MỤC LỤC
Trang
CHưƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1 Mục tiêu chung . 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian . 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . 2
1.4 Lược khảo tài liệu . 3
CHưƠNG 2:PHưƠNG PHÁP LUẬN & PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận . 4
2.1.1 Vị trí và vai trò của DNVVN trong nền kinh tế 4
2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các DNVVN . 10
2.1.3 Những lợi thế và khó khăn chủ yếu của DNVVN . 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu . 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 16
CHưƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG MHB - CẦN THƠ . 17
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức . 19
3.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý 19
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 20
3.3 Khái quát kết quả kinh doanh 22
3.4 Tình hình thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 24
3.4.1 Thuận lợi . 24
3.4.2 Khó khăn 24
CHưƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐẦU Tư TÍN DỤNG CHO DNVVN TẠI NGÂN
HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ . 25
4.1 Thực trạng hoạt động của DNVVN trên địa bàn Tp. Cần Thơ . 25
4.1.1 Thực trạng DNVVN trên phạm vi cả nước 25
4.1.2 Số lượng DNVVN trên phạm vi Tp. Cần Thơ . 26
4.2 Thực trạng đầu tư tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng MHB Cần Thơ . 28
4.2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ 28
4.2.2 Phân tích thực trạng đầu tư tín dụng đối với phát triển DNVVN tại ngân hàng
MHB Cần Thơ 34
4.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tín dụng đối với DNVVN tại MHB Cần
Thơ 43
CHưƠNG 5: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI
NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 47
5.1 Chủ trương phát triển DNVVN tại Tp. Cần Thơ 47
5.2 Định hướng phát triển tín dụng đối với DNVVN của MHB Cần Thơ 47
5.3 Một số giải pháp tín dụng đối với phát triển DNVVN tại ngân hàng . . 48
5.3.1 Tổ chức tốt công tác huy động vốn 48
5.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng . 49
5.3.3 Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay . 51
5.3.4 Các chính sách về lãi suất vay . 51
5.3.5 Đa dạng hoá các phương thức cho vay 52
5.3.6 Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro 52
5.3.7 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 53
5.3.8 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay . 53
5.3.9 Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 54
CHưƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
6.1 Kết luận . 56
6.2 Kiến nghị . 57
6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban
ngành có liên quan 57
6.2.2 Kiến nghị đối với DNVVN . 58
6.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng MHB Cần Thơ . 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh. Trong những năm qua Ngân
hàng đã không ngừng cố gắng thu hút thêm khách hàng mới, ngoài khách hàng truyền
thống là các DNVVN Nhà nước thì số lượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế
khác cũng tăng nhanh. Tính đến 31/12/2008 toàn chi nhánh đã có 794 khách hàng đến mở
tài khoản tiền gửi, trong đó của doanh nghiệp là 348 đơn vị, tư nhân cá thể là 446 đơn vị,
phần lớn là của các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Trong đó số doanh nghiệp có
quan hệ tín dụng với Ngân hàng là 327 đơn vị. DNVVN Nhà nước là 64 đơn vị, công ty
cổ phần là 74 đơn vị, công ty TNHH là 98 đơn vị, doanh nghiệp tư nhân 91 đơn vị. Các
doanh nghiệp này hầu hết đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chỉ có một
số DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất. Một số doanh nghiệp khác
chưa đặt quan hệ tín dụng những cũng đã mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng.
Như vậy, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đều có quan hệ với Ngân hàng,
đây là một lợi thế không nhỏ đối với công tác mở rộng dư nợ tín dụng của Ngân hàng.
4.2.2.2. Phân tích thực trạng đầu tƣ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
ngân hàng.
47
a) Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh số cho vay là tổng mức vốn tín dụng Ngân hàng cấp cho khách hàng trong
một thời kì xác định. Doanh số cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng không ngừng
tăng trưởng qua các năm 2006 -2008.
Bảng 9: Doanh số cho vay DNVVN qua các năm 2006 -2008
Đvt: triệu đồng
Khoản mục
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch năm
2007/2006
Chênh lệch năm
2008/2007
Số tuyệt
đối
+/- (%)
Số tuyệt
đối
+/-
(%)
1.Phân theo ngành kinh tế 133,168 767,721 387,611
-Công nghiệp chế biến 23,306 153,513 58,141 130,207 558.68 -95,372 -62.13
-Xây dựng 77,303 175,091 251,947 97,788 126.5 76,856 43.89
-Thương mại dịch vụ 32,559 439,117 77,523 406,558 1248.6 -361,594 -82.35
2.Phân theo thành phần
kinh tế
133,168 767,721 387,611
-Doanh nghiệp Nhà nước 22,638 - 22,700
-Doanh nghiệp tư nhân 91,887 529,728 214,295 437,841 476.5 -315,433 -59.55
-Công ty TNHH 18,643 237,993 150,616 219,350 1176.58 -87,377 -36.71
3.Phân theo thời hạn 133,168 767,721 387,611
-Ngắn hạn 63,920 552,759 346,746 488,839 764.77 -206,013 -37.27
-Trung và dài hạn 69,248 214,962 40,865 145,714 210.42 -174,097 -80.99
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ)
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng doanh số cho vay DNVVN từ năm 2006
đến năm 2008 có sự biến động mạnh. Ở năm 2007 tổng doanh số cho vay tăng mạnh đến
476.51% so với năm trước tương đương tăng 634,553 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008,
doanh số cho vay có sự sụt giảm rõ rệt do việc thắt chặt tín dụng từ các chính sách vĩ mô,
đã làm cho doanh số giảm 380,110 triệu đồng tương đương 49.51%. Ta có thể phân tích
48
sự biến động của doanh số cho vay DNVVN qua các năm một cách chi tiết hơn thông
qua việc phân tích dựa trên sự phân loại tổng doanh số theo các tiêu chí khác nhau.
Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế:
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
450,000
2006 2007 2008
Công nghiệp chế
biến
Xây dựng
Thương mại
dịch vụ
Hình 2: Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế
Ngân hàng tập trung cho vay vào hai ngành kinh tế chủ yếu đó là xây dựng và
thương mại dịch vụ. Nhìn chung doanh số cho vay DNVVN trong ngành xây dựng tăng
không mạnh bằng hai ngành công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ, tuy nhiên
doanh số cho vay ngành xây dựng luôn tăng đều qua các năm. Trong năm 2008 tổng
doanh số cho vay sụt giảm do nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp thu hẹp qui mô
hoạt động nhưng doanh số cho vay ngành xây dựng vẫn tăng, có thể thấy đây là ngành
kinh tế chủ lực luôn được Ngân hàng ưu tiên đầu tư và không ngừng phát triển các chiến
lược dành cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.
