Đề tài Giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Chương 1: Lý thuyết cơ bản về hợp đồng quyền chọn và các chiến lược quản trị rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn. 1.1Hợp đồng quyền chọn 1.1.1 Định nghĩa Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán: · Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở · Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai · Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price). 1.1.2 Các loại quyền chọn Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option). · Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. · Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua (holder) và người bán quyền chọn mua (writer). Đối với quyền chọn bán, ta cũng có người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán. Một cách phân loại khác là chia quyền chọn thành quyền chọn kiểu châu Âu (European options) và kiểu Mỹ (American options). · Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó. · Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn có thể được dựa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. Nhưng nhìn chung nếu phân theo loại tài sản cơ sở thì có thể chia quyền chọn thành quyền chọn trên thị trường hàng hoá, quyền chọn trên thị trường tài chính và quyền chọn trên thị trường ngoại hối. 1.1.3 Một số khái niệm liên quan. Quyền chọn kiệt giá OTM: là quyền chọn mua (bán) trong đó giá tài sản, tỷ giá, hay giá giao sau thấp (cao) hơn giá thực hiện. Quyền chọn cao giá ITM: là quyền chọn mua (bán) trong đó giá tài sản, tỷ giá, hay giá giao sau cao (thấp) hơn giá thực hiện. Quyền chọn ngang giá ATM: là quyền chọn trong đó giá tài sản cơ sở hay hợp đồng giao sau bằng với giá thực hiện. Q uản trị rủi ro: là việc thực hiện các chiến lược làm tăng hoặc giảm rủi ro theo ý muốn của nhà quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Nó bao gồm cả việc đầu cơ, đánh cược trên sự thay đổi của giá. Trong bài nghiên cứu này ngoài ý nghĩa là hạn chế rủi ro tỷ giá còn mà còn kinh doanh từ việc thực hiện các chiến lược đó. 1.2Các chiến lược quản trị rủi ro bằng quyền chọn 1.2.1 Chiến lược Butterfly 1.2.1.1Long butterfly 1.2.1.1.1 Long call butterfly Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở sẽ không tăng hoặc giảm giá quá nhiều trong tương lai. Đây là chiến lược giới hạn lỗ và lãi của nhà đầu tư. Mô tả chiến lược: Mua một quyền chọn mua với giá thực hiện thấp (OTM) X1, bán hai quyền chọn mua với giá thực hiện trung bình (ATM) X2, mua một quyền chọn mua với giá thực hiện cao (ITM) X3. Tất cả các quyền chọn đều có cùng thời gian đáo hạn và cùng một tài sản cơ sở. Lợi nhuận của chiến lược π = [Max(0, ST – X1) – C1] – 2[Max(0, ST – X2) – C2] + [Max(0,ST – X3) – C3] Chương 2: Phân tích việc thực hiện hợp đồng quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở Việt Nam hiện nay. 2.1Tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam. Năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá USD/VND, ở một số thời điểm, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng lên rất mạnh. Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17.941 đồng lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18.544 đồng lên mức 1 USD = 18.932 đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do vẫn ở mức cao. Xét trong giai đoạn đầu năm 2011, tỷ giá cũng có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố liên tục giảm, từ đỉnh cao 20.733 đồng hôm 19/4 xuống còn 20.673 đồng vào ngày 18/5. Trong khi đó, tỷ giá công bố tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn hờ hững theo kiểu không muốn mua mà cũng chẳng muốn bán cho các ngân hàng thương mại. Qua biểu đồ ta thấy tỷ giá mua và bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian gần đây bất ngờ tăng cao dù tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn trong xu thế giảm. Nhìn chung, tỷ giá ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng mức độ biến động của tỷ giá là rất đáng kể. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm lí, đời sống người dân, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy rằng việc xây dựng một công cụ có khả năng bảo hiểm rủi ro tỷ giá là rất cân thiết trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Những cơ hội để phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế đã có nhiều bước chuyển biến tích cực hơn, tiềm năng phát triển của nền kinh tế còn rất lớn. Để khai thác tiềm năng này các yêu cầu về minh bạch, cơ chế, chính sách thông thoáng, ngày càng được chú trọng và thực hiện quyết liệt hơn. Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tính cạnh tranh ngày càng cao, vấn đề công khai hoá, minh bạch hoá thông tin thị trường, nền kinh tế ngày càng được đòi hỏi, yêu cầu cao hơn. Việc thành lập thị trường quyền chọn nói chung và thị trường quyền chọn ngoại tệ nói riêng ở Việt Nam sẽ giúp các hoạt động này sẽ giúp các hoạt động này diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường một cách công bằng hơn, chúng ta sẽ giảm được độc quyền, sự phân biệt và giao dịch bí mật trong thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả trong hoạt động quảng bá sản phẩm của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một mặt khác, ở Việt Nam chưa phải gánh chịu ảnh hưởng lớn từ một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nào trên thế giới trước 2008, cơ chế quản lý các giao dịch vốn những năm trước đây chủ yếu dựa vào cơ chế hành chính, tự phong toả là chính, mức độ tự do hoá rất hạn chế nên việc áp dụng các công cụ option ngoại tệ còn chưa trở thành công cụ cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, việc ảnh hưởng của nền tài chính tế giới ngày càng sâu rộng, điển hình là sự ảnh hưởng của việc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 đã buộc các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quan tâm nhiều hơn để phát triển công cụ quyền chọn ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Tiếp theo là vấn đề về sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của dòng vốn nước ngoài và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nhìn một cách tổng thể, những năm gần đây sau khi gia nhập WTO, chỉ riêng doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 – 2008. Trong số đó có không ít doanh nghiệp FDI chỉ bán hàng trong nước, thu thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ ( chủ yếu là USD) thu VND để thanh toán cho các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ chuyển tiền về nước và dùng VND mua ngoại tệ chuyển ra Trong quá trình đó rủi ro tỷ giá là một điều luôn tìm ẩn đối với các doanh nghiệp này. Khi đó, công cụ options ngoại tệ sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường hợp này, giúp các doanh nghiệp tránh được thiệt hại do tăng hoặc giảm ngoại tệ ( nếu có). Như chúng ta đã biết, việc sử dụng công cụ quyền chọn để phòng ngửa rủi ro tỷ đã trở nên phổ biến ở các nước phát triển, vì vậy khi đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu này sẽ ngày càng một lớn hơn. Và ngược lại khi thị trường quyền chọn phát triển chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Nói chung, tuy cho đến hiện nay, thị trường quyền chọn ở nước ta vẫn chưa phát triển nhưng có một tiềm năng rất lớn trong giai đoạn sắp tới. Do đó việc thực hiện xây dựng, ứng dụng hợp động quyền chọn trong giai đoạn hiện nay là rất đáng xem và nghiên cứu thêm. Chương 3: Các giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. 