Các hệ thống siêu thị nên đưa các sản phẩm thân thiện với môi trường và sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, đồng thời sử dụng túi nylon tự phân hủy đựng sản phẩm cho khách hàng.
Nhiều người tiêu dùngvẫn chưa tin vào chất lượng sản phẩm xanh, vì vậy doanh nghiệp cần phải có được các chương trình khuyến khích người dân thực hiện sản phẩm xanh như đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tổ chức tuần lễ tiêu dùng xanh để khuyến khích người dân mua sản phẩm xanh. Chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường bằng cách tổ chức các chương trình tiêu dùng xanh.
71 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân tại Thành phố Hồ Chí Minh - Điển cứu quận Bình Thạnh và quận Bình Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cũng như những tác động xấu từ môi trường tới sức khỏe con người và phù hợp với hành vi tiêu dùng của họ ở hiện tại (theo kết quả bảng 12).
Theo kết quả của số người được hỏi về chi phí thấp thì nhóm lao động chân tay 29/74(39,2%) có ưu tiên cao hơn nhóm lao động trí thức 31/86 (36%) và tiết kiệm năng lượng thì nhóm lao động chân tay 9/74 (12,2%) cao hơn nhóm lao động tri thức 7/86 (8,1%). Đối với thu nhập thấp hơn nhóm lao động tri thức thì những người dân ở nhóm lao động chân tay chọn mua các thiết bị có chi phí thấp để tiết kiệm tiền, tuy nhiên họ lại chọn mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng (điện, nước, nhiên liệu). Tiết kiệm năng lượng (điện, nước, xăng dầu) đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện, nhưng họ lại chọn các sản phẩm có chi phí thấp thì sẽ khó có thể mua được các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Hoặc là họ mua sản phẩm có chi phí thấp để tiết kiệm tiền hoặc là họ sẽ phải bỏ tiền ra để mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tuy tốn kém trước mắt nhưng sẽ đem lại cái lợi lâu dài.
Ở nhóm ưu tiên 2, nhóm lao động trí thức ưu tiên vấn đề công nghệ tiên tiến 6/86 (7%) và vấn đề tiết kiệm năng lượng (điện, nước, nhiên liệu) 26/86 (30,2%) so với nhóm lao động chân tay tương ứng là 4,1% và 27%. Vấn đề về công nghệ tiên tiến, mặc dù cả 3 nhóm đã giảm nhiều so với ưu tiên 1 (giảm 19,7% ở nhóm lao động trí thức và 30,3% ở nhóm lao động chân tay so với bảng 1) nhưng nhóm lao động trí thức vẫn cao hơn nhóm lao động chân tay. Vấn đề tiết kiệm năng lượng (điện, nước, nhiên liệu) cũng có sự tăng mạnh so với ưu tiên 1 (tăng 22,1% ở nhóm lao động trí thức và tăng và 14,8% với nhóm lao động tay chân) và nhóm lao động trí thức cũng có tỉ lệ người chọn sử dụng các thiết bị sinh hoạt cao hơn nhóm lao động chân tay.
Nhóm lao động chân tay tiếp tục ưu tiên vấn đề chi phí thấp 27/74 (36,5%) và ưu tiên vấn đề ít gây ô nhiễm môi trường 27/74 (32,4%) cao hơn so với nhóm lao động tri thức tương ứng là 28/86 (32,6%) và 26/86 (30,2%)
Ở nhóm ưu tiên 3, các vấn đề như ít ô nhiễm môi trường 23/86 (26,7%) , chi phí thấp 17/86 (19,8), tiết kiệm năng lượng (điện, nước, nhiên liệu) 38/86 (44,2%) thì được nhóm lao động trí thức ưu tiên hơn so với nhóm lao động chân tay tương ứng 18/74 (24,3%), 12/74 (16,2%), 32 (43,2%). Chỉ có vấn đề công nghệ tiên tiến thì được nhóm lao động chân tay 12/74 (16,2%) ưu tiên hơn nhóm lao động trí thức 8/86 (9,3%).
Bảng 19: Tiêu chí mua hàng hóa của người dân trong thời gian tới
theo nhóm nghề
Lao động trí thức
Lao động chân tay
TỔNG SỐ
n
%
n
%
n
%
Ưu tiên 1
Tên nhà sản xuất
14
16,3
9
12,2
23
14,4
Có xuất xứ rõ ràng
10
11,6
8
10,8
18
11,3
Thân thiện với môi trường
42
48,8
25
33,8
67
41,9
Đảm bảo vệ sinh an toàn
15
17,4
22
29,7
37
23,1
Giá cả hợp lý
5
5,8
10
13,5
15
9,4
Khác
-
-
-
-
-
-
TỔNG
86
100
74
100
160
100
Ưu tiên 2
Tên nhà sản xuất
10
11,6
10
13,5
20
12,5
Có xuất xứ rõ ràng
21
24,4
14
18,9
35
21,9
Thân thiện với môi trường
27
31,4
20
27
47
29,4
Đảm bảo vệ sinh an toàn
16
18,6
25
33,8
41
25,6
Giá cả hợp lý
12
14,0
5
6,8
17
10,6
Khác
-
-
-
-
-
-
TỔNG
86
100
74
100
160
100
Ưu tiên 3
Tên nhà sản xuất
28
32,6
3
4,1
31
19,4
Có xuất xứ rõ ràng
21
24,4
9
12,2
30
18,8
Thân thiện với môi trường
11
12,8
21
28,4
32
20
Đảm bảo vệ sinh an toàn
14
16,3
9
12,2
23
14,4
Giá cả hợp lý
12
14,0
32
43,2
44
27,5
Khác
-
-
-
-
-
-
TỔNG
86
100
74
100
160
100
Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu
Ở bảng số liệu này ta thấy tiêu chí về thân thiện với môi trường được người dân quan tâm nhiều nhất ở ưu tiên 1 có 67/160 (41,9%), đảm bảo vệ sinh an toàn 37/160 (23,1), tên nhà sản xuất 23/160 (14,4%), có xuất xứ rõ ràng 18/160 (11,3%) và giá cả hợp lý 15/160 (9,4%).
