Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra sự cạnh tranh và luôn
đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức tới
việc đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế bằng máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại,
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác,
doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, sức cạnh tranh kinh tế của mỗi nước được
quyết định b i hoạt động và tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp. Để tham gia hội nhập và hội nhập được với nền kinh tế khu vực và quốc tế thì
doanh nghiệp phải có đủ sức cạnh tranh và quy mô vốn lớn, kỹ thuật công nghệ hiện
đại, uy tín trên thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt công tác
quản lý và điều hành vốn của mình một cách có hiệu quả nhất.
Trên cơ s lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý vốn, bài viết đã đi sâu vào
tìm hiểu thực trạng kinh doanh của công ty cố phần giống vật tư nông lâm nghiệp
Tuyên Quang. Bên cạnh những thành tựu đạt được có thể thấy công ty còn không ít
những vẫn đề phải khắc phục, từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp trên ý kiến cá nhân
nhằm khắc phục những khó khăn của công ty và nâng cao hiệu quả quản lý vốn. Hy
vọng những giải pháp này này sẽ thực thi và có tác dụng khắc phục những khó khăn
hiện tại của công ty.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 cao hơn năm 2011. Hiệu suât sử dụng VLĐ tăng cho thấy công ty sử dụng VLĐ
có hiệu quả, vốn lưu động quay vòng nhanh hơn, vốn lưu động sử dụng tạo ra được
thêm doanh thu và đem lại khả năng sinh lời cao hơn cho công ty.
Giai đoạn 2012-2013: hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2013 cao hơn năm
2012, đạt 2,02 lần, cho thấy VLĐ năm 2013 luân chuyển nhanh hơn vốn lưu động năm
2012 là 0,16 đồng lần, nguyên nhân là trong năm 2013 doanh thu thuần giảm và vốn
lưu động bình quân cũng giảm (Năm 2013 doanh thu thuần giảm 5,42 tỷ đồng, vốn lưu
động bình quân giảm 6 tỷ đồng), tốc độ giảm của vốn lưu động bình quân nhanh hơn
tốc độ giảm của doanh thu nên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của năm 2013 cao hơn
năm 2012. Điều này là tốt, chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn giữa các
khâu trong quá trình sản xuất, giảm được thời gian quay vòng vốn lưu động, nâng cao
hiệu quả sản xuất.
Thang Long University Library
51
Qua đây ta có thể thấy vòng quay vốn lưu động của công ty đang có xu hướng
tăng, điều này cho thấy hiện chiến lược sử dụng vốn lưu động của công ty có hiệu quả.
Công ty cần tiếp tục phát huy và cải thiện chỉ tiêu này để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động.
Suất h o phí VLĐ:
Giai đoạn: 2011-2012: Năm 2012, suất hao phí VLĐ là 0,54 đồng, giảm so với
năm 2011 là 0,56 đồng, tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2012 cần ít
hơn năm 2011 0,02 đồng vốn lưu động, điều này do năm 2012 doanh thu thuần và vốn
lưu động bình quân đều tăng (Năm 2012 doanh thu thuần tăng 2,48 tỷ đồng, vốn lưu
động bình quân tăng 0,03 tỷ đồng), trong đó tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh
hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Do vậy mà suất hao phí VLĐ năm 2012 giảm
xuống. Điều này là tốt cho công ty, cho thấy công ty sử dụng VLĐ hiệu quả hơn.
Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013, suất hao phí VLĐ là 0,49 đồng, giảm so với
năm 2011 là 0,54 đồng, tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2013 cần ít hơn
năm 2012 0,05 đồng vốn lưu động, nguyên nhân là trong năm 2013 doanh thu thuần
giảm và vốn lưu động bình quân cũng giảm (Năm 2013 doanh thu thuần giảm 5,42 tỷ
đồng, vốn lưu động bình quân giảm 6 tỷ đồng), tốc độ giảm của vốn lưu động bình
quân nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu nên suất hao phí VLĐ năm 2013 giảm.
Việc suất hao phí VLĐ giảm sẽ đem chứng tỏ hiệu quả quản lý VLĐ càng cao, tiết
kiệm được nhiều hơn VLĐ
Chỉ tiêu này của công ty có xu hướng giảm dần, chứng tỏ công tác quản lý Vốn
lưu động có hiệu quả, tiết kiệm được số vốn để tạo ra doanh thu. Cần tiếp tục duy trì
và phát huy, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động.
Sức sinh l i vốn lƣu động: Chỉ tiêu này tương đối thấp, và có xu hướng tăng
dần theo năm, Năm 2011 là 2,5%; năm 2012 là 2,7%; năm 2013 là 2,8%, trung bình
qua 3 năm xấp xỉ 2,7%, trung bình 100 đồng vốn lưu động đem lại 2,7 đồng lợi nhuận,
nguyên nhân là do lợi nhuận thuần và vốn lưu động bình quân trong 3 năm tăng giảm
đều nhau, nên sức sinh lợi vốn lưu động ít thay đổi. Cụ thể hơn, ta phân tích dupont:
Tỷ suất sinh lời trên VLĐ = ROS x V n qu y vốn lƣu động
52
Tá động của ROS:
Bảng 2.11. Tá động của ROS tới tỷ suất sinh lời trên vốn lƣu động
T %
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
GĐ:
2011-2012
Năm
2012
Năm
2013
GĐ:
2012-2013
ROS 1,43 1,454 1,454 1,434 -0,02
Hiệu suất sử
ụn VLĐ lần
1,8 1,8 1,86 1,86
Sứ sinh lời VLĐ 2,57 2,62 0,04 2,70 2,67 -0,04
(Nguồn: phòng kế toán)
Trong năm 2011-2012: Năm 2012 ROS có tăng 0,024% so với năm 2011, dưới
tác động của số nhân là hiệu suất sử dụng vốn lưu động, làm cho tỷ suất sinh lời VLĐ
năm 2012 tăng thêm 0,04% so với năm 2012, tức 100 đồng đồng VLĐ đem vào sản
xuất kinh doanh năm 2012 đem lại nhiều hơn năm 2011 là 0,04 đồng lợi nhuận ròng.
Điều này cho thấy, ROS tăng làm cho sức sinh lợi của VLĐ tăng lên, chứng tỏ công ty
quản lý tốt doanh thu và chi phí, từ đó sinh ra lợi nhuận cao hơn năm trước.
Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013, ROS giảm sút so với năm 2012 do ảnh hư ng
b i sự giảm của lợi nhuận và doanh thu, ROS năm 2013 là 1,434 lần, dưới tác động
của số nhân là hiệu suất sử dụng vốn lưu động, làm cho tỷ suất sinh lời VLĐ năm 2013
là 2,67 lần, giảm 0,04% so với năm 2012, cho thấy 100 đồng đồng VLĐ đem vào sản
xuất kinh doanh năm 2013 đem lại ít hơn năm 2012 là 0,04 đồng lợi nhuận ròng. Sự
giảm của ROS đã kéo theo sự giảm của sức sinh lời, mức lợi nhuận tạo ra từ sử dụng
VLĐ giảm sút.
