Cần nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật nuôi cũng như sản xuất giống. Bên
cạnh đó cần nâng cao tính cộng đồng trong nhân dân.
Các nông hộ sản xuất cần phải tuân thủ nghiêm chặt quy trình kỹ thuật đã
được hướng dẫn và chấp hành đúng quy định của nghề sản xuất giống.
Không nên nuôi và bán tôm ở những bể giống kém chất lượng hoặc mang
mầm bệnh cho người dân nuôi mà cần phải có biện pháp tiêu hủy.
Trong trại cần có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Cần có thời gian nghỉ giữa hai vụ để hạn chế mầm bệnh tồn tại và lây lan.
Mọi người dân cần có ý thức cộng đồng, thường xuyên tham gia các lớp tập
huấn, hội thảo, các hội nông dân để học hỏi kinh nghiệm sản xuất, đồng thời nắm bắt
những thông tin, chính sách cần thiết.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng sản xuất giống tôm sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khảo sát cho thấy 100% số trại đều không khử vỏ artemia trước khi ấp.
Khi cho ấu trùng tôm ăn artemia, đa số các trại giống cho luôn vỏ trứng
artemia vào bể ương ấu trùng tôm, điều này dễ gây nguy cơ nhiễm trùng nước và lây
bệnh cho ấu trùng tôm rất cao.
Download» Agriviet.com
42
Hình 4.5 Ấp trứng artemia trong xô nhựa
4.4.4 Vấn đề vệ sinh trại giống
Sau khi điều tra, 100% số trại đều không có bồn khử trùng chân và không có
giầy dép để đi vào khu nhà sản xuất. Một số trại, công nhân và khách tới đi giày dép
vào thoải mái vào trong khu nhà sản xuất, đôi khi người ta còn hút thuốc lá trong khu
nhà ương ấu trùng. Điều này rất nguy hiểm vì ấu trùng tôm rất nhạy cảm với chất
nicotine trong thuốc lá, qua hệ thống sục khí các chất độc trong khói thuốc lá sẽ vào
trong bể ương và nguy hiểm cho ấu trùng tôm.
4.4.5 Vấn đề sử dụng kháng sinh
Tuy hiện nay vấn đề về sử dụng thuốc kháng sinh đã và đang bị lên tiếng rất
mạnh, nhất là đối với những loại kháng sinh cấm sử dụng. Thế nhưng hầu như có đến
100% số trại sản xuất tôm giống có sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình sản
xuất. Mặc dù việc sử dụng hóa chất, kháng sinh là điều cần thiết để kiểm soát các vi
khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh lâu dài thì sẽ làm cho vi khuẩn
kháng thuốc, làm mất hiệu quả của thuốc và làm tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra việc
lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm suy giảm sức đề kháng của Post, sau này khi đưa
ra ao nuôi sẽ có tỷ lệ sống thấp. Có nhiều trại sử dụng kháng sinh một cách mù
quáng mà không cần biết tôm mình bị bệnh là do vi khuẩn hay virus gây ra.
4.4.6 Mô tả hệ thống trại sản xuất giống ở Ninh Hải
Download» Agriviet.com
43
4.4.6.1 Vị trí và mặt bằng xây dựng trại sản xuất
Qua điều tra 65 hộ sản xuất tôm giống chúng tôi nhận thấy đa số các trại được
xây dựng nằm dọc theo bờ biển (giáp với biển Đông) từ xã Vĩnh Hải đến xã Khánh
Hải, đảm bảo được nguồn nước mặn cung cấp cho hoạt động sản xuất giống của trại.
Các trại được xây dựng trên vùng đất cao có thể tránh được úng lụt hoặc thủy triều
lớn nhất hàng năm.
Môi trường nước biển vùng này không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ các lĩnh
vực công nghiệp, nông nghiệp như hóa chất, dầu khí, thực phẩm, kim loại nặng,
thuốc trừ sâu,… Các yếu tố thủy lý hóa thích hợp cho việc phát triển nghề sản xuất
giống tôm sú.
4.4.6.2 Nguồn nước và chất lượng nước
a) Nước mặn
Nguồn nước mặn được bơm trực tiếp từ biển với các chỉ tiêu về lý – hóa
như sau:
Bảng 4.9 Các chỉ số chất lượng nước vùng sản xuất giống
STT Chỉ tiêu Đơn vị Theo đo đạc
1 Nhiệt độ nước Độ C 28 - 33
2 pH 7,8 – 8,2
3 Độ mặn ppt 28 – 34
4 NH3 0,014 – 0,042
5 NO2-N 0 – 0,00012
6 Kim loại nặng Mg/L -
Fe “ 0,128
Mn 0,0057
Cu 0,0039
Zn 0,0012-0,0037
pb 0,0009-0,022
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2003)
b) Nước ngọt
Download» Agriviet.com
44
Mặc dù không là yếu tố quyết định trong quy trình sản xuất nhưng nếu có
được nguồn nước ngọt tốt sẽ thuận lợi hơn cho nhiều vấn đề như vệ sinh sau mỗi đợt
sản xuất, cho sinh hoạt, cho thuần hóa giảm độ mặn tôm bột khi cần thiết,…
Vì vị trí xây dựng trại là vùng bờ biển nên không có nguồn cung cấp nước
ngọt tại chỗ. Do đó nguồn nước ngọt được sử dụng ở đây là nước máy.
Nước ngọt thích hợp để sử dụng trong trại tôm cần đảm bảo các yếu tố sau:
Bảng 4.10 Các chỉ tiêu nước ngọt thích hợp cho sản xuất giống
STT Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ số
1 Nhiệt độ nước 0C 28 – 32
2 pH 7,5 – 8,5
3 Oxy hòa tan ppm > 5
4 Độ cứng “ > 20
5 NO-2 “ < 0,02
6 NH+4 “ < 0,1
7 Fe “ < 1
8 Mn “ < 0,2
9 Hg ppb < 0,001
(Nguồn: Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Ngọc Hà, 2004)
4.4.6.3 Một số yếu tố khác
a) Nguồn cung cấp tôm bố mẹ
Khu vực sản xuất giống của huyện Ninh Hải cũng như trong cả tỉnh Ninh
Thuận, có nhu cầu về tôm bố mẹ rất lớn, trong khi đó lượng tôm bố mẹ đánh bắt tự
nhiên từ vùng biển ở địa phương rất ít không đủ để cung cấp cho thị trường. Chính vì
vậy từ trước đến nay các hộ sản xuất đã phải mua tôm bố mẹ thông qua các cơ sở
chuyên cung cấp tôm giống bố mẹ trong huyện và trong tỉnh, và nguồn gốc của
chúng được đưa về từ các tỉnh miền Trung, miền Nam, một số ít được nhập về từ
nước ngoài.
b) Nguồn năng lượng
Download» Agriviet.com
45
Khu vực sản xuất giống của bốn xã trong huyện đều nằm dưới mạng lưới điện
quốc gia nên việc cung cấp điện cho quá trình hoạt động của trại rất thuận lợi, liên
tục và hạn chế được mức chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa khi mất điện đột xuất gây ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế, 100% số trại trong huyện đều có trang bị thêm máy phát điện và bình
quân trên một cái trên trại.
c) Giao thông
Trại giống nơi đây nằm gần trục đường chính của huyện, gần biển và gần với
cảng Ninh Chữ nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển cung cấp tôm bố mẹ đến và
chuyển tôm giống đi.
d) Không gian
Hệ thống trại sản xuất trong huyện được xây dựng theo kiểu tập trung từng
vùng. Các trại xây dựng sát nhau, khoảng cách bình quân của các trại không quá một
mét, thậm chí còn nhiều trại xây dựng chung vách nhau. Điều này dễ dẫn đến vấn đề
lây lan mầm bệnh từ trại này sang trại khác.
