Đề tài Giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng remote boot

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay công nghệ thông tin đã có mặt hầu hết ở các nước trên toàn thế giới , góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong xu thế phát triển chung, công nghệ đã có bước tiến nhảy vọt và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Công nghệ thông tin không chỉ phát triển về phần mềm mà song song đó là công nghệ mạng máy tính cũng phát triển và đóng một vai trò quan trọng không kém. Nhò công nghệ mạng máy tính mà mọi người trên thế giới có thể trao đổi dữ liệu, tin tức . cho nhau khi họ tham gia vào hệ thống mạng . Với quy mô hiện đại và ngày càng phát triển và có tầm ảnh hưởng mạng mẽ, đây còn là môi trường trung gian thị trường cạnh tranh lãnh mạnh với công nghệ mới. Việc ra đời và sử dụng hệ thống công nghệ mạng Remote Boot ,một phần đã làm cho công nghệ mạng máy tính có những nét mới mẻ .Đồng thời Việc khai thác ,sử dụng mạng Remote Boot sao cho tốt và hiểu rõ sâu hơn là một việc khiến nhiều nhà quản trị và ưu thích mạng quan tâm. Thấy được những thành quá mà công nghệ mạng máy tính đem lại nên chúng em đã chọ đề tài : “ Giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng Remote Boot” làm đề tài thực tập tốt nghiệp . Tuy đã cố gắng để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất những vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của quý thầy cô giáo và bạn bè .% Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Đà Nẵng , Tháng 04 Năm 2010. MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP. 4 1.1 Đơn vị thực tập – Công ty Viễn Thông Đà Nẵng.4 1.1.1 Quá trình hình thành và Phát triển. 4 1.1.2. Cơ quan quản lý – Bưu Điện Thành Phố Đà Nẵng .5 1.2 Chức năng, Nghĩa vụ, Quyền hạn .6 1.2.1. Chức năng :6 1.2.2. Nhiệm vụ. 7 1.2.3. Quyền hạn. 7 1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức:8 1.3.1 Sơ đồ :8 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ:9 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG REMOTE BOOT12 2.1 Giới thiệu về mạng remote boot.12 2.2 Ưu, nhược điểm.12 2.2.1 Ưu điểm.12 2.2.2 Nhược điểm.14 2.3 Ứng dụng.15 2.4 Các giao thức sử dụng. 15 2.5 Nguyên lý hoạt động.15 2.5.1 Mô hình.15 2.5.2 Nguyên lý hoạt động.16 2.6 Lựu chọn thiết bị phần cứng, phần mềm.17 2.6.1 Phần cứng.17 2.6.2 Phần mềm.18 2.7 Các phương thức kết nối19 2.8 Quy trình cài đặt21 CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MẠNG REMOTE BOOT22 3.1. Cài đặt trên Server. 22 3.1.1.Cài đặt Windows Server 2003. 22 3.1.2 Cài đặt DHCP. 25 3.1.3 Cài đặt BXP Server. 31 3.2 Cài đặt trên máy Client34 3.3 Cấu hình. 37 3.3.1 Cấu hình các dịch vụ tại máy Server. 37 3.3.2 Cấu hình Client để kết nối với Server. 43 3.3.3 Xây dựng Image cho Client47 3.3.4 Cấu hình tại máy Server cho máy Client boot từ ổ đĩa ảo. 50 3.4 Đánh giá quá trình cài đặt và cấu hình. 51 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA MẠNG REMOTE BOOT52 4.1 Sữ dụng RAID để tăng tốc và sao lưu dữ liệu cho máy Server. 52 4.2. Giải pháp load balancing dùng nhiều card mạng cho mạng Remote Boot .53 4.2.1. Cơ chế load balancing :53 4.2.2. Load Balancing có nhiều mức. 53 4.2.3 Các Phương pháp áp dụng. 54 4.3. Giải pháp IO Server cho mạng Remote Boot :55 4.4. Giải pháp về thiết bị Switch Layer 3 cho mạng Remote Boot.56 CHƯƠNG V : KẾT LUẬN59 5.1 Kết quả thực hiện đề tài :59 5.2 Khó khăn và Thuận lợi :59 5.3 Hướng phát triển :59 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO60 LỜI KẾT61 XÁC NHẬN NƠI THỰC TẬP. 62 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN63

doc64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng remote boot, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
le khác) sẽ được khởi động. Trong trường hợp này, một hệ thống có thể được sử dụng cho một số mục đích bên trong khoảng thời gian tính theo giây. Triển khai phần mềm (OS/App) nhanh Việc bổ sung thêm máy chủ mới hoặc máy trạm vào cơ sở hạ tầng chỉ mất một vài phút thay vì phải cài đặt và cấu hình hệ thống một cách thủ công hoặc thông qua công cụ triển khai, mất tối thiểu cũng một vài giờ, chỉ cần một số bước, máy khách sẽ được gán cho một đĩa ảo và có thể được sử dụng trong sản xuất. Hệ thống giống nhau 100% Thông thường, việc khắc phục sự cố các vấn đề thường tập trung vào một máy vì ở đó có sự khác nhau trên máy tính đó. Đặc biệt là trong Terminal Servers, đây là một thành phần quan trọng mà tất cả các máy chủ đang cấu hình cùng một role (silo) giống nhau. Vấn đề này chỉ áp dụng cho các ổ đĩa chia sẻ vì trong đĩa private, các thay đổi sẽ được lưu lại. Cải thiện dễ dàng cho các nâng cấp và các hotfix ( lỗi nguy hiểm ) của các ứng dụng và hệ điều hành Với sự ảo hóa hệ điều hành, một nâng cấp hoặc một hotfix chỉ nên được bổ sung cho image Virtual Disk thay vì tất cả các máy chủ. Mặc dù vậy, bạn có thể tạo một đĩa ảo mới gồm có nâng cấp hoặc hotfix sau đó kiểm tra thử nó một cách dễ dàng bằng cách gán ổ đĩa ảo này cho một máy tính nào đó. Nếu các lần kiểm tra diễn ra thành công thì đĩa ảo này có thể được gán cho tất cả các máy khách khác. Về phía các bạn, chỉ cần tạo thủ tục các hệ thống để quản lý các nâng cấp và các phiên bản ổ đĩa ảo khác. Dễ dàng rollback ( quay trở lại ) các kịch bản ban đầu Mặc dù nâng cấp hoặc hotfix đã được test qua nhưng trong suốt quá trình sản xuất, hành vi của nâng cấp hay hotfix này vẫn không diễn ra như mong đợi. Khi đó bằng cách gán đĩa ảo cho các máy khách đó và khởi động lại chúng, bạn có thể chuyển đổi về trạng thái trước đó một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sau khi khởi động lại, hệ thống sẽ trở về trạng thái sạch trơn Ưu điểm này chỉ áp dụng cho các image chia sẻ. Nếu hệ thống của bạn có hành vi nào đó lạ thường, thường một cài đặt lại hoàn tất là một giải pháp cho trường hợp này, tuy nhiên với sự ảo hóa hệ điều hành (kết hợp với ổ đĩa chia sẻ), mỗi một máy chủ chỉ cần khởi động