Đề tài Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Trong thời gian hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng tỏ là một kênh tập trung và phân phối các nguồn vốn của nền kinh tế một cách hiệu quả, tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Để làm được điều này phải kể tới vai trò của các định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Các định chế này có thể là các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán. Họ giữ vai trò cầu nối trung gian giữa tổ chức cần vốn và những người cung cấp vốn, tham gia vào việc huy động các nguồn tài chính từ thị trường tiền tệ và thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu về tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Các định chế này cũng có thể là các tổ chức giữ vai trò của người nhận tiền huy động từ công chúng và thay mặt họ để thực hiện việc đầu tư vào các công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán. Người ta thường biết đến các tổ chức này với tên là các quỹ đầu tư tập thể. Các quỹ đầu tư tập thể được hình thành từ cuối thể kỷ 19 tại các thị trường chứng khoán có lịch sử phát triển lâu đời. Các quỹ này với vai trò là các nhà đầu tư có tổ chức tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán và góp phần đáng kể vào việc bình ổn hoạt động của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù đã đi vào hoạt động được một thời gian nhưng tham gia đầu tư trên thị trường hiện nay vẫn chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Sự thiếu vắng vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ tập thể, một định chế đầu tư quan trọng và điển hình trên thị trường chứng khoán, bộc lộ qua các đợt biến động lớn trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy sự thiếu ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán là các khái niệm đã tương đối quen thuộc đối với công chúng đầu tư tại Việt Nam, quỹ đầu tư chứng khoán dường như còn là khái niệm mới mẻ với các nhà đầu tư. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này của em nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán cũng như hoạt động của quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết cấu đề tài: Chương I: Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ Chương II: Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương III: Một số định hướng và giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

doc92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất ít và đa số quy mô phát hành nhỏ. Trong số đó, có thể kể đến một số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên như của REE năm 1996 thu về 5 triệu USD; EIS năm 1998 với 10 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu khí phát hành 3.400 tỷ đồng năm 2003 và sau đó là Tổng công ty Xi măng với 200 tỷ đồng và tổng công ty Điện lực 300 tỷ đồng. Sang đến năm 2006, Việt Nam chứng kiến sự phát triển đột biến trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi hàng loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Tổng giá trị phát hành năm 2006 lên đến 7.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng EVN phát hành 5.000 tỷ đồng; Vinashin 800 tỷ đồng và Sông Đà 300 tỷ đồng. Năm 2007, xu hướng phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên tục gia tăng, chỉ tính 7 tháng đầu năm tổng giá trị phát hành đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Trong đó Vinashin phát hành 3.000 tỷ đồng; Lilama 1.500 tỷ đồng; Vinaconex 1.000 tỷ đồng; Tổng công ty thép 400 tỷ đồng và Vilexim 5 tỷ đống. Tuy phát triển nhanh nhưng đến nay quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn cón khá nhỏ với tổng giá trị khoảng 16 ngàn tỷ đồng, tương đương với 1,5% GDP, chưa tương xứng với nhu cầu vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp. , 18:44’ ngày 14/08/2007 thời gian truy cập 23:40 ngày 29/04/2009 Tình hình giao dịch chứng khoán niêm yết Sau tám năm hoạt động, tính đến ngày 02/04/2009, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 297,3 điểm tăng 7,78 điểm (tương đương tăng 2,69%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 28.935.590 đơn vị, tăng 41,26% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 629,222 tỷ đồng, tăng 48,22% so với phiên trước. Tổng giao dịch thoả thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 483.200 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26,12 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 29.418.790 đơn vị (tăng 32,61% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 655,342 tỷ đồng (tăng 45,67%) , 14:38:14 Thứ năm ngày 2/4/2009, thời gian truy cập 23:50 ngày 29/04/2009 . Thực trạng Chứng khoán không niêm yết: Ngoài các cổ phiếu của các công ty cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, còn có nhiều loại cổ phiếu của công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp, các công ty cổ phần được chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết trên TTGDCK hoặc chưa sẵn sàng tham gia niêm yết. Các loại cổ phiếu này được gọi dưới cái tên là các chứng khoán không niêm yết. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có hơn 4.500 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá , theo Vnexpress tháng 11/2008, thời gian truy cập: 00:05, ngày 30/4/2009 và rất nhiều công ty cổ phần được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp. Trong số đó mới chỉ có khoảng gần 320 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết và có ý định niêm yết trên thị trường , 14/11/2008, thời gian truy cập: 00:45 ngày 30/4/2009 . Thực trạng giao dịch chứng khoán không niêm yết: Trước khi thị trường chứng khoán tập trung chính thức đi vào hoạt động, đã lưu hành nhiều loại cổ phiếu của một số công ty cổ phần hoặc tổ chức tín dụng, nhưng những chứng chỉ vốn này ít được lưu thông, chuyển nhượng. Một phần là vì chưa có cơ chế cho hoạt động này, một phần vì người dân còn rất mơ hồ về khái niệm cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, thị trường chứng khoán. Hoạt động của TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã có tác động kích hoạt việc lưu thông cổ phiếu chưa niêm yết theo một phương thức riêng và hoàn toàn tự phát. Việc tự do chuyển nhượng cổ phiếu đã được sự thừa nhận của pháp luật mà cụ thể là Luật Doanh Nghiệp và Luật chứng khoán 2005. Việc giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết đã và đang diễn ra khá sôi động với những diễn biến phức tạp trong một thị trường mà người ta thường quen gọi là “thị trường ngầm”. Có những thời điểm hoạt động của thị trường này đã thu hút nhiều người đầu tư hơn thị trường chính thức bởi tính “tự do” và “dễ dãi” của nó, đặc biệt hơn là nó hứa hẹn một khoản lợi nhuận được dự báo trước. Hoạt động giao dịch này có tác dụng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên, hoạt động mua bán tự do này đã bộc lộ tính rủi ro cao xuất phát từ tình trạng thiếu thông tin trong giao dịch, dễ xảy ra tình trạng ép giá, lừa gạt và tạo môi trường cho một số kẻ đầu cơ trục lợi. Thực trạng trên cho thấy hàng hoá trên thị trường chứng khoán tập trung còn chưa nhiều cũng như chưa đa dạng về chủng loại, một trong các yếu tố góp phần hình thành các quỹ đầu tư. Bản thân hàng hoá ít cũng làm cho các quỹ, nếu đã hình thành, cũng khó có thể thiết lập các danh mục đầu tư tối ưu. Đối với các chứng khoán không niêm yết, nếu giả định là các công ty quản lý quỹ có thể tiếp cận được nhiều nguồn thông tin chất lượng liên quan tới hoạt động của các công ty cổ phần hơn là những người đầu tư cá thể, việc giới hạn phạm vi đầu tư quá hẹp của các quỹ đầu tư chứng khoán trong định nghĩa về quỹ đã nêu trên cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động đầu tư của quỹ. Chương III MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Một số định hướng chung cho sự phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Trên cơ sở các thực trạng tồn tại ảnh hưởng tới sự hình thành các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán đã phân tích ở trên, quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ có thể phát triển theo một số định hướng phù hợp với điều kiện và môi trường kinh tế Việt Nam, gồm một số nội dung chính sau đây: Phát triển các quỹ đầu tư từng bước, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn phù hợp với quy mô và tiến trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc phát triển các định chế trên theo quy mô từ nhỏ tới lớn là bước đi phù hợp vì bản thân quy mô thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung còn nhỏ, các công cụ tài chính chưa nhiều và đa dạng. Trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện như hiện nay, việc phát triển quỹ đầu tư từ quy mô nhỏ sẽ giúp các cơ quan quản lý kiểm soát được hoạt động của loại định chế đặc biệt này, bảo vệ được quyền lợi của những người đầu tư tham gia góp tiền vào quỹ. Thông qua hoạt động thực tế của các định chế này, các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để đưa ra các chính sách định hướng về mặt vĩ mô mang tính khả thi cũng như điều chỉnh khung pháp lý phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. Mở rộng dần phạm vi hoạt động của công ty quản lý quỹ và đa dạng hoá mục tiêu đầu tư của các quỹ. Trong thời gian đầu, nếu phạm vi hoạt động của công ty quản lý quỹ chỉ giới hạn trong lập và quản lý hoạt động đầu tư của các quỹ tập thể sẽ rất khó đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bản thân một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, ngoài hoạt động quản lý các quỹ do mình lập ra, có thể tận dụng đội ngũ chuyên gia phân tích thực hiện quản lý danh mục đầu tư, nhận uỷ thác đầu tư tài sản của các khách hàng là các tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân có nhu cầu. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh cho các công ty quản lý quỹ, từ quản lý các quỹ đầu tư tập thể tới quản lý tài sản hoặc quản lý danh mục đầu tư cho những nhà đầu tư có nhu cầu sẽ giúp cho các công ty quản lý quỹ nâng cao hơn hoạt động đầu tư chuyên nghiệp của mình, đồng thời có thu nhập để trang trải các chi phí hoạt động của công ty. Đối với các quỹ đầu tư, việc định hướng chính sách đầu tư cho các quỹ trong từng giai đoạn cụ thể là việc cần thiết nhằm tạo ra các tiêu chí cho hoạt động đầu tư của các quỹ, giúp cho người đầu tư định hướng và đưa ra quyết định đầu tư vào các quỹ khác nhau, tuỳ mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận được. Trong điều kiện quy mô của thị trường chứng khoán hiện nay còn chưa lớn, cần thiết hướng các quỹ đầu tư xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp với quy mô và các định hướng phát triển trên thị trường, chủ yếu tấp trung vào lập các quỹ cổ phiếu hoặc các quỹ cân đối. Sau đó trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các quỹ, cho phép mở rộng việc lập các quỹ có chính sách đầu tư vào các đối tuợng tài sản và công cụ tài chính khác. Nghiên cứu việc phát triển quỹ theo mô hình công ty Thực tế cho thấy bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và phát triển sau rất nhiều so với các nước khác trên thế giới. Vì vậy, chúng ta có thể nghiên cứu, đánh giá cũng như vận dụng các kinh nghiệm phát triển của các nước để đẩy nhanh tốc độ phát triển thị trường chứng khoán, góp phần vào việc huy động các nguồn vốn dài hạn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, sớm hoà nhập vào tiến trình phát triển ngang bằng với các nước trong khu vực. Qua nhiều nghiên cứu của các nước trong tiến trình áp dụng các mô hình quỹ đầu tư tập thể vào việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư, tại các thị trường đang phát triển, quỹ đầu tư dạng công ty chỉ được áp dụng sau một thời gian dài khoảng từ 15 – 20 năm áp dụng mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồgn. Tuy nhiên, chúng ta có thể nghiên cứu áp dụng mô hình này trong một thời gian ngắn, khoảng 5 – 10 năm, sau khi đã hình thành và phát triển một số quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ theo mô hình hợp đồng. Tất nhiên vấn đề cơ bản đối với việc áp dụng mô hình này tại Việt Nam là hạ tầng pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho các tổ chức tham gia vào hoạt động của quỹ. Một số giải pháp nhằm phát triển quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ tại Việt Nam: Đề xuất mô hình: Đề xuất mô hình quỹ đầu tư: Việc lựa chọn mô hình phát triển quỹ đầu tư tuỳ thuộc vào môi trường phát triển và các điều kiện cụ thể của từng nước. Phải đặt từng mô hình trong những môi trường kinh tế cụ thể thì mới có thể đánh giá được ưu, nhược điểm của từng mô hình. Ngoài ra, một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ cũng là những điều kiện quyết định việc lựa chọn các mô hình. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình quỹ đầu tư cũng nằm trong những giải pháp định hướng trước mắt cũng như dài hạn. Các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy quỹ đầu tư dạng hợp đồng là mô hình được lựa chọn cho các quỹ đầu tư tập thể. Sự lựa chọn này dựa trên cơ sở thực tiễn tham khảo từ các nước có điều kiện phát triển tương tự như Việt Nam, chủ yếu là các nước trong khu vực. Tuy nhiên, cả hai mô hình (mô hình công ty và mô hình hợp đồng) đều có thể áp dụng được nếu môi truờng phát triển có đầy đủ hạ tầng pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các định chế này. Việc áp dụng mô hình quỹ đầu tư dạng công ty tại Việt Nam hiện nay chưa mang lại hiệu quả cao vì các lý do sau đây: Việt Nam chưa có hệ thống luật điều chỉnh loại hình công ty đầu tư nói chung cũng như chưa có hệ thống các văn bản pháp luật mang tính tổng thể điều chỉnh hoạt động của các đối tượng tham gia vào hoạt động của quỹ. Luật Doanh nghiệp hiện nay chỉ bao gồm các quy phạm điều chỉnh chung về các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, quỹ đầu tư dạng công ty là một pháp nhân đặc biệt. Thực chất, công ty quỹ đầu tư thành lập hoàn toàn không tiến