Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần An Đạt

Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang trở nên rộng rãi, việc các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng tìm hiểu và làm quen với những chuẩn mực quản lý mới là điều vô cùng cần thiết. Thị trường tài chính nước ta hiện nay vẫn còn rất non trẻ, thông tin chưa thực sự được cung cấp đầy đủ đến những nhà đầu tư quan tâm. Báo cáo tài chính của những Công ty cổ phần mới chỉ dừng lại ở bước đưa ra các con số cơ bản chứ chưa thực sự đi sâu phân tích các chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của nền kinh tế Việt Nam trở nên minh bạch hơn, rõ ràng hơn và đầy đủ các thông tin cần thiết

pdf113 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần An Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ được thực hiện vào cuối năm, tức là mỗi năm 1 lần. Điều này là không phù hợp. Phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc cần phải được thực hiện thường xuyên, tốt nhất là thực hiện sau khi đã có các báo cáo tài chính kết thúc mỗi quý. Bởi không chỉ nhà quản trị mà các nhà đầu tư trên thị trường luôn muốn biết tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong khoảng thời gian vừa rồi là như thế nào (hiệu quả đến đâu, có đạt mục tiêu đề ra hay không, thực hiện ra sao, khó khăn vướng mắc chỗ nào) nhằm đánh giá tác động cũng như tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tổ chức công tác phân tích tài chính ngay sau khi công khai những báo cáo tài chính và các tài liệu khác liên quan. Có như vậy công tác phân tích tài chính mới thực sự phát huy được những hiệu quả của nó. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện phân tích Để đi sâu vào các nội dung phân tích tài chính như trên cần phải hoàn thiện công tác tổ chức hoạch định phân tích tài chính. Đây là quá trình chuẩn bị nhằm định hướng mục tiêu, sắp xếp các vấn đề cần nghiên cứu thật khoa học, có hệ thống,đảm bảo tính lý luận. Hiện tại, công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp mới chỉ thực hiện theo 3 bước: Thu thập thông tin, Xử lý thông tin và Thực hiện phân tích. Bộ phận phân tích tài chính đã bỏ qua 1 bước vô cùng quan trọng đó là Lập kế hoạch phân tích. Để phân tích tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định thì công đoạn lập kế hoạch phân tích tài chính cần phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Mỗi đối tượng quan tâm tới những mục đích khác nhau nên việc phân tích đối với mỗi đối tượng cũng có những nét riêng, khó xác định khuôn mẫu trong việc tổ chức phân tích cho tất cả các đối tượng, tất cả doanh nghiệpTrong công đoạn này, bộ phận phân tích tài chính của doanh nghiệp cần bắt đầu tiến hành xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích để từ đó phát hiện vấn đề và hạn định một cách chính xác để đi sâu vào vấn đề chính. Công đoạn lập kế hoạch phân tích bao gồm nội dung phân tích, phạm vi phân tích, nguồn nhân lực cho phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thiết phải thu thập và tìm hiểu. Giai đoạn chuẩn bị phân 78 tích là một khâu vô cùng quan trọng thế nhưng bộ phận phân tích tài chính doanh nghiệp lại bỏ qua công đoạn tưởng chừng như đơn giản này. Vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, thời gian, chi phí, công sức và những kết quả mà hoạt động phân tích tài chính đưa ra. Lập kế hoạch phân tích là tiền đề để thực hiện tốt cho các bước tiếp theo sau.Vậy để công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại doanh nghiệp được hoàn thiện, những kết quả đưa ra được chính xác, tiết kiệm chi phí hơn nữa, doanh nghiệp cần nhận thức đúng vai trò của công đoạn Lập kế hoạch phân tích, bổ sung công đoạn này vào các bước thực hiện phân tích. 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thu thập thông tin phục vụ công tác phân tích tài chính 3.2.3.1. Số liệu trung bình ngành và lĩnh vực hoạt động Bảng 3.1. Các chỉ số theo trung bình ngành và lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực, Ngành nghề Định giá Quy mô Tăng trƣởng P/E P/B Vốn hoá thị trƣờng (Tỉ VNĐ) Tổng tài sản (Tỉ VNĐ) Vốn CSH (Tỉ VNĐ) Tài sản (%) Doanh thu (%) Lĩnh vực: Công nghiệp 8,21 0,68 54.934,27 251.983,25 80.317,9 10,86 14,67 Ngành: Vật liệu xây dựng 7,52 0,77 2.144,14 10.081,57 2.788,87 20,16 12,15 Công ty cổ phần An Đạt 5,21 0,77 355,35 1.338,59 468,39 19,65 28,24 (Nguồn: vndirect.com.vn) Thang Long University Library 79 Lĩnh vực, Ngành nghề Lợi nhuận Các chỉ tiêu khác ROA (%) ROE (%) Lợi nhuận biên Nợ/VCSH KNTT nợ ngắn hạn EBITDA Lĩnh vực: Công nghiệp 2,65 8,33 15,2 2,08 1,22 18.743,47 Ngành: Vật liệu xây dựng 2,83 10,22 19,56 2,61 1,24 670.1 Công ty cổ phần An Đạt 5,10 14,56 26,33 1,86 1,20 110,31 (Nguồn: vndirect.com.vn) 3.2.3.2. Báo cáo kế toán quản trị Ngoài những tài liệu đã được sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, bộ phận phân tích cần sử dụng thêm báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất xinh doanh. Kế toán quản trị còn được hiểu theo khía cạnh khác là việc thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Thông qua việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tổng hợp và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một cách chính xác, kế toán quản trị cung cấp thông tin kế toán quản trị cho nhà quản lý, giúp nhà quản lý đưa ra các phương án và quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp. Kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói cách khác, kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản trị giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định hay lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh doanh cao nhất như là: sản xuất sản xuất nào có lợi nhuận cao nhất hay giá bán nào là phù hợp cho sản phẩm Vì vậy có thể hiểu kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu đưa ra hay thông tin được tổng hợp phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau. Thông tin mà kế toán quản trị đưa ra ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động của sản