MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, trong tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm
gạo chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nhưng trong thời gian vừa qua giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam trên thế giới luôn biến động thất thường, điều này ảnh hưởng rất
lớn đến thu nhập của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và ảnh hưởng lớn nhất là đến
những người sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp, thậm chí cả người nông dân sản xuất nông sản,
trong đó có sản xuất lúa gạo ở các nước phát triển đã sử dụng các hình thức giao
dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá
nông sản. Nhưng hình thức giao dịch này hiện nay rất ít các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh lúa gạo của Việt Nam áp dụng.
Đề tài này nghiên cứu về thị trường giao sau và cách thức sử dụng hợp đồng
giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Phân
tích sự biến động đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua,
phân tích thực trạng việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro
biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, xác định các nguyên
nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt
Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận giải cơ sở khoa học về thị trường giao sau và cách thức sử dụng các
hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu.
Nghiên cứu sự biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian
vừa qua, từ đó đưa ra kết luận có cần thiết phải phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo
xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam hay
không? Và cách thức, công cụ để phòng ngừa rủi ro này?
Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các hợp đồng giao sau để phòng ngừa
rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thị trường giao sau, việc áp dụng các hợp đồng giao sau của các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam.
Trên thực tế, khi tham gia vào thị trường giao sau gạo mỗi người kinh doanh
sẽ có mục đích riêng của mình. Có người tham gia vào thị trường giao sau với mục
đích đầu cơ để kiếm lời, có người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích
phòng ngừa rủi ro. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu việc áp dụng
hợp đồng giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu việc áp dụng hợp đồng giao sau để phòng
ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo, trong đó tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp có xuất khẩu gạo của Việt
Nam hoạt động trên phạm vi cả nước. Nhưng mẫu điều tra mang tính đại diện,
chúng tôi xin được giới hạn mẫu điều tra mang tính đại diện chỉ tập trung điều tra
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và một
số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu việc biến động giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam và việc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo sử dụng hợp đồng
giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm
1989 đến nay và xu hướng trong tương lai.
Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu về thị trường giao sau và việc ứng dụng
hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo cho các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho các tỉnh, thành phố nơi có các doanh
nghiệp có điều kiện tiếp cận hợp đồng giao sau thuận lợi nhất, nơi có các doanh
nghiệp tại các vùng sản xuất lúa gạo lớn. Với lý do đó, chúng tôi chọn mẫu điều tra
là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và
một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
4.2. Thu thập số liệu, thông tin cần thiết
Điều tra sơ cấp, từ các doanh nghiệp mà chúng tôi chọn làm mẫu điều tra, để
thu thập các thông tin liên quan đến tác động của biến động giá gạo xuất khẩu đến
thu nhập của doanh nghiệp, việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong lĩnh vực xuất
khẩu gạo tại các doanh nghiệp.
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, trên mạng internet.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài khẳng định các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt
Nam có thể sử dụng các các hợp đồng giao sau như là một công cụ trong phòng
ngừa rủi ro biến động giá nông sản; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao
sau gạo của Việt Nam.
Với những nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi hy vọng kết qủa
nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lyù Nhà nước
trong việc xây dựng chính sách liên quan đến phát triển thị trường giao sau gạo.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam muốn sử dụng các hợp đồng giao
sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, kết cấu của đề tài gồm 03
chương:
Chương 1: Khung lyù thuyết về thị trường giao sau, chúng tôi đề cập đến lý
thuyết về thị trường giao sau, các chiến lược có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro
biến động giá.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo và việc sử dụng hợp đồng giao sau để
phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong phần này chúng tôi phân tích sự biến động của giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian vừa qua. Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam,
thực tế việc áp dụng hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo của Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu. Xác
định nguyên nhân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam
chưa sử dụng các hình thức giao dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để
phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt
Nam.
LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Trang và các thầy cô của
Trường Đại học kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dậy và hướng dẫn để em hoàn
thành khóa học, cũng như hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,
TP.HCM.
2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại,
Nxb Thống Kê, TP.HCM.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trung tâm thông tin.
4. Bộ Tài Chính (2003), Thông tư số 04/2003/TT-BTC.
5. Chính Phủ (2000), Nghị quyết số 09/2000/NĐ-CP.
6. Các thông tin trên trang Web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
http://www.agroviet.gov.vn
Tiếng Anh
7. David Blake (1990), Financial Market Analysic, Mc.Graw-hill book Company.
8. Richart Brealey, Stewart Myers and others (1986), Principles of Corporate
Finance, Mc.Graw-hill ryerson Limited.
9. Pamela P. Peterson (1994), Financial Management and Analysis, Mc.Graw-hill,
Inc.
10. Các thông tin trên trang Web của Chicago Board of Trade: http://www.cbot.com
11. Các thông tin trên trang Web của Refco: http://research.refco.com
132 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản lợi nhuận dự
kiến.
2.2.3. Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến việc sử dụng
hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro giá gạo xuất khẩu
Việt Nam hiện nay là một quốc gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản có vị
thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Nước ta đã trở thành một trong những quốc
gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, trong đó có mặt hàng gạo. Xuất khẩu
gạo của Việt Nam năm 2005 đã đạt 5.061.247 tấn và năm 2006 kế hoạch về sản
lượng gạo xuất khẩu mà Chính Phủ đề ra là 5.000.000 tấn. Tuy là một quốc gia xuất
khẩu nông sản lớn nhưng chúng ta hiện nay chưa có sở giao dịch hàng hóa để thực
hiện các giao dịch nông sản, vì vậy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam muốn thực hiện các hợp đồng giao sau trong kinh doanh thông thường phải
thông qua các đại lý. Bên cạnh đó hiện nay mặc dù luật thương mại của Việt Nam
đã quy định về sở giao dịch hàng hóa, trong đó có quy định về các thỏa thuận mua
bán các hợp đồng giao sau nhưng hiện nay hành lang pháp lý để thực hiện các hợp
đồng giao sau của chúng ta còn thiếu và chưa đồng bộ. Vì vậy, các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam rất khó khi thực hiện các
hợp đồng giao sau.
