1. Mở đầu
Sông Cầu là phụ lưu cấp II của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn, sau đó cùng với sông Thương, sông Lục Nam và sông Đuống chảy vào sông Thái Bình và đổ ra biển. Sông Cầu có chiều dài trên 200 km với nhiều phụ lưu như Sông Công, Sông Cà Lồ . Lưu vực sông Cầu có nhiều khu dân cư đông đúc, nhà máy, bệnh viện và khu công nghiệp. Trước kia đây là con sông nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên cũng như chất lượng nước sạch. Ngày nay do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong lưu vực nên sông chịu áp lực lớn của lượng nước thải đổ vào với nhiều loại hình chất thải, từ nước thải sinh hoạt, bệnh viện cho đến các loại nước thải của các loại hình sản xuất công nghiệp. Khả năng tự làm sạch của sông không thể đảm bảo nên sông đang bị ô nhiễm, gây tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái lưu vực sông và qua đó ảnh hưởng tới tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. Quan điểm tiếp cận hệ sinh thái ngày càng được áp dụng rộng rãi trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Để quản lý tốt lưu vực sông phục vụ cho phát triển lâu dài và bền vững lưu vực các tỉnh trong lưu vực sông Cầu, môt trong những công việc cần tiến hành là kiểm kê hiện trạng thuỷ sinh vật trên các nhánh sông trong lưu vực. Trên cơ sở đó phân tích và tìm biên pháp khắc phục môi trường để đảm bảo và duy trì tính bền vững trong đa dạng sinh học và tài nguyên nước. Do một số hạn chế nên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá sơ bộ hiện trạng đa dạng thủy sinh vật ở nhánh chính sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Kết quả phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở số liệu của các đợt khảo sát được tiến hành trong năm 2006 và thu thập số liệu liên quan.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện trạng thủy sinh vật ở một số nhánh sông trong lưu vực sông cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆN TRẠNG THỦY SINH VẬT Ở MỘT SỐ NHÁNH SÔNG
TRONG LƯU VỰC SÔNG CẦU
Phan Thị Anh Đào1, Đỗ Thị Thanh Bình2
Phan Văn Mạch2, Trần Thị Thanh Bình3, Lê Xuân Tuấn3
1Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
2Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật
3Khoa Sinh-KTNN, Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Mở đầu
Sông Cầu là phụ lưu cấp II của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ tỉnh Bắc
Kạn, sau đó cùng với sông Thương, sông Lục Nam và sông Đuống chảy vào sông Thái
Bình và đổ ra biển. Sông Cầu có chiều dài trên 200 km với nhiều phụ lưu như Sông Công,
Sông Cà Lồ... Lưu vực sông Cầu có nhiều khu dân cư đông đúc, nhà máy, bệnh viện và
khu công nghiệp. Trước kia đây là con sông nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên cũng như chất
lượng nước sạch. Ngày nay do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong lưu vực nên sông
chịu áp lực lớn của lượng nước thải đổ vào với nhiều loại hình chất thải, từ nước thải sinh
hoạt, bệnh viện cho đến các loại nước thải của các loại hình sản xuất công nghiệp. Khả
năng tự làm sạch của sông không thể đảm bảo nên sông đang bị ô nhiễm, gây tác động
trực tiếp đến các hệ sinh thái lưu vực sông và qua đó ảnh hưởng tới tài nguyên nước, tài
nguyên sinh vật. Quan điểm tiếp cận hệ sinh thái ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Để quản lý tốt lưu vực sông phục vụ cho phát triển lâu
dài và bền vững lưu vực các tỉnh trong lưu vực sông Cầu, môt trong những công việc cần
tiến hành là kiểm kê hiện trạng thuỷ sinh vật trên các nhánh sông trong lưu vực. Trên cơ
sở đó phân tích và tìm biên pháp khắc phục môi trường để đảm bảo và duy trì tính bền
vững trong đa dạng sinh học và tài nguyên nước. Do một số hạn chế nên nghiên cứu này
chỉ dừng lại ở việc đánh giá sơ bộ hiện trạng đa dạng thủy sinh vật ở nhánh chính sông
Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Kết quả phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở số liệu của các
đợt khảo sát được tiến hành trong năm 2006 và thu thập số liệu liên quan.
2. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
Khảo sát nghiên cứu lưu vực sông Cầu tại 5 mặt cắt chính bao gồm: Trên nhánh chính
sông Cầu: Khu vực Cầu Trần Quốc Bình, Thái Nguyên (Trạm1); Khu vực sau ngã ba
S.Cầu, S. Công gần UB xã Tân Hưng Sóc Sơn HN (Trạm3); Khu vực đò Quang biểu
Vĩnh Thế, Quế võ, Bắc Ninh (Trạm5); Trên nhánh sông Công: Khu vực gần cầu đường
sắt Đa Phúc, Thái Nguyên (Trạm2); Trên nhánh sông Cà Lồ: Khu vực cầu Xuân Tảo,
Xuân Giang, Sóc Sơn. Hà Nội (Trạm4). Thời gian khảo sát, nghiên cứu và thu mẫu được
tiến hành trong tháng 9, 11/2006. Tại các khu vực khảo sát, thu mẫu có chụp ảnh, quan
sát, đo đạc và ghi chép các đặc điểm điều kiện tự nhiên, thủy lý hóa của thủy vực.
Phương pháp thu mẫu dựa theo Mary Ann H. Franson (1995). Thu mẫu sinh vật
nổi bằng lưới vớt hình chóp nón, đường kính miệng lưới 25 cm, chiều dài lưới 90 cm.
Vải lưới vớt thực vật nổi cỡ 75 (75 sợi /cm), vải lưới vớt động vật nổi cỡ 49 (49 sợi
/cm). Thu mẫu định tính và định lượng sinh vật đáy bằng lưới kéo đáy, vợt cầm tay.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 102
Thu mẫu các nhóm côn trùng nước bằng vợt cầm tay và lưới Suber sampler kích thước
50 x 50 cm. Thu mẫu thực vật thuỷ sinh bao gồm cả hoa, lá, cành và quan sát phân bố
của chúng trong thuỷ vực.. Thu mẫu cá và phỏng vấn trên sông qua dân đánh cá, tại
các khu vực dân cư ven sông, các chợ trong khu vực. Mẫu sinh vật nổi, sinh vật đáy và
mẫu cá được cố định trong dung dịch formalin 5%. Mẫu thực vật thuỷ sinh được ngâm
trong formol hoặc phơi, ép khô đưa về phòng phân tích.
Sơ đồ 1. Vị trí trạm lấy mẫu
(T1-T2: Trạm lấy mẫu)
S«ng
CÇu
S. Cµ Lå
T5
T4
T3
T2
Hå Nói Cèc
§¸p CÇu
S«ng
C«ng
T1
Th¸c Huèng
Ngoài việc thu mẫu, định vị tọa độ các trạm thu mẫu và quan sát dọc theo khu
vực suối, chúng tôi còn đo đạc thực tế một số yếu tố môi trường bằng máy kiểm tra
chất lượng nước do Nhật Bản sản xuất (Máy WQC 22 A - Water quality cheker). Tất
cả các số liệu trên thực địa được ghi trong phiếu thu mẫu, phỏng vấn dân địa phương
và ghi chép các vấn đề liên quan đến các thủy vực nghiên cứu.
Phân tích định tính các mẫu sinh vật nổi sinh vật đáy và cá chủ yếu dựa vào sách
định loại của các tác giả (Đặng Ngọc Thanh và cs, 1980; Mai Đình Yên, 1978, Dương
Đức Tiến và cs, 1997; Dương Đức Tiến, 1996; Akihito Shirota, 1966; Takaaki
Yamagishi, 1992; Phạm Hoàng Hộ, 2000; Maurice Kottelat, 1996, 2001).
- Phân tích định lượng thực vật nổi bằng buồng đếm Goriaev với dung tích 0.0009 ml.
- Phân tích định lượng động vật nổi bằng buồng đếm Bogorov với dung tích 10
ml. Kết quả nhân với lượng nước lọc qua lưới.
