Loại hình trang trại trồng cây hằng năm chỉ có một trang trại. Về Quy mô diện
tích, trang trại này được xếp vào tổ có diện tích dưới 4 ha, về chi phí trung gian trang
trại này được xếp vào tổ có chi phí trung gian dưới 200 triệu đồng, về quy mô sử dụng
lao động là trang trại này được xếp vào tổ sử dụng từ 4 đến 6 lao động trong một năm.
Tổng giá trị sản xuất của trang trại là 247,5 triệu đồng, giá trị gia tăng là 112,9 triệu
đồng, chi phí trung gian là 134,6 triệu đồng. Trung bình 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra
thì trang trại thu về 1,84 đồng GO và 0,84 đồng VA. Qua đây ta thấy loại này trang trại
này có quy mô diện tích và mức đầu tư cho trang trại tương đối nhỏ, hiệu quả kinh tế
mang lại chưa cao do đó các chủ trang trại cần phải đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất, đưa các loại cây trồng mới vào sản xuất làm tăng năng suất và
iá trị của sản phẩ
Kinh tế Huế
101 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở thị xã Hương thủy, tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại
học
K n
h tế
Hu
ế
69
trang trại điều tra), trung bình mỗi trang trại có tổng giá trị sản xuất bình quân là 901,15
triệu đồng, giá trị gia tăng 367,375 triệu đồng, chi phí trung gian là 533,775 triệu đồng.
Trung bình 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra 1,69 đồng GO và 0,69 đồng VA. Qua
đây ta thấy mức đầu tư lớn thì cho tổng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng lớn, nhưng do
mỗi trang trại có một đặc điểm khác nhau và các chủ trang trại sử dụng vốn vào các mục
đích khác nhau nên hiệu quả sử vốn một số trang trại chưa cao. Tuy nhiên qua đây ta cũng
nhận thấy rằng chi phí trung gian có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của các trang
trại.
Về lao động:
Tổ I bao gồm những trang trại có từ 3 lao động trở xuống, có 5 trang trại (chiếm
20% tổng số trang trại điều tra), tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại là 238,14
triệu đồng, giá trị gia tăng bình quân mỗi trang trại là 101,986 triệu đồng, chi phí trung
gian bình quân một trang trại là 136,154 triệu đồng thấp nhất trong các tổ. Trung bình cứ
1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu về 1,75 đồng GO và 0,75 đồng VA cao nhất trong
các tổ; Tổ 2 bao gồm các trang trại có từ 4 đến 6 lao động, có 15 trang trại (chiếm 60%
tổng số trang trại điều tra), bình quân một trang trại có tổng giá trị sản xuất là 363,065
triệu đồng, giá trị gía trị gia tăng là 151,345 triệu đồng, chi phí trung gian là 211,72 triệu
đồng. Trung bình 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra các trang trại thu về 1,73 đồng GO và
0,73 đồng VA; Tổ 3 bao gồm các trang trại có từ 7 lao động trở lên có 5 trang trại chiếm
20% tổng số các trang trại điều tra. Bình quân một trang trại có 644,74 đồng tổng giá trị
sản xuất, 250,819 triệu đồng giá trị gia tăng và 393,921 triệu đồng chi phí trung gian cao
nhất trong 3 tổ. Trung bình một cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra các trang trại thu về
1,62 đồng GO và 0,62 đồng VA thấp nhất trong 3 tổ. Điều này là do khi tăng lượng lao
động sẽ làm tăng tổng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng nhưng đồng thời cũng làm tăng
chi phí trung gian. Qua điều tra thực tế cho thấy, mỗi loại hình trang trại có những hoạt
động sản xuất khác nhau do đó cần một lượng lao động tương ứng để phù hợp với kế
hoạch sản xuất.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
70
Bảng 16: Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của các trang trại.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010).
Tổ Khoảng cách tổ
Số trang
trại
Cơ cấu
(%)
GO
(1000đ)
VA
(1000đ)
IC
(1000đ)
GO/IC
(Lần)
VA/IC
(Lần)
Tổng diện tích (ha)
I <4 15 60,00 310.538 133.029 177.509 1,77 0,77
II 4 – 8 6 24,00 572.316 230.246 342.070 1,65 0,65
III > 8 4 16,00 442.100 164.320 277.780 1,59 0,59
Chi phí trung gian (triệu đồng)
I < 200 12 52,00 252.465 113.141 139.324 1,81 0,81
II 200- 400 11 40,00 457.137 176.524 280.613 1,63 0,63
III > 400 2 8,00 901.150 367.375 533.775 1,69 0,69
Tổng lao động (Người)
I 3 5 20,00 238.140 101.986 136.154 1,75 0,75
II 4 - 6 15 60,00 363.065 151.345 211.720 1,73 0,73
III 7 5 20,00 644.740 250.819 393.920 1,62 0,62Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
71
Để tìm hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế của
các trang trại chúng ta đi phân tích riêng cho từng loại trang trại.
2.4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại
trồng cây hằng năm
Loại hình trang trại trồng cây hằng năm chỉ có một trang trại. Về Quy mô diện
tích, trang trại này được xếp vào tổ có diện tích dưới 4 ha, về chi phí trung gian trang
trại này được xếp vào tổ có chi phí trung gian dưới 200 triệu đồng, về quy mô sử dụng
lao động là trang trại này được xếp vào tổ sử dụng từ 4 đến 6 lao động trong một năm.
Tổng giá trị sản xuất của trang trại là 247,5 triệu đồng, giá trị gia tăng là 112,9 triệu
đồng, chi phí trung gian là 134,6 triệu đồng. Trung bình 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra
thì trang trại thu về 1,84 đồng GO và 0,84 đồng VA. Qua đây ta thấy loại này trang trại
này có quy mô diện tích và mức đầu tư cho trang trại tương đối nhỏ, hiệu quả kinh tế
mang lại chưa cao do đó các chủ trang trại cần phải đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất, đưa các loại cây trồng mới vào sản xuất làm tăng năng suất và
giá trị của sản phẩm.
2.4.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại
chăn nuôi
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang
trại chăn nuôi, chúng ta tiến hành phân tích bảng 17.
Về quy mô diện tích đất đai:
Loại hình này có 7 trang trại (chiếm 100%) tập trung ở tổ I có diện tích dưới 4
ha, bình quân mỗi trang trại có tổng giá trị sản xuất là 303,597 triệu đồng, giá trị gia
tăng là 129,157 triệu đồng, chi phí trung gian là 174,44 triệu đồng. Trung bình 1 đồng
chi phí trung gian bỏ ra thu về 1,74 đồng GO và 0,74 đồng VA. Điều này được giải
thích như sau, đối với loại hình này chỉ cần một diện tích vừa đủ để xây dựng chuồng
trại và tiến hành chăn nuôi chứ không cần diện tích lớn lắm, qua đây cũng cho thấy quy
mô diện tích không ảnh đến hiệu quả kinh tế của loại hình trang trại này.