109
Nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro trong kinh doanh nói chung và rủi ro
biến động giá gạo xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, trong các
doanh nghiệp hầu như không có bộ phận chuyên trách hoặc phân công các nhân
viên chuyên trách liên quan đến quản trị rủi ro. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý
và nhân viên của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có sự am hiểu về rủi ro biến động
giá gạo xuất khẩu chưa nhiều, do đó doanh nghiệp không có điều kiện để có thể tổ
chức bộ phận quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo của Việt Nam còn thiếu cũng như chưa quan tâm phát triển đội ngũ
thương nhân có kiến thức và kỹ năng quản trị hiện đại, đặc biệt là kiến thức và kỹ
năng quản trị rủi ro, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại quốc tế trên con
đường hội nhập với khu vực và thế giới cũng là một nguyên nhân làm cho các
doanh nghiệp này chưa sử dụng hợp đồng giao sau như là một chiến lược phòng
ngừa rủi ro biến động của giá gạo xuất khẩu. Qua thực tế điều tra, khảo sát 9 doanh
nghiệp xuất khẩu gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số Tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long chúng tôi thấy cả 9 doanh nghiệp đều không tổ chức bộ phận chuyên về
quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu. Việc theo dõi tình
hình biến động của giá gạo xuất khẩu có nhiều phòng ban trong công ty quan tâm,
nhưng mục đích chính của các phòng ban khi theo dõi tình hình biến động giá gạo
xuất khẩu mục đích chính không phải để tìm cách đưa ra các chiến lược phòng ngừa
rủi ro biến động giá mà việc theo dõi tình hình biến động giá gạo xuất khẩu nhằm
mục đích khác. Ví dụ, Phòng Kế hoạch-kinh doanh theo dõi tình hình biến động giá
gạo xuất khẩu nhằm mục đích là để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch doanh thu
xuất khẩu, Phòng Tài chính-kế toán theo dõi tình hình biến động giá gạo xuất khẩu
để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch tài chính.
Phương thức kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo còn
thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ đội ngũ quản lý không bắt kịp yêu cầu phát triển
thương mại theo xu hướng hiện đại và tiến trình hội nhập quốc tế. Kinh doanh trong
lĩnh vực ngoại thương ở các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
vẫn áp dụng kinh doanh theo lối truyền thống. Đó là thông thường ký các hợp đồng
xuất khẩu dưới hình thức là các hợp đồng giao ngay hoặc có ký trước thì những hợp
110
đồng này đa phần mang tính nguyên tắc và các hợp đồng này chủ yếu để giải quyết
thị trường đầu ra của sản phẩm gạo xuất khẩu.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến rủi ro biến
động của giá gạo xuất khẩu, bởi vì nếu giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới
thấp thì các doanh nghiệp sẽ mua gạo của người sản xuất lúa gạo với giá thấp và
ngược lại. Như vậy cuối cùng khi giá gạo xuất khẩu giảm thấp thì mặc dù doanh
nghiệp có thiệt hại nhưng thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về người sản xuất lúa gạo.
Việc cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm gạo trên thị trường thế giới
mang tính hệ thống chậm được xác lập, chưa thông suốt, thiếu công khai và minh
bạch, kém nhạy bén và ít có giá trị dự báo, tiên lượng. Đặc biệt là các thông tin liên
quan đến cung-cầu và giá gạo trên thị trường thế giới. Hiện nay lĩnh vực thông tin
của Việt Nam khá phát triển, nhưng các thông tin liên quan đến giá gạo xuất khẩu
cũng như diễn biến của nó chưa được các bộ, ngành của Việt Nam quan tâm đúng
mức. Mặc dù sản phẩm gạo xuất khẩu liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn và Bộ Thương mại, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt
Nam và những người có quan tâm muốn thu thập thông tin để phân tích, dự báo
hoặc phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình thì khó có thể khai thác được, vì
thông tin thường thiếu và không được cập nhật, đặc biệt là các thông tin liên quan
đến giá giao sau của sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp
muốn biết những thông tin này thường phải mua của nước ngoài với giá khá cao và
thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ không phải doanh nghiệp nào cũng có thói quen bỏ tiền ra mua
thông tin. Do đó cũng hạn chế các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp
cận các thông tin này từ đó hạn chế việc sử dụng các hợp đồng giao sau như là một
chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu.
Hiện nay hình thức thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp nước ngoài
không phải là hình thức mới. Nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đây vẫn là hình thức giao dịch còn
khá mới mẻ. Mặc dù chúng ta đã có Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm
2005 và có nghị định của Chính Phủ số 57/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2006
111
về thương mại điện tử. Nhưng để hình thức thương mại này có thể được áp dụng
rộng rãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, chúng ta cần phải
có thời gian. Bởi vì hiện nay việc hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp
luật đối với các quốc gia mà chúng ta có quan hệ thương mại khi chúng ta xuất khẩu
hàng hóa còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam thường thua thiệt khi xẩy ra
tranh chấp liên quan đến các hợp đồng thương mại mà có liên quan đến các doanh
nghiệp nước ngoài. Vì vậy, khi áp dụng hình thức giao dịch điện tử nếu chúng ta
không nắm vững pháp luật của các quốc gia của các doanh nghiệp nước ngoài
chúng ta có quan hệ thương mại thì khi xẩy ra tranh chấp chúng ta càng gặp khó
khăn hơn trong giải quyết tranh chấp. Chúng ta cũng biết rằng hình thức giao
thương mại điện tử phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận các hợp đồng
giao sau được thuận lợi hơn.
Kết luận: Chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu bằng
việc áp dụng hợp đồng giao sau giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam
ổn định thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước phát triển thương mại
theo xu hướng hiện đại và để các doanh nghiệp xuất gạo Việt Nam có thể sử dụng
hợp đồng giao sau thuận lợi thì chúng ta cần thiết phải xây dựng và phát triển sở
giao dịch hàng hóa đối với nông sản nói chung và đối với sản phẩm gạo nói riêng.
Vì việc xây dựng và phát triển sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp thị trường giao sau,
trong đó có thị trường giao sau gạo của Việt Nam phát triển.
Nhưng với tình hình thực tế hiện nay đang diễn ra tại các doanh nghiệp đó là
các doanh nghiệp còn thiếu những nhà quản lý, nhân viên có kiến thức, kỹ năng về
quản trị rủi ro và kiến thức, kỹ năng trong việc áp dụng hợp đồng giao sau, cộng
thêm khả năng thu thập và xử lý thông tin còn yếu. Vì vậy, trong thời gian đầu khi
Việt Nam xây dựng sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo, cũng như việc
triển khai các công cụ phái sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, đó là ngoài việc các nhà
kinh doanh tham gia thị trường giao sau với mục đích để phòng ngừa rủi ro thì sẽ có
nhiều nhà kinh doanh tham gia thị trường giao sau với mục đích đầu cơ. Đây có thế
là một nguyên nhân gây nên biến động giá như một số người lo ngại. Sẽ không ít
112
doanh nghiệp khi mới tham gia thị trường giao sau do thiếu kiến thức, kỹ năng về
quản trị rủi ro có thể bị thua lỗ.
Tuy nhiên không vì những lý do này mà chúng ta chậm triển khai các công
cụ phái sinh cũng như chậm xây dựng sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo.
