Lời nói đầu
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt thách thức để tồn tại và phát triển. Như chúng ta biết rằng, các hoạt động kinh tế diễn ra trong một môi trường đầy biến động hàm chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Ở trạng thái “động” như vậy, các doanh nghiệp luôn phải có những kế hoạch cụ thể, chiến lược phát triển và hơn thê nữa là phải linh hoạt trong mọi tình huống mới có chỗ đứng trên thị trường được.
Muốn tồn tại doanh nghiệp sản xuất phải tiêu thụ được hàng hóa, đây là vấn đề sống còn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Bán được hàng đã khó, nhưng làm thế nào để bàn được nhiều hàng và đó lại là một vấn đề khó hơn. Vấn đề này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải có được một sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, nhu cầu của thị trường, có chất lượng tốt, giá cả phải hợp lý. Nhưng điều quan trọng khi mà doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm với số lượng lớn là phải có được một đường lối kinh doanh tốt, có được một hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, uy tín, chất lượng, một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các điều kiện để nắm bắt thông tin được chính xác, từ đó xác lập được kế hoạch kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Trong quá trình thực tập bản thân tôi đã chứng kiến những khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đứng trước vấn đề bức xúc đó sinh viên đã chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUỐC TẾ VIỆT-SEC” với mong muốn góp một vài ý kiến vào vấn đề trên và kiểm nghiệm qua thực tiễn những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường.
Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của đề tài được chia làm hai chương.
Chương I: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Quốc Tế Việt Sec
Chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo đẩy mạnh công tác tiêu thụ cho sản phẩm tại Công ty Quốc Tế Việt Sec
Đây là một vấn đề rất phức tạp, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy mong được sự quan tâm của các thầy cô hướng dẫn, mong có sự góp ý của các anh, chị đang làm việc tại Công ty Quốc tế Việt Séc.
Qua đây em xin gửi lời cám ơn tới thầy Trương Đức Lực đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian vừa qua, những góp ý quý báu của thầy đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2008
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUỐC TẾ VIỆT SEC 3
1.1. Khái quát chung về công ty quốc tế Việt Sec 3
1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty 3
1.1.2. Tổ chức bộ máy của Công ty Quốc tế Viêt Sec 3
1.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Quốc tế Việt Séc. 3
1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Quốc tế Việt Sec 5
1.2.1. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Quốc tế Việt Séc 5
1.2.2 Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ, chức năng của các cá nhân, phòng ban. 5
1.2.2.1. Ban giám đốc 5
1.1.2.2. Hệ thống các phòng ban. 6
1.1.2.3. Hệ thống các xưởng sản xuất. 11
1.3 Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc. 13
1.3.1 Ðặc điểm về sản phẩm. 13
1.3.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm. 14
1.3.4. Ðặc điểm về tiêu thụ sản phẩm. 15
1.4. Những thuận lợi và khó khãn trong công tác tiêu thụ sản phẩm 16
1.4.1. Thuận lợi 17
1.4.2. Khó khăn. 18
1.5. Tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây. 20
1.6. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong năm gần đây 28
1.6.1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 28
1.6.2.1.Các giải pháp mà công ty đã áp dụng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. 39
1.6.2.2. Những tồn tại còn chưa khắc phục trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 41
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ CHO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUỐC TẾ VIỆT SEC 43
2.1. Xu hướng phát triển của thị trường cửa cao cấp trong những năm tới 43
2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng mức tiêu thụ 43
2.2.1 Hoàn thiện chính sách giá 43
2.2.2 Tổ chức thu hồi được các khoản nợ phải thu 45
2.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 46
2.2.4. Giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 47
2.2.5.Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm 49
2.2.6.Liên kết trong kinh tế 50
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO 55
Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Quốc tế Viet Sec 4
Bảng1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2003-2007. 22
Biểu đồ 1: Doanh thu 2003-2007 23
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng lợi nhuận 2003-2007 24
Biểu đồ 3: Lợi nhuận các năm 2003-2007 24
Biểu 4: So sánh tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế 25
Biểu 5: Tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động 2003-2007 26
Biểu 6: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 2003-2007 27
Biểu đồ 7: Tiền lương 2003-2007 28
Bảng2: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 2007 30
Bảng 3: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ 2007 33
Bảng4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc 35
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số ***********
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty quốc tế Việt - Sec, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Công ty.
-Lượng tồn kho cao:
Nguyên nhân là do thị trường bất động sản thời gian qua trầm lắng, làm cho nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung cũng như kính xây dựng nói riêng không tăng trưởng mạnh.
Mặt khác, kính Việt Nam lại đang phải cạnh tranh mạnh với một lượng lớn kính nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện thuế suất thuế nhập khẩu kính xây dựng từ Trung Quốc là 30%. Với mức thuế này khi nhập khẩu về đến Việt Nam, kính Trung Quốc sẽ khó có thể cạnh tranh được với kính Việt Nam. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau như nhập lậu, gian lận thương mại... nên giá kính Trung Quốc hiện bán tại thị trường Việt Nam chỉ tương đương hoặc thấp hơn giá kính của Việt Nam, cạnh tranh rất mạnh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và càng gây ra tình trạng dư thừa.
1.5. Tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây.
Trong quản trị tiêu thụ hàng háo của doanh nghiệp công nghiệp, cuối mỗi kì kế hoạch người ta phải tổng kết một cách toàn diện tình hình thực hiện công tác tiêu thụ hàng hóa nhằm đánh giá mức độ thực hiện chương trình tiêu thụ hàng hóa đã được xác định và đề xuất phương hướng, giải pháp cho kì sau. Dưới đây là bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm năm 2003-2007
Bảng1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2003-2007.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu
Tr.Đồng
108250
110500
115800
125083
138005
2
Lợi nhuận trước thuế
Tr.Đồng
9258
12770
16319
20909
27245
3
Lợi nhuận sau thuế
Tr.Đồng
7961.88
10982.2
14034.34
17981.74
23430.7
4
Nộp NSNN
Tr.Đồng
1296.12
1787.8
2284.66
2927.26
3814.3
5
VKD bình quân
Trong đó:
Vốn lưu động bình quân
Vốn cố định bình quân
Tr.Đồng
239350
100000
139350
336341
105520
230821
418665
107523
311142
462209
110250
351959
485230
118230
367000
6
Tỉ suất lợi nhuận/DT
%
7.35
9.93
12.11
14.37
16.97
7
Số lao động
Người
60
65
75
78
85
8
Thu nhập bình quân/CNV
Đồng
2
2.024
2.486
2.600
2.650
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Quốc tế Việt Séc)
Qua bảng 1 ta có thể thấymột cách cụ thể sự phát triển của Công ty Quốc tế Việt Séc trong những năm gần đây. Doanh thu của công ty có xu hướng tăng trong 5 năm trở lại đây. Năm 2003, doanh thu của Công ty đạt được là: 108250 triệu đồng, năm 2004 là 110500 triệu đồng, tăng 2250 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,07%. Đến năm 2005, doanh thu đạt 115800 triệu đồng, tăng 5300 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,80%. Năm 2006, doanh thu của Công ty Quốc tế Việt Séc đạt được là 125083 triệu đồng tăng 9283 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng 8,01%. Năm 2007, doanh thu của Công ty Quốc tế Việt Séc đạt được là 138005 triệu đồng, tăng 12922 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10.33%. Doanh thu tăng lên là do Công ty Quốc tế Việt Séc mở rộng tiêu thụ, ký thêm được nhiều hợp đồng mới, nhiều đơn đặt hàng với nhiều khách hàng. Nhìn trên biểu đồ 1 ta thấy rõ sự tăng lên của doanh thu qua các năm 2003-2007.
