Đề tài Hiện trạng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam

Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy trì dòng chảy môi trường cho con sông khoẻ mạnh bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thuỷ sinh. Pháp lý hoá nội dung đảm bảo dòng chảy môi trường trong qui hoạch, thiết kế vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện và đập dâng. Có kế hoạch biện pháp bổ cập nước ngầm những vùng khai thác quá mức, phòng chống hoang mạc hoá. e. Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài nguyên nước. Dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước.

pdf44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................ 3 2.1.2.3. Các yếu tố không bền vững của Tài nguyên nước ở Việt Nam: .............. 5 2.2. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ: .................................................................................. 6 2.3. Những thách thức đối với Tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay: ........... 9 2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước: ................................................. 9 2.5. Những nhân tố gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước: .................................. 11 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 13 3.1. Tại sao phải quản lý tỏng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam: ...................... 13 3.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các nguyên tắc quản lý: ................... 14 3.2.1. Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên nước: ..................................... 14 3.2.2. Các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước: .................................. 16 3.2.3. Mục tiêu của quản lý tổng hợp tài nguyên nước: ...................................... 16 3.3. Một số văn bản cụ thể về Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước và Quy hoạch Tài nguyên nước: ................................................................................................. 18 3.4. Hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam: ......................... 19 3.5. Một số định hướng quản lý tổng hợp TNN ở Việt Nam: ............................. 26 3.6. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam hay Các giải pháp phát triển bền vững Tài nguyên nước Việt Nam. ......... 30 3.6.1. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu. 30 3.6.2. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng Tài nguyên nước không hợp lý. .......................................................................... 30 3.6.3. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và Luật pháp. ............................................................................................................ 32 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 34 4.1. Kết luận: ....................................................................................................... 34 4.2. Kiến nghị: ..................................................................................................... 34 i DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Trữ lượng nước mặt ở các sông. ............................................................. 3 Bảng 2: Trữ lượng nước trên toàn lãn thổ Việt Nam (m3/ngày). .......................... 4 ii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tài nguyên nước trên thế giới (Nguồn: Cục địa chất Mỹ). ..................... 2 Hình 2: Nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam (Nguồn: ................. 4 Hình 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước ........................................... 10 Hình 4: Các chất có khả năng gây ô nhiễm tài nguyên nước ............................. 10 Hình 5: Phân loại ô nhiễm tài nguyên nước ....................................................... 12 Hình 6: Nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam ........................................................ 14 Hình 7: Nhu cầu phục vụ đa mục tiêu đến tài nguyên nước ............................... 17 Hình 8: Kế hoạch thực hiện IWRM ..................................................................... 18 Hình 9: Quản lý của Bộ NN&PTNT liên quan đến lưu vực ............................... 22 Hình 10: Quản lý của Bộ TN&MT liên quan đến lưu vực .................................. 23 Hình 11: Quản lý vùng lưu vực của Việt Nam .................................................... 24 Hình 12: Nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam .................... 28 Hình 13: Một số dự án đã và đang triển khai trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam ..................................................................................... 29 Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 1 CHƯƠNGI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Nước là loại tài nguyên quý giá, là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự sống trên hành tinh chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Trữ lượng trên thế giới rất lớn nhưng không phải là vô tận, bởi sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó, với áp lực của sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như tăng dòng chảy, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp nước ngầm, suy thoái chất lượng nước…. Chính vì vậy mà hiện nay trên thế giới có rất nhiều nơi khan hiếm và thiếu nước nghiêm trọng. Do đó giữ gìn và bảo vệ tài nguyên nước đủ dùng cho hôm nay, giũ gìn cho ngày mai là trách nhiệm của toàn xã hội, toàn thể người dân của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Nước ta hiện nay chú trọng phát triển công nghiệp nên nước đã trở thành một vấn đề thời sự. Ngành công nghiệp có nhu cầu về nước lớn đồng thời cũng tạo ra một lượng nước thải lớn có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống sông ngòi trong khu vực. Với thực tiễn như trên thì đánh giá tài nguyên nước là một việc làm hết sức cấp thiết. Vì vậy, cần phải tiến hành đánh giá tài nguyên nước trên cơ sở đánh giá về tiềm năng và chất lượng nguồn nước để từ đó cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có có cơ sở để xác định phương hướng thích hợp cho việc sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 2 CHƯƠNGII HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Hiện trạng tài nguyên nước hiện nay: 2.1.