LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh doanh quốc tế trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng nâng cao của thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và nâng cao hiệu quả canh tranh.Trong đó mặt hàng sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài đỏi hỏi đó.Việc nâng cao chất lượng không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí mà cỏn góp phần tạo ra lội thé cạnh tranh cho sản phẩm cao su của công ty cao su Hà Tĩnh.
Tuy vậy để làm được điều đó đòi hỏi tổ chức ,ngưòi lãnh đạo cần coi trọng việc nâng cao năng suất và hiệu quả chất lượng bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công ty cần phải áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp với tổ chức mình nhằm mục đích nâng cao khẳ năng canh tranh, tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế cho thấy các hệ thống quản lý như ISO 9001 : 2000,ISO 1400,TQM đã được các tô chức kinh doanh,tổ chức tiêu chuẩn hoá,chính phủ các nươc trên thế giới quan tâm chấp nhận rộng rãi. Trong đó một số công ty trong tổng công ty cao su Viêt nam đã ứng dụng thành công hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 và bước đầu mang lai hiệu quả rõ rệt như công ty KYMDAN,công ty Phú riềng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em mạnh dạn lựa chọn đề tài: ''Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh ''.
Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích thực trạng về năng suất và chất lượng mủ cao su của công ty và đề xuất giai pháp, nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su của công ty.
Nôi dung nghiên cứu của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Công ty cao su Hà Tĩnh và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm
Chương 2: Thực trạng về chất lượng hiện nay ở công ty
Chương 3: Đề xuất giả pháp nâng cao chất lượng mũ cao su ở công ty cao su Hà Tĩnh.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh doanh quốc tế trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng nâng cao của thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và nâng cao hiệu quả canh tranh.Trong đó mặt hàng sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài đỏi hỏi đó.Việc nâng cao chất lượng không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí mà cỏn góp phần tạo ra lội thé cạnh tranh cho sản phẩm cao su của công ty cao su Hà Tĩnh.
Tuy vậy để làm được điều đó đòi hỏi tổ chức ,ngưòi lãnh đạo cần coi trọng việc nâng cao năng suất và hiệu quả chất lượng bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công ty cần phải áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp với tổ chức mình nhằm mục đích nâng cao khẳ năng canh tranh, tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế cho thấy các hệ thống quản lý như ISO 9001 : 2000,ISO 1400,TQM đã được các tô chức kinh doanh,tổ chức tiêu chuẩn hoá,chính phủ các nươc trên thế giới quan tâm chấp nhận rộng rãi. Trong đó một số công ty trong tổng công ty cao su Viêt nam đã ứng dụng thành công hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 và bước đầu mang lai hiệu quả rõ rệt như công ty KYMDAN,công ty Phú riềng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em mạnh dạn lựa chọn đề tài: ''Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh ''.
Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích thực trạng về năng suất và chất lượng mủ cao su của công ty và đề xuất giai pháp, nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su của công ty.
Nôi dung nghiên cứu của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Công ty cao su Hà Tĩnh và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm
Chương 2: Thực trạng về chất lượng hiện nay ở công ty
Chương 3: Đề xuất giả pháp nâng cao chất lượng mũ cao su ở công ty cao su Hà Tĩnh.
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I:Công ty Cao su Hà Tĩnh sự cần thiết phải cao chất lượng sản phẩm mũ cao su của công ty 3
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
II. tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty cao su Hà Tĩnh 4
1. Về tình hình phát triển sản xuất cao su ở Hà Tĩnh 4
2.Vai trò của việc sản xuất khinh doanh cao su đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và Hà Tĩnh nói riêng: 7
2.1 Mũ cao su là đầu vào cho các ngành công nghiêp. 7
2.2 Sản xuất cao su góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu tích luỹ ngoại tệ cho đất nước phuc vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 7
2.3 Sản xuất và xuất khẩu cao su góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hó hiện,đại hoá thúc đẩy sản xuất phát triển: 8
2.4.Sản xuất và xuất khẩu cao su góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm , xoá bỏ các tệ nạn xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. 8
2.5. Xuất khẩu cao su góp phần củng cố mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế , thương mại 9
2.6. Phát triển cao su thiên nhiên góp phần phủ xanh đất trống , đồi núi trọc , bảo vệ môi trường sinh thái. 10
3. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty 10
3.2 Đặc điểm về cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty 10
4.Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của hoạt động sản xuất cao su 13
4.1Đặc điểm tự nhiên 13
4.2 Đặc điểm kĩ thuật 14
4.3 Sở vật chất kĩ thuật 14
4.4 Vốn đầu tư 15
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công trong những năm qua 15
4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm mũ cao su 17
Chương II . Thực trạng về chất lượng hiện nay ở công ty 20
I. Tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty cao su Hà Tĩnh . 18
1. Về nguyên vật liệu và chất lượng sản phẩm của công ty 20
2. Về sản lượng 20
3.Năng suất 21
4. Đặc điểm máy móc thiết bị quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm : 22
5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phảm mũ cao su. 24
6. Kế hoạch chất lượng 27
6.1 Kế hoạch về đầu tư thiết bị công nghệ 27
6.2 Tổ chức quản lý lao động 28
7. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đang được áp dụng ở công ty cao su Hà Tĩnh 29
7.1 Về chính sách tiền lương và chính sách khuyến khích người lao động. 29
7.2 Đào tạo 32
7.3 Khoa học kĩ thuật 32
8. Kết quả chất lượng của công ty 33
III Một số đánh giá về thực trạng chất lượng sản phẩm mũ cao su ở công ty cao su Hà Tĩnh 33
1.Thành tựu 33
2.Thuận lợi: 34
3.Khó khăn: 35
Chương III: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm mũ nhựa cao su ở công ty cao su Hà Tĩnh 39
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mũ cao su ở công ty cao su Hà Tĩnh 39
1.Về tiến bộ kĩ thuật có khả năng ứng dụng. 39
2.Thị trường tiêu thụ: 42
II>Định hướng về nâng cao chất lượng sản phẩm cao su 43
1. về nâng cao chất lượng sản phẩm cao su 43
2.Định hướng về sản xuất và xuất khẩu cao su: 45
2.1.Định hướng sản xuất : 45
III>Một số biệp pháp nâng cao chất lượng 46
1.Một số pháp nhằm nâng cao chất lượng 46
1.1.Giải pháp khoa học công nghệ: 46
1.2. Các giải pháp về mặt kỹ thuật: 47
1.3.Giải pháp về thị trường : 49
1.4.Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất: 51
Để đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn , công ty cũng cần tiến hành hoàn thiện hơn nữa các mô hình tổ chức quản lý sản xuất cao su . 51
1.5.Giải pháp về đầu tư: 51
2.Về phía Nhà nước 52
2.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ về tài chính - tín dụng 52
2.2. Chính sách thuế 56
2.3. Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu 56
3. Giải pháp về thị trường 57
3.1. Về tổ chức, thể chế và hợp tác 57
3.2. Đẩy mạnh hoạt động “marketing”quốc tế 58
4.Đề xuất giải pháp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào hệ thống quản lý chât lưọng của công ty 62
4.1. Khái niệm về quản lý chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng. 62
4.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng 65
4.2.1. Nguyên tắc định hướng bởi khách hàng 65
4.2.2. Nguyên tắc sự lãnh đạo 66
4 2.3. Nguyên tắc sự tham gia của mọi người. 66
4.2.4. Nguyên tắc phương pháp quá trình 66
4.2.5. Nguyên tắc tính hệ thống: 66
4.2.6. Nguyên tắc cải tiến liên tục 67
4.2.7. Nguyên tắc quyết định dựa trên sự kiện 67
4.2.8. Nguyên tắc phát triển quan hệ hợp tác. 67
5.3. Một số phương pháp quản lý chất lượng 67
5.3.1. Kiểm tra chất lượng 67
5.3.2. Kiểm soát chất lượng 68
5.3.3. Đảm bảo chất lượng 68
5.3.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện 68
5.3.3. Quản lý chất lượng toàn diện 68
II. Hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9000 69
1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ ISO-9000 69
2. Cách tiếp cận và triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 70
2.1. Cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản sau. 70
2.2. Triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 70
Kết luận 85
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4016 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đặc trưng này của môi trường kinh tế có thể được sử dụng là tiêu thức phân nhóm các thị trường xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi do xu hướng nhất thể hoá kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau như: quá trình toàn cầu hoá, các khu vực mậu dịch tự do, khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trường chung, khu vực hợp nhất kinh tế. Xu hướng trên có tác động đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia theo hai chiều hướng: tạo ra sự ưu đãi cho nhau và kích thích tăng trưởng.