hành bất kỳ loại hình kinh doanh nào, hoàn toàn chỉ là một “công ty trên giấy tờ” thực hiện việc giám sát thông qua Hội đồng Quản trị đối với các tổ chức khác (tổ chức tư vấn đầu tư, tổ chức bảo quản tài sản) thay mặt mình thực hiện việc đầu tư. Ngoài ra, các quỹ đầu tư còn có những đặc thù cơ cấu vận động vốn như đã đề cập ở trên. Các công ty đầu tư dạng mở được phát hành liên tục và có nghĩa vụ phải mua lại cổ phần của người đầu tư. Các công ty đầu tư dạng đóng sau khi phát hành phải niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Vì vậy, các nước theo mô hình này đều phải có luật riêng hoặc các quy phạm trong luật Công ty điều chỉnh riêng loại hình quỹ này và song hành với nó là luật điều chỉnh hoạt động của tổ chức quản lý quỹ. Việc áp dụng mô hình quỹ đầu tư dạng công ty trong điều kiện hiện nay đòi hỏi việc chỉnh sửa luật Doanh Nghiệp, ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh các tổ chức tư vấn đầu tư, các tổ chức quản lý quỹ hoặc quản lý tài sản ở cấp độ pháp lý tương đương với Luật Doanh nghiệp để có đủ hiệu lực pháp lý điều chỉnh các quan hệ tín thác tài sản. Hệ thống pháp luật như vậy đòi hỏi một quá trình hoàn thành và hoàn thiện một cách đồng bộ trên cơ sở các định hướng phát triển ở tầm vĩ mô đối với các loại định chế tài chính này. Các quỹ đầu tư dạng công ty hiện nay hầu như là các công ty đầu tư ở quy mô nhỏ. Trong điều kiện hoạt động đầu tư chuyên nghiệp chưa phát triển như phân tích trên, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và phân mảng, thiếu kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này sẽ dẫn đến sự phát triển ngành quỹ đầu tư không theo các định hướng vĩ mô, ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung. Ngoài ra, dưới giác độ vi mô, quỹ đầu tư dạng công ty dễ dàng tạo sự thông đồng giữa Hội đồng quản trị của Quỹ và tổ chức quản lý đầu tư, điều hành hoạt động kinh doanh của quỹ vì lợi ích của các nhà đầu tư lớn của quỹ. Đứng dưới giác độ quản trị công ty theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, Luật Doanh nghiệp hiện hành còn một số các quy định chưa đảm bảo quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Một trong các quy định đó là Hội đồng Quản trị của công ty phải có một tỷ lệ nhất định là các thành viên chuyên trách. Quy định này rất khó thực hiện trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng, xét trong giai đoạn hiện nay, phù hợp các điều kiện và môi trường kinh tế tại Việt Nam vì các lý do sau: Với hệ thống các văn bản pháp lý liên quan tới tổ chức và hoạt động của các quỹ tuy còn những tồn tại như đã nêu, đặc biệt là sự khác biệt giữa hai nguồn luật về quan hệ tài sản. Tuy nhiên, các quy định chưa đầy đủ hoặc chưa đủ hiệu lực pháp lý đó có thể xử lý ở cấp độ Nghị định mà chưa cần có sự điều chỉnh ngay các luật liên quan. Điều đó sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình hình thành công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư ở quy mô từ nhỏ tới lớn làm tiền đề cho sự ra đời của một ngành kinh doanh mới mang tính chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Mô hình này có sự tách bạch rõ ràng giữa người thực hiện hoạt động đầu tư và người giám sát các hoạt động đó, quyền lợi người đầu tư được đảm bảo hơn trong các điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện như hiện nay. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước có thể dễ dàng giám sát hoạt động của từng tổ chức từ công ty quản lý quỹ tới tổ chức giám sát, bảo quản tài sản. Do không bị chi phối nhiều bởi các luật liên quan, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này có thể chủ động đưa ra định hướng phát triển của các quỹ đầu tư và công ty quản lý trong định hướng phát triển tổng thể của toàn bộ thị trường chứng khoán cũng như các giải pháp cụ thể để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành của các định chế này góp phần ổn định sự phát triển của thị trường chứng khoán. Trong điều kiện trình độ phân tích và thực hiện đầu tư chuyên nghiệp còn hạn chế, do có định hướng phát triển cho ngành quỹ đầu tư có thể giới hạn việc thành lập số lượng các công ty quản lý quỹ cũng như các quỹ đầu tư, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo các định chế ra đời hoạt động an toàn và hiệu quả, bảo vệ quyên lợi của các nhà đầu tư. Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng này đã và đang có ở các nước có các điều kiện kinh tế tương tự như Việt Nam. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, để đáp ứng yêu cầu cho sự hình thành và phát triển của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, mô hình thích hợp cho loại hình này là quỹ đầu tư dạng hợp đồng. Đề xuất về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư: Một trong những đặc trưng cơ bản và khác biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam so với đa số các thị trường chứng khoán khác trên thế giới là cơ quan quản lý nhà nước cũng như khung pháp lý ra đời trước khi có thị trường chứng khoán. Vì vậy, chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường cũng có những nét khác biệt. Ngoài vai trò đưa ra “luật chơi” cũng như giám sát việc tuân thủ luật của các tổ chức tham gia thị trường, cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc ra đời của các tổ chức này. Cũng như các công ty chứng khoán, ngay từ khi hình thành ban đầu, nhiều công ty còn rất lúng túng trong việc định hình tổ chức cũng như triển khai hoạt động kinh doanh. Không thể phủ nhận là Uỷ ban Chứng khoán đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc giúp các công ty chứng khoán hình thành bộ máy tổ chức và các quy trình thao tác nghiệp vụ. Công ty quản lý quỹ: Hình thức pháp lý Theo quy định hiện hành, công ty quản lý quỹ là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn hoạt động phải được sự cho phép của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Như vậy, công ty quản lý quỹ vốn trong nước 100% và công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài đều được phép thành lập. Tẩt cả các hình thức pháp lý đều có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên nó đều phù hợp đối với một công ty hoạt động quản lý quỹ. Cơ cấu sở hữu (cổ đông/thành viên sáng lập): Công ty quản lý quỹ phải có cơ cấu sở hữu bao gồm các tổ chức có tiềm lực tài chính như các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán là quy định rất cần thiểt. Đối với các quỹ đầu tư nói chung, niềm tin của công chúng đối với tổ chức đứng ra huy động vốn thành lập quỹ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc huy động vốn ban đầu để thành lập một quỹ đầu tư chứng khoán. Trong mô hình quỹ đầu tư hợp đồng, công ty quản lý quỹ chính là tổ chức đứng ra lập quỹ. Vì vậy bản thân tiềm lực tài chính, uy tín cũng như kinh nghiệm của các cổ đông hay thành viên sáng lập ra công ty quản lý quỹ sẽ tạo ra uy tín cho chính bản thân công ty quản lý quỹ đối với công chúng đầu tư và một trong các tiêu chí người đầu tư quan tâm đầu tiên khi đưa ra quyết định đầu tư vào các quỹ do công ty quản lý quỹ đó lập ra. Vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ Ngoài cơ cấu cổ đông, công ty quản lý quỹ cũng cần có mức vốn điều lệ thể hiện tiềm lực tài chính của tổ chức đứng ra huy động vốn. Một tổ chức quản lý với số vốn điều lệ thấp đứng ra lập các quỹ với số vốn huy động cao hơn vốn điều lệ vài lần thậm chí đối với các quỹ quy mô lớn, có thể là tới hàng chục lần sẽ khiến công chúng đầu tư thiếu tin tưởng. vì vậy khi áp dụng mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng cần có quy định mức vốn pháp định tối thiểu tương đối lớn đối với các công ty quản lý quỹ. Cơ cấu tổ chức của công ty quản lý quỹ: Trong giai đoạn đầu, các công ty quản lý quỹ nên được tổ chức theo một cơ cấu đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Cụ thể, công ty quản lý quỹ có thể tổ chức thành ba bộ phận theo đúng các chức năng chính của công ty: bộ phận marketing và dịch vụ khách hàng, bộ phận quản lý đầu tư và bộ phận quản trị hành chính. Hoạt động của bộ phận marketing và dịch vụ khách hàng gồm: Nghiên cứu thị trường Đề xuất và dự thảo các phương án lập các quỹ mới Xúc tiến việc thăm dò chào bán các chứng chỉ đầu tư của các quỹ cho các nhà đầu tư tiềm năng Chào bán chứng chỉ quỹ cho các nhà đầu tư Thông tin cho các nhà đầu tư Giới thiệu các quỹ do công ty quản lý quỹ lập với công chúng đầu tư và chính sách đầu tư đa dạng của các quỹ khác nhau. Quan hệ với các đại lý chào bán Giám đốc công ty Marketing và dịch vụ khách hàng Phân phối chào bán chứng chỉ Phát triển kinh doanh Dịch vụ khách hàng Quản lý đầu tư Quản trị hành chính Theo dõi tài khoản khách hàng Kế toán Định giá tài sản và định giá chứng chỉ Hội đồng đầu tư Phòng nghiên cứu Quản lý Quỹ đầu tư A Quản lý Quỹ đầu tư B Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty quản lý quỹ Hoạt động của bộ phận quản lý quỹ bao gồm: Nghiên cứu: môi trường kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng để đánh giá và dự đoán các yếu tố liên quan ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ lập. Xác định mục tiêu đầu tư (nhằm vào giá trị hay sự tăng trưởng) cũng như phương thức đầu tư (chủ động hay thụ động) Phân tích đầu tư và khảo sát các tổ chức phát hành chứng khoán mà quỹ đầu tư vào. Lựa chọn