hưởng của giá cả nguyên liệu tới hoạt động kinh doanh, các Công ty chế biến thủy sản
hiện nay đang có xu hướng chủ động nguồn nguyên liệu bằng cách tổ chức nuôi trồng. Ngoài
ra, các công ty cần xây dựng hệ thống kho dự trữ lớn để đảm bả nguyên liệu trong những vụ
trái mùa.
5. Thị trường
Thị trường hoạt động của Công ty gồm có: thị trường trong nước, thị trường Mỹ, Nhật,
EU, và một số thị trường khác
6. Khách hàng
Khách hàng của Công ty gồm có:
Trong nước:
6
Công ty TNHH Thủy Sản Anh Tuấn
Công ty TNHH thương mại Thái Minh Hưng
Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam
Ngoài nước:
Mazzetta, Oceania Sea Products Pty Ltd, Coop,Basel, Az Gems Inc, Cancun Products
Ltd, Ocean Bistro Corporation,…
7. Sơ đồ Tổ chức Bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả
các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả
các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông không
được ủy quyền.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát o Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay
mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công
ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc: gồm 01 Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc phụ trách do
Hội đồng quản trị bổ nhiệm, người điều hành Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao phó. Phó Tổng Giám đốc thực hiện
các nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
Giám đốc xí nghiệp: do ban Tổng Giám đốc bầu ra gồm 09 Giám đốc các xí nghiệp trực
thuộc, điều hành các bộ phận chuyên môn và các nhà máy của Công ty. Giám đốc xí nghiệp
chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban Tổng Giám đốc Công ty về các mặt điều hành sản xuất
tại xí nghiệp.
Các phòng ban nghiệp vụ: các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp
việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của
Ban Tổng Giám đốc. Công ty hiện có các phòng ban nghiệp vụ với chức năng được quy định
như sau:
Phòng Tổ chức – hành chính: tham mưu giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc Công ty về
quản lý tổ chức cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay
nghề cho cán bộ công nhân lao động toàn Công ty
Phòng kế toán tài vụ:Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty về việc tổ chức bộ
máy kế toán, điều hành hạch toán, quyết toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vốn,
nguồn vốn đúng qui định của pháp luật.
7
Phòng QM: Tham mưu giúp việc cho Ban Tổng giám đốc Công ty về uản lý chất lượng
sản phẩm, có trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn các xí nghiệp về qui trình chế biến các mặt
hàng theo yêu cầu của đơn đặt hàng đã ký kết hợp đồng.
Văn phòng đại diện (Trưởng văn phòng đại diện chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám
đốc): Tham mưu giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc Công ty tình hình mua bán thị trường
trong và ngoài nước. Tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm, quản lý điều hành toàn bộ hoạt
động của từng cá nhân các bộ phận nghiệp vụ tại kho TP.HCM.
Phòng kinh doanh: Tham mưu giúp cho Ban Tổng Giám đốc Công ty các mặt công tác
về quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, quan hệ với khách hàng và mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước để mang lại hiệu quả cao nhất. Có
trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trực thuộc thực hiện kế hoạch sản xuất, số lượng
hàng hóa sản xuất, xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. Phối hợp các xí nghiệp, phòng ban chức
năng trong Công ty lập kế hoạch dự trù mua vật tư, bao bì phục vụ sản xuất phải đảm bảo
chất lượng an toàn. Quản lý và theo dõi lượng bán hàng trong kho thành phẩm để điều động
và xuất hàng cho hợp lý
II. Thực trạng và giải pháp cắt giảm chi phí trong quá trình vận hành tại Công ty
CAMIMEX
1. Thực trạng tại Công ty CAMIMEX
Mục tiêu của bài tiểu luận này là qua việc nghiên cứu hoạt động của Công ty Cổ phần
Chế biến Thủy Sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau, từ đó đề ra các giáp pháp khả thi bằng việc
cắt giảm chi phí hoạt động không cần thiết, giúp gia tăng lợi nhuận và gia tăng khả năng cạnh
tranh của công ty.
