Hiệu quả từ đầu tư sản xuất sạch hơn tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà.Nằm bề thế trên phố Sông Thao, Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà. Tiền thân là Xí nghiệp Bia Hồng Hà trực thuộc Công ty Thương mại sông Lô, thành lập năm 1994 với công suất thiết kế 2,5 triệu lít bia/năm. Qua nhiều lần chuyển đổi, đến tháng 8/2005, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và đến tháng 01/2007 chính thức trở thành thành viên của Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội và đổi tên thành Công ty CP Bia Hà Nội - Hồng Hà. Trong hai năm gần đây, Công ty đã có bước phát triển đột phá, mà nổi bật là công tác đầu tư diễn ra rất mạnh mẽ. Diện mạo của Công ty đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Từ công suất ban đầu 2,5 triệu lít, năm 2007, Công ty dự kiến đạt sản lượng 15 triệu lít bia các loại. Trong quá trình đầu tư, Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm chi phí sản xuất, nhưng chưa nhận thức được đó là sản xuất sạch hơn (SXSH). Đầu năm 2007, thông qua Sở Công nghiệp Phú Thọ, Công ty đã được tiếp cận với dự án SXSH và bảo vệ môi trường của Hợp phần SXSH trong ngành Công nghiệp và được chính thức tham gia như một thành viên của dự án. Mục đích của Công ty khi tham gia dự án là để giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và giảm tác động môi trường của hoạt động sản xuất. Ngoài ra, sau khi kết thúc dự án, Công ty mong muốn làm chủ được các kỹ năng và phương pháp luận triển khai SXSH tại đơn vị mình.
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3649 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng giá trị sản phẫm của tổng công ty bia Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền thống dài ngày, tạo ra một hương vị đậm đà và quen thuộc. Đây là nhãn hiệu sản phẩm dẫn đầu tại thị trường bia Việt Nam. “Tôi uống bia Saigon Export vì đây là loại bia ngon có chất lượng rất tốt và ổn định, cảm nhận khi uống rất phù hợp với gu bia của tôi”: đây chính là nhận xét chung của người tiêu dùng hiện đang sử dụng bia Saigon Export. Sản phẩm bia Saigon Export đã và đang được xuất khẩu đến hơn 18 nước trên thế giới với những thị trường bia thật sự khó tính và lâu đời như: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Úc, Singapore, Hàn Quốc, HongKong… Bia Saigon không gây háo nước và nhức đầu sau khi uống
Tên thương hiệu: 333 Thông điệp:“333 – Thế giới ngày càng thêm ưa chuộng”
Tên thương hiệu: Saigon Lager
Thông điệp:“Saigon Lager – Bia của người Việt Nam”Có mặt trên thị trường từ năm 1992, bia Saigon Lager đã và đang nhận được nhiều sự tín nhiệm sử dụng của hàng triệu người uống bia Việt Nam. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến hàng đầu trên thế giới dưới sự điều hành của đội ngũ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, bia Saigon Lager đem đến cảm nhận sảng khoái, tươi mát và đậm đà cho người sử dụng.Bia Saigon không gây háo nước và nhức đầu sau khi uống
Thương hiệu: Saigon Special.Thông điệp:“Saigon Special – Chất men của thành công”
Sản phẩm bia Saigon Special với thành phần 100% malt (không có gạo), được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất khu vực và lên men theo công nghệ truyền thống dài ngày tạo nên một hương vị ngon và độc đáo khác hẳn với các sản phẩm bia khác trên thị trường.Saigon Special là loại bia đặc biệt dành cho người tiêu dùng trẻ trung, năng động và thành công trong cuộc sống.Bia Saigon không gây háo nước và nhức đầu sau khi uống.2.3. Mặt mạnh , mặt hạn chế của công ty.
.2.3.1. Mặt mạnh của công ty
Việt Nam gia nhập WTO, vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đem lại những thách thức gay gắt cho quá trình phát triển kinh tế đất nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Đây là dịp tổng CÔNG TY BIA SAI GON có cơ hội tiếp cận với thị trường lớn, có nhu cầu đa dạng và được hưởng quy chế tối huệ quốc của các nước thành viên WTO. Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng, nhờ được hưởng thành quả hơn 50 năm đàm phán giảm thuế và hàng rào phí thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO. Gia nhập WTO sẽ là một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế quốc tế. Thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp nhận được không chỉ các công nghệ cao trong sản xuất, mà cả những kinh nghiệm quản lí hiện đại và công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân ông nghiệp lành nghề. Khi thực hiện Hiệp Định về Các Biện Pháp Đầu Tư liên quan đến thương mại, Việt Nam phải từng bước loại bỏ những hạn chế không hợp lí trong lĩnh vực đầu tư. Nhờ đó môi trường đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn hơn và thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài hơn. Tham gia WTO, Việt nam còn có cơ hội tăng cường vị thế quốc tế và bảo vệ quyền lợi của mình. Việt Nam sẽ có lợi trong việc giải quyết tranh chấp với các cường quốc thương mại, do tiếp cận được hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh tình trạng bị các nước lớn gây sức ép trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của hang hóa và doanh nghiệp chưa cao, hơn nữa lại giảm thuế và hàng rào phi công nghiệp Việt nam sẽ gặp không ít khó khăn. Hội nhập, một mặt thêm rất nhiều cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, mặt khác cũng phải mở thị trường Việt Nam cho các nước thâm nhập vào theo nguyên tắc có đi có về. Nếu không chuẩn bị tốt, chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, mặt tư dàn trải, công nghệ lạc hậu hàng hóa nước ta không thể tránh được. Trong khi đó, sự bảo hộ của nhà nước qua các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại và các hạn chế quyền kinh doanh phân phối đối với một số doanh nghiệp công nghiệp, thương mại nước ngoài sẽ giảm dần khi nhập WTO. Điếu này làm doanh nghiệp Việt Nam gặp niều khó khăn nếu như họ không đủ các yếu tố về vơ bản như vốn, công nghệ cao, cán bộ công nhân được đào tạo tốn…
Về cơ bản, các chính sách của nhà nước đối với các doanh ngiệp trong nước nói chung các doanh nghiệp đồ uống nói riêng có gì thay đổi. Tuy nhiên, với chính sách thúc đẩy tự do hóa thương mại, WTO chỉ cho phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, với mức thuế bình quân ngày càng giảm sau các vòng đàm phán chung về thương mại, và chỉ trong những bối cảnh nhất định mới cho phép sử dụng một số biện pháp phi thuế với những điều kiện cụ thể. Vì vậy, các hình thức bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp thông qua các biện pháp phi thuế ( hạn ngạch, giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp…) sẽ bị bãi bỏ khi gia nhập WTO.
