Đề tài Hệ thống phân phối trên thị trường Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Muốn phát triển thành công hệ thống phân phối hàng hóa nước ta theo hướng hiện đại hóa, cần phải có sự liên kết chặt chẽ không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành mà còn cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước cần hoà n thiện các chính sách, đạo luật theo hướng thông thoáng, minh bạch hơn để các doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai dẫn đến vi phạm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao sự liên kết giữa các cấp, hoàn thiện hệ thống quản lý, đồng thời hiện đại hóa các điểm phân phối, phát triển các hình thức thương mại điện tử Có như vậy, hệ thống phân phối hàng hóa của nước ta mới có thể cạnh tranh được với những tập đoàn phân phối lớn của Mỹ, Anh, Pháp , và có thể đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

pdf111 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống phân phối trên thị trường Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay, rất nhiều đại gia khác cũng đang nhòm ngó mảnh đất màu mỡ này nhƣ: Walmart (Mỹ), Tesco (Anh), Carrefour (Pháp)…Việc các tập đoàn phân phối lớn xuất hiện ở Việt Nam có thể dẫn đến tình trạng phá sản dây chuyền của hàng triệu hộ cá thể bán buôn nhỏ lẻ, đe dọa đời sống của ngƣời dân. Sự mở rộng của hệ thống các siêu thị nƣớc ngoài có thể dẫn đến các vấn đề môi trƣờng vì siêu thị là nơi tập trung các phƣơng tiện đi lại của ngƣời dân, nhất là vào các dịp cuối tuần. Với vốn đầu tƣ lớn, mặt bằng kinh doanh Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 79 rộng, hệ thống quản lý bán hàng, lƣu kho, vận chuyển có tính ƣu việt, các khâu logistics đƣợc thực hiện với độ chuyên nghiệp cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nƣớc, các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài sẽ dần khống chế hệ thống phân phối nội địa. Tuy nhiên, việc tham gia của các tập đoàn phân phối quốc tế lớn trên thị trƣờng Việt Nam cũng mang lại một số lợi ích. Sự xuất hiện của các đại siêu thị góp phần vào việc giải quyết tình trạng lao động trung bình dƣ thừa ở các thành phố lớn. Ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc hƣởng lợi từ các chƣơng trình khuyến mãi, đƣợc sử dụng hàng hóa có chất lƣợng ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn, các nhà phân phối trong nƣớc có thể học hỏi đƣợc các kinh nghiệm quản lý điều hành tiên tiến từ nƣớc ngoài. Do đó, việc mở cửa cho các nhà phân phối nƣớc ngoài vào nƣớc ta dù có thể dẫn đến nhiều tác hại cho các nhà phân phối trong nƣớc nhƣng vẫn phải tiến hành, nhất là giờ đây, khi chúng ta đã là thành viên của WTO, thì việc hội nhập là việc không thể tránh khỏi. Cái chính là chúng ta phải củng cố lại hệ thống phân phối trong nƣớc, xây dựng nên những tập đoàn phân phối mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối lớn của nƣớc ngoài. Cũng nhƣ hệ thống phân phối hàng h ó a c ủ a Nhật Bản, do trong nƣớc đã có nhiều tập đoàn phân phối lớn nên việc thâm nhập của các hãng nƣớc ngoài chỉ mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng vì họ đƣợc tiếp cận với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng hơn, ngoài ra, việc phải cạnh tranh với các hãng nƣớc ngoài sẽ loại bỏ sự độc quyền của các hãng phân phối lớn của Nhật Bản. Việc ra đời của công ty Cổ phần Đầu tƣ & Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) vừa qua là tín hiệu rất tốt cho hệ thống phân phối nƣớc ta, nó báo hiệu một giai đoạn phát triển mới, một giai đoạn cạnh tranh lành mạnh giữa các tập đoàn phân phối lớn trong nƣớc và nƣớc ngoài, có nhƣ vậy, hệ thống phân phối của nƣớc ta mới phát triển theo kịp các nƣớc khác trên thế giới đƣợc. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 80 III. Những vấn đề đặt ra và giải pháp cụ thể đối với hệ thống phân phối của Việt Nam 1. Đối với Nhà nƣớc 1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi và ổn định Trong những năm vừa qua, nƣớc ta đã ban hành nhiều đạo luật về kinh tế, xã hội, đồng thời cũng thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ xung và từng bƣớc hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý. Điển hình là việc sửa đổi Luật Thƣơng mại (có hiệu lực ngày 1/1/2006), trong đó, có những thay đổi căn bản nhƣ mở rộng khái niệm “thƣơng mại” phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, làm thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt Nam và luật quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thƣơng mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, do thƣờng xuyên thay đổi nên nhìn chung tính ổn định của các đạo luật này rất thấp, đây là điều làm nản lòng các nhà doanh nghiệp trong đầu tƣ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Ví dụ nhƣ Luật Đất đai năm 2003 (đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004), về nội dung cơ bản, luật Đất đai sửa đổi lần này đã thông thoáng hơn nhiều so với các quy định của Luật Đất đai trƣớc đó và đã khắc phục đƣợc phần lớn những vấn đề còn tồn tại, nhƣng đây chỉ mới là những quy định mang tính chung chúng, còn việc quy định chi tiết thi hành Luật và hƣớng dẫn thực hiện cụ thể từng điều khoản của Luật đến nay vẫn chƣa có văn băn cụ thể của Chính phủ và Bộ, vấn đề này đã làm cho cả các cơ quan quản lý và mọi ngƣời dân có nhu cầu về việc xét cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất đều bị lúng túng. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hƣớng đảm bảo tính đồng bộ và ổn định là hết sức cần thiết. Các bộ luật cần sửa đổi, bổ sung và ban hành mới là: Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 81 Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài…, bên cạnh đó, giúp đỡ các doanh nghiệp hiểu rõ về Luật Cạnh tranh lần đầu tiên đƣợc ban hành (có hiệu lực 1/7/2005) để có thể áp dụng tốt vào thực tiễn; cần sớm ban hành Luật Chống bán phá giá và chống trợ cấp, Luật về thƣơng hiệu…nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi và ổn định cho phát triển hệ thống phân phối. Đồng thời, các pháp lệnh hợp đồng kinh tế, quy chế đại lý mua bán hàng hóa, các chính sách về thị trƣờng và mặt hàng… cũng cần đƣợc điều chỉnh quan theo hƣớng minh bạch, rõ ràng với các quy định cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai. Trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề có tính nguyên tắc là chúng ta phát triển thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa chứ không phải là thị trƣờng của một nền kinh tế thị trƣờng nói chung. Trong điều kiện thị trƣờng mang tính tự phát nhƣ hiện nay, các mô hình thƣơng mại theo hƣớng văn minh hiện đại chƣa nhiều, hình thức và quy mô của thị trƣờng còn nhỏ nhƣng lại quá nhiều cấp độ làm cho hàng hóa lƣu thông bị chia nhỏ, bị cắt vụn. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình thƣơng mại hiện đại, các liên kết có quy mô lớn, dài và mối liên kết vững chắc lâu dài. Đồng thời, cần hạn chế tính tự phát, tình trạng vi phạm và coi thƣờng văn minh thƣơng mại, mua bán theo kiểu “chụp giựt” đang diễn ra phổ biến nhƣ hiện nay. 1.2 Đổi mới công tác quy hoạch phát triển thƣơng mại Hiện nay, Bộ Thƣơng mại và hầu hết các tỉnh, thành phố đã có quy hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại đến năm 2010. Tuy nhiên, hầu hết các bản quy hoạch đã đƣợc thông qua hoặc đƣợc phê duyệt đang còn có một số hạn chế:  Do đƣợc triển khai xây dựng cách đây 6-7 năm nên nhiều chỉ tiêu và các mục tiêu phát triển đã có phần lạc hậu so với thực tiễn.  Phƣơng pháp xây dựng các quy hoạch còn mang nặng dấu ấn của cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp, chƣa có sự tham gia đề xuất, góp ý của các doanh nghiệp. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 82  Nội dung của nhiều bản quy hoạch mặc dù đã đề cập đến lƣợng hàng hóa lƣu thông và tổng trị giá hàng hóa lƣu thông để làm cơ sở cho việc quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thƣơng mại nhƣng còn rất chung chung, chủ yếu đề cập tới trung tâm thƣơng mại, siêu thị, chợ và cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hầu hết các bản quy hoạch đều chƣa đề cập đến phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa.  Tính hiệu lực quy hoạch còn thấp, chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng các chƣơng trình, dự án và đặc biệt là tình trạng phát triển không theo quy hoạch diễn ra rất phổ biến. Trƣớc tình hình trên, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển thƣơng mại, rà xoát, bổ sung và điều chỉnh lại các quy hoạch phát triển thƣơng mại hiện đã đƣợc phê duyệt hoặc đã đƣợc thông qua theo hƣớng: + Đổi mới phƣơng pháp xây dựng quy hoạch phát triển thƣơng mại theo hƣớng phát huy hơn nữa sự tham gia của cộng đồng. Quy hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại của cả nƣớc cần phải có sự tham gia ý kiến của cả các Bộ, ngành ở trung ƣơng cũng nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở địa phƣơng, đặc biệt là đối với một số thành phố lớn và doanh nghiệp kinh doanh ở một số ngành hàng. + Nâng cao tính cập nhật và khả năng điều chỉnh của quy hoạch khi cần thiết, gắn quy hoạch phát triển thƣơng mại với quy hoạch phát triển của các ngành sản xuất nói riêng và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội nói chung. + Bổ sung các chỉ tiêu trong các bản quy hoạch theo hƣớng hình thành đầy đủ và đồng bộ các chỉ tiêu có liên quan đến phát triển hệ thống phân phối hàng hóa (kể cả lƣu thông hàng hóa trong nƣớc và xuất, nhập khẩu). + Cụ thể hóa các quy hoạch phát triển bằng các chƣơng trình, dự án và xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 83 các dự án. Nhà nƣớc cần hỗ trợ đầu tƣ vào các dự án có ảnh hƣởng quan trọng tới sự phát triển hệ thống phân phối nhƣ trung tâm thƣơng mại, chợ đầu mối, tổng kho. + Nâng cao tính hiệu lực của quy hoạch thƣơng mại cũng nhƣ quy hoạch xây dựng đô thị, kiên quyết không cho phép phát triển mạng lƣới khi không có trong quy hoạch. Trên thực tế, để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài, cuối năm 2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Chiến lƣợc phát triển thƣơng mại nội địa 2006- 2010 và định hƣớng đến năm 2015 và 2020”. Mục đích của đề án là nhằm khuyến khích sự liên kết giữa các nhà phân phối nƣớc ngoài và các nhà sản xuất, phân phối trong nƣớc, nhằm tận dụng lợi thế về tài chính, năng lực của các nhà phân phối nƣớc ngoài, đồng thời tăng cƣờng khả năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam theo kênh phân phối nƣớc ngoài. 1.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tƣ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định “Chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tăng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, đầu tƣ kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đào tạo phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tƣ Nhà nƣớc… Huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tƣ vào các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh bằng các hình thức thích hợp – Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ đầu tƣ vào một số dự án ở những ngành, lĩnh vực và những vùng ƣu tiên phát triển trong từng thời kỳ”. Dựa vào định hƣớng hoàn thiện chính sách đầu tƣ trên, để góp phần phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam, cần:  Thống nhất hai bộ luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài thành một bộ luật chung về khuyến khích đầu tƣ. Trong đó, việc Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 84 khuyến khích thu hút đầu tƣ trong nƣớc phải đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài để cho các doanh nghiệp yên tâm, sẵn sàng mở rộng liên doanh, liên kết để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa.  