Theo số liệu của bảng 2, tôi nhận thấy rằng mặc dù doanh thu của Công ty Cổ phần Chế
biến Thủy Sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau rất lớn, từ ngàn tỷ trở lên, nhưng lợi nhuận thu
được lại rất thấp. Tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu thuần năm 2010 là 0,43%, năm 2011 là 0,39%, và
năm 2012 là 0,28%. Trong khi đó, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty, tôi nhận thấy chi phí tài chính của công ty rất lớn, năm 2010 là khoảng 73 tỷ, năm 2011 là
khoảng 101,4 tỷ và năm 2012 là khoảng 58 tỷ. Trong đó, chi phí trả lại vay chiếm gần như là
toàn bộ lãi vay, cụ thể như sau năm 2010 là khoảng 60,5 tỷ đồng, năm 2011 là khoảng 77,1 tỷ
đồng và năm 2012 là khoảng 55,8 tỷ đồng.
Những con số về chi phí tài chính rất đáng suy ngẫm nếu so sánh với lợi nhuận mà công
ty thu được. Nếu công ty giảm thiểu được chi phí này thì sẽ rất tốt. Nguyên nhân cho việc
phải trả lãi vay với chi phí khủng này là do Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Sản và Xuất
8
nhập khẩu Cà Mau đã đầu tư dàn trải, không đúng thời điểm. Vốn có thế mạnh vùng tôm sinh
thái, Công ty quyết định đầu tư vùng nuôi tôm tại Kiên Giang. Thực tế vùng nuôi này không
phát sinh lợi nhuận như dự tính. Trong khi đó, Công ty vay vốn ngân hàng nhưng đầu tư
trong các dự án xây dựng nhà máy dài hạn khiến chi phí lãi vay năm 2012 tăng lên 17 tỉ đồng
so với năm 2011.
Về kế hoạch đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất với mục tiêu nâng cao năng suất sản
xuất, giảm bớt phế phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty Cổ phần Chế
biến Thủy Sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau đã thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh
doanh của công ty như sau:
- Dự án đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất, phát triển mặt
hàng giá trị gia tăng tại Xí nghiệp 4 với tổng giá trị dự kiến là 10 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư phân xưởng sản xuất mới tại Xí nghiệp 5, giá trị khoảng 250 tỷ đồng, đã
thực hiện được 67 tỷ đồng.
(Báo cáo thưởng niên năm 2012, trang 11)
Nhưng, việc chính phủ duy trì chính sách thắt chặt tín dụng để cắt giảm lạm phát, lãi suất
ngân hàng tăng cao, tình hình ngành thủy sản thế giới và Việt Nam đang trong lúc trì trệ, làm
cho hầu hết các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để duy trì và
mở rộng sản xuất kinh doanh . Do đó, Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Sản và Xuất nhập
khẩu Cà Mau cũng trong tình trạng khó khăn chung đó. Qua nhiều cuộc họp đánh giá mức độ
ảnh hưởng của tình hình kinh tế hiện nay, nếu tiếp tục thực hiện hai dự án trên, công ty có thể
sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn về việc trả nợ và lãi suất ngân hàng. Điều này có thể làm ảnh
hưởng đến công việc kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững,cũng
như làm giảm khả năng tồn tại công ty trong tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đang khó
khăn. Từ những nguyên nhân trên, công ty đã quyết định phải tạm thời ngưng triển khai hai
dự án trên, khi điều kiện phù hợp, sẽ khởi động lại dự án để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu
bền.
Với áp lực lãi vay quá lớn và điều kiện kinh tế không cho phép: kinh tế thế giới và Việt
Nam đang trong giai đoạn suy thoái, còn nhiều bất ổn, riêng kinh tế Việt Nam thì bị ảnh
hưởng bởi lạm phát, giá cả các mặt hàng đều tăng. Các điều kiện này làm ảnh hưởng tình
hình hoạt động kinh doanh của Công ty mà kết quả là doanh thu năm 2012 giảm 13% so với
năm 2011. Vì thế mà vừa qua, Công ty đã giảm chi phí lãi vay bằng cách giảm tỉ lệ vay vốn
ngân hàng từ 1.000 tỉ đồng xuống còn 300 tỉ đồng. Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Sản và
Xuất nhập khẩu Cà Mau cần vốn nhưng không phải vốn vay, vì chi phí lãi vay quá lớn, quá
sức chịu đựng của Công ty.