- Môi trường văn hoá: Hiện nay, việc nắm bắt được các bản sắc và giá trị văn hoá của các quốc gia mục tiêu quả là vấn đề hết sức nan giải đối với các doanh nghiệp. Bản sắc và giá trị văn hoá truyền thống quyết định mạnh mẽ đến hành vi, thái độ, tâm lý, sở thích... của người tiêu dùng tại thị trường nước đó.
Trên góc độ thương mại quốc tế, môi trường văn hoá cần phải được nghiên cứu trên hai phương diện. Trên phương diện tổng quát, nghiên cứu về nền văn hoá để có thể nhận thức và xây dựng các chủ đề hay hình mẫu phù hợp; trên phương diện cụ thể, hiểu biết về văn hoá cho phép ta nắm bắt được hành vi, thái độ, sở thích... liên quan đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Môi trường luật pháp - chính trị: Môi trường luật pháp chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu và thường được nghiên cứu trên ba phương diện:
- Môi trường luật pháp - chính trị tại nước xuất khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng thông qua việc tạo cơ hội xuất khẩu, áp dụng các chính sách và biện pháp bảo vệ xuất khẩu, hình thành các khu chế xuất. Vai trò của nhà nước và các đặc trưng cơ bản của môi trường này được thể hiện thông qua:
+ Cấm vận và trừng phạt kinh tế.
+ Kiểm soát xuất khẩu: kính thích, hỗ trợ hoặc hạn chế
+ Kiểm soát nhập khẩu: thuế, giấy phép.
+ Điều tiết hành vi kinh doanh quốc tế.
-Môi trường luật pháp - chính trị tại nước nhập khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng rất khác nhau đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước nhập khâủ khác nhau. Khi nghiên cứu môi trường này cần chú ý tới các yếu tố sau:
+ Thái độ đối với các nhà đầu tư, xuất khẩu nước ngoài
+ Sự ổn định về hệ thống chính trị.
+ Quy định về tỷ giá chuyển đổi
+ Thủ tục và quy định hành chính.
-Môi trường luật pháp quốc tế: Cần nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc pháp lý chi phối các hoạt động thương mại quốc tế. Hầu hết các nguồn luật quốc tế đều xuất phát từ các công ước, hiệp định hay tập quán, thông lệ buôn bán quốc tế.
*. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu
- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Nó cho phép đánh giá quy mô, tiềm năng của thị trường xuất khẩu và là cơ sở lựa chọn thị trường xuất khẩu và đoạn thị trường quốc tế. Đây cũng là tiền đề quan trọng để xác lập các chính sách Marketing phù hợp với từng thị trường và môi trường của nó. Tầm quan trọng của nó còn được tăng lên do tính chất phức tạp của việc nghiên cứu thị trường quốc tế: môi trường khác biệt, số liệu thứ cấp không đầy đủ, chi phí thu thập thông tin cao, đòi hỏi phải phối hợp nghiên cứu, khó so sánh và xác minh giá trị thông tin do phải nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau.
Để thu thập được những thông tin cần thiết trên thị trường quốc tế, người ta thường sử dụng các kỹ năng và phương pháp phân tích và nghiên cứu thông tin như phân tích cơ cấu của cầu thị trường; đo lường độ đàn hồi của cầu so với thu nhập; đánh giá trên cơ sở sự tương đồng hay giống nhau giữa các thị trường, phân tích so sánh...
- Lựa chọn thị trường xuất khẩu:
Việc lựa chọn thị trường xuất khẩu là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng trong quá trình quyết định chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Đây là khâu then chốt liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp cũng như cho phép tiết kiệm thời gian, kinh phí để thâm nhập và phát triển thị trường bên ngoài. Mục đích của việc lựa chọn thị trường xuất khẩu là xác định các thị trường có triển vọng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng như xác định được các đặc điểm của từng thị trường để có thể đề ra được chiến lược tiếp cận một cách có hiệu quả nhất. Như vậy, việc chọn lựa thị trường xuất khẩu chính là quá trình đánh giá và xác định các cơ hội của thị trường và đưa ra định hướng chiến lược cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc vai trò của từng sản phẩm hay từng thị trường tiềm năng trong toàn bộ chiến lược tiếp cận thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc lựa chọn thị trường còn bao hàm cả việc xác định được các đoạn thị trường thích hợp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ định vị được sản phẩm tiềm năng của mình dựa trên cơ sở của việc lựa chọn thị trường/đoạn thị trường.
* Chiến lược marketing “4Ps”
- Chính sách sản phẩm (Production): Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến tính đa dạng và tiện lợi của sản phẩm. Do đó, cần phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm thoả mãn thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến khâu bao gói và nhãn mác của sản phẩm. Vì nếu sản phẩm có bao gói đẹp, độc đáo sẽ có thể tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng... tăng khả năng cạng tranh trên thị trường của sản phẩm.
+ Chính sách giá (Price): Chiến lược giá xuất khẩu thường hướng vào các mục tiêu như: thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển thị phần và doanh số bán, hay tối đa hoá lợi nhuận. Chiến lược giá cũng có thể được sử dụng nhằm kích thích tiêu dùng đối với các nhóm đối tựng tiêu dung khác nhau trên thị trường.
+ Chính sách phân phối (Place): Công tác phân phối sản phẩm trên thị trường nước ngoài rất phức tạp do khoảng cách địa lý xa và phảiphụ thuộc vào các kên phân phối trung gian. Vì vậy, cần phải phát triển được chính sách phân phối hợp lý và có hiệu quảthông qua các hoạt động khác như: nghiên cứu thị trường, chọn đối tác làm ăn, xây dựng hệ thống đại lý tiêu thụ trên thị trường mục tiêu....
