Đề tài Hiệu quả điều trị rối loạn lipit máu bằng thuốc kết hợp chăm sóc dinh dưỡng

Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang. 2. Nhận định toàn trạng NB (tỉnh, mê, kích động), thông báo, động viên để họ yên tâm hợp tác hoặc báo cho gia đình họ (nếu NB không tỉnh), hỏi NB đã nhịn ăn chưa?, nhận định vị trí sẽ lấy máu (da, lông, ) có bị dị ứng, tổn thương không. 3. Chuẩn bị dụng cụ: Bơm kim tiêm thích hợp, hộp bông cầu, cồn 70o khay chữ nhật, găng tay, kẹp kose, ống cắm kìm, gối kê tay, dây cao su, ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy xét nghiệm, khay hạt đậu, hộp đựng vật sắc nhọn, phiếu chăm sóc. 4. Để người bệnh tư thế phù hợp, bộc lộ vùng lấy máu, chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay phía dưới

pdf66 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả điều trị rối loạn lipit máu bằng thuốc kết hợp chăm sóc dinh dưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc thịt gia cầm không da + Cá béo (nhiều dầu) ăn ít nhất 2lần/tuần + Các loại hạt (số lượng hạn chế 4-5 lần/tuần) + Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành)nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng. - Nên hạn chế ăn: + Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ + Sữa béo (nguyên kem) + Lòng đỏ trứng, bơ pho-mat và các đồ ăn chế biến từ chúng + Thịt gia cầm nuôi công nghiệp + Bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa + Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách..) + Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, lạc sườn, salami.. + Dầu thực vật có nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân + Các bơ thực vật, các đồ ăn chiên sẵn, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền) 3.4 Thuốc điều trị: - Theo YHCT: Hội chứng RLLP máu do nội đàm gây nên có đặc điểm “Bản hư tiêu thực”, tiêu là đàm trọc nội sinh, tâm huyết ứ trở, bản là công năng tạng phủ thất điều, Do ngũ tạng hư tổn, đàm sinh ra đi theo khí và phân bổ rất rộng, vào trong thì vào các tạng phủ, ra ngoài thì tới cơ nhục, bì phu làm cho kinh lạc tắc nghẽn, huyết mạch Thang Long University Library không thông, mạch lạc ứ trệ mà gây ra các chứng đầu thống, huyễn vựng, tâm quý, hung tý vì vậy trong YHCT dùng phép trị đàm, lý khí hòa trung, hoạt huyết tiêu thực chủ trị cả tiêu và bản [5, 26]. Trên cơ sở lý luận YHCT các thuốc và bài thuốc YHCT điều trị RLLP máu như: Tăng thọ, Mekooc, Ngũ phúc tâm não thanh, bài thuốc Nhị trần thang, Ôn đởm, Bán hạ bạch truật thiên ma thang . - Theo tây y: Có nhiều nhóm thuốc điều trị RLLP máu như nhóm resin gắn axít mật (cholestyramin), nhóm fibrat (Clofibrat, fenofibrat, Gemfibrozil). Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng thuốc điều trị nhóm Statin: + Lipitor 10mg x 1viên CHƢƠNG 2 CHẤT LIỆU – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Chất liệu: 1.1 Thuốc điều trị: - Lipitor - Viên nén 10mg. Liều dùng: ngày uống 1 viên sau ăn buổi tối - Thuốc được dùng điều trị cho cả 2 nhóm đối tượng nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 1.2 Khẩu phần ăn nghiên cứu: - Xây dựng khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn điều trị giảm cholesterrol máu cho nhóm nghiên cứu 30 bệnh nhân nằm điều trị tại khoa A3 Viện YHCT Quân đội. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 60 bệnh nhân có hội chứng rối loạn lipit máu tình nguyện tham gia nghiên cứu khám bệnh điều trị ngoại trú và nội trú tại viện YHCT Quân đội: 2 Tiêu chuẩn 2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: - BN chưa điều trị hoặc đã ngừng thuốc điều trị giảm mỡ máu ít nhất 1tháng - Những BN có hội chứng rối loạn lipit máu có đặc điểm sau: + CT >5,2 mmol/l + TG >2,3 mmol/l + LDL >3,9 + HDL < 0,9 2.2 Tiêu chuẩn loại trừ: - Hội chứng RLLPM thứ phát - Có mắc bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cấp tính kèm theo - Phụ nữ có thai hay đang cho con bú Thang Long University Library - Những bệnh nhân không tuân thủ các qui định nghiên cứu. 3. Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp nghiên cứu: 3.1 Địa điểm: - Nhóm nghiên cứu: Khoa tiêu hóa A3 viện YHCT Quân đội - Nhóm đối chứng: Khoa khám bệnh C1 Viện YHCT Quân đội 3.2 Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: - Quy trình nghiên cứu thực tế trên lâm sàng: Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân, tiêu chuẩn chẩn đoán và loại trừ, lựa chọn 60 bệnh nhân để đưa vào nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo một qui trình thống nhất được trình bày ở sơ đồ “1” 3.4 Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả, cắt ngang 3.5 Cách chọn mẫu: Chọn BN bị tăng mỡ máu trong số BN đến khám theo tiêu chuẩn nghiên cứu. Sơ đồ “1”. qui trình nghiên cứu trên lâm sàng Đối chiếu kết quả Trước khi điều trị Hỏi và khám lâm sàng Làm xét nghiệm sinh hóa Làm xét nghiệm huyết học Chia nhóm nghiên cứu Chăm sóc chế độ ăn và uống thuốc Lipitor Hướng dẫn uống thuốc Lipitor Sau 30 ngày điều trị (D30) Khám lâm sàng, xét nghiệm huyết học và sinh hóa Khám lâm sàng, xét nghiệm huyết học và sinh hóa Thang Long University Library 4. Các biến số nghiên cứu: Biến số nền: Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa dư Biến số lâm sàng: BIM, chỉ số huyết áp, tiền sử người bệnh huyết áp, lipit máu, triglycerid, cholesterrol, tiền sử mỡ máu, sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh RLLPM, thói quen ăn uống, tập thể dục. 5. Phƣơng pháp thu thập số liệu - Công cụ thu thập số liệu Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án với bệnh nhân nội trú, các số liệu cận lâm sàng với bệnh nhân ngoại trú. Thu thập thông tin qua nhận đình tình trạng người bệnh, qua phỏng vấn sở thích, lối sống, về ăn uống, luyện tập, tiền sử bệnh, các bệnh lý kèm theo, qua các kết quả xét nghiệm. Tất cả số liệu được ghi chép vào bảng theo dõi bệnh nhân theo mẫu thiết kế được lập sẵn. Đo chiều cao, cân nặng: sử dụng cân bàn SMIC sản xuất tại trung quốc có gắn thước đo chiều cao. Cân chính xác tới 0,1kg, chiều cao chính xác tới 0,1 cm. Tính chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo công thức: BMI= trọng lượng cơ thể (kg)/[chiều cao(m)]2 Đo vòng eo và vòng hông của bệnh nhân để khảo sát tình trạng béo phì trung tâm qua số ARG (Sbdominal Gluteal Ratio) Phân loại theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho khu vực châu á thái bình dương (2000) và bảng phân tích điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002 (Việt Nam) BMI không tăng khi ≤ 23 VB: Nam > 90, Nữ > 80 là tăng VB/VM: Nam>0,9, Nữ >0,85 là tăng Kỹ thuật đo huyết áp: máy đo huyết áp, ống nghe, bút ghi, bảng theo dõi Đo huyết áp động mạch bằng huyết áp đồng hồ của nhật bản, hiệu chỉnh thường xuyên 2-3 tháng một lần. Đo theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới 2003, hội tim mạch học Việt Nam 2008: bệnh nhân trước đó không uống rượu, không dùng thuốc kích thích, không hút thuốc lá, chưa uống thuốc hạ áp, nghỉ ngơi ít nhất 5 phút. Bình thường đo HA ở cánh tay trái, chỉ khi tay trái bị vướng do (truyền dịch, nằm tay sát tường..) thì đo ở cánh tay phải, tư thế bệnh nhân ngồi, dùng băng cao su quấn kích thước 12x26cm. đo 2 lần cách nhau 1-2 phút và lấy số trung bình cộng. nếu khác biệt giữa 2 lần đo quá 5mmHg thì đo thêm lần nữa. - Xét nghiệm sinh hóa: Mẫu xét nghiệm sinh hóa huyết tương, mẫu xét nghiệm điện giải là huyết thanh, Máu tĩnh mạch buổi sáng, lúc đói (ít nhất sau 10 giờ sau ăn). Xét nghiệm sinh hóa bằng máy Olympus AU 800. Giá trị bình thường dựa vào hằng số sinh hóa người Việt Nam trưởng thành. 6. Phƣơng pháp đánh giá kết quả: 6.1 Về lâm sàng: - Đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị bằng cách so sánh điểm trước và sau điều trị - Tốt: Sau điều trị số điểm giảm ≥ 66,6 % số điểm so với trước khi điều trị - Khá: Sau điều trị số điểm giảm từ 33-66% số điểm so với trước điều trị - Không hiệu quả: Sau điều trị số điểm giảm <33% số điểm so với trước khi điều trị -Xấu đi: Sau điều trị số điểm tăng lên ≥10% số điểm so với trước khi điều trị. 6.2 Về cận lâm sàng: - Giá trị điều trị hiệu quả được đánh giá thông qua sự biến đổi của các thành phần lipit máu trước và sau đợt điều trị, so sánh tự thân. - Đánh giá theo 4 mức độ: + Tốt . CT giảm ≥ 20% . TG giảm ≥ 40% . LDL – C giảm < 3,9 mmol/l . HDL – C tăng ≥ 0,259 mmol/l so với trước điều trị + Khá: . CT giảm 10 - 20% Thang Long University Library . TG giảm ≥ 20 - 40% . LDL – C giảm < 3,9 – 4,9 mmol/l . HDL – C tăng ≥ 0,12 - 0,259 mmol/l so với trước điều trị + Không có hiệu quả: Không thay đổi các chỉ số hoặc thay đổi ít + Xấu đi: Khi có một trong các chỉ tiêu sau: . CT tăng ≥ 10% . TG tăng ≥ 10% . LDL – C > 4,9 mmol/l . HDL – C giảm ≥ 0,12 mmol/l so với trước điều trị 6.3. Xử lý số liệu - Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 18.0 (các hàm sử dụng: hàm tính tần số- Frequency, hàm tính trung bình-Descriptives, phân tích bảng chéo-Crosstabulation, kiểm định mối quan hệ giữa hải biến định tính, kiểm địn T-test khi so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm độc lập) Person-r và Sperman-rho được dùng để tính hệ số tương quan giữa chăm sóc người bệnh với một số yếu tố khác ảnh hưởng. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê ở các mức khi p<0,05, p<0,01, p<0,001 7. Đạo đức trong nghiên cứu - Các đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ thể, rõ ràng mục đích qui trình nghiên cứu. - Đảm bảo bí mật các thông tin của đối tượng nghiên cứu. - Chỉ đưa vào danh sách đối tượng đủ tiêu chuẩn, những đối tượng đồng ý tham gia. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm của BN nghiên cứu: 1.1. Đặc điểm chung: Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các đối tƣợng nghiên cứu: Đặc điểm chung Nhóm NC Nhóm chứng P nhóm ± SD ± SD Các chỉ số nhân trắc Chiều cao (m) Cân nặng (kg) Vòng bụng (cm) BMI (kg/m 2 ) 1,60 ± 0,06 60,7 ± 5,5 84,9 ± 2,9 23,8 ± 1,4 1,61 ± 0,07 61,4 ± 5,8 85,7 ± 2,3 23,5 ± 0,9 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nồng độ một số thành phần lipid máu CT (mmol/l) TG (mmol/l) LDL – C (mmol/l) HDL – C (mmol/l) 6,72 ± 0,73 3,52 ± 1,60 4,07 ± 0,69 1,04 ± 0,13 6,90 ± 0,39 3,77 ± 1,06 3,88 ± 0,68 1,02 ± 0,09 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Tuổi 56,23 ± 9,94 55,45 ± 10,12 > 0,05 Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: cả hai nhóm BN đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về một số chỉ số nhân trắc cũng như một số thành phần lipid máu trước khi điều trị. Thang Long University Library 1.2. Đặc điểm về tuổi và giới tính. Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính Giới tính Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam 18 43,3 14 46,7 > 0,05 Nữ 12 56,7 16 53,3 Cộng 30 100 30 100 Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy không có sự khác nhau rõ rệt giữa tỷ lệ nam và nữ giữa 2 nhóm nghiên cứu. Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi. Tuổi Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % < 40 2 6,7 3 10 > 0,05 41 – 49 3 10 12 40 50 – 59 18 60 7 23.3 60 – 69 6 20 6 20 1 3,3 2 6,7 Cộng 30 100 30 100 Bảng 3.3 cho thấy lứa tuổi từ 41 đến 69 chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó nhóm nghiên cứu có 27 BN (90,0%), nhóm chứng có 25 BN (83%). 1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân ở 2 nhóm. Bảng 3.4. Nghề nghiệp của bệnh nhân. Nghề nghiệp Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ đã nghỉ hưu 23 76,7 9 30 > 0,05 Viên chức đang làm việc 6 20 17 56,6 Lao động chân tay 1 3,3 4 13,3 Cộng 30 100 30 100 Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: - Số bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là cán bộ nghỉ hưu có 23 BN (76,7%); Nhóm chứng ít hơn có 9 BN (30%). Kết quả này cho thấy BN nghỉ hưu thường có thời gian nhiều và quan tâm đến điều trị bệnh hơn số bệnh nhân đang công tác. 1.4. Đặc điểm chỉ số khối lƣợng cơ thể (BMI) và một số thói quen sinh hoạt. Bảng 3.5: Chỉ số BMI trƣớc điều trị (theo phân loại dư cân người lớn châu Á Thái bình dương: Asia – Dacific – Perspectives) Nhóm BMI Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bình thường (18,5 – 22,9) 2 6,7 7 23,3 > 0,05 Dư cân (23- 24,9) 25 83,3 21 70 Béo phì 25 3 10 2 6,7 Cộng 30 100 30 100 Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy số bệnh nhân dư cân và béo phì ở nhóm nghiên cứu là 28/30 BN (93,3%), nhóm chứng là 23/30 BN (76,7%). (P>0,05) Thang Long University Library * Một số thói quen sinh hoạt (yếu tố có lợi) của BN nghiên cứu trƣớc khi điều trị. Bảng 3.6. Một số thói quen sinh hoạt (yếu tố có lơi) của BN trƣớc khi điều trị. Thói quen Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm n % n % > 0,05 Thể dục 19 63,3 22 73,3 Ăn dầu thực vật 22 73,3 18 60 Bảng 3.7. Một số thói quen sinh hoạt (yếu tố nguy cơ) của BN trƣớc khi điều trị. Thói quen Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm N % n % Hút thuốc 3 10 5 16,7 > 0,05 Ăn mỡ đạm động vật 11 36,7 10 33,3 Ăn ngọt 8 26,6 7 23,3 Ăn mặn 14 46,6 14 46,6 Uống rượu thường xuyên 5 16,7 5 16,7 Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số thói quen sinh hoạt của bệnh nhân ở cả 2 nhóm trước khi điều trị là tương đương nhau với p> 0,05. 