Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán xuất, nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M - Tech Vietnam

Nền kinh tếViệt Nam ngày càng được phát triển theo cơchếthịtrường có sự điều tiết vĩmô của nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa chưa được bao lâu. Công cuộc đổi mới nền kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá đang diễn ra vì vậy đòi hỏi các chính sách kinh tếnói chung, chính sáchtài chính nói riêng phải luôn được sửa đổi, bổsung hoàn thiện. Kếtoán là một công cụquan trọng cần thiết không thểthiếu được trong quản lý kinh tế, bởi vậy để đưa nền kinh tếViệt Nam nói chung và kếtoán hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng phát triển đồng bộthì kếtoán cũng cần được bổ sung, sửa đổi và thường xuyên hoàn thiện đểphù hợp với điều kiện quản lý mới. Trong thời gian thực tập đi sâu tìm hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công tác hạch toán nghiệp vụxuất nhập khẩu nói riêng tại Công ty TNHH Mitsuba-Mtech Việt Nam, được sựhướng dẫn nhiệt tình của Thầy Huỳnh Đức Lộng và sựgiúp đỡtận tình của các anh, chịphòng kếtoán tài chính đã giúp em hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, do việc nghiên cứu đềtài trong phạm vi quá rộng trong khi đó thời gian thực tếcòn hạn chếvì vậy bài nghiên cứu sẽkhông thểtránh khỏi những hạn chếvà thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô, quý anh chịvà các bạn sinh viên để đềtài được hoàn thiện hơn.

pdf138 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3987 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán xuất, nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M - Tech Vietnam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nhà cung cấp. Căn cứ vào các tiêu chí tên hàng, mã hàng, đơn giá, tiêu chuẩn đóng gói, điều kiện giao hàng… nhà cung cấp sẽ xác nhận trên đơn hàng và tiến hành giao hàng theo các điều kiện trên đơn hàng. ™ Thủ tục nhập khẩu: • Khi nhận được bộ chứng từ hàng nhập khẩu bằng fax hay email từ nhà cung cấp, bao gồm các loại chứng từ sau : − PO : Purchase Order – đơn hàng nhập khẩu . − C/O : Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. − L/C : Letter of credit – tín dụng thư (nếu có). − INV : Invoice – hóa đơn thương mại. − P/L : Packing list – phiếu đóng gói hoặc bảng kê chi tiết đóng gói. − B/L : Bill of lading – vận tải đơn. − C/I : Certificate of Insurance – giấy chứng nhận bảo hiểm 68 • Khi tiếp nhận bộ chứng từ này, nhân viên xuất nhập khẩu cập nhật vào sổ theo dõi nhận hàng nhập khẩu và tiến hành kiểm tra chi tiết bộ chứng từ nhập khẩu. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của một bộ chứng từ nhập khẩu, nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành thực hiện một số công việc: liên hệ với hãng tàu và nhận giấy báo hàng đến bằng Fax. Đồng thời nhân viên xuất nhập khẩu sẽ chuyển thông tin cho dịch vụ khai hàng để họ chuẩn bị lên tờ khai hải quan. Thủ tục hải quan sẽ được tiến hành ngay khi bộ phận xuất nhập khẩu nhận được chứng từ gốc từ nhà cung cấp. Loại hình nhập khẩu: nhập sản xuất xuất khẩu, nhập đầu tư kinh doanh, nhập kinh doanh,… Sau khi các thủ tục hải quan hoàn tất, nhân viên xuất nhập khẩu copy và gởi một bộ Invoice, Packing List cho kho hàng nhập để chuẩn bị cho việc nhập hàng, một bộ cho bộ phận QC để chuẩn bị cho việc kiểm tra hàng đầu vào. Khi lô hàng được chuyển về kho, nhân viên kế toán copy bộ chứng từ hàng nhập để làm chứng từ thanh toán, còn bản chính lưu tại bộ phận XNK. 2.2.2.2, Chứng từ sổ sách và luân chuyển chứng từ : ™ Các chứng từ bao gồm : − Giấy đăng ký kinh doanh. − Hợp đồng mua bán (Sales Contract) − Phiếu đóng gói (Packing List) − Tờ khai hàng hóa nhập khẩu. − Vận đơn đường biển (Bill of Lading) − Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) − Hóa đơn (Invoice) − Giấy thông báo thuế − Giấy chứng nhận bảo hiểm − Phiếu đề nghị nhận hàng. − Phiếu nhập kho. − Giấy báo nợ, phiếu chi, uỷ nhiệm chi. − Các chứng từ khác có liên quan. 69 (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, [6]) ™ Sổ sách kế toán : − Công ty theo dõi chi tiết lượng hàng nhập kho trong kỳ và chi tiết cho từng đơn vị cung cấp. − Công ty sử dụng sổ chi tiết các tài khoản 152, 331, 111, 112,… − Sổ nhật ký mua hàng. − Sổ cái các tài khoản : 152, 331,1111,1121,… Việc theo dõi này cũng được thực hiện đồng thời trên máy. Cuối kỳ in ra báo cáo. ™ Trình tự luân chuyển chứng từ : Sơ đồ 2.5: Luân chuyển chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu. Chứng từ từ Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu được copy thành 3 bộ : − 1 bộ giao cho kho để kiểm hàng, lập phiếu nhập kho hàng hóa. − 1 bộ giao cho QC để chuẩn bị cho việc kiểm tra hàng đầu vào. − 1 bộ giao cho phòng kế toán làm thủ tục thanh toán. 2.2.2.3, Tài khoản sử dụng : − Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng” − Tài khoản 152 “nguyên vật liệu” − Tài khoản 156 “hàng hóa” − Tài khoản 331 “phải trả người bán” − Tài khoản 1388 “phải thu khác” − Tài khoản 3333 “thuế nhập khẩu phải nộp” − Tài khoản 1331 “thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” − Tài khoản 3331 “thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu” Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu (bộ chứng từ) Phòng kế toán Phòng QC Kho 70 2.2.2.4, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Để thấy được tình hình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, ta có thể thông qua quá trình hạch toán của những hợp đồng nhập khẩu trực tiếp cụ thể: ™ Trường hợp 1 : Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp số MM-812031 ngày 08/12/2008 giữa công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam và công ty FUKOKU CO LTD (Nhật Bản) về việc mua nguyên vật liệu sản xuất cần gạt nước xe Ô tô gồm: Tấm ốp cao su (Cover Base) và lưỡi gạt cao su (Blade Rubber). Giá trị hợp đồng là: 26,007,352.00 JPY ( FOB Tokyo). Số vận tải đơn: HZOMJP1101622 , ngày : 21/12/2008. Phương thức thanh toán T.T (Thanh toán trong thời gian là 45 ngày được tính bắt đầu từ ngày vận tải đơn), Thuế nhập khẩu : 15% ; Thuế giá trị gia tăng : 0% Ngày 03/01/2008 Công ty nhận được thông báo từ hãng tàu hàng đã về Cát Lái, công ty tiến hành đi nhận hàng và làm thủ tục hải quan, (Tỷ giá tính thuế do hải quan quy định là 187.90 VND/JPY) . Ngày 08/01/2009, sau khi kiểm nhận hàng hóa đầy đủ số lượng, phẩm chất quy cách đúng mẫu mã, công ty làm thủ tục nhập kho hàng hóa. Kế