+ Chính sách xúc tiến bán hàng (Promotion): Có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc tham gia và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế, ra nhập các Hiệp hội ngành hàng ở cấp quốc tế, tận dụng quan hệ hợp tác thương mại của Nhà nước... Ngoài ra, trong thời đại phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của mình một cách có hiệ quả thông qua việc sử dụng các công nghệ mạng điện tử như: Internet, E-commerce, E-mail, xây dựng trang web riêng của doanh nghiệp...
*Chính sách chất lượng:
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tổ chức áp dụng các biện pháp quản lý hệ thông chất lượng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp , ttổ chức trong việc tiếp nhận thông tin
Có quy chế bảo vệ lợi ích đối với sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với tất cảc các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà nước cần ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng .hệ thống các tiêu chuẩn này giữ vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Nhà nước phải tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tự nghuyện áp dụng các tiêu chuẩn và trong ttỏ chức trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.
4.Đề xuất giải pháp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào hệ thống quản lý chât lưọng của công ty
giới thiệu về ISO :
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. ISO là tập hợp các kinh nghiệm quản lý tốt nhất đã được thực thi ở nhiều quốc gia và khu vực đồng thời được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia nhiều nước.
Việc xây hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000cũng tương tự nhu một dự án đòi hỏi quyết tâm nỗ lực của các thành viên trong công tymà trước hết là sự cam kết của lãnh đạo.
. Khái niệm và nguyên tắc, phương pháp quản lý chất lượng.
4.1. Khái niệm về quản lý chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng.
Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng, nhu cầu người tiêu dùng, thì quản lý chất lượng là tổng thể những biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính, tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức để đạt được mục đích đó với chi phí xã hội thấp nhất.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quan điểm nhận thức khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, tuỳ thuộc đặc trưng của từng nền kinh tế, mà người ta đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng. Sau đây xin nêu lên một vài khái niệm đặc trưng cho các giai đoạn phát triển khác nhau cũng như nền kinh tế khác nhau.
- Theo tiêu chuẩn quốc gia của Liên Xô (cũ) GOCT 15467-70 thì : “Quản lý chất lượng là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng”.
- Một số nền kinh tế thị trường như Nhật Bản, Mỹ, một số nước châu Âu cũng đã đưa ra khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng ví dụ như tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) thì :
“Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm nhưng hàng hoá có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng”.
Những tư tưởng lớn về điều khiển chất lượng, quản lý chất lượng đã được khởi nguồn từ Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 20 và dần dần được phát triển sang các nước khác thông qua những chuyên gia đầu đàn về quản lý chất lượng như Walter. A. Shewart, W. Ewards.Deming, Jojephjuran, Armand Feigenbaun, Kaoru, Ishikawa, Philip B.Crosby… theo cách tiếp cận khác nhau mà các chuyên gia nghiên cứu cũng đã đưa ra những khái niệm riêng của mình về chất lượng và quản lý chất lượng.
Tiến sĩ Deming, với quan điểm mọi vật đều biến động và quản lý chất lượng là cần tạo ra sự ổn định về chất lượng bằng việc sử dụng các biện pháp thống kê để giảm độ biến động của các yếu tố trong quá trình. Ông đã đưa ra 14 điểm có liên quan đến các vấn đề kiểm soát quá trình bằng thống kê, cải tiến liên tục quá trình thông qua các số liệu thống kê, mối liên hệ giữa các bộ phận, phòng ban.
Giáo sư Juran- chuyên gia chất lượng nổi tiếng trên thế giới và là người có những đóng góp to lớn cho sự thành công của các công ty Nhật Bản. Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm chất lượng là sự phù hợp với điều kiện kỹ thuật và cũng là người đầu tiên đề cập đến những khía cạnh rộng lớn về quản lý chất lượng, cùng với việc xác định vai trò trách nhiệm lớn về chất lượng thuộc về các nhà lãnh đạo. Vì vậy, ông cũng xác định quản lý chất lượng trước hết đòi hỏi trách nhiệm của lãnh đạo, sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức, đặc biệt là các nhà quản lý. Juran cũng rất nhấn mạnh khía cạnh kiểm soát, điều khiển chất lượng và yếu tố cải tiến liên tục.
Philop B.Crosby với quan niệm: “Chất lượng là thứ cho không” làm chất lượng không những không tốn kém, mà còn một trong những nguồn lợi nhuận chân chính. Cách tiếp cận chung của Crosby về quản lý chất lượng là nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa, cùng với quan điểm “sản phẩm không khuyết tật” và làm đúng ngay từ dầu. Chính ông cũng là người đặt ra từ Vác xin chất lượng- bao gồm ba thành phần: Quyết định, giáo dục, và thực hiện để ngăn chặn tình trạng không phù hợp yêu cầu. Ông đã đưa ra 14 bước cải tiến chất lượng như một hướng dẫn thực hành về cải tiến chất lượng cho các nhà quản lý
Trong khi đó, Feigenbaun lại nghiên cứu những kinh nghiệm về điều khiển chất lượng toàn diện (Total quality contol) và đã nêu 40 nguyên tắc của điều khiển chất lượng toàn diện. Các nguyên tắc này nêu ra các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng là tất cả các yếu tố trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu đặt hàng đến khâu tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, kiểm soát quá trình cũng được ông nhấn mạnh bằng việc áp dụng các công cụ thống kê chất lượng ở mọi nơi cần thiết. Ông nhấn mạnh điều khiển chất lượng toàn diện nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự thoả mãn khách hàng và đạt được lòng tin đối với khách hàng.
Ishikawa- là một chuyên gia chất lượng đầu đàn người Nhật Bản, ông luôn luôn chú trọng việc đào tạo, giáo dục khi tiến hành quản lý chất lượng. Ông cho rằng: “Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và cũng kết thúc bằng đào tạo”. Ông cũng quan niệm rằng: Để thúc đẩy cải tiến chất lượng, cần tăng cường hoạt động theo nhóm, mọi người đều tham gia công việc của nhóm, có quan hệ hỗ trợ, chủ động cộng tác và làm việc liên tục, giúp nhau tiến bộ, tạo ra bầu không khí cởi mở và tiềm năng sáng tạo.
Như vậy có thể nói rằng, với cách tiếp cận khác nhau, nhưng các chuyên gia chất lượng, các nhà nghiên cứu đã tương đối thống nhất với nhau về quan điểm quản lý chất lượng, đó là quản lý theo quá trình, nhấn mạnh yếu tố kiểm soát quá trình và cải tiến liên tục cùng với việc giáo dục đào tạo, và cuốn hút sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức. Đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm của lãnh đạo và các nhà quản lý, nhấn mạnh yếu tố con người trong hoạt động chất lượng và chú ý đến việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.
Tiếp thu sáng tạo các luồng tư tưởng, kinh nghiệm thực hành hiện đại, dựa trên cách tiếp cận khoa học, hệ thống, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đưa ra khái niệm quản lý chất lượng như sau:
“Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng”.
Trong khái niệm này cũng nhấn mạnh quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý, nhưng trách nhiệm cao nhất thuộc về cán bộ lãnh đạo. Việc thực hiện công tác quản lý chất lượng liên quan đến tất cả mọi thành viên trong tổ chức.