Khi sản xuất còn chƣa phát triển, cung chƣa đáp ứng đủ cầu thì việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất là hết sức cần thiết. Hiện nay, nƣớc ta phát triển kinh tế theo hƣớng kinh tế thị trƣờng, sản xuất trong nƣớc đã phát triển và đối với nhiều mặt hàng cung đã lớn hơn cầu thì việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ lƣu thông phân phối hàng hóa là rất quan trọng. Vì vậy, bên cạnh khuyến khích đầu tƣ để phát triển sản xuất cần thiết phải khuyến khích đầu tƣ phát triển các cơ sở hạ tầng thƣơng mại nhƣ chợ, trung tâm thƣơng mại, siêu thị, kho tàng… Nhà nƣớc cần hỗ trợ đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách cho các công trình hạ tầng thƣơng mại quan trọng, sau đó tiến hành đấu thầu để các doanh nghiệp khai thác phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Đồng thời, cần có chính sách thỏa đáng để các doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống phân phối. Cần xây dựng và áp dụng quy trình thực hiện các chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng thƣơng mại theo các Quyết định 311 về tổ chức thị trƣờng trong nƣớc và Nghị định 02 về phát triển và quản lý chợ của Thủ tƣớng Chính phủ để năng cao hiệu lực và hiệu quả của các chính sách này trong thực tiễn, trong đó cần xác định rõ các trình tự thủ tục, các cơ quan, tổ chức cụ thể ở từng ngành, từng cấp chịu trách nhiệm thi hành chính sách; phổ biến rộng rãi và công khai để các doanh nghiệp và cá nhân có cơ hội bình đẳng tham gia vào phát triển các hệ thống kết cấu thƣơng mại trên từng địa bàn.  Bên cạnh việc sớm triển khai hoạt động của các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nƣớc ngoài (Mỹ, Nga và các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập Thống nhất), cần chuẩn bị các điều kiện để phát triển thêm một số trung tâm ở các thị trƣờng quan trọng và có tổ chức đầu mối trung chuyển nhƣ Thổ Nhĩ Kỳ, Đức hoặc Pháp. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam ở nƣớc ngoài phát triển hệ thống phân phối bán lẻ tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 85  Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng cần quan tâm đầu tƣ không chỉ hệ thống phân phối hàng hóa mà còn phải đầu tƣ để phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa nhƣ hạ tầng cơ sở giao thông, hạ tầng cơ sở thông tin, thanh toán, kho bãi, vận chuyển… 1.4 Các giải pháp khác Trong phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam, cần thực hiện tốt định hƣớng mô hình tổ chức thƣơng mại theo Quyết định 31/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trƣờng trong nƣớc là: „”Kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với việc hình thành và phát triển các tập đoàn, tổng công ty, hãng, công ty “mẹ” hoạt động đa ngành nghề hoặc chuyên doanh theo mặt hàng, nhóm hàng trong lĩnh vực thƣơng mại (kể cả lƣu thông trong nƣớc và xuất nhập khẩu) với hệ thống mạng lƣới phân phối – tiêu thụ rộng khắp cả nƣớc, gắn sản xuất với chế biến, dự trữ với lƣu thông hàng hóa”. Để thực hiện định hƣớng này, bên cạnh các giải pháp đã đƣợc đề cập ở trên, cần thực hiện tốt một số giải pháp khác sau:  Bộ Thƣơng mại cần xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành dịch vụ phân phối để nhanh chóng có đƣợc lực lƣợng các nhà phân phối chuyên nghiệp, đóng vai trò nòng cốt trong các hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại. Trong đó cần chú trọng việc hình thành và phát triển các tập đoàn, công ty thƣơng mại tổng hợp quy mô lớn vốn còn đang rất thiếu hụt ở nƣớc ta, cần phát triển liên kết ngành để có sức cạnh tranh quốc tế, cần hệ thống các chính sách đồng bộ phát triển cả về mặt cung và cầu, cũng nhƣ cơ sở hạ tầng của ngành này để tạo điều kiện và yếu tố cần thiết cho sự phát triển thị trƣờng dịch vụ phân phối…  Do kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta còn chƣa phát triển, phần lớn có quy mô vừa và nhỏ nên để phát triển các hệ thống phân phối lớn (đơn hoặc đa ngành), Nhà nƣớc cần sử dụng và tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nƣớc (không phân biệt doanh nghiệp thƣơng mại hay doanh nghiệp sản xuất) trở thành trụ cột, trung tâm của các liên kết. Trên cơ sở đó, phát triển các liên kết này tới doanh nghiệp thuộc Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 86 tất cả các thành phần kinh tế khác nhau tùy theo điều kiện và khả năng cụ thể của doanh nghiệp. Đồng thời, đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã thƣơng mại – dịch vụ theo hƣớng hình thành hợp tác xã cổ phần để thực hiện các dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ thống qua phƣơng thức đại lý mua bán và hợp đồng hai chiều giữa một bên là nông dân và một bên là doanh nghiệp nhà nƣớc. Cũng cần tổ chức lại lực lƣợng thƣơng lái để nâng cao vai trò trung gian của họ trong mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.  Tăng cƣờng sức mạnh cho các liên kết dọc các loại trên cơ sở gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia liên kết. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích phát triển các chuỗi liên kết dọc từ sản xuất đến tiêu dùng thông qua việc tạo hành lang pháp lý; hƣớng dẫn và hỗ trợ để phát triển các hình thức đại lý; hợp đồng liên kết liên doanh; hợp đồng ứng trƣớc vốn, vật tƣ, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại hàng hóa… Đặc biệt, khuyến khích sự hình thành và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam.  Khuyến khích phát triển các mối liên kết ngang theo các hình thức hiệp hội hoặc câu lạc bộ. Để phát triển các mối liên kết ngang, Nhà nƣớc chỉ cần hỗ trợ bằng việc tạo ra môi trƣờng pháp lý thuận tiện và hỗ trợ lúc đầu mới hoạt động sau đó để cho hiệp hội hoặc câu lạc bộ tự hoạt động để tránh tình trạng quốc daonh hóa hay Nhà nƣớc hóa hiệp hội.  Phát triển các mối liên kết ngƣợc từ các nhà tƣ vấn thị trƣờng đến nhà doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại với nhà sản xuất, tức là mối liên kết giữa tiêu dùng với thƣơng mại và sản xuất. Thông qua các tổ chức và cá nhân nghiên cứu, dự báo thị trƣờng để đặt hàng với các nhà thƣơng mại và nhà thƣơng mại đặt hàng trở lại với nhà sản xuất. Đây là hình thức cần khuyến khích phát triển vì nó có vai trò rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm tƣơi sống. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 87  Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa theo hƣớng văn minh, hiện đại. Triển khai thực hiện hiệu quả các Quyết định 311 về tổ chức thị trƣờng trong nƣớc, Nghị định 02 về phát triển và quản lý chợ, Quyết định 80 về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng của Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành và Quy chế Trung tâm thƣơng mại, siêu thị của Bộ Thƣơng mại sẽ ban hành. Các sở thƣơng mại ở các tỉnh, thành, một mặt, cần chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành hữu quan và các hiệp hội, Phòng Thƣơng mại – Công nghiệp…để phổ biến rộng rãi và công khai các chủ trƣơng, chính sách đến các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, mặt khác cần xây dựng và áp dụng quy trình thực thi các chính sách để tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh khi tiếp cận và hƣởng thụ đƣợc các chính sách theo các quyết dịnh và nghị định trên. Đi liền với việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển thƣơng mại nói chung và hệ thống phân phối nói riêng, cần xây dựng văn minh tiêu dùng nhằm tạo cơ sở và động lực cho các hệ thống phân phối hiện đại phát triển; đồng thời, tăng cƣờng kỷ cƣơng, trật tự trong kinh doanh; xây dựng và ban hành các quy chế kinh doanh theo các mặt hàng và các loại hình kinh doanh. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận thƣơng mại, kinh doanh không chấp hành đúng pháp luật (đặc biệt là buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm…). Thông qua việc thực hiện các giải pháp này sẽ góp phần làm cho hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam phát triển theo hƣớng văn minh, hiện đại. 2 Đối với các doanh nghiệp 2.1 Hoàn thiện quản lý hệ thống phân phối Lựa chọn và xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa là một việc làm đầy khó khăn và phức tạp, nhƣng để hệ thống phân phối hàng hóa hoạt động có hiệu quả lại là một vấn đề khó khăn và phức tạp hơn. Bên cạnh các giải pháp vĩ mô của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện công việc quản lý hệ thống phân phối Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 88 của mình. Các biện pháp quản lý chủ yếu ở đây là những biện pháp chiến lƣợc nhằm duy trì sự hợp tác của các thành viên trong hệ thống và nâng cao hiệu quả hoạt động dài hạn của toàn hệ thống. Một hệ thống phân phối hoạt động có hiệu quả khi tất cả các dòng chảy trong hệ thống đó hoạt động thông suốt. Vì vậy, trọng tâm của hoàn thiện quản lý hệ thống phân phối là việc hoàn thiện quản lý các dòng chảy của nó, cụ thể: 2.1.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin, đảm bảo thông tin thông suốt trong toàn bộ hệ thống phân phối Những thành tựu của công nghệ thông tin mới đã tạo nên cuộc cách mạng trong tổ chức và phối hợp các hoạt động phân phối cũng nhƣ làm giảm chi phí vận chuyển, lƣu thông hàng hóa trên thị trƣờng, giúp mỗi thành viên của hệ thống có thể liên hệ mật thiết với các nhà cung ứng ở phía trên hoặc khách hàng ở phía dƣới. Hoàn thiện thông tin trong kênh tác động lớn đến sự phối hợp trong hệ thống và chi phí điều hành hệ thống, đồng thời là cơ sở để hoàn thiện các dòng chảy khác. Doanh nghiệp phải xác định rõ những thông tin cần trao đổi giữa các thành viên trong hệ thống. Những thông tin này không chỉ tập trung vào những vấn đề hoạt động phân phối hàng ngày mà còn quan trọng hơn là phải xác định những thông tin giúp điều hành hoạt động dài hạn nhƣ thông tin về thị trƣờng mục tiêu, về đối thủ cạnh tranh… Các doanh nghiệp cần nhanh chóng sử dụng các phƣơng tiện thông tin hiện đại trong dòng thông tin. Từng bƣớc thiết lập mạng máy tính để liên lạc trực tiếp giữa các thành viên trong hệ thống và khách hàng. Ví dụ, các siêu thị lớn có thể xây dựng hệ thống thông tin trực tiếp tới các nhà cung cấp chính. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu vận dụng thƣơng mại điện tử phù hợp với tiến trình phát triển của đất nƣớc. Trƣớc hết, là thực hiện thông tin, xúc tiến, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng trên mạng… 2.1.2 Hoàn thiện dòng phân phối vật chất dựa trên dòng thông tin tiên tiến, các phương tiện vận tải và lưu kho hiện đại Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 89 Hệ thống phân phối hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Trong khi đó, có tới 40% hàng hóa trong các siêu thị của ta hiện nay chủ yếu là “chờ ngƣời ta mang đến bán cho đại lý hoặc chờ ngƣời ta đƣa và quầy cho mình bán”, nên không thể cạnh tranh đƣợc về giá với các siêu thị “ngoại”, thậm chí các siêu thị Việt Nam còn cạnh tranh theo kiểu tranh mua, tranh bán nguồn hàng ở các địa phƣơng. Bên cạnh đó, việc điều phối các loại xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn đƣợc điều hành khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng nhƣ quản lý. Vì vậy, cần vận dụng những kiến thức kinh doanh hiện đại vào tổ chức và quản lý phân phối vật chất. Tổ chức lại hoạt động lƣu kho theo hƣớng bảo đảm dự trữ trong các trung gian thƣơng mại là chủ yếu. Đảm bảo mức dự trữ hợp lý theo yêu cầu thị trƣờng, tránh để hàng hóa ứ đọng quá lớn ở các nhà sản xuất nhƣ hiện nay. Chuyển dần sang sử dụng các phƣơng tiện vận tải tiên tiến có năng suất cao, chi phí thấp. Tính toán phối hợp giữa vận tải và lƣu kho sao cho có tổng chi phí phân phối vật chất tối ƣu. Hiện tại, trên thị trƣờng phần lớn các sản phẩm đƣợc cung cấp cho hệ thống phân phối trên cơ sở dự tính nhu cầu, sau đó chuyển đến các thị trƣờng để chờ tiêu thụ. Phƣơng thức phân phối này chứa đựng rủi ro lớn. Nhiều trƣờng hợp, hàng hóa đã chuyển đến các thị trƣờng nhƣng không bán đƣợc gây tổn thất chi phí lớn. Do vậy, ngƣời quản lý hệ thống phân phối phải biết cách sử dụng các phƣơng thức quản lý nhằm giảm rủi ro bằng cách chỉ thực hiện hoạt động phân phối khi xác định đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và đơn đặt hàng chắc chắn. Điều này có thể thực hiện đƣợc nhờ kỹ thuật thông tin và phƣơng tiện phân phối vật chất tiên tiến. Có hai cách có thể áp dụng để chủ động phân phối sau khi đã xác định nhu cầu là:  Chuyển một phần công việc sản xuất cho các thành viên của hệ thống. Sản phẩm trong quá trình phân phối chƣa đƣợc hoàn chỉnh (chƣa lắp ráp, chƣa đóng gói, chƣa gia công, gắn nhãn hiệu…), chúng chỉ đƣợc hoàn chỉnh tại điểm bán cuối Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 90 cùng để phù hợp nhất với nhu cầu thị trƣờng. Áp dụng phƣơng pháp này, một số công việc sản xuất đƣợc chuyển cho ngƣời phân phối thực hiện.  Không chuyển sản phẩm trƣớc đến các điểm bán mà dự trữ ở các kho trung tâm, hoạt động vận chuyển chỉ đƣợc thực hiện khi nhận đƣợc đơn đặt hàng cụ thể. Nghĩa là việc phân phối thực sự chỉ thực hiện khi biết chắc về nhu cầu thị trƣờng. 