Đề tài Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thông qua công cuộc ‘‘Đổi mới’’ và chính sách mở cửa hợp tác và giao lưu kinh tế với các nước, chúng ta đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong tổng vốn đầu tư phát triển, vốn ODA đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22 % [ 35 ] trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển xã hội, xoá đói-giảm nghèo. Hàng loạt các dự án, công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư từ nguồn vốn này như các đường giao thông, nâng cấp đô thị, mạng lưới điện, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện đã và đang được đưa vào sử dụng phát huy tác dụng tích cực. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trên là điều rất cần thiết và đấu thầu xuất hiện là một tất yếu. Đấu thầu là hoạt động lựa chọn nhà thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Nó là hoạt động rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường, và là hoạt động tương đối mới ở Việt Nam, xuất hiện cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hơn 10 năm qua, nhưng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước khác trên thế giới. Luật đấu thầu đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2007 và Chính phủ đã có Nghị định 111/NG-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu. Qua thời gian thực hiện đấu thầu đã đi vào nề nếp, bảo đảm được sự cạnh tranh, công bằng và hiệu quả kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng cũng như hàng hoá mua sắm ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, qua đấu thầu công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng công tác đấu thầu còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, vướng mắc, hiệu quả vốn đầu tư mang lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này có nhiều lý do thuộc về Luật đấu thầu của Việt Nam chưa được hoàn thiện, có lý do thực hiện của chủ đầu tư và của nhà thầu chưa đúng, đồng thời các yêu cầu và qui định của nhà tài trợ khác biệt so với Luật của Chính phủ Việt Nam. Tình hình trên đòi hỏi cần nghiên cứu một cách khoa học thực trạng và phân tích rõ nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu qủa của công tác đấu thầu phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không bị hạn chế bởi thông lệ quốc tế và hơn nữa phù hợp với đặc điểm riêng của các dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị ở nước ta. Qua thời gian nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiện công tác thực tế của bản thân, tác giả đã quyết định chọn vấn đề nghiên cứu là: ‘‘Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ.’’ Làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu tổng quát là: Phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Nam Định nhằm chỉ ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại cần nghiên cứu hoàn thiện, phân tích nguyên nhân của những tồn tại; nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm đấu thầu của Ngân hàng thế giới và đặc biệt là Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm : - Đấu thầu và một số vấn đề lý luận trong hoạt động. - Đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định trong giai đoạn II năm 2008-2012. MỤC LỤC Danh mục bảng biểu Tóm tắt luận văn LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: ĐẤU THẦU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 4 1.1. Các khái niệm chung liên quan đến đấu thầu. 4 1.1.1. Khái niệm về đấu thầu. 4 1.1.2. Mục tiêu của đấu thầu 6 1.1.3. Vai trò của đấu thầu. 7 1.2. Nội dung cơ bản của đấu thầu. 7 1.2.1. Các nguyên tắc đấu thầu: 7 1.2.2. Phân loại đấu thầu. 8 1.2.2.1. Căn cứ vào lĩnh vực đấu thầu. 8 1.2.2.2. Căn cứ vào hình thức đấu thầu. 8 1.2.3. Phương thức đấu thầu 9 1.2.3.1. Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì) 9 1.2.3.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì) 9 1.2.3.3. Đấu thầu hai giai đoạn 9 1.3. Trình tự thực hiện đấu thầu. 10 1.3.1. Chuẩn bị đấu thầu. 10 1.3.1.1. Lập kế hoạch đấu thầu: 10 1.3.1.2. Tổ chuyên gia xét thầu 10 1.3.1.3. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu 10 1.3.1.4. Xác định tiêu chuẩn đánh giá 11 1.3.2. Mời thầu 12 1.3.2.1. Thông báo quảng cáo mời thầu: 12 1.3.2.2. Phát hành hồ sơ mời thầu: 12 1.3.3. Nộp và nhận hồ sơ dự thầu 13 1.3.4. Mở thầu. 13 1.3.5. Đánh giá Hồ sơ dự thầu 13 1.3.5.1. Đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn tư vấn 13 1.3.5.2. Đánh giá hồ sơ dự thầu về mua sắm hàng hoá và xây lắp 14 1.3.6. Trình duyệt kết quả trúng thầu 14 1.3.7. Thương thảo ký hợp đồng 15 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. 15 1.4.1. Môi trường pháp lý về đấu thầu. 15 1.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đến thực hiện của chủ đầu tư. 18 1.4.3. Nhóm nhân tố của nhà thầu đấu thầu ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. 19 1.5. Đấu thầu theo quy định của Ngân hàng thế giới và kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động đấu thầu. 20 1.5.1. Các yêu cầu và qui định của Ngân hàng Thế giới (WB) 20 1.5.1.1. Những nguyên tắc về đấu thầu mua sắm của Ngân hàng thế giới 20 1.5.1.2. Tính hợp lệ 21 1.5.1.3. Những phương pháp đấu thầu mua sắm. 21 1.5.1.4. Đấu thầu mua sắm hàng hoá hoặc công việc (xây lắp ) 22 1.5.1.5. Đấu thầu tư vấn 24 1.5.1.6. Thẩm định và phê duyệt từ phía Ngân hàng thế giới 26 1.5.2. Kinh nghiệm đấu thầu của Trung Quốc 26 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN I 30 2.1. Tổng quan về dự án nâng cấp đô thị Việt Nam và dự án nâng cấp đô thị Nam Định. 30 2.1.1. Tổng quan về dự án nâng cấp đô thị Việt Nam. 30 2.1.2. Dự án nâng cấp đô thị Nam Định. 31 2.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I năm 2004-2007 34 2.2.1.Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu xây lắp thuộc các hạng mục của Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 34 2.2.1.1. Khái quát công tác đấu thầu các gói xây lắp Giai đoạn I. 34 2.2.1.2. Quá trình đấu thầu gói thầu CP4 35 2.2.1.3. Nhận xét quá rình thực hiện đấu thầu gói thầu xây lắp hạng mục I. 37 2.2.2. Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu tư vấn thuộc các hạng mục của Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 46 2.2.2.1.Khái quát về các gói thầu tư vấn Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 46 2.2.2.2. Quá trình đấu thầu gói thầu CP7-2: 46 2.2.2.3. Nhận xét quá trình đấu thầu các gói thầu tư vấn giai đoạn I 49 2.2.3. Thực trạng hoạt động đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hoá thiết bị Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 55 2.2.3.1. Khái quát gói thầu mua sắm hàng hoá giai đoạn I dự án: 55 2.2.3.2. Qúa trình đấu thầu gói thầu CP8 55 2.2.3.3. Nhận xét chung về hoạt động đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hoá 57 2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đấu thầu dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I. 61 2.3.1. Những kết quả đạt được. 61 2.3.2. Những tồn tại trong việc thực hiện công tác đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Nam Định 64 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 67 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008-2012. 