ngành, lĩnh vực đầu tư cũng như xác định loại chứng khoán của tổ chức nào trong ngành đó mà các quỹ sẽ đầu tư vào. Quản lý danh mục đầu tư và định giá Cân đối lại danh mục đầu tư khi cần thiết Hoạt động của bộ phận hành chính bao gồm: Phục vụ những người đầu tư của các quỹ do công ty quản lý: Quản lý các nguồn tiền ra và vào của một quỹ Ghi bút toán tất cả các khoản thanh toán cho và từ người đầu tư Mở và theo dõi tài khoản của từng người đầu tư Theo dõi việc đăng ký và chuyển quyền sở hữu các chứng chỉ đầu tư của quỹ. Quản trị tài chính quỹ và kế toán: Đánh giá các tài sản của quỹ và định giá chứng chỉ quỹ Phân phối các khoản thu nhập cho những người đầu tư Ghi bút toán các khoản đầu tư các quỹ nắm giữ và giao dịch của các danh mục đầu tư. Tư vấn và thông báo cho những người điều hành và các quỹ đầu tư về số tiền hiện có (hoặc không còn) cho việc đầu tư và các giới hạn đầu tư của các quỹ do họ điều hành. Hạch toán kế toán cho từng quỹ Liên hệ với người thụ uỷ và tổ chức kiểm toán. Quỹ đầu tư: Cơ cấu vốn của quỹ: Công ty quản lý quỹ nên lập các quỹ đầu tư dạng đóng vì quỹ đầu tư dạng đóng có cơ cấu vốn cố định. Khi trình độ đầu tư chuyên nghiệp còn giới hạn ở một mức độ khiêm tốn, công ty quản lý quỹ sẽ không phải lo lắng về việc rút vốn của người đầu tư mà chỉ chuyên tâm vào các kỹ năng đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời, quỹ đầu tư dạng đóng sẽ đảm bảo các danh mục đầu tư có tính ổn định tương đối dài hạn. Vì vậy, việc lựa chọn phát triển các quỹ đầu tư dạng đóng sẽ là bước đi thích hợp. Về quy mô vốn huy động tối thiểu: theo quy định hiện hành, mức vốn tối thiểu để thành lập và tiến hành hoạt động đối với một quỹ đầu tư là 50 tỷ VND Điều 3 khoản 3, Quyết định 45/2007/QĐ - BTC . Quy mô vốn như vậy là hợp lý đối với các quỹ đầu tư dạng mở. Vì những quỹ này cần lượng vốn lớn để đảm bảo đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn, đồng thời đảm bảo sự đa dạng hoá danh mục đầu tư là một ưu thế đối với các quỹ. Lượng tiền của quỹ càng lớn, khả năng đa dạng hoá các khoản đầu tư càng cao. Còn đối với những quỹ dạng đóng, quy mô vốn tối thiểu như vậy là hơi lớn, sẽ khó huy động khi thành lập quỹ cũng như những nguời điều hành quỹ trong việc tiến hành đầu tư toàn bộ số tiền của quỹ. Phát hành chào bán chứng chỉ (bảo lãnh phát hành, những tổ chức làm đại lý chào bán: ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) Để việc huy động vốn thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán thành công, ngoài bộ phận chào bán tại công ty quản lý quỹ như mô hình trên thì việc hình thành mạng lưới chào bán các chứng chỉ quỹ đầu tư là cần thiết. Công ty quản lý quỹ có thể lập mạng lưới chào bán của riêng mình. Tuy nhiên, để hình thành được một hệ thống các chi nhánh bán hàng như vậy là điều không đơn giản. Vấn đề cơ bản đứng dưới giác độ hiệu quản hoạt động của một doanh nghiệp. Công ty quản lý quỹ sẽ không có đủ chi phí cũng như đội ngũ nhân sự cần thiết cho hoạt động của các đơn vị này. Vấn đề này thực tế đã chứng minh qua hoạt động của các công ty chứng khoán trong thời gian hoạt động vừa qua. Mặc dù các quy định hiện hành cho phép các công ty chứng khoán được mở chi nhánh, phòng đại diện và cả ký hợp đồng đại lý nhận lệnh với các pháp nhân ở các địa phương nơi không có trụ sở và chi nhánh của mình nhưng mạng lưới hoạt động của đa số các công ty chứng khoán còn hạn hẹp, chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán có thể làm đại lý chào bán chứng chỉ đầu tư cho quỹ thông qua các hợp đồng đại lý. Không ai có thể phủ nhận vai trò của các ngân hàng thương mại đối với các mạng lưới chi nhánh ở khắp các tỉnh và thành phố sẽ giúp cho các công ty quản lý quỹ chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư cho những người đầu tư quan tâm. Các công ty tài chính cũng là những đơn vị có thể đảm nhận chức năng đại lý chào bán chứng chỉ đầu tư cho các quỹ đầu tư chứng khoán thông qua hệ thống các đơn vị thực hiện huy động vốn của mình. Các công ty chứng khoán mặc dù có mạng lưới hoạt động còn khiêm tốn nhưng các công ty chứng khoán có lượng khách hàng tham gia đầu tư chứng khoán rất lớn. Có thể nói những người đầu tư cần và biết đầu tư vào thị trường chứng khoán chủ yếu qua các công ty chứng khoán. Vì vậy, các công ty chứng khoán sẽ tạo thành kênh phân phối gián tiếp cho người đầu tư tiếp cận và tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán gián tiếp qua các quỹ đầu tư. Ngoài ra, đối với các quỹ có quy mô lớn, vai trò của các tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ giúp cho việc huy động vốn cho các quỹ dễ thành công hơn. Vì vậy, cần có tổ chức