Đề tài Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần than Mông Dương

Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ngày càng là mục tiêu trước mắt và lâu dài cần đạt tới của tất cả các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giúp các nhà phân tích tài chính có cái nhìn toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động ở công ty từ đó có thể đưa ra các quyết định, chính sách đúng đắn nhằm nâng cao lợi nhuận. Không nằm ngoài mục đích trên, bằng việc phân tích tình hình hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, phần nào đã đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp trong các năm tới. Công ty cổ phần than Mông Dương là một công ty lớn, có hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, dù có nhiều thuận lợi, ưu điểm trong việc sử dụng nguồn tài sản lưu động nhưng trong những năm gần đây lợi nhuận có phần giảm sút, hiệu quả hoạt động không được cao. Công ty cần chú trọng hơn vào nguồn tài sản lưu động và áp dụng các giải pháp kiến nghị trên là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Tuy nhiên do sự hạn chế hiểu biết, thiếu kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn và có đủ căn cứ khoa học góp phần giúp ích cho công việc sắp tới. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Th.S Vũ Lệ Hằng đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần than Mông Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Điều này cho thấy công ty quản lý tiền mặt chưa được tốt và hiệu quả, làm hạn chế nguồn đầu tư cho TSLĐ. Thang Long University Library 53 2.2.7.3. Mức tiết kiệm tài sản lưu động Bảng 2.13. Thể hiện mức tiết kiệm tƣơng đối tài sản lƣu động năm 2010-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 1.247.564 1.501.326 1.568.359 253.762 20,34 67.033 4,46 Thời gian vòng quay kì gốc (ngày) 85,25 107,14 82,38 21,89 25,68 (24,76) (23,11) Thời gian vòng quay kì kế hoạch (ngày) 107,14 82,38 41,91 (24,76) (23,11) (40,47) (49,13) Mức tiết kiệm TSLĐ tương đối 75.858,82 (103.257,87) (176.309,69) (179.116,69) (236,12) (73051,82) 70,75 Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng báo cáo tài chính Xét về chỉ tiêu mức tiết kiệm TSLĐ tương đối của công ty cổ phần than Mông Dương, qua bảng 2.13 ta có thể thấy rằng: Lấy năm 2009 là năm gốc cho năm 2010, với thời gian quay vòng tiền là 85,25 ngày thì năm 2010 công ty đang sử dụng lãng phí một lượng TSLĐ là 75.858,82 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2010 thời gian 1 vòng quay TSLĐ kéo dài hơn năm 2009, thể hiện năm 2010 hiệu suất sử dụng TSLĐ có phần kém hiệu quả hơn năm 2009. Lấy năm 2010 làm năm gốc thì mức tiết kiệm TSLĐ của công ty năm 2011 là 103.257,87 triệu đồng hay trong năm công ty đã tiết kiệm được một lượng TSLĐ là 103. 257,87 triệu đồng. Đây là sự thay đổi tích cực của công ty, thể hiện 1 vòng quay TSLĐ năm 2011 được luân chuyển nhanh hơn. Trong năm 2012, thì mức tiết kiệm TSLĐ này tăng lên 176.116,69 triệu đồng, tăng 70,75%, tức năm 2012 công ty tiết kiệm được một lượng TSLĐ là 176.116,69 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012 vòng quay TSLĐ tăng cao hơn năm 2011 tới 96,57% và đạt mức 8,59 vòng kéo theo thời gian 1 vòng quay TSLĐ năm 2012 giảm mạnh còn 41,91 ngày so với 82,38 ngày trong năm 2012. Bên cạnh đó thì chỉ tiêu doanh thu thuần tăng đều qua các năm, tốc độ luân chuyển TSLĐ ngày càng được rút ngắn làm cho mức tiết kiệm TSLĐ ngày càng hiệu quả và càng nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty. 2.3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản lƣu động tại công ty cổ phần than Mông Dƣơng 2.3.1. Kết quả đạt được Trước những khó khăn chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh do tác động của nền kinh tế, Công ty cổ phần than Mông Dương đã có rất nhiều cố gắng trong việc đưa ra những biện pháp để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài sản lưu của mình nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đã đề ra. Sự biến động bất thường của các nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô đã có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là hoạt động tài chính và chi phí sản xuất đầu vào. Tuy nhiên, công ty đã chủ động khắc phục khó khăn, tận dụng tối đa mọi nguồn lực để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cố gắng cắt giảm 54 mọi chi phí nhằm hạ giá thành mà vẫn đáp ứng được chất lượng sản phẩm. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dù có biến động nhưng không lớn và kết quả kinh doanh vẫn tạo ra lợi nhuận dù không cao. Nhờ đó, công ty cổ phần than Mông Dương luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo đời sống công nhân ngày càng được nâng cao. Nhìn chung, trong những năm qua đặc biệt giai đoạn 2010 - 2012, mặc dù có không ít khó khăn nhưng công ty cổ phần than Mông Dương đã đạt được những kết quả nhất định trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản lưu động nhằm nâng cao lợi nhuận. - Thứ nhất, quy mô tổng tài sản của công ty tuy có phần bị thu hẹp nhưng cơ cấu của tài sản lưu động lại có sự thay đổi theo hướng tích cực. Có được những điều này là do công ty đã đề ra kế hoạch sản xuất về doanh thu và lợi nhuận đầu mỗi năm, tích cực chủ động trong việc huy động các nguồn vốn và đầu tư vào tài sản lưu động phục vụ sản xuất. - Thứ hai, công ty luôn cố gắng hoàn thiện một cơ cấu tài sản lưu động ổn định, hợp lý và phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Từ đó có thể phát huy được tối đa hiệu suất sử dụng tài sản lưu động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn. - Thứ ba, công tác quản lý tài sản lưu động cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi. Ngoài ra, công ty cũng đang cố gắng duy trì mức dự trữ nguyên vật liệu nhất định phục vụ cho hoạt động sản xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sự gia tăng về giá của các loại vật tư đến sản xuất kinh doanh. - Thứ tư, hiệu quả sử dụng tài sản dù có biến động qua từng năm nhưng vẫn luôn ở mức chấp nhận được so với các doanh nghiệp trong ngành. Nhìn chung thì tài sản lưu động đem vào sản xuất kinh doanh đã được