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới: Tổng lượng nước trên Trái đất khoảng 1.386 triệu km3. Trong đó 97% lượng nước toàn cầu ở đại dương, 3% còn lại là nước ngọt tồn tại ở dạng băng tuyết, nước ngầm, song ngòi và hơi nước trong không khí. Hệ thống nước khí quyển, nguồn động lực thủy văn nước mặt chỉ khoảng 12.900 km3, chưa đầy 1/100.000 tổng lượng nước toàn cầu. Tổng số nước ngọt trên Trái Đất khoảng 35x106km3 chỉ chiếm có 3% tổng lượng nước trên Trái Đất. Trong đó nước ngầm chiếm 30,1%, băng tuyết vĩnh cữu chiếm 68,7%, nước sinh vật 0.003$, nước trong khí quyển 0,04%, nước trong ao hồ, đầm lầy và trong lòng song chỉ chiếm chưa đầy 0,3% (ao hồ 0,26%, đầm mầy 0,03% và trong song 0,006%). Hình 1: Tài nguyên nước trên thế giới (Nguồn: Cục địa chất Mỹ). Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 3 2.1.2. Hiện trạng và tình hình khai thác tài nguyên nước ở Việt Nam: 2.1.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam: Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững. Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm (khoảng 13% tổng trữ lượng). Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4400 m3/người, năm (Thế giới 7400m3/người, năm). Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m3/người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung bình đạt khoảng 10.600m3/người, năm). * Tài nguyên nước mặt: Trên lãnh thổ Việt Nam có 2360 sông dài trên 10km có dòng chảy thường xuyên, 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1000km2 đó là: Mê Koong, Hồng, Cả, Mã, Đồng Nai, Ba, Bắc Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia – Thu Bồn. Sông ngòi Việt Nam chia làm 3 nhóm: Bảng 1: Trữ lượng nước mặt ở các sông. Nhóm sông Diện tích lưu vực (km2) Tổng lưu lượng nước (km3/năm) Toàn bộ Trong nước Ngoài nước Toàn bộ Trong nước Ngoài nước Nhóm 1: Thượng nguồn nằm trong lãnh thổ 45.705 43.725 1.980 38,75 37,17 1,68 Nhóm 2: Trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ 1.060.400 199.230 861.170 761,90 189,62 524,28 Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 4 Nhóm 3: Các song nằm trong lãnh thổ 55.602 55.602 66,50 66,50 Tổng công 298.557 822,15 293,29 535,96 Cả nước 330.000 853,80 317,90 535,96 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bộ NN&PTNT. * Tài nguyên nước ngầm: Tổng hợp nước dưới đất đã được đánh giá và xét duyệt trên toàn lãnh thỏ đến cuối năm 1998 và các năm 2002, 2004 được thể hiện như sau: Bảng 2: Trữ lượng nước trên toàn lãn thổ Việt Nam (m3/ngày). Stt Nguồn nước 1998 2002 2004 1 Nước mặt 2,27 tỷ 2,27 tỷ 2 Nước dưới đất 14.457.446 130.017.000 130.017.000 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bộ NN&PTNT. 2.1.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam: Dân số tăng nhanh và lượng nước sử dụng nhiều lên sẽ làm cho lượng nước bình quân đầu người ngày càng giảm. Theo số liệu thống kê hàng năm ở Việt Nam, tổng lượng nước tạo rat rung bình hàng năm là khoảng 835 tỷ m3, lượng nước sản sinh trên toàn lãnh thổ khoảng 325 tỷ m3. Lượng nước bình quân đầu người hàng năm từ 4.000 m3/năm cho vùng thiếu nước đến 10.720 m3/năm cho các vùng có trữ lượng nước lớn. Hình 2: Nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam (Nguồn: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 5 2.1.2.3. Các yếu tố không bền vững của Tài nguyên nước ở Việt Nam: Các yếu tố không bền vững của Tài nguyên nước Việt Nam: - Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm xấp xỉ 2/3 tổng lượng nước có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được. - Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất rất không đều. Theo không gian, nơi có lượng mưa nhất là Bạch Mã 8000mm/năm, Bắc Quang, Bà Nà đạt khoảng 5000mm/năm, trong khi Cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm. Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài từ 3- 5 tháng nhưng chiếm tới 70- 85% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa một ngày lớn nhất đạt trên 1500mm/ngày song mùa cạn tồn tại hàng nhiều tháng không có giọt mưa nào. Mưa, lũ đạt kỷ lục trong vùng Đông Nam Á là ven biển Miền Trung. Hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Điều đó cần phải tích nước trong mùa lũ để điều tiết bổ sung mùa cạn là giải pháp tích cực nhất, quan trọng nhất. - Sự không thuận lợi của Tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác. + Nước ta có khoảng 2360 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Trong số 13 lưu vực sông chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000 km2 thì có đến 10/13 sông có quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy sang nước láng giềng, 7 sông thường nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này Việt Nam không những bị ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba… chia sẻ, đồng thuận. + Tổng lượng nước năm ứng với p = 75% khoảng 720 tỷ m3, tổng lượng nước mùa cạn có khoảng 170 tỷ m3 (kể cả 30 tỷ m3 điều tiết từ các hồ chứa tính đến năm 2010). Tổng nhu cầu nước năm 2010 là 110 tỷ m3, trong mùa cạn khoảng 85 tỷ m3 (chưa kể đến lưu lượng nước đảm bảo môi trường sinh thái hạ lưu). Nếu quản lý không tốt thì đến năm 2010 khả năng thiếu nước đã rõ ràng vào từng nơi, từng thời kỳ, đặc biệt là các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Daklak, Daknông, ĐBSCL, Trung du S. Thái Bình và sông Hồng và dải ven biển. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 6 - Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. + Dân số tăng, chỉ số lượng nước trên đầu người giảm. Năm 1943 là 16.641 m3/người, nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt 2467 m3/người, năm xấp xỉ với những quốc gia hiếm nước. + Do các Quốc gia ở thượng nguồn khai thác nước các sông ngày càng nhiều và có chiều hướng bất lợi. Ví dụ: Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mekong, sông Nguyên; Lào đã và đang xây dựng 35 công trình thuỷ lợi- thủy điện trong đó có 27 hồ chứa trên sông nhánh và 8 đập dâng trên sông chính. Ở Thái Lan, đã có 10 hồ chứa vừa và lớn và đang có kế hoạch xây thêm. Ở Campuchia có dự kiến giữ mực nước Biển Hồ với một cao trình nhất định để phát triển tưới… + Nạn phá rừng ngày một tăng cao để trồng càphê ( khi được giá), phá rừng để lấy gỗ, lấy củi, lấy đất làm nương rẫy… khó kiểm soát đã làm nguồn nước về mùa cạn nhiều sông suối, khô kiệt, về mùa lũ làm tăng tốc độ xói mòn đất, tăng tính trầm trọng của lũ lụt…Đó là chưa kể hậu quả gây giảm sút đáng kể về Đa dạng sinh học. + Ô nhiễm nước ngày một trầm trọng do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày một tăng nhanh trong khi nước thải, rác thải chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đó là chưa kể ô nhiễm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học ngày một tăng khó kiểm soát, ô nhiễm nước do nước thải, chất thải của các ao nuôi thuỷ sản xả trực tiếp không qua xử lý vào nguồn nước. 2.2. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ: Các phát triển KTXH có liên quan đến phát triển nhà kính: - Sự phát triển dân số kéo theo sự phát triển diện tích trồng lúa và sản lượng thóc. Năm 2000 so với năm 1900: Dân số Việt Nam tăng gấp 1,6 lần Flúa tăng gấp 2,56 lần, sản lượng thóc tăng 8,2 lần. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 7 - Phá và trồng rừng. Năm 1943 độ che phủ là 43%, đến nay độ che phủ rừng còn đạt khoảng 35% song chất lượng rừng bị giảm nặng nề phần lớn là rừng thứ sinh, rừng thoái hoá, rừng trông. - Xây dựng hồ chưa thuỷ lợi, thuỷ điện trước năm 1994 có tổng dung tích khoảng 20 tỷ m3 nước, tổng dung tích hiệu ích khoảng 16 tỷ m3. - Sử dụng năng lượng bằng than, khí, quá trình công nghiệp, chất thải đã phát thải khí nhà kính một tỷ trọng đáng kể. Các phát triển và sử dụng Tài nguyên nước thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ: - Bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Ví dụ: + Năm 1900, bịt cửa sông Cà Lồ là phân lưu tự nhiên của sông Hồng- sông Cà Lồ trở thành một nhánh của sông Cầu- sông chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ. + Năm 1937 bịt sông Đáy bằng Đập Đáy, sông Đáy trở thành khúc sông chết (từ Đập Đáy đến Ba Thá). Năm 1967, bịt cửa Đáy bằng cống Vân Cốc và Đê Cửa Hát để khai thác bụng hồ từ Vân Cốc- Đập Đáy. Hiện nay sông Đáy- sông Nhuệ trở thành con sông tiêu nước thải, nước bẩn từ các đô thị lớn Hà Nội, Hà Tây, đang kêu cứu. - Các sông nhỏ trong nội đô của các Thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp. + Suối Phượng Hoàng chảy trong Thành phố Thái Nguyên, bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng do nước thải của nhà máy sản xuất Giấy Đế thải trực tiếp. + Các sông Tô Lịch, sông Sét, Kim Ngưu… chảy trong nội thành Hà Nội bị ô nhiễm rất nghiêm trọng trực tiếp đổ vào sông Nhuệ. + Các kênh nhiêu Lộc- Thị Nghè kênh Tàu Hũ, kênh Tân Hoà- Lò Gốm, Kênh Tham Lương, Kênh Đôi- Tẻ và các kênh rạch khác chảy trong nội đô Thành phố Hồ Chí Minh đổ trực tiếp vào sông Sài Gòn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 8 Các sông nói chung có thể phân đoạn ô nhiễm khi sông chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, hay hoạt động nông nghiệp… Xây dựng đập dâng sử dụng hết lượng nước cơ bản tạo ra khúc sông “khô” dưới đập: - Các đập dâng thuỷ lợi như đập Thạch Nham trên sông Trà Khúc, đập Lại Giang trên sông Đại Giang, đập Đồng Cam trên sông Đà Rằng, đập Nha Trinh- Lâm Cấm trên sông Cái Nha Trang… 30 năm trước đây về mùa khô vẫn có nước tràn qua đập. Vài chục năm gần đây do tăng diện tích tưới, tăng lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, mặt khác do rừng đầu nguồn bị phá nặng nề nên mùa khô là hạ lưu hết nước có năm kéo dài vài ba tháng nếu không có mưa- vùng hạ lưu các đập dâng này nhiều cư dân sinh sống ven sông và trên sông, tác động này là rất đáng kể. - Các đập dâng thuỷ điện: + Tạo ra khúc sông “chết” đoạn giữa hạ lưu đập và nhà máy. Tuy dân cư ở vùng này thưa thớt song đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái thuỷ sinh, sự tổn thất không thể không xét đến. + Do điều tiết ngày đêm tạo ra nửa ngày ở hạ lưu không có nước xả. Ảnh hưởng này là đáng kể không những đến hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến đường thuỷ mà ngay cả đối với các hoạt động của động vật, thực vật có liên quan đến nước. Trong qui hoạch, thiết kế các hồ chứa nước, trong một thời gian dài không quan tâm đến hoặc quan tâm không đầy đủ đến dòng chảy môi trường phía hạ lưu đập nên đã gây những khiếu tố của người dân, nhiều địa phương không đáng có. Khai thác nước quá mức, thiếu qui hoạch, kế hoạch đồng bộ. - Khai thác nước ngầm quá mức gây ô nhiễm trầm trọng ở Daklak, Ninh Thuận và Bình Thuận, đòi hỏi phải có biện pháp bổ cập. - Theo qui hoạch về nguồn nước, đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu cấp nước tưới cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 80.000 ha càphê. Đến năm 2000 riêng tỉnh Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 9 Daklak (cũ) đã trồng được 260.000 ha càphê. Hậu quả là không đủ nước tưới hàng chục ngàn ha càphê bị chết. Quản lý tài nguyên nước bị phân tán, tính ràng buộc không chặt chẽ, thiếu thống nhất nên đã xảy ra tình trạng: - Thiếu nước “nhân tạo” do không có qui trình vận hành hồ về mùa cạn (nước sông Hồng không đáp ứng yêu cầu mực nước cần thiết trong các tháng II, III hàng năm). - Thiếu tập trung, thiếu nghiêm lệnh, nhiều cơ quan ban hành nhưng không có cơ quan nào quyết định. Ví dụ: Trên sông Krong Ana đoạn cầu Giang Sơn, Trạm Thuỷ văn Giang Sơn có 3 qui định của 3 Bộ: Bộ giao thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với ba biển cấm cùng có 1 điều cấm: Cấm lấy cát trên đoạn sông. Thực tế không được chấp hành: Trục cầu vẫn bị xói, tàu thuyền vẫn đậu kín khai thác cát gây xói lở bờ sông, làm sai lệch số liệu quan trắc thuỷ văn. 2.3. Những thách thức đối với Tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay:  Tài nguyên nước đang có xu thế suy thoái.  