Để hoạt động quản lý chất lượng có hiệu quả, đáp ứng được chính sách do doanh nghiệp đề ra. Chúng ta không thể không nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, đây là các đối tượng của quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được hình thành thông qua một chu trình (chu trình chất lượng) được bắt đầu từ nghiên cứu để tạo ra sản phẩm cho đến khi kết thúc việc sử dụng. Trong chu trình này, có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng, được minh hoạ ở hình 1.1. Muốn giải bài toán chất lượng thành công, chúng ta không thể giải quyết từng yếu tố một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hài hoà các yếu tố này.
Trợ giúp kỹ thuật
Nghiên cứu thị trường
Thiết kế và phát triển
Hoạch định quá trình và kiểm tra
Cung ứng
Sản xuất hay chuẩn bị dịch vụ
Kiểm tra xác nhận
Xử lý cuối chu kỳ sử dụng
dịch vụ hậu thuẫn
Lắp đặt đưa vào sử dụng
Bán và phân phối
Đóng gói lưu kho
Hình 1.1. Chu trình chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng
- Theo tiêu chuẩn hoá quốc tế thì hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng. Như vậy, quản lý chất lượng không phải là hoạt động riêng lẻ, đơn nhất mà được tiến hành theo quá trình, theo hệ thống thống nhất trong các tổ chức được đảm bảo bởi các thủ tục cũng như cơ cấu nhất định nhằm để duy trì tính trồi hợp lý của nó là cải tiến liên tục để đảm bảo chất lượng.
4.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng
Nói chung, để thoả mãn yêu cầu hệ thống và đồng bộ, hoạt động quản lý chất lượng phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
4.2.1. Nguyên tắc định hướng bởi khách hàng
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ do khách hàng xem xét quyết định. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho khách hàng và làm cho khách hàng thoả mãn ưa chuộng, phải là trọng tâm của hệ thống quản lý
Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn đến khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng, nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thoả mãn khách hàng. Nó cũng đòi hỏi ý thức phát triển công nghệ, khả năng đáp ứng mau lẹ và linh hoạt các yêu cầu của thị trường, giảm sai lỗi, khuyết tật và khiếu nại của khách hàng.
4.2.2. Nguyên tắc sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường lối và môi trường nội bộ trong doanh nghiệp. Họ hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng sẽ không có kết quả nếu không có sự cam kết triệt để của lãnh đạo. Lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các chiến lược, hệ thống và các biện pháp huy động sự tham gia và tính sáng tạo của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp và đạt kết quả tốt nhất có thể được. Qua việc tham gia trực tiếp vào những kết quả đạt được của nhân viên, người lãnh đạo có vai trò củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ doanh nghiệp.
4..2.3. Nguyên tắc sự tham gia của mọi người.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp. Thành công trong cải tiến chất lượng công việc phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, nhiệt tình hăng say trong công việc của lực lượng lao động. Doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện để nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức và thực hành những kỹ năng mới cũng như cần có hệ thống khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên vào mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp.
4.2.4. Nguyên tắc phương pháp quá trình
Kết quả mong muôn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Quá trình là một dãy các sự kiện nhờ đó biến đổi đầu vào thành đầu ra. Trong một doanh nghiệp, đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình trước đó, và toàn bộ các quá trình trong một doanh nghiệp lập thành một mạng lưới quá trình. Quản lý các hoạt động của một doanh nghiệp thực chất là quản lý các quá trình và các mối quan hệ giữa chúng. Quản lý tốt mạng lưới quá trình này, cùng với sự đảm bảo đầu vào nhận được từ người cung ứng bên ngoài, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để cung cấp cho khách hàng bên ngoài.
4.2.5. Nguyên tắc tính hệ thống:
Như đã trình bày, ta không thể giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống.
4.2.6. Nguyên tắc cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn có khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp cần phải liên tục cải tiến. Sự cải tiến có thể là từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt. Cách thức cải tiến cần phải bám chắc vào công việc của doanh nghiệp.
4.2.7. Nguyên tắc quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Việc đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của doanh nghiệp các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và kết quả của các quá trình đó.
4.2.8. Nguyên tắc phát triển quan hệ hợp tác.
Các doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung.
Các mối quan hệ nội bộ có thể bao gồm các quan hệ thúc đẩy sự hợp tác giữa lãnh đạo và người lao động, tạo lập mối quan hệ mạng lưới giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp ứng nhanh.
Các mối quan hệ bên ngoài là những mối quan hệ với bạn hàng, người cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức đào tạo… Những mối quan hệ bên ngoài ngày càng quan trọng, nó là những mối quan hệ chiến lược, chúng có thể giúp một doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới hoặc thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mới.
5.3. Một số phương pháp quản lý chất lượng
5.3.1. Kiểm tra chất lượng
Phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là kiểm tra các sản phẩm, chi tiết các bộ phận sàng lọc và loại bỏ bất cứ bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Như vậy, kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý "chuyện đã rồi". Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì chất lượng không được tạo dựng nên qua việc kiểm tra. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp theo quy định một cách có hiệu quả bằng cách kiểm tra sàng lọc 100% sản phẩm, cần phải thoả mãn những điều kiện sau:
- Công việc kiểm tra phải được tiến hành một cách đáng tin cậy và không có sai sót.
- Chi phí cho kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản xuất ra sản phẩm khuyết tật và những thiệt hại do ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng.
- Quá trình kiểm tra không được ảnh hưởng đến chất lượng
5.3.2. Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Để kiểm soát chất lượng Công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất và sản phẩm khuyết tật. Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố như: Con người, phương pháp và quá trình, đầu vào, thiết bị, môi trường…
5.3.3. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin thoả đáng rằng sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng. Để có thể đảm bảo chất lượng theo nghĩa này, người cung cấp phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả và hiệu lực, đồng thời làm thế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó. Đó là nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng
5.3.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong tổ chức sao cho các hoạt động Marketing kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế, cho phép thoả mãn hoàn toàn khách hàng. Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
5.3.3. Quản lý chất lượng toàn diện
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội. Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép.
Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương pháp khác là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra. Quản lý chất lượng toàn diện được áp dụng để cải tiến mọi hoạt động trong mọi cấp của công ty theo một cách triệt để. Công ty áp dụng quản lý chất lượng toàn diện sẽ có thể bao quát được mọi giai đoạn tư duy chất lượng khác nhau và luôn luôn cải tiến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO - 9000:2000
1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ ISO-9000:2000
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 được soát xét lần 2 vào năm 1994 và lần 3 vào năm 2000 nhằm mục tiêu đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
ISO-9000 là sự kế thừa các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi, trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng như: tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ (MIL-Q-9058A), của khối NATO (AQAP). Năm 1979, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI) đã ban hành tiêu chuẩn BS 5750 về đảm bảo chất lượng sử dụng trong dân sự. Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đã thành lập ban kỹ thuật TC176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng. Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành vào năm 1987. Qúa trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 có thể được tóm tắt ở bảng dưới đây
Bảng 1: Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000
Năm
Tiêu chuẩn
1955
- Quy định về đảm bảo chất lượng của NATO AC 1250 (accredited commette)
1969
- Bộ tiêu chuẩn của Anh MD 25
- Bộ tiêu chuẩn của Mỹ MIL, STD 9858A
- Thừa nhận lẫn nhau về các hệ thống bảo đảm chất lượng của các nhà thầu phụ thuộc các nước thành viên của NATO
(AQAP- Ailied Quality Assurance Procedure)
1972
- Hệ thống bảo đảm chất lượng của các công ty cung ứng thiết bị cho quốc phòng (Defstand- Vương quốc Anh) BS 4778, BS 4891
1979
Tiêu chuẩn BS 5750
1987
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000
1994
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được soát xét lại
2000
Phiên bản năm 2000 của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000
Nguồn: Chuyên đề mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các DNVN
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 :2000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như: chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét và đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu và đào tạo… ISO-9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực thi tại nhiều quốc gia, khu vực và được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc tế.
