TÓM TẮT
Lúa là cây lương thực có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Ở nước Ta, lúa được gieo trồng theo nhiều phương pháp khác nhau như: Cấy bằng tay, cấy bằng may, gieo ***, gieo bằng máy trong đó gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là một phương pháp mới được các hộ đưa vào áp dụng trong những năm gần đây. Đối với tỉnh Bắc Ninh, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã được các hộ trên địa bàn tỉnh áp dụng từ vụ Xuân năm 2008. Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện về đất đai, khí hậu rất thuận lợi , nguồn nước dồi dào đảm bảo khả năng tưới tiêu cho quá trình sản xuất lúa. Qua 2 vụ cấy trong năm 2008, phương pháp này đã thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội so với lúa cấy truyền thống như giảm lượng giống, giảm công lao động, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa đồng thời làm tăng năng suất và giải quyết được vấn đề lao động mùa vụ.
Để hiểu hơn về những lợi ích mà phương pháp đem lại chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài “ Hiệu quả kinh tế của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài tiến hành nghiên cứu 60 hộ (trong đó có 45 hộ áp dụng phương pháp từ vụ Xuân năm 2008 và 15 hộ chưa áp dụng mô hình) thuộc 3 HTX Trúc Ổ, HTX Cẩm Xá và HTX Mỹ Duệ thuộc 3 huyện là Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ ngày 20/1/2009 đến ngày 23/5/ 2009.
Qua nghiên cứu cho thấy, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa cấy cụ thể như sau: Lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hàng cho năng suất bình quân đạt 13tấn/ha/năm; thu nhập hỗn hợp trên diện tích đạt 40,9triệu đồng/ha/năm và thu nhập hỗn hợp trên công lao động đạt 129nghìn/ngày người. Trong khi đó lúa cấy chỉ cho năng suất trung bình đạt 12,1tấn/ha/năm; thu nhập hỗn hợp trên diện tích đạt 35,6triệu đồng/ha/năm và thu nhập hỗn hợp trên công lao động là 99nghìn/ngày người. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã góp phần giải phóng sức lao động chân tay cho bà con nông dân, giải quyết được lao động thời vụ và rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ đó phát triển một số loại cây trồng ngắn ngày khác.
Việc áp dụng phương pháp còn gặp một số khó khăn về kỹ thuật, về điều kiện của các hộ. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình gieo thẳng lúa theo hàng bằng máy gieo rải hàng như sau: Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho các hộ; Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông; thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa; xây dựng và củng cố hệ thống thuỷ lợi.
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT sản xuất lúa
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình áp dụng mô hình trên thế giới
2.2.2. Tình hình áp dụng mô hình tại Việt Nam
2.3 Hiệu quả của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng tại một số địa phương
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số thông tin chủ yếu về máy gieo rải hàng
4.2 Khái quát về việc triển khai mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.3 Diện tích trồng lúa sử dụng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.4 Kết quả mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng của các hộ điều tra
4.5 Kết quả và hiệu quả của sản xuất lúa theo phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng
4.5.1 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng phương pháp
4.5.2 Kết quả và hiệu quả của diện tích có và không áp dụng phương pháp trong cùng 1 hộ.
4.6 Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của mô hình
4.6.1 Hiệu quả xã hội của mô hình
4.6.2 Hiệu quả môi trường của mô hình
4.7 Những khó khăn ảnh hưởng đến việc nhân rộng mô hình
4.8 Đề xuất những giải pháp
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tiên áp dụng mô hình này ở tỉnh do vậy trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và mở rộng mô hình như: Tập quán gieo mạ rồi nhổ mạ đem cấy đã thành thói quen đối với các hộ do vậy rất khó để thay đổi được; Hệ thống tưới tiêu chưa đảm bảo; Các hộ chưa hiểu rõ được lợi ích mà phương pháp đem lại; Đất đai manh mún, nhiều ô thửa nên gây khó khăn trong quá trình chăm sóc và quản lý... Chính vì vậy, qua tìm hiểu và nghiên cứu, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh đã quyết định thử nghiệm mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn 3 huyện là Gia Bình, Lương Tài và Quế Võ. Đây là 3 huyện có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng mô hình như: Đất đai bằng phẳng; Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn thiện, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích gieo trồng; Đã dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ từ 3 đến 4 ô ruộng do đó dễ chăm sóc và quản lý; Các hộ ở đây đã và đang áp dụng phương pháp gieo vãi; Đồng thời 3 huyện này còn có nhiều làng nghề nên vấn đề lao động mùa vụ đang rất cần được giải quyết.
Bảng 4.1 Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa theo các phương pháp gieo trồng
Phương pháp
Năm 2008
Vụ Xuân 2009
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Gieo bằng tay
302
0,38
325
0,86
Gieo bằng máy
245
0,31
1.662
4,38
Cấy thủ công
78.290
99,31
35.957
94,76
Tổng
78.837
100
37.944
100
Nguồn: Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tồn tại 3 phương pháp gieo trồng lúa là gieo vãi, gieo bằng máy và cấy lúa truyền thống trong đó cấy lúa theo phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến. Năm 2008 tổng diện tích gieo trồng lúa của tỉnh là 78.837ha trong đó 78.290ha được bà con nông dân cấy theo phương pháp truyền thống chiếm 99,31%, 302ha gieo vãi chiếm 0,4% và gieo bằng máy chỉ có 245ha chiếm 0,3% diện tích gieo trồng. Như vậy diện tích áp dụng phương pháp gieo bằng máy chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các phương pháp, đây cũng là một điều dễ nhận thấy vì năm 2008 là năm làm thí điểm. Các hộ chưa hiểu rõ về phương pháp, chưa mạnh dạn áp dụng cái mới nhất là các hộ ngại thay đổi cách làm trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày nên diện tích áp dụng còn hạn chế. Đến vụ Xuân năm 2009, cơ cấu gieo trồng lúa theo các phương pháp đã có sự thay đổi tương đối lớn. Lúa cấy vẫn chiếm chủ đạo với 95%, bên cạnh đó lúa gieo bằng máy có sự phát triển mạnh, diện tích lúa gieo bằng máy vụ Xuận năm 2009 là 1.662ha chiếm gần 5% diện tích gieo trồng lúa cả tỉnh. Diện tích áp dụng phương pháp trong các năm được thể hiện cụ thể theo bảng 4.2 dưới đây.
Bảng 4.2 Diện tích áp dụng phương pháp gieo bằng máy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: ha
Huyện
Vụ Xuân 2008
Vụ Mùa 2008
Vụ Xuân 2009
Gia Bình
52
60
233
Lương Tài
17
32
403
Thuận Thành
-
7
154
Tiên Du
-
-
145
Yên Phong
-
-
256
Quế Võ
40
35
415
Thị xã Từ Sơn
-
-
10
Thành phố Bắc Ninh
-
2
56
Toàn tỉnh
109
136
1.662
Nguồn: Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh
Vụ Xuân năm 2008 là vụ đầu tiên thử nghiệm phương pháp nên diện tích áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng chưa lớn. Toàn tỉnh gieo được 109ha trong đó đứng đầu là huyện Gia Bình với 52ha, huyện Quế Võ là 40ha và Lương Tài là 17ha. Vụ Mùa năm 2008, số lượng máy không tăng lên nhưng diện tích áp dụng phương pháp đã tăng lên đáng kể từ 109ha tăng lên 136ha. Đặc biệt là huyện Thuận Thành đã có 7ha áp dụng mô hình và thành phố Bắc Ninh có 2 ha áp dụng mô hình, mặc dù 2 địa phương này chưa có máy. Điều đó chứng tỏ mô hình đã có được sự quan tâm lớn từ bà con nông dân.