4.4.6.4 Kết cấu xây dựng
Trại giống toàn huyện được xây dựng bằng nguyên vật liệu cổ truyền (đá,
gạch, xi măng, sắt thép,…) hệ thống bể được xây dựng bằng gạch còn các hạng mục
khác được xây dựng bằng “tắp lô”, mái che được làm bằng tôn xi măng.
Nhìn chung, về kết cấu xây dựng: các trại xây dựng theo quy mô sản xuất gia
đình. Các công trình phụ phục vụ cho sản xuất như bể lọc, bể chứa, hố xử lý nước
thải chưa đảm bảo theo tỷ lệ cho hợp lý.
Download» Agriviet.com
46
Hình 4.6 Trại sản xuất tôm giống đang được xây dựng
Download» Agriviet.com
47
C
B
E
D
Sơ đồ 4.1 Trại đôi sản xuất giống điển hình ở khu vực Khánh Nhơn
Ghi chú:
1/ A1 -> A4: Bể nuôi bố mẹ.
2/ B, C, D, E: Bể đẻ và ương nuôi.
3/ F1, F2: Bể lọc nước biển.
4/ G1, G2: Bể lắng nước biển.
5/ H: Nhà bếp.
6/ I: Nhà máy.
7/ J: Nhà vệ sinh.
1
4
2
3
5
7
6
8 1 2
3
5
4
8 7
6
7
6
8
5
3
1
4
2
7
6
8
5
3
1
4
2
Phòng
khách
Phòng
khách
H
Phòng
trực
G1
G2
F1
F2
I J
Bể chứa
nước ngọt
A1
A4
A2
A3
C2 C1
D2 D1
Download» Agriviet.com
48
Sơ đồ 4.2 Trại đơn điển hình ở địa phương
Ghi chú:
1/ A: Bể đẻ và ương nuôi.
2/ B: Bể nuôi vỗ bố mẹ.
3/ C1, C2: Bể lắng.
4/ D1, D2: Bể lọc.
5/ E: Nhà bếp.
6/ F: Nhà máy.
7/ G: Nhà vệ sinh.
Download» Agriviet.com
49
Than hoạt tính
80 - 100cm Cát biển
Lưới ruồi
5 - 10cm
Đá nhỏ
15 - 20cm
Đá lớn
Sơ đồ 4.3 Cấu tạo bể lọc nước (một trong những dạng bể lọc ở địa phương)
4.4.6.5 Hoạt động nuôi tôm
Trại sản xuất giống tôm sú ở gần vùng có hơn 1.000ha diện tích sản xuất tôm
thịt nên đây là nguồn tiêu thụ tôm Post không nhỏ.
4.4.6.6 Điều kiện thời tiết, khí hậu và địa thế
Trại sản xuất được xây dựng trong vùng có khí hậu nhiệt đới nên thuận lợi cho
việc sinh sản và ương nuôi ấu trùng.
Trại tôm ở đây được xây dựng trong vùng ít có giông bão hay lũ lụt diễn ra
trong năm, ngoài ra bờ biển nơi đây có đặc điểm là ngày càng bồi lấn biển nên cũng
không bị xói mòn, xâm thực gây ảnh hưởng đến công trình sản xuất.
4.4.6.7 Khoảng cách giữa các trại giống
Với tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như hiện nay nhưng khoảng cách
giữa các trại giống trong vùng quá gần càng tạo điều kiện để dịch bệnh lây lan. Do
đó cần xây dựng các trại giống có khoảng cách theo tiêu chuẩn ngành.
a) Bể lắng, bể lọc, bể chứa, bể xử lý nước thải
Bể lắng: bể được làm bằng xi măng cốt thép, bể xây dựng dạng chìm
và bán chìm – bán nổi.
Bể lọc: khu vục trại giống nơi đây chỉ xây dựng một loại bể lọc là lọc
xuôi, nhược điểm của loại bể lọc này là dễ bị ngẹt sau một thời gian sử dụng.
Download» Agriviet.com
50
Bể chứa nước: ở đây bể chứa được xây dựng bằng xi măng và có hai
dạng là bán nổi và nổi. Tuy nhiên, sau khi điều tra 65 trại sản xuất giống thì có 100%
số trại có thể tích không bằng với tổng thể tích bể nuôi.
b) Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ
Trong sản xuất tôm giống, trở ngại lớn nhất là thiếu nguồn tôm bố mẹ tự
nhiên. Vì thế, việc nuôi vỗ tôm bố mẹ là khâu rất cần thiết để chủ động sản xuất. Bể
nuôi vỗ bố mẹ nơi đây được làm bằng xi măng. Bể có thể có dạng tròn, đáy bể dạng
phẳng và chóp. Tùy theo quy mô của trại mà bể có thể tích từ 5m3 trở lên và sâu một
mét. Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ được sục khí liên tục.
Hình 4.7 Nuôi vỗ tôm bố mẹ trong bể xi măng
c) Bể cho đẻ
Trong một trại sản xuất hoàn chỉnh luôn có bể cho đẻ riêng biệt với bể nuôi
vỗ hay ương nuôi ấu trùng, bể này chỉ dùng lúc tôm sắp đẻ đến lúc tôm đẻ. Tuy
nhiên hầu hết các trại đều sử dụng bể ương nuôi ấu trùng để cho đẻ.
d) Bể ương ấu trùng
Thông thường ở các địa phương của huyện Ninh Hải cũng như các vùng trại
khác trong tỉnh hay nhiều vùng sản xuất giống trong cả nước, bể ương nuôi ấu trùng
Download» Agriviet.com
51
thường làm bằng xi măng có thể tích 2m x 3m x 1,2m hoặc 2,5m x 2,5m x 1,2m. Bể
được đặt trong nhà và có mái che bằng tôn xi măng. Bể này được người dân dùng cho
đẻ, nở, ương ấu trùng và ương Postlarvae cho đến khi xuất bán.
e) Bể nuôi tảo, ấp artemia
Ngày nay, thị trường cung cấp thức ăn cho quá trình ương nuôi ấu trùng tôm
rất đa dạng, nhiều loại thức ăn trước đây phải qua quá trình nuôi cấy mới có (như
tảo) thì nay đã có các loại tảo khô thay thế và artemia cũng được người ta ấp trong
xô nên hiện nay mặc dù các trại đều có xây dựng bể ấp 1m3 nhưng không sử dụng.
f) Hệ thống sục khí
Sục khí là khâu luôn được các trại duy trì xuyên suốt trong quá trình ương
nuôi của trại giống nhằm đảm bảo đủ oxy hòa tan trong nước, đảm bảo nhiệt độ ổn
định trong bể, giảm hàm lượng khí độc, phân tán đều ấu trùng và thức ăn. Sục khí
bằng máy thổi hoặc máy nén chạy bằng nhiên liệu và điện, tuy nhiên theo chúng tôi
chạy bằng điện là tốt nhất nhằm tránh ảnh hưởng của dầu lên ấu trùng. Trong một
trại thường có ít nhất hai máy sục khí chạy luân phiên nhau để đảm bảo an toàn cho
máy và đảm bảo sục khí được liên tục.
g) Hệ thống cấp và thải nước
Đây là công đoạn trong quá trình xây dựng trại không thể thiếu. Hệ thống
bơm và ống nước trong các trại tôm đã được lắp đặt hoàn chỉnh để đảm bảo việc cấp
thải nước dễ dàng cho các bể. Nước biển sau khi bơm vào được qua bể lắng, bể lọc,
bể chứa và dẫn vào các bể ương nuôi. Nước thải ít được các trại xử lý trước khi thải
ra ngoài môi trường mà cho rút trực tiếp xuống cống.