2.1.3 Hoàn thiện dòng xúc tiến Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu nhƣ chƣa chú trọng nhiều đến hoạt động xúc tiến qua hệ thống phân phối hàng hóa của mình. Do đó, các doanh nghiệp phải xác định xúc tiến là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong hệ thống. Ngƣời quản lý hệ thống phân phối phải lập kế hoạch chia sẻ trách nhiệm và chi phí thực hiện hoạt động xúc tiến. Dựa trên sự phối hợp dữ liệu về dân số học và sức mua để có thể tạo ra công cụ hữu hiệu nâng cao hiệu quả xúc tiến thƣơng mại. Các doanh nghiệp sản xuất nên phối hợp với các thành viên khác trong hệ thống phân phối để xây dựng chƣơng trình hợp tác xúc tiến theo thƣơng hiệu của sản phẩm mà không nên để cho các thành viên tự xây dựng các chƣơng trình xúc tiến riêng. 2.1.4 Hoàn thiện dòng thanh toán Bằng cách thiết lập các phƣơng thức thanh toán hợp lý, giảm thời gian thanh toán và số lƣợng nợ nần dây dƣa giữa các thành viên trong hệ thống. Các doanh nghiệp khi tham gia vào hệ thống phân phối phải thiết lập một cơ chế thanh toán với phƣơng thức và thời gian hợp lý. Đồng thời, cần có cơ chế kiểm soát quá trình thực hiện dòng thanh toán để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Các doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của các thành viên chủ yếu trong hệ thống. Cùng với phƣơng thức thanh toán sau, các doanh nghiệp cần thiết lập cơ chế kiểm soát nợ để tránh hiện tƣợng nợ quá hạn hoặc mất khả năng thanh toán. Chuyển nhanh phƣơng thức thanh toán bằng tiền mặt sang thanh tóan chuyển khoản và các phƣơng thức thanh toán hiện đại qua mạng náy tính. Chi phí và rủi ro trong hoạt động thanh toán sẽ giảm nhờ sử dụng hệ thống đặt hàng và thanh toán điện tử trong hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 91 2.1.5 Hoàn thiện dòng đặt hàng Để thực hiện hoạt động phân phối hàng ngày. các doanh nghiệp cần phải xây dựng đƣợc quy trình thu thập, tập hợp, giải quyết đơn đặt hàng tối ƣu. Đây chính là cơ sở quản lý hoạt động hàng ngày của tất cả các dòng chảy trong hệ thống phân phối cho thông suốt. Cần nhanh chóng vận dụng công nghệ thông tin tiên tiến để từng bƣớc xây dựng các hệ thống đặt hàng tự động và quản lý tồn kho bằng máy tính. Trƣớc mắt, các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các tổng công ty và các doanh nghiệp bán lẻ lớn cần nghiên cứu áp dụng hệ thống này. Thời gian đặt hàng, chờ đợi và giao hàng cần đƣợc rút ngắn. 2.1.6 Hoàn thiện dòng chuyển quyển sở hữu Trên cơ sở đánh giá các thành viên hiện tại trong hệ thống phân phối, cần loại bỏ các trung gian chỉ sở hữu hàng hóa trên danh nghĩa, không thực hiện các công việc phân phối cần thiết. Doanh nghiệp cần điều khiển đƣợc quá trình mua và bán mặt hàng của mình trên thị trƣờng, tránh buôn bán lòng vòng, tránh tình trạng hàng hóa phải qua nhiều cấp phân phối mới đến đƣợc tay ngƣời tiêu dùng, nhƣ vậy sẽ giảm thiểu đƣợc những chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp cho hệ thống phân phối. 2.2 Nâng cao hiệu quả liên kết giữa các thành viên trong hệ thống phân phối Một điểm yếu cần đƣợc nhấn mạnh ở các doanh nghiệp dịch vụ phân phối trong nƣớc là họ thiếu sự liên kết giữa ba cấp: sản xuất, phân phối và bán lẻ. Có thể thấy, một tƣơng lai không xa việc doanh nghiệp Việt Nam bị chi phối và mất dần thị phần về tay các nhà phân phối nƣớc ngoài là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mối quan hệ giữa các cơ cấu trong hệ thống phân phối cần đƣợc thiết lập trên các mặt: củng cố và tăng cƣờng quan hệ cạnh tranh theo chiều ngang, chiều dọc; tăng cƣờng hợp tác, phân công và chuyên môn hóa trong hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 92 Cụ thể, để nâng cao sự liên kết, hợp tác hóa trong hệ thống phân phối hàng hóa, các doanh nghiệp cần thực thi có hiệu quả các giải pháp sau: 2.2.1 Tăng cường sử dụng sức mạnh quản lý hệ thống phân phối Các doanh nghiệp cần tăng sức mạnh của mình trong quản lý hệ thống phân phối bằng cách quản lý sử dụng nhiều cơ sở sức mạnh khác nhau. Tùy theo khả năng của mình mà một doanh nghiệp có thể giữ vai trò lãnh đạo hệ thống phân phối bằng các giải pháp sau:  Tăng khả năng điều khiển thành viên trong hệ thống phân phối bằng tiền thƣởng (có thể dƣới dạng vật chất hoặc tinh thần) cho các thành viên. Các thành viên, bất kể là ngƣời sản xuất, bán buôn hay bán lẻ trong dài hạn sẽ cố gắng hoạt động nếu họ nhận thấy lợi ích vật chất từ quan hệ thành viên của họ.  Tăng khả năng điều khiển hệ thống bằng sức mạnh áp đặt. Các doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng trừng phạt các thành viên khác nếu không tuân theo ảnh hƣởng của họ để quản lý hệ thống phân phối. Chẳng hạn, một nhà sản xuất hoặc bán buôn lớn có thể đặt điều kiện với những ngƣời buôn bán nhỏ, bắt buộc họ phải thực hiện theo những yêu cầu nhất định, nếu họ không tuân thủ các điều kiện của mình có thể loại họ ra ngoài hệ thống phân phối của mình.  Tạo lập sức mạnh luật pháp để có quyền hợp pháp ảnh hƣởng đến các thành viên khác. Muốn vậy, doanh nghiệp phải phát triển những liên kết bằng hợp đồng đặc quyền kinh tiêu. Sức mạnh hợp pháp lớn nhất đƣợc tạo ra bởi những ngƣời chủ quyền thông qua quan hệ hợp đồng đặc quyền kinh tiêu với những ngƣời đại lý đặc quyền. Các hợp đồng này thƣờng ghi rõ các quyền và nghĩa vụ đặc biệt của các bên.  Tạo lập và tăng cƣờng sức mạnh thừa nhận. Muốn vậy, doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, định vị tốt sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trƣờng. Những doanh nghiệp có những sản phẩm uy tín chất lƣợng sẽ có sức mạnh thừa nhận rất cao đối với các thành viên của họ. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất có Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 93 thể đầu tƣ vào chƣơng trình quảng cáo hình ảnh, uy tín sản phẩm để tăng cƣờng khả năng chấp nhận của khách hàng.  Phát triển khả năng chuyên môn để quản lý. Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của lực lƣợng lao động, chuyên môn hóa và tạo lợi thế so sánh trong tổ chức để điều khiển các thành viên khác. Các nhà sản xuất hoặc bán buôn cung cấp cho những ngƣời bán lẻ sự trợ giúp về quản lý. Ngƣời bán lẻ lại có thể thu nhận những thay đổi của thị trƣờng và gửi những thông tin này trở lại cho ngƣời sản xuất. Doanh nghiệp quản lý hệ thống phân phối phải biết sử dụng các khả năng của mình trong sự phối hợp hợp lý với nhau. Bởi vì, mỗi sức mạnh đều có những ƣu, nhƣợc điểm và có tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, sức mạnh luật pháp có thể hạn chế sức mạnh áp đặt, sức mạnh thừa nhận có thể tăng cùng sức mạnh tiền thƣởng. Hơn nữa, các tác động về kinh tế, chính trị, xã hội liên quan tới sử dụng các sức mạnh khác nhau phải đƣợc tính toán cho từng thời kỳ, trên từng thị trƣờng cụ thể. Tất nhiên, các doanh nghiệp cần lƣu ý rằng, sức mạnh của các thành viên của hệ thống ở một thời điểm nhất định là khó thay đổi. Nhƣng trong dài hạn, chúng có thể thay đổi qua nỗ lực có mục tiêu của các thành viên. Điều này đòi hỏi các thành viên phải tìm kiếm các cơ hội để đầu tƣ phát triển các cơ sở sức mạnh mới. Họ cũng phải nhận thức rõ rằng, các thành viên khác cũng có thể đầu tƣ nhƣ vậy. Một thành viên muốn giữ vai trò lãnh đạo phải tạo đƣợc sức mạnh phân biệt dài hạn so với các thành viên khác. 2.2.2 Các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng đàm phán, xây dựng cơ chế hợp đồng Để quản lý hệ thống phân phối hàng hóa có hiệu quả phải tìm ra cách thức đạt đƣợc sự hợp tác thực sự giữa các thành viên vì đó là trung tâm của hoạt động quản lý hệ thống phân phối. Khi thực hiện các hoạt động phân phối, ngƣời quản lý phải Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 94 phân chia các công việc phân phối cho các thành viên của mình. Các thành viên cũng phải cam kết nhằm chuyên môn hóa họat động của họ vào một số chức năng (ví dụ, nhà phân phối chuyên môn hóa hoạt động phân phối vật chất và duy trì tồn kho, nhà sản xuất chuyên môn hóa vào hoạt động xúc tiến). Chuyên môn hóa sẽ tăng hiệu quả hoạt động của các dòng chảy và giảm chi phí hoạt động tổng thể. Tất nhiên, kết quả của chuyên môn hóa có thể đƣợc chuyển đổi giữa các thành viên trong hệ thống tùy theo khả năng và chiến lƣợc phát triển của mỗi thành viên. Vì vậy, cần phân chia các công việc phân phối sao cho các thành viên hài lòng chuyên môn hóa vào các dòng chảy và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn. Chỉ thông qua hoạt động đàm phán nghiêm túc và khoa học để xây dựng các hợp đồng toàn diện, hợp lý về tất cả các mặt hoạt động mới tạo cơ sở để quản lý hiệu quả. Đàm phán ở đây đƣợc chia thành nhiều đàm phán xác lập quan hệ mới và đàm phán giải quyết các vấn đề đã có. Trong quá trình quản lý hệ thống phân phối, các thành viên phải đàm phán để sửa đổi hoặc bổ sung hợp đồng mới. Có ba trƣờng hợp có thể xảy ra: - Khi các thành viên đã thay đổi cán cân sức mạnh sẽ dẫn đến phải điều chỉnh thỏa thuận kinh doanh đã có. - Khi nảy sinh xung đột, hai bên phải đàm phán để tìm ra hƣớng giải quyết. - Khi một thành viên muốn hủy bỏ thỏa thuận hiện tại do xung đột không giải quyết đƣợc, rất nhiều khả năng có thể đàm phán xảy ra nhằm đi tới chấm dứt các thỏa thuận hiện có. Đối với cả ba trƣờng hợp này, các doanh nghiệp đều cần phải tăng cƣờng khả năng đàm phán để đạt đƣợc các thỏa thuận có lợi nhất cho toàn hệ thống phân phối. 2.2.3 Thành lập những công ty, hiệp hội lớn để lãnh đạo các doanh nghiệp khác trong hệ thống phân phối Trong hệ thống phân phối của nƣớc ta, sự liên kết giữa ba cấp: sản xuất, phân phối và bán lẻ còn rất lỏng lẻo, không có những nhà phân phối đủ tầm để cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài. Ông Phạm Đình Toàn, Tổng Giám Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 95 đốc Công ty TNHH Phú Thái, nói:” Đã đến lúc các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối Việt Nam phải ý thức đến việc thành lập một tập đoàn lớn, lớn thực sự chứ không phải lớn về mong muốn, mới có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nƣớc ngoài khi các tập đoàn phân phối lớn “đổ bộ” vào thị trƣờng nƣớc ta.” Hơn nữa, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống phân phối nƣớc ta thực sự trở thành một hệ thống liên kết dọc có sự chuyên môn hóa và phân công lao động cao giữa các quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Lợi ích mà các hệ thống này mang lại là sự đạt đƣợc tính kinh tế hoặc sự tiết kiệm cho phí trong việc phối hợp sản xuất, mua, bán, quản lý và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, vì vậy tạo thành chuỗi giá trị gia tăng cao nhờ quy mô mở rộng, phối hợp và giám sát hiệu quả, thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, giảm chi phí lƣu thông và thời gian tiếp xúc, quan hệ mua-bán ổn định… Đặc điểm chính của hệ thống phân phối liên kết dọc là tính phụ thuộc và liên kết chặt chẽ giữa các thành viên, vì vậy để hình thành hệ thống, cần phải có một công ty thành viên điển hình xuất sắc và đƣợc thừa nhận nhƣ ngƣời lãnh đạo, điều khiển, thƣờng là công ty có quy mô lớn và có cam kết đặc biệt, có sức mạnh quan hệ lớn nhất, định hƣớng và điều khiển cả hệ thống theo chƣơng trình, kế hoạch. Trong các hệ thống phân phối liên kết ngƣợc hoặc xuôi, thành viên lãnh đạo có thể là nhà sản xuất, hoặc nhà bán buôn, hoặc nhà bán lẻ. Mặt khác, cũng phải xuất hiện các thành viên mong muốn phụ thuộc lẫn nhau, sẵn sàng chấp nhận vai trò của mình trong hệ thống, xác định lợi ích dài hạn của họ đạt đƣợc tốt nhất nhờ cả hệ thống đạt đƣợc lợi ích, nói cách khác là cần phải xuất hiện nhiều hơn các doanh nhân chuyên nghiệp, chỉ khi xuất hiện những cơ cấu nhƣ vậy thì hệ thống phân phối mới đƣợc hình thành và phát triển, đảm bảo thực hiện phân công và chuyên môn hóa trong toàn hệ thống định hƣớng vào nhu cầu của từng thị trƣờng mục tiêu. Trong thời gian gần đây, ở nƣớc ta đã xuất hiện một số hệ thống phân phối hàng Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 96 hóa chuyên doanh thành công nhƣ Vinamilk, Bitis, Petrolimex…, hay phổ biến h ơ n là những hệ thống phân phối độc quyền tiêu thụ do các nhà sản xuất bảo trợ nhƣ Honda, Sony, Coca-cola…Tuy nhiên, vẫn chƣa thực sự xuất hiện những hệ thống liên kết dọc đúng kiểu, để phát triển hệ thống này, cần phải có nhiều nhà bán lẻ có quy mô lớn, mà hiện nay sự thống trị của các công ty bán lẻ chƣa diễn ra ở nƣớc ta, bởi hầu hết vẫn chỉ là các công ty quy mô vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận các nguồn vốn còn hạn hẹp. Vì vậy, thúc đẩy sự liên kết và tập trung để hình thành các tập