Với xu hướng nền kinh tế ngày càng phát triển và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường,công ty TNHH TM và DV lắp máy Miền Nam muốn đứng vững và phát triển ngày càng lớn mạnh trên thị trường thì cần phải lập kế hoạch hoạch định tài chính rõ ràng để từ đó đẩy mạnh việc gia tăng doanh số nhằm góp phần tăng lợi nhuận, hơn thế nữa đó là cách tốt nhất giúp Công ty chiếm giữ được thị phần để từ đó ổn định và phát triển.
Hoạch định là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, đây là một chức năng quan trọng nhất trong bốn chức năng của quản trị.
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định tài chính năm 2011 tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ lắp máy Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động tài chính: Hầu như tất cả mọi doanh nghiệp đều có hoạt động tài chính. Góp vốn liên doanh hay đầu tư thị trường chứng khoán là những hoạt động của các doanh nghiệp tương đối lớn, nhưng gửi tiền cho vay là những hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và lớn. Những khoản thu chi liên quan phản ánh cơ cấu các nguồn vốn và quy mô của các hoạt động tài chính. Một cơ cấu vốn tối ưu và hoạt động tài chính có hiệu lực mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận tài chính.
- Thu chi và lợi nhuận khác: Trong lợi nhuận chung của doanh nghiệp, phải tách riêng những yếu tố bất thường không thuộc vào đời sống thông thường của doanh nghiệp. Những yếu tố này khi quan trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến kế quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng lợi nhuận các hoạt động trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp tóm tắt bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là mục đích của các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quản kinh doanh của doanh nghiệp, của ban lãnh đạo. Nó cũng được dùng để dự báo trong tương lại của doanh nghiệp. Các cổ đông, các nhà đầu tư rất quan tâm, cũng như nhà nước, vì mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận.
Đối với tất cả các mục trên đây, ngoài số liệu tuyệt đối của một thời kỳ hay một chuỗi thời kỳ, ta có thể trình bày sự tiến triển dưới hình thức tỷ lệ hoạt chỉ số đối với một kỳ nào đó.
2.2.3.2 Cơ cấu và hệ số
Sau khi nghiên cứu giá trị tuyệt đối của các chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và sự tiến triển của mức gái trị đó qua thời gian, ta có thể đi sâu vào việc phân tích tình trạng của doanh nghiệp bằng cách nghiện cứu các cơ cấu và hệ số. Nguyên tắc cơ bản ở đây không phải là xét từng chỉ tiêu một mà so sánh một số chỉ tiêu với nhau. Thí dụ doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp đều tăng. Thoạt tiên ta có thể coi đây là một dấu hiệu tích cực đối với doanh nghiệp. Nhưng khi so sánh sự biến đổi của hai chỉ tiêu, ta sẽ thấy doanh thu tăng 30% trong khi lợi nhuận tăng 10%. Vậy có nghĩa là phần lợi nhuận trong doanh thu giảm đi, và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng giảm đi.
Các phương pháp phân tích cơ cấu và hệ số sẽ được trình bày theo hai phần: phần đầu sẽ đề cập đến cách quản lý doanh nghiệp, phần sau sẽ nghiên cứu kết quả của doanh nghiệp.
* Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp là phần trăm giữa lãi gộp đơn vị sản phẩm so với giá bán hay lãi gộp so với doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp chỉ ra mức lãi gộp trong một đồng doanh thu, được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ lãi gộp
=
Lãi gộp
Doanh thu
* Suất sinh lời của doanh thu
Tỷ lệ này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận. Tỷ lệ này rất được các nhà quản lý, đầu tư quan tâm.
Suất sinh lời của doanh thu
=
Lợi nhuận
Doanh thu
* Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Suất sinh lời của tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROA
=
Lợi nhuận
Tài sản
Ta viết lại phương trình trên như sau:
ROA
=
Lợi nhuận
=
Lợi nhuận
x
Doanh thu
Tài sản
Doanh thu
Tài sản
Hai nhân tố trên chính là: suất sinh lời của doanh thu và số vòng quay của tài sản, có tác động trực tiếp đến suất sinh lời của tài sản ROA.
* Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu, những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ số này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn đầu tư bỏ ra
ROE
=
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
2.2.4 Phân tích bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
2.2.4.1 Những chỉ tiêu then chốt
- Tiền: Bảng cân đối kế toán ghi lượng tiền có trong quỹ hay gửi tại nhân hàng của doanh nghiệp vào thời điểm lập bảng. Muốn hiểu sự tiến triển của chỉ tiêu này cần phải theo dõi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Lượng tiền có trong doanh nghiệp luôn luôn thay đổi. Ngay trong một ngày cũng có sự thay đổi lớn. Vì vậy việc đánh giá riêng lẻ nó không có ý nghĩa nhiều. Phải nghiên cứu phải nghiên cứu báo cáo luân chuyển tiền tệ thì mới hiểu được thì mới hiểu được sự tiến triển của quỹ tiền, phải so sánh với các chỉ tiêu khác thì mới đánh giá tình hình tiền tệ của doanh nghiệp.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Khi có tiền mà chưa cần tới, doanh nghiệp sẽ đầu tư ngắn hạn để được hưởng lãi suất. Các hình thức đầu tư này có đặc điểm là có thể trở thành tiền một cách rất nhanh chóng. Vì tính chất lưu động cao nên khi phân tích tình trạng tiền tệ, các khoản này thường hay gộp lại với tiền vì đối với doanh nghiệp, tất cả đều là những công cụ thanh toán sử dụng được ngay.
- Các khoản phải thu: Đây là các khoản tiền mà người thứ ba nợ, chủ yếu là khách hàng. Cho khách nợ là một công cụ chính sách thương mại, nhằm phát triển thị trường và gây lòng trung thành của khách. Nhưng đối với doanh nghiệp có hai hậu quả: Một là không thu hồi được tiền ngay, hai là có nguy cơ khách hàng không trả nợ, hay là trả không đúng kỳ hạn. Ích lợi về mặt thương mại có thể mang lại bất lợi về mặt tài chính. Ngoài ra, người phân tích phải kiểm tra độ chính xác của những khoản nợ đó bao gồm: lập dự phòng, và khoản nợ đã mất. Khi theo dõi sự tiến triển của các khoản phải thu, những hiện tượng bất thường phải được phân tích và giải thích rõ ràng.
- Hàng tồn kho: đây là chỉ tiêu khá quan trọng, vì vậy phải lưu ý sự thay đổi của nó. Những câu hỏi cần đặt ra là: Mức tồn kho như vậy có chính đáng không? Doanh nghiệp có cần lượng đó nguyên vật liệu không? Mức tối ưu đạt được khi vừa đủ để quy trình sản xuất không bị ngắt đoạn và không dư thừa là bao nhiêu? Mức thành phẩm trong kho nếu quá lớn thì có thể phản ánh sự bất cân đối giữa hoạt động sản xuất và khả năng bán hàng. Ngược lại, khi doanh nghiệp không có thành phẩm trong một khoản thời gian nào đó (trong trường hợp sản phẩm không thuộc loại phải tiêu thụ ngay), thì phải xét là năng lực sản xuất có kém quá đối với thị trường tiềm năng không?
