Một là: Quy mô lao động của hộ có tác động tích cực đến thu nhập. Ở những hộ
có nhiều lao động hơn thì thu nhập của hộ tăng hơn. Kết quả này minh chứng cho thấy,
ở vùng DTTS loại hình lao động giản đơn sử dụng sức lao động vẫn là chủ yếu. Về lâu
dài, cần phải có chính sách đổi mới mô hình sản xuất, trong đó có ứng dụng công
nghệ, kỹ thuật và sử dụng lao động có trình độ tay nghề cao để tăng năng suất lao
động, phát triển bền vững vùng DTTS.
Tuy nhiên ở những gia đình có đông thành viên, là hộ nghèo thì lại tác động làm
giảm mức tăng thu nhập. Gia đình nghèo người DTTS chủ yếu là hộ gia đình còn trẻ,
mới tách hộ, nhưng lại đông con nhỏ, vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến lao động và các chi
phí cho y tế và học hành.
Hai là, Kết quả ước lượng cho thấy, yếu tố đất sản xuất và vốn tín dụng có ảnh
hưởng tích cực đến tăng thu nhập, nhưng ở mức độ thấp. Phát hiện này khá quan trọng,
vì hiện nay trong các chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS vẫn ưu tiên đến việc giải
quyết đất sản xuất và tăng vốn tín dụng cho các hộ nghèo. Thời gian tới, cần phải điều
chỉnh cho phù hợp, vì quỹ đất sản xuất có hạn, rừng bị đóng cửa và hộ nghèo ít vay
vốn do không có phương án sản xuất phù hợp.
Kết quả ước lượng cho thấy, yếu tố đất sản xuất và vốn tín dụng có ảnh hưởng
tích cực đến tăng thu nhập, nhưng ở mức độ thấp. Phát hiện này khá quan trọng, vì
hiện nay trong các chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS vẫn ưu tiên đến việc giải
quyết đất sản xuất và tăng vốn tín dụng cho các hộ nghèo. Thời gian tới, cần phải điều
chỉnh cho phù hợp, vì quỹ đất sản xuất có hạn, rừng bị đóng cửa và hộ nghèo ít vay
vốn do không có phương án sản xuất phù hợp.
142 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuận lợi và
các chính sách miến giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn, ở cho con em hộ nghèo đã có hiệu
quả.
Ngoài những kết quả chính ở trên, kết quả ước lượng còn cho một số phát hiện
có ý nghĩa quan trọng, đóng góp cho các gợi ý chính sách:
102
Một là: Quy mô lao động của hộ có tác động tích cực đến thu nhập. Ở những hộ
có nhiều lao động hơn thì thu nhập của hộ tăng hơn. Kết quả này minh chứng cho thấy,
ở vùng DTTS loại hình lao động giản đơn sử dụng sức lao động vẫn là chủ yếu. Về lâu
dài, cần phải có chính sách đổi mới mô hình sản xuất, trong đó có ứng dụng công
nghệ, kỹ thuật và sử dụng lao động có trình độ tay nghề cao để tăng năng suất lao
động, phát triển bền vững vùng DTTS.
Tuy nhiên ở những gia đình có đông thành viên, là hộ nghèo thì lại tác động làm
giảm mức tăng thu nhập. Gia đình nghèo người DTTS chủ yếu là hộ gia đình còn trẻ,
mới tách hộ, nhưng lại đông con nhỏ, vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến lao động và các chi
phí cho y tế và học hành.
Hai là, Kết quả ước lượng cho thấy, yếu tố đất sản xuất và vốn tín dụng có ảnh
hưởng tích cực đến tăng thu nhập, nhưng ở mức độ thấp. Phát hiện này khá quan trọng,
vì hiện nay trong các chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS vẫn ưu tiên đến việc giải
quyết đất sản xuất và tăng vốn tín dụng cho các hộ nghèo. Thời gian tới, cần phải điều
chỉnh cho phù hợp, vì quỹ đất sản xuất có hạn, rừng bị đóng cửa và hộ nghèo ít vay
vốn do không có phương án sản xuất phù hợp.
Kết quả ước lượng cho thấy, yếu tố đất sản xuất và vốn tín dụng có ảnh hưởng
tích cực đến tăng thu nhập, nhưng ở mức độ thấp. Phát hiện này khá quan trọng, vì
hiện nay trong các chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS vẫn ưu tiên đến việc giải
quyết đất sản xuất và tăng vốn tín dụng cho các hộ nghèo. Thời gian tới, cần phải điều
chỉnh cho phù hợp, vì quỹ đất sản xuất có hạn, rừng bị đóng cửa và hộ nghèo ít vay
vốn do không có phương án sản xuất phù hợp.
Ba là, Có nhiều yếu tố tác động tăng thu nhập của hộ gia đình: Nhóm yếu tố
chính sách (CT135), nhóm yếu tố hộ gia đình (học vấn chủ hộ, quy mô lao động),
nhóm yếu tố cộng đồng (đất đai, tín dụng). Nhưng nhóm chính sách (CT135) và học
vấn chủ hộ có đóng góp, tác động nhiều hơn đến tăng thu nhập của hộ nghèo. Kết quả
này khá quan trọng, gợi mở cho việc xây dựng chính sách giảm nghèo là cần phải chú
trọng, ưu tiên hơn đến giáo dục và nâng cao hiệu quả của các chính sách trực tiếp cho
hộ nghèo.
Bốn là, Hầu hết đồng bào DTTS nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
để khám chữa bệnh. Nhưng ảnh hưởng của việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đến chi phí
khám chữa bệnh là không rõ ràng. Kết quả này góp phần minh chứng cho việc đồng
103
bào ít sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh, mặc dù chi phí mua bảo hiểm y
tế của nhà nước hàng năm đối với hộ nghèo ở vùng DTTS là khá lớn.
Năm là, Chất lượng dịch vụ giáo dục trong nhà trường không có tác động nhiều
đến tình trạng bỏ học của học sinh DTTS ở vùng sâu, vùng xa, ĐBKK. Chất lượng
dịch vụ giáo dục gồm có cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học và đội ngũ
thầy cô giáo Tuy nhiên, ở những vùng này, nhu cầu cơ bản về ăn, mặc của các em
học sinh còn nhiều thiếu thốn, đi lại khó khăn thì chất lượng giáo dục trong nhà
trường không có tác động nhiều đến tâm lý và thu hút các em đến trường. Có lẽ điều
các em quan tâm hơn ở trường là cơm ăn, áo ấm. Kết quả này khá quan trọng, đòi hỏi
cần phải phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chính sách hài hòa giữa phát triển kinh tế với
giáo dục ở vùng ĐBKK, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Sáu là, Việc hỗ trợ học phí có tác động rất lớn làm giảm đáng kể tình trạng
không đến trường của con, em hộ nghèo DTTS. Kết quả này cần phải được nghiên cứu
để bổ sung vào chính sách giáo dục cho phù hợp.
2. Bối cảnh tình hình và một số khuyến nghị chính sách giảm nghèo
2.1. Khái quát bối cảnh tình hình
- Thuận lợi:
Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì ngay từ đầu
nhiệm kỳ 2021-2025, Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm, có
nhiều chính sách tập trung hỗ trợ cho giảm nghèo, nhất là giảm nghèo ở vùng DTTS
đặc biệt khó khăn.