Tá động của hiệu suất sử dụng vốn lƣu động:
Bảng 2.12 Tá động của hiệu suất sử dụn VLĐ đ n sức sinh lời VLĐ
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
GĐ:
2011-2012
Năm
2012
Năm
2013
GĐ:
2012-2013
ROS 1,43 1,43
1,454 1,454
Hiệu suất sử
ụn VLĐ lần
1,8 1,86
1,86 2,02
Sứ sinh lời VLĐ 2,57 2,66 0,09 2,70 2,94 0,23
(Ngu n Ph ng kế toán)
Giai đoạn 2011-2012: hiệu suất sử dụng VLĐ năm 2012 là 1,86 lần, tăng lên so
với năm 2011 là 1,8 lần, dưới tác động của số nhân là ROS, làm cho sức sinh lời VLĐ
năm 2012 tăng lên 0,09% so với năm 2011, nghĩa là 100 đồng VLĐ năm 2012 đem lại
Thang Long University Library
53
nhiều hơn 0,09 đồng doanh thu so với năm 2011. Chứng tỏ rằng công ty đã sử dụng
VLĐ hợp lý để tạo ra doanh thu lớn hơn năm trước, gia tăng mức lợi nhuận đạt được
Giai đoạn 2012-2013: hiệu suất sử dụng VLĐ năm 2013 tiếp tục tăng lên là 2,02
lần, dưới tác động của số nhân là ROS, làm cho sức sinh lời VCĐ năm 2013 tăng thêm
0,23% so với năm 2012, nghĩa là 100 đồng VCĐ năm 2013 đem lại nhiều hơn 0,23
đồng doanh thu so với năm 2012. Hiêu suất sử dụng VLĐ càng lớn dẫn đến khả năng
sinh lời VLĐ càng cao, công ty quản lý vốn càng có hiệu quả.
Chỉ tiêu sức sinh lợi VLĐ của công ty công ty tăng dần, nhưng ít do tác động tích
cực và tiêu cực từ 2 nhân tố cấu thành, dù vậy, chỉ tiêu này vẫn là con số dương, cho
thấy công ty sử dụng và quản lý vốn lưu động có hiệu quả, cần chú trọng hơn nữa
trong công tác quản lý vốn lưu động, đồng thời gia tăng doanh thu và giảm trừ chi phí
để nâng cao lợi nhuận cho công ty, nhằm cải thiện sức sinh lời vốn lưu động.
Mức ti t kiệm vốn lƣu động:
Tuyệt đối:
Qua tính toán ta thấy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là
1,30 tỷ đồng. Vậy năm 2012 để công ty đạt được doanh thu bằng năm 2011 thì công
ty chỉ cần bỏ ra một lượng vốn lưu động ít hơn năm 2011 là 1,30 tỷ đồng. Điều này
là do hiệu suất sử dụng vốn lưu động đã tăng.
Tương tự, để năm 2013 công ty đạt được doanh thu bằng năm 2012 thì công ty
cần bỏ ra một lượng vốn lưu động ít hơn năm 2012 là 3,31 tỷ đồng, nguyên nhân do
hiệu suất sử dụng VLĐ năm 2013 tăng lên so với năm 2012
Tương đối:
Kết quả trên bảng cho thấy công ty đã tiết kiệm tương đối một lượng vốn lưu
động là 1,35 tỷ đồng. Điều này cho thấy năm 2012 công ty m rộng doanh thu chỉ
phải bỏ ra một lượng vốn ít hơn 1.35 tỷ đồng so với lượng vốn phải bỏ ra năm 2011.
Năm 2013, công ty m rộng doanh thu chỉ phải bỏ ra một lượng vốn ít hơn 3,07
tỷ đồng so với lượng vốn phải bỏ ra năm 2012.
Kết luận: Mức tiêt kiệm vốn lưu động của công ty tăng dần, chứng tỏ công ty có
chính sách quản lý VLĐ tốt, điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được vốn trong sản
xuất kinh doanh, cụ thể:
Năm 2012 mức tiết kiệm tuyệt đối là 1,3 tỷ đồng và mức tiết kiệm tương đối là
1.35 tỷ đồng. Như vậy, nếu quy mô công ty thay đổi thì công ty sẽ phải bỏ một lượng
vốn ít hơn lượng vốn năm trước là 1,3 tỷ đồng mà vẫn đem lại doanh thu bằng với
doanh thu năm 2011 nhờ vào việc tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Và nếu quy
54
mô công ty không thay đổi thì việc tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động đã giúp công
ty tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là 1,35 tỷ đồng.
Năm 2013 mức tiết kiệm tuyệt đối là 3,31 tỷ đồng và mức tiết kiệm tương đối là
3.07 tỷ đồng. Như vậy, nếu quy mô công ty thay đổi thì công ty sẽ phải bỏ một lượng
vốn ít hơn lượng vốn năm trước là 3,31 triệu đồng mà vẫn đem lại doanh thu bằng với
doanh thu năm 2012 nhờ vào việc tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Và nếu quy
mô công ty không thay đổi thì việc tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động đã giúp công
ty tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là 3,07 tỷ đồng. Với lượng vốn lưu động tiết
kiệm này, công ty có thể đem đầu tư thêm vào các tài sản sinh lời, nhằm tăng thêm lợi
nhuận cho công ty, chẳng hạn đem gửi Ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.... hoặc
sử dụng để đầu tư thêm vào tài sản cố định nhằm m rộng sản xuất kinh doanh.
Nhóm hỉ tiêu về hiệu quả quản lý vốn lƣu độn thành phần.
Quản lý hàn tồn kho:
Bảng 2.13. Quản lý hàn tồn kho
ơn vị: tỷ ng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Giá vốn hàn bán 67,261 68,473 63,229
Hàn tồn kho 24,147 17,556 19,881
V n qu y hàn tồn kho 2,79 3,90 3,18
Thời i n tồn kho n ày 129,242 92,301 113,194
(Ngu n Ph ng ế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Giai đoạn 2011-2012, Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 3,90
lần, tăng so với năm 2011 là 2,79 lần, nguyên nhân do trong năm 2012, tình hình sản
xuất kinh doanh tốt, giúp công ty giải quyết 1 lượng lớn hàng tồn kho, chủ yếu là các
hàng phân bón, giống lúa lai, ngô lai, các giống mía, cam... có giá trị lớn. lượng hàng
tồn kho giảm trong khi giá vốn hàng bán lại tăng lên khiến vòng quay hàng tồn kho
tăng. Nhờ vậy mà hàng công ty không bị ứ đọng hàng tồn kho, giảm được các chi phí
phát sinh liên quan đến quản lý, bảo quản hàng tồn kho.
Giai đoạn 2012-2013, Năm 2013, vòng quay hàng tồn kho của công ty là 3,18
lần, giảm so với năm 2012 là 3,90 lần, nguyên nhân do trong năm 2013, lượng hàng
tồn kho của công ty tăng do dự kiến nhu cầu hàng hóa năm tiếp theo cao hơn (công ty có
nhiệm vụ cung ứng hàng hóa cho bà con nông dân theo thời vụ, cuối năm là lúc phải
chuẩn bị hàng cung cấp cho bà vào giáp tết ra đồng đầu xuân nên hàng hóa phải chuẩn bị
Thang Long University Library
55
đầy đủ), trong khi giá vốn hàng bán lại giảm do thu hẹp sản xuất. Khiến vòng quay hàng
tồn kho giảm xuống. Tuy mất thêm các chi phí để đầu tư dự trữ, nhưng việc này là cần
thiết vì dự đoán nhu cầu vụ đông xuân năm 2014 là khá lớn.
