Đề tài Hiệu quả rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0.9% giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ tại khoa điều trị tự nguyện b bệnh viện nhi trung ương

Qua nghiên cứu 96 bệnh nhi bị VPQP nhập viện khoa ĐTTN B - BV Nhi Trung ƣơng đƣợc tiến hành phƣơng pháp rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% và không đƣợc tiến hành rửa mũi chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1. Tính an toàn – hiệu quả 1.1 Tính an toàn - Nhịp thở nhanh giảm 37.5% xuống 25% - Không có trẻ tím tái hay RLLN trong và sau thực hiện kỹ thuật - 8.4% trẻ ở nhóm NC trong khi rửa mũi có SpO2 92%-95% nhƣng sau 5ph 100% trẻ trở về trạng thái bình thƣờng SpO2 > 95%. 1.2 Tính hiệu quả của kỹ thuật rửa mũi - Các triệu lâm sàng giảm hơn sau khi thực hiện kỹ thuật rửa mũi. - Nhịp thở trung bình của nhóm trẻ nghiên cứu giảm hơn nhóm chứng (37,1 so với 38,8 l/ph). - Thời gian xuất tiết ở nhóm nghiên cứu ngắn hơn nhóm chứng 1,2 ngày (P<0.001) - Thời gian hết sốt ở nhóm nghiên cứu ngắn hơn nhóm chứng 0,32 ngày (P<0.001) - Nhóm nghiên cứu có thời gian nằm viện ngắn hơn nhóm chứng (5.5 ngày so với 6,9 ngày) (P < 0.05) - 95.8% các bà mẹ hài lòng về hiệu quả của kỹ thuật rửa mũi bằng NaCl 0.9%.

pdf50 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0.9% giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ tại khoa điều trị tự nguyện b bệnh viện nhi trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình chữ nhật nằm ở hai bên rễ mũi và hình thành vòm hốc mũi. Sụn tam giác tiếp nối xƣơng chính mũi và sụn cánh mũi cuốn quanh của mũi. Tháp mũi đƣợc bao phủ bên ngoài bởi láp da và cơ cánh mũi. 1.1.2 Hốc mũi Hốc mũi là hai ống dẹt nằm song song với nhau ở giữa mặt, hai ống cách nhau bởi vách ngăn. Lỗ trƣớc hình tam giác gọi là cửa mũi trƣớc, lỗ sau có hình trái xoan gọi là cửa mũi sau. Trong hốc mũi có các cuốn mũi: Cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dƣới. Các cuốn tạo với nhau tạo thành hố mũi các khe: Khe trên có lỗ thông với xoang sau, khe giữa có lỗ thông với nhóm xoang trƣớc, khe dƣới có ống lệ ty. Toàn bộ hốc mũi đƣợc lót bởi một lớp niêm mạc hô hấp trên liên tiếp với niêm mạch xoang. Phần trƣớc của hốc mũi sát cạnh của mũi trƣớc gọi là tiền đình mũi, ở đây không có niêm mạc mà chỉ có da và lông mũi 4 1.2 Chức năng của mũi [11], [13] 1.2.1 Chức năng hô hấp Mũi đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc hô hấp thông thƣờng. Nó đóng vai trò trong việc làm ấm và làm ẩm không khí đồng thời cũng đóng vai trò nhƣ một điện trở trong việc hô hấp. Nhịp thở trung bình của một ngƣời là 12 đến 24 lần/phút. Trong đó mỗi dòng khí có khoảng 15 đến 30 lít trong một phút. Sự chuyển động hỗn độn của dòng khí trong mũi làm cho khí tiếp xúc đƣợc rất nhiều với niêm mạc mũi và làm cho việc làm ấm và làm ẩm không khí trở lên dễ dàng hơn. Việc hít thở bằng miệng là không sinh lý và chỉ đƣợc dùng trong thời gian ngắn khi những đòi hỏi về hô hấp tăng lên. Không khí đi qua miệng sẽ không đƣợc làm ấm và làm ẩm. 1.2.1.1 Làm ẩm không khí Mũi và xoang có khả năng duy trì độ ẩm của không khí khi thở vào là 5% bất kể độ ẩm của môi trƣờng là bao nhiêu đi nữa. Điều này rất quan trọng trong việc chống lại khô đƣờng hô hấp dƣới trong quá trình thở. Tuy nhiên, ở những vùng khí hậu hanh khô, mũi không thể thực hiện chức năng quan trọng này với các niêm dịch dày dính ở sau mũi. Việc làm ẩm này chủ yếu do sự thẩm thấu từng ít một từ niêm dịch đƣợc tạo ra bởi tế lào Goblet. 1.2.1.2 Làm ấm không khí Hệ thống mạch máu phong phú ở mũi làm cho việc sƣởi ấm luồng khí qua mũi dễ dàng đồng thời cũng giúp cho việc trao đổi khí ở các phế nang trong quá trình hô hấp. Khí khi qua mũi sẽ đƣợc sƣởi ấm ở nhiệt độ từ 25 – 27 độ. 1.2.1.3 Kiểm soát dòng khí Mũi hoạt động nhƣ một điện trở và cản trở đến 40% lƣợng khí. Khu vực qua trọng nhất đƣợc gọi là các van mũi, còn khu vực khác cản trở dòng khí ở phía sau của mũi đƣợc tạo bởi các vách ngăn và các cuốn mũi. Các khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc cản trở một nửa lƣợng khí vào mũi. Sự hẹp lại của khu vực này làm cho dòng khí trở lên hỗn độn, hòa trộn nhiều đo đó làm cho khí đƣợc lọc, đƣợc làm ấm, làm ẩm tốt hơn. Thang Long University Library 5 1.2.2 Chức năng ngửi. Các tế bào thần kinh khứu giác ở phần trên của hố mũi, các dây thần kinh sẽ qua mảnh thủng xƣơng sàng để tới não. Chức năng hỗ trợ con ngƣời về hành vi xã hội, ẩm thực và tình dục. 1.2.3 Chức năng bảo vệ. Mũi và xoang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân có hại trong không khí mà chúng ta hít thở. Mũi và xoang thực hiện chức năng này bằng cơ chế sau: 1.2.3.1 Cơ chế lọc Các lông mũi nằm ở lỗ mũi ngoài sẽ là những màng lọc đầu tiên để lọc không khí khi hít vào. Ngoài ra, lỗ mũi ngoài đƣợc bảo vệ bởi lớp biểu mô lát tầng sừng hóa có các tuyến mồ hôi và tuyến bã nằm rải rác có tác dụng đào thải dị nguyên ra khỏi mũi. 1.2.3.2 Cơ chế hắt hơi: Đây là phản xạ tại chỗ đối với các tác nhân kích thích và các tác nhân độc hại trong không khí và rất hiệu quả trong việc đẩy các tác nhân kích thích ra ngoài. Đây là sự phản ứng một cách gián tiếp của các sợi của thần kinh V với các sợi ra đi đến các mạch máu và các tuyến gây nên sự tăng tiết dịch nhầy và sung huyết. 1.2.3.3 Lớp nhầy Có lẽ lớp nhầy đóng và trò quang trọng nhất trong việc bảo vệ mũi và xoang. Màng này bào gồm hai lớp: lớp ngoài và lớp trong. Lớp ngoài là lớp có độ dính, nhớt cao và nằm ở đỉnh của lông chuyển và có khả năng giữ lại những hạt bụi khí hít vào. Lớp trong có chứa ít nhầy hơn và nằm ở khoảng không gian giữa các lông mao, đó là khoảng không gian giữa lớp ngoài và tế bào bề mặt. Các lông có thể thực hiện dễ dàng chức năng trong lớp này. Niêm dịch đƣợc tạo ra bởi các tuyến tiết dịch nằm rải rác ở mũi và xoang. Thành phần của niêm dịch bảo gồm 96% là nƣớc và 3-4% là glycoprotein. Mỗi ngày có khoảng 600 – 1800 cc niêm dịch đƣợc tiết ra. Niêm dịch chứa các chất miễn dịch đã đƣợc hoạt hóa. Đa số chất này đƣợc các tế bào Goblet tiết ra. Ngoài ra nó còn chứa tƣơng bào, bạch cầu hạt và một số thành phần khác nữa, điều hòa sự bài tiết dịch nhầy ở các tế bào tuyến là do các sợi thần kinh phó giao cảm đến từ nhân bọt trên thông qua thần kinh đá lớn và hạch bƣớm khẩu cái. Ngoài ra sự bải tiết niêm dịch còn đƣợc điều hòa bởi các sợi giao cảm. 6 Các thành phần của niêm dịch mũi xoang: Glycoprotein, S-IgA, Lysozyme, Lactoferrin, IgG, Mảnh chế tiết, IgA, IgM, IgE, Histamine, Prostaglandin, D2, LeucotrieneC4 1.2.3.4 Hoạt động của lớp lông chuyển Tốc độ và hƣớng của dòng niêm dịch thay đổi tùy từng xoang và dựa vào lớp lông chuyển ở mỗi xoang. Cứ 10 đến 20 phút lớp màng nhầy ở mũi lại đƣợc làm sạch còn ở xoang là từ 10 đến 15 phút. Lông chuyển là sự biến đổi của bào tƣơng đẩy lùi bề mặt của các tế bào biểu mô. Mỗi lông chuyển dài 0.7 micromet, dầy 0.3 micromet và có cấu chúc hình ống. Số lông chuyển trên mỗi bề mặt dao động từ 50 đến 3000 dựa vào vị trí của chúng trong mũi. Các sợi lông chuyển hoạt động tốt nhất trong môi trƣờng ẩm ƣớt. Tuy nhiên, khi độ ẩm giảm còn 50% hoặc khi nhiệt độ giảm còn dƣới 18 độ C thì hoạt động của các tế bào lông chuyển bị suy yếu. Chức năng của tế bào lông chuyển bị suy giảm khi các bề mặt niêm dịch đối lập dính vào nhau. Chức năng của lông chuyển và niêm dịch đã đƣợc biết khá rõ. Nó đóng vai trò trong việc bảo vệ niêm mạc khỏi những chấn thƣơng và không bị khô đồng thời chống lại sự sâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi chúng bị phá hủy virus và vi khuẩn sẽ sâm nhập qua lớp màng nhầy và làm tổn thƣơng các tế bào ở bên dƣới. 1.3 Đặc điểm giải phẫu sinh lý mũi ở trẻ em. Ở trẻ nhỏ, sự hô hấp bằng đƣờng mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu tƣơng đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi còn hẹp. Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ gàu mạch máu và bạch huyết, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng. Không khí vào phổi chủ yếu qua đƣờng mũi. Khí thở bằng mũi thì các cơ hô hấp hoạt động mạnh, lồng ngực và phổi nở rộng hơn khi thở bằng mồm. Không khí qua mũi đƣợc sƣởi ấm nhờ các mạch máu và tuyến tiết nhầy. Không khí cũng đƣợc lọc sạch khi qua mũi vào phổi. Thang Long University Library 7 2. Đại cƣơng về bệnh Viêm phế quản phổi 2.1 Khái niệm: [9] - Viêm phế quản cấp tính là hiện tƣợng viêm nhiễm kích thích cấp tính ở niêm mach phế quản làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản. Bệnh hay gặp ở trẻ dƣới 2 tuổi (đặc biệt 3-6 tháng). - Danh từ viêm phế quản phổi dùng để chỉ bệnh viêm các phế quản nhỏ và túi phổi (phế nang) và tổ chức xung quang phế nang. Tổn thƣơng viêm rải rác hai phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, bệnh tiến triển nặng và dễ gây tử vong. 2.2 Nguyên nhân chính [1], [2], [9].  Virus: theo thông kê TCYTTG viêm phế quản phổi 60 – 70% là do virus (VD virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus, Cytomegalovirus (CMV))  Mycoplasma  Vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu)  Kí sinh trùng (Pneumocystic carinii)  Nấm (Candida albicans, HIstopplasmosis) 2.2 Yếu tố nguy cơ: [2]  Trẻ đẻ non dƣới 36 tuần, cân nặng khi sinh thấp dƣới 2500g  Trẻ 3 tháng.  Bệnh tim bẩm sinh, có tăng áp lực động mạch phổi  Bệnh phổi mạn tính.  Suy giảm miễn dịch.  Suy dinh dƣỡng nặng. 2.3 Triệu chứng lâm sàng. 2.3.1 Khởi phát  Trẻ sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoạc sốt cao ngay từ đầu.  Tình trạng mệt mỏi, khó chịu, kém ăn.  Có dấu hiệu viêm long đƣờng hô hấp trên: Ngạt mũi, chảy mƣớc mũi, ho, đau họng  Rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.  Thăm khám trong giai đoạn này chƣa có biểu hiện rõ rệt và dấu hiệu thực thể 8 2.3.2 Toàn phát Trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn rõ rệt. Sốt cao dao động 38 – 39 độ C (ở trẻ sơ sinh đẻ non, suy dinh dƣỡng có thể không sốt, ngƣợc lại có trƣờng hợp hạ nhiệt độ ) Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lƣỡi bẩn. Triệu chứng hô hấp: Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm rãi, thở khò khè (trẻ nhỏ), nhịp thở nhanh. Nặng có khó thở, cánh mũi phập phồng, dầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực, nặng hơn trẻ tím tái, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở Triệu chứng thực thể: Gõ thƣờng khó phát hiện, trƣờng hợp có ứ khí phế nang gõ trong hơn bình thƣờng, có thể gõ đục từng vùng xen kẽ (khó phát hiện) Nghe phổi có thể có rale ẩm to nhỏ hạt, rale rít, ran ngáy. Ngoài các triệu chứng hô hấp có thể có biểu hiện ở các bộ phận khác nhƣ rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh trƣờng hợp suy hô hấp nặng có thể có biểu hiện suy tim, trụy mạch. 2.3.3 Xét nghiệm cận lâm sàng  X quang: hình ảnh VPQP  Xét nghiệm máu: số lƣợng bạch cầu tăng, xét nghiệm khí máu (nặng)  Xét nghiệm tìm virus, vi khuẩn Thang Long University Library 9 2.3.4 Điều trị [9]. Để điều trị có hiệu quả VPQP ở trẻ em cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngày từ y tế cơ sở theo phác đồ chẩn đoán và xử trí cuả tổ chức Y tế thế giới và phải tuân thủ các nguyên tắc: - Chống nhiễm khuẩn (kháng sinh amoxicillin, cephalosporin) - Chống suy hô hấp (đặt trẻ nơi khô dáo thoáng mát, nối rộng quần áo, hút đờm rãi, thỏ oxy đặt ống nếu trẻ nặng) - Điều trị chống các rối loạn khác. - Điều trị các biến chứng khác nếu có - Điều trị hỗ trợ cho trẻ (đảm bảo cho trẻ đƣợc bú sữa mẹ, đảm bảo uống đủ nƣớc hằng ngày, hạ sốt, vệ sinh mũi họng, giữa ấm cho trẻ.) 3. Phƣơng pháp rửa mũi. 3.1 Thủ thuật Proetz (súc rửa xoang – “ xông kê ”) 3.1.1 Nguồn gốc Súc rửa mũi (SRM) bắt nguồn từ một kỹ thuật cổ Ayurvedic gọi là jala neti, nghĩa từng chữ là rửa mũi bằng nƣớc theo tiếng Sanskrit, trong đó ngƣời ta dùng một bình neti (neti pot) để súc rửa. Do y học hiện đại từ lâu đã dùng phƣơng pháp súc rửa mũi để làm thông xoang và đề phòng bệnh mũi xoang, các thầy thuốc cũng chấp thuận jala neti đơn thuần nhƣ một kiểu súc rửa mũi, sử dụng bình neti hay một ống tiêm để chứa dung dịch súc rửa. Jala neti, dẫu rằng ít đƣợc biết đến ở các nền văn hoá Phƣơng Tây, lại là một phƣơng pháp rất quen thuộc ở Ấn Độ và nhiều nơi khác ở Nam Á, tựa nhƣ đánh răng bằng bàn chải mỗi ngày. Nó đƣợc sử dụng mỗi sáng sớm cùng với các biện pháp vệ sinh cá nhân khác. Jala neti cũng có thể đƣợc thực hiện vào cuối ngày khi làm việc hoặc sinh sống ở một môi trƣờng bụi bặm và ô nhiễm. - Khi sử dụng cho nghẹt mũi, có thể áp dụng jala neti đến 4 lần mỗi ngày. Phƣơng pháp súc rửa mũi kinh điển dùng dung dịch muối đẳng trƣơng (NaCl 0.9%). 