Bởi vì chúng ta không thể phát triển được sở giao dịch hàng hóa, cũng như các công
cụ phái sinh mà lại không cho các nhà kinh doanh tham gia thị trường giao sau với
mục đích đầu cơ. Vì nhà đầu cơ cũng là một phần của thị trường, có nhà đầu cơ
tham gia sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường giao sau, đây là một đặc điểm
quan trọng hấp dẫn người tham gia thị trường giao sau. Nhà đầu cơ tham gia thị
trường giao sau có thể là nguyên nhân gây nên biến động giá, nhưng theo chúng tôi
trong nền kinh tế thị trường thì việc biến động giá của các hàng hóa cũng là điều
bình thường và một khi giá cả không phản ánh đúng giá trị thực của hàng hóa thì
nếu thị trường hiệu quả tất yếu nó sẽ trở về giá cả thực của nó. Còn việc sẽ có
không ít doanh nghiệp khi mới tham gia thị trường giao sau sẽ bị thua lỗ theo chúng
tôi lỗi không phải ở bản thân các công cụ phái sinh, mà là lỗi ở người tham gia. Vì
như ở phần lý thuyết chúng ta đã đề cập giao dịch giao sau thường có tổng lợi
nhuận bằng không, bất cứ lợi nhuận nào của những người tham gia thị trường cũng
chính là khoản lỗ của một người khác trong thị trường. Vì vậy, khi tham gia vào thị
trường này để không bị thua lỗ và có lợi nhuận các doanh nghiệp phải có các nhà
quản lý, nhân viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro.
Hơn nữa việc phát triển các sản phẩm phái sinh và xây dựng sở giao dịch
hàng hóa đối với nông sản là yếu tố khách quan, đặc biệt là Việt Nam chuẩn bị gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
của tổ chức này thì các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo phải tham gia “cuộc chơi” cùng với các doanh nghiệp của các nước. Các
doanh nghiệp Việt Nam không thể lấy lý do là chúng ta thiếu các nhà quản lý, nhân
viên có kiến thức, kỹ năng quản trị rủi ro, cũng như lý do chúng ta không am hiểu
nhiều về thị trường giao sau mà từ chối tham gia “cuộc chơi” mà vốn dĩ khi chúng
ta đã tham gia ký kết và là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
thì chúng ta không thể đứng ngoài được.
113
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
GIAO SAU GẠO CỦA VIỆT NAM
Như chúng tôi đã phân tích ở chương 2, việc phát triển thị trường giao sau
gạo của Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoan hiện nay. Tuy nhiên, để phát triển
thị trường giao sau gạo của Việt Nam, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ rất
nhiều giải pháp, những giải pháp mang tính định hướng, những giải pháp mang tính
kỹ thuật. Nhưng trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin đưa ra các giải pháp
mang tính định hướng sau:
3.1. Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý về giao dịch giao sau đối với sản phẩm
gạo
Hiện nay, khung pháp lý để cho Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo,
các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng giao sau nói riêng, cũng như khung
pháp lý cho các nhà kinh doanh khi tham gia thị trường giao sau gạo của Việt Nam
còn thiếu và chưa đồng bộ. Do vậy, để thị trường giao sau gạo ở Việt Nam phát
triển và hoạt động có hiệu quả, trở thành một trong những công cụ quan trọng trong
việc áp dụng các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá của các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Các nhà làm luật và hoạch định chính sách của Việt
Nam phải ban hành các luật liên quan đến thị trường giao sau, tạo khung pháp lý
đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động mua bán của những người tham gia kinh doanh
trên thị trường giao sau gạo. Đây cũng là một giải pháp góp phần thúc đẩy thị
trường giao sau gạo của Nam phát triển. Muốn vậy, chúng ta cần thực hiện một số
giải pháp sau:
Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của Sở giao dịch
hàng hóa đối với sản phẩm gạo, cũng như hoạt động mua bán lúa gạo của những
nhà sản xuất, kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa. Việc xây dựng và hoàn thiện
cơ chế hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo, cũng như hoạt
động mua bán lúa gạo của những nhà sản xuất, kinh doanh, chúng ta có thể tham
khảo các cơ chế hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa, đặc biệt là các Sở giao
114
dịch hàng hóa có giao dịch sản phẩm lúa gạo hiện đang hoạt động của các nước
phát triển trên thế giới nhưng vận dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam. Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa đối
với sản phẩm gạo, cũng như hoạt động mua bán lúa gạo qua sở giao dịch của những
nhà sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo theo nguyên tắc Nhà nước xây dựng hệ
thống pháp luật và thể chế quản lý, điều tiết vĩ mô, hoàn chỉnh môi trường pháp lý.
Nhưng giao quyền tự chủ cho Sở giao dịch hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa sẽ
quản lý hoạt động mua bán lúa gạo của những nhà sản xuất, kinh doanh qua Sở giao
dịch hàng hóa bằng việc đặt ra các quy tắc của Sở giao dịch. Đồng thời, thực hiện tự
do trong kinh doanh, đảm bảo công bằng cạnh tranh, đề cao bình đẳng trước pháp
luật, tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Phát triển Sở
giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo của Việt Nam trong sự tác động qua lại
với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển các công
cụ phái sinh tại thị trường Việt Nam và nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế, góp
phần giảm chi phí giao dịch, đảm bảo lợi ích của những người tham gia giao dịch
mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.
Từ trước đến nay, hoạt động mua bán của các doanh nghiệp và nhà sản xuất
lúa gạo liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa, cũng như liên quan đến thị trường
giao sau gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là khung pháp lý của
Việt Nam về lĩnh vực này chưa hoàn chỉnh. Do đó, chúng ta cần sớm hoàn chỉnh
các thể chế quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan đến sở giao dịch
hàng hóa, liên quan đến các giao dịch qua thị trường giao sau gạo, nhất là Luật
Thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (về mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, chế tài trong
thương mại, giải quyết tranh chấp trong thương mại…), Luật giao dịch điện tử ngày
29 tháng 11 năm 2005.
Triển khai thực hiện các luật: Luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh
nghiệp, luật giao dịch điện tử và các pháp lệnh, nghị định, thông tư có liên quan tạo
khung pháp lý cho hoạt động của thị trường giao sau gạo được thuận lợi.
115
3.2. Xây dựng và phát triển Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo
Việc Việt Nam xây dựng và phát triển Sở giao dịch hàng hóa đối với sản
phẩm gạo có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam là một quốc gia
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và Việt Nam chuẩn bị trở thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại thế giới, việc Việt Nam có Sở giao dịch hàng hóa đối với sản
phẩm gạo sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo nhanh chóng
tiếp cận được các công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau. Điều này cho
phép các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dễ dàng áp dụng hợp đồng giao sau
trong các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo nói chung và rủi ro biến
động giá gạo xuất khẩu nói riêng. Giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa
gạo của Việt Nam tạo thói quen sử dụng các công cụ phái sinh trong các chiến lược
phòng ngừa rủi ro, quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro trong kinh doanh. Để
nhanh chóng xây dựng và phát triển Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo
chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
Hiện nay Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2005 đã có quy định về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa, mua bán hàng hóa
qua sở giao dịch. Vì vậy, Chính phủ cần sớm có các quy định chi tiết điều kiện
thành lập Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo. Quy định quyền hạn, trách
nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo và theo chúng tôi khi quy
định về quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo,
Chính phủ cần ban hành các nghị định, quyết định để tạo khung pháp lý hoạt động
cho Sở giao dịch hàng hóa còn trao quyền tự quản lý việc mua bán lúa gạo qua Sở
giao dịch hàng hóa cho Sở giao dịch, việc trao quyền phải đi đôi với trách nhiệm.
