Đề tài Hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - GIAO DỊCH TRÊN SỞ GIAO DỊCH (SGD) CHỨNG KHOÁN; - HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN TTCK Ở VN - THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP. - CÁCH ĐỌC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG THÔNG TIN TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ GIAO DỊCH CỦA 2 TRUNG TÂM GIAO DỊCH. I - GIAO DỊCH TRÊN SỞ GIAO DỊCH (SGD) CHỨNG KHOÁN * Tóm tắt nội dung* 1.GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.CÁC NGUỒN THÔNG TIN TRÊN THI TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3. HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 3.1 Đấu giá theo lệnh & Đấu giá theo giá 3.2 Khớp lệnh định kỳ & Khớp lệnh liên tục 3.3 Thời gian giao dịch 3.4 Loại giao dịch 3.5 Nguyên tắc khớp lệnh 3.6 Lệnh giao dịch và định chuẩn lệnh. 3.7 Đơn vị giao dịch 3.8 Đơn vị yết giá 3.9 Biên độ dao động giá 310 Giá tham chiếu 4. GIAO DỊCH MUA BÁN CHỨNG KHOÁN TRÊN SGD CHỨNG KHOÁN 4.1 Giao dịch thủ công tại sàn giao dịch 4.2 Giao dịch mua bán qua máy tính điện tử NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ ***********

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - GIAO DỊCH TRÊN SỞ GIAO DỊCH (SGD) CHỨNG KHOÁN; - HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN TTCK Ở VN - THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP. - CÁCH ĐỌC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG THÔNG TIN TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ GIAO DỊCH CỦA 2 TRUNG TÂM GIAO DỊCH. I - GIAO DỊCH TRÊN SỞ GIAO DỊCH (SGD) CHỨNG KHOÁN * Tóm tắt nội dung* 1.GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.CÁC NGUỒN THÔNG TIN TRÊN THI TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3. HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 3.1 Đấu giá theo lệnh & Đấu giá theo giá 3.2 Khớp lệnh định kỳ & Khớp lệnh liên tục 3.3 Thời gian giao dịch 3.4 Loại giao dịch 3.5 Nguyên tắc khớp lệnh 3.6 Lệnh giao dịch và định chuẩn lệnh. 3.7 Đơn vị giao dịch 3.8 Đơn vị yết giá 3.9 Biên độ dao động giá 310 Giá tham chiếu 4. GIAO DỊCH MUA BÁN CHỨNG KHOÁN TRÊN SGD CHỨNG KHOÁN 4.1 Giao dịch thủ công tại sàn giao dịch 4.2 Giao dịch mua bán qua máy tính điện tử * Nội dung chi tiết* 1.GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Hệ thống thông tin của TTCK là hệ thống chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và TTCK, là những chỉ tiêu phản ánh bức tranh của TTCK và tình hình kinh tế, chính trị tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau của nhữn quốc gia, từng ngành…theo phạm vi bao quá của mỗi loại thông tin. Hệ thống thông tin thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú.Hệ thống mày được ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể người.giúp cho thị trường vận hành liên tục và thông suốt, đảm bảo c ung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý điều hành và các tổ chức nghiên cứu. Thị trường chứng khoán hoạt động hết sức nhạy cảm cà phức tạp, nhưng pải bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin. Không ai được phép có đặc quyền trong tiếp nhận thông tin, hoặc sử dụng các thông tin nội bộ, thông tin chưa được phép công bố để đầu tư chứng khoán nhằm trục lợi. Có thể nói, TTCK là thị trường của thông tin, ai có thông tin chính xác và khả năng phân tích tốt thì sẽ đầu tư có hiệu quả, ngược lại nhà đầu tư thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch(tin đồn) sẽ phải chịu tổn thất khi ra các quyết định đầu tư Có thể phân tổ các thông tin trên thị trường theo các tiêu thức sau: a) Phân tổ theo loại chứng khoán - Thông tin về cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư - Thông tin về trái phiếu - Thông tin về các chứng khoán phái sinh b) Phân tổ theo phạm vi bao quát - Thông tin đơn lẻ của từg nhóm chứng khoán - Thông