Doanh số cho vay ngành xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho
vay DNVVN. Cụ thể, ta thấy năm 2006 doanh số cho vay trong ngành xây dựng chiếm
58%, còn ngành thương mại dịch vụ chiếm 25% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2007,
doanh số cho vay trong từng thành phần tăng lên rất mạnh và doanh số cho vay đối với
hai ngành xây dựng, thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, doanh số
cho vay ngành xây dựng là 175,091 triệu đồng tương đương 22.8% trong tổng doanh số
cho vay, tuy tỉ trọng của ngành này giảm xuống nhưng vẫn tăng 126.5% so với năm
2006; bên cạnh đó ngành thương mại dịch vụ có doanh số cho vay tăng lên đến 1248.6%
49
chiếm tỉ trọng 57% tổng doanh số cho vay, trong khi doanh số cho vay đối với ngành
công nghiệp chế biến chỉ chiếm 20% nhưng đã tăng mạnh đến 558.68% so với năm
2006. Năm 2008, tỉ lệ tăng trưởng của doanh số cho vay mỗi thành phần đều sụt giảm,
chỉ có ngành xây dựng vẫn có doanh số cho vay tăng 43.89%, ngành công nghiệp chế
biến giảm 62.13% và ngành thương mại dịch vụ giảm 82.35%.
Doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế:
Theo bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng tập trung vào các
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hơn là doanh nghiệp Nhà nước, và hoạt động nổi
bật hơn hết là cho vay doanh nghiệp tư nhân. Doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay khi Ngân hàng cho vay các
DNVVN qua các năm.
Tỷ trọng doanh số cho vay của các DNVVN tại Ngân hàng MHB Cần Thơ không
ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Do nền kinh tế biến động mạnh trong năm
2008 đã làm cho doanh số sụt giảm tuy nhiên tại Ngân hàng tổng doanh số cho vay
DNVVN vẫn chiếm ưu thế hơn so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Có thể nói
hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng đang có nhiều triển vọng do Ngân
hàng đã chủ trương đáp ứng nhu cầu khách hàng, có nhiều cải biến tích cực như phong
cách giao tiếp thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại
Ngân hàng.
Bảng 10: Tình hình tăng trƣởng doanh số cho vay của các DNVVN
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân 162,762 413,389 638,158
Doanh số cho vay DNVVN 133,168 767,721 387,611
Tỉ trọng doanh số cho vay DNVVN(%) 55 65 37.7
Tổng doanh số cho vay 295,930 1,181,110 1,025,769
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ)
50
Trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn
thành phố thì hoạt động tín dụng tại Ngân hàng MHB vẫn tăng trưởng khá ổn định, đặc
biệt là đối với các DNVVN. Tỉ trọng doanh số cho vay DNVVN năm 2007 tăng 10% so
với năm 2006, trong năm 2008 tỉ trọng này tuy có sụt giảm nhưng xét mặt bằng chung
của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khả quan trong khi nền kinh tế đang ngày càng
đi xuống, các quan hệ tín dụng hầu như bị đóng lại, đây có thể xem là một nỗ lực không
nhỏ của Ngân hàng để có thể duy trì tốt các mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp.
Doanh số cho vay phân theo thời gian:
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
2006 2007 2008
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Hình 3: Doanh số cho vay phân theo thời gian
Cũng như cho vay trong các lĩnh vực khác, từ bảng số liệu cho thấy Ngân hàng vẫn
tập trung vào cho vay ngắn hạn khi cung cấp vốn cho DNVVN. Qua những con số cụ thể,
ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao. Trong năm 2006 doanh số
cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp hơn so với doanh số cho vay trung và dài hạn,
chiếm 48% trong tổng doanh số. Tuy nhiên đến năm 2007, tỉ trọng này tăng cao, doanh
số cho vay ngắn hạn tăng đến 764,7% so với năm 2006 và chiếm 72% tổng doanh số cho
vay. Năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn sụt giảm nhưng tỉ trọng vẫn tiếp tục tăng lên
đến gần 90% trong tổng doanh số cho vay. Qua đó ta có thể thấy nhu cầu tín dụng của
khách hàng có chuyển biến rõ rệt, tăng mạnh tín dụng ngắn hạn và giảm dần tín dụng
trung và dài hạn. Nguyên nhân là do chỉ có một số DNVVN Nhà nước sản xuất những
51
mặt hàng công nghiệp thì mới có nhu cầu vay dài hạn, còn các DNVVN ngoài quốc
doanh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Việc tăng doanh số cho vay DNVVN sẽ giúp chi nhánh mở rộng dư nợ tín dụng. Vì
vậy Ngân hàng đã luôn chú trọng đến đối tượng khách hàng là DNVVN và tạo mọi điều
kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn được dễ dàng.
b) Doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thu nợ là một phần quan trọng trong qui trình tín dụng của ngân hàng. Doanh số
thu nợ thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng trong một thời kì. Tổng doanh số thu nợ
cho vay DNVVN của Ngân hàng qua các năm 2006 – 2008 được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 11: Doanh số thu nợ cho vay DNVVN năm 2006 -2008
Đvt: triệu đồng
Khoản mục
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch năm
2007/2006
Chênh lệch năm
2008/2007
Số tuyệt
đối
+/- (%)
Số tuyệt
đối
+/-
(%)
1.Doanh số thu nợ ngắn
hạn 79,670 279,744 344,449 200,074 251.13 64,705 23.13
-Doanh nghiệp Nhà nước 18,951 3,834 9,403 -15,117 -79.77 5,569 145.25
-Doanh nghiệp tư nhân 45,400 176,276 210,236 130,876 288.27 33,960 19.27
-Công ty TNHH 15,319 99,634 124,810 84,315 550.39 25,176 25.27
2.Doanh số thu nợ trung
dài hạn 16,924 103,466 48,552 86,542 511.36 -54,914 -53.07
-Doanh nghiệp Nhà nước 117 - 18,687
-Doanh nghiệp tư nhân 14,856 91,970 4,059 77,114 519.08 -87,911 -95.59
-Công ty TNHH 1,951 11,496 25,806 9,545 489.24 14,310 124.48
52
Tổng doanh số thu nợ 96,594 383,210 393,001 286,616 296.72 9,791 2.55
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ)
Thông qua bảng số liệu ta nhận thấy Ngân hàng đã tổ chức khá tốt công tác thu nợ
qua các năm. Doanh số thu nợ qua hai năm đều tăng, năm 2007 doanh số thu nợ tăng
mạnh đến 296.72% tương đương tăng 286,616 triệu đồng, đặc biệt trong năm 2008 tuy
doanh số cho vay sụt giảm nhưng doanh số thu nợ vẫn có thể tăng nhẹ 2.55%. Doanh số
thu nợ ngắn hạn tăng mạnh và ổn định hơn so với doanh số thu nợ trung dài hạn. Năm
2007 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 251.13 % và sang đến năm 2008 vẫn tiếp tục tăng
23.13%, trong khi doanh số thu nợ trung dài hạn tăng mạnh ở năm 2007 cụ thể tăng
511.36% nhưng đồng thời cũng giảm 53.07% ở năm 2008. Doanh số thu nợ đối với từng
thành phần kinh tế qua các năm tăng trưởng không ổn định. Trong năm 2007 doanh số
thu nợ đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đều tăng mạnh nhưng vào năm
sau doanh số thu nợ các thành phần này đều sụt giảm hoặc tăng chậm lại, trong khi doanh
số thu nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm vào năm 2007 nhưng lại tăng vào năm
2008. Điều này có nghĩa trong năm 2007 các doanh nghiệp quan hệ với Ngân hàng có
tình hình kinh doanh thuận lợi hơn so với năm 2008.
