Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Viettel Bắc Ninh

MỤC LỤC1 LỜI NÓI ĐẦU3 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH VIETTEL BẮC NINH6 1.Quá trình hình thành và phát triển. 6 2.Một số thông tin cơ bản về chi nhánh. 6 3.Mô hình tổ chức và các phòng ban chức năng. 8 3.1. Mô hình tổ chức:8 3.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban Gám Đốc. 9 3.2.1. Giám đốc Chi nhánh:9 3.2.2 Phó Giám đốc kỹ thuật:9 3.2.3 Phó Giám đốc Kinh doanh cố định:9 3.2.4 Phó Giám đốc Kinh doanh di động:9 3.2.5 Các phòng ban đầu mối của Chi nhánh:10 3.2.6 Mô hình tổ chức tuyến huyện: (Bao gồm 9 chức danh). 10 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTẠI CHI NHÁNH VIETTEL BẮC NINH13 1.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của chi nhánh.13 1.1.Đặc điểm công nghệ.13 1.2.Đặc điểm về sản phẩm.13 1.2.1.Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ viễn thông. 13 1.2.2.Quá trình sản xuất kinh doanh mang tính chất dây truyền.15 1.2.3.Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm17 1.2.4.Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian.19 1.3.Đặc điểm về thị trường.21 2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.21 3.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh.22 3.1.Phân tích doanh thu từng lĩnh vực kinh doanh.22 3.2.Phân tích lao động và tiền lượng.27 3.3.Phân tích chi phí khoản mục chi phí.31 3.4.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong 3 năn 33 4.Những tồn tại và nguyên nhân.40 2.1.Tồn tại40 2.2.Nguyên nhân tồn tại.41 PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.44 1.Định hướng phát triển của chi nhánh đến năm 2013. 44 1.1.Mục tiêu phát triển.44 1.2.Định hướng phát triển. 45 2.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.46 2.1.Về công tác kinh doanh.46 2.2.Về công tác tổ chức lao động, tiền lương.47 2.3.Về công tác tổ chức lao động, tiền lương.48 2.3.1.Tổ chức lao động.48 2.3.2.Tiền lương.49 2.4.Công tác tài chính.50 2.5.Công tác đầu tư.52 3.Kiến nghị52 3.1.Về phía nhà nước. 52 3.2.Về phía chi nhánh. 52 KẾT LUẬN53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO54

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Viettel Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp trong đó có: 16 doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước, 2837 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 96 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là thị trường đầy tiềm năng. Tính đến năm 2010, tổng số thuê bao 2G và 3G trên toàn tỉnh là 937.154 thuê bao trong đó có 502.904 thêu bao sử dụng mạng viettel với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 0,15% trong đó tốc độ tăng trưởng của viettel cao hơn 2 lần(0,33%). Số thuê bao cố định của viettel cũng chiếm số lượng lớn khoảng 22.675 thuê bao trong tổng 51.357 thuê bao của toàn tỉnh. Có thể nói Bắc Ninh là tỉnh có tỉ lệ số người sử dụng dịch vụ viễn thông rất cao. Đây là cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên tại sự cạnh tranh, giành giật thị phần của các doanh nghiệp viễn thông rất quyết liệt. Bên cạnh đó người tiêu dùng thông minh, đòi hỏi về nhu cầu chất lương sản phẩm cao vì vậy doanh nghiệp viễn thông phải liên tục hoàn thiện, đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh Viettel Bắc Ninh là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực viễn thông, kinh doanh ở tất cả các ngành nghề nên địa bàn hoạt động của chi nhánh trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong đó có Bắc Ninh. Với đội ngũ cán bộ có tính chuyên môn, được đào tạo chuyên nghiệp, chi nhánh không chỉ làm tốt nhiệm vụ An ninh Quốc phòng mà còn luôn chủ động sáng tạo không ngừng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nằm trong tốp những Doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Viễn thông. Trong các năm qua chi nhánh không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, thay đổi chính sách về giá và sản phẩm, đưa mức doanh thu ngày một tăng trưởng đảm bảo thu nhập cho người lao động, tạo thế và lực cho chi nhánh trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Những bước đột phá của chi nhánh trong thời gian qua được thể hiện rõ trong mức doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh, được chỉ rõ trong bảng 01. Bảng 01: Một số kết quả đạt được của chi nhánh giai đoạn 2008-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 374968 432472 496389 2 Tổng lợi nhuận Triệu đồng 115703 137841 147923 3 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 6329 9390 10920 4 Tổng nộp NSNN Triệu đồng 24053 41050 47157 5 Tổng số lao động Người 487 493 508 Như vậy, tổng quan về tình hình sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng phát triển. Điều này được thể hiện rõ thông qua số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2008, tổng nộp ngân sách nhà nước năm 2010 tăng 23.104.000.000 đồng so với năm 2008. Cũng do hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng do vậy chi nhánh tuyển dụng thêm nhiều lao động, tăng lên trên 21 người so với năm 2008. Tổng lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng 1,3 lần trong khi đó số lao động chỉ tăng 1,07 lần điều này dẫn đến thu nhập của lao động được tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ nâng cao đời sống của người lao động, tích cực làm việc đem lại lợi nhuận cao cho chi nhánh trong những năm tới đây. Chi nhánh đang trên đà phát triển, chi nhánh tích cực nghiên cứu thị trường với mục tiêu khai thác các dịch vụ mới nhằm thâu tóm thị trường trong nước và quốc tế, đưa vị trí của Viettel lên tầm cao mới, mở rộng quy mô, thị trường Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Phân tích doanh thu từng lĩnh vực kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh thu là một yếu tố quan trọng xác định quy mô hoạt động, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh thu cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày được mở rộng phát triển hơn. Phân tích chỉ tiêu doanh thu là một trong những chỉ tiêu rất cần thiết để phân tích về hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trong thời gian qua. Chi nhánh Viettel Bắc Ninh kinh doanh đa ngành nghề thuộc ngành viễn thông, do vậy doanh thu của chi nhánh được thu từ nhiều hoạt động hoạt động khác nhau, với mức tăng trưởng khác nhau. Tổng doanh thu của chi nhánh tăng trưởng với tốc độ cao qua từng năm cụ thể: Tổng doanh thu năm 2008 là 374.968.000.000 đồng sang năm 2009 tăng lên 432.472.000.000 đồng tăng 57.504.000.000 đồng (tăng 15,3%), Năm 2010 doanh thu của chi nhánh tăng 132,4% so với năm 2010 (tăng 