lại và load các cấu hình mặc định lại. 2.2.2 Nhược điểm. Ảo hóa hệ điều hành không phải là “kỳ quan của thế giới”, chính vì vậy cũng có những điểm yếu trong công nghệ này. Không có khả năng làm việc offline Vào thời điểm này, các sản phẩm ảo hóa hệ điều hành phải được kết nối với máy chủ ảo hóa để sử dụng hệ điều hành trên đĩa ảo. Chính vì vậy khi kết nối mạng không có sẵn thì khi đó hệ thống sẽ không thể hiện hữu. Cần LAN tốc độ cao (>100Mb) Vì ổ đĩa ảo được kết nối từ máy chủ ảo hóa thông qua card giao diện mạng (thường là LAN). Tuy nhiên trên một kết nối WAN thì vấn đề xảy ra có thể sẽ không đủ băng tần có sẵn hoặc không có đủ sự tin cậy để sử dụng hệ thống một cách êm ả. Không hỗ trợ tất cả các hệ điều hành Mặc dù hỗ trợ nhiều hệ điều hành tuy nhiên vẫn có một số phân phối của Linux không thể chạy thông qua công nghệ ảo hóa hệ điều hành. Các giải pháp đa PXE/BootP trong đoạn mạng sẽ gây ra các vấn đề Khi sử dụng ảo hóa hệ điều hành như một công nghệ bổ sung bên trong cơ sở hạ tầng hiện hành của bạn, chúng ta nên xem xét đến tùy chọn PXE/Bootp Connection. Nhiều máy chủ PXE trong một subnet sẽ làm cho hệ thống không hoạt động như mong muốn. 2.3 Ứng dụng. Với những ưu nhược điểm trên ta thấy rằng mạng Remote Boot rất thích hợp và hữu dụng cho các môi trường Terminal Server, các hệ thống máy cần được nâng cấp sữa chữa sự cố một cách dễ dàng như: các phòng Game Online, các hệ thống máy cho trường học mà học sinh ở đó có khả năng phá, thự hành nhiều gây ra nhiều lỗi… 2.4 Các giao thức sử dụng HCP(Dynamic Host Configuration Protocol): giao thức này được cài đặt ở máy Server giúp cấp phát địa chỉ động cho các máy Client TFTP(Trivial File Transfer Protocol): Giao thức này được sử dụng để truyền tập tin giữa máy chủ và máy khách. Sau đó máy khách sẽ khởi động từ tập tin Bootstrap này và thông qua sự hỗ trợ của các dịch vụ chứa trong BXP để truy xuất tập tin ảnh ảo của HĐH Windows XP dưới hình thức một ổ đĩa ảo lưu trên đĩa cứng của máy chủ. PXE( Preboot Execution Environment): Sử dụng giao thức là một kỹ thuật khởi động máy tính qua card mạng. Nó dùng firmware có trên card mạng (ROM) để tìm ra máy chủ PXE trong mạng. 2.5 Nguyên lý hoạt động. 2.5.1 Mô hình. Hình 2.1 Mô hình hoạt động của mạng Remote Boot 2.5.2 Nguyên lý hoạt động. Trong mạng Remote Boot các máy khách không ổ cứng khởi động vào hệ điều hành dựa vào sự hỗ trợ hoàn toàn từ máy chủ. Nghĩa là HĐH Windows XP điều khiển máy khách sẽ được nạp vào từ tập tin ảnh ảo trên ổ cứng của máy chủ thay vì trên máy khách. Để làm được điều này, đầu tiên card mạng trên các máy khách cần gắn thêm Remote Boot hỗ trợ chuẩn PXE version V.99J hoặc cao hơn. Khi bạn bật nguồn cho máy khách, đoạn mã chương trình chứa trong BOOT-ROM trên card mạng được khởi động và phát ra một yêu cầu nhận cấp phát địa chỉ IP và các thông tin cấu hình khác đến máy chủ. Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động DHCP được cài đặt trên máy chủ sẽ nhận yêu cầu và cấp cho máy khách một địa chỉ IP, các thông tin cấu hình liên quan và địa chỉ của máy chủ cài đặt các dịch vụ của BXP (như dịch vụ Boot và Login). Sau khi đã nhận đầy đủ các thông tin này, BOOT-ROM trên máy khách sẽ sử dụng giao thức truyền tập tin TFTP (Trivial File Transfer Protocol) để nạp một tập tin ảnh chứa thông tin khởi động (Bootstrap File VLDRMIL13.BIN) đã được lưu trên đĩa cứng của máy chủ. Giao thức TFTP cũng được sử dụng để truyền tập tin giữa máy chủ và máy khách. Sau đó máy khách sẽ khởi động từ tập tin Bootstrap này và thông qua sự hỗ trợ của các dịch vụ chứa trong BXP để truy xuất tập tin ảnh ảo của HĐH Windows XP dưới hình thức một ổ đĩa ảo lưu trên đĩa cứng của máy chủ. Để làm được điều này ta cần có thêm trợ giúp từ một phần mềm thứ 3 mà trong chương trình sử dụng phần mềm BXP 2.5 của hãng Venturcom. Phần mềm BXP gồm 2 thành phần: + BXP server được cài đặt trên máy chủ A + BXP Client trên 2 máy khách B, C Nhiệm vụ của phần mềm BXP là + Mã hoá toàn bộ HĐH Windows XP đang cài đặt trên đĩa cứng của máy B hoặc C thành một tập tin ảnh. + Chép tập tin ảnh này đặt trên đĩa cứng của máy chủ A và làm sao để máy khách có thể truy xuất nó như là một ổ đĩa ảo có chứa HĐH Windows XP. + Quản lý và phối hợp các hoạt động giữa đĩa ảo với từng máy khách. 2.6 Lựu chọn thiết bị phần cứng, phần mềm. 2.6.1 Phần cứng. Yêu cầu tối thiểu phần cứng máy chủ : + Máy chủ ( Server). + Pentium 4 – 1 ghz , More … trở lên. + RAM : >=512 Mb Ram trở lên . + HDD : 40 Gb ATA 100 hoặc 80 Gb ATA 100/133 ( Tùy số lượng, tình trạng làm việc của hệ thống .) + Card mạng . + Hệ Điều hành WinDows 2003 Server Yêu cầu tối thiểu phần cứng máy khách : + Máy trạm ( Workstation ) : tối thiểu Pentium ; RAM tối thiểu : 64 MB ; NIC : L0/100 PCI ( 3Com – Realtek 8139). + SWITCH : 8/16 port / 24 port .( Nếu bạn chỉ làm một mạng gồm 2 máy tính chuyên để nguyên cứu và thực nghiệm các ứng dụng trên mạng thì không cần phải có thiết bị này . Bạn chỉ cần nối cáp giữa 2 máy tính, Loại cáp xoắn gồm 4 cặp 8 sợi và 2 đầu nối Rj45 là kết nối được. ) 2.6.2 Phần mềm. Phần mềm Windows 2003 Server Standard Edition . Phần mềm Window XP , Window 2000 Profesional . Phần mềm BXP 2.5, 3.0 hoặc 3.11 . Các thiết bị liên quan . + Hub hoặc Switch . + Rom PXE ( Preboot eXecution Enviroment) + Card mạng 3Com , hoặc Realtek 8139 . + Cáp mạng UTP ( có 8 màu riêng biệt ). + Đầu nối RJ45 . + Kìm bấm cáp mạng . Ngoài ra chúng ta còn tìm hiểu về phương pháp bấm dây nối mạng với cáp nêu trên theo chuẩn nào đó. Giới thiệu về phần mềm Venturcon BXP: là chương trình phục vu Boot từ xa cho các máy con không ổ cứng trong mạng. Chương trình BXP gồm 2 phần chính: + BXP client: BXP image Bilder: Phần mềm xây dựng image cho máy con, tạo ổ đĩa mạng và lưu trên máy chủ(BXP server). Khi Boot hệ thống BXP dùng nghi thức boot PXE tải và thực thi file Bootstrap từ BXP server và nhằm nạp OS. PXE được tích hợp trên NIC card của máy con. Image OS: window 2000/xp. + BXP server: Gồm một số dịch vụ hay ứng dụng quản trị BXP, 2 dịch vị chính là IO và LOGON. Dịch vị IO là xử lý phục vụ truyền thông file. Dịch vụ LOGON là dịch vụ cung cấp xác thực cho BXP client. Dịch vụ Boot(3com PXE): cung cấp các thành phần giúp BXP client dùng PXE có thể Boot như yêu cầu DHCP\BOOTTP, BOOTSTRAP. Dịch vụ TFTP(trivial flie transfer protocol): Dịch vu truyền file BXP server về BXP client. 