Qua phân tích số liệu cho thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng giảm
thất thường theo năm, nhưng đều có vấn đề là lượng hàng tồn kho mức khá lớn, điều
này làm giảm vòng quay hàng tồn kho, khiến tốc độ luân chuyển vốn chậm, ảnh
hư ng đến kết quả kinh doanh của công ty. Việc lưu giữ một lượng lớn hàng tồn kho
làm phát sinh tăng thêm một số chi phí như chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm..
Do đặc thù kinh doanh, công ty có nhiệm vụ cung ứng hàng hóa cho bà con nông
dân theo thời vụ, cuối năm là lúc phải chuẩn bị hàng cung cấp cho bà vào giáp tết ra đồng
đầu xuân nên hàng hóa phải chuẩn bị đầy đủ, vậy nên lượng hàng tồn kho của công ty
luôn mức cao. Công ty cần phải xem xét mức dự trữ hợp lý và đầu tư xây dựng
những nhà kho lưu hàng để hàng hóa trong kho không bị ẩm mốc, hỏng hóc.
Việc dự trữ hàng tồn kho cao cũng làm giảm các chi phí thiệt hại khi sản xuất
do thiếu nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Vì vậy công ty cần xem xét mức dự trữ
hợp lý để giảm tới mức thấp nhất tổng chi phí dự trữ hàng tồn kho.
Quản lý khoản phải thu:
Bảng 2.14. Quản lý khoản phải thu
ơn vị: Tỷ ng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Giá vốn hàn bán 67,261 68,473 63,229
Bình qu n khoản phải thu 9,561 9,722 6,855
Hệ số v n qu y khoản phải thu 7,034 7,043 9,223
Hệ số kỳ thu tiền bình qu n 51,179 51,11 39,03
(Ngu n Ph ng ế toán)
Qua số liệu ta thấy: vòng quay các khoản phải thu tăng dần. Các khoản phải thu
năm sau thấp hơn năm trước, tuy nhiên về số tuyệt đối vẫn là con số lớn.
Giai đoạn 2011-2012: Vòng quay khoản phải thu năm 2012 là 7,043 vòng, tăng
lên so với năm 2011 là 7,034 vòng, nguyên nhân do trong năm 2012, khoản phải thu
và giá bán đều tăng, trong đó, giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh hơn nên tốc độ
quay vòng của khoản phải thu tăng lên. Nhờ vậy công ty nhanh chóng thu hồi được
công nợ, số vốn bị chiếm dụng giảm đi giảm đi.
Giai đoạn 2011-2012: Vòng quay khoản phải thu năm 2012 là 9,223 vòng, tăng
lên so với năm 2011 là 7,043 vòng, nguyên nhân do trong năm 2013, khoản phải thu
56
và giá bán đều giảm ( giá vốn hàng bán năm 2013 giảm 5,334 tỷ đồng, tương ứng
7,6% so với năm 2012, khoản phải thu giảm 2,867 tỷ đồng, tương ứng 29% so với năm
2012) trong đó, bình quân khoản phải thu có tốc độ giảm nhanh hơn nên tốc độ quay
vòng khoản phải thu tăng lên. Vòng quay khoản phải thu tăng nhanh cho thấy khả
năng thu hồi nợ của công ty ngày càng được cải thiện, tuy nhiên khoản phải thu của
công ty vẫn còn mức cao, dẫn đến việc công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn.
Do ảnh hư ng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất, công ty thường sản xuất theo
chu kỳ ngắn hạn, dẫn đến kỳ thu tiền bình quân của công ty khá ngắn, và đang có xu
hướng giảm dần nhờ sự giảm của khoản phải thu.
Nhìn chung, Quản lý khoản phải thu của công ty khá tốt, vòng quay khoản phải
thu tăng theo năm, khoản phải thu ngày càng giảm, dù vẫn con số lớn. đây cũng là
một chính sách khá hiệu quả của công ty, giữ mức tín dụng cao để thu hút khách hàng
nhằm tăng doanh số, Vì vậy nếu công ty có thể đề ra các biện pháp thu hồi các
khoản phải thu thì hiệu quả sẽ cao hơn nữa. Muốn vậy công ty phải làm tốt công tác
thu hồi nợ, quản lý tốt các khoản phải thu, không để thất thoát nợ và đặc biệt cần
hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và các bạn hàng để giữ uy tín lâu dài cho công ty.
2.2.2.3. Cá hỉ tiêu o lường hi u qu theo ngu n h nh thành.
Bảng 2.15. Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả theo nguồn hình thành
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tỷ suất l i nhuận trên VCSH % 15,340 15,540 13,211
Tỷ số n 0,86 0,84 0,79
Tỷ suất tự tài tr TSDH 1,127 1,213 1,275
Tỷ số n trên VCSH 6,18 5,10 3,74
Tỷ suất sinh lời tiền v y % 2,4 3,1 3,3
(Ngu n Ph ng ế toán)
Tỷ suất l i nhuận trên VCSH:
Năm 2011-2012: ROE năm 2012 tăng 0,2% so với năm 2011 (năm 2011 chỉ
tiêu ROE = 15,34%, còn năm 2012 chỉ tiêu này là 15,54%). Điều này có nghĩa là
cứ 100 đồng vốn chủ s hữu năm 2011 tạo ra được 15,34 đồng lợi nhuận còn con
số này năm 2012 là 15,54 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng vốn chủ s
hữu. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nhân tố lợi nhuận trước thuế cao hơn so
với tốc độ tăng của nhân tố vốn chủ s hữu. Vì thế chỉ tiêu ROE = (lợi nhuận trước
thuế x 100%)/ (vốn chủ s hữu) năm 2012 đã tăng hơn so với năm 2011. Điều này là
tốt, cho thấy khả năng sinh lời của VCSH của công ty tăng lên. Công ty quản lý vốn
chủ s hữu có hiệu quả.
Thang Long University Library
57
Năm 2012-2013: ROE năm 2013 giảm 2,33% so với năm 2012 ( năm 2012
chỉ tiêu ROE=15,54%. Năm 2013 còn 13,21%). Cụ thể là năm 2013, 100
đồng VCSH tạo ra ít hơn năm 2012 là 2,33 đồng lợi nhuận, nguyên nhân là
do sự giảm của lợi nhuận sau thuế do công ty không còn được hư ng ưu đãi
thuế TNDN, dẫn đến tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời VCSH của
công ty tăng lên so với năm 2012, điều này một phần là do công ty sử dụng nhiều
hơn vốn chủ s hữu để tài trợ cho tài sản dài hạn, tận dụng được ít đi hiệu quả của đòn
bẩy tài chính vì thế hiệu quả sinh lời của vốn chủ s hữu giảm đi.
Phân tích dupont:
Ta có: ROE = ROA x Hệ số tài sản trên VCSH
Tác động của ROA tới tỷ suất sinh lời trên VCSH:
Bảng 2.16. Tá động của ROA tới tỷ suất sinh lời trên VCSH
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
GĐ:
2011-2012
Năm
2012
Năm
2013
GĐ:
2012-2013
ROA 2,07 2,55 0,48 2,55 2,6 0,05
Tài sản trên
VCSH
7,18 7,18 6,10 6,10
ROE 14,86 18,30 3,45 15,55 15,86 0,30
Ngu n Ph ng kế toán
Giai đoạn 2011-2012: Năm 2012 tỷ số ROA của công ty là 2,55% tăng lên so với
năm 2011 là 2,07%, dưới tác động của số nhân là hệ số tài sản trên VCSH, tỷ suất sinh
lời trên vốn chủ s hữu của công ty tăng 3,44% so với năm 2011. Tức là 100 đồng vốn
chủ s hữu của công ty năm 2012 tạo ra nhiều hơn 100 đồng VCSH của năm 2011 là
3,44 đồng lợi nhuận.