Về chi phí trung gian:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
72
Với quy mô diện tích như vậy thì chi phí trung gian của các trang trại tập trung ở
tổ I và tổ II. Tổ I (<200 triệu đồng) loại hình trang trại này có 5 trang trại (chiếm
71,43% tổng số trang trại chăn nuôi) với mức đầu tư như vậy thì bình quân mỗi trang
trại có tổng giá trị sản xuất là 256,216 triệu đồng, giá trị gia tăng là 114,94 triệu đồng.
Trung bình cứ 1 đồng chi phí trung gia bỏ ra các trang trại này thu về 1,81 đồng GO và
0,81 đồng VA; Tổ II có chi phí trung gian từ 200 đến 400 triệu đồng, loại hình này có 2
trang trại (chiếm 28,57% tổng số trang trại chăn nuôi), với chi phí trung gian cao hơn
thì bình quân mỗi trang trại có tống giá trị sản xuất là 422,05 triệu đồng, giá trị gia tăng
bình quân mỗi trang trại là 164,7 triệu đồng cao hơn tổ I, trung bình một đồng giá trị
gia tăng tạo ra 1,64 đồng GO và 0,64 đồng VA thấp hơn tổ I. Qua kết quả điều tra cho
thấy các chủ trang trại cố gắng tăng mức đầu tư cho các trang trại, những trang trại nào
có mức đầu tư vốn lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Điều này cho thấy chi phí trung
gian của các trang trại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế.
Về lao động:
Tổ I có 2 trang trại, bình quân mỗi trang trại có tổng giá trị sản xuất là 238,05
triệu đồng và giá trị gia tăng bình quân mỗi trang trại là 104,74 triệu đồng thấp nhất
trong 3 tổ. Trung bình với một đồng chi phí trung gian bỏ ra các trang trại thu về 1,79
đồng GO và 0,79 đồng VA cao nhất trong 3 tổ; Tổ II có 4 trang trại, tổng giá trị sản
xuất bình quân một trang trại là 289,77 triệu đồng, giá trị gia tăng bình quân mỗi trang
trại là 124, 205 triệu đồng cao hơn tổ I; tổ III có 1 trang trại, với mức đầu tư lao động
lớn như vậy thì tổng giá trị sản xuất bình quân là 490 triệu đồng và giá trị trung gian là
197,8 triệu đồng cao nhất trong 3 tổ. Trung bình 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 1,69
đồng GO và 0,69 đồng VA. Qua điều tra thực tế cho thấy những trang trại có nhiều lao
động là những trang trại có nhiều hoạt động sản xuất khác nhau với những loài vật nuôi
khác nhau, và với mức đầu tư lao động cao hơn thì kết quả thu được của các trang trại
cũng cao hơn so với những trang trại đầu tư lao động ít. Từ đây có thể thấy lao động có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các trang trại chăn nuôi.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
73
Bảng 17: Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010
Tổ Khoảng cách tổ
Số trang
trại
Cơ cấu
(%)
GO
(1000đ)
VA
(1000đ)
IC
(1000đ)
GO/IC
(Lần)
VA/IC
(Lần)
Tổng diện tích (ha)
I <4 7 100,00 303.597 129.157 174.440 1,74 0,74
II 4 – 8 - - - - - - -
III > 8 - -
- - -
- -
Chi phí trung gian (triệu đồng)
I < 200 5 71,43 256.216 114.940 141.276 1,81 0,81
II 200- 400 2 28,57 422.050 164.700 257.350 1,64 0,64
III > 400
- - - - - - -
Tổng lao động (Người)
I 3 2 28,75 238.050 104.740 133.310 1,79 0,79
II 4 - 6 4 57,14 289.770 124.205 165.565 1,75 0,75
III 7 1 15,21 490.000 197.800 292.200 1,69 0,69Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
74
2.4.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại
nuôi trồng thủy sản
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang
trại nuôi trồng thủy sản, chúng ta tiến hành phân tích bảng 18.
Về quy mô diện tích đất đai:
Đây là loại hình trang trại đã có từ lâu trên thị xã Hương Thủy, khác với trang trại chăn
nuôi, để phát triển loại hình trang trại này cần phải có một quy mô diện tích đủ lớn. Tổ
I có 5 trang trại điều tra (chiếm 50% tổng số trang trại nuôi trồng thủy sản) tổng giá trị
sản xuất bình quân mỗi trang trại là 239,44 triệu đồng, giá trị gia tăng bình quân của
mỗi trang trại là 110,37 triệu đồng thấp nhất trong các tổ. Trung bình 1 đồng chi phí
trung gian tạo ra 1,86 đồng GO và 0,86 đồng VA cao nhất trong các tổ; Tổ II có 3 trang
trại (chiếm 30% tổng số trang trại nuôi trồng thủy sản) có diện tích lớn hơn nên doanh
thu và giá trị gia tăng cũng cao hơn tổ I cụ thể: tổng giá trị sản xuất là bình quân mỗi
trang trại là 333,667 triệu đồng và giá trị gia tăng bình quân mỗi trang trại là 126,877
triệu đồng . Trung bình cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra các trang trại thu về 1,66
đồng GO và 0,66 đồng VA, thấp hơn tổ I; Tổ III diện tích trên 8 ha có 2 trang trại, bình
quân mỗi trang trại có 392,5 triệu đồng giá trị sản xuất và 137,12 triệu đồng giá trị gia
tăng cao nhất trong 3 tổ. Trung bình cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về 1, 54
đồng GO và 0,54 đồng VA thấp nhất trong 3 tổ. Điều này được giải thích như sau: các
trang trại mở rộng quy mô diện tích sản xuất sẽ làm tăng luợng hàng hóa sản xuất ra
nên doanh thu tăng đồng thời cũng phải chi tiêu nhiều cho thức ăn, công lao động.v.v
làm tăng chi phí trung gian. Qua đây cũng cho thấy các chủ trang trại không ngừng mở
rộng quy mô diện tích và việc này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các trang trại
nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên nếu diện tích quá lớn thì sẽ không đạt được hiệu quả tối
đa vì sẽ khó có sự đầu tư đồng bộ và thiếu chăm sóc chu đáo.
Về chi phí trung gian: Chi phí trung gian của các trang trại nuôi trồng thủy sản
chủ yếu tập trung ở tổ I và tổ II.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
75
Bảng 18: Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại nuôi trồng thủy sản.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)
Tổ Khoảng cách tổ
Số trang
trại
Cơ cấu
(%)
GO
(1000đ)
VA
(1000đ)
IC
(1000đ)
GO/IC
(Lần)
VA/IC
(Lần)
Tổng diện tích (ha)
I <4 5 50,00 239.440 110.370 129.070 1,86 0,86
II 4 – 8 3 30,00 333.667 126.877 206.790 1,66 0,66
III > 8 2 20,00 392.500 137.120 255.380 1,54 0,54
Chi phí trung gian (triệu đồng)
I < 200 6 60,00 250.167 111.682 138.485 1,81 0,81
II 200- 400 4 40,00 370.550 134.158 236.393 1,57 0,57
III > 400 - -
- - -
- -
Tổng lao động (Người)
I 3 3 30,00 238.200 100.150 138.050 1,73 0,73
II 4 - 6 6 60,00 311.767 181.322 130.445 1,72 0,72
III 7 1 10,00 398.000 123.600 274.400 1,45 0,45Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
76
Tổ I có chi phí trung gian dưới 200 triệu đồng có 6 trang trại (chiếm 60% tổng
số trang trại nuôi trồng thủy sản), tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại là
250,167 triệu đông, giá trị gia tăng bình quân một trang trại là 111,682 triệu đồng.