Tăng trưởng kinh tế không ngừng và ngày càng cao, nhu cầu nước của các ngành kinh tế-xã hội còn tăng lên nhiều.  Sức ép về dân sốvà chất lượng cuộc sống ngày càng gia tăng: Năm 2020 dân số nước ta tăng lên khoảng 98 triệu người và sẽ ổn định ở mức 120 triệu người trong vòng 2-3 thập kỷ sau nữa.  Mâu thuẫn quyền lợi về nước của các quốc gia ven sông quốc tế.  Mâu thuẫn quyền lợi liên quan về nguồn nước giữa các địa phương.  Vốn đầu tư: Yêu cầu đầu tư cho phát triển tài nguyên nước từ năm 2010 sẽ rất lớn.  Quản lý tài nguyên nước: Yêu cầu phải phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ. 2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 10 Hình 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước (Nguồn: Học viên tổng hợp) Hình 4: Các chất có khả năng gây ô nhiễm tài nguyên nước (Nguồn: Học viên tổng hợp) Ô NHIỄM TỰ NHIÊN • TUYẾT TAN, GIÓ BÃO, LŨ LỤT, CÁC SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG SỐNG VÀ XÁC CHẾT CỦA SINH VẬT • NÚI LỬA, TRẦM TÍCH Ô NHIỄM NHÂN TẠO • SINH HOAT • CÔNG NGHIỆP • Y TẾ • DU LỊCH • CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, NGƯ NGHIỆP • CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 11 2.5. Những nhân tố gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước: Chất lượng nước bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên cũng như nhân sinh. Kết quả sử dụng mạnh mẽ tài nguyên nước không chỉ làm thay đổi lượng nước dùng cho lĩnh vực hoạt động kinh tế này hoặc kia mà còn làm thay đổi các thành phần cán cân nước, chế độ thuỷ văn của đối tượng nước và cái chính là thay đổi chất lượng của nó. Điều đó được giải thích là đa số sông ngòi và hồ vừa đồng thời là nguồn cấp nước và là nơi tiếp nhận dòng chảy thải công cộng, công nghiệp và nông nghiệp. Điều này dẫn đến những vùng đông dân trên địa cầu hiện nay không còn những hệ thống sông lớn với chế độ thuỷ văn tự nhiên và thành phần hoá học không bị phá huỷ bởi các hoạt động nhân sinh. Các dạng chính của hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi số lượng và chất lượng tài nguyên nước là: nhu cầu dùng nước cho công nghiệp và nhu cầu công cộng, đổ nước thải, chuyển dòng chảy, đô thị hoá, thành lập hồ chứa, tưới và làm ngập đất khô, tiêu, các biện pháp nông lâm nghiệp và v.v.. Khi đó trên mỗi đoạn trữ nước đồng thời có thể tác động nếu không phải là tất cả thì cũng số nhiều trong các nhân tố kể trên. Liên quan tới điều đó, khi kế hoạch hoá kinh tế nước và điều tiết chất lượng nước cần thiết phải tính đến ảnh hưởng của từng nhân tố trong số đó một cách riêng biệt và gộp lại cùng một lúc. Khi xem xét mỗi nhân tố động chạm tới hai vấn đề: thay đổi chế độ thuỷ văn và thể tích dòng chảy cùng với sự thay đổi chất lượng tài nguyên nước, Do các tác động nhân sinh gây ra sự nhiễm bẩn nước tự nhiên, tức là thay đổi thành phần và tính chất của nó, dẫn tới việc làm tồi chất lượng nước đối với việc sử dụng nước. Nguy hiểm nhất đối với nước tự nhiên và các cơ thể sống là nhiễm xạ. Nước bị nhiễm bẩn có thể trở nên bất lợi đối với người sử dụng nước nhất định, Thế nên, tại sao khi đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế lên tài nguyên nước cần phải tính đến không chỉ sự thay đổi số lượng của nó mà còn cả chất lượng. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 12 Hình 5: Phân loại ô nhiễm tài nguyên nước (Nguồn: Học viên tổng hợp) NƯỚC Ô NHIỄM Ô NHIỄM SINH HỌC Ô NHIỄM DO CHẤT HỮU CƠ TỔNG HỢP Hydrocarbon s (CxHy) Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông Nông dược Ô NHIỄM HÓA HỌC DO CHẤT VÔ CƠ Ô NHIỄM VẬT LÝ Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 13 CHƯƠNGIII HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1. Tại sao phải quản lý tỏng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam: Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng trong cho sự tồn tại của trái đất. Tuy nhiên nó cũng gây ra những tai họa khôn lường. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, tiềm năng nguồn nước được đánh giá là khá dồi dào. Để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này là thách thức rất lớn đối với nước ta vì:  Tài nguyên nước ở Việt Nam phân bố rất không đều theo không gian và thời gian.  Sự phân bố của mạng sông suối không đồng nhất.  Việt Nam là một quốc gia vùng hạ lưu dẫn đến chất lượng và số lượng nước mặt phụ thuộc vào việc sử dụng nước của các nước vùng thượng lưu.  Hơn 60% tổng lượng nước chảy qua lãnh thổ Việt Nam sản sinh từ nước ngoài. Vì vậy việc sử dụng nước ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng nước của các nước thượng lưu.  Đến nay nếu tính bình quân đầu người với tổng lượng nước mặt ở Việt Nam khoảng 9856m3 /người.năm dự tính đến năm 2025 là 2830 m3/người.năm. Như vậy, trong tương lai gần nước ta trở thành quốc gia khan hiếm nước.  Do tác động của thiên nhiên và con nguời, nguồn nước sông suối ở một số nơi đã bị ô nhiễm trầm trọng.  Nhu cầu dùng nước ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.  Việt Nam là một trong 5 nước dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới do việc nước biển dâng và hậu quả của biến đổi khí hậu. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 14 Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước để phát huy mặt lợi, hạn chế tác hại của nước vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước hiện nay và mai sau. 3.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các nguyên tắc quản lý: 3.2.1. Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên nước: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) là một quá trình xúc tiến việc phối hợp quản lý và phát triển các nguồn nước, đất đai và các nguồn lực liên quan nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cân bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ thống sinh thái trọng yếu” (GWP, 2000). Cơ sở khái niệm về IWRM là có rất nhiều mục đích sử dụng các nguồn nước có hạn phụ thuộc lẫn nhau. Nhu cầu về tưới tiêu cao và các lượng nước thoát ô nhiễm từ khu vực nông nghiệp đồng nghĩa là lượng nước sạch cho sinh hoạt và cho các ngành công nghiệp bị giảm đi; nước thải ô nhiễm từ các thành phố và khu vực công nghiệp làm nhiễm bẩn các dòng sông và đe dọa các hệ sinh thái; và nếu lượng nước giữ lại trên sông để bảo vệ nghề cá và các hệ sinh thái thì nước để tưới tiêu cho mùa màng sẽ ít đi. Có rất nhiều ví dụ như vậy để minh họa cho một thực tế là việc sử dụng không có kế hoạch nguồn nước khan hiếm đang gây lãng phí và mất tính bền vững. Hình 6: Nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam (Nguồn: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 15 Chú thích biểu đồ: Cross sectoral integration: Tổng hợp đa ngành Enabling environment: Môi trường phát sinh khả năng Institutional roles: Các vai trò thể chế Management instruments: Các công cụ quản lý Water for people: Nước sinh hoạt Water for food: Nước cho sản xuất lương thực Water for Nature: Nước cho thiên nhiên Water for industry and other uses: Nước cho ngành công nghiệp và các sử dụng khác. Quản lý tổng hợp ngày nay quan tâm đặc biệt đến tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên, do đó tổng hợp được xem xét theo cả hai hệ: Hệ tự nhiên và hệ con người. Tổng hợp về mặt tự nhiên bao gồm các khía cạnh sau: - Tổng hợp quản lý nước ngọt và và quản lý vùng ven biển. - Tổng hợp quản lý “nước xanh lá cây” và “nước xanh da trời”. - Tổng hợp nước mặt và nước dưới đất. - Tổng hợp số lượng và chất lượng trong quản lý tài nguyên nước. - Tổng hợp những lợi ích liên quan đến nước ở thượng lưu và hạ lưu. Tổng hợp về mặt con người bao gồm những khía cạnh sau: - Khi phân tích tài nguyên nước phải kết hợp phân tích các hoạt động của con người và cơ cấu dịch vụ. - Tổng hợp liên ngành trong quá trình lập chính sách quốc gia. - Tổng hợp tất cả các bên liên quan trong quá trình quy hoạch và quyết định. - Tổng hợp quản lý nước và nước thải. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 16 Nếu làm tốt các mặt tổng hợp trên trong quan hệ hài hoà giữa ba thành tố kinh tế - xã hội – môi trường, chúng ta sẽ đạt được sự quản lý tài nguyên nước bền vững. Tổng hợp là cần thiết nhưng chưa đủ. Theo từ điển của Webster, sự cần thiết phải tổng hợp nổi lên khi có liên quan tới tình hình “quan hệ tương hỗ thường xuyên của các nhóm phụ thuộc lẫn nhau của các hạng mục hình thành nên một tổng thể thống nhất. 3.2.2. Các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước: a. Nguyên tắc Dublin: - Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn và cần được bảo vê, thiết yếu để duy trì cuộc sống phát triển và môi trường - Phát triển và bảo vệ tài nguyên nước cần dựa trên phương pháp tiếp cận cùng tham gia của người sử dụng, nhà quy hoạch và lập chính sách ở tất cả các cấp. - Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước - Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần được nhìn nhận như một hàng hoá kinh tế b. Các nguyên tắc theo Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam: - Nguyên tắc tổng hợp. - Nguyên tắc thống nhất. - Nguyên tắc quản lý số lượng nước phải đi đôi với quản lý chất lượng nước. - Nguyên tắc quản lý nước mặt phải đi đôi với quản lý nước ngầm. - Nguyên tắc cân bằng nước theo lưu vực sông. 3.2.3. Mục tiêu của quản lý tổng hợp tài nguyên nước: - Phát triển một phương pháp để xác định các vấn đề liên quan tới nguồn nước trong hiện tại và tương lai và tình trạng thiếu hụt nước trên cơ sở các lưu vực sông. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 17 - Phát triển một phương pháp để tìm ra các phương án quy hoạch và ra quyết định cho công tác IWRM bằng việc phối hợp các biện pháp (phân bổ nguồn nước, xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước, vv...). - Phát triển bền vững, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước. - Phục vụ đa mục tiêu. Hình 7: Nhu cầu phục vụ đa mục tiêu đến tài nguyên nước (Nguồn: Để đạt được mục tiêu đề ra cần có kế hoạch thực hiện cụ thể như sau: Kế hoạch này mang tính chu kỳ bơi vì tính liên tục của chu kỳ, để hoàn thiện hơn và đạt kết quả tốt nhất chúng ta phải lặp đi lặp lại chu kỳ sao cho đạt được kết quả tốt nhất và như mong đợi. Fishery Environment Tourist Industry Financial Agriculture Energy Water Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 18 Hình 8: Kế hoạch thực hiện IWRM (Nguồn: Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước: Đây là một quá trình mang tính khép kín được lặp đi lặp lại trong tương lại, phải thực hiện trong thời gian dài. IWRM không có khởi đầu hay kết thúc cố định 3.3. Một số văn bản cụ thể về Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước và Quy hoạch Tài nguyên nước: - Nghị định 149/2004/NĐ-CP về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; - Chiến lược Quốc gia về TNN đến năm 2020 (Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg); - Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; - Nghị định 120/2008/NĐ-CP về Quản lý Lưu vực sông: + Quy định về nội dung: Quản lý lưu vực sông, Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước, Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước, Quy hoạch phòng chống tác hại do nước; Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 19 + Yêu cầu xác định: Lưu lượng nhỏ nhất; Lưu lượng lớn nhất; Thứ tự ưu tiên, Tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước; Mục tiêu chất lượng nước… - Thông tư 15/2009/TT-BTNMTvề Định mức kinh tế-kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước. 3.4. Hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam: - Thực chất công tác quản lý tổng hợp nguồn nước được đề cập và đưa vào thực tế Việt Nam mới chỉ một đến hai thập kỉ trở lại đây. - Từ sau năm 1995,được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự cố gắng của các Bộ, các ngành và sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như Đan Mạch, Hà Lan, Úc, Nhật, WB, ADB, IUCN…Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. a) Về xây dựng các văn bản pháp quy: Để quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhiều văn bản pháp quy đã được nhà nước và các bên liên quan ban hành trong đó có: - Luật tài nguyên nước - Nghị định của chính phủ số 179/199/NĐ-CP ngày 30/12/1999 về việc thi hành luật tài nguyên nước. - Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03/12/2004. - Luật bảo vệ môi trường. - Luật đê điều: số 79/2006/QH 11 ngày 29/11/2006. - Luật đất đai. - Luật thuỷ sản số 17/2003/ QH 11 ngày 26/11/2003. - Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế Tài nguyên thiên nhiên (sửa đổi) - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải - Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lí an toàn đập - Nghị quyết số 27/NQ- CP ngày 12/6/2009 của chính phủ về một số giải Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 20 o pháp cấp bách trong công tác quản lí nhà nước về TN & MT. - Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch - Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi - Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008của chính phủ về quản lí lưu vực sông - Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL. - Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 - Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. - Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2020 - Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025. - Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 - Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. - Pháp lệnh số 32/2008/PL-UBTVQH10 về pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 21 - Quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thuỷ lợi Việt Nam Ngoài ra còn có rất nhiều các Quyết định, các thông tư liên Bộ của các Bộ đưa ra có liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển ngành thuộc Bộ quản lý. b) Về bộ máy tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên nước Hiện nay, công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam được sơ bộ như sau: Cấp Chính phủ Việt Nam có 4 cấp hành chính Quốc gia: + Trung ương + Tỉnh, thành phố + Quận (thành thị), Huyện (nông thôn) + Phường (thành thị), xã (nông thôn) Mỗi cấp hành chính đều có Hội đồng Nhân dân được bầu theo Khoá của UBND các cấp, hoạt động và quyền hạn của các tổ chức này theo quy định chung. Việt Nam được chia ra làm 63 tỉnh và thành phố. Tư vấn cho Chính phủ về quản lý tài nguyên nước (theo luật Tài nguyên nước) còn có Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước. Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ TT&MT. Cấp Bộ Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ các bộ có liên quan đến tài nguyên nước bao gồm: + Bộ Tài nguyên và Môi trường + Bộ Khoa học và Công nghệ + Bộ NN&PTNT + Bộ Xây Dựng + Bộ Kế hoạch và Đầu tư + Bộ Giao thông vận tải + Bộ Công Thương + Bộ Tài Chính Cấp tỉnh Giúp việc cho các tỉnh là các Sở chuyên ngành: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 22 Cấp lưu vực Tổ chức Lưu vực sông đã được xác định trong Luật Tài nguyên nước với tên gọi là Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông. Đây là tổ chức có chức năng lập quy hoạch và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực. Ngoài ra để hỗ trợ cho công tác quản lý còn có các trường chuyên ngành, các Viện nghiên cứu, Viện quy hoạch thuỷ lợi thực hiện các nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực và quy hoạch các lưu vực sông. Hình 9: Quản lý của Bộ NN&PTNT liên quan đến lưu vực (Nguồn: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 23 Hình 10: Quản lý của Bộ TN&MT liên quan đến lưu vực (Nguồn: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 24 Hình 11: Quản lý vùng lưu vực của Việt Nam (Nguồn: c) Về nguồn nhân lực và phụ nữ tham gia vào công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước - Số cán bộ công tác tại các cơ quan từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến ngành nước là khá lớn. Tuy nhiên, số cán bộ làm quản lý tài nguyên nước không nhiều, chủ yếu tập trung ở Cục Quản lý tài nguyên nước ở Bộ TN&MT, Cục Thuỷ lợi và Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (nay là Tổng Cục thuỷ lợi) thuộc Bộ NN&PTNT (Cục Quản lý tài nguyên nước Bộ TN&MT có khoảng hơn 100 cán bộ, tổng Cục Thuỷ lợi khoảng 250 người). - Riêng các cán bộ ở các địa phương hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên nước bao gồm: Số cán bộ làm việc ở các Chi cục Thủy lợi khoảng 1076 người, số cán bộ làm việc tại 95 doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi khoảng 22.025 người. Ngoài ra còn có rất đông các thành viên làm việc tại 12.000 tổ chức hợp tác dùng nước. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 25 - Ở Việt Nam số lượng phụ nữ làm việc trong ngành nước nhiều nhưng nhiệm vụ, trọng trách lại không được giao, chủ yếu họ làm các công việc về kế toán hay kỹ thuật quản lý đơn thuần. d) Nước – hàng hoá kinh tế Ở Việt Nam, nước là hàng hoá chỉ được thực hiện ở lãnh vực cấp nước đô thị hoặc các công trình cấp nước tập trung ở nông thôn, còn đa phần chỉ dừng lại ở phí dịch vụ. Điều này đã được phản ánh trong các văn bản của Chính phủ và của các Bộ liên quan. e) Hợp tác quốc tế trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước - Việt Nam là nước đang phát triển, kinh nghiệm quản lý còn rất yếu, phương tiện quản lý nghèo nàn, kinh phí đầu tư cho quản lý chưa đáp ứng…nên việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý rất được các cấp chính quyền quan tâm và đặc biệt cũng được các nước và các tổ chức quốc tế tận tình giúp đỡ như Hà Lan, Đan Mạch, Úc, Nhật, WB, ADB, GWP, UNICEF, UNIDO…Đối với lĩnh vực quản lý tổng hợp nguồn nước, hiệu