Biểu đồ 1: Doanh thu 2003-2007
Về lợi nhuận sau thuế, năm 2004 tốc độ tăng là 37,9%. Nhưng đến năm 2005 lợi nhuận sau thuế của Công ty Quốc tế Việt Séc chỉ tăng lên 27,79%, năm 2006 28% là năm 2007 là 30%. Thể hiện qua biêu đồ 2 dưới đây.
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng lợi nhuận 2003-2007
Biểu đồ 3: Lợi nhuận các năm 2003-2007
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta có thể thấy sự khác biệt. Biểu đồ 2 ta thấy tốc độ tăng lợi nhuận là không giống nhau, nhưng biểu đồ 3 lại cho thấy sự tăng lên của lợi nhuận qua các năm. Điều này thục ra rất đơn giản là do sự chênh lệch về lợi nhuận của các năm. Tốc độ tăng lên của lợi nhuận đều lớn hơn 0, chứng tỏ cùng một điều rằng: Lợi nhuận của Công ty vẫn tăng nhung không đều nhau.
So sánh tốc độ tăng của doanh thu so với lợi nhuận sau thuế của Công ty Quốc tế Việt Séc qua các thời kỳ ta thấy: Năm 2004 so với năm 2003 cũng như năm 2005 so với 2004, 2006 so với 2005, 2007 so với 2006 tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.
Biểu 4: So sánh tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế
2004-2007
Cùng với việc tăng lên của lợi nhuận sau thuế là việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cụ thể Công ty nộp ngân sách nhà nước năm 2003 là 1296,1 triệu đồng, năm 2004 là 1787 triệu đồng , năm 2005 là 2284,7 triệu đồng, năm 2006 là 2927,3 triệu đồng, năm 2007 là 3814,3 triêụ đồng. Như vật trong 4 năm số tiền nộp Ngân sách nhà nước là 12110,4 triệu đồng. Đây chính là dấu hiệu tăng lên của việc tăng dần hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty Quốc tế Việt Séc đã bảo toàn và tăng vốn kinh doanh, cả vốn lưu động lẫn vốn cố định. Vốn kinh doanh bình quân năm 2003 là 239350 triệu đồng, năm 2004 vốn kinh doanh bình quân là 336341 triệu đồng, năm 2005 vốn kinh doanh bình quân là 462209 triệu đồng, năm 2007 vốn kinh doanh bình quân là 485230 triệu đồng. Cho đến năm 2007 tăng 245800 triệu đồng. Vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty. điều này được thể hiện qua bảng 5.
Biểu 5: Tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động 2003-2007
Lý do khiến tỷ trọng vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty là do tính đặc thù sản xuất của Công ty. Với việc đầu tư những đây chuyền, những phân xưởng hiện đại, tiên tiên ban đầu thì vấn đề đó không phải là một điểm bất thường khi mà Công ty làm ăn có lãi mà vốn lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhìn trên biểu đồ 5 ta có thể thấy được rằng: Vốn cố định trong những năm sau tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này là do trong những năm sau đó Công ty đã đầu tư, nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị của mình, những trang thiết bị được đầu tư mới đã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty.
Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty trong 5 năm qua có nhiều biến động, năm 2003 là 7,35%, năm 2004 là 9,93% sang năm 2005 là 12,11%, năm 2006 là 14,37%, năm 2007 là 16,97%.
Biểu 6: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 2003-2007
Tỷ suất lợi nhuận của Công ty Quốc tế Việt Séc nói chung là tạm ổn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên theo từng năm và với tốc độ lớn. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn và những tài sản cố định một cách có hiệu quả. Trong sản xuất đã tiết kiệm được chi phí khiến giá thành sản phẩm nhỏ, sản lượng tiêu thụ lớn khiến doanh thu tăng, điều này đồng nghĩa với việc tỷ suất lợi nhuận trong đó cũng được nâng cao. Trong những năm tới Công ty phải tiếp tục phát huy hơn nữa.
Về lực lượng lao động, qua nhiều năm sản xuất kinh doanh Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đầy khả năng để đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường. lực lượng lao động của Công ty Quốc tế Việt Séc còn trẻ, có năng lực đến năm 2007 là 85 người trong đó có 19 cán bộ quả lý chiếm tỷ trọng là 22%. Đây là một con số đáng phải nhắc tới. Nó cho ta thấy được cơ cấu hợp lý về lao động của Công ty. Tỷ lệ lao động gián tiếp thấp, tỷ lệ lao động trực tiếp cao. Điều này phản ánh rõ cơ cấu hợp lý của một Công ty sản xuất.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng vẫn còn chưa phù hợp với cơ sở vật chất mà Công ty đang sở hữu, lao động phổ thông chưa qua trường lớp còn chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tiếp theo Công ty cần chú trọng nhiều hơn công tác tuyển dụng và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
Tiền lương của người lao động trong Công ty tăng đáng kể trong những năm trở lại đây. Năm 2003 là 2,0 triệu đồng, năm 2004 là 2,024 triệu động, năm 2005 đạt 2,486 triệu đồng, năm 2006 là 2,6 triệu đồng năm 2007 là 2,65 triệu đồng. Nhìn vào biểu đồ 6 dưới đây:
Biểu đồ 7: Tiền lương 2003-2007
Ta thấy tốc độ tăng của tiền lương năm 2005 tăng mạnh, điều này có thể lý giải. Do lạm phát tăng mạnh, yêu cầu của đời sống tăng cao, việc tăng tiền lương để công nhân viên ổn định cuộc sống là một điều rất cần thiết. Công ty đã chú trọng tới vấn đề này để nhân viên tập chung vào sản xuất nhằm đạt tỷ lệ năng xuất cao nhất. Trong những năm tiếp theo tiền lương của người lao động tiếp tục ổn định va có chiều hướng tăng nhẹ. Điều này có thể cho thấy lực lượng lao động và vấn đề giải quyết tiền lương cho người lao động đã dần ổn định.
Nhũng phân tích trên cho ta thấy một điều, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Công ty đã từng bước đưa hoạt động sản xuất của mình vào ổn định.
1.6. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong năm gần đây
1.6.1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Để tiêu thụ được sản phẩm với số lượng lớn các doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng chỉ là một chỉ tiêu tài chính, nó cho biết khả năng của việc tiếp tục quá trình tái sản xuất của Công ty. Kế hoạch này có ảnh hưởng đến các bộ phận kế hoạch khác. Chính vì vậy cần phải quan tâm và không ngừng cải tiến chỉ tiêu kế hoạch này. Thực chất của việc tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch, đơn giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kỳ kế hoạch để có thể chủ động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Các căn cứ để lập kế hoạch: Vào các hợp đồng đã ký, sắp ký; Tình hình tiêu thụ sản phẩm các năm trước; Dự báo nhu cầu năm kế hoạch.
Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có được thực hiện chính xác và có hiệu quả phụ thuộc vào công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo cho việc lập kế hoạch được chính xác, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho cả năm của Công ty được cãn cứ vào các hợp đồng, đơn đặt hàng sẽ được thực hiện trong năm kế hoạch đã được ký kết trước thời điểm lập kế hoạch. Tuy nhiên sau thời điểm lập kế hoạch Công ty vẫn tiếp tục ký hợp đồng, vì vậy việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm còn căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm trong các năm trước và phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như kết quả nghiên cứu thị trường năm kế hoạch.
- Thời điểm lập kế hoạch: Vào tháng 12 nãm trước. Ðây cũng là thời điểm Công ty thường lập các kế hoạch khác như : Kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kỹ thuật để tạo khả năng thống nhất lớn nhất trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhận xét về công tác lập kế hoạch: Kế hoạch doanh thu; Kế hoạch về số lượng sản phẩm; Kế hoạch giá bán sản phẩm;
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2006 của Công ty được thể hiện qua bảng 2:
Bảng2: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 2007
Tên sản phẩm
Sản lượng
Đơn giá bình quân(đồng)
Doanh thu tiêu thụ( triệu đồng)
TT2006
KH2007
Chênh lệch
TT2006
KH2007
Chênh lệch
TT2006
KH2007
Chênh lệch
KH07/TT06
KH07/TT06
KH2007/TT2006
+/-
%
+/-
%
+/-
%
1.Cửa kính (m2)
258068
270000
16030
8
750000
775000
25000
3.33
120000
130000
1000
8.33
2. Sản phẩm khác
4000
5000
1000
25
Tổng cộng
124000
135000
11000
8.87
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Quốc tế Việt Sec)
Kế hoạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc cho thấy tổng doanh thu của dự kiến năm 2007 tăng lên 8.33% so với năm 2006.
- Về số lượng:
Trong năm 2007, số lượng tiêu thụ của các sản phẩm đều tăng so với năm 2006. Sản phẩm cửa kính các loại năm 2006 tiêu thụ được 250000 m2, kế hoạch năm 2007 là 270000 m2, tăng 2000 m2 tương ứng với tỷ lệ tăng là 8%. Có được kết quả này là do năm 2007 Công ty Quốc tế Việt Séc đã có nhiều cải tiến trong lĩnh vực sản xuất, đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại thay thế dần các máy móc thủ công nên sản phẩm sản xuất được nhiều hơn, đồng thời với đó là chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao hơn. Hơn nữa, cy Quốc tế Việt Séc đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng...do đó Công ty Quốc tế Việt Séc ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. Đây cũng là những cố gắng của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, mang lại doanh thu lớn cho Công ty.
- Về giá bán sản phẩm:
Giá bán các loại sản phẩm của Công ty năm 2006 là: Cửa kính các loại là 750000 đồng, năm 2007 là 775000 đồng tăng 25000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.33%.
Nguyên nhân của việc tăng giá này là do giá nhập nguyên vật liệu như: Gỗ, thép và chi phí nhân công cũng tăng. Nhưng việc tăng này là do nguyên nhân khách quan nên vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một thành tích của Công ty Quốc tế Việt Séc trong việc sản xuất sản phẩm.
- Về doanh thu tiêu thụ:
Do sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân các mặt hàng đều tăng nên doanh thu tiêu thụ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11000 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.87% trong đó doanh thu của cửa kính tăng 10000 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.33%, doanh thu các sản phẩm khác tăng 1000 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 25%.
Như vậy trong năm 2007 cả sản lượng, giá bán đều tăng so với năm 2006, điều đó làm cho doanh thu tiêu thụ tăng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đơn giá tăng. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên, điều này chúng tỏ rằng sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng.
Để nghiên cứu rõ về hiệu quả công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc chúng ta đi sâu phân tích tình hình thực hiện thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ cũng như hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch.
1.6.2. Tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm
Tình hình thực hiện kế họạch tiêu thụ sản phẩm cho ta thấy được mức độ mà doanh nghiệp đạt được ở thực tiễn so với những gì đã đề ra ở kỳ trước. Nó phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch của Công ty, và những thành tích hay thiếu sót của Công ty trong công tác tiêu thụ và lập kế hoạch tiêu thụ.
Bảng 3: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ 2007
Tên sản phẩm
Sản lượng
Đơn giá bình quân (đồng)
Doanh thu tiêu thụ
(triệu đồng)
KH 2007
TT
2007
Chênh lệch
KH 2007
TT 2007
Chênh lệch
KH 2007
TT 2007
Chênh lệch
KH 07/TT 07
KH 07/TT 07
KH 07/TT 07
±
%
±
%
±
%
1. cửa kinh m2
270000
288600
18600
7%
775000
790000
15000
2%
130000
138005
8005
6%
2.Sản phẩm khác
5000
5500
500
10%
Tổng cộng
135000
143505
8505
6%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Quốc tế Việt Séc)
Bảng 3 cho ta thấy năm 2007 Công ty Quốc tế Việt Séc đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu tiêu thụ. Tổng donh thu tiêu thụ của Công ty tăng thêm là 12922 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6% so với kế hoạch đề ra. Tuy tỷ lệ răng chưa cao song đã phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Kết quả đạt được như vậy đều do các sản phẩm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Cụ thể: Cửa kính vượt mức kế hoạch về doanh thu là 6%, các sản phẩm khác vượt mức kế hoạch là 10%. Mặc dù tỷ lệ vượt mức của sản phẩm khác lớn hơn so với sản phẩm chính là cửa cao cấp. Nhưng mức độ ảnh hưởng của chúng tới doanh thu cũng như lợi nhuận là không đáng kể, điều đó là do chúng chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong kết cấu sản phẩm, và chúng có giá thành nhỏ.
Để hiểu sâu sắc và có cái nhìn toàn diện hơn về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc, chúng ta sẽ nghiên cứu tình hình tiêu thụ của Công ty năm 2007 được so với năm 2006.
Bảng4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc
2006-2007
Tên sản phẩm
ĐVT
Số lượng sản phẩm
Đơn giá bình quân
(đồng)
Doanh thu (Triệu đồng)
TT2006
TT2007
% 07/06
TT2006
TT2007
% 07/06
TT2006
TT2007
So s¸nh TT 07/06
± ST
± %
1. Cửa kính
m2
258068
288600
12%
469,190.29
472,981.29
3%
125,083
138,005.
12,922
10%
2. Sản phẩm khác
chiÕc
4610
4641
1%
867,679
883,430
2%
4000
4100
100
3%
Tổng cộng
129,083
142,1050
13022
10%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Quốc tế Việt Séc)
Qua bảng 4 ta có thể thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2007 tăng thêm 12922 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10%. Kết quả này là do cả hai loại sản phẩm đều tăng 10%. Do sự cố gắng nỗ lực của toàn Công ty từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ góp phần làm tăng lợi ích kinh tế của Công ty, cũng như các chủ thể khác như người lao động và Nhà nước. Mục đích cuối cùng của côgn tác tiêu thụ sản phẩm là đạt được doanh thu cao nên khi thực hiện công tác tiêu thụ phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Các nhân tố này bao gồm cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Xét theo mức độ ảnh hưởng trực tiếp thì có hai nhân tố chính: Sản lượng tiêu thụ và đơn giá bình quân. Còn nhân tố kết cấu sản phẩm thì không thay đổi cho nên không ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ.
Cụ thể:
+Sản lượng tiêu thụ sản phẩm: Qua hai bảng 3 và 4 cho ta thấy sản lượng sản phẩm tiêu thụ có sự biến động như sau: Sản phẩm cửa kính vượt 7% so với kế hoạch, tăng 8% so với 2006.
Nguyên nhân:
Số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007 tăng so với kế hoạch là do nhu cầu thị trườgn và sức mua các loại sản phẩm này tăng lên. Tuy nhiên điều quan trọng là trong năm Công ty đã luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Tất cả các sản phẩm của Công ty đều đảm bảo chất lượng khi đưa ra tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm được nâng cao một phần bắt nguồi từ việc đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm. Với những máy móc thiết bị hiện đại hơn, Công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, giảm tỷ lệ sai hỏng, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất cả về chất lượng, số lượng, chủng loại và thời hạn. Do vậy năm 2007số lượng sản phẩm kém phẩm chất là rất thấp. Đó là những điều kiện mà Công ty nên tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa để tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu.
Sản lượng tiêu thụ tăng lên là còn do trong năm 2007 Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm, áp dụng các biện pháp kinh tế kĩ thuật, tài chính, nhằm kích thích người tiêu dùng, mở rộng thị trườgn tiêu thụ. Nguyên nhân cụ thể như sau:
Sản phẩm cửa kính tiêu thụ năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, lượng tăng tuyệt đối là 30532 m2. Sản phẩm này luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiêu thụ của Công ty, nên một sự thay đổi nhỏ về số lượng tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến doanh thu.
Nguyên nhân làm cho sản phẩm cửa kính tiêu thụ tăng cao là do nhu cầu sử dụng sản phẩm này tăng lên một cách rõ rệt cho công tác lắp đặt và thay thế. Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, kéo theo đó là thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu cũng nhu thị hiếu cũng thay đổi. Nếu như trước kia mọi người chỉ quan tâm tới độ bền, giá cả của sản phẩm thì nay quan niệm đó đã thay đổi. Họ không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà cả yếu tố thẫm mĩ cũng như thương hiệu của sản phẩm cũng được chú ý một cách đặc biệt. Một yếu tố nữa là do yếu tố an toàn, an toàn về mặt thời tiết, khả năng chống cháy, chống trộm... cũng được đặt lên rất cao. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho sản phẩm mang một hình dáng khác trong con mắt người tiêu dùng và không thể đứng ngang bằng với các sản phẩm khác được.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường trong tương lai cũng như hiện tại về c\sản phẩm. Công ty đã nhanh chóng, kịp thời tăng số lượng sản xuấtvà tiêu thụ được một khối lượng lớn sản phẩm làm tăng doanh thu của Công ty. Hiện nay sản phẩm của Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Công ty khác trên trị trường. Do vậy Công ty nên xem xét đến vấn đề chất lượng giá cả, chủng loại, mẫu mã... để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường rộng lớn hơn nữa.
Đối với các sản phẩm khác của Công ty ( chủ yếu là các sản phẩm: Ván sàn, ván ghép...) đây là những sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu. Năm 2007, sản lượng sản phẩm tiêu thụ loại sản phẩm này tăng với tỷ lệ 1% so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tuyệt đối là 30 chiếc. Nguyên nhân làm cho sản phẩm khác cũng tăng lên là do nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm đó cũng tăng lên. Tuy là sản phẩm phụ, nhưng chúng cũng có đóng góp lớn trong việc phát huy tối đa công suất của máy móc, thiết bị, tận dụng những nguyên vật liệu thừa của sản phẩm chính, làm tăng doanh thu cho Công ty.
+Giá bán sản phẩm:
Trên thực tế giá bán sản phẩm được quyết định bởi nhiều nhân tố như: chi phí, giá thành, lợi nhuận mong muốn, quy luật cung cầu, chính sách giá,...Giá bán vừa phải bù đắp được chi phí, vừa phải đảm bảo có lãi lại hấp dẫn được khách hàng. Sự thay đổi giá bán sản phẩm là điều dễ hiểu và thường được xuất phát từ quan hệ cung cầu trên thị trường, phụ thuộc vào những chiến lược cụ thể của Công ty. Nhưng trên thục tế giá bán sản phẩm vừa qua phụ thuộc rất lớn vào chi phí, giá thành sản phẩm. Điều này có thể hiểu được là do biến động giá trên thị trường là quá mạnh. Đặc biệt là những nguyên liệu đầu vào.
So với kế hoạch, giá bán bình quân thực tế năm 2007 của các sản phẩm đều có sự biến động mạnh mẽ, điều này chứng tỏ việc dự báo về nhu cầu sản phẩm của thị trườgn là tương đối sát thực.
So với năm 2006, giá bán sản phẩm bình quân đều tăng với tốc độ không cao. Cụ thể là: Sản phẩm cửa cao cấp tăng 3%, sản phẩm khác có tốc độ tăng 2%.
Nhìn chung các sản phẩm đều có tốc độ tăng giá bán khá nhỏ nhưng giá bán tang mà sản lượng tiêu thụ vẫn tăng. Điều này chúng tỏ sản phẩm trên thị trường đã có một chỗ đứng tương đối vững chãi. Công ty đã cố gắng nâng cao chất lượng, mẫu mã phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng khiến họ hài lòng và chấp nhận mua với mức giá cao hơn.
Tuy nhiên để đánh giá cụ thể hơn nữa về công tác tiêu thụ sản phẩm của cy Quốc tế Việt Séc trong năm 2007, chúng ta cần xem xét đến cả công tác bán hàng cũng như các giải pháp kinh tế- tài chính của Công ty đã áp dụng năm 2007.
1.6.2.1.Các giải pháp mà công ty đã áp dụng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đều diễn ra rất mạnh mẽ. Do vậy ngoài uy tín và chất lượng sản phẩm ra, doanh nghiệp cần phải áp dụng một số biện pháp kinh tế tài chính để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Công ty Quốc tế Việt Séc đã nhận thấy được tầm quan trọng của các biện pháp kinh tế tài chính, Công ty đã áp dụng một số biện pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ của mình. Hiệu quả của nhũng biện pháp này tuy không lượng hóa được nhưng chúng có tác dụng rất to lớn tới kết quả tiêu thụ năm vừa qua.
-Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt: Hình thức thanh toán và thời hạn thanh toán
Mặc dù những chính sách cạnh tranh bằng giá cả chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó là công cụ đắc lực ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty bán ra cho những đối tượng khác nhau với những khối lượng khác nhau. Chính vì thế mà Công ty sử dụng chính sách giá cả linh hoạt, đưa ra thị trường những mức giá khác nhau để áp dụng với từng thị trường, từng khách hàng khác nhau. Đối với những thị trường mới Công ty đang cần xâm nhập thì đưa ra mức giá thấp hơn để thu hút khách hàng mới. Còn đối với thị trường mà Công ty đang chiếm lĩnh mạnh mẽ thì có thể tăng giá để bù đắp vào những đoạn thị trường bị lỗ do mục đích xâm nhập mà khách hàng ở đó vân có thể chấp nhận được, bởi vì sản phẩm đã có uy tín nên việc tăng giá nhẹ không ảnh hưởng đến biến động về cầu của khách hàng và sản lượng tiêu thụ của Công ty.
Ngoài ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, thẻ visa.....trong những hình thức này Công ty luôn khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn thanh toán bằng chuyển khoản vì sự nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.
Về thời hạn thanh toán, khách hàng có thể thanh toán theo hình thức trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả theo thỏa thuận của khách hàng va Công ty. Tuy nhiên đối với hình thức trả chậm, tùy theo đối tượng khách hàng và mức độ tín nhiệm trong kinh doanh, tùy vao mức biến động giá, tỷ lệ lãi xuất ngân hàng mà Công ty và khách hàng lập bản cam kết khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ mua bán để khuyến khích, đẩy mạnh tiêu thụ cũng như an toàn cho Công ty.
-Tăng cường dịch vụ sau bán hàng.
Tư vấn lựa chọn cửa và thiết kế hệ thống cửa:Đây là dịch vụ miễn phí dành cho tất cả các khách hàng liên hệ hoặc ghé thăm phòng trưng bày sản phẩm của Việt Séc không phân biệt khách hàng có sử dụng sản phẩm của Việt Séc hay không. Mục tiêu cơ bản của dịch vụ tư vấn: Tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong tương lai; Để khách hàng thực sự hiểu sản phẩm và biết tới Công ty Việt Séc rước khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Công ty, ngăn chặn những hiểu lầm dẫn tới rủi ro cho cả hai bên.
Trang trí kính bằng băng kính hiệu ứng 3D: Xu hướng kiến trúc hiện đại càng ngày càng sử dụng nhiều kính. Có thể làm các ô kính thêm sinh động, đẹp mắt bằng nhiều hình thức trang trí.
-Áp dụng mức thưởng đối với nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh
Để khích lệ tinh thần làm việc cũng như năng động trong công việc của nhân viên kinh doanh, phát triển thị trường cũng như các cộng tác viên làm việc cho Công ty, Công ty sẽ phải có mức thưởng xứng đáng ngoài lương chính ra cho họ.
-Miễn hoặc giảm cước phí vận chuyển hàng hoá.
Để thuận tiện cho khách hàng, Công ty có đội xe giao hàng tận nơi. Đối với những địa điểm cách Công ty trong vòng bán kính 10km thì Công ty miễn cước vận chuyển, còn nhũng nơi khác tùy vào lượng hàng hóa và khoảng cách mà Công ty có những mức cước vận chuyển khác nhau.
Bảo hành sản phẩm
Được kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Tất cả các sản phẩm trước khi xuất xưởng đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Dù tỷ lệ rất nhỏ, nhưng không tránh khỏi có thể có những lỗi sẽ phát sinh trong quá trình sử dụng vì vậy Công ty Việt Séc bảo hành , trong thời hạn bảo hành Công ty thay thế, sửa chữa miễn phí với tất cả các hạng mục thuộc nội dung bảo hành. Công ty thực hiện chế độ bảo hành cho phần nhựa 10 năm, phần phụ kiện kim khí 5 năm.
1.6.2.2. Những tồn tại còn chưa khắc phục trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Quốc tế Việt Séc nhũng năm qua, công tác bán hàng và các biện pháp Kinh tế Tài chính mà Công ty đã áp dụng trong những năm qua ta thấy Công ty đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn có những điểm cần phải khắc phục:
Chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm: Do hầu hết sản phẩm được sản xuất là để đáp ứng các đơn hàng đã kí kết.
Việc phải phụ thuộc quá nhiều vào các hợp đồng đã và sắp kí kế để đề ra kế hoạch sản xuất năm tiếp theo tuy tránh được lượng hàng tồn kho nhưng Công ty nằm ở thế bị động. Lượng hàng không ổn định, do vậy sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí máy móc và nhân công. Hoặc khi lượng hàng quá nhiều lại không đủ khả năng để đáp ứng. Vì vậy mà Công ty cần có biện pháp để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng thông qua các kênh thông tin. Từ đó có một lượng hàng tiêu thụ ổn định, chủ động được đầu ra cho sản phẩm.
Chưa có kho hàng lớn: Do nhà máy ở xa, không có kho hàng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tức thì của khách hàng ở xa nhà máy.
Đây là khó khăn của Công ty khi mà nhà máy ở xa trung tâm tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội. Việc vận chuyển hàng từ kho tới nơi cần tiêu thụ mất một khoản chi phí khá lớn. Vì vậy trong những bản hợp đồng thường có những điều khoản ràng buộc về cước vận chuyển. Đây là một điểm bất lợi của Công ty trong cạnh tranh với các đối thủ khác. Trong tương lai gần điều này rất khó khắc phục ngay tức khắc.
Giá bán có nhiều biến động và chưa linh hoạt do sự biến động về giá cả.
Mặc dù trước khi lập kế hoạch Công ty đã dự trù có những biến động về giá nhưng thực tế là vẫn không tránh khỏi được sự biến động của những nhân tố này. Nguyên nhân là do biến động về giá nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân công tăng. Đây là tình trạng chung của tất cả các doanh nghiệp gặp phải chứ không là vấn đề riêng của Công ty Việt Séc. Giá lương thực, xăng dầu trên thế giới tăng cao và hệ lụy của nó là làm cho tất cả các mặt hàng dựa vào đó mà đồng loạt tăng giá. Tuy vậy Công ty cần phải có những điều chỉnh giá hợp lý để không làm giảm lượng hàng tiêu thụ.
Công tác quản lý và thu hồi tiền hàng chưa đạt hiệu quả cao: Do các công trình được xây dựng với thời gian dài, phụ thuộc vào vốn rót từ trên.
Công ty vẫn chưa áp dụng chiết khấu thanh toán do đó chưa thúc đẩy được khách hàng thanh toán tiền ngay, vẫn còn nhiều khoản nợ kéo dài. Việc này gây khó khăn trong việc thu hồi vốn để tái đầu tư.
Mặt khác, hâu hết các công trình xây dựng vừa qua phải đối mặt với cơn bão giá nguyên vật liệu tăng cao cho nên bị lỗ hoặc không có lãi nhiều, chính điều này cũng gây khó khăn cho công tác trả nợ của chính nhũng công ty đó.
Thị trường chủ yếu tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận: Do quy mô còn nhỏ, chưa đủ điều kiện vươn xa hơn.
Rất là khó khăn khi thị trường chỉ tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ðiều này làm cho quy mô thị trường của Sản phẩm bị gò bó. Trong tương lai gần để tăng lượng hàng tiêu thụ Công ty phải có biện pháp để mở rộng thị phần hơn nữa.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ CHO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUỐC TẾ VIỆT SEC
2.1. Xu hướng phát triển của thị trường cửa cao cấp trong những nãm tới
Trong tương lai, cửa uPVC sẽ trở nên thông dụng và chiếm thị phần lớn trên thị trường cửa Việt Nam vì những ưu điểm vượt trội của nó, nhất là trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên rừng đang cạn kiệt; và điều đó không nằm ngoài xu hướng tất yếu không chỉ ở Châu Âu mà còn ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Maylaysia. Cửa sổ cao cấp là tập hợp đồng bộ của các linh kiện như khung nhựa định hình, hộp kính, gioăng được thiết kế nhằm mục đích đạt hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao nhất, vượt xa các loại cửa làm từ những vật liệu truyền thống như gỗ, nhôm.Với việc khai thác rừng bừa bãi cùng với nạn cháy rừng khiến nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt thì sự ra đời của cửa sổ này đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn môi trường sinh thái
Chi phí ban đầu cho sản phẩm cửa cao cấp có thể cao hơn so với một số loại cửa khác, song xét về mọi gốc độ như tiết kiệm điện năng, độ bền, chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng thì tính về mặt kinh tế, sử dụng cửa uPVC mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
Chính những yếu tố đó mà lãnh đạo Công ty tin rằng: Trong tương lai gần đây nhu cầu về loại cửa này sẽ tăng cao.
2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng mức tiêu thụ
2.2.1 Hoàn thiện chính sách giá
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay việc xác định giá bán một cách hợp lý là một công việc cực kì khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp. Một mặt, giá phải đủ để bù đắp những chi phí kinh doanh, mặt khác phải đảm bảo có lãi, hơn thế nữa là phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được khách hàng chấp nhận.
- Linh hoạt đối với từng thị trường, đặc biệt là khách hàng có thu nhập cao, có nhu cầu về những sản phẩm có yêu cầu riêng. Thực tế thị trường luôn luôn biến động, các khách hàng, các đơn vị đặt hàng ở các địa bàn khác nhau, vì vậy mà việc áp dụng một giá thống nhất là gặp nhiều hạn chế. Mức sống của người dân ở nhiều nơi khác nhau cho nên mức đầu tư cho xây dựng cũng khác nhau. Chính vì vậy, để tăng mức tiêu thụ Công ty cũng cần phải có một chính sách giá hợp lý. Ở đây không phải là Công ty phải hạ giá thật thấp để tiêu thụ được nhiều sản phẩm mà là vừa có lãi lại vừa tiêu thụ được nhiều sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận được. Chính vì vậy, đối với các vùng mà thu nhập còn chưa được cao, có tiềm năng trong tương lai Công ty có thể bán với mức giá thấp hơn so với thành phố. Tuy vậy Công ty cần phải đảm bảo về chất lượng và hơn thế nữa cần phải có biện pháp để người tiêu dùng ở những vùng xa không bị ép giá do không được mua trực tiếp tại những đại lý và cửa hàng phân phối lớn mà phải qua trung gian. Đối với nhũng khu vực có thu nhập cao như ở thành phố và thị xã, Công ty cần phải có những sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Vì hiện nay đây là nơi có sức cạnh tranh mạnh nhất, nơi tập chung nhiều sản phẩm cùng tính năng của các hãng khác. Chính vì vậy với một mức giá đảm bảo tính cạnh tranh, lại vừa đảm bảo được thị hiếu của khách hàng là điều vô cùng quan trọng.
- Giảm giá đối với khách hàng có đơn đặt hàng với số lượng lớn. Với những khách hàng có đơn đặt hàng lớn, Công ty nên áp dụng việc giảm giá để thu hút nhiều hơn nữa các khách hàng. Với chính sách giá như vậy Công ty sẽ khuyến khích được các tổ chức, cá nhân tiêu dùng với khối lượng lớn, đồng thời mở rộng được thị phần, tăng khối lượng tiêu thụ cũng như tăng doanh thu. Việc lấy số lượng bù đắp một phần cho giảm giá theo số lượng sẽ giúp Công ty giữ vững vị thế trên thị trường, đồng thời bù đắp cho những phân đoạn thị trường tiềm năng đang mở rộng mà chưa tiến hành khai thác trong hiện tại. Chính sách giá sẽ có tác động rất mạnh, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà hầu như giá cả các vật liệu xây dựng đều tăng cao.
- Điều chỉnh giá bán phù hợp. Phải có sự thay đổi giá cả hàng loạt các mặt hàng, ðặc biệt các loại vật tý sử dụng trong xây dựng cơ bản liên quan tới sản xuất và dịch vụ của Công ty, như: kính tăng 15%; Thép tăng 10%; Nhựa tăng 10%; Xãng dầu tăng 20%... Công ty phải điều chỉnh một số cơ sở tính giá để bù trượt giá đầu vào, theo đó giá cửa sẽ phải tăng khoảng 3%, phụ kiện tăng khoảng 5% và nhân công tăng 12%, do giá sinh hoạt tăng quá cao. Nhưng Công ty không tăng giá mạnh như tương ứng với tỷ lệ trượt giá đầu vào vì thời gian này nhu cầu của khách hàng còn đang ở mức thấp, việc tăng giá sẽ ảnh hưởng tới doanh số bán hàng
2.2.2 Tổ chức thu hồi được các khoản nợ phải thu
Mặc dù Công ty chủ yếu tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng, nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng chưa thanh toán tiền hàng cho Công ty theo đúng hợp đồng. Chính điều này làm ảnh hưởng đến việc luôn chuyển nguồn vốn lưu động trong Công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Vì vậy Công ty phải tăng cường công tác thu hồi nợ để rút ngắn kỳ thu tiên bình quân, giảm bớt khoản vay ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, giảm chi phí sử dụng vốn vay trong chi phí hoạt động tài chính của Công ty. Công ty nên tránh tình trạng nợ kéo dài rồi chuyển thành nợ quá hạn dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn. Ðể làm được như vậy Công ty nên áp dụng hai biện pháp sau đây:
Thứ nhất:Thực hiện hình thức chiết khấu thanh toán để tăng mức bán hàng.
Sử dụng chiết khấu thanh toán sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh hạn chế việc thanh toán chậm, nợ nần, chiếm dụng vốn của Công ty. Nếu tỷ lệ chiết khấu hợp lý sẽ có tác dụng to lớn trong việc thu hồi tiền hàng, Việc áp dụng chiết khấu thanh toán sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán tiền ngay vì khách hàng sẽ được lợi, còn nếu không khách hàng sẽ phải chịu một số hạn chế.
Để đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty, Công ty có thể áp dụng mức chiết khấu dựa trên lãi xuất vay vốn của ngân hàng. Mức chiết khấu có thể được quy dịnh cho từng thời điểm thanh toán, nêu thanh toán ngay khách hàng có thể hưởng tỷ lệ chiết khấu là 0.92%, nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn trên hợp đồng trong vòng một tháng sẽ được hưởng chiết khấu là 1%, còn nếu khách hàng thanh toán chậm trong vòng một tháng sẽ không những không được hưởng chiết khấu mà còn bị phạt trả chậm theo quy định trong hợp đồng.
Như vậy Công ty sẽ thu hồi vốn nhanh, thuận tiện cho việc đầu tư tái sản xuất, việc áp dụng hình thức thanh toán sẽ giúp Công ty nâng cao tỷ lệ doanh thu trả tiền ngay, hạ thấp doanh thu trả chậm, hạn chế số khách hàng dây da làm cho quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh hơn.
Thứ hai: Tăng cường kỷ luật thanh toán.
Ngoài việc áp dụng nhiều phương thức thanh toán cũng như chiết khấu thanh toán Công ty cũng cần phải thắt chặt kỷ luật thanh toán vì hiện nay nhiều khách hàng rất muốn chiếm dụng vốn. Việc cho phép trả chậm trong điều kiện kỷ luật thanh toán lỏng lẻo cũng dẫn tới sự thiếu năng động trong công tác bán hàng.
Vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc kỷ luật thanh toán đặt ra tránh nể nang hoặc ngại nhắc tới công tác trả nợ.
Hàng tháng yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, lập biên bản xác nhận công nợ, số nợ quá hạn, có biện pháp yêu cầu thanh toán.
Những khách hàng có nợ dây ra Công ty có thể chủ động cắt bỏ hợp đồng tiếp theo, phạt tiền hoặc thu hồi lại sản phẩm.
2.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ngày nay, mở rộng thị trường tiêu thụ được coi là một giải pháp tích cực để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. Với Công ty Quốc tế Việt Séc đi song song với việc giữ vững, củng cố thị trường hiện có phải tìm kiếm và mở rộng thị trường tiềm năng là một trong những chiến lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Để có thể tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường tiêu thụ trong những năm tới, Công ty cần tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường. Trong điều kiện kinh tế hiện nay Công ty cần phải tự mình tìm kiếm thị trường tiêu thụ đồng thời chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh khác. Việc điều tra nghiên cứu thị trường giúp cho Công ty nắm bắt được nhu cầu thị hiếu, sức mua của thị trường cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường. Căn cứ vào đó Công ty mới có thể tổ chức sản xuất tiêu thụ theo đúng yêu cầu của khách hàng, thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2.4. Giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, giá bán sản phẩm được coi là vũ khĩ sắc bén để có thể thắng được đối thủ cạnh tranh và giành được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hạ thấp giá bán với chất lượng tương đương với đối thủ cạnh tranh thậm chí còn cao hơn mà không ảnh hưởng tới lợi ích của bản thân chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải tiết kiệm chi phí sản xuất hạ được giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong chi phí tạo nên già thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi đó hiện nay giá cả nguyên vật liệu ngày một leo thang. Điều đó dẫn tới một hệ quả tất yếu là giá của sản phẩm cũng phải tăng theo. Chính vì vậy mà muốn hạ giá thành của sản phẩm Công ty phải xem xét các vấn đề sau:
-Dự trữ và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào: Lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu, tiến hành kiểm kê thường xuyên tránh thất thoát.
Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm là vô cùng đắt đỏ, chính vì vậy nó quyết định phần lớn giá thành sản phẩm. Việc tổ chức sản xuất nhằm tránh lãng phí nguồn đầu vào này thực sự cớ ý nghĩa. Muốn giải quyết vấn đề đó phải có chính sách khen thưởng ràng đối với những cá nhân có tinh thần tiết kiệm, có biện pháp tiết kiệm, đồng thời cũng phải có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người cố tình vi phạm nhằm răn đe và tạo nếp sống tiết kiệm trong Công ty.
Yêu cầu thủ kho phải có biện pháp kiểm kê, báo cáo thường xuyên lên cán bộ quản lý để nắm vững được tình hình nguyên vật liệu. Có biện pháp đảm bảo không bị thất thoát do trộm cắp, hư hỏng do điều kiện thời tiết, cháy nổ.
Phân công bố trí lao động một cách hợp lý, khoa học.
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, đòi hỏi người công nhân phải có trình độ cao. Chính vì vậy việc bồi dưỡng nhân viên để có thể tiếp thu được những kiến thức mới để vận hành máy móc là cực kỳ quan trọng. Xen lẫn vào đó là việc bố trí, sắp xếp công việc một cách hợp lý, không để mọi người dẫm chân nhau trong công việc, phân công trách nhiệm, quyền hạn để quy định trách nhiệm rõ ràng khi có sự cố xảy ra.
Việc sắp xếp công việc trong dây chuyền làm việc phải tuân thủ nguyên tắc làm sao cho thời gian hoàn thành công việc là nhỏ nhất, nếu cần có thể bố trí lại các phương tiện, vị trí cho hợp lý hơn.
Bảo dưỡng, chăm sóc máy móc theo đúng quy định nhằm tránh hỏng hóc tài sản có giá trị.
Nhà máy sản xuất của Công ty Việt Séc được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, có tính tự động hóa cao, do các hãng hàng đầu của Châu Âu chế tạo như: URBAN, FRIZ (CHLB Đức), MACOTEC và PERTICI (Italy). Chính do máy móc có mức độ kĩ thuật phức tạp, hiện đại mà doanh nghiệp rất khó khăn trong vấn đề bảo dưỡng. Những năm về trước Công ty thường phải mới chuyên gia nước ngoài xem xét khi có sự cố xảy ra, chính vì do không chủ động được phương tiện, kĩ thuật sửa chữa gây ra rất nhiều tốn kém. Hiện nay, Công ty đã đủ năng lực để có thể sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thậm chí một vài chi tiết của máy có thể tìm được sự thay thế ngay ở trong nước. Nhưng, để cho dây chuyền hoạt động một cách bình ổn thì đội ngũ kỹ thuật của Công ty phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí khí mà máy có vấn đề mới mang ra giải quyết.
2.2.5.Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
-Tìm nguồn nguyên liệu thích hợp để chủ động trong quá trình sản xuất.
Một mặt doanh nghiệp vẫn phải giữ được mối quan hệ tốt với đối tác cung ứng nguyên vật liệu hiện tại. Đồng thời phải tiếp tục tìm kiếm các đối tác khác nhằm tạo ra sự cạnh tranh trong việc cung ứng nguyên vật liệu, tránh bị ép giá vì quá phụ thuộc vào họ. Mặt khác Công ty phải tích cực tìm kếm dòng nguyên vật liệu thay thế thích hợp.
Hiện nay không một vật liệu nào là vĩnh cửu, mọi thứ đều có thể bị thay thế. Chính vì vậy việc tìm ra một nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn mà không thua kém về chất lượng rất quan trọng. Đặc biệt là nguồn nguyên liệu đó được lấy từ trong nước. Nếu điều đó được thực hiện thì giá thành sẽ giảm một cách đáng kể do cuộc cách mạng về vật liệu này. Muốn làm được điều này Công ty một mặt đầu tư cho việc phát triển nghiên cứu ngay trong nội bộ Công ty, mặt khác phải liên kết với các trường, các trung tâm nghiên cứu khác để cùng tìm ra giải pháp. Đặc biệt là cộng tác với các trường đại học sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Nâng cao tay nghề của người lao động hơn nữa:
Tổ chức các khoá đào tạo, huấn luyện, đưa những người có năng lực thực sự ra nước ngoài. Để tiếp thu những tinh hoa của nền công nghiệp thế giới, đồng thời tạo được đội ngũ kế cận có khả năng nắm bắt được công nghệ mới. Việc đầu tư cho cán bộ ra nước ngoài học tập và tìm hiểu khoa học công nghệ mới đòi hỏi phải có biện pháp ràng buộc đi kèm, tránh người lao động bị lôi kéo bởi các Công ty khác có mức ưu đãi cao hơn.
Với đội ngũ công nhân phổ thông làm việc trong Công ty, phải thường xuyên để họ tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo để nắm vững nghiệp vụ. Đi kèm với đó là việc khích lệ động viên những cá nhân xuất xắc để mọi người cố gắng noi theo. Quan tâm tới hoàn cảnh của người lao động Từ đó có sự động viên kịp thời trong công việc, dần dần thiết lập được một nền văn hóa Công ty.
-Cải tiến mẫu mã của sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Do đặc điểm của Công ty Quốc tế Việt Séc là đa phần sản phẩm làm ra theo đơn đặt hàng, nên mẫu mã và kiểu đáng là do đơn vị đặt hàng quyết định, chính vì vậy mà Công ty phải chú ý tới khâu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật chặt chẽ, tránh tình trạng ăn bớt trong quy trình công nghệ, làm sai kỹ thuật của công nhân.
Phải tổ chức, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng qua các kênh thông tin. Từ đó chủ động thiết kế sản phẩm. Vì điều này cho nên vai trò của phòng thiết kế là rất quan trọng. Phòng có nhiệu vụ đặt ra tiêu chuẩn, mẫu mã để các phân xưởng thực hiện. Để đảm bảo điều này phòng thiết kế phải có người xuống tận các phân xưởng để giám sát, theo dõi và có sự điều chỉnh kịp thời khi có sai phạm xảy ra.
Tổ chức khâu thiết kế, giám sát kỹ thuật một cách chặt chẽ đối với công tác thiết kế. Những đòi hỏi về mẫu mã, hình dáng bên ngoài của sản phẩm ngày càng cao. Điều này khiến khâu tổ chức thiết kế trở nên có vị trí vô cùng quan trọng. Để tạo ra được sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng, lại vưà đảm bảo được tính tiết kiệm trong sản xuất là rất khó. Để có những mẫu mã đẹp, nổi bật, Công ty có thể cộng tác với các trường đại học thuộc ngành thiết kế. Ở đó tinh thần sáng tạo của các sinh viên là rất cao, chi phí bỏ ra lại không cao lắm. Đây cũng là một phần trong kế hoạch liên kết của Công ty.
2.2.6.Liên kết trong kinh tế
Từ khi thương trường hình thành, các Doanh nghiệp đã biết hợp tác với nhau trong kinh doanh. Họ cùng nhau đầu tư để khai thác một lĩnh vực, thị trường, mà nếu chỉ một Doanh nghiệp làm riêng lẻ sẽ không phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh. Các Doanh nghiệp hợp tác nhau cũng để giảm bớt rủi ro, hoặc tận dụng thế mạnh của đối tác mà mình không có... Đây là những hình thức hợp tác truyền thống có ở các nền kinh tế thị trường, trong đó có Việt Nam
Hợp tác để phát huy thế mạnh của đối tác hoặc tận dụng lợi thế trong kênh phân phối của nhau là một xu hướng trong kinh doanh, đang trở nên khá phổ biến trên thế giới. Không liên kết chưa hẳn làm cho Doanh nghiệp yếu đi, nhưng hợp tác để cùng nhau bán hàng thì chắc rằng Doanh nghiệp sẽ được nhiều hơn mất, mà cái được hiển nhiên nhất chính là Doanh nghiệp cùng nhau gia tăng thị phần
Thực hiện liên kết với các công ty xây dựng trong việc cung ứng sản phẩm, nguyên vật liệu.
Cùng nhau bán hàng là hình thức mới, chủ yếu dựa vào kênh phân phối của nhau để bán được sản phẩm của mình trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Các Công ty xây dựng hợp tác với Công ty Việt Séc sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn khi nhập cùng chủng loại ngoài thị trường. Đồng thời thông qua các Công ty xây dựng này mà Công ty Việt Séc có thêm một đối tác đặt hàng trong tương lai. Sự cộng sinh này không làm bên nào chịu thiệt mà theo nguyên tắc tất cả đều chiến thắng.
Cũng tương tự như vậy, trong hoàn cảnh mà giá nguyên liệu đầu vào đang tăng chóng mặt như hiện nay thì việc hợp tác có tính lâu dài với các nhà cung ứng nguyên vật liệu lại là một phương án có tính khả thi. Khi biến động gia, hai bên cùng ngồi lại bàn bạc với nhau để thống nhất được một mức giá chấp nhận được ở hiện tại cũng như trong tương lai. Việc duy trì mối quan hệ làm ăn lâu năm giúp cho bên cung ứng có thể ổn định được đầu ra cho sản phẩm, đồng thời cũng giúp cho nhà sản xuất có một nơi tin cậy về chất lượng cũng như giá cả.
Hợp tác với các trung tâm tư vấn xây dựng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Các trung tâm tư vấn xây dựng và thiết kế nội thất là nơi mà nhiều khách hàng của Việt Séc tìm tới trước khi tới Công ty đặt hàng. Khách hàng họ muốn có được sự tin tưởng tuyệt đối về chuyên môn kĩ thuật trước khi bắt tay vào thực hiện công việc. Họ muốn lắng nghe một lời khuyên từ những người có trình độ hiểu biết về lĩnh vực đó. Đánh vào tâm lý chung của khách hàng như vậy việc hợp tác với các trung tâm tư vấn xây dựng là điều cực kì quan trọng trong việc đưa tiếng nói chất lượng của sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Các trung tâm đó sẽ là cầu nối giữa Công ty với khách hàng. Mặt khác để đảm bảo được tính chính xác trong thông tin, Công ty cần phải có đầy đủ thông tin cho các trung tâm về sản phẩm, trên nguyên tắc bảo đảm bí mật. Đồng thời để duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài cần phải có những điều kiện ràng buộc về mặt kinh tế giữa hai bên. Cụ thể là các Công ty tư vấn sẽ được hưởng hoa hồng hay phần trăm từ những hợp đồng kinh tế mà Công ty Việt Séc có được thông qua lời giới thiệu của Công ty môi giới. Song song với đó, bên Công ty hay trung tâm môi giới cũng phải có những cam kết cụ thể về việc giới thiệu sản phẩm của Công ty, của những sản phẩm có tính năng tương tự của các Công ty khác.
Thực hiện hình thức thưởng theo sản phẩm đối với nhân viên bán hàng và các cộng tác viên.
Để khích lệ tinh thần làm việc cũng như năng động trong công việc của nhân viên kinh doanh, phát triển thị trường cũng như các cộng tác viên làm việc cho Công ty, Công ty sẽ phải có mức thưởng xứng đáng ngoài lương chính ra cho họ. Do giá trị của sản phảm rất cao nên mức thưởng cho mỗi sản phẩm vào khoảng 0.1-0.5% là hợp lý. Bởi đối với những hợp đồng có giá trị vào khoảng 2-3 tỷ thì đây cũng là một khoảng thu nhập đáng kể để mọi người đầu tư tiền bạc và công sức.
Hơn nữa, ngoài nhân viên làm trong Công ty thì những cộng tác viên đang làm việc ở các Công ty xây dựng là rất quan trọng, họ là cầu nối giữa Công ty tới Công ty của họ,và cuối cùng là tới những công trình.
Tiếp cận các cơ quan quản lý vĩ mô,các phương tiện truyền thông trong cung cấp thông tin
Thông qua các kênh thông tin khác nhau, Công ty nắm bắt được quy hoạch của Thành phố, Đô thị trong những năm tiếp theo, từ đó vạch ra con đường đi của mình. Việc nắm trước được thông tin là vô cùng quan trọng, nó giúp Công ty đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh trong việc giành những gói thầu quan trọng.
KẾT LUẬN
Tiêu thụ sản phẩm là việc sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Sản phẩm được tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp thu lại được chi phí sản suất đã bỏ ra trước đó. Qua đó giúp doanh nghiệp tái đầu tư và mở rộng sản xuất, đồng thời tăng nhanh vòng quay vốn, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và cần nhiều thời gian để giải quyết. Nguyên nhân là do vấn đề nằm trong trạng thái động, không phải doanh nghiệp nào cũng có hoàn cảnh giống nhau, mà ta phải đi vào chi tiết của từng doanh nghiệp mới có được biện pháp cụ thể ứng với hoàn cảnh doanh nghiệp.Với đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUỐC TẾ VIỆT-SEC” tôi muốn đưa ra một vài ý kiến xung quanh vấn đề trên. Với kiến thức tiếp thu được trên ghế nhà trường kết hợp với quá trình thực tập vừa qua cá nhân tôi mong muốn phần nào góp chút công sức mong muốn công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong có sự góp ý của các anh, chị trong công ty, các thầy hướng dẫn.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị làm việc và công tác tại Công ty Quốc tế Việt Séc đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong thời gian qua.
Xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy Trương Đức Lực đã hướng dẫn và sửa chữa những sai sót trong thời gian qua.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2008
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trị kinh doanh- Nguyên Thảo, Trung nguyên- NXB Lao Động-Xã Hội
2.Giáo trình Sản xuất và Tác nghiệp- Trương Đoàn Thể - NXB Lao động – Xã hội.
3Giáo trình Quản trị tài chính- ĐH KTQD, chủ biên TS. Nguyễn Hữu Tài- NXB Thống Kê (2002)
4Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp – ĐH KTQD, Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh-NXB Lao Động-Xã Hội
5.Trang web: www.vietsec.com.vn
6.Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm- Phòng kinh doanh Công ty Quốc tế Việt Séc.
Và các tài liệu khác có liên quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty quốc tế Việt-Sec.DOC