- Phân tích mẫu sinh vật đáy bằng đếm cá thể trên diện tích thu mẫu nhất định.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Một số đặc điểm môi trường các trạm khảo sát
Nhiệt độ nước các trạm khảo sát dao động từ 25.2oC đến 26.1o C. Độ pH dao
động ở mức kiềm (7.45 - 7.68) và không chênh lệch nhau nhiều giữa các trạm. Độ đục
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 103
dao động từ 30 mg/l ở khu vực cầu Trần Quốc Bình (Thái Nguyên) đến 365mg/l ở khu
vực đò Quang Biểu (Bắc Ninh). Ngoại trừ điểm tại khu vực cầu Trần Quốc Bình là
khu vực mang tính chất suối, nền đáy đá, sỏi, nước không sâu, các khu vực khảo sát
khác, độ đục đều cao một phần do nước chảy mạnh, một phần do các hoạt động khai
thác cát, một phần do các hoạt động giao thông thuỷ. Độ dẫn điện dao động từ 115.4
µS/m - 223 µS/m. Độ muối (NaCL) dao động từ 0- 0.1%o. Tổng các chất khoáng hoà
tan (TDS) dao động từ 81.3 đến 115.7 mg/l. Hàm lượng ô xy hoà tan dao động từ 5.74
đến 7.15 mg/l. Hàm lượng ô xy là yếu tố khá quan trọng biểu thị chất lượng môi
trường nước. Các quá trình sinh học và hoá học tại khu vực có nhiều chất hữu cơ và vô
cơ xảy ra mạnh, tiêu tốn một lượng lớn ô xy hoà tan trong nước, làm hàm lượng ô xy
ở đó giảm đi, còn tại khu vực có hàm lượng ô xy hoà tan cao là do sự xáo trộn và các
quá trình sinh học, hoá học xảy ra không lớn nên lượng ôxy hoà tan không bị tiêu hao
nhiều và vẫn còn cao. Như vậy, trong một thuỷ vực, lượng ô xy hoà tan trong nước
thấp hay cao sẽ là chỉ số gián tiếp biểu thị lượng vật chất hữu cơ và vô cơ ở đó nhiều
hay ít. Hàm lượng ô xy hoà tan tại thời điểm khảo sát đều không vượt quá giới hạn cho
phép theo tiêu chuẩn Việt nam với nước mặt.
3.2. Đặc điểm thuỷ sinh vật
3.2.1. Thực vật thủy sinh (Macrophyte)
Qua nghiên cứu, đã xác định được 40 loài thực vật thủy sinh thuộc hai ngành
Thực vật Quyết (Pteridophyta) và ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) phân bố
trong các dạng thủy vực sông, suối, ao, hồ trong lưu vực sông Cầu. Thực vật thuỷ sinh
thường phân bố tại các khu vực nơi nước đứng, lòng sông, suối rộng, có các bãi ngập
nước diện tích lớn. Không thấy có nhóm thực vật nào phổ biến trong các dạng thuỷ
vực ngoại trừ một số loài rong như rong đuôi chồn vòng Myriophyllum verticillatum
L., rong đuôi chồn Myriophyllum spicatum L., rong đuôi chó Ceratophylum demersum
L. mọc tại các khu vực sông, suối nước chảy yếu Một số loài như dừa nước Ludvigia
repens L.: ngổ Limnophyla aromatica (L.): phỏng rạ Hygroriza aristata (Retz.) Nees
ex W. & Arn); rau bợ Marsilea quadrifolia L. mọc ven sông, suối (nơi nước chảy chậm
hoặc không chảy). Các loài thực vật thuỷ sinh thuộc các họ ráy Araceae, khoai lang
Convolvulaceae, hoa tán Apiaceae như cây khoai nước Colocassia esculenta, rau
muống Ipomoea aquatic, rau cần nước Oenanthe javanica… dân địa phương sử dụng
làm thực phẩm, chăn nuôi gia súc khá phổ biến. Các nhóm thực vật thuỷ sinh trong
khu vực là những loài phổ biến mọc tại nhiều sông, suối, ao và ruộng trũng để hoang
là nơi trú ngụ cho các nhóm thuỷ sinh vật khác như tôm, cua, ốc và các nhóm côn