Cụ thể, Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của
Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững
đến năm 2030; Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về
phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn
2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 20/6/2020 về phê duyệt chủ trương
đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết 24/2001/QH15 ngày
28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2030và nhiều chương trình, chính sách khác
được ban hành để hỗ trợ đồng bào các DTTS, nhất là vùng KK&ĐBKK có điều kiện
tăng thu nhập, giảm nghèo.
104
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số quốc gia, ứng dụng công
nghệ vào sản xuất và đời sống đã được Đại hội Đảng XIII thông qua, lựa chọn đây là
con đường để đưa nước ta trở thành nước phát triển và có thu nhập cao vào năm
2045. Cùng với xu thế chung đó, vùng DTTS sẽ được ưu tiên, đầu tư về hạ tầng
thông tin, phải đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới mô hình sản xuất, phát triển để
hội nhập cùng đất nước
105
- Khó khăn:
Vùng DTTS hiện đang là nơi tập trung nhiều hộ nghèo nhất. Với dân số chỉ
chiếm khoảng 14%, nhưng hộ nghèo người DTTS chiếm 57% tổng số hộ nghèo của cả
nước. Nhiều xã, huyện vùng sâu, vùng xa biên giới, tỷ lệ hộ nghèo là rất cao, có nơi
lên đến 80%. Chất lượng giáo dục, nguồn nhân lực DTTS so với mặt bằng chung còn
rất thấp, tỷ lệ chưa đọc thông, viết thạo chữ phổ thông còn cao (khoảng 20%).
Điạ bàn vùng DTTS có địa hình miền núi phức tạp, nhiều đất dốc, kết nối hạ
tầng, giao thông đi lại khó khăn; tình trạng thiếu đất có thể canh tác và thiếu nước còn
diễn ra phổ biến ở nhiều nơi; thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, ảnh hưởng
đến tính mạng, đời sống, sản xuất của đồng bào, nhất là khu vực Miền núi Phía Bắc,
Miền Trung và Tây Nguyên
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
Trong đó nguồn thu của Nhà nước bị giảm mạnh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngân
sách chi cho giảm nghèo của cả nước, trong đó phần lớn là vùng nghèo DTTS. Đây là
thách thức rất lớn khi nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ ở vùng DTTS còn thấp kém.
Những thuận lợi, khó khăn trên đây đặt ra cho công tác quản lý nhà nước cần
phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp chính sách giảm nghèo đặc thù ở vùng
DTTS, nhất là vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Chính sách cần phải khai thác
được những tiềm năng, lợi thế, phát huy những mặt tích cực, lựa chọn các giải pháp
phù hợp, tối ưu nhất trong bối cảnh nguồn lực có hạn.
2.2. Khuyến nghị chính sách giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
Giải pháp đưa ra là để phát huy những yếu tố có tác động tích cực đến thu nhập,
đời sống của hộ gia đình và bổ sung, sửa đổi những yếu tố ít hoặc không có tác động.
Trong thực tiễn, chính sách giảm nghèo cần nhiều giải pháp đồng bộ từ trung ương
đến địa phương. Tuy nhiên xuất phát từ kết quả nghiên cứu ở trên, với phạm vi là một
Luận án tiến sĩ thực hiện để thực hành lý thuyết, phương pháp đã học, NCS xin
khuyến nghị một số giải pháp như sau:
- Tiếp tục xây dựng và triển khai chính sách giảm nghèo mang tính đặc thù ở
vùng dân tộc thiểu số, nhưng cần có lựa chọn mục tiêu, giải pháp ưu tiên
Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, thời gian qua CT135 đã có hiệu quả, tác
động tích cực đến thu nhập, đời sống của người dân vùng DTTS. Kể cả hộ nghèo có
thu nhập thấp và hộ có thu nhập khá hơn đều được hưởng lợi từ chính sách này. Vì vậy
thời gian tới, việc ban hành chính giảm nghèo, đặc thù riêng phù hợp với tình hình
106
kinh tế-xã hội “giống như CT135” ở vùng DTTS là rất cần thiết, nhưng có điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp hơn. Tiếp tục giành nguồn lực để đầu tư cho các chương trình hỗ
trợ cho người dân vùng DTTS. Tuy nhiên để các chương trình thực sự phát huy hiệu
quả cần chú ý đến tính đặc thù của từng khu vực, từng lĩnh vực. Lựa chọn, tập trung
vào một số chương trình đặc thù như: hỗ trợ giáo dục, y tế cho các vùng còn yếu kém,
thay vì đầu tư một cách dàn trải như nhiều các trương trình trước đây.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, CSGN có tác động mạnh hơn tới nhóm hộ có
chủ hộ thu nhập và học vấn cao hơn. Vì vậy khi xây dựng chính sách cần phải có khảo
sát phân loại hộ nghèo theo đặc thù từng vùng và các mức độ nghèo khác nhau để có
giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, cần có giải pháp,
chính sách riêng, với cách làm riêng đối với những nhóm hộ nghèo nhất (nghèo cùng
cực). Vì nhóm hộ này có khả năng hấp thụ chính sách kém hơn những hộ khác. Nếu
vẫn chính sách giống nhau tất cả các nhóm hộ đều được hưởng như trước đây, thì
những hộ có thu nhập khá hơn sẽ tiếp tục thụ hưởng chính sách nhiều hơn, do đó
khoảng cách phát triển sẽ ngày càng dãn rộng. Đối với nhóm hộ khó khăn (nghèo cùng
cực) nội dung chính sách cần ưu tiên nâng cao năng lực, xóa mù chữ cho chủ hộ, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn là
nguồn sinh kế chủ yếu của đồng bào các DTTS. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ về đất đai
lại không có tác động nhiều đến tăng thu nhập. Có thể hiện nay nguồn đất sản xuất có
hạn, nên rất khó để hộ gia đình mở rộng thêm đất sản xuất có chất lượng. Vì vậy, về
lâu dài, cần phải có giải pháp chính sách phù hợp để tăng năng suất nông nghiệp cho
hộ gia đình nghèo để tăng thu nhập. Hạn chế các chính sách về đầu tư, hỗ trợ nhỏ lẻ về
đất đai đối với từng hộ gia đình. Về giải pháp căn cơ đối với những hộ thiếu đất,
không có đất sản xuất, cần nghiên cứu tổng kết nhân rộng các mô hình hợp tác xã, mô
hình sản xuất lớn có hiệu quả, trong đó có sự kết hợp của doanh nghiệp, nông dân và
chính sách của Nhà nước. Ưu tiên hộ nghèo DTTS có đất sản xuất nhưng thiếu kiến
thức về thị trường, thiếu vốn, công nghệ sẽ được hỗ trợ để trở thành thành viên của
hợp tác xã, cổ đông trong các công ty đầu tư về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số
Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy, học vấn của chủ hộ có tác động tích cực
đến khả năng hấp thụ chính sách giảm nghèo. Cụ thể là, các chủ hộ có học vấn cao hơn
có khả năng hấp thụ CSGN tốt hơn so với các chủ hộ có học vấn thấp.
107
Do vậy nâng cao nền học vấn của người dân vùng DTTS là rất quan trọng và
cần được quan tâm hơn trong thời gian tới để cải thiện khả năng hấp thụ chính sách.
Trong đó tập trung vào một số giải pháp sau:
Một là, cần dành nguồn kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất trường học tại các
vùng DTTS đảm bảo đủ về số lượng và hướng tới đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất
trường học, qua đó tạo sự thu hút trẻ em đến trường.