10 Bình neti bằng sứ Bình neti bằng gốm 3.1.2 Phƣơng pháp Nasal Irrigation (rửa mũi) là cách vệ sinh cá nhân hằng ngày theo phƣơng pháp Yoga, dùng dòng chảy của nƣớc muối để rửa sạch những bụi bẩn, chất nhầy và giúp thông mũi . Có thể dùng một ống tiêm chứa đầy dịch hoặc một bình neti (neti pot) để súc rửa mũi. Thủ thuật này đã đƣợc kiểm chứng lâm sàng và đƣợc công nhận là an toàn, có ích và không có tác dụng phụ nào đáng kể [15], [17]. Các bƣớc rửa mũi - Bƣớc 1: Để rửa mũi, bạn cần chuẩn bị có một bình đựng và một lọ nƣớc muối sinh lý. Bạn có thể dùng loại bình xịt dạng phun sƣơng, hoặc bình neti pot (dạng bình trà nhƣng dùng để nhỏ mũi). Nếu không có, bạn có thể dùng Xilanh để bơm nƣớc muối sinh lý vào mũi. - Bƣớc 2: Nghiêng ngƣời về phía bồn rửa hoặc chậu một góc 45 độ. Nghiêng đầu để sau khi đổ nƣớc muối chảy từ mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu. Lƣu ý không ngả đầu ra phía sau. - Bƣớc 3: Đặt vòi của bình neti pot hoặc ống tiêm hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi nhƣ hình minh họa. Bạn há miệng rồi từ từ xịt, rót nƣớc muối vào mũi, nhớ là trong suốt quá trình, chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi. - Bƣớc 4: Nƣớc muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia và có thể là chảy cả trong Thang Long University Library 11 miệng nhƣng đừng lo, bạn sẽ không đau nếu nƣớc chỉ chảy vào họng (muốn vậy phải tuân thủ việc thở bằng miệng). - Bƣớc 5: Xì mũi nhè nhẹ để làm sạch các dịch còn sót trong mũi. Nhắc lại bƣớc 3 với mũi bên kia. Ở Phƣơng Tây, các bác sĩ đã biết rõ những ích lợi của SRM trên một thế kỷ nay. Alfred Laskiewicz trƣởng khoa Tai Mũi Họng của BV Pozna (1932-1939) mô tả những đóng góp của SRM trong chăm sóc vệ sinh cơ thể nói chung . Thủ thuật Proetz (“xông kê”) đã đƣợc các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng dùng trong rất nhiều năm để súc rửa xoang. Hệ thống súc rửa mũi của Bs. Sage những năm 1900 Dụng cụ súc rửa mũi của Bermingham những năm 1920-1930 3.1.3 Lợi ích và công dụng Súc rửa mũi (Jala neti) bằng dung dịch muối đẳng trƣơng giúp mũi khoẻ mạnh. SRM có thể đƣợc áp dụng cho những bệnh nhân viêm xoang mãn với các triệu chứng đau mặt, nhức đầu, thở hôi, ho, sổ mũi nƣớc. Một số nghiên cứu cho thấy SRM có “tác dụng điều trị triệu chứng gần nhƣ tƣơng đƣơng với các loại thuốc men” [20] và SRM đƣợc khuyên dùng nhƣ là “một điều trị bổ trợ hiệu quả cho các triệu chứng viêm mũi 12 xoang mãn” [16], [18],[21] và điều trị chính trong trƣờng hợp nhƣ vậy và tốt hơn là việc điều trị corticosteroid ngoại trừ trƣờng hợp nghiêm trọng nhất của viêm xoang cấp do vi khuẩn [12]. SRM có thể giúp đề phòng cảm cúm, ngoài ra nó còn giúp giữ gìn vệ sinh mũi tốt bằng cách rửa sạch những ngóc ngách trong mũi, giảm nghẹt mũi, khô mũi và các triệu chứng của dị ứng. Nƣớc muối rửa mũi là một liệu pháp bổ sung cho điều trị đƣờng hô hấp trên và đƣợc sử dụng bởi các bác sỹ gia đình đối với các bệnh nhân có vấn đề về đƣờng hô hấp trên [19]. Đối với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, SRM là một phƣơng pháp nhanh và ít tốn kém để thúc đẩy chức năng của các nhung mao mũi và làm tan dịch nhầy, giảm phù nề, cải thiện dẫn lƣu qua lỗ thông tự nhiên của các xoang Rửa mũi mỗi ngày là cách chữa trị hiệu quả và rất tốt, nhằm làm sạch dịch trong mũi, giúp trẻ thở thông qua đƣờng mũi và đề phòng bệnh viêm tai giữa. Rửa sạch hốc mũi bằng nƣớc muối giúp cho màng mũi không bị khô, thở đƣợc thông, và không còn dính hỉ mũi cứng. Phƣơng pháp này tuyệt đối an toàn cho ngƣời lớn và trẻ em, và không gây ra các phản ứng phụ nào cả [14], [15], [18]. Bệnh nhân rửa mũi sau một thời gian ngắn sẽ bớt lệ thuộc dùng thuốc chống nghẹt mũi và giảm các triệu chứng viêm long đƣờng hô hấp. Hoa Kỳ và Canada đều ủng hộ phƣơng pháp chữa trị và ngừa bệnh nghẹt mũi này nhất là sau khi giải phẫu hốc mũi cần rửa và giữ cho sạch. Tóm lại, súc rửa mũi có thể đem lại các lợi ích sau: [12],[14],[15]  Làm sạch các dịch niêm dính, đặc và giúp giảm nghẹt mũi.  Súc rửa và làm sạch xoang mũi khỏi các dị ứng nguyên (allergens), các chất gây kích ứng, và các yếu tố nhiễm trùng  Điều trị viêm xoang mãn  Điều trị viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng  Điều trị viêm mũi dị ứng  Đề phòng cảm cúm  Giảm khô mũi  Giúp làm sạch các ngóc ngách trong mũi xoang  Điều trị hội chứng mũi trống (tổn thƣơng do cắt bỏ cuốn mũi quá mức)  Cải thiện hô hấp Thang Long University Library 13  Giảm ho và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi (post-nasal drip)  Cải thiện tình trạng của các xoang mũi.  Các phƣơng pháp thở yoga có tên gọi là pranayama đƣợc tăng cƣờng bởi thủ thuật jala neti do đa số đều dựa trên những động tác hít thở sâu qua mũi. Một số lợi ích khác mà người được SRM có thể nhận biết:  Cải thiện khứu giác  Cải thiện vị giác  Thở đƣợc sâu hơn, dễ chịu và thƣ giãn hơn 3.2 Đối với trẻ nhỏ Có rất nhiều phƣơng pháp để làm sạch mũi cho trẻ giúp mũi trẻ thông thoáng hơn, trẻ thở dễ dàng hơn nhƣ:  Hút mũi bằng máy hút áp lực thấp  Nhỏ nƣớc muối sinh lý  Làm ẩm môi trƣờng bằng sử dụng máy tạo hơi ẩm  Khí dung  Tuy nhiên phƣơng pháp rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý dựa trên nguyên lý cuả thủ thuật Proetz ít đƣợc biết đến và chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi nhiều trong thực tế. Quá trình rửa mũi đúng cách gồm: tƣ thế để trẻ nằm nghiêng một bên nhỏ nƣớc muối sinh lý vào chảy từ một bên lỗ mũi sang lỗ mũi bên kia. Điều đó sẽ giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng. Rửa sạch hốc mũi hàng ngày với nƣớc muối để trị những bệnh gây ra nghẹt mũi kinh niên dù cho dùng làm phƣơng pháp chính hay phụ hay ngăn ngừa vẫn tốt hơn là phải dùng đến thuốc. Trẻ em dƣới hai tuổi khi không có thuốc ho hay thuốc cảm cúm, có thể dùng phƣơng pháp rửa mũi này để giảm sổ mũi hay nghẹt mũi. Là ngƣời Điều dƣỡng nhi khoa trong quá trình chăm sóc trẻ, việc giúp trẻ dịu đi các triệu chứng của bệnh mà không cần dùng đến thuốc có tác dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị và đem lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí trong quá trình điều trị chăm sóc. 14 4. Tác dụng của nƣớc muối sinh lý 0.9% [3] Nƣớc muối sinh lý (Natri Clorid) hay nƣớc muối đƣợc pha chế với tỷ lệ 0.9%, tức 1 lít nƣớc với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trƣơng có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể ngƣời. Trong y học nƣớc muối sinh lý đƣợc coi nhƣ một loại dung dịch có khả năng hấp thu tốt qua đƣờng tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đƣờng truyền tĩnh mạch nên thƣờng