Ưu tiên thứ 2 có tiêu chí về thân thiện với môi trường 47/160 (29,4%) và tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn 41/160 (25,6%) giống như ưu tiên 1 vẫn được người dân lựa chọn nhiều nhất, tiếp theo đến các tiêu chí có xuất xứ rõ ràng 35/160 (31,9%), tên nhà sản xuất 20/160 (12,5%) và cuối cùng là tiêu chí giá cả hợp lý 17/160 (10,6%).
Ở ưu tiên 3 thì tiêu chí giá cả hợp lý 44/160 (27,5%) được người dân chọn nhiều nhất, tiếp theo đến tiêu chí thân thiện với môi trường 32/160 (20%), tên nhà sản xuất 31/160 (19,4%), có xuất xứ rõ ràng 30/160 (18,8%) và đảm bảo vệ sinh an toàn 23/160 (14,4%).
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2
Trong kết quả nghiên cứu trên, đa số người dân được có nghe về Biến đổi khí hậu tuy nhiên lại không hiểu lắm về vấn đề này, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm lao động chân tay. Về nhận thức của nam và nữ thì đa số nhóm nữ được hỏi có nghe nói nhưng không hiểu lắm và đặc biệt trong số những người được hỏi trả lời chưa bao giờ nghe về Biến đổi khí hậu có đến 16/19 người là nữ.
Trong các vấn đề mà được người dân quan tâm nhất hiện nay, đa số người dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe và thu nhập ở cả ưu tiên 1 và ưu tiên 2, và đến ưu tiên 3 người dân mới quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường, giáo dục và đạo đức xã hội.
Đa số người dân nhận thức được các hành vi chọn mua những sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải là sẽ làm giảm nhẹ các tác động của Biến đổi khí hậu.
Các hạng mục được người dân ưu tiên tiết kiệm trước mắt là chiếu sáng và nấu ăn, hạng mục cần được tiết kiệm hơn như giải trí lại không được người dân ưu tiên trong khi lại ưu tiên tiết kiệm các hạng mục cần thiết cho cuộc sống.
Những yếu tố của sản phẩm mà người dân quan tâm khi mua hàng được ưu tiên nhiều nhất gồm giá cả, độ bền và mức độ tiêu thụ năng lượng.
Nhận định của người dân đối với vấn đề tiết kiệm, đa số người dân đồng ý với nhận định Sử dụng năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường là rất tốn kém nhưng cần thiết và họ cũng không đồng ý với các nhận định như ai trả tiền nhiều thì có quyền sử dụng nhiều điện, nước hay mọi người phải tiết kiệm thì mình mới tiết kiệm, như vậy mới hiệu quả.
Phương tiện di chuyển hàng ngày người dân chủ yêu chọn đi xe máy, bởi vì đây là phương tiện dễ di chuyển, linh hoạt trong mọi tình huống.
Đa số người dân được hỏi sẵn sàng chi trả thêm tiền cho các sản phẩm xanh khi mua hàng. Chỉ có một số ít người dân không thực hiện các hành vi tiêu dùng do họ chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cũng như giá thành của sản phẩm.
Theo người dân thì khó khăn cản trở họ trong việc mua các sản phẩm xanh là họ thường không biết mua các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường ở đâu và giá cả cao hơn sản phẩm thường cũng là nguyên nhận khiến người dân không tiếp cận được.
Tiêu chí chọn sản phẩm của người dân trong thời gian tới ở ưu tiên số 1 và số 2 đa số người dân chọn tiêu chí chi phí thấp và ít gây ô nhiễm môi trường, ở ưu tiên số 3 thì đa số người dân chọn tiết kiệm năng lượng. Những tiêu chí như thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như có xuất xứ rõ ràng cũng được người dân quan tâm.
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG TIÊU DÙNG BỀN VỮNG
1. Một số chính thúc đẩy Tiêu dùng bền vững
1.1. Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quảBộ tư pháp, Nghị định của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 27/2/2015.
, Ban hành ngày 03/09/2003.
Nghị định gồm có 9 chương với 27 điều trong đó: Nghị định này quy định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong các toà nhà, đối với các thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng và trong sinh hoạt của nhân dân.
Đối tượng áp dụng: Nghi định này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
1.2. Quyết định số 1419/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt "Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020"Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Quyết định phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”, 27/2/2015.
Mục tiêu:
Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
Giải pháp thực hiện
Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, báo.
+ In ấn tài liệu, tờ rơi, tranh cổ động về sản xuất sạch hơn.
+ Xây dựng và thực hiện các chương trình hội thảo truyền thông về sản xuất sạch hơn để giới thiệu và phổ biến về sản xuất sạch hơn, kết quả các mô hình trình diễn cho các đối tượng phù hợp.
+ Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sạch hơn.
+ Xây dựng bản tin chuyên đề về sản xuất sạch hơn.
+ Tổ chức các cuộc thi truyền thông về sản xuất sạch hơn: Xây dựng điều lệ cuộc thi, hội thảo, hội nghị, để phát động cuộc thi, chấm thi, công bố và trao giải thưởng.
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng có vai trò hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn, tư vấn và thực hiện sản xuất sạch hơn: Các hiệp hội công nghiệp, giảng viên, cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương (Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công), cán bộ kỹ thuật đến cấp tỉnh.
Hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp:
+ Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp;
+ Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao thực hiện theo Luật Chuyển giao công nghệ (số 80/2006/QH11) và các văn bản hướng dẫn về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp:
+ Xây dựng đề án thành lập các đơn vị có chức năng tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn tại các Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công địa phương. Trên cơ sở đề án do Bộ Công Thương xây dựng các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để thành lập cho phù hợp.
+ Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá thực hiện sản xuất sạch hơn.
Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Bộ Công Thương.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (điều tra, đánh giá, đề xuất các cơ chế chính sách).
Hoạt động của Ban Điều hành Chiến lược và Văn phòng giúp việc Ban điều hành: Mua sắm trang thiết bị; khảo sát hợp tác quốc tế với các nước có trình độ tiên tiến về sản xuất sạch hơn; hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết; kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá và phê duyệt các đề án của Chiến lược và các khoản chi khác (nếu có).
1.3. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công bố Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, 29/2/2015.
Để thực hiện được chiến lược này có 3 nhiệm vụ chiến lược:
Nhiệm vụ thứ nhất: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Giai đoạn 2011-2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1- 1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế. Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế. Định hướng đến năm 2050: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5 -2%.