9
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Sản và
Xuất nhập khẩu Cà Mau là quá cao (Bản 3). Điều này có thể được xem như là tình hình
chung của tất cả các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản.
Tỉ lệ phần trăm giá vốn hàng bán/doanh thu thuần năm 2010 là 99%, năm 2011 là 88% và
năm 2012 là 88%. Như vậy, trong năm 2011, công ty đã giảm được 3% so với năm 2010,
điều này là một biểu hiện rất tốt, nhưng năm 2012 thì tỉ lệ lại bằng với năm 2011, không thay
đổi gì nhiều. Nếu muốn làm tăng thêm lợi nhuận, tôi nhận thấy cách tốt nhất là làm giảm tỉ lệ
giá vốn hàng bán/doanh thu thuần, làm giảm đi giá vốn hàng bán, như thế mới gia tăng được
lợi nhuận. Việc giảm giá vốn hàng bán có thể thực hiện bằng nhiều cách, đó là đầu tư dây
chuyền công nghệ hiện đại, thay thế cho dây chuyền đã lỗi thời, hoặc có thể tiết giảm các
thành phần tạo nên chi phí của giá vốn hàng bán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Về giá vốn hàng bán, qua việc khảo sát số liệu từ bản báo cáo tài chính của Công ty, tôi
đã có được số liệu được trình bày trong bảng 4. Trong các loại chi phí cấu thành nên giá vốn
hàng bán, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố kinh tế, khí
hậu. Trong những năm gần đây, giá nguyên vật liệu về thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng cao
và sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu với các Công ty đối thủ cùng ngành.
Ngoài ra còn có một yếu tố quan trọng nữa, đó là sự biến đổi khí hậu đã làm chết hàng loạt
thủy sản, tạo nên sự khan hiếm về nguồn cung nguyên vật liệu. Những nguyên nhân này tạo
nên sự khó khăn cho công ty trong việc thu mua nguyên vật liệu đạt chất lượng. Chưa kể, khi
khan hiếm nguồn nguyên liệu vật liệu, Công ty buộc phải thu mua giá cao trên thị trường. Chi
phí nhân công trực tiếp cũng là một gánh nặng lớn đối với Công ty. Trong khi sản xuất cầm
chừng do khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, việc giảm các hợp đồng xuất khẩu,
thì việc duy trì số lượng nhân viên sản xuất thường trực nhưng không có việc làm tạo nên
một sự lãng phí lớn. Về chi phí sản xuất chung, nhìn chung, qua ba năm không có sự thay đổi
nhiều về chi phí. Trong năm 2010, chi phí nguyên vật liệu khoảng 1.700 tỷ thì chi phí sản
xuất chung là gần 97 tỷ. Năm 2011, chi phí nguyên vật liệu sụt giảm còn khoảng 1.600 tỷ thì
chi phí sản xuất chung lại tăng lên hơn 114 tỷ. Năm 2012, chi phí nguyên vật liệu sụt giảm
còn khoảng 1.300 tỷ thì chi phí sản xuất chung là 98 tỷ. Nếu lấy năm 2010 làm gốc, nhận
định được rút ra là Công ty đã không có công tác tốt trong việc quản lý chi phí sản xuất
chung
Nhìn chung, các chi phí trong chi bán hàng tăng trong năm 2011 và giảm vào 2012 (Bảng
5). Nếu chỉ xét cục bộ này thôi, thì đây là tín hiệu đáng mừng vì công ty đã có những biện
10
pháp cắt giảm chi phí hiệu quả. Nhưng nếu kết hợp với kết quả doanh thu tương ứng theo các
năm, thì có sự tương ứng với việc việc suy giảm doanh thu.
Chi phí nhân viên bán hàng trong năm 2012 đã sụt giảm rất nhiều so với năm 2011, gần
1,4 tỉ đồng. Nguyên nhân là Công ty trong tình hình kinh tế khó khăn chung, đã tạm thời cắt
giảm lương nhân viên bán hàng. Đây là điều cần thiết trong việc cố gắng duy trì sự tồn tại của
Công ty. Về chi phí vậy liệu bao bì, quan sát trên báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy một sự
cắt giảm đáng kinh ngạc trong năm 2012, chỉ còn có khoảng 63 triệu đồng. Chi phí này trong
năm 2011 là khoảng 721 triệu đồng và năm 2010 là 1001 triệu đồng. Nhìn chung, trong năm
2012, Công ty đã có nhiều hoạt động để cắt giảm chi phí trong hoạt động bán hàng rất tốt.