Hai là, cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng giáo viên vùng cao, đặc biệt cần
quan tâm đào tạo nguồn giáo viên là người địa phương để duy trì sự ổn định về đội
ngũ giáo viên tại các vùng sâu và vùng xa.
Ba là, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn tài trợ
cho các học sinh vùng DTTS, chẳng hạn ngoài việc miễn giảm học phí có thể thành
lập và phát triển các quỹ học bổng với nguồn kinh phí từ xã hội hóa. Cuối cùng, việc
tuyên truyền về lợi ích của giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp cũng rất cần
thiết để làm thay đổi quan niệm của đồng bào về việc cho con em theo học các cấp học
cao hơn, qua đó làm tăng cơ hội học tập và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng
người dân thuộc các vùng DTTS ở Việt Nam.
Trên thực tế, tỷ lệ người DTTS chưa nghe hiểu và đọc thông, viết thạo ngôn
ngữ phổ thông còn khá lớn (khoảng 20%). Vì vậy, nội dung chính sách giảm nghèo
cần có giải pháp cấp bách, phù hợp, khuyến khích chủ hộ nghèo còn “mù chữ” đến lớp
học xóa mù chữ. Có như vậy các chủ hộ này mới tiếp cận hiệu quả được với các gói hỗ
trợ của CSGN.
- Phát triển các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Kết quả nghiên cứu cho thấy, CSGN đã góp phần làm giảm chi tiêu y tế ở những
nhóm hộ có thu nhập thấp, nhưng lại tăng ở nhóm hộ có thu nhập cao. Như vậy cần
tiếp tục mở rộng độ bao phủ của hệ thống y tế cơ sở, đầu tư phát triển đa dạng, nhiều
loại hình dịch vụ y tế tuyến tỉnh huyện và xã để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
các tầng lớp dân cư vùng DTTS. Đối với các bệnh viện, trạm y tế công của nhà nước,
tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, y bác sĩ tiến tới 100% các trạm
y tế xã đạt chuẩn theo quy định.
Do đặc thù miền núi, vùng DTTS nhiều thôn, bản giao thông đi lại khó khăn, nên
cần đào tạo, phát triển mạng lưới y tá tuyến thôn, bản để có thể khám, chữa bệnh, cấp
thuốc một số loại bệnh thông thường và tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào phòng,
108
chống bệnh dịchcùng với đó là có cơ chế xã hội hóa, để tư nhân có đủ điều kiện
tham gia cung cấp các dịch vụ y tế khám, chữa bệnh ở vùng DTTS.
Có giải pháp đồng bộ để đầu tư, sưu tầm, phát hiện các bài thuốc dân gian, kinh
nghiệm truyền thống có giá trị trong vùng DTTS. Đồng thời phát triển trồng cây dược
liệu để vừa phát triển kinh tế và phục vụ chữa một số loại bệnh cho đồng bào ngay
trong cộng đồng.
- Đào tạo nghề, mở rộng các cơ hội tìm kiếm việc làm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc
làm có tác động tích cực đến hộ nghèo người DTTS. Vì vậy đào tạo nghề, mở rộng cơ
hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp là một giải pháp quan trọng trong thiết kế chính
chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS.
Mặc dù thời gian qua các chính sách giảm nghèo cũng đã chú trọng đến nhiệm vụ
đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhưng một số các nghiên cứu, đánh giá cho thấy,
các chính sách này còn nhiều hạn chế nhất định, chưa phù hợp với trình độ, đặc điểm
văn hóa, phong tục tập quán và điều kiện KT-XH ở vùng DTTS đặc biệt khó khăn.
Trong thời gian tới cần kiên trì tiếp tục thực hiện chính sách này, nhưng có đổi mới
theo hướng vừa học, vừa làm. Trước mắt Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí đối với các
doanh nghiệp, tổng công ty để họ có chính sách ưu tiên nhận con, em người DTTS vào
làm việc và học nghề để có thu nhập ngay.
Chính sách đào tạo nghề cần quan tâm, ưu tiên tới nguồn nhân lực tại chỗ là
người DTTS để làm việc trong các làng nghề truyền thống, khu du lịch công đồng gắn
với văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Về lâu dài, cần phải có chiến lược, lộ trình, bước đi dài hạn để đào tạo nguồn
nhân lực là người DTTS đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Đổi mới chính sách về tín dụng
Thời gian qua, vùng DTTS có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ DTTS,
nhất là hô nghèo vay để phát triển sản xuất. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận án
cho thấy, chính sách về tín dụng tác động không nhiều đến tăng thu nhập của hộ gia
đình. Có thể hộ nghèo DTTS không dám vay vốn vì không có phương án sản xuất để
sử dụng vốn phù hợp
Vốn tín dụng vẫn là yếu tố đầu vào quan trọng để phát triển sinh kế, đầu tư mở
rộng sản xuất. Tuy nhiên đối với hộ nghèo DTTS, cần phải kết hợp giữa chính sách
109
cho vay và hỗ trợ đổi mới mô hình sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, cách thức quản lý sử
dụng vốn vay... Có như vậy thì chính sách tín dụng mới được sử dụng có hiệu quả,
đóng góp cao vào tăng thu nhập cho hộ nghèo DTTS.
- Đổi mới chính sách về đất đai
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, yếu tố về gia tăng đất sản xuất không
có tác động nhiều đến tăng thu nhập của hộ. Có thể hiện nay các chính sách hỗ trợ, giải
quyết đất sản xuất là rất khó khăn, do quỹ đất không còn, rừng đã được quản lý
nghiêm ngặt. Vì vậy, cần rà soát lại nội dung chính sách giải quyết đất sản xuất trong
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS giai đoạn 2021-
2030 cho phù hợp. Ở những địa phương không còn quỹ đất, cần tập trung cho chuyển
đổi nghề để lao động hộ nghèo có thể tìm kiếm việc làm ở khu vực công nghiệp, hoặc
xuất khẩu lao động. Nhưng nơi có ít đất cần đầu tư, có chính sách đổi mới mô hình,
ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng.
Về lâu dài, cần tích tụ, tập trung đất đai để phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi
giá trị; xây dựng phát triển các hợp tác xã kiểu mới, phù hợp với đặc thù vừng vùng,
từng dân tộc.
- Tiếp tục nghiên cứu, sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng để đánh giá tác
động chính sách công
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay công tác đánh giá chính sách còn nhiều
hạn chế, bất cập, nhất là đánh giá tác động của chính sách. Đánh giá chính sách có vai
trò quan trọng để nhà quản lý có thông tin đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung chính
sách cho phù hợp. Mô hình kinh tế lượng với số liệu mảng sử dụng để đánh giá tác
động của chính sách trong bối cảnh số liệu và điệu kiện hiện này là phù hợp, có thể triển
khai thực hiện được. Kết quả thu được cung cấp nhiều thông tin định lượng hữu hiệu,
gợi mở chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng chính sách. Vì vậy,
trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm các giải pháp sử dụng mô hình
dữ liệu mảng trong nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách ở nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá chính sách có sử dụng mô
hình dữ liệu mảng, thời gian tới khi thiết kế, xây dựng chính sách cần có nội dung về
đánh giá, giám sát là một phần bắt buộc trong văn bản phê duyệt chính sách. Trong đó
đưa ra các tiêu trí cụ thể về kết quả đầu ra và những tác động dự kiến của chính sách.
