Đề tài Hãy trình bày nhận thức cơ bản về quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện quyết định quản lý và liên hệ với thực tiễn quá trình ra quyết định ở đơn vị đồng chí
Quan trọng nhất của quá trình quản lý là việc ra quyết định. Quyết định quản lí được coi là sản phẩm của người lãnh đạo quản lí nói chung, của cán bộ lãnh đạo ngành và cơ sở nói riêng. Đây là sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bỡi vì nếu có quyết định đúng đắn và kịp thời thì sẽ đem lại sự giàu có và phát triển, ngược lại nếu quyết định sai và không đúng lúc có thể gây tai hoạ, thậm chí phá sản. Do đó, việc ra quyết định quản lí phải hết sức chính xác, đúng đắn, khoa học và cần vận dụng trên cơ sở tuân thủ các bước, sử dụng các căn cứ và các phương pháp ra quyết định quản lý
Có thể khái quát quyết định quản lý là sản phẩm của một quá trình, dựa vào đó để tiến hành giải quyết các vấn đề trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Mỗi quyết định quản lý nhằm trả lời một, hoặc một số câu hỏi sau : tổ chức cần làm gì? Khi nào làm cái đó ? làm trong bao lâu ? ai làm ? và làm như thế nào ?
Như vậy, Quyết định quản lý là hành vi có tính chất chỉ thị do một cơ quan hay một người đưa ra nhằm định hướng, tổ chức hoạt động của tập thể lao động thực hiện mục tiêu quản lí.
Ra quyết định quản lý là sự lựa chọn các mục đích cũng như các phương tiện và phương pháp để đạt mục đích trong lĩnh vực hoạt động. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp cho người quản lí nỗ lực cao hơn đối với những mục tiêu ở mức khó khăn, để từ đó có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Đặc điểm của quyết định là sản phẩm của tư duy con người, là kết quả của quá trình thu nhận thông tin, tìm kiếm, phân tích và lựa chọn. Điểm chung của quyết định là tính tư duy và tính tương lai, là sản phẩm sáng tạo của tư duy, là sự lựa chọn tương lai của con người. Bỡi lẽ là sản phẩm tư duy của con người, nên quyết định quản lý luôn bị cácyếu tố chủ quan chi phối : cá tính, quan điểm, trình độ, năng lực của người lãnh đạo. Cho nên, để đảm bảo cho các quyết định quản lý có chất lượng thì khi đề ra các quyết định phải dựa trên các cơ sở khách quan. Đó là : yêu cầu của quy luật khách quan tác động tới đối tượng quản lý; đặc điểm và xu thế phát triển của đối tượng quản lý và điều kiện vật chất và thời gian có thể thực hiện quyết định. Với nội dung trên, quyết định quản lý có năm đặc điểm cơ bản sau :
Thứ nhất, chỉ có chủ thể quản lý mới có quyền ra quyết định.
Thứ hai, các quyết định hướng trực tiếp vào tổ chức, hoạt động của người lao đọng.
Thứ ba, các quyết định chỉ đề ra khi vấn đề và điều kiện đã chín muồi.
Thu tư, quyết định quản lý liên quan trực tiếp đến quá trình thu nhận, xử lý thông tin và lựa chọn phương tiện hoạt động.
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5864 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hãy trình bày nhận thức cơ bản về quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện quyết định quản lý và liên hệ với thực tiễn quá trình ra quyết định ở đơn vị đồng chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 04-KHQL: Hãy trình bày nhận thức cơ bản về quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện quyết định quản lý và liên hệ với thực tiễn quá trình ra quyết định ở đơn vị đồng chí.
BÀI LÀM
Quan trọng nhất của quá trình quản lý là việc ra quyết định. Quyết định quản lí được coi là sản phẩm của người lãnh đạo quản lí nói chung, của cán bộ lãnh đạo ngành và cơ sở nói riêng. Đây là sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bỡi vì nếu có quyết định đúng đắn và kịp thời thì sẽ đem lại sự giàu có và phát triển, ngược lại nếu quyết định sai và không đúng lúc có thể gây tai hoạ, thậm chí phá sản. Do đó, việc ra quyết định quản lí phải hết sức chính xác, đúng đắn, khoa học và cần vận dụng trên cơ sở tuân thủ các bước, sử dụng các căn cứ và các phương pháp ra quyết định quản lý
Có thể khái quát quyết định quản lý là sản phẩm của một quá trình, dựa vào đó để tiến hành giải quyết các vấn đề trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Mỗi quyết định quản lý nhằm trả lời một, hoặc một số câu hỏi sau : tổ chức cần làm gì? Khi nào làm cái đó ? làm trong bao lâu ? ai làm ? và làm như thế nào ?