2. Cách tiếp cận và triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000
2.1. Cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản sau.
- ISO-9000:2000 cho rằng chất lượng sản phẩm và chất lượng quản trị có mối quan hệ nhân quả. Chất lượng sản phẩm do chất lượng quản trị quyết định. Chất lượng quản trị là nội dung chủ yếu của quản lý chất lượng
- Phương châm chiến lược của ISO-9000 là làm đúng ngay từ đầu, lấy phòng ngừa làm phương châm chính. Do đó doanh nghiệp cần tập trung đầy đủ vào phân hệ thiết kế và hoạch định sản phẩm mới.
- Về chi phí, ISO-9000:2000 khuyên các doanh nghiệp tấn công vào các lãng phí nảy sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chi phí ẩn. Cần có các kế hoạch loại trừ và phòng ngừa các lãng phí bằng việc lập kế hoạch, thực hiện, xem xét và điều chỉnh trong suốt quá trình từ thực hiện vòng PDCA (vòng tròn Deming)
- ISO-9000:2000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống "mua bán tin cậy" trên thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan chất lượng có uy tín trên thế giới sẽ đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp. Và đó là giấy thông hành để vượt qua các rào cản thương mại trên thương trường đi tới thắng lợi. Vì vậy khi nói về tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000:2000. Ta có thể trích dẫn câu nói của tiến sĩ W.Ewards Deming chuyên gia chất lượng nổi tiếng: "Bạn không buộc phải áp dụng ISO-9000:2000 nếu không cảm thấy sự thúc ép bởi sự sống còn".
Từ những đặc điểm của cách tiếp cận nói trên, bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 được xây dựng dựa trên những triết lý cơ bản sau đây:
2.2. Triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000
Từ những đặc điểm của cách tiếp cận trên, bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 được xây dựng dựa trên những triết lý cơ bản sau đây:
- Phương pháp tổng quát của bộ tiêu chuẩn ISO-9000: 2000 là thiết lập hệ thống quản lý chất lượng hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
- Bộ tiêu chuẩn ISO-9000;2000 là các tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về sản phẩm. Tuy nhiên, những thuộc tính kỹ thuật đơn thuần của sản phẩm không thể đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 sẽ bổ sung thêm vào các thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 nêu ra những hướng dẫn để xây dựng một hệ thống chất lượng có hiệu quả, chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng đối với từng doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng của từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tầm nhìn, văn hóa, cách quản trị, cách thực hiện, ngành sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm hay dịch vụ và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, mô hình này rất linh hoạt, có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, cả trong sản xuất kinh doanh lẫn trong các lĩnh vực dịch vụ, hành chính và các tổ chức xã hội.
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9000:2000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt quá trình, suốt vòng đời của sản phẩm từ thiết kế, sản xuất phân phối và tiêu dùng.
Cốt lõi của bộ ISO-9000:2000 là ba tiêu chuẩn: ISO-9001, ISO-9004, ISO-90011 : tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất lượng để công ty biểu thị năng lực của mình và làm căn cứ cho việc đánh giá của bên ngoài.
Cấu trúc các yếu tố của hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9001 bao gồm các yếu tố chính được trình bày theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cấu trúc các yếu tố hệ thống bảo đảm chất lượng ISO- 9001
Quản lý tác nghiệp
Kiểm soát thiết kế (4.4)
Kiểm soát mua hàng (4.6) sản phẩm do khách hàng cung cấp (4.7)
Xem xét hợp đồng (4.3)
Kiểm soát quá trình (4.9)
Kiểm tra và thử nghiệm (4.10)
kiểm soát thiết bị kiểm tra và thử nghiệm (4.11)
Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm (4.12)
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 4.13
Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng (4.15)
Dịch vụ (4.19)
Quản lý con người
* Trách nhiệm lãnh đạo (4.1)
* Đào tạo (4.18)
Quản lý hệ thống
* Hệ thống chất lượng (4.2)
* Kiểm soát tài liệu (4.5)
* Hành động khắc phục và phòng ngừa (4.14)
* Kiểm tra chất lượng nội bộ (4.17)
Quản lý thông tin
* Nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm (4.8)
* Kiểm soát hồ sơ chất lượng (4.16)
* Các kỹ thuật thống kê (4.20)
Nguồn: Chuyên đề: Mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam
Số liệu trên đã tóm tắt toàn bộ các yêu cầu của mô hình đảm bảo chất lượng trong một tổ chức. Các yêu cầu này tập trung vào 4 yếu tố chính: Quản lý quá trình, quản lý nguồn nhân lực, quản lý thông tin và nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng khuyết tật trong toàn bộ quá trình. Để đạt được yêu cầu trên, hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9001 đòi hỏi sự phối hợp một cách đồng bộ và phân công trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp
- ISO-9004: Hệ thống chất lượng- huớng dãn cải tiến và hiệu quả
- ISO-9001: Hệ thống chất lượng- cơ sở từ vựng
- ISO-9011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng môi trường
Sự khác nhau của ba tiêu chuẩn ISO-9001, ISO-9004, ISO-9011thể hiện phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn này trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, ba tiêu chuẩn này không phải là 3 tiêu chuẩn riêng biệt, mà chúng có sự liên hệ với nhau. Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO-9001 có thể là hoàn toàn hoặc yêu cầu từng phần trong tiêu chuẩn ISO-9004 và ISO-9011. Có thể khái quát mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu bằng hình vẽ sau.
Hình 4: Quan hệ giữa các tiêu chuẩn ISO-9001; ISO-9004 và ISO-9011.
ISO 9001:2000
Hệ thống quản lý chất lưọng cơ và từ vưng
ISO 9001:2000
Hệ thống quản lý chất lưọng hướng dẫn cải tiến và hiệu quả
ISO 9001:2000
Hệ thống quản lý chất lưọng -các yêu cầu
ISO 9001:2000
Hướng dẫn đánh gia hệ thống quản lý chất lưọng và môi trường
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001: 2000 có thể chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn I:
1. hoạch định
Tổ chức muốn áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 cần phải có sự câm kết của lãnh đạo theo đuổi lâu dài mục tiêu chất lượng của tổ chức. Trên cơ sở phân tích tình hình quản lý hiện tại cũng như định hướng trong tương lai của tổ chức. Do đặc điểm của lĩnh vực sản xuất của công ty là sản xuất sản phẩm sơ chế mũ cao su. Nên sản xuất bao gồm nhiều quá trình con đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình tiếp theo nên nên chất lượng sản phẩm cuối cùng được đảm bảo và nâng cao khi chất lượng sản phẩm đầu vào được đảm bảo. Do đó công ty nên đưa ra mục tiêu chất lượng là “ chất lượng từ A->Z” nghĩa là trong tất cả các quá trình cần phải đạt và vượt mức tiêu chuẩn đã đề ra.