bảo lãnh phát hành chứng chỉ đầu tư đối với các quỹ có lượng vốn lớn. Để khuyến khích các tổ chức tín dụng cũng như các định chế tài chính trung gian tham gia bảo lãnh phát hành chứng chỉ đầu tư hình thành vốn cho các quỹ đầu tư chứng khoán cần có các quy định thông thoáng hơn đối với các phương thức bảo lãnh phát hành, tạo ra nhiều phương thức lựa chọn cho tổ chức bảo lãnh, đồng thời đảm bảo lợi ích của các tổ chức bảo lãnh phát hành tương đương với rủi ro mà họ gánh chịu. Bảo lãnh phát hành chứng chỉ đầu tư có thể thực hiện dưới hai phương thức: bảo lãnh cam kết chắc chắn và bảo lãnh cố gắng tối đa. Chính sách đầu tư của các quỹ: Mục tiêu và chính sách đầu tư quỹ là do công ty quản lý quỹ chọn cho từng quỹ. Tuy nhiên các quỹ nên có chính sách hướng hoạt động đầu tư của quỹ vào một số các công cụ tài chính hoặc tài sản nhất định. Các quỹ đầu tư cổ phiếu sẽ thu hút được sự quan tâm của người đầu tư kỳ vọng ở mức lợi nhuận cao nên sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao. Còn những quỹ đầu tư cân đối, 50% đầu tư vào các công cụ có thu nhập cố định như trái phiếu và 50% đầu tư vào cổ phiếu sẽ thích hợp với những người đầu tư có quan điểm đầu tư bảo thủ. Ngoài ra, quỹ đầu tư cũng cần được khuyến khích đầu tư vào các dự án, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Các giải pháp cụ thể: Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý: Các quy định pháp luật hiện nay cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành của các công ty quản lý quỹ cũng như các quỹ đầu tư chứng khoán. Vì vậy giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay là chỉnh sửa và bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động của các tổ chức này. Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay những yếu tố cần thiết được coi là cơ sở để kiểm nghiệm, bổ sung hoặc sửa đổi những văn bản pháp lý được xây dựng trên cơ sở lý thuyết. Phương huớng là sửa đổi, bổ sung và nâng cấp các quy định pháp lý, tạo hành lang ban đầu cho việc hình thành công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán. Việc bổ sung có thể thực hiện bằng việc nâng cấp một số quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước ký ban hành, nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý của một số quy phạm pháp luật, đồng thời bổ sung một số quy định chưa được đầy đủ. Trên cơ sở các quy định bổ sung trong Nghị định chính phủ, rà soát và cụ thể hóa các quy định bằng văn bản hướng dẫn của Uỷ ban. Chẳng hạn: Về công ty quản lý quỹ: Việc cho phép các công ty quản lý quỹ được đầu tư một phần vốn và tài sản của mình vào các quỹ như phần chung vốn vào quỹ với người đầu tư là rất cần thiết đặc biệt trong giai đoạn đầu. Việc công ty quản lý quỹ tham gia góp vốn hình thành nên quỹ sẽ góp phần tăng niềm tin cho công chúng đầu tư vì chính bản thân công ty góp vốn vào quỹ nghĩa là công ty sẽ cùng gánh chịu rủi ro với các nhà đầu tư vào quỹ, đồng thời trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của bản thân công ty quản lý quỹ đối với quỹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, để tránh mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư, cần nhất thiết phải có quy định cụ thể về tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh đối với những người điều hành các quỹ cũng như những người lãnh đạo của công ty quản lý quỹ nói chung. Hướng dẫn cụ thể cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được dùng vốn điều lệ đầu tư vào các công cụ tài chính có thu nhập cố định, ví dụ trái phiếu chính phủ, các công cụ của thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đồng thời, để tránh tình trạng các công ty quản lý quỹ thao túng hoạt động của các quỹ, cần thiết phải đưa ra tỷ lệ hoặc giá trị tài sản tối đa công ty quản lý quỹ được đầu tư vào các quỹ do mình quản lý cũng như quy định cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được mua chứng chỉ đầu tư của các quỹ khi phát hành lần đầu. Về Ngân hàng giám sát: Vai trò của tổ chức giám sát là đặc biệt quan trọng đối với các quỹ đầu tư dù theo mô hình nào. Tổ chức giám sát chính là người được các nhà đầu tư uỷ thác giám sát hoạt động các bên tham gia vào hoạt động của quỹ nhằm bảo đảm quyền lợi cho họ. Vai trò giám sát cần phải có các quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người thụ uỷ đi đôi với quyền lợi họ được hưởng. Vì vậy, chức năng bảo quản tài sản và giám sát hoạt động đầu tư nếu do cùng một tổ chức đảm nhiệm cần phải tách bạch. Mối quan hệ tín thác theo nghĩa đầy đủ thường xuyên được thực hiện tại bộ phận tách biệt của cùng một ngân hàng để cô lập việc xung đột lợi ích có thể nảy