Như vậy, Quyết định quản lý là hành vi có tính chất chỉ thị do một cơ quan hay một người đưa ra nhằm định hướng, tổ chức hoạt động của tập thể lao động thực hiện mục tiêu quản lí.
Ra quyết định quản lý là sự lựa chọn các mục đích cũng như các phương tiện và phương pháp để đạt mục đích trong lĩnh vực hoạt động. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp cho người quản lí nỗ lực cao hơn đối với những mục tiêu ở mức khó khăn, để từ đó có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Đặc điểm của quyết định là sản phẩm của tư duy con người, là kết quả của quá trình thu nhận thông tin, tìm kiếm, phân tích và lựa chọn. Điểm chung của quyết định là tính tư duy và tính tương lai, là sản phẩm sáng tạo của tư duy, là sự lựa chọn tương lai của con người. Bỡi lẽ là sản phẩm tư duy của con người, nên quyết định quản lý luôn bị cácyếu tố chủ quan chi phối : cá tính, quan điểm, trình độ, năng lực của người lãnh đạo. Cho nên, để đảm bảo cho các quyết định quản lý có chất lượng thì khi đề ra các quyết định phải dựa trên các cơ sở khách quan. Đó là : yêu cầu của quy luật khách quan tác động tới đối tượng quản lý; đặc điểm và xu thế phát triển của đối tượng quản lý và điều kiện vật chất và thời gian có thể thực hiện quyết định. Với nội dung trên, quyết định quản lý có năm đặc điểm cơ bản sau :
Thứ nhất, chỉ có chủ thể quản lý mới có quyền ra quyết định.
Thứ hai, các quyết định hướng trực tiếp vào tổ chức, hoạt động của người lao đọng.
Thứ ba, các quyết định chỉ đề ra khi vấn đề và điều kiện đã chín muồi.
Thu tư, quyết định quản lý liên quan trực tiếp đến quá trình thu nhận, xử lý thông tin và lựa chọn phương tiện hoạt động.
Thứ năm, quyết định quản lý được hình thành trên cơ sở hiểu biết các quy luật và sự vận động của hệ thống quản lý.
Do tính chất rất quan trọng của quyết định quản lý và đồng thời để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nó thì yêu cầu quyết định quản lý phải bảo đảm tính hợp pháp, có căn cứ khoa học, bảo đảm tính thống nhất trong nội dung quyết định, đồng thời phải bảo đảm tính tối ưu, linh hoạt, kịp thời, chính xác và ngắn gọn.
Vấn đề ra quyết định quản lý quả thật không hề đơn giản, nó là cả một quá trình bao gồm nhiều bước phức tạp, nhiêu khê có liên quan đến việc hình thành vấn đề, xác định và lựa chọn phương án thông qua và văn bản hoá quyết định. Gắn với nó là sự sáng tạo, nhạy bén của tư duy nhà lãnh đạo quản lý trên cơ sở thực tiển kết hợp với các phương pháp khoa học và các quy luật khách quan. Thông thường nó bao gồm các giai đoạn cơ bản sau :
Giai đoạn chuẩn bị : Đây là quá trình phát hiện vấn đề, đánh giá tình huống, nêu rõ mục tiêu, tìm hiểu thông tin cần thiết cho quyết định. Trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn, trọng số cho các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các phương án (tiết kiệm vốn, thu hút lao động, lợi nhuận thu được, thị trường ..).
Giai đoạn chủ yếu : Đây là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu để làm rõ nhiệm vụ cần giải quyết. Trên cơ sở đó chính thức đề ra nhiệm vụ và xây dựng các phương án, lựa chọn phương án tối ưu và ra quyết định.