2.cam kết lãnh đạo:
Lãnh đạo cần vạch ra kế hoạch về thời gian, nguồn lực tài chính, nhân lực cụ thể. Thành lập ban chỉ đạo nhóm công tác và chỉ định người đại diện. Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo cao nhất (Giám đốc) và các trưởng phòng. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ
+ Thiết lập chính sách chất lượng
+ Lựa chọn bổ nhiệm người đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về chất lượng. Nhiệm vụ này có thể giao cho phong KCS (khi phòng KCS được thành lập nhằm kiểm soát chất lượng khi nhà máy đi vào hoạt đông vào năm 2007).
+ Lập kế hoạch tổng thể của dự án
+ Lựa chọn ttỏ chức tư vấn có thể tham khảo các công ty cao su trong nghành đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lươngj này như công ty cao su Phú Riềng, công ty cao su Đồng Nai…
+ Phân bổ nguồn lực cho các khâu kiến thiết cơ bản chăm sóc,khai thác,chế biến
+ Điều phối phân công công việc cho các đôn vị cụ thể cho các nông trường từ đó các nông trường phân công công việc cho các tổ đội.
Nhóm công tác bao gồm đại diện các đon vị có hiểu biết,có tâm huyết về vấn đề quản lý chất lượng điều này đối với công ty đòi hỏi lãnh đạo cao nhất phải tổ chức đào tạo cho trưởng các bộ phận để họ nhận thức và hiểu biết về hệ thống quản lý chất luợng ISO 9001:2000. Ban đại diện có nhiệm vụ :
+ Thường trực chỉ đạo việc triển khai dự án
+ xác định thu thập phân phối các nguồn lực cần thiết đẻ triển khai dự án
+ Tổ chức hoạt đông đánh giá nội bộ.
+ Làm công tác đối ngoại về các vấn đè liên quan đến chất lượng
+ Là cầu nói giữa ban chỉ đạo và các nhân viên trong tổ chức nhằm nắm thông tin về tình hình áp dụng cũng như kịp thời gỉa quyết khó khăn vướng mắc.
3.chọn tổ chức tư vấn:
Công ty nên chọn cho mình một tổ chức tư vấn vì đối với điều kiện hiện nay của công ty tổ chức tư vấn sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí các nguồn lực rút ngắn thời gian cũng như nhanh chống khai thác được lợi ích do hệ thống này mang lại
4. Đào tạo nhận thức :
Đây là công việc rất quan trọng công ty cần chú trọng việc đào tạo nhằm làm cho mọi người đủ năng lực và trình độ xây duựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Cần tổ chức chưng trình đào tạo mức độ khác nhau cho cán bộ lặnh đạo và các nhân viên để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.
Hệ thống hiện tại còn tồn tại rất nhiều lõ hổng (như phần thực trạng đã trình bày trên). Nhiều quy trình chưa đáp ứng đượcvới yêu cầu của hệ thống
Giai đoạn 2. Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
5.Viết tài liệu:
Đây là giai đoạn thiết lập cấu hình cơ bản cho hệ thống cho phép kiểm soát các hoạt động cảu tổ chức.Bộ tài liệu thông thường chia làm 4 nấc;
Nấc 1. Sổ tay chất lượng:
Phần1. Bao gồm 2 phần; phần 1 giới thiệu chung về tổ chức giới thiệu về hệ thống chất lưọng của tổ chức (hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000). Tuỳ từng giai đoạn khác nhau mà đề ra các chính sách mục tiêu ngắn han , trung hạn, dài han phù hợp với từng giai doạn phát triển khác nhau của hệ thống do đó sổ tay chất lượng phải được xem xét định kì.trong sổ tay chât lượng cần ghi rõ cơ cấu của tổ chức. Trách nhiêm. và quyền hận của cán bộ tổ chức (như đă trình bày ở muc 8 chương I).
Phần 2 Nêu các chính sách chung đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn công ty cần diễn giải chi tiết từng yêu cầu đối với từng yêu cầu công ty đã làm gì vd: “Đối với việc đáp ứng tiêu chuẩn giống cây đưa ra trồng tiêu chuẩn là cây đạt trên 2 tầng lá không có sâu bệnh công ty đã giao cho bộ phận kỹ thuật thức hiện tốt việc ươm giống , sử dụng phương pháp chọn mẫu để kiểm tra sâu bệnh trong phòng thí nghiệm. Kết hợp với công nhân vận chuyển cây giông chọn từng cây giống đủ điều kiện trồng (cây đạt trên 2 tầng lá). trong qua trình trồng những cây bị vỡ bầu hoặc bị gãy ngọn xây xước sẽ được công nhân kiến thiết cơ bản loại bỏ”.trong cuốn sổ tay này công ty cần phải liệt kê một cách chi tiết đầy đủ các tiêu chuẩn mà công ty cần đạt tới.
Ngoài 2 phần chính cuốn sổ tay cần có 2 phần phụ đặt ở đầu và cuối cuốn sổ tay. Chỉ rõ tổ chức đã sửa đổi những điều khoản nào trong cuốn sổ tay voà thời gian nào và mục định nghĩa diễn giải từ viết tắt của mình.sổ tay cần có đày đủ thông tin về kiểm soát vd: Như trang đầu tiên cần ghi rõ thông tin kí hiệu người duyệt, người viết, người soát xét..
Nấc 2. Viết quy trình:
Cách thức viết quy trình như sau :
+ Nêu tên quy trình cần đặt số thứ tự cho quy trình
+ Mục đích (vì sao cần đến quy trình này)
+ phạm vi áp dụng (cần nêu rõ quy trình náy áp dụng cho bộ phận nào ,hệ thống hoặc vấn đề nào ).
