Nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân từ lâu đã
trở thành tập quán sản xuất của nông dân trong huyện, cung cấp nguyên liệu
để duy trì và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống nhất là nghề làm bánh
phồng Phú Mỹ. Hình ảnh người nông dân siêng năng cần cù với con trâu đi
trước cái cày theo sau trên đồng ruộng thể hiện nét văn hóa rất riêng của
người Việt Nam – văn hóa lúa nước. Những năm gần đây, con trâu được thay
bằng những chiếc máy cày hiện đại, nông dân bớt cực nhọc hơn, giảm bớt
lượng lao động tập trung trong nông nghiệp chuyển sang các ngành khác
nhưng vẫn giữ được tiến độ làm việc bảo đảm cho cung cấp đầy đủ lương
thực. Người dân Việt Nam đã quen dùng nếp làm thành nhiều loại xôi, bánh
(bánh tét, bánh ít, bánh chưng, bánh dày, ) trịnh trọng làm quà biếu, đặt lên
bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ, tết, cúng, giỗ .để tỏ lòng kính hiếu. Ngày
10/3/2008 để mừng ngày giỗ Tổ Hùng Vương người dân đã làm ra chiếc
bánh chưng có trọng lượng 2 tấn được làm từ 900kg nếp, 200kg đậu xanh,
100kg thịt lợn, và chiếc bánh dày có trọng lượng 1 tấn được chuyển từ thành
phố Hồ Chí Minh về đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) để cung tiến
Giỗ tổ Hùng Vương.
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3801 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở công nghiệp được cung ứng đủ công suất điện cho sử
dụng, 70% diện tích canh tác đã được bơm tưới, tiêu bằng điện. Đến cuối năm
2004 toàn huyện có 97% hộ có sử dụng điện cho sinh hoạt.
Mạng lưới bưu điện – thông tin liên lạc được mở rộng phục vụ ngày
càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Đến nay đã phát triển được 4 bưu cục
trong đó có 3 bưu cục xã, với gần 9.000 máy điện thoại, mật độ sử dụng điện
thoại bằng 5% dân số, bình quân 4,5 hộ dân có 1 máy điện thoại.
Toàn huyện có 141.113 người trong độ tuổi lao động, chiếm 47,95%
dân số. Trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 126.437
người chiếm 89,6%; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm 10,40%. Nguồn
lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng còn thấp, có trên 96%
lao động thủ công, đơn giản; tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp chiếm
15%; thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 60%.
Năm 1998, huyện được công nhận phổ cập tiểu học; năm 2005 tỷ lệ
phổ cập trung học cơ sở đạt 80%.
Dân tộc chủ yếu là người Kinh chiếm 98% còn lại là người Hoa và
Chăm. Toàn huyện có 53.818 hộ sinh sống, huyện mang đậm nét của một
vùng tôn giáo, trong đó có 84,2% hộ theo đạo Hòa Hảo với khoảng 121.000
tín đồ chiếm 52% dân số. Các tôn giáo khác gồm Phật giáo chiếm 13%, Công
giáo chiếm 1,9%, Cao Đài chiếm 2,2%, Hồi giáo chiếm 1% và các tôn giáo
khác chiếm là 0,7%.
Huyện có di tích lịch sử, di tích văn hóa, làng dân tộc Chăm…và là nơi
khai sinh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, nơi đặt trụ sở Ban trị sự Trung Ương Phật
Giáo Hòa Hảo, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt khách đến hành hương.
Từ đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên, đó là điều
kiện thuận lợi cho khâu sản xuất cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm nông
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 21 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
nghiệp, đã giúp cho huyện phát triển mạnh nghề trồng lúa nếp để trở thành
vùng chuyên canh đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long.
2.2 Thực trạng của nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân, tỉnh
An Giang
2.2.1 Thực trạng và kết quả đạt được
Phú Tân là một trong chín huyện của tỉnh An Giang. Trong huyện có
tất cả 17 xã và 2 thị trấn, hầu hết đều có diện tích trồng lúa nếp, tập trung
nhiều ở 8 xã Tân Hòa, Phú Mỹ, Phú Hưng, Phú An, Phú Thuận, Phú Thạnh và
thị trấn Chợ Vàm, tạo nên một vùng xuất khẩu cho cây lúa nếp truyền thống.
Với chu trình sản xuất “3 năm 8 vụ” (một vụ xã lũ).
Ở Phú Tân, nghề trồng lúa nếp đã có từ lâu đời, nhưng trước kia không
được người dân chú trọng. Trước năm 1999, nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ và
cây màu. Từ năm 1999 về sau, diện tích trồng lúa nếp dần dần được nhân lên
hầu hết ở các xã, thị trấn trong toàn huyện. Vài năm trở lại đây, nghề trồng lúa
nếp rất được người dân chú trọng, đa số người dân có làm ruộng và chủ yếu là
trồng lúa nếp (năm 2007, toàn huyện có diện tích lúa nếp chiếm 43.803 ha
trong tổng diện tích gieo trồng là 59.252 ha).
Nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ để giải quyết tình trạng thiếu lương thực
trong những năm đầu đổi mới. Sau khi khắc phục được tình trạng thiếu lương
thực trong nước thì nước ta hướng tới kế hoạch phát triển sản xuất lương thực
đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lúc đầu gạo được xem là mặt
hàng chiến lược xuất khẩu có giá trị cao.
Do đó, việc trồng lúa nếp không được các cấp và nông dân ở địa
phương quan tâm. Nhưng khi sản lượng gạo đã cung ứng đầy đủ, đời sống
người dân ngày càng được nâng lên, thì xuất hiện thêm nhiều nhu cầu khác.
Ngoài lúa gạo là bữa ăn chính còn có thêm nhu cầu về thực phẩm ngày càng
phong phú. Dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển nhiều ngành nghề theo từng lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản… Tuy nhiên, ở riêng tỉnh An Giang dù có sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thì trồng trọt vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nông nghiệp. Với chủ
trương phát huy thế mạnh ở từng địa phương, quy hoạch những vùng sản xuất
trọng điểm thì huyện Phú Tân được xem là vùng chuyên canh lúa nếp lớn nhất
cả nước. Ở huyện, lúa nếp là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất với năng
suất, chất lượng và giá cả cao hơn so các loại cây trồng khác. Tuy là huyện
nhỏ, nhưng Phú Tân lại có diện tích trồng nếp lớn nhất nước. Được gọi là
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 22 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
vùng đặc sản chuyên canh lúa nếp. Ở huyện, lúa nếp lại là cây trồng cho năng
suất rất cao.
Lúa nếp ở Phú Tân lúc đầu chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu của địa
phương, sau đó được người dân dùng rộng rãi trong cả nước. Những năm
gần đây, nếp Phú Tân được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến và nhiều
nước (chủ yếu ở Đông Nam Á) đã nhập khẩu nếp Phú Tân để tiêu dùng
trong nước mình.