Đồng thời có kế hoạch, lộ trình điều tra, thu thập thông tin trước và sau khi thực hiện
chính sách. Trong quá trình thực hiện cần phải công khai, minh bạch về nội dung,
110
nguồn lực và các giải pháp của chính sách để xã hội hóa công tác giám sát, đánh giá
chính sách.
3. Một số hạn chế và khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo
3.1. Một số hạn chế của luận án
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng luận án vẫn còn
một số tồn tại, han chế:
Về dữ liệu nghiên cứu, NCS kế thừa dữ liệu nghiên cứu số liệu mảng từ kết quả
điều tra đầu kỳ (2006) và cuối kỳ (2011). Số liệu trong giai đoạn này có thể khuyết
thiếu một số biến và chưa phản ánh được tình hình kinh tế-xã hội vùng DTTS trong
giai đoạn hiện nay.
Do đặc thù vùng DTTS, ngoài CT135 có nhiều chính sách khác cùng triển khai
thực hiện có tác động đến thu nhập, đời sống của hộ gia đình người DTTS. Trong khi
đó nhiều chính sách không được quản lý, điều tra thu thập số liệu đầy đủ. Vì vậy sẽ rất
khó khăn trong việc bóc tách số liệu, làm rõ tác động của từng chính sách đến thu nhập
của hộ gia đình người DTTS. Đây cũng là một trong những hạn chế trong việc đánh
giá tác động của chính sách công, cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển công cụ, giải
pháp đánh giá cho phù hợp trong thời gian tới.
Về phương pháp nghiên cứu, phần lớn các kết luận của Luận án đều được suy ra
từ kết quả phân tích định lượng, trong đó sử dụng mô hình kinh tế lượng với số liệu
mảng. Trong thực tế, phương pháp đánh giá định tính để đánh giá hiệu quả của chính
sách cũng được sử dụng khá phổ biến. Hoặc về lý thuyết cũng có một số phương pháp
nghiên cứu định lượng khác được sử dụng để đánh giá tác động của chính sách. Nếu
sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau, có thể kết quả nghiên cứu sẽ toàn diện và
đầy đủ hơn.
Luận án phân tích tác động của chính sách giảm nghèo đến 3 yếu tố của hộ là:
Thu nhập, y tế và giáo dục. Trong thực tế, chính sách có thể tác động đến một số yếu
tố khác như lao động, việc làm mà luận án chưa đề cập tới. Mặt khác tăng thu nhập
của hộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thể chế chính trị, kết nối hạ tầng, thương
mại, ứng dụng công nghệ vẫn chưa được đề cập đến trong luận án.
3.2. Khuyến nghị nghiên cứu tiếp theo
Để nghiên cứu sâu hơn những ảnh hưởng của chính sách đến hộ gia đình DTTS,
NCS xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp:
111
Một là: Cần có nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng trong đánh giá tác
động của chính sách. Trong đó xem xét tác động toàn diện hơn của chính sách đến hộ
gia đình theo tiếp cận nghèo đa chiều
Hai là: Cần có nghiên cứu toàn diện hơn xem xét các yếu tố tác động đến thu
nhập của hộ gia đình như: Thể chế, yếu tố về ứng dụng công nghệ, kết nối thị trường,
chuyển đổi mô hình sản xuất
Ba là: Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng sâu hơn các phương pháp mô hình kinh tế
lượng khác để có thể bổ sung lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động của chính
sách được tối ưu hơn.
112
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phan Văn Cương (2016), “Sử dụng phương pháp DID đánh giá tác động của chính
sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số Đặc biệt
(09/2016), tr. 110 - 117.
2. Ngô Văn Thứ, Phan Văn Cương (2016), “Đánh giá tác động chính sách giảm
nghèo ở vùng dân tộc thiểu số - Thách thức và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Nhà
nước, Số 249 (10/2016), tr51 – 55.
3. Ngô Văn Thứ, Phan Văn Cương (2016), “Đánh giá tác động chính sách giảm
nghèo ở vùng dân tộc thiểu số - Thách thức và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Quốc gia thống kê và tin học ứng dụng, Tập I, Đà Nẵng (11/2016).
4. Phan Văn Cương, Phạm Minh Đức (2022), “Tác động của các chính sách giảm
nghèo lên khả năng tiếp cận giáo dục của người dân vùng dân tộc thiểu số ở Việt
Nam – Trường hợp Chương trình 135”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tháng 3/2022.
113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adams, Richard .H. and J.J.he (1995), ‘Sources of Income Inequality and
Poverty in RuralPakistan’, International Food Policy and Research Institue.
2. Akhter, S and K.J. Daly (2009), ‘Finance and Poverty: Evidence from Fixed Effect
Vector Decomposition’, Emerging Markets Review, Volume 10, pp. 191-206.
3. Alam, K.R. (2006), ‘Ganokendra: An Innovative Model for Poverty Alleviation
in Bangladesh’, Review of Education, Volume 52, pp. 343-352
4. Amara Amjad Hashmi and Maqbool.H.Sial Maqbool.H (2010), Trends and
Determinants of Rural Poverty: A Logistic Regression Analysis f Selected
Districts of Punjab.
5. Amjad, R., and A. R. Kemal (1997), ‘Macroeconomic Policies and Their Impact
onPoverty Alleviation in Pakistan’, Pakistan Development Review 3.
6. Baltagi, B. (2008), Econometric analysis of panel data, John Wiley and Sons.
7. Barker. R. (2002), Rural development and structural transformation, Fulbright
Economics Teaching Program, University of Economic, HCM, Vietnam.
8. Bastiaensen, J., T.D. Herdt and B. D’Exelle (2005), ‘Poverty reduction as a local
institutional process’, World Development, 33(6), pp. 979-993
9. Bastiaensen, J.T.D. Herdt and B. D’Exelle (2005), ‘Poverty reduction as a local
institutional process’, World Development, 33(6), pp. 979-993.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Báo cáo tổng kết công tác giáo dục và đào tạo
vùng DTTS&MN giai đoạn 2006-2010.
11. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2015), Báo cáo Tổng quan các nghiên cứu
về giảm nghèo ở Việt Nam, Bộ LĐTB&XH.
12. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể Chuyển đổi phương
pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp
dụng trong giai đoạn 2016-2020.
13. Bùi Sỹ Lợi (2011), ‘Giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam’, Tạp chí Lao
động và xã hội, số 402, tr37-39.
14. Bộ Chính trị (2016), Văn kiện Đại hội Đảng XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia-sự thật.
15. Chính phủ (1998), Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã ĐBKK, miền
núi và vùng sâu, vùng xa.
114
16. Chính phủ (2004), Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt
cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
17. Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-
2010.
18. Chính phủ (2006), Quyết định 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã ĐBKK, vùng
đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2006-2010 (CT135).
19. Chính phủ (2011), Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về
Công tác dân tộc.
20. Chính phủ (2015), Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng xây dựng các Chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, Báo cáo số 507/BC-CP, Hà Nội, năm
2015.
21. Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Những lý luận chung về đói nghèo và xóa đói
giảm nghèo, tài liệu trực tuyến, URL:
22. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, London, UK:
Department for International Development.
23. Đinh Phi Hổ (2010), ‘Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư
đối với sự phát triển các khu công nghiệp - Trường hợp nghiên cứu điển hình của
tỉnh Bến Tre’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 237 tháng 7 năm 2010.