Để thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi tham gia mua bán
lúa gạo qua sở giao dịch, khi xây dựng và phát triển Sở giao dịch hàng hóa đối với
sản phẩm gạo. Chúng ta phải chọn địa điểm đặt trụ sở chính của Sở giao dịch tại
một trong các thành phố lớn của Việt Nam (có thể Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí
Minh), việc đặt trụ sở chính tại thành phố lớn có các lợi thế như gần các trường đại
học, các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học và các thành phố lớn thì tập trung
116
nhiều doanh nghiệp, trình độ dân trí và tích lũy vốn của dân cư cao. Do đó dễ tìm
kiếm nguồn nhân lực có trình độ cao, việc cộng tác giữa nghiên cứu và thực hành
các công cụ phái sinh sẽ thuận lợi hơn, việc ứng dụng các công nghệ mới nhanh
chóng hơn và khi Sở giao dịch hoạt động các nhà đầu tư tham gia thị trường nhiều
hơn. Bên cạnh chọn địa điểm của trụ sở chính, chúng ta cũng cần chọn các địa điểm
để mở các chi nhánh, địa điểm để mở các chi nhánh nên chọn tại các vùng, các tỉnh
tập trung nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Đối với một số
vùng, một số tỉnh mà chúng ta không có điều kiện để mở chi nhánh chúng ta có thể
cho các ngân hàng thương mại làm đại lý và Sở giao dịch hàng hóa phải chịu trách
nhiệm về quá trình giao dịch của các đại lý, theo dõi và báo cáo tài khoản khách
hàng của các đại lý, cho tiếp cận sàn giao dịch toàn cầu và thực hiện giao dịch tại
sàn giao dịch. Ngoài ra, các lĩnh vực kiến thức chuyển giao mà Sở giao dịch hàng
hóa cũng nên cung cấp cho các đại lý như, đào tạo tiếp thị, buôn bán và dịch vụ
khách hàng, giúp đỡ phát triển quầy giao dịch để nhận và thực hiện lệnh, hỗ trợ
quản lý rủi ro và thanh toán cho khách hàng, cung cấp thông tin thị trường và các
nghiên cứu.
Để sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo khi xây dựng và đi vào hoạt
động đạt hiệu quả thì chúng ta phải chuẩn bị tốt bộ máy tổ chức hoạt động trước khi
đi vào hoạt động:
- Hệ thống thanh toán bù trừ: Xây dựng quy trình giao dịch thanh toán bù
trừ, quy định rõ trong các loại thành viên tham gia Sở giao dịch hàng hóa đối với
sản phẩm gạo, loại thành viên nào được tham gia thanh toán bù trừ, loại thành viên
nào không được tham gia thanh toán bù trừ.
- Hệ thống giao dịch: Xây dựng mạng giao dịch và hệ thống thanh toán, quy
định phiên đấu giá.
- Cấu trúc thành viên của Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo: Bao
gồm các loại thành viên nào, quy định quyền lợi, trách nhiệm của từng loại thành
viên khi tham gia vào Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo và quy định rõ
các điều kiện để được trở thành thành viên của từng loại khi tham gia vào Sở giao
117
dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo.
- Cấu trúc của mã số hàng hóa: Chúng ta xây dựng và phát triển Sở giao dịch
hàng hóa đối với sản phẩm gạo của Việt Nam với xu hướng sẽ liên kết với các sở
giao dịch hàng hóa có giao dịch nông sản của các nước trên thế giới, để thống nhất
và thuận tiện cho các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chúng ta có thể dựa vào
nguyên tắc xây dựng cấu trúc của mã số hàng hóa của các Sở giao dịch hàng hóa
đối với nông sản mà chúng ta sẽ liên kết.
Chúng ta không thể có một Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo hoạt
động tốt và có hiệu quả nếu không có một đội ngũ các nhà quản lý, nhân viên giỏi.
Vì vậy, chúng ta phải chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý, nhân viên
giao dịch, nhân viên về phát triển thị trường, nhân viên về phân tích và dự báo
thông tin, nhân viên tin học. Các nhà quản lý, nhân viên này không những có kiến
thức, kỹ năng về quản lý, điều hành các hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng
hóa, am hiểu sâu về các công cụ phái sinh, có kỹ năng phân tích thông tin và tổng
hợp những thông tin đã phân tích để đưa ra các kết luận, dự báo, tiên lượng. Các
nhà quản lý, nhân viên cũng cần phải có kiến thức và kỹ năng về quản trị rủi ro,
không những thế họ còn có khả năng truyền đạt các kiến thức, kỹ năng đó cho các
khách hàng khi có yêu cầu. Để làm được điều này chúng ta có thể thuê các chuyên
gia trong và ngoài nước có am hiểu sâu trong các lĩnh vực này để đào tạo, bồi
dưỡng cho các nhà quản lý, nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm
gạo. Chúng ta cũng có thể cử các nhà quản lý, nhân viên của chúng ta đi đào tạo ở
nước ngoài, đặc biệt là ở các nước có Sở giao dịch hàng hóa đối với nông sản phát
triển mạnh, việc đào tạo kiến thức phải đi đôi với thực hành. Chúng ta cũng có thể
cử các nhà quản lý, nhân viên tới các Sở giao dịch hàng hóa đối với nông sản của
một số nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức điều hành hoạt
động. Trong thời gian đầu khi Sở giao dịch hàng hóa đối với nông sản bắt đầu đi
vào hoạt động, một số lĩnh vực nếu thấy cần thiết chúng ta có thể thuê những
chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm của nước ngoài trực tiếp đảm nhiệm, trên
nguyên tắc chúng ta sẽ học hỏi và chuyển giao dần công nghệ quản lý tiến tiến và
118
các kiến thức, kỹ năng điều hành hoạt động của họ.
Xây dựng cở sở vật chất- kỹ thuật cần thiết cho Sở giao dịch hàng hóa đối
với sản phẩm gạo. Để cung cấp cơ sở vật chất-kỹ thuật cần thiết cho giao dịch mua
bán lúa gạo qua sở giao dịch được thuận lợi khi Sở giao dịch hàng hóa đối với sản
phẩm gạo của Việt Nam đi vào hoạt động, ngoài việc chúng ta xây dựng trụ sở
chính, trụ sở của các chi nhánh, các quầy giao dịch, chúng ta cần phát triển một hệ
thống công nghệ thông tin thích hợp cho việc tiếp nhận các lệnh giao dịch, đáp ứng
cho việc thanh toán bù trừ và phục vụ cho yêu cầu quản lý rủi ro. Để thực hiện được
điều này chúng ta phải chọn các nhà tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn về
việc cung cấp các hệ thống đối với Sở giao dịch hàng hóa. Chúng ta có thể ứng
dụng và chuyển giao công nghệ của các Sở giao dịch hàng hóa, đặc biệt là Sở giao
dịch hàng hóa đối với nông sản của các nước phát triển trên thế giới.