Tuy nhiên nhìn chung doanh số thu nợ cho vay DNVVN tại Ngân hàng MHB Cần
Thơ trong năm 2008 vẫn đạt được tăng trưởng một cách tương đối. Vì vậy, trong nền
kinh tế hiện tại đang gặp nhiều khó khăn, có thể thấy hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
đối với DNVVN vẫn đạt được một số thành tích nhất định và Ngân hàng nên cần tích cực
mở rộng hoạt động này.
c) Tình hình dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong những năm qua, Ngân hàng luôn không ngừng tìm kiếm khách hàng, tăng dư
nợ tín dụng đặc biệt là đối với các DNVVN. Để có được đánh giá chính xác về mức tăng
dư nợ tín dụng cho DNVVN cần xem xét qua bảng sau:
53
Bảng 12: Tình hình dƣ nợ cho vay của DNVVN tại Chi nhánh
Đvt: triệu đồng
Khoản mục
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch năm
2007/2006
Chênh lệch năm
2008/2007
Số tuyệt
đối
+/- (%)
Số tuyệt
đối
+/-
(%)
1.Phân theo ngành kinh tế 200,806 312,354 282,920
-Công nghiệp chế biến 19,076 27,487 24,896 8,411 44.09 -2,591 -9.43
-Xây dựng 99,398 140,246 164,093 40,848 41.1 23,847 17
-Thương mại dịch vụ 82,332 144,621 93,931 62,289 75.66 -50,690 -35.05
2.Phân theo thành phần
kinh tế
200,806 312,354 282,920
-Doanh nghiệp Nhà nước 21,446 24,988 62,879 3,542 16.52 37,891 151.64
-Doanh nghiệp tư nhân 136,548 181,165 98,836 44,617 32.67 -82,329 -45.44
-Công ty TNHH 42,812 51,515 121,205 8,703 20.33 69,690 135.28
3.Phân theo thời hạn 200,806 312,354 282,920
-Ngắn hạn 111,849 159,300 133,105 70,343 79.08 -26,195 -16.44
-Trung và dài hạn 88,957 153,054 149,815 41,205 36.84 -3,239 -2.12
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ)
Dư nợ phân theo ngành kinh tế:
Theo số liệu thống kê ta có thể thấy đây là Ngân hàng có chiến lược cho vay chủ
yếu nhắm vào đối tượng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng hoặc kinh doanh nhà
đất. Dư nợ ngành xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và đều tăng qua các
năm, có xu hướng ổn định hơn ngành công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Cụ
thể năm 2007 dư nợ cho vay ngành xây dựng tăng 41.15 so với năm 2006, và năm 2008
dư nợ của ngành này vẫn tăng 17% mặc dù tổng dư nợ trong năm 2008 là sụt giảm so với
năm 2007. Có thể thấy đây là đối tượng khách hàng quan trọng của Ngân hàng, khi thành
54
phố hoà mình vào xu hướng phát triển của cả nước thì nhu cầu về nhà ở, đầu tư trong các
lĩnh vực bất động sản tăng cao; và Ngân hàng MHB có được nhiều lợi thế, kinh nghiệm
cũng như uy tín đã thúc đẩy cho hoạt động này được phát triển mạnh mẽ. Ngân hàng có
thể tận dụng thế mạnh này để làm tăng hiệu quả hoạt động. Qua các năm Ngân hàng đã
mở rộng thị phần ra khối DNVVN, các doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng
ngày càng đông sẽ làm tăng doanh số cho vay và tăng dư nợ.
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
Dư nợ doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay
DNVVN mặc dù có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với công ty TNHH
cũng có sự tăng trưởng nổi bật, năm 2007 dư nợ đối với thành phần này tăng 20.33%
tương đương tăng 8,703 triệu đồng, trong năm 2008 dư nợ tăng 135.28% so với năm
2007 tương đương 69,690 triệu đồng. Qua đó ta thấy Ngân hàng có xu hướng tập trung
đầu tư vào các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Bảng 13: Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ của các DNVVN
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân 468,550 580,087 654,403
Dư nợ cho vay DNVVN 200,806 312,354 282,920
Tổng dƣ nợ 669,356 892,441 937,323
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ)
Dư nợ cho vay đối với DNVVN tăng mạnh ở năm 2007 và do nhiều biến động ảnh
hưởng nên giảm nhẹ trong năm 2008. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy được chủ trương
của Ngân hàng muốn chú trọng đầu tư một số ngành trọng điểm và liên tục mở rộng cho
vay đối với đối tượng DNVVN. Đây có lẽ là chiến lược phù hợp vì trong bối cảnh nền
kinh tế ngày càng phát triển thì các DNVVN có vai trò ngày càng quan trọng, nhu cầu về
vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp này ngày càng lớn.
55
Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:
Bảng 14: Cơ cấu dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay của Ngân hàng từ 2006 - 2008
Đvt: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Ngắn hạn 111,849 55.7 159,300 51 133,105 47.05
Trung và dài hạn 88,957 44.3 153,054 49 149,815 52.95
Tổng dư nợ 200,806 100 312,354 100 282,920 100
Nhìn vào bảng số liệu, các khoản vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với các khoản
vay trung và dài hạn, do đặc điểm là chỉ vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của
DNVVN, và do các doanh nghiệp chưa có các dự án lớn khả thi và thuyết phục ngân
hàng. Năm 2006 tỉ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn là 55.7%, năm 2007 tỉ trọng này
trong tổng dư nợ là 51%, và sang đến năm 2008 tỉ trọng này có giảm xuống do nhiều tác
động khác tuy nhiên không đáng kể, cụ thể dư nợ ngắn hạn chiếm 47% trong tổng dư nợ.
4.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tƣ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại ngân hàng MHB Cần Thơ.
Trong thời gian qua Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng giữ vững
những khách hàng sẵn có, đồng thời khai thác thu hút các khách hàng mới. Tuy nhiên
trong quá trình hoạt động cũng có những thành tựu và khó khăn cụ thể.