24. Đỗ Phú Hải (2014), ‘Đánh giá chính sách công ở Việt Nam, những vấn đề lý luận
và thực tiễn’, Tạp chí Khoa học chính trị, số 7/2014.
25. Donou-Adonsou, F and K. Sylwester (2016), ‘Financial Development and
Poverty Reduction in Developing Countries: New Evidence from Banks and
Microfinance Institutions’, Review of Development Finance, Volume 6, pp. 82-
90.
26. Echeverri-Gent, J. (1992), ‘Public Participation and Poverty Alleviation: The
Experience of Reform Communist in India’s West Bengal’, World Development
20(10), pp. 1401-1422.
27. ESCAP (1993), Tuyên bố chung về hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương, Băng Kok, Thái Lan
28. Hà Hùng (2014), Đề tài khoa học cấp bộ: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất các
giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây
Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Nghiệm thu cấp bộ tại Ủy ban Dân tộc, Hà
115
Nội.
29. Hilal, R. (2012), ‘Vocational Education and Training for Women and Youth in
Palestine: Poverty Reduction and Gender Equality under Occupation’,
International Journal of Educational Development, Volume 32, pp. 686-695.
30. Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân
tộc, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Indochina Research & Consulting (2010), Nghèo đói của đồng bào DTTS tại các
xã nghèo nhất, Báo cáo tư vấn chính sách.
32. Jalan, Jyotsna, and Martin Ravallion (1999), Income Gains from Workfare and
Their Distribution, World Bank, Washington, D.c. Processed.
33. Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud – IRD-DIAL
(2008), Kỷ yếu hội thảo, đánh giá tác động của chính sách công: thách thức,
phương pháp và kết quả, Tam Đảo, 2008.
34. Judy L.Baker (2002), dịch bởi Vũ Hoàng Linh (2002), Đánh giá tác động của
các dự án phát triển tới đói nghèo (sổ tay dành cho cán bộ thực hành), NXB Văn
hóa-Thông tin, Hà Nội.
35. Khandker, Shahidur R (1998), Fighting Poverty with Microcredit: Experrence in
Bangladesh. New York: Oxford University Press for the World Bank.
36. Lanjouw, Peter & Marra, Marleen & Nguyen, Cuong (2013), ‘Vietnam's
evolving poverty map: patterns and implications for policy’, Policy Research
Working Paper Series 6355, The World Bank.
37. Lê Việt Phú (2016), Nhập môn đánh giá tác động của chính sách, Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbrigh.
38. Morduch, Jnathan (1998), Does Microfinance Really Help the Poor? New
Evidence from Elagship Programs in Bangladesh Processed, june 17.
39. Mundy, K and F. Menashy (2014), ‘Investing in Private Education for Poverty
Alleviation: The Case of World Bank’s International Finance Cooperation’,
International Journal of Educational Development, Volume 15, pp. 16-24.
40. Mwanza. J. F. (2011), Assessment of Factors of household capital/assets that
influence income of smallholder farmers under International Development
Enterprises (IDE) in Zambia, Master thesis. Ghent University. Belgium.
41. Nguyễn Đăng Thành (2012), ‘Đánh giá chính sách công ở Việt Nam, vấn đề và
giải pháp’, Tạp chí Cộng sản, số 19245.
42. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công, những vẫn đề cơ bản, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia.
43. Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế,
116
NXB Khoa học kỹ thuật, Nà Nội.
44. Nguyễn Ngọc Sơn (2012), ‘Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực
trạng và định hướng hoàn thiện’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 181: 19-26.
45. Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn (2006), Giáo trình Mô
hình toán kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Hảo (2017), Hoàn Thiện các chính sách giảm nghèo ở tỉnh Quảng
Ninh, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại.
47. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu
của việt nam đến năm 2015, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
48. Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), ‘Bước ngoặt mới trong nỗ lực XĐGN’, Tạp chí
Cộng sản, số 03, tr3-5.
49. Nguyễn Thị Nhung (2012), Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển KT-
XH ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Hồi (2011), ‘Tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và
an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn’, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở, số
49, tr25-27.
51. Nguyễn Xuân Thành (2006), Phân tích tác động của chính sách công: Phương
pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt, Học liệu mở FETP,
52. OXFAM, ActionAid (2010), Báo cáo tổng hợp: Theo dõi nghèo đô thị theo
phương pháp cùng tham gia. 78tr.
53. Parker, D., C. Kirkpatrick and C. Figueira-Theodorakopouloub (2008),
‘Infrastructure Regulation and Poverty Reduction in Developing Countries: A
Review of the Evidence and a Research Agenda’, The Quarterly Review of
Economics and Finance, Volume 48, pp. 177-188.
54. Peter Boothroyd (2003), Đánh giá chính sách từ phương pháp thực tế đến
thói quen tham gia, tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chính
sách ở Tam Đảo.
55. Phạm Vũ Lữa Hạ (2003), Làm gì cho nông thôn Việt Nam: Phát triển hệ thống
tín dụng nông thôn, Nxb. TP Hồ Chí Minh.
56. Phan Văn Hùng (2015), Những vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và định hướng
hoàn thiện chính sách dân tộc ở nước ta, Đề tài cấp Nhà nước mã số:
KX.04.18/11-15, Hội đồng cấp nhà nước nghiệm thu tại Hà Nội.
117
57. Phùng Đức Tùng và Cộng sự (2012), Báo cáo tư vấn: Tác động của Chương
trình 135 qua lăng kính 2 cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ.
58. Phùng Đức Tùng và Cộng sự (2014), Báo cáo tư vấn: Đánh giá tác động của
chính sách giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2013.
59. Phùng Minh Đức (2019), Các mô hình phân tích vai trò của công nghiệp và dịch
vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ trường Đại
học Kinh tế Quốc dân.
60. Ravallion, Martin (1999), Monitoring Targeting Performance When
Decentralized Allocations to the Poor Are Unobserved, World Bank,
Washington, D.c Processed.
61. Rueff, H., C. Parizot, A.B. Israel and M. Schwartz (2008), ‘Dryland
Afforestation and Poverty Alleviation: Bedouin and Palestinian Non-Timber
Forest Product Collectors in Contrasting Economic Environments’, Human
Ecology, Volume 36, pp. 923-930
62. Samer, S., I. Majid, S. Rizal, M.R. Muhamad, Sarah-Halim and N. Rashid.
(2015), ‘The Impact of Microfinance on Poverty Reduction: Empirical Evidence
from Malaysian Perspective’, Procedia – Social and Behavioral Sciences,
Volume 195, pp. 721-728.
63. Scheidel, A. (2016), ‘Tactics of Land Capture through Claims of Poverty
Reduction in Cambodia’, Geoforum, Volume 75, pp. 110-114.
64. Shahidur R. Khandker, Gayatri B. Koolwal, Hussain A. Samad (2010), Cẩm
nang đánh giá tác động các phương pháp định lượng và thực hành, Ngân hàng
Thế giới.
65. Thái Phúc Thành (2010), ‘Giảm nghèo ở Việt Nam’, Tạp chí Lao động và xã hội,
số 378, tr45-46.
66. Tổng cục Thống kê (TCTK, 2008), Điều tra mức sống dân cư, NXB Thống
kê, Hà Nội.
67. Tổng cục Thống kê (TCTK, 2011), Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và
thủy sản.
68. Tổng cục Thống kê (TCTK, 2016), Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS,
NXB. Thống kê, Hà Nội.