Xu hướng phát triển thương mại hiện nay của Việt Nam là xây dựng một nền
thương mại nội địa phát triển vững mạnh, hiện đại và phát triển thương mại trên con
đường hội nhập với khu vực và thế giới. Vì vậy, xây dựng và phát triển Sở giao
dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo chúng ta phải xây dựng và phát triển mối liên
kết giữa Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo của Việt Nam với các Sở giao
dịch hàng hóa trên thế giới. Để thực hiện được điều này, khi chúng ta xây dựng các
đề án xây dựng Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo chúng ta phải tính đến
mối liên kết này về các lĩnh vực như quy trình giao dịch, quy trình thanh toán bù
trừ, quy định về cấu trúc mã số hàng hóa….Chúng ta chỉ có thể liên kết được với
các Sở giao dịch hàng hóa của các nước thuận lợi khi các quy định, các quy trình
của chúng ta phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, khi xây dựng các đề án liên quan
đến việc xây dựng và phát triển sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo, Chính
phủ nên tăng cường tiếp xúc, tham khảo ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong qúa trình xây dựng các đề án.
Chúng ta cũng có thể cho các tổ chức trong và ngoài nước có uy tín, có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này tham gia đấu thầu việc lập đề án xây dựng Sở giao dịch giao
hàng hóa đối với sản phẩm gạo.
119
3.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong việc đào tạo
các nhà quản lý, nhân viên trong lĩnh vực quản trị rủi ro và thị trƣờng giao sau
Hiện nay số nhà quản lý, nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh lúa gạo của Việt Nam biết và hiểu rõ về hợp đồng giao sau rất ít, số nhà quản
lý, nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo hiểu rõ và có thể
sử dụng hợp đồng giao sau như là một công cụ trong chiến lược phòng ngừa rủi ro
biến động giá càng ít. Lý do thì có nhiều như khung pháp lý của Việt Nam trong
việc sử dụng các công cụ phái sinh còn thiếu và chưa đồng bộ, Việt Nam chưa có
Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm gạo. Nhưng một nguyên nhân cũng rất
quan trọng nó xuất phát từ chính nội bộ các doanh nghiệp, đó là nhận thức của
doanh nghiệp về rủi ro, đặc biệt là nhận thức về rủi ro biến động giá chưa cao. Số
nhà quản lý, nhân viên có kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro hiện đại và số nhà
quản lý, nhân viên có kiến thức, kỹ năng về các công cụ phái sinh trong doanh
nghiệp còn chưa nhiều. Các doanh nghiệp hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức
đến quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro biến động giá, điều này dẫn đến tính
bất ổn trong thu nhập và dẫn đến rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh lúa gạo của Việt Nam khá cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng
nguy cơ dẫn đến kiệt quệ tài chính, tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong việc đào tạo các
nhà quản lý, nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị rủi ro hiện đại, kiến
thức, kỹ năng về lĩnh vực thị trường giao sau là rất cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.
Tuy nhiên như trên đã phân tích, nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro,
đặc biệt là nhận thức về rủi ro biến động giá chưa cao. Do đó, để có thể đào tạo cho
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo có được một đội ngũ các nhà quản
lý, nhân viên có kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng
để có thể nhận diện và có thể xây dựng được các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến
động giá. Trước hết chúng ta phải làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp này
về rủi ro, cũng như tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này Bộ Nông nghiệp và Phát triển
120
Nông thôn, với tư cách là bộ chủ quản của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo nên tổ chức các cuộc hội thảo và mời các chuyên gia, các giảng viên am
hiểu sâu, có kinh nghiệm về quản trị rủi ro, về các công cụ phái sinh, trong đó có
hợp đồng giao sau tới các cuộc hội thảo nói chuyện chuyên đề cho các doanh
nghiệp. Hiệp hội lương thực Việt Nam cũng có thể đứng ra tổ chức các cuộc hội
thảo này cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
Còn về đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro, về các công
cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau chúng ta có thể thực hiện dưới các hình
thức sau:
- Bản thân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo có thể tự mình ký
các hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo trong và
ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro, các kiến
thức, kỹ năng về các công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau cho các nhà
quản lý, nhân viên của doanh nghiệp mình. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh lúa gạo vừa và nhỏ thì có thể một vài doanh nghiệp liên kết với nhau để
cùng ký một hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo
trong và ngoài nước hoặc có thể cử các nhà quản lý, nhân viên của mình tới các cơ
sở này để đào tạo, bồi dưỡng. Về nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
doanh nghiệp có thể lấy từ quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp, còn nếu là
doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị cổ phần hóa hoặc mới cổ phần hóa có thể lấy từ
nguồn chi cho công tác đào tạo đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Hiệp hội lương thực Việt Nam có thể đứng ra tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cho các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội. Hình thức đào tạo là hiệp hội sẽ
đứng ra ký các hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công tư vấn đào tạo
trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro,
các kiến thức, kỹ năng về các công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau cho
các nhà quản lý, nhân viên của các doanh nghiệp. Về nguồn kinh phí cho đào tạo có
thể dùng nguồn của hiệp hội nếu có hoặc trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp
thành viên. Ngoài ra hiệp hội cũng có thể xin kinh phí hỗ trợ đào tạo cho các doanh
nghiệp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc từ Chính Phủ, theo chúng
121
tôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chính Phủ nên hỗ trợ nguồn kinh
phí cho Hiệp hội lương thực Việt Nam để hiệp hội có kinh phí đào tạo nguồn nhân
lực cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Hiện nay hàng năm Chính
phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải chi một nguồn tiền rất lớn cho
các doanh nghiệp này dưới hình thức thưởng kim ngạch xuất khẩu, trợ giá nông sản,
hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ vay vốn tạm trữ, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản gặp rủi ro vì lý do khách quan, trong đó có rủi ro biến động giá gạo xuất
khẩu. Chúng ta ai cũng biết với các khoản trợ cấp này chúng ta chỉ có thể giải quyết
phần “ngọn” chứ chưa giải quyết được phần “gốc” của vấn đề hạn chế khả năng
thua lỗ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Hơn nữa các khoản trợ
cấp này của Chính phủ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt
Nam sẽ bị bãi bỏ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương
mại thế giới. Vậy thì tại sao chúng ta không dùng nguồn chi này, thay vì trợ cấp
dưới các hình thức nói trên, chuyển sang hình thức chi cho đào tạo nguồn nhân lực
cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam. Việc làm này
chúng ta có được hai cái lợi rất lớn. Thứ nhất, đó là chúng ta không vi phạm các
cam kết mà chúng ta sẽ ký khi tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới. Thứ hai,
chúng ta có thể giải quyết được phần “gốc” của vấn đề hạn chế khả năng thua lỗ cho
các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam. Do chúng ta đã nâng cao trình độ, kiến
thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa
gạo. Bên cạnh đó Hiệp hội lương thực Việt Nam có thể tìm tài trợ thêm các nguồn
vốn trong và ngoài nước (hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, hỗ trợ của Ngân hàng Phát
triển Châu Á, hỗ trợ của các Tổ chức phi chính phủ chi cho phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển) để hỗ trợ cho công tác đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của
Việt Nam.