xuất kinh 80 doanh, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho nhà quản trị đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hiện vật. Tóm lại, kế toán quản trị là một nguồn thông tin đắc lực giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ doanh nghiệp của mình. Vì vậy, trong công tác phân tích tài chính cần bổ sung thêm những tài liệu về kế toán quản trị để những quyết định được đưa ra dựa trên kết quả của công tác phân tích đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.4. Hoàn thiện các mô hình và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên nhân nào gây ra tình hình tài chính đó hay dự đoán các kết quả có thể xảy đến trong tương lai. Trên cơ sở đó, tư vấn cho ban lãnh đạo đề ra mục tiêu, kế hoạch và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty cổ phần An Đạt cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đa số mới chỉ áp dụng 3 phương pháp phân tích là Phương pháp phân tích chỉ số (Tính toán các chỉ tiêu tài chính), Phương pháp so sánh (Phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) và Phương pháp phân tích tài chính DuPont. Do vậy, không thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên doanh nghiệp nên nhanh chóng bổ sung thêm một số phương pháp sau vào bộ các phương pháp phân tích tài chính hiện tại: 3.2.4.1. Phương pháp Thay thế liên hoàn Phân tích doanh thu trong mối quan hệ với số lượng sản phẩm bán ra và giá bán của sản phẩm đó. Sản phẩm được đưa vào phân tích là ống nước 2035 N1.E với thông số kĩ thuật như sau: Bảng 3.2. Thông số kĩ thuật sản phẩm ống nƣớc 2035 N1.E Dung tích Đƣờng kính Nhiệt độ sau 24h 2 lít Trong Ngoài 62 35 65 (Nguồn: www.andat.com.vn) Ưu điểm: - Giữ nhiệt tốt, chống chảy nước. - Nhựa chất lượng cao, bóng đẹp, sang trọng. - Mẫu mã trang nhã, lích sự, có thể in thêm chữ, logo trên ống. - Sản phẩm bền đẹp, an toàn và tiện dụng. Thang Long University Library 81 Bảng 3.3. Tình hình thực hiện kế hoạch của sản phẩm ống nƣớc 2035 N1.E Đơn vị tính: Nghìn đồng STT Khoản mục Kế hoạch Thực tế Chênh lệch 1 Doanh thu bán hàng 2.660.000 2.681.525 21.525 2 Số lượng sản phẩm bán ra 28.000 26.950 (1.050) 3 Giá bán sản phẩm 95 99,5 4,5 (Nguồn: Phòng Quản lý thị trường) Gọi: Q: Doanh thu bán hàng Q1: Doanh thu bán hàng thực tế Q0: Doanh thu bán hàng theo kế hoạch a: Số lượng sản phẩm bán ra a1: Số lượng sản phẩm bán ra thực tế a0: Số lượng sản phẩm bán ra theo kế hoạch b: Giá bán sản phẩm b1: Giá bán sản phẩm thực tế b0: Giá bán sản phẩm theo kế hoạch Ta có: Q = a*b (Doanh thu = Số lượng * Giá bán) Q1 = a1*b1 = 26.950 * 99.5 = 2.681.525 (Nghìn đồng) (Doanh thu thực tế) Q0 = a0*b0 = 28.000 * 95 = 2.660.000 (Nghìn đồng) (Doanh thu kế hoạch) => ∆Q = Q1 – Q0 = 2.681.525 - 2.660.000 = 21.525 (Nghìn đồng) ∆Q = 21.525 (Nghìn đồng) là đối tượng cần phân tích. Bƣớc 1: Thay thế nhân tố “a”, tức nhân tố “Số lượng sản phẩm bán ra” để xác đinh mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” (∆a) (a1b0)= 26.950 * 95 = 2.560.250 (Nghìn đồng) ∆a = a1b0 – a0b0 = 26.950 * 95 - 2.660.000 = - 99.750 (Nghìn đồng) Bƣớc 2: Thay thế nhân tố “b”, tức nhân tố “Giá bán sản phẩm” để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” (∆b) (a1b1) = 26.950 * 99.5 = 2.681.525 (Nghìn đồng) ∆b = a1b1 – a1b0 = 2.681.525 - 26.950 * 95 = 121.275 (Nghìn đồng) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của cá nhân tố, ta có: ∆Q = ∆a + ∆b = - 99.750 + 121.275 = 21.525 (Nghìn đồng) : Đối tượng phân tích Nhận xét: 82 - Nhân tố “Số lượng sản phẩm bán ra” giảm 1.050 sản phẩm đã làm cho doanh thu bán hàng giảm 99.750 (Nghìn đồng) - Nhân tố “Giá bán sản phẩm” tăng 4,5 (Nghìn đồng) đã làm cho doanh thu báng hàng tăng 121.275 (Nghìn đồng) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, doanh thu bán hàng sản phẩm ống nước 2035 N1.E tăng 21.525 (Nghìn đồng). Ta có thể thấy yếu tố Giá bán có tác động tới Doanh thu lớn hơn yếu tố Số lượng sản phẩm bán ra. Vì vậy đối với dòng sản phẩm này, nhà quản trị cần chú trọng tới yếu tố Giá bán hơn yếu tố Số lượng bán ra. 3.2.4.2. Phương pháp Dự đoán Phương pháp dự đoán là một phương pháp rất hữu ích trong việc xác định những kết quả có thể xảy đến trong tương lai thông qua các số liệu thu thập được từ trong quá khứ cho tới hiện tại. Phương pháp này đã được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới áp dụng.Công cụ được sử dụng để tính toán là bộ phần mềm thống kê R – phần mềm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế lượng. Sau đây tác giả sẽ trình bày phương pháp dự đoán sự biến động của doanh thu khi giá cả của hàng hoá thay đổi. Sản phẩm được đưa vào tính toán là ống nhựa PVC26W. Loại ống này được khách hàng cá nhân cũng như tổ chức sử dụng rất nhiều bởi nó có khả năng ứng dụng cao, kiểu dáng mẫu mã đẹp và phù hợp với túi tiền. Trong nghiên cứu này, ước lượng hàm cầu sản phẩm PVC26W ở Việt Nam được tiến hành. Đặc trưng mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này là hàm hồi quy đơn biến tuyến tính. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm xác địnhmức độ thay đổi của Lượng cầu về sản phẩm bóng đèn theo Giá. Kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ công tác hoạch định chiến lược sản phẩm PVC26W của công ty; giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở khoa học hơn trong việc đề ra các chính sách hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bƣớc 1: Nêu giả thuyết kinh tế, đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu Nêu giả thuyết kinh tế: Trong kinh tế học nhập môn, để cho đơn giản, người ta thường cố định các yếu tố như giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của người tiêu dùng, thời tiết, v.v... và chỉ tập trung vào xem xét quan hệ giữa giá cả một mặt hàng với lượng cầu về nó rồi biểu diễn quan hệ này bằng đường cong cầu. Đường này được đặt trong một trục tọa độ hai chiều với trục tung là mức giá và trục hoành là lượng cầu. Đường cong cầu của một mặt hàng bình thường sẽ là một đường dốc xuống phía phải, bởi vì quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là