69. Tuấn Phong, Hosein Jalian (1997), Nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở
Việt Nam, kinh nghiệm từ nền kinh tế chuyển đổi
70. UNDP (1995), Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển
xã hội.
118
71. UNDP (1995), Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
72. UNDP (2008), Tuyên bố chung của liên hợp quốc về chống đói nghèo
73. UNDP, UNFPA và UNICEF (1995), Báo cáo tư vấn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam.
74. UNDP, Ủy Ban Dân tộc (2008), Báo cáo phân tích điều tra cơ bản chương trình
135-II, Hà Nội.
75. Ủy ban Dân tộc (2014), Kết quả rà soát chính sách dân tộc hiện hành, đề xuất
chính sách giai đoạn 2016-2020, Báo cáo số 35/BC-UBDT.
76. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) (2014), Báo cáo giám sát việc thực
hiện chinh sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.
77. Van de Walle, D. and D. Cratty (2002), Impact Evaluation of a Rural Road
Rehabilitation Project, Unpublished manuscript.
78. Van Den Berg, M. and Nguyen, V. C. (2011), ‘Impact of Public and Private
Transfers on Poverty and Inequality: Evidence from Vietnam’, Development
Policy Review, 29 (6): 689728.
79. Văn phòng Giảm nghèo, Bộ LĐTB&XH (2010), Báo cáo sơ kết Chương trình
giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.
80. Vũ Thị Thu Hương, (2017), Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu
tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế, Luận án tiến sĩ trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
81. Walingo, M.K. (2006), ‘The Role of Education in Agricultural Projects for
Food Security and Poverty Reduction in Kenya’, Review of Education,
Volume 52: 287-304.
82. WB (1995), Đánh giá nghèo đói và chiến lược.
83. WHO (2004), Meeting the MDG Drinking Water and Sanitation: A Mid- Term
Assessment of Progress. Geneva: WHO, ISBN 92 4 156278 1.
84. Wooldridge J. M. (2001), Econometric Analysis of Cross Section and Panel
Data. The MIT Press, Cambridge, Massachusetts London, England.
85. World Bank (2012), Well Begun, Not Yet Done: Vietnam's Remarkable Progress
on Poverty Reduction and the Emerging Challenges.
119
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kiểm định Hausman lựa chọn FE/RE, mô hình (MH.3.1)
---- Coefficients ----
| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
| fe . Difference S.E.
-------------+----------------------------------------------------------------
CT135 |
1 | .0901031 .1793909 -.0892878 .0227631
CT135#nhom_ |
0 2 | .7944351 .8645763 -.0701412 .0220214
0 3 | 1.522742 1.665798 -.1430562 .0254984
1 2 | .9441291 .9975339 -.0534048 .0145091
1 3 | 1.730924 1.861567 -.1306435 .0181699
CT135#|
hh_edu_ |
0 2 | .0364196 .0359694 .0004502 .0356478
0 3 | .1164436 .1167974 -.0003539 .0465362
0 4 | .1304111 .1956436 -.0652325 .0652888
0 5 | .0911927 .4995901 -.4083974 .1599332
1 2 | .1242331 .0181057 .1061274 .0303909
1 3 | .2942223 .0359158 .2583065 .0406699
1 4 | .3000429 .079991 .2200519 .0577681
1 5 | .5366324 .543868 -.0072356 .0793172
hh_age | .1040261 .0184845 .0855416 .0060244
hh_age2 | -.0007157 -.0001866 -.0005291 .0000649
hh_labor | .1299075 .0686669 .0612406 .008604
hh_size | -.2015431 -.0440204 -.1575227 .0079495
ln_land | .0219868 .0271666 -.0051798 .0063691
credit | .0656727 .0794 -.0137273 .0119301
------------------------------------------------------------------------------
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(18) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 972.45
Prob>chi2 = 0.0000
Phụ lục 2: Kiểm định phương sai sai số thay đổi, mô hình (MH.3.1)
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (4983) = 2.4e+35
Prob>chi2 = 0.0000
120
Phụ lục 3: Kết quả ước lượng mô hình (MH.3.1)
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 9,966
Group variable: idho Number of groups = 4,983
R-sq: Obs per group:
within = 0.6439 min = 2
between = 0.4145 avg = 2.0
overall = 0.4677 max = 2
F(19,4982) = 581.39
corr(u_i, Xb) = -0.4657 Prob > F = 0.0000
(Std. Err. adjusted for 4,983 clusters in
idho)
------------------------------------------------------------------------------
-
| Robust
ln_income | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.
Interval]
--------------+---------------------------------------------------------------
-
1.CT135 | .0901031 .0389454 2.31 0.021 .0137531
.1664532
|
CT135#nhom_ |
0 2 | .7944351 .0351407 22.61 0.000 .7255438
.8633264
0 3 | 1.522742 .0375008 40.61 0.000 1.449223
1.59626
1 2 | .9441291 .0212319 44.47 0.000 .9025053
.9857529
1 3 | 1.730924 .0257572 67.20 0.000 1.680429
1.781419
|
CT135#hh_edu_ |
0 2 | .0364196 .042731 0.85 0.394 -.047352
.1201912
0 3 | .1164436 .0576452 2.02 0.043 .0034336
.2294536
0 4 | .1304111 .088844 1.47 0.142 -.0437623
.3045846
0 5 | .0911927 .16518 0.55 0.581 -.2326328
.4150182
1 2 | .1242331 .0358282 3.47 0.001 .0539941
.1944721
1 3 | .2942223 .0492158 5.98 0.000 .1977377
.3907069
1 4 | .3000429 .0832219 3.61 0.000 .1368914
.4631944
1 5 | .5366324 .0920142 5.83 0.000 .356244
.7170207
|
hh_age | .1040261 .0092146 11.29 0.000 .0859615
.1220907
hh_age2 | -.0007157 .0001003 -7.13 0.000 -.0009124 -.000519
hh_labor | .1299075 .0104049 12.49 0.000 .1095094
.1503057
hh_size | -.2015431 .0101421 -19.87 0.000 -.2214262 -.18166
ln_land | .0219868 .0086764 2.53 0.011 .0049773
.0389963
credit | .0656727 .0160553 4.09 0.000 .0341973
.0971482
_cons | 5.816531 .2330572 24.96 0.000 5.359636
6.273425
--------------+---------------------------------------------------------------
sigma_u | .68025251
sigma_e | .49949763
121
rho | .64970038 (fraction of variance due to u_i)
------------------------------------------------------------------------------
122
Phụ lục 4: Kiểm định Hausman lựa chọn FE/RE, mô hình (MH.3.2)
---- Coefficients ----
| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
| fe . Difference S.E.