Năm 1999 huyện Phú Tân đã quy hoạch vùng chuyên canh trồng lúa
nếp ở 3 xã Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Thọ 2.500 ha, tổng diện tích trồng nếp của
huyện Phú Tân khoảng 13.500 ha. Huyện Phú Tân cũng đầu tư 1 tỷ đồng xây
dựng đê bao chống lũ khép kín cho khu vực, tăng vòng quay của đất lên trồng
3 vụ lúa nếp/năm. Do có nhiều thuận lợi và duy trì được giá bán cao, bình
quân nông dân được lãi gần 14 triệu đồng/ha/vụ, cao gần gấp 3 lần trồng lúa
tẻ. Sản lượng toàn huyện đạt được tới 68.000 tấn, với giá cao đã đem lại thu
nhập tăng cao cho nông dân, tương đương 34000 tấn lương thực nữa mà
không phải bỏ vốn ra thêm. Sản xuất lúa nếp có nhiều thuận lợi đã đem lại cho
ngân sách huyện và cho nông dân nguồn vốn nhất định. Đến năm 2004 Ngân
sách của huyện và sự đóng góp của nông dân được 600 triệu đồng mở rộng
vùng đê bao khép kín cho 4 vùng tây sườn Phú Lâm, Tây mương trường học,
nam Lò Xứ, bắc Cái Tắc, làm tăng vùng chuyên canh ra 17/19 xã, thị trấn tăng
lên 50% diện tích.
Do đó diện tích trồng lúa nếp của huyện tiếp tục tăng qua các năm so
với trồng lúa tẻ và nhiều loại cây trồng khác. Cụ thể: Năm 2000 là 13.917 ha;
năm 2001 là 20.000 ha; năm 2002 là 20.603 ha; năm 2003 là 31.258 ha; năm
2004 là 31.754 ha; năm 2005 là 29.949 ha; năm 2006 là 26.743 ha; năm 2007 là
43.803 ha. Trong khi đó diện tích trồng lúa tẻ ngày càng giảm xuống, năm 2007
giảm xuống còn 14.169 ha.
Từ năm 2002 đến nay, cùng với sự gia tăng của diện tích, sản lượng lúa
nếp của huyện cũng tăng lên đáng kể vượt kế hoạch đề ra. Năm 2003 sản
lượng đạt 175.592 tấn cao hơn cùng kỳ 58.625 tấn, năm 2004 đạt 195.753 tấn,
năm 2005 đạt 160.463 tấn, năm 2006 đạt 167.174 tấn, năm 2007 đạt 264.600
tấn, cao nhất trong các năm. [2,3]
Thực tế cho thấy, nông dân trồng lúa nếp đạt được năng suất từ 8 - 8,5
tấn/ha và giá cả cũng cao hơn trồng lúa tẻ (lời hơn trồng lúa tẻ gấp đôi đến gấp
3 lần). Điều này đã góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nông dân ở
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 23 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
địa phương, tạo nguồn ngân sách dồi dào để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nhìn chung trong những năm qua nghề trồng lúa nếp của nông dân
huyện Phú Tân đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và xã
hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng
tiến bộ, phát huy thế mạnh của địa phương. Năm 2007, đánh dấu sự phát triển
mạnh mẽ trong nền kinh tế của huyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh An Giang cùng với các cấp ủy, ban ngành đã có sự quan tâm đúng mức
đến phát triển kinh tế từng địa phương trong tỉnh. Mà trực tiếp là sự chỉ đạo,
quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ban ngành ở địa phương (ở huyện Phú Tân), đã
đầu tư xây dựng và ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt các công
tác phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:
Về công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật: Hàng năm đều tổ chức
các cuộc hội thảo, khuyến nông để hướng dẫn kĩ thuật trồng trọt cho người
dân; dạy nghề cho nông dân về kỹ năng chọn tạo giống. Triển khai và tổ chức
thực hiện tốt chương trình thi đua sản xuất lúa có chất lượng cao do Uỷ Ban
Nhân Dân tỉnh phát động bao gồm: Triển khai thực hiện chương trình “3 giảm
3 tăng” ở cấp huyện, xã, thành lập nhiều tổ và quy hoạch diện tích đất để sản
xuất giống; Áp dụng chương trình công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch.
Về công tác thủy lợi: Chủ động thực hiện tốt các giải pháp phòng chống
hạn, kiểm soát lũ, nạo vét kênh, xây dựng hệ thống đường nước có qui mô
đảm bảo nước tưới, tiêu trong đồng ruộng….
Về kinh tế hợp tác: Củng cố và từng bước cải thiện, đổi mới hoạt động
của các hợp tác xã, thường xuyên kiểm tra khảo sát hoạt động của các hợp tác
xã (cả hợp tác xã đường nước và chuyên trồng nếp). Hiện Phú Tân có nhiều
hợp tác xã chuyên trồng nếp với quy mô lớn như: Hợp tác xã nông nghiệp Tân
Mỹ Hưng, có 645 ha chuyên trồng nếp, gồm 300 ha ở thị trấn Phú Mỹ, 200 ha
ở xã Tân Hòa và 145 ha thuộc xã Phú Hưng. Hợp tác xã nông nghiệp Phú An,
có 1535 ha chuyên trồng nếp ở xã Phú An. Ngoài ra còn nhiều hợp tác xã khác
như: Thọ Mỹ Hưng, hợp tác xã Phú Thạnh, hợp tác xã Bình Thạnh Đông….
Sự phát triển vững mạnh của những hợp tác xã này đã góp phần
không nhỏ vào việc tạo ra một vùng nguyên liệu rộng lớn chuyên về nếp ở
Phú Tân từ đó có đủ sản lượng cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 24 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Để phát triển bền vững nghề trồng nếp, trong năm 2008, Phòng nông
nghiệp đã hướng dẫn nông dân áp dụng triệt để quy trình “3 giảm 3 tăng”
(giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, giá cả) và
mở nhiều lớp chọn, tạo giống thuần chất lượng cao, trồng 100% là giống xác
nhận thích nghi với thổ nhưỡng địa phương, thời gian sinh trưởng ngắn, cho
năng suất cao, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng.
Ngoài ra huyện cũng đã đầu tư vốn vào việc trang bị máy móc để chế
biến lúa nếp sau khi thu hoạch nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Theo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội của Uỷ Ban Nhân Dân huyện
Phú Tân, năm 2007 toàn huyện đã có được 5 máy gặt đập liên hợp, 7 máy gặt
xếp dãy, 437 lò sấy lúa.
Bên cạnh đó, việc đạt được những thành tựu trên còn do trình độ thâm
canh của nông dân ngày càng cao, nông dân tiếp thu được nhiều biện pháp
hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm lúa nếp có đầu ra ổn định; là nguyên liệu
chính cho nghề sản xuất bánh phồng nếp truyền thống của huyện; được xuất
khẩu sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch và được Tổng Công ty Lương
thực miền Nam, Công ty Angimex thu mua xuất khẩu khoảng 8.000 tấn nếp
thương phẩm/năm. Từ năm 2004 đến nay thì nhu cầu nếp trên thị trường ngoài
nước rất mạnh, giá lại rất cao. Việt Nam đã xuất khẩu một sản lượng lớn nếp
sang các thị trường như Nhật, Đài Loan, Indonexia, Đông Timo…. tạo thêm
động lực để nông dân tập trung sản xuất lúa nếp có năng suất và chất lượng
ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 2008, kết quả thu được trong
vụ Đông Xuân rất cao đánh dấu sự thành công bước đầu của kế hoạch đưa ra.
