Đề tài Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp

MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm kể từ ngày kể từ khi Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước – chuyển đổi nền kinh tế đất nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung,quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước đã từng bước dành được những thành tựu vô cùng to lớn trên tất cả các mặt như tốc độ tăng trưởng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đất nước đang từng ngày đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân cực giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt và có giá cả phù hợp. Nhưng bên cạnh đó thì khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề vốn cho đầu tư cơ sở vật chất và cải tiên hệ thống quản lý của mình. Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp bước vào thị trường xây dựng từ năm 1960. Từ những ngày đầu thành lập Công ty đã coi việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng các công trình thi công là tôn chỉ hàng đầu của mình.Với chủ trương “Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng là tấm giấy thông hành để sản phẩm và dịch vụ của công ty có thể cạnh tranh trên thị trường” một trong những chiến lược của công ty là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 vào hệ thống quản lý của công ty. Từ năm 2003 cho đến nay hệ thống đã vận hành tốt nhưng luôn luôn cần phải được cải tiến để nâng cao hiệu quả áp dụng Trong thời gian thực tập tại Công ty, qua khảo sát và tìm hiểu em đã có được nhiều nhận thức mới về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 trên thực tế đã được áp dụng tại công ty. Cùng với những kiến thức đã tích lũy ở nhà trường Đại học Kinh tế Quốc dân đồng thời dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Đỗ Hải Hà cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú,anh chị trong công ty em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp” để viết chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Chuyên đề này sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty. Từ đó, đề suất một số giải pháp đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế. Chuyên đề sử dungj phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp so sánh thống kê, phân tích tổng hợp trên cơ sở các số liệu về tình hình thực hiện ISO 9001-2000 tại công ty giai đoạn 2003-2008. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập này được chia làm 3 phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận Phần II: Thực trạng việc áp dụng hệt thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tại Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng ISO 9001-2000 tại công ty cổ phần công nghiệp Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Hải Hà và các cô chú trong Công ty đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua và tạo điều kiện để em hoàn thành bài viết này. Nếu có thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số ***********

doc72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng các tiêu chuẩn là điều kiện hết sức quan trọng. Do đó, Công ty đã tiến hành tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình thi công trên cơ sở quy định chung của Ngành. Mặt khác, thông qua việc áp dụng ISO 9001: 2000, các tiêu chuẩn này được ghi chép và lưu giữ một cách cẩn thận tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và nâng cao chất lượng thi công. Như vậy chất lượng công trình thi công ngày càng được nâng cao, giảm tỷ lệ sai hỏng do không làm đúng ngay từ đầu. Nhiều công trình có giá trị và quy mô lớn, Công ty đã xác định được tầm quan trọng nên đã chủ động kiểm tra, kiểm soát ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào. Nếu như trước khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty còn làm vướng mắc ở một số khâu do chưa thấu hiểu về vấn đề quản lý chất lượng thì hiện nay, Công ty đã khắc phục được tình trạng này. Nhờ có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm không ngừng tìm tòi sáng tạo, áp dụng công nghệ mới và có sự đầu tư máy móc thiết bị nên các công trinh thi công có tính thẩm mỹ cao và đã đạt được một số thành tích trong hoạt động thi đua của ngành. (Theo đánh giá của Bộ xây dựng, năm 2005, tình hình chất lượng các công trình xây dựng đang thi công hoặc nghiệm thu hoàn thành tại các địa phương, có chuyển biến tích cực với 92 đến 94% đạt loại khá; số lượng sự cố giảm so với năm trước năm 2004 là 24 công trình và năm 2005 là 18 công trình. Năm 2005, Bộ xây đã ra các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và việc tuân thủ đầy đủ nghiêm ngặt ở các công trình, chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã giám sát chặt chẽ các khâu nên chất lượng vừa được đảm bảo, vừa ngăn chặn được tình trạng thất thoát lãng phí... Chủ trương của Bộ xây dựng trong năm 2006 là thúc đẩy chuyên nghiệp hoá hoạt động giám sát thi công, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của 185 đơn vị thành viên hiện nay để tiếp tục phát triển thêm mạng lưới kiểm định chất lượng công trình ở Việt Nam trở thành công cụ quan trọng kiểm soát chât lượng công trình xây dựng trong cả nước). (Nguồn: Tạp chí xây dựng, số 12/2005) Tiêu chuẩn hóa chất lượng công trình Công trình thi công của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp được tiến hành theo các tiêu chuẩn đã quy định sẵn của Bộ xây dựng và theo TCVN. Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp nên Công ty đã áp dụng một số tiêu chuẩn sau: Bảng 10: Tiêu chuẩn về nguyên vật liệu đầu vào TT Tên tiêu chuẩn Hình thức xây dựng TCVN 1 Kính xây dựng Xây dựng mới 2 Sứ vệ sinh Soát xét TCVN 6073: 1995 3 Gạch chịu lửa cho lò xi măng Xây dựng mới 4 Vật liệu chịu lửa- không định hình- Bê tông chịu lửa aulumosilicat Xây dựng mới 5 Xi măng danh mục chỉ tiêu chất lượng Soát xét TCVN 4745:1992 6 Xi măng Pooc lăng ít toả nhiệt- phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá. Soát xét TCVN6070 7 Kính phản quang- yêu cầu kỹ thuật Xây dựng mới 8 Gạch chịu lửa cao nhôm Xây dựng mới 9 Cốp pha nhựa dùng trong các công trình Xây dựng mới Bảng 11: Các chỉ tiêu kỹ thuật TT Tên chỉ tiêu Mức quy định 1 Độ mịn của bột bả tường ( phần còn lại trên sàn 0.08 mm, %, không lớn hơn) 6.5 2 Khối lượng thể tích của bột bả tường, g/ dm3 980- 55 3 Thời gian đông kết của ma tít( phút) Bắt đầu, không sớm hơn. Kết thúc không muộn hơn 120 480 4 Độ giữ nước của matit, %, không nhỏ hơn 97 5 Độ cứng của bề mặt matit ở 4 ngày tuổi, N/mm2, không nhỏ hơn 0.09 6 Độ bám dính của matit, ở 4 ngày tuổi, N/mm2, không nhỏ hơn 0.30 7 Độ bền nước của Matit, ở 4 ngày tuổi, mẫu được ngâm nước 72 giờ Không