Giai đoạn 2011-2013: Năm 2013 tỷ số ROA của công ty là 2,6% tăng lên so với
năm 2012 là 2,55%, dưới tác động của số nhân là hệ số tài sản trên VCSH, tỷ suất sinh
lời trên vốn chủ s hữu của công ty tăng 0,3% so với năm 2012. Tức là 100 đồng vốn
chủ s hữu của công ty năm 2013 tạo ra nhiều hơn 100 đồng VCSH của năm 2012 là
0,3 đồng lợi nhuận.
Ta có thể thấy ROA tăng dần theo thời gian và có tác dụng tích cực lên tỷ suất
sinh lời trên VCSH
58
Tác động của tài sản trên VCSH đến tỷ suất sinh lời trên VCSH:
Bảng 2.17.Tá động củ tài sản trên VCSH đ n tỷ suất sinh lời trên VCSH
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
GĐ:
2011-2012
Năm 2012
Năm
2013
GĐ:
2012-2013
ROA 2,07 2,07
2,55 2,55
Tài sản
trên VCSH
7,18 6,10 6,10 4,74
ROE 14,86 12,63 -2,23 15,55 12,08 -3,47
Ngu n Ph ng kế toán
Giai đoạn 2011-2012: Năm 2012 hệ số tài sản trên VCSH của công ty là 6,1%
giảm đi so với năm 2011 là 7,18%, dưới tác động của số nhân là tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ s hữu của công ty giảm đi 2,23% so với năm
2011. Tức là 100 đồng vốn chủ s hữu của công ty năm 2012 tạo ra ít hơn 100 đồng
VCSH của năm 2011 là 2,23 đồng lợi nhuận.
Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013 hệ số tài sản trên VCSH của công ty là 4,73%
giảm đi so với năm 2011 là 6,1%, dưới tác động của số nhân là tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ s hữu của công ty giảm đi 3,47% so với năm
2012. Tức là 100 đồng vốn chủ s hữu của công ty năm 2013 tạo ra ít hơn 100 đồng
VCSH của năm 2012 là 3,47 đồng lợi nhuận.
Ta có thể thấy, hệ số tài sản trên VCSH giảm dần, và có tác động tiêu cực đến tỷ
suất sinh lời trên VCSH
Tóm lại: tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty không ổn định, lúc tăng lúc giảm
do tác động của 2 yếu tố cấu thành là ROA và tài sản trên VCSH, các yếu tố này tăng
giảm thất thường cho thấy công tác quản lý VCSH còn gặp nhiều khó khăn, công ty
cần chú trọng hơn nữa trong quản lý tài sản và thận trọng hơn trong việc sử dụng tài
sản trên VCSH trong quản lý vốn.
Tỷ số n :
Giai đoạn 2011-2012: năm 2012, tỷ số nợ của công ty là 0,84 lần, giảm xuống so
với năm 2011 là 0,86 lần, Trong năm 2012, nợ phải trả và tổng nguồn vốn của công ty
đều giảm, trong đó tốc độ giảm của nợ phải trả là nhanh hơn ( nợ phải trả năm 2012 là
35,769 tỷ đồng, giảm đi 7,552 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng mức 17,4%; tổng
nguồn vốn công ty năm 2012 là 42,785 tỷ đồng, giảm đi 7,549 tỷ đồng so với năm
2011, tương ứng mức 14,9%), nên tỷ số nợ của công ty 2012 giảm. Cho thấy mức sử
dụng nợ của công ty trong tổng tài sản giảm, tức là khả năng thanh toán của công ty
đang tốt lên, mức tự chủ tài chính cũng tăng lên.
Thang Long University Library
59
Giai đoạn 2012-2013: năm 2013, tỷ số nợ của công ty là 0,79 lần, giảm xuống so
với năm 2011 là 0,84 lần, Trong năm 2013, nợ phải trả và tổng nguồn vốn của công ty
đều giảm, trong đó tốc độ giảm của nợ phải trả là nhanh hơn, nên tỷ số nợ của công ty
2012 giảm. Khả năng trả nợ của công ty tiếp tục được nâng cao, công ty ít phụ thuộc
vào chủ nợ hơn, từ đó tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty.
Tỷ số nợ của công ty liên tục giảm trong 3 năm giai đoạn 2011 – 2013. So với
mức thông thường mà các ngân hàng có thể chấp nhận cho doanh nghiệp vay vốn là
0,5 thì tỷ số nợ của công ty hiện khá cao. Tỷ số nợ của Công ty còn cao sẽ làm giảm
thiểu cơ hội và khả năng tiếp cận các khoản tín dụng, hạ thấp uy tín công ty. Công ty
cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến chính sách sử dụng nợ để tài trợ cho nguồn
vốn.
Tỷ suất tự tài tr TSDH:
Giai đoạn 2011-2012: năm 2012, tỷ suất tài trợ TSDH của doanh nghiệp là 1,213
lần, tăng so với năm 2011 là 1,127 lần, nguyên nhân do VCSH tăng lên ( năm 2012 là
7,015 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 7,013 tỷ đồng), trong khi tài sản dài hạn lại
giảm đi ( năm 2012 là 5,782 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 6,222 tỷ đồng), khiến tỷ
suất tài trợ TSDH của công ty tăng, điều này cho thấy công ty đang tăng cường đầu tư
vào VCSH, nhằm tăng khả năng tự chủ của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu mua
sắm TSCĐ phục vụ sản xuất.
Giai đoạn 2012-2013: tỷ suất tài trợ TSDH của doanh nghiệp là 1,275 lần, tăng
so với năm 2011 là 1,213 lần, nguyên nhân do VCSH và tài sản dài hạn đều tăng, tuy
nhiên, tốc độ tăng của nguồn VCSH nhanh hơn ( Cụ thể: VCSH năm 2013 tăng 1,109
tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng 15,8%; TSDN năm 2013 tăng 0,588 tỷ đồng so
với năm 2012, tương ứng 10,16%) nên tỷ suất tài trợ TSDH của công ty tăng. Công ty
đang tiếp tục đầu tư thêm vào VCSH cùng với TSCĐ, nhằm thay đổi nâng cao tỷ trọng
VCSH trong cơ cấu vốn. góp phần đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cả 3 năm đều lớn hơn 1 thể hiện tài sản dài hạn
của công ty đều được đầu tư bằng VCSH. Vốn chủ s hữu của doanh nghiệp đáp ứng
được nhu cầu cho mua sắm tài sản dài hạn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần
đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Tỷ suất này tăng dần theo năm còn cho thấy công
ty đang tăng cường đầu tư VCSH.
Tỷ số n trên VCSH
Tỷ số nợ trên vốn chủ s hữu cả 3 năm của công ty đều lớn hơn 1. Năm 2012 chỉ
số này mức 5,1 giảm 1,08 lần so với năm 2011 nguyên nhân là do năm 2012 Nợ phải
trả giảm trong khi nguồn VCSH lại tăng lên (cụ thể: nợ phải trả năm 2012 giảm 7,552
so với năm 2011, Vốn chủ s hữu năm 2012 tăng 0,002 tỷ đồng so với năm 2013).
