Đề tài Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc

bố cục MỤC LỤC Lời mở đầu 3 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 5 1.1 Khái quát về Kiểm toán BCTC . 5 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC . 5 1.1.2 Đặc điểm của kiểm toán BCTC 6 1.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC . 7 1.2 Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC . 8 1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược 9 1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát . 10 1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán . 25 PHẦN 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC VỚI VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 28 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc . 28 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 29 2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 31 PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY . 33 3.1. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán . 35 3.1.1. Gửi thư mời kiểm toán . 35 3.1.2. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 36 3.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 36 3.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán . 37 3.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát . 39 3.2.1. Thu thập các thông tin về khách hàng 40 3.2.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng 42 3.2.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 48 3.2.4. Xác định mức trọng yếu 51 3.2.5. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán . 53 3.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết . 55 3.3.1 Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng . 56 3.3.2. Xác định phương pháp kiểm toán . 57 3.3.3. Xác định các thử nghiệm kiểm soát 58 3.3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 59 3.3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 62 3.4 Nhận xét, dánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 63 3.4.1. Các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 63 3.4.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 64 3.4.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết . 64 3.5 Điều kiện và khả năng hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán . 65 PHẦN 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC 67 4.1. Biện pháp 1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm 67 4.2. Biện pháp 2. Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên . 69 4.3. Biện pháp 3. Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính . 71 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 76 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 77

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhuận kế toán trước thuế 149,426,594 377,268,090 227,841,496 152.48 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 41,839,446 105,635,065 63,795,619 152.48 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 107,587,148 271,633,025 164,045,877 152.48 Thông qua việc phân tích xu hướng trên, KTV nhận thấy có những khoản biến động bất thường cần phải được tìm hiểu như: - Trả trước người bán giảm gần 8 tỷ (9.13%). - Tài sản cố định vô hình tăng hơn 7.5 tỷ (1,266.83%). - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng hơn 24 tỷ (40.06%). - Đầu tư dài hạn khác tăng gần 61 tỷ - Vay và nợ ngắn hạn giảm gần 38 tỷ (85.18%). - Vay và nợ dài hạn tăng gần 108 tỷ (96.09%). - Doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 1.3 tỷ (59.49%). - Các khoản giảm trừ doanh thu tăng tới 2,094.97% - Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng tới 8,770.74% Tiếp theo thủ tục phân tích xu hướng được thực hiện bằng cách KTV sẽ tiến hành đối chiếu trị số của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau, nhằm tìm ra những bất hợp lý, sự thiếu logic của các chỉ tiêu trên BCTC. - Mặc dù các khoản vay của Công ty tăng rất lớn nhưng khoản chi phí tài chính của Công ty lại giảm tới 55.56% tương đương với hơn 1 tỷ đồng. - Doanh thu của Công ty tăng tới hơn 4 tỷ, tuy nhiên khoản tiền mặt và phải thu khách hàng của Công ty chỉ tăng khoảng 2 tỷ. 3.2.4. Xác định mức trọng yếu Bước tiếp theo trong khâu lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại AULAC là việc đánh giá mức trọng yếu của các khoản mục trên BCTC. Mức trọng yếu là giá trị của sai sót dự tính nếu có thì sẽ gây ảnh hưởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC. Việc xác định mức trọng yếu được AULAC quy định như sau: - Từ 4% đến 8% đối với lợi nhuận trước thuế. - Từ 0.4% đến 0,8% đối với doanh thu. - Từ 1,5% đến 2% đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Từ 0,8% đến 1% đối với tổng tài sản. - Từ 1,5% đến 2% đối với nợ ngắn hạn. Mức trọng yếu có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp khách hàng và phụ thuộc vào sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Bảng 3.6: Bảng tính mức trọng yếu Khoản mục Tỷ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu Tối đa Lợi nhuận trước thuế 4.0 8.0 377,268,090 15,090,724 30,181,447 Doanh thu 0.4 0.8 13,796,565,421 55,186,262 110,372,523 TSLĐ & ĐTNH 1.5 2.0 92,337,254,594 1,385,058,819 1,846,745,092 Nợ ngắn hạn 1.5 2.0 48,464,735,550 726,971,033 969,294,711 Tổng tài sản 0.8 1.0 288,542,460,688 2,308,339,686 2,885,424,607 Mức ước lượng 15,090,724 2,885,424,607 Lựa chọn mức trọng yếu là  15,090,724 Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Trên thực tế, rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai số, do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc phán xét nghiệp vụ khó. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV xác định bằng chứng thích hợp đối với tài khoản để thu thập với mục tiêu làm tối thiểu hoá chi phí kiểm toán. Khi kết thúc kiểm toán, KTV phải tin tưởng các sai sót kết hợp trong tất cả các tài khoản phải ít hơn hoặc bằng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. AULAC chỉ tiến hành phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCĐKT mà không thực hiện phân bổ cho các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD vì các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD được tạo ra từ các chỉ tiêu trên BCĐKT. Công thức phân bổ mức trọng yếu được tính như sau: bi = *Xi*ai Trong đó B: Mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC Xi: Số dư của khoản mục i ai: Hệ số phân bổ của khoản mục i bi: Mức trọng yếu đối với khoản mục i Hệ số phân bổ là do KTV lựa chọn, việc lựa chọn này tuỳ thuộc vào nhận định của từng KTV, nó phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp... Bảng 3.7: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục Khoản mục Hệ só phân bổ Số dư tài khoản Sai số có thể chấp nhận được Sai số thừa Sai số thiếu Tiền 1 2,126,843,483 19,726 19,726 Các khoản phải thu 3 80,091,749,903 2,228,498 2,228,498 Hàng tồn kho 2 9,016,555,500 167,253 167,253 TSLĐ khác 1 1,102,105,707 10,222 10,222 TSCĐ và đầu tư dài hạn 3 196,205,206,095 5,459,276 5,459,276 Nợ ngắn hạn 2 48,464,735,550 898,999 898,999 Nợ dài hạn 3 219,959,440,914 6,120,222 6,120,222 Vốn chủ sở hữu 1 20,111,284,225 186,528 186,528 Cộng 15,090,724 15,090,724 3.2.5 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và hệ thống KSNB, KTV sẽ đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không, nhận định những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải, từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đó đến việc lập BCTC, đến từng khoản mục trên BCTC. a. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với số dư của các khoản mục trên BCTC. KTV thực hiện việc tìm hiểu các thông tin chung, các thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty Vạn Niên nhằm phục vụ cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC. Khoản mục Hàng tồn kho Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh là kinh doanh Siêu thị nên lượng hàng tồn kho của Công ty rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại sản phẩm, hàng hoá. Thêm vào đó, đây là những chủng loại có thời hạn sử dụng và đòi hỏi điều kiện bảo quản nhất định. Do đó, việc phân loại và đánh giá hàng tồn kho là rất phức tạp. Vì vậy, KTV có cơ sở nghi ngờ hàng tồn kho có thể bị phân loại sai và tập hợp không đầy đủ, từ đó sẽ đưa ra phương thức được áp dụng để xác định giá trị hàng tồn kho không chính xác. Sai sót tiềm tàng ở đây có thể là về tính giá và đo lường, sự hiện hữu, tính đầy đủ Khoản mục TSCĐ vô hình Khi xem xét các danh mục chi tiết về TSCĐ tăng, giảm trong năm do khách hàng cung cấp KTV nhận thấy rằng đây là TSCĐ vô hình. Sai sót tiềm tàng mà có thể gây ra việc khai báo tăng tài khoản này là sai sót về sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ . Khoản mục Trả trước người bán Cũng đo đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và siêu thị nên Công ty có quan hệ kinh doanh với rất nhiều nhà cung cấp trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó việc hạch toán nhầm hoặc thiếu cho các nhà cung cấp rất dễ xảy ra. Sai sót ở đây có thể là sự hiện hữu, Quyền và nghĩa vụ. Khoản mục Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Do Công ty Vạn Niên hoạt động trong lĩnh vực xậy dựng các cao ốc và cho thuê, mà giá của các loại vật liệu thay đổi liên tục trên thị trường, và số lượng, chủng vật liệu xây dựng cần mua cũng nhiều nên rất dễ xảy ra việc ghi nhầm số lượng, chủng loại, ghi thiếu. Do đó sai sót ở đây có thể là sự phát sinh, tính giá và đo lường, trình bày và khai báo. Khoản mục vay và nợ ngắn hạn Qua việc phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán, KTV thấy rằng số dư của tài khoản này giảm so với đầu kỳ với mức giảm là khoảng 38 tỷ, đây là một mức giảm khá lớn nên KTV chọn kiểm tra trực tiếp và sai sót tiềm tàng ở đây có thể là sai sót về sự hiện hữu, tính đầy đủ, trình bày và khai báo. Khoản mục vay và nợ dài hạn. KTV cũng nhận thấy khoản Vay và nợ dài hạn cũng tăng rất lớn là hơn 107 tỷ đồng. Sai sót ở đây có thể là sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, trình bày và khai báo. Khoản mục đầu tư dài hạn khác Cũng qua việc phân tích Bảng cân đối kế toán, KTV nhận thấy số dư của khoản mục đầu tư dài hạn khác đầu kỳ là 0 nhưng cuối kỳ lại lên tới hơn 60 tỷ, đây là một con số rất lớn. Sai sót tiềm tàng có thể xảy ra ở đây là sai sót về sự hiện hữu, trình bày và khai báo. Khoản mục doanh thu Do số lượng hàng hóa bán ra rất nhiều và phong phú nên rất dễ xảy ra trường hợp ghi thiếu doanh thu. Sai sót ở đây là tính đầy đủ, trình bày và khai báo. Trên cơ sở phân tích trên, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên BCTC. KTV phải rất lưu ý đến các rủi ro này khi xây dựng chương trình kiểm toán. b. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên BCTC Để có thể đưa ra một kết luận ban đầu về mức rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên BCTC, KTV phải dựa vào những hiểu biết đã có được về hệ thống KSNB và những thay đổi trong hệ thống này so với năm trước. Từ đó, tiến hành phân tích tính hiệu lực của hệ thống KSNB trên hai mặt là thiết kế và hoạt động. Với việc đánh giá hệ thống KSNB của Công ty Vạn Niên là có hiệu quả nên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với Công ty Vạn Niên là ở mức thấp. c. Kết luận về rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện đối với các khoản mục Tại AULAC, KTV sẽ đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức nào thông qua mô hình xác định rủi ro. Bảng 3.8: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất Trong đó: - Mỗi loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được chia thành 3 mức: Cao, trung bình và thấp. - Vùng tô đậm in nghiêng thể hiện mức độ rủi ro phát hiện. - Loại rủi ro phát hiện được chia thành 5 mức: Cao nhất, cao, trung bình, thấp và thấp nhất. Với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát như trên, dựa vào mô hình đánh giá rủi ro phát hiện KTV sẽ đánh giá rủi ro phát hiện của cuộc kiểm toán đối với Công ty Vạn Niên là ở mức trung bình. 3.