VD:
Quy trình1: Quy trình KTCB
Trồng mới cây cao su
Chăm
Sóc
Cây
Cao su
Khai hoang,giải
Phóng mặt bằng
Đào hố
0,6x0,6x0,6
Vườn ươm cây giống
Ghép mầm câygiống
(thời gian 3 tháng)
Mục đích quy trình: Nhằm xây dựng vườn cây cao su đủ tiêu chuẩnđưa vào kinh doanh
Phạm vi áp dụng : áp dụng cho các nông trường , tổ đội KTCB
áp dụng cho kế hoạch trồng mới cao su thường bắt đầu từ tháng 3 khi thời điểm thích hợp cho việc ươm cây giống quy trình này kết thúc khi cây đi vào thanh lý. Quy trình này thực hiện gồm nhiều quy trình con gồm có quy trình 3 và quy trình 5 Quy trình 2
Tuyển lao động
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận hồ sơ
Phân loại hồ sơ
Thử việc
Tiếp nhận lao động
Phân công lao động
Mục đích : Xây dựng các bước tuyển lao động cho công ty
Phạm vi áp dụng : áp dụng cho phòng tổ chức
Quy trình này có kèm theo các bản tiêu chuẩn về yêu cầu lao động (trình độ, tay nghề…), và các văn bản quy định trong bộ luật lao động các hợp đồng lao động
Xác định lượng phân bón
Vận chuyển phân dến vườn cây
Đào hố
Bỏ phân
Lấp đất
Rải đều phân trên các luống
Quy trình 3
Quy trình bón phân
Vườn cây có độ vườn cây có độ dốc
dốc trên 15% dưới 15%
Mục đích quy trình: Xây dựng các bước thực hiện công việc bón phân cho cây cao su trong thời kì kinh doanh
Phạm vi áp dụng : đối với tất cả các công nhân chăm sóc cao su và các hộ gia đình trong việc chăm sóc cao su
Các tài liệu liên quan: các văn bản hướng dẫn kỹ thuật bón phân
Liều lượng bón phân cho cao su khai thác
Năm cạo
Hạng đất
đạm
lân
kali
N(Kg/ha)
ure(Kg/ha)
P2O5(Kg/ha)
Lân (Kg/ha)
K2O(Kg/ha)
KCl(Kg/ha)
1->10
Ia và IbIa và IibIII
708090
152174196
606875
400450500
708090
117133150
11->20
Chung
100
217
75
500
100
167
Bản hướng dẫn công việc:
Phân bón hưu cơ đối với cao su khai thác nhóm I. Phân lân nung chảy và phân lân hữu cơ vi sinh được dùng cách nhau luân phiên 1 năm với khối lượng như nhau: phân lân hữu cơ vi sinh phải đủ hàm lượng của 3 chủng loại vi sinh vật(vi sinh phân giải xen lu lô,vi sinh phân giải lân và vi sinh cố định đạm)với hàm lượng P2O5 dễ tiêu >= 3%
Đối với cao su nhóm II phân lân hữu cơ được sử dụng để bón hàng năm
Yêu cầu về phân bón thời vụ và cách bón phân
a) yêu cầu :
bón phân dựa trên kết quả chẩn đoán chất dinh dưỡng lượng phân bón bảng trên là lượng phân bón tạm thời khi chưa có kết quả chẩn đoán chất dinh dưỡng .
b)Thời vụ bón chia làm 2 lần 1 năm 2/3 số lượng phan N,K và toàn bộ phân lân bón vào tháng 4-5(đầu mùa mưa)khi đủ ẩm lần bón còn lại vào tháng 10.
Cách bón trộn kĩ chia đều lượng phân theo quy định thành băng rông 1-1,5m đối với đất có độ dốc trên 15% thì đào hố bỏ phân cách gốc cao su 1m và lấp kín bằng đất mùn hoặc lá cỏ.
Danh mục
nội dung
Người viết quy trình
Người soát xet quy trình
Người phê duyệt quy trình
Ngày ban hành
Lần ban hành
Lần sửa đổi1
Lần sửa đổi 2
Quy trình 4 quy trình cạo mũ
Kiểm tra mức độ đạt tiêu chuẩn cạo mũ
Đánh dấu điểm cạo
đặt bát hứng mũ
Mở miệng cạo
Lây mũ từ vườn về nơi tập kết
Mục đích quy trình: các bước thực hiện công việc của công nhân cạo mũ
Phạm vi áp dụng : áp dụng cho tất cả các công nhân khai thác trong công ty
Thời điểm thực hiện đối với vườn cao su của công ty cao su Hà Tĩnh là bắt đầu từ tháng 6 tháng7 cạo vào buổi sang khi cây không bị ươt.
Bảng hướng dẫn công việc: Đó là bảng kiểm kê những cây cao su đạt tiêu chuẩn khai thác , bảng hướng dẫn thực hiện các biên pháp cạo mũ (biện pháp cạo úp và biện pháp cạo ngửa)
danh mục
nội dung
ngời viết quy trình
ngời soát xet quy trình
ngời phê duyệt qy trình
ngày ban hành
lần ban hành
lần sửa đổi1
lần sửa đổi 2
Quy trình 5. sản xuất giống
Lựa chọn giống
Làm bầu ươm
Chọn cành ươm
Chăm sóc vườn ươm
Lựa chon cây giông đưa vào trồng
7 Mục đích áp dụng: thực hiện quá trình sản xuất cây giông
Phạm vi áp dụng : Dành cho công nhân kỹ thuật vườn ươm
Tài liệu liên quan các quy trình kĩ thuật về sản xuất giồng (ghi rõ)
Các bản hướng dẫn công việc trong qua trình sản xuất giống(ghi rõ) những công việc đã làm chỉ rõ những sai sót trong công việc cũng như những điều chua làm đuợc theo hưóng dẫn
danh mục
nội dung
người viết quy trình
ngời soát xet quy trình
ngời phê duyệt quy trình
ngày ban hành
lần ban hành
lần sửa đổi1
lần sửa đổi 2
Lưu hồ sơ
Nấc 3. các bản hướng dãn công việc kèm theo các quy trình
Nấc 4. ghi hồ sơ : hồ sơ là các biên bản ghi lại các công việc đã thực hiện và là bằng chứng chứng minh rằng tổ chức đã thực hiện công việc này, chỉ ra hiệu quả của công việc và tính phù hợp của các hoạt động đó. Các hồ sơ cần được lưu trữ bảo quản. Tổ chức cần làm các công việc sau :
- Sắp xếp các hồ sơ theo từng nội dung sao cho dễ truy xuất
- Lên danh mục kiểm soát hồ sơ danh mục cần đảm bảo nội dung sau
+ Tên hồ sơ
+ Các quy trình liên quan đến hồ sơ
+ Nơi sử dụng hồ sơ
+ Nơi lưu trữ hồ sơ
+ Thời hạn lưu trữ hồ sơ
+ Định kì các hồ sơ được xem xét về hồ sơ phải được đảm bảo sao cho các thành viên tổ chức nếu có công việc gì liên quan đến hồ sơ thì có thể dễ dàng tiếp cận được với văn bản này.
Trên đây là một số ví dụ về cách thức viết tài liệu. Trong quá trình xây dựng văn bản tài liệu công ty cần trình bày một cách chi tiết và đầy đủ;Các quy trình ,các văn bản,các tiêu chuẩn, các bản hướng dẫn công việc liên quan đến việc sản xuất vận hành lắp đặt máy móc,việc đào tạo nhân viên… để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm soát có hiệu lực các quá trình tổ chức .
Quá trình lập văn bản hồ sơ được chia làm 4 bước:
*Bước 1:
Chỉ định người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống tài liệu
Nghiên cứu và diễn giải các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Bước 2:
Xác định và phân tích khái quát các giai đoạn hoạt động hay quá trình kinh doanh cần có để đảm bẩo công việc được trôi chảyvà có hiệu quả từ lúc nhận hợp đồng đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng.
Xem xét khái quát từng quá trình dựa trên những yêu cầu của ISO 9001:2000 để qua đó quyết định yêu cầu nào của tiêu chuẩn là có thể áp dụng đồng thới nhận biết những qúa trình mới nào cần phải tiến hành để thõa mãn mọi yêu cầu cần thiết của tiêu chuẩn.
*Bước3
Phân tích chi tiết từng quá trình để đánh giá trình độ hiện tại của quá trình, xác định những điểm cần phải thay đổi cho phù hợp với những điểm cần thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn.Nội dung công việc cần làm trong buớc này là:
*Xem xét cách thức tiến hành , hiện hành của quá trình,mục đích phạm vi và trách nhiệm các công việc cấu tạo nên quá trình, trình tự và các kết quả đầu ra của chúng.
so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn để tìm ra các lỗ hổng, trên cơ sở đó lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho tổ chức.