Lúa nếp thu được có năng suất, chất lượng và giá cao (tăng bình quân 0,12
tấn/ha so với cùng kỳ), giá lúa nếp vỏ khô là 4.500 đồng/kg (tăng 5,58% so
cùng kỳ tính đến ngày 21/3), điều này đã đem lại sự phấn khởi cho nông dân
và nông dân tự tin sản xuất tiếp lúa nếp vào mùa sau.
2.2.2 Những hạn chế, khó khăn
Bên cạnh những thành tựu mà nghề trồng nếp ở huyện Phú Tân đã đạt
được thì còn những hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục.
Diện tích và sản lượng lúa nếp tuy có xu hướng tăng nhưng không cố
định qua các năm. Theo biểu đồ 3 thì từ năm 1999 – 2000; năm 2001 – 2002;
năm 2003 – 2004 có diện tích nếp tăng tương đương nhau; năm 2005 và 2006
thì giảm xuống; năm 2007 tăng lên cao nhất so với các năm trước đó.
Nguyên nhân là do nông dân trồng lúa nếp không tập trung, sản xuất
còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, khả năng hợp tác liên kết của nông
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 25 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
dân còn rất yếu, nông dân và doanh nghiệp còn ít gắn bó, vẫn còn tình trạng
nông dân sản xuất chạy theo biến động giá cả của thị trường (khi giá lúa
nếp thấp thì chuyển sang trồng lúa tẻ). Điển hình như năm 2005, vụ Đông
Xuân do việc tiêu thụ lúa giống gặp nhiều khó khăn làm giá nếp tụt xuống
nên ảnh hưởng đến diện tích nhân giống trong vụ Hè Thu. Trình độ canh tác
dựa vào thủ công là chủ yếu, chưa mạnh dạn áp dụng máy móc trong sản
xuất và khi thu hoạch nên không tránh khỏi thất thoát sau thu hoạch (tỷ lệ
hao hụt từ 10 - 12% (80 - 88kg/ha)). Nông dân thường có thói quen bán tại
chỗ, bán lẻ không tập trung sau thu hoạch nên giá không cao, lời ít.
Giá cả không ổn định, có vụ giá rất cao (vụ Đông Xuân 2007 là 4.500
đồng/kg), có vụ giá tụt xuống thấp hơn giá lúa tẻ (vụ Đông Xuân 2005 khoảng
2.100 đồng/kg). Nguyên nhân là do thiếu thị trường tiêu thụ vì chất lượng nếp
kém không đạt yêu cầu của người tiêu dùng, nhất là không đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu (độ trắng, độ mịn không đều, lẫn thóc và nhiều tạp chất, độ ẩm cao, ….),
nên không thể xuất khẩu dẫn đến giá nếp thấp làm cho nông dân không có lời,
một số hộ còn bị lỗ. Vì vậy cần phải giải quyết sản phẩm nếp xuất khẩu có hệ
thống từ sản xuất đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ - lưu thông – phân phối.
Các thiết bị xử lý sản phẩm sau thu hoạch chưa được áp dụng rộng rãi
làm giảm sức cạnh tranh trong thị trường. Giá vật tư tăng liên tục nên chi phí
sản xuất cao. Chương trình “3 giảm 3 tăng”, giống lúa xác nhận chưa được
nông dân áp dụng triệt để. Do trình độ áp dụng kĩ thuật của nông dân còn hạn
chế dẫn đến hàm lượng thuốc hóa học đọng trong sản phẩm còn cao chưa bảo
đảm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Kinh tế hợp tác xã tuy có phát triển nhưng chưa thật sự vững mạnh;
không ít hợp tác xã còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; cán bộ chưa nhanh nhạy bắt
kịp yêu cầu đặt ra. Chưa xây dựng xong đề án phát triển kinh tế trang trại.
Nông dân tham gia hợp tác xã còn ít, chưa hiểu rõ được lợi ích mà hợp tác xã
mang lại cho các thành viên. Giữa các hợp tác xã với nông dân chưa thật kết
hợp, nhiều nông dân chưa tiếp thu được cách thức áp dụng chương trình “3
giảm, 3 tăng”, chưa sử dụng triệt để giống xác nhận của hợp tác xã.
Nếp Phú Tân trong những năm qua do chưa có thương hiệu nên ít
được người dân trong nước biết đến, khi bán ra ngoài huyện thường bị pha
trộn với nếp Thái Lan nên bị đổi tên là nếp Thái Lan nên không bán được giá
tối đa. Nhưng bắt đầu tháng 3/2007 huyện đã xúc tiến xây dựng thương hiệu
Nếp Phú Tân hỗ trợ Công ty trách nhiệm hữu hạn Đặng Ngọc (xã Phú Hưng)
chọn giống tốt đạt tiêu chuẩn theo thị trường quốc tế để xây dựng thương hiệu
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 26 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
“Đặng Ngọc nếp thơm Phú Tân”. Sản phẩm phân phối ở các siêu thị, cửa
hàng, đại lý bán lẻ các sản phẩm chất lượng cao.
Do đó, để sản phẩm của “Đặng Ngọc nếp thơm Phú Tân” ngày càng
vươn xa hơn nữa, có mặt trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng đa
dạng, được nhân dân các nước biết đến thì huyện cần duy trì những thành tựu
đạt được và phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có để tập trung sản xuất lúa
nếp đạt tiêu chuẩn, hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh dần dần khắc phục những
hạn chế, khó khăn còn tồn tại.
2.3 Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh
An Giang từ năm 2001 đến nay
2.3.1 Góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
Khi huyện Phú Tân bắt đầu quy hoạch diện tích trồng nếp năm đầu tiên
(1999) đã đem lại kết quả cao hơn dự tính. Với sản lượng nếp thu được bất
ngờ trong năm là 68.000 tấn trên diện tích là 13.500 ha, đây là một sản lượng
rất cao so với sản lượng của nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là lúa tẻ. Từ
đây người dân trồng nếp ngày càng nhiều, mỗi năm sản lượng nếp thu được
đều tăng. Cả 3 vụ ăn chắc trên 19 tấn/ha. Điều này thể hiện cây nếp là loại cây
lương thực có hiệu quả nhất để gieo trồng trong huyện. Trồng lúa nếp chỉ tốn
chi phí bằng trồng lúa tẻ, nhưng sản lượng và giá bán lại cao hơn lúa tẻ
(khoảng1.200 đến 2.000 đồng/kg).
Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì nếp Phú Tân có hương vị thơm ngon rất
đặc biệt của nó, hạt nếp vừa trong, mịn lại vừa dẻo dùng để chế biến thành
nhiều món ăn được ưa chuộng ngon hơn cả nếp Thái Lan. Danh hiệu “nếp
vàng Phú Tân” đã được các nghệ nhân phong tặng. Sản phẩm đã được dùng
trong các hội chợ triển lãm giới thiệu món ăn ngon, trong các hội thi nấu ăn.