toán phản ánh giá trị hàng nhập như sau : (Tỷ giá thực tế : 186.00 VND/JPY) Nợ 152 26,007,352.00 x 186.00 = 4,837,367,472 Có 331 4,837,367,472 Do công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu. Thời hạn nộp thuế là 275 ngày được tính từ ngày đăng ký tờ khai. Vì vậy kế toán sẽ không phản ánh khoản thuế nhập khẩu mà chuyển phần thuế này cho nhân viên thanh lý nguyên vật liệu làm thủ tục xin không thu thuế nhập khẩu. 71 Ngày 23/01/2009 công ty thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Tỷ giá xuất ngoại tệ tại thời điểm này: 187.30 VND/JPY Nợ 331 4,837,367,472 Nợ 635 4,871,177,030 – 4,837,367,472 = 33,809,558 Có 112 26,007,352.00 x 187.30 = 4,871,177,030 Đồng thời ghi Có 007 “ngoại tệ các loại” Ngày 30/09/2009 nhân viên thanh lý thông báo đến bộ phận kế toán số tiền thuế nhập khẩu và thuế VAT còn phải nộp trong tháng do sắp hết thời hạn nộp thuế (275 ngày) mà trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu về vẫn chưa dùng hết. Lô hàng này có tờ khai số: 14/NSX , ngày đăng ký: 07/01/2009. Trị giá số tiền thuế nhập khẩu đến hạn là 305,035,326 VNĐ . Kế toán ghi nhận thuế nhập khẩu phải nộp : Nợ 1388 305,035,326 Có 3333 305,035,326 Trị giá số tiền thuế VAT đến hạn là 233,860,417 VNĐ . Kế toán ghi nhận thuế VAT phải nộp : Nợ 1331 233,860,417 Có 3331 233,860,417 Ngày 01/10/2009 Công ty nộp thuế vào kho bạc nhà nước : Nợ 3333 305,035,326 Nợ 3331 233,860,417 Có 112 538,895,744 72 ™ Trường hợp 2 : Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Autrans (Thailand) Co., LTD nhập khẩu lô hàng gồm nguyên vật liệu sản xuất còi xe gắn máy và còi xe gắn máy. Số hợp đồng: MV09/04/004, ngày 03/04/2009. Giá trị hợp đồng là: 18,286.24 USD; bao gồm: 18,016.00 USD (CIF Hochiminh) và 270.24 USD (phí lãi trả chậm) . Số vận tải đơn: DFS29-019043, ngày : 03/05/2009. Phương thức thanh toán T.T (Thanh toán trong thời gian là 120 ngày được tính bắt đầu từ ngày vận tải đơn). Lô hàng này được nhập về theo hai loại hình: nhập đầu tư kinh doanh (NĐTKD) và nhập kinh doanh (NKD). Đối với loại hình NĐTKD là nhập nguyên vật liệu về tham gia vào sản xuất nhưng sản phẩm làm ra thì được tiêu thụ trong nước. Và loại hình NKD, nhập khẩu về chính là hàng hóa với mục đích là mua về bán lại không tham gia quá trình sản xuất. Chi tiết các mặt hàng nhập khẩu tương ứng với từng loại hình nhập khẩu : 73 (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, [6]) Bảng biểu 2.5: Bảng liệt kê hàng hóa nhập khẩu theo Số hợp đồng : MV09/04/004 , ngày 03/04/2009 . Số thứ tự Tên hàng Số lượng (cái) Đơn giá (USD)/cái Trị giá (USD) Số tờ khai Ngày đăng ký tờ khai 1 Bộ thân còi -5TN HOUSING ASSY 8,000 1.0127 8,101.60 439/NĐTKD 11/05/2009 2 Lõi – COLLAR (CORE) 16,000 0.0015 24.00 439/NĐTKD 11/05/2009 3 Đệm lót – BUSH RUBBER 8,000 0.0187 149.60 439/NĐTKD 11/05/2009 4 Giá treo No.96 – BRACKET NO.96 8,000 0.1035 828.00 439/NĐTKD 11/05/2009 5 Đai ốc M5 – NUT HEX M5 8,000 0.0023 18.40 439/NĐTKD 11/05/2009 6 Vòng đệm No.15 – WASHER NO.15 8,000 0.0018 14.40 439/NĐTKD 11/05/2009 7 Bộ thân còi-5P1 HOUSING ASSY 6,000 1.1196 6,717.60 439/NĐTKD 11/05/2009 8 Lõi – COLLAR (CORE) 12,000 0.0018 21.60 439/NĐTKD 11/05/2009 9 Đệm lót – BUSH RUBBER 6,000 0.0210 126.00 439/NĐTKD 11/05/2009 10 Giá treo No.96 – BRACKET NO.96 6,000 0.1206 723.60 439/NĐTKD 11/05/2009 11 Đai ốc M5 – NUT HEX M5 6,000 0.0028 16.80 439/NĐTKD 11/05/2009 12 Vòng đệm No.15 – WASHER NO.15 6,000 0.0024 14.40 439/NĐTKD 11/05/2009 13 Còi xe gắn máy-5HU HORN ASSY 1,000 1.2600 1,260.00 862/NKD 11/05/2009 74 Thuế nhập khẩu: 25% . Thuế giá trị gia tăng : 10% Khi Autrans (Thailand) Co., LTD gửi giấy chứng nhận xuất xứ - C/O mẫu D thì lúc này công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu theo thuế suất ưu đãi biệt: 5%. Ngày 10/05/2009, hàng về tới cảng Khánh Hội, công ty tiến hành nhận hàng và khai báo hải quan. Ngày 14/05/2009, công ty kiểm tra hàng và làm thủ tục nhập kho. Tỉ giá thực tế tại thời điểm này là 16,940 VND/USD: Nợ 152 16,756.00 x 16,940 = 283,846,640 Nợ 156 1,260.00 x 16,940 = 21,344,400 Nợ 635 270.24 x 16,940 = 4,577,866 Có 331 309,768,906 Thuế nhập khẩu (tỷ giá tính thuế do hải quan quy định là 16,939 VND/USD). Do quy định của hải quan trị giá tính thuế trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu phải là CIF HoChiMinh. Trị giá tính thuế theo số tờ khai 862/NKD = 1,260.00 x 16,939 = 21,343,140 VND. Thuế nhập khẩu : Nợ 156 5,335,785 Có 3333 21,343,140 x 25% = 5,335,785 Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu : Nợ 133 70,957,471 Có 3331 (21,343,140 + 5,335,785) x 10% = 2,667,893 75 Trị giá tính thuế theo số tờ khai 439/NĐTKD = 16,756.00 x 16,939 = 283,829,884 VND Thuế nhập khẩu: Nợ 152 70,957,471 Có 3333 283,829,884 x 25% = 70,957,471 Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu: Nợ 133 70,957,471 Có 3331 (283,829,884 + 70,957,471) x 10% = 35,478,736 Ngày 02/06/2009, Công ty Mitsuba M-Tech nhận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của lô hàng này và tiến hành làm công văn bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ hàng – C/O mẫu D xin được hưởng thuế nhập khẩu theo thuế suất ưu đãi đặc biệt. 76 (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, [6]) CHI TIẾT ĐIỀU CHỈNH THUẾ SAU KHI BỔ SUNG C/O MẪU D Tờ khai số : 862/NKD, Ngày đăng ký : 11/05/2009 Tỉ giá : 16,939 VND/USD Bảng biểu 2.6: Điều chỉnh thuế sau khi bổ sung C/O mẫu D theo tờ khai số: 862/NKD SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ T/S ƯĐTT theo QĐ106 THUẾ NK (VND) T/S ƯĐĐB theo CEPT THUẾ NK (VND) CHÊNH LỆCH (USD) (USD) (VND) NK VAT NK VAT NK VAT NK VAT NK VAT CÁI 1 Còi xe gắn máy - 5HU HORN ASSY 1,000.00 1.26 1,260.00 21,343,140 25% 10% 5,335,785 2,667,893 5% 10% 1,067,157 2,241,030 -4,268,628 -426,863 Cộng : 1,260.00 21,343,140 5,335,785 2,667,893 1,067,157 2,241,030 -4,268,628 -426,863 77 (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, [6]) CHI TIẾT ĐIỀU CHỈNH THUẾ SAU KHI BỔ SUNG C/O MẪU D Tờ khai số : 439/NĐTKD, Ngày đăng ký : 02/06/2009 Tỉ giá : 16,939 VND/USD Bảng biểu 2.7: Điều chỉnh thuế sau khi bổ sung C/O mẫu D theo tờ khai số: 439/NĐTKD SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ T/S ƯĐTT theo QĐ106 THUẾ NK (VND) T/S ƯĐĐB theo CEPT THUẾ NK (VND) CHÊNH LỆCH (USD) (USD) (VND) NK VAT NK VAT NK VAT NK VAT NK VAT CÁI 1 Bộ thân còi - 5TN HOUSING ASSY 8,000.00 1.0127 8,101.60 137,233,002 25% 10% 34,308,251 17,154,125 5% 10% 6,861,650 14,409,465 -27,446,600 -2,744,660 2 Bộ thân còi - 5TN HORN ASSY 6,000.00 1.1196 6,717.60 113,789,426 25% 10% 28,447,357 14,223,678 5% 10% 5,689,471 11,947,890 -22,757,885 -2,275,789 Cộng : 14,819.20 251,022,429 62,755,607 31,377,804 12,551,121 26,357,355 -50,204,486 -5,020,449 78 Khi hải quan đã tiếp nhận công văn bổ sung C/O mẫu D. Kế toán điều chỉnh lại phần chênh lệch thuế : Theo số tờ khai 862/NKD: Nợ 3333 4,268,628 Có 156 4,268,628 Nợ 3331 426,863 Có 1331 426,863 Theo số tờ khai 439/NĐTKD: Nợ 3333 50,204,486 Có 152 50,204,486 Nợ 3331 5,020,449 Có 1331 5,020,449 Ngày 04/06/2009 công ty nhận được quyết định từ hải quan về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của 2 tờ khai: Số tiền thuế phải nộp toàn bộ của tờ khai 862/NKD: Thuế nhập khẩu: 1,067,157 VND Thuế giá trị gia tăng: 2,241,030 VND Số tiền thuế phải nộp toàn bộ của tờ khai 439/NĐTKD: Thuế nhập khẩu: 70,957,471 - 50,204,486 = 20,752,985 VND Thuế giá trị gia tăng: 35,478,736 - 5,020,449 = 30,458,287 VND Kế toán nộp thuế vào ngân sách nhà nước: Nợ 3333 1,067,157 + 20,752,985 = 21,820,142 Nợ 3331 2,241,030 + 30,458,287 = 32,699,317 Có 152 54,519,459 Ngày 25/08/2009 công ty thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Tỷ giá xuất ngoại tệ tại thời điểm này: 16,927 VND/USD 79 Nợ 331 309,768,906 Có 112 (18,016.00 + 270.24) x 16,927 = 309,531,185 Có 515 309,768,906 - 309,531,185 = 237,721 Đồng thời ghi Có 007 “ngoại tệ các loại”. ™ Trường hợp 3 : Ngày 30/06/2009, công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Thai Nippon Seiki Co., LTD (Thái Lan) nhập khẩu lô hàng là nguyên vật liệu để sản xuất bơm xăng điện tử cho xe Air Blade. Tên hàng : Phao cho bơm xăng (Fuel Unit). Trị giá lô hàng là 84,500.00 USD Điều kiện giao hàng : FOB Laemchabang. Số vận tải đơn: STC/HOC-090607, ngày: 11/08/2009. Phương thức thanh toán T.T (Thanh toán trong thời gian là 60 ngày được tính bắt đầu từ ngày vận tải đơn). Thuế nhập khẩu: 3%. Nhưng lô hàng này nhập khẩu từ Thai Lan là nước nằm trong khối ASIAN, do đó khi Thai Nippon Seiki gửi giấy chứng nhận xuất xứ - C/O mẫu D thì lúc này công ty Mitsuba sẽ được hưởng thuế nhập khẩu theo thuế xuất ưu đãi biệt: 0%. Thuế giá trị gia tăng : 5% . Ngày 12/08/2009, hàng về tới cảng Cát Lái, công ty tiến hành nhận hàng và khai báo hải quan. Ngày 18/08/2009, công ty kiểm tra hàng và làm thủ tục nhập kho. Tỉ giá thực tế tại thời điểm này là 16,968 VND/USD: Nợ 152 84,500.00 x 16,968 = 1,433,796,000 Có 331 1,433,796,000 Theo như quy định của hải quan trị giá tính thuế trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu phải là CIF HoChiMinh [7]. Tỷ giá tính thuế do hải quan quy định là 16,965 VND/JPY) . 80 Trong đó : Phí vận chuyển = 670.00 USD Phí bảo hiểm = (84,500.00 x 1.1 x 0.246) : 100 = 228.66 USD Ö Trị giá tinh thuế = (84,500.00 + 228.66 + 670.00) x 16,965 = 1,448,788,267 VND Vậy trị giá tính thuế trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu là 1,448,788,267 VND Thuế nhập khẩu: Nợ 152 43,463,648 Có 3333 1,448,788,267 x 3% = 43,463,648 Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu : Nợ 133 (1,448,788,267 + 43,463,648) x 5% = 74,612,596 Có 3331 74,612,596 Theo như quyết định của hải quan thì thời hạn bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 30 ngày bắt đầu tính từ ngày đăng ký tờ khai [7]. Lô hàng nhập khẩu có số tờ khai: 855/NDT-KD, ngày đăng ký : 15/08/2009. Ngày 08/09/2009, Thai Nippon Seiki gửi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của lô hàng này cho công ty Mitsuba. Nên công ty tiến hành làm công văn bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ hàng – C/O mẫu D xin được hưởng thuế nhập khẩu theo thuế suất ưu đãi đặc biệt. 81 (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, [6]) CHI TIẾT ĐIỀU CHỈNH THUẾ SAU KHI BỔ SUNG C/O MẪU D Tờ khai số : 855/NĐTKD, Ngày đăng ký : 15/08/2009. Tỉ giá : 16,965 VND/USD Bảng biểu 2.8: Điều chỉnh thuế sau khi bổ sung C/O mẫu D theo tờ khai số: 855/NĐTKD SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ T/S ƯĐTT theo QĐ106 THUẾ NK (VND) T/S ƯĐĐB theo CEPT THUẾ NK (VND) CHÊNH LỆCH (USD) (USD) (VND) NK VAT NK VAT NK VAT NK VAT NK VAT CÁI 1 Phao cho bơm xăng - Fuel Unit 25,000 3.38 84,500.00 1,448,788,267 3% 5% 43,463,648 74,612,596 0% 5% 0 72,439,413 -43,463,648 -2,173,182 Cộng : 84,500.00 1,448,788,267 43,463,648 74,612,596 0 72,439,414 -43,463,648 -2,173,182 82 Khi hải quan đã tiếp nhận công văn bổ sung C/O mẫu D. Kế toán điều chỉnh lại phần chênh lệch thuế: Nợ 3333 43,463,648 Có 152 43,463,648 Nợ 3331 2,173,182 Có 1331 2,173,182 Do sắp hết thời hạn nộp thuế công ty Mitsuba vẫn chưa nhận được quyết định xin được hưởng thuế nhập khẩu theo thuế suất ưu đãi đặc biệt. Để tránh tình trạng nợ thuế và bị cưỡng chế khi khai hàng , nên kế toán nộp toàn bộ số thuế với thuế suất thông thường cho kho bạc nhà nước : Nợ 3333 43,463,648 Nợ 3331 74,612,596 Có 112 118,067,244 Phần thuế nhập khẩu nhân viên thanh lý sẽ làm thủ tục xin hoàn lại số tiền thuế nộp thừa được điều chỉnh giảm do bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Kế toán ghi nhận : Nợ 1388 43,463,648 Có 3333 43,463,648 Ngày 25/09/2009 công ty thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu . Tỷ giá xuất ngoại tệ tại thời điểm này : 16,959 VND/USD Nợ 331 1,433,796,000 Có 112 84,500.00 x 16,959 = 1,433,035,500 Có 515 1,433,796,000 - 1,433,035,500 = 760,500 Đồng thời ghi Có 007 “ngoại tệ các loại” Ngày 10/10/2009 nhận được quyết định từ hải quan về việc hoàn thuế nhập khẩu và kế toán cũng nhận được giấy báo của ngân hàng về số tiền thuế đươc hoàn lại : Nợ 112 43,463,648 Có 1388 43,463,648 83 2.2.3, Kế toán quá trình xuất khẩu hàng hoá : 2.2.3.1, Quy trình Xuất khẩu : ™ Tiếp nhận đơn hàng: − Sau khi nhận được đơn hàng từ khách hàng, phòng kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin trên đơn hàng như: đơn giá, tên hàng, mã hàng, điều kiện mua bán; phương thức thanh toán… − Nếu các điều kiên trên hợp lệ thì phòng kinh doanh sẽ chuyển đơn hàng này cho phòng điều độ sản xuất (Production control – PC) để kiểm tra xem có thể đáp ứng được yêu cầu về số lượng và thời gian giao hàng của khách hàng hay không. Nếu đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì phòng điều độ sản xuất & phòng kinh doanh sẽ ký xác nhận trên đơn hàng và thông báo cho khách hàng biết thông qua e-mail. + Về phương thức thanh toán: áp dụng phương thức T/T cho tất cả các khách hàng của Mitsuba. + Về phương thức