- Tài sản cố định hữu hình: Đây là những yếu tố quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Thường thường, khi tài sản hữu hình tăng có ý nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư để phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, khi giảm thì có nghĩa ngược lại. Ta thấy đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp qua những công cụ sản xuất mà doanh nghiệp là chủ sở hữu.
- Tài sản cố định thuê tài chính:Loại tài sản này được sử dụng như loại tài sản trên, đối với sự phát triển của doanh nghiệp thì có cùng ý nghĩa. Điều khác nhau là đối với tài sản thuê tài chính, doanh nghiệp không mua mà thuê dài hạn. Nhu cầu vốn khi mua và khi thuê rất khác nhau. Khi nghiên cứu về nhu cầu tài chính ta phải phân biệt hai loại tài sản cố định này.
- Nợ ngắn hạn: Là những khoản nợ phát sinh trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thường các khoản này tiến triển cùng với mức độ hoạt động. Nếu có hiện tượng nào có vẻ bất thường thì nên nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân.
- Nợ dài hạn: Sự tăng trưởng các khoản nợ dài hạn không bắt buộc phải là dấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp. Đây là một thí dụ điển hình, cho ta thấy rằng trong các tài liệu kế toán, đặc biệt là trong bảng cân đối kế toán, xét riêng một chỉ tiêu là không đủ.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đặc điểm của loại vốn này chính là doanh nghiệp là chủ sở hữu. Do đó, theo nguyên tắc, vốn này sẽ lưu lại trong doanh nghiệp tới lúc thanh lý. Đây là một nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp không phải trả cho ai cả. Hai mục đáng chú ý là nguồn vốn kinh doanh và các quỹ.
2.2.4.2 Cơ cấu và hệ số
* Vốn luân chuyển:
Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân chuyển là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh gây ra.
Công thức tính vốn luân chuyển như sau:
Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn khác.
Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để hình thành tài sản cố định. Điều đó đảm bảo rằng các tài sản cố định sẽ được sử dụng trong thời gian dài hơn một năm tại doanh nghiệp
* Nhu cầu vốn luân chuyển
Nhu cầu vốn luân chuyển = (tồn kho + các khoản phải thu) – Nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn luân chuyển âm: tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Vì vậy các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn luân chuyển dương: tồn kho và phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài.
* Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán trực tiếp như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay. Đây là chỉ tiêu khắt khe về khả năng trả nợ ngắn hạn.
* Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Tỷ số này so sánh toàn bộ tài sản lưu động với nợ ngắn hạn, mức đạt được sự an toàn thì tỷ số này phải lớn hơn 1
* Khả năng độc lập tài chính:
Có hai công thức để đánh giá sự độc lập tài chính của doanh nghiệp:
- So sánh tổng nợ và vốn chủ sở hữu. Thông thường tổng nợ không được vượt quá hai lần vốn chủ sở hữu.
- So sánh nợ dài hạn với vốn chủ sở hữu. Điều kiện an toàn là tổng nợ phải bằng vốn chủ sở hữu.
2.2.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chia làm ba phần:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phần lớn các quá trình sản xuất kinh doanh đều có thể phân tích được theo mô hình đơn giản hoá sau: Doanh nghiệp chi tiền ra trước để mua yếu tố đầu vào, trả lương cho nhân sự…, khi sản xuất xong và bán được sản phẩm thì mới thu được tiền vào. Hơn nữa nhiều khi mua nhưng chưa trả tiền ngay, nhiều khi bán sản phẩm cũng không thu được tiền ngay vì cho khách nợ. Trong đời sống hằng ngày, doanh nghiệp gặp rất nhiều sự chênh lệch như vậy và đây là những hiện tượng rất bình thường.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Khi doanh nghiệp chi tiền ra để đầu tư vào các phương tiện sản xuất, như nhà xưởng máy móc thì sự chênh lệch trong thời gian lại càng lớn hơn. Tài sản cố định khấu hao trong suốt thời hạn sử dụng nghĩa là đối với một dây chuyền sản xuất sử dụng trong 10 năm thì trong 10 năm đó, doanh nghiệp sẽ dần dần thu hồi được số tiền đã bỏ ra lúc đầu để mua nó. Về phương diện quản lý ngân quỹ đầu tư có nghĩa là chi một lượng tiền lớn ngay và thu dần dần lại trong khoảng thời gian dài.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: tạo ra những dòng tiền ra vào mà doanh nghiệp sử dụng để giải quyết những chênh lệch về ngân quỹ phát sinh do những hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Hay khi doanh nghiệp vay vốn dài hạn, sẽ thu ngay một lượng tiền lớn và sẽ trả dần dần trong một khoản thời gian dài. Các dòng tiền xuất phát trừ các nghiệp vụ này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có chương trình đầu tư. Ngược lại, khi doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi, cố thể cho vay ngắn hay dài hạn, trong thời gian cầm tới số tiền đó.
2.3 Lập kế hoạch tài chính
2.3.1 Khái niệm
Kế hoạch tài chính là một quá trình gồm:
- Phân tích các giải pháp đầu tư, tài trợ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.
- Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại để tránh các bất ngờ và hiểu được mối liên hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai.
- Quyết định nên chọn giải pháp nào.
- Đo lường thành quả đạt được sau này so với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tài chính.
Một kế hoạch tài chính hoàn tất cho một doanh nghiệp lớn là một tài liệu khổng lồ. Một kế hoạch của một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể có cùng các thành phần nhưng ít chi tiết hơn và ít tài liệu hơn. Tuy nhiên, các thành phần căn bản của các kế hoạch đều giống nhau, dù tầm cỡ các doanh nghiệp lớn nhỏ thế nào.
Kế hoạch tài chính sẽ dự báo các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập, các báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt. Bởi vì các tài liệu này thể hiện mục tiêu tài chính của doanh nghiệp nên chúng có thể là những dự báo hơi không chính xác cho lắm.
2.3.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến
- Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu: Là phương pháp khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ.
- Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: Phương pháp này được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanh nghiệp sẽ xây dựng báo cáo dự kiến cho nó. Tính hợp lý của phương pháp này là tỷ lệ của các khoản mục được kỳ vọng sẽ có thay đổi so với quá khứ. Do đó điều hiển nhiên là ban lãnh đạo công ty phải quyết định cần dành bao nhiêu nguồn lực của công ty để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Phương pháp kết hợp: Hai phương pháp trên đều có những mặt lợi và bất lợi do đó một phương pháp dự toán dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp có thể đạt được một số kết quả tốt nhất.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM VÀ DV LẮP MÁY MIỀN NAM
Công ty
Cty TNHH TM & DV Lắp Máy Miền Nam
Người đại diện: Ông Lê Bá Huy
Chức vụ: Giám Đốc
Loại công ty: TNHH
Ngành nghề hoạt động: Nông Ngư Cơ-Máy
Địa chỉ doanh nghiệp: Khu Công Nghiệp Hòa Khánh, Lô E, Đường 10, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Lắp Máy Miền Nam được thành lập ngày 29 tháng 6 năm 2001 tại Thành phố Đà Nẵng. Với ba nhà máy lớn có tổng diện tích 40.000 m2 tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng và một Chi nhánh tại Tỉnh Long An, Công ty Lắp máy Miền Nam là nhà sản xuất, kinh doanh hàng đầu các loại động cơ máy nổ diesel, dynamo, máy cày, máy xới và các sản phẩm phục vụ nông lâm ngư nghiệp.