bong rộp Đa dạng hóa các công trình thi công Cam kết của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp là liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm không ngừng thoã mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, toàn bộ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn cố gắng để tạo ra các công trình thi công có chất lượng và đa dạng hoá về các loại công trình thi công. Bảng 12: Bảng kinh nghiệm thi công, xây lắp của Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng số 4. TT Ngành nghề Số năm kinh nghiệm 1 Xây dựng nhà công nghiệp 46 2 Xây dựng nhà khung thép 46 3 Xây dựng nhà ở 46 4 Xây dựng nhà cao tầng 20 5 Xây dựng biệt thự 30 6 Xây dựng đường, san nền 31 7 Cố vấn kỹ thuật, tư vấn trong lĩnh vực xây dựng 14 8 Xây dựng trường học, nhà trẻ 35 9 Xây dựng dân dụng 36 (Nguồn: Hồ sơ dự thầu) Công ty đã mạnh dạn tham gia vào nhiều mảng khác nhau nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình bằng kinh nghiệm hoạt động lâu năm và quá trình tiếp thu công nghệ mới. Tuy nhiên, hai mảng chủ yếu mà Công ty tham gia thi công xây lắp đó là xây dựng dân dụng và hoạt động xây lắp vì thế trong tương lai Công ty sẽ phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá chủng loại hơn nữa. Về năng suất lao động Lao động là nhân tố đâu tiên quan trọng nhất tác động đến năng suất. Năng suất của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, văn hoá kỹ năng và năng lực của đội ngũ lao động. Nếu không có sự phối hợp tốt và phát triển tốt nguồn lực thì các yếu tố và công nghệ khó có thể phát huy được tác dụng. Do đó, năng suất lao động phản ánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng lao động của Công ty. Đây cũng là cơ sở để Công ty trả lương cho người lao động. . Bảng 13: Tình hình năng suất lao động Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh năm 2007/2006 CL Tỉ lệ(%) Doanh thu ( nghìn đồng) 48.877.000 520.000.000 576.000.000 +56.000.000 10.76 Năng suất lao động (nghìn đồng/người) 15.207 114.035 115.200 +1.165 1.02 Thu nhập bình quân (đồng/người/ tháng) 1.600 1.700 1.900 +200 11,76 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy năm 2007 so với năm 2006, năng suất lao động tăng lên 1165 nghìn đồng (1.02%) và vẫn đảm bảo doanh thu tăng. Đây là kết quả ban đầu của chiến lược nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động. Thu nhập bình quân cũng tăng lên tuy nhiên đó chưa phải là mức cao so với mức thu nhập bình quân của các doanh nhiệp khác. Do vậy trong kế hoạch phát triển của những người lãnh đạo rất coi trọng việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. 4.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu nhằm phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi áp dụng ISO 9001: 2000 Bảng 14: Chỉ tiêu giá trị công trình trúng thầu Năm Số công trình trúng thầu Tổng giá trị công trình trúng thầu Giá trị bình quân một công trình trúng thầu 2006 55 254,5665 ( tỉ đồng) 4,628 (tỉ đồng) 2007 52 394,713 ( tỉ đồng) 7,59 ( tỉ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý dự án) Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy số công trìng trúng thầu năm 2006 giảm so với năm 2007 nhưng tổng giá trị trúng thầu lại tăng lên. Điều này phần nào phản ánh quy mô các công trình Công ty tham gia tranh thầu có quy mô ngày càng cao. Đây là một ưu thế mà không phải bất kì công ty nào cũng có được. Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp từ trước đến nay là những sản phẩm chủ lực của Công ty. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm xây dựng dân dụng vừa và nhỏ yêu cầu công nghệ thi công- năng lực thi công không cao nhiều nên Công ty cùng tham gia do đó dẫn đến sự xé nhỏ về thị phần trong xây dựng của nhóm sản phẩm này và sác xuất trúng thầu của những công trình này không cao. Hơn nữa các công trình mà Công ty đã thi công phần lớn là cho các chủ đầu tư trong nước. Chứng tỏ uy tín của Công ty với các chủ đầu tư là Công ty liên doanh và Công ty nước ngoài còn thấp. Hy vọng rằng với việc áp dụng hiệu qủa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty sẽ mở rộng thị trường của mình hơn nữa. KÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh (31/122007) PhÇn I -Lç ,L·i §¬n vÞ tÝnh :§ång. ChØ tiªu MSè Kú tr­íc Kú nµy Luü kÕ tõ ®Çu n¨m 1 2 3 4 5 Tæng doanh thu 0 1 77.450.594.461 107.773.512.697 185.224.107.158 Trong ®ã: DThu hµng xuÊt khÈu 0 2 - C¸c kho¶n gi¶m trõ(04+05+06+07) 0 3 1.765.404.766 3.832.064.748 5.597.469.514 + ChiÕt khÊu 0 4 - + Gi¶m gi¸ 0 5 74.631.651 306.226.630 380.858.281 + Gi¸ trÞ hµng b¸n bÞ tr¶ l¹i 0 6 - + ThuÕ D thu,ThuÕ XK ph¶i nép 0 7 1.690.773.115 3.525.838.118 5.216.611.233 1.ThuÕ doanh thu thuÇn 10 75.685.189.695 103.941.447.949 179.626.637.644 2.Gi¸ vèn hµng b¸n 11 70.776.226.712 99.125.830.001 169.902.056.713 3.Lîi tøc gép (10-11) 20 4.908.962.983 4.815.617.948 9.724.580.931 4.Chi phÝ b¸n hµng 21 - 5.Chi phÝ qu¶n lý DN 22 3.916.489.318 3.353.586.103 7.270.075.421 6.Lîi tøc thuÇn tõ h® KD 30 992.473.635 1.462.031.875 2.454.505.510 - Thu nhËp H§TC 31 - - ThuÕ doanh thu ph¶i nép 32 - - Chi phÝ H§TC 33 170.550.500 170.550.500 7.Lîi tøc H§TC (31-32-33) 40 - - 170.550.500 - 170.550.500 - C¸c kho¶n thu nhËp bÊt th­êng 41 161.000.000 30.000.000 191.000.000 - ThuÕ Dthu ph¶i nép 42 - - Chi phÝ bÊt th­êng 43 107.405.383 102.037.134 209.442.517 8.Lîi tøc bÊt th­êng(41-42-43) 50 53.594.617 - 72.037.134 - 18.442.517 10.Tæng lîi tøc tr­íc thuÕ 60 1.046.068.252 1.219.444.241 2.265.512.493 11.ThuÕ lîi tøc ph¶i nép 70 261.517.063 304.861.060 566.378.123 12.Lîi tøc sau thuÕ(60-70) 80 784.551.189 914.583.181 1.699.134.370 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng 15: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Giá trị sản lượng 232.149 314.380 440.620 6870210 730.000 852.635 2. Doanh thu 140.127 203.871 315.959 488.77 520.000 576.000 3. Tổng lợi nhuân 706 3.078 1.060 3.289 3.345 3.500 4. Nộp ngân sách 10.637 13.991 170580 26.002 28 1.980 6. Thu nhập bình quân 1.100 1.250 1.400 1.600 1.700 1.900 7. Khả năng thanh toán nhanh 0,6 0,78 0,90 0,90 0,95 0,98 8. Số vòng quay của toàn bộ vốn 1,01 1,03 1,05 1,56 1,65 1,14 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nhận xét: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm năm qua cũng đã có những bước tiến đáng kể. Hình ảnh và biểu tượng Công ty đã đến với các chủ đầu tư trong cả nước thông qua “uy tín, chất lượng” của các công trình. Bên cạnh đó công ty đã không ngừng đầu tư, cải tiến hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thi công, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân xây dựng. Bởi vậy trong những năm vừa qua công ty đã