Qua 2 vụ thử nghiệm, bà con đã thấy được hiệu quả thực sự từ mô hình, những ưu điểm hơn hẳn cách cấy truyền thống hoặc gieo vãi do vậy các hộ đã tin tưởng vào sự thành công của phương pháp. Đồng thời, trung tâm cũng đã lỗ lực trong việc tuyên truyền, thông tin cho các hộ ở các địa phương khác nắm bắt được lợi ích mà mô hình đem lại. Kết quả là đến vụ Xuân năm 2009, diện tích gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã lên tới 1.662ha chiếm 4,38% diện tích trồng lúa vụ Xuân năm 2009 của toàn tỉnh. Đây là một dấu hiệu rất khả quan trong quá trình mở rộng mô hình.
Diện tích gieo bằng máy tăng nhanh nhưng các hộ vẫn chưa sử dụng được hết công suất của máy. Bình quân một máy có thể gieo được từ 5,8 ha đến 10 ha trong 1 vụ từ 7 đến 10 ngày, thấp hơn so với mức thiết kế của máy vì việc áp dụng mô hình vẫn còn trong giai đoạn thí điểm, trình diễn, người dân chưa thực sự sử dụng nhuần nhuyễn máy gieo này.
Hình 4.4 Lúa gieo bằng máy gieo rải hàng tại HTX Trúc Ổ
4.4 Kết quả mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng của các hộ điều tra
a/ Một số thông tin cơ bản
Đề tài tiến hành nghiên cứu 60 hộ của 3 HTX, một số thông tin chính của các hộ như: Tổng số nhân khẩu trung bình/hộ; Số lao động trung bình/hộ; Tổng diện tích đất trồng lúa bình quân/hộ và số máy gieo bình quân/hộ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản về các hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
Huyện
Gia Bình
Huyện
Lương Tài
Huyện
Quế võ
Có
AD
Không
AD
Có
AD
Không
AD
Có
AD
Không
AD
Số nhân khẩu
Người/hộ
4,53
4,80
4,73
4,40
4,80
5
Số lao động NN chính
Người/hộ
1,67
2
1,80
2
1,80
2,40
Nghề nghiệp LR
%
73,33
80
73,33
100
86,67
80
DT trồng lúa
M2/hộ/vụ
3.232
3.160
2.996
2.620
2.876
2.500
Số máy gieo
Máy/15 hộ
2
-
1
-
2
-
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
Qua bảng trên cho thấy phần lớn các hộ điều tra đều có nghề nghiệp chính là làm ruộng. Tỷ lệ các hộ có nghề nghiệp chính là làm ruộng trung bình của 3 huyện chiếm 82% tổng số hộ điều tra. Giữa các huyện, tỷ lệ các hộ làm ruộng cũng khác nhau, cao nhất là huyện Lương Tài với 86,5% tổng số hộ điều tra và thấp nhất là huyện Gia Bình là 76,5% tổng số hộ điều tra số hộ điều tra. Tỷ lệ các hộ làm ruộng giữa hai loại hộ điều tra cũng có sự sai khác, hộ áp dụng phương pháp tỷ lệ hộ làm ruộng là 77,78% số hộ điều tra, với hộ không áp dụng thì tỷ lệ này chiếm 86,67% số hộ điều tra. Sự chênh lệch này một phần do sự phát triển của các làng nghề, các khu công nghiệp tại các huyện và sự phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện.
Về số lao động nông nghiệp chính và diện tích trồng lúa trên 1 hộ giữa các huyện và giữa các loại hộ có nhiều sự khác biệt. Huyện Quế Võ có số lao động nông nghiệp chính trên hộ cao nhất trong 3 huyện điều tra, hộ áp dụng là 1,8 lao động trên 1 hộ, hộ không áp dụng là 2,4 lao động/hộ. Đồng thời, Quế Võ lại là huyện có diện tích trồng lúa trên 1 hộ nhỏ nhất so với các hộ còn lại, diện tích lúa của hộ áp dụng là 2.876m2/hộ/vụ và diện tích lúa của hộ không áp dụng là 2.500m2/hộ/vụ.
Số lao động nông nghiệp chính và diện tích lúa bình quan trên 1 hộ trung bình của cả 3 huyện điều tra như sau: Đối với hộ áp dụng phương pháp: Số lao động chính bình quân trên 1 hộ là 1,8 lao động/hộ; Diện tích trồng lúa bình quân trên 1 hộ là 3.034m2/hộ/vụ, toàn bộ diện tích đó đều gieo trồng lúa được 2 vụ/1 năm; Đối với hộ không áp dụng phương pháp: Số lao động chính bình quân/hộ là 2 lao động/hộ và diện tích lúa là 2760m2/hộ/vụ. Như vậy, những hộ áp dụng mô hình là những hộ phải đầu tư công lao động nhiều hơn vì có ít lao động nhưng diện tích trồng lúa lại lớn.
b/ Cơ cấu diện tích trồng lúa theo các phương pháp của các hộ áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng
Tổng diện tích gieo trồng lúa trong năm 2008 của tỉnh là 76.225 ha, trong đó gồm nhiều phương pháp gieo trồng lúa như: cấy truyền thống, gieo vãi và gieo bằng máy. Lúa cấy là phương pháp được các hộ áp dụng từ lâu đời, vài năm gần đây gieo vãi và gieo bằng máy là 2 phương pháp mới được bà con đưa vào áp dụng. Do vậy diện tích lúa gieo trồng theo các phương pháp có sự khác nhau.
Bảng 4.4 Cơ cấu diện tích gieo cấy của các hộ điều tra năm 2008
Phương pháp
gieo cấy
Gia Bình
Lương Tài
Quế Võ
DT
(m2)
Cơ cấu
(%)
DT
(m2)
Cơ cấu
(%)
DT
(m2)
Cơ cấu
(%)
I/ Vụ Xuân
3.232
100
2.996
100
2.876
100
1. Lúa cấy
2.538
78,53
2.576
85,98
2.176
75,66
2. Gieo vãi
250
7,74
-
-
196
6,81
3. Gieo bằng máy
444
13,73
420
14,02
504
17,53
II/ Vụ Mùa
3.232
100
2.996
100
2.876
100
1. Lúa cấy
2.704
83,66
2.486
82,98
2.261
78,62
2. Gieo vãi
50
1,55
-
-
-
-
3. Gieo bằng máy
478
14,79
510
17,02
615
21,38
III/ Tổng
6.464
100
5.992
5.752
1. Gieo bằng máy
922
14,26
930
15,52
1.119
19,45
2. Lúa cấy
5.242
81,10
5.062
84,48
4.437
77,14
3. Gieo vãi
300
4,64
-
-
196
3,41
Nguồn: Tổng hợp từ đỉều tra hộ
Qua bảng trên ta thấy diện tích lúa chủ yếu được các hộ áp dụng phương pháp cấy truyền thống, diện tích lúa cấy trung bình của huyện Gia Bình là 5.242m2/hộ/năm, huyện Lương Tài là 5.062m2/hộ/năm và huyện Quế Võ là 4.437m2/hộ/năm, lần lượt chiếm 81%, 84% và 77% diện tích gieo trồng lúa. Diện tích gieo vãi chiếm tỷ lệ nhỏ, có 2 trong 3 huyện điều tra có diện tích gieo vãi. Tại huyện Gia Bình có diện tích gieo vãi là 300m2/hộ/năm chiếm 4,64% tổng diện tích gieo cấy trên 1 hộ. Diện tích gieo vãi tại huyện Quế Võ là 196m2/hộ/năm chiếm 3,41% tổng diện tích gieo cấy trên 1 hộ và diện tích gieo vãi tập trung chủ yếu ở vụ Xuân. Diện tích gieo bằng máy cũng chiếm tỷ lệ nhỏ, nhiều nhất tại các hộ thuộc huyện Quế Võ diện tích lúa gieo bằng phương pháp này là 1.119m2/hộ/năm chiếm 19,45% diện tích gieo cấy của hộ và ít nhất tại các hộ thuộc huyện Gia Bình với diện tích lúa gieo bằng máy là 922m2/hộ/năm chiếm 14,26% diện tích gieo trồng lúa của hộ. Tại huyện Lương Tài, diện tích gieo bằng máy là 930m2/hộ/năm chiếm 15,52% diện tích gieo trồng lúa của hộ. Như vậy, diện tích gieo bằng máy chỉ mới chiếm tỷ lệ nhỏ từ 14% đến 20% diện tích gieo trồng lúa của hộ.
Tuy diện tích gieo bằng máy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại có xu hướng phát triển, diện tích gieo bằng máy trong vụ Xuân của các hộ điều tra tại huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ lần lượt là 444m2/hộ (13%), 420m2/hộ (14%) và 504m2/hộ (17%). Đến vụ Mùa diện tích gieo bằng máy của các hộ điều tra đã tăng lên tương ứng là 478m2/hộ, 510m2/hộ và 615m2/hộ. Điều đó chứng tỏ phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã được các hộ chấp nhận và mở rộng phạm vi áp dụng, đó là một thành công lớn của mô hình. Bên cạnh đó thì diện tích gieo bằng máy tăng lên theo từng vụ không lớn, nhiều nhất tại huyện Quế Võ cũng chỉ tăng khoảng 100m2/hộ/vụ. Vụ Mùa diện tích gieo bằng máy không tăng lên nhiều do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bắc Ninh vẫn lấy vụ Mùa là vụ làm các mô hình trình diễn và theo dõi sự thành công của mô hình trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch triển khai mở rộng việc áp dụng phương pháp. Thứ hai, vụ Mùa thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều nên việc áp dụng phương pháp gặp nhiều khó khăn.
c/ Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra
Chi phí của quá trình sản xuất lúa gồm 2 loại là chi chí vật chất và chi phí công lao động.
* Chi phí vật chất cho sản xuất lúa:
Chi phí vật chất gồm các loại chi phí: Chi phí giống; phân bón; Thuốc BVTV; Nilon che phủ; Bảo vệ đồng ruộng và Chi phí tuốt lúa. Bảng 4.5 liệt kê các loại chi phí vật chất cho quá trình sản xuất lúa của các hộ áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng và các hộ không áp dụng phương pháp, cụ thể như sau:
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Lương Tài
Gia Bình
Quế Võ
Bình Quân
Hộ AD
Hộ không
AD
Hộ AD
Hộ không AD
Hộ AD
Hộ không
AD
Hộ AD
Hộ không
AD
1
Giống
Kg
1,07
1,97
1,10
1,83
1,00
2,17
1,06
1,99
2
Phân bón
Kg
+
Phân chuồng
Kg
166,67
150
170
150
180
150
172,22
150
+
Đạm
Kg
4,27
4,40
4,57
4,60
4,47
4,20
4,44
4,40
+
Lân
Kg
10,23
9,40
10,17
9,60
9,93
9,20
10,11
9,40
+
Kali
Kg
3,73
4
3,53
3,60
3,67
4
3,64
3,87
+
NPK
Kg
12,26
13
12,67
12,40
12
11,20
12,31
12,20
3
Thuốc BVTV
1000đ
15,67
16
15,60
16,60
16
16
15,76
16,20
4
Nilon
1000đ
-
13,90
-
13,30
-
12,10
-
13,10
5
Tuốt
1000đ
28,67
29
28
28
26,50
26
27,72
27,67
6
Bảo vệ
1000đ
4
4
4,50
4,50
4
4
4,17
4,17
7
Thuê làm đất
1000đ
50
50
50
50
50
50
50
50
Bảng 4.5 Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ)
Qua bảng trên ta thấy chi phí vật chất để sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng và hộ không áp dụng phương pháp có sự khác biệt rõ ràng. Ngoài chi phí thuê làm đất là giống nhau còn lại tất cả các chi phí vật chất và dịch vụ khác giữa hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng đều có sự khác biệt. Các chi phí về phân bón, thuốc BVTV, thuê tuốt phơi và chi phí bảo vệ có sự khác biệt không lớn, sự khác biệt này do đặc điểm của từng địa phương và do số liệu điều tra còn hạn chế. Cụ thể các loại chi phí trên như sau (tình cho 1 sào bắc bộ/1vụ): Đối với hộ áp dụng phương pháp thì chi phí giống là 14 nghìn đồng; chi phí phân bón là 208 nghìn đồng; chi phí thuốc BVTV là 16 nghìn đồng và chi phí dịch vụ khác là 82 nghìn đồng. Tổng chi phí vật chất và dịch vụ của hộ áp dụng phương pháp là 320 nghìn đồng. Đối với hộ không áp dụng thì chi phí giống là 26 nghìn đồng; chi phí phân bón là 202 nghìn đồng; chi phí thuốc BVTV là 16 nghìn đồng; chi phí nilon là 13 nghìn đồng và chi phí dịch vụ khác là 82 nghìn đồng. Tổng chi phí vật chất và dịch vụ của hộ không áp dụng phương pháp là 339 nghìn đồng.
Như vậy hộ áp dụng phương pháp sẽ có chi phí sản xuất lúa giảm hơn so với hộ không áp dụng là 19 nghìn đồng/sào/vụ tương đương với1.053 nghìn đồng/ha/năm. Chi phí của hộ áp dụng phương pháp giảm chủ yếu do chi phí giống giảm và không mất chi phí nilon. Hộ không áp dụng phương pháp lượng giống cao hơn là 0,93kg giống/sào/vụ tương đương với 51,66kg/ha/năm so với hộ áp dụng phương pháp; Hộ không áp dụng phương pháp có chi phí nilon che phủ mạ là 13 nghìn đồng/sào/vụ tương đương với 728 nghìn đồng/ha/năm, còn hộ áp dụng phương pháp thì không mất chi phí nilon che phủ.
Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng phương pháp và các diện tích không áp dụng phương pháp trong cùng 1 hộ cũng có nhiều sai khác, cụ thể theo bảng sau:
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Lương Tài
Gia Bình
Quế Võ
Bình Quân
DT
AD
DT Không
AD
DT
AD
DT không
AD
DT
AD
DT không AD
DT
AD
DT không AD
1
Giống
Kg
1,07
2,03
1,10
2,11
1
2,07
1,06
2,07
2
Phân bón
Kg
+
Phân chuồng
Kg
166,67
166,67
170
170
180
180
172,22
172,22
+
Đạm
Kg
4,27
4,27
4,57
4,57
4,47
4,47
4,44
4,44
+
Lân
Kg
10,23
10,23
10,17
10,17
9,93
9,93
10,11
10,11
+
Kali
Kg
3,73
3,73
3,53
3,53
3,67
3,67
3,64
3,64
+
NPK
Kg
12,26
12,26
12,67
12,67
12
12
12,31
12,31
3
Thuốc BVTV
1000đ
15,67
16,70
15,60
16,90
15
15
15,42
16,2
4
Nilon
1000đ
-
12,23
-
12,30
-
12
-
12,18
5
Tuốt
1000đ
28,67
28,67
28
28
26,50
26,50
27,72
27,73
6
Bảo vệ
1000đ
4
4,50
4,50
4,50
4
4
4,17
4,17
7
Thuê làm đất
1000đ
50
50
50
50
50
50
50
50
Bảng 4.6 Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng phương pháp và không áp dụng trong 1 hộ (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ)
Qua bảng trên ta thấy chi phí vật chất để sản xuất lúa của diện tích áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng và diện tích không áp dụng phương pháp trong cùng 1 hộ cũng có sự khác biệt lớn. Do các diện tích trong cùng 1 hộ nên các chi phí như: Chi phí thuê làm đất, chi phí phân bón, thuốc BVTV, thuê tuốt phơi và chi phí bảo vệ có là như nhau. Cụ thể các loại chi phí trên như sau (tình cho 1 sào bắc bộ/1vụ): Đối với diện tích áp dụng phương pháp thì chi phí giống là 14 nghìn đồng; chi phí phân bón là 208 nghìn đồng; chi phí thuốc BVTV là 15 nghìn đồng và chi phí dịch vụ khác là 82 nghìn đồng. Tổng chi phí vật chất và dịch vụ của hộ áp dụng phương pháp là 319 nghìn đồng. Đối với diện tích không áp dụng phương pháp thì chi phí giống là 27 nghìn đồng; chi phí phân bón là 208 nghìn đồng; chi phí thuốc BVTV là 16 nghìn đồng; chi phí nilon là 12 nghìn đồng và chi phí dịch vụ khác là 82 nghìn đồng. Tổng chi phí vật chất và dịch vụ của hộ không áp dụng phương pháp là 345 nghìn đồng.