Qua 10 năm không ngừng phát triển lớn mạnh, Công ty Lắp Máy Miền Nam đã tạo được niềm tin sâu sắc với nông dân và hệ thống Đại lý trên toàn quốc, luôn dẫn đầu thị phần máy nông nghiệp Việt Nam. Không dừng lại ở mục tiêu tích cực tham gia cơ giới hóa nền nông nghiệp nước nhà. Công ty Lắp máy Miền Nam đã không ngừng nổ lực nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong lĩnh vực tiêu dùng.
Hiện nay Công ty Lắp máy Miền Nam là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mặt hàng máy phát điện, xe đạp điện, xe máy điện với dây chuyền lắp ráp tiên tiến, hiện đại, cộng với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiẹp và công nhân lành nghề.
Công ty Lắp máy Miền Nam đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, cũng như đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Thực hiện phương châm mang lại lợi ích lâu dài cho người sử dụng, sản phẩm của Công ty luôn được sản xuất theo mục tiêu: “Hình thức bắt mắt, chất lượng tiên phong, giá cả cạnh tranh, dịch vụ hoàn hảo”.
3.2. Bộ máy tổ chức
Xây dựng bộ máy công ty với tiêu chí hoạt động gọn nhẹ, đảm bảo thông tin nhanh, kịp thời cho các phòng ban, cho nên công ty đã xây dựng mô hình bộ máy theo kiểu trực tuyến.
bPHÒNG KINH DOANH NỘI ĐỊA
I
PHÒNG KINH DOANH NỘI ĐỊA
II
PHÒNG QUAN HỆ QUỐC TẾ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH XNK
PHÒNG KỸ THUẬT
3.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
3.3.1. Thuận lợi
Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh máy móc thiết bị trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp; ở nước ta hiện nay còn trên 70% dân số sống nhờ vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp; chiến lược nông nghiệp- nông thôn và nông dân được Đảng và Chính phủ hết sức chú trọng phát triển sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Uy tín tuyệt đối của Công ty với các ngành hàng thương mại, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng sẽ tạo tiền đề cơ bản cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận.
Hệ thống các Đại lý bán hàng của Công ty thường xuyên được củng cố và phát triển, hơn nữa, qua 10 năm cung ứng máy móc nông , ngư nghiệp, cơ khí ở Việt Nam mà trọng tâm là khu vực miền Trung nơi đặt trụ sở chính của Công ty, uy tín về quản trị và thương hiệu của lắp máy miền Nam là một yếu tố rất quan trọng hỗ trợ cho Công ty tổ chức kinh doanh thành công.
Sự quyết tâm nỗ lực cao của tập thể HĐQT, Ban Kiểm Soát, Ban Điều hành cùng với chất lượng nguồn nhân lực của Công ty trong việc thực hiện ngày càng tốt hơn triết lý kinh doanh của LMMN: đặt chữ Tâm và chữ Tín lên hàng đầu, tất cả vì quyền lợi của khác hàng sẽ là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Sự chỉ đạo, hỗ trợ của của lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Đà Nẵng, của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cùng với sự tài trợ của các ngân hàng thương mại mà Công ty có quan hệ tín dụng là những nhân tố đắc lực giúp cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh.
Bộ máy quản lý điều hành và tập thể CB.CNV có trình độ, ngày càng được đầu tư đúng mức để cập nhật kiến thức, luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng với tình hình, đủ sức vượt qua khó khăn, thách thức để nắm bắt cơ hội kinh doanh.
3.3.2. Khó khăn
Chính sách điều hành hoạt động sản xuất- xuất nhập khẩu máy móc cũng vẫn còn nhiều bất cập và chậm được khắc phục, tạo nên một môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng.
Chi phí lãi vay đang ở mức cao, tỷ giá ngoại tệ biến đổi theo xu hướng tăng và khó lường sẽ làm gia tăng rủi ro cho công ty và làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh: nhiên liệu, năng lượng, dịch vụ, bốc xếp vận chuyển, lưu kho ..v.v..biến động theo xu hướng tăng trong khi giá tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ sản xuất của Chính phủ là những vấn đề Ban Điều hành công ty phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và xử lý đúng mới mong đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Áp lực về thủ tục hành chính vẫn còn rất nặng nề; trong khi doanh nghiệp chấp nhận đối đầu với các khó khăn, thách thức trên thương trường thì một bộ phận công chức trong khu vực quản lý nhà nước thờ ơ thậm chí vô cảm trước những yêu cầu chính đáng và đúng pháp luật của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn đói mặt với rủi ro kinh doanh cao khi trên thị trường ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM VÀ DV LẮP MÁY MIỀN NAM.
4.1 Doanh thu
Bảng 4.1: Doanh thu 2009 và 2010 (đvt: đồng)
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch 2010/2009
Doanh thu
83.025.847.710
342.261.483.598
312,23%
Trên bình diện thương mại doanh nghiệp phát triển mạnh, doanh thu thuần tăng 312,23% và không có bất cứ hàng bán nào bị trả lại thể hiện được tính chất lượng của sản phẩm bán ra. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu mà doanh nghiệp đó đạt được, điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty lắp máy Miền Nam là tốt trong năm 2010.
4.2 Giá vốn hàng bán và lãi gộp
Bảng 4.2: Giá vốn hàng bán và lãi gộp (đvt: đồng)
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Giá vốn hàng bán
69.279.880.318
296.330.106.871
328%
Lãi gộp
13.745.967.392
45.931.376.727
234%
Doanh thu
83.025.847.710
342.261.483.598
312%
Giá vốn/doanh thu (%)
83%
87%
4%
Lãi gộp/doanh thu (%)
17%
13%
-4%
Cùng với sự tăng trưởng mạnh của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng theo, tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là tỷ lệ tăng trưởng của giá vốn cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Từ đó làm cho tỷ lệ lãi gộp trong doanh thu cũng giảm đi đáng kể, đây là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn giá vốn hàng bán trong năm sau nhằm tăng tỷ lệ lãi gộp hơn nữa.
4.3 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp
Bảng 4.3: Chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp (đvt: đồng)
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Lãi gộp
13.745.967.392
45.931.376.727
234%
Chi phí bán hàng
7.915.835.331
26.191.802.552
231%
Chi phí QLDN
2.146.589.317
3.155.511.043
47%
Doanh thu
83.025.847.710
342.261.483.598
312%
Chi phí BH, QLDN trong doanh thu
12%
9%
-3%
Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh đặc biệt là chi phí bán hàng tăng 231%. Xem trong bảng cân đối số phát sinh ta thấy sự tăng này chủ yếu 2 do hai yếu tố: tăng lương (mức lương tăng 110%) và tăng chi phí quảng cáo tiếp thị (tăng 80%). Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân viên bán hàng và quản lý, bên cạnh đó gia tăng chi phí quảng cáo tiếp thị làm tăng doanh số bán sản phẩm.