-------------+---------------------------------------------------------------
-
1.CT135_ | -1.20512 -.7402249 -.4648954 .5704384
ln_thunhap | .1477286 .1568897 -.0091611 .0579494
CT135_*|
c.ln_thunhap |
| .1772272 .1068237 .0704035 .0597007
BV_conglap | .1379005 .1749014 -.0370009 .0068742
BV_tunhan | .0474835 .0634394 -.0159559 .005486
tramyte | .0179567 .0149363 .0030203 .0025365
bhyt | .0471716 -.2478175 .2949891 .1209235
hh_size | -.2059784 -.0978791 -.1080993 .0297202
hh_age | .2195227 .0749464 .1445763 .0293751
hh_age2 | -.0015117 -.0006226 -.0008891 .0003026
-----------------------------------------------------------------------------
-
b = consistent under Ho and Ha; obtained from
xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from
xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(10) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 281.28
Prob>chi2 = 0.0000
Phụ lục 5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi, mô hình (MH.3.2)
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (4130) = 2.2e+35
Prob>chi2 = 0.0000
123
Phụ lục 6: Kết quả ước lượng mô hình (MH.3.2)
xtreg ln_chiyte i.CT135 ln_thunhap i.CT135_#c.ln_thunhap BV_cong BV_tunhan tramyte
bhyt hh_size hh_age hh_age2, fe robust
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 6,428
Group variable: idho Number of groups = 4,130
R-sq: Obs per group:
within = 0.3283 min = 1
between = 0.0988 avg = 1.6
overall = 0.1439 max = 2
F(10,4129) = 98.99
corr(u_i, Xb) = -0.4065 Prob > F = 0.0000
(Std. Err. adjusted for 4,130 clusters in
idho)
-----------------------------------------------------------------------------------
--
| Robust
ln_chiyte | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.
Interval]
--------------------+--------------------------------------------------------------
--
1.CT135 | -1.20512 .725567 -1.66 0.097 -2.627622
.2173818
ln_thunhap | .1477286 .0708362 2.09 0.037 .0088514
.2866057
|
CT135_*ln_thunhap |
1 | .1772272 .0755676 2.35 0.019 .0290739
.3253804
|
BV_conglap | .1379005 .0144743 9.53 0.000 .109523
.1662779
BV_tunhan | .0474835 .0105513 4.50 0.000 .0267972
.0681697
tramyte | .0179567 .0031105 5.77 0.000 .0118585
.0240548
bhyt | .0471716 .1486416 0.32 0.751 -.244246
.3385892
hh_size | -.2059784 .0361198 -5.70 0.000 -.2767926 -
.1351643
hh_age | .2195227 .0368879 5.95 0.000 .1472026
.2918429
hh_age2 | -.0015117 .00037 -4.09 0.000 -.002237 -
.0007864
_cons | -1.43184 1.000128 -1.43 0.152 -3.392629
.5289503
--------------------+--------------------------------------------------------------
sigma_u | 1.6440092
sigma_e | 1.4990461
rho | .54602383 (fraction of variance due to u_i)
-----------------------------------------------------------------------------------
124
125
Phụ lục 7: Kiểm định Hausman lựa chọn FE/RE, mô hình (MH.3.3)
---- Coefficients ----
| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
| fe . Difference S.E.
-------------+---------------------------------------------------------------
-
1.CT135 | -.3967332 .0124233 -.4091566 .1246367
1.dtts | -11.85858 .8444366 -12.70302 625.3299
truonghoc | -.0067097 -.0051706 -.0015391 .0024423
ln_thunhap_ | -.2684322 -.0759157 -.1925165 .0643895
hh_age | .314722 .1619243 .1527977 .0621806
hh_age2 | -.0040995 -.0018535 -.002246 .0007414
hh_edu |
2 | -.4337588 -1.794361 1.360602 .2288581
3 | .0504681 -2.205175 2.255643 .6224344
1.hocphi | -.5675505 .1555381 -.7230886 .1170318
1.nghephu | .5944629 .2695591 .3249038 .1393977
-----------------------------------------------------------------------------
-
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtlogit
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from
xtlogit
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 84.17
Prob>chi2 = 0.0000
126
Phụ lục 8: Kết quả ước lượng mô hình (MH.3.3)
xtlogit thathoc_ i.CT135 i.dtts truonghoc ln_thunhap hh_age hh_age2 i.hh_edu
i.hocphi i.nghephu, fe
Conditional fixed-effects logistic regression Number of obs =
1,454
Group variable: idho Number of groups =
727
Obs per group:
min = 2
avg = 2.0
max = 2
LR chi2(10) = 100.26
Log likelihood = -453.78929 Prob > chi2 =
0.0000
--------------------------------------------------------------------------
thathoc_ | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf.
Interval]
-------------+------------------------------------------------------------
1.CT135 | -.3967332 .1567894 -2.53 0.011 -.7040349 -
.0894316
1.dtts | -11.85858 625.3299 -0.02 0.985 -1237.483
1213.766
truonghoc | -.0067097 .0033372 -2.01 0.044 -.0132504 -
.0001689
ln_thunhap_ | -.2684322 .080267 -3.34 0.001 -.4257527 -
.1111118
hh_age | .314722 .0668048 4.71 0.000 .1837869
.4456571
hh_age2 | -.0040995 .0007885 -5.20 0.000 -.0056449 -
.0025541
|
hh_edu |
2 | -.4337588 .2533348 -1.71 0.087 -.9302859
.0627683
3 | .0504681 .7018019 0.07 0.943 -1.325038
1.425975
|
1.hocphi | -.5675505 .1481487 -3.83 0.000 -.8579167 -
.2771843
1.nghephu | .5944629 .1823946 3.26 0.001 .2369761
.9519497
--------------------------------------------------------------------------
127
Phụ lục 9: Dân số các dân tộc thiểu số chia theo dân tộc
TT Dân tộc Tổng số (người)
Tỷ trọng so
với tổng số DTTS
(%)
A B 1 2
Toàn quốc 13.386.330 100,00
1 Tày 1.766.927 13,20
2 Thái 1.719.654 12,85
3 Mường 1.395.101 10,42