Nhiệm vụ thứ 2: Xanh hóa sản xuất
Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hóa sạch" thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm. Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Giá trị sản phẩm ngànhcông nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42-45%;tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%,áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3-4% GDP.
Nhiệm vụ thứ ba: Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại. Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu. Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề: 40%, cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%, tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theoQuyết định 2149/QĐ -TTg,diện tích cây xanhđạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 35-45%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%.
1.4. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Số 13/1999/PL-UBTVQH10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ngày 17/04/1999. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 29/2/2015.
Pháp lệnh được đưa ra với các quy định để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong đó có các điều quan trọng sau:
Điều 2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động: bảovệ quyền lợi người tiêu dùng, và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 3.Nhà nước khuyến khích việc tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
Nhànước có chính sách, biện pháp để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, củng cố các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu có chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong nước; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về thương mại, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa, thực phẩm, quảng cáo bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Người tiêu dùng có các quyền và trách nhiệm quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trừ trường hợp điều ước, quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 7. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả.
- Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trái với thuần phong mỹ tục.
- Thông tin, quảng cáo sai sự thật.
- Các vi phạm khác nhằm lừa dối người tiêu dùng
1.5. Quyết định về việc phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái, Số 253/QĐ-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban hành ngày 05/03/2009. Thư viện Pháp luật, Quyết định về việc phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái, 29/02/2015.
Nội dung triển khai chương trình theo quyết định gồm:
+ Xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
+ Triển khai áp dụng thử nghiệm việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với một số loại hình sản phẩm, dịch vụ.
+ Áp dụng rộng rãi việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
+ Hỗ trợ phát triển thị trường, tạo cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”.
+ Nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”.
+ Tham gia, hội nhập mạng lưới Nhãn sinh thái quốc tế.
+ Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trong các tổ chức cấp nhãn sinh thái.
* Đánh giá một số kết quả đạt được từ các chính sách của nhà nước
Trong các năm qua, Tiêu dùng bền vững đã được nhà nước đặc biệt quan tâm, điều này được thể hiện ở việc ngày càng có thêm các chính sách ra đời để phục vụ cho nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động Tiêu dùng bền vững phát triển ở Việt Nam phát triển.
Để cụ thể hóa các chính sách thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, các sở ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp đã có nhiều các hoạt động thiết thực để vận động người dân thực hiện Tiêu dùng bền vững như chương trình Tiêu dùng xanh do do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải Phóng và hệ thống siêu thị Co.opmart thực hiện nhằm khuyến khích người dân mua các sản phẩm xanh để góp phần bảo vệ môi trường; Hoạt động mua sản phẩm Vfresh để góp phần trồng 1 triệu cây xanh của của Vinamilk; Nhiều các doanh nghiệp đã được cấp nhãn xanh như bột giặt Tide, bóng đèn Compact, bóng đèn huỳnh quang của công ty Điện Quang; Các chương trình tiết kiệm điện, nước được các quận, huyện hưởng ứng; Các hoạt động tái chế chất thải như 3T trong trường học, nhảy flash mob Vì một tương lai xanh cũng thường xuyên diễn ra; Chương trình Giờ trái đất cũng được diễn ra hàng năm...
2. Tổng quan về các hoạt động
2.1. Tiêu dùng xanh
- Chương trình tiêu dùng xanh Quỳnh Trang (2013), Rầm rộ khuyến mãi Tiêu dùng xanh, 3/3/2015.
Đây là chương trình thường niên do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải Phóng và hệ thống siêu thị Co.opmart thực hiện. Không chỉ mang ý nghĩa kích cầu, chương trình “Tiêu dùng xanh” còn khuyến khích khách hàng mua và sử dụng các sản phẩm xanh thiết yếu như rau củ quả, trái cây... qua đó góp phần bảo vệ môi trường.
Một số chương trình lớn
Chương trình “2.000 sản phẩm giảm giá đến 50%” áp dụng trong suốt thời gian từ ngày 3 đến 23-6 kết hợp với chương trình “Mua sắm nhanh - Quà tặng xanh” vào các ngày 7, 14 và 21-6. Khách hàng mua sắm trong khu tự chọn của hệ thống Co.opmart với hóa đơn từ 500.000 đồng và có sử dụng túi môi trường sẽ nhận được một món quà hấp dẫn.
Chương trình “Co.opmart cùng bạn tiết kiệm” áp dụng từ ngày 3 đến 23-6 với mỗi hóa đơn từ ngày 300.000 đồng và có sử dụng túi môi trường khách hàng sẽ nhận được hóa đơn vì môi trường xanh. Với 4 hóa đơn vì môi trường xanh, khách hàng sẽ nhận được 1 phiếu chiết khấu tiêu dùng xanh trị giá 30.000 đồng.
Chương trình “Thứ 3 - Thả ga tích điểm” vào thứ ba hằng tuần từ ngày 4 đến 25-6, khách hàng cấp độ thành viên và VIP khi mua hàng có hóa đơn tích lũy điểm sẽ được tặng điểm thưởng vào tài khoản thẻ (đối với thẻ VIP sẽ tích 10 tặng 6, cấp độ thành viên tích 10 tặng 3 điểm thưởng).
- Chương trình dán nhãn sinh thái Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh dán nhãn Doanh nghiệp xanh để tăng kích cầu tiêu dùng xanh, 3/3/2015
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh dán nhãn Doanh nghiệp xanh để tăng kích cầu tiêu dùng xanh
Vận động cộng đồng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm có ký hiệu Doanh nghiệp xanh
Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để đạt chứng nhận Doanh nghiệp xanh, nhất thiết doanh nghiệp đã phải đầu tư không ít chi phí, chất xám để xử lý cũng như giải thiểu chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Bản thân họ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình cạnh tranh trên thị trường do giá thành sản xuất có phần đội hơn doanh nghiệp đối thủ nhưng chưa thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ngược lại nếu họ được cộng đồng ưu tiên lựa chọn tiêu dùng thì sẽ khác. Họ hoàn toàn có thể lấy doanh thu do lượng hàng bán nhiều để bù vào chi phí đầu tư xử lý chất thải. Do vậy mà vai trò cũng rất quan trọng trong việc gián tiếp tạo nên ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tiêu dùng của mình.