Download» Agriviet.com
52
Hình 4.8 Vị trí cấp nước ngoài biển
h) Các dụng cụ khác
Ngoài các phương tiện sản xuất trên, các trại giống còn sử dụng một số dụng
cụ như chậu nhựa, xô nhựa, vợt,… những loại dụng cụ này chủ yếu được dùng khi thu
hoạch tôm Post.
Hình 4.9 Một số dụng cụ sử dụng trong trại
Download» Agriviet.com
53
4.4.7 Những lợi thế và hạn chế của nghề sản xuất giống Ninh Hải
4.4.7.1 Những lợi thế
a) Lợi thế về điều kiện tự nhiên
Ninh Hải với bờ biển dài 60km, môi trường nước biển còn trong sạch, ít bị ảnh
hưởng của các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, ít sông ngòi đổ ra
biển nên nước biển có độ mặn ổn định. Đây là lợi thế lớn đối với nghề sản xuất
giống tôm sú ở Ninh Hải.
Dọc theo bờ biển Ninh Hải, phần lớn là đất xây dựng trại giống chưa được sử
dụng triệt để nên có khả năng mở rộng diện tích trại sản xuất giống trong tương lai.
Toàn huyện Ninh Hải có hơn 1.000ha diện tích nuôi tôm, nếu số diện tích này
đưa vào sản xuất triệt để và mỗi năm hai vụ, thả nuôi với mật độ 30 con/m2 thì mỗi
năm huyện Ninh Hải tiêu thụ hơn 700.000.000 con tôm PL15. đây là một nguồn tiêu
thụ không nhỏ cho các trại sản xuất giống của địa phương.
b) Công tác quản lý nhà nước
Do được xác định sản xuất tôm giống cung cấp cho lĩnh vực nuôi tôm trong
tỉnh và các khu vực khác của cả nước là một thế mạnh của ngành thủy sản của tỉnh
Ninh Thuận nói chung cũng như của huyện Ninh Hải nói riêng nên từ những năm
1992 sau khi chia tách tỉnh, ngành thủy sản đã tập trung quy hoạch đầu tư và tăng
cường đầu tư công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, cụ thể một số biện pháp
như:
- Tiến hành quy hoạch những vùng có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
trại sản xuất giống tôm sú như Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải là ba vị trí có điều kiện
tốt.
- Quản lý chặt chẽ khâu xây dựng trại theo đúng như quy hoạch của nhà nước,
tránh hình thức tự phát gây khó khăn cản trở việc sản xuất.
- Quản lý chất lượng tôm giống nhằm mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng
tôm giống. Chi cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh.
Để thuận lợi cho công tác quản lý, ngành thủy sản đã chỉ đạo chi cục Bảo Vệ
Nguồn Lợi Thủy Sản lập mã số trại, cấp thẻ cho từng trại giống kèm theo hồ sơ công
bố chất lượng tôm giống.
Download» Agriviet.com
54
c) Lực lượng lao động kỹ thuật trại giống
Hiện nay trong nghề sản xuất tôm giống có một đội ngũ kỹ thuật có trình độ
cao và một lực lượng lao động lành nghề có tay nghề khá vững vàng, đây là nguồn
vốn rất quý cho sự phát triển nghề tôm giống ở Ninh Hải cũng như trong toàn tỉnh
trong những năm kế tiếp.
Mặt khác, Ninh Hải là huyện nằm giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa là cái nôi
của ngành sản xuất giống của cả nước nên có lợi thế tiếp thu những tiến bộ khoa học
kỹ thuật về sản xuất tôm giống để áp dụng trên địa bàn của mình.
4.4.7.2 Những khó khăn
Mặc dù được đánh giá cao trong nhiều năm qua, song thời gian gần đây nghề
sản xuất tôm giống ở Ninh Hải cũng đang gặp nhiều khó khăn như là:
- Nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho các trại sản xuất ngày càng trở nên khan
hiếm, trước kia phần lớn nguồn cung cấp cho các trại là từ khai thác tại các vùng biển
trong tỉnh và một số ít là từ các tỉnh ngoài, nhưng hiện nay nguồn cung cấp này đã
không còn đáp ứng đủ. Vì vậy các trại phải mua tôm bố mẹ từ các tỉnh khác hạn chế
về chất lượng và tỷ lệ sống. Điều này làm cho các chủ trại khó chủ động được trong
sản xuất và làm cho giá thành tôm PL cao.
- Tình trạng sản xuất tôm giống còn phát triển tự phát ngoài vùng quy hoạch,
lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng tôm giống hiện nay còn mỏng so
với tốc độ phát triển của nghề sản xuất tôm giống. Nếu tình hình này kéo dài thì công
tác kiểm dịch kiểm tra chất lượng tôm giống không thể tổ chức một cách chặt chẽ sẽ
xảy ra tình trạng giảm chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín con tôm giống của huyện
cũng như của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, tình hình nuôi trồng thủy
sản còn mang tính phong trào tự phát, công tác quản lý đất đai còn chưa chặt chẽ do
đó gây ảnh hưởng đến môi trường tạo ra nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao, hạn chế định
hướng phát triển bền vững. Mật độ trại dày đặc, có nhiều trại không có cán bộ kỹ
thuật, việc sử dụng kháng sinh còn nhiều.
Nhà nước chậm quy hoạch đối với nghể sản xuất giống tôm sú, số trại có
đăng ký hoạt động còn ít, lượng tôm giống xuất trại qua kiểm dịch chỉ mới đạt
khoảng 50%.
Chưa quản lý được nguồn tôm bố mẹ về số lượng cũng như chất lượng.
Đa số các trại chưa thực hiện quy trình xử lý nước thải, điều này có thể dẫn
đến nước biển ven bờ bị ô nhiễm, nhiều trại xây dựng đã lâu nhưng không được tu
sửa nên bị xuống cấp nghiêm trọng.
Download» Agriviet.com
55
4.5 Kỹ Thuật Sản Xuất Giống
4.5.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm
4.5.1.1 Nguồn tôm bố mẹ
Hiện nay, tôm bố mẹ dùng cho sinh sản nhân tạo được các trại sử dụng từ hai
nguồn là tôm từ tự nhiên và tôm nuôi trong các ao, đầm. Tùy theo nguồn tôm khác
nhau mà có những ưu nhược điểm khác nhau và tùy từng nơi mà dùng phổ biến tôm
tự nhiên hay tôm đầm. Nhìn chung tôm tự nhiên có kích thước lớn hơn và cho sức sinh
sản lớn hơn tôm đầm, đôi khi chất lượng ấu trùng cũng kém hơn. Thế nhưng tôm đầm
có giá rẻ hơn và chủ động hơn tôm biển nên được các trại sử dụng nhiều hơn.
