Đề tài Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam

Dựa trên cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và phát triể n nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm, tác giả đã phân tích thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩ m tại Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩ m tại Việt Nam những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô và số lượng các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, hoạt động này tại Việt Nam vẫ n thiếu tính chuyên nghiệp, nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế, cơ sở pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam còn nhiề u vướng mắc.

pdf118 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cho ho¹t ®éng nh-îng quyÒn kinh doanh trong lÜnh vùc thùc phÈm. HiÖn nay d©n sè ViÖt Nam lµ 84,1 triÖu ng-êi, trong ®ã d©n sè trong ®é tuæi 22-55 tuæi chiÕm h¬n 70%50, lµ lùc l-îng lao ®éng chñ yÕu cña x· héi, t¹o ra nguån cung cÊp lao ®éng dåi dµo cho c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ. §©y còng lµ nh÷ng ng-êi trong ®é 49 James Myers - Australian Trade Commission (2006), Vietnam Asia’s Next Economic Frontier: in front of the Franchise wave, -3-. 50 Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, -37-. 81 tuæi t¹o ra thu nhËp vµ cã møc chi tiªu nhiÒu nhÊt trong x· héi. §Æc biÖt, ®éi ngò d©n sè trÎ d-íi 35 tuæi chiÕm 65% tæng d©n sè c¶ n-íc51, lµ ®èi t-îng kh¸ch hµng hiÖn t¹i vµ tiÒm n¨ng chñ yÕu cña c¸c chuçi cöa hµng nh-îng quyÒn trong lÜnh vùc thùc phÈm. §Æc ®iÓm ph©n bè d©n c- ë thµnh thÞ cña ViÖt Nam còng lµ mét -u ®iÓm thuËn lîi cho ho¹t ®éng nh-îng quyÒn th-¬ng m¹i trong lÜnh vùc thùc phÈm. MËt dé ph©n bæ d©n sè dÇy ®Æc kh¾p mäi n¬i, kh«ng chØ tËp trung t¹i c¸c cao èc, toµ nhµ mµ dµn ®Òu kh¾p c¸c ®Þa bµn gióp cho viÖc kinh doanh chuçi nhµ hµng ¨n uèng rÊt thuËn lîi. C¸c cöa hµng b¸n lÎ, nhµ hµng kh«ng b¾t buéc ph¶i tËp trung vµo c¸c khu th-¬ng m¹i mµ cã thÓ xuÊt hiÖn bÊt cø n¬i nµo trong thµnh phè, do ®ã ho¹t ®éng nh-îng quyÒn dÔ dµng len lái vµo tËn c¸c ngâ ng¸ch. MÆt kh¸c, tr×nh ®é häc vÊn và tû lÖ biÕt ch÷ cña ng-êi d©n ngµy cµng n©ng cao lµ mét yÕu tè quan träng gióp tiÕp thu c¸c th«ng ®iÖp qu¶ng c¸o, ®-a h×nh ¶nh c¸c th-¬ng hiÖu trong lÜnh vùc thùc phÈm ®Õn gÇn gòi víi ng-êi d©n h¬n. Tèc ®é ®« thÞ ho¸ ®ang diÔn ra nhanh chãng t¹i ViÖt Nam còng lµ yÕu tè thóc ®Èy nh-îng quyÒn th-¬ng m¹i trong lÜnh vùc thùc phÈm ph¸t triÓn. Tõ n¨m 1997 ®Õn nay tû lÖ d©n c- thµnh thÞ liªn tôc t¨ng, ®Õn n¨m 2006 tû lÖ nµy chiÕm 27,12% d©n sè c¶ n-íc, t¨ng 4,46% so víi n¨m 1997 (B¶ng 8). Cïng víi qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸, thùc phÈm chÕ biÕn s½n, c¸c cöa hµng, dÞch vô ¨n uèng, b¸n lÎ thùc phÈm trë thµnh mét phÇn kh«ng thÓ thiÕu ®-îc cña x· héi c«ng nghiÖp. 51 James Myers - Australian Trade Commission (2006), Vietnam Asia’s Next Economic Frontier: in front of the Franchise wave, -6-. 82 B¶ng 8: Tû lÖ d©n sè ViÖt Nam khu vùc thµnh thÞ vµ n«ng th«n 1997-2006 Năm 1997 2000 2003 2006 Thành thị (%) 22,66 24,18 25,80 27,12 Nông thôn (%) 77,34 75,82 74,20 72,88 Nguồn: Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, -39-. Cuối cùng, lợi thế nổi bật nhất của Việt Nam khi phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm là nền văn hoá ẩm thực truyền thống đặc sắc. Việt Nam có rất nhiều sản phẩm tiềm năng để ứng dụng kinh doanh nhượng quyền trong và ngoài nước mà chưa được khai thác, bao gồm các loại nông sản, hải sản, thực phẩm chế biến, các món ăn truyền thống… Nền văn hoá ẩm thực của Việt Nam còn được thừa hưởng rất nhiều công thức, bí quyết, kỹ thuật chế biến truyền thống độc đáo, chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có cơ hội nhượng quyền phân phối sản phẩm mà còn cả bí quyết kinh doanh. Cha đẻ của Marketing hiện đại, Philip Kotler trong bài diễn thuyết tại hội thảo quốc tế “Marketing mới cho thời đại mới” tổ chức vào tháng 8/2007 tại thành phố Hồ Chí Minh có gợi ý rằng: “Nếu Trung Quốc nổi tiếng với thương hiệu “Factory of the world” (Công xưởng của thế giới), Ấn Độ với “Office of the world” (Văn phòng của thế giới) thì Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành “Kitchen of the world” (Bếp ăn của thế giới)”52. Như vậy có thể thấy văn hoá ẩm thực hấp dẫn và phong phú của Việt Nam hoàn toàn có khả năng khẳng định mình trên thị trường quốc tế. 52 Tuổi Trẻ Online (21/8/2007), “Bếp ăn” thế giới, (truy cập ngày 5/9/2007) 83 2 Nhƣợng quyền thƣơng mại là phƣơng thức kinh doanh rất phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay Mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có những thành tựu đáng kể, song nhìn chung Việt Nam vẫn là một nước nghèo với thu nhập đầu người chỉ khoảng 638 USD/năm (năm 2005)53, tỷ trọng lao động thất nghiệp luôn ở mức cao, ở khu vực thành thị 4,82%54 lực lượng lao động trong độ tuổi không có việc làm. Khu vực nông nghiệp chiếm hơn 70% dân số nhưng giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp thấp và chịu sự chi phối của thế giới về giá cả lẫn thị trường tiêu thụ. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt ngày càng tăng. Các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm chủ yếu ở dạng vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận vốn từ các định chế tài chính hạn chế. Đầu tư về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức sơ khai, năng lực cạnh tranh còn thấp, lại đang phải đối mặt với hội nhập kinh tế sâu sắc trên diện rộng. Với thực trạng trên, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm, rất phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm sẽ đưa các thương hiệu thực phẩm và văn hoá ẩm thực của Việt Nam vươn sang thị trường quốc tế, đồng thời thu hút vốn đầu tư từ các tập đoàn nhượng quyền thương mại lớn trên thế giới vào Việt Nam, giúp giải quyết công ăn việc làm trong nước, cải thiện thu nhập của người dân, điều chỉnh cán cân thương mại. Lấy trường hợp cà phê Trung Nguyên làm ví dụ, từ năm 1998 đến nay hệ thống này đã xây dựng được mạng lưới 1086 cửa hàng trong cả nước và hàng chục cửa ở nước ngoài. Ước tính, chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng 53 International Businesss Strategies (8/2006), Franchising market in Vietnam (Báo cáo về thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2006), -3-. 