Đối vơi nhóm sản phẩm bia, rượu đều là những sản phẩm được bảo hộ với thuế xuất nhập khẩu rất cao, do được xếp vào nhóm hàng tiêu thụ đặc biệt, không phục vụ nhu cầu thiết yếu. Hơn nữa, hầu hết các nhãn sản phẩm nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát đều đã đầu tư hoặc liên doanh với công ty trong nước sản xuất các sản phẩm này ngay tại Việt Nam. Vì vậy, sẽ ít có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ngành đồ uống. Nhóm sản phẩm sữa, nước giải khát cũng ít chịu tác động mạnh mẽ của việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, để có thể tận dụng mội cơ hội mang lại khi gia nhập WTO, tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình hội nhập, có thể cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, và hướng tới tham gia thị trường quốc tế, ngành đồ uống Việt Nam cần phát triển theo hướng lựa chọn, tập trung phát triển những nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh; đồng thời, huy động mạnh mẽ những năng lực còn tiềm ẩn, đẩy mạnh đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hợp đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, áp dụng rộng rãi những phương pháp quản lí tiên tiến, nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng cá quy định của WTO về vệ sinh an tòan thực phẩm
2.3.2. Mặt hạn chế của công ty.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Số lượng cơ sở sản xuất nhỏ tuy đã giảm nhưng vẫn còn nhiều, phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu, chất lượng không ổn định, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Không có hoặc có ít thị trường tiêu thụ, cạnh tranh không bình đẳng, nộp ngân sách Nhà nước thấp, sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ đọng thuế;
- Chủng loại và danh mục sản phẩm còn ít, nhãn mác bao bì chưa phong phú, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp nên cạnh tranh kém, xuất khẩu chưa đáng kể;
- Hàng giả, nhái nhãn mác, hàng nhập lậu trốn thuế… vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, không kiểm tra được, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất nghiêm chỉnh;
- Ngành rượu chưa phát triển, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu vốn cho đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh kém. Rượu cao cấp tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là hàng nhập khẩu, nhập lậu. Rượu sản xuất công nghiệp không cạnh tranh được với rượu dân tự nấu, rượu ngoại nhập lậu; Rượu nấu bằng phương pháp thủ công (tự nấu, tự tiêu thụ) chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào để kiểm soát chất lượng cũng như quản lý để bảo đảm an toàn, sức khoẻ người tiêu dùng;
- Hoa quả Việt Nam rất phong phú và đa dạng, nhưng công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, chưa phát triển;
- Công tác quản lý nhà nước về kỹ thuật công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, biện pháp chống hàng giả, kém chất lượng, hàng nhập lậu còn lỏng lẻo, chưa phát huy tác dụng mạnh mẽ, nhất là quản lý rượu dân tự nấu.
Những tồn tại trên đây nếu không sớm khắc phục sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức cạnh tranh của các ngành Rượu – Bia - Nước giải khát, thậm chí đe doạ đến sự tồn tại của hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3.3. Các đối thủ cạnh tranh:
Tuy nhiên nhìn lại chặng đường trong 2008 vừa qua, hội Rượu bia và nước giải khát Việt Nam sau khi gia nhập WTO 2006, nhiều doanh nghiệp sản xuất rượu, bia của Việt Nam sẽ đối mặt sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, cả nước hiện có trên 300 cơ sở sản xuất bia với công suất thiết kế 1,7 tỷ lít/năm. Trong số các nhà máy bia hiện đang hoạt động có 19 nhà máy đạt sản lượng sản xuất thực tế trên 20 triệu lít, 15 nhà máy bia có công suất lớn hơn 15 triệu lít, còn lại phần lớn các cơ sở chỉ có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.
Nhận định của Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát cho biết, hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với bia chai sản xuất trong nước và nhập khẩu là 75%, bia hơi và bia tươi năm 2006-2007 là 30% từ năm 2008 là 40%. Trường hợp áp dụng mức thuế suất mới theo lộ trình gia nhập WTO, đa số các doanh nghiệp bia địa phương có khả năng lỗ và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển.
Bộ Công nghiệp cho biết, hiện chỉ những nhà máy bia có công suất trên 100 triệu lít tại Việt Nam mới có thiết bị hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh như Đức, Mỹ, Ý... Các nhà máy bia có công suất trên 20 triệu lít cho đến nay cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các cơ sở còn lại với công suất thấp vẫn đang trong tình trạng thiết bị, công nghệ lạc hậu, yếu kém, không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việt Nam hơn 10 năm nay, các thương hiệu bia có tên tuổi trên thế giới như Heineken, Carlsberg... đã đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy ngành bia Việt Nam tuy chưa hội nhập, nhưng cũng đã làm quen với cạnh tranh.
Thời gian qua nhiều doanh nghiệp sản xuất bia đã chuẩn bị cho hội nhập khá tốt, các doanh nghiệp lớn như Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội... đã liên tục đầu tư trang thiết bị mới, mở rộng địa bàn hoạt động và nâng cao công suất. Đến nay các doanh nghiệp này đã có những dây chuyền thiết bị hiện đại hàng đầu cả nước, không kém gì các doanh nghiệp liên doanh, bên cạnh đó thương hiệu Bia Hà Nội hay Bia Sài Gòn cũng đã khá nổi tiếng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo, chính vì vậy sức cạnh tranh rất tốt.
Nhưng ngược lại các cơ sở sản xuất bia tại địa phương còn rất nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp này có công suất thấp, trang thiết bị lạc hậu và thương hiệu kém nổi tiếng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm thấp, công suất thấp. Trong thời gian qua các doanh nghiệp này đầu tư cho sản xuất không nhiều, chuẩn bị cho hội nhập kém.