trùng nước. Chúng thường không có giá trị kinh tế lớn và cũng không gây ảnh hưởng
đến môi trường của thuỷ vực. Trong thực vật thuỷ sinh, ngoài lúa là cây lương thực
được trồng phổ biến khắp nơi, một số loài khác như sen Nelumbo nucifera Gaertn,
súng Nymphaea pubessens Georg cũng được trồng tại một số hồ ở một số khu vực làm
cảnh và lấy hạt làm thuốc, thực phẩm. Rau muống Ipomoea aquatica Forsk là thực
phẩm hầu như không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của cư dân địa phương cũng
được trồng rộng rãi khắp nơi. Thực vật thuỷ sinh là nhóm tham gia trong quá trình làm
sạch tự nhiên của thuỷ vực. Một số loài được dùng trong công đoạn xử lý nước thải
của các cơ sở sản xuất thực phẩm, bệnh viện như cây sậy Phragmitis comunis Trin,
một vài loài rong, bèo. Chúng giữ lại và hấp thụ một phần các chất thải trước khi đi
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 104
qua các công đoạn xử lý khác, làm giảm ô nhiễm cho thuỷ vực. Trên sông Cầu, sông
Cà Lồ, sông Công, nơi nước chảy mạnh và ở những nơi các hoạt động giao thông diễn
ra với cường độ cao, thực vật thuỷ sinh không phát triển nhiều. Ven sông chỉ thấy có
một vài nhóm thực vật thuỷ sinh sống thành đám như cây nghể nước Polygonum
hydropiper tại khu vực gần ngã ba sông Công, sông Cầu. Tại khu vực các bãi ven
sông, người dân địa phương trồng một vài loài thực vật thuỷ sinh làm thực phẩm rau
xanh, chăn nuôi gia súc như khoai nước, bèo cái, rau muống và rau cần theo thời vụ.
3.2.2. Thực vật nổi (Phytoplankton)
Có 113 loài thực vật nổi thuộc 6 ngành tảo là Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo
Lục (Chlorophyta), Tảo lam (Cyanophyta), Tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Vàng ánh
(Chrysophyta) và tảo Giáp (Pyrrophyta) đã được xác định trong các đợt khảo sát bổ sung.
Th¸ng 9
Tảo Lục
Tảo Silic
Tảo Lam
Tảo Mắt
Tảo Vàng ánh
Tảo Giáp
40%
33%
14%
10%
Th¸ng 11
Tảo Lục
Tảo Silic
Tảo Lam
Tảo Mắt45%
19%
20%16%
Hình 1. Thành phần thực vật nổi đã khảo sát, nghiên cứu vào tháng 9/2006 và 11/2006
Hình 1 cho thấy, trong thành phần thực vật nổi, vào tháng 9, nhóm tảo Lục có
số loài đông nhất với 36 loài (chiếm tỉ lệ 40% trên tổng số loài xác định được), sau đến
nhóm tảo Silic (với 30 loài, chiếm tỉ lệ 33 %), tảo lam (13 loài, chiếm tỉ lệ 14%), tảo
Mắt (9 loài, chiếm tỉ lệ 10 %), tảo Vàng ánh (2 loài, chiếm tỉ lệ 2%) và cuối cùng là
tảo Giáp (1 loài, chiếm 1%). Trong tháng 11, xác định được 75 loài và tảo Silíc có số
loài đông nhất với 34 loài, chiếm tỉ lệ 45%, sau đến nhóm tảo Lục và tảo lam (15 và 14
loài, chiếm tỉ lệ tương ứng là 20% và 19 %), cuối cùng là nhóm tảo Mắt (với 12 loài,
chiếm tỉ lệ 16%). Không thấy xuất hiện hai nhóm tảo Vàng ánh và tảo Giáp vào thời
kỳ này. Tại hầu hết các trạm, nhóm tảo Silic và tảo Lục có số loài cao nhất, sau đến
nhóm tảo lam, tảo Mắt và cuối cùng là hai nhóm tảo Giáp và tảo Vàng ánh chỉ xuất
hiện tại từng trạm và từng thời kỳ. Về sự nhạy cảm đối với ô nhiễm có thể liệt kê các
chi có mặt tại các trạm khảo sát như: Straurastrum, Pinnularia, Surirella, Cocconeis.