Lợi ích tối thiểu mà Doanh nghiệp xanh mang lại là sẽ giảm chất thải gây suy thoái chất lượng môi trường sống của cộng đồng. Cao hơn nữa, họ đưa ra thị trường những sản phẩm có lợi cho môi trường, có lợi cho người tiêu dùng. Bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Bởi vì sức khỏe là vốn quý của con người, mà muốn có sức khỏe tốt thì môi trường sống phải trong sạch. Trên thực tế, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường khiến cho tỷ lệ người dân bị mắc các bệnh nghề nghiệp, hen suyễn tăng cao. Trong đó, đối tượng là người nghèo mắc các bệnh lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy nên, không lý do gì để cộng đồng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm của các doanh nghiệp đang gây hại cho chính sức khỏe của cộng đồng.
Đại diện Ban tổ chức giải thưởng Doanh nghiệp xanh khẳng định, việc chứng nhận Doanh nghiệp xanh đã và đang thực hiện đúng hướng. Điều này thể hiện rõ việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp đăng ký để chứng nhận. Vấn đề còn lại là trong thời gian tới, Ban tổ chức sẽ thực hiện in ấn bao bì có nhãn Doanh nghiệp xanh lên sản phẩm của các doanh nghiệp xanh. Song song đó, sẽ thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng nhận diện ký hiệu dòng sản phẩm này mà cao trào nhất chính là Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh sẽ được phát động vào đầu năm 2013.
- Tiêu dùng xanh để bảo vệ môi trường Hải Hạnh (2013), Thay đổi thói quen tiêu dùng để tiết kiệm nguồn tài nguyên, 3/3/2015.
Từ 10-9 đến 30-9, Công ty Unilever sẽ phối hợp với Tập đoàn Casino (tập đoàn mẹ của hệ thống siêu thị Big C), cam kết và thống nhất với nhau trong hàng loạt chương trình hành động để bảo vệ môi trường với tên gọi “Áo quần thơm sạch, môi trường thêm xanh”.
Thông qua chương trình hợp tác giữa Big C và Công ty Unilever, cả hai mong muốn hướng người tiêu dùng đến việc sử dụng các sản phẩm tiêu dùng cải tiến thân thiện và bảo vệ môi trường, nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính, chủ yếu là CO2 và tiết kiệm được tài nguyên nước. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm xanh nước giặt OMO hay Comfort Một Lần Xả của Công ty Unilever người tiêu dùng không chỉ tiết kiệm được 10.000 lít nước mỗi năm mà còn được tặng một túi vải thân thiện với môi trường; chậu hoa Đà Lạt Hasfarm và một ly sứ Minh Long Lohas.
- Hội chợ triển lãm chuyên ngành năng lượng xanh Khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành năng lượng xanh, 3/3/2015.
Ngày 16/7/2014, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công Thương thành phố phối hợp cùng một số đơn vị khai mạc Hội chợ triển lãm quốc tế lần thứ 4 về công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh 2014 và Triển lãm Quốc tế lần thứ 7 về công nghệ và thiết bị điện 2014.
Chuỗi Hội chợ Triển lãm thu hút sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước từ các quốc gia: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraine, Singapore, Thái Lan với khoảng 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm thuộc lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh và những công nghệ mới, hiện đại trong và ngoài nước.
Cùng với các chính sách khuyến khích phát triển ngành của Chính phủ, việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động tăng cường xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư thông qua hội chợ, hội thảo là hết sức cần thiết.
- Triển lãm công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng Cẩm Anh (2014), Triển lãm công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, luong/45/14327003.epi, 4/3/2015.
Từ ngày 16/7/2014 đến ngày 19/7/2014, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Tân Bình (446 Hoàng Văn Thụ, P.4, Quận.Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Hội chợ triển lãm quốc tế lần thứ 4 về công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh 2014, do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chính Minh tổ chức.
Hội chợ có 80 doanh nghiệp Việt Nam và 24 doanh nghiệp từ các nước Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraina, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan... tham gia giới thiệu các công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Ban tổ chức cho biết, đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh và các doanh nghiệp nước ngoài thông qua triển lãm tìm kiếm đại lý phân phối, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Bên cạnh trưng bày, giới thiệu công nghệ, sản phẩm, còn có các hội thảo chuyên ngành về dán nhãn năng lượng; tiềm năng phát triển nguồn năng lượng xanh và năng lượng tái tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam...
Liên quan đến vấn đề phát triển năng lượng tái tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến 2020 được Bộ Công Thương phê duyệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ rác, gió và điện mặt trời, để vừa sản xuất điện năng, vừa giải quyết các vấn đề môi trường trong thời gian tới.
Sở đang nghiên cứu khả thi dự án xây các nhà máy sản xuất điện từ rác hữu cơ thu gom tại 3 chợ đầu mối lớn của thành phố là Thủ Đức, Hóc Môn và Bình Điền. Đây được xem như giải pháp giúp cắt giảm chi phí thu gom rác ở các chợ, vừa tạo ra nguồn điện cung cấp lại cho các chợ.
- Cuộc đua theo xu hướng tiêu dùng xanh của các công ty lớn Cam Lộ (2013), Tiêu dùng xanh: Cuộc đua của các đại gia, 4/3/2015.
Co.opmart đã tham gia Chiến dịch Tiêu dùng Xanh của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ 4 năm nay với các hoạt động như sử dụng túi ny-lon tự hủy, khuyến khích dùng túi môi trường, phân loại rác tại nguồn... Lần này, để hấp dẫn người tiêu dùng hơn, Siêu thị đã tổ chức Tháng Tiêu dùng Xanh, giảm giá 50% cho 2.000 sản phẩm, thực hiện chương trình quà tặng xanh vào các ngày thứ Sáu, chương trình Co.opmart cùng bạn tiết kiệm...
Trong khi đó, tại các siêu thị, cửa hàng có bán sản phẩm Vfresh của Vinamilk,người tiêu dùng được khuyên mua 1 sản phẩm của nhãn hàng này là đã góp một phần cho Quỹ 1 triệu cây xanh. Hồi đầu tháng 6, Quỹ đã trao tặng 20.000 cây giống cho người dân xã Điền Môn, huyện Phong Điền (Huế). Từ năm 2012, Quỹ đã tổ chức trồng cây tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tiền Giang, Hà Nội, Quảng Nam và Hải Phòng với gần 70.000 cây xanh các loại. Trong năm 2013, Quỹ sẽ tiếp tục giúp trồng cây tại các tỉnh Hà Nam, Thái Nguyên và một số địa phương khác. Theo Vinamilk, năm nay kinh phí đầu tư tối thiểu cho Quỹ là 3 tỉ đồng.