4.4 Lợi nhuận
Bảng 4.4: Lợi nhuận trên doanh thu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Lợi nhuận sau thuế
-867.463.600
3.197.186.288
469%
Doanh thu
83.025.847.710
342.261.483.598
312%
Lợi nhuận/doanh thu
-1,04%
0,93%
1,98%
Nếu năm 2009, 100 đồng doanh thu mang về không đủ bù đắp các khoản chi phí; thì năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu mang về đã tích luỹ được 0,93 đồng lợi. Đây là thành tích rất nổi bật cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu còn thấp, cần năng cao tỷ lệ này hơn nữa.
Bảng 4.5: Cơ cấu lợi nhuận
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
3.683.542.744
16.584.063.132
350%
Thu nhập hoạt động tài chính
(4.551.006.344)
(13.386.876.845)
194%
Tỷ lệ thu nhập HĐTC / lợi nhuận SXKD
-124%
-81%
43%
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy, chi phí từ hoạt động tài chính qua mỗi năm là rất cao, đây chủ yếu là số tiền lãi vay phải trả cho các nhà đầu tư, các khoản này tạo gánh nặng và sức ép lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thành lợi nhuận.
4.5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Bảng 4.6: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Lợi nhuận sau thuế
-867.463.600
3.197.186.288
-469%
Vốn chủ sở hữu
10.000.000.000
50.000.000.000
400%
Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu
-9%
6%
15%
Do năm 2009, doanh nghiệp không có lãi nên việc tăng vốn chủ ở đây là do các thành viên sáng lập góp thêm vốn. Việc tăng thêm 4 lần vốn chủ đã thể hiện hiệu quả của nó qua việc tránh lỗ và mang về lợi nhuận. Nhưng cần lưu ý, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ năm 2010 chỉ là 6%, đây là con số làm cho các nhà đầu tư không đánh giá cao hiệu quả của vốn chủ sở hữu.
4.6 Khả năng sinh lời của tổng nguồn vốn
Bảng 4.7: Khả năng sinh lời của tổng vốn
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Lợi nhuận sau thuế
-867.463.600
3.197.186.288
-469%
Tổng nguồn vốn
112.620.731.583
212.607.649.522
89%
Lợi nhuận / tổng nguồn vốn
-0,77%
1,50%
2,27%
Khi so sánh lợi nhuận với tổng nguồn vốn, ta thấy tỷ lệ phần trăm tăng lên trong năm 2010. Tuy nhiên việc tăng thêm 89% tổng nguồn vốn chỉ mang về thêm 2,27% tỷ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vốn.
4.7 Lưu chuyển tiền tệ
Bảng 4.8: Lưu chuyển tiền tệ (đvt: đồng)
Năm 2009
Năm 2010
Tiền đầu kỳ
1.253.465.718
5.756.496.773
Từ hoạt động kinh doanh
(30.316.829.451)
(84.125.337.290)
Từ hoạt động đầu tư
(22.918.864.027)
(1.689.413.529)
Từ hoạt động tài chính
57.732.724.533
89.712.088.625
Tăng giảm tiền
4.497.031.055
3.897.337.806
Tiền cuối kỳ
5.756.496.773
9.653.834.579
Trong hai năm, tiền từ hoạt động kinh doanh luôn âm, nguyên nhân là do tiền thu từ khách hàng không đủ bù đắp các khoản chi cho nhà cung cấp, trả lương cho người lao động.
Năm 2009, nhu cầu tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư đều rất lớn, doanh nghiệp phải dùng tiền từ hoạt động tài chính (tiền vốn góp và vay) để trang trải .
Năm 2010, tiền dùng cho hoạt động đầu tư đã giảm đáng kể, tuy nhiên tiền chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh lại lớn hơn nhiều so với tiền thu được từ khách hàng. Doanh nghiệp lại phải dùng tiền từ đầu kỳ và từ hoạt động tài chính để trang trải.
Có thể thấy tình hình lưu chuyển tiền tệ trong năm 2009 và 2010 có nhiều bất cập. Năm 2010, mặc dù tiền cuối kỳ là tăng khá nhiều so với năm trước, nhưng đó là tiền từ hoạt động tài chính, trong khi tiền từ hoạt động kinh doanh lại là một con số âm, nguyên nhân chủ yếu là khoản tiền trả cho nhà cung cấp lớn hơn tiền thu được từ khách hàng. Đây là tình trạng không tốt, cần có biện pháp khắc phục ngay.
Cơ cấu tài chính
Bảng 4.10: Nhu cầu vốn luân chuyển
Năm
2009
2010
Phải thu + tồn kho
67.461.553.654
109.037.479.875
Nợ ngắn hạn
80.320.739.857
119.531.044.146
Nhu cầu vốn luân chuyển
-12.859.186.203
-10.493.564.271
Qua hai năm, nhu cầu vốn luân chuyển luôn âm, cho thấy nguồn vốn ngắn hạn thừa so với nhu cầu ngắn hạn và vốn luân chuyển âm: nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ nhu cầu dài hạn. Như vậy doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho sự thiếu hụt vốn dài hạn.
Bảng 4.11: Vốn bằng tiền (đvt: đồng)
Năm
2009
2010
Nhu cầu vốn luân chuyển
-12.859.186.203
-10.493.564.271
Vốn luân chuyển
-8.362.155.148
-2.099.195.415
Vốn bằng tiền
5.756.496.773
8.394.368.861
Tới đây, ta có thể thấy sự phát triển của doanh nghiệp đã được thực hiện trên cơ cấu tài chính chưa an toàn: Đầu tư dài hạn với vốn ngắn hạn (chủ yếu là vay ngắn hạn), thiếu nguồn vốn dài hạn (vốn luân chuyển âm).
2009
2010
Vốn chủ sở hữu
9.132.536.400
51.564.649.883
Nguồn vốn dài hạn
23.167.455.326
41.511.955.488
Tổng nợ
126.655.650.509
202.554.955.122
Để xét sự độc lập tài chính và khả năng vay, ta so sánh vốn chủ sở hữu với các khoản nợ:
So sánh vốn chủ sở hữu với nợ dài hạn: tiêu chuẩn an toàn thường được chấp nhận là nợ dài hạn bằng với vốn chủ. Trong năm 2010, doanh nghiệp đã vay rất nhiều so với năm trước, và số vay dài hạn này vẫn còn thấp hơn vốn chủ sở hữu.
So sánh vốn chủ sở hữu với tổng nợ: tiêu chuẩn an toàn thường được chấp nhận là tổng nợ không lớn hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. Do khoản vay ngắn hạn luôn lớn và tăng trong năm 2 nên tổng nợ đã cao hơn 2 lần vốn chủ sở hữu rất nhiều.
Mặc dù trong năm 2011, vốn vay dài hạn thấp hơn vốn chủ sở hữu nhưng mức tổng nợ đã gấp 3,9 lần vốn chủ nên khả năng vay thêm vốn dài hạn thấp.
4.9 Khả năng thanh toán
Khi phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu đầu tiên được tính là khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Bảng4.12: Khả năng thanh toán
2009
2010
Vốn bằng tiền
4.497.031.055
8.394.368.861
Khoản phải thu
8.555.794.659
43.782.225.368
Tồn kho
55.611.594.729
62.977.082.930
TS lưu động khác
3.294.164.266
2.278.171.577
Nợ ngắn hạn
80.320.739.857
119.531.044.146
Vốn bằng tiền / nợ ngắn hạn
0,06
0,07
TS lưu động / nợ ngắn hạn
0,90
0,98
Khả năng thanh toán nhanh: So sánh vốn bằng tiền với nợ ngắn hạn. Ở đây ta thấy vốn bằng tiền luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Tỷ số này luôn thấp và thấp hơn trong năm thứ hai. Nguyên nhân của việc này chính là việc doanh nghiệp vay ngắn hạn lớn, năm sau lớn hơn năm trước.