Chính vì vậy, nếp Phú Tân đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh với các mặt
hàng nếp của các nước như Trung Quốc, Thái Lan…Nếp Phú Tân vừa thơm
ngon lại có giá thành hợp với thu nhập của người dân (thấp hơn nếp Thái Lan)
nhờ vào các yếu tố thuận lợi về tự nhiên, về vận chuyển, nông dân chủ yếu lấy
công làm lời….Cho nên nhiều thị trường đã chọn nếp Phú Tân thay vì nếp của
Thái Lan như: Đài Loan, Campuchia, Nhật Bản…
Từ năm 2001 đến nay lúa nếp Phú Tân (chiếm tỷ trọng cao nhất) cùng
với lúa nếp của các vùng khác trong cả nước đã được nhiều nước ký hợp
đồng nhập khẩu. Năm 2005, Việt Nam đã trúng thầu hơn 80 tấn gạo nếp xuất
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 27 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá cao kỷ lục: 99.500 yên/tấn (tương
đương 900 USD).
Thị trường tiêu thụ nếp Việt Nam ngày càng nhiều bao gồm nhiều
nước ở khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông. Hai giống nếp CK
2003 hoặc nếp LV3 thuộc loại giống cao sản đang được trồng nhiều nhất ở
huyện Phú Tân có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây là cơ
sở để đẩy mạnh việc xuất khẩu nếp của huyện vài năm trở lại đây. Điều
này cho thấy rằng, nếp Phú Tân nói riêng, nếp của Việt Nam nói chung
hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với nếp của các nước đặc biệt là với nếp
Thái Lan là nước có sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới hiện nay.
Trong thời gian tới cần xúc tiến phổ biến thương hiệu “Đặng Ngọc nếp
thơm Phú Tân” để tránh sự ngộ nhận giữa nếp Phú Tân và nếp Thái Lan và
một số loại nếp khác nhằm đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nếp nội địa, giảm nhu
cầu ngoại địa, phát huy tối đa tiềm lực của huyện, góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.3.2 Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Do Phú Tân là một trong các huyện có nền nông nghiệp lâu đời của tỉnh
An Giang nên trong cơ cấu kinh tế của huyện, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao
nhất, năm 2005 là 41,26% còn lại là công nghiệp (20,76%) và dịch vụ
(37,98%). Trong nông nghiệp thì trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất là
44,23% (năm 2006). Nông dân chủ yếu trồng lúa (bao gồm lúa tẻ và lúa nếp).
Diện tích trồng lúa luôn dẫn đầu so với diện tích của tất cả các loại cây trồng
khác. Trước 1999 nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ, nhưng năng suất lao động
thấp do nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh… Năm 1996, 1997 do ảnh
hưởng của thời tiết diễn biến bất thường cuối vụ hè thu, mưa nhiều cộng thêm
ảnh hưởng của bão số 2 đã gây thiệt hại đáng kể, ước tính số tiền thiệt hại lên
đến 1,7 tỷ đồng. Giá cả thì thấp, chất lượng lúa lại giảm nên sản xuất không
hiệu quả, nông dân bị lỗ vốn.
Đến năm 1998 giá nông sản mới bước đầu ổn định. Nông dân
trồng lúa tẻ thu được lợi nhuận. Song do tác động của quy luật cung cầu, thị
trường và giá cả đã tác động khiến bà con nông dân và một số doanh nghiệp
vào cuộc sản xuất và xuất khẩu nếp. Năm 1999, lúa nếp có bước đột phá
lớn về cả năng suất và chất lượng, đến năm 2000 trở về sau diện tích
trồng lúa nếp tăng lên nhanh chóng, hiện nay diện tích cây lúa nếp chiếm
tỷ trọng cao nhất so các loại cây trồng (năm 2007 là 75,56%). Thực tế
cho thấy trồng nếp rất ít bị lỗ vốn vì giá nếp thường rất cao, chất lượng
lại đạt yêu cầu. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đẩy mạnh ngành trồng trọt ở
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 28 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
huyện nhà, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và mặt
hàng nếp giữ vai trò chủ lực.
Nghề trồng lúa nếp cũng góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển, đặc
biệt là công nghiệp bảo quản và chế biến lương thực (lúa nếp). Năm 2006,
huyện đã đầu tư 3 tỷ đồng trang bị máy sấy và xay xát, lau bóng để nâng cao
chất lượng chế biến lúa nếp đặc sản Phú Tân. Đồng thời ưu tiên phát triển loại
hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, gắn công nghiệp với phát triển nông nghiệp
toàn diện và khuyến khích phát triển các ngành nghề phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.
Sự phát triển mạnh của nghề trồng lúa nếp cũng thúc đẩy phần nào các
dịch vụ nông nghiệp phát triển, số lượng các cơ sở cung cấp đầu vào cho sản
xuất nông nghiệp tăng lên như chi nhánh bảo vệ thực vật, các đại lý phân bón,
thuốc trừ sâu, cơ giới hóa nông nghiệp được áp dụng rộng rãi hơn. Thị trường
tiêu thụ nông sản cũng được củng cố và phát triển. Hiện Phú Tân đang thực
hiện kế hoạch 2005 – 2010 của Uỷ Ban Nhân Dân huyện xúc tiến xây dựng
hoàn thành khu dân cư – thương mại – đô thị Phú Mỹ và xây dựng chợ nông
sản Tân Trung, trung tâm thương mại thị trấn Chợ Vàm, khu dân cư – thương
mại Hòa Long, khu thương mại Long Sơn, Phú Thọ năm 2006. Xây dựng hệ
thống thông tin và dự báo tình hình thị trường để giúp các doanh nghiệp, hợp
tác xã tổ chức sản xuất có hiệu quả, tránh rủi ro. Và hiện nay kinh tế huyện
phát triển đang chuyển sang xu hướng tập trung đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu
mặt hàng nếp với chất lượng cao.
2.3.3 Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, sức lao động
Nghề trồng lúa nếp mang lại cho bà con nông dân lợi nhuận cao hơn
trồng lúa tẻ. Năm 2005 nông dân sản xuất 3 vụ/năm, trong đó năng suất vụ
đông xuân 2004 – 2005 đạt 10 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lãi 16 triệu
đến 17 triệu đồng/ha, nếu sản xuất 3 vụ/năm nông dân thu lãi ít nhất 45 triệu
đồng/ha/năm, gấp 2 lần trồng lúa tẻ.
Nghề trồng lúa nếp cũng góp phần tăng lượng GDP trên địa bàn huyện,
sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của ngân hàng. Mỗi năm nguồn vốn của ngân
hàng đầu tư cho nông nghiệp đều tăng lên (cao nhất so với các ngành khác)
cũng đều đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Qua kinh phí đầu tư và doanh thu
GDP trong nông nghiệp. Xem Bảng 2, ta thấy trồng trọt chiếm tỷ trọng cao
nhất qua các năm. Điều này cho thấy nghề trồng lúa nếp đã góp phần không
nhỏ vào việc tăng GDP trong nông nghiệp nói riêng và trên địa bàn huyện nói
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 29 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
chung. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14,58%, tăng
3,07% so với năm 2006 và vượt 0,52% so kế hoạch.