Còn tại Tetra Pak Việt Nam, 17.6 là ngày kết thúc chương trình kéo dài 6 tháng gom rác đổi quà do Công ty phối hợp cùng công ty Giấy & Bao bì Đồng Tiến thực hiện. Theo đó, cứ 10 kg vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng bán cho các trạm chỉ định, ngoài tiền mặt, người thu gom rác sẽ được thưởng 1 hộp sữa giấy 180 ml. Vỏ hộp sữa giấy có cấu tạo 75% giấy và 25% nhôm/nhựa, sau khi tái chế, giấy được dùng làm thùng carton và nhôm/nhựa làm thành tấm lợp sinh thái.
Hiện nay, Công ty Giấy & Bao bì Đồng Tiến đã có dây chuyền hoàn chỉnh tái chế vỏ hộp sữa giấy với công suất 50 tấn/ngày và sản xuất ra 500 tấm lợp sinh thái/ngày.
Đây là lần thứ hai Tetra Pak Việt Nam và Đồng Tiến triển khai chương trình tặng thưởng dành cho người thu gom rác và thu mua phế liệu. Chương trình lần 1 đã diễn ra trong 3 tháng vào năm ngoái tại Thành phố Hồ Chí Minh và đã thu gom và tái chế được gần 30 triệu vỏ hộp sữa.
Theo Văn phòng nhãn Xanh Việt Nam thuộc Tổng cục Môi trường, hiện đã có bột giặt Tide, bóng đèn Compact, bóng đèn huỳnh quang của công ty Điện Quang đã được dán nhãn xanh.
2.2. Tiết kiệm năng lượng
- Tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm Tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, 4/3/2015.
Ngày 19/9/2014, tại Phòng Thông tin tuyên truyền an toàn và tiết kiệm năng lượng, số 1 Phan Đăng Lưu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Gia Định tổ chức tuyên truyền chủ đề "Cùng bạn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm" cho trên 100 học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu.
Nội dung tuyên truyền là những kiến thức về điện, an toàn điện, tiết kiệm khi sử dụng điện và biện pháp cấp cứu người bị tai nạn điện. Dịp này, các em được tham quan các phòng trưng bày các thiết bị điện năng, kèm slide hình ảnh, phim tư liệu, mô hình và tham gia trò chơi có thưởng khi trả lời đúng câu hỏi sau mỗi nội dung tham quan. Qua đó, giúp học sinh có nhận thức để phòng, tránh các nguy hiểm về điện cũng như các biện pháp tiết kiệm điện phù hợp với độ tuổi; đồng thời giúp các em có góc nhìn thực tế hơn về các thiết bị tiết kiệm điện đang có ở nước ta.
- Chương trình thi đua Gia đình tiết kiệm điện có thưởng Chương trình thi đua Gia đình tiết kiệm điện có thưởng, 4/3/2015.
Vừa qua Công ty Điện lực Gia định tiếp tục triển khai phát tờ rơi tuyên truyền thực hiện chương trình "Gia đình tiết kiệm điện giai đoạn 2014 - 2015" trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Đối tượng tham gia là các hộ gia đình sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, không có thay đổi về mục đích sử dụng điện và hợp đồng mua bán điện trong khoảng thời gian kể từ ngày 01/01 của năm trước liền kề đến hết ngày 31/12 của năm xét chọn.
Tiêu chí công nhận "Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu" là tiết kiệm điện đạt kết quả cao nhất, bằng cách xét tỷ lệ tiết kiệm điện tổng điện năng tiêu thụ 12 tháng của năm thực hiện so với cùng kỳ năm liền kề trước đó không thấp hơn 10%. Đối với các hộ đã được công nhận Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu trong năm trước thì tiếp tục phát huy và phấn đấu tiết kiệm so với cùng kỳ tối thiểu 5%. Thực hiện sử dụng các thiết bị điện trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả. Cam kết duy trì thực hiện tiết kiệm điện trong thời gian tới.
Ban tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát thực tế để xét chọn những hộ gia đình được công nhận là "Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu" theo các tiêu chí trên và đạt tỷ lệ tiết kiệm điện từ cao đến thấp.
Hộ gia đình được công nhận là "Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu" sẽ nhận phần thưởng là phiếu quà tặng trị giá 300.000 đồng đối với cấp quận huyện, 500.000 đồng cấp thành phố. Lễ tổng kết và phát thưởng dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 12/2014.
- Gia đình tiết kiệm năng lượng ở Thành phố Hồ Chí Minh Thúy Hằng (2010), Gia đình tiết kiệm năng lượng ở Thành phố Hồ Chí Minh, 4/3/2015.
Thời gian thực hiện chương trình bắt đầu từ 01/06 đến cuối tháng 11 với mục tiêu là các hộ gia đình phải tiết kiệm được 10% chi phí về năng lượng.
Để chương trình đạt hiệu quả, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành các đợt tập huấn, cung cấp tài liệu cho các cấp hội phụ nữ để giúp các hộ gia đình, đặc biệt là cho các chị em phụ nữ sử dụng tiết kiệm năng lượng và thực hiện có hiệu quả các thiết bị điện trong gia đình. Trung tâm sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện chương trình ở các quận,huyện. Được biết, điện sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minhchiếm 40% sản lượng điện tiêu thụ của thành phố và tiền điện các hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minhphải trả là 5.200 tỷ đồng/năm, nên nếu mỗi hộ tiết kiệm 10% tiền điện thì số tiền sẽ rất lớn.
2.3. Đánh giá tác động của các hoạt động tới người dân
Nhìn tổng quan, các hoạt động tiêu dùng bền vững hướng tới người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn ra khá đa dạng và phong phú. Các hoạt động mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Những chương trình trên đã tạo được hiệu ứng cộng đồng khá mạnh mẽ, tuyên truyền và kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ bé thiết thực ngay trong các hoạt động sinh hoạt gia đình hằng ngày. Việc tập trung và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của phụ nữ - người nội trợ trong gia đình đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng.