2.7 Các phương thức kết nối Như đã được đề cập, các ổ đĩa ảo sẽ chứa một image của một ổ đĩa vật lý từ một hệ thống đang phản xạ cấu hình và các thiết lập. Khi ổ đĩa ảo được tạo thì đĩa đó cần phải được gán cho máy khách sẽ sử dụng đĩa này trước tiên. Kết nối giữa máy khách và đĩa được thực hiện thông qua công cụ quản trị và được lưu bên trong cơ sở dữ liệu. Khi máy khách đã được gán ổ đĩa nó có thể được bắt đầu với ổ đĩa ảo bằng cách sử dụng quá trình được thể hiện dưới đây. Hình 2.2 Phương thức kết nối giữa máy Server với máy Client Kết nối đến máy chủ OS Virtualization. Đầu tiên chúng ta khởi động máy và thiết lập kết nối đến máy chủ OS Virtualization. Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều cung cấp một số phương pháp để kết nối đến máy chủ. Một trong các phương pháp được sử dụng nhiều nhất đó là sử dụng dịch vụ PXE. Các phương pháp này đa phần đều sử khởi tạo card giao diện mạng, nhận địa chỉ IP (DHCP) và một kết nối đến máy chủ. Kết nối đến ổ đĩa ảo Khi một kết nối được thiết lập giữa máy khách và máy chủ, máy chủ sẽ quan sát trong cơ sở dữ liệu của nó để kiểm tra xem máy khách này có quen thuộc hay không và các ổ đĩa ảo nào được gán cho máy khách đó. Khi có thêm nhiều ổ đĩa ảo được kết nối thì khi đó sẽ có một menu khởi động được hiển thị trên máy khách. Nếu chỉ có một đĩa được gán thì đĩa này sẽ được kết nối đến máy khách trong bước3. Vdisk đã kết nối đến máy khách Sau khi ổ đĩa ảo mong muốn được chọn hoặc một ổ đĩa ảo được gán cho máy khách đã được xác định thì đĩa ảo sẽ được kết nối xuyên suốt máy chủ OS Virtualization đến máy khách. Trên back-end, máy chủ OS Virtualization phải đảm bảo rằng máy khách là duy nhất (tên máy tính và bộ nhận dạng) bên trong cơ sở hạ tầng. Hệ điều hành được “streamed” đến máy khách. Ngay khi đĩa được kết nối, máy chủ sẽ bắt đầu công việc streaming nội dung bên trong ổ đĩa ảo. Phần mềm sẽ “biết” các phần nào cần thiết để khởi động hệ điều hành một cách êm ái, chính vì vậy các phần này cần phải được “stream” trước. Các thông tin đã được stream đến hệ thống sẽ được lưu ở một vị trí nào đó. Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều cung cấp nhiều cách lưu trữ các thông tin này. 2.8 Quy trình cài đặt Bước 1: Cài đặt trên Server . B1.1. Cài windows Server 2003. B1.2. Cài đặt DHCP . B1.3. Cài đặt BXP Server . Bước 2: Cài đặt cho Client ( Máy trạm ). B2.1. Cài đặt Window XP cho Client . B2.2. Cài đặt BXP cho Client . Bước 3: Cấu hình . B3.1.Cấu hình các dịch vụ tại Server . B3.2. Cấu hình các dịch vụ tại Client . B3.3. Kết nối và tạo Image . B3.4. Cấu hình chia sẻ dữ liệu và tạo ổ đĩa ảo . CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MẠNG REMOTE BOOT 3.1. Cài đặt trên Server 3.1.1.Cài đặt Windows Server 2003 Thiết lập trong BIOS Setup để máy tính khởi động đầu tiên từ CDROM. Đưa đĩa cài đặt Windows Servrer 2003 vào ổ CDROM, cho máy tính khởi động lại, máy tính sẽ tự động khởi động chương trình cài đặt từ đĩa cài đặt trong ổ CDROM. Giai đoạn 01: Chương trình cài đặt kiểm tra cấu hình máy tính và bắt đầu cài đặt HĐH ở chế độ tex (tex mode): Chương trình cài đặt lần lượt nạp chương trình thực thi, các phần mềm hỗ trợ, các trình điều khiển thiết bị, các tập tin chương trình cài đặt. Cửa sổ lựa chọn cài đặt: Nhấn Enter để cài đặt Windows, R để sửa chữa phiên bản đã cài đặt, F3 để hủy bỏ việc cài đặt. Chọn không gian đĩa cài đặt: Tại hộp sáng, nhấn Enter để chọn toàn bộ vùng đĩa hoặc nhấn C để chia vùng đĩa này thành nhiều phân vùng nhỏ hơn. Một phân vùng mới đã được tạo và đòi hỏi phải được định dạng. Chọn mục thứ 3 để định dạng sử dụng hệ thống file NTFS. Chương trình cài đặt đang định dạng Sau khi định dạng xong, chương trình kiểm tra lỗi vật lý ổ cứng và chép các tập tin cần thiết vào ổ cứng * Giai đoạn 02: Chương trình sẽ bắt đầu tiến trình cài đặt dưới giao diện đồ họa, ở giai đoạn này ta lần lượt đi theo các bước hướng dẫn và cung cấp thêm vài thông tin cần thiết cho trình cài đặt Bạn cần phải mua bản quyền để được cấp một dãy số riêng và nhập vào các ô trong mục Product Key. Tuỳ theo bản quyền bạn mua ở chế độ nào mà bạn khai báo ở mục Per server hay Per Device or Per User tương ứng. Đặt tên cho máy tính và khai báomật khẩu cho tài khoản quản trị cao nhất Administrator Khai báo thời gian và lựa chọn múi giờ chính xác. Cài đặt các thành phần mạng Chọn kiểu thiết lập cấu hình bằng tay. Khai báo địa chỉ IP cho card mạng Mặc định xem máy tính này như một thành viên của workgroup có tên là WORKGROUP Hoàn tất quá trình cài đặt và khởi động máy 3.1.2 Cài đặt DHCP Ta cài đặt các thông số TCP/IP cho máy như sau: + IP: 192.168.10.100/24 + Subnet mask: 255.255.255.0 + DW: 192.168.10.1 + Prefer DNS server: 203.113.131 Sau khi cài đặt đầy đủ trong các thông số,click vào Detail để kiểm tra lại 1 lần nữa các thông số TCP/IP vừa nhập - Ta click chuột phải vào Mycomputer/Properties/Computer Name - Kiểm tra lại tên của máy tính. Máy hiện đang có tên server - Lưu ý: Đề tiến hành Crack được License phần mềm BXP, ta phải dùng 1 số thủ thuật - Ta đổi tên máy tính thành dongan /ok .