Đề tài Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty PNT thực hiện

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty PNT 3 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty PNT . 5 1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty PNT . 7 1.3.1. Các dịch vụ của PNT 7 1.3.2. Đặc điểm về khách hàng của Công ty PNT . 7 1.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty PNT từ khi thành lập cho tới nay 8 1.3.4. Phương hướng phát triển của Công ty PNT 8 1.4. Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty PNT . 9 1.4.1. Quy trình kiểm toán tại Công ty PNT . 9 1.4.2. Hệ thống hồ sơ kiểm toán 12 1.4.3. Soát xét chất lượng kiểm toán tại Công ty PNT . 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN . 14 2.1. Thực trạng áp dụng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại Công ty ABC . 14 2.1.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng 14 2.1.2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ 16 2.1.3. Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán . 16 2.1.4. Thực hiện kiểm toán . 26 2.1.5. Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán 36 2.2. Thực trạng áp dụng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại Công ty XYZ . 36 2.2.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng 36 2.2.2. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ 37 2.2.3. Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán . 37 2.2.4. Thực hiện kiểm toán . 43 2.2.5. Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán 60 2.3. So sánh quá trình áp dụng chương trinh kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện tại Công ty ABC và Công ty XYZ 60 2.4. Tổng kết chung về kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện 62 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY PNT THỰC HIỆN 68 3.1. Nhận xét về công nghệ và tổ chức của Công ty PNT . 68 3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện 69 3.3. Kiến nghị và giải pháp 70 KẾT LUẬN 77

doc83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty PNT thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến hành lập bảng phân tích TSCĐ để đánh giá chính xác tình hình biến động TSCĐ trong năm. Bảng 2.14. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X1 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I300 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Phân tích sự biến động của TSCĐ Người lập: HH 21/01/08 Người soát xét: Khoản mục 31/12/2006 VNĐ 31/12/2007 VNĐ Chênh lệch Số tuyệt đối VNĐ Số tương đối % I. TSCĐ hữu hình 1. Nguyên giá 18.863.854.054 (A110) 18.801.854.915 (A210) -61.999.139 -0.33 2. GTHMLK 6.626.240.239 (A110) 9.381.263.089 (A210) 2.755.022.850 41.58 II. TSCĐ thuê TC 1. Nguyên giá - - - 2. GTHMLK - - - III. TSCĐ vô hình 1. Nguyên giá - - - 2. GTHMLK - - - Note: Số liệu ngày 31/12/2006 lấy từ BCTC đã được kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ của Công ty XYZ: Biên bản kiểm kê TSCĐ của Công ty XYZ được KTV thu thập qua chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ tại ngày 31 tháng 12 năm 2007. Đây là bằng chứng có độ tin cậy cao vì KTV đã có mặt trực tiếp để chứng kiến cuộc kiểm kê và đã có kiểm kê chọn mẫu một số tài sản. Bảng 2.15. Giấy tờ làm việc của KTV số X2 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I400 BÁO CÁO KIỂM KÊ Công ty XYZ Kiểm toán viên: HH Thời gian chứng kiến kiểm kê: 13h30’ ngày 31/12/2007 Đánh giá kế hoạch kiểm kê của khách hàng: Đánh giá về thời gian: Thời gian công ty tiến hành kiểm TSCĐ tương đối hợp lý vì ngày kiểm kê là ngày kết thúc niên độ kế toán. Đánh giá về phân công công tác kiểm kê: Thành phần nhóm kiểm kê đã đảm bảo yêu cầu gồm cả những người không liên quan và những người có liên quan đến tài sản được kiểm kê và có sự giám sát của kiểm toán viên. Mẫu chọn để kiểm kê: Là toàn bộ TSCĐ của Công ty XYZ. Nhận xét việc thực hiện kiểm kê: TSCĐ trong kho đã được sắp xếp tương đối hợp lý. Việc kiểm đếm của đơn vị được thực hiện bởi 2 nhân viên: Kế toán công ty đọc danh điểm TSCĐ đồng thời ghi kết quả kiểm đếm, thủ kho tiến hành đếm tài sản. Sau khi đếm xong, thủ kho dán giấy đánh dấu “đã kiểm kê”. TSCĐ được đếm từ đầu tới cuối và KTV giám sát việc kiểm đếm, ghi chép kết quả kiểm kê mà mình chứng kiến. Đánh giá việc tổng hợp kết quả kiểm kê: Sau mỗi lần kiểm kê hết tài sản tại một địa điểm,kết quả kiểm kê của nhóm được tổng hợp lại và các thành viên tham gia kiểm kê ký vào biên bản kiểm kê. Các biên bản kiểm kê này được lập thành hai bản, một bản kiểm toán viên giữ, một bản giao cho đơn vị. Kết luận Cuộc kiểm kê của đơn vị được tiến hành nghiêm túc Kết quả kiểm kê là bằng chứng khá tin cậy cho việc kiểm toán TSCĐ của Công ty XYZ. Bảng 2.16. Biên bản kiểm kê TSCĐ tại phân xưởng 7 thuộc Công ty XYZ CÔNG TY XYZ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Thời điểm kiểm kê: 13h30’ ngày 31/12/2007 Tham gia kiểm kê gồm có: Bà Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ: Kế toán Công ty Bà Đinh Thị Hồng Vinh Chức vụ: Thủ kho Có sự chứng kiến kiểm kê của Công ty Kiểm toán quốc tế PNT Ông Hoàng Hải Chức vụ: Kiểm toán viên Cùng nhau kiểm kê thực tế tại phân xưởng 7 như sau: TT Tên tài sản Nước sản xuất Công suất ĐV tính Theo SS Kiểm kê thực tế Chênh lệch Ghi chú Tổng số Đang dùng Hỏng Không dùng Thiếu Thừa A TSCĐ là máy móc thiết bị 1 Cột bơm dầu EPCO 3000 NB 85L/p Cột 1 1 v - - x 2 Cột bơm dầu EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 3 Cột bơm xăng EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 4 Cột bơm xăng EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 5 Cột bơm xăng EPCO 3000 NB 45L/p Cột 1 1 v - - ok 6 Trạm biến áp + Đường dây VN 180KVA Trạm 1 1 v - - x 7 Bể chứa xăng dầu VN 25m3/bể Cái 7 7 v - - ok Notes: v : Tài sản hiện đang sử dụng ok : Hợp lý x : Không hợp lý Qua kiểm kê KTV phát hiện: 01 cột bơm dầu EPCO 3000, sản xuất ở Nhật Bản, công suất ghi trên biên bản kiểm kê là 85L/p, kiểm toán viên kiểm tra thực tế công suất là 45L/p. 01 trạm biến áp, sản xuất tại Việt Nam. Công suất ghi trên biên bản kiểm kê là 180 KVA, kiểm toán viên kiểm tra thực tế công suất là 100 KVA. Cả hai sai sót trên, kiểm toán viên đã yêu cầu ông Đỗ Hữu Khiêm, tổ viên tổ kiểm kê ký xác nhận lại. (Ghi chú: Hàng hoá xăng dầu được đo theo đơn vị tính cm, sau đó dùng Barem quy ra thể tích) Kiểm tra số liệu tổng hợp: KTV tiến hành lập bảng tổng hợp TSCĐ theo từng nhóm chính về nguyên giá, khấu hao luỹ kế theo số dư đầu kỳ, phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối kỳ. Bảng tổng hợp TSCĐ sẽ giúp KTV đối chiếu số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán năm trước, đối chiếu số dư cuối kỳ giữa sổ cái, sổ chi tiết với bảng cân đối kế toán để kiểm tra sự khớp đúng giữa các sổ kế toán với nhau. Bảng 2.17. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X3 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I510 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Tổng hợp TSCĐ Người lập: HH 22/01/08 Người soát xét: Tên tài sản 31/12/2006 NVĐ (A110) Tăng VNĐ (A210) Giảm VNĐ (A210) 31/12/2007 VNĐ (A210) I. TSCĐ hữu hình 1. Nguyên giá 18.863.854.054 173.132.134 235.131.273 18.801.854.915 - Nhà cửa, vật kiến trúc 16.190.103.261 94.233.961 - 16.284.337.222 - Máy móc, thiết bị 1.846.117.439 - - 1.846.117.439 - Phương tiện vẩn tải 627.499.273 - 235.131.273 392.368.000 - Thiết bị, dụng cụ quản lý 200.134.081 78.898.173 - 279.032.254 2. Khấu hao luỹ kế 6.626.240.239 2.869.322.772 114.299.922 9.381.263.089 - Nhà cửa, vật kiến trúc 6.042.714.750 2.694.536.911 - 8.737.251.661 - Máy móc, thiết bị 264.376.422 59.517.120 - 323.893.542 - Phương tiện vẩn tải 238.577.943 88.254.656 114.299.922 212.532.677 - Thiết bị, dụng cụ quản lý 80.571.124 27.014.085 - 107.585.209 3. Giá trị còn lại 12.237.613.815 9.420.591.826 - Nhà cửa, vật kiến trúc 10.147.388.511 7.547.085.561 - Máy móc, thiết bị 1.581.741.017 1.522.223.897 - Phương tiện vẩn tải 388.921.330 179.835.323 - Thiết bị, dụng cụ quản lý 119.562.957 171.447.045 II. TSCĐ thuê tài chính - - - - III. TSCĐ vô hình - - - - Ghi chú: Số liệu được căn cứ trên mục TSCĐ Bảng 2.18. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X4 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I520 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kiểm tra số dư và số phát sinh của TSCĐ Người lập: HH 22/01/08 Người soát xét: TK Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 211 18.863.854.054 173.132.134 OK 235.131.273 OK 18.801.854.915 2111 16.190.103.261 OK 94.233.961 16.284.337.222 2112 1.846.117.439 OK 1.846.117.439 2113 627.499.273 OK 235.131.273 OK 392.368.000 2114 200.134.081 OK 78.898.173 OK 279.032.254 214 6.626.240.239 OK 114.299.922 OK 2.869.322.772 9.381.263.089 2141 6.626.240.239 OK 114.299.922 OK 2.869.322.772 9.381.263.089 Ghi chú: OK : Đối chiếu từ Bảng cân đối với sổ chi tiết thấy khớp đúng : Khấu hao không khớp do phần mềm không lên một số tài sản và không trích khấu hao trong kỳ một số tài sản, 1 số tài sản đơn vị đăng ký số năm khấu hao ko khớp với QĐ 206 của BTC Kiểm tra số dư và số phát sinh của TSCĐ (Bảng 2.18 ): Với số dư đầu kỳ: Do XYZ là khách hàng kiểm toán năm thứ 2 nên khi kiểm tra số dư đầu kỳ của TSCĐ, KTV tiến hành đối chiếu số liệu đầu kỳ này với số dư cuối kỳ trước đã được kiểm toán. Với số phát sinh tăng, giảm trong kỳ: KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên bảng tập hợp TSCĐ mà KTV đã lập với sổ Nhật ký các TK211, TK212, TK213, với sổ cái các tài khoản tương ứng và với Bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản này. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ: Giống như kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC, do tính chất cũng như tầm quan trọng của TSCĐ đối với doanh nghiệp, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ. Bảng 2.19. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X5 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I530 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kiểm tra tình hình tăng, giảm TSCĐ Người lập: HH 23/01/08 Người soát xét: Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc (VNĐ) Máy móc, thiết bị (VNĐ) Phương tiện vận tải (VNĐ) Thiết bị, dụng cụ quản lý (VNĐ) Tổng Cộng (VNĐ) NGUYÊN GIÁ Số dư đầu năm 16,190,103,261 1,846,117,439 627,499,273 200,134,081 18,863,854,054 Tăng trong năm 94,233,961 - - 78,898,173 173,132,134 - Mua trong năm - - - 78,898,173 78,898,173 - Đầu tư XDCB hoàn thành 94,233,961 - - - 94,233,961 - Tăng khác - - - - - Giảm trong năm - - 235,131,273 - 235,131,273 - Chuyển sang bất động sản đầu tư - - - - - - Thanh lý, nhượng bán - - 235,131,273 - 235,131,273 - Giảm khác - - - - - Số dư cuối năm 16,284,337,222 1,846,117,439 392,368,000 279,032,254 18,801,854,915 GIÁ TRỊ HAO MÒN LŨY KẾ Số dư đầu năm 6,042,714,750 264,376,422 238,577,943 80,571,124 6,626,240,239 - Tăng trong năm 2,694,536,911 59,517,120 88,254,656 27,014,085 2,869,322,772 - Khấu hao trong năm 2,694,536,911 59,517,120 88,254,656 27,014,085 2,869,322,772 - Tăng khác - - - - - Giảm trong năm - - 114,299,922 - 114,299,922 - Chuyển sang bất động sản đầu tư - - - - - - Thanh lý, nhượng bán - - 114,299,922 - 114,299,922 - Giảm khác - - - - - Số dư cuối năm 8,737,251,661 323,893,542 212,532,677 107,585,209 9,381,263,089 GIÁ TRỊ CÒN LẠI Tại ngày đầu năm 10,147,388,511 1,581,741,017 388,921,330 119,562,957 12,237,613,815 Tại ngày cuối năm 7,547,085,561 1,522,223,897 179,835,323 171,447,045 9,420,591,826 Trong năm 2007, TSCĐ của Công ty XYZ tăng do hai nguyên nhân là mua sắm mới và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Việc kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ tại Công ty XYZ cũng được KTV thực hiện tương tự khi thực hiện tại Công ty ABC. Qua kiểm tra, KTV thấy phát sinh một số vấn đề sau: Đối với tài sản tăng do mua sắm: TSCĐ mua mới gồm một máy chiếu 3M-LCD, một máy in Laser HP5200, một máy photo Fuji Xerox và một máy quay phim. Các nghiệp vụ tăng TSCĐ này chưa đầy đủ về măt chứng từ. Tất cả các nghiệp vụ này đều thiếu Quyết định mua sắm TSCĐ. Ngoài ra, nghiệp vụ mua máy in Laser HP5200 không có Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ, nghiệp vụ mua máy quay phim thiếu hợp đồng mua hàng và thiếu phiếu uỷ nhiệm chi. Về mặt giá trị, tất cả các chi phí phát sinh khi mua sắm đều đảm bảo điều kiện ghi nhận TSCĐ. Đối với TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản (sửa chữa nhà xưởng với giá trị TSCĐ ghi tăng nguyên giá là 94.233.961 VNĐ): việc ghi tăng nguyên giá chưa có Quyết định điều chuyển Quyết toán XDCB. Kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ: Trong năm, Công ty XYZ có thanh lý, nhượng bán một xe Ôtô DW 5 chỗ. Sau khi đã kiểm tra các chứng từ có liên quan và xác định các thủ tục thanh lý là hợp lý, nghiệp vụ giảm tài sản đã ghi nhận trong năm là thực sự tồn tại, KTV tiến hành đối chiếu giữa Sổ chi tiết, Sổ cái TK2113, TK214, TK811 với các chứng từ liên quan để khẳng định việc ghi nhận chính xác về mặt giá trị. Bảng 2.20. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X6 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I532 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ Người lập: HH 23/01/08 Người soát xét: Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền (VNĐ) Tham chiếu Chứng từ đã kiểm tra SH NT Nợ Có PT 00339 03/08/07 Nhượng bán xe ôtô DW 5 chỗ 214 811 2113 91.439.938 143.691.335 235.131.273 - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Hợp đồng mua bán - Biên bản giao nhận TSCĐ - Giấy báo Ngân hàng Ghi chú: Số liệu trên sổ sách kế toán đã khớp đúng với các chứng từ có liên quan Kiểm tra phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty XYZ đã áp dụng nhất quán phương pháp tính khấu hao theo quyết định 206 của Bộ Tài chính. Trên cơ sở đăng ký thời gian sử dụng hữu ích cho từng TSCĐ, Công ty XYZ tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Theo đó, mức trích khấu hao trong tháng được xác định theo công thức: Mức trích khấu hao tháng này = Mức khấu hao trích tháng trước + Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng - Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Kiểm tra số khấu hao trích trong năm: Khi kiểm tra Bảng tính khấu hao TSCĐ thực tế của đơn vị và đối chiếu với Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ, KTV phát hiện thấy một số TSCĐ không được trích khấu hao và một số TSCĐ đơn vị đăng ký số năm khấu hao không khớp với Quyết định 206 của Bộ Tài chính. Bảng 2.21. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X7 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I533 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kiểm tra số khấu hao TSCĐ trích trong năm Người lập: HH 24/01/08 Người soát xét: Tên Tài sản Đối chiếu với QĐ 206 Ngày tính Khấu hao Nguyên giá (VNĐ) Số tháng KH Số năm Giá trị Khấu hao trong kỳ (VNĐ) Số năm tính KH theo QĐ206 Số tháng tính KH theo QĐ206 Chi tiết theo ngày KH tính lại (VNĐ) Chênh lệch (VNĐ) Bộ bàn ghế tiếp khách E3 1/1/2007 22.658.000 24 2 - 5 60 1 825 4.531.600 4.531.600 Cẩu trục A4 7/1/2006 1.442.888.893 120 10 - 10 120 3 650 144.288.889 144.288.889 Máy cắt A4 5/1/2005 13.490.000 72 6 2.248.332 6 72 2 190 2.248.333 1 Máy cán tôn 6 sóng B1 12/1/2002 276.190.476 84 7 39.455.784 7 84 2 555 39.455.782 - 2 M¸y chiÕu 3M- LCD E2 12/1/2007 22.862.000 36 3 635.056 3 36 1 095 647.235 12.179 M¸y in Laser HP5200 E2 12/1/2007 18.273.500 36 3 - 3 36 1 095 517.332 517.332 Máy in màu E2 1/1/2003 64.680.000 72 6 10.779.996 3 36 1 095 21.560.000 10.780.004 Máy nén khí A4 8/1/2005 31.428.570 72 6 5.238.096 6 72 2 190 5.238.095 - 1 Máy phun sơn A4 6/1/2005 27.716.500 72 6 4.619.412 6 72 2 190 4.619.417 5 M¸y photo Fuji Xerox 186 E2 12/1/2007 22.942.500 36 3 637.292 3 36 1 095 649.514 12..22 M¸y pho to Toshiba 2060 E2 1/1/2004 15.300.000 48 4 3.825.000 3 36 1 095 5.100.000 1.275.000 M¸y quay phim E2 8/1/2007 14.820.173 12 1 6.175.070 3 36 1 095 2.070.764 - 4.104.306 Máy tính Toshiba E2 9/1/2004 22.327.500 36 3 4.961.671 3 36 1 095 7.442.500 2.480.829 Máy tời điện A4 1/1/2006 47.733.000 72 6 7.955.496 6 72 2 190 7.955.500 4 Máy tính P4 E2 9/1/2006 10.714.035 36 3 - 3 36 1 095 3.571.345 3.571.345 Nhà xưởng X1 F2 2/1/2005 4.244.211.393 72 6 707.368.560 6 72 2 190 707.368.566 6 Nhà xưởng X2 F2 3/1/2004 4.584.782.943 72 6 764.130.492 6 72 2 190 764.130.491 - 2 Nhà xưởng X3 F2 1/1/2006 2.896.794.373 72 6 482.799.060 6 72 2 190 482.799.062 2 Nhà xưởng X4 F2 6/1/2004 2.863.127.727 72 6 474.892.656 6 72 2 190 477.187.955 2.295.299 Máy biến áp A3 2/1/2004 122.000.000 72 6 20.333.328 7 84 2 555 17.428.571 - 2.904.757 Trạm biến áp F2 3/1/2004 130.414.658 72 6 21.735.780 6 72 2 190 21.735.776 - 4 Tường rào, sân đường, hệ thống thoát nước F4 3/1/2004 1.257.672.570 72 6 209.612.100 6 72 2 190 209.612.095 - 5 Nhà xưởng VP F5 10/1/2002 91.099.597 60 5 13.664.935 5 60 1 825 18.219.919 4.554.984 Ti vi KLV S40A10 E2 7/1/2006 49.909.091 36 3 - 3 36 1 095 16.636.364 16.636.364 Màn hình TV LG 26 inh E2 1/1/2007 14.545.455 24 2 - 3 36 1 095 4.848.485 4.848.485 Xe ôtô DW 5 chỗ D1 10/1/2003 235.131.273 72 6 22.859.984 6 72 2 190 22.859.985 1 Xe Toyota Zace D1 11/1/2004 392.368.000 72 6 65.394.672 6 72 2 190 65.394.667 - 5 Tổng 2.869.322.772 3.058.118.241 188.795.469 Ghi chú: : Số liệu cộng dọc : Mức khấu hao trong năm do KTV tính lại không khớp với mức khấu hao theo số liệu của đơn vị do phần mềm kế toán đơn vị đang sử dụng không lên một số tài sản và không trích khấu hao một số tài sản trong kỳ. Một số tài sản đơn vị đăng ký số năm khấu hao không phù hợp với Quyết định 206 của Bộ Tài chính. Chi tiết: Tên tài sản Số KH trên Sổ KH do KTV tính lại Chênh Nhà cửa vật kiến trúc 2.694.536.911 2.698.482.435 3.945.524 Máy móc, thiết bị 59.517.120 203.806.017 144.288.897 Phương tiện vận tải 88.254.656 88.254.652 (4) Thiết bị, dụng cụ quản lý 27.014.085 67.575.138 40.561.053 Tổng cộng 2.869.322.772 3.058.118.241 188.795.469 cần điều chỉnh KTV đề nghị ghi tăng chi phí khấu hao TSCĐ theo bút toán sau: Nợ TK 421 : 188.795.469 VNĐ Có TK 214 : 188.795.469 VNĐ Tổng hợp số liệu TK214: KTV tiến hành tổng hợp số liệu TK214 ở Công ty XYZ như khi kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC. Qua việc tính toán lại, KTV kết luận số liệu TK 214 là hợp lý, phản ánh đúng giá trị hao mòn luỹ kế đầu kỳ và giá trị hao mòn luỹ kế cuối kỳ sau khi đã điều chỉnh theo bút toán ghi tăng chi phí khấu hao TSCĐ mà KTV đã đề nghị. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh trong kiểm toán TSCĐ tại Công ty XYZ: Bàng 2.22. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X8 PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ Kí hiệu: I600 Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007 Nội dung : Kết luận kiểm toán TSCĐ Người lập: HH 25/01/08 Người soát xét: Tổng hợp các bút toán điều chỉnh: Điều chỉnh tăng chi phí khấu hao: Nợ TK421 : 188.795.469 VNĐ Có TK214 : 188.795.469 VNĐ Kết luận: Dựa vào kết quả kiểm toán TSCĐ tại Công ty XYZ và các điều chỉnh Công ty đã thực hiện theo đề nghị của KTV, KTV đưa ra kết luận: các cơ sở dẫn liệu của khoản mục TSCĐ và hao mòn TSCĐ là hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, số dư TK211, TK212, TK213 và TK214 là trung thực theo đúng nguyên tắc kế toán Việt Nam cũng như các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận. 2.2.5. Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán Việc soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với BCTC của Công ty XYZ được thực hiện theo các bước như đã thực hiện tại Công ty ABC. 2.3. So sánh quá trình áp dụng chương trinh kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện tại Công ty ABC và Công ty XYZ Trong giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng: Do ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu nên việc tiếp cận để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện theo đúng trình tự Công ty PNT đã quy định, còn Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên nên PNT Công ty thể giảm tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. Cụ thể, để chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Công ty ABC, Công ty PNT tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán dựa trên hệ thống câu hỏi về các rủi ro có thể xảy ra đối với hợp đồng kiểm toán giữa Công ty với khách hàng. Với Công ty XYZ, công việc này đã được thực hiện trong cuộc kiểm toán BCTC năm trước. Sau khi Công ty PNT đưa ra quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đại diện của hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ để trao đổi và đề xuất yêu cầu của mình đối với cuộc kiểm toán lần này. Trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán: Ở cả hai Công ty ABC và Công ty XYZ, các bước công việc phần lớn đã được thực hiện theo đúng quy trình trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán được thiết kế chung tại Công ty PNT. Tuy nhiên, ở một số bước trong giai đoạn này có sự khác biệt khi áp dụng vào hai công ty ABC và XYZ. Quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Tại Công ty XYZ, công việc này phần lớn dựa vào những thông tin kiểm toán năm trước kết hợp với tìm hiểu về những thay đổi trong hệ thống kiểm soát. Tại Công ty ABC, quá trình này được thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi về HTKSNB được thiết lập sẵn. KTV tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc, bộ phận kế toán và các bộ phận khác có liên quan, tìm hiểu các chính sách, quy định của đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng HTK… để thu câu trả lời. Xây dựng chương trình kiểm toán: Do năm kiểm toán cũng là năm Công ty ABC bắt đầu hoạt động, TSCĐ của đơn vị chưa có sự biến động qua các năm. Đồng thời, HTKSNB của đơn vị được đánh giá ở mức trung bình nên chương trình kiểm toán được thiết kế theo hướng thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Với Công ty XYZ, là năm thứ hai sử dụng dịch vụ kiểm toán của Công ty PNT, HTKSNB được đánh giá hiệu quả hoạt động ở mức trung bình nên KTV đã xây dựng chương trình kiểm toán bao gồm các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm toán chi tiết. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: do HTKSNB ở cả hai Công ty ABC và Công ty XYZ được đánh giá là hoạt động ở mức trung bình nên KTV không dựa vào HTKSNB để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực hiện thủ tục phân tích: Theo chương trình kiểm toán đã được xây dựng trong giai đoạn lập kế hoạch, khi thực hiện kiểm toán tại Công ty ABC, KTV không thực hiện các thủ tục phân tích do không có cơ sở để xác định sự biến động của TSCĐ qua các năm. Ngược lại, với Công ty XYZ, tình hình biến động TSCĐ trong năm được đánh giá qua việc phân tích xu hướng của nguyên giá TSCĐ và GTHMLK của TSCĐ. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: Các thủ tục kiểm tra chi tiết ở hai Công ty đều được thực hiện theo đúng chương trình kiểm toán đã được Công ty PNT xây dựng cho từng Công ty. Vì vậy, giữa hai Công ty có sự khác biệt trong quá trình thực hiện kiểm toán như sau: Do không kiểm kê TSCĐ tại Công ty ABC vào ngày kết thúc niên độ kế toán nên kiểm toán chỉ thu thập những biên bản kiểm kê TSCĐ do đơn vị thực hiện đồng thời tiến hành phỏng vấn những người thực hiện kiểm kê để đánh giá hoạt động này, qua đó, đánh giá độ tin cậy của biên bản kiểm kê TSCĐ. Ngược lại, tại Công ty XYZ, KTV có điều kiện chứng kiến cuộc kiểm kê thực tế tại ngày 31/12/2007. Do đó, Biên bản kiểm kê là bằng chứng có độ tin cậy cao trong cuộc kiểm toán. Do mới đi vào hoạt động kinh doanh vào đầu năm 2007 nên các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ trong Công ty ABC chỉ là các nghiệp vụ tăng TSCĐ và KH TSCĐ tăng. Vì vậy, thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ chủ yếu là kiểm tra số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐ và tài khoản Hao mòn TSCĐ , kiểm tra các nghiệp vụ mua mới, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, góp vốn bằng tài sản và kiểm tra mức khấu hao tăng trong năm. Trong khi đó, tại Công ty XYZ, ngoài những bước công việc đã thực hiện tại Công ty ABC, KTV còn thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán, mức khấu hao TSCĐ giảm trong năm. 2.4. Tổng kết chung về kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại hai Công ty ABC và Công ty XYZ tuy có những điểm khác nhau nhưng đều dựa trên một quy trình kiểm toán chung được Công ty PNT thiết lập. Quy trình chung về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán. Giai đoạn này gồm các bước công việc sau: Thu thập thông tin tổng quát về khách hàng. Đánh giá rủi ro hợp đồng để đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng. Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Thu thập thông tin cơ sở gồm các thông tin về: Ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng. Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung (đối với các khách hàng thường xuyên). HTKSNB của khách hàng (môi trường kiểm soát, bộ máy kế toán, chế độ và chính sách kế toán chủ yếu áp dụng tại đơn vị…) Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty. Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm nay hoặc trong những năm trước. Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Các hợp đồng cam kết quan trọng. Đánh giá xem HTKSNB của khách hàng hoạt động có hiệu quả hay không? Phân tích sơ bộ BCTC: tính ra các chỉ tiêu và tỷ suất liên quan đến TSCĐ, tìm hiểu những biến động và xác định những nghi vấn đối với TSCĐ. Dự kiến về nhân lực và thời gian thực hiện kiểm toán Xác định mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ. Xây dựng chương trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC. .Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các công việc sau: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Kiểm tra các chứng từ liên quan tới việc mua sắm, đầu tư TSCĐ, các chứng từ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, quá trình luân chuyển chứng từ để xác minh tính có thật của các nghiệp vụ này. (tính có thật) Với mỗi TSCĐ, kiểm tra hồ sơ theo dõi các TSCĐ đó; đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ với danh mục TSCĐ trong sổ sách. (tính đầy đủ) Kiểm tra hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của TSCĐ, đối chiếu, kiểm tra chứng từ với kết quả kiểm kê. (Quyền và nghĩa vụ) Phỏng vấn những người có thẩm quyền trong việc quyết định tăng, giảm, trích lập khấu hao TSCĐ, kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn đó trên các chứng từ có liên quan. (Sự phê chuẩn) Tính toán lại số tiền trong một số nghiệp vụ phát sinh của TSCĐ, đối chiếu với giá trị do kế toán đơn vị tính, đối chiếu với các sổ chi tiết, sổ tổng hợp. (Tính chính xác cơ học) Kiểm tra ngày tháng chứng từ với ngày tháng ghi sổ để đánh giá tính kịp thời của việc ghi chép. (Tính kịp thời) Kiểm tra hệ thống tài khoản sử dụng tại đơn vị, kiểm tra sự phân loại sổ sách, phỏng vấn những người có trách nhiệm về các quy định phân loại TSCĐ. (Phân loại và trình bày). B. Thực hiện thử nghiệm cơ bản: Thực hiện thủ tục phân tích: So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và CP KH kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường Kiểm tra chi tiết: Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ không? Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy tờ làm việc các TSCĐ chưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời. Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra. Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bên gửi TSCĐ hoặc bên giữa TSCĐ về số lượng, chất lượng. Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê. Thu thập hoặc lập Bảng tổng hợp theo nhóm các TSCĐ về nguyên giá, KH thể hiện số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ. So sánh số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết năm trước. Đối chiếu số phát sinh và số dư TSCĐ, KH TSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kế toán tổng hợp và BCTC. Nguyên giá TSCĐ: Kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số TSCĐ phát sinh tăng, giảm trong năm. Thực hiện kiểm tra chi đối với sổ, thẻ, hồ sơ TSCĐ xem có phù hợp với quy định hiện hành không? TSCĐ hữu hình: TSCĐ tăng: Kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị. TSCĐ giảm: Kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm. Đối chiếu TSCĐ tăng, giảm trong kỳ với nguồn vốn tăng giảm tương ứng (nguồn NS, tự bổ sung, nguồn vay…) TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình tăng: Kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng. kiểm tra TSCĐ tăng với nguồn hình thành TSCĐ (quyết đinh đầu tư mua sắm sử dụng nguồn NS, tự bổ sung…). TSCĐ vô hình giảm: nhượng bán, đối chiếu số TSCĐ giảm trong kỳ với nguồn vốn giảm tương ứng… Đối chiếu số dư cuối kỳ trên kế toán với Bảng cân đối kế toán và kiểm tra lại trên cơ sở tính toán. TSCĐ thuê tài chính: TSCĐ đi thuê tài chính tăng: kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại. TSCĐ đi thuê tài chính giảm: kiểm tra các tài liệu chứng minh do hết thời gian đi thuê… Xem xét tính phù hợp giữa hợp đồng thuê tài chính với các quy định hiện hành, tóm tắt các hợp đồng thuê và lưu ý đến thời hạn kết thúc của hợp động thuê. Xem xét việc hạch toán TSCĐ đi thuê, tính toán CP trả lãi vay. Đối chiếu các phần hành khác để tìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ chưa được vào sổ. Xem xét các tài liệu liên quan để phát hiện các TSCĐ đã được đem ra thế chấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn được ghi nhận trên khoản mục TSCĐ. Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phù hợp. Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không? Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lý thì trao đổi với khách hàng. Khấu hao TSCĐ: Thu thập thông tin về phương pháp KH, tỷ lệ KH, thời gian KH áp dụng cho từng loại TSCĐ. Kiểm tra để đảm bảo rằng phương pháp KH TSCĐ được áp dụng nhất quán. Thời gian KH TSCĐ phải theo đúng quy định hiện hành hoặc phù hợp với thời gian KH đăng ký áp dụng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp KH, thời gian KH cần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độ hợp lý của sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTC năm nay. Kiểm tra để đảm bảo rằng số KH TSCĐ của TSCĐ tăng, giảm trong kỳ được tính toán theo đúng quy định. Đối chiếu biên bản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngừng sử dụng để đảm bảo rằng thời điểm bắt đầu tính KH hay thôi tính KH là hợp lý. Kiểm tra cách tính KH TSCĐ tăng, giảm trong kỳ Kiểm tra việc phân bổ CP KH phát sinh trong kỳ để đảm bảo rằng CP KH được tập hợp đúng theo mục đích và bộ phận sử dụng TSCĐ. Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụng hoặc KH hết thì không được tính KH. Chỉ ra chênh lệch giữa số KH được tính vào CP theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có). Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo quy định của chuẩn mực kế toán. C. Kết luận Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện. Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét giấy tờ làm việc của KTV, nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ do KTV đó thực hiện. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC, nhận định những ảnh hưởng có thể có của các sự kiện này tới khoản mục TSCĐ và tới kết luận kiểm toán của KTV. Lập Báo cáo kiểm toán dự thảo. Thảo luận với khách hàng về các ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán dự thảo Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức và Thư quản lý. CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY PNT THỰC HIỆN 3.1. Nhận xét về công nghệ và tổ chức của Công ty PNT Sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty PNT Uy tín đầu tiên của Công ty PNT được tạo nên từ chính uy tín của Ban giám đốc Công ty, đó đều là những người được cấp chứng chỉ KTV Việt Nam, là những kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Là người lãnh đạo Công ty, Ban giám đốc ý thức được trách nhiệm khó khăn của mình, luôn giám sát chặt chẽ quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, tạo được lòng tin nơi khách hàng. Nhưng với sự biến đổi không ngừng của thị trường, để phát triển công ty còn cần đến sự năng động, nhạy bén cần thiết, vì thế ngoài việc thường xuyên cập nhật những thông tin mới, Ban giám đốc của Công ty còn không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, hiểu biết của mình để có thể đưa ra những chính sách phát triển hợp lý nhất. Về phương pháp và công tác tổ chức kiểm toán: Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, PNT luôn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận rộng rãi cũng như các Quyết đinh, Thông tư và những văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính… khi tiến hành kiểm toán. PNT đã xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu chi tiết và khoa học phục vụ cho kiểm toán. Đối với tất cả các cuộc kiểm toán được tiến hành thì KTV đều phải dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của Công ty. Tuy nhiên do mỗi một khách hàng thì có những đặc trưng riêng nên KTV thực hiện cuộc kiểm toán có sự đánh giá linh hoạt và vận dụng sáng tạo chương trình kiểm toán để có thể tiến hành cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí kiểm toán và đặc biệt cuộc kiểm toán thực hiện nhanh chóng tiết kiệm chi phí có sự hợp tác của các khách hàng được kiểm toán. 3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện Trong giai đoạn khảo sát, đánh giá khách hàng PNT ngày càng mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Đối với những khách hàng cũ Công ty tiến hành gửi thu mời kiểm toán còn đối với những khách hàng mới thì Công ty sẽ thực hiện Marketing khách hàng. Nhờ công tác tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả cho nên vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí, vừa ngày càng mở rộng được thị phần cho Công ty Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán Sau khi ký được hợp đồng với một khách hàng, Công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. KTV thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến để có thể lập kế hoạch kiểm toán cụ thể và phù hợp với từng khách hàng. Các thông tin KTV thu thập bao gồm thông tin về đặc điểm ngành nghề, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, HTKSNB của khách hàng. Với các thông tin thu được, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ về HTKSNB của khách hàng, xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục TSCĐ, từ đó xác định mục tiêu kiểm toán, phạm vi công việc kiểm toán, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện và nhân sự của cuộc kiểm toán… Trên cơ sở đó, KTV thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ với những dự kiến chi tiết về công việc KTV cần thực hiện. Do đó, KTV tiếp nhận cuộc kiểm toán BCTC sẽ có những điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện kiểm toán nhờ kế hoạch kiểm toán đã được thiết kế đầy đủ và kỹ lưỡng. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Đây là giai đoạn mà KTV sử dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán, đưa ra kết luận về chu trình TSCĐ. Trong quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ, KTV luôn tuân thủ theo chương trình kiểm toán đã xây dựng và các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và của quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam. KTV cũng linh hoạt trong việc áp dụng các văn bản, thông tư hướng dẫn về các vấn đề có liên quan đến chu trình TSCĐ như Quyết định 206 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ,… Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Giai đoạn này PNT chỉ đạo thực hiện soát xét kỹ lưỡng kết quả kiểm toán TSCĐ của KTV, đồng thời đối chiếu với kết quả kiểm toán của các KTV khác có liên quan tới chu trình TSCĐ nhằm đảm bảo kết luận đưa ra vể chu trình TSCĐ là chính xác và hợp lý. Để đưa ra ý kiến cuối cùng thì phải được soát xét bởi ba cấp: kiểm toán viên chính, trưởng phòng kiểm toán và Ban Giám đốc. 3.3. Kiến nghị và giải pháp Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty PNT: Do các khách hàng của Công ty PNT có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, các nghiệp vụ đối với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định không quá phức tạp. Mặt khác, trình độ cũng như năng lực đội ngũ kế toán của khách hàng còn hạn chế nên Công ty PNT thường chọn mẫu 100% khi kiểm toán các nghiệp vụ tăng (giảm) tài sản cố định. Phân công kiểm toán chỉ tiêu này, Công ty giao cho những kiểm toán viên có trình độ tương xứng và dày dặn kinh nghiệm. Điều này đã giúp cho việc kiểm toán tài sản cố định và khấu hao của PNT luôn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, việc phát triển khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động là hướng phát triển tất yếu của tất cả các công ty. Khi đó, quy mô doanh nghiệp sẽ tăng, các nghiệp vụ đối với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định sẽ ngày càng phong phú và phức tạp. Việc chọn mẫu 100% các nghiệp tăng (giảm) TSCĐ sẽ khó thực hiện được bởi chi phí kiểm toán lớn. Hơn nữa, Công ty cũng không đủ số lượng kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm để tham gia kiểm toán cho từng khách hàng một. Khi đó, quy trình kiểm toán tài sản cố định của Công ty PNT sẽ không còn phù hợp đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như khi số lượng khách hàng tăng lên. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định để không chỉ giúp Công ty nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán mà còn mở rộng được phạm vi khách hàng trong tương lai. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Những vấn đề còn tồn tại Tìm hiểu HTKSNB của khách hàng là việc hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Vì đánh giá đúng bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra được một phương pháp kiểm toán hiệu quả. Thông thường để mô tả và đánh giá về một hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên có thể sử dụng một hoặc kết hợp ba phương pháp sau tuỳ theo từng đặc điểm của đơn vị được kiểm toán. - Bảng câu hỏi: Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi vì tính hiệu quả và đơn giản. Bảng thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, có nghĩa là câu hỏi trả lời từ phía khách hàng chỉ là “có” hoặc “không”. Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và thường được sử dụng chung cho hầu hết khách hàng nên đôi khi tính linh hoạt bị hạn chế. - Bảng tường thuật: Đó là sự mô tả bằng lời văn về HTKSNB của khách hàng. Bảng tường thuật còn cung cấp thêm sự phân tích về cơ cấu kiểm soát, giúp kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn HTKSNB. - Lưu đồ: Đây là sự mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ bằng biểu đồ và các ký hiệu Phương pháp này thích hợp khi kiểm toán khách hàng có quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao trong việc phản ánh cái nhìn tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, Công ty PNT mới chỉ sử dụng phương pháp lập bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Việc lập bảng câu hỏi và tường thuật về hoạt động của khách hàng chủ yếu do kiểm toán viên phụ trách từng phần hành thực hiện. Bảng tường thuật về hoạt động của khách hàng được thể hiện dưới hình thức là các tờ ghi chú hệ thống. Qua những giấy tờ này, kiểm toán viên có thể nắm bắt được những nét chung về hoạt động của khách hàng trong từng phần hành cụ thể. Tuy nhiên, khi quy mô hoạt động của khách hàng lớn thì việc sử dụng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật rất khó giúp kiểm toán viên hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này có thể khiến cho kiểm toán viên có cái nhin thiếu chính xác về chu kỳ kinh doanh của khách hàng, dẫn tới những thiếu sót trong việc tiếp cận kiểm toán. Khi đó, người kiểm toán phải tăng cường thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán. Giải pháp hoàn thiện: Theo lý thuyết, kiểm toán viên có ba phương pháp để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ. Bảng câu hỏi và bảng tường thuật tuy dễ thực hiện hơn nhưng mang lại hiệu quả không cao bằng phương pháp lưu đồ. Bảng câu hỏi thường được thiết lập sẵn nên tính linh động bị hạn chế, tuy trong trường hợp cần thiết, kiểm toán viên có thể đưa thêm các câu hỏi để thu thập thông tin. Bảng tường thuật phụ thuộc rất nhiều vào cách thức ghi chép của kiểm toán viên. Nếu người kiểm toán không có một tư duy logic thì việc lập bảng tường thuật sẽ rất khó giúp cho các kiểm toán viên khác hiểu về HTKSNB đối với phần hành mà người đó thực hiện. Vì vậy, các kiểm toán viên trong Công ty PNT cần tích cực sử dụng phương pháp lưu đồ kết hợp với bảng câu hỏi và bảng tường thuật, đặc biệt đối với những khách hàng mà Công ty tiến hành kiểm toán trong nhiều năm liền. Điều này buộc kiểm toán viên phải tìm hiểu kỹ về HTKSNB của khách hàng. Từ đó, một mặt, người kiểm toán sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiểm toán, lựa chọn các thủ tục và phương pháp cho phù hợp; một mặt lưu đồ rất thuận tiện cho các kiểm toán viên khác làm việc trong những năm tiếp sau. Việc áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán: Những vấn đề còn tồn tại Thủ tục phân tích là một trong các thủ tục quan trọng và không thể thiếu đối với một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và đánh giá chúng. Bằng thủ tục phân tích, người kiểm toán có thể xác định được những rủi ro mang tính đặc trưng của khách hàng và định hướng được công việc cần tiến hành. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng hết sức linh hoạt để xác định phạm vi các nghiệp vụ có thể xảy ra rủi ro trọng yếu. Mặt khác khi tiến hành kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thường kết hợp với thủ tục phân tích để xác định số lượng và phạm vi mẫu chọn. Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích như một công cụ rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện của mình để có thể đưa ra các kết luận chính xác. Thủ tục phân tích được Công ty PNT áp dụng chủ yếu là phân tích ngang. Kiểm toán viên so sánh tình hình và kết quả hoạt động của năm tài chính hiện tại so với các năm trước để xem xét xu hướng biến động, từ đó phán đoán khả năng tồn tại các sai phạm trong từng chỉ tiêu và khoản mục. Mặt khác, kiểm toán viên có thể so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc các chỉ tiêu chung của ngành, tính toán và phân tích hệ thống các tỉ suất để từ đó đánh giá tính hợp lý của các số liệu mà khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, thủ tục phân tích này ít được PNT sử dụng trong các cuộc kiểm toán do hạn chế về mặt thông tin số liệu của ngành, trình độ của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán. Giải pháp hoàn thiện Xuất phát từ thực tế trên, Công ty PNT cần hoàn thiện thủ tục phân tích của mình. Bên cạnh việc tăng cường phân tích ngang tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của khách hàng, PNT có thể thuê thiết kế một phần mềm giúp phân tích hệ thống các tỉ suất. Điều này sẽ giúp giảm thời gian tính toán, nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán. Khi đó, thay vì tốn thời gian kiểm tra chi tiết cho tất cả các khoản mục, kiểm toán viên có thể thu gọn quy mô mẫu đối với những khoản mục mà kết quả phân tích cho thấy sự biến động đó là hợp lý, tập trung kiểm toán những khoản mục mà kết quả phân tích cho thấy sự bất thường, tiềm ẩn khả năng sai phạm. Việc thực hiện kiểm tra chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Những vấn đề còn tồn tại: Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, vì khoản mục TSCĐ được đánh giá là trọng yếu nên việc thực hiện kiểm tra chi tiết được thực hiện trên 100% các chứng từ, sổ sách đối với các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ. Việc lựa chọn 100% chứng từ, sổ sách để kiểm tra cung cấp cho KTV số lượng bằng chứng kiểm toán đầy đủ nhất. Tuy nhiên, do những khách hàng mà Công ty PNT đã và đang thực hiện kiểm toán thường có quy mô nhỏ, việc kiểm tra 100% chứng từ, sổ sách thực hiện dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. Còn với những khách hàng quy mô lớn, các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục TSCĐ nhiều,việc kiểm tra 100% chứng từ, sổ sách rất khó thực hiên và đôi khi mang lại hiệu quả không cao. Giải pháp hoàn thiện: Với những khách hàng có quy mô lớn, khi KTV không thể kiểm tra toàn bộ chứng từ, sổ sách có liên quan tới chu trình TSCĐ, KTV cần sử dụng các phương pháp chọn mẫu để chọn được mẫu đại diện cho tổng thể đối tượng nghiên cứu. Để có được mẫu đại diện, Công ty cần áp dụng phương pháp chọn mẫu khoa học và hợp lý. Sau