Vì thế lúa nếp được xác định là mặt hàng chủ đạo của huyện và được
chọn là một trong 3 dòng sản phẩm để quảng bá thương hiệu gạo An Giang:
gạo Nàng Nhen Bảy Núi (huyện Tịnh Biên), gạo thơm Châu Phú (huyện
Châu Phú) và nếp Phú Tân (huyện Phú Tân).
Bên cạnh nghề trồng lúa nếp cũng góp phần sử dụng hiệu quả sức lao
động. Với nguồn lao động trên địa bàn huyện năm 2005 là 145.823 người,
chiếm 60.5% dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, trong đó lao động trong
nông nghiệp là 97.700 người, chiếm 40,6% dân số thì nghề trồng lúa nếp đã
giải quyết phần lớn việc làm cho số lao động này. Sử dụng nhiều thời gian
nhàn rỗi của nhiều người dân. Đối với những cán bộ, viên chức có đất ruộng,
ngoài giờ hành chính họ có thể canh tác thêm lúa nếp nhằm tăng thêm thu
nhập cho gia đình. Còn đối với những hộ chuyên trồng lúa nếp thì phần lớn
thời gian họ bỏ vào việc chăm bón trên đồng ruộng. Hiện nay ngành công
nghiệp chế biến lương thực đang được đầu tư mở rộng đã thu hút nhiều công
nhân vào làm. Bên cạnh nghề trồng lúa nếp còn gián tiếp giải quyết phần lớn
việc làm cho nhiều hộ làm bánh phồng ở Thị Trấn Phú Mỹ, đây là ngành nghề
đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình với hơn 30 cơ sở, bình quân
mỗi ngày tiêu thụ hơn 2 tấn nếp nguyên liệu.
Chính vì vậy mà nhiều hộ nông dân tự tin sản xuất lúa nếp trong nhiều
năm liền, vừa giúp tăng thu nhập cho gia đình mình vừa góp phần thực hiện
tốt chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên hiện nay trong nông nghiệp đang dần dần được cơ giới hóa
để tránh hao tốn sức lao động và tình trạng thiếu nhân công khi thu hoạch, nên
đòi hỏi trình độ nông dân và người lao động phải được nâng lên tức là phải
qua chỉ dẫn và đào tạo những kỹ năng sử dụng trang thiết bị, máy móc trong
sản xuất.
2.3.4 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ gìn truyền thống văn hóa
dân tộc
Với nền nông nghiệp lúa nước, nông dân Việt Nam từ bao đời đã gắn
liền với cây lúa. Lúa nuôi sống con người, là bạn đồng hành với sự phát triển
của dân tộc. Hình ảnh cây lúa quê hương với nông dân quanh năm trên ruộng
đồng đã đi vào thơ ca trở thành hình ảnh biểu tượng của Việt Nam nói chung
của An Giang nói riêng. Do đó nghề trồng lúa không thể mất đi cũng như dân
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 30 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn. Nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân từ lâu đã
trở thành tập quán sản xuất của nông dân trong huyện, cung cấp nguyên liệu
để duy trì và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống nhất là nghề làm bánh
phồng Phú Mỹ. Hình ảnh người nông dân siêng năng cần cù với con trâu đi
trước cái cày theo sau trên đồng ruộng thể hiện nét văn hóa rất riêng của
người Việt Nam – văn hóa lúa nước. Những năm gần đây, con trâu được thay
bằng những chiếc máy cày hiện đại, nông dân bớt cực nhọc hơn, giảm bớt
lượng lao động tập trung trong nông nghiệp chuyển sang các ngành khác
nhưng vẫn giữ được tiến độ làm việc bảo đảm cho cung cấp đầy đủ lương
thực. Người dân Việt Nam đã quen dùng nếp làm thành nhiều loại xôi, bánh
(bánh tét, bánh ít, bánh chưng, bánh dày,…) trịnh trọng làm quà biếu, đặt lên
bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ, tết, cúng, giỗ….để tỏ lòng kính hiếu. Ngày
10/3/2008 để mừng ngày giỗ Tổ Hùng Vương người dân đã làm ra chiếc
bánh chưng có trọng lượng 2 tấn được làm từ 900kg nếp, 200kg đậu xanh,
100kg thịt lợn, và chiếc bánh dày có trọng lượng 1 tấn được chuyển từ thành
phố Hồ Chí Minh về đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) để cung tiến
Giỗ tổ Hùng Vương. Ở đồng bằng sông Cửu Long vào dịp rằm tháng mười
khi lúa nếp vừa chín tới, người Khơme cử hành lễ ăn cốm dẹp (Oc ômbok).
Lễ vật chủ yếu là cốm dẹp làm từ nếp.
Hiện nay, huyện cũng đang thực hiện phong trào thi đua yêu nước đặc
biệt là thi đua đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Phong trào
này không chỉ có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc mà còn là cơ hội,
điều kiện thuận lợi để nông dân cùng các tầng lớp nhân dân khác cùng nhau
đoàn kết thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc thông qua
việc chi ngân sách của huyện giúp đỡ những gia đình khó khăn, tích cực
nâng cao các phong trào như “Tòan dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư”, “Vì người nghèo”, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”… Kết quả năm
2007 toàn huyện có 44.687 hộ được phong tặng gia đình văn hóa, đạt 87,96%,
vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được 509 triệu đồng; hỗ trợ cất được 15 căn
nhà tình nghĩa và sửa chữa 34 căn nhà với số tiền là 443 triệu đồng. Có 764 hộ
thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,33%.
Phong trào thi đua không chỉ góp phần phát triển kinh tế hộ mà còn tạo
ra yêu cầu, điều kiện cho việc phát triển kinh tế tập thể một cách vững chắc,
hiệu quả. Kết quả ở huyện có rất nhiều nông dân đạt danh hiệu sản xuất giỏi
cấp tỉnh nhờ trồng lúa nếp.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 31 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Do vậy cây lúa nếp là hình ảnh rất thân thuộc với bà con nông dân
trong huyện, mỗi năm có 2 hoặc 3 vụ lúa nếp, nông dân tiến hành gieo sạ,
chăm sóc, bón phân, đến mùa lúa nếp chín nông dân lại hồ hởi tiến hành thu
hoạch và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ. Chính trong lao động sản xuất
nông nghiệp làm cho người dân thêm gắn bó với nhau hơn tạo cho mối quan
hệ cộng đồng thêm chặt chẽ.
Nghề trồng lúa nếp góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia
đình kể cả các hộ có hay không có diện tích đất trồng lúa nếp. Đối với các
hộ chuyên trồng lúa nếp thu lợi nhuận cao sau khi thu hoạch, ít khi bị lỗ
do năng suất, chất lượng và giá cả cao. Điển hình năm 2004, diện tích trồng
nếp 32.775 ha, năng suất đạt bình quân đạt tương đối cao.Vụ Đông Xuân đạt
6-7 tấn/ha; Hè Thu đạt 5-6 tấn/ha ; Vụ 3 năng suất là 5-5,5 tấn/ha. Năm 2005
sản xuất 3 vụ/năm, trong đó năng suất vụ Đông Xuân 2004-2005 đạt 10 tấn/ha,
sau khi trừ chi phí nông dân lãi 16 triệu đến 17 triệu đồng/ha, nếu sản xuất 3
vụ/năm nông dân thu lãi ít nhất 45 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần trồng lúa tẻ.