Khi ngành bia, rượu hội nhập WTO, giữa các doanh nghiệp bình đẳng, có chung một mức thuế như nhau, chắc chắn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phải ngừng sản xuất. Trên thực tế điều này đã diễn ra trong thời gian qua, số lượng các cơ sở sản xuất bia đã giảm từ 469 cơ sở năm 1998 xuống 329 cơ sở năm 2004.
Tốc độ tăng trưởng của ngành bia được dự báo vẫn khá cao khoảng 15%/năm, vào 2010 nhu cầu về bia tại Việt Nam sẽ vào khoảng 2,5-2,7 tỷ lít. Năm 2006 mức tiêu thụ đạt khoảng 1,7 tỷ lít. Nhưng không phải như vậy là tất cả các doanh nghiệp đều có phần.
Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh mới có tương lai. Những doanh nghiệp này sẽ ngày càng phát triển do họ có vốn, không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất để chiếm thị phần và điều đó sẽ làm cho thị phần của các doanh nghiệp nhỏ bị thu hẹp. Bên cạnh đó, bia nhập khẩu cũng sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam và sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nhiều.
Trong thời gian quan nhiều doanh nghiệp bia lớn đã đẩy mạnh đầu tư nâng cao công suất bia để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội đã khởi công xây dựng nhà máy bia đầu tư mới tại tỉnh Vĩnh Phúc với công suất 100 triệu lít/năm, sau đó sẽ mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào năm 2010. Vốn đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng.
Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn đang triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Củ Chi công suất 100 triệu lít (giai đoạn 1) và sẽ mở rộng lên 200 triệu lít/năm (giai đoạn 2). Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, với thiết bị đồng bộ, hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Các doanh nghiệp sản xuất bia có vốn đầu tư nước ngoài, một số đã đạt công suất cho phép (theo quy định tại giấy phép đầu tư) nay cũng đang xin phép tăng vốn đầu tư và nâng công suất. Công ty bia Việt Nam (sản xuất các sản phẩm bia Heineken, Tiger...) đã xin nâng công suất từ 150 triệu lít lên 230 triệu lít/năm...
2.4.Trước tình hình thực trạng công ty trong những năm trôi qua làm thế nào để tìm ra lối thoát trong công ty, biên pháp như thế nào được coi là vấn đề cấp bách nhất, nếu có đối thủ cạnh tranh chúng ta giải quyết như thế nào
-tìm ra lối thoát trong công ty
+khắc phục mặc hạn chế và khó khăn thu hồi hết sản phẫm kỉm tra loại bỏ nhân viên có ý thức kém trong hoat đông công ty, làm công tac tư tưởng
- tìm ra đối thủ cạnh tranh lam tiền đề để khắc phuc sai lầm của công ty
- tổ chức nhân sự chặt chẽ
CHƯƠNG III :,MỘT SỐ GIẢI PHÁP, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
3. Công ty có những phương hướng chiến lược trong thời gian săptới như thế nào, liệu trong thời gian khắc phuc hạn chế và các phương hướng chiến lược có hoàn thành trong thời gian đề ra hay không
- phát huy cái tiềm năng sẳn có của công ty, phát triển mở rộng thương hiệu
- mở rông thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
3.1.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY BIA SÀI GÒN
Để nâng cao chất lượng sản phâm của doanh nghiêp cần phải thực hiện tốt những biện pháp dưới đây
Kiểm tra nghiêm ngặt việt thực hiện quy tình công nghệ sản xuất của người lao động
Bảo đảm cung cấp nguyên liệu đúng quy cách, chủng loại chất lượng thời gian vận chyuển và bảo quản
Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến bảo đảm hệ thống máy móc hoạt động chính xác, nhiệp nhàng và liên tục
Luôn cải thiện hoàn thiện các mặt tổ chức trong doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm các bộ phận quản lý(phòng ban chức năng). Áp dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế,duy trì đội ngũ nhân viên, cần tập trung nguồn nhân lực nhân viên tài gỏi, đông viên khen thưởng các nhân viên có tinh thần làm việt tốt và đạt thành tích đối với sản phẩm đạt chất lượng cao, và kỉ luật các nhân viên có ý thức kém trong công việt được giao, hoặc làm sai quy trình sản xuất các loại sản phẩm..
Tăng cường và đổi mới quản lý nhà nước đối với việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
Bất kỳ hoạt động kinh tế nào củng tồn tại trong một môi trường nhất định và tất yếu chịu sự tác động của các cơ chế kinh tế và cơ chế chịu sự tác động của các cơ chế kinh tế là cơ chế quan lý của nhà nước. Hoạt động của việt đổi mới công nghệ phụ thuộc vào vai trò quàn lý nhà nước. Trong lỉnh vực này, vai trò của nhà nước còn được thể hiện ở các lỉnh vực sau
-Tạo môi trường thuận lợi cho các nhà doanh nghiêp thực hiện đổi mới công nghệ. Như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách mở cửa, chính sách ngoại thương và chính sách thếu.với tính chất chiến lược lâu dài
-Xác định chỉ tiêu, những giới hạn đổi mới công nghệ được chuyển giao để đào tạo cơ sỏ cho việt thực hành, giám định kiểm tra.
-Tổ chức quan hệ quốc tế nhằm phát triển công nghệ tiên tiến tổ chức mạng lưới thông tin và tư vấn về công nghệ mới chuyển giao công nghệ.
-Tổ chức công tác đào tạo nhằm tăng năng lực và trình độ kỷ thuật, trình độ lực lượng lao động, kể cả lao động kỷ thuật, cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỷ thuật,
-Đẩy mạnh quá trình công nghiêp hóa hiên đại hóa đất nước.