4.2.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc
Có thể nói hoạt động cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng trong những năm qua
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đối với DNVVN được đáp ứng kịp thời vốn lưu
động để sản xuất, được đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn để đổi mới máy móc thiết bị,
xây dựng cơ sở vật chất... còn đối với Ngân hàng thì mở rộng được thị phần, tăng thêm
khách hàng, đút kết được nhiều kinh nghiệm từ đó cải tiến qui trình nghiệp vụ ngân hàng
để phục vụ khách hàng tốt hơn.
56
Từ thành công trong công tác huy động vốn đã tạo cho hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng trở nên chủ động và thuận lợi rất nhiều. Cộng với sự nỗ lực của toàn thể Cán
bộ nên Ngân hàng đã hoàn thành được một số chỉ tiêu đề ra. Song song với việc đẩy
mạnh phát triển tín dụng cho DNVVN Ngân hàng đã tham gia tích cực vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Chất lượng tín dụng cho DNVVN được nâng cao rất nhiều, làm cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng được đảm bảo hơn, từ đó tạo điều kiện tăng qui mô tín dụng đối
với mọi khách hàng thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh.
Đa dạng các hình thức cấp tín dụng nên đáp ứng nhu cầu vay của nhiều đối tượng.
Uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao sẽ là kết quả tốt nhất vì khách hàng tìm
đến với ngân hàng sẽ chú trọng trên hết là sự tín nhiệm để đặt quan hệ giao dịch, vay vốn.
4.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động
tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh vẫn có những hạn chế cần được giải quyết:
- Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN ngoài quốc doanh thật sự vẫn chưa cao, nhiều
doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Và do sự cạnh tranh của các
NHTM khác trên địa bàn nên một số khách hàng truyền thống đã chạy sang quan hệ tín
dụng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán với ngân hàng khác.
- Nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng
nguồn vốn huy động, nên khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn đối
với khách hàng DNVVN vẫn còn hạn chế. Trong khi nhu cầu vay để đầu tư mở rộng qui
mô và nâng cao năng lực sản xuất của đối tượng khách hàng này là rất lớn.
- Ngân hàng chưa nắm bắt được đầy đủ và chính xác nhất về các DNVVN: số lượng
các doanh nghiệp thuộc loại hình DNVVN trong toàn Thành phố, mà trong đó chủ yếu là
doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ hộ kinh doanh cá thể làm ăn hiệu quả, còn hạn chế về
công tác kế toán, hoạch định chiến lược. Chính vì vậy việc thẩm tra những thông tin
trong hồ sơ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng tại Ngân hàng là tương đối khó khăn.
Những khoản tín dụng mà các DNVVN có nhu cầu thường có quy mô không thật lớn,
57
nhưng số lượng khoản vay lại nhiều. Do đó công tác theo dõi kiểm tra quá trình sử dụng
vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Bên cạnh
đó tài sản bảo đảm tiền vay của các DNVVN hầu hết là giá trị của quyền sử dụng đất, giá
trị nhà xưởng máy móc nhưng việc đấu giá thanh lý giá trị các tài sản này thường gặp
nhiều vướng mắc khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Chính vì vậy chất lượng tín dụng đối với
DNVVN còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
không có hoặc thiếu. Các doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế,
không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để
đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều doanh nghiệp luôn ngần ngại việc minh bạch
tình hình kinh doanh của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp
cận các nguồn vốn của ngân hàng.
Những mặt tồn tại trên là kết quả tổng hợp của rất nhiều các nguyên nhân khác
nhau. Ngoài những nguyên nhân mang tính khách quan như: tác động của cơ chế thị
trường, sự biến động của nền kinh tế, môi trường pháp lý... thì vẫn có những nguyên nhân
xuất phát từ chính bản thân ngân hàng và doanh nghiệp:
- Mặc dù luôn xem các DNVVN là đối tượng khách hàng cần khai thác và chăm sóc
nhưng tại Ngân hàng hầu như chưa có một cơ chế tín dụng dàng riêng cho các DNVVN.
Các qui định về hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ về tài sản đảm bảo cũng như các điều
kiện tín dụng về cho vay doanh nghiệp mới thành lập hay cho vay tín chấp... giữa các đối
tượng khách hàng là như nhau.
- Đầu tư tín dụng tại Ngân hàng tăng trưởng khá cao qua các năm nhưng vẫn còn
thiếu sự tư vấn cho các doanh nghiệp trong các vấn đề như tài chính, quản lý, mua bán
hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất...
- Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động Marketing nên việc
thu hút thêm khách hàng mới gặp nhiều khó khăn. Các quyết định tín dụng của Ngân
hàng còn phức tạp chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Ngoài ra
trình độ cán bộ tín dụng đã được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được sự chuyển biến
không ngừng của cơ chế thị trường.
58
- Một bộ phận không nhỏ các DNVVN do chưa nắm được cơ chế, điều kiện, thủ tục
vay vốn... nên còn tâm lý e ngại thủ tục vay vốn hoặc có thái độ không tích cực trong
việc cung cấp thông tin, tiếp xúc với ngân hàng. Ngoài ra tâm lý tránh thuế còn tồn tại
trong nhiều doanh nghiệp nên dẫn đến các tỷ số tài chính trong phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp để giải quyết cho vay của các NHTM không đảm bảo trung thực. Từ
đó làm cho khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.
- Các doanh nghiệp không có những dự án đầu tư trung và dài hạn khả thi, bên cạnh
đó tình hình tài chính của các DNVVN thường không ổn định, vốn tự có nhỏ nên doanh
nghiệp không đáp ứng được yêu cầu để tham gia các dự án lớn nên doanh nghiệp khó tiếp
cận với nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Ngoài ra đa số các doanh nghiệp chưa
thực hiện chế độ hạch toán kế toán nên chưa lập được kế hoạch lưu chuyển tiền mặt trong
năm, vì vậy Ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định thời gian phát sinh nhu cầu vay,
thời gian trả nợ. Từ đó ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch cho vay và thu nợ của Ngân
hàng.
Với những mặt tồn tại và nguyên nhân nêu trên không phải của riêng doanh nghiệp
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và của riêng Chi nhánh Ngân hàng MHB mà còn là
nguyên nhân và tồn tại chung của các doanh nghiệp trên cả nước.
59
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ
5.1. CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TP.
CẦN THƠ.
Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, các DNVVN đóng góp một phần to lớn trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho người lao
động. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của DNVVN chiếm khoảng hơn tổng các doanh
nghiệp toàn Thành phố. Chính vì vậy Chính quyền Thành phố đã có những chủ trương
phát triển DNVVN gồm các nội dung sau:
- Khuyến khích thành lập DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chế biến,
thương mại, dịch vụ để phát huy được tiềm năng của Thành phố. Bên cạnh đó cũng
khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, đổi mới công nghệ thiết
bị tiên tiến. Mấy năm trở lại đây công tác cổ phần hoá doanh nghiệp trên địa bàn được
đẩy mạnh, trong đó có cả các DNVVN. Nhờ đó tạo ra sự chủ động trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, sắp xếp lại bộ máy quản lý và lao động của các doanh nghiệp nhằm tạo
ra hiệu quả cao trong sản xuất.
- Chủ trương phát triển DNVVN gắn liền với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại
hoá của Thành phố. Vì vậy trong điều kiện hiện nay việc đưa ra các chính sách nhằm tạo
điều kiện hỗ trợ cho DNVVN là hết sức cần thiết. Vấn đề về phát triển các DNVVN để
đạt được định hướng đề ra đó là cần thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng của DNVVN nhằm
chia sẻ rủi ro một phần giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp với các tổ chức tín
dụng; đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ các DNVVN về mặt vốn, thuế, công nghệ, thông
tin môi trường đầu tư… nhằm khơi dậy các tiềm năng trong các thành phần kinh tế, nhất
là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
5.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ.
Dựa theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, Chi nhánh Ngân hàng
MHB Cần Thơ đã đề ra những định hướng hoạt động kinh doanh của mình trong thời
60
gian tới: Tiếp tục tăng trưởng lành mạnh, mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc đảm bảo
tín dụng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương. Còn đối với DNVVN Chi
nhánh xác định là một dạng khách hàng tiềm năng nên có một số định hướng cụ thể như:
Nâng cao tỷ trọng cho vay và tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN chi nhánh chủ động
hỗ trợ để doanh nghiệp có thể xây dựng một dự án kinh doanh khả thi. Tư vấn cho doanh
nghiệp về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Chi nhánh đưa ra những giải pháp linh hoạt
hơn trong tài sản thế chấp… những vấn đề mà DNVVN đang gặp khó khăn khi vay vốn
ngân hàng.
Tiếp tục mở rộng quan hệ khách hàng với những đối tượng là DNVVN khác chưa
có quan hệ trước đó, tăng cường đầu tư trung và dài hạn cho các DNVVN, bám sát các
doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới để có những dự án đầu tư có hiệu quả.
Chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát đối với DNVVN khi cấp tín dụng để đảm bảo
cho nguồn vốn sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó Chi nhánh tập trung chỉ đạo công
tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động kinh doanh ngân hàng, thực
hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, mở rộng mạng lưới huy động. Để hoạt động kinh doanh
diễn ra nhanh chóng thuận lợi Chi nhánh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học và hoạt
động quản lý, thực hành tiết kiệm, giao dịch với khách hàng…
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI
NGÂN HÀNG.
5.3.1. Tổ chức tốt công tác huy động vốn
Nguồn cho vay chính của Ngân hàng chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động nhưng
hiện tại vẫn chưa huy động đủ để đáp ứng hết nhu cầu cho vay. Như vậy còn một phần
vốn nhàn rỗi chưa được huy động hết. Theo chủ trương của Thành phố về việc phát triển
kinh tế địa phương trong thời gian tới là nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng các mô hình
phát triển kinh tế có hiệu quả, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nguồn vốn hiện
tại của Ngân hàng không đủ đáp ứng nhất là các nguồn vốn có kỳ hạn dài. Vì vậy ngoài
một số biện pháp Ngân hàng đã thực hiện như đưa ra các mức lãi suất linh hoạt cho nhiều
kỳ hạn gửi tiền, áp dụng công nghệ tin học vào giao dịch tiết kiệm, mở rộng mạng lưới
61
tiết kiệm, có các hình thức khuyến mãi tiết kiệm dự thưởng… thì nên tiến tới thực hiện
thêm các biện pháp sau:
- Đa dạng hoá các loại hình gửi tiền tiết kiệm, cải tiến thủ tục gửi và rút tiền sao cho
gọn nhẹ nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trọng tâm là các loại tiền gửi có
kì hạn ổn định như: Tiền gửi tích luỹ, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu… Đưa ra
phương thức rút và gửi tiền linh hoạt như gửi một nơi có thể rút tiền ở nhiều nơi để tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
- Trên địa bàn Thành phố có rất nhiều ngân hàng hoạt động vì vậy Chi nhánh MHB
phải không ngừng tuyên truyền, quảng cáo về mình cũng như các tiện ích của sản phẩm
mà Ngân hàng cung cấp để thu hút khách hàng. Gửi thư ngỏ cho các tổ chức kinh tế, các
trường học, các cơ quan và các khách hàng ở địa bàn Thành phố và các huyện, phát tờ
bướm và quảng cáo trên báo, đài phát thanh, đài truyền hình về chương trình huy động
vốn tiết kiệm có khuyến mãi và các chính sách ưu đãi về tín dụng của MHB chi nhánh
Cần Thơ.
- Hệ thống thẻ ATM của Ngân hàng chưa thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác
do mới được hình thành và các máy rút tiền còn ít. Ngân hàng nên mở rộng việc phát
hành thẻ ATM và đặt thêm nhiều máy rút tiền, nhất là ở các khu vực đông dân cư, khu
công nghiệp, các công ty lớn. Cần kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện
việc trả lương qua thẻ ATM để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi này. Vì đây là loại
tiền gửi mà phải trả chi phí thấp, việc thu hút thêm được nhiều loại tiền gửi sẽ giúp Chi
nhánh hạ thấp lãi suất đầu ra, góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng. Để thu hút thêm
nhiều khách hàng thì cán bộ, công nhân viên Chi nhánh phải luôn có thái độ lịch sự văn
minh, xử lí nhanh kịp thời – chính xác các yêu cầu của khách hàng.
5.3.2. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định là khâu đầu tiên trong toàn bộ quá trình cho vay, nếu thẩm định chính
xác Ngân hàng sẽ có một khoản tín dụng an toàn, và nếu khâu thẩm định không chính
xác Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi cho vay. Nhất là đối với các DNVVN chưa có nhiều uy
tín, khả năng tài chính còn nhiều hạn chế.
62
Chi nhánh MHB Cần Thơ cần phải nâng cao quá trình thu thập, xử lý thông tin về
khách hàng, đối tượng vay vốn trên cơ sở đó phân tích, đánh giá để có quyết định cho vay
đúng. Ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý và hồ sơ kinh tế để
làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá năng lực pháp lý, khả năng tài chính và tính khả thi
của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ thu thập
thông tin từ phía khách hàng thì không có độ tin cậy cao do đó Ngân hàng cần mở rộng
phạm vi thu thập các nguồn khác về thông tin tín dụng nhưng phải biết chọn lọc để tránh
“loãng thông tin”. Để đạt được yêu cầu đó, Ngân hàng cần chú ý một số biện pháp sau:
- Cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, có kiến thức chuyên môn của ngành
nghề, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh đến tận địa bàn sản xuất để thẩm định. Kết hợp
với những thông tin do khách hàng cung cấp như: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh
doanh… để có thể rút ra được kết luận về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Thường xuyên theo dõi các thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng
MHB Hội sở chính. Tuy hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy nhưng môi
trường kinh doanh luôn thay đổi và mới thành lập nên chưa hoàn thiện và đầy đủ về cả số
lượng và chất lượng thông tin vì vậy không nên dựa vào quá nhiều.