121.421.000.000 đồng). Bảng 02: Bảng phân tích doanh thu (đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Năm 2009 so với 2008 Năm 2010 so với 2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Doanh thu thiết bị 2928 8920 11328 5992 304.6% 8400 386.9% 1. Thiết bị 2G 2928 7772 9583 4844 265.4% 6655 327.3% 2. Thiết bị 3G 0 1148 1745 1148 1745 2 Doanh thu dịch vụ 372040 423552 485060 51512 113.8% 113020 130.4% 1. Dịch vụ 2G + 3G 366916 419364 481011 52448 114.3% 114095 131.1% 2. Dịch vụ cố định 5124 4188 4050 -936 81.7% -1074 79.0% 3 Tổng doanh thu 374968 432472 496389 57504 115.3% 121421 132.4% (Nguồn: phòng tài chính) Hoạt động kinh doanh của chi nhánh chủ yếu trên 2 lĩnh vực: cung cấp thiết bị và cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong đó, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của chi nhánh. Doanh thu từ cung cấp dich vụ bao gồm: doanh thu từ dịch vụ di động 2G + 3G và doanh thu từ dich vụ cố định Doanh thu dịch vụ di động gồm: Doanh thu bán hàng: là doanh thu hòa mạng dịch vụ và doanh thu bán thẻ cào, bộ kit. Doanh thu cước phát sinh: doanh thu phát sinh các dịch vụ trả sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ (bao gồm doanh thu từ phí thuê bao và doanh thu từ tiêu dùng dịch vụ). Roaming inbound: doanh thu phát sing do các thuê bao mạng đối tác nước ngoài roaming vào mạng viettel. Doanh thu dịch vụ cố định: Dịch vụ 178 trong nước và quốc tế đi mạng khác: doanh thu dịch vụ 178 trong nước và quốc tế phát sinh từ mạng viễn thông khác (ngoài viettel). Doanh thu dịch vụ quốc tế chiều về việt nam qua mạng viettel (bao gồm về mạng viettel và về mạng khác). Doanh thu từ ADSL: bao gồm doanh thu hòa mạng, doanh thu bán modem, cước thuê bao và cước sử dụng. Doanh thu từ dịch vụ của chi nhánh qua các năm gần đây tăng trưởng liên tục với tốc độ cao cụ thể: doanh thu dịch vụ năm 2008 là 372.040.000.000 đồng tăng lên 423.552.000.000 đồng (tăng 113,8%) so với năm 2009, sang đến năm 2010 doanh thu dich vụ tăng 130,4% so với năm 2008 tương đương 485.060.000.000 đồng. Bên cạnh việc doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ di động 2G, 3G tăng trưởng cao liên tục thì các dịch vụ cố định lại có xu hướng giảm. Đây là xu hướng tất yếu, dịch vụ di động nhanh tiện lợi, hiện đại sẽ dần thay thế cho dịch vụ cố định lạc hậu lỗi thời. Biểu đồ 01: Mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ giai đoạn 2008-2010 (Đơn vị: nghìn đồng) Ngoài việc cung cấp các dịch vụ viễn thông, chi nhánh còn cung cấp các loại thiết bị viễn thông như: bán thiết bị 2G (sumo), thiết bị 3G (sumo 3G, USB 3G, high-and handset, netbook) và máy homphone. Tuy đây là lĩnh vực chi nhánh mới tham gia kinh doanh và doanh thu từ việc cung cấp các thiết bị chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh thu của chi nhánh. Tuy nhiên, doanh thu từ việc cung cấp thiết bị cũng đang tăng trưởng rất nhanh, đây được coi là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh trong thời gian tới với tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2009 tăng hơn 3 lần so với năm 2008 (304,6%) tương đương 8.920.000.000 đồng bên cạnh việc bán các thiết bị 2G tăng 265,4% so với năm 2008. Có được kết quả trên là do năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng mọi người thắt chặt chi tiêu đến năm 2009 nền kinh tế bắt đầu phục hồi nên mức độ tiêu dùng của người dân tăng cao. Bên cạnh đó, năm 2009 chi nhánh đã bắt đầu bán các thiết bị 3G một loại thiết bị mới, hiện đại được nhiều người sử dụng dẫn đến doanh thu thiết bị của năm 2009 tăng nhanh. Sang đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng của hoạt động cung cấp thiết bị tiếp tục tăng cao đạt 11.328.000.000 đồng (tăng 86,9% so với năm 2008). Biểu đồ 02: Mức tăng trưởng doanh thu thiết bị giai đoạn 2008- 2010 (Đơn vị: nghìn đồng) Phân tích lao động và tiền lượng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp gắn liền với việc sử dụng lao động trong đó cùng với các chế độ chính sách về tiền lương thưởng. Từ một chi nhánh ngày thành lập chỉ có 2 người đến nay chi nhánh viettel Bắc Ninh đã đưa số nhân viên của mình lên trên 500 người. Chi nhánh Viettel Bắc Ninh trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội, nằm trong khối quân sự do vậy việc quản lý lao động là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh lao động thuộc lực lượng vũ trang, còn có phần lớn lao động thuê ngoài. Năm 2010 toàn chi nhánh có 508 lao động trong đó lao động trong danh sách có 161 người, lao động ngoài danh sách có 347 người Bảng 03: Cơ cấu lao động năm 2010 1 Lao động trong danh sách 1.1 Theo đầu mối tổ chức 161 - Khối Cơ quan Chi nhánh Người 75 - Các Đơn vị trực thuộc " 86 1.2 Theo giới tính 161 - Nam Người 77 - Nữ  " 84 1.3 Theo đối tượng 161 - Sỹ quan Người 3 - QNCN " 3 - CNVQP " 3 - LĐHĐ  " 149 - Thử việc, Tập nghề "  3 1.4 Theo trình độ 161 - Từ Đại học trở lên Người 82 - Cao đẳng, Trung cấp " 50 - Sơ cấp, bằng nghề, Công nhân " 24 - Khác " 5 1.5 Theo ngành nghề đào tạo 161 - Kinh tế Người 87 - Kỹ thuật " 48 - Khác  " 26 1.6 Theo lao động 161 - Trực tiếp Người 38 - Gián tiếp " 73 - Bán hàng "  50 2 Lao động thuê ngoài Người 347 - Bảo vệ, tạp vụ " 8 - Giao dịch  " 3 - Địa bàn, nợ đọng "  314 - Kỹ thuật "  14 - Khác " 8 Số lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm hơn 50% số lao động trong danh sách. Đây là đội ngũ lao động lòng cốt của chi nhánh được đào tạo chính quy thuộc các chuyên nghành kinh tế kỹ thuật, là những kỹ sư và cử nhân có trình độ kinh doanh.với đội ngũ nhân viên có trình độ thường xuyên được cử đi đào tạo nâng cao tay nghề, nếu chi nhánh ty biết bố trí lao động một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Bảng 04: Bảng phân tích lao động và tiền lương. STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Lao động 461 487 493 1.1 LĐ bình quân trong danh sách 151 146 140 -5 96.7% -6 92.7% 1.2 LĐ thuê ngoài bình quân 310 341 353 31 110% 12 113.9% 2 Tiền lương 2.1 Quỹ lương lao động trong danh sách 21164.16 Triệu 21794.88 Triệu 21873.6 Triệu 630.72 Triệu 103% 709.44 Triệu 103.5% 2.2 Quỹ lương LĐ thuê ngoài 1029.5 Triệu 1275.35 Triệu 1493.2 Triệu 245.85 Triệu 123.9% 463.7 Triệu 145% 2.3 Tổng quỹ lương 22193.66 Triệu 23070.23 Triệu 23366.8 Triệu 876.57 Triệu 103.9% 1173.14 Triệu 105.3% 2.4 Tiền lương bình quân cho người LĐ trong DS 11,68 Tr/tháng 12.44 Tr/tháng 13.02 Tr/tháng 0.76 Tr/tháng 106.5% 1.34 Tr/tháng 111.5% 2.5 Tiền lương bình quân cho người LĐ ngoài DS 3.32 Tr/tháng 3.74 Tr/tháng 4.23 Tr/tháng 0.42 Tr/tháng 112.7% 0.91 Tr/tháng 127.4% (nguồn: phòng TC-LĐ) Nhìn chung trong các năm qua lượng lao động