bán hàng : hiện tại công ty chỉ áp dụng phương thức bán hàng cho các khách hàng theo điều kiện FOB, CIP, CIF , CNF (CFR). ™ Thủ tục xuất khẩu: − Vào ngày 25-26 hàng tháng, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật và nhà máy sẽ hợp kế hoạch sản xuất cho tháng kế tiếp. Căn cứ vào nội dung cuộc họp, phòng xuất nhập khẩu sẽ lên kế họach xuất khẩu cho tháng tiếp đó và thông báo chính thức các thông tin này cho các bộ phận có liên quan biết cũng như các đại lý hàng tàu để họ lên kế hoạch Book tàu. − Sau khi nhận được lệnh cấp cont rỗng (Booking Note) từ nhân viên của công ty dịch vụ (forwarder) cũng như chi tiết đóng hàng từ bộ phận kho, phòng xuất nhập khẩu sẽ làm chứng từ xuất khẩu, bao gồm: Hóa đơn (Invoice), chi tiết đóng hàng (Packing List), sau đó chuyển thông tin này cho dịch vụ giao nhận để họ lên tờ khai xuất. − Kiểm tra tờ khai xuất khẩu do dịch vụ lên tờ khai căn cứ vào các tiêu chí trên PO/Sales Order, hóa đơn (Invoice), Chi tiết đóng hàng (Packing List), đặc biệt là mã sản phẩm như đã đăng ký với Chi Cục Hải quan trước đó. 84 − Vào ngày thực xuất, phòng xuất nhập khẩu sẽ gửi Invoice cho phòng kế toán để xuất hóa đơn, và đồng thời gửi chi tiết đóng hàng và thông tin lưu ý của từng kiện hàng (Shipping Mark) cho bộ phận kho để kho biết và dán nhãn cho từng pallet. − Sau khi kiểm hóa, tiếp nhận tờ khai, bộ hồ sơ niêm phong và các chứng từ cần thiết để làm thủ tục đóng hàng, áp tải hàng ra Cảng làm thủ tục đóng hàng, thực hiện các thao tác thủ tục xuất hàng. ™ Quản lý hàng xuất khẩu: - Đối với hàng xuất vào sáng thứ hai hàng tuần: Phòng điều độ sản xuất và phòng kinh doanh phải chốt số lượng thực xuất trước sáng thứ sáu tuần trước đó; Vì hãng tàu không làm việc vào ngày thứ bảy nên công ty phải xử lý những vấn đề liên quan đến việc xuất hàng vào thứ sáu. Căn cứ vào số lượng này, bộ phận kho sẽ làm chi tiết đóng hàng gửi cho phòng xuất nhập khẩu. - Đối với những lô hàng xuất vào ngày khác trong tuần: + Phòng điều độ sản xuất và phòng kinh doanh phải chốt số lượng thực xuất trước ngày thực xuất 02 ngày. + Bộ phận xuất nhập khẩu căn cứ vào số lượng được chốt để điều chỉnh số lượng hàng xuất chính thức và gửi cho Phòng điều độ sản xuất. + Căn cứ vào lịch xuất hàng chính thức, bộ phận kho sẽ làm chi tiết đóng hàng và cung cấp cho bộ phận XNK. Những công việc trên phải được thực hiện trước ngày thực xuất 01 ngày. − Đối với hàng xuất bằng đường AIR hoặc không nằm trong kế hoạch dự kiến: + Sau khi có thông tin xuất hàng Phòng điều độ sản xuất và phòng kinh doanh phải thông báo ngay cho bộ phận kho và bộ phận xuất nhập khẩu biết để kho làm chi tiết đóng hàng và đồng thời bộ phận xuất nhập khẩu có thông tin để Book chổ với Forwarder. + Việc xuất hàng tại nhà máy luôn được sự giám sát của bộ phận kho, nhân viên bảo vệ tại nhà máy; nhân viên dịch vụ giao nhận; viên chức Hải quan (trong trường hợp hàng bị kiểm hóa). 85 (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, [6]) 2.2.3.2, Chứng từ sổ sách và luân chuyển chứng từ : ™ Các chứng từ bao gồm : − Hợp đồng mua bán (Sales Contract) − Phiếu đóng gói (Packing List) − Hóa đơn (Invoice) − Tờ khai hàng hóa nhập khẩu. − Vận đơn đường biển (Bill of Lading) − Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) − Giấy chứng nhận bảo hiểm − Biên bản bàn giao hàng hóa. − Phiếu xuất kho. − Giấy báo có, phiếu thu, phiếu chi. − Các chứng từ khác có liên quan. ™ Sổ sách kế toán : − Công ty sử dụng sổ chi tiết các tài khoản 156, 632, 511, 131,… − Sổ nhật ký bán hàng. − Sổ cái các tài khoản : 156, 632, 511, 131,... Việc theo dõi này cũng được thực hiện đồng thời trên máy. Cuối kỳ in ra báo cáo. ™ Trình tự luân chuyển chứng từ : Sơ đồ 2.6: Luân chuyển chứng từ đối với hàng hóa xuất khẩu. Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu (bộ chứng từ) Phòng kế toán Kho 86 − Chứng từ từ Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu được copy thành 2 bộ: + 1 bộ giao cho kho để kiểm tra và đối chiếu hàng xuất kho thực tế và chứng từ phát hành. + 1 bộ giao cho phòng kế toán để kế toán xuất hóa đơn và việc thanh toán của khách hàng đối với công ty. − Sau khi hoàn tất việc xuất hàng, bên XNK cung cấp invoice, packing list và số cont số seal đối với hàng đi container cho hãng tàu để phát hành bill. − Khi Bill đã được kiểm ta và hoàn chỉnh, nhân viên xuất nhập khẩu làm bộ hồ sơ xin C/O, tiến hành các thủ tục xin và nhận (nếu có). − Vì hàng xuất khẩu được đóng trong pallet gỗ nên phải khử trùng pallet gỗ. − Bộ chứng từ xuất khẩu gửi cho khách hàng bao gồm : + INV : Invoice – hóa đơn thương mại. + P/L : Packing list – phiếu đóng gói hoặc bảng kê chi tiết đóng gói. + B/L : Bill of lading – vận tải đơn. + C/O : Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. + FCC : Fumigation Certificate – Chứng thư giám định khử trùng pallet. + C/I : Certificate of Insurance – giấy chứng nhận bảo hiểm. 2.2.3.3, Tài khoản sử dụng : − Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán” − Tài khoản 131 “phải thu khách hàng” − Tài khoản 3333 “thuế xuất khẩu phải nộp” − Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng” − Tài khoản 1122 “tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ” − Tài khoản 515, 635 “doanh thu, chi phí hoạt động tài chính” sử dụng trong chênh lệch tỉ giá. − Các tài khoản liên quan. 87 2.2.3.4, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh : Để thấy được tình hình hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp tại công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, ta có thể thông qua quá trình hạch toán của những hợp đồng nhập khẩu trực tiếp cụ thể : ™ Trường hợp 1 : Ngày 22/06/2009, công ty MITSUBA CORPORATION (Nhật) đặt mua hàng mẫu 20 bộ cảm biến – Sensor Assy, Điều kiện giao hàng là CNF Tokyo, trị giá lô hàng là 81,325.00 JPY, bao gồm: Tiền hàng : 60,000.00 JPY Cước phí : 21,325.00 JPY Bộ cảm ứng này là nguyên vật liệu mà Mitsuba M-Tech Việt Nam nhập khẩu về để sản xuất ra dây điện SG03. Do đó, khi công ty MITSUBA CORPORATION đặt mua bộ cảm ứng này, công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam đã cho khai loại hình xuất phi mậu dịch, khi xuất bán kế toán ghi nhận xuất nguyên vật liệu và có thuế GTGT 10%. Phương thức thanh toán là T/T (thời hạn khách hạn thanh toán cho công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam là vào cuối tháng sau của ngày vận đơn), đồng tiền thanh toán là JPY. Số hàng này đã được xuất đi theo vận đơn đường không