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được thông qua việc thực hiện các công việc trước kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, bước tiếp theo là nhóm kiểm toán của AULAC tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho cuộc kiểm toán theo trình tự công việc dưới đây: - Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. - Xác định phương pháp kiểm toán. - Xác định các thử nghiệm kiểm soát - Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết - Tổng hợp kế hoạch và phổ biến kế hoạch kiểm toán. 3.3.1 Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. Trên cơ đánh giá tính trọng yếu của các tài khoản, tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV sẽ phán đoán rủi ro chi tiết có khả năng xảy ra, cũng như các tài khoản và sai sót tiềm tàng của tài khoản có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro chi tiết này, phục vụ cho việc thực hiện các bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Rủi ro chi tiết hay rủi ro chi tiết phát hiện là loại rủi ro về sai phạm có liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng của tài khoản đó, và được sử dụng để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm xác định xem rủi ro đó có thực sự tồn tại hay không. Với Công ty Vạn Niên, KTV đã phát hiện các rủi ro chi tiết như sau: Bảng 3.9 Tổng hợp rủi ro chi tiết phát hiện đuợc và sai sót tiềm tàng liên quan TT Rủi ro chi tiết Tài khoản bị ảnh hưởng Sai sót tiềm tàng 1 Hàng tồn kho có thể bị tập hợp thiếu, phân loại sai. Hàng tồn kho Sự hiện hữu Tính đầy đủ Tính giá và đo lường 2 Khoản trả trước người bán bị hạch toán nhầm. Trả trước người bán Sự hiện hữu Quyền và nghĩa vụ 3 TSCĐ vô hình bị ghi tăng so với thực tế. TSCĐ vô hình Sự hiện hữu Quyền và nghĩa vụ 4 Chi phí XDCB dở dang tăng so với thực tế Chi phí XDCB dở dang Sự phát sinh Tính giá và đo lường Trình bày và khai báo 5 Vay và nợ ngắn hạn ghi giảm so với thực tế. Vay và nợ ngắn hạn Sự hiện hữu Tính đầy đủ Trình bày và khai báo 6 Vay và nợ dài hạn bị ghi tăng so với thực tế Vay và nợ dài hạn Sự hiện hữu Quyền và nghĩa vụ Trình bày và khai báo 7 Đầu tư dài hạn khác ghi tăng so với thực tế Đầu tư dài hạn khác Sự hiện hữu Trình bày và khai báo 8 Doanh thu được tập hợp không đầy đủ hoặc tập hợp sai các loại doanh thu Doanh thu Tính đầy đủ Trình bày và khai báo 3.3.2. Xác định phương pháp kiểm toán Sau khi đã xác định được sai sót tiềm tàng có khả năng xảy ra, KTV tiến hành bước tiếp theo là xác định phương pháp kiểm toán cho các sót tiềm tàng của từng số dư tài khoản nhằm đạt được độ tin cậy hợp lý là các số liệu trên BCTC đang được kiểm toán sẽ không bị sai phạm trọng yếu và ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC. Để xác định được phương pháp kiểm toán, KTV phải cân nhắc xem có tin tưởng và dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng để kiểm toán hay không, tiếp đó sẽ lựa chọn cách thức kiểm tra và đưa ra mức độ kiểm tra chi tiết thích hợp sẽ phải tiến hành đối với mỗi sai sót tiềm tàng đang được xem xét. Việc xác định phương pháp kiểm toán được xác định theo bảng sau: Bảng 3.10 Xác định phương pháp kiểm toán Sai sót tiềm tàng phát hiện được Sai sót tiềm tàng không được phát hiện Tin tưởng vào hệ thống KSNB. Không tin tưởng vào hệ thống KSNB Tin tưởng vào hệ thống KSNB. Không tin tưởng vào hệ thống KSNB Phương pháp kiểm toán Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm xác định khả năng sai phạm, kiểm tra chi tiết chọn mẫu Kiểm tra chi tiết toàn bộ 100% Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm xác định khả năng sai phạm, kiểm tra chi tiết các khoản mục chủ yếu. Kiểm tra chi tiết chọn mẫu. Việc thực hiện kiểm tra các bước kiểm soát của khách hàng được KTV thực hiện thông qua các thủ tục là kiểm tra, quan sát, phỏng vấn và làm lại. Đối với Công ty Vạn Niên, do KTV đánh giá hệ thống KSNB của Công ty Vạn Niên là có hiệu quả nên phương pháp kiểm toán được tiến hành là: - Đối với các khoản mục có sai sót tiềm tàng được phát hiện: Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm xác định khả năng sai phạm, kiểm tra chi tiết chọn mẫu - Đối với các khoản mục không có sai sót tiềm tàng được phát hiện: Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm xác định khả năng sai phạm, kiểm tra chi tiết các khoản mục chủ yếu. Bảng 3.11 Phương pháp kiểm toán Kiểm tra chi tiết chọn mẫu Kiểm tra chi tiết các khoản mục trọng yếu Hàng tồn kho Các khoản mục khác Trả trước người bán TSCĐ vô hình Chi phí XDCB dở dang Vay và nợ ngắn hạn Vay và nợ dài hạn Đầu tư dài hạn khác Doanh thu 3.3.3 Xác định các thử nghiệm kiểm soát Các thử nghiệm kiểm soát được sử dụng chủ yếu trong việc đánh giá sự hiện diện của hệ thống KSNB và sự thoả mãn mục đích “đảm bảo sự tuân thủ” của hệ thống KSNB của Công ty khách hàng và gắn liền với KSNB. Các thử nghiệm kiểm soát được Công ty xây dựng cho mỗi chu trình cụ thể. Tuy nhiên các thử nghiệm kiểm soát này lại được xây dựng chung cho tất cả các khách hàng chứ không được xây dựng cho từng khách hàng cụ thể. Ví dụ các thử nghiệm kiểm soát cho kiểm toán tiền mặt. Bảng 3.12 Các thử nghiệm kiểm soát cho Kiểm toán tiền mặt Các thử nghiệm kiểm soát Đối với nghiệp vụ thu tiền: Chọn ngẫu nhiên ____ nghiệp vụ thu tiền từ sổ tài khoản tiền gửi ngân hàng (lựa chọn đủ cho tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng) và _______ nghiệp vụ thu tiền từ sổ quỹ tiền mặt (đảm bảo đủ các nghiệp vụ của doanh nghiệp) và thực hiện theo các bước sau: Đối chiếu với Phiếu thu (nếu thu bằng tiền mặt) hoặc với Sổ phụ Ngân hàng (nếu thu bằng tiền gửi) Đảm bảo các khoản tiền thu được phê duyệt bởi Kế toán trưởng, Giám đốc. Đảm bảo Phiếu thu đã có chữ ký của thủ quỹ, người nộp tiền và đánh số thứ tự phù hợp. Chọn ngẫu nhiên _____ Sổ phụ ngân hàng và _____ Phiếu thu và thực hiện các bước sau: Đảm bảo phiếu thu đã có chữ ký của thủ quỹ, người nộp tiền và có sự phê duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc. Đảm bảo sổ phụ Ngân hàng khớp với hóa đơn bán hàng Đảm bảo các phiếu thu và sổ phụ Ngân hàng đã được cập nhật vào Sổ cái. Đối với nghiệp vụ chi tiền: Chọn ngẫu nhiên _____ khoản chi qua Ngân hàng trên sổ tiền gửi ngân hàng (lựa chọn đủ cho tất cả các tài khoản tiền gửi Ngân hàng) và _____ khoản chi bằng tiền mặt trên sổ quỹ (đảm bảo đủ các nghiệp vụ của doanh nghiệp) và thực hiện theo các bước sau: Đối chiếu với chứng từ chi và phiếu chi. Đảm bảo các chứng từ chi được phê duyệt bởi Kế toán trưởng, Giám đốc và người phụ trách các Bộ phận liên quan. Phiếu chi được đánh số và ghi ngày tháng phù hợp. Số tiền trên chứng từ chi khớp với chứng từ kèm theo. Đảm bảo chứng từ chi đã có chữ ký của người nhận tiền (đối với chi bằng tiền mặt). Đảm bảo số tiền trên chứng từ chi qua Ngân hàng khớp với giấy báo của Ngân hàng (đối với chi bằng tiền gửi). Chọn ngẫu nhiên ____ chứng từ chi qua ngân hàng và _____ chứng từ chi bằng tiền mặt và thực hiện theo các bước sau: Đảm bảo các chứng từ chi được phê duyệt bởi Kế toán trưởng, Giám đốc và người phụ trách các Bộ phận liên quan Số tiền trên chứng từ chi khớp với chứng từ kèm theo. Đảm bảo số tiền trên chứng từ chi qua Ngân hàng khớp với giấy báo Nợ của Ngân hàng (đối với chi bằng tiền gửi). Đảm bảo chứng từ chi đã được cập nhật vào Sổ cái. Số lượng mẫu chọn là tuỳ thuộc vào nhận định của KTV, nó phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của khách hàng, lĩnh vực kinh doanh và kinh nghiệm của KTV. 3.3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết Bước tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng liên quan đến tài khoản đó. Ở bước này, KTV sẽ thiết lập các thủ tục phân tích cơ bản hoặc các bước kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai hình thức này để đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho từng số dư tài khoản và từng sai sót tiềm tàng đối với mỗi số dư tài khoản có liên quan. Để hỗ trợ cho KTV trong việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, AULAC có các chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thường được sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó. KTV sẽ cân nhắc lựa chọn các thủ tục đã có sẵn trong chương trình kiểm toán mẫu, đồng thời sửa đổi các thủ tục kiểm toán đã có hoặc tự thiết kế bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán, nếu theo đánh giá của KTV các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yếu của tài khoản này. Công việc này không chỉ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự năng động, sáng tạo của từng KTV trước sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của mỗi cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Vạn Niên, đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm toán đã cân nhắc và lựa chọn các thủ tục kiểm toán sau: Bảng 3.13 Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được của Công ty Vạn Niên TT TK BỊ ẢNH HƯỞNG RỦI RO TIỀM TÀNG SAI SÓT TIỀM TÀNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN 1 Hàng tồn kho HTK có thể bị phân loại sai và tập hợp không đầy đủ - Sự hiện hữu - Tính đầy đủ - Tính giá và đo lường - Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện. - Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của các mặt hàng có giá trị lớn trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC, báo cáo xuất nhập tồn và số liệu kiểm kê. - Kiểm tra phương pháp tính giá hàng tồn kho có được áp dụng đúng trên thực tế hay không, nhất quán trong năm và năm trước hay không? Trường hợp áp dụng không nhất quán trong năm và năm trước cần chỉ ra ảnh hưởng của sự thay đổi này và lý do của sự thay đổi. - Đánh giá tính hợp lý của phương pháp tính giá hàng tồn kho. 2 Trả trước người bán Các khoản trả truớc người bán có thể bị ghi tăng so với thực tế - Sự hiện hữu - Quyền và nghĩa vụ - Lập và gửi thư xác nhận đến một số nhà cung cấp có khoản tiền trả trước lớn và bất thường. - Soát xét lại danh sách các khoản phải trả để xác định xem liệu có khoản nào phải trả bị phân loại không đúng - Thu thập và kiểm tra các điều khoản trên hợp đồng mua để đảm bảo rằng các số dư này là hợp lý. 3 TSCĐ Vô hình TSCĐ vô hình bị ghi tăng lên so với thực tế - Sự hiện hữu - Quyền và nghĩa vụ - Kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng. 4 Chi phí XDCB Dở dang Chi phí XDCB tăng so với thực tế - Sự phát sinh - Tính giá và đo lường - Trình bày và khai báo - Thu thập toàn bộ các tài liệu liên quan đến hoạt động XDCB tại đơn vị, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ thu thập được. - Kiểm tra việc tập hợp các khoản chi phí có đúng không 5 Vay và nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn ghi giảm so với thực tế - Sự hiện hữu - Tính đầy đủ - Trình bày và khai báo - Đối chiếu danh sách chi tiết những người cho vay với sổ chi tiết, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có). - Soát xét lại các giao dịch phát sinh để xác định xem liệu có giao dịch nào đã được ghi nhận hoặc phân loại không hợp lý. 6 Vay và nợ dài hạn Vay và nợ dài hạn bị ghi tăng so với thực tế - Sự hiện hữu - Quyền và nghĩa vụ - Trình bày và khai báo - Lập và gửi thư xác nhận đến một số những người cho vay có số dư lớn hoặc phát sinh lớn, sau đó đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết. - Soát xét lại các giao dịch phát sinh để xác định xem liệu có giao dịch nào đã được ghi nhận hoặc phân loại không hợp lý. - Kiểm tra phân loại nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả vào thời điểm cuối năm. Tính toán lại các khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả bằng cách tham khảo các hợp đồng vay, kế hoạch trả nợ và tình hình thanh toán trong năm. - Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản vay trên BCTC. 7 Đầu tư dài hạn khác Đầu tư dài hạn khác ghi tăng so với thực tế. - Sự hiện hữu - Trình bày và khai báo - Thu thập thông tin chi tiết về các khoản đầu tư: hình thức đầu tư, thời hạn đầu tư, mệnh giá, lãi suất, phương thức phát hành, phương thức thanh toán gốc, lãi... - Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản đầu tư trên BCTC. Chú ý các khoản đầu tư dài hạn đến hạn thu hồi được chuyển sang các khoản đầu tư ngắn hạn 8 Doanh thu Doanh thu không được tập hợp đầy đủ - Tính đầy đủ - Trình bày và khai báo - Thu thập hồ sơ lưu danh mục các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng từ bộ phận hành chính. Trao đổi với bộ phận bán hàng và kế toán về tình hình thực hiện hợp đồng đặc biệt là các hợp đồng được thực hiện gần ngày kết thúc niên độ đồng thời đối chiếu với việc ghi nhận doanh thu các hợp đồng này trên sổ kế toán. - Kiểm tra việc phân loại doanh thu: phân biệt doanh thu bán chịu, doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước; doanh thu hàng đổi hàng; phân biệt doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, từng sản phẩm khác nhau. - Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC Đối với các sai sót tiềm tàng không có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm toán cũng lựa chọn các thủ tục kiểm toán từ chương trình kiểm toán mẫu cho từng sai sót tiềm tàng theo cách đã trình bày ở trên. 3.3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán Sau khi tiến hành tất cả các bước công việc trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành công việc cuối cùng của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Những thông tin về hoạt động của khách hàng: tên, trụ sở chính, điện thoại, quá trình thành lập, lĩnh vực hoạt động, các thành phần của Ban lãnh đạo, chế độ tài chính kế toán, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán... - Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB trên hai mặt