đƣợc dùng để cung cấp và bổ sung nƣớc cũng nhƣ chất điện giải. Dung dịch muối đƣợc phân bố rộng rãi trong cơ thể và đƣợc thải trừ chủ yếu qua đƣờng nƣớc tiểu và một phần qua mồ hôi, nƣớc mắt, nƣớc bọt. Ngoài ra nƣớc muối sinh lý còn dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Nƣớc muối sinh lý dùng để rửa đƣợc pha chế dạng 100ml, 500ml, nhƣng cũng có ngƣời sử dụng nƣớc muối sinh lý truyền tĩnh mạch để rửa. Những lọ nhỏ 10ml thƣờng dùng để nhỏ mắt, mũi. Nƣớc muối sinh lý rửa chai 500ml Nƣớc muối sinh lý nhỏ lọ 10ml Thang Long University Library 15 CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu - Chọn mẫu: Mỗi phòng chọn ngẫu nhiên các giƣờng bệnh có số chẵn trẻ VPQP có xuất tiết mũi tại khoa Điều trị tự nguyện B - Bệnh viện nhi Trung Ƣơng. - Cỡ mẫu: 96 bệnh nhi đƣợc chia làm 2 nhóm:  Nhóm 1: 48 trẻ VPQP có xuất tiết mũi đƣợc can thiệp rửa mũi bằng Nacl 0.9%  Nhóm 2: 48 trẻ VPQP có xuất tiết mũi không đƣợc can thiệp rửa mũi bằng NaCl 0.9%, nhỏ mũi đơn thuần bằng NaCl 0.9% 1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: Cả hai nhóm trẻ đều: - Có độ tuổi dƣới 24 tháng tuổi. 1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: - Không thực hiện trên bệnh nhân thở máy, thở oxy hoặc có kèm theo các bệnh lý khác (viêm phế quản phổi kèm theo tiêu chảy cấp, bệnh máu, bệnh gan thận) 2. Phƣơng pháp 2.1 Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng có đối chứng 2.2 Công thức tính cỡ mẫu : tính theo công thức n = 2(Z1- α/2 – Z1-β) 2 σ2 (μ1 – μ2) 2 - α = 0.05, β = 0.2 ( power = 80% ) - μ1, μ2 là thời gian nằm viện trung bình của hai nhóm. - (μ1 – μ2) 2 là khác biệt tối thiểu về thời gian nằm viện đƣợc coi là có ý nghĩa lâm sàng, đƣợc chọn là một ngày - σ là độ lệch chuẩn của thời gian nằm viện của nhóm chứng, theo nghiên cứu của Rabago và cộng sự (2003) là 1.7 - Cỡ mẫu ƣớc tính cho mỗi nhóm là 48 bệnh nhân 16 2.3 Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu. Nhóm biến Tên biến Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu Tuổi Giới Cân nặng Nguyên nhân gây bệnh VPQP Màu sắc dịch mũi ở hai nhóm Phƣơng pháp điều trị kháng sinh, khí dung Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng Khám phổi XQ, CTM Ho, khò khè, ăn, ngủ Tần số thở trung bình, tim trung bình, SpO2, Màu sắc da, RLLN trƣớc và sau khi rửa mũi Sự thay đổi lƣợng dịch NaCl 0.9% trung bình trong khi thực hiện thủ thuật Chỉ số Thời gian Thời gian ra viện Thời gian trung bình trẻ hết sốt Thời gian trung bình trẻ hết xuất tiết mũi Mức độ hài lòng 2.4 Phương pháp nghiên cứu - Nhóm 1: + Tiến hành theo qui trình rửa mũi: + Đánh giá - Nhóm 2: + Chỉ thực hiện nhỏ mũi đơn thuần: + Đánh giá Nhóm NC (rửa mũi) Nhóm chứng (nhỏ mũi) Dụng cụ NaCl 0.9%, xilanh 5ml, khăn bông, hút mũi 2 vòi NaCl 0.9% lọ nhỏ, khăn bông Tƣ thế Trẻ nằm đầu thấp, nghiêng 1 bên, lót khăn bông dƣới má trẻ Trẻ nằm ngửa hoặc nghiêng Thang Long University Library 17 Tiến hành - ĐD động viên an ủi trẻ và gia đình - ĐD dùng xilanh 5ml hút vừa đủ 5ml Nacl 0.9% bơm từ từ vào lỗ mũi trên của bệnh nhi - Ngƣời nhà đồng thời dùng hút mũi 2 vòi hút dịch ra từ lỗ mũi dƣới - Bơm khoảng 2 – 3 lần thì thay đổi lại tƣ thế, cho trẻ nằm nghiêng bên đối diện để rửa lỗ mũi còn lại. - Rửa mũi từ 2 – 3 lần và cho đến khi sạch. - Lau sạch bằng khăn mềm (gạc) sau khi kết thúc thủ thuật - Mẹ động viên trẻ khi thực hiện nhỏ mũi - Một tay giữ đầu, một tay nhỏ thuốc vào thành trong lỗ mũi, mỗi bên 3-4 giọt. - Lau sạch bằng khăn mềm 3. Kĩ thuật thu thập số liệu: Thu thập đầy đủ số liệu theo bệnh án nghiên cứu. 4. Địa điểm: Khoa điều trị tự nguyện B - Bệnh viện Nhi Trung ƣơng 5. Thời gian: Từ ngày 01/07/2013- 15/11/2013 6. Phân tích và xử lý số liệu: 18  Số liệu sau khi đƣợc làm sạch sẽ đƣợc nhập vào máy tính và quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1  Các số liệu đƣợc xử lý và phân tích sử dụng phần mềm Satata 10.0  Trong quá trình xử lý, các số liệu bị thiếu, vô lý, ngoại lai đƣợc kiểm tra và khắc phục.  Các thống kê mô tả và thống kê suy luận thực hiện thông qua việc tính toán giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn cho các biến định lƣợng và tỷ số, tỷ lệ cho các biến định tính.  Phân tích đƣợc thực hiện thông qua các test thống kê thích hợp: Các số liệu trung bình thu đƣợc của hai nhóm đƣợc so sánh bằng kiểm định t dành cho 2 mẫu độc lập, hai tỷ lệ phần trăm đƣợc so sánh bằng kiểm định 2.  Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 đƣợc áp dụng. 7. Hạn chế của đề tài Cỡ mẫu nghiên cứu cần lớn hơn để cho kết quả cao và chính sác hơn Sai số do sai sót trong quá trình nhập số liệu. Khắc phục bằng các kiểm tra chéo quá trình nhập liệu. 8. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 96 trẻ. Trƣớc khi tham gia nghiên cứu, cha mẹ trẻ đƣợc giải thích thông báo về nội dung nghiên cứu, cách tiến hành và những ƣu nhƣợc điểm của việc tham gia nghiên cứu. Cha mẹ trẻ đƣợc kí vào bản chấp thuận tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu đƣợc sự đồng ý của Giám Đốc Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng và Hội đồng đạo đức của Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng. Thang Long University Library 19 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu 1.1 Tuổi, giới, cân nặng Biến số Nhóm nghiên cứu n(%) Nhóm chứng n(%) p Giới Nam 75 % 66.7% 0,37 Nữ 25% 33.3% Tuổi Sơ sinh 0% 2% 0,86 1 – 6 tháng tuổi 25% 29.2% 6 tháng – 1 tuổi 25% 20,8% 1 tuổi - 2 tuổi 50% 48.0% Cân nặng trung bình (kg) ( SD) 9,5 ± 3,3 9,7 ± 2,8 0,46 Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi, giới, cân nặng trung bình giữa hai nhóm (P>0.05) 1.2 Nguyên nhân gây bệnh VPQP ở 2 nhóm: Biểu đồ 1: Tỷ lệ nguyên nhân gây bệnh ở hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. 20 Nhận xét: Sự khác biệt về nguyên nhân gây bệnh ở hai nhóm không có giá trị thống kê(P>0.05) 1.3 Chỉ số Bạch cầu máu và XQ của hai nhóm lúc nhập viện. Biến số Nhóm nghiên cứu n(%) Nhóm chứng n(%) p XQ Hình ảnh VPQ 30(62.5) 25(52.1) 0.15 Hình ảnh VPQP 18(37.5) 23(47.9) Bạch cầu Bình thƣờng 9(18,8) 6(12,5) 0,39 Tăng 39(81,2) 42(87,5) Bảng 2: Tỷ lệ chỉ số bạch cầu máu và XQ của hai nhóm trƣớc lúc nhập viện. Nhận xét: sự khác biệt về chỉ số Bạch cầu mau và hình ảnh XQ tim phổi giữa hai nhóm không có giá trị thống kê (P>0.05). 