-Việt triển khai các lỉnh vực trên sẽ tạo điều kiên cho môi trường đầu tư đổi mới lành mạnh và hiêu quả là yếu tố quang trọng cho việt triển khai đổi mới công nghệ và đang thật sự tác động mang tính cách mạng đối với việt đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
-Quản lý khao học công nghệ là chức năng quan trọng của quản lý nhà nước. Nhà nước cần có chiếm lược quốc gia, có danh mục định hướng công nghệ và những công nghệ nào đượcc ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ:
+ cần tăng tỷ lệ đầu tư vốn cho nghiên cứu, triển khai và đổi mới cơ chế cấp phát vốn cho ngân sát cho loại hoạt động này
+ cần chú trọng công tác tác thẩm đỉnh đối với chuyển giao công nghệ
+cần coi trọng phát triển công tác thông tin khoa học và dịch vụ, công nghệ, tư vấn về khoa học, công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ của doanh nghiêp.
-Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm trên cơ sở nhờ vào sự tham gia nhiệt tình của mọi người trong doanh nghiệp.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thõa đáng nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
3.1.1. Các nguyên tắc cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm theo em
Muốn tác động đồng bộ đến các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng sản Phẩm nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần phải hoạt động quản lý chất lượng sản phải thực hiện các nguyên tắc sau
+Phát huy vai trò lảnh đạo của doanh nghiệp, tạo môi trường lao động đáp ứng người lao động.
Giám đốc của doanh nghiêp cần xác định rõ vai trò, vị trí trách nhiệm của ban giám đốc đồi với việt đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, phải phân công một thành viên của mình chỉ đạo quyết tâm thực hiện yêu cầu ‘ trách nhiệm và phòng ngừa sai sót”. Ngăn chặn sai sót trong sản xuất sẽ khắc phục được những chi tiêu hao phí do phải chế tái lại sản phẩm hoặc sa thải sản phẩm kém chất lượng hoặc bị hư hỏng bởi vì tổn thất do sai sót phải tái chế lại loại thưởng 15-40% doanh số.
Chú trong trong việt đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phát huy tính sáng tạo của đội ngũ nguồn nhân lực cán Bộ công nhân viên môt cách đầy dủ tạo cho họ tích lủy kiến thức và kinh nghiệm phục vụ tốt lợi ích tốt của doanh nghiệp.
+định hướng chiến lược sản phẩm và mục tiêu chất lượng.
Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển phụ thuộc vào khách hàng, bởi vậy phải biết nhu cầu hiện tại và tương lai của họ, đáp ứng yêu cầu thực hiện quá mức mong dợi thực hiện của họ. Trên cơ sở hoạch định chiến lược phát triển và sản xuất và mục tiêu chất lượng sản phẩm do áp dụng công nghệ mới bắt đầu từ tự động hóa và kết thúc bằng tự động hóa đo lường để đánh giá trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ những quyết định về hoạt động quản lý chất lượng phải dựa vào thông tin phân tích dữ liệu
Phải thu thập quản lý thông tin và phân tích dữ liệu, so sánh ưu thế cạnh tranh, trên cơ sở đó có những quyết định và hành động chính xác có hiêu lực
+xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điêu kiện của chất lượng
Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẻ giúp cho doanh nghiêp kiểm soát được chất lượng của sản phẩm, cài tiến chất lượng, kiểm soát thông tin, quản lý tốt các tài liêu,hồ sơ, đánh giá được hiêu quả của công việt không những chỉ giảm lãng phí trong sản xuât mả còn đối quá trình nghiên cứu thiết kế…
+ cải tiến liên tục nhằm thảo mản nhu cầu khách hàng và xã hội. Là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiêp, có như vậy doanhnghiêp tồn tại và phát triển, bởi vì mục tiêu của chất lượng nhằm vào việt đáp ứng nhu của người tiêu dùng chứ không phải nhu cầu của nhà sản xuất
3.2.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM BIA SÀI GÒN VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
. Hình thành Tập đoàn Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam là giải pháp quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của ngành và của các doanh nghiệp
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX đã khẳng định, nền kinh tế nước ta đang bước vào một thời kỳ mới của quá trình đổi mới và phát triển. Bước chuyển này gắn với sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, của sự gia tăng nhanh áp lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình này tạo ra cho nền kinh tế những cơ hội phát triển mới, nhưng cũng đặt ra những nhiệm vụ khó khăn và thách thức to lớn mới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO).
Trên quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế, có thể nhận thấy một trong những vấn đề cấp bách nhất đặt ra hiện nay cho các nền kinh tế mỗi quốc gia và cho các yếu tố cấu thành của nó (ngành, vùng, doanh nghiệp, sản phẩm, v.v…) là nâng cao sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, sức cạnh tranh chỉ được nâng cao trên cơ sở tiếp tục đổi mới cơ chế kinh tế, đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều hình thức như: tăng quyền tự chủ, xây dựng và phát triển các tổng công ty, đẩy mạnh cổ phần hoá, v.v..; khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân thông qua việc ban hành Luật Doanh nghiệp và các luật thuế mới, v.v.. tạo ra những thúc đẩy mạnh mẽ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Các tổng công ty đang thử nghiệm mô hình, hình thức tổ chức kinh doanh mới như mô hình công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế mạnh. Những mô hình này được đưa ra thảo luận sôi nổi trong phạm vi các giới hoạch định chính sách, giới kinh doanh và những nhà khoa học. Trong tổng thể các vấn đề đó, việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh nổi lên là một vấn đề có sức thu hút đặc biệt mạnh mẽ.
Trước hết, phải khẳng định rằng, tập đoàn kinh tế là vấn đề thực sự mới mẻ đối với nước ta, cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Nhưng sức thu hút của mô hình tập đoàn không chỉ bắt nguồn từ tên gọi, mà quan trọng hơn, nó xuất phát từ chính đòi hỏi của cuộc sống, của triển vọng phát triển dành cho hình thức tổ chức kinh doanh này trong việc góp phần giải quyết các vấn đề cạnh tranh, hội nhập và phát triển của một nền kinh tế đi sau, đã bị tụt hậu xa so với kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, xét từ góc nhìn quốc tế của một nền kinh tế mở cửa và hội nhập, dễ dàng nhận thấy một xu hướng đang rất nổi bật trong nền kinh tế thế giới hiện đại, đó là vai trò ngày càng tăng lên của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) - những tập đoàn kinh tế hùng mạnh đang chi phối mạng kinh tế toàn cầu.