chủ chốt trong chi nhánh là quân nhân chiếm tỉ trọng lớn trên 140 người, tuy nhiên lượng lao động đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2008 lao động giảm 3.3% thì đến năm 2009 giảm 7.3% so với năm 2007. Quỹ lương cho đối tượng lao động này tăng nhanh 3% năm 2008 và 3.5 % vào năm 2009 so với năm 2007 là một kết quả khả quan. Như vậy, việc giảm lao động trong danh sách xuất phát từ phía chi nhánh, có thể do cắt giảm biên chế những người không có khả năng làm việc cao. Điều này thể hiện rõ trong quá trình hoạt động chi nhánh luôn kiểm tra trình độ tay nghề, ngay trong năm 2009 chi nhánh đã tổ chức thi tuyển công chức vào 5 chức danh lãnh đạo của chi nhánh. Việc thi tuyển này thu hút 39 người tham gia vào các vị trí chủ chốt kể cả ban giám đốc chi nhánh diễn ra minh bạch. Như vậy giảm lao động trong danh sách tức là có sự sàng lọc để có lao động tốt, chất lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó thì lượng lao động thuê ngoài ngày càng tăng, năm 2009 tăng 13.9% so với năm 2007. Điều này thể hiện rõ chi nhánh có nhiều chính sách lớn để thu hút người lao động, nhất là về chế độ tiền lương. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển sẽ thu hút lượng lao động lớn có trình độ, tay nghề. Mức tăng trưởng về từng loại lao động giữa các năm sẽ được mô tả trong biểu đồ sau ( biểu đồ 04 ) Biểu đồ 04 biểu hiện rõ, độ chênh lệch về từng loại lao động giữa các năm. Lao động trong danh sách có xu hướng giảm dần và thu nhập ngoài danh sách giảm nhẹ trong năm 2008 và tăng trưởng mạnh trong năm 2009. Biểu đồ 03: Tình hình lao động giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: người) Do tổng lao động trong chi nhánh thay đổi mạnh do đó thu nhập của người lao động cũng chịu ảnh hưởng theo chế độ tiền lương. Trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong chi nhánh, chế độ tiền lương không ngừng tăng ( biểu đồ 04 ) Quỹ lương lao động trong danh sách năm 2008 tăng 21.794.880.000 đồng với tỷ lệ tăng thêm 3% vào năm 2007. Sang năm 2009 tổng quỹ lương này tăng lên 21.872.600.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 103.5% so với năm 2007, quỹ tiền lương tăng, lực lượng lao động trong danh sách lại giảm tác động tới tiền lương bình quân cho người lao động làm cho tiền lương bình quân tăng 1.340.000 đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 111.5%. Điều này chứng tỏ việc thực hiện chế độ tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong nhánh được thực hiện rất tốt. Tiền lương tăng thể hiện quá trình kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng, làm cho tiền lương cho người lao động cũng tăng theo. Ngoài ra chi nhánh cũng thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động:chế độ BHXH, BHYT cho người lao động. Trong năm qua quỹ lương tưong đối với lao động thuê ngoài cũng tăng nhanh. Năm 2008 lượng lao động này đạt 341 người tăng 10% so với năm 2007 và đến năm 2009 lượng lao động này tăng 13.9% làm cho tổng quỹ lương tăng 1.493.200.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 145% so với năm 2007. Nếu như lương tăng là phải trả thêm nhiều chi phí cho lao động thuê ngoài thì đây là kết quả không tốt, thế nhưng nếu đây là do thu nhập của chi nhánh tăng, mức lương trả cho người lao động đúng với khả năng và trình độ của họ thì đó là kết quả hết sức khả quan. Phân tích chi phí khoản mục chi phí. Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Để ra các quyết đinh từ dài hạn đến trung và ngắn hạn như chiến lược kinh doanh, đầu tư, lựa chọn phương pháp và loạt sản xuất tối ưu, đặt hàng và dự trữ tối ưu,...không thể thiếu thông tin bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Việc phân tích chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp cung cấp thông tin kinh tế bên trong với độ chính xác cần thiết làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Phân tích chi phí kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng chi phí, phân tích doanh nghiệp dã sử dụng hợp lý các chi phí hay chưa. Một doanh nghiệp có quá trình hoạt động kinh doanh phát triển đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết sẽ tạo điều kiện cho tăng lợi nhuận Bảng 05: Tình hình sử dụng chi phí kinh doanh 2008-2010 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chi phí Tỉ lệ % Chi phí Tỉ lệ % Chi phí Tỉ lệ % 1 CP nguyên vật liệu 4218 5.0% 5017 5.0% 5634 5.0% 2 CP nhân công 30372 36.0% 31103 30.7% 32339 28.4% 3 CP sản xuất chung 18139 21.5% 23077 22.8% 26593 23.4% 4 CP bán hàng, CP thu cước 9280 11.0% 15050 14.9% 18029 15.8% 5 Giá vốn hàng bán 22357 26.5% 27090 26.6% 31212 27.4% 6 Tổng chi phí 84368 100.0% 101337 100.0% 113807 100.0% (nguồn: phòng tài chính) Theo như bảng tổng hợp chi phí ta thấy rõ trong giai đoạn 2008-2010, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng. Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2008 là 84.368.000.000 đồng tăng lên 101.337.000.000 đồng năm 2009 (tăng34,4%). Chi phí năm 2010 là 113.807.000.000 đồng (tăng 12,3% so với năm 2009). Mức tăng trưởng được thể hiện qua biểu đồ 03 Trong đó, chi phí nguyên vật liệu tăng 33% (từ 4.218.000.000 đồng lên 5.634.000.000 đồng) và chi phí sản xuất chung tăng 46% (từ 18.139.000.000 đồng lên 26.593.000.000 đồng) trong giai đoạn 2008-2010. Khoản mục chi phí này tăng cao, điều đó chứng tỏ chi nhánh không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Do vậy khối lượng công việc ngày càng tăng, đòi hỏi chi phí phải trả cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng cao như vậy đòi hỏi chi nhánh phải xem xét lại tình hình sử dụng nguyên vật liệu nhằm đánh giá xem công nhân có gây lãng phí, thất thoát hay không. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng, chi phí thu cước cũng tăng. Đây là vấn đề tất yếu, khi hoạt động kinh doanh được mở rộng dẫn đến chi nhánh phải có nhiều chính sách xúc tiến, yểm trợ bán hàng: thuê các địa điểm mới, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm...do đó tổng hợp các chi phí cho khoản mục này cũng tăng lên. Ngoài việc do mở rộng quy mô dẫn đến chi phí tăng thì vấn đề lạm phát làm cho giá cả nguyên vật liệu, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công ...cũng tăng theo làm cho tổng chi phí tăng. Đây là vấn đề lớn của chi nhánh cần giải quyết nhằm giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Biểu đồ 04: Chi phí kinh doanh giai đoạn 2008-2010 Đơn vị: nghìn đồng Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm. Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh đều tăng trưởng mạnh. Với việc mở rộng thêm các trung tâm, đại lý trong thành phố đặc biệt việc xây dựng, lắp đặt thêm nhiều trạm phát sóng mới đảm bảo tốt cho việc phục vụ ngành viễn thông trong thành phố cũng như cả nước, với mức giá ưu đãi thu hút lượng khách hàng lớn. Trong năm 2010 chi nhánh đã tích cực đầu tư cho các trung tâm ở tuyến huyện nhằm tăng khả năng phục vụ khách hàng của các trung tâm. Số trạm phát sóng cũng được đầu tư mạnh mẽ, năm 2010 chi nhánh đã lắp đạt thêm 59 trạm 2G và 168 trạm 3G, nâng tổng số trạm 2G và 3G lên con số 268 và 189 trạm. Bên cạnh đó tiền lương và thu nhập bình quân cho người lao động cũng tăng nhanh so với những năm trước. Chế độ chính sách của cán bộ công nhân viên được chi nhánh đặc biệt chú ý. Ngoài ra, chi nhánh cũng tích cực tạo dựng văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết, chấp hành kỷ luật của cán bộ công nhân viên, tạo động lực lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 06: Đánh giá hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 Năm 2008 so với 2009 Năm 2008 so với 2010 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 374968 432472 496389 57504 15% 121421 32% 2 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 6329 9390 10920 3061 48% 4591 73% 3 Tổng chi phí Triệu đồng 84368 101337 113807 16969 20% 29439 35% 4 Tổng lợi nhuận Triệu đồng 115703 137841 147923 22138 19% 32220 28% 5 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 28926 34460 36981 5534 19% 8055 28% 6 Nộp thuế TNDN Triệu đồng 8099 9649 10355 1550 19% 2256 28% 7 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 20827 24811 26626 3984 19% 5799 28% 8 Tổng số lao động Người 487 493 508 6 1% 21 4% 9 Khấu hao TSCĐ Triệu đồng 3375 3891 3925 517 15% 1093 32% I Nhóm chỉ tiêu sinh lời 1 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Lần 3.29 2.64 2.44 -0.65 -20% -0.85 -26% 2 Sức sinh lời của lao động Triệu đồng 42.77 50.33 52.41 7.56 18% 9.65 23% 3 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 31 32 30 1 3% -1 - 3% 4 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế % 8 8 7 0 0% -1 -7% II Nhóm chỉ tiêu năng suất 1 Năng suất lao động theo doanh thu Tr đồng/ng 769.95 877.23 977.14 107.27 14% 207.19 27% 2 Năng suất theo chi phí Tr đồng/ng 173.24 205.55 224.03 32.31 19% 50.79 29% 3 Năng suất của tài sản theo doanh thu Triệu đồng 111 111,14 126,46 0,14 0,13% 15,46 13,93% Thông qua các chỉ tiêu được phân tích và đánh giá ở trên, ta có thể tổng hợp được bảng thống kê về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức chi phí bình quân, doanh thu bình quân, tỷ lệ suất sinh lời của vốn, tỷ suất lợi nhuận trước thuế của chi nhánh. Ta có thể nhận thấy rằng trong năm 2009, 2010 doanh thu đã tăng rất nhanh so với năm 2008. Một phần do năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh khó khăn đến năm 2009 nền kinh tế phục hồi dẫn đên doanh thu của chi nhánh tăng nhanh. Bên cạnh đó năm 2009, chi nhánh đã tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài việc cung cấp thiết bị và dịch vụ 2G chi nhánh đã cung cấp dịch vụ 3G một loại hình dich vụ hiện đại, mới tại việt nam dẫn đến doanh thu của chi nhánh tăng nhanh. Để đánh giá chi tiết hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, ta cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu đã được tính toán: Chỉ tiêu sinh lời: Suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn, suất sinh lời của lao động. Lãi ròng Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE) = Vốn chủ sở hữu Hệ số này mang ý nghĩa: trong kỳ bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đã bỏ ra tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Qua số liệu ta thấy suất sinh lời của năm 2008 là 3,29 giảm xuống còn 2,64 năm 2009 và còn 2,44 năm 2010 nghĩa là năm 2008 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì tạo ra được 3,29 đồng lợi nhuận ròng thì đến năm 2010 1 đồng vốn chỉ tạo ra 2,44 đồng lợi nhuận ròng giảm 0.85 đồng. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. đây là một kết quả không tốt , chi nhánh phải xem xét lại việc dùng vốn đầu tư của mình. Có thể do việc đầu tư của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, chưa sử dụng tối đa nguồn vốn bỏ ra, còn gây lãng phí trong kinh doanh. Suất sinh lời của lao động: Lãi ròng Tổng số lao động Suất sinh lời của lao động = Hệ số này mang ý nghĩa: trong kỳ bình quân 1 lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy bình quân cứ 1 lao động năm 2008 đã tạo ra 42.770.000 đồng lợi nhuận ròng , năm 2009 là 50.330.000 đồng và năm 2010 là 52.410.000 đồng. như vậy mức tăng trưởng qua các năm là khá ổn định đây là một kết quả khá tốt, nó thể hiện hiệu quả làm việc của người lao động cao, không ngừng tăng trưởng tạo động lực tăng lợi nhuận của chi nhánh. Để có được kết quả trên có thể là do người lao động thực sự quan tâm tới công việc, phát huy được năng lực của mình trong công việc dẫn đến hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó cũng phải kể đên nguồn nhân lực của chi nhánh được tuyển dụng liên tục với quy trình chặt chẽ nhằm chọn ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu công việc, các cán bọ công nhân viên thường xuyên được đào tạo, tu nghiệp nhằm nâng cao tay nghề, ngoài ra việc bố trí nguồn nhân lực khoa học đúng người đúng việc của bộ máy quản trị cũng góp phần hết sức quan trọng. Tỷ suất lợi nhuận gộp:Doanh thu Lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận gộp = x100% Tỷ số này cho biết: trong tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được, lợi nhuận gộp sẽ chiếm bao nhiêu %. Biểu đồ 05: Tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn 2008- 2010 ( đvt: % ) Theo như biểu đồ trên ta thấy rõ mức giảm của lợi nhuận trên doanh thu. Nếu như tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2009 tăng 1% so với năm 2008 thì đến năm 2010 lại giảm 1% so với năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế cũng giảm từ 8% năm 2008 xuống còn 7% năm 2010. Đây là vấn đề mà chi nhánh cần phải quan tâm, trong giai đoạn 2008-2010 doanh thu của của chi nhánh tăng mạnh mà lợi nhuận lại giảm. Nguyên nhân của việc này có thể là tổng chi phí của chi nhánh nhưng năm qua cũng tăng rất nhanh. Tổng chi phí tăng nhanh làm cho lợi nhuận thu được không cao dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Nhóm chỉ tiêu năng suất Năng suất lao động theo doanh thu: Doanh thu Tổng số lao động = Năng suất lao động theo doanh thu Chỉ tiêu này cho biết: doanh thu bình quân do 1 lao động làm ra. Số liệu cho ta thấy bình quân cứ 1 lao động của năm 2008 tạo ra được mức doanh thu là 796.950.000 đồng/người, năm 2009 là 877.230.000 đồng/người, năm 2010 là 977.140.000 đồng/người. Nếu như ở trên sức sinh lời của lao động cho lợi nhuận ròng không tăng thì xét tới doanh thu năng suất lao động của người lao động lại tăng nhanh. Năm 2009 mức năng suất lao động theo doanh thu tăng 107.270.000 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 14% thì đến năm 2010 chỉ tiêu này tăng 207.190.