Bước 4:
Viết hệ thông tài liệu bao gồm cả việc xem xét , thử nghiệm, phê duyệt và ban hành. Tổ chức cần lập danh mục các tài liệu cần viết, phân công người viết và lập tiến độ cụ thể.
7.Thực hiện hệ thống quả lý chất lượng
Sau khi hoàn tất việc xây dựng văn bản của hệ thống quản lý chất lượng tổ chức công bố chỉ thị về việc thực hiện quyết định ngày tháng áp dụng hệ thống mới và gửi hướng dẫn thực hiện.
Khi đưa hệ thống vào thực hiện nhóm công tác chịu trách nhiệm điều hành quá trình hoạt động . đồng thời tiếp thu ý kiến của người trực tiếp thực hiện công việc đó để có những sử đổi phù hợp làm cho quá trình hoạt động có hiệu quả.
Đánh giá nội bộ
Sau khi hoàn tất việc xây dựng văn bản của hệ thống quản lý chất lượng.Tổ chức công bố chỉ thị về việc thực quyết định ngày tháng áp dụng hệ thống mới và gửi hướng dẫn thực hiện .
Khi đưa hệ thống văn bản vào hoạt động nhóm công tác chịu trách nhiệm điều hành quá trình hoạt động đồng thời tiếp thu ý kiến của những người trực tiếp thực hiện công việc đóđể có những sửa đổi phù hợp làm cho quá trình hoạt động có hiệu quả nhất.
Sau khi hệt thống quản lý chất lượng được triển khai một thời gian công ty cần xem xét đánh giá chất lượng nội bộ. Để xem xét sự phù hợp và hiệu lực của hệt thống. Một số cán bộ của tổ chức cần được đào tạo để có thể tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ . Cần đề xuất và tiến hành các hành động khắc phụcđối với bất kì sai sót nào trên cơ sở các kết quả đánh giá .
9. cải tiến các văn bản và các hoạt động
Dựa vào kết quả đánh giá chất lượng nội bộ , nếu xét thấy cồn những điểm chưa phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn thì tổ chức sẽ tiến hành hiệu chỉnh cẩi tiến hệ thống văn bản và cẩi tiến các hoạt động trong quá triình thực hiện hệ thống.
Giai đoạn 3: chứng nhận
10. đánh giá trước chứng nhận
Sau khi nhận thấy hệ thống quản lý chất lượng của công ty không còn sai sót ttỏ chức sẽ lựa chọn tổ chức chúng nhận và đăng kí chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức theo yêu cầu của ISO 9001:2000 mọi sự không phù hợp hay những lưu ý được phát hiện trong quá trình sẽ được thông báo cho tổ chức.
11. hành đông khắc phục
Trên cơ sở đánh giá của tổ chức chứng nhận , công ty sẽ tiến hành khắc phục những sai sót trong văn bản hoặc trong việc áp dụng văn bản , đồng thời thiết lập các biện pháp phòng ngừa sai sót.
12. Chứng nhận
Sau khi xét thấy tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và thoả mãn các yêu cầu đã quy định tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra quyết định chứng nhận. Giấy chứng nhận có ghi giá trị trong phạm vi đã ghi trong giấy tại một địa bàn cụ thể với hệ thống quản lý chất lượng đã được đánh giá phù hợp với chẩn mực đã được áp dụng. Mặt khác giấy chứng nhận này chỉ có hiệu lực trong 3 năm với điều kiện tổ chức tuân thủ các yêu cầu của tổ chức chứng nhận .
13. giám sát sau chứng nhận và đánh giá lại
Trong thời hạn giấy chứng nhận có hiệu lực tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát theo định kì 2lần /năm hoặc đánh giá đột xuất đối với tổ chức được công nhận để đảm bảo rằng hệ thống quả lý chất lượng này vẫn tiếp tục hoạt động có hiệu quả phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn được áp dụng. Sau 3 năm t ổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá lại toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng và cấp lại giấy chứng nhận.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua thế nền kinh tế thế giới có những bược phát triển vượt bậc tạo ra những thời cơ cũng như thách thuức rất lớn đối với các doanh nghiệp . rất nhiều tổ chức đã nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề chất lượng. Khách hàng ngày càng đòi hỏ cao về chất lượng, đảm bảo chất lượng yêu cầu tổ chức cung cấp những sản phẩm có chất lưọng đáp ứng sự mong muốn của họ.để thu hút khách hàng các công ty phải đưa chất lượng vào nội dung hệ thống quản lý của mình.
Trong những năm trước đây các quốc gia các quốc gia còn có thể dựa vào hàng rào thuế quan, hàng rào kĩ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ cùng voái sự ra đời của tổ chức thương mại quốc tế WTO(the wordl trade organihzation). Và hiệp định về hàng rào kĩ thuật đối voái thương mại ATBT (argeement on Technical Bariers to Trade), mọi nguồn lực mọi nguồn lực và sản phẩm ngày càng tự do vượt biên quốc gia.
Sự phát triển toàn cầu mang tính đặc trưng sau
- Hình thành các khu vực thị trường tự do
Phát triển các phương tiện vận chuyển nhanh chóng
Các tổ chức quản lý năng động hơn
Hệ thống thông tin rộng khắp nhanh chóng
Đòi hỏi chất lượng cao khi có sự suy thoái kinh tế phổ biến
Phân hoá khách hàng
Các đặc điểm đó đòi hỏi chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn đối với sản phẩm hàng hoá về mã lẫn chất lượng từ khắp mọi nơi trên thế giới. động lực của tổ chức thực sự mang tính toàn cầu .
Hiện nay đối với tất cảc các công ty cũng như các quốc gia trên thế giới nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khoá để đem lại sự thành công .thông tin kiến thức với khối lượng đông đảo nhân viên có kĩ năng kiến thức có văn hoá và tác phong lầm việc công nghiệp moái thực sự là chìa khoá đem lại sự thành công. Nhậtk Bản và Đức hai quố gia bại trạn trong chiến tranh thế giới II voái nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp họ đã trở thành những đối thủ cạnh tranhđầy sức mạnh. Và hàng loạt các công ty lớn có uy tín thưong hiệu mạnh trên thế giới như hãng máy tính IBM công ty TOYOTA của Nhật Bản …Một trong những yếu tố mang lại thành công là họ đã quan tâm và giả quyết vấn đề chất lượngvận dụng sáng tạo các mô hình quản lý ở các quốc gia khác .Họ có quan điểm riêng trong điều hành công việc tập trung nỗ lực vào vấn đề năng suất và chất lượng.
Thực tế đã chỉ rõ chất lượng là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó tổ chức sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm có chất lượng kém. Những tổ chức có lợi thế hàng đầu về chất lượng thiết lập mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh 8%. đạt mức trung bình thu hồi vốn 30% so với 20% của đối thủ cạnh tranh ở bậc thang thấp hơn về chất lượng. Những vấn đề được kỹ thuật hay tiếp thị thực chất là hệ quả của vần đề chất lượng. Do không đảm bảo sự tin cậy của khách hàng . Do đó ngay từ bây giờ công ty cao su Hà Tĩnh cần có chiến lược đúng đắn về vấn đề chất lượng , xây dựng cho mình hệ thống quản lý mới phù hợp với công ty. Có như thế công ty mới tạo cho mình được lợi thế cạnh tranh xây dựng được lòng tin với khách hàng.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh.docx