Công ty vẫn còn có khả năng rất nhiều trong việc cắt giảm trong lĩnh vực này. Vì trong cấu
trúc phân bố, có hai thành phần nổi trội, đó là chi phí mua dịch vụ ngoài và chi phí khác. Hai
loại chi phí được chi tiêu khá lớn. Đối với chi phí mua dịch vụ ngoài là khoảng 22 tỉ đồng,
còn chi phí khác là khoảng 14 tỉ đồng.
Trong chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí dành cho nhân viên quản lý là đáng quan
tâm. Trong năm 2012, chi phí cho nhân viên quản lý là khoảng 8,7 tỷ, năm 2011 là khoảng
10,4 tỷ và năm 2012 cũng là khoảng 10,4 tỷ. Trong khi tình hình kinh tế không được tốt cho
lắm, làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty, chưa kể, chi phí trả lãi vay cũng tăng
đáng kể do Công ty mở rộng việc thực hiện các dự án, thì việc duy trì chi phí dành cho nhân
viên quản lý như vậy không được hợp lý. Dù với lý do là giữ chân người tài, nhưng trong tình
hình hiện tại Công ty đang gặp khó khăn, thì việc cắt giảm chi phí quản lý cũng là điều hợp
lý, để có thể giúp Công ty vượt qua thời kỳ khó khăn.
2. Các giải pháp cắt giảm chi phí không hiệu quả tại CAMIMEX
Chi phí trả lãi vay: chi phí quá lớn, phải trả khoảng 55,8 tỷ đồng trong năm 2012. Chi
phí này phát sinh chủ yếu là do Công ty vay mượn các ngân hàng để đầu tư vào các dự án xây
dựng, cải tạo nhà xưởng, với mục đích là mở rộng phát triển. Nhưng tình hình kinh tế khó
khăn hiện tại đã làm sụt giảm doanh thu, cộng với việc phải trả lãi đã làm cho lợi nhuận của
công ty bị sụt giảm nghiêm trọng. Do đó, trong tình hình hiện nay, để có thể vượt qua khó
khăn hiện tại, Công ty cần tạm ngưng việc đầu tư dàn trải hiện tại. Nếu cần, có thể rà soát lại
các dự án nào thực sự chưa cần thiết trong tương lai gần thì nên cắt bỏ. Như cắt bỏ dự án nuôi
trồng tôm ở Kiên giang, trong tình hình hiện nay, việc đầu tư vào dự án này là chưa cần thiết.
Công ty cũng nên tạm ngưng đầu tư vốn vào dự án đầu tư phân xưởng sản xuất mới tại Xí
nghiệp 5. Với việc ngưng vay vốn đầu tư cho các dự án chưa cần thiết, Công ty đã có thể tiết
kiêm hàng chục tỷ đồng tiền lãi trả cho các ngân hàng. Với số tiền tiết kiệm này, Công ty có
11
thể chủ động đưa vào sử dụng trong hoạt động kinh doanh sản xuất, gia tăng lợi nhuận và
nâng cao khả năng sinh tồn của Công ty.
Công ty có thể đầu tư dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng suất, gia tăng giá trị
thành phẩm, hạn chế được các sai sót trong chế biến nguyên vật liệu.Nhưng điều này sẽ buộc
công ty phải bỏ ra một số tiền rất lớn, phải đi vay vốn ngân hàng. Như trên đã phân tích, việc
vay thêm vốn trong lúc này là không thích hợp và không cần thiết với tình hình hiện tại. Với
lại, với quy mô như hiện tại, Công ty phải hoạt động với công suất máy từ 800 – 1000 tấn/
tháng thì mới có lời. Để có điểm hòa vốn thì công suất sản xuất phải sản xuất 600 tấn/tháng.