Như vậy diện tích áp dụng phương pháp sẽ có chi phí sản xuất lúa giảm hơn so với hộ không áp dụng là 26 nghìn đồng/sào/vụ tương đương với 1.140 nghìn đồng/ha/năm. Chi phí của hộ áp dụng phương pháp giảm chủ yếu do chi phí giống giảm và không mất chi phí nilon. Hộ không áp dụng phương pháp lượng giống cao hơn là 1,01kg giống/sào/vụ tương đương với 56kg/ha/năm so với hộ áp dụng phương pháp; Hộ không áp dụng phương pháp có chi phí nilon che phủ mạ là 12 nghìn đồng/sào/vụ tương đương với 665 nghìn đồng/ha/năm, còn hộ áp dụng phương pháp thì không mất chi phí nilon che phủ.
* Chi phí lao động cho sản xuất lúa
Quá trình sản xuất lúa tốn các chi phí về công lao động là: Công làm đất; Công gieo mạ; Công nhổ mạ; Công cấy (Công ngâm ủ mạ; Công gieo bằng máy); Công chăm sóc và công thu hoạch. Công lao động trong quá trình sản xuất lúa được tính cụ thể theo bảng sau:
Bảng 4.7 Chi phí lao động cho sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ)
ĐVT: Ngày người
STT
Chỉ tiêu
Lương Tài
Gia Bình
Quế Võ
Bình Quân
Hộ
AD
Hộ
không AD
Hộ
AD
Hộ
không
AD
Hộ
AD
Hộ
không
AD
Hộ
AD
Hộ
không
AD
1
Làm đất
0,15
-
0,15
-
0,16
-
0,15
-
2
gieo và nhổ mạ
-
0,50
-
0,50
-
0,50
-
0,50
3
cấy
-
1
-
1
-
1
-
1
4
gieo và tỉa lúa
0,50
-
0,50
-
0,50
-
0,50
-
5
chăm sóc
3,66
3,50
4,53
4,50
4,07
4,00
4,08
4
6
thu hoạch
1
1
1
1
1
1
1
1
7
Tổng
5,31
6
6,18
7
5,73
6,50
5,74
6,50
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
Qua bảng 4.7 ta thấy được công lao động để cấy lúa là 6,5ngày người/sào/vụ, công lao động để gieo bằng máy là 5,74ngày người/sào/vụ. Như vậy, lúa cấy tốn công hơn so với lúa gieo bằng máy là 0,76ngày người/sào/vụ tương ứng với 42ngày người/ha/năm. Sự khác nhau về công lao động cho sản xuất lúa giữa các hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng phương pháp cụ thể như sau:
- Hộ không áp dụng phương pháp có công lao động cho sản xuất lúa gồm: gieo mạ + nhổ mạ là 0.5ngày người; cấy là 1 ngày người; chăm sóc là 4ngày người và thu hoạch là 1 ngày người.
- Hộ áp dụng phương pháp có công lao động cho sản xuất lúa gồm: Làm đất là 0,15ngày người; gieo + tỉa lúa là 0,5ngày người; chăm sóc là 4,08 ngày người và thu hoạch là 1 ngày người.
Qua đó ta thấy được hộ áp dụng phương pháp có số công lao động cho quá trình sản xuất lúa ít hơn số công lao động của hộ không áp dụng. Sự chênh lệch này chủ yếu do hộ áp dụng phương pháp không tốn công cấy, chỉ mất công làm lại đất nhưng cũng không tốn nhiều công lao động.
Bảng 4.8 Chi phí lao động cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng và không áp dụng trong 1 hộ (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ)
ĐVT: Ngày người
STT
Chỉ tiêu
Lương Tài
Gia Bình
Quế Võ
Bình Quân
DT
AD
DT không AD
DT
AD
DT không AD
DT
AD
DT không AD
DT
AD
DT không AD
1
Làm đất
0,15
-
0,15
-
0,16
-
0,15
-
2
gieo + nhổ mạ
-
0,50
-
0,50
-
0,50
-
0,50
3
cấy
-
1
-
1
-
1
-
1
4
gieo + tỉa
0,50
-
0,50
-
0,50
-
0,50
-
5
chăm sóc
3,66
3,73
4,53
4,13
4,07
3,87
4,08
3.91
6
thu hoạch
1
1
1
1
1
1
1
1
7
Tổng
5,31
6,23
6,18
6,63
5,73
6,37
5,74
6,41
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
Qua bảng 4.8 ta thấy được công lao động để cấy lúa là 6,41ngày người/sào/vụ, công lao động để gieo bằng máy là 5,74ngày người/sào/vụ. Như vậy, lúa cấy tốn công hơn so với lúa gieo bằng máy là 0,67ngày người/sào/vụ tương ứng với 37ngày người/ha/năm. Sự khác nhau về công lao động cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng phương pháp và diện tích không áp dụng phương pháp cụ thể như sau:
- Diện tích không áp dụng phương pháp có công lao động cho sản xuất lúa gồm: gieo mạ + nhổ mạ là 0,5ngày người; cấy là 1 ngày người; chăm sóc là 3,91ngày người và thu hoạch là 1 ngày người.
- Diện tích áp dụng phương pháp có công lao động cho sản xuất lúa gồm: Làm đất là 0,15ngày người; gieo + tỉa lúa là 0,5ngày người; chăm sóc là 4,08 ngày người và thu hoạch là 1 ngày người.
Qua đó ta thấy được hộ áp dụng phương pháp có số công lao động cho quá trình sản xuất lúa ít hơn số công lao động của diện tích không áp dụng. Sự chênh lệch này chủ yếu do diện tích áp dụng phương pháp không tốn công cấy, chỉ mất công làm lại đất nhưng cũng không tốn nhiều công lao động.
Hộp 4.1: Nhận xét của cán bộ trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
“Gieo thẳng lúa bằng máy reo rải hàng là một cách làm mới rất hay mà từ trước tới giờ bà con nông dân chưa biết tới. Trước hết, áp dụng phương pháp này sẽ không tốn công cấy, giảm công tỉa so với gieo vãi từ 1 đến 1,5 công và tăng năng suất từ 10 đến 20%. Ngoài ra còn giảm thời gian sinh trưởng từ 5 đến 10 ngày, ruộng lúa thông thoáng cây đẻ khoẻ và ít sâu bệnh”
Bác Nguyễn Văn Khoát – Phó giám đốc trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh (Phụ trách trực tiếp việc xây dựng và nhân rộng mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh)
d/ Kết quả sản xuất lúa theo các phương pháp
4.5 Kết quả và hiệu quả của sản xuất lúa theo phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng
4.5.1 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng phương pháp
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
Chỉ tiêu
ĐVT
Gia Bình
Lương Tài
Quế Võ
Bình quân
Hộ AD
Hộ Không AD
Hộ AD
Hộ không AD
Hộ AD
Hộ không AD
Hộ AD
Hộ không AD
1. Năng suất
Kg
228,88
217
237,50
215
238,33
222
234,90
218
2. GO
1000đ
1.030
976
1.069
967
1.073
999
1.057
981
3. IC
1000đ
318
344
323
340
318
331
320
338
4. VA
1000đ
712
632
746
627
755
668
738
642
5. MI
1000đ
712
632
746
627
755
668
738
642
6. Tổng chi phí LĐ
Ngày người
5,31
6
6,18
7
5,73
6,50
5,74
6,50
7. VA/ngày người
1000đ/nn
134
105
121
90
132
103
129
99
8. MI/ngày người
1000đ/nn
134
105
121
90
132
103
129
99
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ áp dụng phương pháp và không áp dụng
Qua bảng 4.9 ta thấy hộ áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đạt được kết quả và hiệu quả cao hơn so với hộ không áp dụng phương pháp. Hộ áp dụng phương pháp không những giảm được chi phí vật chất, chi phí công lao động mà năng suất lúa lại cao hơn so với hộ không áp dụng. Cụ thể như sau:
- Về chi phí vật chất và dịch vụ: Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa của hộ áp dụng là 320nghìn đồng/sào/vụ tương đương 18triệu/ha/năm. Hộ không áp dụng có chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa là 338nghìn đồng/sào/vụ tương đương 19triệu/ha/năm. Như vậy chi phí vật chất và công lao động của hộ áp dụng phương pháp giảm 18nghìn đồng/sào/vụ tương đương 1triệu/ha/năm. Việc giảm chi phí này chủ yếu do phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng giảm lượng giống và không mất nilon che phủ so với lúa cấy.