Tôm có trọng lượng 150 – 300g có thể dùng làm tôm bố mẹ để nuôi vỗ.
4.5.1.2 Thả nuôi
Tôm bố mẹ sau khi chuyển về đến trại thường được chọn kỹ, những con tôm
chưa thành thục hay mới vừa thành thục, khỏe mạnh, vỏ sạch và cứng, không thương
tích, mang bình thường được chọn để nuôi vỗ. Sau đó họ tiến hành xử lý tôm bố mẹ
bằng Formaline 200ppm trong 30 phút, mật độ tôm bố mẹ hai con/m2 (1 đực : 1 cái)
4.5.1.3 Cắt mắt
Tôm mẹ sau khi được chọn mua về nuôi khoảng hai đến ba ngày, khi tôm đã
khỏe (hồi phục sức khỏe) lại thì được tiến hành cắt mắt tôm.
Trên thực tế tôm bố mẹ bắt từ biển về nhiều trường hợp có thể cho đẻ được
ngay trong đêm đó hay hôm sau mà không cần phải cắt mắt nuôi vỗ. Đó là do tôm đã
thành thục (đến giai đoạn IV). Tuy nhiên đa số các trường hợp tôm chưa thành thục
nên tôm mẹ cần được cắt mắt nuôi vỗ để sớm thành thục và đẻ trứng.
Trước khi tiến hành cắt mắt tôm cái được kiểm tra thelycum, chỉ cắt mắt
những con đã có gắn tinh nang. Những con tôm cái chưa gắn tinh nang thì được giữ lại
nuôi đến khi nào chúng lột vỏ và giao vĩ xong mới cắt mắt.
Chỉ cắt một mắt (có thể cắt mắt phải hoặc mắt trái) và cắt mắt yếu hoặc hư,
giữ lại mắt khỏe.
Có thể cắt mắt tôm bằng một trong những phương pháp sau:
- Rạch và bóp cầu mắt.
- Thắt cuốn mắt.
- Đốt cầu mắt bằng điện hay bằng thanh Nitrate bạc.
Download» Agriviet.com
56
- Cắt cuống mắt bằng kéo.
Tuy nhiên người dân nơi đây chủ yếu cắt cuống mắt bằng kéo.
Eyestalk Ablation
Hình 4.10 Cắt mắt tôm bằng cách rạch và bóp cầu mắt
(Nguồn: Phạm văn Nhỏ, 2002)
Quản lý môi trường nuôi tôm bố mẹ
Quản lý môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ tôm bôm bố mẹ là khâu rất
quan trọng. Chất lượng nước bao gồm các yếu tố và các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 4.11 Các chỉ tiêu nước trong bể nuôi bố mẹ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ số
1 Nhiệt độ nước 0C 25 – 30
2 pH 7,5 – 8,5
3 Oxy hòa tan ppm > 5
4 Độ mặn ppt 28 – 35
5 Đạm tổng số ppm < 0,5
6 Nitrite “ < 0,1
(Nguồn: Trường Đại Học Thủy Sản – Trung Tâm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản
Gia Huy Co.,LTD, 2002.)
Trong quá trình nuôi, hàng ngày thay nước với tỷ lệ 100 – 400% thể tích nước
trong bể, ít nhất là 60 – 70% thể tích.
a. Rạch mắt tôm b. Bóp cầu mắt
Download» Agriviet.com
57
Mực nước bể nuôi vỗ dao động từ 0,35 – 1m. Trong quá trình nuôi vỗ tôm
được giữ yên tỉnh để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản.
4.5.1.4 Thức ăn và cách cho ăn
Các loại thức ăn thường dùng cho tôm bố mẹ ở các trại giống là thức ăn tươi
sống gồm có mực, sò huyết, ốc mượn hồn,… với lượng 10% trong lượng tôm. Trong
quá trình nuôi vỗ, tôm được cho ăn hai lần/ngày, thức ăn thừa được siphon đáy sạch
sẽ.
4.5.1.5 Cho đẻ và cho nở trứng
Trước khi cho đẻ, tôm được xử lý bằng hóa chất như Formaline, KMnO4,…
Sau khi cho tôm vào bể đẻ đã chuẩn bị kỹ, bể được che tối lại bằng vải bạt và giữ
yên tỉnh để tránh làm động tôm và tôm sẽ đẻ ngay trong đêm đó.
Sáng hôm sau tôm mẹ được vớt ra khỏi bể đẻ và siphon trứng vào túi lọc mịn.
Trứng đươc xử lý bằng Formol, Iodin hay KMnO4 trước khi đem ấp, mật độ trứng ấp
khoảng từ 100 – 200 trứng/lít. Trứng nở sau thời gian ấp từ 12 – 15 giờ (phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trường).
4.5.1.6 Ương nuôi ấu trùng
a) Thả ấu trùng
Trứng sau khi nở thành ấu trùng Nauplius thì được chuyển sang bể ương, nếu
nhiệt độ và độ mặn giữa nước bể ương và nước vận chuyển chênh lệch không quá
0,50C và 1ppt thì không cần phải thuần hóa, nhưng nếu nhiệt độ chênh lệch quá 0,50C
thì cần phải thuần hóa trước khi thả. Tuy nhiên công việc này ít được người dân thực
hiện. Mật độ ương ấu trùng trung bình 100 – 200 Nauplius/lít nước.
b) Môi trường nước
Trong quá trình ương nuôi ấu trùng, những yếu tố nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa
tan, ánh sáng là những yếu tố quan trọng được người nuôi kiểm tra và kiểm soát kỹ
để quản lý môi trường nước ương, vì vậy bể ương được thay nước khi cần thiết và
nước trước khi nuôi cũng được xử lý kỹ bằng hóa chất.
Tùy theo nhiệt độ môi trường chung quanh mà người dân có thể che phủ bể
bằng tấm bạt để giữ tối bể, ổn định nhiệt độ, không để tảo phát triển và tránh lây lan
bệnh. Trong quá trình ương, bể được sục khí liên tục để đảm bảo lượng oxy >
5ppm, hàm lượng NH3 đảm bảo dưới mức nguy hại.
Download» Agriviet.com
58
Trong quá trình ương nuôi không có thay nước ở giai đoạn Nauplii. Giai đoạn
Zoea thay nước khoảng 30% mỗi ngày, giai đoạn Mysis thay khoảng 50% nước mỗi
ngày và giai đoạn Postlarvae thay từ 50 – 80% nước mỗi ngày.
Thức ăn và cách cho ăn
Ở giai đoạn Nauplius, ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Vì thế không
cần cho ăn. Tuy nhiên, việc cho ăn được bắt đầu từ giai đoạn Nauplius 4 để cung cấp
thức ăn kịp thời cho ấu trùng khi chúng chuyển sang giai đoạn Zoea 1.