Khả năng thanh toán tổng quát: So sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Cũng giống như tỷ số trên tỷ số này cũng thấp, vốn bằng tiền và khoản phải thu có tăng nhưng không lớn so với nợ ngắn hạn.
Qua phân tích hai tỷ số trên có thể nhận thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp, rủi ro kinh doanh cao. Trong năm 2010nếu các chủ nợ đòi tiền doanh nghiệp thì quỹ tiền mặt chỉ có thể trả được 7% số nợ ngắn hạn, trong trường hợp tất cả tài sản lưu động quay vòng bình thường thì cũng chỉ trả được 98% số nợ. Cần lưu ý, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động đây chủ yếu là nguồn cá nguyên liệu đã mua đang đi đường, đặc điểm loại hàng này là khả năng thanh lý rất thấp. Cho nên nếu loại hàng tồn kho ra thì khả năng thanh toán tổng quát chỉ là 0,45 trong năm 2010.Điều này cho thấy, doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ ngắn hạn. Với các khoản nợ ngắn hạn lớn sự tồn tại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc trong tay các chủ nợ ngắn hạn.
Tổng kết tình hình tài chính
Trong lĩnh vực thương mại:
Thị trường phát triển mạnh.
Doanh thu tăng rất nhanh, nhưng khoản phải thu cuối năm lại giảm hơn năm trước cho thấy khả năng quản lý công nợ tốt và có được các khách hàng uy tín.
Trong lĩnh vực chi phí và lợi nhuận:
Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu tăng dẫn đến tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu giảm, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Chi phí bán hàng và quản lý tăng rất mạnh nhưng tỷ trọng trong doanh thu lại giảm đi, đây là thành tích đáng ghi nhận.
Đã khắc phục được tình trạng âm lợi nhuận, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn chưa cao do gánh nặng chi phí lãi vay.
Trong lĩnh vực tài chính:
Cả 2 năm doanh nghiệp đều có nhu cầu về vốn dài hạn, doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ dài hạn (đầu tư tài sản cố định). Cho thấy tài sản cố định không được tài trợ một cách lành mạnh.
Khả năng thanh toán thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh nguyên nhân chủ yếu do vốn bằng tiền ít và vay ngắn hạn lớn. Cùng với khả năng độc lập tài chính không cao, trong năm tiếp theo doanh nghiệp khó có khả năng vay dài hạn hay gia tăng vay ngắn hạn nếu không gia tăng vốn chủ sở hữu.
Như vậy sau 2 năm 2009 và 2010, doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nguồn lợi nhuận. Sự phát triển này đã tạo nên tính bất ổn định về mặt tài chính, tài sản cố định được tài trợ không lành mạnh, khả năng thanh toán thấp. Mức độ bất ổn định này có thể tạm chấp nhận được ở các doanh nghiệp đang trên đà phát triển,còn đối với lắp máy miền Nam, doanh nghiệp nên xây dựng cơ cấu tài chính an toàn hơn để phát triển bền vững và lâu dài.
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2011
5.1 Dự báo doanh thu
Dự báo doanh thu là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc hoạch định tài chính. Đây là công việc khó, đòi hỏi người dự báo thu thập nhiều nguồn thông tin, sử dụng phương pháp dự báo hợp lý và một yếu tố hết sức quan trọng đó là kinh nghiệm. Có nhiều phương pháp dự báo như: dự báo theo bình quân di động, san bằng số mũ giản đơn, phương pháp Brown…lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp với doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Để có được phương pháp dự báo doanh thu tốt nhất ta xem xét các yếu tố sau:
Từ số liệu doanh thu các kỳ trong quá khứ ,sử dụng các phương pháp dự báo doanh thu năm 2011.
Ở tầm quốc gia, nhận thức doanh nghiệp là trung tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội đã được khẳng định, từ nhận thức đó, chính phủ sẽ hoàn thiện và ban hành những chính sách kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh.
Uy tín tuyệt đối của Công ty với các ngành hàng thương mại, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng sẽ tạo tiền đề cơ bản cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận.
Bộ máy quản lý điều hành và tập thể CB.CNV có trình độ, được đầu tư đúng mức để cập nhật kiến thức, luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng với tình hình, đủ sức vượt qua khó khăn, thách thức để nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Dựa vào các cơ sở trên doanh nghiệp dự báo doanh thu sẽ tăng 25% trong năm 2011.
5.2 Báo cáo tài chính dự kiến năm 2011
Một khi doanh thu đã được dự báo, bước tiếp theo là dự báo báo cáo tài chính. Hiện nay có hai phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu và phương pháp chi tiêu theo kế hoạch.
Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu: là phương pháp khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu bán ra trong tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ.
Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: là phương pháp dự báo dựa trên những thông tin có liên quan đến thời kỳ có liên quan mà doanh nghiệp dự kiến xây dựng báo cáo tài chính cho nó.
Có thể nhận thấy cả hai phương pháp trên đều có những điểm lợi và bất lợi, vì trong báo cáo tài chính có một số khoản mục có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu, việc dự đoán chi tiêu tương lai cho chúng là không cần thiết và đôi khi kém chính xác do các yếu tố chủ quan. Và cũng có những khoản mục trong báo cáo tài chính không tăng tỷ lệ thuận với doanh thu sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu lại không chính xác. Do đó phương pháp được sử dụng ở đây là kết hợp hai phương pháp trên nhằm đem lại báo cáo tài chính dự kiến tốt nhất.
Dựa vào báo cáo tài chính trong năm 2009 và 2010, chúng ta tính toán tỷ trọng chi phí và tài sản so với doanh thu để tìm ra tỷ lệ áp dụng phù hợp cho năm 2011
Bảng 5.1: Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ
Khoản mục
Thực tế năm 2009
Thực tế năm 2010
Tỷ lệ áp dụng năm 2011
Giá vốn hàng bán
83.44%
86.58%
83.44%
Chi phí bán hàng
9.53%
7.65%
7.65%
Tiền
5.42%
2.45%
5.42%
Khoản phải thu
10.30%
12.79%
10.30%
Tồn kho
66.98%
18.40%
18.40%
Tài sản lưu động khác
3.97%
0.67%
0.67%
Tài sản cố định ròng
48.19%
27.54%
27.54%
Phải trả người bán
37.37%
5.25%
5.25%
Phải trả khác
1.96%
0.73%
1.96%
5.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến
Bảng 5.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến (đvt: đồng)
Số liệu quá khứ
Dự kiến 2011
2010
Cơ sở dự báo
1. Doanh thu
342.261.483.598
Tăng trưởng
427.826.854.498
2. Gía vốn hàng bán
296.330.106.871
83,44%
356.994.768.424
3. Lợi nhuận gộp
45.931.376.727
70.832.086.074
4. Chi phí bán hàng
26.191.802.552
7,65%
32.739.753.190
5. Chi phí quản lý
3.155.511.043
CTKH
3.944.388.804
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
16.584.063.132
34.147.944.080
7. Thu nhập tài chính
265.755.480
CTKH
332.194.350
8. Chi phí lãi vay
13.300.000.000
mang sang
13.300.000.000
9. Chi phí tài chính khác
352.632.325
CTKH
440.790.406
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
(13.386.876.845)
(13.408.596.056)
11. Thu nhập khác
-
CTKH
400.000.000
12. Chi phí khác
-
CTKH
300.000.000
13. Lợi nhuận khác
-
100.000.000
14. Lợi nhuận trước thuế
3.197.186.287
20.839.348.024
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp (14 x 14%)
-
2.917.508.723
16. Lợi nhuận giữ lại tăng thêm (∆RE)
3.197.186.287
17.921.839.300
Giá vốn hàng bán: lấy doanh thu dự kiến năm 2011 nhân 83,44% vì giá vốn hàng bán chiếm 83,44% doanh thu.