69 3.1. Nội dung, kế hoạch thực hiện Dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn II năm 2008-2012. 69 3.2. Hoàn thiện một số điều kiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế. 70 3.2.1. Hoàn thiện một số nội dung và sửa đổi, bổ sung Nghị định 111/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu. 70 3.2.2. Hoàn thiện đấu thầu tuyển chọn tư vấn cần bổ sung thêm nội dung tuyển chọn tư vấn cá nhân: 72 3.2.3. Cần có sự điều chỉnh theo hướng chú ý hơn đến chất lượng kỹ thuật, không phải là cạnh tranh bằng giá trong đấu thầu tư vấn 73 3.2.4. Hoàn thiện cách đánh giá năng lực của nhà thầu cho phù hợp hơn. 76 3.2.5. Về xác định giá trị gói thầu và giá trúng thầu của Nhà thầu: 77 3.2.6. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, tổ chuyên gia xét thầu, chuyên nghiệp hoá hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư. 79 3.2.6.1. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước: 79 3.2.6.2. Nâng cao năng lực của chuyên gia xét thầu: 80 3.2.6.3. Ban quản lý dự án phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu 82 3.3. Tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu. 85 3.3.1. Quản lý đấu thầu: 85 3.3.2. Quản lý hợp đồng sau đấu thầu 86 3.4. Nâng cao chất lượng đấu thầu của các nhà thầu 88 3.4.1. Nhà thầu thắng thầu phải đảm bảo tính khả thi thực hiện hợp đồng: 88 3.4.2. Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của lựa chọn nhà thầu đối với chủ đầu tư 89 3.4.3. Các nhà thầu cạnh tranh công bằng, bình đẳng 90 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp nguồn vốn phân bổ theo từng giai đoạn các hạng mục Dự án nâng cấp đô thị Nam Định 33 Bảng 2.2 Xác định giá đánh giá và xếp hạng các nhà thầu 37 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện các gói thầu xây lắp Giai đoạnI 44 Bảng 2.4 Điểm đánh giá đề xuất kỹ thuật gói thầu CP7-2 47 Bảng 2.5 Đánh giá tổng hợp xếp hạng nhà thầu gói thầu CP7-2 48 Bảng 2.6 Tình hìnhthực hiện hợp đồng các gói thầu tư vấn quốc tế 54 Bảng 2.7 Xác định giá đánh giá gói thầu CP8 58

docx116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý, tổ chuyên gia xét thầu, chuyên nghiệp hoá hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư. 3.2.6.1. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước: Con người luôn luôn xác định là nhân tố quan trọng và quyết định. Đảng và nhà nước ta chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong thời gian qua đã có thay đổi. Khi Luật đấu thầu được ban hành và có hiệu lực thì việc tổ chức triển khai thực hiện là một công việc cực kỳ quan trọng, cần được các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở nghiêm túc quán triệt và thi hành để Luật Đấu thầu thật sự được đi vào cuộc sống. Thạc sỹ Nguyễn Lê Phong đã nêu rõ ‘‘ Một số chuyên gia có lý khi luận bàn về sự thành công của một văn bản quy phạm pháp luật với đại ý như sau: Một văn bản luật dù được chuẩn bị tốt mấy đi nữa thì cũng chỉ mới đảm bảo thành công 50%, phần 50% còn lại là tuỳ thuộc váo quá trình tổ chức thực hiện, nghĩa là tuỳ thuộc vào người thực hiện và cơ quan quản lý các cấp.’’ [ 7 ]. Cần có sự cải cách cơ bản trong công tác tuyển và sử dụng cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu. Kiên quyết trung thành với nguyên tắc công bằng và minh bạch trong việc tuyển chọn và sử dụng cán bộ. Không tuyển vào đội ngũ những người không đủ trình độ chuyên môn. Công tác đào tạo và đào tạo lại đối với nhân sự trong Ban quản lý, phải được làm thường xuyên, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, công chức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác. Tiến tới chuyên môn hoá sâu những người làm công tác đấu thầu. Cùng với chính sách tiền lương khuến khích, cần chú trọng đặc biệt đến công tác đời sống của cán bộ, công chức. Tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức có thể nâng cao mức thu nhập trong phạm vi có thể. Có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với cá nhân có thành tích trong công tác hoặc có sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật, dù người vi phạm ở bất cứ cương vị công tác nào. Thường xuyên xem xét, đánh giá kết quả làm việc của cán bộ, công chức (theo các chuẩn mực mang tính định lượng) trên cơ sở đó, bố trí sắp xếp lại một cách khoa học nhằm phát huy cao nhất khả năng và sở trường công tác của từng cán bộ. 3.2.6.2. Nâng cao năng lực của chuyên gia xét thầu: Chuyên gia xét thầu phải là những cán bộ am hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách, đồng thời có kiến thức quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ bản, am hiểu các quy định về đấu thầu phải đảm bảo tính chuyên nghiệp. Cần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật về đấu thầu, nhằm qui định và hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế. Cùng với việc ban hành chính sách, Nhà nước cũng đã chú trọng công tác đào tạo, tập huấn giúp cho đội ngũ những người làm công tác quản lý đấu thầu ở cơ sở và những người trực tiếp điều hành công tác đấu thầu hiểu được bản chất, mục tiêu của công tác đấu thầu, cũng như qui trình thực hiện việc lựa chọn nhà thầu. Hiện nay công tác đấu thầu đã thực sự đi vào cuộc sống. Đội ngũ những người làm công tác đấu thầu càng ngày càng đông về số lượng và tinh về kỹ thuật. Tuy nhiên, do còn một số hạn chế nhất định khiến công tác đấu thầu chưa thực sự tạo ra môi trường cạnh tranh và đem lại hiệu quả mong muốn. Chủ đầu tư có thể tự thành lập tổ chuyên gia xét thầu bằng cách cử những cán bộ của mình tham gia tổ chuyên gia xét thầu. Ưu điểm của hình thức này là am hiểu lĩnh vực đấu thầu, và hiểu rõ những yêu cầu của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là đội ngũ cán bộ được bố trí thực hiện công tác phức tạp này không chuyên nghiệp, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về đấu thầu. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thực hiện việc xét thầu. Về hình thức, nó đảm bảo khách quan hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc xét thầu, nhưng thực tế nhiều tổ chức tư vấn này lại không được cập nhật kiến thức, hoặc là đã quá quen thuộc với khu vực mà họ tham gia xét thầu nên không tránh khỏi hiện tượng kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc thân quen. Để nâng cao chất lượng đấu thầu, chủ đầu tư khi lựa chọn cán bộ để thành lập “Tổ chuyên gia xét thầu” hoặc thuê “Tổ chuyên gia xét thầu” phải bảo đảm tính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp không phải là chuyên làm việc xét thầu, “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” được đề cập ở đây chính là “Tổ chuyên gia xét thầu” có tính chuyên nghiệp cao, tức là những thành viên tham gia tổ xét thầu phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau: - Am hiểu pháp luật về đầu tư và đấu thầu. Cần tiến hành thi tuyển để đánh giá kiến thức của các ứng viên về các quy định luật pháp của Nhà nước về đầu tư về đấu thầu. Đặc biệt chú ý đến việc cập nhật thường xuyên các quy định, Nghị định, hướng dẫn mới thi hành có liên quan. - Có kiến thức, hiểu biết, và kinh nghiệm về quản lý dự án. Chủ đầu tư quy định số năm kinh nghiệm làm dự án của thành viên được chọn vào “tổ chuyên gia xét thầu” làm căn cứ tuyển chọn. Không bố trí những