Ngày nay người dân sản xuất giống không còn cho ấu trùng tôm ăn tảo tươi
mà được thay thế bằng tảo khô. Tảo khô rất giàu đạm và các chất cần thiết khác,
lượng cho ăn trung bình 1 – 2g/m3/lần, nhưng cũng còn tùy thuộc vào mật độ tôm nuôi
trong bể.
Ngoài ra thức ăn nhân tạo hiện nay cũng đang được sử dụng rất phổ biến ở
các trại tôm giống, rất tiện lợi và thành công. Thức ăn nhân tạo có thể được dùng bổ
sung, thay thế một phần hay ngay cả sử dụng cùng với tảo khô để thay thế tảo tươi.
Lượng cho ăn trung bình 0,5 – 1g/m3/lần, thời gian cho ăn ba giờ/lần.
Đối với ấu trùng Mysis, ngoài các loại thức ăn trên với số lượng được giảm
dần, ấu trùng còn cho ăn thêm ấu trùng artemia mới nở. Mật độ artemia cho ăn thay
đổi từ 0,25 – 1 con/ml, nếu không có bổ sung thêm thức ăn chế biến thì cho 0,5 – 8
con/ml. Artemia được cho ăn từ giai đoạn Zoea 3 để có thức ăn sẵn sàng khi ấu trùng
chuyển sang Mysis. Thức ăn nhân tạo cho ăn với lượng 1 – 2g/m3/lần.
Từ giai đoạn PL1 (Postlarva) đến PL15, tôm có thể được chuyển sang bể khác
hoặc vẫn để ương trong bể cũ (tùy thuộc vào chất lượng nước trong bể). Lượng tảo
cho ăn giảm xuống hoặc ngừng hẳn, ấu trùng artemia dùng với mật độ 1 – 2 con/ml,
nếu không có bổ sung thêm thức ăn nhân tạo thì cho 6 – 20 con/ml, lượng thức ăn chế
biến khoảng 1 – 2g/m3/lần.
4.5.1.7 Vận chuyển và thuần hóa tôm
a) Vận chuyển và thuần hóa ấu trùng
Ấu trùng Nauplius được vận chuyển bằng bao nhựa chứa từ 8 – 10 lít nước với
mật độ 50.000 – 80.000 ấu trùng/lít, thời gian vận chuyển không nên quá 15 giờ.
Trước khi thả ương, tôm được thuần hóa nhiệt độ và độ mặn bằng cách ngâm bao vào
nước ương khoảng 15 phút, sau đó cho nước ương vào bao từ từ.
Download» Agriviet.com
59
b) Vận chuyển và thuần hóa tôm Postlarvae
Cũng giống như cách vận chuyển và thuần hóa ấu trùng, vận chuyển tôm
Postlarvae bằng bao nhựa. Tuy nhiên bao có kích cỡ nhỏ, chứa 2 – 3 lít nước/bao tùy
theo kích cỡ của PL và thời gian vận chuyển mà mật độ có thể từ 500 – 2000 con/lít.
Bảng 4.12 Thời gian thuần hóa nhiệt độ và độ mặn cho Postlarvae
Chênh lệch nhiệt độ (0C) Chênh lệch độ mặn (ppt) Thời gian thuần hóa (phút)
0 0 4 – 6
2 1 20
4 2 40
6 3 60
10 5 100
(Nguồn: Maugle, 1987; trích bởi Phạm Văn Nhỏ, 2002)
4.6 Thu Hoạch
4.6.1 Cách thu hoạch tôm PL (Postlarvae)
Sau 25 – 30 ngày sản xuất (tính từ lúc tôm mẹ đẻ), tôm giống có thể xuất trại
bán cho các hộ nuôi tôm sú thương phẩm.
Để thu hoạch PL, trước tiên người nuôi tôm rút bớt nước trong bể ương ra sau
đó dùng vợt vớt PL ra thau hoặc xô có chứa nước trong bể ương.
Tiến hành định lượng PL bằng cách đếm mẫu sau đó so màu mẫu để tính số
lượng. Qua đây có thể tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất
để hoạch toán lỗ, lãi,…
4.6.2 Đóng bao
Khi tôm đã được định lượng, tôm được cho vào bao nilon có chứa nước của bể
ương và có oxy. Mỗi bao chứa khoảng 2 – 2,5 lít nước.
Mật độ tôm trong bao phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển, kích cỡ tôm và
thời gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường là:
- 800 – 900 PL/lít (với thời gian vận chuyển trên 10 giờ).
- 900 – 1000 PL/lít (với quãng đường vận chuyển gần).
Download» Agriviet.com
60
Đối với tôm chuyển đi thả ở địa phương, quãng đường vài ki lô mét thì người
ta không cần hạ nhiệt độ nước vận chuyển mà được chở trực tiếp đến ao nuôi. Còn
đối với tôm vận chuyển đi xa, người dân ở đây sử dụng hai biện pháp hạ nhiệt độ là
bằng máy lạnh có sẵn trong xe lạnh, hai là sử dụng đá lạnh lót trên sàn xe.
Tuy nhiên, hạ nhiệt độ cũng có giới hạn sao cho nhiệt độ nước trong bao tôm
khoảng 22 – 240C và việc hạ nhiệt độ có tác dụng làm cho tôm ít hoạt động, giảm
lượng tiêu hao oxy, không ăn thịt lẫn nhau, do vậy giảm được sự hao hụt trong quá
trình vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển tôm PL ở đây chủ yếu bằng hai loại phương tiện
chính là xe honda (đối với ở địa phương) nó mang tính cơ động và thứ hai là xe đông
lạnh (đối với tôm xuất đi các địa phương khác ngoài tỉnh).
Hình 4.11 Công nhân đếm tôm giống và đóng bao tôm giống
4.7 Hiệu Quả Kinh Tế của Nghề Sản Xuất Tôm Giống
4.7.1 Chi phí đầu tư xây dựng cho 100m3 bể nuôi
Để có một mô hình trại sản xuất giống đạt hiệu quả kinh tế cao, trước hết các
nông hộ cần phải đảm bảo tốt khâu xây dựng sản xuất. Để có một trại sản xuất
100m3 người ta phải xây dựng thêm các công trình phụ nhưng cũng không thể thiếu
của một trại sản xuất giống (bể chứa, bể lắng, bể lọc,…) và hình thức thiết kế còn
phải phụ thuộc vào địa hình của vùng sản xuất, đồng thời cũng cần phải đảm bảo các
yếu tố kỹ thuật tốt nhất.
Download» Agriviet.com
61
Với thị trường vật tư như trong những năm gần đây thì để đầu tư xây dựng cơ
bản cho một hệ thống trại với công suất sản xuất 100m3 phải đầu tư một số vốn từ
150 triệu đến 200 triệu.
Tuy nhiên khó có thể xác định được mức chi phí đầu tư xây dựng chính xác,
vì mỗi vùng bờ biển có những kiểu địa hình khác nhau nên mức chi phí cho công tác
đầu tư xây dựng cơ bản cũng khác nhau (vùng bờ biển của khu vục xã Nhơn Hải có
nhiều nơi có đồi cát nên cần phải sang lấp hoặc chuyên chở cát đi nơi khác mới có
mặt bằng xây dựng.