sử dụng tương đối hiệu quả, mang lại doanh thu, lợi nhuận ổn định hàng năm và giảm chi phí đến mức tối đa. - Thứ năm, các chỉ tiêu đánh giá chung như suất hao phí của TSLĐ so với doanh thu thuần, suất hao phí của TSLĐ so với lợi nhuận sau thuế đang duy trì xu hướng tích cực, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã có sự điều tiết và thay đổi hợp lý nhằm tiết kiệm một mức TSLĐ phục vụ cho nhu cầu trong tương lai. 2.3.2. Hạn chế Là một doanh nghiệp Nhà nước mới được cổ phần hóa nên công ty cổ phần than Mông Dương đã gặp không ít khó khăn trong việc thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp ngay trên sân nhà và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 và những dư âm của nó cho đến hiện nay. Xét trong toàn giai đoạn 2010 – 2012 thì bên cạnh những thành tựu nói trên, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty vẫn bộc lộ một số tồn tại sau: Thứ nhất, khả năng sinh lời TSLĐ (ROCA) đang có xu hướng giảm đi trong năm 2011 và 2012. Điều này giảm khả năng sinh lời TSLĐ của công ty. Thang Long University Library 55 Thứ hai, khả năng thanh toán bằng tiền và khả năng thnah toán nhanh của công ty còn ở mức độ yếu kém và có xu hướng giảm sút, gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong những trường hợp cần thanh toán đột xuất cho đối tác. Thứ ba, lượng dự trữ tiền và tương đương tiền nói riêng và tài sản ngắn hạn nói chung phục vụ cho các nghĩa vụ trả nợ của công ty là rất thấp và ngày càng giảm, đặc biệt là khoản mục tiền và tương đương tiền. Có thể nói, khi các nghĩa vụ tài chính của công ty đến hạn thì khả năng trả nợ của công ty là khá thấp. Thứ tư, hàng tồn kho của công ty dự trữ năm 2012 còn tăng cao khiến công ty phải dành một khoản chi phí đáng kể để quản lý, bảo quản hàng tồn kho. Bên cạnh đó, việc dữ trữ một lượng HTK lớn làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cũng bị giảm theo, thời gian từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua sắn nguyên vật liệu. Vòng quay hàng tồn kho giảm dẫn đến thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng cao cũng làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ. Thứ năm, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu biến động qua các năm, đặc biệt là trong năm 2011 và 2012, các khoản phải thu tăng, giảm đột ngột làm cho hiệu suất sử dụng TSLĐ biến động theo. Đồng thời, năm 2011 cho thấy vốn bị ứ đọng lâu trong khâu thanh toán, khả năng quay vòng vốn thấp, nhu cầu TSLĐ tăng cao. Thứ sáu, Công ty chưa chiếm dụng được các khoản vôn hợp pháp bổ sung vào nguồn tài sản lưu động làm giảm chi phí huy động vốn. 2.3.3 Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan - Những biến động khó lường của nền kinh tế đã gây ra nhiều khó khăn cho mọi doanh nghiệp sản xuất. Sức tiêu thụ giảm trong khi chi phí sản xuất đầu vào gia tăng khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Suy thoái kinh tế không chỉ làm giảm sức tiêu thụ than của các doanh nghiệp lớn trong nước như phân bón, hóa chất, xi măng, mà than xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng dẫn đến giảm về lượng than xuất khẩu. Nguồn vốn dùng cho sản xuất kinh doanh bị thiếu hụt trong khi các nguồn tài trợ ngày càng ít đi và khó khăn trong việc tiếp cận. Bài toán khó lại đặt ra cho mọi doanh nghiệp đó là làm sao để sử dụng hiệu quả mỗi đồng tài sản bỏ vào hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. - Ngành khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác than của Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đó cũng là lý do làm cho trữ lượng than còn lại ngày càng giảm đi dẫn đến khó khăn hơn cho hoạt động khai thác và sản xuất than, khai thác lộ thiên ngày càng giảm và phải chuyển sang khai thác hầm lò. Do đó, lượng TSLĐ cần thiết để đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng cao. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn do lãi suất cho vay vẫn đang ở mức rất cao. Hơn nữa, trong khi chi phí tài chính tăng cao như vậy thì giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng không ngừng tăng, giá thành sản xuất trên mỗi tấn than thành phẩm ngày càng cao. 56 - Thị trường tiêu thụ than bao gồm cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước với một số ngành tiêu thụ than chủ yếu là sản xuất xi măng, phân bón và giấy. Nhưng do các ngành này đều là ngành sản xuất kinh doanh mang tính chu kỳ cao, chu kỳ tăng trưởng – suy giảm của ngành gắn với chu kỳ tăng trưởng – suy giảm của nền kinh tế cho nên khi nhu cầu sản phẩm của ba ngành trên cao thì cầu về than tăng mạnh do các doanh nghiệp này đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động thì thị trường có những biểu hiện chững lại do nhu cầu giảm mạnh. Theo như kết quả nghiên cứu thị trường năm 2012 cho thấy ngành than đang gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến sức tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu đều giảm, than tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng. Do đó, năm 2012 được là một năm khó khăn của cả ngành than nói chung và của công ty cổ phần than Mông Dương nói riêng khi lượng than cung ứng lớn hơn so với nhu cầu thị trường. Cụ thể, than bán cho điện với giá bán chỉ bằng 50% giá thành và với sản lượng bán 13,5 triệu tấn trong năm nay, Vinacomin dự kiến sẽ phải bán than cho điện thấp hơn giá thành là 8.500 tỷ đồng. - Lãi suất cho vay hiện ở mức quá cao cho công ty phải dành một phần khá lớn lợi nhuận để chi trả lãi và gốc vay. Điển hình nhất là năm 2012 khi mà chi phí tài chính mà toàn bộ là chi phí lãi vay là 42.290 triệu đồng trong khi năm 2011 chỉ là 31.663 triệu đồng và năm 2010 là 9.119 triệu đồng, từ đó làm cho lợi nhuận thuần giảm 10,95% so với năm 2010. Từ năm 2011 trở đi, đối mặt với tình hình khó khăn của thị trường tài chính, công ty phải chịu khá nhiều sức ép, nhất là sức ép do lãi suất tăng quá cao, chi phí tài chính tăng mạnh, lợi nhuận giảm sút, tỷ suất lợi nhuận TSLĐ suy giảm. - Sản xuất khai thác than đặc biệt là khai thác hầm lò khá nguy hiểm nếu công tác an toàn lao động không được đặt lên hàng đầu. Các công trình hầm lò