Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần Kiên Hùng

Xuất khẩu bột cá trong giai đoạn hiện tại sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần Kiên Hùng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Do đó công ty cần phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ về sản lượng mà cả về kim ngạch và lợi nhuận. Việc đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp đồng bộ, vì biện pháp này là nền tảng cho biện pháp kia. Không chỉ có vậy, công ty cần liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành để nâng cao khả năng cạnh tranh của coanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản. Ngoài sự nổ lực của doanh nghiệp, cần sự hỗ trợ từ nhà nước và hiệp hội thủy sản để doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Là một sinh viên, với lượng kiến thức có hạn, tuy nhiên với sự đầu tư hết sức, hy vọng bài nghiên cứu phần nào đó giúp ích được cho công ty.

docx68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2970 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần Kiên Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Khi so sánh với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận thì tốc độ tăng của tài sản lớn hơn nhiều, điều này cho thấy có nhiều tài sản hoạt động chưa thật sự hiệu quả công ty cần xem xét giải quyết hợp lí các tài sản này. Nguồn vốn chủ sở hữu không có sự thay đổi lớn qua các năm. Riêng về các khoản nợ đã có sự tăng mạnh các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong điều kiện lãi suất còn cao, doanh nghiệp cần xem xét lại việc sử dụng các khoản nợ có hợp lí hay không và nên cân nhắc tỷ lệ giữa lợi nhuận, dòng tiền ròng và lãi vay phải trả để hạn chế rủi ro mất khả năng thanh khoản và rủi ro vỡ nợ đến mức thấp nhất. Phương hứng phát triển trong tương lai Hoạt động sản xuất kinh doanh Chế biến thủy hải sản xuất khẩu Khôi phục mối quan hệ với các đối tác truyền thống đã không khai thác được trong năm 2012, đặc biệt là thị trường truyền thống Nhật Bản, EU và Mĩ. Tăng cường mở rộng cả thị trường và các phân khúc sản phẩm mới có tiềm năng trong các sản phẩm giá trị gia tăng khác. Tuy nhiên cần thận trọng với các bước đi này, trong điều kiện kinh tế dần phục hồi nhưng chưa ổn định Tìm kiếm và tăng cường nhập khẩu nguyên liệu cho nhà máy đông lạnh đối với các sản phẩm có hiệu quả kinh doanh cao. Bên cạnh đó cần ổn định nguồn cung nội địa có sẵn. Tập trung kiểm soát để hạ giá vốn hàng bán nhằm giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chế biến bột cá Tăng cường tìm kiếm các đối tác mới và thị trường mới cho mặt hàng bột cá, đẩy mạnh xuất khẩu để gia tăng lợi nhuận. Khai thác có hiệu quả công suất của nhà máy bột cá. Giữ vững tốc độ tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch. Hoạt động đầu tư Giám sát, kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ việc vận hành đưa vào sản xuất của nhà máy chế biến bột cá Biển Xanh thuộc công ty con Biển Xanh. Liên hệ, giám sát công ty liên doanh để đảm bảo hiệu quả đầu tư vào công ty cổ phần đầu tư Hồng Phát. Thành lập công ty con Công ty TNHH thủy sản Aoki, liên doanh với đối tác Neptune S.A.S, cộng hòa Pháp. Đây là nhà máy chuyên chế biến surimi, vốn điều lệ là 4 triệu USD, công suất thành phẩm 5.600 tấn/năm.Nhà máy dự kiến hoàn thành trong năm 2013 và bắt đầu vận hành năm 2014. Nghiên cứu tiền khả thi một số dự án ngoài các dự án trên nhằm đa dạnh hóa ngành nghề với mục tiêu phát triển công ty một cách ổn định và bền vững Thực trạng xuất khẩu bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng vào thị trường Nhật Bản Kim ngạch và sản lượng bột cá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản Đơn vị: triệu đồng 2012 2011 2010 2009 Kim ngạch xuất khẩu 36.637 31.152 21.852 9.392 Tốc độ tăng trưởng 18% 43% 133% - Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần Kiên Hùng Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm bột cá sang thị trường Nhật Bản tăng qua các năm.tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân của sự chững lại do nhu cầu của thị trường Nhật Bản đang suy giảm, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản là 36.6 tỷ đồng. So với các công ty cùng ngành thì đây là một con số không lớn, thuộc vào tốp các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảng 2.6 Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản so với tổng kim ngạch xuất khẩu bột cá Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 2012 2011 2010 2009 So với tổng kim ngạch xuất khẩu bột cá 30% 31% 35% 59% So với tổng doanh thu bột cá 16% 15% 15% 10% Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng lên qua các năm nhưng so với tỷ lệ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu thì tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản nhỏ hơn. Điều này dẫn đến giảm tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với tổng kim ngạch. Nguyên nhân của sự giảm tỷ trọng này do sự tăng lên nhanh chóng của các thị trường mới và sự chững lại của thị trường Nhật Bản. Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản thống kê theo tháng của năm 2012 Đơn vị: Triệu đồng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Kim ngạch xuất khẩu 12 tháng năm 2012 3.058 1.938 2.000 3.310 4.197 3.310 3.128 3.677 3.452 2.577 2.215 3.775 Tỷ trọng so với cả năm 2012 8,35% 5,29% 5,46% 9,03% 11,46% 9,03% 8,54% 10,04% 9,42% 7,03% 6,05% 10,30% Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Biểu đồ 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản thống kê theo tháng của năm 2012 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Qua bảng số liệu ta thấy tình hình xuất khẩu tương đối ổn định qua các tháng, tuy nhiên có sự sụt giảm mạnh vào các tháng 2,3, 10,11, Nguyên nhân do nguồn cung không ổn định, bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu do ảnh hưởng của kỳ nghỉ tết nguyên đáng. Riêng tháng 10 và 11 do thời tiết không thuận lợi cho việc đánh bắt cá trên vùng biển Cà Mau, Kiên Giang và vịnh Thái Lan làm giảm sản lượng đánh bắt cá dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất bột cám Mặc dù đã dự trữ lưu kho một lượng bột cá từ các tháng trước nhưng vẫn chưa thực sự ổn định được sản lượng bột cá. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Bảng 2.8 Sản lượng xuất khẩu san gthij trường Nhật Bản Đơn vị: Tấn Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 1.492 1.272 834 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Qua thống kê sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ta thấy sản lượng xuất khẩu bột cá sang thị trường này tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao. Cơ cấu các sản phẩm bột cá xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Bảng 2.9 Cơ cấu các mặt hàng bột cá xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Đơn vị: Triệu đồng Cơ cấu sản phẩm Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Bột cá super prime 13.801 37,67% 9.358 30,04% 4.274 19,56% Bột cá prime 15.769 43,04% 14.975 48,07% 9.844 45,05% Bột cá standar 7.067 19,29% 6.819 21,89% 7.734 35,39% Tổng cộng 36.638 100% 31.153 100% 21.852 100% Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng. Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các mặt hàng bột cá xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Qua bảng số liệu ta thấy có sự thay đổi cơ cấu sản phẩm bột cá xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2010-2012. Trong đó kim ngạch của sản phẩm prime có sự ổn định tương đối, trong khi kim ngạch của sản phẩm standar chuyển sang superprime. Đến năm 2012 tỷ trọng của sản phẩm superprime chiếm đến 37,67%, xếp thứ hai sau sản phẩm prime. Điều này cho thấy có sự chuyển dịch từ xuất khẩu sản phẩm tiêu chuẩn sang sản phẩm chất lượng cao sang thị trường Nhật Bản. Hệ thống phân phối sản phẩm bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng trên thị trường Nhật Bản Hình 2.2 Hệ thống phân phối sản phẩm bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng sang thị trường Nhật Bản Công ty Nhà phân phối Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi Hộ sản xuất nhỏ lẻ Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần Kiên Hùng Qua sơ đồ hệ thống phân phối sản phẩm bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng ta thấy bột cá của công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thông qua nhà phân phối và nhà bán buôn. Sau đó sản phẩm mới đến được công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, các nhà bán lẻ và các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Hệ thống phân phối này sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí phân phối sản phẩm và đồng thời không cần thiết lập kênh phân phối ban đầu. Tuy nhiên điều này sẽ làm cho công ty phụ thuộc vào nhà phân phối và nhà bán buôn. Giá cả xuất khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào hệ thống nhập khẩu. Không chỉ có vậy, do phải thông qua nhà phân phối và nhà bán buôn nên thương hiệu của công ty khó tiếp cận đến công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sự thay đổi trong nhu cầu của nhà sản xuất cuối cùng có khả năng tác động lớn đến công ty do khó nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường. Tình hình các hoạt động xúc tiến mặt hàng bột cá trên thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần Kiên Hùng Các hình thức tiếp thị cho tổng thể và riêng thị trường Nhật Bản Bảng 2.10 Các hình thức tiếp thị cho tổng thể và riêng thị trường Nhật Bản Hình thức tiếp thị Tổng thể Thị trường Nhật Bản Quảng cáo trên báo chí nước ngoài Không Không Quảng cáo trên báo chí trong nước Có - Xây dựng trang Web của doanh nghiệp Có Có Tham gia hội chợ triễn lãm trong nước Có - Tham gia hội chợ triễn lãm nước ngoài Không Không Ra nước ngoài khảo sát thị trường Có Có Làm cataloge quảng cáo về công ty Có Có Tham gia các sàn giao dịch trực tuyến nước ngoài Có Không Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần Kiên Hùng. Qua bảng khảo sát trên ta thấy công ty chưa thực sự đầu tư đúng mức cho các hoạt động marketing sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thịt trường Nhật Bản. Các hình thức hiệu quả cao như quảng cáo trên báo chí nước ngoài hay tham gia các hội chợ triễn lãm nước ngoài chưa được sử dụng. Đây là các hình thức có hiệu quả cao, mặc dù chi phí hơi cao so với các hình thức khác. Do đó công ty cần khai thác các hình thức này để tăng cường quảng cáo sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Chi phí marketing năm 2012 của công ty cổ phần Kiên Hùng Thống kê chi phí một số khoản mục chính của marketing Đơn vị: Nghìn đồng Khoản mục Số tiền Đưa nhân viên ra thị trường nước ngoài 140.940 Quảng cáo, báo chí 35.000 Hội chợ, triễn lãm 81.300 In cataloge, brochures 10.200 Bán hàng cá nhân 567.620 Xây dựng và bảo trì trang web 1.000 PR 50.000 Tổng cộng 886.060 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động marketing chủ yếu của công ty trên tổng doanh thu năm 2012 là 0,26%. Trong đó tỷ lệ so với tổng chi phí là 3,3%. Mức chi phí này là thấp so với trung bình ngành.Điều này cho thấy hoạt động marketing của công ty chưa được đầu tư đúng mức. Đội ngũ nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu Đội ngũ nhân viên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bột cá của công ty bao gồm 4 người. Các nhân viên thông thạo tiếng Anh, trong đó có 1 người có trình độ tiếng Nhật trung cấp. Cả 4 người đều có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản trên 3 năm.Trong đó có 1 nhân viên có trình độ đại học chuyên ngành thuỷ sản. Trong tương lai gần, công ty dự định mở rộng phòng kinh doanh, trong đó có việc thành lập riêng một bộ phận xuất nhập khẩu. Đánh giá và những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu bột cá vào thị trường Nhật Bản Đánh giá hoạt động xuất khẩu bột cá sang Nhật Bản Thành tựu Kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng qua các năm, tuy tốc độ tăng trưởng có chững lại trong năm 2012 nhưng đây là một điều đáng ghi nhận trong thời kì khó khăn chung của ngành thuỷ sản. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng chuyển từ sản phẩm tiêu chuẩn sang sản phẩm chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Tồn tại Tỷ trọng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng chưa cao, tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp còn chưa được khai thác hết. Doanh nghiệp có quan hệ buôn bán làm ăn trong lĩnh vực thuỷ sản với Nhật Bản trên 10 năm nhưng chưa tận dụng tối đa để mở rộng sang lĩnh vực bột cá. Doanh nghiệp đang đối mặt với sự chững lại của thị trường Nhật Bản và nếu không có chiến lược hợp lí có thể sụt giảm trong tương lai. Tính cạnh tranh của sản phẩm còn chưa cao so với một số doanh nghiệp lớn trong nước và đối thủ cạnh tranh đến từ những quốc gia mạnh về xuất khẩu bột cá như Pê Ru, Chi Lê, Thái Lan, Trung Quốc. Nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản Nhân tố tác động thuận lợi đến hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản Các nhân tố của môi trường vi mô, vĩ mô Sự suy giảm nguồn cung từ Pê-ru và Chi-lê và Thái Lan Do ảnh hưởng của hiện tượng Enino và hạn ngạch cá cơm của Pê-ru giảm nên nguồn cung bột cá của hai quốc gia dẫn đầu thế giới là Pê-ru và Chi-lê giảm xuống, trong khi đây là hai nhà cung cấp hàng đầu mặt hàng bột cá cho Nhật Bản. Cũng giống như Pê-ru và Chi-lê, nước sản xuất bột ca lớn thứ 4 thế giới là Thái Lan cũng giảm sản lượng xuống còn 485 nghìn tấn trong năm 2012 và dự kiến năm 2013 giảm còn 460 nghìn tấn. Nguyên nhân do giá nguyên liệu tăng làm cho các hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản giảm xuống, kết quả là nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất bột cá giảm xuống. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) Bắt đầu có hiệu lực từ năm 1/1/2009, hiệp định VJEPA là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam.Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Nhật Bản cam kết sẽ giảm thuế suất cho 95% tổng số dòng thuế, trong đó khoảng vài ngàn dòng thuế xuống 0%. Nếu Hiệp định được ký kết và có hiệu lực, ít nhất sẽ có 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế. Đúng như cam kết, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã được hưởng thuế suât ưu đãi khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Trong đó mặt hàng bột cá không phải chịu thuế suất nhập khẩu. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp giảm giá thành của mặt hàng bột cá Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng này. Sự tăng giá của đồng Yên Trong giai đoạn 2009-2012 đồng Yên liên tục tăng giá, theo thống kê của Yahô Finance, tỷ giá USD/JPY cao nhất năm 2009 là 100,46 tuy nhiên trong giai đoạn này đã có lúc tỷ giá giảm xuống còn 75,93. Nguyên nhân do sự ảnh hưởng từ thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 11 năm 2013, cùng với những tín hiệu xấu từ khủng hoảng kinh tế. Với việc đồng Yên tăng giá mạnh làm cho thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu và đầu tư. Hàng hoá nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hoá trong nước, điều này làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu tăng lên so với hàng hoá trong nước và bột cá cũng không nằm ngoại lệ trong trường hợp này. Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2013, tỷ giá USD/YPY liên tục tăng, đã có thời điểm tỷ giá này đạt mốc 95,96. Điều này là một tín hiệu đáng lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Các nhân tố tác động từ chính công ty Công nghệ chế biến hiện đại Công nghệ chế biến của công ty được nhập khẩu phần lớn từ Thái Lan – một trong những nước có công nghệ chế biến bột cá hàng đầu thế giới. Nhà máy sử dụng công nghệ sấy khô bột cá hiện đại bằng hơi bão hoà. Một số bộ phận còn lại được sản xuất tại Việt Nam từ những nhà sản xuất uy tín của Việt Nam nhằm phù hợp với nguồn nguyên liệu của nhà máy. Do đó, sản phẩm bột cá của công ty luôn được đối tác Nhật Bản đánh giá cao. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao Nguồn nguyên liệu công ty dùng để sản xuất bột cá chủ yếu lấy từ nguồn cá biển từ vùng biển Kiên Giang.Đây là nguồn nguyên liệu được đánh giá cao. Do đó, bột cá của công ty luôn có hàm lượng khoáng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh đến từ các quốc gia khác. Công ty áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000-2008 Năm 2012, công ty được công nhận hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000-2008.Nhờ hệ thống quản lí chất lượng mới àm công ty đã kiểm soát chất lượng bột cá để đưa ra các sản phẩm bột cá đạt chuẩn ra thị trường. Nhân tố tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu bột cá Nhóm nhân tố từ môi trường vĩ mô, vi mô Lãi suất dù có giảm nhưng vẫn cao Mặc dù tình hình lãi suất năm 2012 có giảm so với năm 2011 tuy nhiên vẫn còn cao so với ngưỡng chịu đựng của các doanh nghiệp. Lĩnh vực thủy sản luôn khát vốn và dễ bị tác động bởi tình hìnhchung. Trong khi đó, chỉ cần doanh nghiệp chậm thanh toán một món vay là ngay lập tức hệ thống theo dõi nợ của ngân hàng báo động và ngưng cho vay. Hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước có chu kỳ quay vòng vốn chậm, trong khi phần lớn doanh nghiệp đều phụ thuộc vào vốn vay, và với mức lãi suất cao như hiện nay thì doanh nghiệp không thể lãi. Do đó mặc dù gọi là nguồn vốn vay ưu đãi nhưng doanh nghiệp khó có khả năng tiếp cận. Nhóm nhân tố tác động đến nguồn cung nguyên liệu Nguồn cung nguyên liệu không ổn định Hiện tại, nhà máy chế biến bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng vận hành khoảng 20-25 ngày trên tháng. Ngoài nguyên nhân nghỉ dưỡng để bảo trì thì một trong những nguyên nhân chính dẫn dến tình trạng này là do nguồn cung nguyên liệu không ổn định. Đặc biệt là trong những tháng sau tết và những tháng mùa mưa bão. Sản lượng thuỷ sản khai thác các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tấn Tỉnh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Long An 