Việc hình thành Tập đoàn Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam sẽ là giải pháp hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp thuộc Ngành nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình, khắc phục được những tồn tại của Ngành. Thông qua việc liên kết, phối hợp hoạt động, mở rộng khả năng thu hút đầu tư, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển, Tập đoàn Bia - Rượu - Nước giải khát sẽ xây dựng và bảo vệ được thương hiệu các mặt hàng của mình không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn ở cả thị trường quốc tế.
Để tiến tới tập đoàn cần phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như: tích tụ nguồn vốn; nâng cao năng lực sản xuất; tìm kiếm và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm; đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh để vươn ra thị trường khu vực và thế giới một cách mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên bình diện thị trường quốc tế.
Muốn có được kết quả như vậy, ngay bây giờ, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cần tập trung vào một số việc chính, bao gồm:
- Tích cực đào tạo và bổ sung đội ngũ lao động có hiểu biết về công nghệ, về khoa học kỹ thuật, về quản lý và về tài chính... đáp ứng được với đòi hỏi mới khi Việt Nam đã trở thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO;
- Hiện đại hoá công nghệ sản xuất, theo kịp với trình độ công nghệ của các nước trên thế giới;
- Tăng khả năng phối hợp liên ngành, nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của Ngành.
3.2. Muc tiêu
Xây dựng ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh. Sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước để phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hoá về chủng loại, cải tiến bao bì, mẫu mã; phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Xây dựng Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn thành hai Tổng công ty mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất bia và rượu; làm nòng cốt trong sản xuất nước giải khát chất lượng cao.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát đạt chất lượng cao từ nguyên liệu trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3.21. Định hướng phát triển:
-. Về công nghệ, thiết bị: Hiện đại hoá công nghệ, từng bước thay thế công nghệ, thiết bị hiện có bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế để sản phẩm có khả năng cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.
-Về đầu tư: Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn; phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất có thiết bị và công nghệ tiên tiến; đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng hoá hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.
-Về nghiên cứu khoa học và đào tạo: Quy hoạch và xây dựng các phòng thí nghiệm, Trung tâm nghiên cứu; triển khai thực nghiệm gắn với việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; đồng thời quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
3.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu
1. Về bia:
Sản lượng:
Năm 2005: 1.200 triệu lít;
Năm 2010: 1.500 triệu lít.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn phải vươn lên giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng uy tín thương hiệu bia Việt Nam, đảm bảo sản xuất và tiêu thụ đạt tỷ trọng từ 60% đến 70% thị phần trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Tập trung đầu tư các nhà máy công suất lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả, quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành được người tiêu dùng chấp nhận, cụ thể:
Xây dựng mới 01 nhà máy bia tại Củ Chi thuộc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn với công suất 100 triệu lít/năm (giai đoạn 2002 - 2005) và có khả năng mở rộng lên 300 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo.
Xây dựng mới 01 nhà máy bia thuộc Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội với công suất 100 triệu lít/năm và có khả năng mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào những năm tiếp theo.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo đúng giấy phép đầu tư, tập trung khai thác đủ công suất thiết kế đã được phê duyệt. Trong những năm tới, chưa xem xét cấp giấy phép thành lập liên doanh mới hoặc tăng năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có.
2.Về rượu:
Sản lượng:
Năm 2005: 250 triệu lít;
Năm 2010: 300 triệu lít.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất các loại rượu đặc sản truyền thống, rượu chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có biện pháp thích hợp nhằm giảm dần rượu nấu bằng phương pháp thủ công.
Tăng cường quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ rượu.
Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao, giảm tối đa thành phần độc hại.
Đề xuất việc hợp tác hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất một số loại rượu chất lượng cao sử dụng các loại nguyên liệu trong nước, nhằm thay thế nhập khẩu.
Trong giai đoạn từ 2001 - 2005, Công ty Rượu Hà Nội, Công ty Rượu Bình Tây tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, để mỗi Công ty đạt công suất: cồn tinh bột 5 triệu lít/năm, rượu các loại 10 triệu lít/năm và tăng công suất lên gấp đôi ở giai đoạn sau.
3. Về nước giải khát:
Năm 2005: 800 triệu lít;
Năm 2010: 1.100 triệu lít.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát từ nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên tăng năng lực sản xuất nước quả; không đầu tư tăng năng lực sản xuất nước giải khát có gaz pha chế từ hương liệu nhập khẩu.
. Tổ chức thực hiện: trách nhiệm các Bộ, ngành, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và của các địa phương liên quan.
3.2.3. Bộ Công nghiệp:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng lộ trình cổ phần hoá; xác định danh mục các doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với ngành Bia, Rượu, Nước giải khát; đồng thời, chỉ đạo thực hiện tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát hiện có.
Bố trí các dự án đầu tư mới phù hợp với quy hoạch của từng vùng và từng địa phương.
Chỉ đạo Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn phối hợp với các địa phương sắp xếp lại các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước giải khát có thiết bị công nghệ tiên tiến, nhưng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm. Những nhà máy có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu cần nghiên cứu chuyển hướng sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, giải thể hoặc phá sản theo quy định.
Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh bia, rượu, nước giải khát.
Căn cứ vào mục tiêu và chỉ tiêu trong Quy hoạch ngành, chỉ đạo thực hiện, tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước.
32.4. Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn:
Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát trong toàn ngành; xây dựng một số đơn vị thành viên làm nòng cốt đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phối hợp với địa phương nghiên cứu trồng mì mạch trong nước thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu, để từng bước có sản phẩm xuất khẩu.
. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển theo chức năng của mình, phối hợp với Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn:
Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ, khai thác nguồn vốn đầu tư cho các dự án sản xuất và vùng nguyên liệu của ngành bia, rượu, nước giải khát.
Ban hành tiêu chuẩn chất lượng bia, rượu, nước giải khát và phối hợp với các địa phương tổ chức việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.
Xây dựng Quy chế chống bán phá giá, hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhập lậu và về khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, ghi nhãn mác hàng hoá đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát lưu hành trên thị trường trong nước.
Tăng cường quản lý, thông qua việc đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu quy mô vừa và nhỏ.
Xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài đối với các liên doanh với nước ngoài sản xuất bia, rượu, nước giải khát bị thua lỗ kéo dài.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của địa phương thực hiện theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển của ngành. Chú trọng phát triển ổn định các vùng nguyên liệu tại chỗ, nhằm bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất; đồng thời tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.
Phối hợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ ngành liên quan và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành Bia, Rượu, Nước giải khát trên địa bàn thuộc tỉnh.
Chắc chắn, trong một tương lai không xa, chúng ta cũng có thêm một tập đoàn đồ uống mang thương hiệu Việt Nam, góp phần tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế nước nhà trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3.Ba giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty bia rượu Viger
PTO- Năm 2006, mặc dù trong điều kiện không mấy thuận lợi, song bằng sự năng động sáng tạo, cùng với những định hướng đúng trong sản xuất kinh doanh, Công ty bia rượu Viger đã giành được kết quả rất đáng khích lệ được thể hiện bằng những con số khá ấn tượng: Sản lượng bia quy lít sản xuất và tiêu thụ cả năm đạt 17 triệu 843 nghìn lít, tăng trên 1 triệu lít so với kế hoạch năm; rượu quy lít đạt 70 nghìn lít, tăng 20 nghìn lít so với kế hoạch; doanh thu tiêu thụ đạt 108 tỷ 550 triệu đồng, bằng 113,37% kế hoạch; nộp ngân sách Nhà nước trên 36 tỷ đồng, gần bằng 104% kế hoạch năm; thu nhập bình quân của 283 lao động đạt 1,6 triệu đồng/ người/ tháng; lợi nhuận đạt 2 tỷ 850 triệu đồng, xấp xỉ bằng 321% kế hoạch năm. Đây cũng là năm Công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Sản phẩm bia rượu của Công ty hiện đã có mặt ở rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước và đang khẳng định là một trong những thương hiệu mạnh trong ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát của cả nước.
Ngoài thành công trong sản xuất kinh doanh, năm qua cũng đánh dấu bước ngoặt lớn đối với Công ty, đó là Công ty đã hoàn thành thủ tục để chuyển sang công ty cổ phần. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Công ty đã tiến hành đại hội cổ đông sáng lập, bầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Mục tiêu đặt ra trong năm đầu tiên sau khi cổ phần hoá của công ty đó là: Sản lượng bia quy lít 19 triệu 700 ngàn lít; rượu 100 ngàn lít; doanh thu tiêu thụ đạt 115 tỷ 644 triệu đồng; nộp ngân sách gần 42 tỷ đồng; lợi nhuận đạt trên 3,7 tỷ đồng; thu nhập bình quân lao động đạt 1triệu 650 ngàn đồng/ người/ tháng. Để đạt được mục tiêu này, Công ty đang tập trung thực hiện rất nhiều giải pháp, trong đó ba giải pháp trọng tâm sẽ được Công ty triển khai trước mắt đó là:
Giải pháp về thị trường tiêu thụ: Công ty sẽ có chính sách giá phù hợp để tăng sản lượng bán ra, giữ vững thị phần và thu được lợi nhuận cao. Xây dựng hệ thống phân phối đủ mạnh để áp dụng chính sách giá bán thống nhất. Nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; giảm chi phí, tăng khả năng sinh lợi và có cơ cấu ngành hàng hợp lý. Tiếp tục củng cố thị trường truyền thống, có cơ chế thích hợp để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ bia hơi theo nhu cầu của thị trường. Tìm kiếm cơ hội để đưa sản phẩm bia chai và rượu các loại thâm nhập sâu hơn vào các thị trường trên. Xây dựng các đại lý, cửa hàng bán lẻ ở khu vực đang sử dụng bia hơi của các hãng khác, tạo cho khách hàng có thêm cơ hội thưởng thức, so sánh chất lượng, giá cả của bia Viger với các loại bia khác. Đẩy mạnh xúc tiến bán hàng tại các thị trường lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Lào Cai,TPHCM,Quảng Ninh... Xây dựng một cơ chế bán hàng mới mang tính dự án, đạt hiệu quả cao, hết một vòng đời để “tái tạo nhu cầu”, hướng khách hàng tới việc hưởng thụ các sản phẩm có cùng tên gọi nhưng ở cấp chất lượng cao hơn. Đẩy mạnh hợp tác liên doanh, liên kết với các hãng bia có thương hiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ ra cả nước
Giải pháp về tài chính: Sẽ tăng cường kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính. Kiểm tra sử dụng vật tư kỹ thuật, hiệu quả sử dụng vốn. Thực hiện nghiêm túc các định mức tài chính nhằm tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ chi phí đầu vào, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính; tìm mọi biện pháp giảm giá thành sản phẩm. Tổ chức hạch toán và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị một cách kịp thời. Phân tích tình hình tài chính, lập báo cáo một cách minh bạch, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Xây dựng các phương án kinh doanh, phương án tài chính ngắn hạn, dài hạn; lập dự án và cơ cấu tài chính cho từng thời kỳ. Tìm nguồn tài trợ đầu tư để chủ động về vốn. Trước mắt về xây dựng nhà máy bia tại khu A, sẽ tìm hướng đầu tư với tỷ suất hợp lý nhất để thuyết phục được ngân hàng và các nhà đầu tư cho vay vốn. Xây dựng quy chế trả lương, thưởng phạt khuyến khích lao động sáng tạo trong cán bộ công nhân viên, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Thực hiện cơ chế quản lý linh hoạt trong tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thuận tiện trong bán hàng trên cơ sở giữ được nguyên tắc quản lý vốn không bị chiếm dụng, tăng vòng quay vốn đối với hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Giải pháp về hợp tác đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ: Đây là một giải pháp được Công ty đặc biệt coi trọng. Trong năm 2007, các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ được Công ty đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đồng thời thực hiện đầu tư theo hướng tự động hóa, áp dụng tiến bộ công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đầu tư nhà máy bia tại khu A với hệ thống thiết bị đồng bộ, có trình độ tự động hóa cao, với số vốn đầu tư vào khoảng 70 tỷ đồng. Ngoài ra chọn phương pháp lên men nhanh như nhiều liên doanh sản xuất bia khác mà duy trì công nghệ lên men cổ truyền dài ngày kết hợp với kỹ thuật hiện đại và nguồn giống men đã có từ lâu đời để luôn giữ được hương vị riêng của bia Sài Gòn, đảm bảo chất lượng sản phẩm có phẩm cấp ngang tầm với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến. Ngoài ra, do mức độ tiêu thụ sản phẩm có tính mùa vụ nên việc đảm bảo hạn sử dụng là rất quan trọng, vì thế ngoài việc đầu tư hệ thống bia hơi vào keg (thùng), trang bị vòi bán bia hiện đại và các xe chuyên dụng vận chuyển tới tận cửa hàng Công ty đã tập trung đầu tư nghiên cứu cải tiến chất lượng để tăng hạn sử dụng của bia chai lên 6 tháng…”
3.4.Các giải pháp nâng cao chât lựong sản phẩm đối với tổng công ty bia sàigòn tại TPHCM
Nhu cầu sử dụng các sản thực phẩm trong nước
Ngành chế biến thực phẩm Việt Nam đang phát triển mạnh. Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau 20 năm đổi mới tác
động tích cực tới nhu cầu đời sống của nhân dân. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang có cơ hội to lớn về thị trường. ở trong nước, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và đa dạng. Thói quen sử dụng các thực phẩm chế biến từ thịt, cá, rau quả, gạo... đã hình thành và phát triển nhanh. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến như gạo, tôm, cá, cà phê, chè.... Việc Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN và trở thành thành viên của WTO đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản, thuỷ sản chế biến nói riêng.
Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang,Miền Đông Nam Bộ với các tỉnh, thành phố: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu,Miền Duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bình Định,Vùng Bắc Trung Bộ với các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Vùng Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định.
3.4.1.Về công nghệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ chế biến tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị sản phẩm bia;
-Tăng cường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật trong các cơ sở chế biến bia để có đủ năng lực ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất;
-áp dụng các biện pháp công nghệ chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.4.2.Về quy mô sản xuất
-Nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang thiết bị của các cơ sở chế biến hiện có để nâng cao công suất cấp đông;
-Hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với khu công nghiệp chế biến công nghệ cao,thu hút khối lượng lớn nguyên liệu thuỷ sản, tạo sản phẩm có chất lượng cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm;
3.4.3.Về quy hoạch
-Vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Đông Nam Bộ: Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ lành nghề, và dịch vụ chế biến bia;
-Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung: Nâng cấp các doanh nghiệp chế biến hiện có, phát triển thêm một số nhà máy mới có công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế.
3.4.3.Về đầu tư
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá;
- Khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư trực tiếp phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản;
-Mở rộng liên doanh giữa các doanh nghiệp chế biến trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng nguồn lực về vốn và công nghệ chế biến thuỷ sản.
Ngành sản xuất bia:Tình hình phát triển và vai trò của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế.
Trong mười năm gần đây, đời sống nhân dân được cải thiện, lượng khách du lịch tăng cao. Tình hình trên đã thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất bia.Liên tục trong nhiều năm ngành công nghiệp này đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 10 %/năm.
Trước đây chỉ có 02 nhà máy bia (nhà máy bia Sài Gòn và Hà Nội), nay đã có 469 cơ sở sản xuất.
Sản lượng toàn ngành [Niên giám Thống kê, 2005]:
- Năm 2000: 779,1triệu lít, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất 41,7 triệu lít;
-Năm 2005: 1.427 triệu lít, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất 207,7 triệu lít.
Ngành sản xuất bia đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế, thu hút nhiều lao động. Mỗi năm ngành đảm bảo việc làm ổn định cho khoảng 20.000 lao động và hàng vạn lao động khác tham gia vào các hoạt động cung ứng vật tư, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
Phân bố của các doanh nghiệp sản xuất bia
Các cơ sở sản xuất bia phân bố rộng khắp cả nước. Hai nhà máy sản xuất bia lớn nhất là Nhà máy bia Sài Gòn và Nhà máy bia Hà Nội sử dụng hết công suất và đang tiếp tục mở rộng.
Các doanh nghiệp sản xuất bia phát triển mạnh như các Công ty Bia Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Thái Bình, Bắc Giang, Huế.
Khu vực kinh tế tư nhân đầu tư hơn 400 cơ sở sản xuất bia.
Ngành sản xuất bia với vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng
Các cơ sở sản xuất bia sử dụng khối lượng lớn các loại năng lượng: điện, than, dầu DO, dầu FO cho các công đoạn làm lạnh, lên men, hấp khử trùng. Mức độ lãng phí trong sử dụng năng lượng cao.
3.4.4.Về công nghệ:
Hiện đại hoá công nghệ, từng bước thay thế công nghệ, thiết bị hiện có bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế để sản phẩm có khả năng cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.
3.4.5.Về quy mô, quy hoạch:
Tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải khát Hà nội và Tổng công ty Rượu- Bia – Nước giải khát Sài Gòn vươn lên giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất các loại bia, nâng cao uy tín thương hiệu bia Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tập trung đầu tư các nhà máy bia công suất lớn, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất bia chất lượng cao; quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất một số loại bia chất lượng cao từ nguyên liệu trong nước, thay thế nhập khẩu. Thực hiện đúng giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất đủ công suất thiết kế. Trong những năm tới, chưa cấp phép thành lập mới hoặc tăng sản lượng của doanh nghiệp đã được cấp phép.