60
Năm 2013 tỷ số này giảm thêm 1,36 lần so với năm 2012. Nguyên nhân do nợ phải trả
tiếp tục giảm và nguồn vốn chủ s hữu tăng lên. Tỷ số nợ trên vốn chủ s hữu của
công ty liên tục giảm, điều này cho thấy chính sách quản lý nợ của công ty đang phát
huy hiệu quả, tuy nhiên tỷ số này vẫn còn mức cao, Nợ phải trả của doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng cao so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn, cho thấy công ty sử dụng
chủ yếu là nguồn vốn nợ để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này
khiến tăng thêm các chi phí sử dụng nợ, đồng thời đem lại rủi ro trong kinh doanh và
hạ thấp uy tín công ty.
Tỷ suất sinh lời tiền vay:
Giai đoạn 2011-2012: tỷ suất sinh lời tiền vay của công ty năm 2012 là 3,1%,
tăng lên so với năm 2011 là 2,4%, tức là 100 đồng nợ phải trả của công ty đưa vào sản
xuất kinh doanh năm 2012 sẽ tạo được được nhiều hơn năm 2011 là 0,7 đồng lợi
nhuận, nguyên nhân do Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên, trong khi nợ phải trả
lại giảm đi. Khả năng sinh lời của công ty từ nguồn vốn vay được cải thiện.
Giai đoạn 2012-2013: tỷ suất sinh lời tiền vay của công ty năm 2012 là 3,3%,
tăng lên so với năm 2014 là 3,1%, tức là 100 đồng nợ phải trả của công ty đưa vào sản
xuất kinh doanh năm 2013 sẽ tạo được được nhiều hơn năm 2012 là 0,2 đồng lợi
nhuận, nguyên nhân do tốc độ giảm của lợi nhuận ròng chậm hơn tốc độ giảm của nợ
phải trả.
Tỷ suất sinh lời tiền vay của công ty tăng lên, cho thấy tình hình kinh doanh của
công ty đang trên đà thuận lợi, cần chú trọng các chính sách quản lý vốn kinh doanh để
giữ được và phát huy điểm này.
Nhận xét:
Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phải hoàn toàn thuận lợi, một số chỉ tiêu đã
phản ánh tình trạng không ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài những
bất lợi do điều kiện khách quan mang lại thì hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp
cũng tác động không nhỏ. Do vậy, cần đi sâu phân tích chi tiết để thấy được những
mặt được và những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.
2.3. Đánh iá về hiệu quả quản lý vốn củ ôn ty
2.3.1. Đánh iá chun :
Khắc phục những khó khăn về vốn, về cơ s vật chất, Công ty đã chủ động tìm
kiếm nguồn vốn để đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo kịp thời,
đúng thời vụ và đã đưa được một số giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao cho
sản xuất tại tỉnh.
Thang Long University Library
61
Bên cạnh các nhiệm vụ sản xuất chính. Công ty còn phát huy nội lực, liên doanh liên
kết, m rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vừa giải quyết thêm việc làm cho người lao
động, vừa tăng cường hiệu suất sử dụng vốn.
Kinh doanh có lãi, Công ty CP giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã
bảo toàn và phát triển được vốn, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đảm bảo trả cổ
tức cho cổ đông đúng phương án SXKD như điều lệ đề ra, đời sống cán bộ công nhân
viên ngày càng được cải thiện. Hàng năm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.
Doanh thu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Mọi hoạt động kinh doanh có hiệu
quả bằng các qui chế và qui định cụ thể, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật phù
hợp với thực tế sản xuất
Xây dựng thiết lập được một cơ cấu tài chính tương đối ổn định đảm bảo cho
mức độ rủi ro tài chính của công ty .
Bảo toàn vốn cố định, duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ, chủ động trong việc
sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiêụ quả, bảo toàn và phát
triển vốn.
Với những đặc thù về sản phẩm và tổ chức sản xuất của ngành nông nghiệp, hầu
hết các đơn vị thành viên của Công ty hiện nay đều thực hiện tổ chức sản xuất kinh
doanh theo mô hình khoán gọn. Các Trạm vật tư nhận khoán tất cả các mục phí theo
đầu tấn bán ra, các Trại sản xuất nhận khoán theo kế hoạch của Công ty. Do vậy các
đơn vị thành viên có quyền tự chủ cao để giải quyết các vấn đề của sản xuất kinh
doanh, trong đó có việc chủ động quản lý chi phí sản xuất.
Sản xuất được coi trọng tới chất lượng sản phẩm vì sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu
cầu thiết yếu của con người. Kế hoạch sản xuất đặc biệt chú ý tới yếu tố mùa vụ, tăng
vòng quay sử dụng vốn, đảm bảo sử dụng tối đa năng lực sản xuất.
2.3.2. Đánh iá về hiệu quả quản ý vốn theo tốc độ u n chuyển.
Quản lý vốn lƣu động:
Qua phân tích tình hình hoạt động của công ty, ta có thể thấy những mặt hạn chế
và tích cực trong hiệu quả quản lý vốn lưu động của công ty như sau:
Công ty đã chú trọng và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn lưu động hàng
năm, cụ thể việc thay đổi mức vốn lưu động linh hoạt, phù hợp với tình hình sản
xuất, và biến động của doanh thu, chi phí.
Việc quản lý vốn bằng tiền đang được cải thiện, lượng tiền mặt của công ty giảm
đáng kể, cho thấy công ty đang tăng cường đầu tư để tăng khả năng sinh lời, giảm
đồng tiền nhàn rỗi, tuy nhiên xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý để đề phòng các rủi
ro thanh toán.
62
Quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, lượng hàng tồn kho của công ty
luôn mức rất lớn, nguyên nhân là do đặc thù sản suất, kinh doanh theo tính thời vụ
nông lâm nghiệp, luôn phải dự trữ hàng hóa để cung ứng cho bà con mỗi khi đến vụ,
mùa,... điều này có thể gây ứ đọng hàng tồn kho và tăng chi phí quản lý hàng lưu kho.
Quản lý khoản phải thu của công ty đang tốt lên, các khoản phải thu của công ty
giảm nhiều nhờ công ty thực hiện tốt công việc thu hồi nợ, tuy nhiên khoản phải thu
của công ty vẫn con số lớn, một phần do chính sách của công ty, giữ mức tín dụng
cao để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh số.
Quản lý vốn cố định :
Vốn cố định của Công ty CP giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên Quang chiếm
một tỷ trọng thấp, nhưng đã có xu hướng tăng dần, đến 31/12/2013 tỷ trọng vốn cố
định là 16,55% trong tổng số vốn, chủ yếu là giá trị nhà cửa vật kiến trúc, còn phương
tiện vận tải, máy móc thiết bị thì chiếm một tỷ lệ rất nhỏ mà trong đó một số được đầu
tư mua sắm đã lâu nay tr nên lạc hậu, xuống cấp, đồng thời lại nằm rải rác các đơn
vị trực thuộc, các đơn vị này lại trên các huyện trong tỉnh.