Tuy nhiên, hiện nay Công ty chỉ sản xuất 200 tấn/ tháng (Ông Nguyễn An Ninh, Tổng giám
đốc Công ty, cho biết). Ở thời điểm hiện tại, Công ty đang rất cần vốn để thu mua nguyên vật
liệu đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo nên sự chu chuyển liên tục của dòng tiền.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tình hình hiện nay là nguồn nguyên vật liệu cung cấp
cho công ty không ổn định. Vì nhiều nguyên nhân như bệnh tật ở tôm cá, biến đổi khí hậu, sự
cạnh tranh về việc thu mua nguyên vật liệu giữa các công ty với nhau. Khi có hợp đồng xuất
khẩu lớn, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn nguyên vật liệu, gây ra những
tổn thất đáng kể trong kinh doanh. Khi vào cao điểm của mùa vụ, giá nguyên vật liệu xuống
thấp, Công ty có thể tranh thủ mua một số lượng nhất định nguyên vật liệu trong giai đoạn
này. Ngoài ra, Công ty cần thiết lập mối quan hệ với người nuôi trồng thủy sản để có thể ổn
định nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất. Chẳng hạn như kí kết hợp đồng thu mua lâu dài,
trong đó có sự thỏa thuận về việc dao động giá cả trên thị trường. Công ty có thể tiến hành hỗ
trợ cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, khám bệnh miễn phí cho tôm, cá cho các hộ cung ứng.
Mặc dù có thể phát sinh chi phí, nhưng lợi ích sẽ rất lớn và lâu dài. Vì, Công ty sẽ có nguồn
cung ứng thủy hải sản ổn định, chủ động về giá cả.
Chi phí nhân công trực tiếp: trong tình hình khó khăn như hiện nay, việc sản xuất mang
tính cầm chừng vì số lượng hợp đồng xuất khẩu ít. Để giảm chi phí, Công ty có thể chuyển
sang hợp đồng lao động thời vụ cho công nhân hoặc có thể giảm số lượng nhân công ở những
vị trí không cần thiết. Đây cũng là giải pháp khả dĩ, có thể áp dụng trong hoàn cảnh hiện giờ.
Chi phí khác trong chi phí bán hàng: chi phí khác trong năm 2012 khoảng 14 tỷ đồng.
Công ty cần tiết giảm các loại chi phí này. Công ty tiến hành rà soát các khoản chi phí nào
không cần thiết thì loại bỏ, những khoản nào có thể tiết giảm được thì tiết giảm, như hạn chế
sử dụng máy lạnh văn phòng vào đầu giờ làm việc buổi sáng và tắt máy lạnh từ lusc15h30, rà
soát lại việc sử dụng văn phòng phẩm, nhắc nhở hạn chế sử dụng máy photocopy sai mục
đích... Cần tiến hành cử một người trong các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc quản
lý các lại chi phí này.
12
Chi phí cho nhân viên quản lý: Công ty cần tiến hành thỏa thuận lại về chế độ lương
cho nhân viên quản lý, việc giảm lương là điều cần thiết. Công ty cũng có thể rà soát lại năng
lực của nhân viên quản lý. Trong thời kỳ, công việc của Công ty không còn nhiều giống như
lúc trước. Công ty cần tiến hành loại bỏ các nhân viên thiếu năng lực, tinh gọn lại bộ máy
nhân sự sao cho hoạt động hiệu quả nhất trong điều kiện hiện tại. Trong tình hình kinh tế như
hiện này, để giúp công ty có thể vượt qua khó khăn, việc giảm lương, tinh gọn bộ máy quản
lý là việc bắt buộc và cần thiết, và đây cũng là cách nâng cao năng lực tồn tại cho công ty.
Kết luận
Để có thể vượt qua được tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Công ty cần thực hiện các
biện pháp cắt giảm chi phí không hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với những giải pháp đề ra trên có thể giúp Công ty phần
nào cắt giảm được chi phí không hiệu quả hiện tại đồng thời có thể giúp Công ty tái tạo lại
nguồn vốn từ việc cắt giảm chi phí trên. Từ đó, có thể giải quyết được phần nào vấn đề thiếu
vốn cho việc thu mua nguyên vật liệu, giúp năng lực hoạt động của Công ty ngày càng hoàn
thiện hơn.