1.5. Đặc điểm về chỉ số huyết áp của bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 38. Các chỉ số huyết áp. Các chỉ số Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm HATT (mmHg) 134,5 ± 8,9 138,3 ± 7,9 > 0,05 HATTr (mmHg) 83,6 ± 4,8 85,5 ± 4,5 > 0,05 Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy các chỉ số về HATT và HATTr giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có sự khác biệt nhau rõ rệt (p>0,05). 1.6. Đặc điểm rối loạn lipid máu: Bảng 3.9 Phân bố tỷ lệ tăng lipid máu. Thành phần lipid máu Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Tổng số N % N % Tăng CT máu đơn thuần 8 26,7 10 33,3 18 Tăng TG máu đơn thuần 4 13,3 5 13,7 9 Tăng lipid máu hỗn hợp 2 thành phần 18 60 15 50 33 Cộng 30 100 30 100 60 Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ RLLP máu 2 nhóm là tương đương nhau: - Nhóm nghiên cứu: Có tỷ lệ RLLP máu hỗn hợp là 60%, RLLPM đơn thuần là 40% - Nhóm chứng: Có tỷ lệ RLLP máu hỗn hợp là 50%, RLLPM đơn thuần là 50% Thang Long University Library 2. Kết quả điều trị theo các triệu chứng lâm sàng: 2.1 Kết quả các biến đổi về chỉ số nhân trắc. Bảng 3.10. Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng trƣớc và sau điều trị. Chỉ số nhân trắc Nhóm Cân nặng (kg) BMI (kg/m2) P nhóm Nhóm nghiên cứu D0( ± SD) 60,7 ± 5,5 23,8 ± 1,4 < 0,05 D30( ± SD) 55,3 ± 4,3 21,1 ± 1,8 Thay đổi % -5,4 (10,7%) -2,7 ( 6,7%) P < 0,05 < 0,05 Nhóm chứng D0( SD) 61,4 ± 5,8 23,8 ± 0,9 D30( SD) 59,3 ± 4,5 22,8 ± 0,3 Thay đổi % - 2,1 (3,4%) -1 (4,2%) P < 0,05 < 0,05 Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy nhóm nghiên cứu và nhóm chứng sau khi điều trị đều có các chỉ số nhân trắc giảm và có sự chênh lệch 2 nhóm, sự giảm này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. - Chỉ số cân nặng của nhóm nghiên cứu giảm sau điều trị 5.4 (10,7%) và nhóm chứng là 2.1 (3.4%) - Chỉ số BIM của nhóm nghiên cứu giảm sau điều trị 2,7 (6,7%) và nhóm chứng là 1(4,2%) 2.2 Kết quả thay đổi huyết áp của 2 nhóm nghiên cứu. Bảng 311. Thay đổi huyết áp của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng trƣớc và sau điều trị. Thời gian Ha (mmHg) Nhóm nghiên cứu (n5) Nhóm chứng (n8) Trước Sau Trước Sau HATT (mmHg) 135 ± 8,4 129 ± 4,3 138 ± 7,9 135 ± 7 Thay đổi (mmHg) 6 ± 6,35 3 ± 7,2 HATTr (mmHg) 83,6 ± 4,5 78 ± 2,5 85 ± 4,5 83 ± 3 Thay đổi (mmHg) 5,6 ± 3,5 2 ± 3,75 Kết quả bảng 3.11 cho thấy sự chênh lệch giảm HA sau điều trị của 2 nhóm là khác biệt: - HATT: Nhóm nghiên cứu giảm 6 ± 6,35 mmHg chỉ số HATT về mức giới hạn bình thường Nhóm chứng giảm 3 ± 7,2 mmHg chỉ số HA vẫn ở mức cao. - HATTr Nhóm nghiên cứu giảm 5,6 ± 3,5 mmHg chỉ số HATT về mức giới hạn bình thường Nhóm chứng sau điều trị HATTr không có sự thay đổi nhiều. Thang Long University Library 2.3 Thay đổi triệu chứng lâm sàng sau quá trình điều trị: Bảng 3.12. Hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá các triệu chứng cơ năng sau quá trình điều trị của nhóm nghiên cứu. Hiệu quả ĐT Triệu chứng Số BN Tốt Khá Kh.hiệu quả N % N % N % Đau đầu 18 14 78 4 22 0 0 Chóng mặt 20 17 85 3 15 0 0 Tức ngực 8 5 62,5 3 37,5 1 12,5 Dị cảm 25 20 80 4 16 1 4 Mất ngủ 13 10 77 3 23 0 7,7 Mệt mỏi 12 9 75 3 25 0 8,3 Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy sau 1 tháng điều trị các triệu chứng cơ năng của nhóm nghiên cứu được cải thiện rõ rệt Bảng 3.13. Hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá các triệu chứng lâm sàng sau quá trình điều trị của nhóm chứng. Hiệu quả ĐT Triệu chứng Số BN Tốt Khá Kh.hiệu quả N % N % N % Đau đầu 20 14 70 5 25 1 5 Chóng mặt 19 10 52,6 6 31,6 3 5,8 Tức ngực 12 6 50 4 33,4 2 16,6 Dị cảm 21 15 71,44 4 19,04 2 9,52 Mất ngủ 9 5 55,6 2 22,2 2 22,2 Mệt mỏi 14 9 64,3 3 21,42 2 14,28 Như vậy, dựa vào kết quả bảng 3.12 và 3.13 thì hiệu quả điều trị trên các triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu tốt hơn của nhóm chứng nhất là các triệu chứng chóng mặt ở mức hiệu quả điều trị tốt, nhóm nghiên cứu giảm nhiều hơn nhóm chứng là 32,4%. Triệu chứng mất ngủ là 21,4%. Thang Long University Library 3. Kết quả điều trị theo các chỉ tiêu cận lâm sàng: 3.1 Sự thay đổi một số thành phần lipit máu sau 30 ngày điều trị Bảng 3.14 Sự thay đổi một số thành phần litpit máu sau 30 ngày điều trị của 2 nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm chứng Nhóm Thành phần lipid máu CT (mmol/l) TG (mmol/l) HDL – C (mmol/l) LDL – C (mmol/l) CT/HDL – C (mmol/l) Nhóm nghiên cứu D0 ( ± SD) 6,72 ± 0,73 3,52 ± 1,60 1,04 ± 0,13 4,07 ± 0,69 6,52 ± 1,02 D30 ( ± SD) 4,68 ± 0,69 2,10 ± 1,53 1,10 ± 0,10 3,09 ± 0,85 5,16 ± 0,77 Thay đổi % -2,04 (30,4%) -1,42 (40,3%) +0,06 (5,8%) -0,98 (24,1%) -1,36 (20,9%) P < 0,001 < 0,01 < 0,05 < 0,001 < 0,05 Nhóm chứng D0 ( ± SD) 6,90 ± 0,39 3,77 ± 1,06 1,02 ± 0,09 3,88 ± 0,68 6,81 ± 0,89 D30 ( ± SD) 5,94 ± 0,21 2,89 ± 0,92 1,05 ± 0,07 3,25 ± 0,54 5,5 ± 0,78 Thay đổi % -0,96 (13,9%) -0,88 (23,3%) +0,03 (2,9%) -0,63 (16,2%) -1,31 (19,2%) P < 0,01 < 0,01 < 0,05 < 0,01 < 0,05 P nhóm < 0,05 6.72 4.68 6.9 5.94 0 1 2 3 4 5 6 7 -2,04 Nhóm NC -0,96 Nhóm chứng D0 D30 Biểu đồ 3.1 Sự thay đổi cholesterol máu giữa 2 nhóm: Kết quả ở bảng 3.14 và biểu đồ 3.1 cho thấy: - Tại thời điểm D0 sự chênh lệch nồng độ Ct máu trung bình giữa hai nhóm là 0.18mmol/l (2,6%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. - Tại thời điểm D30 nồng độ Ct máu trung bình của nhóm nghiên cứu là 4,68 ± 0,69 mmol/l và nhóm chứng là 5,94 ± 0,21. so với thời điểm D0 nhóm NC giảm được 2,04(30,4%), nhóm chứng giảm 0.96 (13,9%). Mức độ giảm 2 nhóm là khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 3.52 2.1 3.77 2.89 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 -1,42 Nhóm NC -0,88 Nhóm chứng D0 D30 Biểu đồ 3.2 Sự thay đổi triglycerid máu giữa hai nhóm: Kết quả ở bảng 3.14 và biểu đồ 3.2 cho thấy: - Tại thời điểm D0 sự chênh lệch nồng độ TG máu trung bình giữa hai nhóm là 0.25mmol/l (6,63%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. - Tại thời điểm D30 nồng độ TG máu trung bình của nhóm nghiên cứu là 3,52 ± 1,60 mmol/l và nhóm chứng là 3,77 ± 1,06. so với thời điểm D0 nhóm NC giảm được 