1.4 Màu sắc dịch mũi ở hai nhóm Biểu đồ 2: Tỷ lệ màu sắc dịch mũi ở hai nhóm có rửa mũi bằng NaCl 0.9% và nhóm không rửa mũi Nhận xét: Không có sự khác biệt về màu sắc dịch mũi trước khi can thiệp giữa hai nhóm (P>0.05 Thang Long University Library 21 1.5 Phƣơng pháp điều trị chính ở cả hai nhóm Điều trị Nhóm nghiên cứu n(%) Nhóm chứng n(%) p Điều trị kháng sinh 48(100) 47(97,92) 0,32 Điều trị khí dung Có 29(63,0) 36(76,6) 0,15 Không 17(37,0) 11(23,4) Bảng 3: So sánh phương pháp điều trị ở 2 nhóm rửa mũi và không rửa mũi Nhận xét: Không có sự khác biệt trong phương pháp điều trị của hai nhóm (P>0.05) 2. So sánh một số biểu hiện lâm sàng của 2 nhóm trong quá trình điều trị. 2.1 Một số đặc điểm lâm sàng khi thăm khám và cận lâm sàng của hai nhóm rửa mũi và không rửa mũi Biến số Nhóm nghiên cứu n(%) Nhóm chứng n(%) P Nhập viện Ra viện Nhập viện Ra viện Khám phổi Rales phế quản 13(27,1) 2 (4.2 ) 20(41,7) 5(10.4) 0,045 Rales thô 5(10,4) 21 (43.7) 1(2,1) 26(54.2) Rales ẩm 21(43,7) 0 12(25,0) 0 Rales rit 8(16,7) 0 15(31,2) 0 Không rales 1(2,1) 25(52.1) 0(0) 17(35.4) Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng khi thăm phổi của hai nhóm rửa mũi và không rửa mũi lúc mới nhập viện và khi ra viện Nhận xét: Kết quả khám phổi ở bảng 4 cho thấy, tại thời điểm nhập viện ở nhóm rửa mũi có rales ẩm chiếm tỉ lệ cao 43,7%; trong khi đó ở nhóm không rửa mũi tỉ lệ này chỉ chiếm 25,0%, rales phế quản chiếm tỉ lệ là 41,7%. Tỉ lệ có rales rít ở nhóm 2 cao gần gấp đôi nhóm 1 với tỉ lệ tương ứng là 31,2% và 16,7%. Sự khác biệt này giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,045 (p<0,05). Khi ra viện không có bệnh nhân nào ở hai nhóm có rales ẩm và rales rít. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ hết rales ở nhóm rửa mũi bằng NaCl 0.9% cao hơn (52.1 %) so với nhóm không rửa mũi (35.4%) (P < 0.05). 22 2.2 Thời gian trung bình trẻ hết sốt, hết xuất tiết mũi Thời gian Nhóm nghiên cứu (ngày) ( SD) Nhóm chứng (ngày) ( SD) p Thời gian hết xuất tiết 3,6 ± 0,6 4,8 ± 1,1 0,000* Thời gian hết sốt 1,35±0,6 1,67±0,8 0,015* Bảng 5: Thời gian sốt và xuất tiết. Nhận xét: Nhóm nghiên cứu có thời gian hết xuất tiết, hết sốt nhanh hơn nhóm chứng (*) Có ý nghĩa thống kê với p<0,05 2.3 Tần số thở của trẻ trƣớc và sau khi tiến hành rửa mũi 62.5 75 37.5 25 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Trƣớc rửa Sau rửa Nhanh Bình thƣờng Biểu đồ 3: Tần số thở trung bình của nhóm rửa mũi trước và sau khi thực hiện kĩ thuật Nhận xét: Sau khi được rửa mũi tỉ lệ trẻ trong giới hạn bình thường tăng từ 62.5% lên 75%, điều này cũng đồng nghĩa tỷ lệ trẻ có nhịp thở nhanh giảm 37.5% xuống 25% (P = 0.028) Thang Long University Library 23 Biểu đồ 4: Tần số thở trung bình của nhóm NC và nhóm chứng trƣớc và sau khi thực hiện kỹ thuật trong quá trình điều trị và chăm sóc Nhận xét: Nhịp thở trung bình của nhóm trẻ được rửa mũi giảm nhiều hơn và trở về trạng thái bình thường so với nhóm không được rửa trong quá trình chăm sóc và điều trị. (P<0.05) 2.4 So sánh tần số tim trung bình của hai nhóm trƣớc và sau khi thực hiện kỹ thuật Biểu đồ 5: Nhịp tim trung bình của 2 nhóm trước và sau khi thực hiện kĩ thuật Nhận xét: Nhịp tim TB nhóm NC nhanh hơn so với nhóm chứng nhưng (trong giới hạn bình thường so với tuổi). Chưa tìm thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0.05) 24 2.5 Chỉ số SpO2 của 2 nhóm trƣớc và sau khi đánh giá Chỉ số SpO2 Trƣớc kỹ thuật (%) Trong kỹ thuật (%) Sau kỹ thuật 5ph (%) p Nhóm NC Nhóm chứng Nhóm NC Nhóm chứng Nhóm NC Nhóm chứng 0.24 SpO2 >95% 100 100 91.6 100 100 100 SpO2 92% – 95% 0 0 8.4 0 0 0 SpO2 <92% 0 0 0 0 0 0 Bảng 6: Tần số SpO2 của nhóm rửa mũi trƣớc và sau khi đánh giá Nhận xét: Có 8.4% trẻ nhóm nghiên cứu trong khi rửa mũi có SpO2 92% - 95% nhưng sau 5ph 100% trẻ trở về trạng thái bình thường SpO2 > 95% 2.6 Màu sắc da và tình trạng RLLN của trẻ trƣớc và sau khi tiến hành kĩ thuật chăm sóc Biến số Trƣớc kỹ thuật Sau kỹ thuật P Nhóm NC (%) Nhóm chứng (%) Nhóm NC (%) Nhóm chứng (%) 0.28 Màu sắc da Hồng 100 100 100 100 Nhợt 0,0 0,0 0,0 0,0 Tím tái 0,0 0,0 0,0 0,0 RLLN Có 0,0 0,0 0,0 0,0 Không 100 100 100 100 Bảng 7: Màu sắc da và tình trạng RLLN của 2 nhóm trƣớc và sau khi tiến hành kĩ thuật chăm sóc Nhận xét: Không có trẻ nào ở hai nhóm có dấu hiệu tím tái cũng như RLLN sau khi thực hiện kỹ thuật ở cả hai nhóm NC (P>0.05) Thang Long University Library 25 2.7 Biểu hiện lâm sàng (mức độ khò khè, ho, ăn, ngủ) của trẻ sau khi đƣợc rửa mũi . Triệu chứng Trƣớc rửa các T/c biểu hiện rõ (tính = 100 phần) Sau rửa mũi, các T/c đã giảm tính chỉ còn Nhóm NC (%) Nhóm chứng (%) Nhóm NC (%) Nhóm chứng (%) Mức độ khò khè nhiều 100% 100% 10.5% 31.5% Ho nhiều, liên tục 100% 100% 8.4% 23.1% Ăn kém, không muốn ăn 100% 100% 4.2% 16.8% Ngủ ít, quấy khóc nhiều 100% 100% 12.5% 18.9% Bảng 8: Mức độ khò khè, ho, ăn, ngủ của trẻ sau khi được rửa mũi Nhận xét: Sau rửa (nhỏ) mũi các triệu chứng ho, khò khè giảm ở cả hai nhóm nhưng ở nhóm NC các triệu chứng giảm hơn so với nhóm chứng (P<0.05), có 95.8% trẻ ăn tốt hơn, ngủ được hơn sau khi thực hiện kỹ thuật rửa mũi. 3. So sánh sự thay đổi lƣợng dịch NaCl 0.9% trung bình trong khi thực hiện thủ thuật 18.6 15.5 12.6 11.2 10 15.4 12.5 10.1 8.7 7.5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Dịch rửa Dịch hút 26 Biểu đồ 6: Thay đổi lƣợng dịch NaCl 0,9% vào - ra trung bình khi rửa mũi trong quá trình điều trị Nhận xét: Số lượng dịch rửa TB giảm dần so với ngày đầu, dịch xuất tiết giảm (P<0.05). Số lượng dịch hút ra được gần bằng số lượng dịch bơm rửa 4. Thời gian nằm viện Biểu đồ 7: Thời gian trung bình khỏi bệnh Nhận xét: Nhóm nghiên cứu có thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm chứng (P = 0.04) 5. Mức độ hài lòng của gia đình ngƣời bệnh 95,8% 4,2% Có không hài lòng Biểu đồ 8: Mức độ hài lòng của bà mẹ về việc rửa mũi cho trẻ Nhận xét: 95.8% bà mẹ hài lòng về hiệu quả khi thực hiện kỹ thuật rửa mũi cho trẻ Thang Long University Library 27 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 1. Một số đặc điểm của hai nhóm trƣớc khi làm thủ thuật Nghiên cứu này xác định hiệu quả của rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% giúp hỗ trợ điều trị bệnh VPQP ở trẻ nhỏ. Qua nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa tuổi, giới, cân nặng của hai nhóm. Điều này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Tuy nhiên, trẻ nam bị viêm phế quản - phổi nhiều hơn trẻ nữ với tỉ lệ tƣơng