Trung bình 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về 1,81 đồng GO và 0,81 đồng VA; Tổ
II có 4 trang trại, với chi phí trung gian cao hơn nên tổng giá trị sản xuất và giá trị gia
tăng cũng cao hơn tổ I (370,55 triệu đồng GO và 134,158 triệu đồng GO). Trung bình
cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về 1,57 đồng GO và 0,57 đồng VA. Nhìn chung tăng mức
đầu tư làm tăng hiệu quả kinh tế nhưng việc sử dụng vốn của các trang trại vẫn chưa
hiệu quả lắm cụ thể mức đầu tư lớn thì hiệu quả sử dụng chi phí trung gian càng thấp.
Về lao động:
Tổ I có 3 lao trang trại (chiếm 30% trang trại nuôi trồng thủy sản), tổng giá sản
xuât 238,2 triệu đồng/trang trại, giá trị gia tăng 100,15 triệu đồng/trang trại thấp nhất
trong các tổ. Trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về 1,73 đồng GO và 0,73 đồng VA
cao nhất trong các tổ. Tổ II có 6 trang trại, tổng giá trị sản xuất 311,767 triệu
đồng/trang trại, giá trị gia tăng 181,322 triệu đồng/trang trại. Trung bình cứ 1 đồng chi
phí bỏ ra thu về 1,72 đồng GO và 0,72 đồng VA. Tổ III có 1 trang trại, tổng giá trị sản
xuất là 398 triệu đồng/trang trại, giá tri gia tăng 123,6 triệu đồng. Trung bình cứ 1 đồng
chi phí bỏ ra thu về 1,45 đồng GO và 0,45 đồng VA. Qua đây cho thấy lao động có ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất của các trang trại nhưng đa số trang trại có số lượng lao
động nhiều là lao động thuê ngoài (chủ yếu là trong khai thác và cải tạo ao) nên tăng
làm động làm tăng chi phí trung gian, do đó có thể làm giảm giá trị gia tăng và làm
giảm hiệu quả sử dụng chi phí trung gian.
2.4.2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại
lâm nghiệp
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang
trại lâm nghiệp, chúng ta tiến hành phân tích bảng 19.
Đại
học
Kin
h ế
Hu
ế
77
Bảng 19: Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại lâm nghiệp.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)
Tổ Khoảng cách tổ Số trang
trại
Cơ cấu
(%)
GO
(1000đ)
VA
(1000đ)
IC
(1000đ)
GO/IC
(Lần)
VA/IC
(Lần)
Tổng diện tích (ha)
I <4 - -
- - -
- -
II 4 – 8 - -
- - -
- -
III > 8 2 100,00 491.700 191.519 300.181 1,64 0,64
Chi phí trung gian (triệu đồng)
I < 200 - -
- - -
- -
II 200- 400 2 100,00 491.700 191.519 300.181 1,64 0,64
III > 400 - -
- - -
- -
Tổng lao động (Người)
I 3 -
- - - -
- -
II 4 - 6 1 50,00 450.000 112.900 264.907 1,84 1,84
III 7 1 50,00 533.400 197.946 335.455 1,59 0,59Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
78
Về quy mô diện tích đất đai:
Đây là loại hình trang trại cũng xuất hiện khá lâu trên địa bàn thị xã. Vì
đặc điểm của loại hình trang trại này là có quy mô diện tích lớn nên các trang trại điều
thuộc tổ III (>8 ha) có tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại là 491,7 triệu đồng,
giá trị gia tăng bình quân mỗi trang trại là 191,519 triệu đồng, trung bình cứ 1 đồng chi
phí bỏ ra thu về 1,64 đồng GO và 0,64 đồng VA. Qua điều tra cho thấy đối với loại
hình này thì đất đai có một vị trí quan trọng, quy mô đất đai càng lớn thì tổng giá trị sản
xuất và giá trị gia tăng càng lớn.
Về chi phí trung gian:
Do đặc điểm của loại hình này là có diện tích lớn nên cần mức đầu tư lớn. Các
trang trại lâm nghiệp nằm trong tổ II có chi phí trung gian từ 200 đến 400 triệu đồng,
có tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại là 491,7 triệu đồng, giá trị gia tăng
bình quân mỗi trang trại là 191,519 triệu đồng, trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu
về 1,64 đồng GO và 0,64 đồng VA
Về lao động:
Tổ I loại hình này không có trang trại nào. Tổ II có 1 trang trại, tổng giá trị sản
xuất là 450 triệu đồng, giá trị gia tăng 112,9 triệu đông. Trung bình cứ 1 đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu về 1,84 đồng GO và 0,84 đồng VA. Tổ III có 1 trang trại, tổng giá
trị sản xuất là 533,4 triệu đồng cao gấp 1,19 lần so với tổ II, giá trị gia tăng 197,946.
Trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về 1,59 đồng GO và 0,59 đồng VA. Qua đây
cho thấy lao động có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các kinh tế trang trại lâm
nghiệp.
2.4.2.6. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại
kinh doanh tổng hợp
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang
trại lâm nghiệp, chúng ta tiến hành phân tích bảng 22.
Về quy mô diện tích đất đai:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
79
Đây là loại hình khá mới mẽ trên địa bàn thi xã, tuy mới ra đời nhưng nó phát triển
nhanh chóng. Qua bảng 22 ta thấy, Tổ I (<4 ha) có 2 trang trại và có tổng giá trị sản
xuất bình quân mỗi trang trại là 544,1 triệu đồng, giá trị gia tăng bình quân mỗi trang
trại là 213,295 triệu đồng. Trung bình cứ chi phí trung gian bỏ ra thu về 1,64 đồng GO
và 0.64 VA. Tổ II (4ha – 8ha) có 3 trang trại và tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi
trang trại là 861,967 triệu đồng, giá trị gia tăng bình quân một trang trại là 333,617
triệu đồng, cao hơn tổ I. Trung bình cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về 1.7 đồng
GO và 0.7 đồng VA. Từ đây cho thấy tuy mới hình thành nhưng các chủ trang trại đã
không ngừng mở rộng quy mô, và hiệu quả kinh tế của các trang trại này cũng tăng
theo quy mô diện tích.
Về chi phí trung gian:
Đây là loại hình trang trại cần phải có mức đầu tư lớn. Tổ I loại hình này không
có trang trại nào; tổ II có 3 trang trại (chiếm 60% tổng số trang trại kinh doanh tổng
hợp), tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại 572,933 triệu đồng, giá trị gia tăng
bình quân mỗi trang trại là 230,897 triệu đồng. Trung bình cứ 1 đồng chi phí trung gian
bỏ ra thu về 1,68 đồng GO và 0,68 đồng VA; tổ III loại hình trang trại này có 2 trang
trại, tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại là 901,105 triệu đồng, giá trị gia tăng
bình quân một trang trại là 367,357 triệu đồng. Trung bình 1 đồng chi phí trung gian bỏ
ra thu về 1,69 đồng GO và 0,69 đồng VA. Từ đó có thể thấy mức đầu tư cho loại hình
trang trại này rất lớn và hiệu quả kinh tế của các trang trại tăng tương ứng theo mức
đầu tư.