1,42(40,3%), nhóm chứng giảm 0,88 (23,3%). Mức độ giảm 2 nhóm là khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 4.07 3.49 3.88 3.25 0 1 2 3 4 5 - 0,58 Nhóm NC -0,63 Nhóm Chứng D0 D30 Biểu đồ 3.3 Sự thay đổi LDL-C máu giữa hai nhóm: Kết quả ở bảng 3.14 và biểu đồ 3.3 cho thấy Thang Long University Library - Tại thời điểm D0 sự chênh lệch nồng độ LDL-C máu trung bình giữa 2 nhóm là 0,19 mmol/l (4,6%) sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. - Tại thời điểm D30 nồng độ LDL-C máu trung bình của nhóm nghiên cứu là 3,09±0,85 mmol/l và nhóm chứng là 3,25 ± 0,54. so với thời điểm D0 nhóm NC giảm được 0,98(24,1%), nhóm chứng giảm 0.63 (16,2%). Mức độ giảm 2 nhóm là khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 1.04 1.1 1.02 1.05 0.98 1 1.02 1.04 1.06 1.08 1.1 +0,06 Nhóm NC +0,03 Nhóm chứng D0 D30 Biểu đồ 3.4 Sự thay đổi HDL-C máu gữa hai nhóm: Kết quả ở bảng 3.14 và biểu đồ 3.4 cho thấy. Tại thời điểm D0 sự chênh lệch nồng độ HDL-C máu trung bình giữa 2 nhóm là 0,02 mmol/l (1,9%) sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tại thời điểm D30 nồng độ HDL-C máu trung bình của nhóm nghiên cứu là 1,10 ± 0,10 mmol/l và nhóm chứng là 1,05 ± 0,07. so với thời điểm D0 nhóm NC tăng được 0,06(5,8%), nhóm chứng tăng 0.03 (2,9,9%). Mức độ tăng 2 nhóm là khác biệt tuy nhiên nằm ở mức độ nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. 3.2 Những thay đổi thành phần lipit máu trên 2 nhóm nghiên cứu. Bảng 3.15 Số BN có thay đổi thành phần lipit máu trên 2 nhóm sau điều trị. Nhóm Thay đổi Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm N % N % < 0,05 Cholesterol (giảm) 28 93,3 24 80 Triglycerid (giảm) 29 96,7 17 56,6 LDL-C (giảm) 27 90 18 60 HDL-C (tăng) 28 93,3 16 53,3 Kết quả bảng 3.15 cho thấy số người có sự thay đổi lipit máu sau điều trị của 2 nhóm là khác biệt và chênh lệch về số lượng có ý nghĩa thống kê P>0,05. 3.3 Hiệu quả điều trị theo các tiêu chuẩn đánh giá Bảng 3.16 Hiệu quả điều trị theo các tiêu chuẩn đánh giá ở 2 nhóm NC và NCh Hiệu quả ĐT Tiêu chuẩn Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng P nhóm n % N % Tốt CT giảm 20% Chỉ số CT/HDL-C giảm 20% TG giảm 40% LDL-C giảm <39 mmol/l HDL-C tăng 0,259 mmol/l so với trước khi điều trị 22 73,3 14 46,7 < 0,05 Khá Ct giảm 1- 20% CT/HDL-C giảm 10-20% TG giảm 20-40% LDL-C giảm 39-49 mmol/l HDL-C tăng 0,12-0,258 mmol/l so với trước khi điều trị. 8 26,7 13 43,3 Không hiệu quả Không thay đổi các chỉ tiêu hoặc thay đổi ít 0 0 2 6,7 Xấu CT tăng 10% CT/HDL-C tăng 10% TG tăng >10% LDL-C >49 mmol/l HDL-C giảm 0,12 mmol/l 0 0 1 3,3 Cộng 30 100 30 100 Thang Long University Library Nhóm nghiên cứu 77.3 26.7 Hiệu quả tốt Hiệu quả khá Biểu đồ 3.5 Hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá Nhóm chứng 46.7 43.3 6.7 3.3 hiệu quả tốt hiệu quả khá không hiểu quả kém hơn Biểu đồ 3.5 Hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá Kết quả ở bảng 3.16 và biểu đồ 3.5 cho thấy: - So sánh hiệu quả điều trị của cả 2 nhóm thì thấy hiệu quả điều trị ở tiêu chuẩn tốt nhóm nghiên cứu > nhóm chứng 30,6%. Và ở nhóm chứng có 2/30 Bn điều trị không hiệu quả và 1 Bn có kết quả xấu đi còn ở nhóm nghiên cứu không có BN nào. 3.4 Kết quả điều trị trên các chỉ tiêu lâm sàng khác. Bảng 3.17 Kết quả điều trị trên các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học của nhóm nghiên cứu: Chỉ tiêu theo dõi N D0 D30 Thay đổi P trƣớc sau Glucose (mmol/l) 30 5,57±0,33 54,3±0,35 -0,14 (2,52) >0,05 Creatinin (µmol/l) 30 96,16±11,75 95,23±10,67 -0,93 (0,96) Ure (mmol/l) 30 4,98±0,69 4,72±0,57 -0,26 (5,2) SGOT (u/l) 30 31,72±6,39 30,25±5,39 -1,47 (4,6) SGPT (u/l) 30 29,3±5,75 28,15±4,65 -1,15 (3,9) Hồng cầu (M/µl) 30 4,05±0,12 4,17±0,23 +0,12 (2,9) Bạch cầu (M/µl) 30 6,97±0,23 7,13±0,19 +0,16 (2,3) Tiểu cầu (M/µl) 30 161,5±8,35 158±8,21 -3,6 (2,16) Hemoglobin (g/dl) 30 12,16±0,43 12,08±0,17 -0,08 (0,65) Thang Long University Library Bảng 3.18 Kết quả điều trị trên các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khác của nhóm chứng: Chỉ tiêu theo dõi N D0 D30 Thay đổi P trƣớc sau Glucose (mmol/l) 30 5,62±0,28 5,56±0,19 -0,06 (1,06) >0,05 Creatinin (µmol/l) 30 97,42±18,36 97,09±16,25 -0,93 (3,38) Ure (mmol/l) 30 5,33±0,69 5,27±0,57 -0,06 (1,12) SGOT (u/l) 30 30,05±3,75 29,87±3,07 -0,18 (5,9) SGPT (u/l) 30 29,94±2,92 29,05±2,81 -0,89 (2,97) Hồng cầu (M/µl) 30 3,95±0,12 4,02±0,09 +0,07 (1,8) Bạch cầu (M/µl) 30 6,94±0,25 7,13±0,19 +0,18 (2,59) Tiểu cầu (M/µl) 30 156,43±11,79 155,32±9,68 -1,12 (0,72) Hemoglobin (g/dl) 30 12,23±0,52 11,07±0,43 -1,16 (0,94) Qua bảng 3.17 và bảng 3.18 cho thấy các chỉ số ở mức độ bình thường, sự thay đổi của các xét nghiệm sinh hóa và huyết học trước và sau điều trị ở 2 nhóm đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chƣơng 4 BÀN LUẬN 1. Đặc điểm của BN nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 đến bảng 3.18 nói lên đặc điểm của nhóm nghiên cứu. Với nhận xét chung, số lượng nghiên cứu có 60 BN RLLP máu đến khám ngoại trú và điều trị nội trú tại khoa Khám bệnh và khoa A3 viện YHCT Quân đội. Có nhiều BN khám thường xuyên, đã được chẩn đoán RLLP máu nhưng cũng có một số BN đến kiểm tra sức khỏe mà tình cờ phát hiện RLLP máu và một số BN chỉ thấy đau đầu, chóng mặt hoặc người mệt mỏi đến khám mới phát hiện RLLP máu lần đầu. Các BN được khám xét lâm sàng tỷ mỷ, làm chi tiết các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, phỏng vấn, đo huyết áp đúng qui định, phát hiện các yếu tố nguy cơ, phát hiện các biến chứng, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng. Vì mục đích nghiên cứu lên chúng tôi đã loại ra những BN nghi ngờ RLLP máu thứ phát, các bệnh RLLP ở BN đã có biến chứng suy tim nặng, bệnh van timRLLP máu là một bệnh có rất ít triệu chứng lâm sàng riêng đồng thời bệnh tiến triển thầm lặng, diễn biến từ từ, kéo dài. Đặc điểm lâm sàng có ở BN thường là các triệu chứng biểu hiện biến chứng của cơ quan đích do RLCHLP máu gây nên. 1.1 Giới tính và tuổi: -Giới tính + Không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ giữa Nam và Nữ trong cùng nhóm NC và tỷ lệ về giới tính giữa 2 nhóm gần như nhau. So sánh với nghiên cứu của Phạm Tử Dương (1994), Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (1998), Nguyễn Thị Thu Hà (2006) thì tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu này là tương đương nhau. [19, 25, 26]. - Tuổi: + Độ tuổi 41-69 chiếm đa số ở cả 2 nhóm; tuy nhiên ở độ tuổi > 50 số BN nghiên cứu lớn hơn nhiều. lần so với nhóm chứng. Tỷ lệ này nói lên ở độ tuổi nghỉ hưu BN có nhiều thời gian, điều kiện để chăm sóc sức khỏe hơn. Tỷ lệ này tương đương với Thang Long University Library nghiên cứu của Trần Thị Hiền (1996), Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (1998), Hoàng Khánh Toàn (1998) Đỗ Tiến Giang (2009) [2, 9, 19, 27] 1.2 Nghề nghiệp: - Tỷ lệ nghề nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây của các tác giả về yếu tố nguy cơ gây RLLPM - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ hưu trí vì cán bộ hưu trí thường được nghỉ ngơi nhiều hơn sau nhiều năm lao động, cống hiến. Nay được nghỉ ngơi có thời gian chăm sóc sức khỏe, đến bệnh viện điều trị nhiều hơn nên tỷ lệ BN hưu trí cao hơn so với viên chức đang làm việc. Nhóm cán bộ nghỉ hữu vận động thể lực ít dần đi, có nếp sống nhàn nhã, ít đi bộ, hay ngồi đọc sách, xem tivi ăn uống không được điều hòa như: ăn nhiều đường, sữa, đạm động vật là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển. - Nhóm viên chức thường lao động trí óc căng thẳng, ngồi nhiều, ít hoạt động thể lực, đi lại bằng xe máy, ôtô, ít tập thể thao, ngồi bàn giấy cộng thêm các yếu tố ăn uống không hợp lý sẽ làm tiền đề cho bệnh phát triển. - Nhóm lao động chân tay do vận động thể lực nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều, ít có sang chấn tâm lý nên tỷ lệ mắc bệnh ít hơn. 1.3 Yếu tố nguy cơ: - Béo phì: Kết quả nghiên cứu cho thấy số BN dư cân béo phì chiếm tỷ lệ khá cao: + Nhóm nghiên cứu: dư cân là 25/30 BN (83,3%), béo phì là 3/30 BN (10%) + Nhóm chứng: dư cân là 21/30 BN (70%), béo phì là 2/30 BN (6,7%) Phân loại dư cân ở người châu Á – Thái bình dương theo BMI (Asia pacific penspectives) cho rằng người dư cân và béo phì thường có kèm theo tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 13/30 bệnh nhân tăng huyết áp ở cả 2 nhóm thì có 6/10 BN có béo phì. + Theo thống kê thì số người béo tăng HA nhiều gấp 2-8 lần so với người không béo. Sự phát sinh tăng HA ở người béo thường là do động mạch bị xơ cứng, một phần là do tổ chức mỡ của cơ thể tăng cao. Lượng mỡ tăng vừa kéo theo một lượng tuần hoàn máu tăng tương ứng, vừa gây cản trở các động mạch ngoại vi, làm tim phải tăng cường co bóp. + Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định: béo phì thường đi đôi với hội chứng RLLPM và rễ bị vữa xơ động mạch. - Tăng huyết áp: Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân tăng HA nhóm nghiên cứu là 5/30 BN (16,7%), nhóm chứng là 8/30 BN (26,7%). Kết quả nghiên cứu này cao hơn một số tác giả: Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (1998) chỉ gặp 6,25% BN tăng HA nhóm nghiên cứu và 15% BN tăng HA ở nhóm chứng.[19] Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2001) kết luận rằng có sự phối hợp giữa tăng HA và RLLPM, sự phối hợp này có hại khi tăng HA mức độ vừa trở lên.[13] Theo Phạm Tất Thắng (2003) tăng HA là yếu tố nguy cơ thứ hai đứng sau RLLPM gây VXĐM. - Chế độ ăn uống: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhìn chung đa số bệnh nhân ở cả hải nhóm 40/60 BN chiếm 66,7 % có thói quen ăn uống theo hướng tích cực như ăn dầu đạm thực vật. Các thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe như ăn mỡ động vật, ăn ngọt nhiều, ăn mặn nhiều chiếm tỷ lệ 16,7% - 44,6%. -Tuy nhiên việc thay đổi chế độ ăn không phải là dễ. Để đạt được thành công, điều quan trọng chế độ ăn uống phải phù hợp với khung cảnh xã hội và văn hóa hiện tại, không nên đặt ra những sự kiêng khem không cần thiết. Trong nghiên cứu này nhóm bệnh nhân nghiên cứu được hướng dẫn và chăm sóc chế độ ăn cụ thể, đồng nhất theo hướng của Viện Dinh dưỡng Việt Nam. Đa số BN nghiên cứu đều có những hiểu biết nhất định về bệnh tật nên đã thực hiện tốt chế độ ăn chăm sóc. -Từ thế kỷ 18, nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết: “Tội do miệng mà ra, bệnh cũng do miệng mà ra”, Cách đây gần 2 thế kỷ ông cha ta đã biết được ăn uống không điều độ, dư thừa bổ béo sẽ sinh ra bệnh tật. Điều ấy ngày nay khoa học đã chứng minh là đúng và đã đến lúc phải có chiến lược phòng bệnh thừa năng lượng, thừa chất bổ béo sẽ sinh Thang Long University Library RLLPM, VXĐM, béo phì, bệnh tim mạch và những hậu quả nghiêm trọng của chính trong cộng đồng.[17, 18] - Thể dục thể thao: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân có thói quen thể dục thể thao thường xuyên. Nhóm nghiên cứu là 19/30 BN (63,3%). Nhóm chứng là 22/30 BN (73,3%). Trong đề tài nhóm nghiên cứu đã được hướng dẫn các hoạt động tăng cường thể lực như: các bài tập thể dục vừa sức, đi bộ và thực hiện trong thời gian 40 phút mỗi ngày đã mang lại kết quả tốt trong giảm cân, hạ một số chỉ số máu có hại đồng thời sức khỏe toàn trạng được cải thiện nâng cao rõ rệt. Bệnh nhân được khuyến khích khi ra viện tập thể dục đều đặn thường xuyên vì nếu ngừng tập các kết quả tốt sẽ mất ngay. - Rƣợu và thuốc lá: Trong nghiên cứu gặp 18/60 BN nghiện thuốc lá (30%) uống rượu bia thường xuyên gặp 10/60 BN (16,7%). Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (1998), 3,31% nghiện thuốc lá và 6,25% uống rượu thường xuyên. Hút thuốc lá là một thói quen xấu, trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại đối với các thành phần trong máu, gây RLCHLP máu, đường máu và hệ thống động mạch, vận đông hàng ngày là yếu tố không thể htiếu được, các cơ quan, cơ khớp và tuần hoàn được lưu thông, rất hữu hiệu cho việc tiêu hao năng lượng dư, đốt lượng mỡ thừa cho cơ thể, từ đó giảm nguy cơ tim mạch, cuộc sống vui tươi, loại trừ stress cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động không nhỏ của stress, khi cơ thể bị stress sẽ nẩy sinh ra nhiều gốc tự do, tác động của các gốc tự do gần đây đã được nghiên cứu nhiều, gây nhiều những đột biến cho quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. 1.4 Chứng rối loạn lipit máu: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số BN có RLLPM hỗn hợp gồm 33/60 BN trong đó nhóm nghiên cứu 18/30 BN (60%), nhóm chứng 15/30 BN (50%). RLCHLP máu đơn thuần chiếm tỷ lệ ít trong đó tăng CT đơn thuần ở nhóm nghiên cứu là 8/30 BN(26,7%), nhóm chứng là 10/30 BN (33,3%). Tăng TG máu đơn thuần ở nhóm nghiên cứu là 4/30 BN (13,3%), nhóm chứng là 5/30 BN (16,7%) Tỷ lệ RLLP máu hỗn hợp trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (1998) là 56,25%, Nguyễn Trung Chính và cộng sự (1990) là 50% . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Tiến Giang (2009) và Nguyễn Thị Thu Hà (2006). 2. Hiệu quả điều trị RLCHLP máu kết hợp với chế độ dinh dƣỡng: 2.1 Triệu chứng cơ năng: Kết quả nghiên cứu cho thấy triệu chứng cơ năng của BN ở cả 2 nhóm nghiên cứu (60 BN) có hội chứng RLLP máu phù hợp với bảng triệu chứng lâm sàng về giai đoạn bệnh cũng như biểu hiện lâm sàng của nhiều tác giả nêu lên. - Đau đầu là triệu chứng cơ năng hay gặp với tính chất căng nặng vùng đầu hoặc ở vùng đỉnh, chẩm, thái dương. Ở nhóm nghiên cứu có 18/30 BN (60%), nhóm chứng là 20/30 BN (66,6%). Theo một số tác giả Đỗ Tiến Giang gặp triệu chứng này ở 91% BN bị VXĐM giai đoạn sớm. Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (1998) gặp triệu chứng này ở 71% BN. Kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà 2006 , Đoàn Quốc Dũng (2001). Sau 30 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu triệu chứng đau đầu giảm hẳn 14/ 18 BN (78%), có 4 BN sau điều trị có kết quả khá (22.2%). Đối với nhóm chứng đau đầu giảm hẳn 14/20 (70%), 5 BN sau điều trị có kết quả khá (25%), có 1 BN không hiệu quả (5%). Như vậy tác dụng cải thiện dấu hiệu đau đầu của nhóm nghiên cứu là rõ rệt và 100% hiệu quả điều trị. -Triệu chứng hoa mắt chóng mặt: Ở nhóm nghiên cứu là 20/30 BN (66,7%) sau điều trị kết quả tốt gặp 17/20 BN(85%), kết quả khá 3/20 BN (15%), không có bệnh nhân không hiệu quả. Thang Long University Library Ở nhóm chứng là 19/30 BN (63,3%) sau điều trị kết quả tốt gặp 10/19 BN (52,6%), kết quả khá 6/19 BN (31,6%), không hiệu quả 3/20 BN (5,8%). Như vậy tác dụng cải thiện dấu hiệu hoa mắt chóng mặt của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng 32,4 và nhóm nghiên cứu không có BN không hiệu quả điều trị. -Triệu chứng đau tức ngực: Theo kết quả nghiên cứu tác dụng cải thiện dấu hiệu đau tức ngực của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng là 12,5% và không có BN không hiệu quả sau điều trị. -Triệu chứng dị cảm: Dấu hiệu cải thiện của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là tương đương nhau. -Rối loạn giấc ngủ: Theo kết quả nghiên cứu tác dụng cải thiện dấu hiệu rối loạn giấc ngủ của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng và không có BN không hiệu quả sau điều trị. -Triệu chứng mệt mỏi: Như vậy tác dụng cải thiện dấu hiệu mệt mỏi của nhóm nghiên cứu là cao hơn nhóm chứng và không có bệnh nhân không hiệu quả sau điều trị. 2.2 Triệu chứng thực thể: - Cân nặng: Kết quả cho thấy sau 30 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có số BN giảm cân 25/30 BN (83,3%) mỗi bệnh nhân giảm trung bình 2,5 kg thể trạng, chỉ số BIM giảm 1.6 (kg/m2) (7,23%) không có trương hợp nào tăng cân. Sự thay đổi về cần nặng và chỉ số BMI trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kêvới p<0,05 Béo phì và thừa cân là yếu tố nguy cơ quan trọngcủa VXĐM. Nhiều tác giả đã nhận thấy có mối tương thuận giữa BMI và RLCHLP máu như trong nghiên cứu của tác giả Phạm Khuê (2000), Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (1998), Hoàng Khánh Toàn và cộng sự năm (1998), Nguyễn Trung Chính và Trần Đình Toán năm (2000). Vì vậy kiểm soát và hạn chế sự tăng cân đối với BN RLCHLP máu là hết sức cần thiết. - Tăng HA: Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 30 ngày điều trị RLCHLP bằng biện pháp thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng, Những BN ở nhóm nghiên cứu có chẩn đoán RLCHLP + tăng HA có xu hướng giảm và ổn định ở giới hạn bình thường. Với nhóm chứng sự thay đổi cả HA tối đa và HA tối thiểu rất nhỏ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Phạm Gia Khải (2004), Huỳnh Văn Minh và CS, Đỗ Tiến Giang (2009) [9, 16, 22] So sánh tác dụng điều trị HA trên 2 nhóm đối tượng chúng tôi thấy: Ở BN có tăng HA số đối tượng của nhóm nghiên cứu được điều trị trở về mức độ bình thường 100% so với BN có tăng HA nhóm chứng 45% Như vậy việc kết hợp chế độ dinh dưỡng với thuốc điều trị RLLPM có tác dụng điều chỉnh THA trên BN RLLPM. Thang Long University Library Kết luận Qua nghiên cứu 60 BN RLLPM tại khoa Khám bệnh C1 + khoa Tiêu hóa A3 Viện YHCT Quân đội chúng tôi thấy: *Việc thực hiện có khả thi công tác dinh dƣỡng trong điều trị RLLPM: + Đa số BN RLLPM thường đến khám kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện hoặc BN có kèm các mặt bệnh khác sau khi thăm khám cho làm xét nghiệm thì phát hiện ra. Mức độ nhận thức của BN về bệnh RLLP máu còn hạn chế. Cách thức dự phòng, tự điều trị bệnh bằng chế độ dinh dưỡng còn hời hợt đa phần mang tính chất dân gian không có tính khoa học. + Sau khi được điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng và tư vấn sức khỏe BN có kết quả tốt trong điều trị. Các chỉ số Lipit máu về mức bình thường, toàn trạng có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, chi phí cho điều trị thấp. Chính vì vậy việc điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng mang lại hiệu quả cao và tính cộng đồng lớn. Khuyến nghị 1 Tăng cường giáo dục các biện pháp điều trị không dùng thuốc cho BN nói chung, bệnh RLLPM nói riêng về kiến thức, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt phù hợp với tình trạng bệnh. 2 Các bác sĩ, đặc biệt là các điều dưỡng viên công tác tại khoa khám bệnh cần thường xuyên cập nhật các khuyến cáo về rối loạn lipit máu. Tăng cường hơn nữa việc tư vấn, giải thích, thuyết phục bệnh nhân chấp hành chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Tạ Văn Bình và cộng sự,”Rối loạn chuyển hóa lipit trong hội chứng chuyển hóa”Bệnh viện Nội tiết trung ương-Bộ Y tế tr 1-27. 2. Vƣơng Thị Kim Chi (2001).”Nghiên cứu tác dụng dưỡng sinh góp phần điều chỉnh rối loạn lipit máu” Luận văn thạc sĩ Y học trường Đại học Y Hà Nội, tr 24-26 3. Nguyễn Trung Chính (1998).”Tăng Cholesterol máu bệnh thời đại”. nhà XB Y học tr,12-13, 53-54. 4. Nguyễn Huy Dung (1997).”Bệnh vữa xơ động mạch, hỏi đáp về các bệnh tim mạch thường gặp” Nhà XB trẻ, tr 125-183. 5. Phạm Tử Dƣơng (2002).”Hội chứng rối loạn lipit máu và vữa xơ động mạch”, Bài giảng nội khoa, Cục Quân y tr 24-33 6. Phạm Tử Dƣơng (1998).”Rối loạn chuyển hóa lipit ở người có tuổi, Bệnh tim mạch người già”, Nhà XB Y học, tr 27-36 7. Đỗ Tiến Giang (2009).”Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipit máu của viên nang Gylopsin” Luận văn bác sĩ CK II YHCT. Tr 4-7 8. Nguyễn Thị Thu Hà (2006).” Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipit máu của chế phẩm Mecook”, tr35-42 9. Bạch Vọng Hải và cộng sự (1997),”Hóa sinh lâm sàng vữa xơ động mạch và nhồi máu cơ tim”. Các chuyên đề hóa sinh và dịch tễ học lâm sàng, Nhà XB Y học Hà Nội, tr 21-53. 10. Trần Thị Hiền (1996).”Nghiên cứu tác dụng hạ cholesterol máu bài thuốc nhị trần thang”. Luận văn thạc sĩ Y học trường Đại học Y Hà Nội. 11. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh (2007), “Rối loạn chuyển hóa lipid, Sinh lý bệnh và miễn dịch”, NXB Y học, tr.66 – 68. 12. Trần Thị Mộng Hoa (1995).”Rối loạn lipit máu, một yếu tố nguy cơ tim mạch không thể nào quên được”, Tạp chí Tim mạch số 2, tr 40-43. 13. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 của hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”, tr 476 –492. 14. Phạm Gia Khải và cộng sự (2003).”Nghiên cứu hiệu quả điều trị rối loạn lipit máu bằng Ngũ phúc tâm não khang”, tạp chí tim mạch số 34, tr 2-9. 15. Phạm Gia Khải (2004).”Rối loạn lipit máu cập nhật các khuyến cáo và nghiên cứu trong năm 2004”, Hội thảo khoa học chuyên đề, Hội Tim mạch học Việt Nam tr30-36 16. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dƣơng (2001), “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, NXB Y học. 17. Phạm Khuê (1991).”Tác dụng điều trị cholesterol máu cao và cao huyết áp của Ngưu tất”, Thông tin YHCT Việt Nam số 65 tr 8-9. 18. Phạm Khuê (1998).”Rối loạn lipit” Cẩm nang điều trị nội khoa, Nhà XB Y học, tr467-545. 19. Nguyễn Nhƣợc Kim và cộng sự (1998).”so sánh tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipit máu của bài thuốc giáng chỉ ẩm với lypanthyl”, Tạp chí Y học cổ truyền Việt Nam, tr6-9 20. Bùi Thị Mẫn (2004).”Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipit máu của viên BCK”, Luận văn thạc sĩ Y học, trường đại học Y Hà Nội 21. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2000), “Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA tiên phát”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Đại hội tim mạch toàn quốc 2000, tr.248 – 257. 22. Huỳnh Văn Minh và cộng sự.”Rối loạn lipit máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tạp chí Tim mạch số 21 tr246-248 23. Hoàng Khánh Toàn (1998). ”Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipit máu thể phong đàm của Bán hạ bạch truật thiên ma thang”. Luận văn thạc sĩ YHCT. Thang Long University Library 24. Hoàng khánh Toàn, Chu Quốc Trƣờng, Phạm Tử Dƣơng(1999). ”Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipit máu thể phong đàm của Bán hạ bạch truật thiên ma thang”. Tạp chí YHCT (300), tr 9-12 25. Chu Quốc Trƣờng – Hoàng Khánh Toàn (1998). “YHCT và hội chứng rối loạn lipit máu”.Tạp chí YHCT số 9, tr15-16 26. Viện YHCT Quân đội (2002).”Hội chứng tăng lipit máu và bệnh vữa xơ động mạch”, Kết hợp đông tây y chữa một số bệnh khó, tr38-45 27. Phạm Nguyễn Vinh (2006)“Bệnh tim mạch”,Nhà xuất bản Y học, tr.69–84. 28. Nguyễn Văn Xang, Nguyễn Thị Lâm. ”Chế độ ăn trong phòng và điều trị rối loạn chuyển hóa Lipoprotein máu” Tạp chí YHCT số 41, tr 35-42. PHỤ LỤC 1 1. Bệnh sử và các chỉ tiêu nhân trắc: 1.1. Họ và tên: .1.2.Tuổi: 1.3. Giới tính: 1. Nam [ ] 2. Nữ [ ] 1.4. Nghề nghiệp:1.5. Trình độ văn hóa:... 1.6. Địa chỉ: 1.7. Chiều cao:.cm 1.8. Cân nặng:.kg 1.9. Tiền sử gia đình, bản thân có THA: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 2.0. Tiền sử tăng mỡ máu: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 2.1. Hút thuốc lá: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.7. Thích ăn ngọt: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.8. Ăn mặn: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.9. Đi bộ: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.10. Stress: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 1.11. VB: cm 1.12. VM: cm 1.13. Đo huyết áp: 1. Tối đa..2. Tối thiểu:.mmHg 2. Xét nghiệm sinh hóa máu (mmol/l): 2.2. Cholesterol:.. 2.3. Triglicerit: 2.4. LDL – C 2.5. HDL – C.. BỆNH VIỆN YHCT QUÂN ĐỘI KHOA KHÁM BỆNH HỒ SƠ BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU Bệnh nhân RLLPM. MS..... Thang Long University Library 3. Quá trình điều trị: Tên thuốc Hàm lượng Số lượng viên/ngày 3.1. 3.2. 4. Hiểu biết, ý thức về chế độ ăn: 4.1. Có hiểu biết về chế độ ăn: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.2. Ăn nhạt: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.3. Ăn tăng rau quả: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.4. Hạn chế mỡ động vật: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.5. Đi bộ, vận động nhẹ nhàng: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.6. Hạn chế rượu bia: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.7. Hạn chế thuốc lá: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.8. Giảm cân: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 4.9. Thích ăn ngọt: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] 5. Tổn thƣơng tim: 1. Có: [ ] 2. Không [ ] Ngày tháng năm 2013 Người lập phiếu Vũ Đại Thắng PHỤ LỤC 2 KỸ THUẬT ĐO HUYẾT ÁP Các bƣớc tiến hành: 1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay 2. Chuẩn bị dụng cụ: Nhiệt kế, đồng hồ đếm mạch, gối kê tay, huyết áp, ống nghe, gạc miếng để lau nhiệt kế, khăn bông để lau hố nách, bút hai màu (đỏ - xanh), phiếu theo dõi, hồ sơ bệnh án, cốc đựng dung dịch sát khuẩn đáy có lót gạc. 3. Chuẩn bị người bệnh: thông báo, giải thích, để người bệnh nằm nghỉ 10 – 15 phút trước khi thực hiện. 4. Giao tiếp với người bệnh. 5. Kiểm tra huyết áp, ống nghe, chọn băng huyết áp phù hợp, bộc lộ cánh tay. 6. Đặt máy đo huyết áp ngang mức tim, quấn băng trên nếp gấp khuỷu tay 3 – 5cm, kiểm tra băng lỏng hay chặt. 7. Khóa van, đặt ống nghe vào hai tai, tìm động mạch và đặt ống nghe. 8. Một tay bắt mạch quay, một tay bơm hơi cho đến khi không sờ thấy mạch đập, bơm thêm 30mmHg. 9. Mở van từ từ đồng thời ghi nhận tiếng đập đầu tiên và đến tiếng đập cuối cùng. 10. Xả hết hơi, tháo băng huyết áp, xếp máy gọn gàng. 11. Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái. 12. Thông báo kết quả và ghi phiếu theo dõi. KỸ THUẬT LẤY MÁU LÀM XÉT NGHIỆM Thang Long University Library Các bƣớc tiến hành 1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang. 2. Nhận định toàn trạng NB (tỉnh, mê, kích động), thông báo, động viên để họ yên tâm hợp tác hoặc báo cho gia đình họ (nếu NB không tỉnh), hỏi NB đã nhịn ăn chưa?, nhận định vị trí sẽ lấy máu (da, lông,) có bị dị ứng, tổn thương không. 