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng lên 127% so với năm 2008. Điều này thể hiện doanh thu mà lao động mang lại cho chi nhánh tăng cao, người lao động phát huy được năng lực của mình trong việc phát triển doanh thu. Hiệu quả sử dụng lao dộng của chi nhánh cao. Đây là vấn đề tốt cần được chi nhánh duy trì và phát huy. Năng suất lao động theo chi phí: Trong các năm qua, các khoản chi phí trong chi nhánh không ngừng tăng làm cho năng suất lao động theo chi phí cũng tăng theo. Thể hiện rõ: năm 2009 tăng 32.310.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng thêm 19%, năm 2010 tăng 50.790.000 đồng tương ứng tăng lên 129% so với năm 2008. Kết quả này cho thấy chi nhánh chưa làm tốt công tác hoạch toán chi phí, do đó khoản chi phí này là rất lớn. Nếu như chi phí cho 1 lao động giảm đi thì sẽ mang lại kết quả tốt cho chi nhánh, sẽ làm cho tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm, đồng thời điều này quyết định tới mức lợi nhuận cao mà chi nhánh có thể đạt được. Vì vậy trong năm tới chi nhánh cần có biện pháp khắc phục để giảm chi phí không cần thiết. Năng suất của tài sản theo doanh thu Thông qua bảng số liệu chỉ rõ giá trị TSCĐ trong doanh nghiệp không ngừng tăng: năm 2008 là 3.375.000.000 đồng, năm 2009 là 3.891.000.000 đồng, năm 2010 là 3.925.000.000 đồng. Giá trị TSCĐ tăng đồng thời mức doanh thu hàng năm cũng tăng cho nên 1 đồng tài sản mỗi năm bỏ ra thu về mức doanh thu cao. Năm 2009 một đồng tài sản bỏ ra thu về 111,14 đồng lợi nhuận tăng 0,14 đồng tương ứng với tăng thêm 0,13% năm 2010 đạt 126,46 đồng tăng 15,46 đồng ứng với tăng thêm 13,93% so với năm 2008. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã hoàn thành tốt việc sử dụng TSCĐ mang lại mức doanh thu tăng trưởng, đây là kết quả mà chi nhánh cần phát huy hơn nữa để phát huy tiềm lực sẵn có của mình. Tổng quan mà nói, trong giai đoạn 2008- 2010, chi nhánh Viettel Bắc Ninh phát triển doanh thu không ngừng trên tất cả các mặt làm cho thu nhập của người lao động không ngừng tăng. Tuy nhiên hạn chế còn tồn tại là chi nhánh còn lãng phí nhiều khoản chi phí, điều này làm cho mức lợi nhuận thu được không cao (biểu đồ 09 ). Biểu đồ 06: Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2008- 2010 Đơn vị: đồng 3.5. Thuận lợi và khó khăn 3.5.1. Thuận lợi Chi nhánh nhận được sự đầu tư rất lớn về vốn, trình độ kinh nghiệm từ tập đoàn và phía Bộ quốc phòng. Số lượng thuê bao lớn và phát triển khá ổn định nên doanh thu lợi nhuận thu về tương đối cao. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được cải thiện rất nhiều. Chi nhánh có ban lãnh đạo trình độ cao giàu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề luôn tuân thủ nội quy quy định, đây sẽ là một nguồn nhân lực dồi dào quý báu cho sự phát triển bền vững cả trong hiện tại và tương lai. 3.5.2. Khó khăn Thị trường viễn thông có sự cạnh tranh gay gắt. Các đôi thủ cạnh tranh mạnh như vinaphone và mobifone. Ngoài ra xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mới như vietnamobile. Máy móc trang thiết bị chưa được trang bị thích đáng. Công nghệ chưa theo kịp xu thế phát triển. Nguồn huy động vốn còn hạn chế, chưa tân dụng được nguồn lực của xã hôi như tham gia cổ phần hóa... Những tồn tại và nguyên nhân Tồn tại Việc triển khai thử nghiệm các dịch vụ mới còn chậm, chưa theo kịp các nhà cung cấp khác, trong đó phải nói đến doanh thu từ hoạt động tài chính còn chưa cao. - Chưa đánh giá nắm bắt thị trường, thiếu thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Công tác chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng, giải quyết khiếu nại chưa dứt điểm gây nên nhiều hiểu lầm không đáng có. Chưa có chính sách chăm sóc cho từng khách hàng cụ thể riêng biệt nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Viettel. Về chất lượng sản phẩm tần suất xảy ra sự cố còn cao so với cam kết với khách hàng. - Chính sách giá không linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. - Chưa đánh giá hết thị trường, thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh. Kỷ luật xây dựng tác phong chuyên nghiệp cũng như tổ chức thực hiện chưa cao. Chưa có hệ thống tạo sức ép đối với từng cá nhân gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Nhận thức của cán bộ công nhân viên ở các cấp chưa đúng mực về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cũng như cá nhân được phân công. Trình độ cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với sự phát triển lớn mạnh của chi nhánh. - Công tác quản lý chưa theo kịp sự phát triển nhanh nên bộc lộ nhiều bất cập, trong điều hành giao nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa rõ đầu mối qua nhiều cấp. Một số vị trí quản lý chưa đủ tầm, chưa đủ trình độ năng lực quản lý điều hành đơn vị theo chức trách nhiệm vụ được giao. Mặt khác những vị trí chủ trì lực lượng kế cận còn mỏng và yếu. Công tác đánh giá kết quả hoàn thành công việc nhiệm vụ còn hình thức chưa sát thực tế. - Các hoạt động tổ chức quần chúng chưa có chiều sâu và thiếu chủ động. Các đợt phát động phong trào thi đua còn chưa thật sự sôi nổi, để tạo ra được một bầu không khí sôi nổi cho CBCNV xung kích trong tất cả các mặt trận. - Chưa chủ động triển khai các khóa đào tạo trong chi nhánh. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đôi khi còn chậm, thiếu tính kế hoạch. - Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế, chưa tỉ mỉ. - Công tác triển khai thiếu tính kế hoạch dẫn đến triển khai thực hiện nhiệm vụ đôi lúc còn chậm, chất lượng, công trình chưa cao. Bảo đảm thiết bị vật tư, khí tài và các điều kiện khác có thời điểm chưa kịp thời, phụ thuộc vào kế hoạch, tiến độ triển khai các đợt trọng điểm của Tập đoàn. - Công tác quản lý vật tư trang thiết bị chưa tốt, chưa kiểm soát được số lượng vật tư đã cấp và hiệu quả sử dụng của nó. - Công tác điều hành, đôn đốc, giám sát thực hiện nhiệm vụ nhiều khi chưa kiên quyết, triệt để. - Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện theo quy trình, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật chưa được quan tâm thường xuyên. Nguyên nhân tồn tại. Nguyên nhân khách quan: Các đối thủ VNPT, FPT, EVN Telecom… đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ về giá, đầu tư nâng cao chât lượng. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ phát triển nhanh, nhưng nó lại phụ thuộc vào tiến độ xây dựng hệ thống mạng lưới còn chưa thực hiện được nhiều nơi. Điều đó là do một số khó khăn tại các địa phương ngăn cản không thể thực hiện được. Nguyên nhân chủ quan: - Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, vốn đầu tư chưa được phân bổ đồng đều, mới chỉ tập trung chủ yếu vào loại hình dịch vụ di động. + Bộ phận nghiên cứu chiến lược thị trường, thương hiệu dịch vụ chưa phát huy hết vai trò và năng lực của mình. Tổ chức bộ máy của bộ phận kinh doanh chưa chuyên nghiệp, chưa có người chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông… dẫn đến hiệu quả của lĩnh vực này không đạt yêu cầu. Công tác phát triển, chăm sóc khách hàng còn xem nhẹ, tinh thần trách nhiệm không cao. - Trong chỉ đạo theo dõi đôn đốc các đơn vị đôi lúc còn chưa kiên quyết dứt điểm được các công việc đề ra. + Chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá thực hiện các công việc ở các đơn vị kinh doanh. + Quy trình, quy định không được chỉnh sửa, bổ sung, thay thế kịp thời với tốc độ phát triển, tính chất công việc. Mặt khác trong tổ chức thực hiện còn làm ẩu, làm tắt chưa đúng với quy trình, nên còn mắc nhiều lỗi. + Khối lượng công việc lớn, có nhiều đợt trọng điểm đòi hỏi việc nhập – xuất phải đáp ứng đúng yêu cầu, mặt khác thời gian tiến độ triển khai nhanh, không tổ chức quyết toán dứt điểm, kịp thời. + Trong dịch vụ viễn thông, tập trung cho phát triển nhanh, nhưng chưa quan tâm tới các phương án đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi có sự cố về mạng lưới, hay nâng cấp mạng lưới. - Đội ngũ đội ngũ cán bộ công nhân viên đa phần còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều nhân viên mới chưa được đào tạo nghiệp vụ đã tham gia ngay vào sản xuất, kinh doanh và trong quá trình làm việc không được bồi dưỡng thường xuyên. Nhận thức của một số cán bộ công nhân viên chưa tốt, chưa thực sự tâm huyết trong công việc và không có ý thức xây dựng đơn vị. + Do việc quản lý công tác đào tạo được thực hiện tại 2 cơ quan chức năng (phòng tổ chức lao động Tập đoàn và chi nhánh) cho nên việc chủ động trong công tác triển khai là phải phụ thuộc. + Để có cơ sở trong việc đánh giá cán bộ cần có sự phối hợp từ nhiều đơn vị trong chi nhánh, mà công tác này chưa được thực hiện một cách có hệ thống nên để có kết quả chính xác phục vụ cho việc đánh giá còn rất hạn chế. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. Định hướng phát triển của chi nhánh đến năm 2013 Mục tiêu phát triển. Qua những phân tích kết quả đạt được và những tồn tại trong chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh đã xác định rõ định hướng phát triển của chi nhánh trong những năm tới đây. Đặc biệt chi nhánh đã xây dựng rõ cho mình chiến lược phát triển tới năm 2013 về doanh thu trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình (bảng 07). Bảng 07: Chiến lược phát triển doanh thu đến năm 2013 STT Chỉ tiêu ĐVT Chiến lược 1 Doanh thu thiết bị đồng 16.992.000.000 Thiết bị 2G đồng 8.105.000.000 Thiết bị 3G đồng 8.887.000.000 2 Doanh thu dịch vụ đồng 975.786.000.000 Dịch vụ 2G + 3G đồng 944.561.000.000 Dịch vụ cố định đồng 31.225.000.000 3 Tổng doanh thu đồng 992.788.000.000 Như vậy với mục tiêu chiến lược phát triển như trên, đến năm 2013 sẽ đưa tổng doanh thu của chi nhánh lên 992.778.000.000 đồng tức là sẽ tăng lên 200% so với tổng doanh thu trong năm 2010. Trong đó, chi nhánh vẫn lấy việc cung cấp dịch vụ viễn thông là mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình đạt mức doanh thu 975.786.000.000 đồng tăng thêm 203% so với năm 2010. + Cung cấp thiết bị viễn thông có tiềm năng phát triển, do đó chi nhánh có chủ trương đầu tư hơn nữa và sẽ đạt mức doanh thu 16.992.000.000 đồng tăng 150% so với năm 2010. Nhìn chung chi nhánh Viettel Bắc Ninh vẫn đầu tư mạnh vào cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông, là 2 ngành chiếm tỷ trọng doanh thu cao trong năm qua. Bên cạnh đó chi nhánh sẽ đầu tư phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, internet. Định hướng phát triển Định hướng về công nghệ: - Lựa chọn công nghệ phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ, tiết kiệm đầu tư. - Công nghệ thay đổi nhanh chóng: định hướng đúng về công nghệ, đầu tư nhanh, kinh doanh có hiệu quả để thu hồi vốn. - Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, làm chủ công nghệ hiện đại và tăng cường hoạt động sáng tạo. Định hướng kinh doanh: - Chiến lược giá: hợp tác với các nhà cung cấp khác tránh cạnh tranh về giá. - Quán triệt nhận thức khách hàng là khách sử dụng chung dịch vụ của Tập đoàn Viettel. - Tận thu trên hạ tầng sẵn có, mở rộng kinh doanh các dịch vụ khác. - Phát triển kinh doanh đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng. Luân chuyển thông tin phục vụ khối quân sự. - Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng hơn nữa, xây dựng mọi chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, đặc biệt là với nhóm khách hàng đặc biệt có tiềm năng. - Giải pháp dứt điểm mọi khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Con người: Theo định hướng phát triển của chi nhánh xác định, trong những năm tới đây, sẽ tuyển dụng theo đúng quy trình ( đảm bảo cơ cấu: 45% ĐH, 50% CĐ- TC, 5% là lao động khác ) Trong quá trình hoạt động sẽ không ngừng đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn: 100% Cán bộ công nhân viên nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, yên tâm gắn bó công tác 100% nhân viên mới được tuyển dụng đào tạo 100% nhân viên được đào tạo nội bộ ít nhất 1lần/ năm 5% nhân viên được cử đi đào tạo bên ngoài (tại các trung tâm và các trường đào tạo ) Với những mục tiêu cụ thể như trên chi nhánh Viettel đang không ngừng củng cố xây dựng thương hiệu, vị trí của mình. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong năm 2010 chi nhánh Viettel đã có những bước đột phá trong việc tăng doanh thu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh còn chưa cao một phần là do hầu hết các khoản chi phí đầu vào tăng vượt bậc, làm cho lợi nhuận thu được không cao. Dưới đây là một số biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh cho chi nhánh trong những năm tới. Về công tác kinh doanh. Phải phát triển thị trường bằng cách: + Xây dựng các chương trình, kế hoạch Marketing tiếp xúc khách hàng, từng thị trường một cách cụ thể. Do đặc thù của chi nhánh là kinh doanh đảm bảo dịch vụ viễn thông 097, 098, 0167, 0168, 0169 do vậy phải có chương trình tiếp xúc với từng đối tượng khách hàng, tổ chức marketing khách hàng tại các xã, phường, thị trấn. + Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, có chính sách hiệu quả giữ chân khách hàng chiến lược và phát triển khách hàng trung thành: tặng quà, giảm giá cước… nhằm duy trì tốc độ doanh thu. + Chú trọng nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh nhằm ra các quyết sách kịp thời giành thị phần khách hàng. Không ngừng truyền thông quảng cáo: Tổ chức và đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáo tại thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao vị thế thương hiệu Viettel ( chính sách giá tốt nhất, chăm sóc khách hàng tốt nhất…) để phát triển doanh thu nhanh chóng. - Xây dựng và đề xuất một chính sách giá cạnh tranh, áp dụng các giải pháp ưu đãi về giá linh hoạt. - Công tác tổ chức chăm sóc khách hàng phải diễn ra thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời. + Làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ khách hàng, giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của khách hàng, thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận với khách hàng. + Cần phân rõ từng đối tượng khách hàng để tiến hành xây dựng giải pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả. Chi nhánh nên tổ chức thường xuyên các đợt chăm sóc khách hàng trực tiếp nhằm tạo thiện cảm tốt và niềm tin với từng khách hàng. Công tác quản lý tài sản phải được chuyên nghiệp hóa bằng cách khai thác có hiệu quả phần mềm đánh giá định kỳ theo quý chất lượng thiết bị. + Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị, phương tiện đi lại nhằm phục vụ tối đa cho hoạt động kinh doanh. Về công tác tổ chức lao động, tiền lương. Cần tăng cường giám sát, đôn đốc các bộ phận nhằm đảm bảo các kế hoạch đề ra. Trong chiến lược phát triển của chi nhánh trong những năm tới đây sẽ phát triển những loại hình kinh doanh mới do vậy cần phải lập kế hoạch chi tiết về nhân lực, vốn đầu tư lượng khách hàng…, có giải pháp, tiến độ thực hiện cho từng lĩnh vực cụ thể. Về công tác tổ chức lao động, tiền lương. Tổ chức lao động. - Xây dựng mô hình tổ chức đầy đủ các cơ quan chức năng đảm bảo cho mọi hoạt động của chi nhánh. - Xây dựng hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo từng nhóm công việc đặc thù. - Nâng cao công tác tuyển dụng, đánh giá ngay từ ban đầu, lựa chọn đối tượng đúng người, đúng việc. - Nâng cao công tác quản lý lao động bằng việc ban hành các quy chế, quy định, định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy định đó đối với tất cả các bộ phận. - Xây dựng tác phong chuyên nghiệp hóa trong từng con người ở từng bộ phận khi làm việc. - Hàng tháng phải đánh giá hoàn thành công việc của các cá nhân theo hướng dẫn của Phòng Tổ chức lao động Tập đoàn. - Duy trì nề nếp kỷ luật chính quy tốt theo tác phong quân sự cũng như chấp hành mọi nội quy của chi nhánh. Đặc biệt phải quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng tới từng cán bộ Đảng viên, nhân viên toàn chi nhánh. Chi nhánh kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp tỉnh, lại có những đối thủ cạnh tranh mạnh do vậy phải tuyển dụng lao động bổ sung kịp thời vào các vị trí nhất là ở trung tâm. thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho lao động ở các trung tâm và các đại lý, đặc biệt là các trung tâm, đại lý ở xa trung tâm. Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chi nhánh có thể phải lựa chọn hình thức đào tạo cho phù hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và nguồn tài chính của mình: - Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các lao động trực tiếp và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giải thích và giới thiệu của người dạy về mục tiêu công việc, người học sẽ được trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo. - Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Với phương pháp này chi nhánh có thể luân chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để cung cấp cho người lãnh đạo khả năng thích ứng công việc ở nhiều vị trí khác nhau ( sẽ rất có lợi cho chi nhánh vì có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau ). Điều này sẽ giúp cho người lãnh đạo có thể thực hiện được nhiều công việc trong tương lai phát huy sức mạnh của toàn chi nhánh. - Cử đi học tại các trung tâm, các trường chính quy: Do đặc thù của ngành viễn thông là luôn phát triển cùng với nhịp độ phát triển của CNTT trong nước và Quốc tế. Do vậy chi nhánh phải thướng xuyên cử cán bộ, nhân viên đi học tập nâng cao nghiệp vụ, phát huy khả năng sáng tạo không ngừng. Tuy nhiên với phương pháp này sẽ tốn kém nhiều chi phí, chi nhánh cần có kế hoạch cụ thể đào tạo đúng người đúng việc để tránh lãng phí. Tiền lương. Trong năm 2009 lợi nhuận thu được của chi nhánh tuy không cao nhưng tiền lương của người lao động lại tăng lên rõ rệt. Do vậy nên xây dựng đơn giá tiền lương dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện trả lương theo thời gian, cần phân biệt rõ bậc lương cho từng đối tượng lao động trong chi nhánh. Đối với các lao động trong danh sách có mức lương cứng là bao nhiêu và ngoài danh sách là bao nhiêu. Trong quá trình kinh doanh cũng phải dựa vào đó để có thưởng phạt rõ ràng, nên áp dụng mức lương khoán theo năng suất lao động để phát huy tối đa năng suất lao động. Đồng thời chi nhánh cũng phải có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng, nguồn chất xám, xây dựng các chính sách khen thưởng kịp thời với người lao động để tạo động lực khuyến khích. Dưới đây là một số hình thức trả lương mà chi nhánh có thể áp dụng: Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: thường được áp dụng đối với công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt, cụ thể. Đơn giá cố định được tính theo công thức sau: ĐG= L/Q hoặc ĐG= L x T Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm L: Mức lương cấp bậc của công việc Q: Mức sản lượng T: Mức thời gian Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng: thực chất là chế độ trả công sản phẩm kể trên kết hợp với hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: Lth= L+ L( m x h) / 100 Trong đó: L: tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định m:% tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng - Áp dụng chế độ trả công khoán:chế độ này sẽ được áp dụng cho các bưu cục trong cả nước nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại đây. Chế độ tiền công khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua các hợp đồng giao khoán chặt chẽ. Việc khoán doanh thu hay sản phấm sẽ khuyến khích người lao động không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí để thu được lợi nhuận tối đa. Trên đây là một số hình thức trả lương cơ bản mà chi nhánh có thể áp