đoàn bán lẻ không chỉ là định hƣớng phát triển cơ cấu thƣơng mại ở nƣớc ta trong những năm tới mà còn cần phải đƣợc triển khai nhanh chóng ngay từ bây giờ và tất nhiên, không thể thiếu vai trò nòng cốt của Nhà nƣớc trong quá trình này. Việc ngày 14/5 vừa qua, 4 nhà phân phối hàng đầu của Việt Nam: Hapro, Satra, Saigon Co.op và Phú Thái Group chính thức ra mắt Công ty Cổ phần Đầu tƣ & Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) là một khởi đầu đáng mừng cho sự liên kết giữa các công ty phân phối, cho sự xuất hiện thành công của hệ thống liên kết dọc trong thời gian sắp tới. 2.3 Phát triển hệ thống phân phối theo hƣớng hiện đại hóa Tính chuyên nghiệp của hệ thống phân phối hàng hóa nƣớc ta còn yếu. Hiện tại, hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại nhƣ siêu thị, cửa hàng tiện lợi…ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng trên 10%, trong khi đó của Trung Quốc là 30-40%, Thái Lan là 60%. Mặt khác, các nhà phân phối trong nƣớc chƣa xây dựng đƣợc kênh phân phối trực tiếp mà phải trải qua quá nhiều tầng nấc nên không tạo đƣợc giá cả cạnh tranh. Các siêu thị của ta vẫn chƣa chú trọng đến quy mô, cảnh quan môi trƣờng, đồng thời cũng không mấy quan tâm, đến thƣơng hiệu và sản phẩm siêu thị của mình. Do đó, cần tổ chức các khu thƣơng mại tập trung nhƣ: chợ, trung tâm thƣơng mại, các dãy phố thƣơng mại…để tăng cƣờng các giao dịch trực tiếp giữa sản xuất với tiêu dùng, giứa các nhà kinh doanh độc lập, đồng thời khắc phục Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 97 đƣợc những hạn chế do quy mô quá nhỏ của các hộ kinh doanh độc lập. Ngoài ra, cũng cần hỗ trợ việc áp dụng công nghệ quản lý hệ thống hiện đại, vì thiếu nó sẽ không thể có các hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại, có sức cạnh tranh quốc tế. Trong thời gian qua, các mạng lƣới phân phối ở nƣớc ta đã đƣợc cải tạo nâng cấp, xây mới cho phù hợp với xu thế tiêu dùng ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, về doanh số mới chỉ có 10% đƣợc thực hiện ở các siêu thị và trung tâm thƣơng mại, 40% ở các chợ, 44% ở các cửa hàng bán lẻ, còn lại các đơn vị sản xuất trực tiếp phân phối là 6%, và chỉ chủ yếu xuất hiện ở các thành phố lớn. Hơn nữa, hệ thống phân phối của nƣớc ta có sự chênh lệch quá lớn giữa tỉ lệ thị phần bán lẻ truyền thống (85%) và thƣơng mại hiện đại (15%), trong khi tỉ lệ tƣơng tệ của các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan là 40%-60%, Trung Quốc là 46%-64%... Do vậy, vấn đề cấp bách bây giờ là phải đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của các cấp phân phối theo hƣớng hiện đại hóa, trƣớc tiên là đổi mới hai địa điểm phân phối phổ biến ở nƣớc ta là các chợ và trung tâm thƣơng mại: Đối với phát triển các loại chợ, thứ nhất cần phát triển mạng lƣới chợ nhƣ là một loại phổ biến và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống trị trƣờng trung tâm. Hai là, cải tạo và nâng cấp chợ, không gian kiến trúc của chợ vừa phải đảm bảo sự thuận tiện cho hoạt động mua bán, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trƣờng và an toàn giao thông, vừa phải đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của chợ và các loại hình thị trƣờng khác có liên quan với chợ. Cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố tác động đến xu hƣớng phát triển hoạt động của chợ và ảnh hƣởng trực tiếp đến cấu trúc của chợ nhƣ xu hƣớng hình thành các chợ chuyên doanh về một số ngành hàng có khả năng cung ứng lớn hay có quy mô cầu lớn với yêu cầu đáp ứng đƣợc các phƣơng thức buôn bán tiến bộ hơn; xu hƣớng gia tăng các hộ kinh doanh chuyên nghiệp trên chợ, trong khi các hộ sản xuất cá thể trực tiếp bán hàng trên chợ giảm đi; xu hƣớng thu hẹp phạm vi ngành hàng kinh doanh trong chợ tổng hợp do sự phát triển của các loại hình thƣơng nghiệp khác. Ba là, cần thu hút mọi ngành hàng và mọi đối tƣợng tham gia kinh doanh trên chợ, qua đó vừa mở rộng Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 98 các ngành hàng kinh doanh và tổng số hộ kinh doanh trên chợ (nhất là đối với các chợ xã vùng sâu, vùng xa) vừa có thể tạo ra sự lan toả của một số ngành hàng kinh doanh trong chợ thành các phố chợ. Cần có chính sách hỗ trợ đối với hoạt động kinh doanh trên chợ, nhƣ hỗ trợ về giá thuê diện tích kinh doanh, thông tin thị trƣờng, đảm bảo cung cấp các dịch vụ tiện ích cho các đối tƣợng kinh doanh cố định trên chợ. Ba là, tăng cƣờng công tác tổ chức và quản lý chợ, không chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế từ các nguồn thu trên chợ, mà quan trọng hơn cả là phải chú trọng đến những ảnh hƣởng của chợ đối với mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội của mỗi khu vực, mỗi vùng cụ thể. Trong đó, cần phải có sự phân tách giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại nói chung và trên chợ nói riêng với chức năng quản lý chợ nhằm đảm bảo cân đối thu - chi và tái đầu tƣ phát triển chợ, đảm bảo trật tự công cộng và vệ sinh môi trƣờng. Đối với phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, do là một trong những loại hình thị trƣờng trung tâm hiện đại, có xu hƣớng phát triển lâu dài, hơn nữa còn mới ở nƣớc ta nên trƣớc hết cần xây dựng và ban hành tiêu chuẩn hoặc thiết kế mẫu cho trung tâm thƣơng mại ở từng cấp, có quy mô, kết cấu thích hợp với đặc thù của từng thị trƣờng khu vực; Thứ hai, hƣớng dẫn xây dựng và thực hiện quy chế quản lý trung tâm thƣơng mại phù hợp với mục đích hoạt động; Thứ ba, cần có sự thống nhất trong quản lý của Nhà nƣớc về đầu tƣ , xây dựng và hoạt động của các trung tâm thƣơng mại; Thứ tư, cần có chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc để hỗ trợ phát triển loại hình này; Thứ năm, cần phát triển mạng lƣới cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở các trung tâm thƣơng mại để đảm bảo có mức phí thấp, đáp ứng nhanh và đầy đủ các yêu cầu cho ngƣời tham gia hoạt động trong trung tâm; Thứ sáu, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực có kiến thức quản lý các trung tâm thƣơng mại. Ngoài ra, cần phải triển khai và áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đặc biệt là cần chú trọng phát triển thƣơng mại điện tử để mở rộng mạng lƣới phân phối trên các mạng thông tin toàn