cán bộ mới làm việc, chưa có kiến thức kinh nghiệm về quản lý dự án. - Có bản lĩnh vững vàng, không bị cám dỗ mua chuộc khi thực hành nhiệm vụ; Ngoài ra, “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” còn phải bảo đảm yêu cầu của một đơn vị công tác chuyên nghiệp, tức là phải tạo thành một nhóm làm việc hiệu quả, đảm bảo công việc chuyên môn là xét thầu thực sự khách quan, vô tư, minh bạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo thật sự công bằng, bình đẳng. Nhóm làm việc đó luôn luôn sẵn sàng chống lại các hành vi tham nhũng, mua chuộc, cám dỗ. Việc thành lập hoặc thuê được “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” sẽ đem lại hiệu quả trên nhiều mặt sau đây: + Đảm bảo việc xét thầu công tâm, minh bạch, đúng pháp luật và nhiều tiêu thức chất lượng khác như đảm bảo sự công bằng bình đẳng, đảm bảo yêu cầu vô tư, trong sáng khi lựa chọn nhà thầu. + “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” sẽ khắc phục các hiện tượng tiêu cực đã và đang tồn tại trong hoạt động đấu thầu hiện nay. Lựa chọn thành viên tham gia tổ chuyên gia xét thầu có chất lượng sẽ khắc phục các hành vi gian lận như thông đồng với nhà thầu, bán thông tin mật về cuộc thầu. + Tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động đấu thầu sẽ được nâng lên do tập trung được những cán bộ, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu luật pháp và có phẩm chất chính trị tốt không dễ bị cám dỗ mua chuộc. + Năng lực đấu thầu quốc tế các gói thầu công trình xây dựng phức tạp về kỹ thuật, uy tín quốc tế trong tổ chức đấu thầu sẽ được nâng cao. 3.2.6.3. Ban quản lý dự án phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu Do thiếu chuyên nghiệp vì không tổ chức thường xuyên các cuộc đấu thầu, do bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng chủ quan của bên mời thầu, vì vậy đã vi phạm Luật đấu thầu như sai sót khi phát hành hồ sơ mời thầu; chấm thầu, xét thầu chưa khách quan và mất rất nhiều thời gian không đảm bảo theo kế hoạch… Chính vì vậy trong thời gian vừa qua hoạt động đấu thầu không đạt được hiệu quả cao làm cho uy tín của các Ban quản lý dự án bị ảnh hưởng. Trong rất nhiều trường hợp do thiếu chuyên môn, thiếu chuyên nghiệp đã xuất hiện những biểu hiện không minh bạch như móc nối với nhà thầu để chia chác, ra điều kiện trích lại phần trăm cho chủ đầu tư để được chấm thắng thầu. Một số Ban quản lý dự án đã tạo ra nhà thầu “sân sau” cho mình để được nhận bồi dưỡng, hoặc nhận được những ưu đãi nào đó. Những hiện tượng đó là do họ thiếu chuyên nghiệp và “sống” quá gần với cơ chế thị trường. Tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định, do thiếu chuyên nghiệp và thiếu cán bộ kỹ thuật trong giai đoạn đầu khi triển khai dự án, Ban quản lý dự án không có kinh nghiệm theo dõi kiểm tra thực tế công việc khảo sát xây dựng, lập thiết kế chi tiết, cung như biện pháp thi công cho các gói thầu xây lắp giai đoạn I của tư vấn thiết kế, dẫn tới hậu quả hầu như 90% các gói thầu đều phải chỉnh sửa lại thiết kế và thay đổi cả biên pháp thi công, thời gian thực hiện hợp đồng phải kéo dài. Rút kinh nghiệm sâu sắc từ tư vấn lập dự án đầu tư giai đoạn I, công tác chuẩn bị cho giai đoạn II, ngay sau khi lựa chọn 4 Công ty tư vấn lập báo cáo đầu tư cho các hạng mục của giai đoạn II, Ban quản lý đã cử cán bộ kỹ thuật theo sát nhà thầu kiểm tra, giám sát tư vấn thực hiện đầy đủ trình tự các bước, từ khâu khảo sát xây dựng, đến thiết kế kỹ thuật thi công đảm bảo sát thực tế tránh phải chỉnh sửa bổ sung như giai đoạn I. Cán bộ chuyên viên cộng đồng và môi trường cùng nhà tư vấn họp với cộng đồng dân cư thống nhất phương án nâng cấp và trách nhiệm đóng góp 3% kinh phí cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 và kính phí để duy tu bảo dưỡng. Ngoài gia Ban quản lý thường xuyên phối hợp tư vấn thiết kế và Chính quyền địa phương xử lý tình huống kỹ thuật ở những nơi đầu tư nâng cấp có vấn đề về kỹ thuật, để đảm bảo cho việc thi công và sử dụng vận hành sau này có hiệu quả. Muốn nâng cao tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, trước hết Ban quản lý dự án phải cần một đội ngũ cán bộ phải chuyên nghiệp và được “chuẩn hoá’’ am hiểu pháp luật đấu thầu của Chính phủ Việt Nam và các qui định của nhà tài trợ, nắm vững kiến thức về quản lý dự án, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng gói thầu, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với các gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế. Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị Nam Định được thành lập thay mặt cho chủ đầu tư là UBND thành phố Nam định, có chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn xây dựng để khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập dự án, tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, kiểm định chất lượng công trình, kiểm tra thực hiện các hợp đồng; tổ chức đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị; giải quyết các thủ tục giải phóng mặt bằng; thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng... Ban quản lý dự án, với chức năng, nhiệm vụ trên, được coi là giải pháp quan trọng giúp cho chủ đầu tư UBND thành phố, từng bước chuyên môn hóa đội ngũ làm công tác quản lý đấu thầu, đầu tư xây dựng, khắc phục tình trạng yếu kém trước kia, một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Ban quản lý dự án có trách nhiệm phân công, bố trí người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để thực hiện từng nhiệm vụ trong quá trình quản lý thực hiện dự án, đạt hiệu quả và tiến độ được duyệt. Để tạo điều kiện cho Ban thực hiện tốt nhiệm vụ, UBND thành phố đã lựa chọn và điều động cán bộ có đủ năng lực trình độ nghiệp vụ từ các phòng ban chuyên môn của thành phố và tuyển mới từ các đơn vị khác trong tỉnh. Cán bộ nhân viên nghiệp vụ là người trong biên chế của UBND thành phố hoặc ký hợp đồng lao động, phải có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ học vấn phù hợp với nhiệm vụ được giao. Với 37/38 đồng chí có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, thủy lợi, giao thông, tài chính, mỏ địa chất, có kinh nghiệm thực tế quản lý dự án, thi công xây dựng công trình về công tác tại Ban quản lý dự án. Sau đó, Ban đã tạo điều kiện bố trí thời gian cho cán bộ được tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý dự án, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu do Sở xây dựng tổ chức; thường xuyên cập nhật văn bản pháp quy liên quan... Với những quy định như vậy, cùng với việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tham gia đấu thầu, nâng cao năng lực của cán bộ tham gia đấu thầu, nâng cao hiệu quả, tính chính xác và sự công bằng trong các hoạt động đấu thầu đã thể hiện tính chuyên nghiệp hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư. Để trở thành chuyên nghiệp thứ hai là chủ đầu tư phải thành lập tổ chuyên gia đấu thầu đủ năng lực và đủ trình độ và phẩm chất để đảm đương công việc xét thầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp dù có thuê tổ chức tư vấn giúp mình thực hiện công việc chuyên môn đấu thầu, chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Quy định này đảm bảo nâng cao trách nhiệm của bên mời thầu trước