dụng để có sự chính xác trong việc trả lương cho người lao động, khuyến khích động viên kịp thời tạo động lực làm việc có hiệu quả hơn. Công tác tài chính. Trong những năm qua chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn làm cho lợi nhuận thu được của chi nhánh không cao. Do đó, phải xây dựng các định mức kinh tế để quản lý tốt hơn và tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Quá trình hoạt động kinh doanh còn có nhiều khoản nợ chưa thu do đó phải phối hợp với Phòng kinh doanh theo dõi, đôn đốc và thu hồi công nợ của khách hàng cho kịp thời. Chi nhánh kinh doanh tại nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nên phải làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ kế toán, đối chiếu thường xuyên với Phòng tài chính của Tập đoàn để nhanh chóng phát triển những sai lệch có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất phải hạ thấp chi phí nguyên vật liệu (đối với loại hình dịch vụ in ấn ): phải có biện pháp sử dụng tối đa các nguyên vật liệu (giấy, mực ) tránh lãng phí vật tư. Tận dụng những nguyên vật liệu thừa vào tái sản xuất cho phù hợp, nhằm giảm được khoản chi phí không cần thiết. Công tác phát hành báo, chuyển phát nhanh… cần phải có kế hoạch sử dụng phương tiện cụ thể, phân bổ hợp lý phương tiện ở từng trung tâm cũng như bưu cục, khai thác tối đa công suất luân chuyển phương tiện, tránh lãng phí. Tiến hành mọi biện pháp nhằm cắt giảm tổng chi phí: trong 3 năm qua hầu như chi phí của doanh nghiệp đều tăng mạnh. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí của chi nhánh chưa được tốt. Do vậy, trong năm tới chi nhánh cần thu thập tất cả các số liệu về chi phí một cách chính xác. Tổng chi phí được xác định như sau: Tổng chi phí = chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí từ hoạt động tài chính + chi phí khác + chi phí trực tiếp + chi phí sản xuất chung. Trong đó cần quan tâm chủ yếu tới chi phí quản lý doanh nghiệp, vì đây là chỉ tiêu tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua, chứng tỏ công tác tổ chức trong chi nhánh chưa thực sự ổn định, ăn khớp chặt chẽ với nhau làm cho tốn kém nhiều chi phí cho hoạt động này. Do vậy, chi nhánh cần củng cố lại bộ máy tổ chức hoạt động để giảm bớt những chi phí không cần thiết, giúp cho các bộ phận đựợc hoạt động ăn khớp với nhau hơn, giảm bớt những chi phí không cần thiết, tiết kiệm tuyệt đối trong khả năng có thể để nâng cao lợi nhuận trong năm tới. Công tác đầu tư. - Công tác mua sắm thiết bị vật tư phải có kế hoạch cụ thể, phải theo dõi hợp đồng mua sắm thiết bị, vật tư để phân bổ vào các dự án theo đúng quy định. - Đầu tư lớn vào những ngành có tiềm năng phát triển cao, đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. - Đẩy mạnh nghiên cứu đầu tư phát triển thị trường. Kiến nghị Về phía nhà nước Nhà nước cần tiến hành thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận tiện rõ ràng, đúng đắn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội trong kinh doanh, giảm bớt các chi phí do thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi gây ra. Đối với công tác khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chủ động trong việc xác định mức khấu hao đối với từng loại tài sản. Về phía chi nhánh Trong giai đoạn vừa qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh càng được mở rộng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên mức lợi nhuận mà chi nhánh thu được không cao, do đó trong giai đoạn tới đây chi nhánh phải: - Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cần đặc biệt chú trọng về công tác tối ưu kết hợp với các chi nhánh, phòng ban trong Tập đoàn. - Nâng cao trình độ chuyên môn: xác định đào tạo là chìa khóa giải quyết vấn đề nhân lực, chuyên môn hóa để chuyên nghiệp hóa. - Tránh xảy ra các sự cố nghiêm trọng, nghẽn mạng, giải quyết kiến nghị khách hàng. - Tổ chức lại cơ cấu tổ chức hoạt động chi nhánh cho phù hợp với tình hình thực tế. - Phân bổ nguồn vốn sử dụng hợp lý, đầu tư đồng đều, có trọng tâm trọng điểm. - Phân bổ trang thiết bị máy móc, nhất là phương tiện đi lại sử dụng cho hợp lý, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. KẾT LUẬN Hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước, cùng với xu thế hội nhập phát triển, hơn 10 năm trưởng thành và phát triển đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, tạo được niềm tin cho khách hàng. Cùng một lúc phải đảm đương hai nhiệm vụ trọng yếu, đó là vừa xây dựng bảo vệ an ninh Quốc phòng, vừa trở thành nhà khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông càng làm cho quyết tâm của người lính trở nên sâu sắc, kiên cường hơn. Với triết lý kinh doanh là tiên phong, đột phá trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel không ngừng phấn đấu phát triển, trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trong nước. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như doanh thu mang lại thu nhập cao cho người lao động. Thành công của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel hôm nay là minh chứng cho sự năng động không ngừng trong việc mở cửa thị trường, xóa độc quyền doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong thị trường Việt Nam và vươn xa ra thị trường quốc tế. Có được kết quả này thể hiện sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh nói riêng và sự phối hợp tác nghiệp của Tập đoàn Công ty nói chung. Chính vì vậy, qua quá trình thực tập tại chi nhánh em đã lựa chon để tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Viettel Bắc Ninh “. Đây cũng là vấn đề được ban lãnh đạo chi nhánh hết sức quan tâm. Trên đây là nhận thức của em qua thời gian thực tập tại chi nhánh Viettel Bắc Ninh. Trong quá trình phân tích không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy giáo Thạc sĩ Vũ Anh Trọng để em hoàn thành tốt hơn kỳ thực tập của mình. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng Cảm ơn đến Ban lãnh đạo chi nhánh Viettel Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tại chi nhánh. Em xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảng cân đối kế toán các năm 2008 -2010 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm 2008-2010 3. Báo cáo về lao động tiền lương và BHLĐ 2007-2009. 4. Đồng chủ biên: GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, xuất bản năm 2007. 5. PGS.TS Lưu Thị Hương, giáo trình Tài chính Doanh Nghiệp, nhà xuất bản thống kê, xuất bản năm 2005. 6. PGS.TS Ngô Kim Thanh , PGS.TS Lê Văn Tâm, Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, xuất bản năm 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Viettel Bắc Ninh.doc
Luận văn liên quan