122
3.4. Thành lập các trung tâm thông tin dự báo cung-cầu, giá cả của sản phẩm
gạo
Trong lĩnh vực kinh doanh thì yếu tố thông tin rất quan trọng, nó có thể góp
phần cho sự thành công hay mang đến thất bại cho nhà kinh doanh, đặc biệt là kinh
doanh ở thị trường giao sau thì yếu tố thông tin càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Kinh doanh ở thị trường này, nếu doanh nghiệp thiếu thông tin thì sẽ không thể
đưa ra được các quyết định đầu tư tốt và kịp thời. Do đó thành lập trung tâm thông
tin dự báo cung-cầu, giá cả của sản phẩm gạo cũng là một giải pháp để phát triển thị
trường giao sau gạo của Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam khi các doanh nghiệp cần các nguồn thông tin liên
quan đến giá gạo, đặc biệt là giá giao sau, ngoài việc phải mua của các trung tâm
thông tin của nước ngoài với giá khá cao thì không biết có thể khai thác từ nguồn
nào, bởi vì các đơn vị cung cấp thông tin trong nước thường không có hoặc có thì
nguồn thông tin thường không được cập nhật, ít có giá trị dự báo, tiên lượng.
Để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam, có thể có
được các nguồn thông tin kịp thời, chính xác, có thể đáp ứng cho công việc phân
tích để dự báo, tiên lượng, để đưa ra được các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là các
chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu trên thị trường giao sau.
Chúng ta phải xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt, nhanh nhạy để phản ánh
kịp thời diễn biến tình hình cung-cầu, giá cả trên thị trường trong và ngoài nước.
Tình hình hoạt động thương mại đối với sản phẩm gạo trên thị trường quốc tế, cũng
như trên phạm vi cả nước, của từng địa phương. Trung tâm thông tin phải tổ chức
hệ thống thông tin, cập nhật, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của thị
trường, nhu cầu tiêu dùng, cơ cấu hệ thống phân phối để cung cấp thông tin giúp
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo có thể định hướng chiến lược kinh
doanh của mình. Trung tâm thông tin phải hình thành thống nhất hệ thống thông tin
hai chiều, hệ thống dự báo về thị trường-giá cả có tính chuyên nghiệp để cung cấp
nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh lúa gạo.
123
Để thực hiện được điều này trung tâm thông tin phải có các nhà quản lý,
nhân viên có kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. Các nhà quản lý, nhân
viên này không những có kỹ năng phân tích mà còn có thể tổng hợp lại để đưa ra
những dự báo, tiên lượng về cung-cầu, giá cả đối với sản phẩm gạo. Do đó chúng ta
phải xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin.
Bên cạnh đó để nâng cao năng lực dự báo thị trường-giá cả, xu hướng tiêu
dùng đối với sản phẩm gạo chúng ta phải ứng dụng các mô hình dự báo tiên tiến
hoặc kết hợp một vài phương pháp dự báo để dự báo có độ chính xác cao hơn.
Vậy việc các thành lập trung tâm thông tin để dự báo cung-cầu, giá cả của
sản phẩm gạo, đặc biệt là cung-cầu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường
thế giới là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của
Việt Nam. Nó giúp các doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh doanh, đặc
biệt kinh doanh trên thị trường giao sau được nhanh chóng, chính xác. Nhưng bản
thân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam không đủ sức để
thành lập các trung tâm này. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao vai trò, năng lực tổ
chức, hoạt động của Hiệp hội lương thực Việt Nam và vì quyền lợi chung của toàn
hiệp hội đứng ra thành lập các trung tâm thông tin để dự báo cung-cầu, giá cả của
sản phẩm gạo, đặc biệt là cung-cầu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường
thế giới. Về kinh phí hoạt động của trung tâm thông tin, chúng ta có thể yêu cầu các
doanh nghiệp thành viên đóng góp hoặc thu phí từ các doanh nghiệp khi khai thác,
sử dụng thông tin.
Ngoài ra để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể phối hợp với
Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao, thông qua các đại sứ quán của Việt Nam ở nước
ngoài có thể thu thập các thông tin về thị trường-giá cả của sản phẩm gạo ở các
nước sau đó chuyển về trong nước, phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh lúa gạo của Việt Nam. Nguồn kinh phí chúng ta có thể thu từ các doanh
nghiệp khi họ khai thác, sử dụng nguồn thông tin này hoặc Chính phủ có thể hỗ trợ
nguồn kinh phí này lấy từ các nguồn trợ cấp cho nông nghiệp, thưởng kim ngạch
xuất khẩu hiện nay.
124
3.5. Phát triển thƣơng mại điện tử đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh lúa gạo của Việt Nam
Chúng ta đều biết thương mại điện tử phát triển sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc
giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa, trong đó có giao dịch qua thị trường giao sau
gạo. Vì vậy, để thúc đẩy thị trường giao sau gạo phát triển, chúng ta phải phát triển
thương mại điện tử trong giao dịch mua bán của các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh lúa gạo của Việt Nam. Để thực hiện được điều này trước hết về phía Chính
phủ phải triển khai ngay Luật giao giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005,
cũng như ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật này, tạo khung pháp lý cho
các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của
Việt Nam thực hiện.
Phổ cập giao dịch thương mại điện tử cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh lúa gạo của Việt Nam. Để thực hiện được điều này Chính phủ và các bộ,
ngành có liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực,
hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai, áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh của mình.
Hiệp hội lương thực Việt Nam nên tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện
chuyên đề về thương mại điện tử để thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về hình
thức giao dịch kinh doanh mới này. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo
nguồn nhân lực, đặc biệt đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp luật và công
nghệ thông tin.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan cung cấp các dịch vụ
công, các cơ quan liên quan đến việc xử lý các tranh chấp trong thương mại cần
khẩn trương và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, tăng cường đào tạo và đào tạo lại, để có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời
khi có các tranh chấp liên quan đến thương mại điện tử xẩy ra. Việc này cũng giúp
thay đổi nhận thức, cũng như tạo thói quen cho các doanh nghiệp trong việc thực
hiện thương mại điện tử trong kinh doanh.
125
3.6. Thành lập các trung tâm tƣ vấn về pháp luật liên quan đến thị trƣờng giao
sau gạo
Hiện nay hiểu biết của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của
Việt Nam về pháp luật, tập quán thương mại của các quốc gia khác còn hạn chế. Vì
vậy, các doanh nghiệp Việt Nam thường thua thiệt khi xẩy ra tranh chấp trong
thương mại với các đối tác kinh doanh nước ngoài. Vậy khi thị trường giao sau gạo
của Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt
Nam sẽ tham gia kinh doanh trên thị trường giao sau nhiều hơn thì đi kèm với nó,
các tranh chấp trong thương mại cũng sẽ phát sinh nhiều hơn.