(Bắt buộc phải đổi thành dongan để có thể Crack được cho phần mềm) - Sau khi đổi tên xong,máy yêu cầu Restart để khởi động lại - Sau khi hoàn thành xong thao tác đầu tiên,bây giờ chúng ta tiến hành cài đặt DHCP cho máy server ( Máy hiện đang có tên Mycomputer Name: dongan ) - Ta vào Start / Settings / Control Panel - Trong cửa sổ Control Panel . Nhấp chọn Add or Remove Programs. - Cửa sổ Add or Remove Programs mở, ta click vào Add/Remove Windows Components để tiếp tục - Cửa sổ Window Components Wizard mở,ta tìm dòng Networking Services , bỏ dấu check þ Networking Services (Nếu đã có dấu chọn þ trước sẵn ),sau đó click vào Details… để tiếp tục. - Cửa sổ Networking Services mở , ta tìm và check vào dòng þ Dynmic Host Configuration Protocol (DHCP) - Ta click vào Ok để hoàn tất,lúc này tự động có dấu check þ Networking Services .Ta chọn Next > để tiếp tục - Chương trình DHCP khởi chạy… - Trong quá trình cài đặt, chương trình yêu cần đĩa Window server 2k3 để lấy 1 số file cần thiết cài đặt trong thư mục I386, ta bỏ đĩa vào, sau đó nhấn Ok để quá trình cài đặt tiếp tục. - Sau khi cài đặt thành công,màn hình thông báo xuất hiện,click vào Finish để kết thúc - Sau khi cài đặt xong DHCP,ta vào công cụ DHCP để cấu hình 1 số dịch vụ như tạo Scope…. - Vào Start / Programs / Administrative Tools / DHCP.. - Cửa sổ DHCP xuất hiện,tại đây ta có thể thấy chi tiết về máy server dongan có địa chỉ IP server là: 192.168.10.100/24 - Click chuột phải vào tên server / New Scope… (tên server ở đây là dongan) - Màn hình New Scope Wizard mở xuất hiện bảng welcome…..Click Next > … - Tại cửa sổ Scope Name yêu cầu ta nhập 1 số thông tin về Scope ta đang tạo: + Name: nhập tên của Scope đang tạo + Description: mô tả về Scope đang tạo - Sau khi nhập xong,click Next > … - Cửa sổ IP Address Range yêu cầu ta nhập số địa chỉ IP cần cấp phát cho máy con. Tùy theo nhu cầu hoặc mức độ mà ta cài đặt số lượng IP cần cấp. - Ở đây ta cấp IP cho khoảng 40 máy từ địa chỉ: 192.168.10.10/24 ~ 192.168.10.50 /24 - Ở dòng Length và Subnet mask ta để mặc định. Next > để tiếp tục - Cửa sổ Add Exclusions xuất hiện.Đây là cửa sổ để ta nhập những khoảng địa chỉ IP loại trừ không cấp cho máy Clients ( Trường hợp này áp dụng đối với 1 số máy quan trọng hoặc cố định 1 số địa chỉ riêng) - Vì không dùng đến dịch vụ này nên ta bỏ trống và click Next > …. - Tại cửa sổ Lease Duration ,đây là nơi giới hạn thời gian tồn tại của IP cấp cho máy con-client, theo mặc định là 8 ngày, ta để mặc định. Next >… để tiếp tục - Tại cửa sổ Configure DHCP Options : đây là nơi cung cấp,cấu hình các dịch vụ có thêm trong DHCP cho máy con khi nhận được IP từ server. - Ta click chọn þ Yes,I want to configure these options now. Next > … để tiếp tục - Cửa sổ Router (Default Gateway) xuất hiện,tại đây ta nhập địa chỉ IP của Router-DW vào. Ở đây địa chỉ DG là: 192.168.10.1 /Add / Next >… - Tại cửa sổ Domain Name and DNS Servers yêu cầu ta nhập tên domain hoặc địa chỉ IP phân giải để cấp cho máy con. - Ta có thể gõ tên máy server vào khung Server name sau đó click vào Resolve để máy tự động phân giải và gán địa chỉ IP của máy server vào khung IP address: ( hoặc nhập địa chỉ của Server vào khung IP address 1 cách trực tiếp) - Sau khi nhập địa chỉ IP vào. Add địa chỉ IP vào, Next > … tiếp tục - Cửa sổ WINS Servers : ta làm tương tự như bước trước . Nhập tên vào Server name sau đó click vào Resolve để máy tự động gán địa chỉ IP hoặc gõ địa chỉ IP của máy server /Add.. / Next > …. - Cửa sổ Activate Scope hỏi ta có muốn kích hoạt Scope đang tạo này không? - Ta check chọn þ Yes, I want to activate this scope now. Next > … - Màn hình thông báo hoàn tất quá trình tạo mới 1 Scope . Finish để kết thúc - Lúc này tại cửa sổ DHCP có xuất hiện Scope ta vừa tạo ,click vào dấu + tại Scope để xem các thông tin chi tiết. + Address Pool + Address Leases + Reservations + Scope Options - Click vào Scope Options ,bên khung cửa sổ bên phải xuất hiện các chi tiết - Click chuột phải vào Scope Options / Configure Options… - Cửa sổ Scope Options mở. Ta click þ 003 Router ,xem lại thông tin về địa chỉ IP của Router, nếu sai, ta nhập lại 192.168.10.1 / Apply - Tiếp tục, kéo xuống chọn þ 006 DNS Servers, xem địa chỉ IP của DNS đã nhập, nếu sai, ta remove ra, sau đó add lại: 203.113.131.1 / Apply / OK - Sau khi cấu hình xong, màn hình bên phải xuất hiện các thông số của Scope ta vừa chỉnh sửa Đến đây, quá trình cài đặt,cấu hình DHCP trên máy Server hoàn tất 3.1.3 Cài đặt BXP Server - Ta vào thư mục cài đặt của phần mềm BXP 3.0 ,chạy file Setup.exe - Cửa sổ cài đặt phần mềm Venturcom BXP 3.0 xuất hiện, Next > … để tiếp tục. - Tại khung Software License Agreement ,click Yes để tiếp tục. - Nhập các thông tin chi tiết tại khung User Information + Name: Họ tên + Company: Công ty, cơ quan. - Nhấn Next > … để tiếp tục - Cửa sổ Choose Destination Location cho phép ta ấn định chỗ cho thư mục cài đặt. Ta để mặc định sau đó chọn Next > … - Tại cửa sổ Setup Type : Có 4 hình thức để lựa chọn,vì ta đang cài trên máy chủ server nên chọn þ 1- Full Server - Tiếp tục Next > … - Tại khung Select Components - Vì ta đang dùng dịch vụ DHCP có sẵn của window server 2k3,vì thế ta tắt dịch vụ DHCP có sẵn được hỗ trợ trong phần mềm. Bỏ check þ Tellurian DHCP Server . Next > .. tiếp tục. - Tại cửa sổ Select Program Folder ,ta để mặc định . Next > … để tiếp tục - Cửa sổ Start Copying Files , nhấn Next > .. tiếp tục - Phần mềm được cài đặt trong giây lát. - Màn hình BXP Product Registration yêu cầu ta đăng ký bản quyền,bỏ qua bước này. Click vào Cancel để tiếp tục - Màn hình BXP License Info thông báo phần mềm BXP hiện chưa có bản quyền. - Chúng ta sẽ cài bản quyền ở các bước sau. - Click vào OK để tiếp tục - Phần mềm tiếp tục được cài đặt vào hệ thống - Xuất hiện thông báo Hardware Installation .Nhấp chọn Continue Anyway để tiếp tục - Cửa sổ Found New Hardware Wizard xuất hiện,đây là chương trình đĩa ảo trong phần mềm BXP. - Ta check vào þ Install the software automatically (Recommended). Next > … tiếp tục. Quá trình tìm kiếm Plug & Play cho đĩa ảo BXP bắt đầu… - Quá trình tìm kiếm và cập nhật Driver của đĩa ảo BXP được tiến hành… Sau khi ta cài đặt cơ bản xong phần mềm BXP 3.0 .Click vào Finish để kết thúc - Vào thư mục chứa phần mềm,tìm chọn File BXP_CR.exe. - Click cho chạy File BXP_CR.exe để tiến hành Crack phần mềm.Click Install để chạy - Trong cửa sổ My Computer bên trái –Folder Tree ,ta thấy có 1 biểu tượng màu đỏ My Licenses. Để cài đặt License cho phần mềm, click chuột phải vào biểu tượng màu đỏ / Import License - Tìm đường dẫn đến file DongAn.vlf nằm trong thư mục cài đặt phần mềm .Click chọn Open. Xuất hiện thông báo: Are you want to overwrite the Venturcom BXP…..? Click chọn Yes - Sau khi Crack thành công, lần này ta đổi lại tên My Computer Name theo ý thích. Chúng ta đổi tên máy chủ thành: Server. Khởi động lại máy tính để hoàn thành 3.2 Cài đặt trên máy Client - Trên máy Client chúng ta vào Run kiểm tra thông tin về địa chỉ IP của máy Client. Vào run gõ : cmd - Sau đó gõ vào màn hình CMD lệnh như sau: ipconfig/all - Máy Client nhận IP động được cấp từ máy server. + IP Client: 192.168.10.32 /24 + SM: 255.255.255.0 + DG: 192.168.10 - Chúng ta tiến hành kiểm tra mạng kết nối giữa máy chủ Server và máy con Client xp có thông mạng hay không. - Trong màn hình CMD của máy Client xp,chúng ta nhập lệnh. Ping 192.168.10.100 ( Địa chỉ IP của máy Server) Màn hình xuất hiện các dòng lệnh: Reply from 192.168.10.100….. - Như vậy mạng đã thông giữa máy chủ server và máy con client - Chúng ta tiến hành cài đặt BXP cho máy con,thao tác tương tự như làm trên máy Server nhưng đơn giản hơn . - Vào thư mục chứa file cài đặt của phần mềm BXP 3.0 , chạy file Setup.exe - Các thao tác khá đơn giản và gần như tương tự như chúng ta cài đặt trên máy Chủ Server. Màn hình Chào mừng xuất hiện,chúng ta click Next > để tiếp tục… - Tại cửa sổ Software License Agreement ,đây là các nội qui,điều khoản về quyền sử dụng phần mềm. Yes > để tiếp tục - Tại cửa sổ User Information ,nhập các thông số chi tiết yêu cầu + Name: họ tên – Company: Công ty Next > để tiếp tục.. - Đến cửa sổ Choose Destination Location ,ta để mặc định hoặc chỉnh sửa nơi lưu trữ thư mục cài đặt theo ý bạn. Next > .. để tiếp tục - Quan trọng nhất trong cài đặt trên máy con Client chính là ở phần Setup Type, vì chúng ta đang cài BXP trên máy Con Client ,nên chúng ta click chọn 3- Client Next >.. tiếp tục. - Đến cửa sổ Select Program Folder ,chúng ta để mặc định. Next > để tiếp tục… - Đến phần Start Copying Files ,chúng ta click Next > đế bắt đầu tiến hành sao chép các dữ liệu phần mềm - Sau 1 khoảng thời gian cài đặt,có xuất hiện thông báo ! Hardware Installation - Đây là thông báo máy nhận được 1 số phần cứng ảo liên quan đến phần mềm BXP . - Click Continue Anyway … Để tiếp tục - Xuất hiện bảng Found New Hardware Wizard . Check þ No, not this time Next > để tiếp tục - Check vào þ Install the software automatically ( Recommended) Next > tiếp tục Quá trình dò tìm đĩa ảo BXP diễn ra trong giây lát - Quá trình cài đặt phần cứng và phần mềm cho đĩa ảo BXP hoàn tất. Finish để tiếp tục - Xuất hiện bảng Setup Complete ,quá trình cài đặt cấu hình BXP Client hoàn tất. þ Yes, I want to restart my computer now Khởi động lại máy để máy cập nhật được những thay đổi 3.3 Cấu hình 3.3.1 Cấu hình các dịch vụ tại máy Server - Từ máy chủ Server, vào Start / Settings / Control Panel . Trong cửa sổ Control Panel, ta thấy xuất hiện thêm Icon của 3 dịch vụ liên quan đến BXP: + 3Com BOOTP + 3Com PXE + Venturcom TFTP Service - Click Open dịch vụ 3Com BOOTP , mở tab Network Adapters , xem lại thông số địa chỉ IP máy server và đã có dấu check þ địa chỉ IP server .Nếu chắc chắn chính xác. OK Tiếp tục Click Mở dịch vụ 3Com PXE , chọn tab Network Adapters , kiểm tra lại đã có dấu check þ địa chỉ IP của máy server. Nếu chính xác / OK Mở tiếp dịch vụ thứ 3: TFTP Settings , mở tab TFTP Network Đánh dấu check þ vào địa chỉ IP server. OK - Tiếp theo,vào Start/ Programs / Venturcom BXP / BXP Configuration Wizard để cấu hình Màn hình DHCP services xuất hiện yêu cầu ta chọn Yes/ No . Vì chúng ta đã sử dụng dịch vụ DHCP của window server 2k3 nên chúng ta chọn: þ No, I already have DHCP services available on this network Chọn Next > để tiếp tục Tại cửa sổ Select BXP Network Adapter IP . Ta check þ vào địa chỉ IP của máy chủ server . Next> để tới bước tiếp theo Tại cửa sổ Specify BXP Vdisk Directory , ở đây yêu cầu chúng ta xác định ổ đĩa làm nơi lưu trữ cho đĩa Ảo và các dữ liệu liên quan đến BXP . Chúng ta chọn ổ D .Next > Tại cửa sổ Select Boottrap File , chúng ta để mặc định . Next > để tiếp tục Cửa sổ Configure Bootstrap ,chúng ta để mặc định Nhấn Next > tiếp tục Đến cửa sổ Managed Disks , ta check chọn þ YES, I need to configure Managed Disks directories Sau đó chọn Next > Tại cửa sổ Configure Managed Disk Directories ,chúng ta để mặc định. Next >( - Quá trình cấu hình BXP được tiến hành,sau khi hoàn thành,click vào Finish để kết thúc 3.3.2 Cấu hình Client để kết nối với Server - Sau khi cài đặt phần mềm BXP 3.0 trên máy Client ,chúng ta tiến hành bước thứ 2,cấu hình cho máy Con Client có thể kết nối với Máy chủ server thông qua phần mềm BXP. - Khởi động lại máy con Client XP , cho máy Boot bằng Card Mạng để máy chủ có thể nhận được tín hiệu từ máy con client xp.Để chỉnh Boot bằng Card mạng,chúng ta có thể vào Bios để chỉnh hoặc ấn 1 số phím Nóng đã được ấn định trước. - Theo như trong hình ,chúng ta nhấn F12 for Network Boot để máy có thể Boot thông qua Card Mạng - Sau khi đăng nhập vào máy con win xp,lúc này chúng ta thấy có 1 icon của BXP ở dưới thanh Task Bar . (Lưu ý: Nếu biểu tượng xuất hiện dấu X có nghĩa là bạn đã thực hiện sai hoặc máy Client chưa thể kết nối đến BXP server được) - Click vào biểu tượng,xuất hiện cửa sổ BXP Virtual Disk Status ,chúng ta có thể thấy các thông số về BXP Client: - Quá trình cài đặt và cấu hình BXP Client trên máy Client kết thúc,đến đây chúng ta đã đi được 2/3 quãng đường. - Chúng ta vào máy Chủ Server , mở công cụ BXP Administrator lên. Start / Programs / Venturcom BXP / BXP Administrator. - Lúc này,sau khi xổ dấu + Server ,ta thấy xuất hiện thêm 1 máy Client mà máy Server đã kết nối được. Xổ tiếp dấu + Win xp , chúng ta thấy,hiện giờ ổ đĩa ảo của máy server