10031 11331 10678 11063 11868 Tiền Giang 75637 75789 79269 80722 85360 Bến Tre 76226 81389 86966 121014 124201 Trà Vinh 58385 60821 58200 77275 76136 Vĩnh Long 7937 7853 7768 7676 7658 Đồng Tháp 16031 16428 16310 14205 15256 An Giang 51851 40650 40131 37209 39533 Kiên Giang 315157 318255 352147 341256 360700 Cần Thơ 6223 6121 6053 5936 6393 Hậu Giang 3670 3204 3143 3048 2976 Sóc Trăng 31370 31316 37128 43450 53250 Bạc Liêu 68776 75421 82000 89463 99310 Cà Mau 137670 134713 145750 153751 152953 Nguồn: Tổng cục thống kê Mặc dù là đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là tỉnh có đội tàu đánh bắt và sản lượng khai thác cao nhất nước, tuy nhiên công ty phải đối mặt với việc thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất. Nguyên nhân do mặt hàng thuỷ sản cần phải bảo quản lạnh, trong khi kho nguyên liệu của công ty chưa được đầu tư đúng mức, công ty phụ thuộc vào hai nguồn nguyên liệu, một là từ chính nhà máy chế biến thuỷ hải sản đông lạnh của công ty, hai là nguồn nguyên liệu thu mua trên thị trường. Cả hai nguồn này đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mùa vụ, dẫn đến việc sản lượng bột cá của công ty không ổn định. Nhà máy tại địa điểm ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang cũng mang lại nhiều thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp. Với việc gần cảng cá Tắc Cậu là một trong những cảng cá lớn của tỉnh, việc thu mua và vận chuyển nguyên liệu sẽ thuận lợi hơn. Nhà máy đặt cạnh song Cái Lớn sẽ càng thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm bằng đường thuỷ. Tuy nhiên do công trình cầu bắc qua song Cái Lớn chưa hoàn thành nên hệ thống giao thông đường bộ không phát triển, chỉ có thể di chuyển bằng xe máy và xe tải nhỏ dưới 1 tấn. Điều này gây khó khăn đối với các đơn hàng trong thời gian ngắn do phải phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống vận tải đường thuỷ. Nhóm nhân tố tác động đến khâu chế biến Kho bãi chưa cho hiệu quả tối đa Hệ thống kho lưu trữ của công ty còn tồn tại một số bất cập. Mặc dù được trang bị hệ thống bảo quản, máy móc vận chuyển hiện đại nhưng công suất chưa được khai thác tối đa, nguyên nhân một phần do việc sản xuất bột cá không liên tục, một phần do công tác quản lí còn hạn chế. Một sô trục trặc trong vận hành thiết bị Do mới tiếp cận với công nghệ mới được nhập khẩu từ Thái Lan, có thay đổi một số bộ phận cho phù hợp với điều kiện nguồn nguyên liệu địa phương nên việc vận hành máy móc còn gặp một số trục trặc. Tuy những trục trặc này là không đáng kể, nhưng ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của nhà máy và phát sinh thêm một số chi phí khác do nhà máy phải nghỉ để sữa chữa. Nhóm nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh Hoạt động xúc tiến chưa được đầu tư đúng mức Hoạt động xúc tiến của công ty chưa được đầu tư đúng mức về ngân sách và cả nội dung. Mức đầu tư cho hoạt động xúc tiến chưa đến 0,5% tổng doanh thu và chiếm 3,3% tổng chi phí của doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp cùng ngành và các đối thủ cạnh tranh đến từ Thái Lan, Pê-ru, Nhật Bản… thì chi phí là tương đối thấp. Về hiệu quả marketing, doanh số công ty tăng lên chủ yếu nhờ vào nỗ lực bán hàng cá nhân của phòng kinh doanh.Nhân viên phòng kinh doanh sẽ tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng Nhật Bản, tập hợp và cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng. Việc khách hàng có kí kết hợp đồng hay không phụ thuộc rất nhiều vào người bán hàng cá nhân.Trong khi đó ngân sách chi cho bán hàng cá nhân còn ít. Điều này cũng hạn chế hiệu quả của bán hàng cá nhân. Số lượng hợp đồng xuất khẩu đến từ các hoạt động marketing khác như tham gia hội chợ triễn lãm đếm được trên đầu ngón tay, chính vì vậy mà công ty không thực sự mặn mà với các hội chợ này. Nguyên nhân đến từ cả hai phía, thứ nhất do chất lượng của các hội chợ chưa cao, thu hút người xem thì nhiều mà ngừoi quan tâm thì chả có bao nhiêu. Thứ hai đến từ chính doanh nghiệp, do không chú trọng đầu tư đến hình ảnh và sản phẩm trong các lần tham gia hội chợ, triễn lãm nên không thu hút được các đối tác tham gia. Việc quảng cáo trên báo chí và các hoạt động PR chủ yếu còn bó hẹp tại địa phương, chưa hướng tới các thị trường mục tiêu ngay cả trong nước chưa xét đến thị trường Nhật Bản. Việc quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí thuỷ sản chưa được thực hiện. Mặc dù là mặc hàng công nghiệp nhưng ngoài vai trò chủ đạo cảu bán hàng cá nhân thì các hình thức xúc tiến khác nên được sử dụng để tăng hiệu quả cho chiến lược marketing tổng hợp. Trang Web của công ty được xây dựng chưa thực sự tốt. Giao diện và bố cục trang Web dễ nhìn, tuy nhiên phần trình bày về giới thiệu sản phẩm còn sơ sài, chỉ mới có hình ảnh của một số sản phẩm của công ty, thông tin về sản phẩm không có. Điều này làm hạn chế tác dụng của việc xây dựng trang web.Không chỉ có vậy, phần giới thiệu về công ty cũng chưa thực sự tốt. Điều này làm cho việc tạo lòng tin cho khách hàng sẽ giảm đi. Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế. Công tác nghiên cứu thị trường đã được công ty tiến hành từ khi mới hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản đông lạnh.Tuy nhiên việc nghiên cứu thị trường nước ngoài trong lĩnh vực bột cá còn hạn chế. Thj trường Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ trong trường hợp này. Đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường của cũng chính là nhân viên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty chưa có nhân viên hoạt động chuyên trách về lĩnh vực này. Do còn phải phụ trách các công việc liên quan đến hoạt động xuất khẩu nên việc tập trung cho công tác nghiên cứu thị trường là không thể. Không chỉ có vậy, với tần suất ra nước ngoài 4-5 lần trong một năm để nghiên cứu thị trường thì khó có thể đạt được kết quả mong muốn trong hoạt động này. Trong khi đó công ty lại có nhiều thị trường để khảo sát. Đội ngũ nhân viên hoạt động xuất nhập khẩu còn ít và một số hạn chế nhất định. Với đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là 4 người, trong đó có 1 người thông thạo tiếng Nhật thì đây là một trong những trở ngại lớn nếu công ty muốn mở rộng thị trường Nhật Bản trong tương lai. Mặc dù tiếng Anh vẫn được người Nhật sử dụng trong kinh doanh.Tuy nhiên họ vẫn xem trọng những đối tác sử dụng tiếng Nhật. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cũng kiêm luôn vai trò là nhân viên khảo sát thị trường, do đó khối lượng công việc sẽ tăng lên, nhân viên gánh thêm nhiều trách nhiệm, khó hoàn thành tốt công việc chính. Không chỉ có vậy, do không chuyên về việc khảo sát thị trường nên hiệu quả công việc sẽ không đạt tối đa. Thương hiệu của công ty chưa được biết đến rộng rãi, chỉ mới gói gọn trong những công ty đối tác Tuy mới bước vào thị trường bột cá Nhật Bản từ năm 2009 tuy nhiên thương hiệu bột cá Kiên Hùng đã được các đối tác Nhật Bản công nhận. Chất lượng bột cá của công ty ổn định qua các năm.Thời hạn thực hiện hợp đồng cũng được đảm bảo.Điều này đã xây dựng một thương hiệu bột cá Kiên Hùng đối với các khách hàng Nhật Bản. Tuy nhiên do chưa có chính sách phát triển thương hiệu hợp lí nên thương hiệu bột cá Kiên Hùng chưa phát triển rộng rãi mà chỉ gói gọn trong những đối tác. Các công tác phát triển thương hiệu chưa thực sự được chú trọng. Việc này ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường trong tương lai.Nếu có chính sách phát triển thương hiệu hợp lí sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc mở rộng thị trường. Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản tại Công ty cổ phần Kiên Hùng Phương hướng, cơ sở của giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần Kiên Hùng Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần Kiên Hùng Những giải pháp mà em đề xuất hướng đến các mục tiêu: Thứ nhất, duy trì tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản Thứ hai, tạo sự ổn định trong hoạt động sản xuất bột cá để đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu Thứ ba, hoàn thiện và đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường và công tác xúc tiến tại thị trường Nhật Bản phục vụ cho mục đích đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản. Cơ sở để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản – bảng phân tích SWOT Điểm mạnh Công nghệ chế biến hiện đại, máy móc được nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan. Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000-2008 Cơ hội Nguồn nguyên liệu có chất lượng cao. Sự suy giảm nguồn cung của các nước đứng đầu về sản lượng nhập khẩu bột cá vào thị trường Nhật Bản Hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản VJEPA Điểm yếu Hoạt động xúc tiến chưa được đầu tư đúng mức Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu Đội ngũ nhân viên hoạt động kinh doanh xuất khẩu còn ít, hạn chế về một số mặt Thương hiệu công ty chưa được biết đến rộng rãi, chỉ mới gói gọn trong các công ty đối tác. Nguy cơ Nguồn nguyên liệu không ổn định dẫn đến Lãi suất giảm nhưng vẫn còn cao Đồng yên có xu hướng giảm giá, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Nhật Bản Giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần Kiên Hùng Nhóm biện pháp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh bột cá để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến bột cá Nội dung phương pháp Nội dung chính của giải pháp Nguyên liệu công ty sử dụng chủ yếu là cá biển được đánh bắt trên vùng biển Cà Mau, Kiên Giang và Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên do sản lượng đánh bắt hàng năm phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ nên nguồn cung nguyên liệu không ổn định, đặt biệt khó khăn trong các tháng trước và sau tết cũng như các tháng mưa bão xuất hiện nhiều. Do đó giải pháp này tập trung vào việc tìm các nguồn cung nguyên liệu ổn định, đa dạng các nguồn cung đồng thời có các nguồn cung tạm thời khi khan hiếm nguyên liệu. Các công việc cần thực hiện Nghiên cứu, tìm hiểu các đội tàu cá đang cung cấp nguyên liệu cho công ty và các đội tàu cá mạnh khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và cả những tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các chỉ tiêu cần khảo sát là: Số lượng tàu, sản lượng đánh bắt theo từng tháng. Loại cá mà tàu thường đánh bắt chủ yếu. Sự liên kết với các đội tàu các khác. Đánh giá xem các đối tác cung cấp nguyên liệu hiện tại đã tốt chưa về các mặt sau: Sản lượng cung cấp từng tháng. Chất lượng cá biển cung cấp Uy tín của doanh nghiệp Tiềm lực về tài chính và các tiềm lực khác Lựa chọn lại các đối tác cung cấp sản phẩm cá biển để đảm bảo nguồn cung ổn định trong tương lai. Lưu ý không nên tạo sự xáo trộn mạnh trong thời gian ngắn, cần có những bước đi thận trọng để công ty dần ổn định Liên hệ với các nhà máy chế biến thuỷ hải sản đông lạnh để thu mua phụ phẩm từ chế biến thuỷ hải sản, vì đây cũng là một trong những nguồn nguyên liệu với giá thành thấp để sản xuất bột cá. Cần đầu tư xây dựng thêm kho lạnh bảo quản nguyên liệu. Thứ nhất để cho chất lượng nguồn nguyên liệu không bị giảm sút, thứ hai để tạo nguồn nguyên liệu ổn định để nhà máy chế biến bột cá hoạt động với công suất hợp lí, tránh tình trạng nhà máy ngừng hoạt động do thiếu nguồn nguyên liệu. Tuy việc đầu tư này ban đầu cần một nguồn tài chính lớn, nhưng xét đến chi phí khấu hao, lương công nhân và các đơn hàng bị bỏ lở khi nhà máy không hoạt động liên tục và hết công suất thì mức đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả hơn. Luôn có những phương án dự phòng và những đối tác cung cấp bột cá tạm thời để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy trong những khoảng thời gian mà đối tác chính chậm trể hoặc khan hiếm nguyên liệu. Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp Có một phòng ban chuyên trách về mua hàng sẽ đảm nhiệm công tác thu mua, tạm trữ, khảo sát nguồn hàng và các điều kiện khác liên quan đến nguồn nguyên liệu. Công ty cần nghiên cứu và đầu tư xây dựng kho lạnh dự trữ nguyên liệu để sản xuất bột cá. Khi khảo sát, nghiên cứu cần chú ý đến quy mô của kho để vừa có thể dự trữ được nguồn nguyên liệu phù hợp với công suất của nhà máy, tránh tình trạng kho xây xong bỏ không hoặc hoạt động không hết công suất. Công ty cần có một chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu bền vững làm nền tảng để tránh tình trạng xáo trộn khi tình hình biến động. Đánh giá hiệu quả khi áp dụng giải pháp Hợp tác với các doanh nghiệp khai thác thuỷ sản có năng lực cao Hợp tác với các nhà máy chế biến thuỷ hải sản đông lạnh Xây dựng kho lạnh tạm trữ nguyên liệu Tìm kiếm một số nhà cung cấp tạm thời, có thể thay thế trong trường hợp thiếu hụt nguồn nguyên liệu Tạo nguồn cung cấp cá biển ổn định nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Chất lượng nguồn nguyên liệu tăng lên do cá biển được doanh nghiệp đánh cá bảo quản tốt Tạo thêm nguồn cung nguyên liệu giá thành rẻ để sản xuất bột cá tiêu chuẩn. Không bị động trong các tình huống bất ngờ Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu không bị giảm sút, giúp nhà máy hoạt động ổn định, không bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu, khắc phục tình trạng nguồn cung thì nhiều mà nhà máy thiếu hụt nguyên liệu Tổ chức lưu kho sản phẩm bột cá hợp lí để có nguồn cung cấp bột cá ổn định cho thị trường Nhật Bản Nội dung giải pháp Nội dung chính Do sự biến động không thể tránh khỏi của nguồn cung nguyên liệu làm nhà máy hoạt động không liên tục dẫn đến sản lượng bột cá sản xuất của nhà máy không ổn định, trong khi đó một trong những yêu cầu của nhà nhâp khẩu bột cá Nhật Bản là nguồn hàng phải ổn định. Mặc dù công ty đã áp dụng các biện pháp ổn định nguồn cung nhưng không thể tránh khỏi trường hợp khi cần hàng thì thiếu, khi không có hợp đồng thì hàng chất đầy kho. Do đó biện pháp này tập trung vào việc nghiên cứu, dự báo thị trường, kết hợp với tình hình sản xuất của công ty để có kế hoạch lưu kho hoặc thu mua tạm trữ sản phẩm bột cá hợp lí. Các công việc cần thực hiện Khảo sát tình hình sử dụng kho hiện tại của công ty. Kiểm tra xem kho có đạt tiêu chuẩn bảo quản hay không, khả năng lưu trữ tối đa của kho đáp ứng được lượng hàng là bao nhiêu, lưu kho tối đa trong thời gian được bao lâu, chi phí lưu kho hiện tại đã hợp lí chưa, máy móc trong kho có thể vận hành với công suất lớn nhất là bao nhiêu tấn trong một ngày. Khắc phục những vấn đề kỹ thuật về kho hàng của công ty. Lập kế hoạch lưu kho hợp lí, kết hợp với bộ phận kinh doanh để dự báo nhu cầu trong tương lai để tránh tình trạng: Cầu thì nhiều mà không có hàng xuất khẩu Hàng tồn kho tăng cao gây giảm phẩm chất sản phẩm bột cá, tốn chi phí lưu kho giảm hiệu quả hoạt động của nguồn vốn công ty do ứ đọng hàng tốn kho. Liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành, hoạt động cùng lĩnh vực Có thể thuê mướn doanh nghiệp khác gia công, hoặc chia sẻ hợp đồng khi có các hợp đồng lớn vượt khả năng của doanh nghiệp. Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Điều kiện thực hiện Công ty phải có đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực mua hàng và lưu kho hiệu quả, đặc biệt phải có kinh nghiêm về thị trường bột cá. Giải pháp cũng cần sự hợp tác của các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành trên cùng địa bàn. Đây là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam mang tính chất làm ăn nhỏ lẻ và cạnh tranh nhau ngay trên chính sân nhà, luôn có tâm lí bảo thủ và sợ rủi ro. Do đó để đạt được sự hợp tác của các doanh nghiệp, ban quản trị ngoài khả năng thương thuyết cong phải có mối quan hệ tốt và một tầm ảnh hưởng lớn trên địa bàn. Hiệu quả của giải pháp Nếu giải pháp được thực hiện triệt để công ty sẽ khắc phục được hai vấn đề lớn Thứ nhất, đảm bảo tính ổn định cho sản lượng sản xuất, tránh tình trạng không hoàn thành hợp đồng hoặc trễ hạn hợp đồng. Thứ hai, nếu kết hợp chặt chẽ với công tác thu mua và sản xuất sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao do năng lực nhà máy được khai thác tối đa, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Giải pháp liên quan đến hoạt động chế biến bột cá Tuân thủ triệt để các nguyên tác của tiêu chuẩn ISO 9000-2008 mà doanh nghiệp mới được công nhận Nội dung giải pháp Mặc dù mới đã được công nhận đoạt chuẩn quản lí chất lượng ISO 9000-2008 tuy nhiên để phát huy tác dụng của hệ thống quản lí chất lượng này cũng như nâng cao tính cạnh tranh của công ty, công ty phải đảm bảo các điều kiện của hệ thống được thực hiện đúng và đầy đủ. Nội dung của giải pháp tập trung vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO 9000-2008 Để hệ thống quản lí chất lượng hoạt động thực sự có hiệu quả, công ty cần có những biện pháp sau: Tuân thủ triệt để các nguyên tắc của hệ thống quản lí chất lượng Công ty phải xây dựng một chương trình sản xuất ổn định và kiểm soát được quá trình đó. Ban quản trị có trách nhiệm cao nhất trong việc vận hành hệ thống này. Toàn bộ nhân viên tham gia vào hệ thống này phải được đào tạo bài bản. Công ty phải có hệ thống kiểm soát tài liệu, dữ liệu để cung cấp và phân tích thông tin chính xác nhất. Có hệ thống phát hiện kịp thời những hóa chất, tác nhân liên quan đến nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của công ty. Các sản phẩm không phù hợp phải được loại trừ, không vì lợi ích nhỏ mà ảnh hưởng đến lợi ích lớn hơn sau này. Điều kiện thực hiện Để làm được điều này, công ty phải thực sụ nổ lực và mọi nhân viên phải tuan thủ triệt để. Không để tiêu chuẩn chất lượng mang tính hình thức mà phải thực sự phát huy tính hiệu quả của nó. Ban quản trị phải kiên định với những nguyên tắc, không vì những lợi ích trước mắt mà lơ là đi các tiêu chuẩn, hay thái độ biết mà không xử lí. Đánh giá hiệu quả giải pháp Giải pháp không chỉ giúp cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả hơn mà xa hơn nó còn hỗ trợ để phát triển thương hiệu cho công ty. Đây có thể được xem là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm khi đi vào thị trường tiêu thụ. Không chỉ có vậy, tiêu chuẩn này còn được xem như là giấy thông hành ở một số nước. Có được tiêu chuẩn này, doanh nghiệp có thể tiến sâu hơn tại thị trường Nhật Bản và các thị trường khác. Nhóm giải pháp liên quan đến thị trường tiêu thụ bột cá Nhật Bản Nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến Nội dung giải pháp Nội dung chính Hoạt động xúc tiến đã được công ty tiến hành ngay từ khi mới thành lập công ty, tuy nhiên cũng giống nhiều công ty hoạt động cùng lĩnh vực trên địa bàn, hoạt động xúc tiến mới chỉ gói gọn trong bán hàng cá nhân Giải pháp đề ra giúp hoạt động bán hàng cá nhân của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối đa và vận dụng thêm các hình thức xúc tiến khác để hỗ trợ cho bán hàng cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả của marketing tổng thể. Các công việc cần làm Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng cá nhân Hiện tại, hoạt động bán hàng cá nhân của công ty đã hoạt động tốt. Tuy nhiên do hoạt động bán hàng cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào đại diện bán hàng của công ty. Trong khi công ty những nhân viên này còn gặp trục trặc về quá trình thăm dò và tiếp cận khách hàng. Do đó, chính bản thân nhân viên cần cải thiện về một số mặt. Thứ nhất, trình độ tiếng Nhật của các nhân viên này còn hạn chế. Các nhân viê cần khắc phục càng sớm càng tốt. Thứ hai, nhân viên cũng cần bổ sung nhiều hơn kiến thức chuyên ngành về bột cá để thuận tiện cho việc tiếp xúc với đối tác. Về phía công ty, công ty cần tạo cơ hội để nhân viên tiếp xúc với thị trường nước ngoài nhiều hơn, đặc biệt là tham dự các hội chợ, triễn lãm về ngành thủy sản tại Nhật Bản. Tham gia các hội chợ nông nghiệp có chất lượng, xây dựng hình ảnh công ty tại các hội chợ này. Trong thời điểm hiện tại do nguyên nhân từ nhiều phía trong đó có thiếu xót về mặt vĩ mô và của doanh nghiệp nên các hội chợ triển lãm chưa thực sự phát huy được vai trò. Hội chợ tổ chức thì nhiều mà chất lượng chưa cao,khách tham dự xem qua là chính. Do đó công ty không mặn mà gì với hình thức này, nếu có thì 1 năm tham gia 1 lần cho có phong trào. Đối với các hội chợ nước ngoài thì công ty chưa dám mạnh dạn tham gia. Điều này xuất phát từ hai lí do: Thứ nhất, chi phí để tham dự các hội chợ tổ chức ở nước ngoài thường cao. Thứ hai, chưa được hỗ trợ từ phía nhà nước. Thứ ba, công ty còn quan ngại về việc đem chuông đi đánh xứ người. Chính vì vậy mà thương hiệu của công ty chỉ quanh quẩn với các đối tác lâu năm, mặc dù chất lượng sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Để thực hiện được giải pháp này, công ty có thể thực hiện các hoạt động sau: Trước tiên, công ty nên tham dự các hội trợ triễn lãm, đặc biệt là các hội chợ diễn ra tại Nhật Bản. Thứ nhất, để tiếp xúc với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản của Nhật Bản. Thứ hai để học hỏi kinh nghiệm tổ chức gian hàng trong hội chợ. Thứ ba, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới trong và sau khi hội chợ diễn ra. Đây cũng là cách hữu hiệu để tiết kiệm chi phí so với đăng kí một gian hàng. Công ty nên tiếp cận các hội chợ mang tính chất địa phương, tính chất vùng trước khi tiếp cận với các hội chợ mang tính chất quốc gia. Sau đây là một số hội chợ thủy sản và thức ăn chăn nuôi thường diễn ra tại Nhật Bản: Fish Exhibition in Japan Japan Seafood and Technology Expo Các hội chợ triễn lãm khác tại trang web: Tiêp theo, công ty cần chuẩn bị để tham gia đặt gian hàng vào các hội chợ địa phương, vùng về nghề cá của Nhật Bản. Lưu ý cần ưu tiên các hội chợ chuyên ngành như bột cá, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản hơn là các hội chợ tổng thể. Tham gia các sàn giao dịch bột mua bán thủy hải sản, bột cá trực tuyến Việc tham gia các sàn giao dịch trực tuyến về bột cá hay thức ăn thủy sản có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, tiết kiệm được chi phí cho hoạt động xúc tiến. Thứ hai, cùng một lúc có thể tiếp cận nhiều đối tác khác nhau Thứ ba, quảng cáo thông tin công ty. Để làm được điều này, công ty cần đăng kí với các cơ quan chủ quản của các san giao dịch trực tuyến, đồng thời phải chuẩn bị một proposal kĩ lưỡng, song song đó cần chuẩn bị trang web của công ty hoàn chỉnh để cung cấp thêm thông tin cho khách hàng nếu cần. Một số sàn giao dịch trực tuyến và các trang web phục vụ cho giải pháp này: Xây dựng một trang web thân thiện, cung cấp nhiều thông tin cho khách hàng tiềm năng Công ty đã xây dựng một trang web. Tuy nhiên trong trang web chủ yếu là các haotj động của công ty, phần nói về sản phẩm chưa được chú trọng, chưa có sự tách bạch giữa hai mảng chế biến thủy hải sản đông lạnh và chế biến bột cá. Chính vì vậy, để phục vụ cho các giải pháp khác, cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công ty, trang web cần được chỉnh sửa lại. Thứ nhất, cần có sự tách bạch giữa mảng bột cá và mảng chế biến thủy hải sản đông lạnh. Điều này sẽ giúp cho đối tác dễ tìm kiếm thông tin và thông tin không bị loãng. Thứ hai, cần đầu tư cho mảng hình ảnh và thông tin về các sản phẩm của công ty. Vì đây là một trong những mục đích chính của trang web. Thứ ba, để một trang web thực sự hiệu quả cần cập nhật trang web thường xuyên, đặc biệt là các hoạt động của công ty. Điều kiện thực hiện giải pháp Tăng cường các khoản chi hợp lí cho marketing. Để làm được điều này cần xem xét lại chi phí marketing, đánh giá các khoản chi, sau đó bổ sung thêm ngân sách cho marketing. Chú ý phân bổ chi phí marketing một cách hợp lí. Tránh tình trạng đầu tư ào ạt mà không hợp lí. Khoản chi cho marketing sẽ không mang lại tác dụng nếu công ty không có một đội ngũ marketing mạnh và một chiến lược marketing hợp lí. Hiện tại các nhân viên phòng kinh doanh phải đảm nhận luôn mảng marketing. Do đó hiệu quả marketing chưa cao. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ hoạt động marketing chuyên nghiệp hơn. Đội ngũ này không cần nhiều do hiện tại công ty đã có những cá nhân hoạt động bán hàng cá nhân hiệu quả. Sự hỗ trợ của nhà nước và hiệp hội thủy sản để cải thiện tình trạng của các hội chợ thủy sản trong nước và tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các hội chợ triễn lãm nước ngoài. Đánh giá hiệu quả của giải pháp Nếu giải pháp được thực hiện một cách khoa học, vấn đề khó khăn đối với các hoạt đông bán hàng cá nhân sẽ được giải quyết. Ngoài ra, các hoạt động marketing khác sẽ hỗ trợ cho hoạt động bán hàng cá nhân, một mặt, hoạt động bán hàng cá nhân sẽ thuận lợi hơn, mặt khác thương hiệu của công ty sẽ được cải thiện. Việc mở rộng thị trường sẽ thuận lợi hơn nhờ các hoạt động xúc tiến dẫn đường. Tuy nhiên cần lưu ý, việc đầu tư ào ạt cho hoạt động marketing khi chưa có kinh nghiệm không những không đem lại hiệu quả mà còn tổn thất một chi phí lớn. Do đó cần có những bước đi dài hơi, những mục tiêu dài hạn và các chiến lược marketing trong thời gian dài. Tiến tới xây dựng một kênh phân phối trực tiếp sản phẩm trên thị trường Nhật Bản Nội dung giải pháp Sản phẩm của công ty còn cung cấp cho các đối tác thông qua hệ thống kênh phân phối phức tạp của Nhật Bản. Tuy trong giai đoạn ban đầu sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng về sau công ty sẽ phụ thuộc nhiều vào hệ thống kênh phân phối này và sẽ gặp rủi ro khi nhu cầu thực thay đổi. Các bước để triển khai giải pháp này là: Kết hợp với các doanh nghiệp cùng ngành đang xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản để liên kết, tạo sức mạnh của nhà sản xuất, hạ thấp chiết khấu cho nhà phân phối, giảm dần lệ thuộc vào nhà phân phối. Tăng cường tiếp xúc với các công ty chế biến thức ăn thủy sản, đưa ra các chính sách lôi kéo, tổ chức các hình thức chiết khấu và khuyến mãi. Thiết lập kênh phân phối trực tiếp đến nhà sản xuất để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Điều kiện thực hiện giải pháp Giải pháp cần có sự liên kết giữa các nhà xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản, tránh tình trạng riêng lẻ sẽ không có hiệu quả mà còn gây khó khăn cho daonh nghiệp.Không chỉ liên kết các doanh nghiệp ngành bột cá mà phải liên kết với các doanh nghiệp những ngành có liên quan như chế biến thủy hải sản xuất khẩu, chế biến dầu cá… Giải pháp cũng cần có sự hỗ trợ từ nhà nước và hiệp hội thủy sản để xây dựng và thuê mướn lâu dài các kho bãi của Nhật Bản để tổ chức tham gia phân phối hoặc bán buôn. Đánh giá hiệu quả giải pháp Giải pháp sẽ mang lại hiệu quả trong dài hạn, những đầu tư ngắn hạn sẽ không có hiệu quả. Khi các công ty đã thiết lập được hệ thống phân phối tại thị trường này thì sẽ không còn bị phụ thuộc vào các trung gian phân phối, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản Nội dung giải pháp Mặc dù đã đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường ngay từ thời gian đầu nhưng ngân sách cũng như chiến lược cho công tác này chưa đủ để mang lợi hiệu quả mong đợi. Hơn nữa, việc bán sản phẩm cho nhà phân phối nước ngoài cũng làm cho doanh nghiệp bị động và làm giảm hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường. Do đó giải pháp tập trung nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường. Giải pháp cần tiến hành các bước sau: Thành lập nhóm chuyên trách về nghiên cứu thị trường, không chỉ nghiên cứu thị trường Nhật Bản mà nghiên cứu thị trường các nước khác và cả thị trường trong nước. Tăng ngân sách cho nhân viên nghiên cứu thị trường đi nghiên cứu thực tế tại thị trường nước nhập khẩu, cụ thể trong trường hợp này là Nhật Bản để đưa ra những dự báo chính xác, có những thông tin kịp thời về biến động thị trường để có những thay đổi phù hợp với tình hình. Đánh giá lại thị trường để có những thay đổi phù hợp trong tương lai. Điều kiện thực hiện giải pháp Công ty phải có một nhóm chuyên trách về nghiên cứu thị trường, trong đó có người phụ trách trực tiếp thị trường Nhật Bản. Tăng cường ngân sách cung cấp cho việc nghiên cứu thị trường một cách hợp lí. Đánh giá hiệu quả giải pháp Giải pháp mang lại hiệu quả dài hạn, giúp doanh nghiệp có những bước đi phù hợp, hỗ trợ cho việc xây dựng kênh phân phối, giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà phân phối tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên giải pháp cần những người có năng lực và kinh nghiệm hoạt động tại nước ngoài. Không chỉ có vây, cần có một mối quan hệ trên thị trường nhập khẩu để hoàn thành tốt cong tác. Do đó con người sẽ là một trong những rào cản lớn đối với doanh nghiệp. Kết luận Xuất khẩu bột cá trong giai đoạn hiện tại sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần Kiên Hùng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Do đó công ty cần phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ về sản lượng mà cả về kim ngạch và lợi nhuận. Việc đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp đồng bộ, vì biện pháp này là nền tảng cho biện pháp kia. Không chỉ có vậy, công ty cần liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành để nâng cao khả năng cạnh tranh của coanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản. Ngoài sự nổ lực của doanh nghiệp, cần sự hỗ trợ từ nhà nước và hiệp hội thủy sản để doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Là một sinh viên, với lượng kiến thức có hạn, tuy nhiên với sự đầu tư hết sức, hy vọng bài nghiên cứu phần nào đó giúp ích được cho công ty. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thành Danh, Thương Mại Quốc Tế, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Tp. Hồ Chí Minh, 2005. GS.TS. Võ Thanh Thu, Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2002. GS.TS. Nguyễn Đông Phong, Marketing quốc tế, nhà xuất bản Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2012 TS. Hà Nam Khánh Giao, Marketing công nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2004. IFFO, Fishmeal and Fish Oil Statistical Yearbook 2010. Internet: Nước ngoài: Việt Nam:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnop_co_4196.docx
Luận văn liên quan