4.7.2 Chi phí sản xuất cho 100m3 bể/vụ.
Để tính hiệu quả kinh tế cho 100m3 bể sản xuất giống trong một vụ, chúng tôi
xác định các chi phí sản xuất cũng như khấu hao tài sản theo bảng sau:
Bảng 4.13 Chi phí đầu tư sản xuất cho 100m3 bể
Danh mục ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
I. Chi phí vật chất 1.000đ
1/ Tôm bố mẹ 1.000đ 6.072 12.868 10.151,89
2/ Thức ăn 1.000đ 6.680 15.005 11.389,32
3/ Điện, nhiên liệu 1.000đ 911 1.930 1.527,92
4/ Thuốc, hóa chất 1.000đ 1.989 12.179 9.085,72
5/ Chi phí khác 1.000đ 3.036 6.434 5.091,00
II. Chi phí lao động (LĐ) 1.000đ
1/ LĐ phổ thông 1.000đ 833 1.961 1.322,00
2/ Kỹ thuật 1.000đ 0 3.379 638,3
III. Khấu hao tài sản 1.000đ 3.755 10.432 6.951,41
IV. Phí cơ hội 1.000đ 97,605 268,78 193,869
IV. Tổng chi phí 1.000đ 23.340,61 48.986,78 38.761,19
Qua bảng liệt kê về chi phí đầu tư sản xuất trên đây cho thấy mức chi phí đầu
tư về thức ăn là cao nhất và chiếm gần 30% tổng chi phí, kế đến là chi phí mua bố
mẹ (chiếm khoảng 26%) và chi phí mua thuốc – hóa chất chiếm gần 24% tổng chi,
tuy nhiên ở mức chi phí này còn phụ thuộc vào chất lượng nước và thời tiết ở từng
thời kỳ. Trên đây là ba mức chi phí lớn nhất trong một vụ sản xuất, còn lại những
mức chi khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Download» Agriviet.com
62
Chi phí lao động thuê: Người dân ở đây ít sử dụng lao động gia đình mà chủ
yếu là thuê lao động, đối với lao động kỹ thuật thì lương được tính là25% lợi nhuận
ròng.
Chi phí khấu hao cố định được người dân tính chung ở mức 15% lợi nhuận thô.
Theo chúng tôi, với hình thức khấu hao như vậy là không hợp lý, vì cơ sở vật chất của
trại qua từng năm sẽ có giá trị sử dụng khác nhau và ngày càng mất giá trị sử dụng
nên mức khấu hao ở các năm cần phải khác nhau.
4.7.3 Hiệu quả kinh tế của một vụ sản xuất giống
Nghề sản xuất giống tôm sú ở Ninh Hải là một nghề mang lại hiệu quả kinh
tế khá cao. Tuy nhiên, lợi nhuận còn tùy thuộc vào mùa vụ, tình hình dịch bệnh trong
nghề nuôi tôm thương phẩm sẽ ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Thông thường
thì giá cả tôm giống không ổn định. Ngoài ra, với mức giá của tôm bố mẹ và số
lượng không ổn định cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Để có cái nhìn chung nhất về hiệu quả của nghề sản suất giống tôm sú tại
Ninh Hải, qua điều tra chúng tôi thấy rằng trong những năm trước đây do môi trường
nuôi chưa bị ảnh hưởng xấu, nghề nuôi tôm thịt ở địa phương còn hoạt động ổn định
và giá cả của thị trường tôm giống cao và tương đối ổn định nên hiệu quả kinh tế của
nghề sản xuất giống cao. Nhưng trong khoảng hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của
tình hình kinh tế xã hội và một số nguyên nhân khách quan khác đã làm cho nghề
sản xuất giống của địa phương nơi đây bị ngưng trệ, hiệu quả kinh tế giảm xuống
nhiều.
Bảng 4.14 Kết quả một vụ sản xuất của 100m3 bể nuôi
Khoảng mục Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Năng suất Triệu PL/100m3 0,912 1,995 1,571
Giá bán Đồng 16 38 29,46
Tổng doanh thu 1.000đ 25.036 69.551 46.342,72
Tổng chi phí 1.000đ 23.243 48.718 38.567,32
Lợi nhuận (LN) 1.000đ -19.566 13.516 826,00
LN/ Chi phí sản xuất Lần -0,84 0,28 0,02
Thu nhập 1.000đ -19.566 23.690 1.078,03
Chú thích: Lợi nhuận và năng suất bình quân được chúng tôi tính bằng phương
pháp gia quyền.
- Lợi nhuận trung bình = (Tổng doanh thu 65 hộ – Tổng chi phí 65 hộ)/ 65.
Download» Agriviet.com
63
- Năng suất trung bình = (Tổng sản lượng 65 hộ) / (Tổng thể tích bể 65 hộ).
Qua Bảng 4.14 trên ta nhận thấy hộ có lợi nhuận cao nhất chỉ có 13,516 triệu
đồng, trong khi đó hộ có lãi suất thấp nhất là –19,566 triệu đồng (bị âm hay lỗ vốn),
nhưng lợi nhuận trung bình của 65 trại đạt 826.000 đồngvụ và thu nhập đạt 1.078,03
đồng/vụ.
Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí sản xuất là 0,02 lần, nghĩa là chủ hộ đầu tư cho sản
xuất một đồng thì sẽ thu được 0,02 đồng lợi nhuận.
Nhìn chung, hầu hết các trại sản xuất bị lỗ vốn không phải vì năng suất thấp
mà vì giá bán thấp.
4.7.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giống
Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giống, chúng tôi phân tích sự
tương quan của các yếu tố sản xuất như: kinh nghiệm sản xuất, tổng thể tích bể,
lượng chlorine.
Bảng 4.15 Kết quả tương quan giữa năng suất và tổng thể tích
Biến số Hệ số ước lượng Giá trị của t Xác suất p
Hằng số 2032,984 25,034 1,91.10-31
Thể tích (X1) -2,092 -5,863 1,81.10-03
Qua kết quả trên cho thấy năng suất có tương quan với thể tích, với giá trị của
xác suất P = 1,81.10-03.
Kết luận: sự tương quan giữa hai yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin
tưởng 95% (hay 05,0=α ).
Bảng 4.16 Kết quả tương quan giữa năng suất và kinh nghiệm nuôi.
Biến số Hệ số ước lượng Giá trị của t Xác suất p
Hằng số 1407,752 18,284 6,69.10-27
Kinh nghiệm nuôi (X2) 30,651 2,224 0,029
Qua kết quả trên cho thấy năng suất có tương quan với kinh nghiệm nuôi, với
giá trị của xác suất P = 0,029.
Kết luận: sự tương quan giữa hai yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin
tưởng 95% (hay 05,0=α ).
Download» Agriviet.com
64
4.8 Định Hướng Phát Triển Trong Tương Lai
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng như tình hình kinh tế xã hội của
huyện Ninh Hải thì trong tương lai nghề sản xuất giống của huyện có nhiều triển
vọng, có đủ khả năng để phát triển cả về số lượng và chất lượng, gắn với nhiệm vụ
giải quyết việc làm và bảo vệ sinh thái.
Để góp phần tăng mức tiêu thụ sản phẩm của nghề sản xuất giống, trong
tương lai nghề nuôi tôm sẽ mở rộng diện tích ra các vùng khác.