- Ngân hàng cần có bộ phận riêng quản lý các hồ sơ, giấy tờ của khách hàng kể cả
đối với khách hàng từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng và tạm thời không có quan
hệ. Đây sẽ là nguồn thông tin quan trọng trong nhiều trường hợp cần thiết, và tiết kiệm
thời gian làm lại hồ sơ khi khách hàng quay lại với Ngân hàng.
- Ngoài ra Ngân hàng cũng có thể tham khảo thông tin từ báo chí, qua mạng
Internet, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chức năng trên địa bàn để có thêm
những thông tin về đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng
thời Ngân hàng cũng phải quan tâm chính sách tín dụng của Ngân hàng Hội sở từ đó để
xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho mình. Cán bộ thẩm định của Ngân hàng cũng
phải luôn nâng cao ý thức nghề nghiệp của mình, phải thực hiện đúng quy định tín dụng.
- Khi có được thông tin về khách hàng thì Ngân hàng cần phải phân tích đánh giá,
để lựa chọn khách hàng cho vay. Ngoài việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
63
theo tài sản thế chấp đầy đủ hợp lệ, thì cần phải quan tâm đến uy tín của khách hàng. Để
nâng cao chất lượng công tác thẩm định cần có sự phối hợp với những chuyên gia, cán bộ
tư vấn về lĩnh vực: giá cả, xây dựng kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Ngân hàng
nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu về công tác thẩm định, quy
định rõ trách nhiệm quyền hạn của cán bộ tín dụng đối với từng khoản vay. Trong quá
trình cho vay Ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra trước, kiểm soát cả trước và
sau khi cho vay đồng thời loại bỏ các giấy tờ không cần thiết.
5.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay
Có thể nói qui trình tín dụng được cán bộ tín dụng thực hiện khá nghiêm túc và chặt
chẽ. Tuy nhiên thời gian thẩm định khách hàng của Ngân hàng đối với các DNVVN
tương đối lâu nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cán bộ
tín dụng nên có phương pháp thẩm định nhanh và chính xác để doanh nghiệp không bị bỏ
lỡ cơ hội kinh doanh.
Thủ tục vay phải gọn nhẹ hơn nữa để tránh gây phiền hà cho khách hàng sao cho
vẫn đảm bảo đúng qui chế an toàn vốn của ngân hàng Hội sở MHB. Cán bộ tín dụng khi
phân tích hồ sơ tín dụng nên phân tích khả năng hiện tại và khả năng tiềm tàng về sử
dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn vốn của khách hàng.
Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên giám sát khách hàng
một cách sát sao như tiến hành phân tích các báo cáo tài chính thời kì, kiểm tra cơ sở kinh
doanh của khách hàng… Khi thực hiện qui trình tín dụng có thể linh hoạt các thủ tục giấy
tờ, các bước thẩm định với những khách hàng truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho
các khách hàng này được vay vốn nhanh chóng.
Với nguyên tắc cho vay là phải an toàn, hiệu quả hơn nữa trong nền kinh tế thị
trường khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng cùng với sự ra đời của
nhiều thành phần kinh tế nên việc thường xuyên đổi mới và hoàn thiện các sản phẩm
ngân hàng là rất quan trọng. Nhất là các phương thức cấp tín dụng cho khách hàng.
5.3.4. Các chính sách về lãi suất vay
Lãi suất cho vay là vấn đề không chỉ đối với ngân hàng mà các chủ thể kinh doanh
luôn chú ý quan tâm vì nó liên quan đến lợi ích vật chất của các bên. Hiện nay Ngân hàng
64
áp dụng mức lãi suất dựa trên khung lãi suất do Ngân hàng Hội sở chính qui định. Tuy
nhiên, với sự non yếu của các DNVVN trên địa bàn thành phố thì rất cần có mức lãi suất
để hỗ trợ phát triển. Ngân hàng Chi nhánh cần áp dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt
theo từng mức vay vốn. Ngoài ra nên hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết khác để
hạ giá lãi suất đầu ra nhằm tăng trưởng dư nợ tín dụng cho DNVVN.
Thực tế là trong quá trình xét duyệt cho vay DNVVN các cán bộ tín dụng luôn có
sự thận trọng trước những rủi ro tiềm ẩn nên mất nhiều thời gian chi phí kiểm tra do đó
làm cho lãi suất đầu ra có xu hướng tăng lên. Vì thế nếu lãi suất cho vay được giảm thì sẽ
khuyến khích các DNVVN mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
5.3.5. Đa dạng hoá các phƣơng thức cho vay
Ngoài các hình thức cho vay truyền thống đối với DNVVN là cho vay từng lần thì
Ngân hàng cần nghiên cứu thử nghiệm một số hình thức cho vay mới để đáp ứng nhu cầu
vốn của doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất như:
- Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng cho doanh nghiệp vay số tiền theo hạn mức đã
thoả thuận với doanh nghiệp theo quý hoặc theo năm. Doanh nghiệp khi phát sinh nhu
cầu vay không phải làm lại hồ sơ tín dụng.
- Cho vay bảo lãnh: Ngân hàng cho doanh nghiệp vay với điều kiện có sự bảo lãnh
của người thứ ba, việc bảo lãnh phải được ký kết bằng văn bản. Hiện nay tại Ngân hàng
chi nhánh số lượng các DNVVN được vay theo hình thức này vẫn còn hạn chế vì khó
khăn trong việc tìm kiếm tổ chức đứng ra bảo lãnh và Ngân hàng vẫn còn e ngại không
muốn cho vay theo hình thức trên. Tuy nhiên đây lại là hình thức cấp tín dụng có độ rủi
ro thấp phù hợp với nhu cầu vay vốn của DNVVN, vì thế Ngân hàng cần nên quan tâm
áp dụng.