Các cơ quan đoàn thể ban ngành phối hợp với chính quyền địa phương đã có sự quan tâm nhất định tới vấn đề phát triển bền vững, thể hiện bởi sự đầu tư nhiều kinh phí, lực lượng. Các phong trào, hoạt động được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức, nội dung phong phú hơn, đa dạng hơn để lại ấn tượng sâu sắc và có tính lay động, lan tỏa rộng. Các hoạt động đã thu hút được nhiều người dân ở các thành phần xã hội khác nhau qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn thành phố nói chung về tiêu dung bền vững nhằm tạo dư luận tốt, nâng cao uy tín, vị thế của các đơn vị tổ chức trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế:
Vì còn có nhiều chương trình mục tiêu hoạt động khác trong năm phải được quan tâm như biến đổi khí hậu nên vấn đề Tiêu dùng bền vững vẫn chưa thực sự được chú trọng.
Các hoạt động truyền thông và thực hiện về tiêu dung bền vững chưa được đầu tư thực hiện liên tục và xuyên suốt mà còn mang tính chất thời điểm nên chưa đạt được kết quả lâu dài.
“Những người giàu sử dụng hoang phí mới cần tiết kiệm, mình là dân lao động nghèo, sử dụng không nhiều thì không cần tiết kiệm”
( Nữ, 40 tuổi, nội trợ)
Tiêu dùng bền vững là khái niệm còn mới mẻ đối với người dân, đặc biệt là những thành phần lao động chân tay, dân trí thấp. Người dân hưởng ứng chương trình chưa chắc là họ đã hiểu ý nghĩa cũng như mục đích của chương trình đó.
Người dân chưa nhận thức được tiêu dùng bền vững mang ý nghĩa toàn cầu và có tác động nặng nề đến thế hệ con cháu. Người dân chưa ý thức rằng tiêu dùng bền vững hiện nay ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đang là vấn đề cấp thiết vì những lợi ích về kinh tế, sức khỏe, môi trường, đời sống tinh thần, giao thông,
Mộ bộ phận người dân chưa đưa ra những quan điểm thể hiện thái độ đúng đắn đối với hành vi tiết kiệm điện và sử dụng sản phẩm xanh. Nhiều người dân đánh giá rằng bạn bè, người thân của họ không có thái độ quan tâm tới vấn đề này.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN
Đề xuất của người dân Khảo sát của nhóm nghiên cứu tại quận Bình Tân và quận Bình Thạnh
Khẩu hiệu tuyên truyền
Theo ý kiến của người dân việc đưa vào các khẩu hiệu, những câu nói tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm xanh là điều quan trọng, theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” lâu ngày sẽ nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích người dân thực hiện mua các sản phẩm xanh cũng như các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn. Thực hiện treo các khẩu hiệu tuyên truyền trên các tuyến phố, chợ, siêu thị
Một vài khẩu hiệu theo đề xuất của người dân: “Sản phẩm xanh, an toàn sức khỏe – bảo vệ môi trường” (nữ, 32 tuổi, nhân viên kinh doanh),để làm giảm ô nhiễm môi trường sống của bạn, hãy sử dụng sản phẩm xanh (nữ, 42 tuổi, giáo viên), sử dụng sản phẩm xanh là an toàn cho bản thân và gia đình bạn (Nữ, 38 tuổi, nhân viên kinh doanh), tiết kiệm điện, nước là tiết kiệm túi tiền của bản thân (Nam, 27 tuổi, thợ cắt tóc)
Về chính sách của nhà nước, chính quyền địa phương và doanh nghiệp kinh doanh
Chính sách nhà nước và các hoạt động của doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc nâng cao năng lực và nhận thức của người dân trong thực hiện tiêu dùng bền vững.
Một vài ý kiến của người dân: “Chính phủ cần phải đánh thuế thật mạnh vào các sản phẩm gây nguy hại đến môi trường và có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường” (Nam, 44 tuổi, cán bộ nhà nước), chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở nhiều của hàng chuyên kinh doanh về các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường để người dân dễ tiếp cận hơn (Nữ, 34 tuổi, nhân viên kinh doanh), các siêu thị và các của hàng phải sử dụng túi nilon tự phân hủy để đựng hàng cho người dân khi mua hàng thì mới tiêu thụ nhanh sản phẩm chứ siêu thị và các cửa hàng sử dụng túi nilon thường đưa cho người dân thì cũng không khuyến khích được người dân thực hiện (Nữ, 40 tuổi, buôn bán), nhà nước cần phải tăng giá điện và giá nước lên cao để người dân thực hiện tiết kiệm, giá điện và nước quá rẻ thì ai cũng xem nhẹ việc tiết kiệm (Nữ, 41 tuổi, cán bộ nhà nước).
Đề xuất của nhóm nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về nhận thức của người dân về các vấn đề tiêu dùng bền vững, hành vi tiêu dùng của người dân và những dự định của việc tiêu dùng trong thời gian tới cho thấy nhóm lao động chân tay họ chưa có được nhận thức đúng về việc tiêu dùng bền vững, điều này được thể hiện qua việc nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân. Vì vậy việc đề xuất các giải pháp để đẩy thúc đẩy người dân nhất là nhóm có trình độ học vấn thấp thực hiện tiêu dùng bền vững là điều cần thiết trong giai đoạn hiện tại.
Với đối tượng lao động chân tay do đặc thù về công việc nên họ không có nhiều điều kiện tiếp xúc với báo chí, internet hàng ngày nên vai trò quan trọng của địa phương trong việc tuyên truyền và năng cao năng lực để người dân có được nhận thức tốt hơn về việc thực hiện tiêu dùng bền vững thông qua các hoạt động như tuyên truyền thông tin trên đài phát thanh của quận, treo các khẩu hiệu tuyên truyền về tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường tại các khu vực như chợ, siêu thị, các trường học.
Biện pháp thực hiện tuyên truyền, các cơ quan như đoàn thanh niên, hội phụ nữ mở các cuộc thi thiết kế khẩu hiệu tuyên truyền về việc tiết kiệm điện, nước, khuyến khích người dân đi làm bằng phương tiện công cộng thay vì sử dụng xe máy cá nhân.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh trong mẫu nghiên cứu được diễn tả bao gồm nhận thức của người dân về tiêu dùng bền vững, hành vi tiêu dùng bền vững của người dân và những hành vi tiêu dùng trong thời gian tới của người dân.