quan hệ nghịch. Giá cả tăng thì lượng cầu giảm, còn khi giá cả giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm PVC26W. Thang Long University Library 83 Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm kiểm định tính hợp lý của mô hình để từ đó xác định mối quan hệ của cầu sản phẩm bóng đèn với giá. Kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ công tác hoạchđịnh chiến lược sản phẩm PVC26W củadoanh nghiệp; giúp các nhà quản trị có thêm căn cứ vàcơ sở trong việc đề ra các chính sách về giá hay sản lượng bóng đèn cần sản xuất hợp lý hơn trong thời gian sắp tới. Bƣớc 2:Thiết lập dạng mô hình kinh tế lƣợng Mô hình: Y=B1 + B2*X + Ui Bƣớc 3: Thu thập dữ liệu Số liệu được thu thập ở bảng sau là Lượng cầu (ống nước / tháng) và Giá (đồng / chiếc) của ống PVC26W được bán qua mỗi tháng. Số liệu được thu thập theo từng tháng trong vòng 3 năm. Bảng 3.4. Dữ liệu sử dụng để phân tích Thời gian Lƣợng cầu Giá Thời gian Lƣợng cầu Giá Thời gian Lƣợng cầu Giá 2011 - 01 156.825 60.000 2012 - 01 190.235 58.020 2013 - 01 172.567 59.060 2011 - 02 145.854 61.420 2012 - 02 181.002 59.010 2013 - 02 170.058 59.520 2011 - 03 143.585 61.510 2012 - 03 177.365 59.580 2013 - 03 150.003 60.510 2011 - 04 133.368 62.520 2012 - 04 162.258 60.060 2013 - 04 142.715 61.510 2011 - 05 126.589 64.050 2012 - 05 155.024 60.550 2013 - 05 141.254 61.020 2011 - 06 128.125 64.090 2012 - 06 130.025 62.540 2013 - 06 144.225 61.570 2011 - 07 136.363 63.040 2012 - 07 135.265 61.020 2013 - 07 154.555 59.540 2011 - 08 136.489 62.510 2012 - 08 142.593 60.500 2013 - 08 189.583 58.510 2011 - 09 135.983 63.030 2012 - 09 141.258 60.080 2013 - 09 198.254 58.520 2011 - 10 158.564 59.510 2012 - 10 149.369 61.000 2013 - 10 205.557 58.080 2011 - 11 178.958 59.020 2012 - 11 155.258 59.550 2013 - 11 208.265 58.520 2011 - 12 181.215 58.580 2012 - 12 199.325 58.020 2013 - 12 207.354 58.010 (Nguồn: Phòng Quản lý thị trường) Bƣớc 4: Xử lý dữ liệu 84 (Nguồn: Phần mềm thống kê R) Biểu đồ 3.1. Lƣợng cầu về ống nƣớc theo Giá (Nguồn: Phần mềm thống kê R) Nhận xét chung:Nhìn vào biểu đồ tán xạ trên ta có thể thấy Lượng cầu về ống nước và Giá có mối liên hệ tuyến tính. Lượng cầu về ống nước có xu hướng tăng khi Giá giảm. Mẫu dữ liệu được chọn có kích thước 36 quan sát, lớn hơn mức tối thiểu là 30 quan sát (thoả mãn). Như vậy, bộ dữ liệuđược áp dụng vào tính toán là hoàn toàn phù hợp với dạng mô hình tuyến tính:Yi = B1 + B2*Xi + Ui. Thang Long University Library 85 Bảng 3.5. Tập hợp kết quả tính toán đƣợc từ phần mềm thống kê R Các thông số thống kê hồi quy Nội dung các thông số thống kê hồi quy Giá trị các thông số thống kê hồi quy Ý nghĩa của các thông số thống kê hồi quy Multiple R – squared Hệ số xác định của mô hình 0,8051 Có 80,51% sự biến động của Lượng cầu về ống nước được giải thích thông qua yếu tố Giá. Estimate Ước lượng cho giá trị hệ số B1 935.749,907 Khi Giá bằng 0 thì Lượng cầu trung bình về ống nước là 93.575 chiếc. Ước lượng cho giá trị hệ số B2 - 12,845 Khi Giá tăng 1 đơn vị thì Lượng cầu trung bình về ống nước sẽ giảm 12,845 đơn vị. Confint Khoảng tin cậy 95% cho hệ số B2 [-15,048 ; - 10,642] Với độ tin cậy 95%, khi Giá tăng 1 đơn vị thì Lượng cầu trung bình của ống nước giảm tối đa 15,048 đơn vị và tối thiểu là 10,642 đơn vị. Predict Khoảng dự báo 95% cho lượng cầu trung bình [lwr ; upr] = [172.925;182.604] Với độ tin cậy 95%, khi giá tăng lên 1.000 đồng thì lượng cầu trung bình về ống nước giảm tối thiểu còn 172.925 chiếc và tối đa còn 182.604 chiếc. Bƣớc 5: Ƣớc lƣợng các tham số của mô hình Dựa vào kết quả thu được ở trên, ta có ước lượng của mô hình Lượng cầu của ống nước theo Giá như sau: Lƣợng Cầu = 935.750–12,845*Giá + ei 86 Bƣớc 6: Kiểm định các giả thuyết - Kiểm định ý nghĩa thống kê (Bài toán kiểm định sự phù hợp của mô hình) Thiết lập cặp giả thuyết: H0 : B2 = 0 (Bài toán không có ý nghĩa thống kê) H1 : B2 # 0 (Bài toán có ý nghĩa thống kê) Dựa vào kết quả của bảng trên ta thấy: p-value (của hệ số B2) = 1,273*10-13<α = 5% nên ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Tức là Lượng cầu và Giá có mối quan hệ với nhau. - Kiểm định ý nghĩa kinh tế Thiết lập cặp giả thuyết: H0 : B2 ≥ 0 (Hay Giá tăng thì Lượng cầu tăng) H1 : B2< 0 (Hay Giá tăng thì Lượng cầu giảm) Dựa vào kết quả của bảng trên ta thấy: p-value (của mô hình) =1,273*10-13<α = 5% nên ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Tức là khi Giá tăng thì Lượng cầu sẽ giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết kinh tế học. Bƣớc 7: Kiểm tra tính phù hợp và ra quyết định - Kiểm tra tính phù hợp Dựa vào kết quả thu được ở trên, ta thấy chỉ số Multiple R–squared (Hệ số xác định của mô hình) = 0.8051 hay 80,51%.Chỉ số này có ý nghĩa: 80,51% sự biến động của Lượng cầu được giải thích thông qua Giá.Ta thấy R–squared > 70% nên mô hình:Lƣợng Cầu = 93.575 – 12,845*Giá + eitương đối phù hợp với thực tế. - Ra quyết định Theo như kết quả được đưa ra từ hàm ước lượng Predict ở trên ta thấy: Khi tăng Giá thêm 1000 đồng từ mức 58.010 đồng lên 59.010 đồng thì Lượng cầu trung bình của PVC26W giảm xuống tối đa còn172.925 sản phẩm và tối thiểu còn182.604 sản phẩm. Vì vậy, để sản xuất không bị dư thừa hay thiếu hụt khi doanh nghiệp dự định tăng giá lên 1.000 đồng so với tháng 12/2013 trước đó, giả sử không có nhiều biến động lớn ảnh hưởng tới Lượng cầu và Giá, trong tháng 1/2014, doanh nghiệp chỉ nên sản xuất loại PVC26W trong khoảng từ 172.925 đến 182.604 chiếc để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Kết luận: Mặc dù mô hình đã đưa ra những dự đoán dựa trên xu hướng biến động của các số liệu trong quá khứ cho tới hiện tại. Tuy nhiên trong thực tế còn xảy ra hiện tượng Tự tương quan, Phương sai thay đổi và ảnh hưởng của các biến nhiễu tới mô hình hay đơn thuần chỉ là sử dụng thiếu Biến giải thích. Bởi những lý do đó nên ước lượng của mô hình chắc chắn sẽ bị sai lệch đi. Phương pháp dự đoán là một phương pháp hay và hữu ích. Nếu có các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa chắc chắn sẽ có những kết quả sát với thực tế. Từ đó nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định chính xác nhất. Thang Long University Library 87 3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 3.2.5.