Chi phí bán hàng: tính như giá vốn hàng bán.
Chi phí quản lý: ước tính tăng 25%
Thu nhập tài chính: ước tính tăng 25%
Chi phí tài chính khác: ước tính tăng 25%
Thu nhập khác: nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho thuê kho.
Chi phí khác: chi tiêu chủ yếu từ chi phí cho thê kho bãi
Thuế thu nhập doanh nghiệp: lãi suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 14% do vẫn còn được ưu đãi thuế.
5.2.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến
Bảng 5.3: Bảng cân đối kế toán dự kiến (đvt: đồng)
Năm 2010
Cơ sở dự báo
2011
Doanh thu
342.261.483.598
427.826.854.498
Tài sản
1. Tiền
8.394.368.861
% doanh thu
5,42%
23.172.911.857
2. Khoản phải thu
43.782.225.368
% doanh thu
10,30%
44.087.459.721
3. Tồn kho
62.977.082.930
% doanh thu
18,40%
78.721.353.663
4. Tài sản lưu động khác
2.278.171.577
% doanh thu
0,67%
2.847.714.471
5. Tổng tài sản lưu động
117.431.848.736
148.829.439.712
6. TSCĐ ròng
95.175.800.786
% doanh thu
27,54%
117.840.252.383
7. Tổng tài sản
212.607.649.522
266.669.692.094
Nợ và vốn chủ sở hữu
8. Phải trả người bán
17.983.817.719
% doanh thu
5,25%
22.479.772.149
9. Phải trả khác
2.509.637.964
% doanh thu
1,96%
8.384.023.903
10. Vay ngắn hạn
99.037.588.463
mang sang
99.037.588.463
11. Tổng nợ ngắn hạn
119.531.044.146
129.901.384.514
12. Nợ dài hạn
41.511.955.488
mang sang
41.511.955.488
13. Tổng nợ
161.042.999.634
171.413.340.002
14. Lợi nhuận giữ lại
1.564.649.888
+ (∆RE)
19.486.489.188
15. Vốn chủ sở hữu
50.000.000.000
mang sang
50.000.000.000
17. Tổng nguồn vốn
212.607.649.522
240.899.829.191
18. Vốn cần thêm (AFN)
25.769.862.904
AFN được tính bằng cách lấy tổng tài sản dự kiến trừ (-) cho tổng nguồn vốn dự kiến
Theo như bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2011, tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn nên doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, cụ thể là cần thêm 25.769.862.904 VNĐ. Như đã phân tích ở chương “Phân tích tình hình tài chính”, trong hai năm qua doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh nhưng cơ cấu tài chính chưa an toàn và mục tiêu tài chính trong năm 2011 là từng bước xây dựng cơ cấu tài chính an toàn. Tuy nhiên việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận giảm tỷ suất sinh lời, Việc hoạch định tài chính dựa trên việc xem xét các cơ cấu tài chính sau đây:
Tổng nợ vay / tổng nguồn vốn.
Hạn mức vốn luân chuyển
Khả năng thanh toán tổng quát
Vốn cần thêm có thể huy động bằng ba nguồn: vay ngắn hạn, vay dài hạn, và tăng vốn chủ sở hữu.
5.2.3 Hạn mức tổng nợ vay trên nguồn vốn
Bảng 5.4:Tỷ lệ tổng nợ/ tổng vốn (đvt: đồng)
2009
2010
Tổng nợ vay
70.837.455.326
140.549.543.951
Tổng vốn
112.620.731.583
212.607.649.522
Tỷ lệ tổng nợ / tổng vốn
0,63
0,66
Trong hai năm 2009 và 2010, tỷ lệ tổng nợ / tổng vốn đã tăng lên khá ít, trong năm 2011 nhằm tăng thêm niềm tin đối với nhà đầu tư doanh nghiệp đã cam kết sẽ giữ tỷ lệ này ở mức 0,6. Điều này có nghĩa là tổng nợ vay của doanh nghiệp không được vượt quá 60% tổng giá trị tài sản. Theo bảng cần đối kế toán dự kiến, tổng tài sản năm 2011 là 266.669.692.094 VNĐ, tổng mức nợ vay tối đa là 0,60 x 266.669.692.094 = 160.001.815.257 VNĐ. Nếu vay ngắn hạn và vay dài hạn giữ nguyên như mức năm 2006, thì tổng vốn vay của doanh nghiệp là 99.037.588.463 + 41.511.955.488 = 140.549.543.951 VNĐ. So với hạn mức trên, số vốn vay thêm mà doanh nghiệp được phép vay tối đa là 19.452.271.306 VNĐ.
Tổng giá trị tài sản dự kiến
264.862.217.087
Tỷ số nợ vay trên vốn cho phép tối đa
0,65
Tổng hạn mức nợ vay tối đa
172.160.441.107
Cơ cấu nợ dự kiến
a. Vay ngắn hạn
99.037.588.463
b. Vay dài hạn
41.511.955.488
c. Tổng vốn vay
140.549.543.951
Số vốn vay được phép tăng thêm tối đa
19.452.271.306
Trong khi tổng vốn cần thêm là 25.769.862.904 VNĐ, số nợ vay được phép tăng tối đa là 19.452.271.306 VNĐ cho nên vốn chủ sở hữu phải tăng tối thiểu là 25.769.862.904 - 19.452.271.306 = 6.317.591.598 VNĐ. Tóm tắt như sau:
Tổng vốn cần thêm
25.769.862.904
Nợ vay được tăng tối đa
19.452.271.306
Vốn chủ sở hữu tăng tối thiểu
6.317.591.598
5.2.4 Hạn mức vốn luân chuyển
Bảng5.5: Vốn luân chuyển(đvt: đồng)
Năm
Năm 2009
Năm 2010
Tài sản cố định & đầu tư dài hạn
40.662.146.874
95.175.800.786
Tổng vốn dài hạn
32.299.991.726
93.076.605.371
Vốn luân chuyển
0
-8.362.155.148
0
-2.099.195.415
Vốn luân chuyển qua các năm vẫn âm, để tạo sự phát triển ổn định doanh nghiệp nên xây dựng vốn luân chuyển không âm. Để cho vốn luân chuyển không âm thì tổng vốn dài hạn tối thiểu phải bằng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn dự kiến năm 2011 là 117.840.252.383 VNĐ và tổng vốn dài hạn dự kiến 110.998.444.676 VNĐ, cho nên tổng vốn dài hạn phải tăng tối thiểu là 117.840.252.383 - 110.998.444.676 = 6.841.807.706 VNĐ.