3.1 Các giải pháp vĩ mô của nhà nước. Đối với nhà nước, để phát triển thị trường công cụ quyền chọn thì nhà nước cần có những chính sách vĩ mô nhằm xây dựng một thị trường hoàn chỉnh. · Xây dựng các văn bản luật hoàn chỉnh. Trước tiên là xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, một văn bản pháp luật cho các công cụ phái sinh nói chung và các điều khoản hướng dẫn cho công cụ quyền chọn nói riêng. Một văn bản pháp luật cho việc này cần đòi hỏi: thứt nhất là ngăn chặn việc lợi dụng các công cụ quyền chọn để thực hiện các hành vị làm méo mó thị trường, không dùng với mục đích nguyên thuỷ của nó là quản trị rủi ro. Thứ hai là văn bản đó phải chặt chẽ, nhưng cung phải đủ độ thông thoáng nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia. Thứ ba, nó phải phù hợp theo cơ chế thị trường. Hiện nay vấn đề các ngân hàng thương mại và khách hàng lợi dụng công cụ quyền chọn để thoả thuận mua bán ngoại tệ theo giá chợ đen. Việc này thực hiện được do đặc điểm thoả thuận phí quyền chọn. Nhưng chúng ta không thể dùng các văn bản luật để ngăn cản hoạt động này, việc làm cần thiết hơn của nhà nước là làm giảm sự chên lệch giữa tỷ giá quy định và tỷ giá chợ đen. Nếu hạn chế hoạt động của thị trường quyền chọn sẽ làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, làm tăng rủi ro của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung. · Điều hành tốt kinh tế vĩ mô Về cơ chế tỷ giá, Việt Nam cần thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn nữa phù hợp với thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chợ đen là không được cho phép nhưng nó vẫn luôn tồn tại vì có sự chên lệch lớn giữa thị trường và theo quy định. Do đó đễ thị trường quyền chọn phát triển đúng nghĩa của nó thì vấn đề tỷ giá là rất quan trọng, tuy cơ chế tỷ giá có quản lý nhưng phải quản lý linh hoạt theo thị trường. Việc này vốn không phải dể nên cần được đầu tư quản lý hơn nữa. Thứ hai, là tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo thông thoáng cho mậu dịch quốc tế. Các quy định về mua bán ngoại tệ phải được thông thoáng hơn. Các mức thuế cũng cần có những sửa đổi để khuyến khích xuất khẩu. Đồng thời chính phủ cần thực hiện các chính tài chính tiền tệ thích hợp, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển kinh doanh. · Thực hiện các bước để tiến tới thành lập một sàn giao dịch options niêm yết tập trung. Ngoài các giải pháp cho sự phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ nói chung ở trên, để thị trường quyền chọn thực sự phát triển và trở thành một trong những trụ cột của thị trường tài chính, khi thị trường quyền chọn và các giao dịch quyền chọn đạt đến độ chín mùi cần thiết, bên cạnh một thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) vẫn đang tồn tại, nhà nước cần tiến hành tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các sàn giao dịch quyền chọn lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, để thành lập một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức (giống như một sàn giao dịch chứng khoán niêm yết tập trung) như ở các nước có thị trường tài chính phát triển, với các tài sản cơ sở ở đây có thể là cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, chỉ số chứng khoán, vàng, lãi suất . Điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản, khối lượng giao dịch trên thị trường quyền chọn cũng như thị trường các tài sản cơ sở, đặc biệt là thị trường ngoại hối dần dần tiến đến chuyên nghiệp hóa, tạo thuận tiện, phổ biến và đưa thị trường quyền chọn trở thành một một trong những thị trường thiết yếu trên thị trường tài chính. Việc xây dựng hệ thống kỹ thuật công nghệ cho sàn giao dịch quyền chọn tập trung đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ. Các nhà quản lý có thể dựa vào kinh nghiệm xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho sở giao dịch chứng khoán và tham khảo từ các sàn giao dịch quyền chọn tập trung ở các nước, kết hợp với khả năng, tình hình thị trường hiện tại để trang bị hệ thống kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện nước ta. Các hệ thống lưu ký, giao dịch, thanh toán bù trừ, hệ thống kết nối với các thành viên (ngân hàng thương mại môi giới quyền chọn) cần được trang bị đồng bộ, thống nhất, giúp đơn giản hóa các qui trình giao dịch, đồng thời tăng tính chính xác, thanh khoản và độ an toàn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

pdf65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3405 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền chọn ròng Lỗ khi giá tài sản cơ sở nằm giữa giá thực hiện của hai quyền chọn mua do nhà đầu tư mua. Trang 34 Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = Tổng giá thực hiện của các quyền chọn mua do nhà đầu tư mua trừ giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán + phí quyền chọn ròng Điểm hòa vốn dưới = giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán trừ phí quyền chọn ròng 1.2.7 Chiến lược Strip Strip là một chiến lược sửa đổi, có tính đầu cơ giá xuống của chiến lược mũi tên. Nó bao gồm viêc mua một quyền chọn mua ATM, và hai quyền chọn bán ATM của cùng một tài sản cơ sở, cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Chiến lược giao dịch quyền chọn Strip có lợi nhuận không giới hạn, rủi ro giới hạn và được sử dụng khi người ta nghĩ giá của tải sản cơ sở sẽ có một độ biến động lớn trong khoảng thời gian ngắn và có xu hướng giảm mạnh sau đó. Lợi nhuận không giới hạn Lợi nhuận lớn đạt được với chiến lược strip khi giá tài sản cơ sở tạo ra một sự di chuyển mạnh ngay cả khi giá lên hay xuống khi đáo hạn, với lợi ích lớn hơn được tạo ra từ sự giảm giá. Công thức để tính toán lợi nhuận Trang 35 Lợi nhuận lớn nhất = không giới hạn Lợi nhuận đạt được khi giá của tài sản cơ sở > giá thực hiện của quyền chọn mua/bán+phí phải trả ròng. Hoặc Giá của tài sản cơ sở < giá thực hiện của quyền chọn mua /bán – (phí quyền chọn ròng/2). Rủi ro giới hạn Thiệt hại lớn nhất của chiến lược này xảy ra khi giá của tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn bằng giá thực hiện của quyền chọn mua và quyền chọn bán. Tại mức giá này, tất cả các quyền chọn đều không có giá trị và người mua quyền chọn mất toàn bộ phí ban đầu để tham gia vào giao dịch này. Công thức tính lỗ tối đa Lỗ tối đa = Phí quyền chọn ròng + tiền hoa hồng Thiệt hại lớn nhất xảy ra khi giá của tài sản cỏ sở = giá thực hiện Điểm hòa vốn Có 2 điểm hòa vốn trong chiến lược Strp và có thể tính toán dưa vào công thức: Điểm gãy phía trên= giá thực hiện của quyền chọn mua/bán+ phí phải trả ròng. Điểm gãy phía dưới= giá thực hiện của quyền chọn mua/bán- (phí phải trả ròng/2) 1.2.8 Chiến lược strap Trang 36 Chiến lược strap là một phiên bản sửa đổi, có tính đầu cơ giá lên. Nó liên quan đến việc mua một số quyền chọn bán ATM và hai lần số lượng quyền chọn mua ATM của cùng một tài sản cơ sở, giá thực hiện và ngày hết hạn . Chiến lược strap có lợi nhuận không giới hạn, khoản lỗ giới hạn, được sử dụng khi các nhà kinh doanh cho rằng giá tài sản cơ sở sẽ trải qua sự biến động đáng kể trong tương lai gần và có nhiều khả năng sẽ cao trở lại thay vì giảm xuống dưới. Lợi nhuận tiềm năng không giới hạn Lợi nhuận lớn có thể đạt được với chiến lược này khi giá cổ phiếu tiềm ẩn tạo ra một di chuyển mạnh lên trên hay xuống dưới tại lúc hết hạn, với lợi nhuận lớn hơn sẽ được thực hiện với một di chuyển lên trên. Các công thức tính lợi nhuận được đưa ra dưới đây: Lợi nhuận = không giới hạn tối đa Lợi nhuận đạt được khi giá của tài sản > giá thực hiện của quyền chọn mua/ bán + (phí ròng phải trả/ 2). Hoặc giá của tài sản cơ sở < giá thực hiện của quyền chọn mua/ bán - phí ròng phải trả. Lợi nhuận = 2 x (Giá của tài sản cơ sở- giá thực hiện của quyền chọn mua) – phí ròng phải trả Hoặc Giá thực hiện của quyền chọn bán - Giá của tài sản cơ sở - phí ròng phải trả. Rủi ro hạn chế Tối đa thiệt hại cho chiến lược strap xảy ra khi giá tài sản ở ngày hết hạn là giá giao dịch thực