các quyết định có liên quan đến công việc tổ chức quản lý hoạt động đấu thầu các gói thầu. 3.3. Tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu. 3.3.1. Quản lý đấu thầu: Để triển khai tốt hoạt động đấu thầu, Ban giám đốc quản lý dự án và các nhân viên của Ban phải nghiên cứu kỹ và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước, đồng thời phải đảm bảo tuân theo yêu cầu của nhà tài trợ, kết hợp hài hoà thủ tục, và nắm vững kiến thức về đấu thầu và quản lý dự án, đòi hỏi từng cá nhân phải có sự cố gắng học hỏi kinh nghiệm và được đào tạo cơ bản qua các lớp học ngắn hạn. Trong hoạt động đấu thầu, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giai đoạn I, ở từng khâu từ chuẩn bị hồ sơ mời thầu, mở thầu, tổ chức chấm thầu và xét thầu, đến đàm phán ký kết hợp đồng và quản lý hợp đồng khi triển khai. Cần phải rút ngắn hơn nữa thời gian đánh giá thầu, để hạn chế việc gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Việc đấu thầu thực hiện theo kế hoạch, đấu thầu tổng thể cho giai đoạn II được Ngân hàng thế giới và tỉnh thông qua là cơ sở thực hiện dự án trong giai đoạn II, không cho tham gia đấu thầu đối với các nhà thầu trong thời gian qua thi công các công trình của địa phương không đạt chất lượng. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu, có biện pháp xử lý mạnh không cho tham dự gói thầu khác đối với các nhà thầu bị phát hiện thông đồng trong đầu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu, trong trường hợp phát hiện thông đồng trong đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu, chủ đầu tư kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi phạm. 3.3.2. Quản lý hợp đồng sau đấu thầu Sau khi kết thúc quá trình đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu ký kết và triển khai hợp đồng là công việc cấp thiết. ‘‘Bên giao thầu, bên nhận thầu, trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thoả thuận trong hợp đồng bao gồm: quản lý về chất lượng, tiến độ của công việc, khối lượng và quản lý giá hợp đồng, quản lý về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ, quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng’’, điều này được qui định rất rõ trong Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của bộ Xây dựng V/v Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng [ 27 ]. Việc quản lý hợp đồng sau đấu thầu vô cùng quan trọng để quản lý tốt hơn dự án, bao gồm các công việc sau: + Tăng cường công tác quản lý dự án, tiến độ thi công đảm bảo, giám sát quản lý chặt chẽ đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình thi công. + Kiểm soát chặt chẽ hạn chế phát sinh làm tăng khối lượng của công trình thi công. + Công trình làm đến đâu quyết toán hoàn thiện thủ tục thanh toán theo khối lượng thi công đã hoàn thành. Tăng cường công tác giám sát nhà thầu thi công. ngoài tư vấn giám sát tại hiện trường, Ban quản lý cử cán bộ kỹ thuật của Ban theo dõi để nắm chắc tiến độ diễn biến của quá trình thi công của nhà thầu, để cùng phối hợp với tư vấn giám sát và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tháo gỡ những vướng mắc kịp thời và đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình thi công. Để hạn chế khối lượng phát sinh tăng, ngay từ khâu khảo sát thiết kế lập báo cáo đầu tư, phải lựa chọn phương án xây dựng tối ưu trong điều kiện địa chất, địa hình phù hợp, đồng thời giảm thiểu tối đa việc di dời giải phóng mặt bằng với sự tham gia đóng góp tích cực của cộmg đồng dân cư, người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, phải tham gia và hiến đất cho dự án. Đây là nguyên tắc chỉ đạo mà các tư vấn chuẩn bị Báo cáo đầu tư của dự án trong giai đoạn II đang triển khai thực hiện. Sang giai đoạn thi công xây dựng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong quá trình theo dõi quản lý dự án phải nghiên cứu hiện trường, kiên quyết không giải quyết bất kỳ đề xuất nào từ phía tư vấn và nhà thầu nếu đề xuất đó không thật sự cần thiết. Hiện tại các công trình đầu tư nâng cấp do Ban quản lý làm chủ đầu tư đang được Công ty tư vấn trong nước và quốc tế có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm giám sát, quản lý tốt chất lượng thi công xây lắp, để quản lý đảm bảo chất lượng công trình. Thường xuyên thực hiện công tác giám sát đánh giá các công trình và thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định, thời gian báo cáo đảm bảo theo quy định tại thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư, và Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, qui định rõ ‘‘Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng’’ [ 20 ]. Phối hợp với các ban ngành liên quan xem xét tình hình cụ thể của từng công trình để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong việc thi công công trình theo hợp đồng. Để nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu cần phải tuân theo “Quy định và chỉ dẫn kỹ thuật” là một tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cụ thể và chi tiết của từng gói thầu để làm căn cứ: (1) cho tư vấn giám sát và chủ đầu tư giám sát chất lượng, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu công trình hay dự án; (2) cho nhà thầu triển khai lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ đấu thầu bao gồm cả bản vẽ, giải pháp thực hiện, biện pháp kỹ thuật, thiết kế công nghệ, quy trình công nghệ, phòng thí nghiệm hiện trường, biện pháp kiểm soát và tự đảm bảo chất lượng thi công; (3) cho cơ quan đơn vị tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo trì khai thác công trình.” [25, Tr 5]. Quyết toán gọn công trình đã hoàn thành: Việc quyết toán phải đảm bảo tuân theo các qui định hiện hành của nhà nước và các điều ước quốc tế của nhà tài trợ đã được qui định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính: ‘‘Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài (vốn do nhà nước bảo lãnh, vốn vay, vốn viện trợ từ các Chính phủ....) khi hoàn thành thực hiện quyết toán theo thông tư này và các qui định liên quan của Điều ước quốc tế.’’[ 29 ] Thông qua quyết toán nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất hiệu quả đầu tư mang lại, xác định rõ trách nhiệm của Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, đồng thời từ đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư. Sản phẩm dự án đầu tư nâng cấp được xã hội thừa nhận hay không chính là việc công trình đó đưa vào sử dụng khai thác và thực hiện quyết toán đúng tiến độ. Dự án nâng cấp đô thị Nam Định tại khu vực phường Văn Miếu, thực hiện thí điểm trong giai đoạn I đã hoàn thành thi công, đưa vào khai thác sử dụng các công trình: Nâng cấp hệ thống cống thoát nước tuyến đường Văn Cao (gói thầu CP3); Hạ tầng khu tái định cư Trầm Cá (Gói thầu RCP12); Hệ thống giao thông, thoát nước khu tập thể máy Dệt (gói thầu CP4) và nâng cấp các tuyến đường nhánh khu tập thể Dệt Lụa (gói thầu CP5) đã giải quyết tốt về thoát nước không ngập lụt trong mùa mưa, của cộng đồng dân cư, đặc biệt hai khu tập thể Máy Dệt và khu tập thể Máy Tơ, hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng cách đây trên 30 năm xuống cấp nghiêm trọng. Việc thanh toán gọn các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kịp thời phát huy hiệu qủa xã hội. 3.4. Nâng cao chất lượng đấu thầu của các nhà thầu 3.4.1. Nhà thầu thắng thầu phải đảm bảo tính khả thi thực hiện hợp đồng: Bên mời thầu đã chú trọng đến việc đảm bảo tính khả thi của các dự án, công trình xây dựng sau khi đấu thầu. Chính vì vậy nhiều bên mời thầu đã chú trọng đến việc rà soát năng lực của các nhà thầu tham dự thầu. Hơn thế nữa, nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu đã rất xem trọng đến khả năng thực hiện công trình, dự án của các nhà thầu cả trên sổ sách, hồ sơ và trên thực địa. Chính vì vậy, tính khả thi của nhiều hồ sơ dự thầu đã được đảm bảo. Do đó, có nhiều nhà thầu đã đảm bảo thực hiện gói thầu như đã cam kết. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư “Hiệu quả qua đấu thầu trước tiên là ở chỗ thông qua các cuộc đấu thầu chúng ta lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu cũng phải có giải pháp khả thi để thực hiện công việc được giao và đảm bảo giá trúng thầu không được vượt giá dự kiến (giá gói thầu).”[31, Tr 5]. Tuy nhiên, tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định, chất lượng nhiều công trình sau khi thực hiện còn thấp, tư vấn giám sát đã yêu cầu nhà thầu phải chỉnh sửa lại, tiến độ thực hiện nhiều hợp đồng còn chậm, trong đó có hợp đồng chậm 19 tháng. Kinh phí thực hiện nhiều công trình thực tế lớn hơn giá trị trúng thầu rất nhiều. Để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm lập lại trật tự, kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị ‘‘Quy định chặt chẽ điều kiện năng lực và chế tài xử lý đối với nhà thầu khi tham gia đấu thầu, quy định các loại hình và quy mô công trình các nhà thầu được phép tham gia phù hợp trình độ và năng lực của các nhà thầu. Chấm dứt tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thi công, xây dựng công trình’’ [ 25 ] Quá trình lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu, yêu cầu phải đảm bảo tính hiện thực, khả thi của việc thực hiện sau khi ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn. Đây là một khía cạnh thể hiện chất lượng đấu thầu vì nó phòng ngừa tình trạng chọn được nhà thầu không có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu và chi phí thực hiện gói thầu thấp nhất khi đưa về cùng một mặt bằng, khi thực hiện tìm cách tăng khối lượng phát sinh. Qua theo dõi và thực tế giám sát quá trình thực hiện một số gói thầu xây dựng đã được tổ chức công khai trong giai đoạn I, luận văn nhận thấy có những hiện tượng chậm tiến độ, thực chi vượt so với giá trúng thầu khá cao. Có trường hợp phải điều chỉnh nhiều lần mới hoàn thành được công trình. Đó có thể là do khi đấu thầu, phương án do một số nhà thầu đưa ra chưa được thực sự khả thi. Khi xét thầu, bên mời thầu đã chưa xem xét kỹ dẫn đến hiện tượng bỏ sót, chưa đánh giá đúng thực lực hoàn thành công trình của nhà thầu, đà trao cho họ quyền thực thi gói thầu. Đến khi triển khai, việc chậm tiến độ, chi quá mức dự kiến ban đầu không thể khắc phục được. 3.4.2. Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của lựa chọn nhà thầu đối với chủ đầu tư Chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng là một chỉ tiêu tổng quát, nó không chỉ đòi hỏi các yêu cầu phải bảo đảm tính pháp lý, tính khoa học, tính khả thi, nó còn đòi hỏi việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm yêu cầu hiệu quả kinh tế. Yêu cầu hiệu quả kinh tế được hiểu là việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn kinh phí thực hiện gói thầu. Trước hết, tiêu chí này yêu cầu chỉ đưa vào xét chọn các nhà thầu xây dựng các công trình nâng cấp có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện các công trình nâng cấp, có phương án chi phí thấp hơn giá gói thầu. Việc chọn được nhà thầu thắng thầu ký hợp đồng thực hiện gói thầu phải tiết kiệm được ngân sách dự án, tức là chọn nhà thầu có giá tham dự thầu sau khi đã đưa về cùng một mặt bằng kinh tế, kỹ thuật thương mại là thấp nhất. Tiết kiệm để có chi phí thấp nhất, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của công trình đà được ghi rõ trong hồ sơ mời thầu thể hiện yêu cầu của chủ đầu tư, đúng tiến độ của gói thầu để sớm đưa dự án vào sử dụng, phát huy nhanh hiệu quả của vốn đầu tư. Tiêu thức chất lượng này còn đòi hỏi công tác tổ chức đấu thầu phải được tiến hành sao cho nhanh gọn, tiết kiệm, tránh láng phí tiền của của Nhà nước và xã hội. Việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu với hình thức chủ yếu là “đấu thầu rộng rãi” là một cách tốt nhất để thực hiện yêu cầu này. Thông qua việc áp dụng hình thức này, bên mời thầu sẽ hạn chế các tiêu cực có thể xẩy ra làm suy yếu vai trò của hoạt động đấu thầu. Việc các nhà thầu nghiên cứu kỹ lưỡng, tự cân đối khả năng và năng lực để quyết định tham dự thầu hay không sẽ là cơ sở cho việc tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực của mình và của xà hội. 3.4.3. Các nhà thầu cạnh tranh công bằng, bình đẳng Thực tế công tác đấu thầu trong những năm qua cho thấy ‘‘Công tác đấu thầu đã góp phần quan trọng trong các thành tựu phát triển kinh tế. Một trong các dấu hiệu quan trọng nhất của cơ chế thị trường là sự cạnh tranh tự do trong môi trường bình đẳng và minh bạch. Cạnh tranh công bằng sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác sự cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ tạo thuận lợi cho bên mời thầu lựa chọn được hàng hoá và dịch vụ hợp nhất với yêu cầu của mình và với giá cả thấp nhất. [ 32 ] Tất cả các nhà thầu có tư cách hợp lệ tham dự thầu phải được đảm bảo tính công bằng, bình đẳng với nhau không phân biệt thành phần kinh tế, sở hữu, doanh nghiệp trong hay ngoài nước. Có như vậy mới đảm bảo yêu cầu bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu. Trong đấu thầu xây dựng các công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiêu thức chất lượng này phải được cụ thể hoá trong tiêu chuẩn hợp lệ của nhà thầu, tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu được, quy định trong hồ sơ mời thầu, xét thầu và thẩm định kết quả đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu, việc quy định rõ các điều kiện tham dự thầu một cách rõ ràng tạo điều kiện cho tất cả các Nhà thầu có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham dự. Quy định rõ đối tượng tham dự thầu nhằm loại bỏ khả năng không đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các nhà thầu. Theo luật đấu thầu đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xà hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, một số nhà thầu sẽ không được tham dự thầu một số gói thầu và nếu họ tham gia sẽ không đảm bảo các yêu cầu công bằng, bình đẳng, và cạnh tranh. Sở dĩ như vậy là vì nếu để họ tham dự thầu sẽ làm mất đi tính cạnh tranh. Chẳng hạn, có hai hay ba đơn vị phụ thuộc trong một tổ chức cùng nộp hồ sơ tham dự một gói thầu sẽ loại bỏ khả năng cạnh tranh của các nhà thầu độc lập khác, hoặc một nhà thầu tham dự đấu thầu do chính mình tổ chức sẽ tự loại bỏ khả năng thắng thầu của các nhà thầu khác. Trong xét thầu, việc lựa chọn các thành viên tham gia tổ chuyên gia xét thầu ngoài các yêu cầu về chuyên môn, cần phải có chú trọng đến yêu cầu về quan điểm đánh giá khách quan, không thiên vị. Đó phải là các quan toà cho sự đúng đắn trong các quyết định lựa chọn nhà thầu. Những người có thái độ thiên lệch về thành phần kinh tế hay xem nhẹ vai trò của các nhà thầu trong nước trong tương quan với các nhà thầu nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc lựa chọn nhà thầu. KẾT LUẬN Hoạt động đấu thầu đã tồn tại ở nước ta gần hai mươi năm, thời gian qua còn trong giai đoạn đầu, tuy nhiên nó đã và đang trở thành một hoạt động phổ biến và được toàn xã hội quan tâm vì đây là biểu hiện của hình thức chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế quản lý cũ theo cơ chế “xin,” “cho” sang cơ chế cạnh tranh, công bằng, bình đẳng trong xây dựng, mua sắm hnàg hoá và tuyển chọn tư vấn. Công tác đấu thầu đã có những bước tiến rất lớn phát huy được vị trí và vai trò của mình và góp phần tiết kiệm vốn đầu tư cho các dự án. Các nhà thầu trong nước từng bước trưởng thành vươn lên cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài trong các cuộc đấu thầu quốc tế. Luận văn này là kết quả quá trình tìm tòi học hỏi từ thực tế tại Dự án nâng cấp đô thị Nam Định. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng hợp kết hợp với thực tế hoạt động đấu thầu của dự án trong giai đoạn I, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động đấu thầu dự án trong giai đoạn tiếp theo 2008-2012. Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, Luận văn đã phân tích và đánh giá làm rõ hoạt động đấu thầu của Dự án nâng cấp đô thị Nam Định trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007 với khá đầy đủ các hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước và quốc tế, đối với các lĩnh vực như: Đấu thầu xây lắp, Đấu thầu tuyển chọn tư vấn và đấu thầu mua sắm hàng hoá và thiết bị. Sử dụng phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ đối với đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá, và phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, cũng như các hình thức thực hiện hợp đồng cố định đối với gói thầu có giá trị nhỏ thời gian thi công ngắn như gói thầu RCP11, RCP12 và CP4, hợp đồng điều chỉnh giá đối với gói thầu có tính chất phức tạp về kỹ thuật thời gian thi công dài như gói thầu CP9 và CP11, hợp đồng trọn gói đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo đầu tư, và hợp đồng theo thời gian đối với các gói thầu tư vấn quản lý hợp đồng và giám sát thi công RCP14 và CP10. Trong số những kinh nghiệm đó, cần nhấn mạnh đến các kinh nghiệm quý báu như sự tách rời giữa các lĩnh vực đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hoá với tư vấn vì giữa chúng có nhiều nét khác nhau để tránh việc hiểu sai, nhầm lẫn. Ngoài ra phải giám sát chặt chẽ quá trình đấu thầu, quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng các công trình sau đấu thầu, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các vi phạm Luật đấu thầu cũng là một kinh nghiệm bổ ích cho việc nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định trong giai đoạn II. Từ thực tế thực hiện hoạt động đấu thầu các gói thầu Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Nam Định cũng còn một số hạn chế như thời gian chấm và xét thầu kéo dài chất lượng chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, trong đó nổi lên là do chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xét duyệt thầu, chưa cao. Phân tích các nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đấu thầu trong giai đoạn tiếp theo. Luận văn đã trình bầy nhận thức của mình và đề xuất giải pháp hoàn thiện một số điều khoản của nghị định 111/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời Luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý dự án và tổ chuyên gia xét thầu thích ứng trong giai đoạn tới, cũng như việc cần phải tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu, và áp dụng các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu cho giai đoạn II của dự án. Trên cơ sở quán triệt các yêu cầu đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu tại Dự án Nâng cấp đô thị Nam Đinh nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt 1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo về công tác quản lý đấu thầu số 797 BKH/QLĐT ngày 13 tháng 2 năm 2004. 2) Chỉ thị số Số: 21/2005/CT-TTg ngày15 tháng 6 năm 2005 củaThủ tướng Chính phủ ‘‘ V/v triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng’’. 3) Giáo trình, Hiệu quả & Quản lý dự án nhà nước. Khoa khoa học và quản lý Trường đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, (Tr 252) 4) Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Masố B2002 – 38 – 42. HaNội, năm 2004. 5) Hồ sơ mời thầu gói thầu 16-5 - Dự án nâng cấp đô thị Nam Định tháng 10 năm 2007. 6) Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA. Văn phòng Ngân hàng Thế giới, HaNội chịu trách nhiệm dịch và xuất bản, 2/2001. 7) Nguyễn Lê Phong ThS. Vài nét về công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam thời gian qua và hiện nay ( Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 2/2007). 8) Nguyễn Văn Thanh: Năm 2000 xoá nợ cho các nước nghèo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1999 9) Nguyễn Chí Thành. (2003). Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông. Luận án Tiến sỹ. 10) Nguyễn Thị Tiếp. Giá dự thầu, vấn đề cần quan tâm hiện nay. Tạp chí Kinh tế và dự báo – Số 3/2000, Bộ KH và ĐT. 11) Nguyễn Thị Tiếp. (1999). Hoàn thiện chế độ đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông đường bộ quốc gia ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. 12) Nguyễn Thị Thanh Huyền. (2005). Hoàn thiện công tác dự thầu các công trình giao thông ở công ty đường bộ 471. Luận văn Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, HaNội. 13) Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. 14) Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ 15) Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình. 16) Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. 17) Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng. 18) Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. 19) Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 20) Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Mục 5 điều 3 21) Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu. 22) Luật Thương Mại. (1998). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HaNội. 23) Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 đã được Quốc Hội nước Cộng hoaXã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2006. 24) Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg ngày 9/8/2007 của Thủ Tướng Chính phủ V/v ban 25) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải số 25/2005/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2005 ban hành quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng công trình giao thông. 26) Thông báo số 01 ngày 03/01/07 của UBND tỉnh Nam Định V/v Kết luận của Đ/c Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh-Trửng ban chỉ đạo Dự án WB tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ thực hiện Dự án WB thành phố Nam Định. 27) Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 V/v Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng 28) Tài liệu tấp huấn về đấu thầu do giảng viên của Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới soạn thảo. Tháng 3/2002. 29) Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính Mục 6 Phần I 30) 31) Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu; Nguồn Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 32:) Quản lý đấu thầu trong môi trường cạnh tranh, minh bạch(30/7/2006). 33) Chi phí xây dựng hợp lý, một yếu tố bảo đảm chất lượng công trình – Báo Hà Nội mới. 34) nghiệp giao thông vận tải. 35) Không nên tách vốn ODA khỏi vốn ngân sách Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 36) Guidelines on the use of Consultants by Asian Development Bank and its Borrowers. Tháng 4 năm 1979. 37) Guidelines For Procurement Under JBIC ODA Loans. (1999). 38) Guidelines For the Employment of Consultants under JBIC ODA Loans. Tháng 10 năm 1999. 39) The World Bank. Guidelines procurement Under IBRD Loans and IDA Credits. (1999). 40) The World Bank. Guidelines Selection and Employment of Consultants by World Bank Borrowers. Tháng 9 năm 1997. 41) The World Bank. Comparision of AFDB and World Bank Procurement Procedures. (2000). 42) FIDIC. Conditions of contract for construction for Building and Engineering works designed by the employer. (1999). PHỤ LỤC 1. tæng hîp t×nh h×nh thùc hiÖn kÕ ho¹ch ®Êu thÇu giai ®o¹n I Dù ¸n n©ng cÊp ®« thÞ Thµnh phè Nam §Þnh Sè TT Ký hiÖu gãi thÇu M« t¶ Sè gãi thÇu H×nh thøc gãi thÇu Ph¬ng ph¸p §T H×nh thức xem xe't của WB Dự to¸n (VND) TriÖu ®ång Dự to¸n (US$) Nép thÇu, ®¸nh gi¸, trao Hîp ®ång Thương thảo vµà ký kết hợp đồng Triển khai hợp đồng Hoµn thµnh hợp đồng Phª duyệt thiết kế, FS, dự to¸n, TOR Chuẩn bị thiết kế chi tiết, BD, RFP Phª duyệt BD, RFP Mời thầu Nép vµ Më thÇu иnh gi¸ thầu Phª duyệt đề xuất trao thầu H¹ng môc 1: N©ng cÊp c¬ së h¹ tÇng cÊp 3 1 CP4 N©ng cÊp phÝa ®«ng ®êng Gi¶i Phãng 1 CW NCB xem xÐt tríc 400,000 07/'04 08/'05 09/'05 21/9/05 21/10/05 20/11/05 20/12/05 17/1/06 1/2/06 08/'06 Thùc tÕ 7,896.8 404,632 07/'04 08/'05 09/'05 09/05 10/05 11/'05 01/06 01/06 02/'06 05/08 2 CP5 N©ng cÊp phÝa t©y ®êng Gi¶i Phãng 1 CW NCB xem xÐt tríc 613,517 09/'04 06/05 19/7/05 18/8/05 17/9/05 17/10/05 14/11/05 29/11/05 28/5/06 Thùc tÕ 6,328.5 431,277 09/'04 06/05 07/05 08/05 09/05 10/05 02/06 02/06 06/08 3 CP6 N©ng cÊp CSHT x· héi, phêng V¨n MiÕu 1 CW NCB xem xÐt sau 108,402 07/04 09/05 21/9/05 21/10/05 20/11/05 20/12/05 17/1/06 1/2/06 08/'06 Thùc tÕ 1,078.0 67,397 07/04 09/05 09/05 10/05 11/05 12/05 1/06 2/06 02/07 H¹ng môc 2: N©ng cÊp CSHT cÊp 1,2 4 CP9 XD tr¹m b¬m QC, Kªnh x¶ ra S«ng Hång 1 CW ICB/NCB xem xÐt tríc 1,695,752 03/2006 03/06 08/06 21/9/05 21/10/05 20/11/05 20/12/05 17/1/06 03/'06 09/07 Thùc tÕ 28,283.0 1,767,656 03/2006 03/06 08/06 08/06 03/07 03/07 03/07 10/07 5 CP11 Kªnh bao 1 CW ICB/NCB xem xÐt tríc 1,987,378 03/2006 03/06 08/06 21/9/05 21/10/05 20/11/05 20/12/05 17/1/06 03/'06 09/07 Thùc tÕ 34,296.0 2,143,500 03/2006 03/06 08/06 08/06 12/10/06 03/07 03/07 26/3/07 09/07 6 CP1 N©ng cÊp §êng Vô B¶n, tho¸t níc 1 CW NCB xem xÐt tríc 216,470 03/2006 03/06 6/6/06 28/6/06 28/7/06 27/8/06 26/9/06 24/10/06 24/10/06 04/'06 Thùc tÕ 15,238.0 952,381 03/2006 03/06 6/6/06 28/6/06 28/7/06 10/12/06 27/12/06 6/01/07 02/07 05/08 7 CP3 Cèng hép tõ ®êng GP ra Kªnh Gia 1 CW NCB xem xÐt tríc 370,375 06/05 30/6/05 30/7/05 29/8/05 28/9/05 26/10/05 26/10/05 04/'06 Thùc tÕ 12,056.7 734,688 06/05 06/05 08/2005 09/05 10/05 10/05 11/05 09/07 H¹ng môc3: Khu t¸i ®Þnh cư 08/05 09/04 8 RCP10 San lÊp khu t¸I ®Þnh c 1 CW NCB xem xÐt tríc 300,000 05/'04 06/'04 08/'04 17/9/04 17/10/04 16/11/04 16/12/04 13/1/05 02/'05 06/'05 Thùc tÕ 3,487.0 214,706 08/05 09/04 17/9/04 3/11/04 3/12/04 2/1/05 31/1/05 02/05 06/'05 9 RCP15 San lÊp khu t¸I ®Þnh c bæ sung 2,6 ha 1 CW NCB xem xÐt sau 100,000 06/05 20/7/05 19/8/05 18/9/05 18/10/05 15/11/05 09/'05 11/'05 Thùc tÕ 928.0 57,675 06/05 06/05 06/05 07/05 08/05 09/05 09/05 12/05 10 RCP11 CSHT kü thuËt phÝa §«ng ®ừơng D3 1 CW NCB xem xÐt tríc 457,516 06/05 06/05 2/7/05 1/8/05 31/8/05 30/9/05 28/10/05 09/'05 02/'06 Thùc tÕ 7,756.0 484,751 06/05 06/05 2/7/05 08/2005 09/05 10/05 10/05 11/05 06/06 11 RCP12 CSHT kü thuËt phÝa T©y ®ường D3 1 CW NCB xem xÐt tríc 435,086 6/6/06 29/6/06 28/7/06 27/8/06 26/9/06 24/10/06 11/'05 05/'06 Thùc tÕ 6,961.0 435,086 6/6/06 29/6/06 28/7/06 ‘08/06  ‘10/06  11/06 12/06 09/07 C¸c gãi thÇu dÞch vô t vÊn 1 CP7-2 LËp B/c kh¶ thi, thiÕt kÕ KT, HSMT khu thu nhËp thÊp c¸c phêng phÝa B¾c TP 1 Const QCBS xem xÐt tríc 158,000 03/06 03/06 08/06 20/7/06 19/8/06 18/9/06 18/10/06 15/11/06 01/'06 01/'07 Thùc tÕ 1,954.6 122,162 03/06 03/06 08/06 08/06 09/06 12/06 02/07 02/07 03/07 2 CP7-3 LËp B/c kh¶ thi, thiÕt kÕ KT, HSMT khu thu nhËp thÊp c¸c phêng trung t©m TP 1 Const QCBS xem xÐt tríc 158,000 03/06 03/06 08/06 11/9/06 11/10/06 10/11/06 10/12/06 7/1/07 08/'06 08/'07 Thùc tÕ 1,694.8 105,923 03/06 03/06 08/06 09/06 10/06 12/06 02/07 04/07 04/07 3 CP7-4 LËp B/c kh¶ thi, thiÕt kÕ KT, HSMT khu thu nhËp thÊp c¸c phêng phÝa Nam TP 1 Const QCBS xem xÐt tríc 159,443 03/06 03/06 08/06 11/9/06 11/10/06 10/11/06 10/12/06 7/1/07 03/'07 03/'08 Thùc tÕ 1,540.1 96,258 03/06 03/06 08/06 09/06 10/06 12/06 02/07 04/07 04/07 4 CP10 Qu¶n lý H§ vµ GS thi c«ng cho toµn bé H¹ng môc 2 - G§ 1 1 Const QCBS xem xÐt tríc 320,255 12/05 12/05 02/06 27/2/06 5/4/06 5/5/06 4/6/06 2/7/06 03/06 04/'07 Thùc tÕ 8,062.7 503,918 12/05 12/05 02/06 03/06 04/06 06/07 07/07 08/07 09/07 5 27-1 LËp B/c kh¶ thi, TKKT, lËp HSMT c¬ së h¹ tÇng cÊp 1,2 1 Const QCBS xem xÐt tríc 712,656 09/'05 09/'05 11/05 20/1/06 31/3/06 30/4/06 30/5/06 27/6/06 06/'06 03/'07 Thùc tÕ 3,195.7 199,607 09/'05 09/'05 11/05 01/'06 03/'06 08/06 09/06 10/06 12/06 12/07  6 RCP14 Qu¶n lý hîp ®ång vµ gi¸m s¸t thi c«ng H¹ng môc 3, HM I vµ 1 phÇn HM2 1 Const CQ xem xÐt sau 98,000 08/05 09/05 21/9/05 21/10/05 20/11/05 20/12/05 17/1/06 11/'05 12/'07 Thùc tÕ 1,952.0 124,094 08/05 09/05 09/05 10/2005 11/05 12/05 12/05 12/05 7 20-1 KiÓm to¸n ®éc lËp cho 2 G§ 1 Const LCS xem xÐt sau 40,000 02/06 03/06 03/06 5/4/06 4/5/06 3/6/06 2/8/06 30/8/06 29/9/06 12/2014 Thùc tÕ 635.8 39,735 02/06 03/06 03/06 04/06 05/06 08/06 09/06 09/06 10/06 12/2014 5 20-2 Gi¸m s¸t EIA GDI 1 Const CQ xem xÐt sau 23,000 07/05 07/05 07/05 4/7/05 3/8/05 2/9/05 2/10/05 30/10/05 08/'05 10/'07 Thùc tÕ 635.8 21,416 07/05 07/05 07/05 07/05 08/05 08/05 09/05 11/05 11/05 9 20-3 ChuÈn bÞ EIA G§ 2 1 Const CQ xem xÐt sau 20,000 08/07 6/9/08 6/10/08 10/10/07 9/11/07 9/12/07 8/1/08 5/2/08 03/08 09/08 Thùc tÕ 319.9 19,750 09/07 09/07 09/07 10/07 ;11/07 12/07 1/08 02/08 03/08 09/08 10 20-4 ChuÈn bÞ RAP G§ 2 1 Const CQ xem xÐt sau 20,000 12/8/07 11/9/07 26/9/07 26/10/07 5/11/07 5/12/07 4/1/08 19/1/08 31/1/08 09/08 Thùc tÕ 290.0 17,800 13/8/07 2/9/07 2/10/07 1/11/07 1/12/07 31/12/07 29/2/08 28/3/08 29/4/08 09/08 11 21-1 Gi¸m s¸t RAP G§ 1 1 Const CQ xem xÐt sau 25,000 08/'04 09/'04 2/4/05 17/4/05 2/5/05 1/6/05 29/6/05 06/'05 12/'07 Thùc tÕ 387.6 24,534 08/'04 09/'04 2/4/05 17/4/05 17/5/05 16/6/05 1/7/05 11/7/05 09/08 12 15.5 Hç trî kü thuËt, ®µo t¹o cho PMU vÒ qu¶n lý dù ¸n, x©y dùng n¨ng lùc cho PMU 1 Consult QCBS xem xÐt tríc 270,000 07/'05 02/06 27/2/06 6/4/06 5/6/06 5/7/06 2/8/06 