quả của sự hợp tác này thông qua các dự án mà họ tài trợ. + Dự án TA2871 ViE – Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng. + Dự án tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ADB TA 3528 – ViE. + Dự án hỗ trợ TNN do AusAID tài trợ. + Dự án ADB-TA 3892VIE. + Dự án hỗ trợ ngành nước (Water SPS) do DANIDA tài trợ. + Dự án đánh giá ngành nước Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều dự án do Uỷ ban quốc gia Mêkông thực hiện, các cuộc hội thảo trong nước và nước ngoài do ADB, NARBO, MRC, WB và các tổ chức khác tổ chức nhằm nâng cao trình độ quản lý về tổng hợp TNN. f) Những tồn tại trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 26 - Nhiều văn bản pháp quy về quản lý tổng hợp TNN do Nhà nước ban hành đã lâu đến nay không phù hợp. - Các văn bản do các Bộ ban hành tuy nhiều nhưng còn mang nặng tính chuyên ngành, còn chồng chéo nên khó thực hiện. - Nhiều văn bản liên quan đến TNN mà các Bộ trình Chính phủ ký, do thiếu sự kiểm tra kỹ lưỡng nên sau khi được ban hành, hiệu quả không cao. - Trong gần một thập kỉ qua, do có sự chồng chéo về chức năng quản lý TNN giữa các Bộ, chủ yếu là giữa Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT nên đã xảy ra cuộc chiến giành chức năng này mà đôi khi Chính phủ phải đứng ra giải quyết. - Các tổ chức lưu vực sông, Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực được thành lập nhưng hoạt động không có hiệu quả. - Cán bộ quản lý tổng hợp TNN còn quá ít (nhất là Bộ TN&MT), kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, cơ sở, phương tiện quản lý còn yếu và thiếu. - Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành liên quan tới quản lý TNN từ Trung ương đến địa phương còn yếu. - Vai trò của Phụ nữ trong quản lý tổng hợp TNN chưa được quan tâm đúng mức. - Tuy Nước được coi là hàng hoá kinh tế nhưng trong thực tế vẫn chưa được quan tâm thực hiện. 3.5. Một số định hướng quản lý tổng hợp TNN ở Việt Nam: - Nhanh chóng hoàn thiện việc sửa luật TNN trình Quốc hội xem xét phê duyệt. - Tiếp tục rà soát, bổ sung các văn bản pháp quy khác liên quan đến công tác quản lý tổng hợp TNN. - Tăng cường năng lực cho Cục Quản lý TNN cả về cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện quản lý. - Đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kiến thức quản lý tổng hợp TNN cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực này.Hoàn thiện bộ máy quản lý TNN từ Trung ương đến địa phương, trong đó kiến nghị lập đơn vị Thanh tra ngành nước. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 27 - Nghiên cứu xây dựng lại mô hình phù hợp cho Hội đồng quốc gia về TNN để phát huy đầy đủ vai trò của tổ chức này trong việc tư vấn cho Chính phủ quyết định các chính sách quan trọng cho ngành nước. - Nghiên cứu cải tổ hoặc thành lập mới các tổ chức lưu vực sông trên cơ sở sửa đổi Điều 64 Luật TNN và Nghị định 120 cả Chính phủ về quản lý lưu vực sông. - Phát huy vai trò của Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam trong việc quản lý lưu vực sông Mê Kông, tiến hành đàm phán với Trung Quốc. - Đẩy mạnh sự hợp tác với các tổ chức quốc tế và các để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ tài trợ về kinh phí, các phương tiện quản lý và đào tạo cán bộ chuyên ngành. - Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng cơ chế chính sách để động viên nhân dân tham gia vào công tác quản lý tổng hợp TNN theo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra. - Nghiên cứu cơ chế phối hợp phù hợp để tăng cường sự hợp tác giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý TNNNghiên cứu và đưa ra các chính sách để trong một thời gian ngắn triển khai các hoạt động để giải quyết vấn đề Nước thực sự là hàng hoá kinh tế. - Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng cho ngành nước để họ có đủ năng lực tài chính giải quyết các vấn đề đặt ra cho sự phát triển ngành. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 28 Hình 12: Nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam (Nguồn: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 29 Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. Dự án hợp tác giữa BMBF VÀ MOST Hình 13: Một số dự án đã và đang triển khai trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam (Nguồn: Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 30 3.6. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam hay Các giải pháp phát triển bền vững Tài nguyên nước Việt Nam. 3.6.1. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu. a) Giảm nhẹ khí nhà kính theo kế hoạch hành động của Quốc gia. b) Từ 1994- 2020, xây dựng thêm khoảng hơn 70 hồ chứa Thuỷ lợi, Thuỷ điện có Vhi  10 triệu m3 với Vtb  50 tỷ m3, Vhi  33 tỷ m3, trong đó có 46 hồ chứa với Vhi  400 triệu m3. (Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu, 2007) c) Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng. - Nâng cấp các hệ thống cũ. - Qui hoạch xây dựng bổ sung hệ thống mới, độc lập với tưới, cấp nước. - Thực hiện nghiêm chỉnh các Luật Tài nguyên nước, Bảo vệ môi trường, Đê Điều…bảo đảm thoát lũ, bảo vệ bờ sông, chỉnh trị lòng sông, cửa sông thông thoát lũ… - Nâng cấp đê biển, đê cửa sông. - Củng cố bồi trúc đê sông đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã qui định. - Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng. - Thực hiện cơ chế sản xuất sạch. 3.6.2. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng Tài nguyên nước không hợp lý. a. Giảm nhu cầu nước. 1) Tưới tiết kiệm nước. 2) Giảm tổn thất nước: - Cứng hoá kênh mương - Nâng cấp công trình đầu mối - Nâng cao hiệu quả quản lý Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 31 * Quản lý theo nhu cầu dùng nước không phải quản lý theo khả năng công trình. * Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lý của xã hội, công dân và cộng đồng. * Tăng cường năng lực quản lý. 3) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp. 4) Phòng chống ô nhiễm nước. b. Công nghiệp. 