Các chi Euglena, Oscillatoria, Scenedesmus, Chlorella, Nitzschia là những chỉ thị
thường xuyên được sử dụng để chỉ thị sự ô nhiễm nước (Dương Đức Tiến, Võ Hành,
1997) tại đây cũng thấy xuất hiện. Các loài tảo thuộc các chi Euglena, Scenedesmus,
Oscillatoria, Nitzschia là những nhóm thường có mặt trong các thuỷ vực ô nhiễm hữu
cơ và được đánh giá là có khả năng chịu đựng ô nhiễm cao. Một số loài tảo trong các
chi trên cũng ưa sống trong môi trường giầu chất hữu cơ.
Mật độ thực vật nổi dao đông từ 3174 tb/l đến 6238 tb/l vào thời kỳ tháng 9 và
dao động từ 1870 tb/l đến 9750 tb/l vào thời kỳ tháng 11. Mật độ số lượng thực vật nổi
cả hai thời kỳ đều do 3 nhóm tảo Silic, tảo Lam và tảo Lục quyết định. Nhóm tảo Mắt
tại khu vực trạm 1, 2 và 5 cao hơn các trạm khác cho thấy các khu vực này mức độ ô
nhiễm là cao hơn các khu vực khác. Trong khi tảo Silic không cao có thể thấy các khu
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 105
vực này có xu hướng bị ô nhiếm hơn. Khi thuỷ vực bị ô nhiễm, tính đa dạng và mật độ
của quần xã tảo trong thuỷ vực bị biến đổi. Tại khu vực không ô nhiễm, số lượng loài
thường cao nhưng mật độ cá thể trong một loài lại thấp. Ngược lại, quần xã tảo tại nơi
ô nhiễm được đặc trưng bởi số lượng loài ít nhưng mật độ cá thể lại cao hơn hẳn.
3.2.3. Động vật nổi (zooplankton)
Xác định được 56 loài động vật nổi thuộc các nhóm Giáp xác Chân chèo
Copepoda, Giáp xác Râu ngành Cladocera Trùng Bánh xe Rotatoria, giáp xác
Ostracoda và Ấu trùng côn trùng tại các trạm khảo sát trên lưu vực sông Cầu.
Th¸ng 9
Giáp xác Dâu
Giáp xácchân chèo
Trùng bánh xe
54%
24%
22%
Th¸ng 11
Giáp xác Dâu
Giáp xácchân chèo
Trùng bánh xe
Các nhóm khác
50%
24%
16%
10%
Hình 2. Thành phần động vật nổi đã khảo sát, nghiên cứu vào tháng 9/2006 và 11/2006
Thành phần động vật nổi vào tháng 9 chỉ có các loài thuộc 3 nhóm giáp xác Râu
ngành, Mái chèo và Trùng bánh xe. Hình 2 cho thấy, trong đó, giáp xác Râu ngành có
số loài đông nhất (27 loài, chiếm 54% trên tổng số loài động vật nổi), tiếp đó là nhóm
Giáp xác chân chèo (có 9 loài, chiếm tỉ lệ 24%), nhóm Trùng Bánh xe (8 loài, chiếm 22
%). Vào tháng 11, trong thành phần động vật nổi, nhóm giáp xác Râu ngành vẫn có số
loài đông nhất (24 loài, chiếm 50%), sau đến giáp xác Chân chèo (12 loài, chiếm 24%),
Trùng bánh xe (8 loài, chiếm 16%) và các nhóm khác (5 loài, chiếm 10%). Các nhóm
ấu trùng côn trùng tồn tại trong các khu vực khảo sát không nhiều chứng tỏ khu vực này
bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hoạt động của con người nên ấu trùng côn trùng không
tồn tại và phát triển được. Nhóm Trùng bánh xe Rotatoria là nhóm thường có mặt trong
thủy vực giàu dinh dưỡng (Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001; Jonh C. Morse et
al., 1994) xuất hiện tại đây, chứng tỏ đây là khu vực ít nhiều bị ảnh hưởng của ô nhiễm .