Hiệu quả từ đầu tư sản xuất sạch hơn tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà.Nằm bề thế trên phố Sông Thao, Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà. Tiền thân là Xí nghiệp Bia Hồng Hà trực thuộc Công ty Thương mại sông Lô, thành lập năm 1994 với công suất thiết kế 2,5 triệu lít bia/năm. Qua nhiều lần chuyển đổi, đến tháng 8/2005, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và đến tháng 01/2007 chính thức trở thành thành viên của Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội và đổi tên thành Công ty CP Bia Hà Nội - Hồng Hà. Trong hai năm gần đây, Công ty đã có bước phát triển đột phá, mà nổi bật là công tác đầu tư diễn ra rất mạnh mẽ. Diện mạo của Công ty đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Từ công suất ban đầu 2,5 triệu lít, năm 2007, Công ty dự kiến đạt sản lượng 15 triệu lít bia các loại. Trong quá trình đầu tư, Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm chi phí sản xuất, nhưng chưa nhận thức được đó là sản xuất sạch hơn (SXSH). Đầu năm 2007, thông qua Sở Công nghiệp Phú Thọ, Công ty đã được tiếp cận với dự án SXSH và bảo vệ môi trường của Hợp phần SXSH trong ngành Công nghiệp và được chính thức tham gia như một thành viên của dự án. Mục đích của Công ty khi tham gia dự án là để giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và giảm tác động môi trường của hoạt động sản xuất. Ngoài ra, sau khi kết thúc dự án, Công ty mong muốn làm chủ được các kỹ năng và phương pháp luận triển khai SXSH tại đơn vị mình.
Bằng các biện pháp phân tích khoa học, các chuyên gia SXSH của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã chỉ ra cho lãnh đạo Công ty thấy những điểm gây lãng phí, tiêu hao nguyên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường, qua đó, đề ra những giải pháp để khắc phục. Có những giải pháp có thể áp dụng ngay, mang lại hiệu quả tức thì, nhưng cũng có những giải pháp cần chờ thêm thời gian để thực hiện.
Nhóm giải pháp có thể thực hiện ngay thuộc về quản lý nội vi, như: Bịt các lỗ hổng chuột có thể vào kho, sử dụng các hóa chất chống chuột và côn trùng, nâng cao chất lượng, giảm tiêu hao nguyên liệu; thay các bóng đèn cao áp trong khu vực sản xuất bằng đèn compact tiết kiệm năng lượng; xây dựng phần mềm với hệ thống cảnh báo hoàn hảo, hạn chế tối đa sự cố xảy ra trong quá trình vận hành máy móc; tận dụng triệt để nguồn nước như nước ngưng được cho quay trở lại lò hơi, nước vệ sinh đầu xử lý để quay về vệ sinh cuối; xây dựng kho lạnh để bảo quản sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng; nâng cao ý thức người lao động trong việc tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên điện, nước…
Chỉ trong thời gian ngắn áp dụng triệt để các giải pháp SXSH, Công ty đã thấy có hiệu quả rõ rệt. Dự kiến, tổng lợi ích kinh tế của Công ty trong năm 2007 do các giải pháp SXSH đã thực hiện mang lại là gần 2,87 tỷ đồng, tiết kiệm được khoảng 15.000 m3 nước sạch/năm. Lợi ích về môi trường càng rõ nét hơn với việc giảm phát thải gần 900 kg CO2/năm từ việc tiết kiệm điện; giảm 2.575 kg bụi, 1.648 kg SO2, 189,2 tấn CO2 từ việc tiết kiệm than… Đội ngũ cán bộ làm công tác SXSH đã được trang bị kiến thức đầy đủ để vận hành và duy trì chế độ SXSH sau khi dự án kết thúc.
Kết luận
CÂU HỎI NGOÀI
3.1. Hiên nay để phát triển một công ty thỉ vấn đề giá cả nguyên vật liệu được coi là vấn đề cần thiết, vậy công ty có những biện pháp khắc phục như thế nào khi nguồn nguyên vật liệu khang hiếm (theo bạn nếu bạn là nhà quản trị doanh nghiệp
3.2. Nâng cao giá trị chất lương sàn phẫmđội ngũ nhân viên ( nâng cao tay ngề ..)đối với công ty của bạn? Nếu trước thực trang công ty đang bị cạnh tranh gay gắc sản phẫm, giá cả, nguồn nhân lực tài giỏi. Phương hướng giải quyết của công ty ? Đối với công ty duy tì đội ngũ nhân viên tài gỏi được coi vấn đề quan trọng nhất để tiến tới sư phát triển công ty theo bạn là người qtdn bạn duy trì ?
- nâng cao chất lượng bằng cách nâng quy tình công ngệ sản xuất, tay ngề trình độ công nhân viên bộ phận thiết kế chế tạo, dịch vụ kỹ thuật, có thể sử dụng nhiều nguyên vật liêu để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu..Đồng thời nâng máy móc thiết bi ngày càng hiên đại hơn
- duy tì đội nghũ nhân viên, cần tập trung nguồn nhân lực nhân viên tài gỏi, đông viên an ủi, khen thưởng, kỉ luật...
- tập trung vào viêt hoàn thiên máy móc nâng cao chất lượng sản phâm hạ giá thành sản phẫm, cạnh tranh lành mạnh, quảng cáo thông tin đại chúngcác chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng sản phẫm có thê phuc vụ mọi người trong mọi tầng lớp
- động viên đội ngũ công nhân viên khăn thưởng, kỉ luật...
- phát triển quan hệ liên doanh giữa doanh nghiệp với các tổ chức khoa học công nghệ và các đơn vị ngoài doanh nghiệp
-đối với công tác kế hoạch hóa nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ của doanh nghiệp theo hướng ngắn chiến lượt đổi mới công nghệ với các chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường, gắn kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ với dự án đầu tư và phương án tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp
3.3 vì sao bạn chon công ty này làm đề tài “: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁ TRỊ SẢN PHẪM CỦA TỔNG CÔNG TY BIA SÀIGÒN TAI TPHCM”
3.4.vì sao công ty bạn lại đặt tên “TỔNG CÔNG TY BIA SÀIGÒN”
3.5. Công ty có những phương hướng chiến lược trong thời gian săptới như thế nào, liệu trong thời gian khắc phuc hạn chế và các phương hướng chiến lược có hoàn thành trong thời gian đề ra hay không
- phát huy cái tiềm năng sẳn có của công ty, phát triên mở rông thươn hiệu
- mở rông thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
3.6. bạn có ấn tượng như thế nào khi sử dụng sản phẫm công ty bia chúng tôi
Có uy tín trên thị trường phù hợp với tíu tiền người tiêu dùng có một thương hiệu riêng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_lan_qtdn12121989_0129.doc