Trong năm này, vùng chuyên canh nếp đặc sản Phú Tân trúng mùa, trúng giá
với mức 4.500đ/kg. Vụ Đông Xuân năm 2006-2007, thu hoạch đạt bình quân
50 giạ/công (10 tấn/ha), trừ các khoản chi phí, nông dân lãi khoảng 15 triệu
đồng/ha. Theo ông Lê Văn Hùng, ngụ tại ấp Phú Mỹ, xã Phú Thọ cho biết vụ
Đông Xuân 2006-2007 ruộng lúa nếp của ông đạt 70 giạ/công, với mức giá
2.800đ-3.450đ/kg, ông lãi trung bình 25 triệu đồng/ha, hơn gấp 3 lúa tẻ.
Sự phát triển của nghề trồng lúa nếp là điều kiện để nhiều hộ có thể đầu
tư vốn kinh doanh bằng cách mở đại lí phân phối các yếu tố đầu vào cho
ngành trồng trọt, mở cửa hàng chuyên doanh lương thực, thực phẩm từ nếp
hay mở dịch vụ nông nghiệp, đây là loại hình kinh doanh đem lại lợi nhuận
tương đối cao và được mở ra ngày càng nhiều. Những hộ có vốn nhỏ thì bán lẻ
lương thực, thực phẩm từ nếp. Đặc biệt góp phần khôi phục và phát triển nghề
truyền thống như nghề làm bánh phồng, gói bánh chưng, bánh tét, nấu rượu,…
Đối với những hộ chuyên làm bánh phồng ở Thị trấn Phú Mỹ thì với nguyên
liệu nếp đã giúp nâng cao chất lượng, số lượng và sức cạnh tranh của sản
phẩm cho nên bánh phồng Phú Mỹ được xem là thơm ngon, được phân phối
trong và ngoài huyện. Nhờ có làng nghề bánh phồng truyền thống mà lúa nếp
còn tồn tại và phát triển như hôm nay, làng nghề làm bánh phồng cũng đã góp
phần giải quyết việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Nâng cao đời sống hằng ngày của người dân, nhu cầu múa sắm, đi lại không
ngừng tăng lên kéo theo sự phát triển của ngành thương nghiệp và giao thông
làm bộ mặt nông thôn thay đổi.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 32 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Hiện nay nếp Phú Tân được người dân trong và ngoài huyện tin
dùng, làm nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến thành các sản phẩm
có giá trị cao như rượu, bánh, kẹo, các món ăn ưa thích. Nghệ nhân Mười
Xiểm đã chọn nếp Phú Tân làm nguyên liệu sang trình diễn gói bánh tét ở
nước Mỹ; Hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam - An Giang Expo 2007 tổ chức
tại Trung tâm văn hóa thành phố Long Xuyên (An Giang). Vì vậy nói đến
Phú Tân là nói đến vùng lúa nếp chuyên canh đặc sản nếp của đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng của cả nước nói chung. Những năm trở lại đây
kinh tế huyện Phú Tân không ngừng phát triển làm thay đổi bộ mặt nông
thôn, nông dân có cuộc sống sung túc hơn, xóa dần hộ nghèo bằng cách
giúp người dân có vốn để làm ăn. Năm 2005 có 3.581 hộ thoát nghèo, tỉ lệ
hộ nghèo đến cuối năm còn 2,28%. Các hoạt động sự nghiệp văn hóa – thể
dục thể thao được đẩy mạnh, tăng số lượng phục vụ lên gấp 3 lần so với
năm 2000. Đến nay huyện có 19 xã và thị trấn có trường cấp II. Số người
đi học chiếm 30% so với dân số, tăng 7% so giai đoạn trước. Mỗi ấp đều
có tổ y tế, 100% trạm y tế xã có bác sĩ,…
Từ hiệu quả kinh tế cao của nghề trồng nếp đã giúp người dân trong
huyện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, yên tâm sản xuất làm giàu cho
gia đình và xã hội. Về với Phú Tân hôm nay ta sẽ thấy những cánh đồng lúa
nếp xanh bát ngát cũng như nhìn thấy được sự trù phú của huyện.
2.3.5 Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thái
Trong quá trình sản xuất, nông dân sẽ tác động, cải tạo đất phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp làm cho đất thay đổi hình dạng, làm cho đất tơi
xốp có tác dụng giúp bảo vệ môi trường đất không bi bạc màu, hoang hóa,
không bị xói mòn, rửa trôi. Quá trình này làm tăng chất lượng của ruộng
đất, có thể biến những chất khó tiêu thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu
và bổ sung vào đất những chất dinh dưỡng bằng biện pháp khoa học có hiệu
quả. Đồng thời rễ cây sẽ giúp giữ nước và chất dinh dưỡng lại cho đất. Cho
nên, nghề trồng lúa nếp ở huyện đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, tận
dụng được môi trường nước một cách hữu hiệu bằng việc sử dụng một
lượng nước lớn phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất lương thực hàng
năm, góp phần bảo vệ tài nguyên đất và nguồn nước để tăng năng suất cây
trồng. Bên cạnh nhờ áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, cùng với giống
lúa nếp trồng ở huyện là giống có độ thuần chủng cao nên có khả năng
kháng rầy và sâu bệnh tốt, được sản xuất theo một qui trình khép kín từ
khâu nhân giống cho đến chế biến thành phẩm (Trồng-gặt-tuốt-vận chuyển-
sấy-xay xát-tiêu thụ), nên giúp hạn chế lượng phân bón và thuốc trừ sâu, làm
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 33 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
giảm chất thải hóa chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí so với
các loại cây lương thực khác. Năm 2007, toàn huyện có diện tích trồng lúa nếp
ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” chiếm 83,2%, giống có năng suất cao
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm 99%. Đây là một thành tựu đánh dấu sự thành
công trong việc phát triển nghề trồng lúa nếp. Vấn đề còn lại chủ yếu do kỹ
thuật canh tác và ý thức bảo vệ môi trường của nông dân. Hiện nay nông dân
đã thiết kế được các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững, người dân đắp ụ
đất, lên luống trong ruộng để trồng cây ăn quả, cây rau mùa khác vừa đa dạng
hóa sản phẩm để thu nhập đồng thời chế sâu hại và duy trì độ màu mỡ của đất.
Tuy nhiên, việc xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường là một công
việc khó khăn, đòi hỏi sự sáng tạo bền bỉ của cả cộng đồng tại địa phương.
Nhưng việc duy trì và nhân rộng các mô hình lại khó khăn hơn nhiều. Ðể làm
được điều này cần tăng cường năng lực, trách nhiệm của các tổ chức, khuyến
khích và bằng nhiều phương tiện để nhân rộng các sáng kiến, các hương ước
và luật tục về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức và lôi kéo sự tham gia
của cả cộng đồng; hay là trong các cấp chính quyền Trung Ương và địa
phương cần có những chính sách, quy chế để thu hút các tổ chức quốc tế thuộc
chính phủ và phi chính phủ trong các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa
phương. Tạo điều kiện để các tổ chức này chuyển giao các công nghệ mới và
lồng ghép bảo vệ môi trường vào các chương trình, dự án mà các tổ chức này
thực hiện.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 34 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hòa cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Phú Tân,
tỉnh An Giang với vị trí tự nhiên thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, có
nhiều thị trường tin cậy, rất thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm.