Giữa các trạm khảo sát và các thời điểm khác nhau, số lượng loài động vật nổi cũng
khác nhau. Các trạm càng về phía hạ lưu, thành phần loài càng phong phú hơn và mật
độ cũng cao hơn. Tại hầu hết các khu vực tại hai thời điểm, nhóm giáp xác Râu ngành
hầu như có số lượng loài cao hơn cả, sau đến nhóm giáp xác Chân chèo và nhóm Trùng
bánh xe.
Mật độ động vật nổi dao đông rất lớn tại các khu vực khác nhau, dao động từ 6
con/m3 tại khu vực cầu Trần Quốc Bình, Thái Nguyên đến 7847 con/m3 tại khu vực
đò Quang Biểu, Bắc Ninh vào tháng 9 và dao động từ 29 con/m3 tại khu vực Cầu
dường sắt Đa Phúc, Thái Nguyên đến 3020 con/m3 ở khu vực đò Quang Biểu, Bắc
Ninh vào tháng 11. Như vậy, cả hai thời điểm, mật độ động vật tăng dần vè phía hạ
lưu và mật độ động vật nổi đều do hai nhó Râu nhành và Chân chèo thay nhau chiếm tỉ
lệ cao nhất và quyết định mật độ động vật nổi.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 106
3.2.4. Động vật đáy (zoobenthos)
Tại các khu vực khảo sát, xác định được 20 loài động vật đáy thuộc các nhóm
Mollusca - Gastropoda, Mollusca- Bivalvia, Crustacea - Macrura, Crustacea-
Brachyura và một số nhóm ấu trùng Côn Trùng.
Th¸ng 9
Nhóm Ốc
Nhóm Trai, Hến
Nhóm Tôm
Nhóm Côn trùng
43%
38%
13%
6%
Th¸ng 11
Nhóm Ốc
Nhóm Trai, Hến
Nhóm Tôm
Nhóm Cua
47%
33%
13%
7%
Hình 3. Thành phần động vật đáy đã khảo sát, nghiên cứu vào tháng 9/2006 và 11/2006
Trong tháng 9 xác định được 16 loài và nhóm loài động vật đáy. Hình 3 chỉ ra
rằng, nhóm ốc có nhiều loài nhất (7 loài, chiếm tỉ lệ 43%), tiếp đó đến nhóm trai, hến
(6 loài, chiếm 38%), nhóm tôm với hai loài chiếm 13% và cuôí cùng là nhóm côn
trùng (chỉ có 1 loài, chiếm 6%). Tháng 11 xác định được 15 loài, trong đó nhóm ốc cố
7 loài, chiếm 47 %, sau đến nhóm trai, hến (có 5 loài, chiếm 33%), nhóm tôm (có 2
loài, chiếm 13%) và cuối cùng là nhóm cua (có 1 loài, chiếm 7% trên tổng số loài động
vật đáy). Trong thành phần động vật đáy, nhóm hến Corbicula có mật độ khá cao và
tập trung nhiều tại khu vực có nền đáy bùn cát dọc sông Cầu từ khu vực ngã ba sông
cầu, sông Công xuống tới khu vực Quang Biểu, Bắc Ninh. Nhóm ốc thuộc họ
Thiariadae, Viviparidae có mật độ cao tại sông Cà Lồ phía Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà
Nội, các loài ốc đá Sinotaia aeruginosa, ốc vặn Angulyagra polyzonata, A. begettigeri
xuất hiện khá nhiều tại các thuỷ vực ao, ruộng trũng ven sông. Nhóm Hến thuộc họ
Corbiculidae, Unionidae xuất hiện dọc theo sông phía hạ du từ Đa Phúc về ngã ba phả
lại (khu vực Lục Đầu Giang). Nhóm Hến là nhóm khá nhạy cảm với biến đổi môi
trường. Theo người dân cào hến, ốc dọc sông cho biết các bãi hến nhiều có thời gian bị
chết hàng loạt do ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường (tại các bãi nuôi hến phía gần
Phả lại, có gia đình thầu bãi nuôi thả hến tự nhiên đã bị chết và bị thua lỗ hàng chục
triệu đồng). Hai nhóm thân mềm hai mảnh cỏ Bivalvia và chân bụng Gastropda luôn
chiếm vị trí dẫn đầu về thành phần và mật độ động vật đáy. Nhóm ấu trùng côn trùng
không thấy xuất hiện nhiều cả về thành phần và mật độ. Biểu hiện của nhóm côn trùng
với thành phần và mật độ thấp chứng tỏ môi trường nước tại khu vực bị thay đổi,
không còn phù hợp cho phát triển và sinh trưởng của chúng.