hiện. Ở mức giá này, tất cả các quyền chọn đều vô giá trị và nhà kinh doanh bị mất toàn bộ phí ban đầu. Công thức để tính thiệt hại tối đa là đưa ra dưới đây: Lỗ lớn nhất= phí quyền chọn ròng + Hoa hồng Trang 37 · Lỗ lớn nhất xảy ra khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn mua/ bán Điểm hoà vốn (s) Có 2 điểm hòa vốn trong chiến lược Strap. Những điểm hoà vốn có thể được tính bằng cách sử dụng các công thức sau đây · Điểm hòa vốn phía trên = giá thực hiện của quyền chọn mua/bán + (phí ròng/2) · Điểm hoà vốn phía dưới= giá thực hiện của quyền chọn mua/bán + phí ròng. 1.2.9 Put Ratio Spread Chiến lược này được thực hiện bằng cách mua một số lượng quyền chọn bán và bán nhiều hơn số quyền chọn bán đã mua của cùng một cổ phiếu ở mức giá thực hiện khác nhau. Chiến lược này có lợi nhuận giới hạn, rủi ro không giới hạn. Mua mọt quyền chọn bán cao giá và bán 2 quyền chọn bán kiệt giá. Lợi nhuận giới hạn Lợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn bán mà NDT đã mua –giá thực hiện quyền chọn bán mà NDT đã bán + phí quyền chọn ròng Lợi nhuận tối đa đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện cảu quyền chọn bán mà NDT đã bán. Trang 38 Rủi ro vô hạn Lỗ khi giá của tài sản cơ sở < giá thực hiện cảu quyền chọn bán NDT đã bán – ((giá thực hiện của quyền chọn bán NDT đã mua – giá thực hiện quyền chọn bán NDT đã bán + phí quyền chọn ròng)/ số lượng của quyền chọn bán) Lỗ = giá thực hiện của quyền chọn bán NDT đã bán – giá tài sản cơ sở - lợi nhuận tối đa Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = giá thực hiện quyền chọn bán NDT đã mua +/- phí quyền chọn ròng Điểm hòa vốn dưới = giá thực hiện của quyền chọn bán NDT đã bán – (điểm mà tại mức giá đó lợi nhuận là tối đa / số lượng quyền chọn bán) 1.2.10 Ratio Call Write Chiến lược được thực hiện khi NDT nắm giữ cô phiếu cơ sở và bán số lượng quyền chọn mua nhiều hơn số cổ phiếu nắm giữ. Chiến lược này có lợi nhuận giới hạn và rủi ro vô hạn được thực hiện khi NDT nghĩ giá sẽ biến động nhẹ trong ngắn hạn. Mua 100 cổ phiếu và bán 2 quyền chọn mua ngang giá. Lợi nhuận giới hạn Lợi nhuận tối đa = phí quyền chọn ròng Lợi nhuận tối đa đạt được khi giá của tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn mua mà NDT đã bán Rủi ro vô hạn Lỗ vô hạn Lỗ xảy ra khi giá của tài sản cơ sở < giqa1 thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán – phí quyền chọn ròng hoặc giá của tài sản cơ sở > giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán + phí quyền chọn ròng Trang 39 Lỗ = giá tài sản cơ sở - giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán – phí quyền chọn ròng hoặc giá của tài sản cơ sở lúc mua – giá của tài sản cơ sở lúc đáo hạn – phí quyền chọn ròng Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = Gía thực hiện quyền chọn mua do nhà đầu tư bán + giá mà tại đó lợi nhuận tối đa Điểm hòa vốn dưới = Gía thực hiện quyền chọn mua do nhà đầu tư bán – giá mà tại đó Quyền chọn ghìm giá Một cách khác để đánh cuộc trên chiều hướng diễn biến giá của tài sản cơ sở là sử dụng quyền chọn ghìm giá. Một quyền chọn ghìm giá cũng tương tự như các quyền chọn đã được tiêu chuẩn hóa mà chúng ta đã nghiên cứu ở phần trên nhưng khác ở chỗ quyền chọn ghìm giá có thể được hủy bỏ nếu diễn biến giá đạt được ở mức đã được thỏa thuận trước giữa hai đối tác gọi là giá thỏa thuận. Nếu giá tiến đến mức chắn này thì người mua sẽ không thực hiện quyền chọn cho dù nó kết thúc ở trạng thái cao giá – ITM. Quyền chọn ghìm giá còn được gọil là quyền chọn có rào chắn tốn ít chi phí hơn các quyền chọn tiêu chuẩn khác, bởi vì rủi ro cũng thấp hơn. Có nhiều loại quyền chọn ghìm giá, chẳng hạn quyền chọn mua ghìm giá xuống theo thỏa thuận sẽ có kết quả có lãi cho người mua quyền chọn nếu tỷ giá lên ( đồng tiền Trang 40 mạnh) nhưng nó có thể được hủy bỏ nếu đồng tiền yếu đến mức bằng với giá đã thỏa thuận trước đó. Ngược lại, một quyền chọn bán ghìm giá xuống theo thỏa thuận có kết quả có lãi nếu tỷ giá xuống (đồng tiền yếu) nhưng nó sẽ được hủy bỏ nếu đồng tiền yếu đến mưc vượt giá thỏa thuận riêng . Ngoải lợi thế chi phí thấp thì quyền chọn ghìm giá xuống còn hữu dụng khi nhà đầu tư tin rằng nếu ngoại tệ sẽ giảm dưới một mức nào đó , thì sẽ không có khả năng lỗ. Quyền chọn ghìm giá lên theo thỏa thuận sẽ bị hủy bỏ nếu đồng tiền mạnh đến mức vượt giá thỏa thuận riêng . Ngoài quyền chọn ghìm giá ở phần trên, trong thực tiễn cong có những quyền chọn ghìm gía khác rất phức tạp. Trang 41 Tổng kết chương 1 Trên đây là một số chiến lược phổ biến mà các nước phát triển sử dụng. Các chiến lược này không chỉ đơn giản là để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà nó còn mang ý nghĩa đầu cơ, đánh cược trên sự thay đổi của giá. Nó tuỳ thuộc vào mục đích của nhà quản trị. Nếu một nhà quản trị có năng lực sẽ chẳng những phòng ngừa tốt về rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi nghiên cứu đề tài này mục đích chính vẫn là giúp các nhà quản trị phòng ngửa rủi ro tỷ giá, giúp giảm các thiệt hại do thay đổi tỷ giá gây ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuỳ theo những trường hợp khác nhau mà nhà quản trị sẽ thực hiện các chiến lược khác nhau nhằm đem lại lợi ích tốt cho doanh nghiệp. Ngoài những chiến lược nói trên các nhà quản trị có thể tự tìm ra một chiến lược tốt nhất thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể, tất nhiên nhà quản trị có thể tìm ra một chiến lược riêng cho mình mà không cần theo khuôn mẫu nhưng trên đây là các chiến lược cơ bản và phổ biến nhất. Nhà quản trị cần phải biết trước khi nghiên cứu những chiến lược cao cấp hơn, phức tạp hơn. Trang 42 Chương 2: Phân tích việc thực hiện hợp đồng quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở Việt Nam hiện nay. 2.1Tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam. Năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá USD/VND, ở một số thời điểm, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng lên rất mạnh. Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17.941 đồng lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18.544 đồng lên mức 1 USD = 18.932 đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do vẫn ở mức cao. Biểu đồ 1: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 11/2009 – 12/2010 Nguồn: SBV, dữ liệu của TVSC Xét trong giai đoạn đầu năm 2011, tỷ giá cũng có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố liên tục giảm, từ đỉnh cao 20.733 đồng hôm 19/4 xuống còn 20.673 đồng vào ngày 18/5. Trong khi đó, tỷ giá công bố tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn hờ hững theo kiểu không muốn mua mà cũng chẳng muốn bán cho các ngân hàng thương mại. Trang 43 Biểu đồ 2: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 4 – 12/2011 Qua biểu đồ ta thấy tỷ giá mua và bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian gần đây bất ngờ tăng cao dù tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn trong xu thế giảm. Nhìn chung, tỷ giá ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng mức độ biến động của tỷ giá là rất đáng kể. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm lí, đời sống người dân, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy rằng việc xây dựng một công cụ có khả năng bảo hiểm rủi ro tỷ giá là rất cân thiết trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Những cơ hội để phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế đã có nhiều bước chuyển biến tích cực hơn, tiềm năng phát triển của nền kinh tế còn rất lớn. Để khai thác tiềm năng này các Trang 44 yêu cầu về minh bạch, cơ chế, chính sách thông thoáng,… ngày càng được chú trọng và thực hiện quyết liệt hơn. Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tính cạnh tranh ngày càng cao, vấn đề công khai hoá, minh bạch hoá thông tin thị trường, nền kinh tế ngày càng được đòi hỏi, yêu cầu cao hơn. Việc thành lập thị trường quyền chọn nói chung và thị trường quyền chọn ngoại tệ nói riêng ở Việt Nam sẽ giúp các hoạt động này sẽ giúp các hoạt động này diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường một cách công bằng hơn, chúng ta sẽ giảm được độc quyền, sự phân biệt và giao dịch bí mật trong thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả trong hoạt động quảng bá sản phẩm của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một mặt khác, ở Việt Nam chưa phải gánh chịu ảnh hưởng lớn từ một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nào trên thế giới trước 2008, cơ chế quản lý các giao dịch vốn những năm trước đây chủ yếu dựa vào cơ chế hành chính, tự phong toả là chính, mức độ tự do hoá rất hạn chế… nên việc áp dụng các công cụ option ngoại tệ còn chưa trở thành công cụ cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, việc ảnh hưởng của nền tài chính tế giới ngày càng sâu rộng, điển hình là sự ảnh hưởng của việc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 đã buộc các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quan tâm nhiều hơn để phát triển công cụ quyền chọn ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Tiếp theo là vấn đề về sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của dòng vốn nước ngoài và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nhìn một cách tổng thể, những năm gần đây sau khi gia nhập WTO, chỉ riêng doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 – 2008. Trong số đó có không ít doanh nghiệp FDI chỉ bán hàng trong nước, thu thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ ( chủ yếu là USD) thu VND để thanh toán cho các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ chuyển tiền về nước và dùng VND mua ngoại tệ chuyển ra… Trong quá trình đó rủi ro tỷ giá là một điều luôn tìm ẩn đối với các doanh nghiệp này. Khi đó, công cụ options ngoại tệ sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường hợp này, giúp các doanh Trang 45 nghiệp tránh được thiệt hại do tăng hoặc giảm ngoại tệ ( nếu có). Như chúng ta đã biết, việc sử dụng công cụ quyền chọn để phòng ngửa rủi ro tỷ đã trở nên phổ biến ở các nước phát triển, vì vậy khi đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu này sẽ ngày càng một lớn hơn. Và ngược lại khi thị trường quyền chọn phát triển chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Nói chung, tuy cho đến hiện nay, thị trường quyền chọn ở nước ta vẫn chưa phát triển nhưng có một tiềm năng rất lớn trong giai đoạn sắp tới. Do đó việc thực hiện xây dựng, ứng dụng hợp động quyền chọn trong giai đoạn hiện nay là rất đáng xem và nghiên cứu thêm. 2.3Thực trạng triển khai option ngoại tệ của các tổ chức tài chính ở Việt Nam 2.3.1 Giai đoạn trước 23/03/2009 2.3.1.1 Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. · Về phía ngân hàng tham gia. Trong giai đoạn thí điểm, các ngân hàng thương mại muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại tệ có lãi ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra các quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. Theo công văn số 135/NHNN-QLNN, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiên thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và năm ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank. · Đặc điểm giao dịch. Trang 46 Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các doanh nghiệp và cá nhân được quyền đặt mua hay bán USD với VND thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn. Đặc biệt, quyền chọn USD và VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu, trong đó: Người mua quyền chọn là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam Nguời bán quyền chọn là các ngân hàng thương mại Đồng tiền giao dịch: giao bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Kiểu quyền chọn: kiểu Châu Âu hoặc kiểu mỹ. · Về doanh số giao dịch. Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Từ năm 2004 đến 2009 mặc dù không còn giới hạn về số lượng ngân hàng thương mại tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này vẫn chua thực sự sôi động. Ngay cả bản thân các tổ chức tài chính ở Việt Nam đặc biệt là các ngân hàng vẫn chưa đủ năng lực thực hiện và niềm tin của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc sở hữu nước ngoài không cao đối với các tổ chức tài chính ở Việt Nam. Các giao dịch hầu như chỉ tập trung vào các chi nhánh của ngân hàng lớn và có tiếng của nước ngoài như HSBC hay Citybank và một số ít ngân hàng Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng khác vẫn không có giao dịch. 2.3.1.2 Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ Tháng 4/2005 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ VND. ACB là ngân hàng đầu tiên Trang 47 được thí điểm nghiệp vụ này, vói mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD ( quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VND). Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với các giá trị hợp đồng là 8 triệu USD – 100.000 USD và chỉ được thực hiện quyền chọn kiều châu âu. BIDV được phép thí điểm từ 22/08/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị các hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn các ngân hàng như Eximbank, Gpbank cũng được tham gia nghiệp vụ này. · Đặc điểm giao dịch Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VND yều cầu các ngân hàng thương mại muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề àn chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được ngân hàng nhà nước chấp nhận bằng văn bản. Quy dịnh về tỷ giá thực hiện như sau: Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VND: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng thời hạn. Đối với hợp đồng quyền chọn giữa các ngoại tệ khác VND: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận. · Doanh số giao dịch Mặc dù được triển khai từ 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng thương mại không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì các điều kiện thanh toánh linh hoạt hơn. Và hầu hết các ngân hàng thương mại đều có số lượng hợp đồng rất ít. Vietcombank và Eximbank đươc xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao. Nhìn chung trong giai đoạn trước năm 2009, tuy theo khảo sát thì nhu cầu về hợp đồng quyền chọn khá cao nhưng giao dịch vẫn chưa nhiều, nguyên nhân là do thị trường công cụ phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng ở Việt Nam thật sự chưa hoàn chỉnh. Thị trường quyền chọn chỉ đang ở giai đoạn hình thành, các Trang 48 văn bản quy định cũng như việt quản lý thị trường này vẫn còn quá nhiều thiếu sót dẫn đến một số trường hợp lợi dụng những điểm khiếm khuyết này để làm méo mó mục đích thật sự của thị trường quyền chọn và từ đó ảnh hưởng đến đến nền kinh tế vĩ mô nói chung. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đên sự huỷ bỏ hoạt động giao dịch quyền chọn trong năm 2009. 