liên tiếp đấu thầu và thắng thầu các công trình xây dựng có giá trị lớn mang lại những khoản lợi nhuận cao góp phần vào sự phát triển chung của Công ty. Các chỉ tiêu như giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đều có xu hướng gia tăng. Điều này là do đã có sự thay đổi căn bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do có sự thay đổi như vậy nên các chỉ tiêu thu nộp ngân sách và lợi nhuận của Công ty. 5. Những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 ở Công ty 5.1. Những thuận lợi Sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty cũng đã gặt hái được nhiều kết quả. Trong 3 năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thi công xây lắp. Mặc dù số lượng máy móc thiết bị được đầu tư chưa phải là nhiều song phần nào cũng đã đảm bảo cho Công ty có đủ khả năng thi công các công trình lớn có chất lượng cao. Từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, vấn đề quản lý Công ty tốt hơn và nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Công ty về trách nhiệm và quyền hạn của mình tường tận hơn. Thêm vào đó, Công ty cũng đã có xu hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp theo hướng nhân văn. Giữa các bộ phận trong Công ty đã có sự trao đổi thông tin lẫn nhau và đã có sự liên kết chặt chẽ hơn vì họ cùng hướng tới một mục tiêu là làm đúng ngay từ đầu tránh sai sót và đề cao vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Từ đó Công ty đã giảm được chi phí sữa chữa do không làm đúng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường nói chung và trong ngành nói riêng. Nhờ có hệ thống hồ sơ tài liệu chất lượng hoàn chình, đồng bộ mà Công ty có thể đưa ra các biện pháp làm việc đúng ngay từ đầu, có thể xác định đúng nhiệm vụ và chỉ ra cách thực hiện để đạt được kết quả như mong muốn. Đồng thời, hệ thống hồ sơ tài liệu đó cũng có thể làm tài liệu để đào tạo và huấn luyện nội bộ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mặt khác Công ty đã có thể chủ động trong việc đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào bằng cách yêu cầu người cung cấp thiết lập hệ thống làm việc theo ISO 9001: 2000. Công ty đã có thâm niên công tác trong ngành xây dựng 48 năm. Do đó, Công ty đã có một bề dày kinh nghiệm trong hoạt động thi công xây lắp. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Công ty kết hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty càng có lợi thế trong việc tham gia dự thầu. Từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Đối với chất lượng công trình, Công ty luôn coi việc nâng cao chất lượng công trình là tôn chỉ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đã tham gia thi công các công trình có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao như tòa nhà UBND thành phố Hà Nội, tòa nhà cao tầng Nguyễn Chí Thanh…. Thêm vào đó chi phí sữa chữa bảo dưỡng làm lại các công trình của Công ty ngày càng giảm, điều này góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Những khó khăn còn tồn tại Bên cạnh những thuận lợi thì việc áp dụng ISO trong Công ty cũng gặp phải những khó khăn như sau: Thứ nhất: Do Công ty chưa có phòng quản lý chất lượng riêng nên các cán bộ quản lý chất lượng vẫn là những người đứng đầu các phòng ban. Đôi khi việc truyền đạt kiến thức cho cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn còn một số vướng mắc do chưa đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề vốn đòi hỏi phải có thời gian và công sức nhât định. Đồng thời, việc quản lý chất lượng của công ty chưa được hoạt động một cách tích cực và sâu sát để nắm bắt các thiếu xót trong quá trình thực hiện ISO 9000:2000 của các đơn vị trong Công ty. Thứ hai: Đã có một số công việc giải quyết theo thói cũ, làm tắt…, trong quá trình thực hiện một số thông tin chưa điền đầy đủ làm cho quá trình theo dõi tập hợp khó khăn. Thứ ba: Khâu quản lý nguyên vật liệu đầu vào chưa được chặt chẽ nên dẫn đến thiếu về số lượng và chất lượng ảnh hưởng đến việc thi công các công trình. Từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty phải thực hiện rõ ràng các bước để việc kiểm tra hoạt động thi công xây lắp được dễ dàng nên cần nhiều quy trình thủ tục. Những quy trình thủ tục đó vẫn chưa được vận dụng một cách linh hoạt dẫn đến tốn thời gian và chi phí. Thứ tư: Định mức vật tư cho một số công trình còn chưa hoàn chỉnh, thêm vào đó trong thời gian gần đây, thị trường xây dựng có nhiều biến động mà biến động lớn nhất là cơn bão giá đặc biệt về nguyên vật liệu xây dựng như: giá gạch tăng lên gấp 3 lần, đá, cát, các loại tăng 25-40%, thép so với cuối năm 2007 tăng 11,4% ( theo số liệu chỉ số giá tiêu dùng của Vietnamnet.com) kèm theo là những sai phạm của một số quan chức cấp cao cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vấn để quản lý các công trình thi công ở toàn ngành nói chung và ở Công ty nói riêng. Đôi lúc ban lãnh đạo Công ty chưa áp dụng linh hoạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 vì còn phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia hướng dẫn chưa độc lập trong việc hình thành các văn bản và hồ sơ chất lượng liên quan đến việc thi công một công trình. Thứ năm: Tình trạng thiếu máy móc dùng trong thi công còn có trong khi một số loại máy móc, trang thiết bị là không nằm trong phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty nhưng vẫn được duy trì, do để giữ khách hàng, cán bộ công nhân viên và vẫn còn lợi nhuận nhưng không đáng kể so với mức doanh thu của công ty Nguyên nhân Thứ nhất, là đối với người lao động, trình độ tay nghê chưa cao, nhận thức đối với hệ thống quản lý chất lượng còn hời hợt. Đây là do vấn đề đào tạo chưa được đầu tư thỏa đáng và sự truyền đạt của cán bộ về ISO chưa sâu. Thứ hai, là thị trường đầu vào của nước ta phát triển chậm như thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường công nghệ…nên cũng gây ra những khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ các công trình. Mặt khác, việc đào tạo trong Công ty chủ yếu là đào tạo trong Công ty và qua các dự án lĩnh hội từ các chuyên gia nước ngoài và từ đó về đào tạo lại trong Công ty. Với thị trường vốn thì cơ chế vay vốn của các ngân hàng thương mại nhiều khó khăn nên khó đầu tư máy móc thiết bị và việc khai thác nguồn vốn có hiệu quả nhất. Thứ ba, Bộ phận chịu trách nhiệm ISO chưa thực hiện hết chức năng của mình. Các cán bộ lãnh đạo trong phòng ISO hầu hết đều đang là các cán bộ công nhân viên trong các phòng ban khác của Công ty. Đây không những do vấn đề tài chính còn hạn chế mà còn là suy nghĩ của ban lãnh đạo cho rằng, làm như vậy sẽ vừa tiết kiệm được nhân lực vừa thông qua các cán bộ này hoạt động ISO được