được xây dựng, chỉ cần một sự bất cẩn dẫn đến một sai sót nhỏ nào đó hay công tác kiểm tra giám sát sản xuất không được chú trọng, khâu thăm dò, khảo sát địa chất làm không tốt cũng có thể gây ra sập lò, gây thiệt hại cả về người và của, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình là vào ngày 13/08/2010, vụ sập lò ở Mông Dương đã chôn vùi 4 người trong đó có cả 1 phó quản đốc.Vụ sập lò này xảy ra tại công trường khai thác giai đoạn 2, không chỉ làm chậm tiến độ sản xuất của công ty, gây ách tắc sản xuất nghiêm trọng còn làm thiệt hại cả về người và của. Ngoài ra, do đặc điểm sản xuất của công ty là khai thác than ngoài trời hay dưới độ sâu hàng trăm mét dưới lòng đất nên chịu khá nhiều tác động của điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, nước ta là nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều dẫn đến tài sản cố định của công ty cũng hao mòn nhanh hơn nếu không được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên và kịp thời. Từ đó, cũng góp phần ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng TSLĐ của công ty. Thang Long University Library 57 Nguyên nhân chủ quan Ngoài những nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng chung của toàn ngành và toàn nền kinh tế thì còn có những nguyên nhân từ chính bản thân công ty làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, đó là: - Công tác quản trị các khoản phải thu tuy đã đạt được những thành tích nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Trong những năm vừa qua, do khó khăn của nền kinh tế nên trong năm 2011 công ty đã thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, chính sách này chưa đạt được hiệu quả cao khi mà mặc dù giai đoạn vừa qua, doanh thu thuần tăng liên tục nhưng cùng với đó là vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán khi các khoản phải thu tăng nhanh cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng tài sản lưu động và tổng tài sản toàn doanh nghiệp. Sang năm 2012, do tình hình tài chính khó khăn nên công ty đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nhằm thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn nhằm tăng nguồn vốn. Chính điều này làm giảm hiệu suất sử dụng TSLĐ và tác động không tốt tới hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty. Và nếu công ty không có kế hoạch thu hồi các khoản phải thu hợp lý thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn để quay vòng phục vụ cho hoạt động sản xuất dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. - Hàng tồn kho nhiều nhưng chủ yếu lại là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu, mức dự trữ thành phẩm không nhiều làm cho hiệu suất sử dụng hàng tồn kho nói chung và hiệu suất sử dụng tài sản lưu động nói riêng thấp. - Công ty đã liên tục đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, xây dựng hệ thống hầm lò phục vụ khai thác trong những năm qua nhưng lại chưa tính toán kỹ hiệu quả do những tài sản này mang lại, đồng thời cũng chưa chú trọng làm tốt khâu nghiên cứu và khảo sát địa chất khu mỏ. Do đó, một số tai nạn sập lò nghiêm trọng đã xảy ra làm thiệt hại về người, phá hỏng hệ thống khai thác, giảm TSLĐ công ty, gây ách tắc sản xuất, tổn thất không nhỏ về cả vật chất và tinh thần đối với đội ngũ công nhân viên nói riêng và với cả công ty cổ phần than Mông Dương nói chung. - Công tác quản lý chi phí còn nhiều hạn chế. Trong khi công tác quản lý chi phí sản xuất trực tiếp đạt được nhiều thành tích khả quan trong bối cảnh giá cả đầu vào đều tăng thì chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng lại có dấu hiệu bị tiêu dùng lãng phí khi các loại chi phí này đang có chiều hướng gia tăng. Bộ máy nhân viên gián tiếp cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu quả do cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty giảm sút khi số tiền bỏ ra chưa thu được kết quả tương xứng. - Đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia sản xuất chưa được tiếp tục nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn. Bộ máy giám sát, quản lý, thực hiện còn chưa thực sự phát huy hiệu quả cao. 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích ở chương 1, chương 2 của khóa luận không chỉ cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về cơ cấu tổ chức, đặc điểm sản xuất kinh doanh cùng tình hình và kết quả kinh doanh trong 3 năm trở lại đây của công ty cổ phần than Mông Dương mà quan trọng hơn là đã đi sâu vào phân tích thực trạng về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty. Từ đó, chúng ta rút ra được những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp mang tính khả thi ở chương 3, giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của mình. Thang Long University Library 59 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƢƠNG 3.1. Định hƣớng phát triển của công ty 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Chính phủ xây dựng thì tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội hài hòa với phát triển và bảo vệ môi trường là những tư tưởng quan trọng nhất và cũng là những nét mới trong tư duy phát triển hiện đại. Nội dung chiến lược bao gồm : - Dựa trên sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, hình thành nền kinh tế tri thức, sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. - Tái cấu trúc các ngành sản xuất và dịch vụ, trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. - Tái cấu trúc các doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, phát triển mạnh kinh tế dân doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải cách hành chính, tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực nhằm phát huy tiềm năng và nội lực của đất nước. - Coi trọng hơn thị trường trong nước. Phát triển mạnh hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nước ta trên thị trường nội địa để có thể làm chủ thị trường này, tạo cơ sở vươn xa, thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do. - Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu nhất, đồng thời đẩy mạnh huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế. Để có thể thực hiện các nội dung tái cấu trúc ở trên, vấn đề cần thiết là phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại. 3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn hiện nay 3.1.2.1. Thuận lợi - Công ty cổ phần than Mông Dương là công ty con trực thuộc Tâp đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, dù thực hiện hạch toán kế toán riêng nhưng vẫn là công ty thuộc sở hữu Nhà nước, nguồn vốn của công ty là do Nhà nước cấp. Sản lượng 60 than khai thác tối thiểu hàng năm của công ty là do Tập đoàn quy định trong hợp đồng giao thầu, khai thác, chế biến và kinh doanh được ký giữa công ty và Tập đoàn. Công ty nhận được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện hỗ trợ của Tập đoàng công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Ít chịu ảnh hưởng từ các biến động về chi phí vì các khoản này sẽ được tập đoàn TKV hỗ trợ hoàn toàn theo điều khoản kí kết theo Hợp đồng. Hơn thế nữa, giá bán và số lượng than bán ra của công ty là do Tập đoàn quy định cho công ty nên công ty hầu như không gặp rủi ro về các khoản phải thu và biến động giá cả sản phẩm bán ra. - Nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng do trong thời gian tới các nhà máy nhiệt điện được đưa vào sử dụng, do đó công ty không cần phải lo lắng về đầu ra. 3.1.2.2. Khó khăn - Hoạt động khai thác than nhìn chung có thể gặp rủi ro do điều kiện tự nhiên như thời tiết hay địa chất khu mỏ, nhất là đối với hoạt động khai thác hầm lò, khi mà công tác thăm dò, nghiên cứu địa chất không được chú trọng đúng mức. Nhất là khi nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm là rất lớn, bão lũ xảy ra bất thường ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò, khai thác than, nên công ty cũng không thể lượng hóa hết những rủi ro thiên tai gây ra. - Trữ lượng than còn lại cho khai thác không còn nhiều. Hiện tại, công ty vừa khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò, nhưng trong một vài năm nữa, trữ lượng than lộ thiên sẽ không còn dẫn đến buộc công ty phải chuyền đổi toàn bộ sang khai thác hầm lò. Khi đó, chi phí sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng lớn hơn, đồng thời, nhằm đáp ứng đòi hỏi của hoạt động khai thác thì lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định, bao gồm các công trình hầm lò, máy móc khai thác và phương tiện vận tải, truyền dẫn, sẽ là rất lớn. Hơn thế nữa, ngay cả trữ lượng than cho khai thác hầm lò cũng không nhiều vì ngành khai thác than là ngành thuộc về khai thác khoáng sản, mà khoáng sản thì chỉ hạn chế chứ không phải là vô tận. Do đó, khi khai thác hầm lò đã gần như làm cạn kiệt nguồn than cho khai thác thì hoạt động của công ty có thể sẽ gặp khó khăn và công ty sẽ phải tính toán đến một phương án tiếp theo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Công ty cổ phần than Mông Dương là một công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Hàng năm, công ty khai thác than theo hợp đồng khai thác giữa công ty và Tập đoàn nhằm mục tiêu điều tiết của Chính phủ. Do đó, ngay cả giá bán, sản lượng than bán ra của công ty cũng do Tập đoàn quyết định. Điều này làm giảm đi tính năng động của công ty trong việc tự đề ra kế hoạch sản xuất cho mình, phù hợp với tình hình nguồn vốn, tài sản và năng lực hiện tại của công ty. - Khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu và suy thoái kinh tế hiện đang gây ra rất nhiều khó khăn không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn là đối với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, hoạt động của công ty trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn, khi mà lãi suất cho vay của ngân hàng vẫn ở mức cao, chi phí tài chính ngày càng cao; đồng thời, việc tiếp cận các Thang Long University Library 61 nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu tăng cường tài sản, đặc biệt là tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất vẫn rất khó khăn. 3.1.3. Định hướng phát triển công ty thời gian tới 3.1.3.1. Mục tiêu ngắn hạn - Công ty tiếp tục duy trì sản xuất và đưa dự án khai thác giai đoạn II (mức - 250m) đồng thời chuẩn bị khai thác đến hết đáy tầng than (dự án giai đoạn III) với tổng giá trị đầu tư 366.544 triệu đồng. - Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm, hoàn thành kế hoạch doanh thu 1.478 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 63,3 tỷ đồng đã đặt ra. - Đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đảm bảo thu nhập bình quân tối thiểu cho công nhân. - Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức dự kiến 20% cho cổ đông công ty. - Giữ vững danh hiệu một công ty mạnh không chỉ trong Tập đoàn mà là trong toàn nền kinh tế với nhiều sản phẩm chất lượng ngày càng cao, có nhiều đóng góp đáng kể cả về kinh tế và xã hội. - Tuyển dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, cả về chất và lượng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, khả năng quản lý giỏi nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại nền kinh tế thị trường mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. 3.1.3.2. Mục tiêu dài hạn a. Định hướng thị trường của công ty - Tiếp tục đảm nhận việc khai thác và sản xuất, kinh doanh than theo “Hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến và kinh doanh than” giữa công ty và Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, đảm bảo khai thác đúng số lượng than theo hợp đồng hàng năm và sản xuất than đạt yêu cầu về chất lượng cũng như chủng loại, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. - Hoàn thiện dây chuyền công nghệ tuyển, chế biến phù hợp để phát triển bền vững theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa, tận thu tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực hiện sản xuất, sàng tuyển than đúng quy trình, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm than đạt yêu cầu về chất lượng và ngày càng phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đặc biệt thị trường trong nước. b. Chiến lược phát triển công ty đến 2015 - Phát triển trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước, đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng nhu cầu than phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 62 - Về thăm dò: đến năm 2015 hoàn thành việc thăm dò trữ lượng than thuộc tầng đáy, phục vụ cho việc thực hiện dự án khai thác giai đoạn 3, đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến 2020. - Về sàng tuyển, chế biến than: hoàn thành việc điều chỉnh và quy hoạch các cơ sở sang tuyển than nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, quy hoạch giao thông, yêu cầu bảo vệ môi trường. Phấn đấu phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. - Về bảo bệ môi trường: Đến năm 2015, cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn khu vực khai thác của công ty. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại công ty cổ phần than Mông Dƣơng Tài sản lưu động của công ty bao gồm các khoản mục hàng tồn kho, khoản phải thu và vốn bằng tiền cần quản lý hữu hiệu hơn đối với các khoản mục này. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lí khoản mục TSLĐ của công ty. Những chỉ tiêu này sẽ cho thấy chính sách sử dụng cũng như quản lí TSLĐ của công ty đã hợp lý hay chưa. 3.2.1. Quản trị tiền mặt Trong giai đoạn 2010-2012, tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng trong TSLĐ là nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm dần, điều này gây khó khăn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến việc sử dụng kém hiều quả TSLĐ cuar công ty. Vì vây, công ty cần có biện pháp để bổ sung lượng tiền mặt ở mức độ phù hợp để có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và liên tục. Bên cạnh đó, khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn chưa được công ty chú trọng và đầu tư, khoản mục này có khả năng tạo ra nguồn lợi trước mắt cho công ty, do vậy trong những năm tới công ty cần có phương án cho lĩnh vực này. Tiền mặt giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời của công ty. Vì vậy, dữ trữ lượng tiền mặt tối ưu vừa đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp cấp thiết vừa tránh mất chi phí cho việc dự trữ tiền. Vì nhu cầu về tiền trong năm của công ty chỉ nhằm trả người bán, trả lương người lao động, trả Thuế cho Nhà Nước và các khoản phát sinh trong dự kiến nên công ty có thể áp dụng mô hình Baumol cho việc xác định dự trữ tiền mặt tối ưu cho năm kế hoạch. Giả sử, trong năm nay nhu cầu về tiền của công ty là 4.000 triệu đồng nhưng sang năm tới do ảnh hưởng của lạm phát gia tăng khiến cho nhu cầu về dự trữ tiền mặt của công ty tăng lên là 6.000 triệu đồng. Công ty dự kiến trong suốt năm hoạt động số tiền chi ra vượt mức thu về hàng tháng là 1.200 triệu đồng. Chi phí cố định phải trả cho nhà môi giới trong một lần bán chứng khoán là 1 triệu đồng, với lãi suất hằng năm khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 8%/năm. Vậy tổng chi phí tối thiểu cho việc giữ tiền mặt là: (Nguồn: Thang Long University Library 63 C * = K TF **2 = 08,0 )12*1200(*1*2 = 600 triệu đồng Ta thấy, để đáp ứng nhu cầu về tiền mặt trong năm lên tới 6.000 triệu đồng thì công ty phải tốn chi phí ít nhất 600 triệu đồng. Xét về mặt chi phí cơ hộ thì số tiền nà công ty có thể mang đi đầu tư hoặc gửi ngân hàng để hưởng lãi suất. Sử dụng mô hình Baumol, giúp công ty so sánh được lợi ích và chi phí của việc dự trữ tiền mặt để có chính sách hợp lý hơn trong việc quản lý cũng như sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, để đạt được mức tiền mặt dự trữ hợp lý công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây: - Xác định được nhu cầu tiền mặt trong kì kinh doanh, và thời gian cần sử dụng. Để làm được điều nay công ty cần nắm rõ quy luật thu-chi, luồng tiền vào-ra trong kì, cũng như có sự quan sát, theo dõi thường xuyên. - Công ty nên rút ngắn chu kì vận động của tiền mặt nhàm tăng lợi nhuân, bằng cách giảm thời gian thu nợ từ khách hàng và kéo dài thời gian chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhưng vẫn phải đảm bảo uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp. 3.2.2. Quản trị các khoản phải thu Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu TSLĐ qua các năm 2010 – 2012. Do đặc thù của ngành là khai thác và chế biến than, nguồn khách hàng phong phú và đa dạng tuy nhiên khoản phải thu khách hang đa số là những khoản dễ thu hồi. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ của công ty được đánh giá là khá tốt, những chính sách quản lý các khoản phải thu có hiệu quả thể hiện qua vòng quay các khoản phải thu đã tăng dần và thời gian thu tiền trung bình giảm dần trong năm 2012 tuy nhiên công ty cũng nên có những nỗ lực hơn trong công tác thu hồi nợ và quản lý các khoản phải thu. Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ cho khách hàng xác nhận và có thời gian chuẩn bị trước thay vì chờ đến ngày thanh toán. Điều này giúp công ty không những quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý công nợ một cách linh hoạt, có hệ thống và chuyên môn cao như: phầm mềm Easyfo, phần mềm misa,.. vừa giúp công ty quản lý nhanh chóng, chính xác, hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí liên quan. Đối với công tác quản trị các khoản phải thu: Công ty nên đánh giá tỉ lệ các khoản phải thu trong kì, các khoản phải thu đến hạn, các khoản phải thu quá hạn, chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Công ty nên nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy tình trạng các khoản phải thu, đánh giá tuổi nợ của chúng nhằm kịp đưa ra phương án tín dụng hợp lý hơn. Công ty nên áp dụng kĩ thuật phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng , theo đó mỗi khách hàng sẽ được xếp hạng theo một mức độ rủi ro dựa trên các số liệu về khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ, lợi nhuận 64 Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu: nhằm xác định tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với quy định của chính sách, công ty phải tiến hành đnahs giá tuổi nợ của các khoản phải thu, từ đó nắm bắt thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho hợp lý. Để làm được điều này công ty cần theo dõi các khoản phải thu gần đến hạn để có chính sách thu tiền thích hợp. Để làm được điều này công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro. Theo đó, khách hàng của công ty sẽ được chia thành các nhóm sau: Bảng 3.3. Danh sách các nhóm rủi ro Nhóm rủi ro Tỷ lệ doanh thu không thu hồi đƣợc ƣớc tính (%) Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 -1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5 Nguồn: Giáo trình tài chính DN hiện đại – Nguyễn Hải Sản Như vậy, các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không cần phải xem xét nhiều, gần như tự động và vị thế của khách hàng có thể được xem xét lại mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của khách hàng có thể được xem xét lại mỗi năm hai lần. Tương tự vậy, công ty sẽ xem xét đến các khách hàng nhóm 3,4,5. Với khách hàng nhóm 5, công ty nên yêu cầu thanh toán tiền hàng ngay khi nhận hàng hóa. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các khách hàng ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý. Để phân nhóm rủi ro, công ty có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau: = = 4* +11* + + 1* Theo đó, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro như sau: Bảng 3.4. Mô hình điểm tín dụng Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Khả năng thanh toán lãi 4 > 47 1 Khả năng thanh toán nhanh 11 40 – 47 2 Số năm hoạt động 1 32 – 39 3 24 – 31 4 <24 5 Điểm tín dụng khả năng thanh toán lãi Khả năng thanh toán nhanh Số năm hoạt động Thang Long University Library 65 Trong suốt quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần than Mông Dương, công ty tuyển than Cửa Ông luôn là khách hàng lâu năm nhất của công ty. Áp dụng phương phái tính điểm tín dụng ta có bảng số liệu sau: Bảng 3.5. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty tuyển than Cửa Ông Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Trọng số Giá trị Tài sản ngắn hạn 190.022 Hàng tồn kho 57.532 Nợ ngắn hạn 170.204 EBIT (thu nhập trước thuế và lãi vay) 74.974 Chi phí lãi vay 42.124 EBT (thu nhập trước thuế) 89.256 Khả năng trả lãi (= EBIT/chi phí lãi vay) (lần) 4 2,12 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 11 0,78 Số năm hoạt động (năm) 1 53 Điểm tín dụng 70,06 Nguồn: Số liệu từ bảng báo cáo tài chính công ty tuyển than Cửa Ông 2012 Với điểm tín dụng đạt 70,06 thì công ty tuyển than Cửa Ông được xếp vào nhóm rủi ro số 1 , tức là nhóm có mức độ rủi ro thấp. Chứng tỏ công ty tuyển than Cửa Ông có đủ khả năng chi trả các khoản nợ của mình một cách nhanh chóng, và kịp thời. Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu Công ty nên xem xét, đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua các tiêu chí sau: - Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu cao là một tín hiệu tốt, cho thấy khách hàng thanh toán tiền nợ đúng thời hạn hoặc ngắn hơn thời hạn của chính sách tín dụng. Tuy nhiên vòng quay các khoản phải thu quá cao, nghĩa là công ty đang áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng khắt khe (thời hạn bán chịu ngắn) không áp dụng tín dụng cho khách hàng. Do vậy, công ty cần điều chỉnh vòng quay các khoản phải thu về mức hợp lý, phù hợp với các công ty trong ngành và phù hợp với mức trung bình chung toàn ngành. - Thời gian thu tiền trung bình: thời gian thu tiền trung bình cho biết trung bình công ty mất bao nhiêu ngày để một khoản phải thu được thanh toán. Để có thể đánh giá hiệu quả thu tiền qua kỳ thu tiền bình quân, công ty có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của các năm trong quá khứ. Nếu kỳ thu tiền ngày càng tăng, có nghĩa là các khoản phải thu không được chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng; ngược lại kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm, cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà công ty đang thực hiện là khả quan. Ngoài ra, công ty cũng cần so sánh kỳ thu tiền bình quân với thời hạn của chính sách tín dụng thương mại. 66 Ngoài ra, công ty cần lập kế hoạch theo dõi tuổi của các khoản phải thu để có những bước đi thích hợp hơn: Bảng 3.6. Theo dõi tuổi các khoản phải thu của công ty năm 2012 Tuổi nợ (ngày) Tỷ lệ các khoản phải thu so với doanh thu bán chịu (%) 1. Nợ phải thu trong hạn 42 0 - 40 42 2. Nợ phải thu quá hạn 58 1 - 30 25 31 - 60 18 61 - 90 9 >90 6 Tổng cộng 100 Nguồn: Tính toán theo số liệu được cung cấp Sau khi lập bảng theo dõi tuổi nợ các khoản phải thu, công ty có thể dựa vào đó để biết tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp mình. Theo đó cũng cần quan tâm đặc biệt đến các khách hàng có tuổi nợ quá 61 ngày, đây là nhóm khách hàng có khả năng trả nợ tương đối thấp, vì vậy công ty nên đưa ra các chính sách hợp lý để có thể thu hồi được một phần khoản nợ. Giả định là công ty áp dụng các chính sách trên thì các khoản phải thu của công ty trong năm 2012 giảm 10% và chỉ còn 90% so với con số trước. Bảng 3.7. Đánh giá lại các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2012 Dự kiến thay đổi Giá trị khoản phải thu bình quân (triệu đồng) 116.478 104.830 Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 13,46 14,96 Thời gian thu tiền trung bình (ngày) 26,74 24,06 Nguồn: Số liệu được tính toán từ bảng cân đối kế toán 2012 Khi công ty áp dụng chính sách quản trị các khoản phải thu trên, giá trị khoản phải phải thu bình quân giảm từ 116.478 triệu đồng xuống còn 104.830 triệu đồng. Đồng thời, vòng quay các khoản phải thu tăng từ 13,46 vòng lên 14,96 vòng và thời gian thu tiền trung bình giảm từ 26,74 ngày xuống còn 24,06 ngày. Với số tiền tiết kiêm được do giảm khoản phải thu bình quân là 11.648 triệu đồng công ty có thể đi đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết với công ty khác hay có thể gửi ngân hàng hưởng lãi. Với kết quả này, công ty sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của mình. 3.2.3. Quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSLĐ của công ty, điều này lắm gia tăng khoản chi phí cho bảo quản và quản ý kho bãi. Để quản lý tốt từng danh mục hàng hóa trong hàng tồn kho thì công ty nên áp dụng mô hình ABC, đây là mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Thang Long University Library 67 Ta có giá trị hàng trong cơ cấu hàng tồn kho được xác định như sau: Nhu cầu hàng hóa i * đơn giá hàng hóa i= Giá trị hàng hóa i % giá trị = Giá trị hàng hóa i / Tổng giá trị % số lượng = Số lượng hàng i/ Tổng số lượng Bảng 3.1. Phân loại hàng tồn kho của công ty năm 2012 Nhóm Loại hàng hóa % giá trị % số lƣợng A Than nguyên khai lộ thiên 36,50 10,90 Than nguyên khai hầm lò 30,00 9,55 Tổng 66,50 20,45 B Than cục 10,71 21,71 Than cục 4a 14,2 25,4 Tổng 24,91 47,11 C Than cám 3c 3,09 12,10 Than cám 4a 2,10 15,4 Than cám 5 3,40 4,82 Tổng 8,59 21,31 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu tính toán từ thuyết minh báo cáo tài chính và sổ kho Từ mô hình trên ta thấy, nhóm A gồm than nguyên khai lộ thiên, than nguyên khai hầm lò, tuy về mặt số lượng thì chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng về mặt giá trị lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là những hàng hóa rất dễ chịu ảnh hưởng bên ngoài: nước, độ ẩm, nhiệt độvì vậy yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải có kế hoạch quản lý tốt để than nguyên khai không bị giảm về mặt giá trị cũng như sản lượng. Mô hình ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào than nguyên khai do đem lại lợi ích cao hơn. Tuy nhiên, công ty cũng cần bảo đảm giá trị, số lượng than cám (3c,4a,5) và than cục một cách hợp lý để cơ cấu các loại than được duy trì ổn định. Công ty nên thực hiện kế hoạch kiểm kê hàng nhóm A với chu kì mỗi tháng một lần. Trong năm 2012, công ty có 19.545 tấn than nguyên khai. Giả sử, dựa trên số liệu đó trong năm tới sản lượng khai thác tăng 10% và đạt 21.500 tấn than nguyên khai, có thể tính toán được số lượng than được kiểm toán trong ngày là bao nhiêu. Bảng 3.2. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho nhóm A Số lƣợng (tấn) Chu kì kiểm toán Lƣợng hàng phải kiểm toán mỗi ngày (tấn) 11.500 Tháng (20 ngày) 575 Nguồn: Số liệu tính toán trên việc giả định Bằng cách kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên sẽ giúp nhân viên quản lý có nghiệp vụ thành thạo hơn, tránh được những sai sót trong khâu quản lý tồn kho. Có thể áp dụng các dự báo khác nhau theo mức độ quan trọng của các nhóm hàng khác nhau. 68 3.2.4. Một số giải pháp khác 3.2.4.1 Giải pháp về công tác quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên Đào tạo cán bộ cho công tác phân tích tình hình sử dụng cũng như quản lý TSLĐ là công việc khó, cần thời gian lâu dài, đòi hỏi đội ngũ cán bộ trẻ, năng động kế tiếp những người đi trước. Công ty có thể tổ chức các khóa học ngắn hạn bồi dưỡng thêm trình độ quản lý tài chính cho nhân viên, thường xuyên tuyển dụng những người có năng lực, trách nhiệm và đam mê công việc. Để động viên tinh thần trách nhiệm cho nhân viên thì công ty cần có chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời. 3.2.4.2. Chú trọng công tác phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Tại công ty, công tác phân tích tài chính đã được tiến hành thông qua thuyết minh báo cáo tài chính và nội dung phân tích đã được nêu trong chương 2. Kết quả phân tích chủ yếu được sử dụng cho mục đích báo cáo, tổng kết chứ chưa được sử dụng cho mục đích đánh giá tình hỉnh quản lý và sử dụng TSLĐ tại công ty từ đó mới đưa ra được các chính sách phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy công ty cần quan tâm hơn công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ trong cuối kì hoặc quý thay vì cuối niên độ kế toán. 3.3. Một số kiến nghị Nhà nước có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế trong việc tạo ra các điều kiện kinh tế để các thành phần kinh tế có điều kiện phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp trong trong toàn nền kinh tế nói chung cũng như Công ty cổ phần than Mông Dương nói riêng hoạt động có hiệu quả thì sự hỗ trợ từ phía Nhà nước là rất quan trọng. Do đó: - Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp một cách đồng bộ nhất quán, có học hỏi kế thừa từ những nước tiên tiến nhằm tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cùng hoạt động và phát huy hết khả năng của mình. - Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho từng ngành nghề. Đặc biệt, đối với ngành khai thác và sản xuất than hiện nay, tình hình khai thác than trái phép vẫn tái diễn ngày càng phức tạp, việc lập bến bãi chứa, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép tại các địa bàn giáp ranh tỉnh Quảng Ninh và trên biển vẫn chưa được ngăn chặn, chế tài xử lý vi phạm khai thác than trái phép chưa đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng tái diễn nhiều lần. Do đó, sự phối hợp giữa UBND Quảng Ninh cùng với lãnh đạo Nhà nước các cấp trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, có chế tài cứng rắn hơn trong xử lý vi phạm để giúp ngành than tháo gỡ vấn đề khó khăn này là thực sự rất cần thiết. - Đồng thời, Nhà nước cần cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đi, khủng hoảng nợ công Châu Âu đã diễn ra ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường quốc tế biến động mạnh như : dầu thô, sắt thép, vàng, và một số yếu tố nội tại của nền kinh tế như dựa quá Thang Long University Library 69 nhiều vào tăng trưởng tín dụng, cung tiền mà thiếu hiệu quả, đã dẫn đến lạm phát tăng cao trong suốt những năm vừa qua. Do đó, trong năm 2012 này, Chính phủ cần đăt mục tiêu hàng đầu là tập trung kiểm soát lạm phát bằng việc: + Xác định cơ chế điều hành một cách rõ ràng, công khai, minh bạch trong năm 2012, không gây ra xáo trộn thị trường. + Kiểm soát tốt giá cả các loại hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của lĩnh vực sản xuất như điện, than, xăng dầu, từ đó sẽ giúp hạn chế việc tăng giá của rất nhiều nhóm hàng hóa quan trọng khác trong nền kinh tế. + Tiếp tục thực hiện một cách chủ động và thận trọng chính sách tiền tệ, điều hành linh hoạt các mức lãi suất theo nguyên tắc thị trường nhằm mục tiêu hạ mặt bằng lãi suất trong dài hạn, bình ổn tỷ giá. KẾT LUẬN CHƢƠNG BA Trên cơ sở những phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần than Mông Dương, chương 3 của khóa luận đã nêu ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty. Phần đầu của chương là định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Phần chính của chương là những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được nêu ra gắn liền với những tồn tại, hạn chế đã được nêu ở cuối chương 2. Và cuối cùng là một số đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước để các giải pháp được thực hiện. Trên đây là một số giải pháp mà em đưa ra rất mong được công ty quan tâm và xem xét thực hiện để hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty ngày càng được tốt hơn. KẾT LUẬN CHUNG Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ngày càng là mục tiêu trước mắt và lâu dài cần đạt tới của tất cả các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giúp các nhà phân tích tài chính có cái nhìn toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động ở công ty từ đó có thể đưa ra các quyết định, chính sách đúng đắn nhằm nâng cao lợi nhuận. Không nằm ngoài mục đích trên, bằng việc phân tích tình hình hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, phần nào đã đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp trong các năm tới. Công ty cổ phần than Mông Dương là một công ty lớn, có hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, dù có nhiều thuận lợi, ưu điểm trong việc sử dụng nguồn tài sản lưu động nhưng trong những năm gần đây lợi nhuận có phần giảm sút, hiệu quả hoạt động không được cao. Công ty cần chú trọng hơn vào nguồn tài sản lưu động và áp dụng các giải pháp kiến nghị trên là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Tuy nhiên do sự hạn chế hiểu biết, thiếu kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn và có đủ căn cứ khoa học góp phần giúp ích cho công việc sắp tới. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Th.S Vũ Lệ Hằng đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Phƣơng Thang Long University Library PHỤ LỤC 1.Phụ lục 01. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 2.Phụ lục 02. Bảng cân đối kế toán thu gọn giai đoạn 2010 – 2012 3. Phụ lục 03. Bảng cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – GSTS Ngô Thế Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Học viên tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng-Tài Chính, Nhà xuất bản Lao Động nam 2004. 3. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn ĐÌnh Kiệm, Th.S Bạch Đức Hiển, Nhà xuất ban Tài Chính. 4. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản (2000), NXB Thống Kê, Hà Nội 5. Website Tập Đoàn Công Nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam – vinancomin.vn Khoang-san-Viet-Nam-phan-khoi-tu-tin-buoc-sang-nam-2012-voi-quyet-tam-moi- 854.html 6. Báo nangluongvietnam.vn phat-trien-nganh-than-nam-2013.html 7. Báo vnexpress.net cho-vay-o-12-15-mot-nam-2722771.html 8. Báo vietpaper.com.vn 9. website www.mongduongcoal.com Thang Long University Library 1.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) DTT 1.247.564 1.501.326 1.568.359 253.762 20,34 67.033 4,46 GVHB 1.039.336 1.291.393 1.400.128 252.057 24,25 108.735 8,42 Lợi nhuận gộp 208.228 209.933 168.231 1.705 0,82 (41.702) (19,86) DT HĐTC 10.837 17.935 4.010 7.098 65,50 (13.925) (77,64) Chi phí tài chính 9.119 31.663 42.290 22.544 247,22 10.627 33,56 Trong đó:CPLV 9.119 31.663 42.290 22.544 247,22 10.627 33,56 Chi phí BH 16.462 21.611 23.476 5.149 31,28 1.865 8,63 Chi phí QLDN 93.555 86.340 82.599 (7.215) (7,71) (3.741) (4,33) LN từ HĐKD 99.930 88.254 23.876 (11.676) (11,68) (64.378) (72,95) Lợi nhuận khác 5.813 13.853 12.082 8.040 138,31 (1.771) (12,78) Tổng LNKTTT 105.743 102.108 35.958 (3.635) (3,43) (66.150) (64,78) CP thuế TNDN 26.819 24.940 9.763 (1.879) (7,01) (15.177) (60,85) LNST 78.924 77.168 26.195 (1.756) (2,22) (50.973) (66,05) Nguồn: Số liệu từ bảng báo cáo tài chính 2.Bảng cân đối kế toán thu gọn giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) A.Tài sản ngắn hạn 471.437 215.347 149.951 (256.090) (54,32) (65.396) (30,37) I. Tiền và TĐT 164.208 44.882 3.924 (119.326) 72,67 (40.958) (91,26) III. Phải thu ngắn hạn 270.241 135.865 84.990 (134.376) (49,72) (50.875) (37,45) IV. Hàng tồn kho 36.916 32.762 56.236 (4.154) (11,25) 23.474 71,65 V. TSNH khác 72 2.597 4.801 2.525 3506,94 2.204 84,87 B. Tài sản dài hạn 392.654 545.204 777.684 152.550 38,56 232.480 42,64 I. Phải thu dài hạn 5.301 6.177 6.904 876 16,53 727 11,77 II. Tài sản cố định 363.369 508.439 738.320 145.070 40,00 229.881 45,21 1. TSCĐ hữu hình 286.817 324.842 609.778 38.025 13,26 284.936 87,72 4. CP XDCBDD 76.552 183.597 128.542 107.045 139,83 (55.055) (29,99) IV. ĐTTC dài hạn 21.820 21.799 21.799 (21) (0,09) 0 0 V. TSDH khác 2.164 8.789 10.661 6.625 306,15 1872 21,30 TỔNG TÀI SẢN 864.091 760.551 927.635 (103.540) (11,98) 167.084 21,97 A. Nợ phải trả 691.370 560.472 715.939 (130.898) (18,88) 155.467 27,74 I. Nợ ngắn hạn 545.727 355.072 229.081 (190.655) (34,94) (125.991) (35,48) II. Nợ dài hạn 145.643 205.400 486.858 59.757 41,03 281.458 137,03 B. Vốn chủ sở hữu 172.721 200.079 211.696 27.358 15,84 11.617 5,81 TỔNG NGUỒN VỐN 864.091 760.551 927.635 (103.540) (11,98) 167.084 21,97 Thang Long University Library 3. Bảng cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính : % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 A. Tài sản ngắn hạn 54,56 28,41 16,16 (26,15) (12,25) I. Tiền và tương đương tiền 19,00 5,90 0,42 (13,10) (5.48) III. Các KPT ngắn hạn 31,27 17,88 9,16 (13,39) (8,72) IV. Hàng tồn kho 4,27 4,31 6,06 0,04 1,75 V. Tài sản ngắn hạn khác 0,02 0,34 0,52 0,32 0,18 B. Tài sản dài hạn 45,44 71,59 83,84 26,15 12,25 I. Các KPT dài hạn 0,61 0,81 0,75 0,20 (0,06) II. Tài sản cố định 42,05 66,75 79,59 24,70 12,84 1. Tài sản cố định hữu hình 33,20 42,75 82,59 9,55 39,84 4. Chi phí XDCBDD 8,85 24,00 17,41 15,15 (6,59) IV. Các khoản ĐTTC dài hạn 2,53 2,87 2,35 0,34 (0,52) V. Tài sản dài hạn khác 0,25 1,15 1,15 0,90 0 TỔNG TÀI SẢN 100 100 100 - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa17964_8422.pdf
Luận văn liên quan