ứng ở nhóm rửa mũi là 75% và 25%. Điều này cũng tƣơng đƣơng với các nghiên cứu khác khi cho rằng tỷ lệ trẻ nam mắc cao hơn trẻ nữ [4],[6],[10]. Về nguyên nhân gây bệnh, ở nhóm có can thiệp rửa mũi nguyên nhân do CMV (8.3%), RSV (6.3%), phế cầu (6.3%), Mycoplasma (2.1%), còn 77% là do các nguyên nhân khác chƣa tìm thấy. Ở nhóm không can thiệp rửa mũi nguyên nhân do RSV (14.6%), Mycoplasma (8.3%), phế cầu (8.3%), CMV (4.2%), còn 64.6% là do các nguyên nhân khác. Đánh giá về phƣơng pháp điều trị của hai nhóm: Hai nhóm trẻ khi nhập viện điều trị VPQP đều có chỉ định tiêm kháng sinh và khí dung. Ở nhóm rửa mũi tỷ lệ trẻ đƣợc điều trị kháng sinh là 100% và đƣợc điều trị khí dung là 63.0%, ở nhóm không can thiệp rửa mũi tỷ lệ trẻ đƣợc điều trị kháng sinh la 97.92%, tỷ lệ trẻ đƣợc điều trị khí dung là 76.6% kết quả đó cho thấy tỉ lệ trẻ đƣợc điều trị kháng sinh giữa hai nhóm là tƣơng đƣơng nhƣng tỷ lệ trẻ đƣợc khí dung ở nhóm không rửa mũi thì cao hơn. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. 2. 2. Đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của phƣơng pháp rủa mũi giúp giảm các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng hỗ trợ điều trị bệnh nhân VPQP 2.1 Các chỉ số về hô hấp, dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng cũng như sự thoải mái của bệnh nhi trước và sau khi tiến hành biện pháp rửa mũi: Đánh giá về tình trạng sốt và xuất tiết: Nghiên cứu cho thấy nhóm đƣợc rửa mũi có thời gian trung bình hết sốt nhanh hơn là 1,35 ngày so với nhóm không đƣợc rửa mũi là 1,67 ngày (p<0,05). Xét theo thời gian hết xuất tiết, nhóm rửa mũi cũng có thời gian hết xuất tiết nhanh hơn nhóm không đƣợc rửa mũi bằng NaCl 0,9% với thời gian trung bình tƣơng ứng là 3,6 ngày và 4,8 ngày (p<0,05). Tình trạng mũi xanh của bệnh 28 nhân đƣợc rửa mũi cũng thuyên giảm nhanh hơn. Điều này chứng tỏ việc rửa mũi bằng NaCl 0,9% cho trẻ có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm của trẻ trong quá trình điều trị. - Về nhịp thở: trƣớc khi rửa mũi 62.5 % trẻ có nhịp thở bình thƣờng, 37.5 % trẻ có nhịp thở nhanh so với tuổi. Thở nhanh cũng là một triệu chứng hay gặp trong bệnh VPQP nhất là đối với những trẻ nhỏ trong những ngày đầu điều trị. Tuy nhiên, khi đƣợc can thiệp rửa mũi tỉ lệ này đã đƣợc cải thiện đáng kể tỷ lệ trẻ thở nhanh giảm từ 37.5% xuống còn 25%. Phƣơng pháp rửa mũi đã giúp lấy đi những chất xuất tiết trong hốc mũi làm sạch đƣờng thở nên trẻ dễ thở hơn. Điều này cho thấy rửa mũi cải thiện tình trang hô hấp giúp ổn định nhịp thở. Kết quả này cũng tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Browm năm 2004 .đánh giá về tác dụng rửa mũi và đƣa ra kết luận “rửa mũi làm bệnh nhân thở đƣợc sâu hơn và đem lại cảm giác dễ chịu hơn”. Đánh giá về nhịp tim: nhịp tim trung bình trƣớc khi tiến hành rửa mũi là 136.2 ± 8.6 nhịp/phút sau rửa là 138.4 ± 6.7 nh/phút nhanh hơn trƣớc là khoảng 2 nhịp có thể do sau khi rủa mũi trẻ khóc hoặc hoảng sợ nên nhip tim có nhanh hơn một chút nhƣng vẫn nằm trong mức bình thƣờng. Về kết quả tần số SpO2: Trƣớc khi rửa mũi 100% số trẻ đƣợc đo có SpO2 > 95%, ngay sau khi khi rửa mũi chỉ có 8.4% (4 bệnh nhân) có SpO2 trong khảng 92% - 95% nhƣng sau đó 5phút chỉ số SpO2 của tất cả các trẻ đều là bình thƣờng. Nguyên nhân khiến cho chỉ số SpO2 giảm ở một số trẻ cũng có thể do trẻ khóc, dãy dụa nhƣng khi kết thúc rửa mũi đƣợc ngƣời thân vỗ về, bé đỡ khóc nên SpO2 trở lại bình thƣờng. Phƣơng pháp rửa mũi bằng NaCl 0,9% có ảnh hƣởng làm tăng nhịp thở, nhịp tim và giảm tần số SpO2 trong khi thực hiện thủ thuật (có thể do trẻ khóc, kích thích) nhƣng trong giới hạn an toàn và trẻ trở về trạng thái bình thƣờng ngay sau khi rửa mũi 5phút. Việc rửa mũi bằng NaCl 0,9% không làm ảnh hƣởng đến màu sắc da và tình trạng rút lõm lồng ngực của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% trẻ trƣớc và sau rửa mũi không bị tím tái nhợt nhạt cũng nhƣ bị RLLN. Về số lƣợng dịch trƣớc và sau khi rửa mũi. Ở những ngày đầu trẻ thƣờng bị xuất tiết mũi nhiều hơn số lƣợng dịch rửa trung bình của một lần rửa mũi 18.6 ml, số lƣợng dịch hút ra đƣợc từ ống hút hai vòi là 15.4ml bằng 82.7% so với số lƣợng dịch vào. Sau những ngày trẻ đƣợc làm sạch mũi số lƣợng dịch xuất tiết giảm ở những ngày cuối số lƣợng dịch rửa khoảng 10ml, hút ra đƣợc 7.5ml bằng 75% so với dịch vào. Nhƣ Thang Long University Library 29 vậy, ta cũng xác định đƣợc tính an toàn của thủ thuật vì số lƣợng dịch hút đƣợc cũng gần bằng số lƣợng dịch bơm vào nên trẻ sẽ giảm đƣợc nguy cơ bị sặc, tím tái, ngoài ra với tƣ thế đầu thấp nghiêng một bên là tƣ thế an toàn cho trẻ khi thực hiện thủ thuật rửa mũi [15], [18]. Nghiên cứu này cũng cho kết quả rửa mũi giúp trẻ dễ ăn hơn (95.8%), dễ ngủ hơn (87.5%) so với trƣớc khi trẻ đƣợc tiến hành rửa mũi. Bình thƣờng khi trẻ bị sổ mũi dịch tiết nhiều làm cho trẻ khó chịu khó bú, khó ăn. Nƣớc mũi chảy xuống họng kích thích gây ho, ngoài ra do mũi tắc trẻ phải thở bằng đƣờng miệng cũng gây nên khô miệng làm trẻ ho điều đó khiến cho trẻ không thể ngủ yên. Vì vậy, việc vệ sinh mũi bằng phƣơng pháp rửa mũi trƣớc khi ăn hoặc trƣớc khi đi ngủ giúp làm giảm ho (91.6%). Giảm khò khè (89.5%) và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi. Trẻ dễ ăn (dễ bú hơn) đỡ bị nôn do ho, trẻ thở đƣợc sâu hơn ngủ yên giấc hơn. Vì vậy, khi đánh giá về sự hài lòng của các bà mẹ khi có con đƣợc tiến hành thủ thuật rủa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% thì 95.8% bà mẹ đều hài lòng với phƣơng pháp vệ sinh mũi. Kết quả này cũng tƣơng đƣơng với các nghiên cứu khác khi cho rằng rửa mũi là phƣơng pháp an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng và giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đƣờng hô hấp đặc biệt là đƣờng hô hấp trên [15], [18]. Khi ra viện không có bệnh nhân nào ở hai nhóm có rales ẩm và rales rit. Tuy nhiên tỷ lệ hết rales ở nhóm rủa mũi bằng NaCl 0.9% (52.1%) cao hơn so với nhóm không rửa mũi (35.4%) P<0.05. 2.2 Thời gian điều trị Có sự khác biệt lớn khi theo dõi về số ngày điều trị trung bình của hai nhóm. Thời gian nằm viện của nhóm đƣợc rửa mũi 5.5 ± 2.3 ngày ngắn hơn thời gian nằm viện trung bình của nhóm không đƣợc rửa mũi 6.9 ± 5.1 ngày (p<0.05). . Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuyên BV Bạch Mai năm 2012 [4].