Những năm qua, hiệu suất sử dụng của tài sản cố định sức sinh lời vốn cố định
công ty giảm. Cho thấy quản lý vốn cố định của công ty chưa hiệu quả. Còn nhiều yếu
kém trong công tác đầu tư và sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định tăng thêm,
nhưng chưa được sử dụng hợp lý do ít có nhu cầu công việc. Dẫn đến tốn thêm chi phí
khấu hao cho các thiết bị này, làm tăng thêm giá thành sản xuất.
2.3.3. Đánh iá về hiệu quả quản ý vốn theo nguồn hình thành:
Quản lý n :
Về nguồn vốn vay, công ty không sử dụng phương thức vay vốn tín dụng để sản
xuất kinh doanh, do đó không mất chi phí lãi vay, giúp giảm đi rủi ro thanh toán, tuy
nhiên lại mất đi cơ hội tiết kiệm chi phí từ giảm trừ thuế TNDN.
Quản lý nợ phải trả của công ty còn chưa tốt, nợ phải trả mức cao trong cơ cấu
vốn, nguyên nhân do công ty tranh thủ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, điều nàỳ dễ
dẫn đến rủi ro trong thanh toán, hạ thấp uy tín tài chính của công ty, gây khó khăn cho
việc tiếp cận các nguồn vốn vay khi cần thiết.
Quản lý Vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty giảm cho thấy khả năng sinh lợi từ vốn
chủ s hữu của công ty bị giảm đi. Điều này một phần là do công ty sử dụng nhiều hơn
vốn chủ s hữu để tài trợ cho tài sản dài hạn, tận dụng được ít hơn hiệu quả của đòn
bẩy tài chính, vì thế ảnh hư ng hiệu quả sinh lời của vốn chủ s hữu.
Thang Long University Library
63
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TẠI
CÔNG TY GIỐNG VẬT TƢ NLN TQ
3.1. Định hƣớn phát triển kinh doanh củ ôn ty iống vật tƣ NLN TQ.
3.1.1. Định hướng chung
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền kinh tế m , đa phương hoá và đa dạng hoá
trong quan hệ kinh tế đối ngoại để tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế
nhằm tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát huy nội lực, dựa vào
nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, cần
kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển.
Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ
đạo, đẩy nhanh tăng trư ng kinh tế, định hướng cho các thành phần kinh tế cùng phát
triển, là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ
mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới.
Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy
động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài
sản nhà nước ngày càng tăng.
Để có thể thực hiện thắng lợi các định hướng nêu trên, Công ty tiếp rục đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh, kinh doanh hàng hoá kết hợp với công tác tư vấn dịch vụ, các
mục tiêu cụ thể trước mắt của Công ty trong năm 2014 là:
- Doanh số bán ra: 75 tỷ đồng.
- Các khoản 1,500 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân: 4,900 triệu đồng/người/tháng.
- Tổng số lao động bình quân: 125 người
- Công ty tiếp tục sắp xếp lại tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng
tuyển dụng những lao động trẻ, có tay nghề cao, giảm triệt để các lao động dôi dư theo
chế độ chính sách của Nhà nước.
- Tiến hành đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ.
3.1.2. Định hướng cho việc sử dụng vốn
Trong những năm vừa qua Công ty CP giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên
Quang đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh do thiếu vốn, do sản
phẩm bị cạnh tranh gay gắt. Để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra, nhiệm vụ
của Công ty là phải tiến hành kiện toàn công tác quản lý tài chính, đặc biệt là công tác
64
quản lý sử dụng vốn. Do vậy Công ty có định hướng cho việc quản lý và sử dụng vốn
như sau:
- Xác định nhu cầu vốn hợp lý trong kinh doanh
- Sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạch.
- Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, của các đơn
vị trực thuộc và khả năng vốn của Công ty để xây dựng hình thức giao khoán cho phù
hợp. Nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước và của các cổ đông.
Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý chi phí, giảm bớt các khoản chi phí gián
tiếp, các khoản chi phí bất hợp lý.
Nâng cao nhận thức tư duy về kinh doanh và khả năng nắm bắt nhu cầu trong cơ
chế thị trường cho cán bộ công nhân viên để kịp thời với những biến động của thị
trường và tự tin hơn trong kinh doanh.
Lựa chọn, thiết lập được các phương án kinh doanh cũng như phương án đầu tư
có tính khả thi cao. Có cơ cấu sản phẩm hợp lý để sản xuất đảm bảo được chi phí sản
xuất, đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, của các đơn vị
trực thuộc và khả năng vốn của Công ty để xây dựng hình thức giao khoán cho phù
hợp. Nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước và của các cổ động.
3.2. Giải pháp nhằm n n o hiệu quả quản lý vốn t i ôn ty
3.2.1. Về vốn cố định
Vốn cố định của Công ty CP giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên Quang chiếm
một tỷ trọng thấp, nhưng đã có xu hướng giảm dần đến 31/12/2013 tỷ trọng vốn cố
định là 16,55% trong tổng số vốn, chủ yếu là giá trị nhà cửa vật kiến trúc, còn phương
tiện vận tải, máy móc thiết bị thì chiếm một tỷ lệ rất nhỏ mà trong đó một số được đầu
tư mua sắm đã lâu nay tr nên lạc hậu, xuống cấp, đồng thời lại nằm rải rác các đơn
vị trực thuộc, các đơn vị này lại trên các huyện trong tỉnh. Vì vậy, những giải pháp
đối với vốn cố định là:
3.2.1.1. Ki m kê ánh giá lại tài s n c ịnh
Để triển khai công việc trên, cần tổ chức một hội đồng kiểm kê đánh giá mà các
thành viên gồm: Công ty, S Tài chính, các đơn vị trực thuộc, các chuyên gia kỹ thuật
thuộc các ngành xây dựng, cơ khí
Dựa vào kết quả kiểm kê, đánh giá và phân loại tài sản cố định để đề xuất
phương án cụ thể, kiến nghị các S , Ban, Ngành giải quyết. Các phương án có thể theo
một số hướng sau:
Đối với tài sản cố định đang dùng:
Thang Long University Library
65
Công ty hướng dẫn thống nhất các đơn vị trực thuộc m thẻ tài sản theo dõi từng
tài sản bao gồm cả nguyên giá, hao mòn, và giá trị còn lại. Hàng năm trích khấu hao
theo quy định của Nhà nước. Đồng thời phải thực hiện kiểm kê định kỳ theo quy định
của Nhà nước để theo dõi và phản ánh chính xác sự tăng giảm của tài sản cả về số
lượng và giá trị.
Bên cạnh việc theo dõi, phản ánh tài sản cố về số lượng và giá trị hai lần trên một
năm, Công ty cần thực hiện việc đánh giá lại tài sản. Trên cơ s đó xác định chính xác
giá trị tài sản, phản ánh đúng năng lực tài sản cố định của từng đơn vị trực thuộc để có
phương pháp và mức trích khấu hao phù hợp.
Đối với các diện tích đất đai, nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc xây dựng trong
vùng sâu, một số diện tích đất đai, văn phòng các khu trung tâm hiện tại không sử
dụng thì cần có biện pháp bố trí khai thác phát huy tác dụng như cho thuê, để tránh
tình trạng bỏ hoang gây lãng phí. Hoặc có thể tìm các đối tác có uy tín, có tiềm lực
kinh tế để liên kết sản xuất kinh doanh mà vốn góp của Công ty là giá trị các tài sản
này.