Về lao động:
Cũng như mức độ đầu tư, lao động là một yếu tố quan trọng để phát triển loại
hình trang trại này. Qua bảng 22 ta thấy tổ III sử dụng từ 7 lao động trở lên có 2 trang
trại và tổng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng mang lại vẫn cao nhất. Từ đây cho thấy
loại hình trang trại này được các chủ trang trại đầu tư lao động lớn do có nhiều hoạt
động khác nhau, và hiệu quả kinh tế của các trang trại cũng tăng theo số lao động sử
dụng.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
80
Bảng 20: Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hiệu quả kinh tế của trang trại kinh doanh tổng hợp.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)
Tổ Khoảng cách tổ Số trang
trại
Cơ cấu
(%)
GO
(1000đ)
VA
(1000đ)
IC
(1000đ)
GO/IC
(Lần)
VA/IC
(Lần)
Tổng diện tích (ha)
I <4 2 40,00 544.100 213.295 330.805 1,64 0,64
II 4 – 8 3 60,00 810.967 333.617 477.350 1,7 0,7
III > 8 - -
- - -
- -
Chi phí trung gian (triệu đồng)
I < 200 - -
- - -
- -
II 200- 400 3 60,00 572.934 230.897 342.037 1,68 0,68
III > 400 2 40,00 901.150 367.375 533.775 1,69 0,69
Tổng lao động (Người)
I 3 -
- - - -
- -
II 4 - 6 3 60,00 572.934 230.897 342.037 1,68 0,68
III 7 2 40,00 901.150 367.375 533.775 1,69 0,69Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
81
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY.
3.1 Định hướng chung
Thực tế cho thấy, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế
cao, phát triển mạnh và giữ vai trò vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông
thôn. Kinh tế trang trại góp phần vào việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế xã
hội và môi trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
Vì vậy việc xác định đúng hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương là rất có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Để nâng cao hiệu
quả kinh tế trang trại của thị xã Hương Thủy trong thời gian tới cần thực hiện nhũng
vấn đề sau:
Lấy nhiệm vụ nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức sản xuất, năng lực quản lý
kinh tế cho các chủ trang trại làm trọng tâm.
Tiếp tục chính sách giao ruộng đất lâu dài và thực hiện dồn thửa cho các hộ
nông dân. Khuyến khích kinh tế trang trại phát triển ở nhiều hình thức. Tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ trang trại vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, tạo
điều kiện cho các trang trại làm dịch vụ phát triển.
Tăng cường đầu tư và mở rộng các hình thức khuyến nông và khuyến ngư
xuống các cơ sở, nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến từng cơ sở sản xuất. Đẩy mạnh
việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Cùng với việc mở rộng quy mô cần có biện pháp nhằm giúp đở các chủ trang
trại đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm, từng bước thiết lập mối quan hệ với các trang trại với nhau. Đem lại hiệu quả
kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu
nhập. Đưa kinh tế trang trại thực sự trở thành một trong những hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh chủ yếu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trong tương lai, từng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
82
bước tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thị
xã
Cần phải có sự quản lý chỉ đạo thống nhất từ Tỉnh đến cơ sở nhằm khắc phục
tình trạng tự phát, phân tán, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ chủ động của nhà nước
thông qua các chính sách đất đai, tài chính, thuế, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản
phẩm, đào tạo bồi dưỡng và quan tâm giúp phát triển trang trại với việc bảo vệ môi
trường.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở Thị xã Hương Thủy
3.2.1. Một số giải pháp chung
3.2.1.1. Giải pháp về đất đai
Đất đai là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phát triển của trang trại. Sự hình thành
và phát triển của trang trại trước hết phải có một quy mô đất đai nhất định. Chính sách
đất đai phù hợp là khâu đột phá để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và có hiệu
quả của kinh tế trang trại
Thứ nhất: Hoàn thiện quy hoạch đất đai
Hiện nay, thị xã đã có quy hoạch tổng thể về đất đai, nhưng theo yêu cầu chung
của phát triển kinh tế, cũng như yêu cầu phát triển kinh tế trang trại cần rà soát lại quy
hoạch ở từng địa phương, hoàn thiện quy hoạch chi tiết, định hình quy mô. Đặc biệt
quan tâm quy hoạch sử dụng các vùng đất trống đồi trọc, đất hoang hóa, ruộng trũng
cấy lúa không hiệu quả làm trang trại VAC.
Thứ hai: Khuyến khích tập trung đât đai và những người có nguyện vọng nhận
đất ở các vùng đất trống đồi trọc, vùng đất hoang hóa hoặc vùng canh tác không hiệu
quả để hình thành các trang trại có quy mô hợp lý tùy theo loại hình trang trại.
Thứ ba: Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Việc khắc phục tình trạng
ruộng đất manh mún của các hộ nông dân sẽ tạo điều kiện đi vào sản xuất tập trung,
đồng thời là tiền đề chuyển từ nông hộ lên trang trại một cách thuận lợi.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
83
Tuy nhiên, giải quyết tình trạng đất manh mún là vấn đề phức tạp liên quan đến
quyền lợi và tâm lý, tập quán sản xuất của các hộ nông dân. Do vậy không thể dựa vào
mệnh lệnh mà phải có những phương pháp làm đúng đắn và thích hợp.
Thứ 4: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ trang trại. Việc hợp
pháp hóa quyền sử dụng đất của chủ trang trại góp phần giúp họ yên tâm đầu tư sản
xuất lâu dài.
3.2.1.2. Giải pháp về vốn cho các chủ trang trại
Ngoài đất đai thì vốn cũng là một nguồn lực quan trọng để các chủ trang trại đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay các trang trại ở
thị xã chủ yếu đều còn thiếu vốn,nhưng lại vay vốn rất khiêm tốn. Vì vậy, để giải quyết
vấn đề vốn cho các trang trại trên địa bàn thị xã cần tập trung vào một số điểm sau.
Một là: Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển kinh tế trang
trại. Vốn ngân sách hỗ trợ trang trại tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng như
thủy lợi, giao thông, điện Các công trình này được đầu tư chủ yếu, từng trường hợp
có thể áp dụng phương châm “ nhà nước và dân cùng làm”
Hai là: Nhà nước cần thực hiện các cơ chế cho các trang trại vay theo dự án đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm sản xuất
nông nghiệp, tức là cho vay theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp, tức là cho vay theo chu
kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm. Khi cho các chủ trang trại vay thì nên
cho vay với lãi suất ưu đãi, không cần phải thế chấp khi cho vay và giảm các thủ tục
giấy tờ đến mức đơn giản nhất.