thiết kê và hoạt động: + Chính sách và nhân sự trong bộ máy kế toán. + Mức độ áp dụng vi tính của khách hàng và quyết định của KTV về việc sử dụng một chuyên gia trợ giúp về máy tính. + Kết luận và đánh giá ban đầu về môi trường kiểm soát, mức độ tin tưởng vào hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nộ bộ của khách hàng. - Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu: + Đánh giá rủi ro tiềm tàng. + Rủi ro kiểm soát. + Xác định mức độ trọng yếu: chỉ tiêu để xác định mức độ trọng yếu, lý do lựa chọn mức độ trọng yếu. - Phương pháp kiểm toán đối với tất cả các khoản mục + Kiểm tra chọn mẫu: chọn mẫu tất cả các khoản mục. + Kiểm tra các khoản mục chủ yếu. + Kiểm tra toàn bộ 100%. - Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán. - Sự phối hợp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra việc thực hiện triển khai kế hoạch kiểm toán: xác định nhu cầu chuyên gia tư vấn pháp lý và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, kế hoạch về thời gian, nhân sự kiểm toán. Bảng tổng hợp này sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán và được phổ biến tới mọi thành viên trong nhóm kiểm toán để đảm bảo rằng mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững những nội dung quan trọng nhất của cuộc kiểm toán, từ đó góp phần thực hiện kiểm toán có chất lượng và hiệu quả. 3.4 Nhận xét, dánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 3.4.1 Các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán, các công việc KTV cần tiến hành gồm: gửi thư mời kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán và thiết lập các điều khoản của hợp đồng. Đây là bước thực hiện các công việc để tiếp nhận một khách hàng Ưu điểm: Về cơ bản, các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán được Công ty xây dựng khá chặt chẽ. Từ việc gửi thư chào hàng cho tới việc lựa chọn nhóm kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán. Chính khâu này được thực hiện tốt nên công ty đã thu hút được số lượng khách hàng đáng kể trong hai năm hoạt động vừa qua, điều đó thể hiện sự năng động, nhạy bén với thị trường, đồng thời thể hiện việc sử dụng nhân sự hợp lý giúp cuộc kiểm toán thực hiện nhanh chóng. Việc soạn thảo hợp đồng của Công ty rất sát với thực tế, để tránh những mâu thuẫn với khách hàng khi có phát sinh bằng việc thỏa thuận các điều khoản giải thích cặn kẽ các công việc cần tiến hành. Nhược điểm: Bên cạnh những công việc đã thực hiện khá tốt trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, Công ty vẫn còn điểm chưa thật sự hợp lý. Để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, KTV chỉ dựa vào các thông tin được liệt kê trong Bảng Khảo sát và đánh giá khách hàng để đưa ra ý kiến là Có hay Không chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Với cách đánh giá này thì Công ty không thể đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán. Với các mức độ khác nhau thì KTV sẽ phải có những suy xét và cách xử lý khác nhau trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán. 3.4.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Đây là khâu rất quan trọng trong lập kế hoạch kiểm toán, là khâu đưa ra những công việc cần thiết và bắt buộc phải làm cho cuộc kiểm toán. Ưu điểm: Về Tìm hiểu hệ thống KSNB: Trong giai đoạn này AULAC đã tiến hành thu thập thông tin về khách hàng nhằm đạt được hiểu biết nhất định về khách hàng. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, các KTV tại AULAC đã xây dựng được Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB khách hàng. Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi, các KTV còn kết hợp với các kinh nghiệm thực tế của mình để có được sự hiểu biết chính xác hơn về hệ thống KSNB của khách hàng. Xác định mức trọng yếu: Tại AULAC, Công ty đã đưa ra công thức cụ thể để xác định mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC. Đồng thời có sự kết hợp với kinh nghiệm của KTV nhằm đánh giá chính xác hơn về mức độ trọng yếu của các thông tin. Nhược điểm: Về tìm hiểu về hệ thống KSNB: Việc sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB khách hàng của Công ty là một ưu điểm. Tuy vậy Bảng câu hỏi này được thiết kế chung cho tất cả khách hàng, điều này là chưa hợp lý. Bởi các khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau, doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nên việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong mỗi doanh nghiệp là rất khác nhau. Khi đó KTV sẽ không thể tìm hiểu được mọi khía cạnh về Công ty khách hàng. Do đó, việc áp dụng bảng câu hỏi sẽ đem lại hiệu quả không cao và không chính xác. Về việc thực hiện các thủ tục phân tích: KTV chỉ tiến hành phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên BCĐKT và BCKQHĐKD mà không thực hiện phân tích các tỷ suất tài chính. Điều này sẽ gây ra một số hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu của thủ tục phân tích sơ bộ như: việc tìm hiểu về nội dung của toàn bộ BCTC, đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu kiểm toán và xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng. Bởi vì kết quả của việc phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy sự biến động, cũng như nguyên nhân biến động của từng khoản mục riêng lẻ mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó như thế nào. Hơn nữa, nó cũng không giúp KTV thấy được thực trạng tài chính của khách hàng để từ đó có thể phán đoán ra các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra đối với các khoản mục trên BCTC. 3.4.