Hai giai đoạn trên có liên hệ mật thiết, tác động qua lại là điều cần và đủ của một quá trình ra quyết định. Bỡi lẽ, việc phát hiện và đánh giá đúng tình huống là cơ sở đảm bảo cho quyết định mang tính thực tiển và ngược lại, khâu giải quyết vấn đề, ra quyết định đúng đắn là chìa khoá cho sự thành công, đảm bảo cho sự phát triển. Do vậy, nếu không muốn sai lầm, thất bại, thậm chí dẫn đến hậu quả tai hại do quyết định đưa ra sai trái thì đòi hỏi người lãnh đạo phải vận dụng trên cơ sở tuân thủ các bước tiến hành trong quá trình xây dựng quyết định và đặc biệt cần nhấn mạnh đến nhân tố xã hội ảnh hưởng ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định như điều kiện lao động, trình độ nghề nghiệp và thái độ lao động, chính sách của nhà nước, mục tiêu, thị trường .. cùng với vai trò cá nhân lãnh đạo, tư duy của tập thể các chuyên gia kết hợp với các phương pháp khoa học trong tính toán số liệu và ra quyết định quản lý .
Một quyết định quản lý giữ vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của đơn vị và chu kỳ sống của 1 quyết định quản lý thường trải qua 5 giai đoạn : giai đoạn mới triển khai, chưa phát huy đầy đủ tác dụng, quyết định bắt đầu phát huy tác dụng, quyết định phát huy tác dụng ở mức cao nhất, quyết định bắt đầu bị hạn chế bởi tác động của môi trường và thị trrường biến đổi và cuối cùng là giai đoạn quyết định thể hiện sự trì trệ, kìm hãm đời hỏi phải có quyết định phù hợp hơn để thay thế. Nắm được chu kì sống của quyết định sẽ giúp cho người lãnh đạo lựa chọn được thời điểm ra quyết định và biết khi nào phải thay đổi và đề ra quyết định mới.
Một quyết định khi ra đời, cần phải tổ chức thực hiện và để giải quyết các vấn đề : Thực hiện cái gì? Tại sao thực hiện? Ai thực hiện? Thực hiện ở đâu? Thời gian thực hiện? Và thực hiện bằng cách nào? vấn đề cốt lỏi là truyền đạt nội dung, mục đích và ý nghĩa của quyết định, đồng thời cũng vạch ra những biện pháp để thực hiện quyết định đó. Với ý nghĩa đó, bên cạnh việc truyền đạt kịp thời quyết định đến người thực hiện thì nhà lãnh đạo quản lý cần chọn ra người có uy tín và am hiểu về công việc cần thực hiện để khi truyền đạt nội dung, mục đích và ý nghĩa của quyết định đưa ra sẽ được tiếp nhận và thực hiện chính xác đạt hiệu quả cao. Song song với nó, cần phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Sau khi công tác hoàn thành cần tiến hành tổng kết việc thực hiện quyết định trên để đánh giá được kết quả thực hiện, tìm ra các sai lệch, nguyên nhân sai lệch hoặc các các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lí ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Tóm lại, quyết định quản lý trong cơ chế mới hiện nay đòi hỏi phải xây dựng căn cứ khoa học cho các quyết định quản lý, và từ đó cũng đòi hỏi những cán bộ của bộ máy quản lý phải có phẩm chất và năng lực tương ứng. Việc ra quyết định quản lý được xem là nội dung hàng đầu và chủ yếu của công tác quản lý, là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá trình độ, năng lực của người lãnh đạo, người quản lý.
Luật XD được QH thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 thay thế NĐ 52/CP ngày 8/701999 của Chính phủ về quản lý ĐTXDCB.
Luật XD ra đời nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và luật hoá các hành vi của chủ thể trong công tác QL&ĐTXDCB nhằm đáp ứng các nhu cầu bức thiết hiện nay :
Phân cấp quản lý.
Vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quá trình ĐT XDCB.
Đây là bộ luật mang tính thực tiển và khoa học cao. Nhưng xét ở khía cạnh toàn diện, phối hợp thực hiện còn nhiều vấn đề cần phải hoàn chỉnh.
NĐ 209/CP ngày 7/12/2004 và NĐ 16 ngày 7/02/2005 chưa có thông tư hướng dẫn gây rối trong công tác quản lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hãy trình bày nhận thức cơ bản về quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện quyết định quản lý và liên hệ với thực tiễn quá trình ra quyết định ở đơn vị đ.doc