Ba là: Ngoài nguồn vốn nhà nước ra thì các chủ trang trại cũng cần huy động
vốn trong dân cư để đầu tư sản xuất kinh doanh. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho
các trang trại vay vốn thì nhà nước nên công nhận trang trại là doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân để chủ trang trại huy động vốn công khai, bình đẳng, hợp pháp và có thể thế
chấp ở ngân hàng.
Bốn là: Tăng quỹ cho vay của ngân hàng để trang trại vay vốn, không phân biệt
kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Lượng vốn vay của từng trang trại phụ thuộc
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
84
vào quy mô sản xuất, yêu cầu của từng loại cây trồng, vật nuôi, nhu cầu sử dụng vốn và
lượng vốn tự có, không nên xác định mức vay thống nhất giữa các trang trại dẫn đến
tình trạng có trang trại thì thiếu mà có trang trại lại thừa vốn đầu tư
Năm là: Khuyến khích các hộ có vốn ở thành thị và địa phương khác đầu tư làm
kinh tế trạng trại ở những vùng hoang hóa, những vùng cần nhiều vốn để khai phá.
3.2.1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Nguồn lao động của trang trại bao gồm 2 mặt: số lượng và chất lượng của các
thành viên trang trại và lao động làm thuê. Ở thị xã Hương Thủy số lượng nguồn lực
lao động không thiếu, tuy nhiên chất lượng của lực lượng lao động của trang trại thực
sự chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất theo cơ chế thị trường. Vì vậy để nâng cao hiệu quả
của kinh tế trang trại trên phương tiện phát triển nguồn lực cho trang trại đòi hỏi giải
quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là: Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kĩ
thuật của chủ trang trại. Hầu hết các chủ trang trại chỉ quản lý điều hành sản xuất dựa
vào kinh nghiệm vốn có của mình mà chưa căn cứ vào cơ sở khoa học nào. Vì vậy rất
cần thiết là việc làm thế nào để nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của các chủ
trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nội dung đào tạo: Là những vấn đề chung của kinh tế trang trại như vị trí, vai
trò, xu hướng phát triển, các chủ trương đường lối, chính sách, về phát triển kinh tế
trang trại. Các kiến thức về tổ chức và quản lý kinh doanh trong các trang trại, các kiến
thức về khoa học, kỹ thuật của các ngành liên quan đến trang trại, bài giảng cần đơn
giản dể hiểu để các chủ trang trại có thể tiếp thu và vận dụng được vào hoạt động của
các trang trại.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo bằng nhiều hình thức (mở lớp tại địa phương, tham
quan, chuyển giao kỹ thuật) với sự góp mặt của các cơ sở chuyên đào tạo ở Trung
ương và địa phương của các tổ chức quần chúng và tổ chức khuyến nông, trong đó tổ
chức khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng kiến thức cho các chủ
trang trại về các nội dung: Kiến thức quản lý kinh doanh, thông tin về kinh tế thị
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
85
trường, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới,
kiến trúc về xây dựng nông thôn và baaor vệ môi trường sinh thái tham quan học hỏi
các mô hình sản xuất và các hộ làm ăn giỏi.
Hai là: Phát triển chất lượng nguồn lực của cá trang trại đồng thời cần có chủ
trương và tổ chức đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ
phận lao đông kĩ thuật.
Lực lượng lao động của trang trại bao gồm hai loại: lao động gia đình và lao
động làm thuê. Đối với lao động gia đình việc nâng cao trình độ sản xuất, trình độ kỹ
thuật cho họ là cần thiết.
Đối với lao động làm thuê cho các trang trại không chỉ là lao động giản đơn mà
ngày càng đòi hỏi người lao động phải có tay nghề và kỹ thuật. Vì vậy việc đào tạo, bồi
dưỡng tay nghề cho lực lượng lao động để họ có khả năng làm việc trong các trang trại
và hết sức cần thiết. Các địa phương nên có các chương trình đào tạo nghề phù hợp cho
các thanh niên, giáo trình đào tạo phải sát với thực tế.
3.2.1.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Đây là một giải pháp mang tính thiết thực đối với việc phát triển một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa lớn chứ không riêng gì đối với phát triển kinh tế trang trại.
Khoa học – công nghệ là một giải pháp có ý nghĩa to lớn vừa có tính cấp bách trước
mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài để đảm bảo cho kinh tế trang trại ổn định, đạt hiệu quả cao.
Thứ nhất: Cần đầu tư thỏa đáng từ ngân sách cho việc phát triển công nghệ sinh
học để tạo các giống cây trồng vật nuôi có phẩm chất tốt sản phẩm chất lượng cao, áp
dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
Thứ hai: Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong công tác nghiên
cứu và ứng dụng trong công nghệ khoa học – kỹ thuật nông nghiệp, trong đó coi trọng
sự liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học với các trang trại để
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.
Thứ ba: Khuyến cáo các trang trại bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều
kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch của thị xã.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
86
Thứ tư: Quy hoạch các khu chăn nuôi và quy định cụ thể về vệ sinh, môi trường,
hướng dẫn các trang trại kết hợp sản xuất kinh doanh với quy định bảo vệ môi trường
sinh thái, nhất là các vùng đông dân cư.
Thứ năm: Hoàn thiện và tăng cường hơn hoạt động của hệ thống khuyến nông,
khuyến ngư tới cơ sở xã, đặc biệt là những nơi có nhiều trang trại sản xuất kinh doanh
hàng hóa tập trung.
3.2.1.5. Giải pháp về phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, đời sống của người dân ngày càng
được nâng cao thì nhu cầu về lương thực thực phẩm lại ngày càng trở nên quan trọng.
Để tăng hiệu quả sản xuất của các trang trại cũng như nền nông nghiệp thì vấn đề xây
dựng một ngành công nghiệp chế biến nông sản là rất cần thiết.
Thứ nhất: Coi trọng việc phát triển các trang trại theo hướng hình thành vùng
nguyên liệu tương đối tập trung, nâng cao kỹ thuật canh tác của khâu sản xuất nông sản
nguyên liệu đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến.
Thứ hai: Lựa chọn hướng phát triển nông nghiệp chế biến phù hợp với từng
vùng, từng loại hình nông sản nguyên liệu và phù hợp yêu cầu thị trường tiêu thụ.
Thứ ba: Lựa chọn được mô hình phù hợp để thực hiện việc liên kết giữa các
nhóm chủ thể kinh doanh gồm các trang trại, công nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư: Kết hợp hợp lý giữ chế biến tập trung trong các nhà máy với chế biến
thủ công trong các trang trại, tái chế trong nhà máy với sơ chế tại chỗ trong các trang
trại.
3.2.1.6 Giải pháp về thị trường cho phát triển kinh tế trang trại
Thực tiễn đã chứng minh rằng thị trường và sự biến động của thị trường trong và
ngoài nước có tính chất quyết định đối với sự thay đổi nội dung có tính chất chiến lược
về sản phẩm. Các chủ trang trại cần có các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nông
sản hàng hóa, nắm bắt được các thông tin thị trường, thị hiếu, giá cả nông sản hàng
hóa, đối thủ cạnh tranh và các kênh tiêu thụ trong tương lai tiếp thu các tiến bộ mới
trong sản xuất.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
87
Cần khuyến khích các trang trại liên kết hợp tác với nhau nhất là các trang trại thuần
nông và nông lâm kết hợp khối xã nhằm giảm chênh lệch giá đầu vào do tư thương ép
giá làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất.