cầu. Chỉ khi hệ thống phân phối hàng hóa của Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 99 nƣớc ta phát triển theo hƣớng hiện đại hóa mới có thể cạnh tranh với các tập đoàn phân phối của các nƣớc phát triển, nếu không mãi mãi hệ thống phân phối nƣớc ta cũng chỉ dừng lại ở mức độ nửa vời giữa “truyền thống” và “hiện đại”, điều này sẽ rất bất lợi trong thời kỳ hội nhập nhƣ ngày nay. KẾT LUẬN Các hệ thống phân phối hàng hóa là một trong những yếu tố tổ chức quan trọng cho sự phát triển của thị trƣờng nƣớc ta. Cùng với quá trình chuyển đổi theo hƣớng nền kinh tế thị trƣờng, thời gian qua, hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam đã nhanh chóng hình thành và phát triển, vừa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, vừa góp phần đáng kể vào quá trình tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hóa ở nƣớc ta còn manh nặng tính tự phát, vừa thiếu định hƣớng phát triển, vừa thiếu các điều kiện và yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Do vậy, việc học tập kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở các nƣớc phát triển là điều vô cùng cần thiết. Hàng hóa của Nhật Bản luôn đƣợc đánh giá vừa có chất lƣợng tốt vừa có nhiều dịch vụ hậu mãi, đó là do Nhật Bản đã xây dựng đƣợc một hệ thống phân phối theo mô hình liên kết dọc kiểu mẫu, trong đó các cấp phân phối đều có sự phân công và chuyên môn hóa rất cao, họ liên kết với nhau rất chặt chẽ nên dù hàng hóa phải qua nhiều cấp độ trung gian nhƣng vẫn luôn giữ đƣợc chất lƣợng tuyệt hảo khi đến tay ngƣời tiêu dùng. Đây chính là điều mà các cấp phân phối ở Việt Nam còn thiếu, vì vậy, trong khóa luận, em đã lựa chọn hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 100 để nghiên cứu, từ đó rút ra các ƣu điểm, nhƣợc điểm, các bài học kinh nghiệm để học hỏi theo. Trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay, để phù hợp với trình độ và quy mô của thị trƣờng, đồng thời đi tắt đón đầu để hội nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới, chúng phải biết cách áp dụng những ƣu điểm của hệ thống phân phối ở Nhật Bản vào hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, đồng thời cũng phải rút ra những khuyết điểm để tránh không lặp lại trên con đƣờng hiện đại hóa hệ thống phân phối hàng hóa. Muốn phát triển thành công hệ thống phân phối hàng hóa nƣớc ta theo hƣớng hiện đại hóa, cần phải có sự liên kết chặt chẽ không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành mà còn cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần hoàn thiện các chính sách, đạo luật theo hƣớng thông thoáng, minh bạch hơn để các doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai dẫn đến vi phạm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao sự liên kết giữa các cấp, hoàn thiện hệ thống quản lý, đồng thời hiện đại hóa các điểm phân phối, phát triển các hình thức thƣơng mại điện tử…Có nhƣ vậy, hệ thống phân phối hàng hóa của nƣớc ta mới có thể cạnh tranh đƣợc với những tập đoàn phân phối lớn của Mỹ, Anh, Pháp…, và có thể đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Các tài liệu Tiếng Việt: 1. GS Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thống kê. 2. Nguyễn Hồng Thanh (2005), Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam, UBQG về Hợp tác kinh tế và quốc tế. 3. Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Quyết định 311/2003/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 về việc phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2003. 4. Trƣơng Đình Chiến, PGS.TS Nguyễn Văn Thƣờng (1999), Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm, NXB Thống kê. 5. TS. Lê Trịnh Minh Châu (2006), Thúc đẩy hình thành các hệ thống phân phối hàng hóa và các loại hình thị trường trung tâm, Viện nghiên cứu Thƣơng mại. 6. TS Lê Trịnh Minh Châu, PGS.TS Đinh Văn Thành, TS Trƣơng Đình Chiến, ThS Vũ Bá Sơn (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận chính trị. Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 102 7. TS. Chu Đức Dũng (2007), Vài đánh giá về tiến trình phục hồi hiện nay của nền kinh tế Nhật Bản, Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới số 2/2007. 8. Xuân Phƣơng (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống phân phối và bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 7/2007.  Các tài liệu Tiếng Anh: 1. IMF (2006), “Japan: Selected Issues”, in IMF Country Report No. 06/276, July. 2. Ito Motoshige (2003), The future of the Japanese distribution system, Faculty of Economics, University of Tokyo. 3. Japan in figures 2007, Ministry of Internal Affairs and Communications, Japan. 4. Jetro Jananese Market – Retail business (2005), Japan External Trade Organization (JETRO). 5. Kagami Kazuaki (2000), A Theoretical overview of rebate systems, Faculty of Economics, University of Tokyo. 6. Kunio Tsukimoto (2005), Formation principle of Japanese distribution system, Poole Gakuin University. 7. Matsushima Shigeru (2000), Distribution policy, Ministry of International Trade and Industry, Japan. 8. Nobuo Kawabe (2000), The development of distribution systems in Japan, Hiroshima University. 9. OECD (2006), Economic outlook No.80, November. 10. Takatoshi Ito, Masayoshi Maruyama (1995), Is the Japanese distribution system really inefficient?, Institute of Economic Research Hitotsubashi University.  Các trang web: 1. Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản: www.meti.go.jp 2. Bộ Ngoại giao Nhật Bản: www.mofa.go.jp Hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản và bàI học kinh nghiệm cho Việt Nam Vƣơng Vân Dung - Anh 13 – K42D – KTĐN 103 3. Cục thống kê Nhật Bản: www.stat.go.jp 4. Tổ chức Ngoại thƣơng Nhật Bản: www.jetro.go.jp 5. Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản: www.ncnb.org.vn 6. Bộ Thƣơng Mại Việt Nam: www.mot.gov.vn 7. Cục quản lý cạnh tranh: www.qlct.gov.vn 8. Cục xúc tiến thƣơng mại Việt Nam và thế giới: www.vietrade.gov.vn 9. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam: www.vcci.com.vn 10. Một số trang web báo điện tử: www.vnexpress.net www.vnmedia.vn www.nhandan.com.vn www.toquoc.gov.vn www.vneconomy.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3738_8631.pdf
Luận văn liên quan