1) Nâng cao hiệu quả tái sử dụng nước. 2) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải. 3) Phòng chông ô nhiễm nguồn nước. c. Du lịch- Dịch vụ- Sinh hoạt. 1) Sử dụng nước tiết kiệm chống lãng phí. 2) Giảm nhu cầu nước một cách hợp lý, cải tiến thiết bị sử dụng nước. 3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước. d. Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy trì dòng chảy môi trường cho con sông khoẻ mạnh bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thuỷ sinh. Pháp lý hoá nội dung đảm bảo dòng chảy môi trường trong qui hoạch, thiết kế vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện và đập dâng. Có kế hoạch biện pháp bổ cập nước ngầm những vùng khai thác quá mức, phòng chống hoang mạc hoá. e. Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài nguyên nước. Dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino… để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước. g. Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước. Tổ chức Lưu vực sông có cơ chế quản lý thích hợp, hiệu quả. h. Bảo vệ môi trường nước, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nước, thực hiện đúng các Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 32 1) Hiểu và thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đê Điều, Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 và các Nghị định, Qui định của Chính phủ có liên quan. 2) Thực hiện người gây ô nhiễm phải trả phí. 3) Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường nước. 4) Cải tạo, cải thiện khôi phục có kiểm soát các dòng sông bị ô nhiễm, bị tù như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Sài Gòn và các sông, kênh nội đô. 3.6.3. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và Luật pháp. a) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài nguyên nước. b) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản dưới Luật. c) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản lý lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thực sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung ương (chứ không phải chỉ dừng lại ở quản lý qui hoạch, mà thực chất qui hoạch chưa có. Lãnh đạo quản lý chủ yếu là “người của Trung ương” nên hoạt động kém hiệu quả, hình thức). d) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng động tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập qui hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 33 e) Nhà nước sớm ban hành văn bản qui định từng bước đảm bảo đủ dòng chảy môi trường cho các con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và lành mạnh làm cơ sở cho phát triển bền vững Tài nguyên nước. Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 34 CHƯƠNGIV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Trước những thách thức rất to lớn đối với tài nguyên nước hiện nay ở nước ta, thúc đẩy công tác quản lý tổng hợp TNN để bảo vệ và phát triển bền vững TNN là việc cần thiết đối với Nhà nước và toàn dân tộc. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan đến TNN từ Trung ương đến địa phương và sự giúp đỡ của quốc tế, công tác quản lý tổng hợp TNN bước đầu đã đạt được thành tích đáng kể từ việc đưa ra các văn bản pháp quy, tái cơ cấu tổ chức, phát huy sự tham gia của người dân…đã đóng góp rất lớn vào công việc bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia. Trước mắt và trong tương lai, công tác quản lý tổng hợp TNN còn nhiều khó khăn gian khổ, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Bộ TN&MT chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần đưa ra chiến lược, kế hoạch hành động và lộ trình phù hợp để thúc đẩy công tác quản lý tổng hợp TNN. 4.2. Kiến nghị: Cần tiếp tục hoàn thiện hơn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý tổng hợp tài nguyên nước về mặt thống nhất quản lý để tránh sự chồng chéo dẫn đến việc kém hiệu quả. Kết hợp liên ngành hơn nữa trong việc quản lý tài nguyên nước từ bước đầu đánh giá trữ lượng chất lượng một cách chính xác đến những chính sách hợp lý trong khai thác, quản lý và sử dụng. Về vấn đề quy hoạch TNN cần phải chú trọng hơn nữa vì khi nói đến quy hoạch sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chỉ bởi các nhân tố tự nhiên hay nhân tạo mà còn bởi những quy hoạch khác mang tính chất liên ngành thì mới Môn học: Quản lý Tài nguyên nước Học viên: Đinh Phúc Duy 35 có thể hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát hơn nữa trong các hoạt động gây ô nhiễm hay ảnh hưởng đến tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân vô ý thức. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước cụ thể trên các lưu vực sông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 5/2012. Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam (Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20)). Hà Nội. 2. GS. TS Ngô Đình Tuấn, 5/2007. Phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên nước (Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu). Trường Đại học Thuỷ Lợi. 3. PGS. TS Trần Thục, 2008. Sổ tay phổ biến kiến thức tài nguyên nước Việt Nam. 4. TS. Đào Trọng Tứ, 2011. Tổ chức quản lý lưu vực sông ở Việt Nam. Trung tâm Con người và Thiên nhiên. 5. Nguyễn Thanh Sơn, 2010. Đánh giá Tài nguyên nước Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục. 7. Trịnh Minh Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Ý Như, 2013. Đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ Đáy. 8. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S, trang 126-133. Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. 9. Sukrano Sastro Hardjono và Tjioek Subijanto, 2008. Hệ thống Quản lý tài nguyên nước tổng hợp mới của khu vực Châu Á (Mạng lưới các Tổ chức lưu vực sông Châu Á). 10. Đỗ Thị Hồng Phấn, Nguyễn Thị Phương Lâm, 2011. Đánh giá tình hình thựchiện QLTHTNN của Việt Nam từ năm 2000 –2010 (GWP –SEA 2011 Work program). Một số trang Wedsite tham khảo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_phuc_duy_298.pdf
Luận văn liên quan