2.3.2 Giai đoạn sau 23/03/2009 Ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1820/NHNN - QLNH, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hợp đồng quyền chọn. Với tình hình năm 2009 được coi là năm thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa trong và ngoài hệ thống có lúc lên tới mấy nghìn đồng mỗi USD. Nhiều doanh nghiệp dưới sự “tư vấn” của ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng quyền chọn mua/bán ngoại tệ dưới hình thức “quyền chọn kiểu Mỹ”. Nhờ đó, hai bên thoải mái giao dịch với nhau với mức giá như “chợ đen” nhưng vẫn “qua mắt” được Ngân hàng Nhà nước, và lúc đó, tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước bỗng trỏ thành danh nghĩa. Ví dụ, tỷ giá kịch trần của Ngân hàng Nhà nước là 18.700 VND/USD, giá tự do là 19.700 VND/USD thì hợp đồng vẫn ký là 18.700 VND/USD nhưng doanh nghiệp phải trả thêm mức phí “quyền chọn” là 1.000 VND/USD và tất toán hợp đồng. Đây là một tình trạng đau đầu đối với cơ quan quản lý. Do đây là một điểm đặc biệt của hợp đồng quyền chọn, nếu đã cho phép giao dịch các hợp đồng quyền chọn thì không thể can thiệp vào các mức phí mà các tổ chức tài chính đưa ra. Nhưng không thể vì vậy mà cấm việc sử dụng công cụ quyền chọn trong giai đoạn hội nhập hiện nay vì nó trái với kinh tế thị trường. Vấn đề này cần phải được sớm nghiên cứu để khắc phục. 2.4 Những khó khăn khi xây dựng thị trường công cụ quyền chọn. Đối với tầm quả lý vĩ mô đó chính khó khăn trong việc điều chỉnh cũng như ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thị trường. Đối với cơ quan cấp vĩ mô nhà Trang 49 nước việc ban hành một văn bản phù hợp và tạo tính thuận lợi dễ dàng khi thực hiện trong thực tế, để tạo sự an tâm giao dịch cho các nhà đầu tư không phải việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Do chỉ mới bắt đầu hình thành cách đây không lâu cho nên thị trường quyền chọn vẫn còn nhiều điều cần khắc phục và hoàn thiện hơn. Đối với các nước phát triển thì thị trường công cụ quyền chọn cũng phải được hình thành trong khoản thời gian rất lâu 30-50 năm. Do đó sự mới mẽ của công cụ quyền chọn là một khó khăn lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt để có thể xây dựng được một thị trường hoàn chỉnh. Đối với các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ quyền chọn ngoại tệ - Ngân hàng thương mại thì khó khăn lớn nhất chính là xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và công nghệ. Rõ ràng việc trang bị hệ thống kỹ thuật công nghệ cho hoạt động giao dịch quyền chọn là rất phức tạp và tốn kém, cần một khoản thời gian dài đễ học tập và sử dụng tốt các thiết bị kỹ thuật đó, đặc biệt là việc xây dựng một hệ thống có kết nối với sàn giao dịch quyền chọn tập trung mà trong tương lai đó là một việc hết sức cần thiết. Nếu các tổ chức tài chính không tính toán kỹ thì có thể dẫn đến thua lỗ trầm trọng. Chính điều này đã khiến các ngân hàng ngần ngại khi đầu tư góp phần phát triển thị trường. Ngoài ra hệ thống kết nối với khách hàng, các phần mền định giá quyền chọn cũng rất phức tạp, rất khó khăn trong vấn đề đào tạo nhân viên. Đó là chưa nói đến giá của các phần mên này là rất cao. Một khó khăn khác trong việc phát triển thị trường quyền chọn đó chính là khó khăn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng và trình độ. Hiện nay số người biết đến công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn nói riêng là rất ít. Hiện nay khái niệm công cụ phái sinh cũng như quyền chọn hầu như chỉ được nhắc đến ở các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế ở trên phương diện lý thuyết mà chưa thấy có một lợp huấn luyện chuyên sâu và thực tế nào bên ngoài các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính. Vấn đề này chúng ta sẽ đè cập rõ hơn ở phân sau đây. Trang 50 2.5Thực trạng sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay. Qua thực hiện khảo sát tại các lớp cao học, tại chức tại trường Đại học kinh tế TP.HCM và một số qua khảo sát online, đối tượng là các cá nhân, nhân viên văn phòng hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu1. Kết quả sơ bộ như sau: · Tổng số phiếu được khảo sát: 260 , trong đó: § Số phiếu khảo sát trực tiếp: 250 § Số phiếu khảo sát trực tuyến: 10 · Số phiếu nhận về: 187 · Số phiếu đủ tiêu chuẩn xử lý: 112 · Số phiếu có đầy đủ thông tin: 107 Trong đó: · Số phiếu do người thực hiện khảo sát có đảm trách nhiệm vụ quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp: 38 Các số liệu được tính toán thống kê và xử lý trên phần mềm excel. Qua thời gian khảo sát ta thu được một số kết quả, tuy các kết quả này vẫn chưa thể có được độ tin cậy cao do số mẫu quan sát còn ít, chưa đại diện được cho tổng thể. Nhưng mẫu quan sát là ngẫu nhiên cho nên chúng ta vẫn có thể tạm chấp nhận và từ kết quả đó chúng ta sẽ có thể bàn luận về một số vấn đề về việc thực hiện các chiến lược quyền chọn tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như sau: 2.5.1 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với quản trị rủi ro tỷ giá 1 Bảng khảo sát ở phụ lục 1 Trang 51 Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiên nay là các công ty nhỏ, quy mô không đáng kể so với thế giới, cho nên việc quản trị rủi ro tỷ giá ít được quan tâm so với các nước đã phát triển. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, theo khảo sát có được thì chỉ 46% quan tâm nhất đến vấn đề tỷ giá. Biểu đồ 3: Vấn đề quan tâm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Mặt khác, tính trên tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà tôi khảo sát được thì có đến 45% không thực quản trị rủi ro tỷ giá. Con số này là rất cao, như theo kết quả của công trình nghiên cứu khoa học 12/2006 của sở khoa học và công nghệ TP.HCM kết hợp với trường Đại học Kinh Tế TP.HCM với đề tài “ Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” đã cho thấy: Trong số các doanh nghiệp khảo sát, có khoản 5,3% doanh nghiệp chưa hề biết đến và chưa nhận thức đầy đủ về rủi ro tỷ giá, khoảng 24% co nghe và biết đến nhưng hầu như không quan tâm, gần 30% chua nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá, 70% có nhận thức vấn đề này nhưng trong đó chỉ có khoảng 30% là thực sự lo lắng về rủi ro tỷ giá. Sau hơn 4 năm hội nhập kinh tế quốc tế con số mà tôi khảo sát lại khi thực hiện đề tài này là khá bi quan, với con số 45% các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thực Trang 52 hiện quản trị rủi ro tỷ giá là một con số không thể chấp nhận trong giai đoạn kinh tế hiện nay. Biểu đồ 4: Số doanh nghiệp có thực hiện quản trị rủi ro tỷ giá Vấn đề thứ 2 mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm đó chính là lãi suất – chiếm 31%, điều này cũng dễ giải thích, đó là do các doanh nghiệp còn nhỏ lẽ, việc phụ thuộc nguồn vốn vay là rất nhiều. Tuy nhiên lãi suất vẫn là vấn đề mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm nhất. Vấn đề này có thể được giải thích như sau: Tỷ giá USD/VND theo như phân tích ở trên thì ta thấy có sự biến động nhưng không quá mạnh, không tạo một mức rủi ro lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay, thực tế kết quả khảo sát cũng ủng hộ vấn đề này, đến 55% cho rằng việc biến động không mạnh của tỷ giá làm cho các doanh nghiệp xuất nhập không quan tâm lắm đến vấn đề tỷ giá. Một vấn đề khác là chi phí cho việc quản trị rủi ro tỷ giá là tương đối lớn, thực tế hiện nay việc sử dụng các công cụ như giao sau, kỳ hạn, quyền chọn… để quả trị rủi ro tỷ giá là rất tốn kém, mức phí mà các tổ chức tài chính đưa ra cho doanh nghiệp là khá cao trong khi mức biến động của tỷ giá không quá mạnh, điều này thể hiện sự bất cân xứng giữa lợi ích và chi phí cho việc quản trị của doanh nghiệp. Một lý do khá nhạy cảm khác là phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc sở hữu nhà nước còn ỷ lại vào sự che chở Trang 53 của cơ quan có thẩm quyền, do vậy, các doanh nghiệp đã không quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá đúng mức. Biểu đồ 5: Nguyên nhân doanh nghiệp không quan tâm đến quản trị rủi ro tỷ giá trong giai đoạn hiện nay 2.5.2 Việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các doanh nghiệp xuât nhập khẩu hiện nay. Theo khảo sát thì chỉ có 27% các doanh nghiệp khảo sát muốn thực hiện quản trị rủi ro tỷ giá bằng công cụ quyền chọn và 100% đều chưa thực hiện các chiến lược trên hợp đồng quyền chọn trong công