tin ngành - Thông tin nóm ngành - Thông tin nhóm cổ phiếu đai diện và tổng thể thị trường - Thông tin của SGDCK hay cả quốc gia, thông tin có tính quốc tế c) Phân tổ theo thời gian - Thông tin quá khứ, thông tin hiên tại và thông tin dự báo cho tương lai - Thông tin theo thời gian ( phút, ngày…) - Thông tin tổng hợp theo thời gian ( tuần, tháng,quý, năm…) d) Phân tổ theo nguồn thông tin - Thông tin trong nước và quốc tế - Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường : tổ chức niêm yếtm công ty chứng khoán và thông tin của SGDCK. - Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạng tín nhiệm - Thông tien tư các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, truyền hình, mạng internet…) 2.CÁC NGUỒN THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1 Thông tin từ tổ chức niêm yết: Các thông tin liên quan đến tổ chức phát hành đều tác động tức thời lên giá chứng khoán của chíng tổ chức đó, và trong những chừng mực nhất dịnh có thể tác động lên toàn bộ thị trường.Trên thị trường chứng khoán,vấn đề cong bố thông tin công ty ( corporate disclosure ) được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống thông tin của thị trường,bảo đảm cho thị trương hoạt động công bằng, công khai và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Nội dung thông tin liên quan đến tổ chức phát hành bao gồm các thông tin trước khi phát hành,sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, và sau khi chứng khoán được niêm yết giao dịch trên thị trường tập trung.Các thông tin bao gồm: thông tin trên bản cáo bạch ( prospectus );thông tin định kỳ; thông tin bất thường;thông tin theo yêu cầu. 2.2 Thông tin từ SGDCK: Đây là thông tin từ cơ quan quản lý và vận hành thị trường, được công bố cập nhập trên hệ thống thông tin của SGDCK ( qua bảng hiển thị điện tử; thiết bị đầu cuối; bản tin thị trường; mạng internet, website…) Nội dung thông tin do SGDCK công bố bao gồm: thông tin từ nhà quản lý thị trường; thông tin về tình hình thị trường; thông tin về diễn biến của thị trường;thông tin về tình hình của các tổ chức niêm yết; thông tin về các nhà đầu tư; thông tin về hoạt động của công ty chứng khoán thành viên. 2.3 Thông tin từ các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: Bao gồm các thông tin về chính các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán ( báo cáo tài chính; hoạt động kinh doanh; lưu chuyển tiền tệ…)và các thông tin liên quan đến tình hình thị trường và nhà dầu tư (số tài khoản giao dịch:tỷ lệ ký quỹ: giao dịch bảo chứng; bảo lãnh phát hành, tư vấn…). 2.4 Thông tin về giao dịch chứng khoán: Các thông tin về giao dịch được thông báo trên bảng điện tử kết quả giao dịch trên SGDCK và trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, tạp chí… 3. HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 3.1 Đấu giá theo lệnh & Đấu giá theo giá - Hệ thống giao dịch đấu giá theo giá: Đặc điểm: + Có sự xuất hiện của nhà tạo lập thị trường (Market markers – MM) Nghĩa vụ của MM: chào các mức giá mua/bán tốt nhất Quyền lợi của MM: hưởng chênh lệch giá mua và giá bán trong các giao dịch. + Giao dịch thực hiện giữa: Nhà đầu tư – MM (Gián tiếp). + Giá thực hiện trên cơ sở cạnh tranh (chào giá) của các MM + Nhà đầu tư: lựa chọn mức giá phù hợp mà MM đưa ra. Ưu điểm: Thanh khoản và Ổn định cao. Nhược điểm: + MM có đặc quyền về thông tin nên: có thể cơ chế xác lập giá, tăng chi phí giao dịch, luôn tiềm ẩn hành vi không công bằng… + Đòi hỏi những định chế tài chính đủ mạnh về vốn, kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp..-> Không áp dụng được ở các thị trường mới hình thành. - Hệ thống giao dịch đấu giá theo lệnh: Đặc điểm: + Không có sự xuất hiện của MM. + Giao dịch thực hiện giữa: Nhà đầu tư – Nhà đầu tư (Trực tiếp). + Giá thực hiện trên cơ sở cạnh tranh (đấu giá) của các Nhà đầu tư, thoả mãn cả bên mua và bên bán. + Nhà đầu tư phải trả phí môi giới cho công ty chứng khoán (Thường thấp hơn phí môi giới trên thị trường khớp giá). Ưu điểm: + Quá trình xác lập giá được thực hiện một cách hiệu quả. Tất cả lệnh mua & bán cạnh tranh nhau, qua đó nhà đầu tư có thể giao dịch tại mức giá tốt nhất. + Không có MM -> Đảm bảo minh bạch thị trường hơn. + Qua thông tin công bố, Nhà đầu có quyết định kịp thời. + Chi phí giao dịch thấp, kỹ thuật đơn giản, dễ theo dõi - kiểm tra - giám sát. Nhược điểm: + Giá cả dễ biến động khi mất cân đối cung cầu. + Khả năng thanh toán và linh hoạt không cao. 3.2 Khớp lệnh định kỳ & Khớp lệnh liên tục Là 2 phương pháp ghép lệnh trên hệ thống đấu giá theo lệnh. - Khớp lệnh liên tục Đặc điểm: Thực hiện liên tục khi có các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống. Ưu điểm: + Giá cả phản ánh tức thời thông tin thị trường. + Khối lượng giao dịch lớn, tốc độ giao dịch nhanh. + Hạn chế chênh lệch giá lệnh mua & lệnh bán -> Thúc đẩy giao dịch xảy ra thường xuyên, liên tục. Nhược điểm: Chỉ tạo ra mức giá cho 1 giao dịch điển hình, không phải là tổng hợp các giao dịch. - Khớp lệnh định kỳ Đặc điểm: Trong một khoảng thời gian nhất định, các lệnh mua & bán được tập hợp lại. Đến giờ chốt giá giao dịch, giá chứng khoán được khớp tại mức giá đảm bảo khối lượng giao dịch lớn nhất (Khối lượng mua & bán nhiều nhất). Trường hợp đặc biệt: + Có nhiều mức giá cho khối lượng giao dịch là lớn nhất và bằng nhau: Giá giao dịch là mức giá gần với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước. + Có 2 mức giá cho khối lượng giao dịch là lớn nhất & giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước ở giữa hai mức giá: mức giá tuỳ thuộc sự lựa chọn của SGDCK. Ưu diểm: + Ngăn chặn đột biến về giá thường xuyên xuất hiện dưới ảnh hưởng của lệnh giao dịch có khối lượng lớn hoặc thưa thớt. + Tạo sự ổn định về giá trên thị trường. Nhược điểm: + Không phản ánh tức thời thông tin thị trường + Hạn chế cơ hội tham gia giao dịch của nhà đầu tư. - Trong thực tế: các SGDCK kết hợp cả 2 hình thức trên + Khớp lệnh định kỳ: Xác định giá mở cửa, giá giữa các phiên (Quy định thời điểm nhất định), giá đóng cửa. + Khớp lệnh liên tục: Áp dụng trong khoảng thời gian từ mở cửa đến đóng cửa. 3.3 Thời gian giao dịch Yếu tố quyết định thời gian giao dịch: quy mô & tính thanh khoản của thị trường. Trên SGDCK, các giao dịch thường tổ chức dưới dạng Phiên giao dịch (Sáng; Chiều) hoặc Phiên liên tục (Từ sáng qua trưa đến chiều). Ở VN: Tại VN: Từ 8h30 – 11h vào tất cả các ngày làm việc trong tuần (Trừ các ngày nghỉ theo quy định tại Bộ Luật Lao động). Ngày nay, xu thế quốc tế hoá TTCK đã cho phép nhà đầu tư mua, bán chứng khoán thông qua giao dịch trực tuyến. Và do các múi giờ chênh lệch nhau, nên các SGDCK đang có xu hướng giao dịch 24/24h trong ngày. 3.4 Loại giao dịch Căn cứ: Thời gian thanh toán & Tính chất của các giao dịch -Giao dịch thông thường: Quy trình: Sau khi giao dịch diễn ra -> xử lý thanh toán (Thông thường chu kỳ thanh toán là T+3). Chu kỳ thanh toán càng được rút ngắn, rủi ro thanh toán càng được giảm thiểu. - Giao dịch đặc biệt: Là các giao dịch có tính chất đặc biệt, bao gồm: * Giao dịch các cổ phiếu mới niêm yết (Đợt phát hành lần đầu – IPO): Vấn đề khác biệt so với giao dịch các cổ phiếu đã niêm yết là xác định mức giá cho phiên giao dịch đầu tiên như thế nào? -> Xác định giá tham chiếu hợp lý. Có 3 cách xác định giá tham chiếu: + Giá chào bán ra công chúng + Giá mở cửa thị trường theo quan hệ cung – cầu cổ phiếu, không giới hạn biên độ. + Giá trung bình của các lệnh đặt mua. Trên thực tế, nhiều SGDCK vận dụng phối hợp cả 3 cách trên, hoặc xây dựng giá tham chiếu theo mức trần để khống chế. * Giao dịch tách, gộp cổ phiếu: + Không làm thay đổi vốn của tổ chức phát hành + Tăng, giảm số lượng cổ phiếu lưu hành -> Thay đổi giá cổ phiếu sau