Cần có chủ trương chính sách cụ thể về thị trường nông thôn như thị trường sức
lao động, thị trường vốn, thị trường dịch vụ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho việc
nâng cao giá trị hàng hóa của trang trại.
3.2.1.7 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ ở nông thôn có ý nghĩa to lớn đối với
việc phát triển các trang trại sản suât nông sản hàng hóa. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông
thôn bao gồm nhiều yếu tố có những chức năng riêng kinh tế và xã hội nông thôn như:
hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện và hệ thống thông tin
nông thôn.
Thị xã cần có quy hoạch việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó có
những vùng trọng điểm để khai thác trước. Để làm được việc này cần huy động sức
mạnh tổng hợp.
Nguồn hỗ trợ từ ngân sách
Nguồn phụ thu (nếu có)
Mức đóng góp theo nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã
hội đóng trên địa bàn và tỉ lệ dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Đóng góp theo nghĩa vụ đối với lao động.
Đóng góp theo nghĩa vụ và tự nguyện với mứccao hơn của các hộ trang trại.
Đồng thời tổ chức các dự án khai thác nguồn vốn đầu tư của các chương trình
773, chương trình 327, chương trình cứu hóa kênh mương...
3.2.2. Các giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại
3.2.2.1. Đối với trang trại trồng cây hằng năm
Loại hình trang trại cần phát triển theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng
tỷ trọng các loại cây ngắn ngày khác có tỷ suất hàng háo cao và có giá trị kinh tế hơn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
88
như rau sạch, mướp đắng, hoa cảnh Cần hạn chế các cây có tỷ suất hàng hóa thấp và
giá trị kinh tế không cao như khoai, sắn.
Thực hiện đầu tư thâm canh, tăng độ phì nhiêu cho đất để có thể sản xuất lâu
dài. Làm tốt khâu thủy lợi hóa, thực hiện thâm canh tăng vụ, gối vụ nhằm nâng cao
năng suất đất đai, lao động tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao
3.2.2.2. Đối với trang trại chăn nuôi
Các loại vật nuôi chủ yếu là bò, lợn, dê, vịt, gà, chim cút. Để đảm bảo phát triển
tốt cho ngành chăn nuôi trong các mô hình trang trại thì hiện cần tăng số lượng đàn gia
súc, xác định cơ cấu đàn hợp lý, thực hiện đúng quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản
phẩm.
Để khắc phục những rủi ro trong sản xuất cần chú ý đặc biệt đến công tác phòng
dịch bệnh ở các trang trại. Thường xuyên kiểm tra, phòng bệnh cho đàn gia súc vào
mùa đông, thường xuyên quét dọn chuồng trại, phát quang bụi rậm chung quanh khu
vực chuồng trại chăn nuôi, xử lý phân thải để hạn chế mầm bệnh mới phát sinh và
không cho chúng lây lan vào khu vực khác đồng thời xây dựng quỹ bảo hiểm chăn nuôi
gia súc.
3.2.2.3. Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản
Chính quyền các cấp cần có các chính sách đào tạo, tập huấn cho người dân ở
các vùng ven hồ Châu sơn, sông lợi nông, Như ý, Đại Giang để chuyển dịch cơ cấu con
nuôi hợp lý, thay thế các loại tôm, cua, cá nước lợ thành nước ngọt.
Phòng kinh tế thị xã cần kết hợp với các cơ quan liên quan quản lý tốt nguồn
giống phát hiện sớm dịch bệnh, giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn,
hạn chế thiệt hại. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt và
phòng trừ dịch bệnh.
Vận động người dân có vốn mạnh dạn đầu tư trên cơ sở vốn tự có và vay vốn
xây dựng ao hồ kiên cố, nuôi thâm canh, công nghiệp tăng năng suất
3.2.2.4. Đối với trang trại lâm nghiệp
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
89
Trang trại lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng núi, gò đồi, diện tích đa phần là
rất rộng lớn. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây tai tượng, keo lá tràm. Về tổ chức sản
xuất các trang trại lâm nghiệp, các chủ trang trại đã biết kết hợp nông lâm ngư nghiệp,
các trang trại cần phát huy hơn nữa hình thức này
3.2.2.5. Đối với trang trại tổng hợp
Đây là loại hình trang trại hoạt động hiệu quả so với các loại hình trang trại khác
trong thị xã. Vì có quy mô diện tích khás lớn lại đa dạng về cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên,
qua tìm hiểu các loại trang trại thì các chủ trang trại chưa có các quy hoạch cụ thể mà
chỉ mới thiết kế các thành phần vườn ao chuồng. Nên đã có hiện tượng đầu tư dàn trải,
nhiều khâu thiếu trọng tâm. Vì vậy chúng ta cần có các biện pháp sau:
Từ những phân tích ảnh hưởng đất đai đến thu nhập rỏ ràng là số lượng diện tích
đất đai càng lớn càng tốt. Nhưng các chủ trang trại cần phải xem xét về khả năng đảm
nhận của bản thân cũng như của gia đình về số lượng lao động, khả năng vốn...
Việc tổ chức mô hình nên đặt thành phần ao ở vị trí trung tâm, chuồng nên bố trí
xung quanh ao, cây ăn quả nên trồng ven bờ ao. Một mặt tiết kiệm diện tích đất đai,
thêm vào đó thuận lợi cho việc tưới tiêu. Vì có diện tích khá rộng nên hệ thống các khu
đất trồng là khá đa dạng, việc thiết kế các khu vườn phải hợp lý. Tránh mật độ cây quá
thưa hoặc quá dày nên tham khảo tài liệu trước khi trồng để đảm bảo đúng kỹ thuật.
Nên chú trọng phát triển cây ngắn ngày và cây rau màu để tránh lảng phí tài nguyên
đất.
Ao cá cần được chú ý đầu tư kỹ thuật, đa dạng chủng loại thủy sản, nếu có điều
kiện nên nuôi các loại thủy sản đặc sản.
Chuồng nuôi cũng cần được xây dựng đúng kỹ thuật.Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
90
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Hiện nay vấn đề đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm khai
thác một cách hợp lý và hiệu quả những tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, lao
động... trên từng địa bàn cụ thể. Với mục tiêu cuối cùng là phát triển một nền nông
nghiệp hàng hóa dựa trên một nền tảng vững chắc sẽ mang lại hiệu quả không những
về mặt kinh tế mà còn hiệu quả về mặt xã hội. Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thị
xã Hương Thủy nói riêng đang đẩy mạnh đầu tư, từng bước phát triển mô hình kinh tế
trang trại dựa trên chủ trương và mục tiêu đã đề ra, và đã đạt hiệu quả kinh tế cao.