Disk1 đang được gán cho máy con Client Win xp. - Click chuột phải vào ổ đĩa ảo Disk 1 ,chọn Properties - Cửa sổ Disk Properties mở ,click vào Tab: Disk Mode - Từ dòng Access Mode ,chúng ta xổ mũi tên ê ,sẽ thấy có 3 lựa chọn: § Private Image (Single client,read/write access) – Chế độ riêng tư của Ảnh ảo dùng cho 1 máy. § Shares Image ( Multi-client,write cache enabled) – Chế độ chia sẻ ảnh ảo cho từ 2 máy trở lên. § RAM Disk Image ( Multi-client,Vdisk in Client Ram) –Chế độ Ram. - Hiện tại máy con Client của chúng ta chưa tạo Ảnh ảo nên chúng ta chọn cái thứ 1 : Private Image (Single client,read/write access) . [Chú ý: mặc định là để ở chế độ Private Image (Single client,read/write access)] Click Ok để hoàn tất. - Click chọn Máy Client Win xp , nhấp chuột phải / Properties - Cửa sổ Client Properties mở ,click chọn Tab Disk - Tìm dòng Boot Order,xổ mũi tên ê ,ở đây có 4 lựa chọn cho chúng ta: 1. Virtual Disk First : Boot bằng đĩa ảo 2. Floppy Disk First : Boot bằng đĩa mềm 3. Hard Disk First : Boot bằng đĩa cứng þ ß Chúng ta chọn chế độ này. 4. Managed Disk Boot : Quản lý đĩa Boot - Vì hiện tại máy con Client Win xp chưa tạo ảnh ảo nên chúng ta phải cho máy Boot bằng ổ cứng có sẵn của máy con. - Vì thế chúng ta chọn þ Hard Disk First / Apply - Từ cửa sổ Client Properties ,click vào thẻ Change… để xem chi tiết về đĩa ảo được gán cho máy con Client. - Có 1 ổ đĩa ảo tên Disk 1 mà chúng ta đã tạo trước đó được gán cho máy con Client windows XP. Click OK để hoàn tất. - Công việc tiếp theo là xây dựng Ảnh ảo cho máy con Client win xp – Build Image 3.3.3 Xây dựng Image cho Client - Thông thường 1 máy có thể chạy được khi có hệ điều hành được cài đặt trên ổ cứng có sẵn của nó, giờ chúng ta sẽ tạo 1 Ảnh ảo giống như hệ điều hành Win Xp của máy con,và được sao chép lên Đĩa ảo từ máy chủ Server đã được gán cho máy con Client từ trước. - Máy con sẽ không chạy bằng hệ điều hành cài sẵn trên ổ cứng có sẵn mà chạy bằng hệ điều hành được sao chép từ ổ đĩa Ảo đã được gán. - Chúng ta vào máy con,mở My Computer ra, trong khung Hard Disk Drives ,chúng ta thấy xuất hiện thêm ổ đĩa có tên Dia Ao,đây chính là đĩa ảo được tạo trên máy chủ Server gán cho máy con Client. - Như vậy chúng ta chắc chắn rằng máy con đã kết nối được với ổ đĩa Ảo trên máy chủ. - Để tiến hành tạo Ảnh ảo cho hệ điều hành Client win xp –( Build Image ) ,chúng ta vào Start / Programs / Venturcom BXP / BXP Image Builder Xuất hiện cửa sổ BXP Client Image Builder - Chúng ta sẽ sao chép Source hệ điều hành từ ổ C -ổ cứng có sẵn của máy Client. Destination Path: Nơi copy ,dán các dữ liệu từ ổ C – đây là Ổ đĩa Ảo. - Ta click vào Browse.. để chọn ổ đĩa ảo đã được gán cho máy con Client. - Ta click tìm chọn ổ đĩa Ảo : ở đây là ổ đĩa ảo Dia Ao ( E: ) Sau khi chắc chắn chính xác nơi đến của Ảnh ảo ( Image) , Click Ok để tiếp tục - Chắc chắn chính xác nơi đến của ổ đĩa Ảo , Chúng ta click vào Build để bắt đầu tiến hành tạo Ảnh ảo ( Build Image ) - Xuất hiện thông báo ! Confirm Build , đây là thông báo yêu cầu chúng ta xác nhận lại công việc này.Chúng ta không cần quan tâm chi tiết tới thông báo này. Click chọn Yes để tiếp tục công việc Build Image Quá trình Building Image… được tiến hành , chúng ta đợi trong 1 khoảng thời gian để máy tiến hành sao chép các dữ liệu. Sau 1 khoảng thời gian,quá trình sao chép hoàn tất,xuất hiện thông báo: The BXP Client image build is complete. Click vào Ok để kết thúc quá trình tạo Ảnh Ảo 3.3.4 Cấu hình tại máy Server cho máy Client boot từ ổ đĩa ảo - Sau khi Build Image-tạo ảnh ảo xong,chúng ta qua máy chủ Server để cài đặt cho máy client con thông qua BXP Administrator. - Vào Start / programs / Venturcom BXP / BXP Administrator - Cửa sổ BXP – Administrator mở . Click chọn Máy Client Winxp ,nhấp chuột Properties - Xuất hiện cửa sổ Client Properties , Chọn Tab: Disks - Từ dòng Boot order: click xổ mũi tên ê - Lần này để cài đặt cho máy con Client boot qua đĩa ảo nên chúng ta chọn dòng thứ nhất: þ Virtual Disk First - Sau khi chọn xong ở Boot Order: Vitual Disk First Dòng Boot Behavior ,ta để mặc định . Click Apply / Ok để hoàn tất. Quá trình cấu hình cho máy con client nhận boot từ đĩa ảo hoàn thành. 3.4 Đánh giá quá trình cài đặt và cấu hình Cài đặt và cấu hình mạng Remote Boot là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tĩ mĩ, cẩn thận. Nếu lần đầu tiên sau khi bạn cài đặt và cấu hình xong mà các máy client vẫn chũa hoạt động được thì cũng đừng lo lắng. Bạn hãy kiểm tra lại tất cả các kết nối về phần cứng, xem lại cách cài đặt và cấu hình phần mềm. Chắc chắn sẽ được. Vì những quy trình cài đặt và cấu hình trên chúng tôi đã test CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA MẠNG REMOTE BOOT 4.1 Sữ dụng RAID để tăng tốc và sao lưu dữ liệu cho máy Server Để máy Server có hệ thống lưu trữu nhanh nhẹn như RAID 0 và có khả năng chịu lổi như RAID 1. Chúng ta nên sữ dụng RAID 0+1 cho hệ thống máy Server. Đây là một giải pháp khá tối ưu để tăng tốc và giảm thiểu rủi ro cho hệ thống mang Remote Boot của chúng ta. Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0+1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu “thấy được” là (4*80)/2 = 160GB Để chạy được RAID, bạn cần tối thiểu một card điều khiển và hai ổ đĩa cứng giống nhau. Đĩa cứng có thể ở bất cứ chuẩn nào, ATA hay SCSI, tốt nhất chúng nên hoàn toàn giống nhau vì một nguyên tắc đơn giản là khi hoạt động ở chế độ đồng bộ như RAID, hiệu năng chung của cả hệ thống sẽ bị kéo xuống theo ổ thấp nhất nếu có. Ví dụ khi bạn bắt ổ 160GB chạy RAID với ổ 40GB (bất kể 0 hay 1) thì coi như bạn đã lãng phí 120GB vô ích vì hệ thống điều khiển chỉ coi chúng là một cặp hai ổ cứng 40GB mà thôi (ngoại trừ trường hợp JBOD như đã đề cập). Yếu tố quyết định tới số lượng ổ đĩa chính là kiểu RAID mà bạn định chạy. Chuẩn giao tiếp không quan trọng lắm, đặc biệt là giữa SATA và ATA. Một số BMC đời mới cho phép chạy RAID theo kiểu trộn lẫn cả