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp - Phân tích diễn biến nguồn tạo vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Bảng 3.6. Bảng tài trợ trong giai đoạn 2012 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tạo vốn Sử dụng vốn TÀI SẢN 1. Tiền 39.664 161.857 122.193 2. Phải thu ngắn hạn khách hàng 78.497 64.348 14.149 3. Trả trước cho người bán 30.917 42.057 11.140 4. Dự phòng PT ngắn hạn khó đòi (5.925) (5.925) 0 5. Hàng tồn kho 659.793 815.116 155.323 6. Thuế GTGT được khấu trừ 1.588 33 1.555 7. Thuế và các khoản PT Nhà nước 3.456 0 3.456 8. Tài sản ngắn hạn khác 6.879 7.308 429 9. Phải thu dài hạn của khách hàng 72.388 31.744 40.644 10. Tài sản cố định hữu hình 259.927 270.607 10.680 11. Tài sản cố định vô hình 4.474 4.347 127 12. CP xây dựng cơ bản dở dang 14.737 1.205 13.532 13. Chi phí trả trước dài hạn 3.409 6.736 3.327 14. Tài sản dài hạn khác 203 516 313 NGUỒN VỐN 1. Vay và nợ ngắn hạn 563.885 756.912 193.027 2. Phải trả cho người bán 30.997 55.542 24.545 3. Người mua trả tiền trước 10.264 10.336 72 4. Thuế và các khoản PN Nhà nước 4.486 14.802 10.316 5. Phải trả người lao động 28.433 28.194 239 6. Chi phí phải trả 629 6.657 6.028 7. Các khoản phải trả, PN NH khác 13.738 10.380 3.358 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 16.608 3.042 13.566 9. Vay và nợ dài hạn 67.364 56.645 10.719 10. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 12 59 47 11. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 115.000 115.000 0 12. Thặng dư vốn cổ phần 175.057 175.057 0 13. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 5.992 787 5.205 14. Quỹ đầu tư phát triển 58.768 112.936 54.168 15. Quỹ dự phòng tài chính 10.839 10.839 0 16. Lợi nhuận chưa phân phối 67.935 42.761 25.174 Ta có: Tổng Tạo vốn = Tổng Sử dụng vốn = 361.666 (triệu đồng) 88 Phân tích bảng tài trợ là công việc nên được thực hiện đầu tiên trong nội dung công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần An Đạt. Bởi thông qua bảng tài trợ, nhà quản trị sẽ biết trong một kỳ kinh doanh , nguồn tạo vốn tăng giảm bao nhiêu , tình hình sử dụng vốn như thế nào , những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp , tỉ trọng của những yếu tố đó trên tổng Tạo vốn hay Sử dụng vốn là bao nhiêu. Sau khi đã có cái nhìn tổng quát về các dòng tiền, công việc phân tích các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể nội dung phân tích như sau: Tạo vốn: 361.666 triệu đồng Về phía tạo vốn, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khoản mục Vay và nợ ngắn hạn: 193.027 triệu đồng, chiếm tới 53,37% Tổng Tạo vốn. Đây là nguồn tạo vốn có tính ổn định cao, tuy nhiên để sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp phải chi trả 1 mức lãi suất và phải đối mặt với việc thanh toán khi khoản nợ vay đến ngày đáo hạn. Khoản mục có tỉ trọng cao tiếp theo trong Tổng Tạo vốn là quỹ đầu tư và phát triển. Quỹ đầu tư phát triển: 54.168 triệu đồng, chiếm 14,97% Tổng Tạo vốn. Nguồn tạo vốn này khá ổn định bởi có sẵn trong doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải chi trả lãi cho việc sử dụng nguồn này. Quỹ đầu tư phát triển có được là nhờ việc trích lập quỹ từ lợi nhuận sau thuế. Tiếp đến là khoản mục phải thu dài hạn khách hàng: 40.644 triệu đồng, tức là chiếm 11,24% Tổng Tạo vốn. Nguồn tạo vốn này có được là do doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng. Đây là nguồn có tính chất ổn định kém hơn quỹ đầu tư phát triển bởi khoản cho vay này là dài hạn, chưa chắc trong tương lai sẽ thu hồi lại được toàn bộ số tiền còn phải thu. Trong hoạt động kinh doanh luôn phát sinh các khoản mua bán chịu, vì vậy trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã chiếm dụng được vốn từ bên cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Khoản mục phải trả cho người bán: 24.545 triệu đồng, tức là chiếm 6,79% trong Tổng Tạo vốn. Nguồn này có tính ổn định thấp. Có thể không phát sinh chi phí hoặc chi phí sử dụng sẽ không quá cao. Ngoài các khoản mục đã kể trên thì còn có các khoản mục khác chiếm tỉ trọng nhỏ đóng góp vào Tổng Tạo vốn là: Chi phí xây dựng dở dang, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, chi phí phải trả Sử dụng vốn: 361.666 triệu đồng Về phía sử dụng vốn, chiếm tỉ trọng lớn nhất là hàng tồn kho: 155.323 triệu đồng, chiếm tới 42,95% Tổng Sử dụng vốn. Như đã phân tích ở trên, do doanh nghiệp dự đoán giá của nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng cao trong thời gian tới do áp lực của lạm phát nên doanh nghiệp đã chủ động đầu tư dự trữ, làm khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh. Chiếm tỉ trọng lớn tiếp theo trong Tổng Sử dụng vốn là khoản mục tiền: 122.193 triệu đồng, tương ứng 33,79% trên Tổng Sử dụng vốn. Sở dĩ chỉ tiêu tiền tăng mạnh là bởi vì khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong năm 2012 quá thấp, làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, Thang Long University Library 89 gây khó khăn trong việc huy động các khoản vốn. Vì vậy trong năm 2013 doanh nghiệp đã dự trữ thêm tiền nhằm nâng cao khả năng thanh toán, tạo uy tín đối với đối tác kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng dẫn tới việc phát sinh chi phí dự trữ tiền. Do đó doanh nghiệp cần cân đối khoản mục này sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn sử dụng vốn đầu tư nâng cấp tài sản cố định nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá thành sản xuất bé nhất. Đây là hướng đi hợp lý trong gian đoạn này bởi trên thị trường hiện nay xuất hiện quá nhiều sản phẩm có chất lượng kém từ Trung Quốc và những sản phẩm có chất lượng cao từ những đối thủ cạnh tranh. Ngoài việc đầu tư cho các khoản mục đã nêu trên, doanh nghiệp còn đầu tư cho việc trích lập các quỹ, cấp tín dụng cho người bán, chi trả các khoản phải trả, phải