Đối với một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cũ nát, lạc hậu cần có
phương án thanh lý, thu hồi vốn để đầu tư cho máy móc, thiết bị công nghệ mới.
3.2.1.2. Áp ụng h nh thứ thuê TSC ho thuê tài hính
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường có nhu cầu mua
sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xư ng, trong khi đó lại chưa có
hoặc không đủ vốn để thực hiện các nhu cầu trên. Đặc biệt là khi nhu cầu của TSCĐ
chỉ trong ngắn hạn, do phát sinh đột biến của thị trường sản xuất, kinh doanh, nếu tốn
tiền đầu tư TSCĐ mới có thể sẽ lãng phí nguồn vốn do TSCĐ ít hoặc không được sử
dụng vào những kỳ sau. thuê TSCĐ là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết khó khăn
này.
Ví dụ, do nhu cầu vận tải hàng hóa của công ty đột ngột tăng lên, số lượng xe tải
sẵn có của công ty không đáp ứng được nhu cầu đang có, dự kiến công ty cần thêm 3
chiếc xe tải 1 tấn để đáp ứng.
Nếu công ty đầu tư mua mới, hiện tại giá 1 chiếc xe tải huyndai 1 tấn dự kiến
khoảng 300 triệu đồng/ chiếc (có thể tăng giảm tùy theo chất lượng xe), khấu hao
trong 10 năm. Như vậy, để đầu tư thêm 3 chiếc xe tải, tổng cộng công ty sẽ bỏ ra 900
triệu đồng tiền vốn.
Lượng vốn bỏ ra là rất lớn, trong khi nhu cầu chỉ là đột xuất trong khoảng 1
năm. Chi phí thuê xe tải khoảng 300 nghìn đồng/ chuyến. 1 tháng có 25 chuyến/ chiếc.
Tổng chi phí thuê xe tải sẽ là: 0,3 x 25 x 12 x 3= 270 triệu đồng.
66
Vậy, nếu đi thuê xe tải thì công ty sẽ giảm bớt lượng vốn đầu tư bỏ ra trong
ngắn hạn, đạt được nhiều lợi ích.
Ngoài ra, công ty có thể áp dụng hình thức thuê tài chính TSCĐ: Đây là một
hình thức nhận vốn tài trợ phổ biến của các nước có nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
kinh doanh khi chưa có đủ vốn để mua. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp
không phải bỏ ra một lượng vốn lớn ban đầu để mua sắm tài sản cố định mà chỉ phải
thanh toán dần dần qua các năm sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp có điều kiện tập
trung vốn để thực hiện các công việc khác, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
3.2.1.3. Cá gi i pháp khá
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp thì cần đánh giá đúng
các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn, nên ngoài hai giải pháp
nêu trên công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình
biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của
TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp.
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ.
- Công ty phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo
hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các
khoản đầu tư tài chính.
3.2.2. Về vốn ưu động
Vốn lưu động là bộ phận cấu thành trong tổng số vốn kinh doanh, để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.2.1. Xá ịnh nhu cầu v n lưu ộng hợp l trong kinh o nh
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của các đơn vị xác định nhu cầu vốn lưu động để
xây dựng kế hoạch huy động vốn. Mỗi nguồn vốn khác nhau có chi phí vốn khác nhau.
Do đó, việc huy động nguồn vốn cho sản xuất phải được tính toán cụ thể để chi chi phí
vốn thấp nhất, hạn chế tối đa những rủi ro và tạo ra một cơ cấu vốn linh hoạt. Đây là
giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Thang Long University Library
67
Tùy vào tình hình cụ thể mà công ty có thể xác định nhu cầu vốn lưu động bằng
phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào thống kê thực tế về vốn lưu động bình
quân năm báo cáo và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Phương pháp gián tiếp là dựa trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu
động năm kế hoạch, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn
cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế
hoạch.
Phương pháp tính như sau:
Trong đó:
Mt: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
Lt: Số quay vòng vốn lưu động kỳ kế hoạch
Phương pháp gián tiếp trong xác định nhu cầu vốn lưu động có ưu điểm là
tương đối giản đơn, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu
động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp. Đây là phương pháp rất phú
hợp với tình hình công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang
Cụ thể, áp dụng vào tình hình công ty năm 2013, dự kiến nhu cầu VLĐ sử dụng
trong năm 2014 như sau:
Công ty đặt mục tiêu doanh thu năm 2014 là 75 tỷ đồng, tức là tăng 7,3% so với
năm 2013. Với dự đoán lạm phát năm 2014 khoảng 7% (Lạm phát năm 2013 là
6,04%, dự đoán trong năm 2014 sẽ có sự biến động của giá điện và xăng dầu, đồng
thời có sự tăng cung ứng tiền tệ từ Ngân hàng nhà nước để cải thiện tính thanh khoản
nên lạm phát năm 2014 sẽ khoảng 7%).
Mức luân chuyển vốn lưu động năm 2014 là:
M1= 69,879 x 1,073 x 1,07 = 80,228 tỷ đồng
Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch 2014 là năm báo cáo mức Mo= 69,873 tỷ
đồng.
Số dư bình quân VLĐ năm 2013 là 32,125 tỷ đồng, công ty dự tính tăng mức
luân chuyển VLĐ lên 2,5 vòng. Vậy tỷ lệ tăng số ngày luân chuyển VLĐ năm kế
hoạch so với năm báo cáo là:
Vậy, mức nhu cầu VLĐ năm 2014 của công ty là:
68
Dự đoán mức nhu cầu VLĐ năm 2014 sẽ là 45,649 tỷ đồng., từ đó công ty sẽ đề
ra phương thức huy động vốn thích hợp để chuẩn bị.
Ngoài ra ta có thể sử dụng phương pháp trực tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu
động trong từng khâu của quá trình sản xuất bằng cách căn cứ vào các nhân tố ảnh
hư ng trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó tổng hợp lại để xác
định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhưng phương pháp này mất nhiều thời
gian, chi phí và cũng khá phức tạp.
3.2.2.2. Tăng ường qu n l v n lưu ộng trong á khâu ự trữ, t n kho
Do đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, nên đòi hỏi
phải có một lượng vốn lớn để chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên
tục. Nên Công ty phải có một lượng tiền mặt và hàng hoá dự trữ lớn. Vì vậy, Công ty
phải tính toán mức dự trữ tiền mặt tối ưu để có thể sử dụng những lúc cần thiết, tránh
tình trạng mức dự trữ tiền mặt quá lớn làm mất chi phí cơ hội. Công ty cũng phải xác
định mức dự trữ hàng hoá vật tư sao cho không gây lãng phí vốn và đảm bảo thực hiện
tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch.
Căn cứ vào hoạt động và tính chất thị trường cung ứng, công ty sẽ có kế hoạch
dự trữ đối với từng nhóm, từng loại hàng hoá và sử dụng vốn lưu động.
Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ s tình hình năm báo cáo, chi tiết
số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng
kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.
Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách,
phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng
để nhanh chóng thu hồi vốn.
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và
quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự
biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
3.2.2.3. Qu n l kho n ph i thu
Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty ta thấy: Công ty thường bị khách
hàng chiếm dụng vốn lớn, làm ảnh hư ng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công
ty. Do đó, Công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý.
Quản lý tốt các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi công nợ, giảm giá, chiết
khấu hợp lý với những khách hàng mua số lượng lớn và thanh toán đúng hạn. Thực
hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị
trường, vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi.