truyền đạt nhanh chóng đến các phòng ban, mỗi ý kiến đóng góp cho công tác quản lý chất lượng của ban ISO là ý kiến chung của các phòng được truyền đạt thông qua các cán bộ kiêm nhiệm này.Các cán bộ lãnh đạo đôi khi chưa quan tâm rõ ràng trong thực hiện ngay những thiếu xót, những nguyên nhân phải khắc phục phòng ngừa. Nhiều khi tạo nên thái độ tháo độ đối phó trong nhân viên, họ không làm tròn nhiệm vụ của mình và không làm theo quy trình hướng dẫn. Các cán bộ kiêm nhiệm làm quá nhiều việc nên dẫn đến tình trạng theo dõi và đánh giá các hoạt động chỉ thực hiện trên giấy tờ và làm gấp rút khi có cuộc đánh giá dẫn đến hoạt động đánh giá chưa được sâu sắc. Thứ tư, về máy móc thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống. Những năm gần đây Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại nhưng vẫn còn nhiều máy cũ, hoạt động chưa hết công suất. Ngoài ra, công ty còn chưa áp dụng những công cụ thống kê vào trong quản lý chất lượng. Các quy trình biểu mẫu đôi khi còn chưa phù hợp với những dự án khác nhau. Nên khó phát hiện ra những nguyên nhân cần khắc phục phòng ngừa ngay và những nguyên nhân xuất hiện nhiều lần mà chỉ có những hành động khắc phục phòng ngừa theo từng tình huống nhất định. Thứ năm, công nhân thi công các công trình chưa thực sự linh hoạt trong các khâu nhằm đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Và chưa thực sự đề cao vai trò công việc mình làm nên dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Thứ 6, việc trao đổi thông tin trong Công ty đôi khi còn hạn chế, việc liên kết giữa các phòng ban, thông tin lẫn nhau chưa thực sự hiệu quả để dễ dàng kiểm tra nhau và làm cho việc quản lý theo quy trình đơn giản hơn. Chương III: Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp 1. Phương hướng và kế hoạch phát triển trong thời gian tới Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế hiện nay thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao đối với sản phẩm xây dựng không những về mặt chất lượng. Chính vì thế, mà Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp luôn đề ra phương hướng và kế hoạch phát triển trong một vài năm tới cao hơn những năm vừa qua. * Về nguyên vật liệu cho sản xuất thi công: Cần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thi công trước mắt cũng như lâu dài, trong đó, vẫn phải coi trọng việc đảm bảo chất lượng theo quy định của nghành nói chung và của Công ty nói riêng. * Về cơ sở hạ tầng: Để cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu sản xuất thi công và nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã tiếp tục đầu tư tu bổ các kho đồng thời nâng cấp các văn phòng làm việc. Ngoài ra, Công ty còn phải mua sắm thêm các xe chuyên chở để vận chuyển nguyên vật liệu đến các công trình thi công ở các địa điểm khác nhau, đặc biệt là các vùng núi cao * Về máy móc thiết bị: Công ty đã dành một phần vốn tự có của mình và ngân sách của nhà nước để sữa chữa và đổi mới một số máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn quá trình thi công các công trình. Công ty phải sữa chữa và bảo dưỡng máy móc định kỳ tránh tình trạng công việc bị ngừng trệ do máy móc thiết bị bị hỏng hóc chưa sữa chữa kịp thời. Bên cạnh đó, đó phòng kỹ thuật thi công phải quản lý máy móc chặt chẽ hơn nữa để sử dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động cao nhất có thể * Về chất lượng các công trình thi công: Chất lượng công trình là yếu tố chủ chốt quyết định tới khả năng cạnh tranh và việc tồn tại của Công ty. Do đó lãnh đạo Công ty luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng các công trình.Nâng cao chất lượng các công trình bằng cách áp dụng một số công nghệ mới trong thi công như khoan cọc nhồi, đổ dầm, làm móng… hoàn thiện qui trình thi công theo lô. Đồng thời duy trì tốt và ngày càng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Về đào tạo, Công ty sẽ thực hiện thường xuyên nhằm mục đích nâng cao tay nghề và nhận thức về chất lượng của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đào tạo để đội ngũ công nhân luôn đáp ứng được yêu cầu về trình độ học vấn và ý thức chất lượng, tránh tình trạng chênh lệch trình độ tay nghề với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngoài ra trong những năm tới Công ty sẽ chú trọng đến việc thay thế một số thiết bị đo lường hiện đại để các công trình thi công có chất lượng ngày càng cao. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã đạt được nhiều kết quả khả quan song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Những kết quả đó đang là động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong quá trình áp dụng ISO 9001: 2000 trong những năm tiếp tới nói riêng, còn tồn tại lại gây ra nhiều trở ngại cho Công ty. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mà theo em là phù hợp với điều kiện của Công ty trong quá trình áp dụng ISO 9001: 2000 như sau: 2.1. Mở rộng giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và bồi dưỡng kiến thức về ISO 9001: 2000 cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nhận thức của lãnh đạo là yếu tố quyết định sự thàng công của quá trình áp dụng ISO 9001, tạo môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động quản lý chất lượng, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo đối với vấn đề chất lượng. Nhận thức của các thành viên khác là yếu tố đảm bảo cho sự thành công đó. Do đó, mở rộng việc giáo dục đào tạo về mô hình quản lý chất lượng đến mọi thành viên trong Công ty đó là điều cần thiết phải làm. Công ty cũng đã tiến hành đào tạo nhưng với số lượng ít và là đào tạo tại công ty và là đào tạo trong quá trình làm việc. Trong Công ty vẫn còn tồn tại nhiều người lao động làm việc theo thói quen, cách nghĩ, cách làm cũ. Để làm được điều đó thì đầu tiên, lãnh đạo Công ty phải có nhận thức đúng đắn, am hiểu sâu sắc về các vấn đề có liên quan đến chất lượng. Lãnh đạo là đầu tàu, là tấm gương cho mọi người trong Công ty noi theo. Sự cam kết của lãnh đạo là liều thuốc kích thích mọi người hiểu vấn đề chất lượng một cách đầy đủ hơn và qua đó, thấy rõ được lòng nhiệt tình và sự quyết tâm của ban lãnh đạo đối với vấn đề chất lượng của Công ty. Lãnh đạo không những đưa ra cam kết mà còn đề ra các chính sách cũng như mục tiêu chất lượng cho Công ty. Bởi vậy, lãnh đạo phải theo sát tình hình hoạt động của Công ty cũng như chủ trương của Tổng công ty đưa xuống để đưa ra mục tiêu chất lượng phù hợp với từng thời kỳ, từng hoàn cảnh nhất định. Dù ở cấp lãnh đạo cao nhất thì không phải chỉ dừng lại ở việc hoạch định là xong mà còn phải tham gia vào các dự án cải tiến. Đồng thời, lãnh đạo phải hoàn thành được quá trình đào tạo, huấn