Do đó, để cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam
khi tham gia kinh doanh lúa gạo, đặc biệt là kinh doanh trên thị trường giao sau hạn
chế được thua thiệt khi xẩy ra tranh chấp trong thương mại với các đối tác nước
ngoài. Ngoài việc bản thân các doanh nghiệp sản suất, kinh doanh lúa gạo của Việt
Nam phải tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật trong kinh doanh, cũng
như sự hiểu biết của mình về tập quán thương mại của các đối tác nước ngoài mà
doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo
của Việt Nam cũng rất cần sự hỗ trợ tư vấn về pháp luật trong kinh doanh, đặc biệt
là pháp luật liên quan đến thị trường giao sau gạo. Vì vậy, việc Thành lập các trung
tâm tư vấn về pháp luật liên quan đến thị trường giao sau gạo để tư vấn cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam khi tham gia kinh doanh
trên thị trường giao sau là rất cần thiết.
Hiệp hội lương thực Việt Nam có thể đứng ra thành lập các trung tâm này để
thu thập, tìm hiểu pháp luật kinh doanh, tập quán thương mại của các nước, đặc biệt
là pháp luật liên quan đến thị trường giao sau để tư vấn cho các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam khi các doanh nghiệp này có nhu cầu. Trung
tâm cũng có thể đứng ra để nhận ủy quyền giải quyết các tranh chấp của các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam với đối tác nước ngoài khi được
doanh nghiệp yêu cầu. Về nguồn kinh phí hoạt động của trung tâm có thể yêu cầu
các doanh nghiệp thành viên đóng góp và khi các doanh nghiệp thành viên sử dụng
các dịch vụ tư vấn này thì trung tâm sẽ thu tiền dịch vụ tư vấn nhưng với mức thấp.
126
Các trung tâm này cũng có thể liên kết với các công ty tư vấn pháp luật nước ngoài,
đặc biệt các công ty tư vấn có uy tín, có nhiều kinh nghiệm về pháp luật trong lĩnh
vực thị trường giao sau
Kết luận chương 3: Việt Nam chuẩn bị trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại thế giới và đang trong tiến trình hội nhập kinh tế với các nước
trong khu vực và thế giới. Để phát huy được những ưu điểm và hạn chế được các
nhược điểm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam trong
tiến trình hội nhập. Bên cạnh việc chúng ta phải có những chính sách thích hợp từ
phía Chính phủ, chúng ta cũng rất cần có một thị trường giao sau gạo phát triển, để
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam có thể sử dụng như là
một công cụ trong các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
Vì vậy, phát triển thị trường giao gạo là nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên để phát triển thị trường giao sau gạo của Việt
Nam. Chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và phải có sự phối hợp của các
cấp, các ngành. Để phát triển thị trường giao sau gạo nó không phải chỉ là việc của
các cơ quan quản lý Nhà nước mà nó còn là việc của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh lúa gạo của Việt Nam. Do đó để phát triển thị trường giao sau gạo,
không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành mà nó còn đòi hỏi sự nỗ lực từ
phía các doanh nghiệp.
127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua việc phân tích giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới
trong thời gian gần đây, chúng tôi thấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn có sự
biến động thất thường. Do đó, việc phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu
cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam là rất cần thiết.
Hiện nay qua khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại
Thành phố Hồ Chi Minh và một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi thấy
các doanh nghiệp chưa sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo
xuất khẩu. Nghiên cứu lý thuyết và thực tế giao dịch trên thị trường giao sau của
một số nước. Chúng tôi thấy rằng để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể sử dụng các giao dịch trên thị trường giao
sau. Nhưng để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam có có
thể sử dụng các giao dịch trên thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động
giá gạo, chúng ta phải phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.
Để phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam, thì ngoài các giải pháp
được đưa ra trong phạm vi đề tài luận văn này, chúng ta cần phải có những giải
pháp mang tính kỹ thuật trong việc phát triển thị trường giao sau gạo. Vì vậy, chúng
tôi kiến nghị Nhà nước cần thúc đẩy việc nghiên cứu những giải pháp mang tính kỹ
thuật để nhanh chóng phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Trang và các thầy cô của
Trường Đại học kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dậy và hướng dẫn để em hoàn
thành khóa học, cũng như hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này.
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,
TP.HCM.
2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại,
Nxb Thống Kê, TP.HCM.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trung tâm thông tin.
4. Bộ Tài Chính (2003), Thông tư số 04/2003/TT-BTC.
5. Chính Phủ (2000), Nghị quyết số 09/2000/NĐ-CP.
6. Các thông tin trên trang Web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tiếng Anh
7. David Blake (1990), Financial Market Analysic, Mc.Graw-hill book Company.
8. Richart Brealey, Stewart Myers and others (1986), Principles of Corporate
Finance, Mc.Graw-hill ryerson Limited.
9. Pamela P. Peterson (1994), Financial Management and Analysis, Mc.Graw-hill,
Inc.
10. Các thông tin trên trang Web của Chicago Board of Trade:
11. Các thông tin trên trang Web của Refco:
129
Phụ lục 1: Một số Sở giao dịch giao sau trên thế giới
• CBOT Chicago Board of Trade