54 Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, -57-. 84 Trung Nguyên trong nước hết khoảng 300 triệu đồng bao gồm: 60 triệu tiền thuê mặt bằng nửa năm, 180 triệu tiền xây dựng và trang trí nội thất cửa hàng, 18 triệu cho quỹ lương trả nhân viên (từ 15-20 lao động) một tháng, 50 triệu vốn lưu động. Doanh thu của mỗi quán Trung Nguyên tối thiểu khoảng 40-50 triệu đồng/tháng. Chỉ bằng những phép tính đơn giản có thể thấy chỉ riêng tại thị trường Việt Nam 1086 cửa hàng Trung Nguyên đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu USD, sử dụng 16.290 - 21.720 lao động, tạo ra giá trị doanh thu 2,7 - 3,4 triệu USD/tháng. Nếu chỉ cần khoảng 10 hệ thống như Trung Nguyên tại Việt Nam, nguồn vốn đầu tư đổ vào nền kinh tế sẽ lên tới hàng trăm triệu USD, thu hút hàng chục vạn lao động, tạo giá trị doanh thu hàng chục triệu USD/tháng. Còn nếu có 100 hệ thống như Trung Nguyên thì nguồn vốn đầu tư đổ vào nền kinh tế lên đến hàng tỷ USD, khối lượng công ăn việc làm lên đến hàng triệu, giá trị doanh thu tạo ra lên đến hàng tỷ USD/tháng. 3 Tiềm năng về thị trƣờng nhƣợng quyền và nhận quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam Theo nhận định của các chuyên gia nhượng quyền thương mại hàng đầu thế giới, thị trường nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 20%-30% mỗi năm trong một vài năm tới55. Tỷ lệ tăng trưởng này là kết quả kinh doanh của những hợp đồng nhượng quyền độc quyền (master franchise agreements) giữa các chủ thương hiệu nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Tiềm năng về thị trường nhận quyền trong lĩnh vực thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Một mặt, nhiều nhà nhượng quyền hàng đầu 55 International Businesss Strategies (8/2006), Franchising market in Vietnam (Báo cáo về thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2006), -5-. 85 thế giới trong lĩnh vực thực phẩm đang tìm đến thị trường Việt Nam để bán nhượng quyền. Các thương hiệu trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống nổi tiếng thế giới như: Hard Rock Café, TaipoCup, Carvel, Baskin Robbins, Chili's, Texas Chicken… đã có cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam và đang hoàn tất việc nghiên cứu thị trường để tiến hành nhượng quyền thương mại trong thời gian tới. McDonald’s, Starbucks và Dunkin Donuts đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để vào thị trường Việt Nam. Thương hiệu bánh ngọt Han’s Bakery của Singapore và chuỗi nhà hàng Pasta Fresca của Ý đã chọn Việt Nam là thị trường ưu tiên số một trong kế hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng tại Châu Á. Mặt khác, các hệ thống nhượng quyền của nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt Nam đều không giấu tham vọng mở rộng hệ thống cửa hàng và quy mô trên thị trường. KFC và Pizza Hut có kế hoạch nâng tổng số cửa hàng lên 100 và 20 vào năm 2010. Nhà đại diện Gloria Jean’s Coffees tại Việt Nam dự kiến đạt đến 20 cửa hàng trong vòng 2 năm tới. Lotteria, Jollibee, Dilmah, Qualitea cũng đều đang thực hiện chiến dịch khuếch trương số lượng các cửa hàng trong cả nước. Không chỉ thị trường nhận quyền mà thị trường nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam cũng rất tiềm năng. Các doanh nhân trong nước ngày càng nhận thức rõ hơn về nhượng quyền thương mại. Các hệ thống nhượng quyền trong nước đều có mong muốn mở rộng mô hình kinh doanh. Phở 24 có kế hoạch mở thêm 41 cửa hàng trong và ngoài nước đến cuối năm 2008. Sau thành công của Phở 24, tập đoàn An Nam tiếp tục cho ra đời cửa hàng thức ăn nhanh mang phong cách Việt với thương hiệu Bamizon, tức Bánh mì giòn. Cửa hàng Bamizon đầu tiên đã được khai trương vào ngày 6/10 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng giống như Phở 24, Bamizon được thiết kế theo tiêu chuẩn riêng và định hướng phát triển theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, sẽ có mặt tại Hà Nội vào năm 2009 rồi vươn sang 86 các thị trường nước ngoài. Kinh Đô Bakery dự tính sẽ nâng tổng số cửa hàng trong cả nước lên đến 100 trong vòng 3 năm tới. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang có ý định kinh doanh nhượng quyền để đưa thương hiệu vươn sang thị trường nước ngoài, đi đầu là các thương hiệu như: thực phẩm Vissan, kem Vinamilk, kem Monte Rosa, Vifon … Xu hướng bùng nổ thị trường nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam là một xu hướng tất yếu, không nằm ngoài quy luật phát triển ở các nước trên thế giới và trong khu vực. Theo thống kê của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association), tại Nhật Bản nhượng quyền thương mại bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 có 1.074 hệ thống nhượng quyền và 220.710 cửa hàng nhượng quyền; tại Trung Quốc hoạt động nhượng quyền thương mại vào nước này từ năm 1980, đến năm 2004 nước này có 2.100 hệ thống nhượng quyền với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau và từ khi Trung Quốc ra nhập WTO vào năm 2001 bình quân mỗi năm hoạt động nhượng quyền tăng 38%, hoạt động nhận quyền tăng 55%56. Nếu nhìn vào những con số thống kê trên ở các nước trong khu vực và trên thế giới thì quả thật hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi động và theo quy luật tất yếu của thị trường thì tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh này còn rất lớn, thị trường nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 56 Nguyễn Khánh Trung (15/7/2007), Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai, (truy cập ngày 1/10/2007). 