3. Chuẩn bị dụng cụ: Bơm kim tiêm thích hợp, hộp bông cầu, cồn 70o khay chữ nhật, găng tay, kẹp kose, ống cắm kìm, gối kê tay, dây cao su, ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy xét nghiệm, khay hạt đậu, hộp đựng vật sắc nhọn, phiếu chăm sóc. 4. Để người bệnh tư thế phù hợp, bộc lộ vùng lấy máu, chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay phía dưới. 5. ĐD đi găng, buộc dây cao su trên vùng lấy máu từ 3 – 5cm. 6. Sát khuẩn vị trí lấy máu từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc 2 lần, điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh. 7. Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm, đâm kim chếch 30o so với măt da vào tĩnh mạch thấy máu trào ra, tháo dây cao su. 8. Rút từ đủ số lượng máu theo yêu cầu, theo dõi sắc mặt NB. 9. Rút kim, đặt bông cồn ấn nhẹ nơi lấy máu. 10. Tháo kim, bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm, bỏ kim tiêm vào hộp sắc nhọn, lắc nhẹ ống máu (nếu có chất chống đông). 11. Giúp NB về tư thế thoải mái, dặn những điều cần thiết. 12. Thu dọn dụng cụ và xử lý theo quy định, tháo găng, rửa tay, ghi phiếu chăm sóc, gửi bệnh phẩm đến xét nghiệm. PHỤ LỤC 3: CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƢỜI CÓ CHOLESTEROL MÁU CAO Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: - Giảm, bỏ các thức ăn giàu Cholesterol và không ăn quá 300mg Cholesterol mỗi ngày. - Tăng cường rau quả, nhiều chất xơ. - Hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, hàn chế đường, bột, bánh kẹo. - Phân bố thức ăn nên như sau: Tổng số năng lượng 1600 – 2000 Kcal. Protein 15% = 270 Kcal ≈ 70g Glucid 70% = 1260 Kcal ≈ 300g Lipid 15% = 270 Kcal ≈ 30g Cộng = 1800 Kcal/ngày. - Nếu bệnh nhân trong tình trạng béo phì cần giảm số calo xuống 1600 calo/ngày. Những thức ăn nên dùng: - Rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mừng tơi, rau đay, bí xanh, giá đỗ. - Cam, bưởi, quýt, mận, đào. - Thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc. - Cá nạc, cá ít mỡ. - Sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, tương. - Gạo tẻ, bánh mỳ, khoai các loại. Những thức ăn cần hạn chế: - Đường, bánh kẹo, sữa đặc có đường, sữa bột toàn phần. - Trứng các loại. - Phù tạng gia súc (óc, tim, gan, lòng, bồ dục). - Thịt mỡ. - Mỡ các loại. - Bơ, pho mát, socola. Mẫu thực đơn dùng cho bệnh nhân Cholesterol máu cao Thang Long University Library Giờ ăn Thứ 2 + 3 Thứ 5 + 6 + Chủ nhật Thứ 4 + 7 7h Sữa đậu tương 250ml (25g đậu tương, 10g đường) Sữa đậu tương 250ml (như bên) Sữa đậu tương 250ml (như bên) 11h - Cơm gạo tẻ 150g - Đậu phụ om Đậu phụ 100g Dầu thực vật 10g - Rau muống luộc 200g - Cơm gạo tẻ 150g - Xa lát Dưa chuột 300g Thịt sấn 30g Dầu thực vật - Cơm gạo tẻ 150g - Rau cải luộc 200g - Thịt lợn rim - Giá đỗ - Mắm 5g 14h Cam 1 quả 200g Chuối tiêu 2 quả: 150g Chuối hoặc đu đủ 150g 17h - Cơm gạo tẻ 150g - Tôm rang Tôm 50g Dầu 5g - Canh rau cải Rau 100g - Cơm gạo tẻ 150g - Măng xào thịt. Măng 200g Dầu 10g Thịt bò 30g Mắm 5g - Cơm gạo tẻ 150g - Nộm rau muống Rau muống 300g Lạc 30g Vừng 10g Gia vị các loại Năng lượng: 1700 – 1800 Kcal Đạm: 60 – 70 Kcal từ đạm 14% Chất béo: 25 – 30 Kcal từ béo 15% Bột đường: 300g Kcal từ bột đường 71% Bảng hàm lƣợng Cholesterol trong một số thực phẩm (mg/100g) Thịt lợn Thủy, hải sản Thịt nạc Sườn Mỡ 60 105 126 Tép Tôm hùm Cua Cá hồi Cá bơn Sò Dầu gan cá 150 205 145 60 50 280 – 470 500 Thịt bò Thịt nạc Thịt ít mỡ Mỡ Dạ dày Tim Gan Bồ dục Óc 60 95 125 150 145 320 400 2300 Gia cầm Thực phẩm chứa ít hoặc không có Cholesterol Thịt gà nạc Thịt vịt Thịt gà tây Chim bồ câu Trứng gà toàn phần Lòng đỏ Lòng trắng Sữa toàn phần Bơ Phomat 90 70 110 110 468 140 – 200 0 28 280 160 Ngũ cốc Cà phê, chè Trái cây Rau Dầu thực vật DANH SÁCH ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Thang Long University Library TẠI KHOA KHÁM BỆNH C1- VIỆN YHCT QUÂN ĐỘI STT Họ và tên Tuổi Giới Ngày khám SBA 1 Nguyến Đình B 48 Nam 3/6/2013 2 Nguyễn Bá C 45 Nam 3/6/2013 3 Nguyễn Văn C 42 Nam 3/6/2013 4 Đỗ Anh Ch 38 Nam 5/6/2013 5 Nguyễn Viết Ch 46 Nam 5/6/2013 6 Dƣơng Thị D 39 Nữ 6/6/2013 7 Nguyễn Thị D 49 Nữ 6/6/2013 8 Nguyễn Thị Du 47 Nữ 6/6/2013 9 Đỗ Thị D 53 Nữ 6/6/2013 10 Lê Sỹ A 39 Nam 6/6/2013 11 Trịnh Minh H 48 Nam 7/6/2013 12 Nguyễn Phong K 51 Nam 7/6/2013 13 Nguyễn Xuân L 55 Nam 7/6/2013 14 Trần Thị M 46 Nữ 12/6/2013 15 Nguyễn Thị H 52 Nữ 12/6/2013 16 Trần Thị M 56 Nữ 3/7/2013 17 Nguyễn Thị Th 54 Nữ 3/7/2013 18 Bế Thị Ng 45 Nữ 8/7/2013 19 Phạm Văn Ph 44 Nam 8/7/2013 20 Trần Thị Q 53 Nữ 9/7/2013 21 Đào Đức Th 62 Nam 9/7/2013 22 Trần Thị H 47 Nữ 10/7/2013 23 Nguyễn Văn Th 64 Nam 10/7/2013 24 Nguyễn Thanh T 46 Nam 5/8/2013 STT Họ và tên Tuổi Giới 12/8/2013 SBA 25 Lê Đức T 68 Nam 12/8/2013 26 Trần Thị Th 73 Nữ 6/9/2013 27 Vũ Thị Th 61 Nữ 9/9/2013 28 Bùi Thị H 67 Nữ 6/9/2013 29 Nguyễn Bích L 75 Nữ 9/9/2013 30 Lê Thị Ch 65 Nữ 11/9/2013 Xác nhận của khoa Khám bệnh C1 Phó CNK. Đại tá. Trần Kim Dung Ngày 21/11/2013 Ngƣời lập phiếu Vũ Đại Thắng. DANH SÁCH ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Thang Long University Library TẠI KHOA TIÊU HÓA A3 - VIỆN YHCT QUÂN ĐỘI STT Họ và tên Tuổi Giới Ngày khám SBA 1 Vũ Văn A 38 Nam 4/6/2013 1223 2 Chu Thị B 46 Nữ 4/6/2013 1231 3 Trịnh Văn Hùng 61 Nam 5/6/2013 1250 4 Nguyễn Văn C 75 Nam 5/6/2013 1257 5 Hoàng Thế C 64 Nam 5/6/2013 1258 6 Đoàn Thị Đ 68 Nữ 6/6/2013 1290 7 Vũ Duy Đ 56 Nam 6/6/2013 1302 8 Trần Văn H 65 Nam 7/6/2013 1315 9 Đinh Thị H 39 Nữ 10/6/2013 1321 10 Nguyễn Công H 57 Nam 10/6/2013 1325 11 Nguyễn Trọng V 67 Nam 17/6/2013 1401 12 Trần Đình H 58 Nam 17/6/2013 1411 13 Hoàng Văn Kh 51 Nam 18/6/2013 1423 14 Nguyễn Văn K 53 Nam 2/7/2013 1534 15 Bùi Thị M 48 Nữ 2/7/2013 1537 16 Trần Thị L 57 Nữ 3/7/2013 1538 17 Nguyễn Bích L 56 Nữ 5/7/2013 1590 18 Trịnh Thị Nh 51 Nữ 8/7/2013 1592 19 Đỗ Thị Ng 52 Nữ 14/7/2013 1611 20 Lã Tiến G 49 Nam 15/7/2013 1703 21 Đỗ Thị C 52 Nữ 22/7/2013 1800 22 Phạm Hữu Ph 53 Nam 26/7/2013 1846 23 Phạm Văn Ph 54 Nam 2/8/2013 1903 24 Nguyễn Văn Th 55 Nam 5/8/2013 1956 STT Họ và tên Tuổi Giới Ngày vào viện SBA 25 Hoàng Văn T 56 Nam 13/8/2013 1971 26 Lê Đức T 58 Nam 4/9/2013 2011 27 Trần Thị Ng 51 Nữ 5/9/2013 2023 28 Vũ Thị Th 68 Nữ 9/9/2013 2045 29 Bùi Thị Th 51 Nữ 9/9/2013 2048 30 Nguyễn Quốc V 56 Nam 11/9/2013 2064 Xác nhận của phòng KHTH Trƣởng phòng KHTH. Đại tá. Nguyễn Công Thực Ngày 21/11/2013 Ngƣời lập phiếu Vũ Đại Thắng. Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00192_7867.pdf
Luận văn liên quan