- Về chi phí công lao động: Chi phí công lao động của hộ áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là 5,74ngày người/sào/vụ tương đương 318ngày người/ha/năm. Chi phí công lao động của hộ không áp dụng phương pháp là 6,5ngày người/sào/vụ tương đương 360ngày người/ha/năm. Như vậy, hộ áp dụng phương pháp có chi phí công lao động ít hơn 0,76ngày người/sào/vụ tương đương 42ngày người/ha/năm. Công lao động của hộ áp dụng ít hơn chủ yếu do hộ áp dụng phương pháp không mất công cấy so với hộ không áp dụng.
- Về năng suất: Hộ áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng cho năng suất là 235kg/sào/vụ tương đương 13tấn/ha/năm. Hộ không áp dụng có năng suất là 218kg/sào/vụ tương ứng với 12tấn/ha/năm. Như vậy, năng suất của hộ áp dụng phương pháp cao hơn so với năng suất của hộ không áp dụng là 17kg/sào/năm tương ứng với 1tấn/ha/năm (năng suất của hộ áp dụng tăng 8,3% so với hộ không áp dụng).
- Về giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp là 1,06triệu/sào/vụ tương đương 59triệu/ha/năm. Giá trị sản xuất của hộ không áp dụng phương pháp là 0,98triệu/sào/vụ tương đương 54triệu/ha/năm. Hộ áp dụng phương pháp có giá trị sản xuất lúa cao hơn 5triệu/ha/năm so với hộ không áp dụng phương pháp.
Phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp cấy truyền thống cụ thể là: Hộ áp dụng phương pháp có giá trị gia tăng đem lại từ trồng lúa là 738nghìn đồng/sào/vụ tương ứng 41triệu/ha/năm và giá trị gia tăng trên công lao động là 129nghìn đồng/ngày người. Trong khi đó hộ không áp dụng phương pháp có giá trị gia tăng từ trồng lúa là 642nghìn/sào/vụ tương ứng 35,5triệu/ha/năm và giá trị gia tăng trên công lao động là 99nghìn đồng/ngày người. Như vậy, hộ trồng lúa áp dụng phương pháp mang lại giá trị gia tăng trên công lao động cao hơn 30nghìn đồng/ngày người, đây là một hiệu quả rất lớn đối với các hộ trồng lúa. Sản xuất lúa hiện nay không phải chịu thuế và các hộ trồng lúa sử dụng chủ yếu lao động trong gia đình do vậy thu nhập hỗn hợp từ sản xuất lúa bằng giá trị gia tăng mà quá trình sản xuất lúa thu được.
Giữa các huyện mà đề tài nghiên cứu, kết quả và hiệu quả của việc áp dụng phương pháp cũng có nhiều khác biệt: Về năng suất: Tại huyện Lương Tài, hộ áp dụng mô hình năng suất tăng 22,5kg/sào/vụ (tăng 10,5%) so với hộ không áp dụng, đây là mức tăng cao nhất trong 3 huyện nghiên cứu. Huyện Gia Bình và huyện Quế Võ năng suất tăng lần lượt là 12kg/sào/vụ và 16kg/sào/vụ; Về chi phí công lao động: Giữa các huyện cũng có nhiều biến đổi, chi phí công lao động chênh lệch giữa hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng tại huyện Gia Bình nhỏ nhất là 0,69ngày người/sào/vụ; Thu nhập hỗn hợp từ trồng lúa chênh lệch giữa các loại hộ cao nhất tại huyện Lương Tài là 31nghìn đồng/ngày người còn lại 2 huyện Gia Bình và Quế Võ là 29nghìn đồng/ngày người.
4.5.2 Kết quả và hiệu quả của diện tích có và không áp dụng phương pháp trong cùng 1 hộ.
Đề tài còn tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên những diện tích khác nhau trong cùng 1 hộ. Hiệu quả kinh tế giữa các loại diện tích được thể hiện qua bảng 4.10.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ.
Chỉ tiêu
ĐVT
Gia Bình
Lương Tài
Quế Võ
Bình quân
DT AD
DT Không AD
DT AD
DT không AD
DT AD
DT không AD
DT AD
DT không AD
1. Năng suất
Kg
228,88
210,50
237,50
218
238,33
220
234,90
216,17
2. GO
1000đ
1.030
947
1.069
981
1.073
990
1.057
973
3. IC
1000đ
318
344
323
350
318
343
320
346
4. VA
1000đ
712
603
746
631
755
647
738
627
5. MI
1000đ
712
603
746
631
755
647
738
627
6. Tổng chi phí LĐ
Ngày người
5,31
6,23
6,18
6,63
5,73
6,37
5,74
6,41
7. VA/ngày người
1000đ/nn
134
97
121
95
132
102
129
98
8. MI/ngày người
1000đ/nn
134
97
121
95
132
102
129
98
Bảng 4.10 hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các diện tích áp dụng phương pháp và không áp dụng trong cùng 1 hộ
Qua bảng 4.10 ta thấy trong cùng 1 hộ, diện tích áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đạt được kết quả và hiệu quả cao hơn so với diện tích không áp dụng phương pháp. Diện tích áp dụng phương pháp không những giảm được chi phí vật chất, chi phí công lao động mà năng suất lúa lại cao hơn so với diện tích không áp dụng. Cụ thể như sau:
- Về chi phí vật chất và dịch vụ: Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa của diện tích áp dụng là 320nghìn đồng/sào/vụ tương đương 17,7 triệu/ha/năm, diện tích không áp dụng là 346nghìn đồng/sào/vụ tương đương 19,2triệu/ha/năm. Như vậy chi phí vật chất và công lao động của diện tích áp dụng phương pháp giảm 26nghìn đồng/sào/vun tương đương 1,5triệu/ha/năm. Việc giảm chi phí này chủ yếu do phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng giảm lượng giống và không mất nilon che phủ so với lúa cấy.
- Về chi phí công lao động: Chi phí công lao động của diện tích áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là 5,74ngày người/sào/vụ tương đương 318ngày người/ha/năm. Chi phí công lao động của diện tích không áp dụng phương pháp là 6,41ngày người/sào/vụ tương đương 355ngày người/ha/năm. Như vậy, diện tích áp dụng phương pháp có chi phí công lao động ít hơn 0,67ngày người/sào/vụ tương đương 37ngày người/ha/năm. Công lao động của diện tích áp dụng ít hơn chủ yếu do diện tích áp dụng phương pháp không mất công cấy so với diện tích không áp dụng.
- Về năng suất: Diện tích áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng cho năng suất là 235kg/sào/vụ tương đương 13tấn/ha/năm. Diện tích không áp dụng có năng suất là 216kg/sào/vụ tương ứng với 12tấn/ha/năm. Như vậy, năng suất của diện tích áp dụng phương pháp cao hơn so với năng suất của diện tích không áp dụng là 19kg/sào/năm tương ứng với 1tấn/ha/năm (năng suất của diện tích áp dụng tăng 8,8% so với diện tích không áp dụng).