việc quản trị của mình. Trong khi đó, công cụ giao sau và kỳ hạn được doanh nghiệp sử dụng và quan tâm rất nhiều - đến 64%. Điều này cho thấy rằng một mặt quyền chọn cho đến nay vẫn chưa là một công cụ quản trị được các doanh nghiệp quan tâm, mặt khác thực hiện các chiến lược trên hợp đồng quyền chọn là còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, trình độ của các nhà quản lý còn thấp chưa thể thực hiện các chiến lược trên quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá theo đúng nghĩa thực tế của nó. Việc thực hiện quản trị nhằm tránh những khoản thiệt hại cho biến động tỷ giá gây ra đã là một điều khó đối với họ, còn việc tìm kiếm lợi nhuận qua quá trình quản trị rủi ro tỷ giá của mình lại càng khó khăn hơn. Trang 54 Khi khảo sát về mức độ ảm hiểu về công cụ quyền chọn thì có đên 56% ngưới không biết đến công cụ quyền chọn. Số người biết về công cụ quyền chọn chỉ chiến một tỷ lệ rất khiêm tốn là 15%. Biểu đồ 6: Mức độ am hiểu công cụ quyền chọn Biểu đồ 7: Các công cụ mà doanh nghiệp sử dụng Trang 55 Về một sô nguyên nhân khác, ta thấy rằng cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một cơ chế pháp lý rõ ràng, nhà nước vẫn hạn chế việc sử dụng công cụ quyền chọn do chưa quản lý được. Do đó, hầu hết các donah nghiệp hầu hết là sử dụng công cụ giao sau và kỳ hạn để quản trị rủi ro cho doanh nghiệp mình. Một mặt do 2 công cụ này ra đời sớm hơn, việc sử dụng các công cụ này để quản trị rủi ro là khá đơn giản so với quyền chọn và hoán đổi. Đó cũng chính là ưu thế khi sử dụng 2 công cụ này. Khi thực hiện khảo sát chúng ta cũng thấy được rằng: Ngoài nguyên nhân là sự am hiểu của các nhà quản trị còn có những nguyên nhân khác là mức biến động lãi suất không nhiều và pháp lý chưa rõ ràng. Hai nguyên nhân này cũng cần phải được xem xét và khắc phục. Biểu đồ 8: Lý do khiến các doanh nghiệp không quan tâm đến công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro. Do đó khi muốn thực hiện cac biện pháp để phát triển thị trường quyền chọn, đưa công cụ còn khá mới mẽ này vào hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta cần tập trung vào các nguyên nhân trên. Trang 56 Tổng kết chương 2 Qua xem xét đến thực trạng thị trường công cụ quyền chọn và việc thực hiện công cụ quyền chọn ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ta thấy rằng: thứ nhất, thị trường quyền chọn vẫn chưa được hình thành hoàn thiện, còn rất nhiều những hạn chế trong cơ chế quản lý, xây dựng và kiểm soát. Đặc biệt là vấn đề quản lý thị trường quyền chọn. Nhà nước vẫn chưa thể quản lý được trong giai đoạn hiện nay do thị trườn ngoại hối còn nhiều vấn đề bất cập, việc hạn chế và không cho phép thực hiện các hợp đồng quyền chọn chỉ là hành động mang tính chất tạm thời chứ không thể áp dụng trong thới gian dài, nhất khi đã gia nhập kinh tế thị trường. Thứ hai, Nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về công cụ quyền chọn vẫn còn ít, đồng thời mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về công cụ quyền chọn cũng rất hạn chế. Tuy nhiên khi đã tham gia vào nền kinh tế mở thì vì sự cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, các doanh nghiệp cần không ngừng tìm hiểu, mở rộng khả năng hiểu biết về các công cụ phòng ngừa rủi ro nói chung và công cụ quyền chọn nói riêng. Đó là việc làm bắt buộc nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại. Thứ ba, các tổ chức tài chính nhất là ngân hàng thương mại vẫn chưa đủ năng lực để giao dịch công cụ quyền chọn. Chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển sản phẩm này. Nhưng tình trạng này nếu khắc phục được sẽ giúp thị trường công cụ quyền chọn hình thành và phát triển nhanh chóng. Trang 57 Chương 3: Các giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. 3.1 Các giải pháp vĩ mô của nhà nước. Đối với nhà nước, để phát triển thị trường công cụ quyền chọn thì nhà nước cần có những chính sách vĩ mô nhằm xây dựng một thị trường hoàn chỉnh. · Xây dựng các văn bản luật hoàn chỉnh. Trước tiên là xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, một văn bản pháp luật cho các công cụ phái sinh nói chung và các điều khoản hướng dẫn cho công cụ quyền chọn nói riêng. Một văn bản pháp luật cho việc này cần đòi hỏi: thứt nhất là ngăn chặn việc lợi dụng các công cụ quyền chọn để thực hiện các hành vị làm méo mó thị trường, không dùng với mục đích nguyên thuỷ của nó là quản trị rủi ro. Thứ hai là văn bản đó phải chặt chẽ, nhưng cung phải đủ độ thông thoáng nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia. Thứ ba, nó phải phù hợp theo cơ chế thị trường. Hiện nay vấn đề các ngân hàng thương mại và khách hàng lợi dụng công cụ quyền chọn để thoả thuận mua bán ngoại tệ theo giá chợ đen. Việc này thực hiện được do đặc điểm thoả thuận phí quyền chọn. Nhưng chúng ta không thể dùng các văn bản luật để ngăn cản hoạt động này, việc làm cần thiết hơn của nhà nước là làm giảm sự chên lệch giữa tỷ giá quy định và tỷ giá chợ đen. Nếu hạn chế hoạt động của thị trường quyền chọn sẽ làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, làm tăng rủi ro của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung. · Điều hành tốt kinh tế vĩ mô Về cơ chế tỷ giá, Việt Nam cần thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn nữa phù hợp với thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chợ đen là không được cho phép nhưng nó vẫn luôn tồn tại vì có sự chên lệch lớn giữa thị trường và theo quy định. Do đó đễ thị trường quyền chọn phát triển đúng nghĩa của nó thì vấn đề tỷ giá là rất quan trọng, tuy cơ chế tỷ giá có quản lý nhưng phải quản lý linh hoạt theo thị trường. Việc này vốn không phải dể nên cần được đầu tư quản lý hơn nữa. Trang 58 Thứ hai, là tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo thông thoáng cho mậu dịch quốc tế. Các quy định về mua bán ngoại tệ phải được thông thoáng hơn. Các mức thuế cũng cần có những sửa đổi để khuyến khích xuất khẩu. Đồng thời chính phủ cần thực hiện các chính tài chính tiền tệ thích hợp, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển kinh doanh. · Thực hiện các bước để tiến tới thành lập một sàn giao dịch options niêm yết tập trung. Ngoài các giải pháp cho sự phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ nói chung ở trên, để thị trường quyền chọn thực sự phát triển và trở thành một trong những trụ cột của thị trường tài chính, khi thị trường quyền chọn và các giao dịch quyền chọn đạt đến độ chín mùi cần thiết, bên cạnh một thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) vẫn đang tồn tại, nhà nước cần tiến hành tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các sàn giao dịch quyền chọn lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, để thành lập một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức (giống như một sàn giao dịch chứng khoán niêm yết tập trung) như ở các nước có thị trường tài chính phát triển, với các tài sản cơ sở ở đây có thể là cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, chỉ số chứng khoán, vàng, lãi suất... Điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản, khối lượng giao dịch trên thị trường quyền chọn cũng như thị trường các tài sản cơ sở, đặc biệt là thị trường ngoại hối dần dần tiến đến chuyên nghiệp hóa, tạo thuận tiện, phổ biến và đưa thị trường quyền chọn trở thành một một trong những thị trường thiết yếu trên thị trường tài chính. Việc xây dựng hệ thống kỹ thuật công nghệ cho sàn giao dịch quyền chọn tập trung đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ. Các nhà quản lý có thể dựa vào kinh nghiệm xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho sở giao dịch chứng khoán và tham khảo từ các sàn giao dịch quyền chọn tập trung ở các nước, kết hợp