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Nhược điểm: Về phương pháp chọn mẫu: việc chọn mẫu là do kinh nghiệm và sự xét đoán chủ quan của KTV, phương pháp này đem lại khả năng rủi ro cao khi sự xét đoán của KTV không phù hợp, đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp. Chính vì phương pháp chọn mẫu này phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV nên mẫu được chọn ra có thể không khách quan và không mang tính đại diện, dẫn đến kết luận mà KTV đưa ra về tổng thể đang được kiểm toán dựa trên cơ sở khái quát kết quả kiểm tra mẫu có thể không chính xác. Thêm vào đó phương pháp chọn mẫu theo sự xét đoán của KTV không diễn ra theo một quy trình cụ thể nào nên có thể gây khó khăn cho người chịu trách nhiệm soát xét lại công việc của KTV. Để có thể chọn mẫu một cách khách quan, KTV có thể chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - một phương pháp chọn mẫu khách quan, khoa học và đảm bảo cho mọi phần tử của tổng thể đều có khả năng được chọn mẫu như nhau. Về xây dựng chương trình kiểm toán: Công ty đã thiết kế được các chương trình kiểm toán cho các phần hành khác nhau, các chương trình kiểm toán của Công ty đã cụ thể hóa được các mục tiêu. Tuy nhiên các chương trình kiểm toán đó được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng, cả khách hàng thường xuyên và khách hàng mới. Trên thực tế, mỗi khách hàng có loại hình kinh doanh khác nhau, cách quản lý khác nhau do đó rủi ro khác nhau, nên việc áp dụng chương trình kiểm toán như vậy là chưa hợp lý. 3.5 Điều kiện và khả năng hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán Khi thực hiện công tác lập kế hoạch sẽ có nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng tới kết quả của công tác lập kế hoạch kiểm toán: - Nhận thức của BGĐ về vai trò của công tác lập kế hoạch kiểm toán: Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập kế hoạch kiểm toán. BGĐ Công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch kiểm toán đến chất lượng của 1 cuộc kiểm toán, nó quyết định tới chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Vì vậy công tác lập kế hoạch kiểm toán cần được quan tâm một cách thích đáng, đó chính là một cách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty. - Năng lực của KTV: KTV là người trực tiếp lập kế hoạch kiểm toán, vì vậy năng lực của KTV có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của một kế hoạch kiểm toán. Các KTV tại Âu Lạc đều là những người có trình độ, được đào tạo cơ bản đúng chuyên ngành. Bên cạnh đó họ đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. - Thái độ hợp tác của công ty khách hàng: Để lập kế hoạch kiểm toán thì KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về công ty khách hàng. Vì vậy sự hợp tác của khách hàng sẵn sàng cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác kiểm toán nói chung và công tác lập kế hoạch kiểm toán nói riêng là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng kế hoạch kiểm toán. Trước khi tiến hành 1 cuộc kiểm toán, Công ty luôn có khâu đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán nên Công ty có thể hạn chế được những khách hàng có thái độ hợp tác không thiện chí. - Trang thiết bị phục vụ cho công tác lập kế hoạch kiểm toán: đây là điều kiện đủ để thực hiện tốt công tác lập kế hoạch kiểm toán. Do BGĐ Công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch kiểm toán nên Công ty luôn trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho KTV giúp cho KTV thực hiện tốt công tác lập kế hoạch kiểm toán. Với những điều kiện như trên thì Công ty hoàn toàn có khả năng ngày càng hoàn thiện công tác lập kế hoạch của mình. PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC. Trải qua gần 2 năm hoạt động, Công ty Kiểm toán Âu Lạc đã và đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Tuy vậy do mới đi vào hoạt động nên trong quá trình cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, Công ty vẫn gặp phải những khó khăn, những vấn đề còn tồn tại cần phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa để nâng cao chất lượng các hoạt động cung cấp dịch vụ của mình nói chung và công tác lập kế hoạch kiểm toán nói riêng. Trong phạm vi của đồ án này xin đưa ra một số biệp pháp để hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc. 4.1 Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm - Căn cứ đề ra giải pháp. Bên cạnh những công việc đã thực hiện khá tốt trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, Công ty vẫn còn điểm chưa thật sự hợp lý. Để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, KTV chỉ dựa vào các thông tin được liệt kê trong Bảng Khảo sát và đánh giá khách hàng để đưa ra ý kiến là Có hay Không chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Với cách đánh giá này thì Công ty không thể đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán. Với các mức độ rủi ro khác nhau thì KTV sẽ phải có những suy xét và cách xử lý khác nhau trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán. - Mục đích của giải pháp Thông qua việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán bằng hệ thống câu hỏi theo thang điểm nhằm xác định được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán để KTV có hướng xử lý thích hợp. - Nội dung của giải pháp. Bảng Hệ thống câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm có thể được xây dựng như sau: Bảng 4.1 Bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm Câu hỏi Thang điểm 1 2 3 4 Về Hoạt động kinh doanh của Công ty 1. Đường lối, chiến lược phát triển của Công ty được vạch ra rõ ràng 2. Khả năng khách hàng bị vướng vào vụ kiện nào đó là không có 3. Không có khả năng Công ty báo cáo sai các kết quả tài chính 4. Sự phù hợp giữa năng lực của BGĐ với yêu cầu hoạt động của Công ty Về Cơ cấu tổ chức 5. Sự hợp lý của cơ cấu tổ chức của Công ty với quy mô và hình thức kinh doanh của Công ty. 6. Các thành viên của Ban lãnh đạo đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ của mình 7. Sự phù hợp trong việc phân công quyền hạn và trách nhiệm với quy mô và hình thức kinh doanh của Công ty. Về Tính liêm chính của Ban lãnh đạo 8. HĐQT và BGĐ không bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người không trung thực nào. 9. HĐQT và BGĐ trước đây chưa từng liên quan đến hành vi gian lận hoặc hành vi vi phạm pháp luật nào 10. Ban lãnh đạo luôn tạo điều kiện thuận lợi để KTV thực hiện công việc của mình. 11. Sự giải thích của Ban quản lý cho KTV một số vấn đề quan trọng liên quan đến các vấn đề KSNB, của kế toán. 12. Sự tạo điều kiện của Ban quản lý để KTV tiếp xúc với các KTV tiền nhiệm. 