5.3.6. Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro
Hiện nay tại MHB Cần Thơ thường áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản thế
chấp nhưng các DNVVN lại hầu như chỉ có tài sản với giá trị thấp vì vậy không đủ điều
kiện để vay vốn lớn. Để giải quyết vấn đề này Ngân hàng nên kết hợp nhiều hình thức
bảo đảm khác nhau để đáp ứng được nhiều nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Có
thể phân định một số dạng:
65
- Khi định giá tài sản đảm bảo cần quan tâm tham khảo thêm giá thị trường và dự
đoán tình hình biến động của nó theo thời hạn của các khoản vay để đưa ra giá trị hợp lí
nhất. Định giá tài sản thế chấp là đất đai cần phải xem xét qui hoạch của khu vực tránh để
xảy ra tình trạng khu đất thế chấp nằm trong diện giải toả. Còn tài sản thế chấp là động
sản được quản lý tại doanh nghiệp thì phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Định
kỳ tổ chức đánh giá lại tài sản đảm bảo để bổ sung điều chỉnh hợp đồng tín dụng cho phù
hợp, tránh rủi ro biến động giá của thị trường.
- Nếu xảy ra rủi ro tín dụng Ngân hàng phải đôn đốc khách hàng trả nợ tận dụng
mọi nguồn thu của khách hàng và giải quyết tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Hàng năm
Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro với tỉ lệ hợp lý để các khoản nợ tồn đọng
không là gánh nặng cho Ngân hàng.
5.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing
Ngân hàng cần tăng cường giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng với
mọi người dân để họ biết thêm về các dịch vụ cũng như các sản phẩm mới của mình.
Muốn thu hút khách hàng Ngân hàng cần chú ý thái độ phục vụ lịch sự, văn minh của
nhân viên khi giao dịch với khách hàng.
Ngoài ra cần chú trọng thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để nắm
bắt được nhu cầu của khách hàng, thực trạng kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay
của các doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp Ngân hàng có khả năng đánh giá chất lượng các
khoản vay, chớp “thời cơ” nhanh trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa
bàn.
Hoạt động tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy đòi
hỏi Ngân hàng cần nắm vững một cách chi tiết đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp trên
cơ sở cung cấp tín dụng. Do đó xây dựng một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để
hoạt động cho vay của ngân hàng được an toàn là rất cần thiết.
5.3.8. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trƣớc và sau khi cho vay
Nâng cao vai trò công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan trọng để đảm
bảo chất lượng cho khoản vay. Do đó khi mở rộng tín dụng thì vai trò của công tác này
phải được nâng lên ở mức tương xứng, Chi nhánh phải thường xuyên đánh giá mức độ tín
66
nhiệm của khách hàng. Việc giám sát vốn phụ thuộc vào khả năng trình độ của từng cán
bộ tín dụng và các điều kiện cụ thể. Để tăng cường hiệu quả giám sát vốn vay Ngân hàng
cần chương trình giám sát riêng, cán bộ của bộ phận này phải có năng lực về đánh giá
hoạt động tín dụng và không liên quan đến hoạt động cho vay và thu nợ.
Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng Ngân hàng nên tổ chức đánh giá lại chất lượng
khách hàng. Để từ đó có các chính sách tín dụng cho phù hợp như có thể phân loại khách
hàng theo tiêu chí sau:
Loại A: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà
nước và không có nợ quá hạn.
Loại B: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường nhưng chưa có uy tín cao.
Loại C: Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dài hạn không có biện pháp khắc phục và
để tình trạng nợ quá hạn xảy ra thường xuyên.
Đối với các doanh nghiệp loại A Ngân hàng khuyến khích tạo mọi điều kiện để tăng
dư nợ tín dụng. Đối với doanh nghiệp loại B Ngân hàng có thể tư vấn thêm về các
phương án sản xuất kinh doanh, cách quản lý sổ sách kế toán tài chính… tiếp tục cho vay
nhưng phải thẩm định kỹ. Còn với các doanh nghiệp thuộc loại C thì Ngân hàng đôn đốc
thu hồi nợ, xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Khi xác định rõ doanh nghiệp thuộc
đối tượng khách hàng nào sẽ giúp Ngân hàng có các chính sách tín dụng phù hợp và tránh
được các rủi ro tín dụng.
5.3.9. Củng cố nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng.
Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định đến mọi hoạt động kinh tế, xã
hội, chính trị và hoạt động ngân hàng không nằm ngoài quy luật đó. Kết quả hoạt động
tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên trong thực tế do tính phức tạp của nền kinh tế thị trường và khó khăn
trong công tác tín dụng đối với các DNVVN thì đội ngũ cán bộ hiện nay của Ngân hàng
chưa thể đáp ứng được. Để khắc phục điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ tín dụng, do khả năng của mỗi người là hạn chế nên Ngân hàng cần có kế hoạch
đào tạo từng bước mang tính chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
67
Công tác cán bộ cần tính chuyên sâu trong công việc vì vậy Ngân hàng nên cử mỗi
người phụ trách vài công việc cụ thể và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công
việc của mình. Bên cạnh đó cũng cần có những hình thức thưởng phạt xứng đáng để bản
thân mỗi người cán bộ có trách nhiệm hào hứng với công việc. Ngoài ra Ngân hàng nên
thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp. Tổ chức các
cuộc thi cán bộ tín dụng có chuyên môn giỏi nhằm nâng cao hiệu quả làm việc trong toàn
Ngân hàng.
68
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Hiện nay ở nước ta, DNVVN đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số
doanh nghiệp cả nước. Vì thế DNVVN có khả năng to lớn trong việc mở rộng sản xuất,
phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Việc phát triển
DNVVN cũng là một chủ trương quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
Thành phố Cần Thơ. Chi nhánh ngân hàng MHB Cần Thơ với vai trò là trung gian tài
chính của nền kinh tế đã có những phương hướng, đường lối trong việc đầu tư tín dụng
để phát triển các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động đầu tư tín dụng
cho các DNVVN của Ngân hàng còn gặp không ít khó khăn cần tháo gỡ.
Với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu mở rộng tín dụng đối với phát
triển DNVVN tại Ngân hàng MHB Cần Thơ, với mục đích và phạm vi nghiên cứu của
luận văn, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề chung về DNVVN và tín dụng
ngân hàng đối với DNVVN trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng đầu tư tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng MHB
Cần Thơ thời gian từ năm 2006 đến 2008. Qua đó để tìm ra các kết quả đạt được cũng
như những vấn đề còn tồn tại, tìm ra các nguyên nhân của các tồn tại đó.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ
thể đối với MHB, kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng nhà nước và các bộ ngành có liên
quan trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các DNVVN
trên địa bàn.