với khả năng, tình hình thị trường hiện tại để trang bị hệ thống kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện nước ta. Các hệ thống lưu ký, giao dịch, thanh toán bù trừ, hệ thống kết nối với các thành viên (ngân hàng thương mại môi giới quyền chọn)… cần được trang bị đồng bộ, thống nhất, giúp đơn giản hóa các qui trình giao dịch, đồng thời tăng tính chính xác, thanh khoản và độ an toàn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Trang 59 Về phía các ngân hàng ngoài các giải pháp đã nêu ở trên, khi một sàn giao dịch quyền chọn tập trung được thành lập, cũng giống như thị trường chứng khoán; các hoạt động giao dịch, chuyển nhượng quyền chọn sẽ diễn ra. Các ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò là thành viên của sở giao dịch options, đứng ra môi giới và thu phí đối với các giao dịch chuyển nhượng quyền chọn đối với khách hàng. Khi đó, phí môi giới options cần được các tổ chức tài chính môi giới tính toán kỹ lưỡng để có thể bù đắp được các khoảng chi phí đầu tư đã bỏ ra, đảm bảo khả năng cạnh tranh và bước đầu thu lợi nhuận. Trong điều kiện các giao dịch chuyển nhượng options mới bắt đầu hình thành, các tổ chức tài chính môi giới nên chào một mức phí cạnh tranh, để bước đầu thu hút được khách hàng, giúp cho nhà đầu tư làm quen cũng như hứng thú hơn với việc tham gia giao dịch các quyền chọn tập trung, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển một thị trường giao dịch quyền chọn tập trung chính thức. Để xây dựng thành công sàn giao dịch quyền chọn tập trung ta cần tiến hành các bước thử nghiệm ban đầu. Các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt là Bộ Tài Chính cần phối hợp cùng các ngân hàng bước đầu tiến hành các thử nghiệm ban đầu để tạo lập thị trường. Đối với quyền chọn ngoại tệ, có thể lựa chọn các ngoại tệ được giao dịch nhiều như USD, EUR, JPY… để có thể được phát hành và niêm yết các quyền chọn dựa trên chúng. Người phát hành các quyền chọn này là các ngân hàng thương mại lớn. Các nhà đầu tư và những nhà xuất nhập khẩu có nhu cầu cũng sẽ giao dịch thông qua các ngân hàng này. Cơ quan giám sát, quản lý bao gồm cục quản lý ngoại hối sẽ là người ra quyết định cho việc chấp thuận hay không các quyền chọn ngoại tệ này. Sở Giao Dịch và Trung Tâm Giao dịch cũng sẽ đóng vai trò giám sát, quản lý và công bố thông tin giao dịch như trên. Tóm lại, việc ra đời một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải hội đủ nhiều điều kiện thiết yếu phức tạp, khi mà thị trường quyền chọn phi tập trung đã tương đối phát triển ở Việt Nam. Đề tài chỉ phác họa sơ bộ các giải phát cho vấn đề này. Việc ra đời một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức sẽ đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường tài chính Việt Nam. Trang 60 3.2 Nhiệm vụ của các tổ chức tài chính. Bên cạnh các giải pháp vĩ mô của nhà nước, các tổ chức tài chính, đặc biệt là các NHTM, dưới góc độ là người trực tiếp tham gia cung ứng, môi giới sản phẩm quyền chọn cho thị trường, cần tuân thủ theo các qui định của nhà nước và thực hiện một số giải pháp vi mô sau để góp phần vào sự hình thành và phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ trên thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam. Trước tiên các ngân hàng thương mại cần chủ động giới thiệu, quảng bá thông tin về các sản phẩm, dịch vụ quyền chọn đến khách hàng. Ngày nay, thị trường tài chính cạnh tranh ngày một gay gắt. Các định chế tài chính chuyên nghiệp như ngân hàng thương mại xuất hiện ngày càng nhiều. Việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cơ bản của mỗi tổ chức tài chính là cần thiết để có thể thu hút các đối tượng khách hàng. Đối với công cụ options ngoại tệ, một trong những loại hình dịch vụ mới, khá phức tạp đối với khách hàng, việc làm này càng trở nên cần thiết, thiết thực hơn, nhằm tạo ra sự nhận thức và hiểu biết cho khách hàng, nhà phát hành và nhà hoạch định chính sách về công dụng, lợi ích và cách thức sử dụng các công cụ options, từ đó phát triển nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ options này. Để thực hiện điều đó, các ngân hàng, công ty chứng khoán cần rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp thị chào bán các sản phẩm phái sinh nói chung và quyền chọn nói riêng, theo hướng là lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị, bán hàng cho những nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và chào bán cho khách hàng. Ngoài ra, về lâu dài, các ngân hàng thương mại cần lập ra bộ phận chuyên phân tích, tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm thông tin, cách thức sử dụng các công cụ options cho cả hai mục tiêu kinh doanh và hạn chế rủi ro. Phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Tài Chính, Giáo Dục, Truyền Thông, Ngân hàng nhà nước … để tăng cường hơn nữa công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm quyền chọn đến các khách hàng doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư cho hình thức quảng bá trên các website của các ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tài chính khác nói chung Trang 61 Tổ chức các buổi tư vấn hướng dẫn thực hành tham gia vào giao dịch quyền chọn ngoại tệ và cổ phiếu cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong đó đưa ra cho các tình huống mẫu để khách hàng thử ứng dụng. Từ đó, phân tích cho các khách hàng thấy lợi ích của việc sử dụng công cụ quyền chọn trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá, giá cả chứng khoán và tìm kiếm lợi nhuận trong các hoạt động đầu tư của mình. Thứ hai, là không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ quyền chọn tới khách hàng. Theo thực trạng hiện nay tại các ngân hàng thương mại như Eximbank, Techcombank, BIDV…, các ngân hàng thương mại này chỉ mới đóng vai trò là nhà môi giới trung gian giữa các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hợp đồng quyền chọn ngoại tệ với các ngân hàng cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Do đó, cần phải xem xét đến việc nghiên cứu ứng dụng các chiến lược kinh doanh như đứng tự đứng ra phát hành các quyền chọn thích hợp tới khách hàng nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động môi giới. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nghiệp vụ kinh doanh quyền chọn ngoại tệ, các ngân hàng thương mại cần nhanh chóng chuẩn hóa tổ chức các phòng, ban kinh doanh liên quan đến quyền chọn của mình. Tăng thẩm quyền trực tiếp kinh doanh và thẩm quyền quyết định cho các cán bộ kinh doanh quyền chọn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu các mô hình chiến lược liên quan đến giao dịch quyền chọn, cùng sự hỗ trợ từ những công cụ kỹ thuật như các phần mềm tiên tiến, cũng như bám sát diễn biến của thị trường để dự báo xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất trong tương lai. Từ đó, vận dụng các chiến lược một cách chính xác trong từng trường hợp, để tư vấn, hỗ trợ khách hàng, giúp các khách hàng hiện tại ngày càng tin tưởng vào việc thực hiện hợp đồng options, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới tham gia giao dịch. Bên cạnh đó, song song với việc triển khai các sản phẩm quyền chọn thuần nhất, các tổ chức tài chính nên có những biện pháp tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp, đặc biệt là lai tạp với quyền chọn như: quyền chọn hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, …Từ đó, sẽ là cơ sở để có thể định giá các sản phẩm quyền chọn hiệu quả nhất. Trang 62 Thứ ba là vấn đề thay đổi cách tính phí quyền chọn, như đã đề cập ở trên, đối với quyền chọn ngoại tệ, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chỉ cung cấp dịch vụ quyền chọn với tư cách là nhà môi giới, làm đại lý cho các ngân