Hiện nay vấn đề nhận thức về tiêu dùng bền vững, hành vi thực hiện cũng như là những dự định tiêu dùng trong thời gian sắp tới của người dân cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm lao động chân tay và lao động trí thức. Nhóm lao động chân tay do điều kiện về thu nhập, trình đô học vấn thấp hơn và đặc thù của công việc so với nhóm lao động trí thức cho nên việc tiếp cận với các thông tin về tiêu dùng xanh còn hạn chế hơn so với nhóm lao động trí thức.
Người dân có nhận thức nhất định về Tiêu dùng bền vững, họ cũng nhận thức được những lợi ích mà Tiêu dùng bền vững đem lại cho cuộc sống, được thể hiện qua nhận thức và chính những hành động của người dân không có nhiều sự khác biệt.
Tích cực đầu tư phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm xanh và đưa nhiều vào hệ thông bán hàng tại thành phố, các của hàng, siêu thị đưa vào sử dụng túi nylon tự phân hủy cho khách hàng là những việc làm cần thiết của nhà nước và doanh nghiệp nhằm giúp cho người dân có khả năng tiếp cận sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong các vấn đề như Biến đổi khí hậu và Tiêu dùng bên vững sẽ giúp người dân nhận ra được tầm quan trọng của môi trường đến cuộc sống của chính bản thân và con cháu họ sau này.
Để thay đổi hành vi, nhận thức của cả một thế hệ không phải một sớm một chiều là có thể thay đổi được, cần phải có thời gian để thực hiện chiến lược này. Tuy nhiên với một bộ phận lớn dân cư đã có được nhận thức nhất định về Tiêu dùng bền vững, có nhận thức và hành động thống nhất thì sẽ góp phần làm giảm các tác động không tốt của môi trường đối với cuộc sống con người, hướng tới một xã hội phát triển bền vững hơn trong tương lai.
2. KIẾN NGHỊ
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, tiếp cận với sản phẩm xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn.
2.1. Nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu và Tiêu dùng bền vững
Nâng cao nhận thức cho người dân về Biến đổi khí hậu và Tiêu dùng bền vững thông qua các buổi họp khu phố, tổ chức các chương trình thu gom rác thải, đổi bóng đèn tốn nhiều năng lượng như bóng đèn sợi đốt bằng các bóng đền tiết kiệm điện.
Vận động người dân không xả rác bừa bãi, xả rác xuống kênh rạch tránh gây tác nghẽn cống góp phần làm hạn chế tình trạng ô nhiễm kênh rạch, giảm thiểu dịch bệnh.
Phòng Tài nguyên Môi trường các quận phát hành các poster, treo băng rôn về những tác động do Biến đổi khí hậu và Tiêu dùng bền vững đến đời sống con người, tại những nơi công cộng, đông dân cư như chợ, Uỷ ban nhân dân phường xã, các trường học...
Phòng tài nguyên môi trường các quận nên phối hợp với hội phụ nữ tổ chức các hội thi về Biến đổi khí hậu, phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền về Biến đổi khí hậu, Tiêu dùng bền vững cho Đoàn viên thanh niên tại địa bàn, phối hợp với các trường học các cuộc thi về kiến thức tìm hiểu về Biến đổi khí hậu và Tiêu dùng bền vững, các cuộc thi hát, vẽ tranh cổ vũ bảo vệ môi trường
Cần quan tâm đặc biệt hơn nữa đối những lao động như bán hàng rong, buôn bán, công nhân, tiểu thương tại các chợ, tại vì họ làm nhóm đối tượng có nhận thức chưa cao về các vấn đề biến đổi khí hậu cũng như tiêu dùng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
2.2. Đối với các cấp chính quyền
Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và có nhiều ưu đãi hỗ trợ như quảng cáo, giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp đầu ra và đồng thời đánh thuế mạnh vào các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường.
Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan tới môi trường, kết hợp với các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, trường học tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về Tiêu dùng bền vững cho người dân. Các hoạt động trồng cây xanh, thu gom rác thải làm sạch đường phố
Mở nhiều các của hàng bán sản phẩm tiết kiệm điện năng lượng, các sản phẩm thân thiện, không gây tổn hại đến môi trường như túi nylon tự phân hủy, xăng sinh học, sơn thân thiện với môi trường, vải không dệt
2.3. Đối với doanh nghiệp
Các hệ thống siêu thị nên đưa các sản phẩm thân thiện với môi trường và sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, đồng thời sử dụng túi nylon tự phân hủy đựng sản phẩm cho khách hàng.
Nhiều người tiêu dùngvẫn chưa tin vào chất lượng sản phẩm xanh, vì vậy doanh nghiệp cần phải có được các chương trình khuyến khích người dân thực hiện sản phẩm xanh như đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tổ chức tuần lễ tiêu dùng xanh để khuyến khích người dân mua sản phẩm xanh. Chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường bằng cách tổ chức các chương trình tiêu dùng xanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Hiện trạng mua sắm công xanh tại Việt Nam và một số đề xuất nhằm thúc đấy triển khai, Viện chiến lược – Chính sách và tài nguyên môi trường.
Lê Văn Khoa (2012), Đánh giá những biểu hiện ban đầu hướng đến xã hội tiêu dùng bền vững tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng cục môi trường.
Lê Văn Khoa (2008), Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Văn Khoa (2010), Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh-Kinh nghiệm tổ chức Ngày hội tái chế chất thải Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo quốc tế "Nhận thức về nhu cầu Bảo vệ môi trường: Vai trò của giáo dục Đại học", Đại học Hoa Sen & Đại học An Giang.
Lê Văn Khoa (2014), Xây dựng định hướng phát triển nền Kinh tế xanh – Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng cục môi trường.
Nguyễn Thế Đồng (2013), Sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tổng cục môi trường.
Phạm Hồng Liên (2010), Nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng đối với các sản phẩm văn phòng xanh và các giải pháp sản phẩm xanh dùng trong văn phòng, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Hoa Sen.
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI
Kính thưa Anh/Chị,
Tôi là sinh viên của khoa Địa Lý – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về “ Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Tôi mời Anh/Chị tham gia vào cuộc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi.
Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn Anh/Chị phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Sự tham gia của Anh/Chị vào cuộc khảo sát sẽ giúp cho việc nghiên cứu thành công. Tôi xin cam đoan rằng những thông tin mà Anh/Chị cung cấp sẽ đượcgiữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu chứ không sử dụng vào mục đích nào khác.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Anh/Chị!
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1: Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
Câu 2: Tuổi.................................................................................................................
Câu 3: Trình độ học vấn cao nhất:..............................................................................
Câu 4: Nghề nghiệp:...................................................................................................
Câu 5: Mức thu nhập trung bìnhhàng tháng của anh/chị:...........................................
HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG
Câu 6: Trong cuộc sống hàng ngày anh/chị quan tâm đến vấn những đề nào của bản thân mình?(Chọn ưu tiên, Sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3)
£1. Thu nhập £2. Sức khỏe
£3. Giáo dục £4. Môi trường
£4. Đạo đức xã hội £5. Khác....................................
Câu 7:Anh/chị đã bao giờ nghe nói về hiện tượng biến đổi khí hậu chưa? (Nếu chọn 1 và 2 xin vui lòng trả lời câu 10)
1. Có nghe và hiểu về vấn đề này 2. Có nghe nói nhưng không hiểu lắm
3. Chưa nghe bao giờ
Câu 8: Trong sinh hoạt, theo anh/chị hành vi nào sau đây sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính, làm giảm mức độ tác động do biến đổi khí hậu? (Có thể chọn nhiều đáp án)
1. Chọn mua sản phẩm thân thiện với môi trường
2. Phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải
3. Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên
4. Hành vi khác:
Câu 9:Theo anh (chị), trong gia đình hạng mục cần tiết kiệm điện trước mắt là (chọn 3 câu trả lời ưu tiên):
1- Làm mát 2- Đun nấu 3- Chiếu sáng
4- Giải trí 5- Bảo quản thực phẩm
6- Khác (xin ghi rõ): ...............................................................................
Câu 10: Theo anh/chị, tại sao phải tiết kiệm năng lượng (điện, nước và xăng dầu)?
Câu 11: Khi quyết định mua một sản phẩm (đồ điện/điện tử/xe máy), anh/chị quan tâm đến yếu tố nào? (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Kiểu dáng 5. Độ bền
2. Nhãn hiệu 6. Giá cả
3. Mức độ tiêu thụ năng lượng 7. Tính năng sử dụng
4. Theo thị hiếu chung 8. Khác:.
Câu 12:Anh/chị cho biết ý kiến về các nhận định sau đây:
Nhận định
Đồng ý
Không đồng ý
Không biết
Người tiêu dùng do trả tiền điện nên có quyền sử dụng điện nhiều hay ít
1
2
3
Người tiêu dùng do trả tiền nước nên có quyền sử dụng nước nhiều hay ít
1
2
3
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng gió, mặt trời là rất tốn kém, nhưng đây là việc cần thiết
1
2
3
Sử dụng lại vật dụng cũ còn dùng chỉ áp dụng đối với người nghèo
1
2
3
Khi mọi người tiết kiệm thì mình mới tiết kiệm, vì như vậy hiệu quả mới cao
1
2
3
Câu 13: Anh/chị có thường thực hiện việc tiết kiệm điện, nước không?
Mục tiết kiệm
Tiết kiệm
Nếu có, cho biết anh/chị tiết kiệm bằng cách nào?
Có
Không
Nước
1
2
Điện
1
2
Câu 14:Anh/chị thường sử dụng phương tiện gì để di chuyển hàng ngày?
1. Đi bộ 3. Xe máy
2. Xe đạp 4. Xe buýt
5. Khác (xin ghi rõ) :................................................................................................
Tại sao anh chị chọn phương tiện như vậy để di chuyển?
Câu 15: Anh/chị có sẵn lòng trả thêm tiền cho các sản phẩm Xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) để bảo vệ môi trường cũng như khuyến khích các nhà sản xuất hướng đến bảo vệ môi trường hay không?
Có 2. Không
Nếu có, lý do tại sao anh chị đồng ý trả thêm tiền cho sản phẩm xanh?
Nếu không, lý do tại sao anh/chị không đồng ý trả thêm tiền cho sản phẩm xanh?
Câu 16: Động cơ nào thúc đẩy anh/chị mua sản phẩmXanh?(có thể chọn nhiều câu trả lời)
Đáp ứng nhu cầu cần thiết (ăn uống, mặc, ở,)
Vì an toàn sức khỏe của bản thân và gia đình
Muốn được mọi người tôn trọng
Muốn bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
Bảo vệ sự đa dạng các giống loài
Vì ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của các thế hệ con cháu sau này
Chất lượng sản phẩm
Khác (xin ghi rõ) : ...........................................................................................
Câu 17:Khó khăn nào làm anh/chị không thể tiếp cận được với những sản phẩm xanh? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Giá sản phẩm Xanh cao hơn sản phẩm thường
2. Không biết mua sản phẩm Xanh ở đâu
3. Sản phẩm Xanh không lợi ích/hiệu quả bằng sản phẩm thường
4. Khác (xin ghi rõ):
Câu 18:Trong thời gian tới, khi mua sắm thiết bị/máy móc cho tiêu dùng của gia đình, các tiêu chí nào sau đây được anh/chị cân nhắc? (chọn 3 ưu tiên, sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3)
£1. Công nghệ tiên tiến
£ 2. Ít gây ô nhiễm môi trường
£3. Chi phí thấp
£4. Tiết kiệm năng lượng (như điện, nước, nhiên liệu)
£5. Khác (xin ghi rõ) : .
Câu 19: Trong thời gian tới, khi mua sắm các hàng hóa cho tiêu dùng của gia đình, các tiêu chí nào sau đây được anh/chị cân nhắc? (chọn 3 ưu tiên,sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3)
£ 1. Tên nhà sản xuất £4. Đảm bảo vệ sinh an toàn
£2. Có xuất xứ trong nước hoặc địa phương £5. Giá cả hợp lí
£3. Thân thiện môi trường £ 6. Khác:
Câu 20: Anh/chị có đóng góp ý kiến gì để khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm Xanh ngày một nhiều hơn hay không?
Cám ơn đóng góp ý kiến của anh/chị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hanh_vi_tieu_dung_ben_vung_3996.docx