khi tách, gộp -> Xác định lại giá tham chiếu cho phiên giao dịch đầu tiên * Giao dịch lô lớn (Giao dịch khối): Tiêu chí của giao dịch khối dựa trên Khối lượng cổ phiếu (Khối lượng giao dịch) hoặc Giá trị giao dịch (Theo thị giá). Tiêu chí này phụ thuộc Quy mô thị trường, Quy mô công ty, Tính thanh khoản của thị trường Ở VN: 10.000CP hoặc 300 triệu VNĐ. Phương thức thực hiện: + Phương thức báo cáo: phải xin phép SGDCK, đòi hỏi công bố thông tin công khai. + Phương thức ngoài giờ: diễn ra sau khi thị trường đóng cửa, lấy giá tham chiếu cộng với 1 số đơn vị yết giá. * Giao dịch lô lẻ Giao dịch có khối lượng nhỏ hơn 1 đơn vị giao dịch, thông qua cơ chế giao dịch thương lượng và thoả thuận giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán. Giao dịch loại này phát sinh do việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu, thực hiện quyền mua cổ phiếu… Giá thực hiện: lấy giá giao dịch của loại chứng khoán đó trên SGDCK chiết khấu theo 1 tỷ lệ thoả thuận so với thị giá, hoặc do công ty chứng khoán thoả thuận với khách hàng. * Giao dịch không được hưởng cổ tức và quyền kèm theo: Theo định kỳ hàng năm (3 hoặc 6 tháng) công ty cổ phần chi trả cổ tức, do đó phải xác định ngày chốt danh sách cổ đông hiện hành. Theo quy trình giao dịch cổ phiếu: ngày giao dịch (T), ngày thanh toán (T+x). Do đó người đầu tư mua cổ phiếu (x-1) ngày trước ngày đăng ký sở hữu sẽ không có tên trong danh sách cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán. Khi đó ngày T+1, T+2…và T+x được SGDCK công bố là ngày không được hưởng cổ tức, hoặc ngày giao dịch không được hưởng quyền. Những ngày này sẽ được công bố để nhà đầu tư biết và xác định lại giá tham chiếu. Về nguyên tắc, trong những ngày này, giá tham chiếu = giá giao dịch trước đó – giá trị cổ tức và quyền được nhận. * Giao dịch ký quỹ (Giao dịch bảo chứng): Là việc nhà đầu tư chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Giao dịch bảo chứng có 2 loại: Mua ký quỹ & Bán khống. + Mua ký quỹ: Nhà đầu tư mua ký quỹ khi kì vọng giá chứng khoán sẽ tăng. Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ (Giá trị chứng khoán sở hữu/Tổng giá trị chứng khoán trên tài khoản) ở trên mức tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định. “Trích Điều 46, khoản 5 Quyết định 50/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Thành viên, Niêm yết, Công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 79/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000: Khi đặt lệnh chứng khoán, khách hàng phải có đủ số lượng chứng khoán đã đặt bán trên tài khoản mở tại thành viên. Khi đặt lệnh mua chứng khoán, số dư tài khoản bằng tiền của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng quy định ký quỹ tối thiểu là 70% giá trị chứng khoán đặt mua.” + Bán khống: Nhà đầu tư Bán khống khi kỳ vọng giá chứng khoán sẽ giảm, ngược lại với trường hợp mua ký quỹ. - Giao dịch giao ngay: Là giao dịch được thanh toán ngay trong ngày giao dịch (ngày T) -> Không có rủi ro thanh toán, chủ yếu áp dụng cho trái phiếu, ở thị trường có hệ thống thanh toán tiên tiến. - Giao dịch kỳ hạn: Là giao dịch được thanh toán vào một ngày cố định được xác định trước trong tương lai, hoặc theo sự thoả thuận giữa hai bên. - Giao dịch tương lai: Giống Giao dịch kỳ hạn, chỉ khác ở một số điểm sau: + Được tiêu chuẩn hoá bởi các luật lệ của SGDCK. + Được quy định rõ nội dung mua bán và các hợp đồng này được mua bán trên SGDCK. - Giao dịch quyền chọn: Là các giao dịch quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán một loại chứng khoán nhất định với giá và thời gian xác định trước. 3.5 Nguyên tắc khớp lệnh Thứ nhất: Ưu tiên về Giá. Thứ hai: Ưu tiên về Thời gian. Thứ ba: Ưu tiên Khách hàng. Thứ tư: Ưu tiên Khối lượng. 