số 1740062855, ngày vận đơn: 02/07/2009 do công công ty chuyển phát nhanh DHL vận chuyển. Trị giá vốn là 8,200,000VND. Tỉ giá thực tế vào ngày 02/07/2009 là 189.47 JPY/VND − Ghi nhận giá vốn hàng bán : Nợ 632 8,200,000 Có 152 8,200,000 − Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu : Nợ 136 60,000 x 189.47 = 11,368,200 Có 511 11,368,200 − Thuế GTGT đầu ra : Nợ 641 11,368,200 x 10% = 1,368,200 Có 3331 1,368,200 88 − Ghi nhận cước phí Air: Nợ 136 21,325 x 189.47 = 4,040,448 Có 3388 4,040,448 Ngày 30/07/2009 công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam nhận được hóa đơn thanh toán cước phí Air của công ty chuyển phát nhanh DHL: Nợ 3388 4,040,448 Có 112 4,040,448 Ngày 26/08/2009 công ty MMVC nhận được giấy báo có của ngân về khoản tiền do khách hàng trả là 81,325.00 JPY. Tỉ giá thực tế tại thời điểm này là 194.85 JPY. Nợ 112 81,325.00 x 194.85 = 15,795,755 Có 136 81,325.00 x 189.47 = 15,408,648 Có 515 15,795,755 - 15,408,648 = 387,107 Đồng thời ghi Nợ 007 “ngoại tệ các loại” 89 (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam, [6]) ™ Trường hợp 2: Ngày 01/07/2009, công ty ký kết một hợp đồng kinh tế số: MCG-V0905 với công ty Guangzhou Mitsuba Electric Co.Ltd. (China) để xuất khẩu linh kiện xe gắn máy và ô tô. Điều kiện giao hàng là CIF Guangzhou, phương thức thanh toán T/T (thời hạn khách hạn thanh toán cho công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam trong vòng 60 ngày sau bắt đầu từ ngày vận đơn). Chi tiết các mặt hàng gồm: Bảng biểu 2.9: Bảng liệt kê hàng hóa nhập khẩu theo số hợp đồng: MCG- V0905, ngày 01/07/2009. Tên hàng Số lượng (cái) Đơn giá (USD) Trị giá (USD) Vòng đệm-GROMMET 1,000 0.162 162 Cuộn phát xung Pulser Coil Assy GF-10201 4,000 0.55 2,200 Cuộn phát xung Pulser Coil Assy GF-08241 1,000 0.577 577 Cuộn phát xung Pulser Coil Assy GF-04434 6,000 0.56 3,360 Rờ le Relay Assy RC-7001 4,800 0.57 2,736 Rờ le Relay Assy RC-7002 72,000 0.57 41,040 Rờ le Relay Assy RC-7003 31,200 0.61 19,032 Tổng cộng 120,000 69,107 Ngày 22/07/2009 số hàng này được xuất ra khỏi kho đi công ty Guangzhou Mitsuba Electric, với số vận đơn đường biển FSHCMPI 4252, ngày vận đơn: 26/07/2009. Số hàng xuất bán công ty mở tờ khai tại chi cục Hải Quan Long Bình 2 loại hình: xuất kinh doanh (XKD) và xuất sản xuất (XSX). 90 Vòng đệm - GROMMET thuộc loại hình xuất kinh doanh, số tờ khai : 372/XKD. Do vòng đệm công ty mua trong nước là nguyên vật liệu để tham gia sản xuất linh kiện cho xe. Theo giấy đầu tư số: 472023000460, ngày cấp 05/05/2008 cho phép công ty được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu. Cuộn phát xung và rờ le các loại thuộc loại hình xuất sản xuất, tờ khai số 920/XSX. Trị giá vốn lô hàng: Vòng đệm là 2,000,000 VNĐ, Cuộn phát xung và rờ le các loại là 880,000,000 VNĐ. Tỷ giá thực tế vào ngày 22/07/2009 là 16,963 USD/VNĐ. Ghi nhận giá vốn hàng bán: Vòng đệm: Nợ 632 2,000,000 Có 152 2,000,000 Cuộn phát xung và rờ le các loại: Nợ 632 880,000,000 Có 155 880,000,000 Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu : Nợ 131 69,107 x 16,963 = 1,172,262,041 Có 511 1,172,262,041 Đến ngày 30/09/2009 công ty Mitsuba nhận được giấy báo có của ngân về khoản tiền do khách hàng trả là 69,107 USD. Tỉ giá thực tế tại thời điểm này là 16,991 USD/VND. Nợ 112 69,051 x 16,991 = 1,173,245,541 Có 131 1,172,262,041 Có 515 1,173,245,541 - 1,172,262,041 = 983,500 Đồng thời ghi Nợ 007 “ngoại tệ các loại” 91 Khoản chênh lệch khi công ty nhận tiền về là do ngân hàng tính phí chuyển tiền là 56 USD : Nợ 642 56 x 16,991 = 951,496 Có 131 56 x 16,963 = 949,928 Có 515 951,496 - 949,928 = 1,568 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . Là chương đi vào thực trạng công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam . Chương 2 này đã nêu rõ tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại công ty. Đặc biệt nó đi sâu vào thực trạng kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty. Cũng xuất phát từ các vấn đề được khai thác thác trong chương 2, đã giúp cho công ty có thể nhìn thấy những ưu thế để tiếp tục duy trì và biết được những khuyết điểm mà từ đó có những định hướng để khắc phục và hoàn thiện hơn. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VN. 92 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VN. 3.1. Nhận xét. Trong xu thế quốc tế hóa và tự do thương mại tạo ra một thị trường rộng lớn nhưng mức độ cạnh tranh thì ngày càng gay gắt và khốc liệt, công ty Mitsuba M-Tech VN đã không ngừng cải tiến và đa dạng hóa các phương thức kinh doanh XNK với mục đích là đem lại lợi nhuận lớn nhất, giải quyết vấn đề việc làm cũng như thu nhập của công nhân viên nhằm sử dụng hết tiềm năng của công ty. Công ty tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường, tạo mối liên kết chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau giữa các bạn hàng truyền thống cả trong nước và ngoài nước, bên cạnh đó công ty luôn tìm kiếm những đối tác và khách hàng mới để mở rộng thị trường hoạt động. Một nền kinh tế nhiều rủi ro nhưng cũng lắm cơ hội để phát triển. Do đó: Mục tiêu đầu tiên mà công ty Mitsuba đề ra là phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán do nhà nước ban hành và ngày càng hoàn thiện hệ thống kế toán tại đơn vị mình. 3.1.1, Tổ chức công tác kế toán tại công ty. Về tổ chức công tác kế toán, công ty luôn có kế hoạch sắp xếp chỉ đạo từ trên xuống dưới một cách khoa học. Việc bố trí nhân viên kế toán và phân định công việc trong bộ máy kế toán của công ty là tương đối phù hợp với khả năng của mỗi kế toán viên ứng với khối lượng công việc và đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý đặt ra. Công ty có đội ngũ kế toán có trình độ cao, sử dụng nghiệp vụ thành thạo và có trách nhiệm trong công tác kế toán. Vì vậy việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động kế toán của công ty phải thật chính xác và bảo đảm được những yêu cầu của nhà quản lý để tránh cho công ty không gặp những khó khăn hay bất lợi trong việc thanh toán và kinh doanh. 93 Trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá hoạt động kinh doanh XNK, Công ty đã xây dựng được một hệ thống các máy tính nhằm phục vụ cho quá trình thu thập tin tức trong kinh doanh để tạo điều kiện cho việc liên lạc và tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra các công việc trong phòng kế toán đã được tin học hoá toàn bộ quá trình ghi chép, lập trình theo phần mềm kế toán của công ty cổ phần Tin Học Lạc Việt cung cấp, được lập trình theo đúng với thực tế công tác kế toán, nhờ vậy mà công ty giảm đi khối lượng ghi chép, phản ánh vào sổ sách và công việc tính toán. Không những thế, khi làm kế toán bằng máy sẽ đưa ra được thông tin chính xác, nhanh nhất và thuận tiện. Bất kỳ lúc nào công ty cần thông tin về vấn đề gì đều có thể trích xuất một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất và khối lượng phải lưu các sổ sách sẽ giảm xuống vì máy tính có thể nhớ một khối lượng lớn các thông tin đó. 3.1.2, Công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty. 3.1.2.1, Ưu điểm. ™ Về hệ thống tài khoản sử dụng. Theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 [5] của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, công ty đã áp dụng đúng chế độ hệ thống tài khoản kế toán đã quy định. Hiện nay, các chuẩn mực kế toán đã được ban hành và công ty cũng đã có hướng để chuẩn bị thực hiện theo như đúng quy định. ™ Về tổ chức hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán. Các hóa đơn, chứng từ sử dụng trong công ty đều chấp hành theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính. Ứng với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các hoá đơn, chứng từ phù hợp cả về giá cả, số lượng và nguyên tắc ghi chép cũng như yêu cầu trong công tác quản lý chứng từ. Công ty đã áp dụng các hình thức sổ sách kế toán theo quy định 1141/TC/QĐ/CĐKT [5], đồng thời có điều chỉnh một số nội dung nhằm giảm nhẹ công việc ghi chép nhưng vẫn đảm bảo theo dõi đầy đủ và kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh. Các số liệu trong sổ sách kế toán là thông tin đã được xử lý, nó cung cấp những thông tin về các đối tượng kế toán một cách có hệ thống về không gian và thời gian và từng loại đối tượng. 94 ™ Về hạch toán hàng tồn kho. Công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Phương pháp này cung cấp thông tin chính xác cho doanh nghiệp về tình hình biến động của hàng nhập khẩu trên các mặt dự trữ, tiêu thụ và cung ứng, tạo sự quản lý và bảo quản tốt hàng hoá cả về số lượng và giá trị hàng hóa. ™ Về công tác quản lý nghiệp vụ Xuất Nhập khẩu. Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả công việc. Các nghiệp vụ XNK luôn được giám đốc thường xuyên theo dõi. Các phòng ban phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất, có giá cả hợp lý để đáp ứng được nhu cầu khách hàng mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Trong suốt quá trình hoạt động, công ty đã không ngừng cải tiến, đổi mới các biện pháp quản lý nhằm hướng tới hiệu quả công việc cao nhất. Chính nhờ sự nổ lực đó mà công ty đã tạo được nhiều uy tínvới khách hàng và nhà cung cấp trên toàn thế giới. 3.1.2.2, Nhược điểm: Với những ưu điểm mà Công ty Mitsuba M-Tech VN đã đạt được trong tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán về hoạt động kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, thì vẫn còn tồn tại một số vướng mắc khác cần xem xét quan tâm và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, để góp phần nâng cao hiệu quả quá trình kinh doanh của công ty và đúng với quy định về tài chính - kế toán đã ban hành. ™ Hạch toán sai các tài khoản sử dụng XNK. Theo chế độ kế toán hiện hành, trong hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa đối với hàng mua đã thuộc quyền sở hữu của công ty nhưng chưa về nhập kho thì phải hạch toán vào tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” để theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu. Nhưng công ty đã không thực hiện như vậy, và đưa ra lý do là thời gian lưu tại cảng, sân bay và đang đi trên đường ngắn nên ảnh hưởng không đáng kể để ghi vào sổ. Điều này dẫn đến việc xác định lô hàng nhập khẩu thuộc quyền sở hữu của công ty là sai thời điểm. Sau khi hàng hoá đã về nhập kho thì sử dụng tài khoản 156 “hàng hóa” và phân thành hai tiểu khoản là: Tài khoản 1561 “Giá mua hàng hoá” và tài khoản 1562 “Chi 95 phí thu mua hàng hoá”. Các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng nhập khẩu, trừ số tiền hàng và thuế nhập khẩu thì kế toán phải hạch toán vào tài khoản 1562, đến cuối kỳ thì tiến hành phân bổ cho hàng tiêu thụ. Về tài khoản 156, khi hàng xuất kho để xác định giá vốn hàng bán, kế toán đã không phản ánh hết giá trị của lượng hàng hoá này do không phản ánh chi phí thu mua như: chi phí vận chuyển về kho, chi phí lưu kho, lưu bãi,… mà phản ánh hết các chi phí này vào tài khoản 641 “chi phí bán hàng”, đây là điểm không hợp lý của công ty vì như vậy sẽ làm tăng chi phí bán hàng lên một lượng đáng kể và làm giảm trị giá của lô hàng. Một số trường hợp xảy ra khi hàng được xuất ra khỏi kho chuyển ra cảng hoặc sân bay để chờ làm thủ tục xuất khẩu nhưng chưa xác định tiêu thụ, không được theo dõi trên tài khoản 155 “thành phẩm” và cũng không được kết chuyển qua tài khoản 632 “giá vốn hàng bán” để theo dõi lô hàng. Nhưng đến thời điểm hiện nay công ty vẫn chưa theo dõi được giá trị của lô hàng này. ⇒ Với những sai sót trên sẽ dẫn đến một kết quả là không phân biệt được hàng hoá nào đã được nhập kho rồi mới bán, hàng hoá nào bán giao ngay tại cảng hoặc chuyển thẳng đến khách hàng. Nên công tác kiểm tra, giám sát hàng hoá XNK gặp khó khăn và công tác lập kế hoạch của công ty đặc biệt sai sót trong việc xác định đâu là chi phí thuộc giá vốn và đâu là chi phí bán hàng. ™ Tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức xung quanh vấn đề XNK hàng hoá. Việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận còn chậm trễ. Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu nhận được chứng từ nhưng không chuyển về phòng kế toán sớm dẫn đến công việc bị tồn đọng, công tác kế toán vào những ngày cuối tháng trở nên rất bận rộn làm ảnh hưởng đến báo cáo kế toán có thể bị chậm trễ. Ngoài ra còn có thể bị phạt các khoản như phạt chậm nộp thuế gây và gây thiệt hại lớn cho công ty. Phương thức thanh toán T/T dựa trên sự tín nhiệm giữa nhà cung cấp và khách hàng với nhau. Nhưng hiện nay do một số ít khách hàng đã thanh toán trễ tiền hàng so với hợp đồng được ký kết, điều này gây khó khăn cho bên thanh lý thuế phải nợ chứng từ thanh toán, không hoàn thành thủ tục thanh lý. Làm ảnh hưởng đến việc khai hàng với hải quan, gây chậm tiến độ sản xuất và thời gian giao hàng. 96 Công ty chưa có chính sách giảm giá cho những khách hàng mua khối lượng lớn, thường xuyên và luôn luôn theo đúng hợp đồng đã ký, công ty cũng chưa có chính sách chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán trước hạn để giữ khách đồng thời khuyến khích người mua trả tiền trước. 