đây là một số phương pháp chọn mẫu đang được áp dụng ở các Công ty kiểm toán lớn, dựa vào đặc điểm và quy mô của từng khách hàng, Công ty PNT lựa chọn ra phương pháp phù hợp để tiến hành chọn mẫu kiểm toán: Chọn mẫu phát hiện: Phương pháp chọn mẫu phát hiện là phương pháp thường được sử dụng để đảm bảo rằng sai sót trọng yếu là không tồn tại. Các kỹ thuật được sử dụng để chọn mẫu phát hiện bao gồm: Kỹ thuật CMA (Cumulative Monetary Amount). Kỹ thuật phân tầng (Two strata-TS) Kỹ thuật chọn số lớn (Cell Sampling). Kỹ thuật CMA: Kỹ thuật này được áp dụng để kiểm tra các tài khoản có các nghiệp vụ phản ánh bằng giá trị tiền tệ. Theo phương pháp này, tất cả các nghiệp vụ trong một số dư tài khoản đều có khả năng được chọn như nhau. Số mẫu kiểm tra được xác định theo công thức: J = MP/R N = Pop./J Trong đó: J : Bước chọn mẫu (Jump Interval). MP : Mức trọng yếu chi tiết (Monetary Precision) (bằng 80 – 90% mức độ trọng yếu) R : Chỉ số về độ tin cậy (Rellability Factor). Pop. : Số dư TK cần kiểm tra (Population). N : Số mẫu cần kiểm tra (Number of samples). Kỹ thuật phân tầng: Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng là kỹ thuật phân bổ các mẫu sẽ chọn theo từng phần trên tổng số các nghiệp vụ phát sinh, dựa trên số lượng mẫu sẽ chọn. Khi sử dụng kỹ thuật này, số dư chọn mẫu của mỗi tổng thể sẽ được xác định trên tổng của một nhóm các nghiệp vụ được phân tầng (tách ra khỏi số dư chung toàn bộ). Tổng số mẫu của các tầng nghiệp vụ sẽ bằng tổng số mẫu được chọn của số dư tài khoản đó, được xác định theo công thức N = Pop./J. Phương pháp phân tầng thông dụng nhất khi áp dụng kỹ thuật này là chọn toàn bộ các nghiệp vụ có giá trị lớn hơn bước chọn mẫu (J). Nếu số mẫu đã chọn vẫn ít hơn số mẫu cần phải chọn thì số nghiệp vụ còn lại sẽ được phân làm hai tầng. Mỗi tầng sẽ chọn ½ số mẫu còn lại chưa được chọn. Kỹ thuật chọn số lớn: Kỹ thuật này được sử dụng để kiểm tra các tài khoản có số dư nợ và có nhiều nghiệp vụ phát sinh lớn. Sử dụng kỹ thuật này, tất cả các nghiệp vụ có giá trị lớn hơn 2 lần bước chọn mẫu (J) sẽ được chọn để kiểm tra. KẾT LUẬN Tăng cường hoạt động và nâng cao chất lượng công tác kế toán – kiểm toán luôn được các nước trên thế giới coi trọng vì tầm quan trọng và sự cần thiết của kế toán – kiểm toán. Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Quốc tế, vai trò của kế toán và kiểm toán càng trở nên quan trọng hơn. Kiểm toán không chỉ quan trọng đối với người sử dụng BCTC, của chính doanh nghiệp mà cả đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế tài chính của các cơ quan chức năng nói riêng và của Nhà nước nói riêng. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, kiểm toán đã chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo niềm tin cho những người quan tâm, làm lành mạnh hoá các thông tin tài chính, góp phân hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. TSCĐ là một khoản mục quan trọng trên BCTC của mỗi doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện kiểm toán khoản mục này một cách hợp lý sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của Báo cáo kiểm toán và giảm thiểu rủi ro tranh chấp có thể xảy ra. Đồng thời, cung cấp thông tin cần thiết cho những người sử dụng để họ đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT, em đã có cách nhìn toàn diện hơn về kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng. Từ đó, em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tai Công ty PNT. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tạ Thu Trang đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo lãnh đạo và các anh, chị trong Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính PNT đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được thực tập và tích luỹ kinh nghiệm tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kiểm toán tài chính – GS.TS Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính, 2006. 2. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – GS.TS Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính, 2006. 3. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Bộ Tài chính – NXB Tài chính 4. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam – Bộ Tài chính – NXB Tài chính 5. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về việc Ban lãnh đạo hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 6. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 về việc Ban lãnh đạo hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. 7. Các tài liệu nội bộ của Công ty kiểm toán Quốc tế PNT. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc BTC Bộ tài chính CP Chi phí DN Doanh nghiệp GTHMLK Giá trị hao mòn luỹ kế KH Khấu hao KTV Kiểm toán viên HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ SX Sản xuất TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty PNT Sơ đồ 1.2 Quy trình kiểm toán tại Công ty PNT Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PNT năm 2007 Bảng 2.1 Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán Bảng 2.2 Trích giấy tờ làm việc của KTV số A1 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá sơ bộ Báo cáo tài chính Bảng 2.4 Bảng tỷ lệ mức độ trọng yếu tính theo tổng doanh thu thuần Bảng 2.5 Chương trình kiểm toán TSCĐ thực hiện tại Công ty ABC Bảng 2.6 Trích giấy tờ làm việc của KTV số A2 Bảng 2.7 Trích giấy tờ làm việc của KTV số A3 Bảng 2.8 Trích giấy tờ làm việc của KTV số A4 Bảng 2.9 Thời gian trích khấu hao Tài sản cố định tại Công ty ABC Bảng 2.10 Trích giấy tờ làm việc của KTV số A5 Bảng 2.11 Trích giấy tờ làm việc của KTV số A6 Bảng 2.12 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình của Công ty XYZ Bảng 2.13 Chương trình kiểm toán TSCĐ thực hiện tại Công ty XYZ Bảng 2.14 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X1 Bảng 2.15 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X2 Bảng 2.16 Biên bản kiểm kê TSCĐ tại phân xưởng 7 thuộc Công ty XYX Bảng 2.17 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X3 Bảng 2.18 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X4 Bảng 2.19 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X5 Bảng 2.20 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X6 Bảng 2.21 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X7 Bảng 2.22 Trích giấy tờ làm việc của KTV số X8 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện.DOC
Luận văn liên quan