3.6 Lệnh giao dịch và định chuẩn lệnh - Lệnh giao dịch + Lệnh thị trường (Lệnh không ràng buộc) Sử dụng lệnh này, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua/bán theo mức giá thị trường hiện tại và lệnh này luôn luôn được thực hiện. + Lệnh giới hạn Là lệnh mà người đặt lệnh đưa ra mức giá mua/bán có thể chấp nhận được (Giới hạn mua – mức giá cao nhất người mua chấp nhận: Giới hạn bán – mức giá thấp nhất người bán chấp nhận). + Lệnh dừng Là loại lệnh đặc biệt để bảo đảm cho các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận tại một mức độ nhất định (bảo vệ lợi nhuận) và phòng chống rủi ro trong trường hợp giá chứng khoán chuyển động theo chiều hướng ngược lại. Lệnh dừng sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá chứng khoán bằng hoặc vượt quá mức giá ấn định trong lệnh – giá dừng. Bốn cách cơ bản sử dụng lệnh dừng – 2 cách mang tính chất Bảo vê, 2 cách mang tính phòng ngừa. + Lệnh dừng giới hạn Người đầu tư phải chỉ rõ 2 mức giá: Giá dừng & Giá giới hạn. Khi Giá thị trường đạt tới hoặc vượt Giá dừng -> Lệnh dừng trở thành Lệnh giới hạn thay vì thành Lệnh thị trường. Mục đích: Khắc phục sự bất định về mức giá thực hiện tiềm ẩn trong lệnh dừng. + Lệnh mở: Lệnh có hiệu lực vô hạn. Là lệnh nhà đầu tư yêu cầu nhà môi giới mua/bán tại mức giá cá biệt. Lệnh có giá trị thường xuyên cho đến khi bị huỷ bỏ. + Lệnh sửa đổi: Chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện (Nhà đầu tư đưa vào hệ thống để sửa đổi một số nội dung của lệnh gốc). + Lệnh huỷ bỏ: Chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện (Nhà đầu tư đưa vào hệ thống để huỷ bỏ lệnh gốc). - Định chuẩn lệnh Là các điều kiện đi kèm khi thực hiện lệnh gốc. Khi đó ta có một danh mục lệnh khác nhau. + Lệnh có giá trị trong ngày + Lệnh đến cuối tháng + Lệnh có giá trị đến khi huỷ bỏ + Lệnh tự do quyết định + Lệnh thực hiện tất cả hay huỷ bỏ + Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hay huỷ bỏ + Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc huỷ bỏ + Lệnh tại lúc mở cửa hay đóng cửa + Lệnh tuỳ chọn + Lệnh tham dự nhưng không phải tham dự đầu tiên + Lệnh hoán đổi + Lệnh mua giảm giá + Lệnh bán tăng giá + Lệnh giao dịch chéo cổ phiếu 3.7 Đơn vị giao dịch Trên TTCK, chứng khoán được giao dịch không theo từng chứng khoán riêng lẻ, mà theo Đơn vị giao dịch (theo Lô -“lot”) chứng khoán. Lô được quy định cụ thể cho từng loại chứng khoán. + Lô chẵn: Thông thường, đối với Cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ đầu tư = 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Đối với trái phiếu = 10 trái phiếu. + Lô lẻ: Giao dịch có khối lượng dưới lô chẵn. + Lô lớn: Thường từ 10.000 cổ phiếu trở lên. 3.8 Đơn vị yết giá Là mức giá tối thiểu trong đặt giá chứng khoán. * Ở SGDCK TPHCM (HOSE) + Giao dịch theo phương thức khớp lệnh: Mức giá Đơn vị yết giá <= 49.900 100 đồng 50.000 – 99.500 500 đồng >= 100.000 1.000 đồng + Giao dịch theo phương thức thoả thuận: Không quy định đơn vị yết giá. * Ở TTGD HN (HASTC) + Phương thức khớp lệnh liên tục: Loại chứng khoán Đơn vị yết giá Cổ phiếu 100 đồng Trái phiếu Không quy định + Phương thức thoả thuận: Không quy định đơn vị yết giá. (Phương thức giao dịch: - Phương thúc khớp lệnh + Khớp lệnh định kỳ + Khớp lệnh liên tục - Phương thức thoả thuận Phương thức thoả thuận: thành viên tự thoả thuận các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận). 3.9 Biên độ dao động giá Mục đích: Hạn chế những biến động lớn về giá chứng khoán trên thị trường trong ngày giao dịch. Khi đó, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh của họ giữa giá trần & giá sàn. Bất kỳ lệnh mua/bán chứng khoán nằm ngoài giới hạn trên đều bị loại ra khỏi hệ thống. * Ở SGDCK TPHCM (HOSE) Biên độ dao động giá hiện tại là +/- 5% so với Giá tham chiếu (Thông báo số 903/TTGDHCM-HC ngày 20/12/2002) “Trích Điều 9, Quy chế giao dịch chứng khoán tại SGDCK TPHCM do Tổng Giám Đốc Sở ký ban hành ngày 09/10/2007 1. SGDCK TPHCM quy định biên độ gdao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN. 2. Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu. 3. Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu x (1+ Biên độ dao động giá) Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu x (1 - Biên độ dao động giá) 4. Biên độ dao động giá quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với chứng khoán trong một số trường hợp sau: - Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiế, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết. - Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày. - Các trường hợp khác theo quyết định của SGDCK TPHCM.” * Ở TTGD HN (HASTC) Biên độ dao động giá trong ngày đối với cổ phiếu là +/- 10% Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu. 3.10 Giá tham chiếu Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh của ngày giao dịch gần nhất trước đó Là mức giá cơ bản để làm cơ sở tính toán biên độ giao động giá hoặc các giá khác trong ngày giao dịch 4. GIAO DỊCH MUA BÁN CHỨNG KHOÁN TRÊN SGD CHỨNG KHOÁN 4.1 Giao dịch thủ công tại sàn giao dịch 4.2 Giao dịch mua bán qua máy tính điện tử Qua các bước sau: B1: Mở tài khoản giao dịch B2: Ra lệnh giao dịch B3: Chuyển phiếu lệnh đến phòng giao dịch công ty chứng khoán B4: Chuyển lệnh đến người môi giới tại SGDCK B5: Chuyển lệnh đến bộ phận khớp lệnh B6: Khớp lệnh & thông báo kết quả giao dịch B7: Báo cáo kết quả về công ty chứng khoán B8: Xác nhận giao dịch & làm thủ tục thanh toán B9: Thanh toán & hoàn tất giao dịch SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC GIAO DỊCH MUA/BÁN CHỨNG KHOÁN TRÊN SGDCK Sở Giao Dịch Khách hàng (Người bán) Khách hàng (Người mua) Bảng điện (1) (2) Hợp đồng Lệnh mua Hợp đồng Lệnh bán Thông báo kết quả (9) (3) (8) Công ty CK B Công ty CK A Phòng tiếp thị Phòng tiếp thị (6) Đấu giá & Thương lượng Phòng giao dịch Phòng giao dịch (5) (4) (6) Môi giới b Môi giới A Phòng thanh toán Phòng thanh toán (7) Trung tâm lưu ký CK & thanh toán bù trừ CK CKhoán CKhoán (9) Ngân hàng uỷ thác A Ngân hàng uỷ thác B Vốn Vốn II. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN TTCK Ở VN - THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP. A/- THỰC TRẠNG Hiện nay nguồn thông tin trên TCK VN chủ yếu là Thông tin bất cân xứng - Thông tin từ tổ chức niêm yết : + Bản cáo bạch: chưa thực sự chính xác + Thông tin định kỳ: chưa rõ ràng dễ gây hiểu lầm ( VD: VTS) + Thông tin bất thường + Thông tin yêu cầu - Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán và các cơ quan, tổ chức quản lý: Có hiện tượng rò rỉ thông tin đặc biệt là các thông tin hỗ trợ thị trường tại các thời điểm nhạy cảm của thị trường. VD: Các thông tin hỗ trợ thị trường vào ngày 5/3/2008 ( SCIC rót 5000 tỷ vào cứu thị trường). - Thông tin từ các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: Có hiện tượng sửa chữa thông tin, các thông tin công bố không thực sự chính xác - Thông tin về giao dịch chứng khoán: Đây có thể coi là nguồn thông tin đáng tin cậy và chính xác nhất trong các nguồn thông tin được công bố ở Việt Nam hiện nay B/- NGUYÊN NHÂN - Lợi nhuận đạt được từ việc công bố thông tin sai lệch quá cao trong khi mức phạt thì lại quá thấp. - Do quan hệ và mục đích trục lợi nên mới có hiện tượng rò rỉ thông tin từ SGDCK. - Việc quản lý, xác nhận thông tin của SGDCK và TTCK còn yết kém, chưa hiệu quả. C/- GIẢI PHÁP - Ban hành các quy trình công bố thông tin mẫu cho các công ty niêm yết. - Phải có quy định rõ ràng về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán trong việc công bố thông tin và định hướng cho các công ty chứng khoán, các công ty niêm yết theo đúng quy định trong các văn bản pháp luật đã ban hành. - Về phía các công ty chứng khoán: thực hiện đầy đủ và đúng bản chất việc tiếp nhận và công bố thông tin không chỉ trên cơ sở tự xử lý xây dựng những thông