Qua quá trình thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở Thị
xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế” chúng tôi có một số kết luận sau:
Mặc dù mới hình thành và phát triển nhưng kttt ở thị xã hương thủy có những
thành công đáng ghi nhận. Trong năm 2010, tổng số 25 trang trại được điều tra đã tạo
ra được 9.860,380 triệu đồng giá trị sản xuất; giải quyết cho 121 lao động, bao gồm lao
động thuê ngoài và lao động gia đìnhkhai thác và sử dụng 108,45 ha đất hoang hóa,
đất trũng, đồi núi trọc
Hương thủy có điều kiện về vị trí địa lý, nguồn nước, địa hình đa dạng, cơ sở hạ
tầng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên với con số 46 trang trại
trên địa bàn thị xã thì còn quá khiêm tốn, bên cạnh đó cũng gặp phải một số khó khăn
như quy mô diện tích còn nhỏ, lao động thiếu trình độ, khả năng áp dụng khoa học kỹ
thuật còn thấp, dịch bện hay xảy ra, thị trường chưa phát triển. Việc phát triển kinh tế
trang trại còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể nên khó quản lỹ. vì vậy hiệu
quả kinh tế các trang trại còn thấp. Do đó để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của các
loại hình trang trại và nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh tế của các trang trại thì
cần phải có sự quan tâm, giúp đở của các cấp chính quyền, còn đối với các trang trại thì
cần áp dụng đồng bộ hệ thống chính sách, các giải pháp về vốn, lao động, đất đai, khoa
học kỹ thuật và công nghệ sao cho phù hợp với từng loại hình trang trại.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
91
Qua quá trình điều tra nghiên cứu ở các trang trại trong địa bàn thị xã chúng tôi
nhận thấy mô hình kinh doanh tổng hợp là mô hình có hiệu quả nhất và là hướng đi mà
các chủ trang trại trong tương lai. Còn đối với trang trại trồng cây hằng năm thì không
phát triển lắm trên địa bàn thị xã.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với nhà nước
Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở
nước ta, Đảng và nhà nước trong những năm qua đã đề ra các chủ trương đường lối và
chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó phát triển mô hình kinh tế trang
trại là một nội dung quan trọng
Cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay chưa được đảm bỏa, đặc biệt là vùng núi,
vùng sâu vùng xa, điện đường trường trạm chưa được đầu tư đúng mức. Vì cơ sở hạ
tầng là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, vì
vậy nhà nước cần có những chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội, trong đó cần
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Hiện nay, nhà nước đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
kinh tế trang trại. Tuy nhiên nó vẫn chưa cụ thể hóa. Hơn nữa kinh tế trang trại chưa có
các ràng buộc như các doanh nghiệp vì vậy chưa có tư cách pháp nhân để có thể tham
gia ký kết các hợp đồng và tạo thuận lợi cho vay vốn. Vì vậy, nhât thiết nhà nước cần
tạo lập tư cách pháp nhân cho các trang trại bằng cách cho đăng ký kinh doanh, ban
hành vốn pháp định, ban hành chế độ quản lý tài chính của kinh tế trang trại
2.2 Đối với chính quyền địa phương
Trên cơ sở các chủ trương chính sách của nhà nước, các cấp chính quyền cần
phải hướng dẫn thực hiện cụ thể và vận dụng vào địa phương mình một cách có hiệu
quả. Hiện nay thị xã chưa có một công văn hướng dẫn cụ thể nào về các chính sách của
Nhà nước về kinh tế trang trại
Hiện nay đã có thông tư số 73/2003/TTLB hướng dẫn bổ sung tiêu chí xác định
kinh tế trang trại, đề nghị thị xã khẩn trương làm thủ tục xác nhận các trang trại đủ quy
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
92
mô diện tích nhưng chưa đủ tiêu chí về giá trị hàng hóa và ngược lại để trang trại này
được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước quy định
Thị xã cần đẩy mạnh công tác lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các trang trại yên tâm đầu tư sản xuất
2.3 Đối với các trang trại
Các chủ trang trại cần phải năng động hơn trong việc xác định chiến lược sản
xuất kinh doanh lâu dài. Trong đó cần phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục
tiêu đề ra, xác định cái nào quan trọng hơn cần thực hiện trước, tránh trường hợp đầu tư
dài trải.
Mạnh dạn đầu tư vay vốn để mở rộng quy mô trang trại, áp dụng những kỹ thuật
mới, những giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất.
Các trang trại trong cùng một địa phương cần gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ
nhau để phát triển.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ đổi mới công
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam- Nhà xuất bản quốc gia (năm 2000).
2. Thông tư số 74/TT-BNN về việc sửa đổi bổ sung mục III của thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNNTCTK ngày 23/6/2000
3. Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 22/2/2000 của chính phủ về việc kinh tế trang trại.
4. GS.TS. Ngô Đình Giáo – Kinh tế học vi mô – Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội (năm
2005)
5. Mai Văn Xuân: Bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại. Đại học kinh tế Huế (năm
2008).
6. PGS.PTS. Phạm Vân Đình – TS. Đỗ Kim Trung. Kinh tế nông nghiệp. Trường Đại
học nông nghiệp I – Hà Nội
7. Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ đổi mới công
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam.
8. Nguyễn Điền. Kinh tế trang trại trên thế giới và ở Châu Á
9. Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam
10. A Connugin: Kinh tế nông trại Mỹ, Trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
11. Luật đất đai năm 1993.
Các website:
hpt://www.Agroviet.gov.vn
hpt://www.gso.gov.vn
hpt://www.tailieu.vn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
94
PHIẾU PHỎNG VẤN TRANG TRẠI.
Người phỏng vấn: Phan Thế Hải Mã số phiếu:
I. Những thông tin cơ bản của người được phỏng vấn/ chủ trang trại.
Câu 1: Tên người được phỏng vấn:
Câu 2: Địa chỉ: ThônPhường
(xã)...
Câu 3: Giới tính: Nam Nữ
Câu 4: Ông/bà năm nay bao nhiêu tuổi?.........................tuổi.
Câu 5: Trình độ học vấn: Lớp
Câu 6: Trình độ chuyên môn
1. Công nhân kỹ thuật hoặc trung cấp 2. Cao đẳng
3. Đại học và trên đại học 4. Khác (Diễn giải)
Câu 7: Thành phần:
1. Cán bộ 2. Nông dân 3.khác
Câu 8: Năm thành lập: ..
Câu 9: Số thành viên của gia đình Ông/bà hiện tại là bao nhiêu?............(người)
II. Nguồn lực của chủ trang trại.
Câu 10: Số lao động tham gia sản xuất của ông/bà là bao nhiêu người?
TT Chỉ tiêu Gia đình Thuê ngoàiThường xuyên Thời vụ
1 Tổng số lao động
2 Số lao động trong trang trại
2.1 Lao động nam
2.2 Lao động nữ
Câu 11: Giá một ngày công lao động...đồng.
Câu 12. Hiện tại gia đình ông/bà có vay các khoản tín dụng phục vụ cho mục đích phát
triển kinh tế trang trại không?
1. Có Chuyển sang câu 13
2. Không Chuyển sang câu 14.
Câu 13: Ông/bà cho biết một số thông tin về các khoản tín dụng được vay phục vụ cho
mục đích phát triển kinh tế trang trại?