luyện cho người công nhân, phân bổ trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho họ nhằm hỗ trợ cho việc đạt mục tiêu chất lượng, tạo uy tín giữa người lãnh đạo đối với toàn thể công nhân viên trong toàn Công ty. Một đội ngũ rất quan trọng trong Công ty đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp trung gian bao gồm các phòng ban, quản đốc phân xưởng, các giám sát viên ở Công ty trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng. Các cán bộ này của Công ty cần được đào tạo các kỹ thuật thống kê trong công tác quản lý để kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Sử dụng các kỹ thuật thống kê trong kiểm soát chất lượng cho chúng ta biết được quá trình đó có ổn định hay không? mức độ biến thiên của quá trình có nằm trong giới hạn cho phép hay không? Đối tượng cần được đào tạo nữa đó là độ ngũ công nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất thi công các công trình. Đây là lực lượng chủ yếu của Công ty nên nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo là phải giúp họ thấy được ý thức, trách nhiệm, tinh thần tự giác và tính tập thể cùng nhau hoạt động vì mục tiêu chung của Công ty. Công việc này cần thực hiện thông qua các kỳ thi nâng bậc thợ để đánh giá lại đội ngũ công nhân và phân công lại công nhân có tay nghề khá, trung bình, yếu. Mặt khác, Công ty phải đào tạo cho công nhân kỹ năng hợp tác với các đối tác nội bộ, tức là làm cho họ hiểu quá trình thi công, công đoạn sau là đối tác của mình để từ đó họ tăng năng suất, chất lượng. Cuối cùng Công ty cần truyền đạt rõ cho các công nhân về chất lượng, chú ý giải thích các thuật ngữ và khái niệm. Hầu hết mọi người đều có thể liên hệ vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng trong cuộc sống riêng, cuộc sống gia đình của họ. Chất lượng là vấn đề thường nhật gần gũi do đó, nếu chúng ta nhạy cảm quan tâm đến các trình độ khác nhau về tư duy và kinh nghiệm thì sẽ ít vấp phải thái độ chống đối. Như vậy thông qua đào tạo thì các triết lý của chương trình quản lý chất lượng mới đồng bộ mới phổ biến sâu rộng vào tâm trí của người lao động. Bằng sự nỗ lực của tất cả mọi thành viên trong Công ty chắc chắn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc áp dụng ISO 9001: 2000 sẽ hiệu quả hơn. 2. Thành lập Phòng ISO. Hệ thống quản lý chất lượng là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống quản trị kinh doanh. Nó có quan hệ và tác động qua lại với các hệ thống khác trong hệ thống quản trị như hệ thống quản trị Marketing, hệ thống quản trị công nghệ, hệ thống quản trị tài chính, hệ thống quản trị nhân sự. Do đó lãnh đạo Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp phải quan tâm đến công tác quản lý chất lượng hơn nữa, cần phải có sự đầu tư về người và vật chất đúng với tầm quan trọng vốn có của nó. Trên thực tế, Công ty cũng đã tổ chức ra ban ISO của mình song thành phần đều là cán bộ kiêm nhiệm được huy động từ các phòng ban khác. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công việc và thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng sơ sài do thiếu thời gian. Vì thế để phát huy tối đa vai trò của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 thì Công ty cần phải thành lập phòng ISO hoạt động một cách độc lập và chuyên môn . Các cán bộ của phòng phải có kiến thức chuyên môn về quản lý chất lượng. Công ty phải cần tiến hành đào tạo thường xuyên, cập nhật thông tin về các vấn đề chất lượng, về phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới, kinh nghiệm áp dụng của các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp phát triển khác qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, triển khai áp dụng ISO hiệu quả hơn. Bên cạnh thành lập phòng ISO thì Công ty cũng cần tổ chức các nhóm chất lượng trong Công ty. Nhóm chất lượng là nhóm các thành viên tự nguyện tham gia hoạt động cải tiến chất lượng trong toàn Công ty. Nhóm chất lượng sẽ cho phép công nhân viên trong toàn Công ty cùng tham gia đề xuất ý kiến giải quyết các bài toán chất lượng, phát huy được sự sáng tạo và xây dựng bầu không khí hoà hợp trong Công ty. Việc hình thành nhóm chất lượng cần phải cố có sự đồng ý và hướng dẫn, giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty. Ban lãnh đạo phải quảng bá phong trào nhóm chất lượng rộng khắp Công ty, làm cho người công nhân hiểu rằng hoạt động của nhóm là vì quyền lợi và lợi ích của họ. Việc áp dụng nhóm chất lượng sẽ gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân là do vẫn còn nếp sống khép kín trong mỗi người công nhân. Tuy nhiên khi đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 thì cần thiết phải thoát khỏi lối suy nghĩ kìm hãm sự phát triển đó để cùng hướng tới mục tiêu chung của Công ty. 3. Củng cố và tăng vai trò trách nhiệm, hiệu lực của bộ phận ISO. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 là dựa trên tinh thần tự nguyện của mỗi Công ty. Tuy nhiên khi đã áp dụng thì những người chọn lựa để phụ trách các yêu cầu của ISO cũng như ban lãnh đạo phải có trách nhiệm thực hiện tốt công việc được giao. Hiệu quả làm việc của các cán bộ phụ trách ISO ảnh hưởng đến lợi ích mà ISO đem lại cho mỗi tổ chức. Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp, để củng cố và tăng cường trách nhiệm của bộ phận phụ trách ISO thì cần xây dựng hệ thống thưởng phạt rõ ràng. Do các thành viên phụ trách ISO là những người thuộc các phòng ban khác nhau nên đôi lúc vẫn còn nhầm lẫn. Công ty nên có các hình thức thưởng phạt rõ ràng cho công việc thuộc quản lý chất lượng chẳng hạn như thưởng do các sáng kiến trong hoạt động khắc phục và phòng ngừa các hành động không phù hợp, thưởng do thúc đẩy các phong trào thi đua chất lượng trong Công ty... Mặt khác, Công ty cũng phải làm cho các cán bộ phụ trách ISO hợp tác với nhau chặt chẽ hơn thông qua việc tổ chức thường xuyên các hội nghị chất lượng, các buổi gặp gỡ với các chuyên gia chất lượng ở các tổ chức khác. Từ đó, họ tạo điều kiện trao đổi thông tin cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc thực hiện các yêu cầu của ISO 9001:2000 giúp cho việc áp dụng hệ thống quản lý chât lượng này có hiệu quả hơn. 4. Sử dụng linh hoạt các công cụ thống kê nhằm kiểm soát sự không phù hợp và cải tiến chất lượng tại Công ty. Trong điều kiện vốn đầu tư còn ít thì việc kiểm soát chất lượng đối với Công ty rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho công trình thi công có chất lượng đảm bảo mà còn giúp Công ty cải tiến chất lượng. Để làm được điều này, Công ty cần tiến hành kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê. Các công cụ thống kê như sơ đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, phiếu