Tài sản cố định ròng
117.840.252.383
Tổng vốn dài hạn dự kiến
110.998.444.676
Vốn dài hạn tăng tối thiểu
6.841.807.707
Nếu vốn dài hạn tăng ở mức tối thiểu, trong khi nhu cầu vốn cần thêm là 25.769.862.904 VNĐ, thì vay ngắn hạn chỉ được tăng ở mức tối đa là 25.769.862.904 - 6.841.807.706 = 18.928.055.197 VNĐ.
Tổng vốn cần thêm
25.769.862.904
Tổng vốn dài hạn tăng tối thiểu
6.841.807.707
Vay ngắn hạn tăng tối đa
18.928.055.197
4.2.5 Hạn mức khả năng thanh toán tổng quát
Cùng với hạn mức về tổng nợ của doanh nghiệp, còn có hạn mức về khả năng thanh toán tổng quát.
Bảng5.6:Khả năng thanh toán tổng quát (đvt: đồng)
2009
2010
Vốn bằng tiền
4.497.031.055
8.394.368.861
Khoản phải thu
8.555.794.659
43.782.225.368
Tồn kho
55.611.594.729
62.977.082.930
TS lưu động khác
3.294.164.266
2.278.171.577
Nợ ngắn hạn
80.320.739.857
119.531.044.146
TS lưu động / nợ ngắn hạn
0,90
0,98
Cả hai năm hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều dưới 1, nhằm tăng tính an toàn hơn trong khả năng thanh toán doanh nghiệp quy định đối với hệ số này năm 2011 sẽ tối thiểu 1,1. Trong khi đó các tài sản lưu động dự kiến năm 2011 là 148.829.439.712 VNĐ, nên các khoản nợ ngắn hạn không được vượt quá 148.829.439.712 ÷ 1,1 = 135.299.490.647 VNĐ.
1. Tài sản lưu động dự kiến
148.829.439.712
2. Khả năng thanh toán tổng quát tối thiểu
1,1
3. Mức tối đa của các khoản nợ ngắn hạn
135.299.490.647
4. Giá trị các khoản nợ ngắn hạn dự kiến
129.901.384.514
5. Mức được phép tăng tối đa vay ngắn hạn
5.398.106.133
Như vậy để đạt được hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 1,1 doanh nghiệp sẽ phải tăng tối đa vốn vay ngắn hạn 5.398.106.133 VNĐ. Tóm tắt như sau:
Tổng vốn vay được phép huy động tối đa
19.452.271.306
Vay ngắn hạn tăng tối đa
5.398.106.133
Nếu tăng tối đa vay ngắn hạn thì vay dài hạn tăng tối đa
14.054.165.173
5.2.6 Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự kiến
Dựa vào các hạn mức trên ta có nhiều lựa chọn nguồn huy động tuy nhiên để có lựa chọn cụ thể chúng ta cần tìm hiểu thêm những điều kiện sau đây:
Việc huy động để có thêm 6.317.591.598 VNĐ vốn chủ sở hữu từ những thành viên sáng lập đã là một nỗ lực rất lớn. Do vậy doanh nghiệp lựa chọn vốn chủ sở hữu tăng ở mức tối thiểu nhất. Tức là doanh nghiệp sẽ lựa chọn huy động thêm 6.317.591.598 VNĐ vốn chủ sở hữu cho nhu cầu vốn cần thêm dự kiến trong năm 2011.
Việc tăng nhiều vốn vay dài hạn tuy rằng không tạo áp lực tìm kiếm nguồn vốn thay thế nhưng lại tạo áp lực chi trả lãi vay vì vay dài hạn có mức lãi vay cao hơn vay ngắn hạn và từ đó cũng làm giảm lợi nhuận. Nên doanh nghiệp lựa chọn mức tăng vay ngắn hạn tối đa và vì vậy mức tăng vay dài hạn là tối thiểu.
Tổng kết các điều kiện trên ta có cơ cấu huy động vốn cần thêm như sau:
Tỷ lệ
Giá trị (VNĐ)
Lãi suất bình quân dự kiến
Tăng vốn chủ sở hữu
25%
6.317.591.598
Tăng vay ngắn hạn
21%
5.398.106.133
8%
Tăng vay dài hạn
55%
14.054.165.173
10%
Tổng
100%
25.769.862.904
Bảng 5.7: Bảng cân đối kế toán dự kiến điều chỉnh lần I (đvt: đồng)
Năm 2010
Cơ sở dự báo
2011
Điều chỉnh
2011
Doanh thu
342.261.483.598
427.826.854.498
427.826.854.498
Tài sản
1. Tiền
8.394.368.861
% của doanh thu
5,42%
23.172.911.857
23.172.911.857
2. Khoản phải thu
43.782.225.368
% của doanh thu
10,30%
44.087.459.721
44.087.459.721
3. Tồn kho
62.977.082.930
% của doanh thu
18,40%
78.721.353.663
78.721.353.663
4. Tài sản lưu động khác
2.278.171.577
% của doanh thu
0,67%
2.847.714.471
2.847.714.471
5. Tổng tài sản lưu động
117.431.848.736
148.829.439.712
148.829.439.712
6. TSCĐ ròng
95.175.800.786
% của doanh thu
27,54%
117.840.252.383
117.840.252.383
7. Tổng tài sản
212.607.649.522
266.669.692.094
266.669.692.094
Nợ và vốn chủ sở hữu
8. Phải trả người bán
17.983.817.719
% của doanh thu
5,25%
22.479.772.149
22.479.772.149
9. Phải trả khác
2.509.637.964
% của doanh thu
1,96%
8.384.023.903
8.384.023.903
10. Vay ngắn hạn
99.037.588.463
Chuyển sang
99.037.588.463
5.398.106.133
104.435.694.596
11. Tổng vay ngắn hạn
119.531.044.146
129.901.384.514
135.299.490.647
12. Vay dài hạn
41.511.955.488
Chuyển sang
41.511.955.488
14.054.165.173
55.566.120.661
13. Tổng nợ
161.042.999.634
171.413.340.002
190.865.611.308
14. Lợi nhuận giữ lại
1.564.649.888
19.486.489.188
19.486.489.188
15. Vốn chủ sở hữu
50.000.000.000
Chuyển sang
50.000.000.000
6.317.591.598
56.317.591.598
17. Tổng nguồn vốn
212.607.649.522
240.899.829.191
266.669.692.095
18. Vốn cần thêm (AFN)
25.769.862.904
0
Điều chỉnh ảnh hưởng của tài trợ
Các bảng báo cáo tài chính đã hoàn tất nhưng chúng chưa phản ánh các khoản chi phí trả lãi vay cho các nguồn vốn vay huy động thêm. Các chi phí này là các khoản điều chỉnh, làm giảm lợi nhuận giữ lại trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến và cả bảng cân đối kế toán dự kiến. Do đó bước tiếp theo là điều chỉnh các khoản này.