03/'06 05/09 Thùc tÕ 4,642.6 286,600 02/06 27/2/06 6/4/06 02/07 03/07 08/07 09/07 05/09 13 17.3 XD n¨ng lùc vµ ®µo t¹o cho c¸c c¸n bé phêng vµ c¸c c«ng ty c«ng Ých trong qu¶n lý, vËn hµnh vµ b¶o dìng hÖ thèng CSHT 1 Consult CQ xem xÐt sau 40,000 08/'06 09/'06 10/'06 18/4/07 18/5/07 17/6/07 17/7/07 14/8/07 14/8/07 04/08 Ngµy thùc tÕ 461.9 28,513 08/'06 09/'06 10/'06 18/4/07 18/5/07 06/07 07/07 08/07 08/07 04/08 C¸c gãi thÇu mua s¾m hµng ho¸ thiÕt bÞ 1 CP8 ThiÕt bÞ b¬m 1 GE ICB xem xÐt tríc 1,521,601 03/2006 03/06 08/06 11/10/06 10/11/06 9/1/07 8/2/07 8/3/07 7/4/07 28/9/08 Thùc tÕ 39,728.0 2,483,027 03/2006 03/06 08/06 08/06 10/06 06/07 06/07 08/07 09/07 2 16-1 ¤ t« cho PMU (5-7 chç) 1 GE NS xem xÐt sau 48,000 09/04 10/'04 10/'04 25/10/04 9/11/04 24/11/04 24/12/04 10/2/05 03/'05 03/'05 Thùc tÕ 786.5 47,307 09/04 10/'04 10/'04 10/'04 9/11/04 11/'04 12/'04 03/'05 03/'05 03/'05 3 16-3 ThiÕt bÞ v¨n phßng cho PMU (M¸y tÝnh, in, pho to.) 1 GE NS xem xÐt tríc 22,075 09/04 09/'04 09/'04 21/1/05 26/1/05 25/2/05 27/3/05 24/4/05 03/'05 04/'05 Thùc tÕ 357.6 22,075 09/04 09/'04 09/'04 21/1/05 26/1/05 25/2/05 27/3/05 02/'05 04/05 04/05 4 16-5 Hµng ho¸ vµ thiÕt bÞ cho Phßng X©y dùng Nhµ ®Êt 1 GE NCB xem xÐt tríc 80,000 04/06 05/'06 06/'06 15/9/07 15/10/07 14/11/07 14/12/07 11/1/08 10/2/08 11/3/08 Thùc tÕ 909.0 56,812 12/06 01/07 01/07 29/10/07 28/11/07 28/12/07 27/1/08 24/2/08 25/3/08 30/5/08 PHỤ LỤC 2 b¶ng tæng hîp kÕt qu¶ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ®Êu thÇu giai ®o¹n i 2004-2007 t¹i dù ¸n n©ng cÊp ®« thÞ nam ®Þnh KÝ hiÖu gãi thÇu Tªn dù ¸n Thêi gian KC - HT Q§ phª duyÖt dù ¸n Dù to¸n ®îc duyÖt Hinh thøc lựa chän nhµ thÇu Số lượng nhà thầu Hinh thøc lhîp ®ång QuyÕt ®Þnh phª duyÖt kết quả Đấu thầu Gi¸ trÞ tróng thÇu Ngµy ký hîp ®ång Tiết kiện từ đấu thầu Mua HSMT Nộp HSDT Tæng sè Tû lÖ % C¸c gãi thÇu x©y l¾p 152.142 118.671 33.471 22,00 CP4 N©ng cÊp phÝa ®«ng ®êng Gi¶i Phãng, phêng V¨n MiÕu 01/06-7/06 2353/2003/Q§-UB 6.712,00 Đấu thầu rộng r·i 29 5 Trän gãi 285/2006/Q§-UBND 6.645,39 25/01/05 66,61 0,99 CP5 N©ng cÊp phÝa t©y ®êng G.Phãng - phêng V¨n MiÕu 01/06-7/06 2353/2003/Q§-UB 8.663,00 Đấu thầu rộng r·i 15 8 Trän gãi 3275/2005/Q§-UBND 7.110,00 25/01/05 1.553,00 17,93 CP6 N©ng cÊp CSHT x· héi P.V¨n MiÕu 12/05-5/06 2353/2003/Q§-UB 1.540,00 Đấu thầu rộng r·i 16 5 Trän gãi 3616/2005/Q§-UBND ngµy 25 /11/05 1.536,00 06/12/05 4,00 0,26 CP1 N©ng cÊp §g Vô B¶n, tho¸t níc, ®iÖn c/s¸ng 03/07-03/08 2353/2003/Q§-UB 17.654,00 Đấu thầu rộng r·i 59 13 Trän gãi 1313/Q§-UBND ngµy 21/12/2006 13.985,00 06/01/07 3.669,00 20,78 CP3 Cèng hép tõ ®êng GP ra Kªnh Gia 10/05-02/06 2353/2003/Q§-UB 10.899,00 Đấu thầu rộng r·i 42 7 Trän gãi 3129/2005/Q§-UBND, ngµy 13/10 10.708,00 24/10/05 191,00 1,75 CP9 Kªnh x¶, nhµ tr¹m b¬m 08/07-02/09 338/2004/Q§-UB 34.788,00 Đấu thầu quèc tÕ ICB 15 5 §¬n gi¸ 530/Q§-UBND ngµy 27/2/07 25.847,48 02/04/07 8.940,52 25,70 CP11 Kªnh bao 08/07-02/10 338/2004/Q§-UB 51.652,00 Đấu thầu quèc tÕ ICB 13 6 §¬n gi¸ 529/Q§-UBND ngµy 07/8/07 34.396,64 26/03/07 17.255,36 33,41 RCP10 San lÊp mÆt b»ng khu T§C 7,9 ha 02/05-10/05 2695/2004/Q§-UB 3.945,00 Đấu thầu rộng r·i 36 11 Trän gãi 148/Q§-UBND 19/01/05 3.033,40 31/01/05 911,60 23,11 RCP15 San lÊp mÆt b»ng khu T§C 2,4 ha 5/05-10/05 2695/2004/Q§-UB 926,00 Đấu thầu rộng r·i 10 4 Trän gãi 2573/Q§-UBND 18/05/05 922,80 09/5/05 3,20 0,35 RCP11 CSHT Kü ThuËt phÝa §«ng ®g D3 10/05-4/06 2695/2004/Q§-UB 8.539,00 Đấu thầu rộng r·i 23 9 Trän gãi 2977/Q§-UBND 30/05/05 7.976,00 12/10/05 563,00 6,59 RCP12 CSHT Kü ThuËt hµng rµo phÝa T©y ®g D3 2695/2004/Q§-UB 6.824,00 Đấu thầu rộng r·i 62 10 Trän gãi 2441/Q§-UBND ngµy 24/10/06 6.510,00 06/11/06 314,00 4,60 KÝ hiÖu gãi thÇu Tªn dù ¸n Thêi gian KC - HT Q§ phª duyÖt dù ¸n Dù to¸n ®îc duyÖt Hinh thøc lựa chän nhµ thÇu Số lượng nhà thầu Hinh thøc lhîp ®ång QuyÕt ®Þnh phª duyÖt kết quả Đấu thầu Gi¸ trÞ tróng thÇu Ngµy ký hîp ®ång Tiết kiện từ đấu thầu Mua HSMT Nộp HSDT Tæng sè Tû lÖ % C¸c gãi thÇu t vÊn 26.608,7 25.121,81 1.486,87 5,59 RCP14 Qu¶n lý H§, Gi¸m s¸t HM3 vµ mét phÇn HM1,2 12/05-11/08 2695/2004/Q§-UB 1.491,00 Đấu thầu h¹n chÕ 5 4 Trän gãi 3770//Q§-UBND ngµy 8/12/2005 1.486,00 14/12/05 5,00 0,34 CP7-2 LËp B/c K.thi, TKKT, lËp HSMT Nhãm I 05/07-05/08 2353/2003/Q§-UB 1.985,21 Đấu thầu tư vÊn rộng r·i QCBS 5 5 Trän gãi 663/Q§-UBND ngµy 12/3/2007 1.954,59 28/3/07 30,62 1,54 CP7-3 LËp B/c K.thi, TKKT, lËp HSMT Nhãm II 05/07-05/08 2353/2003/Q§-UB 1.834,26 Đấu thầu t vÊn rộng r·i QCBS 5 4 Trän gãi 663/Q§-UBND ngµy 12/3/2008 1.694,77 26/3/07 139,49 7,60 CP7-4 LËp B/c K.thi, TKKT, lËp HSMT Nhãm III 05/07-05/08 2353/2003/Q§-UB 1.834,26 Đấu thầu t vÊn rộng r·i QCBS 6 5 Trän gãi 663/Q§-UBND ngµy 12/3/2009 1.540,13 23/5/07 294,13 16,04 27-1 T vÊn LËp B¸o c¸o kh¶ thi, TKKT,HSMT CSHT cÊp 1,2 11/06-11/07 2353/2003/Q§-UB 3.195,71 Đấu thầu TvÊn quèc tÕ QCBS 6 2 Trän gãi 2241/Q§-UBND ngµy 02/11/06 3.195,71 16/10/06 0,00 0,00 CP10 T vÊn qu¶n lý H§ vµ Gi¸m s¸t TC«ng HMôc 2 g®1 08/07-2/11 338/2004/Q§-UB 8.203,74 Đấu thầu T vÊn quèc tÕ QCBS 5 3 Trän gãi 1579/Q§-UBND 26/7/07 8.203,74 10/08/07 0,00 0,00 15-5 T vÊn Hç trî Kü thuËt, ®µo t¹o cho PMU vÒ qlý D.¸n g®2 12/06-06/09 1394/2004/Q§-UB 4.619,99 Đấu thầu TvÊn quèc tÕ QCBS 6 4 Thêi gian 1163/Q§-UBND 28/5/07 4.619,99 25/08/07 0,00 0,00 17-3 T vÊn §µo t¹o cho c¸c CB phêng, C ty c«ng Ých 08/07-04/08 1394/2004/Q§-UB 509,37 Lùa chän TvÊn CQ 4 3 Trän gãi 1826/Q§-UBND 23/6/07 464,70 16/08/08 44,67 8,77 20-1 KiÓm to¸n ®éc lËp cho 2 G§ 2006-2014 1394/2004/Q§-UB 1.537,00 Đấu thầu TvÊn LSC 4 4 Trän gãi 1993/Q§-UB ngµy 29/8/2006 635,76 05/9/06 901,24 58,64 20-2 Gi¸m s¸t EIA G§1 10/05-8/07 1394/2004/Q§-UB 353,74 Lùa chän T.vÊn CQ 3 3 Trän gãi 2976/2005/Q§-UBND 30/9/05 338,78 10/5/05 14,96 4,23 21-1 Gi¸m s¸t RAP G§ 1 07/05-12/07 1394/2004/Q§-UB 387,63 Lùa chän TvÊn CQ 4 4 Trän gãi 2105/Q§-UBND ngµy 29/6/2005 387,63 06/7/05 0,00 0,00 20-3 ChuÈn bÞ EIA G§ 2 1394/2004/Q§-UB 370,76 Lùa chän TvÊn CQ 4 4 Trän gãi 531/Q§-UBND ngµy 21/2/08 316,00 27/03/08 54,76 14,77 20-4 ChuÈn bÞ RAP G§ 2 1394/2004/Q§-UB 286,00 Lùa chän TvÊn CQ 5 4 Trän gãi 2206/Q§-UBND ngµy 24/4/2008 284,00 29/04/08 2,00 0,70 KÝ hiÖu gãi thÇu Tªn dù ¸n Thêi gian KC - HT Q§ phª duyÖt dù ¸n Dù to¸n ®îc duyÖt Hinh thøc lựa chän nhµ thÇu Số lượng nhà thầu Hinh thøc lhîp ®ång QuyÕt ®Þnh phª duyÖt kết quả Đấu thầu Gi¸ trÞ tróng thÇu Ngµy ký hîp ®ång Tiết kiện từ đấu thầu Mua HSMT Nộp HSDT Tæng sè Tû lÖ % C¸c gãi thÇu mua s¾m hµng ho¸ 154.478,3 37.468,2 4.392,1 2,84 CP8 ThiÕt bÞ tr¹m b¬m 10/07-10/08 338/2004/Q§-UB 39.524,00 Đấu thầu quèc tÕ ICB 16 4 Trän gãi 1437/2007/Q§-UBND, ngµy 11/7/07 35.443,61 08/08/07 4.080,39 10,32 16-1 ¤ t« cho PMU (5-7 chç) 05/2005 1394/2004/Q§-UB 773,76 Chµo hµng c¹nh tranh 4 4 Trän gãi 19/VP6-UBND 01/03/2005 765,70 05/2005 8,06 1,04 16-3 ThiÕt bÞ cho PMU 06/2005 1394/2004/Q§-UB 411,58 358,50 4 4 Trän gãi 560/2005/Q§-UBND 350,00 31/05/05 61,58 14,96 16-5 H.ho¸ vµ TbÞ cho Phßng XD-N§ 01/08-03/08 1394/2004/Q§-UB 1.151,00 Đấu thầu rộng r·i 11 2 Trän gãi 118/Q§-UBND 14/1/08 908,90 22/01/08 242,10 21,03 Tæng céng 152.142,0 118.670,7 39.350,29 25,86

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ.docx
Luận văn liên quan