đánh giá hiệu quả rửa mũi nội soi trên bệnh nhân mổ xoang thì nhóm nghiên cứu cũng có thời gian nằm viện ngắn hơn nhóm chứng. Nhƣ vậy phƣơng pháp rửa mũi có tác động đến hiệu quả điều trị của bệnh VPQP làm tăng chất lƣợng điều trị bệnh VPQP. Theo một nghiên cứu của Tomoka và cộng sự năm 2000 “Rửa mũi giúp làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, giúp loại bỏ các chất trung gian nhƣ Histamin, Protaglandin làm giảm xuất tiết ở mũi”. Phƣơng pháp rửa mũi giúp làm sạch các ổ viêm nhiễm trong hốc mũi, dịch tiết đƣợc hút sạch không gây ra tình trạng ứ đọng dịch 30 trong mũi của trẻ. Nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định phƣơng pháp rửa mũi đem lại hiệu quả cao giúp giảm các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân VPQP, cải thiện tình trạng hô hấp, nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị bệnh. Kết quả này cũng tƣơng đồng với một số nghiên cứu trƣớc đó, nghiên cứu cho thấy SRM có “tác dụng điều trị triệu chứng gần nhƣ tƣơng đƣơng với các loại thuốc men [15], [17].” Ở một số nghiên cứu khác, “súc rửa mũi hàng ngày giúp cải thiện chất lƣợng sống ở những bệnh nhân viêm mũi xoang, giảm bớt triệu chứng và giảm lƣợng thuốc men dùng ở những bệnh nhân viêm xoang tái phát thƣờng xuyên, và SRM đƣợc khuyên dùng nhƣ là “một điều trị bổ trợ hiệu quả cho các triệu chứng viêm mũi xoang mãn.” Điều đó chứng minh phƣơng pháp rửa mũi có tác động đến hiệu quả điều trị của bệnh VPQP làm tăng chất lƣợng điều trị bệnh VPQP. Thời gian nằm viện càng ngắn, bệnh nhân đƣợc ra viện sớm điều đó giảm bớt chi phí điều trị về tiền của, thời gian cho bệnh nhân cũng nhƣ gia đình ngƣời bệnh và hệ thống y tế. Hiện nay, khi trẻ nằm điều trị nội trú các bệnh về phổi nếu trẻ khò khè nhiều hoặc xuất tiết nhiều đờm dãi, các bác sỹ thƣờng cho chỉ định hút mũi miệng bằng máy hút với tần số trung bình có thể hút hằng ngày 2-3 lần/ngày. Khi đƣa ống thông vào mũi trẻ nhiều có thể sẽ làm sây sƣớc niêm mạc mũi và gây chảy máu. Trong những trƣờng hợp xuất tiết nhiều ngoài hút bằng máy theo chỉ định chúng ta có thể hƣớng dẫn ngƣời nhà tự vệ sinh mũi cho con bằng phƣơng pháp rửa mũi mà vẫn đem lại hiệu quả không kém và giảm những tai biến của thủ thuật hút mũi gây ra. SRM đã có nhiều nghiên cứu chứng minh là một kĩ thuật đƣợc sử dụng một cách an toàn và hiệu quả cho cả ngƣời lớn, trẻ em và không ghi nhận các tác dụng phụ [15]. Nghiên cứu thực hành rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% cho trẻ nhỏ là một kĩ thuật thực hành Điều dƣỡng vừa mang tính khoa học đem lại hiệu quả cao trong chăm sóc và điều trị. Thang Long University Library 31 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 96 bệnh nhi bị VPQP nhập viện khoa ĐTTN B - BV Nhi Trung ƣơng đƣợc tiến hành phƣơng pháp rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% và không đƣợc tiến hành rửa mũi chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1. Tính an toàn – hiệu quả 1.1 Tính an toàn - Nhịp thở nhanh giảm 37.5% xuống 25% - Không có trẻ tím tái hay RLLN trong và sau thực hiện kỹ thuật - 8.4% trẻ ở nhóm NC trong khi rửa mũi có SpO2 92%-95% nhƣng sau 5ph 100% trẻ trở về trạng thái bình thƣờng SpO2 > 95%. 1.2 Tính hiệu quả của kỹ thuật rửa mũi - Các triệu lâm sàng giảm hơn sau khi thực hiện kỹ thuật rửa mũi. - Nhịp thở trung bình của nhóm trẻ nghiên cứu giảm hơn nhóm chứng (37,1 so với 38,8 l/ph). - Thời gian xuất tiết ở nhóm nghiên cứu ngắn hơn nhóm chứng 1,2 ngày (P<0.001) - Thời gian hết sốt ở nhóm nghiên cứu ngắn hơn nhóm chứng 0,32 ngày (P<0.001) - Nhóm nghiên cứu có thời gian nằm viện ngắn hơn nhóm chứng (5.5 ngày so với 6,9 ngày) (P < 0.05) - 95.8% các bà mẹ hài lòng về hiệu quả của kỹ thuật rửa mũi bằng NaCl 0.9%. 2. Các yếu tố liên quan - Có sự liên quan giữa tần số thở trung bình của trẻ và kỹ thuật rửa mũi. - Có sự liên quan giữa thời gian nằm viện trung bình và kỹ thuật rửa mũi. 32 KHUYẾN NGHỊ 1. Rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% cho trẻ nhỏ là một phƣơng pháp an toàn, dễ làm, dễ thực hiện, không tốn kém, không mất nhiều thời gian. Đây là qui trình kĩ thuật cần thiết của Điều dƣỡng nên đƣợc áp dụng rộng rãi cho bệnh nhân VPQP trong các Bệnh viện và các cở sở y tế. 2. Là nội dung cần thiết trong tƣ vấn, nói chuyện sức khỏe để bố mẹ trẻ và những ngƣời chăm sóc trẻ biết cách tự làm vệ sinh mũi cho con trong thời gian nằm viện cũng nhƣ khi chăm sóc con tại nhà. 3. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu ngẫu nhiên trên số lƣợng bệnh nhi nhiều hơn với các lứa tuổi lớn hơn để đánh giá sâu hơn về hiệu quả rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt: 1. Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em, truy cập ngày 15-10-2013, tại trang web khuan-ho-hap-cap-o-tre-em.htm#ixzz2jK996CGk. 2. Bệnh viện Nhi Trung ƣơng (2013), Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản cấp, truy cập ngày 10-10-2013, tại trang web 3. Đào Văn Phan (2007), Dược lý học tập 2 ( dùng cho đào tạo bác sỹ đa khoa), NXB Giáo Dục. 4. Hà Trung Điền (2002), "Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của truyền thông giáo dục sức khỏe", Luận án tiến sỹ Y học, tr. 26-27. 5. Hà Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003), "Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ đến NKHHCT ở trẻ em dƣới 5 tuổi", Tạp trí Y học Việt Nam. 2- 2003, tr. 11-16. 6. Mai Anh Tuấn (2008), "Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dƣới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Cạn", Luận văn Thạc sĩ Y học, Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên. 7. Ngô Ngọc Liễn (2006), Sơ lược giải phẫu mũi xoang, truy cập ngày 10-10- 2013, tại trang web D=5&NewsID=8234. 8. Nguyễn Thu Nhạn và cs (2007), "Tình hình bệnh tật trẻ em tại bệnh viện qua khảo sát 20 bệnh viện tại Việt Nam", Tạp trí Y học Việt Nam 3 (2007), tr.27-31. 9. TạThị Ánh Hoa (1996), Viêm phế quản phổi trẻ em. Bài giảng nhi khoa tập 1, Đại học Y Dƣợc TP HCM 291-300. 10. Trần Qụy (2003), Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, Bài giảng Nhi khoa tập 1, NXB Y Học Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh: 11. Ashok P, Sarmaik & Sabrina M và Heideman (2007), "Respiratory system,Development and Function", Nelson Textbook of Pediatrics 18th edition. 2007, tr. 1718-1728. 12. Brown CL và Graham SM (2004), "Nasal irrigations: good or bad?", Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg (12 (1)), tr. 9-13. 13. N Geurkink (1983), "Nasal anatomy, physiology, and function", J Allergy Clin Immunol. 72(2), tr. 123-8. 14. Jessica C Kassel, David King và Geoffrey KP Spurling (2010), "Saline nasal irrigation for acute upper respiratory tract infections", CD006821. 10.1002/14651858. 15. B Papsin và McTavish A (2003), "Saline nasal irrigation: Its role as an adjunct treatment", Can Fam Physician. 49(2007-06-17), tr. 168-73. 16. D Rabago và các cộng sự. (2005), "The efficacy of hypertonic saline nasal irrigation for chronic sinonasal symptoms", Otolaryngol Head Neck Surg (133 (1)), tr. 3-8. 17. D Rabago và các cộng sự. (2002), "Efficacy of daily hypertonic saline nasal irrigation among patients with sinusitis: a randomized controlled trial", J Fam Pract 51, tr. 1049-55. 18. D. Rabago và A. Zgierska (2009), "Saline nasal irrigation for upper respiratory conditions", Am Fam Physician. 80(10), tr. 1117-9. 19. D. Rabago và các cộng sự. (2009), "The prescribing patterns of Wisconsin family physicians surrounding saline nasal irrigation for upper respiratory conditions", WMJ. 108(3), tr. 145-50. 20. Senior Health, "Sinusitis Treatment: What Is New Is Old". 21. LT Tomooka, Murphy C và Davidson TM (2000), "Clinical study and literature review of nasal irrigation", Laryngoscope. 110 (7)(1189-93). Thang Long University Library DANH SÁCH BỆNH NHI THAM GIA VÀO NGHIÊN CỨU NHÓM RỬA MŨI STT HỌ TÊN GIỚI TUỎI MÃ BỆNH ÁN 1. 1 Lê Minh |Đạt Nam 8.5th 13206804 2. Lê Hoàng Gia Minh Nam 2.5th 13201964 3. Nguyễn Xuân Thắng Nam 24th 13253595 4. Nguyễn Tuấn Kiệt Nam 24th 12194998 5. Nguyễn Viết Huy Nam 23th 11093821 6. Nguyễn Gia Bảo Nam 24th 13238558 7. Thẩm Hà Linh Nữ 24th 12322722 8. Kiều Danh Đức Toàn Nam 24ht 13159088 9. Vũ Tiến Dũng Nam 24th 12893211 10. Phạm Duy Phong Nam 24th 09283171 11. Nguyễn Hoàng Lan Nữ 24th 10190610 12. Trần An Khánh Nam 24th 13256973 13. Sumi Nữ 18th 13266378 14. Lê Đức Anh Nam 15th 13159938 15. Hoàng Tuấn Khanh Nam 16th 12098217 16. Nguyễn Nhật Đan Nữ 15th 12320397 17. Nguyễn Nhƣ Diệu Ngân Nữ 13th 12423963 18. Bùi Minh Quân Nam 17th 12386954 19. Đào Duy Cảnh Nam 10th 13315945 20. Lê Hoàng Nam Nam 8th 13101464 21. Nguyễn Thảo Anh Nƣ 7th 13308820 22. Nguyễn Mạnh Dũng Nam 6th 13175427 23. Chu Gia Bảo Nam 1.5th 13267544 24. Trần Ngọc Minh Nam 4th 13250678 25. Nguyễn Bảo Nam Nam 1th 13279236 26. Đinh Ngọc Đạt Nam 4.5th 13146658 27. Nguyễn Thu Hoài Nữ 3.5th 13265497 28. Lê Anh Thƣ Nữ 3.5th 13327183 29. Bùi Xuân Tuệ Nam 4th 13033182 30. Nguyễn Thái Thịnh Nam 2th 13280323 31. Nguyễn Kim Cúc Nữ 24th 13654231 32. Nguyễn Văn Thành Trung Nam 7th 13233721 33. Lê Hồng Khôi Nam 8.5th 13207805 34. Phạm Việt Hùng Nam 12th 1302885 35. Hà Khánh An Nữ 14th 13537343 36. Nguyễn Tuấn Nam Nam 24th 13104269 37. Trần Bảo Kiên Nam 14th 12106014 38. Phạm Duy Phong Nam 24th 09283171 39. Nguyễn Xuân Bách Nam 24th 12076808 40. Nguyễn Văn Long Nam 11th 13161580 41. Lê Minh Vũ Nam 11th 12396635 42. Bạch Hoàng Minh Nam 9th 13261189 43. Vũ Ngọc Vân Trang Nữ 9th 13007306 44. Trần Phúc Đồng Nam 9th 02545621 45. Vũ Xuân Quang Minh Nam 16th 13171547 46. Tô Thái An Nữ 1.5th 13189263 47. Đào Minh Thu Nữ 1th 13259177 48. Bùi Phƣơng Nam Nam 5th 13289654 Thang Long University Library NHÓM KHÔNG RỬA MŨI STT HỌ TÊN GIỚI TUỔI MÃ BỆNH ÁN 1. Vũ Quỳnh Nga Nữ 4th 13171545 2. Trần Văn Đạt Nam 9th 10254561 3. Tạ Quỳnh Vy Nữ 8th 13267790 4. Lê Đức Bảo Quân Nam 12th 13247945 5. Trần Thúy An Nữ 7th 12368954 6. Lê Hoàng Gia Bảo Nam 16th 12453678 7. Trần Huy Hoàng Nam 24th 12536498 8. Ngô Đức Huy Nam 3.5th 13258884 9. Nguyễn Chi Lan Nữ 24th 13248418 10. Trần Đức Hải Nam 6th 13253996 11. Phạm Đức Thọ Nam 20th 13029961 12. Vũ Thái Sơn Nam 24th 13259400 13. Đỗ Tùng Lâm Nam 22th 12339707 14. Lƣơng Chi Bảo Nam 5.5th 13190705 15. Lê Minh Hải Nam 15th 1318935 16. Nguyễn Khánh Hà Nữ 12th 13238790 17. Đoàn Thanh Bình Nam 24th 115005201 18. Phạm Ngọc Tú Nữ 2.5th 13328609 19. Nguyễn An Vy Nữ 3th 13318983 20. Đặng Tuệ Minh Nam 24th 12418737 21. Nguyễn Bá Hải Đăng Nam 5th 13320501 22. Bùi Nguyễn Hà Phƣơng Nữ 21th 13309045 23. Hồ Cẩm Vi Nũ 29ng 13317608 24. Phạm Nhật Minh Nam 14th 12287293 25. Vũ Minh Đức Nam 10th 13237051 26. Lƣơng Chi Bảo Nam 5.5th 13190705 27. Trần Đức Hải Nam 6th 13253996 28. Trần Phúc Đồng Nam 9th 02545621 29. Ngô Nguyễn Hiền Anh Nũ 24th 13240047 30. Phạm Duy Phong Nam 24th 09283171 31. Lê Khánh Bảo Minh Nam 24th 13208654 32. Lê Hoàng Gia Bảo Nam 16th 13255238 33. Nguyễn Thúy Hắng Nữ 2th 13201914 34. Nguyễn Minh Hoàng Nam 14th 13248936 35. Nguyễn Tuấn Nam Nam 10th 12377333 36. Nguyễn Nhật Minh Nam 18th 11205213 37. Dƣơng Bảo Quyên Nữ 5th 13263950 38. Trịnh Hoàng Giang Nữ 24th 13267917 39. Bùi Nguyễn Nam Trung Nam 16th 13240650 40. Ngô Nguyễn Hiền Anh Nữ 24th 13240017 41. Đào Minh Thu Nữ 1th 13259177 42. Phạm Băng Sơn Nam 24th 13166230 43. Vũ Hải Nam Nam 24th 11308091 44. Ngô Đăng Lâm Nam 2.5th 13263177 45. Lƣu Huy Khánh Nam 9th 13004847 46. Nguyễn Nhật Nam Nam 24th 12304678 47. Nguyễn Ngọc Nhi Nữ 4th 13126045 48. Trần Mạnh Quân Nam 12th 13280536 Xác nhận của khoa Thang Long University Library BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Mã số nghiên cứu: Họ tên Bn Tuổi Giới: Cân nặng Ngày vào viện Ngày ra viện Chẩn đoán Mã bệnh án Yếu tố đánh giá Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 T S T S T S T S T S T S Nhịp thở Bthg nhanh Chậm Nhịp tim Bthg nhanh Chậm SPO2 >95 % Sau 0ph Sau 5ph 92% - 95% Sau 0ph Sau 5ph <95 % Sau 0ph Sau 5ph Màu da Hồng Nhợt Tím RLLN Có Không Slg dịch rửa Slg dịch hút ra đƣợc Màu sắc dịch mũi Trắng Xanh Tgian hết xuất tiết Trẻ có sốt không? Có Số ngày bị sốt từ khi nhập viện . Không XQ lúc nhập viên Hình ảnh VPQ Hình ảnh VPQP Khác CTM lúc nhập viện Tăng Bình thƣờng Giảm Xn khác tìm nguyên nhân gây bệnh CMV RSV Mycoplasma Phế cầu Khác Khám phổi khi nhập viện Rales ẩm Rales rít Rales pQ Phổi thô Không Rales Khám phổi khi ra viện Rales ẩm Rales rít Rales pQ Phổi thô Không Rales So với trƣớc lúc rửa, sau khi đƣợc rửa mũi trẻ có giảm ho hơn không? Có Không So với trƣớc lúc rửa, sau khi đƣợc rửa mũi trẻ có giảm khò khè hơn không? Có Không So với trƣớc lúc rửa, sau khi đƣợc rửa mũi trẻ có ăn đƣợc hơn không? Có Không So với trƣớc lúc rửa, sau khi đƣợc rửa mũi trẻ có ngủ đƣợc hơn không? Có Không Mức độ hài lòng Có Không Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00225_1945.pdf
Luận văn liên quan