87 1 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhƣợng quyền 1.1. Chú trọng đến việc xây dựng mô hình kinh doanh mẫu Để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài cho một hệ thống nhượng quyền, các doanh nghiệp phải luôn tâm niệm được rằng: cần xây dựng được một mô hình kinh doanh chuẩn và chứng tỏ được sự thành công của mô hình đó trước rồi mới tiến hành nhượng quyền. Chính vì vậy, ngay từ những bước đi đầu tiên trước khi bắt đầu nhượng quyền các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm cần chú trọng đến việc thiết lập tính chuẩn mực và đồng bộ cho mô hình kinh doanh từ khâu chọn lựa mặt bằng, trang trí cửa hàng đến khâu đào tạo huấn luyện nhân viên, chế biến món ăn thức uống, phục vụ khách hàng, quảng cáo khuyến mại; từ các logo, biển quảng cáo đến đồng phục nhân viên, các vật dụng trong nhà hàng, các tài liệu, ấn phẩm phát hành… Do tính chất mới mẻ của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nên tốt nhất để thiết lập được những tiêu chuẩn đồng bộ cho hệ thống, các doanh nghiệp nên tìm đến sự tư vấn, trợ giúp của các công ty tư vấn nhượng quyền có uy tín trong và ngoài nước. Những chuyên gia nhượng quyền sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp cách xây dựng hợp đồng nhượng quyền vững mạnh, lựa chọn đối tác để bán nhượng quyền, phát triển các biện pháp giám sát chặt chẽ và duy trì tính đồng bộ của hệ thống. Việc làm này đòi hỏi phải đầu tư công sức và tiền của nhưng đây là một khoản đầu tư mang tính chiến lược, rất có lợi cho doanh nghiệp về lâu dài. Đối với những doanh nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động nhượng quyền cần rà soát, đánh giá lại tính chuẩn mực, đồng bộ của hệ thống. Nếu tính đồng bộ và chuẩn mực chưa được đảm bảo, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư mời các chuyên gia hoặc các công ty tư vấn về nhượng quyền về giúp tái thiết lại hệ thống. Hiện nay thị trường tư vấn nhượng quyền tại Việt Nam bắt đầu phát triển, nhiều công ty Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ này, cộng thêm nhiều công ty tư vấn 88 của nước ngoài đã và đang vào Việt Nam để mở chi nhánh. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền của Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau để tìm một công ty tư vấn phù hợp với mục tiêu mở rộng và tiềm lực tài chính của mình. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn nhượng quyền cũng còn rất mới tại Việt Nam nên chưa có nhiều kiểm chứng thực tế về dịch vụ của các công ty trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải thật cẩn trọng, tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn cho mình một công ty tư vấn, tốt nhất nên chọn những công ty đã có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam. 1.2. Chuyên nghiệp hoá việc đăng ký bảo hộ thương hiệu và tài sản trí tuệ Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược, tầm nhìn dài hạn khi đăng ký bảo hộ thương hiệu và tài sản trí tuệ. Các doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu ít nhất là trong vòng 5 năm, sau đó thực hiện ngay việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trên các thị trường mục tiêu đó, không nên để xảy ra tình trạng khi nào chuẩn bị xâm nhập một thị trường mới bắt đầu bảo hộ, như vậy nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh nhanh chân hơn, đăng ký trước là không thể tránh khỏi. Trên thực tế, việc triển khai đăng ký thương hiệu, đặc biệt là đăng ký thương hiệu ở thị trường nước ngoài, nơi có sự khác biệt về ngôn ngữ, chính sách, pháp luật, không hề dễ dàng đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là chủ doanh nghiệp thường là những người có chuyên môn quản lý, điều hành, chứ không chuyên sâu vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp. Chính vì vậy, các chủ thương hiệu nên thông qua các công ty luật để được hướng dẫn đăng ký cho hợp pháp cả về hình thức và nội dung. Công ty luật sẽ giúp chủ thương hiệu tất cả các công đoạn, từ chuẩn bị, hoàn tất, trình 89 nộp hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc đăng ký bảo hộ đến việc tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đăng ký bảo hộ. Ngoài ra, các chủ thương hiệu Việt Nam cũng cần nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về khái niệm tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ không chỉ bó buộc ở kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý… mà bao gồm tất cả những gì đặc trưng cho doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn đến việc xây dựng và đăng ký “tên miền” (domain name), một dạng mới của tài sản trí tuệ và cũng là một công cụ quảng cáo hữu hiệu ngày nay. Những doanh nghiệp nào có ý định kinh doanh nhượng quyền mà chưa xây dựng và đăng ký tên miền thì nên xúc tiến ngay nếu không muốn xảy ra nguy cơ bị các tổ chức, cá nhân khác giành trước quyền sở hữu các tên miền phù hợp, sau này khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sẽ phải mua lại, chi phí mua lại tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra đăng ký. Bên cạnh đó, khi đăng ký tên miền các doanh nghiệp Việt Nam nên đăng ký luôn các tên phụ gần giống với tên miền chính để tránh bị các công ty khác lợi dụng tên miền gần giống quảng cáo cho những sản phẩm, dịch vụ “nhái”. 1.3. Có chiến lược marketing phù hợp cho hệ thống nhượng quyển Đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam là quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính chưa mạnh, chính vì vậy cần phải chọn cho mình những hình thức marketing nào vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo một số phương thức quảng cáo sau: - Quảng cáo qua mạng: Đây là phương thức rẻ nhất và tương đối hiệu quả hiện nay. Các doanh nghiệp có thể tham khảo một số website chuyên mua hoặc bán franchise nổi tiếng trên thế giới như: www.franchise.org, www.franchiseworks.com, www.franchiseopportunities.com, www.franchise- buzz.com, www.franchiseadvantage.com, www.bestfranchiseopportunities, 90 www.Franchisesolutions.com, www.franchise.com, … đặc biệt có website www.foodfranchise.com là địa chỉ giành riêng cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm. Song song với việc đăng quảng cáo trên các website chuyên về nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam nên tự xây dựng website riêng cho doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp, bài bản và thường xuyên phải cập nhật thông tin trên website. Bởi vì các đối tác sau khi đọc được thông điệp quảng cáo của các doanh nghiệp trên website về nhượng quyền thương mại sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp trước khi mua nhượng quyền và tìm hiểu thông tin từ website của doanh nghiệp có thể là điều đầu tiên đối tác muốn làm. - Ghi danh vào sổ niên giám nhượng quyền: Sổ niên giám có thể được xuất bản theo từng quốc gia hoặc tổng hợp nhiều quốc gia. Tuỳ vào thị trường mục tiêu của mình, các doanh nghiệp chọn lựa ghi tên đăng ký quảng cáo trên sổ niên giám nào. Ví dụ, tại Mỹ có sổ niên giám chuyên về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm của công ty Enterprise Magazine. - Gia nhập các hiệp hội, tổ chức nhượng quyền thương mại quốc tế: Tại Việt Nam chưa có hiệp hội nhượng quyền thương mại, tuy nhiên từng doanh nghiệp riêng lẻ đang kinh doanh nhượng quyền vẫn có thể đăng ký xin gia nhập làm thành viên trực tiếp trên mạng của các hiệp hội, tổ chức nhượng quyền uy tín trên thế giới như: Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council), Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association)… Thông qua các tổ chức này, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm có thể bắt cầu nối với các doanh nghiệp thành viên khác trên khắp thế giới để tìm đối tác mua nhượng quyền. Đối với những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh và tham vọng mở rộng thị trường trên quy mô lớn như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, 91 Kinh Đô Bakery…, thì ngoài những phương thức marketing nêu trên, doanh nghiệp có thể chọn những hình thức quảng bá chuyên nghiệp hơn. Cụ thể là: - Tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại: Các doanh nghiệp có thể tìm lịch tổ chức và thông tin về hội chợ, triển lãm tại website www.franchiseexpo.com hoặc trên website của Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (www.worldfranchisecouncil.org) và Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (www.franchise.org). Cùng với các hoạt động giới thiệu quảng bá thương hiệu, khi tham gia hội chợ triển lãm các doanh nghiệp nên cố gắng tham dự đầy đủ các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề nhượng quyền thương mại, một hình thức học hỏi rất bổ ích. - Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp có thể tiến hành quảng cáo trực tiếp trên các phương tiện truyền thông như tivi, đài, báo, tạp chí tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn nhượng quyền. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông phải tiến hành thường xuyên thì mới tạo ra hiệu quả, mà cách quảng cáo qua tivi, đài rất tốn kém nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn quảng cáo thông qua các tạp chí chuyên đề về nhượng quyền thương mại có uy tín như: Franchise Update, Franchising World, Franchise International, Franchise Times… - Thuê công ty tư vấn: Trường hợp Phở 24 có mục tiêu mở 100 quán phở tại Nhật Bản hay cà phê Trung Nguyên muốn tiến sâu vào một thị trường khó tính như Hoa Kỳ, thì có lẽ phương thức an toàn nhất là thuê một công ty tư vấn nhượng quyền am hiểu thị trường địa phương để giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược quảng bá. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm địa chỉ của các công ty tư vấn nhượng quyền quốc tế tại website www.franchise.org . 1.4. Tăng cường hỗ trợ các đối tác nhận quyền 92 Chủ thương hiệu Việt Nam phải xây dựng được một lực lượng mạnh cho công tác giám sát, hỗ trợ các cửa hàng nhượng quyền. Lực lượng hỗ trợ này phải thường xuyên hoặc định kỳ đến thăm các cửa hàng để kiểm tra chất lượng và giúp đỡ tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành cửa hàng. Công tác hỗ trợ phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chứ không phải chỉ làm để lấy lệ, mang tính xã giao, hình thức. Bên cạnh hình thức kiểm tra định kỳ thường xuyên, các chủ thương hiệu Việt Nam nên áp dụng hình thức kiểm tra đột xuất và bí mật để đảm bảo tính khách quan, trung thực nhất. Các chuyên gia của công ty sẽ đóng giả làm khách hàng đột xuất đến thăm các cửa hàng nhượng quyền, báo cáo lại những gì quan sát thấy ở cửa hàng dưới cặp mắt một khách hàng bình thường. Nội dung bản báo cáo này sẽ được chủ thương hiệu phản hồi và thảo luận với các bên nhận quyền. Ngoài việc tăng cường thăm hỏi thực tế, các chủ thương hiệu Việt Nam cần củng cố kênh thông tin liên lạc trực tiếp với các bên nhận quyền. Đối với những hệ thống nhượng quyền có quy mô lớn như cà phê Trung Nguyên và Phở 24, chủ thương hiệu nên xây dựng mạng Intranet kết nối liên lạc cho tất cả các cửa hàng nhượng quyền với nhau và với chủ thương hiệu, hoặc thiết lập một đường dây nóng hoạt động 24/7 (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) để các bên nhận quyền có thể tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn bất cứ lúc nào. Đối với các hệ thống nhượng quyền còn non trẻ, chủ thương hiệu có thể củng cố mối liên lạc với các bên nhận quyền bằng điện thoai, fax, email, thư từ thường xuyên, hoặc ít nhất cũng phải có các buổi họp định kỳ với chủ cửa hàng nhượng quyền để góp ý cải tiến chất lượng, các buổi hội nghị khách hàng thường niên cho tất cả các bên nhận quyền để cập nhật thông tin về đường lối chính sách của hệ thống, giới thiệu, khen thưởng các cửa hàng đạt thành tích kinh doanh xuất sắc. 93 2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhận quyền 2.1. Tận dụng cơ hội mua nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước Thị trường nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng tại Việt Nam đang trên đà phát triển, hứa hẹn nhiều tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm ở trong và ngoài nước đang muốn tìm kiếm đối tác nhận quyền tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt và các doanh nghiệp trong nước nên tận dụng cơ hội này để mua nhượng quyền của các thương hiệu mạnh, học hỏi kinh nghiệm, bí quyết thành công từ những mô hình kinh doanh chuẩn. Bên cạnh những cơ hội có sẵn, các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tìm kiếm thêm cơ hội mua nhượng quyền thông qua các nguồn khác nhau. Thông tin về các sản phẩm và thương hiệu có bán nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm có thể được tìm thấy trên các tài liệu in ấn, tạp chí chuyên đề, trang thông tin điện tử về nhượng quyền thương mại, sổ niên giám nhượng quyền của các nước… Ngoài ra, các doanh nghiệp hoặc thương nhân Việt Nam đang có nhu cầu mua nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm nếu có điều kiện nên tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại, tại đó các doanh nghiệp sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với nhiều chủ thương hiệu. 2.2. Tìm hiểu kỹ trước khi ký kết hợp đồng mua nhượng quyền Mặc dù phải nắm bắt, tận dụng triệt để cơ hội mua nhượng quyền nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không nên nóng vội, chủ quan, mà phải xem xét thật kỹ trước khi quyết định ký kết hợp đồng nhượng quyền. Trước hết, muốn nhận quyền trong lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp Việt Nam nên tự trang bị 94 cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản về nhượng quyền thương mại, sau đó phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu UFOC do phía chủ thương hiệu cung cấp để có thông tin đánh giá hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không nên cứng nhắc, tin tưởng hoàn toàn vào thông tin trong UFOC mà phải chủ động tham khảo thêm các nguồn thông tin bên ngoài khác như: tham khảo ý kiến của những người đã và đang thực hiện nhận quyền, trực tiếp đến thăm trụ sở chính của đối tác nhượng quyền, tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp từ Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư… Ngoài ra, vì thực phẩm là một ngành kinh doanh nhạy cảm, nên các doanh nghiệp nhận quyền Việt Nam phải xem xét, tìm hiểu kỹ xem sản phẩm định mua nhượng quyền có phù hợp với văn hoá, khẩu vị, sở thích của thị trường điạ phương hay không, nhất là hiện nay phần lớn các thương hiệu đang tìm đến Việt Nam để bán nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm đều có nguồn gốc từ các quốc gia phương Tây trong khi văn hoá ẩm thực Việt Nam lại đậm nét Á Đông. Nếu cần, trước khi ký hợp đồng, các doanh nghiệp có thể đàm phán với chủ thương hiệu để thay đổi, bổ sung một số yếu tố cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Sau khi hợp đồng đã được ký kết mọi cái gần như không thể thay đổi được nên các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đặt bút ký. Nếu có điều kiện các doanh nghiệp nên thông qua một văn phòng luật sư để được giúp đỡ trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng. 2.3. Có chính sách tuyển dụng và đãi ngộ nhân viên thích đáng Các chủ cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam nên đề cao hàng đầu yếu tố năng lực khi tuyển dụng nhân viên, tránh tâm lý thiên vị người nhà hoặc những người có quan hệ thân thiết với ông chủ, như vậy mới có thể tạo dựng được một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và công bằng. Để tiết kiệm chi phí đăng tuyển, các cửa hàng có thể đăng quảng cáo tuyển dụng trên các 95 trang thông tin điện tử miễn phí hoặc đặt ngay biển “cần tuyển nhân viên” trước mặt tiền cửa hàng, phương thức này đơn giản, không tốn chi phí nhưng khá hiệu quả. Do các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam phần lớn đều nằm ở khu đông người qua lại nên thông tin sẽ được nhiều người biết đến, thêm vào đó nhân viên tiềm năng có thể biết chính xác về cửa hàng trước khi quyết định có nộp đơn xin việc hay không. Ngoài ra, còn một cách tuyển dụng nữa rất hiệu quả mà các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam có thể áp dụng, đó là nhận đơn xin việc bất cứ khi nào có ai muốn nộp, rồi phân loại hồ sơ và khi có nhu cầu chỉ cần gọi những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn đến để phỏng vấn. Tuyển dụng nhân viên đã khó, giữ được nhân viên lại càng khó hơn. Mỗi một nhân viên ra đi là một tổn thất cho cửa hàng vì chủ cửa hàng sẽ tốn chi phí, thời gian để tuyển dụng và đào tạo người mới. Chính vì vậy, các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam nên có chính sách khen thưởng, khích lệ, động viên nhân viên để họ thấy gắn bó hơn với công việc, có thể áp dụng một vài chính sách rất đơn giản mà hiệu quả như: bình chọn “nhân viên xuất sắc trong tháng”, “nhân viên xuất sắc trong năm”, treo hình những nhân viên xuất sắc tại nhà hàng để khách hàng cùng nhận biết. 96 2.4. Nghiêm túc tuân thủ tính chuẩn mực của hệ thống Các chủ nhà hàng nhượng quyền tại Việt Nam cần nâng cao ý thức chấp hành tính chuẩn mực của hệ thống. Mọi quy định về tính đồng bộ được ghi trong hợp đồng nhượng quyền và cẩm nang hoạt động của hệ thống phải được tuyệt đối tuân thủ. Bên cạnh đó, chủ nhà hàng nhượng quyền nên tích cực hợp tác với chủ thương hiệu trong hoạt động đào tạo nhân viên và quảng cáo tiếp thị cho hệ thống nhượng quyền. Ngoài việc tự nâng cao nhận thức, các chủ nhà hàng nhượng quyền nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh để có thể điều hành nhân viên làm đúng theo các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống. Trong trường hợp chủ thương hiệu còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản trị thì nên thuê một người quản lý có đủ chuyên môn, năng lực giúp điều hành cửa hàng. 3 Giải pháp từ phía Nhà nƣớc và các Bộ, Ban, Ngành 3.1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm Liên quan đến pháp luật nhượng quyền thương mại, thứ nhất, cần xóa bỏ sự chồng chéo giữa các quy định pháp lý. Việc quản lý hoạt động nhượng quyền kinh doanh chỉ nên đưa về một “mối” là Bộ Công thương để đơn giản hoá mọi thủ tục đăng ký. Thứ hai, Bộ Tài chính cần sớm ban hành mức phí đăng ký nhượng quyền, đồng thời các cơ chế về khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến đăng ký nhượng quyền cũng cần được bổ sung. Thứ ba, cần điều chỉnh một số quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đối với một số quy định theo đúng chuẩn mực quốc tế nhưng chưa phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay, chúng ta nên cân nhắc đến cơ chế áp dụng có thời hạn. Thứ tư, pháp luật nước ta cần sớm ban hành mức thuế, cách tính thuế đối với phí nhượng quyền và các khoản thu khác liên quan đến nhượng 97 quyền cũng như các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Liên quan đến pháp luật kinh doanh thực phẩm, cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh, đặc biệt cần quy định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các cơ sở vi phạm. Ngoài ra, pháp luật nước ta cần có những điều chỉnh hợp lý về việc đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và cần quy định rõ ràng cơ sở có quy mô như thế nào, có những điều kiện gì thì buộc phải có giấy phép kinh doanh mới được hoạt động. 3.2. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm Chính phủ nên có chính sách và chiến lược cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích các mô hình nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Trước hết Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Cụ thế là:  Đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng.  Tạo điều kiện thông thoáng để các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, tiến hành kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm.  Đưa ra những ưu đãi trong việc vay vốn để mở rộng hệ thống đối với các doanh nghiệp nhượng quyền và để mua nhượng quyền đối với các doanh nghiệp nhận quyền.  Có chính sách khen thưởng và động viên đối với các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động nhượng quyền thương mại. 98 Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách ưu đãi phải có định hướng rõ ràng và cụ thể để tránh trường hợp có doanh nghiệp lợi dụng những ưu đãi để phát triển lệch hướng. Chính phủ nên thành lập một chương trình quốc gia về phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm. Chương trình quốc gia phát triển nhượng quyền này trước mắt sẽ nhắm vào hai mục tiêu chủ yếu là: (1) Gia tăng số lượng các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền tại Việt Nam; (2) Thúc đẩy quảng bá những sản phẩm đặc thù của Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền. Như vậy trọng tâm của chương trình là tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền và khai thác triệt để tiềm năng về sản phẩm của Việt Nam. Để thực hiện chương trình này, Chính phủ cần thành lập Hội đồng tư vấn cấp Nhà nước về nhượng quyền thương mại và xây dựng đội ngũ chuyên gia giúp đỡ các doanh nghiệp còn “bỡ ngỡ” khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền. Chính phủ cũng nên thành lập một ban nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam, chọn món ăn, chọn mô hình chuẩn và đặc trưng cho nhà hàng Việt để xuất khẩu. Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại các nước nên có hoạt động xúc tiến hợp tác về nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước sở tại thông qua hình thức tổ chức các hội chợ, triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại, tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang nước bạn tham quan tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm của Việt Nam cũng là một giải pháp để phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm. Mặc dù hiện tại số lượng các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm kinh doanh nhượng quyền còn chưa nhiều, song theo đà phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhượng quyền kinh doanh sẽ trở thành xu hướng phát triển 99 của nhiều doanh nghiệp và việc ra đời Hiệp hội là tất yếu. Đây là nơi tập trung sức mạnh của các doanh nghiệp, thông qua đó các doanh nghiệp có thể gặp gỡ, hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đồng thời đóng góp ý kiến trong việc xây dựng luật hợp lý hơn. 3.3. Xây dựng chương trình đào tạo có tính quy mô để phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm Đã đến lúc chúng ta cần đưa kiến thức nhượng quyền thương mại vào nội dung chương trình giảng dạy chính thức về kinh tế, quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Về lâu dài, Bộ Giáo dục Đào tạo cần tiến tới thành lập chuyên ngành đào tạo về nhượng quyền thương mại tại các bậc đại học, trên đại học. Song song với việc đưa nhượng quyền thương mại vào chương trình đào tạo chính quy, chúng ta nên tổ chức các khoá học ngắn hạn, buổi hội thảo, tọa đàm chuyên đề về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm với sự giúp đỡ chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Mặt khác, Nhà nước nên có chủ trương cấp ngân sách cho cán bộ đi đào tạo về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại những nước có truyền thống lâu đời trong hoạt động này như: Úc, Mỹ, Nhật… 3.4. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm Để chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam thời gian tới, Nhà nước phải có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động kinh doanh này. Cụ thể là: 100  Phát triển mạng lưới các nhà hàng, khách sạn; xây dựng thêm các khu đô thị, trung tâm thương mại, các siêu thị và hệ thống bán lẻ trên khắp cả nước.  Thiết lập các kênh thông tin trong và ngoài nước về nhượng quyền thương mại như: xây dựng các cổng thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử quốc gia về nhượng quyền thương mại; phát hành các tạp chí chuyên đề nhượng quyền thương mại và sổ niên giám nhượng quyền thương mại của Việt Nam.  Xây dựng mạng lưới cung ứng ổn định và chất lượng cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm, hình thành những khu chuyên sản xuất và cung cấp rau cỏ, thực phẩm, nguyên liệu đảm bảo chất lượng.  Nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; thành lập viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số tỉnh, thành phố lớn. 101 KẾT LUẬN Dựa trên cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm, tác giả đã phân tích thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô và số lượng các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, hoạt động này tại Việt Nam vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế, cơ sở pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam còn nhiều vướng mắc. Bằng những nghiên cứu thực tiễn về ngành thực phẩm Việt Nam và ứng dụng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam, tác giả đã đánh giá tiềm năng phát triển kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam và thấy rằng Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình kinh doanh này. Với mong muốn tiềm năng về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam được phát huy tối đa, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp phát triển hoạt động này thời gian tới. Để hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam có thể phát triển một cách chuyên nghiệp, bền vững đòi hỏi những giải pháp toàn diện, đồng bộ từ cả 3 phía: các doanh nghiệp nhượng quyền, các doanh nghiệp nhận quyền, Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành.  Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền cần (i) nâng cao ý thức xây dựng và quảng bá thương hiệu; (ii) tăng cường các hoạt động hỗ trợ đối tác nhận quyền. 102  Đối với các doanh nghiệp nhận quyền cần (i) tự trang bị những kiến thức cơ bản về nhượng quyền thương mại; (ii) chủ động tìm kiếm đối tác bán nhượng quyền; (iii) nâng cao ý thức chấp hành các quy định của hệ thống nhượng quyền.  Đối với Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành cần (i) hoàn thiện các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm; (ii) có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm; (iii) có chiến lược phát triển nhân lực cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm; (iv) chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm thời gian tới. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barbara Beshel (2005), An introduction to franchising, International Franchise Association Educational Foundation. 2. Bộ Công Thương (1/9/2007), Nhượng quyền thương mại và cơ hội phát triển cho ngành thực phẩm của Việt Nam, (truy cập ngày 25/9/2007). 3. British Franchise Association, What is franchising, (truy cập ngày 2/10/2007). 4. Phạm Quang Diệu (28/9/2005), Bùng nổ ngành bán lẻ lương thực và thực phẩm vùng Châu Á Thái Bình Dương, (truy cập ngày 15/9/2007). 5. Diễn đàn doanh nghiệp (3/7/2007), Franchising và McDonald’s, &cat=25 (truy cập ngày 9/10/2007). 6. Trí Đường - Tiền Phong Online (18/10/2007), Việt Nam xếp thứ 6 thế giới về triển vọng thu hút đầu tư, ChannelID=3 (truy cập ngày 20/10/2007). 7. Food and Agriculture Organization of the United Nations (6/2007), Food Outlook 2007, -1-. 8. FranchisingWorldwide (4/2006), Franchising takes country by storm, country-by-storm/ (truy cập ngày 8/10/2007). 104 9. Gloria Jean’s Coffees, The Gloria Jean’s Coffees Story, (truy cập ngày 27/8/2007). 10. Hồ Hữu Hoành, Một số vấn đề về hoạt động franchise tại Việt Nam, (truy cập ngày 30/8/2007). 11. Ánh Hồng - VnExpress (6/10/2007), Phở 24 làm bánh mì giòn, (truy cập ngày 9/10/2007). 12. Lạc Huy (2/3/2007), Hội nhập kinh tế quốc tế với ngành thực phẩm Việt Nam, (truy cập ngày 6/10/2006). 13. International Business Strategies (8/2006), Franchising in Vietnam (Báo cáo về thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2006). 14. Internet World Stats (2007), World internet usage and population statistics, (truy cập ngày 9/10/2007). 15. Karl D John - Asea Times Online (4/5/2006), Fast - Pho ward for noodle hit, (truy cập ngày 27/8/2007). 16. Phạm Hoa Lài - báo Sài Gòn Doanh Nhân (24/8/2005), 9 bước, 6 động tác, 14 cửa hàng và ông hàng Phở 24. 17. McDonald’s, About McDonald’s, (truy cập ngày 27/8/2007). 18. James Myers - Australian Trade Commission (2006), Vietnam Asia’s Next Economic Frontier: in front of the Franchise wave. 19. National Economic Consulting - Practice of PricewaterhouseCoopers (2004), Economic Impact of Franchised Business, International Franchise Association Educational Foundation. 20. Pho24, (truy cập ngày 30/9/2007). 105 21. Vũ Minh Quân - Thời báo Kinh tế Sài Gòn (26/4/2006), Ít thương hiệu Việt nhượng quyền thương mại, o&top (truy cập ngày 30/9/2007). 22. Sài Gòn Tiếp Thị (15/8/2007), Franchise không có nghĩa là “dựa hơi”, (truy cập ngày 10/10/2007). 23. Trần Ngọc Sơn (26/1/2007), Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, (truy cập ngày 1/10/2007). 24. TS. Đặng Vũ Thanh - báo Đầu tư (20/10/2005), Trung Nguyên: lời cảnh báo từ một thương hiệu nổi tiếng, (truy cập ngày 10/10/2007). 25. Thời Sự (9/4/2007), Franchise ở Việt Nam: lỏng lẻo và không toàn diện, (truy cập ngày 5/9/2007). 26. Trần Trọng Thủy - báo Nhịp cầu đầu tư (2/3/2007), Giờ G cho quảng cáo trực tuyến, (truy cập ngày 9/10/2007). 27. Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội. 28. Nguyễn Khánh Trung (15/7/2007), Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai, (truy cập ngày 1/10/2007). 29. TS. Lý Quí Trung (2006), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 30. TS. Lý Quí Trung (2006), Mua franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 106 31. Trung Nguyên Corporation, (truy cập ngày 11/10/2007). 32. Tô Tuấn - Thời báo Kinh tế Việt Nam Online (2/3/2007), Hội nhập kinh tế quốc tế với ngành thực phẩm Việt Nam, (truy cập ngày 27/8/2007). 33. Tuổi Trẻ Online (21/8/2007), “Bếp ăn” thế giới, ID=87 (truy cập ngày 5/9/2007). 34. Tuổi Trẻ Online (30/8/2007), “Bánh ngon” chưa đến doanh nghiệp trong nước, annelID=11 (truy cập ngày 5/9/2007). 35. UNCTAD (16/10/2007), World Investment Report 2007, United Nations Publiccation, -59-, Switzerland. 36. Việt Báo.vn (26/1/2007), Việt Nam mua quyền kinh doanh cà phê Australia, Australia/10994110/87/ (truy cập ngày 26/8/2007). 37. Vietnam Economic News Online (9/3/2007), Cà phê Trung Nguyên: truyện về con người luôn đột phá, (truy cập ngày 11/10/2007). 38. VietNamNet (28/2/2006), Thị trường bán lẻ: Trung Nguyên vào cuộc, (truy cập ngày 1/10/2007). 39. VnExpress (31/1/2006), Gia tăng nhượng quyền thương hiệu, (truy cập ngày 9/10/2007). 107 40. VnMedia, 0,3% cơ sở kinh doanh có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, (truy cập ngày 6/10/2007). 108 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Thương mại) CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ ......, ngày.... tháng.... năm..... ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Kính gửi: Bộ Thương mại Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)…......................................................... Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):....................................... Tên thương nhân viết tắt (nếu có):...................................................................... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số:............................. Do:...........................................................Cấp ngày:........../............/.................... Quốc tịch của thương nhân:………………………………………………......... Vốn điều lệ:....................................................................................... .................. 109 Ngành, nghề kinh doanh:..................................................................................... Lĩnh vực dự kiến nhượng quyền:………………………………………............. Hình thức nhượng quyền:................................................................................... Địa chỉ của trụ sở chính:...................................................................................... Điện thoại:........................................Fax: ........................................................... Email (nếu có):.................................................................................................... Đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài/nước ngoài vào Việt Nam Địa điểm nhượng quyền:……………………………………………………… Thƣơng nhân xin cam kết: Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo. Kèm theo đơn: - ................; - ................; Đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên và đóng dấu) 110 PHỤ LỤC 2: BẢN GIỚI THIỆU VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Thương mại) Phần A I. Thông tin chung về bên nhƣợng quyền 1. Tên thương mại của bên nhượng quyền. 2. Địa chỉ trụ sở chính của bên nhượng quyền. 3. Điện thoại, fax (nếu có). 4. Ngày thành lập của bên nhượng quyền. 5. Thông tin về việc bên nhượng quyền là bên nhượng quyền ban đầu hay bên nhượng quyền thứ cấp. 6. Loại hình kinh doanh của bên nhượng quyền. 7. Lĩnh vực nhượng quyền. 8. Thông tin về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan có thẩm quyền. II. Nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ 1. Quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ và bất cứ đối tượng sở hữu trí tuệ nào của bên nhận quyền. 2. Chi tiết về nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ và quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký theo pháp luật. 111 Phần B I. Thông tin về bên nhƣợng quyền 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy. 2. Tên, nhiệm vụ và kinh nghiệm công tác của các thành viên ban giám đốc của bên nhượng quyền. 3. Thông tin về bộ phận phụ trách lĩnh vực nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền. 4. Kinh nghiệm của bên nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền 5. Thông tin về việc kiện tụng liên quan tới hoạt động nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền trong vòng một (01) năm gần đây. II. Chi phí ban đầu mà bên nhận quyền phải trả 1. Loại và mức phí ban đầu mà bên nhận quyền phải trả. 2. Thời điểm trả phí. 3. Trường hợp nào phí được hoàn trả. III. Các nghĩa vụ tài chính khác của bên nhận quyền Đối với mỗi một loại phí dưới đây, nói rõ mức phí được ấn định, thời điểm trả phí và trường hợp nào phí được hoàn trả: 1. Phí thu định kỳ. 2. Phí quảng cáo. 112 3. Phí đào tạo. 4. Phí dịch vụ. 5. Thanh toán tiền thuê. 6. Các loại phí khác. IV. Đầu tƣ ban đầu của bên nhận quyền Đầu tư ban đầu bao gồm các thông tin chính sau đây: 1. Địa điểm kinh doanh. 2. Trang thiết bị. 3. Chi phí trang trí. 4. Hàng hoá ban đầu phải mua. 5. Chi phí an ninh. 6. Những chi phí trả trước khác. V. Nghĩa vụ của bên nhận quyền phải mua hoặc thuê những thiết bị để phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhƣợng quyền quy định 1. Bên nhận quyền có phải mua những vật dụng hay mua, thuê những thiết bị, sử dụng những dịch vụ nhất định nào để phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền quy định hay không. 2. Liệu có thể chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại không. 113 3. Nếu được phép chỉnh sửa hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại, nói rõ cần những thủ tục gì. VI. Nghĩa vụ của bên nhƣợng quyền 1. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trước khi ký kết hợp đồng. 2. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong suốt quá trình hoạt động. 3. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong việc quyết định lựa chọn mặt bằng kinh doanh. 4. Đào tạo: a. Đào tạo ban đầu. b. Những khoá đào tạo bổ sung khác. VII. Mô tả thị trƣờng của hàng hóa/dịch vụ đƣợc kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại 1. Bản mô tả về thị trường chung của hàng hóa/dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại. 2. Bản mô tả về thị trường của hàng hóa/dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại thuộc lãnh thổ được phép hoạt động của bên nhận quyền. 3. Triển vọng cho sự phát triển của thị trường nêu trên. VIII. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Mẫu 1. Tên các điều khoản của hợp đồng. 114 2. Thời hạn của hợp đồng. 3. Điều kiện gia hạn hợp đồng. 4. Điều kiện để bên nhận quyền huỷ bỏ hợp đồng. 5. Điều kiện để bên nhượng quyền huỷ bỏ hợp đồng. 6. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền/bên nhận quyền phát sinh từ việc huỷ bỏ hợp đồng. 7. Sửa đổi hợp đồng theo yêu cầu của bên nhượng quyền/bên nhận quyền. 8. Quy định về điều kiện chuyển giao hợp đồng nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền cho thương nhân khác. 9. Trong trường hợp tử vong, tuyên bố không đủ điều kiện về bên nhượng quyền/bên nhận quyền. IX. Thông tin về hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại 1. Số lượng cơ sở kinh doanh của bên nhượng quyền đang hoạt động. 2. Số lượng cơ sở kinh doanh của bên nhượng quyền đã ngừng kinh doanh. 3. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền đã ký với các bên nhận quyền. 4. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền đã được bên nhận quyền chuyển giao cho bên thứ ba. 5. Số lượng các cơ sở kinh doanh của bên nhận quyền được chuyển giao cho bên nhượng quyền. 115 6. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền bị chấm dứt bởi bên nhượng quyền. 7. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền bị chấm dứt bởi bên nhận quyền. 8. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền không được gia hạn/được gia hạn. X. Báo cáo tài chính của bên nhƣợng quyền Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất. XI. Phần thƣởng, sự công nhận sẽ nhận đƣợc hoặc tổ chức cần phải tham gia Chúng tôi cam kết rằng hệ thống kinh doanh dự kiến để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất một (01) năm; mọi thông tin trong tài liệu này và bất cứ thông tin bổ sung nào và các phụ lục đính kèm đều chính xác và đúng sự thật. Chúng tôi hiểu rằng việc đưa ra bất cứ thông tin gian dối nào trong tài liệu này là sự vi phạm pháp luật. Đại diện bên nhƣợng quyền (Ký tên và đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3688_5128.pdf
Luận văn liên quan