Thang Long University Library
69
M sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo
tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể
có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác
tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh
tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Tăng cường công tác thu hồi công nợ, chú trọng đặc biệt vào những khách hàng
có số nợ lớn.
Yêu cầu các trạm cung ứng thu tiền trước khi xuất hàng
Đối với những khách hàng chưa có khả năng trả tiền ngay thì phải cam kết đảm
bảo một tỷ lệ dư nợ trong thời gian nhất định. Nếu vượt quá số nợ và thời hạn đó thì
Công ty không tiếp tục bán nữa.
3.2.3. Giải pháp chun
Để tăng hiệu quả quản lý vốn trong công ty, giúp tăng lợi nhuận thì cải thiện
doanh thu và giảm trừ chi phí để tăng lợi nhuận là yếu tố cần thiết.
3.2.3.1. C i thi n doanh thu.
Việc tăng sản lượng hàng bán ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới tăng doanh
thu b i vì doanh thu có cao thì lợi nhuận mới cao. Tăng cường quản lý nội bộ bằng các
qui chế và qui định cụ thể hơn, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với
tình hình thực tế. Công ty cần tập trung vào một số biện pháp sau:
Mở rộn và đ n hoá mặt hàn kinh o nh: là một trong những chiến lược
rất hiệu quả và được áp dụng khá phổ biến các doanh nghiệp
Đẩy m nh ôn tá bán hàn ,tăn ƣờn kh u ti p thị bán hàn : Khối lượng
sản phẩm tiêu thụ lớn thì doanh thu cao. Công ty cần xây dựng tốt hệ thống đại lý bán
hàng bằng nhiều biện pháp: Có chính sách bán hàng áp dụng phương thức thanh toán
chậm, cung cấp hàng trước thanh toán sau, mềm dẻo linh hoạt về giá bán buôn, đầu tư
nhà kho chứa hàng, có chính sách thu hồi nợ hợp lý, có chính sách đảm bảo chất lượng
hàng hoá do Công ty sản xuất, làm được như vậy thì khả năng tiêu thụ hàng hoá sẽ
được tăng nhanh.
Tăn ƣờn ôn tá n hiên ứu thị trƣờng: Sản xuất cây gì con gì, sản lượng
phân bón bán ra như thế nào đều do thị trường quyết định. Công ty cần linh hoạt điều
chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng tháng, hàng quý cho phù hợp,
không thể xem nhẹ công tác nghiên cứu thị trường vì Công ty sản xuất kinh doanh
mang tính chất đặc thù ngành nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo thời vụ, điều này
sẽ giúp cho công ty thích nghi và thoả mãn nhu cầu thị trường. Thông qua bộ phận
Maketing sẽ nghiên cứu thị trường về chủng loại, giá cả, các dịch vụ kèm theo. Thực
70
hiện tốt công tác hỗ trợ bán hàng, bằng cách đào tạo, nâng cao kiến thức về thị trường
cho đội ngũ nhân viên bán hàng.
3.2.3.2. Gi m trừ hi phí.
Đối với các khoản chi như: điện, nước, điện thoại, là các khoản chi dễ bị sử
dụng lãng phí do thiếu ý thức tiết kiệm. Công ty cần đề ra các nội quy quy định về việc
sử dụng các khoản chi phí này đúng mục đích, tiết kiệm, phục vụ cho công việc công
ty. Bằng các biện pháp nâng cao ý thức tiết kiệm cho toàn bộ công nhân viên trong quá
trình sử dụng, mỗi cá nhân phải có ý thức tự góp phần vào lợi ích chung của công ty,
không dùng phương tiện chung để phục vụ lợi ích riêng.
Chi phí bằng tiền khác của công ty bao gồm: chi phí tiếp khách, chi phí quảng
cáo, chi công tác phí, văn phòng phí, chi thủ tục hành chính, chi phí bằng tiền tuy
không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá nhưng nó có ảnh hư ng trực tiếp đến việc
tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Các khoản chi phí này rất dễ bị lạm dụng trong chi
tiêu, chi tiêu quá định mức, quá kế hoạch, lợi dụng việc công chi cho việc tư. Vì vậy,
công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ. Trong điều kiện công ty ngày càng m rông
quy mô hoạt động và m rộng quan hệ với các đối tác thì các khoản chi bằng tiền tăng
lên là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, việc tăng các khoản chi phí này phải hợp lý,
phục vụ cho các hoạt động của công ty, không được lãng phí. Do đó, công ty cần xem
xét một cách kĩ lưỡng để xây dựng một định mức một cách cụ thể và thích hợp dựa
trên nguyên tắc tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian tới, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí sản xuất chung công ty nên quản lý theo dự toán. b i các khoản chi phí này rất
khó xây dựng định mức. Để quản lý tốt các khoản chi này, công ty nên lập ra các bảng
dự toán. các bảng này được xây dựng dựa trên số liệu thống kê kinh nghiệm của các
thời kỳ trước để ấn định nội dung chi tiêu, ấn định khung chi tiêu cho từng khoản mục.
Dựa theo bảng dự toán này, trong quá trình thực hiện công ty nên tiến hành cấp phát
chi tiêu theo nội dung của bảng dự toán. dựa vào dự toán để xác minh các khoản chi
phí vượt dự toán và ngoài dự toán, xác định các khoản chi phí không đúng nội dung và
kém hiệu quả.
Thang Long University Library
71
KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra sự cạnh tranh và luôn
đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức tới
việc đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế bằng máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại,
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác,
doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, sức cạnh tranh kinh tế của mỗi nước được
quyết định b i hoạt động và tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp. Để tham gia hội nhập và hội nhập được với nền kinh tế khu vực và quốc tế thì
doanh nghiệp phải có đủ sức cạnh tranh và quy mô vốn lớn, kỹ thuật công nghệ hiện
đại, uy tín trên thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt công tác
quản lý và điều hành vốn của mình một cách có hiệu quả nhất.
Trên cơ s lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý vốn, bài viết đã đi sâu vào
tìm hiểu thực trạng kinh doanh của công ty cố phần giống vật tư nông lâm nghiệp
Tuyên Quang. Bên cạnh những thành tựu đạt được có thể thấy công ty còn không ít
những vẫn đề phải khắc phục, từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp trên ý kiến cá nhân
nhằm khắc phục những khó khăn của công ty và nâng cao hiệu quả quản lý vốn. Hy
vọng những giải pháp này này sẽ thực thi và có tác dụng khắc phục những khó khăn
hiện tại của công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Chu Thị Thu Thủy và các cán
bộ nhân viên trong Công ty cổ phần giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã
giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội. Ngày 28 tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Tùng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài hính o nh n hiệp
TS. Bùi Hữu Phước, nhà xuất bản Lao động - Xã Hội, Hà Nội 2005.
2. Giáo trình Ph n tí h báo áo tài hính
Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội 2013.
3. Một số tài liệu củ đơn vị thực tập năm 2011, 2012, 2013.
Thang Long University Library
PHỤ LỤC
1. Bảng cân đối kế toán năm 2011.
2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011.
3. Bảng cân đối kế toán năm 2012
4. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012
5. Bảng cân đối kế toán năm 2013
6. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013
7 . Xác nhận của đơn vị thực tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a16176_4533.pdf