- Về giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất lúa của diện tích áp dụng phương pháp là 1,06triệu/sào/vụ tương đương 59triệu/ha/năm. Giá trị sản xuất của diện tích không áp dụng phương pháp là 0,97triệu/sào/vụ tương đương 53,7triệu/ha/năm. Diện tích áp dụng phương pháp có giá trị sản xuất lúa cao hơn 5,3triệu/ha/năm so với diện tích không áp dụng phương pháp.
Phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp cấy truyền thống cụ thể là: Diện tích áp dụng phương pháp có giá trị gia tăng đem lại từ trồng lúa là 738nghìn đồng/sào/vụ tương ứng 41triệu/ha/năm và giá trị gia tăng trên công lao động là 129nghìn đồng/ngày người. Trong khi đó diện tích không áp dụng phương pháp có giá trị gia tăng từ trồng lúa là 627nghìn/sào/vụ tương ứng 34,7triệu/ha/năm và giá trị gia tăng trên công lao động là 98nghìn đồng/ngày người. Như vậy, diện tích trồng lúa áp dụng phương pháp mang lại giá trị gia tăng trên công lao động cao hơn 31nghìn đồng/ngày người. Các hộ sản xuất lúa hiện nay không phải chịu bất kỳ loại thuế nào và lao động sản xuất lúa chủ yếu là lao động gia đình do vậy thu nhập hỗn hợp từ sản xuất lúa bằng với giá trị gia tăng của quá trình sản xuất lúa mang lại cho hộ.
4.6 Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của mô hình
4.6.1 Hiệu quả xã hội của mô hình
Mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng tại tỉnh Bắc Ninh đã đạt được hiệu quả rất tốt về mặt kinh tế, bên cạnh đó mô hình còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực khác cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng như cho xã hội nói chung.
Thứ nhất, Việc áp dụng mô hình đã tận dụng được thời gian, tranh thủ thời vụ và kéo dài thời vụ. Góp phần làm giảm mức độ khẩn trương của thời vụ. Lợi ích này càng thiết thực đối với những vùng, những địa phương làm nghề thủ công, nghề truyền thống vì nó giải quyết được khâu lao động ngày mùa.
Hộp 4.2: Nhận xét của người dân áp dụng mô hình
“Nhờ có máy gieo, tôi có thể tranh thủ thời gian để gieo. Như là lúc trời sẩm sẩm tối nếu cấy cố thì khó cấy nhưng gieo bằng máy vẫn tranh thủ được … Mà đến khi tỉa dặm, nếu hôm nay bận gì đấy hoặc trời mưa thì để mai tỉa dặm cũng không ảnh hưởng gì, còn nếu cấy, hôm nay không cấy thì mai người ta đã cấy kín đồng rồi”
Bác Nguyễn Thị Trúc – HTX Cẩm Xá
Thứ hai, Mô hình đã góp phần làm thay đổi tập quán, cách trồng lúa cổ truyền của nhân dân. Giải phóng sức lao động cho bà con nông dân. Không còn cảnh “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và đặc biệt những khi thời tiết không thuận lợi, mùa đông thì chân thợ cấy sưng vù vì buốt lạnh và mùa hè nước nóng bỏng bà con vẫn phải lội xuống cấy.
Hộp 4.3: Nhận xét của hộ áp dụng mô hình
“Trồng lúa giờ nhàn quá, nhà tôi trồng 1 mẫu mà chỉ mất có 3 công gieo hạt đấy là kể cả thời gian phạt bờ dọn ruộng. Ngày trước, khi chưa có máy thì phải mất 7 đến 10 ngày mới cấy xong. Mà con dâu nhà tôi giờ cũng không phải cấy nữa, nó đi làm ở công ty rồi. Việc đồng ruộng giờ do tôi và bà nhà đảm nhiệm, giờ có tuổi rồi nhưng công việc cũng chẳng còn nặng nhọc gì”
Bác Nguyễn Thế Quang – HTX Trúc Ổ
Thứ ba, Việc áp dụng mô hình thể hiện sự phát triển của ngành trồng lúa ở Việt Nam, góp phần thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước là tăng cường khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn. Quá trình áp dụng mô hình cũng góp phần thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa tại địa phương nhằm đưa sản suất nông nghiệp của địa phương cũng như của cả Nước theo hướng sản xuất hàng hoá.
4.6.2 Hiệu quả môi trường của mô hình
Gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng tạo ra ruộng lúa có các hàng lối thưa, thuận tiên cho việc chăm sóc. Do hàng cách hàng thưa nên các hàng lúa nhận được rất nhiều ánh sáng vì vậy cây lúa sinh trưởng và phát triển rất thuận lợi. Việc đó cũng góp phần làm giảm sâu bệnh hại lúa và làm giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật thải vào môi trường.
4.7 Những khó khăn ảnh hưởng đến việc nhân rộng mô hình
Phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng có thể nói là một bước đột phá trong tập quán trồng lúa của Nước ta. Từ hàng nghìn năm nay, bà con nông dân đã quen thuộc với cách cấy truyền thống, không ngại mưa nắng, không quản đêm ngày cặm cụi trên đồng để làm ra hạt thóc, hạt gạo cho gia đình và xã hội. Cũng chính vì người nông dân đã quá quen với cách làm việc đó nên việc áp dụng những kỹ thuật mới nói chung và áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn:
Thứ nhất, Mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt được hiệu quả về kinh tế cũng như hiệu quả về xã hội và môi trường là rất lớn. Nhưng bên cạnh đó, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng còn một số hạn chế cụ thể như sau:
+ Gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng, hạt giống được rải đều theo từng hàng trên mặt ruộng, nhưng hạt giống không được vùi xuống bùn do vậy hay bị chim, chuột đồng phá hoại. Có nhiều thửa ruộng bị chuột phá hoại đến 70%.
+ Khi kéo máy trên ruộng, người kéo máy đi trước do đó để lại những hố chân sâu đầy nước, những hạt mầm rơi vào hố chân đó sẽ bị thối không mọc được nên tốn công tỉa dặm.
+ Bánh xe của máy gieo rải hàng nhỏ do vậy tạo ra khoảng cách giữa 2 hàng lúa của lần kéo trước và lần kéo sau rất dầy nên tốn công tỉa dặm, đồng thời nó cũng làm hạn chế việc thoát nước trên mặt ruộng.
Thứ hai, Nhận thức của bà con về mô hình chưa được cao do tập quán, do cách làm và cách nghĩ mang nặng tính chất nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu. Người dân bảo thủ không chịu thay đổi cách nghĩ cách làm, một số bà con còn mang tư tưởng trông đợi người khác làm có hiệu quả rồi mình mới làm theo. Do vậy gậy nhiều khó khăn phức tạp trong việc áp dụng mô hình và mở rộng mô hình.
- Một số vùng, bà con chưa nắm bắt được kỹ thuật trong làm đất, ủ mầm, cách sử dụng máy do vậy làm giảm hiệu quả của mô hình thậm chí ngây cho bà con nông dân hiểu sai lệch về lợi ích mà mô hình đem lại.
- Các diện tích gieo nhỏ lẻ, manh mún chưa có sự thống nhất về vùng gieo, giống gieo và thời vụ gieo do vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc và quản lý của từng hộ như bị chim, chuột phá hoại. Đồng thời cũng làm giảm lòng tin của các hộ đẫn đến việc mở rộng diện tích áp dụng mô hình gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống tưới tiêu chưa được đảm bảo nhất là vào vụ mùa, nước không thoát kịp gây thối hạt mầm đẫn đến tốn công tỉa dặm, giảm hiệu quả kinh tế cho hộ.
- Chất lượng hạt giống chưa cao, tỷ lệ nảy mầm ít nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phương pháp, gây tốn công chăm sóc.