13. Sự cung cấp đầy đủ thông tin của Công ty khách hàng cho KTV 14. Ban lãnh đạo Công ty khách hàng luôn có mối quan hệ rất tốt với KTV. 15. Sự tin tưởng của KTV vào tính liêm chính của Ban giám đốc và HĐQT. Về Hệ thống KSNB 16. Sự coi trọng của Ban lãnh đạo đối với hệ thống KSNB. 17. Các chính sách, thủ tục trong Công ty rõ ràng và được ban hành cập nhật một cách thường xuyên 18. Các thủ tục phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn được thực hiện ở đúng cấp  19. Sự đầy đủ về các chính sách về thuê mướn, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, nâng bậc, thuyên chuyển,…  20. Sự thông tin đầy đủ giữa HĐQT, BGĐ với Ủy ban kiểm soát 21. Tất cả các thủ tục KSNB đều được quy định bằng văn bản Về Hệ thống kế toán 22. Sự phù hợp của Chế độ kế toán áp dụng với các quy định hiện hành 23. Bộ máy kế toán được phân công, phân nhiệm rõ ràng 24. Tất cả các nhân viên kế toán được đào tạo qua trường lớp chính quy. 25. Cập nhật thường xuyên việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán. Với hệ thống câu hỏi đánh giá theo thang điểm này thì có thể đánh giá như sau: - Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức thông thường nếu số điểm ≥ 75. - Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức kiểm soát được nếu 40 ≤ số điểm < 75. - Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức cao nếu số điểm < 40. Công ty sẽ tiến hành kiểm toán cho các Công ty khách hàng mà có mức rủi ro ở mức thông thường và mức kiểm soát được, không nên kiểm toán cho những khách hàng có mức rủi ro ở mức cao. - Kết quả của giải pháp Với việc xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm, KTV và Công ty kiểm toán bên cạnh việc đánh giá được khả năng chấp nhận kiểm toán còn đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán. 4.2 Giải pháp 2: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Căn cứ đề ra giải pháp. Với số lượng mẫu đã dự kiến được, KTV sẽ chọn các phần tử mẫu dự kiến sẽ được kiểm tra dựa theo sự xét đoán của mình. Cách chọn mẫu như trên có ưu điểm là sẽ hướng trọng tâm của các thủ tục kiểm toán vào những vùng có độ rủi ro cao để kiểm tra. Tuy nhiên cách chọn mẫu này đòi hỏi KTV phải có trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán, điều này đòi hỏi KTV phải tự nghiên cứu, trao dồi kiến thức thực tế và nâng cao nghiệp vụ. Nhưng phương pháp này đem lại khả năng rủi ro cao khi sự xét đoán của KTV không phù hợp, đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp. Cũng chính vì phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV nên mẫu được chọn ra không khách quan và không mang tính đại diện, dẫn đến kết luận mà KTV đưa ra về tổng thể đang được kiểm toán dựa trên cơ sở khái quát kết quả kiểm tra mẫu có thể không chính xác. Thêm vào đó phương pháp chọn mẫu theo sự xét đoán không diễn ra theo một quy trình cụ thể nào nên có thể gây khó khăn cho người chịu trách nhiệm soát xét lại công việc của KTV. - Mục đích của giải pháp Do đó KTV chỉ nên áp dụng cách chọn mẫu dựa trên sự phán xét đối với những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bởi vì đối với những tài khoản này, bằng cách chọn mẫu dựa trên sự phán xét của KTV có thể nhanh chóng có được mẫu chọn trong khi mẫu chọn vẫn mang tính đại diện khá cao. Còn đối với những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, KTV nên chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - một phương pháp chọn mẫu khách quan, khoa học và đảm bảo cho mọi phần tử của tổng thể đều có khả năng được chọn mẫu như nhau. - Nội dung của giải pháp. Trong kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên có thể được tiến hành theo 3 phương pháp là Chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính và chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống. Ở đây ta có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính. Các chương trình chọn lựa các số ngẫu nhiên được cài sẵn trong máy vi tính của các KTV. Quy trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 3 bước sau: Bước1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất. Đó là việc gán cho mỗi phần tử của tổng thể với một con số duy nhất để từ đó ta có thể có được mối quan hệ giữa các số duy nhất trong tổng thể với các con số của chương trình máy vi tính. Trong trường hợp các phần tử là các hoá đơn, chứng từ đã được đánh số trước bằng các con số duy nhất thì có thể sử dụng ngay các con số này cho việc chọn mẫu. Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán đã được định lượng với các số ngẫu nhiên được tạo thành từ máy vi tính. Do đối tượng kiểm toán đã được định lượng bằng các con số cụ thể nên vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng được mối quan hệ giữa các con số của tổng thể với các con số ngẫn nhiên được tạo thành từ máy vi tính. Bước 3:Thực hiện chọn mẫu theo chương trình máy vi tính. Để thực chọn mẫu theo chương trình máy vi tính, KTV sẽ phải đưa vào chương trình số nhỏ nhất và số lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán, quy mô mẫu cần chọn, số lượng các con số ngẫu nhiên cần có và có thể cần có một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát. Sau khi thực hiện chương trình, KTV sẽ thu được bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn hoặc theo dẫy số tăng dần hoặc cả hai. Để minh hoạ cho quá trình chọn mẫu này ta có thể lấy ví dụ sau: Công ty khách hàng có 5000 khoản phải thu khách hàng được đánh số thứ tự từ 0001 đến 5000. KTV cần chọn ra 110 khoản để kiểm toán. - Bước 1: Do các khoản phải thu đã được định lượng bằng hệ thống con số duy nhất từ 0001 đến 5000 từ trước, nên KTV không cần phải thực hiện bước này. - Bước 2: KTV xác định số lượng các con số ngẫu nhiên cần có là 9999. Như vậy các số ngẫu nhiên sẽ có 4 chữ số và sẽ có mối quan hệ tương quan 1-1 giữa định lượng đối tượng kiểm toán và các số ngẫu nhiên. - Bước 3: KTV xác định số nhỏ nhất và lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán là 1 và 5000, quy mô mẫu chọn là 110, số lượng các con số ngẫu nhiên là 9999. Sau khi thực hiện chương trình KTV sẽ thu được bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn. - Kết quả của giải pháp Với việc chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính, bên cạnh việc mẫu được chọn ra một cách khách quan và mang tính đại diện cao của một phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp chọn mẫu bằng chương trình máy vi tính còn có ưu điểm nổi bật là làm giảm sai sót chủ quan của con người (rủi ro không do chọn mẫu) trong quá trình chọn mẫu. Trong tình hình hiện tại, với việc mỗi kiểm toán đều có 1 máy tính xách tay khi làm việc thì việc sử dụng phương pháp này khá đơn giản. Do đó chi phí phải bỏ ra để thực hiện phương pháp này không nhiều. Phương pháp này được nhiều công ty kiểm toán vận dụng phổ biến vì nó tiết kiệm thời gian, giảm khả năng sai sót của KTV khi lựa chọn con số. 4.3 Giải pháp 3: Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính - Căn cứ đề ra giải pháp. Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC, KTV thường không sử dụng tất cả các thủ tục phân tích để phân tích tổng quát BCTC mà thường chỉ dựa trên thủ tục phân tích ngang (phân tích chênh lệch) là chủ yếu và các thủ tục phân tích này được thực hiện trên các số dư tài khoản có sự biến động lớn. Việc sử dụng các thủ tục phân tích chênh lệch có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi nhiều kiến thức về phân tích tài chính của người thực hiện. Tuy nhiên phân tích chênh lệch có nhược điểm là xem xét các số liệu một cách riêng rẽ, rời rạc, chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau mà chính các tỷ suất thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu trên BCTC mới thực sự cung cấp cho KTV nhiều thông tin hữu ích về thực trạng tài chính của khách hàng. - Mục đích của giải pháp Các tỷ suất mà KTV thường sử dụng trong thủ tục phân tích tổng quát là tỷ lệ thanh toán, các chỉ số lới tức, hiệu suất sử dụng vốn, tỷ lệ công nợ, khả năng thanh toán công nợ... nhằm giúp KTV xử lý một cách tối đa các dữ liệu được cung cấp để tìm hiểu tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh của khách hàng, phục vụ cho việc lý giải đầy đủ các rủi ro, các bằng chứng sẽ thu thập trong suốt cuộc kiểm toán và cũng giúp cho KTV giảm bớt công việc phán đoán các rủi ro về sai phạm có thể xảy ra trên Báo cáo Kiểm toán. - Nội dung của giải pháp Các tỷ suất tài chính có thể được tính như sau Bảng 4.2 Một số tỷ suất tài chính thường dùng Chỉ tiêu Công thức tính 2007 2006 Ghi chú 1. Khả năng thanh khoản KHH 1.91 1.47 KN 1.72 1.38 KTH 0.04 0.01 2. Cơ cấu tài chính CTSLĐ 0.32 0.49 CTSCĐ 0.68 0.51 CVC 0.07 0.10 CTTDH 0.83 0.67 3. Khả năng quản lý vốn vay Chỉ số nợ 0.93 0.90 Khả năng TT lãi vay (TIE) (0.54) (0.92) Khả năng TT tổng quát 1.07 1.11 4.Khả năng quản lý tài sản VTSLĐ 0.1458 VTTS 0.0567 VHTK 1.7838 TPthu 2185.34 5. Khả năng sinh lời LDT (ROS) 0.0197 0.0112 LVC (ROE) 0.0135 LTTS (ROA) 0.0011 Đối với bất kỳ một khách hàng nào dù ở quy mô lớn hay nhỏ, đặc điểm kinh doanh phức tạp hay giản đơn thì KTV cũng cần tiến hành phân tích các tỷ suất tài chính. Tuy nhiên, việc sử dụng phân tích các tỷ suất tài chính nào là tuỳ thuộc vào đặc thù của từng khách hàng và phán đoán nghề nghiệp của KTV. - Kết quả của giải pháp Như vậy thông qua việc phân tích tỷ suất tức là phân tích mối quan hệ giữa các số liệu trên BCTC sẽ cung cấp cho KTV nhiều thông tin hữu ích về thực trạng tài chính của khách hàng, nhằm phục vụ cho việc lý giải đầy đủ các bằng chứng sẽ thu thập được trong suốt cuộc kiểm toán và cũng tăng cơ hội để KTV phán đoán ra các rủi ro về sai phạm có thể xảy ra trên BCTC. KẾT LUẬN Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Đoạn 2 trong Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Kế hoạch kiểm toán - cũng nêu rõ: “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán không những có tác dụng tạo ra những điều kiện tiền đề cần thiết mà còn quyết định hướng đi của toàn bộ cuộc kiểm toán, từ đó quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi cuộc kiểm toán. Việc từng bước hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán vì vậy là một vấn đề tất yếu được đặt ra trong thực tiễn hoạt động kiểm toán của nước ta cũng như trong việc nghiên cứu tìm tòi và vận dụng các lý thuyết kiểm toán của nước ngoài vào Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại Công ty Âu Lạc, em đã tìm hiểu quy trình kiểm toán BCTC của Công ty nói chung cũng như giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng. Mặc dù thời gian thực tập tại công ty không dài nhưng đã giúp em hiểu rõ hơn về bản chất cũng như về việc thực hiện công việc kiểm toán trên cả góc độ lý thuyết lẫn thực hành. Trong quá trình thực tập, em đã nghiên cứu và hoàn thành Đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc”. Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên bài Đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy, các cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Th.S Phan Trung Kiên, Kiểm toán Lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính, 2006 TS. Nguyễn Viết Lợi, Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, 2007. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, 2005. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh, Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006 Các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210, 230, 240, 300, 310, 320, 400, 500, 520, 560 Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự kiểm toán tài chính 7 Sơ đồ 1.2: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán 9 Sơ đồ 1.3: Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 10 Sơ đồ 1.4: Các bước chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 11 Sơ đồ 1.5: Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư 26 Sơ đồ 3.1: Quy trình Lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty AULAC 34 Sơ đồ 3.2: Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 40 Sơ đồ 3.3 : Cơ cấu tổ chức của Công ty Vạn Niên 43 Sơ đồ 3.4 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Vạn Niên 45 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng doanh thu theo khách hàng năm 2007 29 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán năm 2007 30 Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 31 Bảng 3.1: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Giấy thông báo cho Công ty Vạn Niên 39 Bảng 3.2: Tóm tắt đặc điểm của Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên 41 Bảng 3.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV – Đánh giá hệ thống KSNB 47 Bảng 3.4: Phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty Vạn Niên 49 Bảng 3.5: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả kinh doanh 50 Bảng 3.6: Bảng tính mức trọng yếu 52 Bảng 3.7: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục 53 Bảng 3.8: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện 55 Bảng 3.9: Tổng hợp rủi ro chi tiết phát hiện đuợc và sai sót tiềm tàng liên quan 56 Bảng 3.10: Xác định phương pháp kiểm toán 57 Bảng 3.11:Phương pháp kiểm toán 58 Bảng 3.12: Các thử nghiệm kiểm soát cho Kiểm toán tiền mặt 58 Bảng 3.13: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được của Công ty Vạn Niên 60 Bảng 4.1: Bảng câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm 67 Bảng 4.2: Một số tỷ suất tài chính thường dùng 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc
Luận văn liên quan