4 Khmer 1.283.405 9,59
5 Hoa 806.041 6,02
6 Nùng 1.026.617 7,67
7 Mông 1.251.040 9,35
8 Dao 832.461 6,22
9 Gia Rai 469.789 3,51
10 Ê Đê 367.89 2,75
11 Ba Na 266.866 1,99
12 Sán Chay 188.632 1,41
13 Chăm 167.128 1,25
14 Cơ Ho 188.266 1,41
15 Xơ Đăng 195.618 1,46
16 Sán Dìu 167.659 1,25
17 Hrê 142.889 1,07
18 Raglay 133.749 1,00
19 Mnông 119.254 0,89
20 Thổ 81.843 0,61
21 Xtiêng 91.36 0,68
22 Khơ mú 84.525 0,63
23 Bru-Vân Kiều 88.279 0,66
24 Cơ Tu 70.872 0,53
25 Giáy 62.977 0,47
26 Tà Ôi 49.562 0,37
128
TT Dân tộc Tổng số (người)
Tỷ trọng so
với tổng số DTTS
(%)
A B 1 2
27 Mạ 46.202 0,35
28 Gié Triêng 60.091 0,45
29 Co 39.123 0,29
30 Chơ Ro 28.655 0,21
31 Xinh Mun 27.361 0,20
32 Hà Nhì 24.548 0,18
33 Chu Ru 21.101 0,16
34 Lào 16.72 0,12
35 La Chí 14.497 0,11
36 Kháng 15.269 0,11
37 Phù Lá 11.665 0,0871
38 La Hủ 11.14 0,0832
39 La Ha 9.533 0,0712
40 Pà Thẻn 7.648 0,0571
41 Lự 6.509 0,0486
42 Ngái 999 0,0075
43 Chứt 6.881 0,0514
44 Lô Lô 4.314 0,0322
45 Mảng 4.364 0,0326
46 Cơ Lao 3.063 0,0229
47 Bố Y 2.647 0,0198
48 Cống 2.582 0,0193
49 Si La 810 0,0061
50 Pu Péo 791 0,0059
51 Rơ Măm 498 0,0037
52 Brâu 469 0,0035
53 Ơ Đu 446 0,0033
Nguồn: Điều tra, kinh tế-xã hội 53 DTTS
129
130
Phụ lục 10: Quy mô hộ đình gia đình người DTTS
TT
Dân tộc
Hộ
Quy mô hộ Số lượng Tỷ lệ
Toàn quốc 3,040,956 13,386,330 4.4
1 Tày 443,492 1,766,927 3.98
2 Thái 391,823 1,719,654 4.39
3 Mường 335,807 1,395,101 4.15
4 Khmer 313,709 1,283,405 4.09
5 Mông 225,411 1,251,040 5.55
6 Nùng 242,317 1,026,617 4.24
7 Dao 179,023 832,461 4.65
8 Hoa 178,968 806,041 4.5
9 Jrai 96,343 469,789 4.88
10 Ê Đê 75,719 367,890 4.86
11 BahNar 54,782 266,866 4.87
12 Xê Đăng 44,244 195,618 4.42
13 Sán Chay 45,848 188,632 4.11
14 Kơ Ho 38,531 188,266 4.89
15 Sán Dìu 40,879 167,659 4.1
16 Chăm 37,902 167,128 4.41
17 Hre 38,881 142,889 3.68
18 Raglay 30,561 133,749 4.38
19 Mnông 24,972 119,254 4.78
20 Xtiêng 19,374 91,360 4.72
21 Bru-Vân Kiều 18,709 88,279 4.72
22 Khơ Mú 17,402 84,525 4.86
23 Thổ 19,955 81,843 4.1
24 Cơ Tu 17,191 70,872 4.12
25 Giáy 14,412 62,977 4.37
26 Giẻ Triêng 15,149 60,091 3.97
27 Tà Ôi 11,790 49,562 4.2
28 Mạ 10,541 46,202 4.38
29 Kor 9,255 39,123 4.23
30 Chơ Ro 6,785 28,655 4.22
31 Xinh Mun 5,917 27,361 4.62
32 Hà Nhì 4,931 24,548 4.98
33 Chu Ru 4,476 21,101 4.71
34 Lào 3,717 16,720 4.5
35 Kháng 3,239 15,269 4.71
131
TT
Dân tộc
Hộ
Quy mô hộ Số lượng Tỷ lệ
Toàn quốc 3,040,956 13,386,330 4.4
36 La Chí 2,866 14,497 5.06
37 Phù Lá 2,522 11,665 4.63
38 La Hủ 2,379 11,140 4.68
39 La Ha 2,081 9,533 4.58
40 Pà Thẻn 1,544 7,648 4.95
41 Chứt 1,612 6,881 4.27
42 Lự 1,344 6,509 4.84
43 Mảng 882 4,364 4.95
44 Lô Lô 893 4,314 4.83
45 Cơ Lao 647 3,063 4.73
46 Bố Y 608 2,647 4.35
47 Cống 529 2,582 4.88
48 Ngái 252 999 3.96
49 Si La 195 810 4.15
50 Pu Péo 176 791 4.49
51 Rơ Măm 132 498 3.77
52 Brâu 138 469 3.4
53 Ơ Đu 101 446 4.42
Nguồn: Điều tra KT-XH 53 DTTS, 2015
132
Phục lục 2.1. phân bố dân cư các dân tộc thiểu số
TT Tỉnh/thành phố Dân số toàn tỉnh Dân số DTTS Tỷ lệ (người) (người) (%)
A B 1 2 3=2/1
I Tỉnh có tỷ lệ DTTS từ 90% dân số toàn tỉnh trở lên
1 Cao Bằng 524.6 486.318 92,7
II Tỉnh có tỷ lệ DTTS từ 70% - 90% dân số toàn tỉnh
2 Hà Giang 801.8 709.663 88,5
3 Bắc Kạn 313.1 276.4 88,3
4 Sơn La 1.187.400 1.006.315 84,7
5 Lai Châu 424.6 358.879 84,5
6 Lạng Sơn 760.6 641.222 84,3
7 Điện Biên 547.8 461.356 84,2
8 Hoà Bình 824.3 625.494 75,9
III Tỉnh có tỷ lệ DTTS từ 50% - 70% dân số toàn tỉnh
9 Lào Cai 674.5 447.473 66,3
10 Tuyên Quang 760.3 433.83 57,1
11 Yên Bái 793.1 445.854 56,2
12 Kon Tum 495.9 272.152 54,9
IV Tỉnh có tỷ lệ DTTS từ 30% - 50% dân số toàn tỉnh
13 Gia Lai 1.397.400 650.816 46,6
14 Sóc Trăng 1.310.700 472.429 36,0
15 Đắk Lắk 1.853.700 636.49 34,3
16 Trà Vinh 1.034.600 334.926 32,4
V Tỉnh, thành phố có tỷ lệ DTTS từ 10% - 30% dân số toàn tỉnh
17 TP. Cần Thơ 124.8 37.064 29,7
18 Đắk Nông 587.8 170.364 29,0
19 Thái Nguyên 1.215.300 339.039 27,9
20 Lâm Đồng 1.273.100 318.087 25,0
21 Ninh Thuận 595.9 137.632 23,1
22 Bình Phước 944.4 178.551 18,9
23 Thanh Hoá 3.512.100 653.311 18,6
24 Phú Thọ 1.370.600 234.017 17,1
25 Nghệ An 3.080.000 465.708 15,1
26 Quảng Ngãi 1.246.400 178.878 14,4
27 Kiên Giang 1.761.000 240.011 13,6
28 Bắc Giang 1.640.900 222.989 13,6
29 Quảng Trị 619.9 82.496 13,3
30 Quảng Ninh 1.211.300 148.127 12,2
31 Bạc Liêu 882 91.636 10,4
VI Tỉnh, thành phố có tỷ lệ DTTS dưới 10% dân số toàn tỉnh
32 Quảng Nam 1.479.800 133.472 9,0
33 Bình Thuận 1.215.000 89.905 7,4
133
TT Tỉnh/thành phố Dân số toàn tỉnh Dân số DTTS Tỷ lệ (người) (người) (%)
A B 1 2 3=2/1
34 Phú Yên 893.4 57.063 6,4
35 Đồng Nai 2.897.600 179.044 6,2
36 Khánh Hoà 1.205.300 68.776 5,7
37 TP. Hồ Chí Minh 8.127.900 450.129 5,5
38 An Giang 2.158.300 112.577 5,2
39 Vĩnh Phúc 1.054.500 49.731 4,7
40 Thừa Thiên Huế 1.141.700 52.6 4,6
41 Hậu Giang 770.5 28.949 3,8
42 Cà Mau 1.218.900 40.426 3,3
43 Bình Dương 1.930.400 61.491 3,2
44 Ninh Bình 944.4 26.016 2,8
45 Quảng Bình 872.9 23.536 2,7
45 Bình Định 1.520.200 40.707 2,7
47 Vĩnh Long 1.045.100 27.109 2,6
48 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.079.100 24.714 2,3
49 Tây Ninh 1.111.500 16.383 1,5
50 TP. Hà Nội 7.202.900 92.223 1,3
51 Hà Tĩnh 1.261.300 2.587 0,2
52 Các tỉnh khác 18.809.200 51.366 0,3
Nguồn: Điều tra KT-XH 53 DTTS, 2015