Theo nghị quyết số 04 – NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận
về phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
Ninh Hải lần VIII đã đề ra nhiệm vụ trong thời gian đến như sau:
- Trong những năm tới sẽ mở rộng diện tích nuôi tôm sú tại các vùng như Vĩnh
Hải, Tri Hải, Phương Hải,… đưa diện tích nuôi tôm đến năm 2010 là 2000ha và sản
lượng đạt 6.500 – 7000 tấn tôm thương phẩm. Nguồn lực phát triển chủ yếu là các
nông hộ, các chủ trang trại, doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ vốn tín dụng
trung hạn, dài hạn và xây dựng kết cấu hạ tầng các vùng nuôi (kênh cấp thoát nước,
đường giao thông, hệ thống điện và kiên cố hóa kênh mương các công trình hiện có
kết hợp với quy hoạch quy mô, kiên cố lâu dài).
- Ưu tiên đầu tư và khai thác lợi thế các vùng ven biển để phát triển sản xuất
tôm giống, đồng thời cũng tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, chú
trọng chất lượng tôm giống bố mẹ. Tổ chức và hoàn thiện quy hoạch 100ha tôm
giống sạch bệnh có chất lượng cao tại khu vực sản xuất tôm giống Nhơn Hải để tạo
sức cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, từng bước trở thành vùng sản xuất tôm
giống có chất lượng cao, quy mô lớn của cả nước, phấn đấu đến năm 2010 sản lượng
tôm giống toàn huyện đạt hai tỷ con Post 15 với chất lượng nguồn giống tốt phục vụ
cho nhu cầu nuôi tôm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Download» Agriviet.com
65
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết Luận
Qua quan sát thực tế tại bốn xã thuộc huyện Ninh Hải cho thấy vị trí địa lý
cũng như điều kiện tự nhiên nơi đây thật sự là thế mạnh của ngành thủy sản Ninh Hải
và đã không ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng, trở thành ngành sản xuất
hàng hóa quan trọng của huyện. Phần đông người dân Ninh Hải chịu khó trong công
việc làm ăn, chịu khó học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm làm kinh
tế.
Nhờ sự phát triển của con tôm, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã thúc đẩy
hình thành và hoạt động của nhiều cơ sở kinh doanh, thương mại, dịch vụ vận tải, cơ
khí hậu cần phục vụ cho sự phát triển của con tôm, giải quyết việc làm tại chỗ cho
hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó giá trị ngày công lao động của người dân cũng dần
tăng theo sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp (bình quân 18.000 đồng/công lao
động vào năm 1998 tăng lên 30.000 – 40.000 đồng/công lao động trong thời điểm
hiện nay).
Qua điều tra 65 trại sản xuất tôm giống tại huyện Ninh Hải cho thấy mức
năng suất thu được là 1,57 triệu Post larvae cho 100m3, trung bình lợi nhuận thu được
là 824.000 đồng/100m3 bể nuôi.
Mặc dù mới hình thành cách đây không lâu nhưng ngành sản xuất giống và
nuôi tôm sú thịt ở Ninh Hải đã phát triển rất mạnh, đã mang lại nhiều lợi ích cho
người dân trong vùng.
Từ nửa sau năm 2004 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình nắng hạn kéo dài,
nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, môi trường các
vùng nuôi tôm tiếp tục bị ô nhiễm kéo dài nhất là vùng đầm Nại, cải tạo ao đìa chưa
đúng quy trình kỹ thuật đối với những ao bị dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến tình
hình sản xuất giống của huyện: như giá bán thấp, dịch bệnh xảy ra đã dẫn đến
thua lỗ.
Vì có được lợi nhuận mang lại tương đối cao cho người dân từ nuôi trồng thủy
sản nên các hộ nuôi cũng như sản xuất giống phát triển một cách tự phát mà không
tuân theo một quy hoạch nhất định của chính quyền địa phương.
Các trại giống phát triển ồ ạt, nhiều trại không tuân theo quy trình kỹ thuật đã
được nghiên cứu. Phần lớn các trại không có hệ thống xử lý nước thải mà thải trực
tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường nước trong vùng và khu vực chung
quanh.
Download» Agriviet.com
66
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng chậm so với
nhu cầu thực tiễn nên một số vùng phát triển tự phát quá mức cho phép.
Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ và đóng cửa trại không phải do
năng suất sản xuất không đạt mà nguyên nhân là do các yếu tố bên ngoài tác động
gây nên như mức tiêu thụ của thị trường tôm giống thấp, giá tôm PL hạ thấp (thời
điểm thấp nhất chỉ 16 đồng/con), chi phí sản xuất cao,… vì vậy chỉ cần các điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội ổn định giúp cho nghề nuôi tôm sú phát triển ổn định trở
lại thì nghề sản xuất giống tôm sú sẽ có điều kiện lấy lại sự khởi sắc như những năm
2000, 2001.
5.2 Kiến Nghị
Để hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Ninh Hải nói riêng và tỉnh Ninh Thuận
nói chung đạt hiệu quả cao, đồng thời mang tính bền vững, chúng tôi xin có một số ý
kiến, đồng thời cũng xin nêu một vài ý kiến của người sản xuất như sau:
5.2.1 Về phía nhà nước
Đề nghị huyện, tỉnh có chính sách khoanh nợ và giảm thuế cho những hộ dân
sản xuất giống và nuôi tôm sú bị thiệt hại, thua lỗ đang thật sự khó khăn trong hoạt
động sản xuất.
Đề nghị nhà nước (huyện, tỉnh) có chính sách giải quyết cho người dân nuôi
tôm được vay vốn ngân hàng để đầu tư tái sản xuất.
Dựa trên quy hoạch tổng thể để xúc tiến khảo sát lập quy hoạch chi tiết, thiết
kế từng vùng nuôi cụ thể cho từng đối tượng. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình
thủy lợi cấp thoát nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, để nâng cao quy trình kỹ
thuật và hạn chế dịch bệnh lây lan làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung.
Tăng cường kiểm dịch tôm giống, tiến hành xử lý thu gom những con giống
kém chất lượng giúp người dân yên tâm sản xuất.
Tăng cường quản lý môi trường nuôi tôm, có chính sách trợ giúp các nông hộ
thu gom, xử lý chất thải sau thu hoạch để đảm bảo cho môi trường không bị ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất giống trên địa bàn huyện cũng như cho các vùng phụ
cận.
Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tăng cường cán bộ khuyến ngư, mở rộng và
đa dạng hóa các hình thức tập huấn, hội thảo, tham quan. Phổ biến các mô hình nuôi,
sản xuất có hiệu quả, qua đó kịp thời đề xuất khen thưởng động viên khuyến khích
khen thưởng.
Download» Agriviet.com
67
Cần có ngân sách hỗ trợ vốn để xử lý những ao – hồ bị nhiễm bệnh trước khi
xả ra ngoài môi trường. Tổ chức đội tuần tra theo dõi để kịp thời xử lý những hộ dân
thải nước thải ô nhiễm ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý hóa chất. Thường
xuyên tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức cộng đồng, khuyến cáo
không nên thả tôm trái thời vụ gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
Việc cung ứng tôm giống và tiêu thụ sản phẩm cần quan tâm giải quyết thỏa
đáng, cần có chính sách bảo hộ về giá nhằm bảo vệ quyền lợi người sản xuất. Qua
điều tra và tin tức từ UBND (Ủy Ban Nhân Dân) Huyện, hầu hết các trại sản xuất
đều bị thua lỗ vì giá Post hiện nay rất thấp (chỉ 18 đồng/ con).