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động
tín dụng đối với DNVVN tại BIDV Cần Thơ cũng đã cho thấy được hoạt động này trong
thời gian qua của ngân hàng luôn đạt được một số hiệu quả nhất định góp phần phát triển
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng vẫn cần phải tiếp tục hoàn
thiện và phát triển các phương thức giao dịch hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả
trong việc hỗ trợ vốn kịp lúc, kịp thời cho DNVVN trong tình hình phát triển kinh tế của
69
Thành phố, cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn, giữ vững thị phần kinh
doanh mang lại hiệu quả ngày càng cao cho Ngân hàng.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan
ban ngành có liên quan
- Thay đổi tư duy về vai trò, vị trí của DNVVN:
Cần nhìn nhận một cách khách quan hơn về vai trò cũng như vị trí của các DNVVN
trong nền kinh tế, từ đó xây dựng một chiến lược tập hợp và phát triển doanh nghiệp một
cách bài bản hơn; xem đây là khu vực kinh tế quan trọng, đóng góp lớn cho sự tăng
trưởng kinh tế của Thành phố, bởi đây là khu vực kinh tế năng động, trẻ, lực lượng đông,
đang phát triển nhanh, dễ thay đổi, phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
- Nâng cao vai trò của các hiệp, hội ngành nghề:
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của các hiệp hội
doanh nghiệp, hội ngành nghề càng cần khẳng định và phát huy. Vì đây là những tổ chức
xã hội dân sự vừa giúp cho doanh nghiệp tổ chức các quan hệ liên kết, liên doanh để nâng
cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, đồng thời
cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, giúp cho doanh nghiệp tham gia
vào việc hoạch định thể chế, chính sách quản lý kinh tế. Qua đó Chính phủ sẽ dễ dàng để
tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tăng
cường hoạt động tư vấn và tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng
lực của các nhà DNVVN và cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động cung
cấp thông tin, marketing làm cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài
nước.
- Khuyến khích phát triển các dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn,
dịch vụ quản trị doanh nghiệp, dịch vụ pháp lý nhằm hỗ trợ giúp đỡ phát triển các
DNVVN. Chính phủ cũng cần có chính sách rất cụ thể và thiết thực để hỗ trợ mặt bằng
sản xuất ổn định và lâu dài cho các DNVVN.
70
- Chính quyền địa phương thực hiện cơ chế hỗ trợ DNVVN thông qua các hình thức
cung cấp thông tin, giảm chi phí đầu vào (giá điện, điện thoại, cước viễn thông, cước vận
chuyển, chi phí thuê mặt bằng, giống, công nghệ, nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu,
quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường)...
- Tăng cường việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp Ngân hàng nắm được
thông tin của từng doanh nghiệp khi họ vay vốn.
6.2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Các DNVVN cần nghiên cứu và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị
trường trong nước và quốc tế. Các DNVVN phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh của
mình bao gồm cả chiến lược sản phẩm và chiến lược phát triển nguồn nhân lực... Trên cơ
sở nắm bắt được nhu cầu thị trường kết hợp với điều kiện sẵn có cùng với những tiềm
năng có thể khai thác sẽ thực hiện được việc chuyên biệt hóa và đa dạng hóa sản phẩm
trong từng giai đoạn để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
-Thiết bị, công nghệ hiện đại là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm và tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các DNVVN có
công nghệ lạc hậu lại thiếu vốn nên doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc nên sử dụng
công nghệ nào, thiết bị gì cho phù hợp; và có thể tiếp cận các NHTM để được tư vấn về
việc sử dụng các dịch vụ cho thuê tài chính hay vay vốn.
- DNVVN nên nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Hiện
tại sau hình thức hộ kinh doanh cá thể thì doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH là những
mô hình tổ chức có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất. Các mô hình này có lợi thế là chủ
động và linh hoạt trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh do chỉ có một hoặc một số
ít người làm chủ doanh nghiệp nhưng lại có hạn chế lớn về khả năng huy động vốn, tính
minh bạch, công khai tài chính. Do vậy các DNVVN cần cân nhắc để lựa chọn mô hình
để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
6.2.3. Kiến nghị đối với ngân hàng MHB Cần Thơ
- Xây dựng một quy chế cho vay dành riêng cho các DNVVN: ngân hàng cần xem
xét xây dựng một quy trình cho vay dành riêng cho các DNVVN trong đó có nới rộng và
cụ thể hóa các quy định ưu tiên về cho vay đối với DNVVN như:
71
+ Ưu tiên rút ngắn thời gian trong công tác thẩm định đối với cho vay DNVVN
+ Cải tiến thủ tục cho vay đối với các DNVVN theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn.
+ Quy định cởi mở hơn về cho vay tín chấp đối với các DNVVN , nhất là đối với
các DNVVN mới thành lập hoặc muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Đơn giản hóa các quy định về thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm...
+ Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm
của DNVVN.
+ Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với các DNVVN, tạo mọi điều kiện
để phục vụ khách hàng được nhanh hơn, chất lượng hơn, giúp khách hàng cạnh tranh
lành mạnh qua đó thu hút được các khách hàng có uy tín đến giao dịch.
+ Thường xuyên phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi nhất định đối với các
DNVVN. Những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc
và lãi đúng hạn thì được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay...
- Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn tại chỗ, khai thác tối đa mọi nguồn vốn
có lãi suất thấp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của các DNVVN với lãi suất cho vay
linh hoạt, cạnh tranh. Để tăng trưởng nguồn vốn mạnh hơn nữa, Ngân hàng cần phối hợp
với UBND, Đoàn thể các cấp để thực hiện công tác tuyên truyền tiếp thị, quảng bá các
loại hình tiền gửi tiết kiệm cho mọi người.
- Nâng cao chất lượng tư vấn cho các DNVVN: Ngân hàng cần xây dựng được
chương trình tích hợp tất cả thông tin của khách hàng để sử dụng làm dữ liệu dùng cho
tư vấn khách hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng thì sẽ mang lại
hiệu quả lớn hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Ngân hàng có thể tư vấn cho các
khách hàng của mình về nguồn cung cấp các nguyên liệu đầu vào, các dịch vụ gia công...
có giá cả hợp lý hoặc các kênh phân phối sản phẩm, nguồn tiêu thụ với giá cả hấp dẫn.
Điều này một mặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngày càng trở nên thông suốt, mặt khác
giúp ngân hàng theo dõi được quá trình lưu chuyển của hàng hóa, sản phẩm từ đó dễ
dàng quản lý được đồng vốn cho vay, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ cấc doanh
nghiệp và gia tăng được số lượng khách hàng.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần
Thơ, Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2003). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, TPHCM.
3. GS – TS Lê Văn Tư (2005). Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, TPHCM.
4. Các văn bản quy định hiện hành của Ngân hàng MHB Việt Nam.
5. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính phủ về trợ giúp phát
triển DNVVN.
6. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2008.
7. Các website:
- Ngân hàng MHB Việt Nam: www.mhb.com.vn
- Cổng thông tin Cần Thơ: www.cantho.gov.vn
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.vn
- Hỗ trợ DNVVN của VCCI và GTZ: www.smenet.com.vn
- www.vnexpress.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng mhb chi nhánh cần thơ.pdf