hàng nước ngoài, thực hiện tái bảo hiểm trên thị trường quốc tế, chỉ sử dụng phí quyền chọn của ngân hàng nước ngoài, cộng với phí dịch vụ để tính phí cho khách hàng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và cả các ngân hàng vì việc này đẩy phí quyền chọn lên cao ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, việc thay đổi cách tính phí quyền chọn là cần thiết. Dựa vào các điều kiện, khả năng của mình, các ngân hàng, công ty chứng khoán nên tự đứng ra cung cấp và phát hành quyền chọn trực tiếp cho khách hàng, tìm hiểu và vận dụng mô hình Black-Scholes để tính phí quyền chọn cho khách hàng một cách hợp lý. Nhanh chóng triển khai ứng dụng các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn, từ đó tạo nền tảng đề ra một mức phí mang tính cạnh tranh hơn. Trong tình hình hiện tại, rất cần một số ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ đi tiên phong thử nghiệp các mô hình tính phí mới, từ đó giúp các ngân hàng, công ty chứng khoán khác đi sau học hỏi kinh nghiệm và tiến tới triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn cổ phiếu có hiệu quả hơn. Thứ tư là vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ kinh doanh quyền chọn. Trong mọi hoạt động dịch vụ, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Do bản chất của nghiệp vụ kinh doanh quyền chọn vốn là một công việc phức tạp, căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro…Do đó, đòi hỏi cán bộ kinh doanh quyền chọn ngoại tệ, quyền chọn cổ phiếu tại các tổ chức không chỉ có chuyên môn về các nghiệp vụ mà còn phải năng động, nhạy bén, am hiểu thị trường tài chính, có khả năng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá, giá cả chứng khoán, lãi suất…; đồng thời phải là những người có đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong kinh doanh. Vì vậy các ngân hàng thương mại nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên ngành cho nhân viên của mình, thông qua các khóa học đào tạo ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài để vừa nâng cao trình Trang 63 độ chuyên môn, nghiệp vụ vừa tạo cơ hội làm quen với môi trường kinh doanh sôi động và hiện đại của thị trường quyền chọn quốc tế. Ngoài ra, cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút và giữ chân nhân tài, tránh để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám trong tổ chức của mình. Thứ năm, là việc nân cao, cải tiến hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức tài chính. Việc giải quyết các vấn đề về hệ thống hạ tầng-kỹ thuật đóng vai trò không kém phần quan trọng. Vì giao dịch quyền chọn là một quy trình giao dịch phức tạp, nên rất cần sự hỗ trợ từ các hệ thống kỹ thuật để các giao dịch diễn ra nhanh chóng, chính xác giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ và khách hàng. Giải pháp cho vấn đề này có thể thực hiện như sau: Các ngân hàng thương mại, cần trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho hoạt động kinh doanh quyền chọn. Thị trường quyền chọn là thị trường dựa vào các thị trường cơ sở khác – ngoại tệ. Các thị trường này hầu hết đều có độ rủi ro rất cao. Do đó, thông tin về các thị trường tài sản cơ sở như thị trường ngoại hối đóng một vai trò rất quan trọng trong các quyết định giao dịch quyền chọn của khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi các tổ chức cung cấp dịch vụ phải có một hệ thống cung cấp thông tin thật hiệu quả, tức thời. Các ngân hàng thương mại cần thiết lập hệ thống nối mạng với các hãng truyền thông tài chính nổi tiếng trên thế giới như Reuters, Bloomberg…để đáp ứng nhu cầu thông tin cho khách hàng. Số lượng máy nối mạng cần gia tăng, hiện đại dần theo thời gian khi đội ngũ nhân viên đã được đào tạo chuyên sâu và thuần thục trong việc sử dụng. Bên cạnh đó, việc định giá quyền chọn và phân tích thị trường cũng là một khâu khá quan trọng và phức tạp. Do đó, các tổ chức cung cấp quyền chọn cần ứng dụng công nghệ thông tin như các phần mềm chuyên dùng cho việc định giá, tính phí quyền chọn, hỗ trợ cho việc theo dõi hạn mức giao dịch của các nhân viên kinh doanh và hạn mức khách hàng; cũng như các phần mềm kỹ thuật hiện đại cho việc phân tích, dự đoán xu hướng tỷ giá để giúp đơn giản hóa các khâu trung gian như xử lý số liệu theo cách truyền thống và tiết kiệm thời gian làm việc; đồng thời mang lại hiệu quả, độ Trang 64 chính xác cao. Nhưng hiện nay, để tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến này đòi hỏi các tổ phải có nguồn kinh phí mạnh, cũng như một đội ngũ nhân viên, chuyên gia nắm vững cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng sử dụng các phần mềm. Đó cũng là một trong những lý do khiến một số các ngân hàng nhỏ khó tiếp cận với những tiện ích này. Ngay cả đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp kinh doanh quyền chọn thì việc phân tích, dự đoán các xu thế biến động của thị trường cũng cần phải thiết lập hệ thống công nghệ tiên tiến như một yêu cầu cơ bản. Nhưng hiện nay chỉ một số ít các đại gia mới có khả năng ứng dụng các công nghệ này. Đó cũng là những khó khăn đối với việc phát triển thị trường quyền chọn trong thời gian sắp tới. Có thể nói, vấn đề hạ tầng kỹ thuật công nghệ luôn là vấn đề phức tạp, tốn kém. Việc áp dụng công nghệ nào còn tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường quyền chọn, cũng như khả năng của từng tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ. Cuối cùng là cần tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính khu vực và thế giới. Các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan… có các điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng với Việt Nam hay các nước như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông…. thì có điều kiện phát triển vượt bậc so với chúng ta. Do đó, các ngân hàng thương mại, và các tổ chức tài chính khác cần mở rộng hợp tác, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về trang bị hạ tầng kỹ thuật, công tác điều hành, quản lý thị trường quyền chọn, cũng như kiến thức chuyên môn cho đội ngũ nhân lực về lĩnh vực này với các ngân hàng, công ty chứng khoán lớn trong khu vực và thế giới trong quá trình tạo lập và phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn cổ phiếu ở Việt Nam. Nói tóm lại , trên đây có thể xem như là một số giải pháp cơ bản và thiết yếu mà các nhà cung cấp dịch vụ quyền chọn ngoại tệ có thể thực hiện để góp phần vào sự phát triển thị trường quyền chọn phi tập trung ở Việt Nam. Tùy thuộc khả năng, chiến lược kinh doanh riêng của mỗi ngân hàng thương mại mà họ có thể ưu tiên thực hiện những giải pháp nào, chú trọng vào giải pháp nào hơn các giải pháp còn lại. Trang 65 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 Với những thuận lợi, cơ hội cũng như những khó khăn, hạn chế, chúng ta cần đề ra các mục tiêu, định hướng phát triển nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, cơ hội từ chính sách nhà nước và thị trường; cũng như khắc phục được những khó khăn, hạn chế trong hiện tại và tương lai. Để đi đúng các mục tiêu, định hướng đề ra, các giải pháp đề xuất, thực hiện cần cụ thể, thiết thực, phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam và đứng từ góc độ vĩ mô của các cơ quan nhà nước (về chính sách, pháp luật…) cũng như góc độ vi mô từ các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn cổ phiếu. Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng và các chủ thể tham gia thị trường. Đặc biệt, cần có thời gian để thực hiện theo lộ trình, khả năng ở từng giai đoạn, tránh tư tưởng gấp gáp, nôn nóng, có thể dẫn đến những sai lầm thất bại, gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính và nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.pdf
Luận văn liên quan