kiểm tra chất lượng, biểu đồ kiểm soát, biểu đồ phân tán. Trên thực tế đã có nhiều Công ty áp dụng có hiệu quả các công cụ này. Vì vây, Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp cũng cần áp dụng linh hoạt các công cụ này vào kiểm soát các công trình thi công và cải tiến chất lượng. Sau đây là một số công cụ thống kê cần áp dụng: Sơ đồ nhân quả: Sơ đồ nhân quả là công cụ để tập hợp và phân tích các vấn đề về các nguyên nhân có thể dẫn đến các kết quả cụ thể. Với việc sử dụng sơ đồ nhân quả ta xác đinh được nguyên nhân gây ra trục trặc chất lượng. Mặt khác, nó còn giúp giáo dục, đào tạo người lao động tham gia vào quản lý chất lượng. Các bước để xây dựng sơ đồ nhân quả như sau: Bước 1: Chọn chỉ tiêu chất lượng cần phân tích ( ví dụ như kết cấu thép, xi măng, độ lún... trong khi thi công ) Bước 2: Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu mũi tên ghi chỉ tiêu chất lượng đó. Bước 3: Xác định các phạm trù mà chúng ta cần tìm ra nguyên nhân ở đó. Ghi chú vào các xương cá với các phạm trù tương ứng đó. Các phạm trù nói chung gồm: con người, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị, phương pháp sản xuất, đo lường. Bước 4: Tìm các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các phạm trù chính vừa xác định để tìm ra nguyên nhân gây trục trặc về chất lượng và ghi vào sơ đồ. Bước 5: Điều chỉnh và thiết lập các sơ đồ nhân quả. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến công trình thi công không đạt tiêu chuẩn. thiết bị bảo dưỡng độ chính xác của các cân kỹ thuật con người tay nghề sự chú ý thái độ nguyên vật liệu chất lượng nguyên vật liệu chất lượng công trình thời gian phương pháp thi công điều kiện thời tiết nước điện tỷ lệ lỗi thi công không đúng tiêu chuẩn các yếu tố khác Như vậy, qua sơ đồ nhân quả ta có thể tìm ra sự không phù hợp khác xảy ra trong quá trình thi công của Công ty. Tác dụng thu được sẽ lớn hơn khi sử dụng sơ đồ nhân quả được dùng kết hợp với các công cụ thống kê khác. *Biểu đồ kiểm soát: Biểu đồ kiểm soát biểu thi dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được hay không. Trong biểu đồ kiểm soát có các đường giới hạn kiểm soát và có ghi các giá trị thống kê đặc trưng thu thập từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp trong quá trình sản xuất. Biểu đồ kiểm soát có những đặc điểm cơ bản là: Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát. Các đường kiểm soát là các đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp nhất mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát. Đường tâm điểm thể hiện giá trị bình quân của dữ liệu thu thập được. Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng nhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết tình hình biến động của các quá trình. Nếu Công ty sử dụng biểu đồ kiểm soát có hiệu quả thì sẽ đảm bảo được sự ổn định của quá trình thi công các công trình, giảm bớt những biến động chung. Đồng thời, qua biều đồ kiểm soát sẽ phát hiện được những nguyên nhân gây ra sự bất thường để có biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái tốt hơn. Biểu đồ kiểm soát được xây dựng qua các bước sau: Bắt đầu nhận xét tình trạng của quá trình dùng biểu đồ đó làm chuẩn để kiểm soát quá trình kết thúc bình thường không bình thường tìm nguyên nhân, xoá bỏ xây dựng biểu đồ mới Thu thập số liệu liên quan đến công trình thi công Lập bảng tính toán dữ liệu nếu cần tính các dữ liệu đường tâm, giới hạn trên và giới hạn dưới vẽ biểu đồ kiểm soát 5. Từng bước đầu tư kỹ thuật, đổi mới các thiết bị công nghệ, phương tiện vận chuyển và sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng. * Đối với máy móc thiết bị. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì việc thi công các công trình có chất lượng là một đòi hỏi cấp thiết đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp. Muốn vậy, trước hết Công ty cần phải từng bước đầu tư kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ và không quên nâng cấp, bảo dưỡng các thiết bị đang sử dụng để tận dụng hết công suất. Thực tế Công ty vẫn còn tồn tại nhiều máy móc đã được sử dụng với thời gian dài làm giảm khả năng thi công các công trình. Bảng : Năng lực thiết bị thi công của công ty STT Tên thiết bị Số lượng Năm sản xuất Thuộc sở hữu Tính năng kỹ thuật 1 Máy xúc đào HITACHI 01 2003 Công ty 180m3/ca 2 Cần cẩu tháp TQ 02 2004 Như trên H=80m-110m Q=1,1-1,8 tấn 3 Máy vận thăng lồng đôi TQ 02 2004 - H=110m:p/1 lồng=1,1 tấn 4 Máy vận thăng lồng tải TQ+ VN 02 2003 - 0.5 tấn 5 Máy khoan cọc nhồi 02 1999 - Chiều sâu khoan 55m Đường kính khoan 2m-2.2m 6 Máy cắt sắt 05 2001 - 4.5 KW 7 Máy uốn sắt 06 2002 - 4.5KW 8 Máy hàn điện 18 2003 - 4.5KW 9 Máy cưa gỗ 10 2001 - 150V/P 10 Máy nối thép ống TQ 01 2004 - >15.5m 11 Máy ren ống nước Nhật Bản 01 2004 - 220-90 HZ 12 Máy phát điện GMI-GSA 01 2003 - 220-75HZ 13 Máy trộn bê tong đồng bộ TQ 01 2004 - Tự hành 14 Máy trộn bê tong 250lit 10 2003 - 10m3/ca 15 Máy trộn vữa 06 2002 - 6m3/ca 16 Máy đầm rùi TQ 28 2001 - 1.1KW 17 Máy đầm đất MIKASA 06 2003 - 7.5KW 18 Máy bơm nước ITALIA 12 2003 - 15m3/giờ 19 Máy toàn đạc GTS 225 01 2004 - Độ chính xác 5” 20 Máy chiếu đứng AJDZ2 01 2005 - Độ chính xác 1mm/100m 21 Máy kinh vĩ THEO-020A 02 2003 - Độ chính xác 20” 22 Máy thủy bình NIKON-30 06 2002 - Độ chính xác 20” 23 Giáo chống thép liên doanh 2300 cái 2004 - 24 Giáo chống thép 20 2002 - Tiêu chuẩn NM Đại Mỗ 25 Giáo hoàn thiện 09 2003 - Như trên 26 Cốp pha thép định hình 15,650 m2 2002 - KT các loại và phụ kiện Do đó bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, Công ty cần đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tuy nhiên trong điều kiện còn thiếu vốn sản xuất kinh doanh như hiện nay, việc đầu tư cho đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là thách thức với Công ty. Nếu Công ty không nghiên cứu kỹ nên đầu tư đổi mới cái nào trước sẽ không mang lại hiệu quả mà còn làm cho chi phí tăng lên quá cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. Mặt khác, Công ty nên đầu tư cho phòng kỹ thuật thi công các thiết bị phân tích chất lượng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm và kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Song song với đầu tư đổi mới, Công ty cần tận dụng những thiết bị sẵn có, lập kế hoạch sữa chữa, phục hồi và sử dụng triệt để công suất của máy móc thiết bị hiện có. Các thiết bị đo lường như cân kỹ thuật, cân điện tử cũng phải được kiểm tra định kỳ và sau mỗi lần sử dụng phải được lau chùi cẩn thận. Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ và sử dụng hết công suất của máy móc hiện có sẽ giúp nâng cao chất lượng công trình, tăng năng suất và tăng doanh thu cho Công ty. * Đối với phương tiện vận chuyển Công ty nên mua sắm thêm một số phương tiện vận chuyển, hiện nay công tác vận chuyển nguyên vật liệu đến các địa điểm thi công còn gặp nhiều khó khăn. Công ty vẫn còn bị động trong khâu vận chuyển, hằng năm phải thuê ngoài một số phương tiện để chuyên chở nguyên vật liệu đến các địa điểm thi công ở các địa phương. Do thuê ngoài nên ý thức bảo vệ sản phẩm không được quan tâm nhiều, vẫn còn tình trạng nguyên vật liệu bị thiếu không đáp ứng kịp thời về thời gian mà cước phí vận chuyển lại cao. Do đó, để khắc phục tình trạng trên thì Công ty cần mua sắm thêm phương tiện vận chuyển, làm cho hoạt động vận chuyển được thuận lợi và tiết kiệm chi phí vận chuyển. * Sữa chữa nâng cấp nơi ăn nghỉ cho công nhân viên. Do đặc thù của Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên có nhiều địa điểm thi công các công trình, dẫn đến nơi ăn nghỉ của các công nhân hay cán bộ tham gia xây dựng công trình đều không ổn định một chỗ. Vì vậy, Công ty nên có các biện pháp hợp lý để giải quyết nơi ăn, chốn nghỉ cho cán bộ công nhân viên nhằm đem lại cho họ lợi ích thiết thực nhất để họ yên tâm sản xuất và gắn bó với Công ty hơn. * Đa dạng hoá các hoạt động Marketing. Quảng cáo có rất nhiều hình thức và đi kèm với mỗi hình thức là các khoản chi phí khác nhau. Vấn đề là chọn hình thức quảng cáo nào để phù hợp với từng đối tượng khách hàng, tiết kiệm chi phí vẫn đem lại hiệu quả. Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp đang chọn hình thức quảng cáo qua báo chí và qua các hồ sơ dự thầu với các đối thủ cạnh tranh. Đây là hình thức quảng cáo hữu hiệu và nó có thể truyền tải được các thông tin một cách đầy đủ nhất và tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, trong thời đại nền kinh tế tri thức phát triển nhanh như hiện nay, việc quảng cáo, giới thiệu qua mạng thực tế mang lại hiệu quả rất cao cho các doanh nghiệp. Với hình thức kết nối mạng Công ty cũng có thể tiến hành kí hợp đồng hoặc tiếp thu ý kiến của khách hàng qua thư điện tử. Mặt khác, kết nối mạng còn giúp cho Công ty nắm bắt thông tin của ngành và một số lĩnh vực liên quan một cách nhanh chóng và thu thập được một khối lượng thông tin khổng lồ mà không phải tốn chi phí đi lại. Qua đó không những khuyếch trương được hình ảnh của Công ty mà còn tăng uy tín, mở rộng được đối tượng khách hàng và vượt qua được các hạn chế về mặt không gian và thời gian. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế rằng Công ty hiện nay mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động này nhưng lại chưa áp dụng do còn một số khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới để thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài, mở rộng thị trường thì ban lãnh đạo nên nghiên cứu kỹ các điều kiện để lập một trang Web riêng cho Công ty để những người quan tâm có thể truy cập và tìm kiếm thông tin. Điều mà Công ty cần làm trước tiên đó là tiến hành đào tạo các chuyên gia về công nghệ thông tin. 6. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tơi Tiếp quản các công việc của Công ty xây dựng Công nghiệp, hoàn thành các công trình, dự án đang thực hiện và tiếp tục tham gia đấu thầu, dự thầu, triển khai các dự án đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh để tăng thêm việc làm và đạt sản lượng tăng trưởng và các chỉ tiêu đã đề ra. Phấn đấu giữ vững và phát huy năng lực ngành nghề chủ yếu hiện có trong các dự án, công trình và các mối quan hệ, địa bàn mà Công ty có thế mạnh, từng bước chuyển sang hướng các lĩnh vực khác có tiềm năng và đem lại lợi nhuận cao đồng thời mở rộng thêm một số ngành nghê kinh doanh mơi phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng của Công ty như: Đầu tư và xây dựng kinh doanh nhà ở, kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho đầu tư các dự án, khai thác và kinh doanh các vật liệu xây dựng. Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường sang các lĩnh vực khác như kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn.... Tăng cường đào tạo và tuyển dụng lực lượng kỹ sư, thạc sỹ thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh theo các lĩnh vực kinh doanh cụ thể của Công ty. Để phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả, Công ty có một số kiến nghị sau: - Phê duyệt phương án sắp xếp lao động do cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và phương án hỗ trợ kinh phí lao động dôi từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Trung ương để chi trả cho số lao động dôi dư. - Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của Pháp luật và quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước như đối với doanh nghiệp thành lập mới mà không được làm thủ tục cấp giấy chứng nhận ưu đãi. - Được hưởng các ưu đãi về chứng khoán và thị trường chứng khoán nếu Công ty thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tải sản thuộc quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hoá thành sở hữu của Công ty cổ phần... Với uy tín trong lĩnh vực thi công xây lắp và đầu tư, với đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề giàu kinh nghiệm, máy móc thi công hiện đại của Công ty Xây dựng Công nghiệp, nay là Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp, cùng với đóng góp tích cực của các cổ đông, sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, ban giám đốc. Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp mong nhận được sự chỉ đạo và giúp đỡ về mọi mặt của các ban ngành có liên quan. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008-2011 §¬n vÞ: 1.000 ®ång TT C¸c chØ tiªu chñ yÕu N¨m 2008 2009 2010 1 Tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt kinh doanh 904.191.700 949.401.300 1.044.341.400 2 Tæng doanh thu 587.724.300 617.110.800 678.821.900 3 Vèn ®iÒu lÖ 45.000.000 45.000.000 45.000.000 4 C¸c kho¶n nép ng©n s¸ch 45.000.000 48.000.000 53.000.000 5 Thu nhËp b×nh qu©n(Ng­êi/ Th) 2.050 2.200 2.300 6 Lîi nhuËn tr­íc thuÕ 7.354.000 9.886.000 11.767.000 7 Lîi nhuËn ®Ó l¹i sau thuÕ TNDN 5.295.000 7.118.000 8.472.000 8 TrÝch quü dù tr÷ b¾t buéc 265.000 356.000 424.000 9 TrÝch quü khen th­ëng phóc lîi 265.000 356.000 424.000 10 Quü ®Çu t­ më réng s¶n xuÊt 265.000 356.000 424.000 11 Lîi tøc cßn l¹i chia cæ ®«ng 4.500.000 6.050.000 7.200.000 12 Tû suÊt cæ tøc(%/n¨m ) 10% 11% 12% 13 Tû suÊt cæ tøc ch­a trÝch quü ®Çu t­ më réng ( % ) 12,79 13,74 13,85 14 Tû suÊt cæ tøc ®· trÝch quü ®Çu t­ më réng ( % ) 10,53 11,31 11,40 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Một số kiến nghị 2.1. Đối với công ty Công ty cần tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, tay nghề và có