• EUREX European Exchange (Frankfurt)
• CME Chicago Mercantile Exchange
• NYMEX New York Mercantile Exchange
• LIFFE London Int’l Financial Futures Exchange
• NYBOT New York Board of Trade
• LME London Metal Exchange
• TOCOM Tokyo Commodity Exchange
• SGX Singapore Exchange
• HKE Hongkong Exchange
• BMD Bursa Malaysian Derivatives
• ADEX Australian Derivatives Exchange
Hàng hóa giao dịch ở CBOT
Sản phẩm Cỡ hợp đồng Tick Value/Tick
Lúa mỳ 5,000 Bushels 1/4 cent US$ 12.50
Đậu nành 5,000 Bushels 1/4 cent US$ 12.50
Bắp 5,000 Bushels 1/4 cent US$ 12.50
Yến mạch 5,000 Bushels 1/4 cent US$ 12.50
Dầu nành 60,000 Pounds 0.01 cent US$ 6.00
Soybean Meal 100 Tons US$0.10 US$ 10.00
Gạo 2,000 cwt US$0.005 US$ 10.00
Vàng Mini 33.2 troy ozs US$0.10 US$ 3.32
Bạc Mini 1,000 troy ozs US$0.001 US$ 1.00
Ngũ cốc Mini 1,000 Bushels 1/8 cents US$ 1.25
Hàng hóa giao dịch ở CME
Product Contract Size Tick Value/Tick
Thức ăn gia súc 50,000 Pounds 0.00025 US$ 12.50
Gia súc 40,000 Pounds 0.00025 US$ 10.00
Thịt nạc 40,000 Pounds 0.00025 US$ 10.00
Pork Bellies 40,000 Pounds 0.00025 US$ 10.00
Pork Cutout 40,000 x Index 0.00025 US$ 10.00
Fluid Milk 200,000 Pounds 0.0001 US$ 20.00
Non-Fat Milk 44,000 Pounds 0.00025 US$ 11.00
Butter 40,000 Pounds 0.00025 US$ 10.00
Class IV Milk 200,000 Pounds 0.0001 US$ 20.00
Benzene 42,000 Gallons 0.001 US$ 42.00
Mixed Xylenes 42,000 Gallons 0.001 US$ 42.00
130
Hàng hóa giao dịch ở NYMEX
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Vàng 100 Troy Ozs 0.10 US$ 10.00
Bạc 5000 Troy Ozs0.005 US$ 25.00
Platinum 50 Troy Ozs 0.10 US$ 5.00
Palladium 100 Troy Ozs 0.05 US$ 5.00
Đồng HG 25,000 Ibs 0.0005 US$ 12.50
Nhôm 44,000 Ibs 0.0005 US$ 22.00
Dầu thô (WTI) 1,000 Barrels 0.01 US$ 10.00
Xăng không chì 42,000 Gallons 0.0001 US$ 4.20
Dầu nhiệt 42,000 Gallons 0.0001 US$ 4.20
Propane 42,000 Gallons 0.0001 US$ 4.20
Khí thiên nhiên 10,000 Mio BTU 0.001 US$ 10.00
Than 1550 Tons 0.01 US$ 15.50
Hàng hóa giao dịch ở NYBOT
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Cà phê Arabica 37,500 Lbs 0.0005 US$ 18.75
Cà phê Mini 12,500 Lbs 0.0001 US$ 6.25
Ca cao 10 Tonnes 1.00 US$ 10.00
Đường No. 11 112,000 Lbs 0.0001 US$ 11.20
Đường No.14 112,000 Lbs 0.0001 US$ 11.20
Bông #2 50,000 Lbs 0.0001 US$ 5.00
Nước cam 15,000 Lbs 0.0005 US$ 7.50
CRB Index USD 500 x Index 0.05 US$ 25.00
USD Index USD 1000 x Index 0.01 USD 10.00
Hàng hóa giao dịch ở LIFFE Euronext
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Cà phê Robusta 5 Tonnes 1.00 US$ 5.00
Ca cao 10 Tonnes 1.00 STG 10.00
Đường 50 Tonnes 0.10 US$ 5.00
Lúa mỳ 100 Tonnes 0.05 STG 5.00
Lúa mạch 100 Tonnes 0.05 STG 5.00
Khoai tây 20 Tonnes 0.10 STG 2.00
Hàng hóa giao dịch ở on LME
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Nhôm 25 Tonnes 0.50 US$ 12.50
Đồng 25 Tonnes 0.50 US$ 12.50
Kẽm 25 Tonnes 0.50 US$ 12.50
Chì 25 Tonnes 0.50 US$ 12.50
Nickel 6 Tonnes 5.00 US$ 30.00
Thiếc 5 Tonnes 5.00 US$ 25.00
131
Phôi nhôm 20 Tonnes 0.50 US$ 10.00
NA Alum Alloy 20 Tonnes 0.50 US$ 10.00
Polypropylene (PP) 24.75 Tonnes 0.01 USD 0.2475
Polyethylene (LL) 24.75 Tonnes 0.01 USD 0.2475
LMEX Index USD 10 x Index 0.10 USD 1.00
Hàng hóa giao dịch ở TOCOM
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Vàng 1 Kg Yen 1 Yen 1,000
Bạc 60 Kg Yen 0.1 Yen 600
Platinum 500 Gm Yen 1.0 Yen 500
Palladium 1.5 Kg Yen 1.0 Yen 1,500
Nhôm 10 Tonnes Yen 0.1 Yen 1,000
Xăng 100 kilo litre Yen 10 Yen 1,000
Kerosene 100 kilo litre Yen 10 Yen 1,000
Dầu thô 100 kilo litre Yen 10 Yen 1,000
Cao su RSS3 5,000 Kg Yen 0.1 Yen 500
Hàng hóa giao dịch ở OME
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Cao su RSS3 5,000 Kg Yen 0.1 Yen 500
Cao su TSR 20 10,000 Kg Yen 0.1 Yen 1,000
Nickel 1,000 Kg Yen 1.0 Yen 1,000
Nhôm 5,000 Kg Yen 0.1 Yen 500
Chỉ số cao su 20,000 x Index Yen 0.05 Yen 1,000
Hàng hóa giao dịch ở TGE
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Bắp 100 metric tons Yen 10/ton Yen 1000
Soybean Meal 50 metric tons Yen 10/ton Yen 500
Soybean US 50 metric tons Yen 10/ton Yen 500
Soybean Non-GMO 10 metric tons Yen 10/ton Yen 100
Azuki (Red Bean) 100 metric ton Yen 10/ton Yen 1000
Cà phê Arabica 50 bags Yen 10/bag Yen 500
Cà phê Robusta 5 metric tons Yen 0.1/ton Yen 500
Đường thô 50 metric tons Yen 10/ton Yen 500
* Non-GMO = Non Genetically Modified Organism
Hàng hóa giao dịch ở SICOM
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Cao su RSS1 5 metric tons S$0.25 S$12.50
Cao su RSS3 20 metric tons USD0.25/Kg USD 50.00
Cao su TSR 20 20 metric tons USD0.25/Kg USD 50.00
RSS 3 Index 5000 x Index USD 0.001 USD 5.00
Cà phê Robusta 10 metric tons USD1.00 USD 10.00
132
Hàng hóa giao dịch ở China
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
SHFE Copper 5 Tonnes RMB 10.0 RMB 50.0
SHFE Aluminum 5 Tonnes RMB 10.0 RMB 50.0
SHFE Fuel Oil 10 Tonnes RMB 1.0 RMB 10.0
DCE Soybean 10 Tonnes RMB 1.0 RMB 10.0
DCE Soybean #2 10 Tonnes RMB 1.0 RMB 10.0
DCE Soybean Meal 10 Tonnes RMB 1.0 RMB 10.0
DCE Corn 10 Tonnes RMB 1.0 RMB 10.0
ZCE Wheat 10 Tonnes RMB 1.0 RMB 10.0
ZCE Cotton #1 5 Tonnes RMB 5.0 RMB 25.0
ZCE Green Bean 10 Tonnes RMB 2.0 RMB 20.0
Hợp đồng Futures ở HKE & BMD
Products Contract Size Min Tick Value/Tick
Hang Seng Index HKD 50 x Index 1.0 HKD 50.00
Hang Seng mini HKD 10 x Index 1.0 HKD 10.00
H-Shares Index HKD 50 x Index 1.0 HKD 50.00
HIBOR 1 month HKD 15,000,000 0.01 HKD 125.0
HIBOR 3 month HKD 5,000,000 0.01 HKD 125.0
HK 3 Year Note HKD 1,000,000 0.01 HKD 100.00
Dầu cọ thô 25 Metric tons 1.0 RM 25.00
Palm Kernel Oil 25 Metric tons 1.0 RM 25.00
KLCI Index RM 50 x Index 0.5 RM 25.00
KLIBOR 3 month RM 1,000,000 0.01 RM 25.00
MGS 3, 5 & 10 Yrs RM 100,000 0.01 RM 10.00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf