Ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước. Thực
hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước là một công việc khó khăn và
phức tạp, ở đó các hoạt động thu, chi tài chính diễn ra được quản lý chặt chẽ
và công khai,vì vậy cần có sự nhận thức đúng mức, đối với các cấp uỷ đảng
chính quyền các cấp, ngành tài chính mà trước tiên là ở cấp xã. Sau hơn một
năm thực hiện luật ngân sách nhà nước (có sửa đổi, bổ sung), mặc dù gặp
nhiều khó khăn, nông sản nông dân làm ra tiêu thụ chậm giá thấp, công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Song trong thời gian qua do
thực hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước nên đã có những tác
động tích cực góp phần tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên công tác quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước hơn
một năm qua cũng còn không ít những tồn tại vướng mắc, đặc biệt là những
thiếu sót trong nhận thức, trong chỉ đạo, điều hành và trong công tác hoàn
thiện cơ chế, chính sách trước đòi hỏi của thực tiễn, cần phải nhanh chóng đề
ra các giải pháp khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của NSX đối
với chính quyền cơ sở.
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4904 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
Chỉ tiêu
năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
(%)
A. Tổng chi NSX 75.742 78.628 103,81 81.195 85.580 105,40 93.118 96.710 103,86
I. Chi đầu tư phát triển 19.944 20.823 104,41 19.647 21.825 111,09 23.944 25.046 104,60
1. Chi đầu t ư XDCB 17.320 17.953 103,65 16.598 18.619 112,18 19.213 19.975 103,97
2. Chi đầu tư phát triển khác 2.624 2.870 109,38 3.049 3.206 105,15 4.731 5.071 107,19
II. Chi thường xuyên 55.798 57.805 103,59 61.548 63.755 103,59 69.174 71.664 103,59
1. Chi công tác QPAN 1.435 1.502 104,67 1.744 1.799 103,15 2.223 2.386 107,33
- Chi dân quân tự vệ 863 871 100,92 1.013 1.035 102,17 1.437 1.513 105,28
- Chi an ninh trật tự 572 631 110,31 731 764 104,51 786 873 111,07
2. Sự nghiệp giáo dục 2.942 3.014 102,45 3.711 3.916 105,52 4.379 4.851 110,78
3. Sự nghiệp y tế 268 296 110,45 309 331 107,12 425 462 108,71
4. Sự nghiệp VH - TT 713 781 109,54 769 816 106,11 856 894 104,43
5. Sự nghiệp TD - TT 181 196 108,28 233 258 110,73 387 396 102,32
6. Sự nghiệp kinh tế 8.427 9.381 111,32 9.798 11.387 116,22 14.477 15.166 104,76
+ Sự nghiệp giao thông 298 342 114,76 316 428 135,44 689 796 115,53
+ Sự nghiệp nông,lâm,TS 6.963 7.640 109,72 7.975 9.321 116,87 9.781 10.135 103,62
+ Thu SN thị chính và MT 106 127 119,81 170 185 108,82 1.972 2.034 103,14
+ Thơng mại, dịch vụ 79 93 117,72 98 106 108,16 214 256 119,63
+ Các sự nghiệp khác 981 1.179 120,18 1.239 1.347 108,72 1.821 1.945 106,81
7. Chi sự nghiệp xã hội 11.726 12.133 103,47 12.733 12.879 101,15 13.578 14.205 104,62
8. Chi quản lý NN, Đảng, ĐT 29.694 30.023 101,11 31.760 31.824 100,20 32.232 32.650 101,29
- Quản lý Nhà nớc 25.329 25.608 101,10 26.733 26.742 100,03 26.863 27.167 101,13
- Chi cho Đảng, Đoàn thể 4.365 4.415 101,14 5.027 5.082 101,09 5.369 5.483 102,12
9. Chi khác 412 479 116,26 491 545 110,99 617 654 105,99
( Nguồn phũng Tài chớnh – Kế hoạch huyện Nam Đàn )
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị Hương
33
Nhìn vào số liệu trong bảng 2.2 ta thấy. Năm 2009 tổng chi NSX là 78.628
triệu đồng đạt 103,81% so với con số dự toán đưa ra. Trong đó chi thường xuyên
chiếm 57.805 triệu đồng đạt 103,59% so với dự toán chi thường xuyên ban đầu, chi
đầu tư phát triển là 20.823 triệu đồng đạt 104,41% so với dự toán. Năm 2010 tổng chi
NSX là 85.580triệu đồng đạt 105,40% so với con số dự toán đưa ra. Trong đó chi
thường xuyên chiếm 83.755 triệu đồng đạt 103,59% so với dự toán chi thường xuyên
ban đầu, chi đầu tư phát triển là 21.825 triệu đồng đạt 111,09% so với dự toán. Năm
2011 tổng chi NSX có tăng lên và con số thực hiện chi là 96.710 triệu đồng, đạt
103,86% so với dự toán. Trong đó chi thường xuyên chiếm 71.664 triệu đồng, đạt
103,59% so với dự toán ban đầu, chi đầu tư phát triển chiếm 25.046 triệu đồng, đạt
104,60% so với dự toán.
Nhìn chung cả ba năm qua các xã trên địa bàn huyện đã dành một khoản chi
cho đầu tư phát triển khả lớn so với tổng chi NSX , cả ba năm thực hiện chi đều vượt
dự toán giao ban đầu. Đó là những đánh giá chung về chi NSX trên địa bàn Huyện
trong ba năm qua. Để đi sâu tìm hiểu việc tổ chức và quản lý chi NSX ta đi xem xét
cơ cấu chi của tường khoản chi.
- Chi thường xuyên.
+ Chi quản lý nhà nước:
Khoản chi quản lý nhà nước gồm: Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức
cấp xã; sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân; Các khoản phụ cấp khác theo qui
định của Nhà nước ; Công tác phí; chi về hoạt động, văn phòng ; chi mua sắm sữa
chữa thường xuyên trụ sở , phương tiện làm việc và chi khác theo qui định của Nhà
nước. Hàng năm các xã phải chi một khoản chi rất lớn cho bộ máy quản lý nhà nước,
Đảng đoàn thể. Bằng việc quản lý chặt chẻ hơn các khoản chi như công tác phí, văn
phòng, sửa chửa tài sản cố định. Bên cạnh đó cần quan tâm tới các khoản chi lương
cho cán bộ công chức xã, kiên quyết không nợ lương cán bộ xã, ma phải trả đủ và kịp
thời để các cán bộ yên tâm công tác.
+ Chi cho Đảng Cộng Sản Việt Nam và các đoàn thể ở xã:
Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng Sản Việt Nam ở xã; kinh phí hoạt
động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã( mặt trận tổ quốc việt nam, đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ việt nam...).
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
34
Thực tế ba năm qua 2009-2011 khoản chi này rất lớn, chiếm tỷ trọng
cao trong tổng chi NSX. Năm 2009 số chi cho khoản này là 4.415 triệu đồng
chiếm 17,81% trong tổng chi NSX và đạt 101,15% so với dự toán ban đầu.
Năm 2010 số chi cho khoản này là 5.082 triệu đồng chiếm 5,94% trong tổng
chi NSX và đạt 101,09% so với dự toán ban đầu, tăng so với năm 2009 là 667
triệu đồng.Năm 2011 khoản chi này tiếp tục tăng lên tới 5.483 triệu đồng
chiếm 5,67% trong tổng chi NSX và đạt 102,12% so với dự toán đặt ra, tăng
so với năm 2010 là 401 triệu đồng. Một sự chênh lệch rất lớn lý do cho sự
tăng chi khoản chi này trong năm vừa qua là các xã hầu hết vừa mới sắm
thiết bị văn phòng , nhưng bên cạnh đó cung không thể loại trừ sự yếu kém
trong quản lý chi của bộ máy quản lý tài chính xã, để thất thoát tiền của NS .
+ Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục:
Chi sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Nam Đàn được đặc biệt
quan tâm.Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trồng người là vấn đề “ quốc
sách” mà khoản chi cho sự nghiệp giáo dục được quan tâm thể hiện:
Năm 2009 khoản chi này là 3.014 triệu đồng chiếm 5,21% tổng chi
thường xuyên, năm 2010 khoản chi này là 3.916 triệu đồng chiếm 4,57% tổng
chi thường xuyên, đến năm 2011 là 4.851 triệu đồng chiếm 5,02% tổng chi
thường xuyên.
Từ phân tích trên ta thấy tình hình thực hiện chi này ngày càng tăng.
Theo sự phân cấp quản lý thì NSXchỉ đảm nhận phần chi cho Giáo dục mầm
non với các chi phí về lương, phụ cấp Giáo Viên, mua sắm tài sản phục vụ
cho công tác giảng dạy. các trường mầm non ở Huyện đều được quan tâm đầu
tư sữa chữa tài sản cố định như lớp học, bàn ghế, bảng.đời sống của Giáo viên
mầm non cũng được quan tâm hơn.
+ Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế :
Những năm gần đây các xã trên địa bàn huyện đã đặc biệt quan tâm tới
sức khoẻ người dân . Bên cạnh những khoản chi đúng , chi đủ các khoản sinh
hoạt phí , phụ cấp cán bộ y tế xã , dụng cụ y tế, xã còn chú trọng và cố gắng
thực hiện tốt các chương trình quốc gia , thực hiện đầy đủ các chương trình
tiêm chủng mở rộng trên địa bàn huyện. Trong ba năm 2009-2011 các xã đã
rất chú trọng tới công tác y tế , chăm sóc sức khỏe cho người dân . Thể hiện
năm 2009 khoản chi cho y tế đạt 110,45 so với dự toán ban đầu, năm 2010
khoản chi này đạt 107,12% so với dự toán ban đầu , năm 2011 tỷ lệ này là
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
35
108,71% so với dự toán . Nhìn chung các xã đã có trạm xã xây dựng khang
trang với trang bị dụng cụ khá đầy đủ . Hàng năm các cán bộ y tế của xã đều
được đi tập huấn nâng cao chuyên môn, nhiều xã đã có bác sỹ về phục vụ .
+ Chi thường xuyên cho ANQP :
Bên cạnh giáo dục và y tế thì ANQP cũng được củng cố và phát triển
. Thể hiện năm 2009 khoản chi cho ANQP là 1.502 triệu đồng ; năm 2010 là
1.799 triệu đồng, tăng 297 triệu đồng so với năm 2009; năm 2011 là 2.386
triệu đồng, tăng 587 triệu đồng .
+ Chi thường xuyên cho sự nghiệp xã hội:
Chi thường xuyên cho sự nghiệp xã hội bao gồm : chi cho hưu xã , thôi
việc và trợ cấp, Chi trợ cấp cho những người già cả cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế
và đột xuất khác.
Ba năm qua các xã đã quan tâm tới vấn đề này rất lớn . Thể hiện : năm
2009 khoản chi này là 12.133 triệu đồng đạt 103,47% so với kế hoạch ban
đầu, năm 2010 khoản chi này là 12.879 triệu đồng đạt 101,15% so với kế
hoạch chi ban đầu và tăng 746 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là
14.205 triệu đồng đạt 104,62% so với dự toán và tăng 1.326 triệu đồng so với
năm 2010.
+ Chi thường xuyên cho sự nghiệp kinh tế :
Đây là khoản chi nhằm khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế
như khuyến nông , khuyến ngư ,khuyến lâm, nuôi dưỡng nguồn thu NSX giúp
nhân dân xoá đói giảm nghèo . Mặc dù con số NSX dành cho khoản chi này
còn thấp , song cũng là sự cố gắng vượt bậc của xã, khi mà nguồn kinh phí
còn quá eo hẹp. Năm 2009 khoản chi này là 9.381 triệu đồng đạt 111,32% so
với dự toán đưa ra. Năm 2010 khoản chi này là 11.387 triệu đồng đạt
116,22% so với dự toán đưa ra. Năm 2011 là 15.166 triệu đồng đạt 104,76%
so với dự toán đặt ra ban đầu. Huyện đang cố gắng tìm những biện pháp làm
tăng khoản chi này tạo điều kiện cho nhân dân trong xã có điều kiện lao động
để có thể tăng thu nhập cho cuộc sống hằng ngày .
- Chi đầu tư phát triển .
Chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn chủ yếu cho xây dựng cơ bản
(sửa chữa , xây dựng mới điện , đường, trường, trạm ...). Khoản chi này chủ
yếu lấy từ nguồn đóng góp của nhân dân và một phần hỗ trợ của NS cấp trên.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
36
Do làm tốt công tác NS , đến nay huyện đã cơ bản xây dựng được nhiều công
trình cơ sở hạ tầng. Với sự hỗ trợ của NS cấp trên và chủ trương cho vay vốn
bằng xy măng của tỉnh, huyện để làm giao thông nông thôn, kênh mương thuỷ
lợi. Đến nay trên địa bàn huyện Nam Đàn đã gần hoàn thành giao thông nông
thôn xóm bằng bê tông, nhiều xã đã tiến hành rải nhựa các trục đường chính
liên xóm .
Bên cạnh giao thông thì hệ thống lưới điện cũng cơ bản được nâng cấp
từ trạm biến áp đến hệ thống đường giây tải điện. Trên toàn huyện có 17/24
xã dùng đường điện 3 pha phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Trạm xã cũng
được xây mới và trang bị giường bệnh, về cơ bản đã đáp ứng được điều kiện
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Toàn huyện có 24/24 trạm xã . Xây dựng
mới 20 bưu điện văn hoá xã, đến nay đã đi vào hoạt động, làm cho bộ mặt
nông thôn ở xã trên địa bàn huyện khởi sắc, nhân dân trong xã rất phấn khởi
Những kết quả trên trong công tác NSX của huyện Nam Đàn đã thúc
đẩy kinh tế trên địa bàn huyện phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện, một số xã đã gặp những vướng mắc, cụ thể là khi quyết toán
thường chênh cao hơn so với dự toán. Lý do một phần do tốc độ trượt giá, giá
nguyên vật liệu tăng còn một phần là do yếu tố chủ quan của các cán bộ xã
khi lập dự toán chưa chính xác, khách quan.
2.1.3. Khâu quyết toán Ngân sách xã .
Để thực hiện tốt công tác khoá sổ và quyết toán NSX hàng năm, ban
tài chính các xã trên địa bàn huyện đã phối hợp với KBNN huyện Nam Đàn
đối chiếu lại toàn bộ các khoản thu chi đầy đủ, chính xác các khoản thu chi
theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được điều tiết từ NS cấp trên theo tỷ
lệ quy định.
Hàng tháng xã có báo cáo tình hình thu chi NSX, mỗi quý xã đều tiến
hành báo cáo quyết toán, lập bảng kê đối chiếu thu chi gửi phòng TC-KH
huyện kiểm tra, chuyển sang KBNN huyện Nam Đàn để tổng hợp quyết toán
NSX và NSNN. Cuối năm phòng TC-KH căn cứ vào bản đối chiếu của mỗi
xã lập báo cáo tổng hợp, đính kèm tổng hợp thu chi theo mục lục ngõn sỏch
nhà nước trình UBND huyện xem xét để trình UBND tỉnh, tỉnh căn cứ vào đó
để làm báo cáo trình Bộ tài chớnh, để bộ tổng hợp trình cấp trên và ngõn sỏch
các cấp.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
37
Tuy nhiên việc quyết toán Ngõn sỏch xó ở huyện có một số địa
phương làm tốt, song bên cạnh đó còn có một số xã làm chưa tốt, chưa thực
hiện tốt chế độ báo cáo quyết toán theo quy định của luật ngõn sỏch và hướng
dẫn của các thông tư do Bộ tài chớnh ban hành.
2.1.4. Thực hiện công khai tài chính NSX tại huyện Nam Đàn.
* Chỉ đạo của huyện
Trong cơ chế quản lý, điều hành kế hoạch phát triển KT-XH và
NSNN 2005 ban hành kèm theo quyết định số 155/2005/QĐ - UB ngày 8/3
năm 2005 có nội dung chỉ đạo thực hiện công khai tài chính đối với NSX.Yêu
cầu:
Ngân sách cấp xã phải thực hiện công khai tài chính. Nội dung, hình
thức và thời gian công khai tài chính theo quy định tại quyết định số
225/1998/QĐ-TTG ngày 20/11/1998 nay thay thế bằng quyết định số
192/2004/QĐ-TTG ngày 16/11/2004 của thủ tướng chính phủ. Thông tư số 03
của BTC. Các văn bản khác của các cấp có thẩm quyền về việc thực hiện
công khai tài chính và quy chế dân chủ. Trong đó huyện yêu câu lưu ý các nội
dung sau :
Tổng dự toán ngân sách, quyết toán thu, chi NSX hàng năm đã được
HĐND xã phê duyệt. Trong đó, chi tiết nhiệm vụ thu NSNN đã được giao
trên địa bàn theo thành phần kinh tế , một số lĩnh vực thu và một số sắc thuế,
công bố chi tiết của một số lĩnh vực, một số hoạt động tài chớnh khác của xã
như : Các quỹ hoạt động sự nghiệp, các khoản huy động đóng góp của nhân
dân.
Tổng dự toán, quyết toán thu, chi ngõn sỏch, số bổ sung từ ngõn sỏch
cấp trên. Các định mức, tiêu chuẩn, các nguyên tắc và phương thức phân bổ
kinh phí ngõn sỏch. Nghiêm cấm mọi trường hợp giữ nguồn lại đề cấp phát
ngoài kế hoạch.
* Các xã thực hiện
Sau khi HĐND cấp xã ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê
chuẩn quyết toán NS và các hoạt động tài chính khác của xã. UBND xã thực
hiện công khai tài chính trước công chúng và gửi số liệu công khai này cho
UBND cấp huyện và phòng TC-KH huyện. Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của
UBND huyện trong việc công khai tài chính, thời gian qua các xã trên địa bàn
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
38
huyện đã tiến hành công khai dự toán, quyết toán thu , chi NSX trước HĐND
xã trong các kỳ họp, và được truyền thanh trực tiếp trên hệ thống truyền
thanh xã. Các cán BTC liên quan đã trả lời chất vấn trực tiếp của các đại biểu
HĐND xã trong kỳ họp về tình hình thực hiện thu, chi NSX, đối với các
khoản thu, lĩnh vực chi rõ ràng chi tiết, đến từng hạng mục công trình.
Đối với các khoản thu theo mùa vụ, ban tài chính tổng hợp thu từng
ngày, tháng của các xóm trên địa bàn xã và công bố trên hệ thống truyền
thanh xã, nhằm tuyên dương các đơn vị xóm hoàn thành tốt công tác giao nộp
sản phẩm đồng thời đôn đốc các đơn vị xóm còn chậm trễ trong công tác giao
nộp sản phẩm. Trong các kỳ tiếp xúc cử tri các cán bộ xã liên quan đến công
tác quản lý NSX trả lời chất vấn trực tiếp của nhân dân những vướng mắc
trong quá trình thu, chi NSX. Các xã trên địa bàn huyện chủ yếu công khai số
liệu NS dưới hình thức thông báo bằng văn bản tới trưởng các thôn xóm ở xã,
cho đảng uỷ và thông báo trên hệ thống truyền thanh xã.
Nhìn chung các xã thực hiện tốt quy chế công khai tài chính NSX.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số xã chưa ý thức đúng đắn mục đích, tác
dụng của việc công khai tài chính nên chỉ làm lấy lệ, thủ tục là chủ yếu. Đặc
biệt gần như 100% các xã chưa thực hiện niêm yết công khai tài chính NSX
tại trụ sở UBND xã.
2.2. Đánh giá công tác quản lý NSX tại huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.
Qua thực tế ba năm thực hiện phân cấp quản lý NSX theo luật NSNN
trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã góp phần tăng cường nội lực
về tài chính cho bộ máy chính quyền cấp cơ sở ngày một lớn mạnh. Làm cho
công quỹ được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. Đồng thời qua công tác quản lý NSX đã tạo thuận lợi cho phòng
TC-KH huyện Nam Đàn giảm bớt được công việc sự vụ so với trước, có điều
kiện tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động tài chính của cấp xã, cấp
uỷ đảng, chính quyền địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế
(đội thuế) khai thác tốt nguồn thu trên địa bàn xã.
2.2.1. Những thành quả đạt được.
Về kết quả :
Khâu lập dự toán NSX đã được các xã quan tâm và từng bước triển
khai theo đúng quy định của luật NSNN. Dự toán, thu chi NSX đã được tính
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
39
toán, phân bổ theo mục lục NSNN, tạo cơ sở cho công tác điều hành NSX của
chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát chi của KBNN. Hiện nay hầu hết các
xã đã biết lập dự toán một cách khoa học và hợp lý.
Khâu lập dự toán NSX, nhiều xã đã biết chủ động quản lý huy động
nguồn thu và bố trí chi tiêu một cách hợp lý. Hầu hết các xã trên phạm vi toàn
huyện đã biết tổ chức khai thác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu tại chỗ
bằng cách đầu tư mở rộng các khu chợ, bến bãi để tạo thêm nguồn thu lâu dài.
Các xã trên địa bàn đã biết cách bố trí, sử dụng NSX có khoa học và hiệu quả.
Đối với việc quyết toán NSX thực hiện theo chế độ ghi chép, mở sổ
sách kế toán NSX theo hình thức ghi sổ kép. Được thống nhất trong toàn
huyện, thay thế cho ghi sổ đơn, sổ chợ trước đây. Đồng thời, chế độ kế toán
NSX đã và đang được thương xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho các kết toán ở
xã về kế toán NSX công tác quản lý NSX. Trên cơ sở này, kết toán NSX đã
tổng hợp và lập báo cáo quyết toán NSX theo đúng yêu cầu quản lý NSNN
hiện hành.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên .
Đạt được kết quả trên là do : Kế hoạch thu chi NSX được xây dựng
ngay từ đầu năm, thảo luân dân chủ, công khai và được HĐND xã thông qua.
Các xã tiến hành lập kế hoạch đều tuan thủ căn cứ vào khả năng thu NS tại
xã để lập dự toán NSX. Chi NSX xuất phát từ ý nguyện nhân dân trong định
hướng phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời thường xuyên có sự kiểm
tra, giám sát của các cấp, ngành chuyên môn. Xã đã kết hợp phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” . Thu chi gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng
người. Báo cáo thu chi NSX được duy trì thành nề nếp tại địa phương, hàng
tháng báo cáo tại hội nghị UBND, 6 tháng hoặc một năm báo cáo tại kỳ họp
HĐND xã .Nhờ có sự kết hợp giữa cán bộ phòng Tài chính kế hoạch huyện
cho nên công tác lập, chấp hành và quyết toán NSX về cơ bản đã được thực
hiện đúng theo chế độ hiện hành.
2.2.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân.
Những tồn tại.
- Khâu lập dự toán Ngân sách xã:
Có những xã trên địa bàn huyện nhận thức về công tác quản lý NSX
còn đơn giản. Vì thế công tác lập dự toán NSX bị coi nhẹ, chỉ làm lấy lệ. Việc
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
40
lập dự toán NSX ở một số xã trên địa bàn khống sát với thực tế, không phù
hợp với yêu cầu của địa phương dẫn đến phải bổ sung thay đổi nhiều lần. Ban
tài chính một số xã trình độ còn yếu kém dẫn đến không nắm hết chế độ, quy
định hiện hành, có xã cho rằng chi tiêu như thế nào là quyền của xã. Vì vậy
công tác lập dự toán NSX theo luật NSNN bị coi nhẹ, chưa lập theo đúng mục
lục NSNN tới từng mục thu, chi một cách cụ thể và theo biểu mẫu lập dự toán
NSX của BTC ban hành. Thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt thường bị
chậm trễ so với thời gian quy định.
- Khâu chấp hành dự toán NSX:
Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tài chính của đội ngũ cán bộ xã
chưa theo kịp với nhịp độ triển khai NSX. Việc lập dự toán chi tiết, đầy đủ
theo đúng mục lục NSNN đối với các xã còn lúng túng, dẫn đến những khó
khăn trong việc chấp hành dự toán ngân sách và sự kiểm soát của KBNN
huyện Nam Đàn. Vẫn còn một số xã chưa năng động trong khai thác nguồn
thu trên địa bàn trông chờ vào khoản chi hỗ trợ, bổ sung từ ngân sách cấp
trên. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nhưng trong thực tế nhiều
xã không ý thức được điều đó, dẫn đến tình trạng buông lỏng công tác quản lý
hoặc sử dụng đất đai không có hiệu quả. Công tác quản lý thu các khoản thuế
phí, lệ phí còn buông lỏng gây tổn thất cho NSX. Thu hoa lợi công sản từ đất
công ích hầu hết các xã đều không khai thác triệt để nguồn thu này .
- Khâu quyết toán Ngân sách:
Tuy có một số xã đã làm tốt song số còn lại thực hiện chế độ báo cáo
quyết toán chưa thực sự trung thực gây khó khăn cho việc đánh giá thu, chi
ngân sách tại xã. Công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, báo cáo không
kịp thời theo quy định. Tình trạng nợ nần sinh hoạt phí, trợ cấp cán bộ xã ở
một số xã còn xuất hiện. Công tác quản lý NSX đã gặp phải khó khăn vì
thông tin không đầy đủ, đồng thời gây khó khăn lớn cho cơ quan tài chính cấp
trên trong việc phân tích số liệu đề nghị quyết toán của NSX.
Nguyên nhân dẫn tới tồn tại trên.
- Nguyên nhân khách quan
Nam Đàn là huyện địa bàn rộng lớn, địa bàn đi lại một số xã cách trở,
đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân trong xã còn thấp đây là
nguyên nhân dẫn tới nguồn thu của xã còn hạn hẹp.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
41
Quy trình quản lý thu, chi NSX đã có hướng dẫn của các cấp trên
nhưng chưa bao quát yêu cầu quản lý, dẫn đến hiện tượng có xã tự quy định
quy trình quản lý thu, chi NSX, gây khó khăn trong tổng hợp và điều hành
NSNN ở cấp xã. Mục lục NSNN còn phức tạp chưa phù hợp với trình độ
chung của cấp xã hiện nay. Do vậy Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung
cho phù hợp. Tham gia vào quản lý tài chính NSX vẫn còn có người chưa có
trình độ chuyên môn ở mức tối thiểu, vì vậy khi nghiên cứu các văn bản pháp
quy về quản lý NS họ chưa hiểu. Từ đó không nắm bắt được nội dung, yêu
cầu cơ bản của công tác quản lý NSX.
- Nguyên nhân chủ quan
Công việc quản lý tài chính NSX chưa được coi là một nghề thay vào
đó, lãnh đạo ở một số cơ quan chính quyền địa phương lại coi nó là hoàn toàn
như một công cụ thuần tuý mà ai cũng có thể làm được. Vì vậy sự ổn định vị
trí cho những người làm công tác quản lý tài chính NSX chưa được quan tâm
đúng mức. Chính vì vậy những tích luỹ kinh nghiệm mà mỗi người đã từng
tham gia quản lý tài chính NSX sau mỗi thời gian công tác không được tiếp
tục sử dụng ở những năm sau. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách về
quản lý tài chính và NSX ở các cấp, ngành địa phương chưa được tăng cường
đúng mức theo yêu cẩu công việc, điều này gây khó khăn trong tổ chức kế
toán , giám sát kiểm tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về ngân sách.
2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX theo quy
định của pháp luật tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong
những năm tới.
2.3.1. Mục tiêu phát triển KT-XH của huyện Nam Đàn đến năm
2020.
2.3.1.1. Mục tiêu tổng quát.
Xây dựng Nam Đàn trở thành một trong những huyện có tốc độ phát
triển kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực ; có hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng
cao, có nền văn hoá lành mạnh, tạo bước đột phá trong Văn hóa - Du lịch;
Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội vững chắc.
2.3.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Mục tiêu kinh tế:
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
42
+ GDP/người tính theo giá hiện hành đạt khoảng 1.500-1.600 USD
năm 2015, khoảng 3.100-3.200 USD năm 2020.
+ Tốc độ tăng trưởnggiá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 15-16%
trong cả thời kỳ; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và hình thành theo hướng
tăng nhanh các ngành phi nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng nghành Cụng
nghiệp – Xõy dựng trong giỏ trị tăng trưởng đạt 33%, dịch vụ 35% và Nụng –
Lõm – Ngư nghiệp khoảng 32%: năm 2020 tỷ trọng các nghành tương ứng là
38%; 40% và 21%.
+ Phát triển kinh tế đối ngoại, hình thành một số sản phẩm xuất khẩu
chủ lực.
+ Tăng nhanh thu NS trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 133 tỷ
đồng, năm 2020 đạt khoảng 420 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trên
20%/năm cả thời kỳ.
- Mục tiêu xã hội:
+ ổn định mức tăng trưởng dân số tự nhiên trong cả thời kỳ quy hoạch
0,8-1%.
Bình quân hàng năm giải quýât việc làm cho khoảng 1.000 lao động trong cả
thời kỳ quy hoạch. Đảm bảo 87% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm
2015 và nâng tỷ lệ này lên trên 90% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động trong độ
tuổi qua đoà tạo đạt trên 50% vào năm 2015, trên 70% vào năm 2020.
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2-3%, đến năm 2012 còn dưói 5%.
+ Đến năm 2015 phổ cập Trung học Phổ thông trên toàn huyện, kiên cố
hoá 100% phòng học các cấp, phấn đấu 90% số trường đạt chuẩn quốc gia
vào năm 2020.
+ Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 100% vào năm 2020.
+ 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2012, nâng cấp
các cơ sở khám chũa bệnh trên toàn huyện.
+ Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt trên 85%; khối xóm văn hoá trên 65%; xã,
thị trấn có thiết chế VH-TT-TT đạt chuẩn quốc gia trên 85% vào năm 2020.
+ Giữ vững ANQP, đảm bảo trật tự an toàn xó hội; giảm các tệ nạn xã
hội.
- Mục tiêu môi trường:
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
43
+Khuyến khích người dân tham gia trồng cây xanh cơ bản đất trống,
đồi núi trọc, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 35% vào năm 2020.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường cho cả khu vực thị trấn và nông thôn;
đến năm 2020, có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trưòng;
trên 95% rác thải được thu gom, xử lý.
+ Các khu công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề có hệ thống xử lý môi
trường đảm bảo đạt quy định về xử lý môi trường. Đối với các khu công
nghiệp tập trung quy mô lớn và các doanh nghiệp sản xuất có chất thải độc
hại, phải tổ chức hệ thống xử lý theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
2.3.2. Cỏc giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX tại
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2.3.2.1. Khuyến khích phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn.
Việc đầu tư và phát triển KT-XH trên địa bàn đã và đang được Đảng và
nhà nước coi là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH.
Đặc biệt vấn đề thực hiện quản lý tốt NSX theo luật NSNN không thể không
quan tâm tới việc khuyến khích đầu tư và phát triển KT-XH nhằm khai thác,
ổn định nguồn thu đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn.
Huyện Nam Đàn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt cơ sở hạ tầng nông
thôn điện, đường, trường, trạm của các xã trong huyện còn nhiều yếu kém.
Điểm bức xúc này cần được coi là một nhóm công trình trọng điểm, ưu tiên
số một, nên dành một khoản tiền ngân sách thích đáng để đầu tư, phục vụ nhu
cầu dân sinh. Huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân theo phương châm
“nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng trường học làm đường và
các công trình công cộng khác.
Song song với các công trình về điện, đường giao thông nông thôn và
các công trình phúc lợi dân sinh. Việc khuyến khích đầu tư phát triển công,
nông, lâm, ngư nghiệp cũng cần phải được quan tâm chú trọng để đẩy mạnh
sản xuất, khơi dậy ngành nghề truyền thống, mở mang ngành nghề mới, tăng
nguồn thu cho NSX đồng thời nâng cao đời sống của nhân dân xã.
Đề nghị chính phủ, BTC, Sở Tài chính và các cấp bộ ngành có liên
quan sớm nghiên cứu sửa đổi một số chính sách, chế độ phù hợp với thực tiễn
ở địa phương. Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nông thôn,
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
44
quỹ tín dụng phát triển NSX, xây dựng chương trình tiến tới không còn xã
nghèo.
2.3.2.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX.
Để tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX cần tiếp
tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc luật NSNN trong cán bộ và nhân dân.
Đồng thời trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội
dung quản lý NSX theo đúng tinh thần thông tư số 60/TT-BTC ngày
23/6/2003 của BTC, quy định về quản lý NSX.Đây là căn cứ để quản lý NSX
và là một bước rất quan trọng tạo tiền đề để cho việc thực hiện quy chế dân
chủ ở xã được chính phủ ban hành.
Trong quá trình thực hiện các xã phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu
sau: Lập dự toán NSX; chấp hành dự toán NSX; kế toán và quyết toán NSX.
Lập và quyết định dự toán NSX: Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của
UBND tỉnh và chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã lập dự toán NSX cho
năm sau, trình HĐND xã quyết định. Căn cứ vào quyết định của chính phủ;
thông tư hướng dẫn của BTC; chế độ phân cấp về nguồn thu nhiệm vụ chi
ngân sách ; tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành Ban tài chính và
NSX phối hợp với đội thu thuế xã tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn
(chỉ trong phạm vi phân cấp do xã quản lý).Ban tài chính và NSX tính toán
cân đối, lập dự toán thu, chi NSX trình UBND xã báo cáo HĐND xã xem xét
gửi UBND huyện và phòng TC-KH huyện.
Dự toán thu: Phải lập theo mục lục NSNN gồm các chương, loại,
khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục đã có trong quy định của mục lục
NSNN áp dụng đối với xã.
Dự toán chi: Gồm các chương theo mã số quy định của mục lục
NSNN. Cân đối NSX nên dựa trên nguyên tắc chi cân đối với nguồn thu tự có
của NSX. Việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên chỉ thực hiện khi
thực sự cần thiết và theo những mục đích nhất định.
Quyết định dự toán NSX: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm
vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện, UBND xã hoàn thành dự toán ngân
sách theo lĩnh vực trình HĐND xã quyết định. Sau khi dự toán NSX được
HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện, phòng tài chính
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
45
huyện đồng thời công khai cho nhân dân biết theo quy chế công khai tài chính
về NSNN.
Chấp hành dự toán NSX: Các xã phải tổ chức thực hiện dự toán đúng
quy định của điều khoản về luật ngân sách và nghị định, thông tư của Chính
Phủ hướng dẫn chấp hành dự toán NSX. Quỹ NSNN phải được quản lý tại
KBNN, mở tài khoản NSX tại KBNN huyện để hạch toán khớp đúng với thu,
chi NSNN. Việc chấp hành dự toán chi NSX phải đảm bảo nguyên tắc: Kinh
phí đã được ghi trong dự toán năm và kế hoạch hàng tháng chi tiêu tuỳ thuộc
vào số thu của NSX. Nghiệp vụ quản lý chi tiêu, xuất quỹ NSX phải quy định
rõ ràng đúng quy định của luật ngân sách.
Kế toán và quyết toán NSX: Ban tài chính và NSX có trách nhiệm
thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán NSX theo luật NSNN áp
dụng đối với cấp xã và chế độ kế toán NSX hiện hành (Theo quyết định
130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của BTC và công văn số 1139KB/KT
ngày 11/9/2003 của KBNN TW về việc ban hành chế độ kế toán hiện hành);
thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Phối hợp với
KBNN huyện đối chiếu lại các khoản thu, chi NSX trong năm đảm bảo hạch
toán đầy đủ, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ
lệ quy định.
Ban tài chính và NSX phải tiến hành lập báo cáo quyết toán thu, chi NS
hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê duyệt, đồng thời
gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán năm cho
phòng TC-KH chậm nhất ngày 15/2 năm sau. Quyết toán chi NSX không
được lớn hơn quyết toán thu NSX. Kết dư NSX là số chênh lệch lớn hơn giữa
số thực thu và số thực chi NSX. Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm
tra báo cáo quyết toán chi NSX, nếu có sai sót phải báo cáo cho UBND huyện
yêu cầu HĐND xã điều chỉnh lại.
Tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu và cơ chế quản lý nguồn thu
NSX.
Muốn nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện các chức năng nhiệm
vụ cho bộ máy chính quyền ở xã đòi hỏi phải tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng
nguồn thu NSX. Cần phải triệt để khai thác các nguồn thu và quản lý chặt chẽ
nguồn thu cho NSX. Để phát triển nguồn thu cho NSX ngoài việc phải tận
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
46
dụng khai thác những tiềm năng hiện có, xã cần phải có biện pháp nuôi dưỡng
và tạo nguồn thu bằng cách xây dựng chợ, bến bãi.
Trong phần thực trạng công tác tổ chức quản lý thu, chi ngân sách
trên địa bàn trong thời gian qua cho thấy thực tế số thu NSX tại huyện Nam
Đàn chưa phản ánh hết nguồn thu vào NSNN, cụ thể:
Với khoản thu môn bài hộ nhỏ: Với số liệu phân tích cho thấy tình
trạng thất thu thuế còn quá lớn. Do nhân dân cố tình trốn thuế, còn tình trạng
dây dưa kéo dài thời gian nộp, cố tình làm sai giảm số thu thuế đã nộp. Nhà
nước cần có biện pháp giao cho chính quyền xã thành lập một đội tuyên
truyền vận động để các đối tượng nộp thuế hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của người nộp thuế, hạn chế bớt sự thất thu thuế hàng năm làm
giảm đáng kể nguồn thu của NSX. Đồng thời phải nghiêm minh xử lý các đối
tượng vi phạm, trốn lậu thuế.
Về thu hoa lợi công sản: Trên địa bàn làm chưa được tốt, cần đẩy mạnh
hơn nữa quản lý nguồn thu này cho NSX. Đặc biệt trên địa bàn huyện co
nhiều xã co mặt nước ao hồ, đồi trống... rất phù hợp cho việc phát triển kinh
tế theo VAC . Những diện tích đất công ích, hàng cây lâu năm, hồ, ao,nằm ở
địa phận xã nào thì giao cho xã ấy quản lý để tiện chăm sóc, bảo quản và trực
tiếp đấu thầu. Mức đấu thầu chọn gói, người thầu khoán chỉ nộp một khoản
tiền thầu duy nhất theo cốt đất cao hay trũng, vị trí địa lý, đất đẹp hay xấu có
định mức khác nhau.
Về phí và lệ phí: Khoản thu nay thường là rất khó quản lý vì nó vừa
nhỏ lại nhiều nên chăng lấp ra một đội bộ phận chuyên quản lý khoản thu này
bàng hình thức đấu thầu theo số thu nhất định và định kỳ nộp cho ngân sách
xã .Đặc biệt với các khoản thu lệ phí chợ ,thu phí thu trông giữ xe đạp ,xe
máy ,nên thành lập một đội quản lý và giao khoán số thu hợp lí .Với phí cầu,
đường, bến bãi, đò phà khoán số thu cho cá nhân và có sự kiểm tra của chính
quyền cơ sở.
Các khoản thu khác: Như thu thanh lý khấu hao máy móc thiết bị, thu
sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, bán tài sản, đền bù đất, dịch vụ du lịch, tài
sản bị tịch thu cần được quản lý cụ thể nộp vào ngân sách sau khi đã trừ chi
phí. Đối với khoản đóng góp của nhân dân phải được hội đồng nhõn dõn xã
phê duyệt và quản lí công khai, đầu tư thích đáng mang lại hiệu quả cao .
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
47
Đối với khoản thu điều tiết: Cần phải tăng thêm các khoản thu điều tiết
cho NSX từ các loại thuế để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy
cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân hoạt động bình thường và có
hiệu quả .
Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất, do luôn có biến
động thay đổi diện tích nên việc điều tra và theo dõi diện tích để đưa vào sổ
quản bộ quản lý thu thuế là công tác quan trọng của chính quyền xã và đội
thuế. Cần phải luôn phối hợp chặt chẽ cùng cán bộ xã, nắm chắc từng diện
tích, từng hạng đất. Vì thế từ khi chuẩn bị bước vào thời điểm thu, xã phải
nắm chắc diện tích chịu thuế theo sổ bộ thuế từng xã, phân công cán bộ xã,
cán bộ thuế quản lý từng địa bàn. Căn cứ theo thông báo số phải nộp của từng
hộ để tổ chức triển khai thực hiện thu nộp thuế trực tiếp cho đôi thuế xã .
Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia
tăng cần được trú trọng khai thác, tận thu để góp phần ngày càng tăng thu cho
ngân sách xã từ những khoản thu này .Tóm lại, Đảng ủy Hội đồng nhõn dõn,
UBND xã phải coi công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí không chỉ riêng
nghành thuế mà là của chung toàn xã hội. Sự kết hợp giữa cơ quan thu và
chính quyền là cơ sở hết sức quan trọng nhằm hoàn thiện nhiệm vụ thu, chi
ngõn sỏch xó.
Thực hiện đổi mới tăng cường quản lý chi NSX.
Trước hết cần có cơ cấu chi ngân sách một cách thích hợp : Thời gian
qua chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn Nam Đàn còn chiếm tỷ lệ thấp, các
khoản chi tiếp khách, hội nghị, vật dụng văn phòng còn cao, cần thiết phải có
sự cân nhắc giữa các khoản chi này đảm bảo triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Đảm
bảo chi đúng đối tượng, chi đúng kế hoạch, tiêu chuẩn định mức chi của xã.
Công việc điều hành chi, trước hết cần dựa vào kế hoạch, dự toán được
duyệt và nhiệm vụ chi được giao. Trong chi thường xuyên, hàng quý xã phải
lập dự toán cụ thể và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định giữa cơ quan tài
chính, cơ quan cấp trên xét duyệt. Đảm bảo chi thường xuyên phải tuân thủ
đúng theo quy định của nhà nước, chỉ đựơc phép chi khi khoản đó đã có trong
dự toán được duyệt, chi đúng chế độ, định mức được giao, đựơc chủ tài khoản
chuẩn chi.
Trong chi đầu tư phát triển, quản lý khoản chi này phải đảm bảo đúng
các nguyên tắc tài chính, không giàn đều mà có sự lựa chọn, tập trung đầu tư
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
48
các công trình trọng điểm, không chắp vá đảm bảo chất lượng tuổi thọ công
trình và phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa
bàn xã. Thực hiện bàn bạc dân chủ, thống nhất các khoản chi, thu một cách
công khai theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Nội dung công khai:
Dự toán thu chi ngân sách xã: Sau khi dự toán thu chi ngân sách xã
đựơc cấp trên phê chuẩn ủy ban nhân dân xã thực hiện việc công khai chi tiết
các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm của địa phương để cán bộ, Đảng
viên và nhân dân biết được kế hoạch thu chi ngân sách xã, thông báo đó để
thực hiện chức năng giám sát và cùng có trách nhiệm trong việc xây dựng dự
toán NSX.
Quyết toán thu chi ngân sách năm: Sau ngày 31 tháng 2 hàng năm
UBND xã hoàn chỉnh số liệu để báo cáo kết quả thu chi ngõn sỏch xó với cấp
trên, các thành viên UBND xã, hội nghị ban chấp hành đảng bộ và trình hội
đồng nhõn dõn xã ; báo cáo công khai trước hội nghị đảng bộ và nhân dân
trong xã.
Tiếp thu ý kiến của nhân dân như: Kinh nghiệm quản lý và khai thác
nguồn thu trên địa bàn nguồn thu còn sót, nên tiết kiệm chi nghiệp vụ như thế
nào, đầu tư như thế nào là đúng mức và hợp lý.
Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSX phải được tiến hành
thường xuyên.
Luôn coi trọng công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính đẩy
mạnh mọi hoạt đông thu chi NSX, kiểm tra từ thấp đến cao, từ chi tiết đến cụ
thể , từ trên xuông dưới nhằm phát hiện ra những mặt yếu kém trong quản lý
NSX, uốn nắn kịp thời và gắn việc xây dựng phát triển NSX với xây dựng
Đảng, củng cố chính quyền cơ sở, làm trong sạch đội ngũ cán bộ chính quyền
cơ sở.
Chủ tài khoản (chủ tịch xã hoặc người được uỷ quyền) phải xem xét
cân nhắc thật kĩ các chứng từ, số thu chi và thực tế hoạt động phát sinh trước
khi ký các quyết định chuẩn chi hay chuẩn thu để kịp thời phát hiện và ngăn
chặn những sai trái trong thu chi như: Chi sai chế độ, chính sách, vượt chỉ tiêu
định mức, tránh hiện tượng tham ô lãng phí, triệt để thu và nâng cao hiệu quả
chi.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
49
Kế toán NSX và thủ quỹ cũng cần kiểm tra lại các chứng từ trước khi
nhập quỹ hoặc xuất quỹ để khi phát hiện nếu có sai xót phải báo cáo ngay với
chủ tài khoản để kịp thời xử lý.
HĐND xã ngoài việc quyết định dự toán và báo cáo quyết toán xã hàng
năm còn phải luôn luôn nắm bắt việc quản lý ngân sách đang diễn ra ở xã đó
đôn đốc kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra việc sử dụng quỹ tiền mặt và kiểm
tra mọi hoạt động thu chi NSX phát sinh trên địa bàn để có biện pháp điều
chỉnh công tác chấp hành NSX.
Phòng Tài Chính huyện có nhiệm vụ giúp UBND huyện và Sở Tài
Chính (phòng quản lý ngân sách huyện, xã) kiểm tra tài liệu báo cáo tiếp nhận
từ xã. Phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn theo luật định. Phối hợp với kho bạc nhà nước cấp huyện thực
hiên cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho các xã
trên điạ bàn .
2.3.2.3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp.
Xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, đó không chỉ
là một đơn vị hành chính về mặt nhà nước mà còn là “ngôi nhà chung” của
cộng đồng dân cư. Để quản lý tốt ngân sách xã trong những năm tới chúng ta
không thể không quan tâm tới việc xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền xã
cũng như tăng cường tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã các cấp.
Đối với cấp tỉnh: Cần có biện pháp để củng cố và tổ chức phòng quản
lý ngân sách huyện xã đủ mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, phương tiện, điều
kiện làm việc và lực lượng để đủ sức tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh,
giúp phòng tài chính các huyện tổ chức quản lý ngân sách xã theo luật NSNN
và các văn bản chế độ quy định của Trung ương và điạ phương kịp thời, có
hiệu quả. Tổng hợp quyết toán NSX của tỉnh chính xác, nhanh kịp thời gửi Bộ
tài chính.
Đối với cấp huyện: Phòng TC-KH của mỗi huyện cần một tổ chức quản
lý NSX, chuyên đảm nhận công việc hướng dẫn, triển khai thực hiện kiểm tra
mọi hoạt động thu, chi NSX trên địa bàn huyện theo đúng quy định của luật
NS và các văn bản, thông tư hướng dẫn của cấp trên. Định kỳ tổng hợp báo
cáo tình hình thu, chi ngân sách của các xã trong toàn huyện. Qua thực tế, đề
xuất những biện pháp quản lý NSX với phòng để tham mưu cho UBND
huyện chỉ đạo kịp thời, sát với thực tế của địa phương. Như số lượng nhân sự
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
50
như bây giơ (8 cán bộ) thi chưa thể quán xuyến hết cộng việc được giao, phải
bố trí làm sao mỗi cán bộ đảm nhận một công việc nhất định và quản lý một
số xã nhất định nào đó để họ có trách nhiệm hơn trong công việc, nâng cao
hiệu quả công việc.
Đối với cấp xã: Ban tài chính và ngân sách có trách nhiêm giúp ủy ban
nhân dân xã thực hiện quản lý tài chính và NSX theo quy định của nhà nước
và sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên. Phần lớn cán bộ tài
chính của xã đều chưa qua đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ mà
chủ yếu là làm công tác kiêm nhiệm. Vì thế trước yêu cầu quản lý hiện nay và
trong thời gian tới cần có những biện pháp tăng cường kiện toàn, chuẩn hoá
và nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý ngân sách xã bằng cách tổ chức
ngay các lớp bồi dưỡng cán bộ xã bắt buộc các xã nhất thiết phải cử cán bộ xã
mình đi học.
Cần có chế độ đãi ngộ cho nhưng người làm công tác tài chính phù hợp
để họ cảm thấy nhân được những gì tương xứng với công lao họ cống hiến,
càng không nên thay đổi nhân sự trong ban tài chính khi chưa thực sự càn
thiết để họ làm lâu dài thì mới phát huy được những kinh nghiêm trong thực
tế.
2.3.2.4. Tăng cường quản lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã
theo kịp sự đổi mới của cơ chế quản lý.
Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ tài chính - kế toán xã là một trong
những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ xã để có thể đảm đương được nhiệm vụ của chính quyền xã.
Công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ xã đi vào nề nếp, chính
quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ đảng.
Đội ngũ cán bộ xã phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thi
hành công vụ, trong sạch, tận tuỵ phục vụ thực sự là cầu nối giữa cộng đồng
dân cư trong xã với cơ quan nhà nước cấp trên.
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các phương án chủ yếu sau:
- Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ xã trên cơ sở sác định rõ hơn
các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp xã trong điều kiện và
tình hình nhiệm vụ mới.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
51
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã phải tiến hành đồng bộ cả về
xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.
Các loại hình đào tạo có thể lựa chọn gồm:
Bồi dưỡng ngắn ngày theo chuyên đề: Loại hình này thường được tiến
hành trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 ngày với ba nội dung lớn:
- Chức trách, nhiệm vụ và cách thức thực hiện một số nhiệm vụ lớn
thuộc chu trình NSX.
- Phương pháp hạch toán kế toán thu, chi NSX.
- Giải đáp thắc mắc cho học viên nên ra và giúp họ sử lý tình huống
trong thực tế đã gặp.
Loại hình này có điểm ưu việt là: thời gian tập trung ngắn, các nội
dung đưa ra vừa sức với trình độ của các xã, như huyện Nam Đàn. Loại hình
này có độ hữu dụng cao. Tuy nhiên chỉ coi đây là giải pháp trước mắt mang
tính nhất thời để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý NSX.
Đào tạo theo hình thức tại chức ở bậc trung cấp: Loại hình này
thường được tiến hành trong 3 năm và chia ra làm nhiều đợt tập trung học
trong năm. Mỗi đợt không quá 20 ngày, cán bộ tài chính, kế toán xã vẫn có
thể vừa đi học vừa đi làm. Nội dung đào tạo của loại hình này được tiến hành
dựa trên nội dung của hệ đào tạo trung cấp tập trung. Có thể coi đây là giải
pháp hữu hiệu, nên chọn trong chiến lược đào tạo trung hạn nguồn nhân lực
cho NSX nước ta hiện nay.
Đào tạo theo hình thức tại chức bậc đại học: Hình thức đào tạo này
trong khoảng thời gian 5 năm với nội dung chương trình của hệ đại học tại
chức tài chính - kế toán chuyên ngành tài chính nhà nước. Loại hình đào tạo
này mang tính chất cơ bản phục vụ cho mục tiêu chiến lược trung hạn. Thực
hiện được việc này chắc chắn chất lượng cán bộ quản lý tài chính NSX đáp
ứng được yêu cầu quản lý NSX hiện nay và trong những năm tới.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
52
Kết luận
Ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước. Thực
hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước là một công việc khó khăn và
phức tạp, ở đó các hoạt động thu, chi tài chính diễn ra được quản lý chặt chẽ
và công khai,vì vậy cần có sự nhận thức đúng mức, đối với các cấp uỷ đảng
chính quyền các cấp, ngành tài chính mà trước tiên là ở cấp xã. Sau hơn một
năm thực hiện luật ngân sách nhà nước (có sửa đổi, bổ sung), mặc dù gặp
nhiều khó khăn, nông sản nông dân làm ra tiêu thụ chậm giá thấp, công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Song trong thời gian qua do
thực hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước nên đã có những tác
động tích cực góp phần tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên công tác quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước hơn
một năm qua cũng còn không ít những tồn tại vướng mắc, đặc biệt là những
thiếu sót trong nhận thức, trong chỉ đạo, điều hành và trong công tác hoàn
thiện cơ chế, chính sách trước đòi hỏi của thực tiễn, cần phải nhanh chóng đề
ra các giải pháp khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của NSX đối
với chính quyền cơ sở.
Thông qua đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý NSX tại huyện Nam
Đàn, Tỉnh Nghệ An trong những năm tới”, em muốn nêu lên những kết quả
bước đầu và những tồn tại, nguyên nhân trong quản lý NSX, đồng thời trình
bày những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX. Kính
mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc đóng góp những ý kiến phê bình cụ
thể, thiết thực để bản luân văn được hoàn thiện, với mong muốn sẽ giúp được
phần nào công tác quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước của huyện Nam
Đàn, Tỉnh Nghệ An trong những năm tới đạt kết quả tốt hơn.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
53
Tài liệu tham khảo
1. Bộ tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
2. Đại học Luật Hà nội (2007), Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Huỳnh Văn Hoài (2001) , Quản lý tài chính - hành chính sự nghiệp, Hệ
thống văn bản pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
4. PGS Ninh Viết Giao, đại tá Trần Thanh Tâm (2005), Nam Đàn - quê
hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp, TP.HCM.
5. PGS.TS Trần Văn Giao (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
6. UBND huyện Nam Đàn (2011), Báo cáo quyết toán thu-chi ngân sách
năm 2011 các xã, thị trấn, Nghệ An.
7. Website: Internet.
8. Một số tài liệu khác.
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
54
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 1
MẪU BIỂU CÂN ĐỐI TỔNG HỢP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ
Năm .........
Đơn vị: 1000 đồng
Nội dung thu Dự toỏn Nội dung chi Dự toỏn
TổNG Số THU TổNG Số CHI
I. Cỏc khoản thu xó
hưởng 100%
I. Chi đầu tư phỏt triển
II. Cỏc khoản thu phõn
chia theo tỷ lệ (1)
II. Chi thường xuyờn
III. Thu bổ sung III. Dự phũng
- Bổ sung cõn đối
- Bổ sung cú mục tiờu
Ghi chỳ: (1) Bao gồm 5 khoản thuế, lệ phớ Luật NSNN quy định cho ngõn
sỏch xó, thị trấn hưởng tối thiểu 70% và những khoản thu ngõn sỏch địa
phương được hưởng 100% dựng để phõn chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho xó
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
55
PHỤ LỤC SỐ 2
MẪU BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ
Năm ..........
Đơn vị: 1000 đồng
Ước thực hiện
năm......
Dự toỏn
năm........
% so sỏnh
DT/ƯTH
Thu
NSNN
Thu
NSX
Thu
NSNN
Thu
NSX
Thu
NSNN
Thu
NSX
1 2 3 4 5=3/1 6=4/2
TỔNG THU
I. Cỏc khoản thu 100%
- Phớ, lệ phớ
- Thu từ quỹ đất cụng ớch và đất cụng
- Thu từ hoạt động kinh tế và sự
nghiệp
- Đúng gúp của nhõn dõn theo quy
định
- Đúng gúp tự nguyờn của cỏc TC,
CN
- Thu kết dư ngõn sỏch năm trước
- Thu kết dư ngõn sỏch năm trước
- Thu khỏc
II. Cỏc khoản thu phõn chia theo tỷ
lệ phần trăm
1. Cỏc khoản thu phõn chia tối thiểu
70% (1)
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà, đất
- Thuế mụn bài thu từ CN, hộ kinh
doanh
2. Cỏc khoản thu phõn chia khỏc do
tỉnh quy định
III. Thu bổ sung từ ngõn sỏch cấp
trờn
- Bổ sung cõn đối
- Bổ sung cú mục tiờu
Bỏo cỏo thực tập Đại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viờn: Lờ Thị
Hương
56
IV. Viện trợ khụng hoàn lại trực
tiếp cho xó (nếu cú)
Báo cáo thực tập §ại Học Vinh
Lớp 49B2_TCNH Sinh viên: Lê Thị Hương
57
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ
Năm...........
Đơn vị: 1000 đồng
Ước thực hiện
năm......
Dự toỏn
năm..........
% so sỏnh
DT/ƯTH
Thu
NSNN
Thu
NSX
Thu
NSNN
Thu
NSX
Thu
NSNN
Thu
NSX
1 2 3 4 5=3/1 6=4/2
TỔNG CHI
I. Chi đầu tư phỏt triển (1)
- Chi đầu tư XDCB
- Chi đầu tư phỏt triển khỏc
II. Chi thường xuyờn
1. Chi cụng tỏc dõn quõn tự
vờ, an ninh trật tự
- Chi dõn quõn tự vệ
- Chi an ninh trật tự
2. Sự nghiệp giỏo dục
3. Sự nghiệp y tế
4. Sự nghiệp văn hoỏ, thụng
tin
5. Sự nghiệp thể dục thể thao
6. Sự nghiệp kinh tế
- SN giao thụng
- SN nụng - lõm – ngư nghiệp
- SN thị chớnh
- Thương mại, dịch vụ
- Cỏc sự nghiệp khỏc
7. Sự nghiệp xó hội
- Hưu xó và trợ cấp khỏc
- Trẻ mồ cụi, người già neo
đơn
-Cứu tế xó hội
8. Chi quản lý Nhà nước,
Đảng, đoàn thể
8.1. Quản lý Nhà nước
8.2. Đảng Cộng sản Việt Nam
8.3. Đoàn thể xó
III. Dự phũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap2_8097.pdf