kinh nghiệm làm việc thông qua các cuộc thi tuyển chọn. Khi tuyển chọn cũng nên đưa ra các hình thức ưu đãi của Công ty đối với những người làm việc ở các đội trực thuộc có địa điểm xa, chẳng hạn như nơi ăn chốn ở và chế độ lương thưởng rõ ràng... Đặc biệt là với những lao động thuê ngoài theo thời vụ thì nên có chế độ hợp lý tạo điều kiện để họ có trách nhiệm hơn với công việc được giao và gắn bó với Công ty. Vì động lực tập thể và cá nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, tập hợp, liên kết giữa các thành viên lại với nhau. Đối với các cán bộ công nhân viên đã làm việc trong Công ty thì thường xuyên kiểm tra tay nghề của họ và trình độ chuyên môn để có sự chấn chỉnh kịp thời tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra. Công ty cần phải dự đoán đúng nhu cầu của thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết liên quan đến các công trình sẽ đầu tư phát triển. Do sự phát triển của nền kinh tế đất nước, là một công ty xây dựng giàu kinh nghiệm trong quản lý thi công để đứng vững đựơc trên thị trường và khẳng định được vị trí của mình Công ty phải lựa chọn công nghệ thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng trong tương lai. Đặc thù của ngành là cần một lượng vốn lớn để chi phí cho một công trình nên hàng tháng, quý Công ty nên đưa ra các giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng đắn để tránh làm ăn thua lỗ. Vì Công ty là đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 nên phải từng bước hoàn thiện quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Bên cạnh đó Công ty phải nghiên cứu sử dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế theo nguyên tắc nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn và vẫn đảm bảo chất lượng công trình thi công. 2.2. Đối với nghành Do tốc độ phát triển của toàn ngành đang có xu hướng chững lại so với nhiều năm trước. Nhiều dự án đã được phê duyệt hoặc đang triển khai dở dang hoặc bi cắt giảm do không đủ vốn. Do đó các đơn vị thi công xây lắp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Vì vậy: -Ngành nên đổi mới quản lý chất lượng các công trình xây dựng và nghiệm thu đánh giá chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Áp dụng các chế tài đối với nhà thầu xây dựng. - Thay cơ chế thanh tra để phát hiện chất lượng kém sang cơ chế ngăn ngừa không để xảy ra chất lượng kém trong công trình xây dựng. 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra trong giai đoạn tới thì ngoài những nỗ lực của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, Công ty rất mong Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho Công ty ở một số lĩnh vực sau: Ngành xây dựng là ngành có nhiều đơn vị tham gia, mức độ cạnh tranh trong ngành cao. Thị trường xây dựng luôn là một thị trường đầy biến động nên Nhà nước cần có chính sách kịp thời phân bổ nguồn lực và ngân sách phù hợp để không dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Vốn luôn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Sau khi cổ phần hóa thì tỷ trọng vốn Nhà nước vẫn chiếm trên 50% nên vẫn có những tác động lớn đến các mặt kinh doanh của Công ty. Chính sách cho vay vốn với lãi suất và thời gian phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty huy động được nguồn vốn đầy đủ bằng nhiều nguồn khác nhau cũng như có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở vật chất… từ đó hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của Nhà nước bằng cách tạo ra môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho Công ty làm ăn với những doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để các doanh nghiệp kinh doanh một cách lành mạnh thì Nhà nước phải tạo được hành lang pháp lý với hệ thống luật pháp đầy đủ. Đặc biệt, đối với Công ty, bộ luật hải quan thông thoáng sẽ tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu một số nguyên vật liệu, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Mạng lưới giao thông có ảnh hưởng lớn đến vận chuyển nguyên vật liệu. Hiện nay, hệ thống giao thông vận tải đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhiều bất cập nhất như độ an toàn đối với những chuyến vận chuyển đường dài, đường xá nhiều nơi chưa được nâng cấp. Hơn nữa, thủ tục đi đường còn phức tạp, phải qua nhiều trạm kiểm tra, gây phiền nhiễu cho tiến trình vận chuyển, có thể làm chậm tiến độ cung ứng nguyên vật liệu. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp để giải quyết tình trạng trên. Trên đây chỉ là một số giải pháp và kiến nghị mà cá nhân em đưa ra nhằm giúp cho Công ty áp dụng hiệu quả hơn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 để nâng cao chất lượng các công trình thi công. KẾT LUẬN Quá trình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 là một quá trình khó khăn và phức tạp. Song lại rất cần đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế đất nước đang có sự chuyển biến sâu sắc. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình nhằm hoàn thành tốt các yêu cầu của hệ thống, cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp đã có những bước phát triển hết sức khích lệ. Công ty đã áp dụng thành công bước đầu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. Công ty cần hoàn thiện hơn nữa việc áp dụng hệ thống quản lý này để nâng cao chất lượng công trình thi công hơn nữa không những phục vụ các chủ đầu tư trong nước mà còn hướng tới các chủ đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam. Dựa trên kiến thức đã được học cùng với phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cũng như công tác quản lý chất lượng ở Công ty trong những năm qua, em đã đưa ra một số ý kiến về giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc áp dụng ISO tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Đỗ Hải Hà và các cô chú trong Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Tuy đã cố gắng song bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót em rất mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ThS Hồ Thêm: Cẩm nang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 . Nhà xuất bản Trẻ - 2004 GS. TS Nguyễn Đình Phan: Giáo trình quản trị chất lượng. Nhà xuất bản Hà Nội - 2003 Luật xây dựng Nghị quyết số 385/1999/QĐ-BXD Ban hành ngày 12/11/1999 về quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quy chế quản lý đấu thầu Tạp chí Xây dựng số 441, tháng 11/2004 Tạp chí Xây dựng số 454, tháng 12/2005 Tạp chí Xây dựng số 445, tháng 3/2005 Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường số 21, 22 (74,75)/2004 Chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng, ... của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp.DOC