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty. 3.2.1, Hạch toán đúng các tài khoản sử dụng XNK. 3.2.1.1, Hạch toán hàng mua nhưng chưa nhập kho. Muốn phản ánh đúng thời điểm hàng hoá nhập khẩu thuộc quyền sở hữu công ty và để theo dõi chặt chẽ hàng hoá của công ty trong quá trình nhập khẩu được tốt hơn. Công ty nên mở thêm tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” dùng để phản ánh giá trị của các mặt hàng nhập khẩu đã thuộc quyền sở hữu của công ty mà còn đang trên đường vận chuyển ở cảng, sân bay hoặc đã về đến công ty nhưng đang chờ kiểm tra giám định chưa nhập kho. Khi đó công ty nên tiến hành hạch toán như sau: Khi các đại lý thông báo hàng nhập khẩu đã về đến cảng hoặc sân bay kế toán phản ánh trị giá các loại hàng hoá, thiết bị nhập khẩu theo giá trị thực tế của hàng nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 151 : Trị giá hàng nhập khẩu theo giá mua thực tế Có TK 331 : Phải trả cho người bán Có TK 333 : Thuế và các khoản thuế phải nộp nhà nước Sau khi hàng đã được kiểm tra giám định tại cảng hoặc sân bay nếu thấy đúng với vận đơn. Hàng có thể chuyển về nhập kho, gửi đi bán hoặc giao tay ba. Kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561) : Nhập kho hàng hóa Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán Nợ TK 632 : Hàng bán giao tay ba Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường 97 Chi phí thu mua của hàng tồn đầu kỳ 3.2.1.2 Hạch toán chi phí thu mua và phân bổ hàng hoá bán ra. Các khoản mục chi phí phải bảo đảm tính chính xác. Do đó các tài khoản liên quan đến việc thu mua hàng hoá kế toán phải hạch toán vào tài khoản 1562, chứ không phải phản ánh hết vào tài khoản 641. Vì vậy, việc xác định giá vốn hàng bán phải phân bổ chi phí cho giá trị hàng bán ra. ™ Khi phát sinh chi phí thu mua, kế toán ghi : Nợ TK 1562 Nợ TK 133 : Thuế GTGT ( nếu có ) Có TK 111,112,131… ™ Cuối kỳ phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ theo công thức : + = x + Ví dụ minh họa, nếu trong công ty Mitsuba M-Tech VN: Chi phí thu mua của hàng tồn đầu kỳ : 16,125,400 Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ : 31,120,000 Giá trị tồn kho đầu kỳ : 20,405,000,000 Giá trị nhập kho trong kỳ : 51,450,460,000 Giá trị hàng xuất bán trong kỳ : 60,450,460,000 Lúc này chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ : Vậy chi phí thu mua trong kỳ là : 39,746,543 VND Sau đó, kế toán phản ánh chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ: Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Giá trị tồn kho đầu kỳ Giá trị nhập kho trong kỳ Giá trị hàng xuất bán trong kỳ 16,125,400 + 31,120,000 = x 60,450,460,000 = 39,746,543 20,405,000,000 + 51,450,460,000 98 Nợ TK 632 : 39,746,543 Có TK 1562 : 39,746,543 Qua việc sử dụng tài khoản 1562 đã giúp kế toán theo dõi những chi phí phát sinh trong quá trình XNK hàng hoá mà còn giúp cho công ty có thể kiểm tra chính xác hơn hai tài khoản chi phí tài khoản 641 “chi phí bán hàng” và tài khoản 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”, dựa trên cơ sở đó để tiến hành quản lý riêng từng khoản liên quan đến bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí liên quan đến hàng XNK. Nhờ có sự quản lý chặt chẽ các khoản chi phí này đã góp phần cho công tác kế toán đơn giản hơn, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty và phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính. 3.2.1.3, Hạch toán hàng xuất bán nhưng chưa xác định tiêu thụ: − Một số trường hợp thành phẩm được xuất ra khỏi kho chuyển ra cảng hoặc sân bay để chờ làm thủ tục xuất khẩu nhưng chưa xác định tiêu thụ. Do đó kế toán nên mở thêm tài khoản 157 “hàng gửi đi bán” để theo dõi những lô hàng này chứ không phải hạch toán vào tài khoản 632 như công ty đã hạch toán. Cách hạch toán như sau: − Khi xuất kho thành phẩm, chưa xác định tiêu thụ: Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán Có TK 155 Thành phẩm − Thủ tục hải quan hoàn tất và đã xác định tiêu thụ: Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 157 Hàng gửi đi bán + Xác định doanh thu : Nợ TK 131 Phải thu khách hàng Có TK 511 Doanh thu hàng xuất khẩu + Thuế xuất khẩu phải nộp : Nợ TK 511 Doanh thu hàng xuất khẩu Có TK 3333 Thuế xuất khẩu phải nộp 99 + Nhận được thông báo khách hàng thanh toán tiền hàng : Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 Phải thu khách hàng 3.2.2, Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức xung quanh vấn đề XNK hàng hoá. − Để khắc phục việc luân chuyển chứng từ còn chậm trễ, kế toán công phải thường xuyên theo dõi chế độ luân chuyển chứng từ để kịp thời phản ánh đúng thực trạng hiện thời của tài sản. + Đối với hàng nhập khẩu: hàng ngày kế toán lấy chứng từ phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu về photo để lưu trữ nhằm theo dõi hàng về và thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp. + Đối với hàng xuất khẩu: Khi chứng từ gồm Invoice và Packing List đã phát hành và ký duyệt xong phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu sẽ đưa chứng từ cho kế toán ngay lập tức, để kế toán xuất hóa đơn và theo dõi việc thanh toán của khách hàng. − Việc hạch toán đúng thời gian phát sinh ra nghiệp vụ là rất cần thiết cho các báo cáo bởi nó ảnh hưởng đến doanh thu của kỳ báo cáo. Vì vậy phải yêu cầu các bộ phận liên quan phải cung cấp chứng từ đúng lúc, đúng thời điểm. − Nếu nhà cung cấp gửi C/O mẫu D chậm hoặc công ty đã nhận được C/O mẫu D nhưng do chờ quyết định của hải quan về việc điều chỉnh số tiền thuế trễ. Để tránh hàng hóa nhập về công ty bị cưỡng chế không cho khai hàng [7], do đó kế toán nên đóng đủ toàn bộ số tiền thuế theo như tờ khai nhập khẩu. Sau khi có C/O hoặc quyết định của hải quan nhân viên thanh lý sẽ làm thủ tục xin hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp thừa, và thuế VAT sẽ được khấu trừ . − Những khách hàng thanh toán tiền hàng chậm sẽ yêu cầu họ làm xác nhận và nêu lý do cho việc chậm trễ thanh toán để giải trình với hải quan, đồng thời công ty sẽ tính phí thanh toán chậm đối với những khách hàng đó. − Để tạo mối quan hệ dài, công ty nên có các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng mua số lượng nhiều và thường xuyên thì nên chiết khấu thương mại cho khách hàng đó, kế toán hạch toán vào TK 521 “ Chiết khấu thương mại”. 100 + Kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ: Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại. Nợ TK 3331 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112 Có TK 131 : Phải thu khách hàng. + Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho khách hàng sang tài khoản doanh thu. Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 : Chiết khấu thương mại. − Đối với những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do chất lượng, quy cách kỹ thuật,… mà khách hàng từ chối thanh toán, gửi trả lại hoặc yêu cầu giảm giá và được công ty chấp nhận sẽ theo dõi trên tài khoản 531 “hàng bán bị trả lại” và tài khoản 532 “giảm giá hàng bán”. − Nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn trong hợp đồng, công ty nên chiết khấu thanh toán cho khách hàng nhằm thu hồi vốn một cách nhanh nhất. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá được hưởng: Nợ TK 635 : Chi phí tài chính Có TK 111,112,131 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . Bất cứ một công việc nào đều có những ưu điểm và những nhược điểm, tìm ra những ưu điểm để tiếp tục hoàn thiện hơn và đưa ra được những nhược điểm để sữa chữa thì mới ngày càng hoàn thiện công tác kế toán trong công ty . Từ những lý luận cơ sở đi đến thực trạng công tác kế toán XNK hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech Việt Nam. Đã giúp công ty nắm bắt những ưu điểm để tiếp tục duy trì và phát huy, bên cạnh đó đã mở ra những phương hướng và giải pháp để giúp công ty ngày càng hoàn thiện hơn. 101 KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam ngày càng được phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được bao lâu. Công cuộc đổi mới nền kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá đang diễn ra vì vậy đòi hỏi các chính sách kinh tế nói chung, chính sách tài chính nói riêng phải luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Kế toán là một công cụ quan trọng cần thiết không thể thiếu được trong quản lý kinh tế, bởi vậy để đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và kế toán hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng phát triển đồng bộ thì kế toán cũng cần được bổ sung, sửa đổi và thường xuyên hoàn thiện để phù hợp với điều kiện quản lý mới. Trong thời gian thực tập đi sâu tìm hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công tác hạch toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng tại Công ty TNHH Mitsuba-Mtech Việt Nam, được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Huỳnh Đức Lộng và sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị phòng kế toán tài chính đã giúp em hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, do việc nghiên cứu đề tài trong phạm vi quá rộng trong khi đó thời gian thực tế còn hạn chế vì vậy bài nghiên cứu sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô, quý anh chị và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy Cô giáo cùng các anh chị cán bộ trong công ty đã tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Đức Dũng, TS, “ Kế toán tài chính”, NXB Thống Kê, 2007. [2] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, “Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Sơn Hà”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, khoa Tài chính – Kế toán, Niên khóa 2005 – 2006. [3] Dương Hữu Hạnh, (MPA, 1973), “ Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu”, NXB Thống Kê. [4] Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam, “ Những điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2000”, NXB Tài Chính, 2007. [5] Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT (01/11/1995), “ Quyết định về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành” . [6] Tài liệu công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam [7] [8] htttp://www.danketoan.com [9] htttp://www.webketoan.com PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các chứng từ nhập khẩu trực tiếp của trường hợp 2. Phụ lục 1.1: Tờ khai nhập khẩu số: 862/NKD ........................................... Trang 1 Phụ lục 1.2: Tờ khai nhập khẩu số: 439/NĐTKD..................................................2 Phụ lục 1.3: Hóa đơn..............................................................................................4 Phụ lục 1.4: Chi tiết đóng hàng ..............................................................................5 Phụ lục 1.5: Hợp đồng............................................................................................7 Phụ lục 1.6: Bill......................................................................................................8 Phụ lục 1.7: C/O mẫu D .......................................................................................10 Phụ lục 1.8: Chứng thư bảo hiểm.........................................................................11 Phụ lục 1.9: Giấy nộp tiền vào NSNN theo tờ khai số: 862/NKD.......................12 Phụ lục 1.10: Giấy nộp tiền vào NSNN theo tờ khai số: 439/NĐTKD ...............13 Phụ lục 2: Các chứng từ xuất khẩu trực tiếp của trường hợp 2. Phụ lục 2.1: Tờ khai xuất khẩu số: 372/XKD.......................................... Trang 14 Phụ lục 2.2: Tờ khai xuất khẩu số: 920/XSX.......................................................15 Phụ lục 2.3: Hóa đơn............................................................................................16 Phụ lục 2.4: Chi tiết đóng hàng ............................................................................17 Phụ lục 2.5: Hợp đồng..........................................................................................19 Phụ lục 2.6: Biên bản giao hàng...........................................................................20 Phụ lục 2.7: Bill....................................................................................................21 Phụ lục 2.8: Chứng thư giám định khử trùng kiện gỗ..........................................22 Phụ lục 2.9: Giấy báo có của ngân hàng ..............................................................23 1 PHỤ LỤC 1.1 2 PHỤ LỤC 1.2 3 4 PHỤ LỤC 1.3 5 PHỤ LỤC 1.4 6 7 PHỤ LỤC 1.5 8 PHỤ LỤC 1.6 9 10 PHỤ LỤC 1.7 11 PHỤ LỤC 1.8 12 PHỤ LỤC 1.9 13 PHỤ LỤC 1.10 14 PHỤ LỤC 2.1 15 PHỤ LỤC 2.2 16 PHỤ LỤC 2.3 17 PHỤ LỤC 2.4 18 19 PHỤ LỤC 2.5 20 PHỤ LỤC 2.6 21 PHỤ LỤC 2.7 22 PHỤ LỤC 2.8 23 PHỤ LỤC 2.9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTaiLieuTongHop.Com---BAO_CAO_NCKH.pdf