4.8 Đề xuất những giải pháp
4.8.1 Giải pháp khắc phục những nhược điểm của mô hình
- Để khắc phục hạt mầm nổi trên mặt ruộng các hộ cần thực hiện như sau: Cố gắng gieo ngay sau khi làm đất càng sớm càng tốt, nếu sau khi làm đất mà không kịp gieo thì trước khi gieo cần san lại mặt ruộng để tạo thành một lớp bùn mỏng trên mặt ruộng khi đó hạt mầm rơi xuống sẽ trìm vào trong bùn và tránh được chim chuột phá hoại; cách thứ hai các hộ có thể làm là buộc một tấm nilon vào sau máy gieo, khi kéo máy gieo thì tấm nilon sẽ đóng vai trò lấp đất lên hạt giống như vậy cũng sẽ tránh chim chuột phá hoại.
- Trường hợp khắc phục dấu chân người kèo máy, một biện pháp khắc phụ là lắp một tấm ván phía trước máy kéo làm nhiệm vụ san đất vào vết chân.
- Việc hai bánh của máy nhỏ, để hai bánh to hơn cách khắc phục là ốp 2 chiếc lốp xe máy cũ vào hai bánh xe của máy, như vậy khoảng cách giữa hai hàng lúa gần bánh xe sẽ thưa hơn. Đồng thời vết bánh xe đó sẽ là rãnh thoát nước cho ruộng mới gieo rất hiệu quả.
Như vậy các hạn chế của mô hình đã được khắc phục một cách triệt để nhằm đưa mô hình hoàn thiện nhất đến với bà con nông dân.
4.8.2 Giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm nhân rộng mô hình
- Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư và các trạm khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần thúc đẩy việc tuyên truyền và mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nhằm giúp các hộ nắm chắc kỹ thuật gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng vì đây là một cách làm mới khác hoàn toàn những cách làm cũ trước đây mà các hộ đã áp dụng:
+ Làm đất kỹ, phẳng tạo được lớp bùn mới trước khi gieo nhằm chống đổ, chống chim chuột phá hoại.
+ Ngâm ủ mầm đúng kỹ thuật, điều khiển mầm dài bằng 1/3 đến 1/2 hạt thóc thì đem gieo.
+ Gieo đúng thời điểm để hạn chế ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết: Vụ Xuân gieo xung quanh trung tuần tháng 2 khi nhiệt độ bình quân trên 15oC; vụ Mùa gieo từ 10/6 đến 20/6.
+ Đối với lúa gieo thẳng phun thuốc trừ cỏ là yêu cầu bắt buộc, phải phun đúng thuốc tiền nảy mầm, đúng thời điểm phun ngay sau khi gieo từ 1 đến 3 ngày.
- Hệ thống tưới tiêu cần phải chủ động, quản lý nguồn nước là điều kiện sống còn của mô hình. Các vùng gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng cần có nguồn nước đảm bảo, có hệ thống kênh tưới tiêu đầy đủ, chất lượng.
- Tăng cường đội ngũ khuyến nông nhằm cung cấp thông tin và kỹ thuật cần thiết cho bà con nông dân.
- Tuỳ điều kiện của từng vùng để việc áp dụng phương pháp là phù hợp nhất, chỉ được áp dụng phương pháp khi địa phương có đủ điều kiện về tưới tiêu thuận lợi.
- Dồn điền, tập trung ruộng đất, quy hoạch vùng gieo tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong chăm sóc, quản lý ruộng lúa đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Hình thành nhóm hộ nông dân liên kết cùng gieo 1 giống, cùng thời điểm để tiết kiệm giống và chi phí mua máy. Có thể thành lập tổ dịch vụ gieo thẳng để đảm bảo kỹ năng thao tác lắp đặt, sửa chữa, tốc độ kéo để đảm bảo mật độ gieo.
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Lúa là cây lương thực trọng yếu của nước ta. Có nhiều phương pháp gieo trồng lúa được bà con nông dân áp dụng từ xa xưa đến nay như phương pháp cấy truyền thống, phương pháp gieo vãi. Trong những năm gần đây, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là một phương pháp mới được áp dụng, phương pháp này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các phương pháp cấy truyền thống.
Ở Bắc Ninh, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng cũng đã được áp dụng từ vụ xuân năm 2008. Tuy mới áp dụng, diện tích áp dụng còn nhỏ nhưng phương pháp đã mang lại hiệu quả rất tốt. Việc áp dụng phương pháp đã làm giảm chi phí đồng thời còn làm tăng năng suất trong quá trình sản xuất lúa. Lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hàng cho năng suất bình quân đạt 13tấn/ha/năm; thu nhập hỗn hợp trên diện tích đạt 40,9triệu đồng/ha/năm và thu nhập hỗn hợp trên công lao động đạt 129nghìn/ngày người. Trong khi đó lúa cấy chỉ cho năng suất trung bình đạt 12,1tấn/ha/năm; thu nhập hỗn hợp trên diện tích đạt 35,6triệu đồng/ha/năm và thu nhập hỗn hợp trên công lao động là 99nghìn/ngày người.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã góp phần giải phóng sức lao động chân tay cho bà con nông dân, giải quyết được lao động thời vụ và rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ đó phát triển một số loại cây trồng ngắn ngày khác.
Bên cạnh đó việc áp dụng phương pháp còn gặp một số khó khăn về kỹ thuật, về điều kiện của các hộ. Để nâng cao hiệu quả của mô hình gieo thẳng lúa theo hàng bằng máy gieo rải hàng cần phải thực hiện một số giải pháp như sau: Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho các hộ; Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông; thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa; xây dựng và củng cố hệ thống thuỷ lợi.
5.2 Kiến nghị
1. Đối với cây lúa nói riêng và với ngành nông nghiệp nói chung, Nhà Nước cần phải có những chính sách, đường lối cụ thể như: chính sách về giống, về kỹ thuật mới trong sản xuất, về đầu vào và đầu ra sản phẩm ... Đồng thời nhà nước cần giám sát chặt chẽ các chính sách đó tránh các tình trạng làm sai hoặc làm không đủ.
2. Các cấp chính quyền tỉnh, huyện của tỉnh Bắc Ninh có liên quan cần tăng cường công tác dồn điền đổi thửa nhằm thúc đẩy việc cơ giới hoá trong nông nghiệp nói chung và áp dụng mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng nói riêng; cần phải xây dựng, tu sửa và nạo vét các kênh mương, hệ thống thuỷ lợi nhằm phục vụ tưới tiêu nhất là vụ Mùa nước khó thoát nên gây khó khăn cho việc thực hiện phương pháp.
3. Các cấp, ban ngành địa phương, các đoàn thể của tỉnh Bắc Ninh cần phải là người đi đầu thực hiện các mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng cũng như đi đầu trong các hoạt động, các mô hình khác nhằm tạo lòng tin cho bà con tại địa phương và là hướng đi cho bà con làm theo. Đồng thời các cán bộ địa phương cần năng động tìm hiểu các mô hình mới, các cách làm hay để áp dụng vào địa phương mình.
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
Tên chủ hộ: ................................................
Thôn .................................................. Xã .........................................................
Huyện ................................................ Tỉnh ................ Bắc Ninh ...................
Câu 1: Thông tin chung về hộ
+ Trình độ văn hoá …………………........
+ Nghề nghiệp chính …………………......
+ Số nhân khẩu trong gia đình ……………
+ Số lao động nông nghiệp chính của gia đình ……………….
+ Tổng diện tích đất nông nghiệp của gia đình ………………
+ Tổng diện tích đất trồng lúa của gia đình ………………….
Câu 2: Hiện nay gia đình cô/chú đang cấy lúa theo cách nào?
Gieo vãi (dùng tay vãi)
Cấy truyền thống (cấy thông thường)
Gieo sạ
Cách khác (ghi rõ) …………………………
Câu 3: Diện tích gieo trồng lúa theo từng cách cụ thể là bao nhiêu?
Diện tích gieo vãi ………………………………..
Diện tích gieo sạ …………….
Diện tích cấy truyền thống ……………………….
Diện tích theo cách khác …………………………
Câu 4: Gia đình cô/chú đã áp dụng gieo sạ được mấy vụ?