nộp khác 3.2.5.2. Phân tích chiến lược quản lý vốn Bảng 3.7. Tỉ trọng của các khoản mục trong Tài sản và Nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu / Năm 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN TS ngắn hạn 714.627 67,98% 814.869 69,65% 1.084.794 77,49% TS dài hạn 336.649 32,02% 355.138 30,35% 315.155 22,51% NGUỒN VỐN NV ngắn hạn 586.919 55,83% 669.039 57,18% 885.865 68,20% NV dài hạn 464.357 44,17% 500.967 42,82% 413.051 31,80% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Biểu đồ 3.2. Cơ cấu tỉ trọng các khoản mục trong Tài sản và Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: Bảng 3.8) TS ngắn hạn TS dài hạn NV dài hạn TS ngắn hạn NV ngắn hạn NV ngắn hạn TS ngắn hạn NV ngắn hạn TS dài hạn NV dài hạn TS dài hạn NV dài hạn 90 Nhìn vào bảng 3.5 và mô hình biểu diễn tỉ trọng của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn trong Tài sản; Nguồn vốn ngắn hạn và Nguồn vốn dài hạn trong Nguồn vốn, ta có thể thấy qua các năm Tài sản ngắn hạn càng ngày chiếm tỉ trọng càng lớn, Nguồn vốn ngắn hạn cũng chiếm tỉ trọng lớn dần qua các năm. Tài sản ngắn hạn ở năm 2011 là 67,98%, đến năm 2013, con số này là 77,49%. Cụ thể, nhìn vào kết cấu năm 2011, Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu bằng Nguồn vốn ngắn hạn, 1 phần nhỏ được đầu tư bằng Nguồn vốn dài hạn. Điều này chứng tỏ trong năm 2011, doanh nghiệp đang áp dụng chính sách quản lý vốn dung hoà. Tức là chủ yếu dùng nguồn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn, nguồn dài hạn đầu tư cho tài sản dài hạn. Đây là cơ cấu quản lý hoàn toàn phù hợp với giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa đựng rất nhiều rủi ro. Nguồn vốn ngắn hạn tăng qua các năm chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn, 1 phần nhỏ nữa có được là do chiếm dụng được của người bán. Khi theo đuổi chính sách quản lý vốn này, doanh nghiệp sẽ không gặp nhiều rủi ro bằng chính sách mạo hiểm. Tuy nhiên lợi nhuận có được sẽ thấp hơn so với chính sách quản lý mạo hiểm. Xu hướng quản lý vốn trung hoà ngày càng được thể hiện rõ nét hơn qua các năm 2012 và 2013. Khi biết doanh nghiệp mình đang theo đuổi chính sách quản lý vốn gì, nhà quản lý sẽ có những quyết định phù hợp với chiến lược đó. Nếu không biết doanh nghiệp mình đang áp dụng chính sách gì, ra quyết định không có cơ sở sẽ làm ảnh hưởng tới mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Đây là một mảng quan trọng nhưng chưa được bộ phận phân tích tài chính của doanh nghiệp quan tâm. Đây là một thiếu sót lớn cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất để mỗi quyết định của nhà quản trị là một bước đi chính xác. 3.2.5.3. Phân tích dòng tiền thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần An Đạt trong giai đoạn 2011 – 2013 Thang Long University Library 91 Bảng 3.9. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần An Đạt trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 48.600 49.051 80.015 2. Điều chỉnh các khoản 64.323 89.210 177.379 - Khấu hao TSCĐ 31.163 42.558 47.170 - Các khoản dự phòng 4.320 1.553 0 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (2.919) (39.36) 25.780 - Chi phí lãi vay 31.759 49.035 104.429 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động [(1)+(2)] 112.923 138.261 257.394 - Tăng, giảm các khoản phải thu 31.865 (228.65) 43.652 - Tăng, giảm hàng tồn kho (49.771) (165.532) (155.323) - Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay, thuế TNDN) 35.047 (13.392) 13.337 - Tăng, giảm chi phí trả trước (1.547) (983) (3.444) - Tiền lãi vay đã trả (31.332) (50.152) (101.361) - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (8.047) (13.757) (9.108) - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 20.719 8.266 38.657 - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (2.554) (12.982) (28.640) Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 107.303 (133.136) 55.164 B. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác, thanh lý, nhượng bán TSCĐ (110.140) (61.548) (89.870) 2. Tiền lãi thanh lý nhượng bán TSCĐ 0 144 0 3. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và LN được chia 2.923 3.936 5.611 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư [(1)+(2)+(3)] (107.217) (57.468) (84.259) C. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 657.519 997.795 1.377.177 2. Tiền chi trả nợ gốc vay (555.292) (873.749) (1.194.840) 3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -23.000 (23.000) (31.050) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 79.227 101.046 151.287 D. Lưu chuyển tiền thuần trong kì [(A)+(B)+(C)] 79.313 (89.558) 122.192 E. Tiền và tương đương tiền đầu kì 49.715 129.159 39.664 F. Ảnh hưởng tỉ giá hối đoái đến quy đổi ngoại tệ 131 63 0 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kì [(D)+(E)+(F)] 129.159 39.664 161.856 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 92 Biểu đồ 3.3. Dòng lƣu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần An Đạt trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Bảng 3.9 ) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kinh doanh 107,303 -133,136 55,164 Đầu tư -107,217 -57,468 -84,259 Tài chính 79,227 101,046 151,287 Lưu chuyển tiền thuần trong kì 79,313 -89,558 122,192 Tiền và tương đương tiền cuối kì 129,159 39,664 161,856 107,303 -133,136 55,164 -107,217 -57,468 -84,259 79,227 101,046 151,287 79,313 -89,558 122,192 129,159 39,664 161,856 -150,000 -100,000 -50,000 0 50,000 100,000 150,000 200,000 Thang Long University Library 93 Dựa vào đồ thị ta có thể thấy dòng lưu chuyển tiền tệ thuần trong kì và khoản mục tiền, tương đương tiền cuối kì của doanh nghiệp có biến động tăng giảm qua mỗi năm. Cụ thể như sau: Lƣu chuyển tiền tệ thuần trong kì Dòng lưu chuyển tiền tệ thuần trong năm 2011 đang ở mức 79.313 triệu đồng đột ngột giảm xuống mức (89.558) triệu đồng trong năm 2012 và bật tăng lên mốc 122.192 triệu đồng trong năm 2013. Năm 2011: Dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính đều cao, chiếm tỉ trọng lớn trong khoản mục dòng lưu chuyển tiền tệ thuần trong kì. Dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư bị âm bởi trong năm doanh nghiệp đều đầu tư nâng cấp các tài sản dài hạn. Số tiền chi ra để đầu tư lớn hơn nhiều so với số tiền thu được từ hoạt động thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia nên dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư qua các năm đều bị âm. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong lưu chuyển tiền tệ thuần trong kì là dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Dòng lưu chuyển tiền tệ này ở mức 107.303 triệu đồng tại năm 2010. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh lớn là do có dòng tiền vào từ lợi nhuận trước thuế, khấu hao tài sản cố định và thu nhập từ các khoản cho vay là chủ yếu. Bên cạnh đó, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính cũng đóng góp 1 phần không nhỏ vào lưu chuyển tiền tệ thuần trong kì. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính đạt 79.227 triệu đồng trong năm 2011. Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kì là tổng của lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. Do vậy, lưu chuyển tiền tệ của năm 2011 đã đạt mức 79.313 triệu đồng. Năm 2012: Trong năm 2012, xu hướng đầu tư giảm đi so với năm 2011. Trong năm này dòng lưu chuyển tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh bị giảm đi. Số tiền thu về từ lợi nhuận trước thuế và các khoản thu nhập từ hoạt động khác không đủ để bù đắp cho các khoản tiền dùng để đầu tư cho hàng tồn kho, các khoản phải thu hay tiền lãi vay phải trảVì vậy, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị sụt giảm rất mạnh từ 107.303 triệu đồng xuống (133.136) triệu đồng. Bên cạnh những dòng lưu chuyển tiền tệ bị âm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư, dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính tăng trưởng liên tục qua mỗi năm. Từ mức79.227 triệu đồng ở năm 2011 tăng lên tới 101.046 triệu đồng ở năm 2012. Sở dĩ dòng tiền của mảng hoạt động tài chính luôn dương do tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được luôn lớn hơn tiền chi trả nợ gốc vay và cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu. Tuy dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính tăng nhưng dòng tiền lưu chuyển tiền ở mảng hoạt động kinh doanh và đầu tư giảm mạnh nên dòng lưu chuyển tiền tệ thuần trong kì bị giảm khá mạnh trong năm 2012. Lưu chuyển tiền tệ 94 thuần đã giảm từ 79.313 triệu đồng ở năm 2011 xuống mức (89.558) triệu đồng tại năm 2012. Năm 2012: Năm 2012 chứng kiến sự bật tăng trở lại mạnh mẽ của lưu chuyển tiền tệ thuần trong kì. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do lưu chuyển tiền tệ ở mảng hoạt động kinh doanh tăng mạnh từ mức (133.136) triệu đồng ở năm 2012 lên mức 55.164 triệu đồng tại năm 2013. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh tăng lên không chỉ là do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp ở mức khá cao so với năm 2012 mà còn còn có khoản mục chi phí lãi vay nhận được đã đóng góp 1 phần rất lớn vào dòng lưu chuyển tiền tệ từ mảng hoạt động kinh doanh. Dòng lưu chuyển tiền tệ trong mảng đầu tư vẫn giữ xu hướng như các năm trước. Điều này là dễ hiểu bởi trong giai đoạn gần đây doanh nghiệp khá chú trọng xây dựng sửa chữa nhà kho, đầu tư nâng cấp lò phản ứng và một số tài sản dài hạn khác nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là mảng duy nhất có dòng lưu chuyển tiền tệ luôn dương và tăng liên tục qua các năm. Năm 2013 đạt mức 151.287 triệu đồng. Do lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính tăng mạnh hơn so với mức tăng trái chiều của lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nên lưu chuyển tiền thuần trong kì đã bật tăng mạnh lên tới mốc 161.857 triệu đồng – là mức cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2013. Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kì Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy Tiền và tương đương tiền cuối kì có biến động tăng giảm rõ rệt qua mỗi năm. Năm 2011 ở mức 129.159 triệu đồng, năm 2012 giảm mạnh xuống còn 39.664 triệu đồng và tăng mạnh lên mức 161.857 triệu đồng tại năm 2013. Tiền và tương đương tiền cuối kì năm 2011 và 2013 có chung xu hướng là giữ ở mức khá cao. Tiền và tương đương tiền cuối kì bằng tổng của lưu chuyển tiền tiền tệ thuần trong kì, tiền và tương đương tiền đầu kì và ảnh hưởng của tí giá hối đoái đến quy đổi ngoại tệ. Năm 2012, mặc dù đã có tiền và tương đương tiền đầu kì là tiền và tương đương tiền cuối kì năm 2011 chuyển sang ở mức cao nhưng do lưu chuyển tiền tệ ở mức âm lớn nên kết quả là tiền và tương đương tiền cuối kì của năm 2012 giữ ở mức thấp so với 2 năm 2011 và 2013. Tóm lại: Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Việt Nam vẫn chưa phải là bắt buộc vì thế nó chưa được quan tâm đúng mức. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phân tích xem sự biến động của các dòng tiền trong từng mảng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó có thể có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, đầu tư hay tài chính. Hiểu được các dòng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp như thế nàothì nhà quản trị mới có thể biết được chính xác thực trạng và đưa ra được những quyết định tài chính có giá trị. Thang Long University Library 95 3.1.5.4. Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động − = − Vốn lƣu động thƣờng xuyên Vốn lƣu động thƣờng xuyên Biểu đồ 3.4. Vốn lƣu động thƣờng xuyên trong cơ cấu của Tài sản và Nguồn vốn tại giai đoạn 2011 – 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bảng 3.9. Vốn lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Vốn lƣu động thƣờng xuyên 127.708 145.830 198.926 18.122 14,19% 53.096 36,41% NV ngắn hạn TS ngắn hạn NV dài hạn TS dài hạn TS ngắn hạn TS dài hạn NV dài hạn TS ngắn hạn NV ngắn hạn NV ngắn hạn TS ngắn hạn NV ngắn hạn TS dài hạn NV dài hạn TS dài hạn NV dài hạn 96 Biểu đồ 3.5. Vốn lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Bảng 3.9) Vốn lưu động thường xuyên là mức chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn, giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vậy nhưng mảng phân tích này chưa được chú trọng đúng mức. Qua biểu đồ thể hiện diễn biến vốn lưu động ở trên ta có thể thấy vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tăng mạnh qua mỗi năm. Từ mức 127.708 triệu đồng ở năm 2011 lên tới 198.926 triệu đồng trong năm 2013. Chỉ số này là kết quả của phép trừ giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn; giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Khi hiệu số này dương, chứng tỏ tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi cả 2 nguồn ngắn hạn và dài hạn; nguồn vốn dài hạn ngoài việc đầu tư cho tài sản dài hạn ra vẫn còn dư thừa để đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ vững chắc bởi nguồn vốn dài hạn và doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động thường xuyên tăng liên tục qua mỗi năm. Năm 2012 tăng 18.122 triệu đồng, tương ứng 14,19% so với năm 2011, năm 2013 tăng 53.096 triệu đồng, tức 36,41% so với năm 2012.Vốn lưu động thường xuyên qua các năm đều dương chứng tỏ đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh Ngoài khái niệm vốn lưu động thường xuyên dùng để nghiên cứu tình hình đảm 127,708 145,830 198,926 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn lưu động thường xuyên Thang Long University Library 97 bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu, không bao gồm tiền. Đây là căn cứ để doanh nghiệp đi vay để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động thường xuyên được tính toán bằng cách lấy tài sản ngắn hạn (không bao gồm tiền) trừ đi nợ ngắn hạn. Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, việc phát sinh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là tất yếu. Để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, một cơ cấu vốn an toàn là khi doanh nghiệp sử dụng phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sửdụng vốn tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, cơ cấu tham gia của vốn dài hạn và vốn tín dụng ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ an toàn hay rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn dài hạn cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì có thể sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh trong kì. Ngược lại, nếu doanh nghiệp vay quá nhiều thì doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thanh toán khi đáo hạn. Do vậy cần phải phân tích cụ thể để có giới hạn và cơ cấu hợp lý nhất. Ta có bảng vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp trong thời gian gần đây như sau: Bảng 3.10. Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Giá trị % Giá trị % TS ngắn hạn 714.627 814.869 1.084.794 100.242 14,03% 269.925 33,12% Tiền 129.159 39.664 161.857 (89.495) (69,29%) 122.193 308,07% Nhu cầu VLĐ thường xuyên (1.451) 106.166 37.072 107.617 (7.416,75%) (69.094) (65,08%) Nợ ngắn hạn 586.919 669.039 885.865 82.120 13,99% 216.826 32,41% Nhìn vào bảng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy vốn lưu động thường xuyên bị dư thừa trong năm 2011 ở mức 1.451 triệu đồng. Tức là doanh nghiệp còn thừa 1.451 triệu đồng để đầu tư sau khi đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho, các khoản phải thumà không bao gồm tiền. Tuy nhiên tình hình trong năm 2012 và 2013 thì lại khác. Nguồn vay nợ ngắn hạn đã không đủ để đầu tư cho tài sản ngắn hạn (không bao gồm tiền). Cụ thể 98 năm 2012, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên bị thiếu hụt 106.166 triệu đồng, năm 2013 thiếu 37.072 triệu đồng. Khi nguồn vay nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ thì doanh nghiệp phải dùng vốn chủ sở hữu ra đầu tư. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tục vốn lưu động thường xuyên trong 2 năm 2012 và 2013 là do doanh nghiệp đầu cơ tích trữ hàng tồn kho. Vì vậy nguồn nợ ngắn hạn chủ yếu dùng để đầu tư vào khoản mục hàng tồn kho. Do đã phân tích ở trên, doanh nghiệp đang theo đuổi chính sách trung hoà. Điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn sẽ được đầu tư chủ yếu bằng nguồn ngắn hạn, tài sản dài hạn được đầu tư bằng nguồn dài hạn. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn (không bao gồm tiền) của doanh nghiệp trong 2 năm 2012 và 2013 đang có 1 phần được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Khi nguồn dài hạn được đầu tư cho tài sản ngắn hạn thì xu hướng quản lý vốn của doanh nghiệp thiên về chính sách thận trọng. Điều đó là không phù hợp với chính sách mà doanh nghiệp đang theo đuổi, gây tốn kém chi phí khi phải dùng nguồn vốn có chi phí lãi vay phải trả cao và có khả năng ảnh hưởng tới việc quyết định không chính xác. Vì vậy, yêu cầu được đặt ra là doanh nghiệp cần phải giảm bớt đi các khoản phải thu, hàng tồn kho không nên dự trữ quá nhiều làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn và xảy ra sự thiếu hụt nguồn vốn lưu động thường xuyên 3.2.6. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, chi phí sản xuất thấp thì kế hoạch, mục tiêu đặt ra phải phù hợp với tình hình thực tế. Để có được điều đó đòi hỏi phải có các quyết định tài chính đúng đắn. Do đó, đối với Công ty cổ phần An Đạt nói riêng việc, việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính là điều cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải làm tốt trong hiện tại cũng như tương lai. Một số giải pháp khác được đưa ra như sau: Tổ chức tốt công tác kế toán Công tác kế toán thực hiện càng tốt bao nhiêu thì chất lượng phân tích tài chính càng tốt bấy nhiêu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa muốn công khai những thông tin về doanh nghiệp mình, do đó các số liệu nộp cho các cơ quan quản lý và những đối tượng quan tâm xem xét là chưa phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà là các số liệu đã có sửa đổi. Công tác kế toán cần phản ánh đúng thực tế hàng ngày để cung cấp nguồn thông tin chuẩn xác, trung thực, thống nhất góp phần cho việc đưa ra những quyết định tài chính phù hợp cho tình hình tài chính của công ty. Nâng cao nhận thức, trình độ và chất lƣợng chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính Hiện nay, công việc phân tích tài chính ở công ty được thực hiện bởi nhân viên chuyên về nghiệp vụ kế toán, điều này là bất cập và hoàn toàn không phù hợp. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính, vấn đề này cần được giải quyết như sau: Thang Long University Library 99 - Trước hết cần nâng cao nhận thức cho nhân viên công ty đặc biệt là nhân viên phòng Tài chính - Kế toán về tầm quan trọng của phân tích tài chính bằng cách tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện, đưa ra những ví dụ cụ thể chứng minh cho lợi ích của công ty nếu phân tích tài chính được quan tâm đúng mức. - Chất lượng phân tích có cao hay không phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn của cán bộ phân tích. Thực tế ở công ty chưa có đội ngũ chuyên trách về công việc phân tích tài chính. Giải pháp trước mắt là nâng cao trình độ cho các kế toán về các nghiệp vụ tài chính bằng cách khuyến khích đi học thêm, giành thêm thời gian cho các nhân viên ngoài công việc kế toán kiêm phân tích tài chính để họ có thời gian tập trung cho phân tích tốt hơn. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân tích tài chính ngày càng được khẳng định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính của Nhà nước, chính sách thuế, những xu hướng biến động của không chỉ nền kinh tế trong nước mà còn cả trên thế giới. Cung cấp và sử dụng thông tin trong phân tích tài chính Để công tác tài chính đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết hợp đồng bộ nhiều thông tin. Hiện tại, đa số những thông tin bên trong doanh nghiệp đã được sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng thông tin bên ngoài thì chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay Công ty chưa sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm tỷ lệ tham chiếu trong khi phân tích. Tuy nhiên, một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán thường làm để đối phó với các cơ quan thuế và cấp trên. Không hiếm trường hợp một doanh nghiệp tồn tại ba loại sổ sách hạch toán khác nhau: một cho mình, một cho cấp trên, một cho cơ quan Thuế. Do vậy chỉ tiêu này chưa thật chính xác, đòi hỏi các nhà phân tích phải linh hoạt khi sử dụng chỉ tiêu này. Cuối cùng, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi biến động về tình hình chính trị, kinh tế văn hoá trên thế giới, trong khu vực và trong nước như giá cả nguyên vật liệu, lãi suất , tỷ giá hối đoái, chiến tranh, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, các chính sách vĩ mô của Nhà nước liên quan đến ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó có sự đối phó kịp thời và điều chỉnh hợp lý. Để có được nguồn thông tin này các cán bộ phân tích có thể theo dõi trên các phương tiên thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet. Trên cơ sở đó, cán bộ phân tích sử dụng những thông tin này để dự toán nhu cầu tài chính doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tới. LỜI KẾT Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang trở nên rộng rãi, việc các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng tìm hiểu và làm quen với những chuẩn mực quản lý mới là điều vô cùng cần thiết. Thị trường tài chính nước ta hiện nay vẫn còn rất non trẻ, thông tin chưa thực sự được cung cấp đầy đủ đến những nhà đầu tư quan tâm. Báo cáo tài chính của những Công ty cổ phần mới chỉ dừng lại ở bước đưa ra các con số cơ bản chứ chưa thực sự đi sâu phân tích các chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của nền kinh tế Việt Nam trở nên minh bạch hơn, rõ ràng hơn và đầy đủ các thông tin cần thiết. Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong mối quan hệ quản lý tài chính nội bộ. Qua quá trình quan sát thu thập thông tin tại Công ty cổ phần An Đạt, em thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần An Đạt” nhằm nghiên cứu thực trạng và từ đó đưa ra các giải pháp có thể thực hiện nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty. Trong khuôn khổ của bài khóa luận tốt nghiệp, bước đầu em mới chỉ đưa ra các phương pháp phân tích mà doanh nghiệp đang áp dụng, các nội dung phân tích của bộ phận phân tích tài chính của doanh nghiệp đã và đang thực hiện để từ đó đề ra một số phải pháp chủ quan nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đề xuất được những kiến nghị có hiệu quả trong thực tiễn thì cần có những nghiên cứu sâu hơn. Để có thể áp dụng lý luận vào thực tiễn là cả một quá trình tích lũy và kinh nghiệm. Do sự hiểu biết cũng như khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế còn hạn chế nên khoá tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để bài khoá luận của em được hoàn thiện. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn Ths. Vũ Lệ Hằng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014 Sinh viên thực hiện Thạc Mai Anh Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản ( 2000) – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. Phân tích tài chính doanh nghiệp – TS. Lê Thị Xuân – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS. Nguyễn Văn Túc – Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 4. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – TS. Nguyễn Tấn Bình – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phân tích và sử dụng Báo cáo tài chính–TS. Lê Thị Xuân (2010) –Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội. 6. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp –PGS.TS Ngô Thế Chi , TS Nguyễn Trọng Cơ (2009)– NXB Tài Chính, Hà Nội. 7. Giáo trình giảng dạy môn Kinh tế lượng – Bộ môn Toán Đại học Thăng Long. 8. Website: www.rangdongvn.com , www.saga.com.vn , www.finance.vietstock.vn , www.kienthuctaichinh.net , www.tailieu.vn , www.cophieu68.com và một số website khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa14727_475.pdf
Luận văn liên quan