Nông dân có nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề trồng lúa nếp, với
sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh An Giang, cơ chế chính sách phù hợp,
sự điều hành và quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của chính quyền địa phương, đã
phát huy được lợi thế của địa phương, hình thành vùng chuyên canh đặc sản
lúa nếp, với số lượng đứng đầu cả nước; đáp ứng phần lớn cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là những nhân tố quan trọng để thực hiện
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ bảo đảm sự
tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được ngành sản xuất lương
thực huyện nói chung và nghề trồng lúa nếp nói riêng cũng còn những tồn tại
cần phải khắc phục:
Qui mô sản xuất của nông dân còn tự phát, manh mún, chưa gắn kết
chặt chẽ với quy hoạch và thị trường, hiệu quả sản xuất còn chưa ổn định.
Chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp còn
thấp, tính tự chủ chưa cao, chưa thể hiện được vị trí trung tâm để tổ chức sản
xuất. Thương hiệu hàng hóa chậm được triển khai theo kế hoạch. Khoa học
kĩ thuật, trang thiết bị cho quá trình sản xuất còn chưa được đầy đủ, đặc biệt
là khâu thu hoạch và khâu chế biến nên chưa phù hợp với nền sản xuất hàng
hóa lớn.
Hiện nay, nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng đẩy
mạnh xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu và khai thác tiềm năng ở từng địa
phương. Và nếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu hiệu quả.
Tình hình này đòi hỏi các cấp chính quyền, ban ngành tỉnh An Giang
nói chung và ở huyện Phú Tân nói riêng phải có phương hướng và giải pháp
cụ thể để khắc phục những hạn chế, phát huy tiềm năng kinh tế vốn có của
tỉnh nhà để hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh trong sản xuất lương thực nói
chung và lúa nếp ở huyện Phú Tân nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 35 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
đem lại lợi nhuận cao giúp cải thiện đời sống nông dân, tạo nguồn ngân sách
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện nhà.
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập WTO (Tổ chức thương mại thế
giới), sản xuất lúa nếp của huyện đang đứng trước những thách thức mới chủ
yếu là về qui mô, chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Do đó, đòi hỏi phải có
sự kết hợp giữa nông dân, các ban ngành, các doanh nghiệp theo sự liên kết “4
nhà” để xây dựng hệ thống sản xuất lúa nếp theo hướng sản xuất hàng hóa
thâm canh với qui mô lớn hơn. Tức là cần có chính sách để tạo mọi điều kiện
môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống
sản xuất lớn có thể “trụ vững, lâu dài”.
Trước yêu cầu mới này, các cấp chính quyền huyện Phú Tân tập trung
chỉ đạo, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã đề
ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp đã mang lại kết quả cao,
nâng cao đời sống nông dân, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, làm thay
đổi bộ mặt nông thôn.
Theo đánh giá của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm đầu
tiên thực hiện kế hoạch: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 147 triệu USD
năm 2002 lên 435 triệu USD năm 2006, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2002
(trong đó xuất khẩu thủy sản và gạo chiếm trên 80% giá trị). Sản lượng
lương thực năm 2006 đạt 2,89 triệu tấn, tăng gần 300 tấn so với năm 2002,
do nông dân chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Riêng ở huyện
Phú Tân sau 2 năm (2006-2007) thực hiện kế hoạch đã đem lại kết quả khả
thi và vụ Đông xuân năm 2008 này được xem là thành công nhất, sản xuất
lúa nếp của huyện đạt năng suất, chất lượng và giá cả rất cao – cao nhất so
với những năm trước.
2. KIẾN NGHỊ
Lúa nếp là một loại lương thực đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống
con người và trong nền kinh tế nước ta. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng lúa nếp
trong và ngoài nước không ngừng tăng lên trong khi lượng lúa nếp được sản
xuất trong nước và trên thế giới không nhiều. Nếp Việt Nam trong thời gian
qua đang được nhiều thị trường trong và ngoài nước tin dùng. Điều này thể
hiện sự cần thiết phải phát triển sản xuất lúa nếp ở nước ta, đặc biệt là đối với
vùng chuyên canh lúa nếp huyện Phú Tân thích hợp với nền nông nghiệp hàng
hóa lớn. Để thực hiện được sự phát triển này trước hết phải tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từ năm 2001 đến nay, sản
xuất lúa nếp của huyện có những tiến bộ rõ rệt đạt được những thành tựu nhất
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 36 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
định. Nhưng bên cạnh cũng còn những tồn tại nên chưa khai thác được hết
tiềm năng vốn có của huyện nhà. Cho nên chúng ta cần tập trung đầu tư và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản lúa nếp.
Trong khuôn khổ của khóa luận này, với tư cách là một giáo viên
chuyên ngành giáo dục chính trị trong tương lai. Tôi mong muốn được đóng
góp một vài suy nghĩ về những giải pháp để thúc đẩy việc phát triển sản xuất
lúa nếp đạt hiệu quả hơn nữa.
Một là, quy hoạch, khoanh vùng tập trung sản xuất lúa nếp, lúa tẻ theo
từng địa bàn trong huyện. Hướng nông dân tham gia sản xuất tập trung, phù
hợp nhu cầu của thị trường.
Hai là, củng cố hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp, đào tạo
ngày càng nhiều đội ngũ cán bộ kĩ sư có trình độ cao, nhanh nhạy nắm bắt
thông tin thị trường, có tâm huyết, nhiệt tình và gần gũi với nông dân. Bố trí
cán bộ kĩ thuật theo dõi, chỉ dẫn nông dân áp dụng giống mới, kĩ thuật mới. Phát
triển nhiều tuyến đường giao thông, xây dựng nhà kho, bến bãi cố định thuận
lợi cho việc cất trữ, bảo quản, vận chuyển.
Ba là, phát triển công nghiệp chế biến. Đầu tư trang thiết bị, máy móc
hiện đại đáp ứng đầy đủ hơn cho quá trình sản xuất nhất là cho khâu thu hoạch
và khâu chế biến tránh tình trạng thiếu nhân công khi thu hoạch.
Ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ trong lai tạo giống để có thể tạo
ra được giống lúa tốt, độ thuần cao có thể chống lại một số loại sâu, bệnh hiện
nay như rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,…
Bốn là, tổ chức nhiều đợt tập huấn, báo cáo các mô hình sản xuất đạt
hiệu quả cao để nông dân học tập, hỗ trợ và khuyến khích nông dân nâng cao
trình độ ứng dựng khoa học kĩ thuật, nắm bắt thông tin về nhu cầu và giá cả
của thị trường, hạn chế sản xuất tự phát. Có chính sách hỗ trợ giá cho mặt
hàng nông sản thiết yếu, hỗ trợ vốn cho nông dân để mua máy móc. Đầu tư
phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nối mạng Internet ở nông thôn,
đưa thông tin về giá cả nông sản hàng ngày. Đẩy mạnh hơn nữa các chương
trình khuyến công, khuyến nông, đầu tư phát triển ngành công nghiệp; mở thêm
nhiều xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm để nâng cao chất lượng và sức
cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp, các đại lý
cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Có chính sách ổn định giá vật tư
nông nghiệp tránh tình trạng giá lên xuống tùy tiện. Bên cạnh khuyến khích
nông dân sản xuất nông – lâm kết hợp để đảm bảo tính bền vững cho nông
nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 37 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Năm là, chủ động tìm kiếm thêm nhiều thị trường tin cậy, chú ý những
thị trường thân thiết và thị trường trong nước, giao hàng tận nơi, đáp ứng đúng
yêu cầu. Tăng sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, kiểm soát đội ngũ
hàng xáo để ổn định giá mua vào và bán ra.
Sáu là, một vấn đề quan trọng hiện nay là xây dựng thương hiệu cho
hàng hóa và sản phẩm, lựa chọn thêm nhiều doanh nghiệp có khả năng duy trì
và tâm huyết với mặt hàng lúa nếp, mở thêm các xí nghiệp đóng bao bì và mẫu
mã nhằm quảng bá hơn hữa thương hiệu “Đặng Ngọc nếp Phú Tân” cho người
tiêu dùng tránh nhầm lẫn với mác của các loại nếp khác, khẳng định chất
lượng và hiệu quả kinh tế của nếp Phú Tân đối với người tiêu dùng.
Bảy là, nêu cao và phổ biến phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là
phong trào “nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi”. Tuyên dương và khen
thưởng nông dân đạt thành tích tốt. Củng cố và tăng cường mối liên kết “bốn
nhà” đó là: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Hiện nay, Việt Nam đang phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa
lớn, nghề trồng lúa nếp có nhiều triển vọng và thách thức. Trước tình hình
này, các cấp chính quyền, các ban ngành tỉnh An Giang mà trực tiếp là huyện
Phú Tân đã liên tục triển khai và thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất lúa nếp
theo định hướng của Đảng và Nhà nước là “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các
loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao;…”. [8;191] Nhờ sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sắc, sự hoạt động tích cực này mà từ năm 2001 đến nay, nghề
trồng lúa nếp của huyện không ngừng tiến bộ, góp phần vào phát triển nền
kinh tế huyện, cải thiện đời sống nhân dân trên toàn địa bàn huyện. Hy vọng
trong tương lai không xa, nền nông nghiệp An Giang sẽ phát triển vượt bậc,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 38 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
PHỤ LỤC
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 39 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Hình ảnh cây lúa nếp vàng đặc sản huyện Phú Tân
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 40 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Hình ảnh nông dân trồng lúa nếp được mùa, bán được giá cao
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 41 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Bảng 1 : Các nước sản xuất lúa gạo chính trên thế giới (triệu tấn)
Nước 1995 2000 2001 2002 2003
Trung Quốc
Ấn Độ
Inđônêxia
Bănglađet
Việt Nam
Thái Lan
Mianma
Philippin
Braxin
Nhật Bản
Hoa Kì
187,3
121,6
48,5
26,6
25,0
21,3
19,6
11,1
11,2
13,4
7,9
195,0
132,8
50,8
31,9
32,5
24,0
16,9
11,7
10,9
11,0
9,0
179,3
136,6
50,1
38,5
32,1
26,9
20,6
12,9
10,2
11,3
9,7
177,6
123,0
48,6
39,0
34,4
27,0
21,2
12,7
10,5
11,3
9,6
167,6
133,5
51,8
38,0
34,6
27,0
21,9
13,2
10,2
9,9
9,0
Nguồn: FAO 1995 – 2003
Bảng 2: Vốn đầu tư của Ngân hàng trong nông nghiệp và trong trồng trọt
(triệu đồng)
Năm
Nông nghiệp Trồng trọt
Vốn đầu tư Doanh thu Doanh thu %
2001
2002
2003
2004
2005
2006
40.597
54.891
66.401
83.276
86.731
149.514
529.463
676.572
733.613
902.251
990.300
1.137.618
254.173
366.498
366.831
434.204
448.822
503.222
48
54,16
50
48,12
45,32
44,23
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 42 Niên khóa: 2004 - 2008
010,000
20,000
30,000
40,000
50,000
19
99
20
01
20
03
20
05
20
07
Lúa
N?p
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Tân năm 2001 - 2006
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện Phú Tân
Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Tân
Biểu đồ 3: Diện tích trồng lúa nếp từ năm 1999 đến 2007 ở huyện
Phú Tân (ha)
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 43 Niên khóa: 2004 - 2008
KHU V? C I (41,26%)
KHU V? C II(20,76%)
KHU V? C II(37,98%)
TR? NG TR? T(45,32%)
CHĂN NUÔI(12,40%)
TH?Y S?N(22,95%)
DV NÔNG NGHI?P(16,93%)
SXVC KHÁC(2,40%)
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo kinh tế nông thôn, số 50 (588), ngày 10/12/2007.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1996.
[3] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
[4] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 1996.
[6] Kinh tế nông thôn, số 50 (588), 10/12/2007.
[7] Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, thủy lợi và Phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, năm 2001.
[8] Niên giám thống kê huyện Phú Tân 2001 – 2006.
[9] Nguyễn Minh Tuệ - Nguyễn Viết Thịnh – Lê Thông, Địa lý kinh tế
- xã hội đại cương, NXB Đại học sư phạm, năm 2005.
[10] TS. Nguyễn Trung Vãn, Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ
mới Hướng Xuất Khẩu, NXB Chính trị quốc gia, năm 2001.
[11] Nguyễn Văn Hoan, Giáo trình kĩ thuật canh tác lúa, NXB Đại học
sư phạm, năm 2007.
[12] Nguyễn Văn Thường – Lê Du Phong, Tổng kết kinh tế Việt Nam
2001 – 2005 lý luận và thực tiễn, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2006.
[13] Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, Báo
cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp kế hoạch sản xuất nông nghiệp từ năm 1996
– 2000.
[14] Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, Báo
cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp kế hoạch sản xuất nông nghiệp từ năm 2001
– 2005.
[15] Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, Báo
cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2006,
2007.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 44 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
[16] Văn phòng tỉnh ủy 8/2006, Các văn bản của ban chấp hành và ban
thường vụ tỉnh ủy tỉnh An Giang khóa VII (2001 – 2005).
[17] Tạp chí Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/2007.
[18] Tạp chí Khoa học và Công nghệ An Giang, số 1/2004.
[19] Tạp chí Nông thôn mới, Số 206/2007
[20] Uỷ Ban Nhân Dân huyện Phú Tân, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2005 – 2010.
[21] Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2006 – 2010, 11/2005.
[22] Võ Lợi Dân, Phát triển thương hiệu cho cây nếp Phú Tân, Tổng
kết và phương hướng hoạt động của Hợp tác xã Phú An, năm 2007.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 45 Niên khóa: 2004 - 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doko_vn_869968_dt_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_6174.pdf