Cũng như thành phần loài, mật độ động vật đáy do hai nhóm trai, hến và nhóm ốc
quyêt định. Hai nhóm này thay nhau chiếm tỉ lệ quyết định mật độ số lượng đông vật
đáy trên toàn khu vực. Tại các trạm phía thượng du (trạm1,2) nhóm ốc chiếm tỉ lệ mật
độ cao nhất và quyết định mật độ đông vật đáy tại đây. Các trạm phía hạ du (3,4,5) mật
đôg nhóm trai hến lại khá cao, đôi khi chiếm tỉ lệ chính, quyết định mật độ động vật
đáy. Mật độ động vật đáy dao động từ 5 con/m2 tại khu vực thượng nguồn đến đến 51
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 107
con/m2 tại khu vực hạ nguồn (trạm 5) trong tháng 9. Trong khi đó vào thời điểm tháng
10, mật độ động vật đáy lại thấp nhất tại trạm hạ nguồn (trạm 5) và cao nhất tại trạm ở
khu vực sông Cà Lồ.
3.2.5. Cá
Trên cơ sở tài liệu cá khu vực, thu mẫu và phỏng vấn, xác định được 89 loài cá
tự nhiên và cá nuôi, thuộc 6 bộ và 20 họ với đa phần cà cá loài là cá bản địa, chỉ có
loài cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus), Rô phi vằn (Oreocromis niloticus), cá
Rô phi đen (Oreocromis mossambicus) là loài cá di nhập từ nơi khác tới nhưng nay
chúng đã có mặt ngoài tự nhiên với số lượng tương đối khá. Họ có số loài lớn nhất là
họ cá Chép (51 loài chiếm trên 50% trên tổng số loài).
Đa số các loài phân bố ở đây có cùng nguồn gốc với các loài phân bố ở các lưu
vực thuộc hệ thống sông Hồng (thuộc tỉnh địa động vật cá nội địa Hoa Nam - Bắc Việt
Nam) nhưng cũng có một vài loài có nguồn gốc hệ thống sông Mê Kông (thuộc tỉnh
địa động vật cá nội địa Đông Dương), đó là loài cá sặc bướm Trichogaster
trichopterus. Loài cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus) mới xuất hiện ở địa
phương một số năm gần đây. Có lẽ chúng được đưa tới do lẫn trong cá giống của các
loài cá nuôi được đưa tới từ các tỉnh phía Nam. Hiện tại loài này có mặt với số lượng
nhiều ngoài tự nhiên.
Trong khu vực có 5 loài cá quý hiếm trên tổng số 57 loài cá nội địa đã được ghi
vào Sách Đỏ Động vật Việt Nam năm 1996. Có 2 loài được xếp vào bậc V và hai loài
được xếp vào bậc T bao gồm cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus bậc V, cá Vến
Megalobrama terminalis bậc V, cá Sỉnh Onychostoma laticeps bậc V, cá chày
Squaliobarbus curiculus bậc T và cá Chuối hoa Channa maculatus bậc T.
Trong thành phần cá, có 12 loài cá nuôi tại các hồ, ao ven sông như cá Trắm
cỏ, cá Trôi ấn, cá Trôi, cá Mrigan, cá Mè hoa, cá Mè trắng, cá Chép, cá Rô phi vằn, cá
Rô phi đen, cá Chim trắng, cá trê phi. Vào mùa nước do các ao bị ngập nên các loài cá
này tràn ra sông và tạo thành các loài cá tự nhiên sống tự nhiên, đôi khi chúng còn sinh
sản và tạo thành cá tự nhiên.