Khi quy hoạch nuôi trồng thủy sản cần cân nhắc kỹ hơn nữa sự cân bằng sinh
thái trong vùng (nhất là vùng đầm Nại), bảo đảm bảo tồn tính đa dạng sinh học, lý
tưởng nhất là cần trồng thêm các vùng đệm rừng ngập mặn dưới các khu vực nuôi
tôm, trên các bãi triều.
Đánh giá những tác động gây ô nhiễm môi trường nước đầm Nại một cách
khoa học để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Tôm giống được sản xuất ra chỉ sử dụng một phần nhỏ để cung cấp cho nuôi
tôm trong khu vực, số lượng giống còn lại cung cấp cho các tỉnh khác, chủ yếu là các
tỉnh miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng giống
để vừa đảm bảo uy tín đối với khách hàng các tỉnh, vừa cung cấp con giống khỏe,
sạch bệnh cho người nuôi tôm sú trong tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đặc biệt lưu ý khuyến cáo hạn
chế sử dụng thuốc kháng sinh và tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học nhằm bảo
đảm duy trì chất lượng con giống và gia tăng năng suất của trại giống.
Nghiên cứu đề tài nuôi nâng cấp tôm sú bố mẹ để góp phần giải quyết tình
trạng khan hiếm tôm sú bố mẹ khi vào vụ sản xuất. Đây là đề tài lớn khó thực hiện
về trình độ chuyên môn, kinh phí và công tác quản lý nhưng có nhiều triển vọng. Do
vậy nên khuyến khích các doanh nghiệp, tư nhân tâm huyết với nghề nghiệp, kết hợp
chặt chẽ hơn nữa với các nhà khoa học ở các Viện nghiên cứu, Trường đại học, nhà
nước hỗ trợ ưu tiên giao đất ở những vùng thích hợp, tư nhân tự bỏ vốn nghiên cứu
thực hiện.
Bộ phận thương mại cần quan tâm, tìm kiếm đầu ra cho thị trường tôm sú
thương phẩm để cho tôm làm ra có nguồn tiêu thụ và có giá cao.
5.2.2 Về phía người sản xuất
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về đánh giá môi trường cho việc lựa
chọn địa điểm.
Download» Agriviet.com
68
Cần nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật nuôi cũng như sản xuất giống. Bên
cạnh đó cần nâng cao tính cộng đồng trong nhân dân.
Các nông hộ sản xuất cần phải tuân thủ nghiêm chặt quy trình kỹ thuật đã
được hướng dẫn và chấp hành đúng quy định của nghề sản xuất giống.
Không nên nuôi và bán tôm ở những bể giống kém chất lượng hoặc mang
mầm bệnh cho người dân nuôi mà cần phải có biện pháp tiêu hủy.
Trong trại cần có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Cần có thời gian nghỉ giữa hai vụ để hạn chế mầm bệnh tồn tại và lây lan.
Mọi người dân cần có ý thức cộng đồng, thường xuyên tham gia các lớp tập
huấn, hội thảo, các hội nông dân để học hỏi kinh nghiệm sản xuất, đồng thời nắm bắt
những thông tin, chính sách cần thiết.
Download» Agriviet.com
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶNG VĂN GIÁP, 1997. Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình ms-excel.
NXB Giáo Dục.
TRẦN VĂN HÒA, TRẦN VĂN BỞM, ĐẶNG VĂN KHIÊM, 2001. Kỹ thuật nuôi
thâm canh tôm sú. NXB Trẻ.
PHẠM VĂN NHỎ, 2002. kỹ thuật nuôi giáp xác. Giáo trình chưa xuất bản.
PHẠM VĂN TÌNH, 1996. Kỹ thuật nuôi tôm sú. NXB Nông Nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh
VŨ VĂN TOÀN, ĐÀO MẠNH SƠN, ĐÀO TẤN HỖ, HÀ ĐỨC THẮNG, NGUYỄN
CHÍNH, NGUYỄN CƠ THẠCH, NGUYỄN HỮU ĐẠI, NGUYỄN HỮU PHỤNG,
NGUYỄN THỊ XUÂN THU, NGUYỄN VĂN CHUNG, PHẠM THỊ NHÀN PHẠM
THƯỢC và các cộng sự, 2003. Danh mục các loài nuôi trồng thủy sản biểnvà nước lợ
ở Vịêt Nam. DANIDA – Bộ Thủy Sản.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGỌC HÀ, 2004. Quy
trình nuôi tôm giống sạch.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NINH HẢI, 2003, 2004, Báo cáo điều tra.
SỞ THỦY SẢN NINH THUẬN, 2004. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tần vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung Ninh
Phước – Ninh Thuận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN – TRUNG TÂM NCNTTS GIA HUY CO.,LTD,
2002. Quy trình sản xuất giống tôm sú.
Download» Agriviet.com
70
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
Tài liệu bạn đang xem được download từ website
WWW.AGRIVIET.COM
WWW.MAUTHOIGIAN.ORG
»Agriviet.com là website chuyên đề về nơng nghiệp nơi liên kết mọi thành viên
hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, chúng tơi thường xuyên tổng hợp tài liệu về tất cả
các lĩnh vực cĩ liên quan đến nơng nghiệp để chia sẽ cùng tất cả mọi người. Nếu tài liệu
bạn cần khơng tìm thấy trong website xin vui lịng gửi yêu cầu về ban biên tập website để
chúng tơi cố gắng bổ sung trong thời gian sớm nhất.
»Chúng tơi xin chân thành cám ơn các bạn thành viên đã gửi tài liệu về cho chúng tơi.
Thay lời cám ơn đến tác giả bằng cách chia sẽ lại những tài liệu mà bạn đang cĩ cùng
mọi người. Bạn cĩ thể trực tiếp gửi tài liệu của bạn lên website hoặc gửi về cho chúng tơi
theo địa chỉ email Webmaster@Agriviet.Com
Lưu ý: Mọi tài liệu, hình ảnh bạn download từ website đều thuộc bản quyền của tác giả,
do đĩ chúng tơi khơng chịu trách nhiệm về bất kỳ khía cạnh nào cĩ liên quan đến nội
dung của tập tài liệu này. Xin vui lịng ghi rỏ nguồn gốc “Agriviet.Com” nếu bạn phát
hành lại thơng tin từ website để tránh những rắc rối về sau.
Một số tài liệu do thành viên gửi về cho chúng tơi khơng ghi rỏ nguồn gốc tác giả,
một số tài liệu cĩ thể cĩ nội dung khơng chính xác so với bản tài liệu gốc, vì vậy nếu bạn
là tác giả của tập tài liệu này hãy liên hệ ngay với chúng tơi nếu cĩ một trong các yêu cầu
sau :
• Xĩa bỏ tất cả tài liệu của bạn tại website Agriviet.com.
• Thêm thơng tin về tác giả vào tài liệu
• Cập nhật mới nội dung tài liệu
www.agriviet.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvtn_hien_trang_san_xuat_giong_tom_su_946.pdf