hai giao tiếp này với nhau. Điển hình như MSI K8N Neo2 Platinum hay dòng DFI Lanparty NForce4. Bộ điều khiển RAID (RAID Controller) là nơi tập trung các cáp dữ liệu nối các đĩa cứng trong hệ thống RAID và nó xử lý toàn bộ dữ liệu đi qua đó. Bộ điều khiển này có nhiều dạng khác nhau, từ card tách rời cho đến chip tích hợp trên BMC Đối với các hệ thống PC, tuy chưa phổ biến nhưng việc chọn mua BMC có RAID tích hợp là điều nên làm vì nói chung đây là một trong những giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống rõ rệt và rẻ tiền nhất, chưa tính tới giá trị an toàn dữ liệu của chúng. Trong trường hợp BMC không có RAID, bạn vẫn có thể mua được card điều khiển PCI trên thị trường với giá không cao lắm Một thành phần khác của hệ thống RAID không bắt buộc phải có nhưng đôi khi là hữu dụng, đó là các khay hoán đổi nóng ổ đĩa. Nó cho phép bạn thay các đĩa cứng gặp trục trặc trong khi hệ thống đang hoạt động mà không phải tắt máy (chỉ đơn giản là mở khóa, rút ổ ra và cắm ổ mới vào). Thiết bị này thường sử dụng với ổ cứng SCSI và khá quan trọng với hệ thống máy Server yêu cầu hoạt động liên tục Về phần mềm thì khá đơn giản vì hầu hết các hệ điều hành hiện đại đều hỗ trợ RAID rất tốt, đặc biệt là Microsoft Windows. Nếu bạn sử dụng Windows XP thì bổ sung RAID khá dễ dàng. Quan trọng nhất là trình điều khiển nhưng thật tuyệt khi chúng đã được kèm sẵn với thiết bị 4.2. Giải pháp load balancing dùng nhiều card mạng cho mạng Remote Boot . 4.2.1. Cơ chế load balancing : A. Quản lý server tập trung tại DataCenter (như server game online, báo điện tử, . . .) và thực hiện các giải pháp loadbalancing tại DataCenter. B. Nếu các sever đặt phân tán (như google, . . .) . Khi chúng ta request, hệ thống sever gần nhất sẽ reponse. Server đó sẽ tìm 1 server database gần nhất để cập nhật và có 1 terminal server sẽ quản lý việc update database của server này và update lên các server còn lại . 4.2.2. Load Balancing có nhiều mức Mức ứng dụng: Web Application, MTS, Web Service, COM+, ... Có thể sử dụng phần mềm, hoặc phần cứng để phân tải (F5, Cisco..). Có nhiều thuật toán khác nhau để phân tải ứng dụng (round robin, health beat check ...) Mức Database: Scaleout thành nhiều DB, mỗi DB phục vụ một chức năng nghiệp vụ nhất định. Gần đây có Oracle đưa ra công nghệ RAC (Real Application Cluster). Đối với DB SQL Server có thể sử dụng công nghệ replicate để phân tải (tất nhiên là tùy từng loại ứng dụng) Cân bằng tải của một web-site (LOAD BALANCING A WEB SITE) Nhiều web-site trở nên quá tải rất nhanh chóng bởi vì có quá nhiều người sử dụng chúng. Ta có thể lắp đặt thêm những web server ở cùng vị trí để giữ những bản sao thông tin. Sau đó những yêu cầu web được gởi đến một trong số những web server có khả năng nhất (về đáp ứng yêu cầu). Các web-site cũng có thể được sao chép lại ở những địa điểm vật lý khác nhau để có thể đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nhanh hơn. Trong trường hợp sau, Cisco Systems đã phát triển một phần mềm cân bằng tải cho các lộ trình gọi là Distributed Director. Phần mềm nầy có thể chạy giao thức lộ trình có khả năng gởi những yêu cầu của người sử dụng đến một server gần nhất. Cơ bản, một tên máy chủ đơn DNS (Domain Name System) được quy định bởi nhiều địa chỉ IP. Khi người sử dụng gọi một server bằng tên thì router sẽ xác định địa chỉ IP nào có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu nầy và chuyển yêu cầu đến server đó. 4.2.3 Các Phương pháp áp dụng + Chia tải bằng phần mềm cài trên các máy chủ + Chia tải bằng proxy + Chia tải nhờ thiết bị chia kết nối Kêt luận : Giải pháp này trên thực tế dựa vào 3 đặc điểm quan trọng như :Kiến trúc hệ thống cân bằng tải, Phân phối lưu lượng ,Thuật toán cân bằng tải đó là đặc điểm mấu chốt cho giải pháp này , và tùy thuộc vào hệ thống mà chúng ta triển khai cho hiệu quả cân bằng lưu lượng giữa server và Client . 4.3. Giải pháp IO Server cho mạng Remote Boot : Hình 4.2.1. Mô phỏng thiết lập IO Server APV (Advanced POWER Virtualization IM) : Hoạt động theo cơ chế tính năng chia sẻ nguồn dữ liệu ảo và quyền truy xuất hệ thống , khi đăng nhập hệ thống thì cần thiết lập Account gồm Name và Password để truy xuất liên kết áo tránh được dồn kênh và tắc nghẽn đường truyền nguồn dữ liệu . Partition Manager Load (PLM : là một chính sách dựa trên tính năng đồng bộ hóa giữa CPU của Server và các công cụ truyền tải dữ liệu xuống Client . VIO Server (virtual SCSI and Shared Ethernet Adapter) : Mã hóa kênh truyền theo đường vật lý từ ổ đĩa ảo tới một phân vùng của máy Client , chia sẻ các lớp giao thức làm cầu nối để điều khiển các máy trạm được tối ưu hơn. AIX 5,3 VA phần yêu cầu cùng với tính năng POWER5 APV Cài đặt như một mục đích đặc biệt, AIX dựa trên phân vùng hợp lý Cài đặt từ mục đích đặc biệt , dựa AIX Dua phân vùng hợp lý, đảm bảo phạm vi lưu trữ các máy trạm theo phương thức truyền thông được thiết lập disk ảo tại Server . Việc thiết lập và cài đặt IO Server trong mạng Remote Boot giúp cho các nhà quản trị giám sát các máy trạm trên một giao diện từ thiết bị mạng đến hoạt động của các may trạm ra sao. Máy chủ ở đây được mã hóa theo chỉ số nguồn ảo và được quản lý một cách tập trung. 4.4. Giải pháp về thiết bị Switch Layer 3 cho mạng Remote Boot. Switch Layer 2 Switch layer 2: Có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Switch “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ. Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN). Switch layer 3:Là 1 loại Switch layer 2 nhưng có thêm tính năng route và routing (như 1 Router) hay bạn cứ mường tượng nó là 1 con router bình thường nhưng có tích hợp thêm nhiều port LAN Enterprise-class Layer 3 Switch Các tính năng chính của Switch Layer 3: *Giải pháp tiết kiệm hiệu quả Switch layer 3 là thiết bị quản lý chuyển mạch Giagbit lớp 3 gồm có 24 cổng 10/100/1000Mbps và 4 giao diện dùng chung SFP mini-GBIC giúp nâng cao tính bảo mật và khả năng điều khiển lưu lượng của mạng. Với khả năng định tuyến IP và những công cụ quản lý linh hoạt, là phương án tối ưu hiện nay giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả, đồng thời giúp đáp ứng được tối đa nhu cầu mở rộng mạng. * Hiệu suất cao là thiết bị chuyển mạch hiệu suất cao với khả năng chuyển mạch non-blocking và có tổng thông lượng chuyển mạch lên tới 48Gbps. Bốn cổng tích hợp SFP cho phép triển khai linh động, khả năng kết nối mềm dẻo tới các máy chủ hay tới các hệ thống chuyển mạch khác. * Điều khiển lưu lượng thông minh Thiết bị được nhúng sẵn phần mềm quản lý lưu lượng đường truyền và QoS giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Các tính năng QoS bao gồm như khả năng phân loại lưu lượng lớp 4 với tốc độ dây, giới hạn của băng thông và các chính sách về đa máy chủ. Điều này có ý nghĩa thực tiễn đối với khối các toà nhà, một khối doanh nghiệp, Telco, hay mạng lưới dịch vụ cung cấp các ứng dụng. Switch layer 3 cũng giúp doanh nghiệp sử dụng được tối đa khả năng của kho tài nguyên mạng, đồng thời đảm bảo hiệu suất truyền tối ưu cho các yêu cầu về hội thảo VoIP và Video. * Bảo mật cao Thiết bị này có tính năng điều khiển truy cập Access Control List (ACL) để áp đặt chính sách bảo mật cho việc truyền tin. Nó có các cơ chế bảo vệ nhận thực người sử dụng và thiết bị theo chuẩn 802.1x. Tính năng này rất hiệu quả trong việc giới hạn số lượng các máy trạm truy cập. Người quản trị có thể xây dựng mạng doanh nghiệp với thời gian và chi phí thấp nhất. * Khả năng mở rộng linh hoạt Với 4 khe cắm mini-GBIC tương thích với chuẩn 1000Base-SX/LX và WDM SFP, thiết bị Switch layer 3 giúp mở rộng khoảng cách truyền giữa các module cáp quang từ 550m (đối với cáp quang đa mode) đến 10/50/70/120 km (đối với cáp quang đơn mode hay cáp WDM). Do đó thiết bị rất thích hợp cho các doanh nghiệp lớn với nhiều chi nhánh. * Quản lý hiệu quả: Nhờ nhúng chương trình quản lý trên nền Web, Switch layer 3 rất dễ sử dụng, với tính năng quản lý và cấu hình độc lập. Switch layer 3 hỗ trợ giao thức quản lý mạng SNMP và có thể được quản lý bằng các phần mềm chuẩn. Để quản lý theo dạng text-base, Switch layer 3 cho phép truy cập theo cổng Console hoặc dùng lệnh Telnet. Để đảm bảo an ninh cho quản lý từ xa,Switch layer 3 hỗ trợ kết nối SSL và SSH mã hoá nội dụng gói tin trong các phiên làm việc. * Switch Layer 3 cung cấp các đặc trưng ngắn gọn sau: 1. IP Routing: RIP, OSPF, IRDP and VRRP 2. Multicast Routing: PIM-DM/SM, DVMRP, IGMP v3 3. Policy based DiffServ 4. Per-Port and VLAN routing 5. SNMP v1, v2c, and v3 6. Q-in-Q and MSTP 7. L2/L3/L4 ACL Kết Luận : Giải pháp chuyển đổi và nâng cấp thiết bị cho mạng Remote Boot tạo ra sự truy xuất nhanh , đồng bộ hóa dữ liệu từ Server và Client với các tính năng nêu trên , đó là bước tiến mới cho sự phát triển và mở rộng mạng Remote Boot. CHƯƠNG V : KẾT LUẬN 5.1 Kết quả thực hiện đề tài : Xây dựng thành công hệ thống mạng Remote Boot , các máy con chạy ổn định với ổ đĩa ảo . Sử dụng được các ứng dụng của Microsoft ,Vietkey, chơi game, nghe nhạc … Truy xuất dữ liệu từ máy chủ tới máy Client ( máy trạm ). Nắm bắt được các giải pháp tối ưu hóa cho mạng Remote Boot . 5.2 Khó khăn và Thuận lợi : Mặt khó khăn : Thiếu phương tiện để xây dựng một hệ thống mạng hoàn chỉnh . Không có thời gian nhiều để nguyên cứu sâu hơn về mạng Remote Boot trong quá trình vận hành của nó để tìm lỗi khắc phục và phát triển rộng hơn. Với đề tài Remote Boot quá lỗi thời và nhỏ để áp dụng cho các hệ thông công ty lớn …v.v. Mặt thuận lợi : Được làm đề tài theo nguyện vọng của nhóm . Được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn đề tài và sự ủng hộ của bạn bè trong lớp . Có nhiều tài liệu liện quan đến về Remote Boot từ các trang web và tài liệu sách … Nhóm làm việc có tính kỉ luật tốt ,sắp xếp công việc tìm hiểu đề tài cho từng thành viên được rõ ràng . 5.3 Hướng phát triển : Làm một mạng Intranet với công nghệ Remote Boot có kết nối Internet có tốc độ và hiệu quả cao . Nguyên cứu những phiên bản mới hơn của phần mềm BXP Remote Boot để tìm thấy được nhiều tiện ích cũng như tính năng của nó . CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. E-book : 1. Advanced Networking Program ( cisco) 2. Sile bài giảng mạng cơ bản của trường cao đẳng nghề ISPACE . 3. Giáo trình thiết kế và cài đặt mạng (Đại học cần thơ) 4. Sile bài giảng môn quản trị mạng ( Của Thầy Long – DTU ) Và một số bài báo như : CHIP , Khoa học máy tính …v.v. II. WebSite : LỜI KẾT Trong thời gian thực tập tại Công ty Viễn thông Đà Nẵng – 50 Nguyễn Du – Đà Nẵng , cùng với những kiến thức đã học ở trường cộng với sự tìm hiểu thực tế về công việc Cài đặt mạng máy tính của công ty ,chúng em đã hoàn thành xong đề tài “ Giải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng Remote Boot” Do kiến thức có hạn và thực tế chưa trải qua nhiều cho nên quá trình nguyên cứu và thực hiện đề tài còn nhiều thiếu xót và hạn chế . Vì vậy chúng em mong được sự quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến quý báu của Thầy, cô và các cô chú, anh chị trong công ty để đề tài này hoàn thiện tốt hơn . Trước khi kết thúc đề tài , chúng em xin trân thành cảm ơn sâu sắc các Thầy,cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho chúng em và đặc biệt là Thầy Lê Văn Long – Người trực tiếp hướng dẫn chúng em đề tài này. Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc công ty, các phòng ban và sự giúp đỡ tận tình của anh, chị phòng kĩ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong thời gian thực tập tại công ty để hoàn thành tốt đề tài này . %. Chúng em xin trân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN NƠI THỰC TẬP …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................ …………………………………………………………………............................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tối ưu hóa cho hệ thống mạng Remote Boot - thực tập tại Công ty Viễn Thông Đà Nẵng.doc