Nguồn vốn vay ngắn hạn 5.398.106.133 VNĐ có lãi suất trung bình dự kiến là 8%, chi phí lãi vay ngắn hạn sẽ là 5.398.106.133 x 8% = 431.848.491 VNĐ. Tương tự chi phí lãi vay dài hạn sẽ là 14.054.165.173 x 10% = 1.405.416.517 VNĐ. Tổng chi phí lãi vay tăng thêm 431.848.491 + 1.405.416.517 = 1.837.265.008 VNĐ. Chi phí lãi vay tăng thêm này ảnh hưởng đến các khoản mục của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể là thuế và lợi nhuận giữ lại.
Điều chỉnh ảnh hưởng lợi nhuận giữ lại: Do ảnh hưởng điều chỉnh chi phí lãi vay, lợi nhuận giữ lại sẽ giảm xuống 1.580.047.907 VNĐ trên cả báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
Điều chỉnh bảng cân đối kế toán giai đoạn 3: Do lợi nhuận giữ lại bị giảm đi như đã nêu, làm cho nguồn vốn thiếu hụt đi 1.580.047.907 VNĐ. Phần thiếu hụt này sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng 5.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến hoàn chỉnh (đvt: đồng)
Dự kiến 2011
Điều chỉnh lần I
2011
1. Doanh thu
427.826.854.498
427.826.854.498
2. Gía vốn hàng bán
356.994.768.424
356.994.768.424
3. Lợi nhuận gộp
70.832.086.074
70.832.086.074
4. Chi phí bán hàng
32.739.753.190
32.739.753.190
5. Chi phí quản lý
3.944.388.804
3.944.388.804
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
34.147.944.080
34.147.944.080
7. Thu nhập tài chính
332.194.350
332.194.350
8. Chi phí lãi vay
13.300.000.000
1.837.265.008
15.137.265.008
9. Chi phí tài chính khác
440.790.406
440.790.406
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
(13.408.596.056)
(15.245.861.064)
11. Thu nhập khác
400.000.000
400.000.000
12. Chi phí khác
300.000.000
300.000.000
13. Lợi nhuận khác
100.000.000
100.000.000
14. Lợi nhuận trước thuế
20.839.348.024
19.002.083.016
15. Thuế thu nhập DN (14 x 14%)
2.917.508.723
2.660.291.622
16. Lợi nhuận giữ lại tăng thêm
17.921.839.300
16.341.791.393
Bảng 5.9: Bảng cân đối kế toán dự kiến hoàn chỉnh (đvt: đồng)
2011
Ảnh hưởng tài trợ
2011
Điều chỉnh lần II
2011
Doanh thu
427.826.854.498
427.826.854.498
427.826.854.498
Tài sản
1. Tiền
23.172.911.857
23.172.911.857
23.172.911.857
2. Khoản phải thu
44.087.459.721
44.087.459.721
44.087.459.721
3. Tồn kho
78.721.353.663
78.721.353.663
78.721.353.663
4. Tài sản lưu động khác
2.847.714.471
2.847.714.471
2.847.714.471
5. Tổng tài sản lưu động
148.829.439.712
148.829.439.712
148.829.439.712
6. TSCĐ ròng
117.840.252.383
117.840.252.383
117.840.252.383
7. Tổng tài sản
266.669.692.094
266.669.692.094
266.669.692.094
Nợ và vốn chủ sở hữu
8. Phải trả người bán
22.479.772.149
22.479.772.149
22.479.772.149
9. Phải trả khác
8.384.023.903
8.384.023.903
8.384.023.903
10. Vay ngắn hạn
104.435.694.596
104.435.694.596
104.435.694.596
11. Tổng nợ ngắn hạn
135.299.490.647
135.299.490.647
135.299.490.647
12. Vay dài hạn
55.566.120.661
55.566.120.661
55.566.120.661
13. Tổng nợ
190.865.611.308
190.865.611.308
190.865.611.308
14. Lợi nhuận giữ lại
19.486.489.188
-1.580.047.907
17.906.441.281
17.906.441.281
15. Vốn chủ sở hữu
56.317.591.598
56.317.591.598
1.580.047.906
57.897.639.504
17. Tổng nguồn vốn
266.669.692.095
265.089.644.188
266.669.692.094
18. Vốn cần thêm (AFN)
0
1.580.047.906
0
5.3. Một số giải pháp cho công ty sau khi hoạch định.
Từ việc đánh giá trên sau đây sẽ là một số giải pháp:
Tăng tài sản ngắn hạn của công ty lên bằng cách tăng lượng tiền mặt:
+ Đưa ra các chính sách thu hồi nợ của công ty.
+ Giảm hàng dự trữ trong kho.
+ Tăng phải thu của khách hàng.
Tăng sự đầu tư từ các cổ đông cách tăng khả năng sinh lời, vòng quay tổng tài sản. Công ty có thể tối đa hóa khả năng sinh lời bằng cách cung ứng một sản phẩm hay dịch được ưa chuộng và định giá hợp lý với các chi phí hoạt động được kiểm soát tốt.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
Với xu hướng nền kinh tế ngày càng phát triển và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường,công ty TNHH TM và DV lắp máy Miền Nam muốn đứng vững và phát triển ngày càng lớn mạnh trên thị trường thì cần phải lập kế hoạch hoạch định tài chính rõ ràng để từ đó đẩy mạnh việc gia tăng doanh số nhằm góp phần tăng lợi nhuận, hơn thế nữa đó là cách tốt nhất giúp Công ty chiếm giữ được thị phần để từ đó ổn định và phát triển.
Hoạch định là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, đây là một chức năng quan trọng nhất trong bốn chức năng của quản trị.
Thông qua hoạch định tài chính hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến biện pháp và phương thức mà các nhà quản lý công ty thu hút vốn đầu tư để phát triển một dự án kinh doanh, đồng thời quyết định mọi chiến lược hoạt động của công ty trong sản xuất, phân phối sản phẩm và cả lĩnh vực quản lý nhân lực. Đồng thời công ty nên linh động và mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp, nếu công ty nhận thấy rằng chỉ tiêu đề ra vượt quá khả năng hoặc, ngược lại, quá thụ động so với năng lực hoạt động của toàn công ty.
Sau khi thực hiện xong đề tài: “Hoạch định tài chính năm 2011 công ty TNHH TM và DV lắp máy Miền Nam”, nhóm đã có những hiểu biết thêm về vai trò và mục đích của việc hoạch định tài chính cho công ty.
Các thành viên trong nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nhận thức cũng như thời gian,có thể vẫn chưa thể khái quát hết được vấn đề, nên nội dung của bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót và cần bổ sung, nhóm rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn để tiểu luận hoàn thiện hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn giảng viên: Th.S Hồ Tấn Tuyến đã hướng dẫn giúp nhóm hoàn thành tiểu luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình quản trị tài chính, Hồ Tấn Tuyến,Lê Đức Toàn, Trường Đại học dân lập Duy Tân.
[2] Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, năm 2001, Nhà xuất bản Thống kê.
[3] Website tailieu.vn, taichinhdoanhnghiep.com, diễn đàn taichinh.ketoan,....
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạch định tài chính năm 2011 tại công ty TNHH thương mại và DV lắp máy Miền Nam.doc