tin nhận được hoặc tập hợp tin tức từ các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến cho các nhà đầu tư. III. CÁCH ĐỌC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG THÔNG TIN TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ GIAO DỊCH CỦA 2 TRUNG TÂM GIAO DỊCH. Ở TTGD HN (HASTC) GIAO DỊCH BÁO GIÁ CỔ PHIẾU Phiên giao dịch: 575 Ngày giao dịch: 10/03/2008 Trạng thái TT: Đóng cửa thị trường Số giao dịch: 19409 Khối lượng giao dịch: 12,919,800 Giá trị giao dịch: 778,276,530,000 Chỉ số HASTC-INDEX: 233.11 Tăng/giảm: 7.56 ( 3.35 %) Mã CK Giá TC Giá trần Giá sàn Tổng KLTH Đặt mua Giao dịch Chào bán Mã CK KL 3 Giá 3 KL 2 Giá 2 KL 1 Giá 1 Giá TH +/- Giá KLTH Giá 1 KL 1 Giá 2 KL 2 Giá 3 KL 3 ACB 108.4 119.2 97.6 1,112,100 5,000 110.2 11,400 110.5 5,600 111 112 +1 3,000 112 22,100 113 15,100 113.5 2,600 ACB BBS 18.4 20.2 16.6 19,000 200 18 300 18.6 700 19 19 0 100 19.5 500 20 5,800 20.1 2,200 BBS BCC 20.2 22.2 18.2 179,600 2,800 21 1,000 21.1 200 21.5 21.5 +0.4 1,000 21.9 700 22 13,900 22.1 1,900 BCC BHV 26.7 29.3 24.1 1,700 300 24.1 500 26 200 26.5 26.5 -2.8 1,000 28 300 28.5 500 28.8 100 BHV Tăng: Kí hiệu màu xanh có mũi tên quay lên. Giảm: Kí hiệu màu đỏ có mũi tên quay xuống. Không đổi: Giá khớp lệnh bằng giá tham chiếu. * Cách đọc Bảng điện tử * - Cột 1: “Mã CK” (Mã chứng khoán): Là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết. - Cột 2: “Giá TC” (Giá tham chiếu): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó trừ các trường hợp đặc biệt. Giá tham chiếu của cổ phiếu là bình quân gia quyền các giá thực hiên qua phương thức giao dịch báo giá của ngày có giao dịch gần nhất. Đối với các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc ngày giao dịch trở lại sẽ giao dịch không biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu này sẽ được tính như trên. - Cột 3: “Giá trần”: Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá trần là mức giá tăng thêm 10% so với giá tham chiếu. - Cột 4: “Giá sàn”: Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá sàn là mức giá giảm 10% so với giá tham chiếu. - Cột 5: “Tổng KLTH” (Tổng khối lượng thực hiện) - “Đặt mua”: Là hệ thống cột biểu thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Ý nghĩa cụ thể từng cột như sau: + Cột “Giá1” và “KL1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở mức “Giá1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác. + Cột “Giá2” và “KL2”: Biểu thị các lệnh đặt mua ở mức “Giá2” và “KL2”. Lệnh đặt mua ở mức “Giá2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá1”. + Tương tự như vậy, cột “Giá3” và “KL3” là cột mà các lệnh đặt mua ở mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá2”. - “Giao dịch”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá TH”, “+/-giá” và “KLTH”. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột này như sau: (3 đợt khớp lệnh đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư: + Từ 8h30 đến 9h00: Giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. + Từ 9h00 đến 10h00: Giao dịch khớp lệnh liên tục. + Từ 10h00 đến 10h30: Giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch thoả thuận từ 10h30 đến 11h00. Đối với trái phiếu, chỉ giao dịch theo phương thức thoả thuận, từ 8h30 đến 11h00). Trong đợt khớp lệnh định kì (Đợt 1 và Đợt 3):  + “+/- giá” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi giá dự kiến so với giá tham chiếu + “KLTH” (Khối lượng thực hiện): Là khối lượng cổ phiếu dự kiến sẽ được khớp trong đợt giao dịch đó. Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2):  + “Giá TH” (Giá thực hiện): Là giá thực hiện của giao dịch gần nhất. + “+/- giá” : Là mức thay đổi của mức giá thực hiện mới nhất so với giá thực hiện của giao dịch liền trước đó. + “KLTH” : Là khối lượng cổ phiếu được thực hiện của giao dịch gần nhất. Sau khi kết thúc ngày giao dịch, các cột trên có ý nghĩa như sau:   + “Giá TH”: Là giá khớp lệnh của đợt giao dịch xác định giá đóng cửa. + “+/- giá” : Là mức thay đổi của giá khớp lệnh đợt 3 so với giá tham chiếu + “KLTH” : Là khối lượng cổ phiếu đã được thực hiện trong toàn bộ ngày giao dịch. - “Chào bán”: Là hệ thống cột hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng tương ứng với các mức giá đó. Ý nghĩa cụ thể từng cột như sau: + Cột “Giá1” và “KL1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện thời và khối lượng chào bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh chào bán ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác. + Cột “Giá2” và “KL2”: Biểu thị các lệnh cháo bán ở mức “Giá2” và “KL2”. Lệnh chào bán ở mức “Giá2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức “Giá1”. + Tương tự như vậy, cột “Giá3” và “KL3” là cột mà các lệnh chào bán ở mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức “Giá2”. 2. Ở SGDCK TPHCM (HOSE) SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH BẢNG CHỨNG KHOÁN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Vn Index: 658.29▲18.15 (2.83%) Số GD: 28,093 KLGD: 27,313,440 GTGD: 1,625.613 tỉ VNĐ Ngày: 10/03/2008 Đóng cửa thị trường Mã CK TC Trần Sàn Dư mua Giá khớp KLTH +/- Dư bán Mở cửa Cao nhất Thấp nhất NN Mua Giá 3 KL 3 Giá 2 KL 2 Giá 1 KL 1 Giá 1 KL 1 Giá 2 KL 2 Giá 3 KL 3 VTB 36.8 39.3 35.7 36.8 160 37 40 37.5 113 37.5 959 0.7 38 100 38.4 100 38.5 15 37.5 38.6 36.8 VTO 34.4 35.7 32.3 33.5 40 34 97 34 17,311 -0.4 35 265 35.5 1,160 35.6 100 36.1 36.1 34 SGH 89.5 98 89 93.5 1,870 93.5 438 4 93.5 93.5 93.5 SGT 79.5 80.5 73.5 76 383 76.5 430 77 3,009 -2.5 77 34 77.5 100 78 120 80 83 77 * Cách đọc Bảng điện tử * * Tương tự như ở HASTC, nhưng có những điểm khác như sau: - Giá trần & sàn tăng/giảm so với giá tham chiếu là 5% (HASTC là 10%). - Ở cột “+/-“: Kí hiệu CE là Giá trần. Do đó, khi CE 3.5 tức là Giá trần - “Mở cửa”: Là mức giá được xác lập sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kì xác định giá mở cửa.  - “Cao nhất”: Là giá thực hiện cao nhất trong đợt khớp lệnh liên tục.   - “Thấp nhất”: Là giá thực hiện thấp nhất trong đợt khớp lệnh liên tục. - “NN Mua” (Nhà nước mua) * Màu sắc của Bảng điện tử: - Màu xanh lá cây: Giá tăng. - Màu tím: Giá tăng kịch trần. - Màu vàng: Đứng giá. - Màu đỏ: Giá giảm. - Màu xanh nước biển: Giá giảm kịch sàn. *Một số điểm lưu ý khác + Nếu giá của giao dịch mới nhất thấp hơn giá của giao dịch liền trước thì 3 cột “Giá ”, “+/- Giá” và “KLTH” sẽ ở trạng thái màu đỏ.  + Nếu hai giao dịch gần nhất có mức giá bằng nhau thì cả ba cột trên sẽ có màu vàng. + Nếu giá của giao dịch mới nhất tăng so với giao dịch liền trước thì cả ba cột đồng thời thể hiện màu xanh lá cây. + Trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (đợt 2) và sau khi kết thúc ngày giao dịch, cột “Đặt mua” sẽ chuyển thành “Dư mua”, cột “Chào bán” sẽ chuyển thành “Dư bán”. Trong đợt 2, cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh đang chờ khớp. Kết thúc ngày giao dịch, các cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh không được thực hiện trong ngày giao dịch. + Hệ thống cột “Dư mua/Dư bán” chỉ thể hiện những giá mua/giá bán tốt nhất. Ngoài ba mức giá mua/bán kể trên, thị trường còn có các mức giá mua/bán khác mà không được thể hiện trên màn hình. + Hệ thống cột “Đặt mua”/ “Chào bán” chỉ hiện thị ba mức giá mua/giá bán tốt nhất. Ngoài ba mức giá mua/giá bán trên, thị trường còn có các mức giá mua/giá bán khác nhưng không tốt bằng ba mức giá thể hiện trên màn hình. + Khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí của cột “Giá 1” và “KL 1” của bên “Đặt mua” hoặc “Chào bán”. + Trên bảng giá trực tuyến, tất cả các cột thể hiện khối lượng sẽ là số lượng tính theo lô (1 lô = 10 cổ phiếu). 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.DOC
Luận văn liên quan