Cá là loại thức ăn ưa thích của cư dân trên khu vực, được bán trong các chợ,
nhà hàng phục vụ người tiêu dùng. Qua quan sát cá do ngư dân đánh bắt đem bán ở
các chợ trên khu vực khảo sát thì thấy sản lượng cá tự nhiên ở đây tương đối thấp.
Theo dân cư sống ven sông thì sản lượng cá thấp là do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
tác động như môi trường bị ô nhiễm, đánh bắt cá triệt để cả bằng hình thức huỷ diệt
như kích điện... đây là điều đã và đang diễn ra. Đôi khi ô nhiễm môi trường đã gây
chết hàng loạt.
4. Kết luận và kiến nghị
Thành phần thuỷ sinh vật tại khu vực nghên cứu trên nhánh chính sông Cầu,
sông Công và sông Cà Lồ tương đối phong phú. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, môi
trường ở khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm. Thành phần thuỷ sinh vật có dấu hiệu bị
suy giảm so với các khu vực môi trường sạch hơn, xuất hiện một số nhóm sinh vật chỉ
thị cho thủy vực bị nhiễm bẩn hữu cơ. Các nhóm thực vật nổi, động vật nổi bị suy
giảm gián tiếp gây ảnh hưởng đến các nhóm tôm, cua, cá. Qua đó có thể thấy mức độ ô
nhiễm và ảnh hưởng của nó trên lưu vực sông. Tại khu vực trạm khảo sát về phía hạ
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 108
lưu, thành phần thuỷ sinh vật phong phú hơn, chứng tỏ nước ô nhiễm đã được pha
loãng và khả năng tự làm sạch của sông đã phát huy được một phần nhỏ. Việc đánh
giá hiện trạng sinh vật thuỷ sinh của các dòng sông là rất quan trọng khi áp dụng quản
lý tổng hợp lưu vực sông. Do vậy, cần tiến hành điều tra khảo sát sâu, rộng, đồng bộ
hơn về thuỷ sinh vật, ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu để có thể đánh giá một
cách chính xác các giá trị đa dạng, mức độ thiệt hại của việc ô nhiễm môi trường gây
ra. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục suy giảm môi trường phục vụ cho phát triển
bền vững lưu vực sông Cầu.
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật Hà Nội, 1980. Phân loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt
Nam. 573 trang .
2. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải. Nhà xuất bản KHKT Hà Nội, 2001. Giáp xác
nước ngọt - Động vật chí Việt Nam, tập 5.
3. Mai Đình Yên. NXB KH-KT.Hà Nội, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía
bắc Việt Nam. 340 Trang.
4. Dương Đức Tiến, Võ Hành. Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội, 1997. Tảo nươc
ngọt Việt Nam- Phân loại bộ tảo Lục Chlorococcales. 502 trang.
5. Dương Đức Tiến. Nhà xuất bản nông nghiệp -Hà Nội, 1996. Phân loại vi khuẩn
Lam ở Việt Nam. 220 trang.
6. Mary Ann H. Franson,American Publi health associations, 1995. Standard methods
for the Examination of water and waste water. 1470 trang.
7. Akihito Shirota. Overseas Technocal Cooperation Agency, Japan 1966. The
Plankton of South Viet Nam - Fresh Water and Marine Plankton. 462 Trang.
8. Takaaki Yamagishi. Uchida rokakuho, Tokyo, 1992. Plankton Algae in Taiwan
(Formosa) 252trang.
9. Phạm Hoàng Hộ. Nhà Xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. Cây cỏ Việt
nam. Quyển I (960 trang); Quyển II (953 trang); Quyển III (1020 trang) - In lần thứ
2.
10. Jonh C. Morse, Yang Lianfang, Tian Lixin. Hohai University press, Nanjing,
People’s Republic of China, 1994. Aquatic insects of China useful for monitoring
water quality. 570 trang.
11. Maurice Kottelat, 1996. Fishes of the Nam Theun and Xe Bangfai basins, 142
trang .
12. Maurice Kottelat, 2001. Freshwater fishes of Northern Vietnam. A preliminary
check-list of the fishes known or expected to occur in northern Vietnam with
comments on systematics and nomenclature. 123 trang.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 109
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện trạng thủy sinh vật ở một số nhánh sông trong lưu vực sông cầu.pdf