Hình 1: Một số hình ảnh sản phẩm
13
Hình 2: Sơ đồ Tổ chức Bộ máy quản lý
Bảng 1: Kết quả kinh doanh tại CAMIMEX trong 3 năm gần đây
KẾT QUẢ KINH DOANH 2010 2011 2012
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1,452,883,013,797
1,170,089,871,783
1,014,644,050,863
Giá vốn hàng bán
1,367,510,091,565
1,030,059,971,396
893,852,250,114
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
85,372,922,232
140,029,900,387
120,791,800,749
Doanh thu hoạt động tài chính
79,976,760,844
53,353,690,643
4,313,503,385
Chi phí tài chính
72,973,849,813
101,442,338,444
57,938,890,661
Chi phí bán hàng
77,044,199,030
65,481,823,432
40,888,809,855
Chi phí quản lý doanh nghiệp
19,670,724,160
22,483,937,897
20,536,429,627
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
(4,339,089,927)
3,975,491,257
5,741,173,991
Lợi nhuận khác
12,934,456,227
3,370,692,209
(2,223,275,943)
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết
liên doanh
-
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
8,595,366,300
7,346,183,466
3,517,898,048
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
6,175,299,141
4,587,928,435
2,817,124,870
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông
Công ty mẹ
6,175,299,141
4,587,928,435
2,817,124,870
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
537
347
213
14
Bảng 2: Tỉ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Năm 2010 2011 2012
Doanh thu thuần 1.452.883.013.797 1.170.089.871.783 1.014.644.050.863
Lợi nhuận sau thuế 6.175.299.141 4.587.928.435 2.817.124.870
Chi phí tài chính 72.973.849.813 101.442.338.444 57.938.890.661
Chi phí lãi vay 60.449.648.148 77.136.724.134 55.786.035.065
Tỉ lệ lợi
nhuận/doanh thu (%)
0,43 0,39 0,28
Bảng 3: Tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần.
Năm 2010 2011 2012
Doanh thu thuần 1.452.883.013.797 1.170.089.871.783 1.014.644.050.863
Giá vốn hàng bán 1.318.420.624.577 1.030.059.971.396 893.852.250.114
Tỉ lệ % 91% 88% 88%
Bảng 4: Các thành phần trong giá vốn hàng bán
Năm 2010 2011 2012
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
1.788.676.282.602 1.661.850.554.341 1.328.079.275.851
Chi phí nhân công
trực tiếp
36.477.790.762 41.493.958.683 37.837.263.875
Chi phí sản xuất
chung
96.950.262.677 114.269.496.703 98.080.560.822
Bảng 5: Các chi phí bán hàng
Năm 2010 2011 2012
Chi phí nhân viên 2.589.540.435 3.455.662.506 2.055.265.003
Chi phí vật liệu bao
bì
1.001.363.851 721.097.073 63.032.860
Chi phí dụng cụ, đồ
dùng
177.399.429 347.969.330 137.255.776
Chi phí khấu hao tài
sản cố định
504.137.317 493.581.804 820.813.382
15
Chi phí dịch vụ mua
ngoài
66.680.842.510 40.408.188.456 23.517.175.512
Chi phí khác 6.090.915.488 20.055.324.263 14.295.267.322
Tổng 77.044.199.030 65.481.823.432 40.888.809.855
Tài liệu tham khảo:
- GS, TS Đồng Thị Thanh Phương (2011), Quản trị Sản xuất & Dịch vụ, tái bản lần thứ 7,
TP.HCM: NXB Lao động – Xã hội.
- Jay Heizer, Barry Render: Principles of Operations Management. Ninth Edition. Prentice
Hall. Upper Saddle River, NJ, 2008. ISBN-978-0-13-501371-7.
- Jeffrey K. Liker (2007), Phương thức Toyota, NXB Tri Thức.
- Ths Nguyễn Thị Thu & TS Vũ Hữu Đức ( 2007), Kế toán – Ngôn ngữ Kinh doanh,
TP.HCM: NXB Thống kê.
- PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính Doanh nghiệp căn bản, tái bản lần thứ 3,
TP.HCM: NXB Lao động – Xã hội.
- Báo cáo thường niên năm 2012 của Công ty CAMIMEX
- Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của Công ty CAMIMEX
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tracvanngocquan_mba12c_ou_camimex_5187.pdf