Nguồn tín dụng Năm vay Số tiền
(1.000đ)
Lãi
suất/tháng
(%)
Thời hạn
vay
(tháng)
1. Ngân hàng chính sách xã hội.
2. Ngân hàng nông nghiệp
3. Quỹ tín dụng
4. Người thân, bạn bè
5. Cá nhân làm dịch vụ cho vay
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
95
6. Nguồn khác
Câu 14. Diện tích đất của trang trại?
Chỉ tiêu đất đai (ha) Tổng số Giao
cấp
Đấu thầu Thuê,
mướn
Khá
c
Tổng DT đang sử dụng
1. DT đất ở
2. DT đất nông nghiệp
2.1. DT đất trồng cây ngắn ngày
2.2.DT trồng cây lâu năm
2.3. DT Lâm nghiệp
2.4. DT nuôi thủy sản.
Câu 15: Ông/bà cho biết các công cụ, dụng cụ mà trang trại hiện có?
Công cụ Số lượng Giá trị
Máy bơm nước
Máy tuốc lúa
Máy cày
Bình phun thuốc
Trâu, bò cày kéo
Khác
III. Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế trang trại.
Câu 16: Xin ông/bà vui lòng cho biết ông/bà đang phát triển loại mô hình trang trại gì?
1. Trang trại trồng cây hằng năm 2. Trang trại chăn nuôi
3. Trang trại nuôi trồng thủy sản 4. Trang trại tổng hợp.
5. Trang trại lâm nghiệp.
Câu 17: Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến chi phí của hoạt
động trồng trọt trong trang trại?
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
Tự
Có
Mua/
thuê
ngoài
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
1. Làm đất (đào hố)
- Thủ công Công
2. Cây giống Cây
3. Công trồng Công
4. Phân bón
- NPK Kg
- Lân Kg
- Khác () Kg
5. Vận chuyển 1.000đ
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
96
- Cây gống 1.000đ
- Phân bón 1.000đ
6. Chi phí đất 1.000đ
- Mua đất Năm
- Thuê đất Năm
- Cấp Năm
7. Chi phí chăm sóc, bảo vệ. Tháng
8. Lãi tiền vay 1.000đ
9. Chi phí khác
Câu 18: Ông bà vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến chi phí của hoạt động
chăn nuôi trong trang trại?
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
Tự
Có
Mua/
thuê
ngoài
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
1. Làm chuồng
2. Con giống Con
- Bò
- Lợn
- Gà
- Vịt
- Chim cút
3. Thức ăn Kg
- Rau Kg
- Gạo, cám Tấn
- Thức ăn công nghiệp Kg
- Khác Kg
4. Vận chuyển 1.000đ
- Con gống 1.000đ
- Thức ăn 1.000đ
5. Chi phí đất 1.000đ
- Mua đất Năm
- Thuê đất Năm
- Cấp Năm
6. Chi phí chăm sóc, bảo vệ. Tháng
7. Lãi tiền vay 1.000đ
8. Chi phí khác
Câu 19: Ông/bà hãy cho biết những thông tin liên quan đến chi phí của hoạt động nuôi
trồng thủy sản trong trang trại?
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
97
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
Tự
Có
Mua
/thuê
ngoài
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
1.Đào ao
- Thủ công Công
- Máy Ca
2. Con giống Con
- Cá rô phi
- Cá chim
- Cá trê
3. Thức ăn Kg
- Rau Kg
- Thức ăn công nghiệp Kg
- Khác Kg
4. Vận chuyển 1.000đ
- Con gống 1.000đ
- Thức ăn 1.000đ
5. Chi phí đất 1.000đ
- Mua đất Năm
- Thuê đất Năm
- Cấp Năm
6. Chi phí chăm sóc, bảo vệ. Tháng
7. chi phí khai thác
8. Lãi tiền vay 1.000đ
9. Chi phí khác
Câu 20: Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến chi phí của hoạt
động lâm nghiệp trong trang trại?
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
Tự
Có
Mua/
thuê
ngoài
Tự
có
Mua/
thuê
ngoài
1. Làm đất (đào hố)
- Thủ công Công
2. Cây giống Cây
3. Công trồng Công
4. Phân bón
- NPK Kg
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
98
- Lân Kg
- Khác () Kg
5. Vận chuyển 1.000đ
- Cây gống 1.000đ
- Phân bón 1.000đ
6. Chi phí đất 1.000đ
- Mua đất Năm
- Thuê đất Năm
- Cấp Năm
7. Chi phí chăm sóc, bảo vệ. Tháng
8. Lãi tiền vay 1.000đ
9. Chi phí khác
IV. Thông tin về khai thác và tiêu thụ sản phẩm
Câu 21: Ông/bà có thể vui lòng cho biết khách hàng của ông/bà ở đâu?
1. Trong thị xã 2. Trong tỉnh
3. Trong nước 4.Xuất khẩu.
Câu 22: Ông/bà có những thuận lợi gì khi bán hàng?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 23. Ông/bà cho biết các thông tin liên quan đến sản phẩm của trang trại được khai
thác?
Chỉ tiêu ĐVT Sản lượng Đơn giá
(1000 đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Sản phẩm trồng trọt
Mướp
Rau
Xoài
Cam
Khác
Sản phẩm chăn nuôi
Thịt lợn
Thịt bò
Thịt gà
Thịt vịt
Chim cút
Khác (.......................)
Sản phẩm thủy sản
Cá rô phi
Ca trắm
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
99
Khác
Sản phẩm lâm nghiệp
Keo
Tràm
Khác
Thu từ dịch vụ
Câu 24: Ông/bà đã tham gia các tổ chức liên doanh nào trong sản xuất?
1. Không tham gia 2. Hợp tác xã
3. Câu lạc bộ 4. Hình thức khác
Những khó khăn, thuận lơị trong hợp tác:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại.
Câu 27: Ông/bà cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các trang trại:
TT Khó khăn Mức độ khó
khăn
1 Thiếu lao động
2 Chất lượng giống không tốt
3 Thiếu nguồn giống
4 Giá phân bón cao
5 Chất lượng phân bón thấp
7 Thiếu thức ăn
8 Giá thức ăn cao
9 Chất lượng thức ăn thấp
10 Thiếu kiến thức kỹ thuật về chăm sóc cây trồng, vật nuôi
12 Thủ tập cấp đất rườm rà (khó)
13 Hạn hán
14 Bão
15 Bị ép giá
16 Thiếu vốn
18 Thời gian giao đất ngắn
19 Thiếu thị trường.
20 Khó khăn khác (diễn giải)
Mức độ khó khăn: khó khăn ít = 1, khó khăn vừa = 2, rất khó khăn = 3.
Câu 28 : Ông/bà cần hỗ trợ gì để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại?
1. Đào tạo kỹ thuật chuyên môn.
2. Cho vay vốn
3. Đào tạo về quản lý, điều hành trang trại.
4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
100
5. Chế biến sản phẩm
6. Đề nghị khác..
Xin chân thành cám ơn ông/bà đã giúp đỡ để hoàn thành phiếu phỏng vấn này.
Chúc ông/bà một ngày là việc may mắn và hiệu quả.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
101
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_kinh_te_cac_loai_hinh_trang_trai_o_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien_hue_2188.pdf