………………………………………………………………………………
Câu 5: Cô/chú nêu các loại chi phí và thu nhập của 1 sào lúa theo bảng dưới đây:Tính cho 1 sào lúa (360m2)
Vụ Xuân
Chỉ tiêu
ĐVT
Diện tích
AD
Diện tích không AD
Lượng giống
Kg
Phân chuồng
Kg
Phân Lân
Kg
Đạm
Kg
Kali
Kg
NPK
Kg
Nilon
Đồng
Máy sạ
Đồng
Thuốc trừ sâu + trừ cỏ
Đồng
Công làm đất
Công
Công cấy
Công
Công gieo sạ + tỉa dặm
Công
Công chăm sóc
Công
Chi phí thu hoạch
Đồng
Chi phí tuốt lúa
Đồng
Bảo vệ đồng ruộng
Đồng
Chi phí khác
Đồng
Năng suất
Kg/sào
Vụ Mùa
Chỉ tiêu
ĐVT
Diện tích
AD
Diện tích không AD
Lượng giống
Kg
Phân chuồng
Kg
Phân Lân
Kg
Đạm
Kg
Kali
Kg
NPK
Kg
Nilon
Đồng
Máy sạ
Đồng
Thuốc trừ sâu + trừ cỏ
Đồng
Công làm đất
Công
Công cấy
Công
Công gieo sạ + tỉa dặm
Công
Công chăm sóc
Công
Chi phí thu hoạch
Đồng
Chi phí tuốt lúa
Đồng
Bảo vệ đồng ruộng
Đồng
Chi phí khác
Đồng
Năng suất
Kg/sào
Câu 6: Theo cô/chú gieo sạ có những mặt tốt và hạn chế gì?
* Ưu điểm
Tiết kiệm giống
Giảm thời gian sinh trưởng của cây lúa
Giải phóng sức lao động
Tăng năng suất
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
* Nhược điểm
Tốn công tỉa dặm
Khó chăm sóc
Hay gặp rủi ro do
Thiếu kỹ thuật
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 7: Khi áp dụng gieo sạ Cô/chú gặp phải những khó khăn gì? ………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
Câu 8: Theo cô/chú làm cách nào để khắc phục những khó khăn đó?
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
Câu 9: Theo cô/chú gieo sạ có hiệu quả hơn các cách cấy lúa mà gia đình đã áp dụng từ trước tới nay không?
……………………………………………………………………………….
Câu 10: Gia điình cô chú có ý định áp dụng cách làm này trong những vụ tới không?
…………………………………………………………………………………
Câu 11: Theo cô/chú gieo sạ có nên áp dụng phổ biến trên toàn tỉnh không?
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Đỗ Kim Chung - Phạm Vân Đình - Trần Văn Đức - Quyền Đình Hà (1997). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Giao - Nguyễn Thiện Huyên - Nguyễn Hữu Tề - Hà Công Vượng (1997). Giáo trình cây lương thực tập 1, NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Lâm Toán, Dương Ngọc Thí (1995). Hiệu quả kinh tế trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Mạnh (1995). Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cây lương thực, NXB Nông nghiệp.
Luận Văn
5. Nguyễn Thị Thu Phương (2008). Đánh giá hiệu quả một số mô hình trình diễn trong công tác khuyến nông tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, luận văn tốt nghiệp đại học, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
6. Nguyễn Đông Văn (2007). Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Trần Văn Đức (1993). Những biện pháp kinh tế tổ chức chủ yếu trong sản xuất của hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng, luận văn phó tiến sỹ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà nội.
8. Đỗ Thịnh, 1988, Một số vấn đề tổ chức di đân trong nông nghiệp có hiệu quả kinh tế - xã hội, luận án phó tiến sỹ, đại học Nông nghịêp Hà Nội.
Báo cáo và tạp chí
9. Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bắc Ninh, 2008, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông - khuyến ngư năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
10. Thái Bá Cẩn, 1989, một số suy nghĩ về quan điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế.
11. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
12. Tạp chí Khoa học và Sáng tạo, 2003, Số 18, tr 32.
13.Nguyễn Văn Luật, 2008, KỸ thuật gieo sạ lúa theo hang bằng máy kéo tay: Bước đi thích hợp trong cơ giới hoá nông nghiệp, Báo điện tử kinh tế nông thôn.
14. Nguyễn Văn Yến - Nguyễn Thị Phương Thảo, 2008, Thiết kế máy sạ mộng mạ sử dụng trong nông nghiệp trồng lúa nước, tạp chí khoa học và công nghệ số 2(25), đại học Đà Nẵng.
15. Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Quốc Gia, báo cáo sơ kết lúa gieo thẳng vụ Đông Xuân 2007 – 2008 và triển khai vụ Hè Thu, vụ Mùa 2008 các tỉnh miền Bắc.
16. Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh, báo cáo kết quả sử dụng máy gieo rải hang vụ Xuân năm 2008.
Các trang Web
17. www.bacninh.gov.vn/Intro/3.html
18. 7
19.
20.
21.
22.
TÓM TẮT
Lúa là cây lương thực có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Ở nước Ta, lúa được gieo trồng theo nhiều phương pháp khác nhau như: Cấy bằng tay, cấy bằng may, gieo vãi, gieo bằng máy … trong đó gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là một phương pháp mới được các hộ đưa vào áp dụng trong những năm gần đây. Đối với tỉnh Bắc Ninh, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã được các hộ trên địa bàn tỉnh áp dụng từ vụ Xuân năm 2008. Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện về đất đai, khí hậu rất thuận lợi , nguồn nước dồi dào đảm bảo khả năng tưới tiêu cho quá trình sản xuất lúa. Qua 2 vụ cấy trong năm 2008, phương pháp này đã thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội so với lúa cấy truyền thống như giảm lượng giống, giảm công lao động, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa đồng thời làm tăng năng suất và giải quyết được vấn đề lao động mùa vụ.
Để hiểu hơn về những lợi ích mà phương pháp đem lại chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài “ Hiệu quả kinh tế của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài tiến hành nghiên cứu 60 hộ (trong đó có 45 hộ áp dụng phương pháp từ vụ Xuân năm 2008 và 15 hộ chưa áp dụng mô hình) thuộc 3 HTX Trúc Ổ, HTX Cẩm Xá và HTX Mỹ Duệ thuộc 3 huyện là Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ ngày 20/1/2009 đến ngày 23/5/ 2009.
Qua nghiên cứu cho thấy, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa cấy cụ thể như sau: Lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hàng cho năng suất bình quân đạt 13tấn/ha/năm; thu nhập hỗn hợp trên diện tích đạt 40,9triệu đồng/ha/năm và thu nhập hỗn hợp trên công lao động đạt 129nghìn/ngày người. Trong khi đó lúa cấy chỉ cho năng suất trung bình đạt 12,1tấn/ha/năm; thu nhập hỗn hợp trên diện tích đạt 35,6triệu đồng/ha/năm và thu nhập hỗn hợp trên công lao động là 99nghìn/ngày người. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã góp phần giải phóng sức lao động chân tay cho bà con nông dân, giải quyết được lao động thời vụ và rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ đó phát triển một số loại cây trồng ngắn ngày khác.
Việc áp dụng phương pháp còn gặp một số khó khăn về kỹ thuật, về điều kiện của các hộ. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình gieo thẳng lúa theo hàng bằng máy gieo rải hàng như sau: Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho các hộ; Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông; thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa; xây dựng và củng cố hệ thống thuỷ lợi.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
AHLĐ
Anh hùng lao động
AD
Áp dụng
BVTV
Bảo vệ thực vật
CC
Cơ cấu
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ĐVT
Đơn vị tính
Đ
Đồng
DT
Diện tích
KCN
Khu công nghiệp
HQKT
Hiệu quả kinh tế
HTX
Hợp tác xã
LN
Lợi nhuận
nn
Ngày người
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực tế
STT
Số thứ tự
TGST
Thời gian sinh trưởng
XDCB
Xây dựng cơ bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc