Hạ tầng giao thông đường bộ tại Tp HCM hiện nay có quá nhiều vấn đề
bất cập, tất cả các giải pháp đưa ra trong thời gian qua chỉ là tình thế, nó chẳng
khác nào việc “bắt cóc bỏ đĩa”, chưa thực sự đem lại hiệu quả mà ngược lại ngày
càng trở nên tồi tệ hơn. Tất cả là do sự đô thị hóa diễn ra quá nhanh, hạ tầng giao
thông không theo kịp sự phát triển, tiến độ thực các dự án giao thông quá chậm vì
thiếu vốn và năng lực thi công chưa có, còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ của
nước ngoài.
Trong tương lai, các dự án mà thành phố đang và sắp thực hiện sẽ đem lại
bộ mặt hoàn toàn mới cho hạ tầng giao thông. Để góp phần tích cực cho những nỗ
lực đó, điều mà mỗi công dân nói chung và sinh viên nói riêng cần làm là nghiêm
chỉnh chấp hành luật giao thông, tuyên truyền cho những người xung quanh cùng
thực hiện, nhằm mục đích khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông cũng là đã góp
phần xây dựng hạ tầng giao thông ngày một văn minh hiện đại hơn.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5322 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạ tầng giao thông đường bộ tại tp Hồ Chí Minh-thực trạng & giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Nhóm Học Tập
STT Họ Và Tên MSSV
01 Hà Tiến Thía 0954042379
02 Nguyễn Hà Oanh 10660205
03 Huỳnh Thị Hoa 0954042111
04 Lữ Thị Ngọc Duyên 0954042052
05 Nguyễn Hoàng Tín 0954040425
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TPHCM
THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP
GVHD: Nguyễn Quang Thái
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2009.
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Nhóm Học Tập
STT Họ Và Tên MSSV
01 Hà Tiến Thía 0954042379
02 Nguyễn Hà Oanh 10660205
03 Huỳnh Thị Hoa 0954042111
04 Lữ Thị Ngọc Duyên 0954042052
05 Nguyễn Hoàng Tín 0954040425
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TPHCM
THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP
GVHD: Nguyễn Quang Thái
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2009.
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
Lời nhận xét của GVHD:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Trang 3/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
MỤC LỤC
Lời nhận xét của GVHD:.......................................................................................................... 3
LỜI DẪN.................................................................................................................................... 5
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 8
1. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM – Một Phạm Vi Rộng. ............................................. 8
2. Các Khái Niệm Cơ Bản............................................................................................... 8
2.1 Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Là Gì? ...................................................................... 8
2.2 Đường Giao Thông Là Gì?........................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TP HCM ............................. 9
1. Lịch Sử Hình Thành Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM................................................ 9
2. Thực Trạng Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Tại Tp HCM Hiện Nay.................... 9
2.1. Quy Hoạch Giao Thông Chưa Đồng Bộ ........................................................... 9
2.2. Vốn Đầu Tư Cho HTGT – Không Biết Thế Nào Cho Đủ?........................... 10
2.3. Giới Thiệu Một Số Công Trình Tiêu Biểu Tại Tp HCM. ............................. 12
2.3.1. Đại Lộ Nguyễn Văn Linh. ........................................................................ 12
2.3.2. Nút Giao Thông Hàng Xanh. ................................................................... 13
2.3.3. Đại Lộ Đông Tây ...................................................................................... 14
2.4. Giao Thông Tp HCM Quá Tải Và Lộn Xộn .................................................. 16
2.4.1. Ra Đường Gặp “Lô Cốt” Và Kẹt Xe. .................................................... 16
2.4.2. Xe Cá Nhân Tại Tp HCM Tăng Nhanh Chóng Mặt.............................. 17
3. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM – Giải Pháp Trong Tương Lai. ............................. 18
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HTGT ĐƯỜNG BỘ TP HCM MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............... 20
1. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM Còn Nhiều Bất Cập. ............................................. 20
2. Giải Pháp Nào Để Nâng Cao Chất Lượng HTGT Tại Tp HCM............................ 21
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 23
Trang 4/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
LỜI DẪN
Nói đến Thành Phố Hồ Chí Minh là nói đến một thành phố trẻ & năng
động, với dân số hơn bảy triệu người(7.123.340 người/TK tháng 04-2009), hiện
Tp HCM là thành phố có số dân đông nhất cả nước. Với vị trí trung tâm, đi đầu
trong phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương quốc tế, Thành Phố Hồ Chí Minh
đã và đang là đầu tầu kinh tế của cả nước và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía
nam.
Do có vị trí hết sức quan trọng như vậy, mà Thành Phố Hồ Chí Minh
những năm sau giải phóng, đã phải nỗ lực hết mình trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, phục vụ việc phát triển của cả vùng phía nam nói chung, và của Thành Phố
HCM nói riêng. Và ưu tiên hàng đầu của Thành Phố trong việc xây dựng & phát
triển, chính là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ – huyết mạch kinh tế.
Để hiểu biết thêm về thành phố HCM, chúng ta cần tìm hiểu hạ tầng giao
thông tại đây, đặc biệt là giao thông đường bộ, để từ đó chúng ta sẽ có những cái
nhìn khái quát về sự phát triển của thành phố trong hiện tại và tương lai. Bên
cạnh đó, sự hiểu biết về hạ tầng giao thông sẽ giúp chúng ta khai thác tốt những
lợi ích mà nó đem lại.
Trang 5/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Do quá trình đô thị hóa nhanh trong, trong vòng mười năm trở lại
đây(1999-2009), dân số thành phố tăng hơn hai triệu người(tăng 41,4%), mà chủ
yếu là tăng cơ học – tức là tăng do sự dịch chuyển dân số từ nơi khác tới, điều
này gây sức ép rất lớn lên hạ tầng giao thông, hậu quả là tình trạng kẹt xe, tai
nạn giao thông, …ngày một tăng cao, vậy trong tình hình đó, chúng ta đã, đang và
sẽ làm gì để xây dựng hạ tầng giao thông(HTGT) cho phù hợp với xu thế phát
triển mạnh mẽ của thành phố. Những giải pháp nào đã được áp dụng nhằm nâng
cao chất lượng hạ tầng giao thông, hiệu quả của nó tới đâu? Trách nhiệm của
công dân trước vấn đề này như thế nào? .…Để có thể trả lời một phần những câu
hỏi đó, chúng ta cần tìm hiểu hạ tầng giao thông đường bộ tại Tp HCM,
Vì những lý do thiết thực đó, mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Hạ tầng
giao thông đường bộ tại Tp HCM – thực trạng & giải pháp” cho bài tiểu luận
của mình.
Trang 6/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
¾ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nắm bắt thông tin về hạ tầng giao thông tại Tp HCM, giới thiệu tới các
bạn tân sinh viên một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trong tương lai,
để từ đó giúp các bạn có những đánh giá khả quan hơn về tình hình giao thông
trong thời gian tới. Phân tích những giải pháp mà các cơ quan quản lý đang thực
hiện nhằm mục đích tìm hiểu tính khả thi của các giải pháp đó thực tế như thế
nào.
¾ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là hạ tầng giao thông đường bộ tại Tp HCM bao
gồm các con đường, cầu vượt, nút giao thông, các dự án giao thông đang và sắp
triển khai, bên cạnh đó là nghiên cứu số lượng và chủng loại các phương tiện
giao thông hàng ngày đang lưu thông trên đường bộ tại Tp HCM.
¾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tìm kiếm tài liệu, thông tin trên mạng internet, các trang web của UBND
TP, các sở ban ngành liên quan và trên các tờ báo điện tử cả nước. Sau đó phân
tích, tổng hợp thông tin để viết tiểu luận.
¾ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Hạ tầng giao thông luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển
kinh tế, và gắn liền với đời sống người dân, vì vậy tìm hiểu hạ tầng giao thông là
việc làm sát với thực tế đời sống, những hiểu biết về giao thông nói chung và hạ
tầng giao thông nói riêng, giúp chúng ta khai thác nó một cách hiệu quả nhất để
phục vụ nhu cầu cá nhân, cũng như đánh giá sát hơn tình hình giao thông tại Tp
HCM hiện nay, và có cái nhìn xa hơn trong tương lai.
Trang 7/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM – Một Phạm Vi Rộng.
Theo thống kê, Thành Phố Hồ Chí Minh hiện có 3.584 con đường với tổng
chiều dài khoảng 3.670 km. Bên cạnh đó là hệ thống cầu, cầu vượt, nút giao
thông, bến xe, nhà chờ, hệ thống đèn tín hiệu giao thông…Vì vậy mà phạm vi
nghiên cứu là rất rộng, tiềm năng nghiên cứu lớn. Mặt khác, hạ tầng giao thông
Tp đang tồn tại nhiều vấn đề cấp bách, nên trong phạm vi nhỏ của bài tiểu luận
này, chúng ta không thể nêu ra tất cả mọi vấn đề liên quan tới hạ tầng giao thông
đường bộ của Tp. Mà chỉ nêu lên một vài vấn đề lớn, giới thiệu một vài dự án
điển hình mà thành phố đang triển khai, dự đoán tình hình giao thông trong tương
lai gần để mọi người cùng tìm hiểu.
2. Các Khái Niệm Cơ Bản
2.1 Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Là Gì?
Đó là những công trình công cộng phục vụ việc giao lưu kinh tế, và đi lại
của người dân trên bộ. Có hai loại hạ tầng giao thông, đó là hạ tầng giao thông
động và hạ tầng giao thông tĩnh.
¾ Hạ tầng giao thông động: gồm đường giao thông, nút gt, cầu, cầu vượt…
¾ Hạ tầng giao thông tĩnh: gồm bến xe, nhà chờ xe bus, bãi đậu xe…
2.2 Đường Giao Thông Là Gì?
Đường giao thông hay đường sá là một công trình hạ tầng kỹ thuật có chức
năng liên kết về mặt giao thông giữa các địa điểm với nhau, dùng để đi lại, vận
chuyển từ nơi này đến nơi kia. Đường sá thuộc hệ thống giao thông.
Trang 8/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TP HCM
1. Lịch Sử Hình Thành Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM
Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã quy hoạch tổng thể thành phố Sài Gòn với
quy mô 500.000 dân. Do đó, các quy hoạch về giao thông cũng chỉ đáp ứng đủ
yêu cầu cho nửa triệu dân sinh sống. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử,
dân số của Sài Gòn đã tăng nhanh chóng, trong đó có hai giai đoạn bùng nổ tăng
cơ học dân số là giai đoạn Sài Gòn là thủ đô của Việt nam cộng hòa và giai đoạn
sau năm 1975. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp liên tục, hiện nay, tình trạng giao
thông tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu
giao thông của dân chúng; thể hiện cụ thể qua số lượng các vụ ùn tắc giao thông
hàng ngày vào giờ cao điểm cũng như phần trăm những người tham gia giao
thông sử dụng phương tiện công cộng.
2. Thực Trạng Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Tại Tp HCM Hiện Nay.
2.1. Quy Hoạch Giao Thông Chưa Đồng Bộ
Theo ông Bùi Xuân Cường Trưởng Phòng Quản lý Giao thông Sở GTVT
TPHCM, toàn TP hiện có 3.584 con đường với tổng chiều dài khoảng 3.670 km,
tuy nhiên chỉ chiếm 1,5% diện tích thành phố, trong khi tiêu chuẩn tại các nước
tiên tiến khác, tỷ lệ này là từ 10-15%, như vậy chúng ta đang dành cho giao
thông một diện tích cực kỳ nhỏ, chúng ta cần nâng diện tích dành cho giao thông
gấp 6-10 lần diện tích hiện nay mới đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.
Song thực tế, việc quy hoạch giao thông của Tp HCM đang hết sức yếu
kém, do quá trình đô thị hóa quá nhanh, quy hoạch dân cư rồi mới tới quy hoạch
giao thông… đang là nghịch lý lớn vẫn tồn tại ở Tp HCM.
Trang 9/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
Căn cứ theo quy định: Một làn đường dành cho xe ôtô phải có chiều rộng
3,75m thì hệ thống đường giao thông tại TP HCM có tới hơn 1/3 trong số 3.584
tuyến đường lớn nhỏ chỉ đủ để phân thành đường một làn xe cơ giới, hoặc phải
đổi thành đường 1 chiều. Chỉ có 420 tuyến rộng hơn 12m là đủ rộng để phân
thành đường 2 chiều, với mỗi chiều được 1 làn đường dành cho xe cơ giới và 1
làn dành cho xe gắn máy, 1.530 tuyến đường từ 7 - 12m còn lại thì đang trong
tình trạng lỡ cỡ, để 1 làn thì thừa, phân thành 2 làn xe thì thiếu
2.2. Vốn Đầu Tư Cho HTGT – Không Biết Thế Nào Cho Đủ?
Vấn đề nguồn vốn cho giao thông cũng là bài toán hóc búa, ai cũng biết để
có đường phải có tiền song đầu tư cho hạ tầng giao thông là việc làm cực kỳ tốn
kém, chỉ đơn giản để nâng cấp một con đường nhỏ cũng tốn hàng trăm tỷ đồng,
đó là chưa kể việc đền bù giải phóng mặt bằng cũng tốn một số tiền không kém,
cá biệt có những dự án, tiền đền bù còn lớn hơn giá trị công trình.
Một Số Hình Thức Huy Động Vốn Hiện Nay
¾ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA – Official Development Assistance:
Đây là nguồn vốn lớn, được các chính phủ hoặc các tổ chức tài chính cho
chúng ta vay để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông. Hiện nay
chúng ta đang vay ODA nhiều nhất từ Nhật Bản, ngoài ra còn vay của ngân hàng
thế giới WB, quỹ tiền tệ quốc tế IMF, NH phát triển Châu Á ADB,….Tuy nhiên,
điều kiện để được vay là khó, kèm theo nó là những yêu cầu về tiến độ, nhà thầu,
chất lượng, quy mô dự án …..được bên cho vay đặt ra đặt ra rất khắt khe. Việc sử
dụng nguồn vốn ODA tại việt nam, cũng như tại Tp HCM chưa thật hiệu quả, giải
ngân chậm, tiêu cực tại các dự án ODA nhiều. Tại Tp HCM có nhiều công trình
sử dụng vốn ODA, mới đây nhất là Dự án Xây dựng đại lộ Đông Tây do Ngân
hàng hợp tác phát triển Quốc tế Nhật bản (JBIC) cho vay.
Trang 10/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
¾ Vốn từ ngân sách nhà nước:
Hàng năm thành phố đầu tư cho hạ tầng giao thông từ 3.000 – 5.000 tỷ
đồng, tương ứng từ 7-12% nhu cầu vốn, đây là con số rất ít ỏi so với nhu vốn thực
tế, song đây cũng đã là nỗ lực rất lớn từ ngân sách thành phố, bởi lẽ điều kiện
kinh tế nước ta còn nghèo chưa có để đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông.
¾ Nguồn vốn từ các doanh nghiệp:
Đây được coi là kênh huy động vốn quan trọng, chủ yếu được thực hiện theo
hình thức BOT (Built-Operation-Transfer). Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao.
Chính Phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua
đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là
chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước quản lý. Ngoài ra còn có hình thức xây
dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), xây dựng-chuyển giao (BT). Tại Tp HCM
đường Quốc Lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc, đường Điện Biên Phủ do Cty Đầu
Tư Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật TPHCM (CII) thực hiện theo hình thức BOT.
Ngoài những hình thức đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông bằng những
nguồn vốn chính như trên. Hiện nay, Tp HCM còn huy động vốn từ trái phiếu,
đổi đất lấy dự án hạ tầng, sắp tới có thể sẽ phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Trang 11/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
2.3. Giới Thiệu Một Số Công Trình Tiêu Biểu Tại Tp HCM.
2.3.1. Đại Lộ Nguyễn Văn Linh.
Ngày 30.12.2007, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã khánh thành toàn bộ
công trình đại lộ Nguyễn Văn Linh rộng 10 làn xe với chiều dài 17,8km (nối từ
đường Huỳnh Tấn Phát – Q.7 đến giao với QL 1A – Bình Chánh), được quy
hoạch lộ giới 120 m, gồm 10 làn xe, 10 cây cầu, còn được gọi là Đại Lộ Nam Sài
Gòn, một tuyến đường huyết mạch chia sẻ lưu lượng lưu thông từ các tỉnh Miền
Tây vào TP.HCM với tuyến quốc lộ 1A. Trong số các cây cầu trên đại lộ Nguyễn
Văn Linh có 3 cây cầu Cần Giuộc, Ông Lớn và cầu Xóm Củi lần đầu tiên tại Việt
Nam áp dụng công nghệ thiết kế dạng vòm của Thuỵ Sĩ với nhịp giữa của cầu dài
đến 99m mà không có trụ cầu dưới sông, phát huy tối đa điều kiện đảm bảo an
toàn giao thông thuỷ. Tổng vốn đầu tư của toàn dự án khoảng 100 triệu USD.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh (nguồn:
Sau 11 năm xây dựng, đại lộ Nguyễn Văn Linh hoàn thành đưa vào sử dụng
góp phần phát triển kinh tế xã hội khu Nam thành phố, kết nối với những công
trình trọng điểm như: KCX Tân Thuận, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, KCN Hiệp
Phước, khu đô thị cảng Hiệp Phước…
Trang 12/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
2.3.2. Nút Giao Thông Hàng Xanh.
Sau chín tháng thi công, ngày 20/04/1995 nút giao thông hàng xanh được
khánh thành, đem lại niềm vui lớn cho nhân dân thành phố.
Ngã tư hàng xanh (nguồn: www.sggp.org.vn)
Nhưng ít ai biết rằng, đây là công trình được Công Ty Cổ Phần May & Xây
Dựng Huy Hoàng bỏ tiền và trực tiếp thi công. CT HĐQT Công Ty Huy Hoàng là
ông Lê Văn Kiểm – một cựu chiến binh, hiện là CT HĐQT sân Golf Long Thành
đã bỏ 20 tỷ đồng vào năm 1995 để làm nút giao thông này, sau khi khánh thành
ông mới được thành phố thanh toán. Đây cũng là công trình đầu tiên được thành
phố thực hiện theo hình thức này. Trong lễ khánh thành, ông Đặng Văn Thông,
Thứ trưởng Bộ GTVT thời đĩ đã đánh giá rất cao trình độ tổ chức thi công của
Công ty Huy Hoàng và cho biết nếu so với mặt bằng giá quốc tế thì chi phí cho
Công ty Huy Hoàng chỉ bằng một phần ba.
Trang 13/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
2.3.3. Đại Lộ Đông Tây
Tổng chiều dài đại lộ Đông Tây là gần 22km, điểm đầu là nút giao với
quốc lộ 1A (quận Bình Chánh), chạy qua Bình Chánh và các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8,
Bình Tân và đến điểm cuối là giao lộ với xa lộ Hà Nội (quận 2). Gần 10.000 hộ
dân đã di dời để phục vụ dự án này. Tổng kinh phí xây dựng là hơn 660 triệu
USD tương đương 12.210 tỷ đồng. Đây là công trình có tổng vốn đầu tư lớn nhất
từ trước tới nay của Tp HCM. Dự án đã được thông xe giai đoạn 1 với chiều dài
13km. Khi con đường được hoàn thành, đồng thời kết nối với tuyến cao tốc
TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (phía đông) và tuyến cao tốc TPHCM - Trung
Lương (phía tây), đại lộ Đông - Tây sẽ là tuyến đường đô thị thuộc hạng đẹp nhất
của TPHCM
Đại Lộ Đông Tây (nguồn: www.laodong.com.vn)
Điều đặc biệt nữa ở con đường này, là đoạn từ quận 1 sang quận 2 băng qua
sông sài gòn sẽ được làm hầm chui dài 1,5km – hầm ngầm dưới lòng sông. Đây
cũng là hầm ngầm vượt sông đầu tiên của việt nam.
Trang 14/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
Đại lộ Đông Tây – đoạn qua Quận 1
(nguồn:
Đại lộ Đông Tây – đường dẫn xuống hầm thủ thiêm phía Quận 1
(nguồn:
Trang 15/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
Hầm thủ thiêm đang được đúc tại Nhơn Trạch – Đồng Nai.
(Nguồn:
2.4. Giao Thông Tp HCM Quá Tải Và Lộn Xộn
Diện tích dành cho hạ tầng giao thông quá ít, các con đường quá tải do lượng
xe cá nhân tăng nhanh chóng mặt trong những năm qua, các dự án đào đường dải
khắp thành phố, ý thức khi tham gia giao thông của đại bộ phận nhân dân còn
kém và cùng với rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khác, đã làm
cho bộ mặt giao thông Tp HCM trở nên hết sức lộn xộn.
2.4.1. Ra Đường Gặp “Lô Cốt” Và Kẹt Xe.
Thực hiện đồng thời ba dự án Vệ Sinh Môi Trường, Cải Thiện Môi Trường
Nước Tp, và Nâng Cấp Đô Thị nên khối lượng và số lượng km đào đường năm
sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2008, đào 40km, thì qua năm 2009 con số này
tăng từ 56km như thông báo ban đầu lên 100km khi tiến hành đào đường, ai cũng
biết việc đào đường là quan trọng, xong trách nhiệm của các đơn vị thi công quá
kém, thi công ì ạch, lấn chiếm lòng đường nhiều hơn cho phép, khi làm xong thì
tái lập mặt đường cẩu thả. Vì thế mà người dân lãnh đủ, và chỉ còn biết kêu
“trời”
Trang 16/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
Những hình ảnh như thế này là cuộc sống thường nhật tại Tp HCM
(nguồn:
Trang 17/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
2.4.2. Xe Cá Nhân Tại Tp HCM Tăng Nhanh Chóng Mặt
Bảng 1: Thống kê số lượng xe qua các năm
Năm SL Xe máy SL Xe ô tô Tổng cộng
2000 1,3 triệu chiếc 200.000 chiếc 1,5 triệu
2007 3,2 triệu chiếc 300.000 chiếc 3,5 triệu
2009 4 triệu chiếc 400.000 chiếc 4,4 triệu
(tổng hợp từ internet)
Như vậy, chỉ trong vòng chín năm trở lại đây, số lượng xe cá nhân tại Tp
HCM đã tăng gấp 3 lần. Đó là chưa kể đến khoảng 1 triệu xe gắn máy và 60.000
xe ôtô từ các tỉnh đổ vào Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, hàng ngày có
khoảng không dưới 5 triệu xe ô tô và xe máy lưu thông trên địa bàn Tp HCM. Và
hàng ngày có khoảng 100 xe hơi và 3.000 xe máy đăng ký mới mỗi ngày. Theo
các nhà quản lý, nếu cứ theo đà tăng như hiện nay, 5 năm tới Tp HCM sẽ không
còn chỗ cho xe chạy.
3. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM – Giải Pháp Trong Tương Lai.
Hiện tại, hạ tầng GT Tp HCM hết sức yếu kém, cả về chất và vệ lượng. Để
đáp ứng sự phát triển trong những năm tiếp theo, trung ương và thành phố đang
nỗ lực hết mình tìm giải pháp cho tương lai. Một số dự án lớn sẽ được triển khai
trong một vài năm tới.
Hạ tầng giao thông của Tp HCM chủ yếu là giao cắt đồng mức, nghĩa là
khi hai con đường giao nhau thì sử dụng hệ thống đèn tín hiệu để điều tiết giao
thông mà không có cầu vượt, điều này dẫn đến tình trạng kẹt xe trong giờ cao
điểm khi lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao. Sắp tới đây, Tp HCM
sẽ triển khai xây dựng hệ thống đường trên cao:
Trang 18/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
Dự Án Xây Dựng Đường Trên Cao Tại Tp HCM
¾ Tuyến số 1 (Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và
tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh)
¾ Tuyến số 2 kênh Nhiêu Lộc – Vành đai 2
¾ Tuyến số 3 (từ điểm giao với tuyến số 2 - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ -
Nguyễn Văn Cừ - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh)
¾ Tuyến số 4 (từ nút giao thông Bình Phước - Vườn Lài - Nguyễn Xí - Đinh
Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ nối vào tuyến số 1)
Ngoài ra, thành phố sẽ xây dựng thêm 3 tuyến tàu điện ngầm, xây dựng
tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), dự án tuyến xe điện mặt đất
Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe Miền Tây dài 12 km (bắt đầu từ Công viên Bến
Bạch Đằng về tới ga cuối là Bến xe Miền Tây)
Để giải quyết vấn đề thiếu nơi đậu xe, mới đây UBND vừa ký kết với
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Không Gian Ngầm (IUS) xây dựng, khai
thác tầng ngầm làm bãi đậu xe và dịch vụ công cộng tại công viên Lê Văn Tám.
Với tổng vốn đầu tư 1.748 tỉ đồng, IUS sẽ xây dựng và kinh doanh trong thời gian
50 năm, sau đó chuyển giao cho TPHCM. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào
năm 2012.
Trang 19/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HTGT ĐƯỜNG BỘ TP HCM
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM Còn Nhiều Bất Cập.
Dân số quá đông, phương tiện cá nhân nhiều, diện tích dành cho hạ tầng giao
thông ít, các dự án thi công chậm, ý thức tham gia giao thông kém, tỷ lệ người
dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thấp(5%)…tất cả đã làm cho hệ
thống giao thông trở nên hết sức lộn xộn và bất cập. Điều này là không thể tránh
khỏi, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự quản lý của nhà nước
không theo kịp sự phát triển của thành phố.
Đại đa số đường phố ở Tp HCM đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều,
có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép xe bus
được phép hoạt động hai chiều, mà xe bus có loại đến 45 chỗ ngồi.
Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ,
chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước
cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông tự phát.
Đã sang thế kỷ 21 nhưng giao thông công cộng tại thành phố vẫn chủ yếu là
xe buýt, còn những loại phương tiện vận chuyển có sức chở lớn như metro, xe
điện mặt đất… vẫn còn ở “thì” tương lai!
Ý thức khi tham gia giao thông của người dân còn kém cũng làm cho tình hình
giao thông ngày càng trở nên trầm trọng, sẽ không hiếm gặp cảnh xe máy vượt
đèn đỏ, chạy sai phần đường quy định, chạy lên vỉa hè…có thể do ý thức chấp
hành luật giao thông chưa cao, nhưng một phần cũng vì hạ tầng giao thông quá
kém.
Trang 20/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
2. Giải Pháp Nào Để Nâng Cao Chất Lượng HTGT Tại Tp HCM.
¾ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, nâng
cao tỷ lệ diện tích dành cho giao thông. Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau,
tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân bằng hình thức phát hành trái phiếu
và cổ phiếu. Tiến hành thu phí lưu thông, để đầu tư ngược lại cho hạ tầng giao
thông. Áp dụng nhiều phương thức thực hiện các dự án giao thông khác nhau.
¾ Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nâng cao chất lượng và tỷ lệ sử
dụng giao thông công cộng.
¾ Đẩy nhanh tiến độ các dự án đào đường, lập kế hoạch thi công theo hình
thức cuốn chiếu, làm tới đâu dứt điểm tới đó. Nghiệm thu, thanh quyết toán khối
lượng thi công cho các đơn vị, giải ngân nhanh sẽ tạo thuận lợi cho dự án sớm
được hoàn thành.
¾ Nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân bằng cách tích cực
tuyên truyền luật giao thông, xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm. Đưa việc
dạy học luật giao thông thành giáo trình bắt buộc cho học sinh sinh viên.
Trên đây chỉ là một vài giải pháp, tuy không có gì mới mẻ, xong để giải
quyết triệt để thực trạng giao thông hiện nay cần có một lộ trình rõ ràng, thực
hiện nhiều biện pháp song song, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều cấp
chính quyền và các sở ban nghành liên quan. Hy vọng trong thời gian gần nhất,
khi các dự án của thành phố hoàn thành sẽ đem lại một môi trường giao thông
thân thiện hơn, góp phần phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho người dân sinh sống
phát triển và hội nhập.
Trang 21/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
KẾT LUẬN
Hạ tầng giao thông đường bộ tại Tp HCM hiện nay có quá nhiều vấn đề
bất cập, tất cả các giải pháp đưa ra trong thời gian qua chỉ là tình thế, nó chẳng
khác nào việc “bắt cóc bỏ đĩa”, chưa thực sự đem lại hiệu quả mà ngược lại ngày
càng trở nên tồi tệ hơn. Tất cả là do sự đô thị hóa diễn ra quá nhanh, hạ tầng giao
thông không theo kịp sự phát triển, tiến độ thực các dự án giao thông quá chậm vì
thiếu vốn và năng lực thi công chưa có, còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ của
nước ngoài.
Trong tương lai, các dự án mà thành phố đang và sắp thực hiện sẽ đem lại
bộ mặt hoàn toàn mới cho hạ tầng giao thông. Để góp phần tích cực cho những nỗ
lực đó, điều mà mỗi công dân nói chung và sinh viên nói riêng cần làm là nghiêm
chỉnh chấp hành luật giao thông, tuyên truyền cho những người xung quanh cùng
thực hiện, nhằm mục đích khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông cũng là đã góp
phần xây dựng hạ tầng giao thông ngày một văn minh hiện đại hơn.
Trang 22/23
Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UBND Tp HCM:
Báo lao động: www.laodong.com.vn
Bộ tài nguyên và môi trường :
Báo người lao động:
Báo sài gòn giải phóng: www.sggp.org.vn
Báo tuổi trẻ:
Việt báo:
Trang 23/23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_nckh_9234.pdf