sinh khi thực hiện hoạt động tín thác và lưu ký đối với cùng một khách hàng. Ngân hàng giám sát có thể cùng đảm nhận chức năng bảo quản và giám sát nhưng phải tổ chức thành hai bộ phận bảo quản tài sản và giám sát tách biệt nhau. Bộ phận giám sát phải đảm nhận chức năng hoàn toàn độc lập, được hưởng quyền lợi riêng và chịu trách nhiệm giám sát hoạt động quỹ thay mặt các quyền lợi của những người đầu tư vào quỹ. Vì vậy, bộ phận giám sát được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trên cơ sở một số tiêu chí và chịu trách nhiệm báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động liên quan tới quỹ. Cũng tương tự như đối với các tổ chức kiểm toán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể lựa chọn và ra chấp thuận cho một số ngân hàng làm chức năng giám sát. Các công ty quản lý quỹ được lựa chọn ngân hàng giám sát từng quỹ do mình quản lý trong số các ngân hàng được chấp thuận. Do đó, nhà nước cần bổ sung và làm rõ các quy định liên quan tới trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức giám sát: Quy định các tiêu chí về vốn, tình hình tài chính cũng như tiềm năng đối với các ngân hàng đồng thời đảm nhận chức năng bảo quản và giám sát. Quy định việc tách bạch về tổ chức giữa hoạt động giám sát và hoạt động bảo quản tài sản của quỹ cũng như tách bạch giữa chi phí cho việc giám sát và chi phí bảo quản tài sản của quỹ. Chi phí bảo quản tài sản có thể thấp nhưng chi phí giám sát có thể ở mức cao hơn rất nhiều để tương đương với trách nhiệm của người giám sát. Tổ chức giám sát phải thực hiện chế độ báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động của các quỹ mà mình giữ vai trò thụ uỷ. Các thông tin mà tổ chức giám sát được tiếp cận trực tiếp để thực hiện chức năng của mình. Khi một công ty quản lý quỹ muốn thay đổi người giám sát, công ty phải tuyên bố rõ với cơ quan quản lý Nhà nước là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước các lý do chính đáng trong việc thay đổi tổ chức giám sát. Bổ sung các quy định về trách nhiệm bồi thường vật chất: Các tổ chức tham gia hoạt động của quỹ, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với các sai sót và hành vi gây thiệt hại đến quyền lợi của người đầu tư của mình. Các quy định này sẽ đưa hoạt động của công ty quản lý quỹ và tổ chức giám sát/bảo quản vào cùng với nhau nhưng phân định trách nhiệm riêng rẽ với các nhà đầu tư của quỹ đối với các hành động bất chính có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư. Điều này sẽ tạo cơ hội cho cả hai bên trong việc áp dụng chính sách đối với từng bên và vận hành quỹ một cách hợp lý. Hiện nay các quyền liên quan đến người thụ hưởng (người hưởng lợi của quỹ hay người đầu tư trong các văn bản hiện hành) đều chưa được đề cập đầy đủ trong các văn bản liên quan. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về việc tham gia vào ký kết hợp đồng tín thác của người thụ hưởng, quyền truy đòi đối với tổ chức giám sát nếu quyền lợi của họ bị thiệt hại do sự tắc trách đối với tài sản tín thác của tổ chức trên. Quy định thống nhất phương thức định giá các tài sản của quỹ: Các quy định này sẽ là cơ sở để xác định giá trị tài sản ròng của quỹ. Các bên tham gia vào định giá tài sản của quỹ có một phương thức thống nhất khi thực thi công việc, tránh việc định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của tài sản, dẫn đến giá trị tài sản ròng không được phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thực của quỹ. Đặc biệt đối với một số loại tài sản như chứng khoán không niêm yết hoặc bất động sản cần đưa ra nguyên tắc chung rất cụ thể, có thể là một số tiêu chuẩn hoặc tiêu chí cụ thể về cách thức định giá các loại tài sản này để tránh sự bất đồng trong việc định giá tài sản, đồng thời, các tổ chức giám sát cũng như tổ chức kiểm toán độc lập có căn cứ pháp lý giám sát hoặc xác nhận việc định giá tài sản. Ngoài ra, các quy định về nguyên tắc của pháp luật cũng tránh được tình trạng cùng một loại chứng khoán nhưng được định giá khác nhau giữa các quỹ thuộc các công ty quản lý khác nhau với sự xác nhận của tổ chức giám sát và kiểm toán khác nhau. Thực tế, việc định giá các tài sản nói chung, nhất là đối với chứng khoán không niêm yết gây nảy sinh nhiều vấn đề và vướng mắc khi áp dụng vào thực tế, ngay cả các thị trường có tính thanh khoản cao, mặc dù các quy định về mặt lý thuyết tương đối hoàn hảo. Đặc biệt, đối với thị truờng Việt Nam, thị trường giao dịch cũng như thông tin về các chứng khoán không niêm yết bao gồm cổ phiếu của các công ty cổ phần và các công ty chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, một trong các sản phẩm đầu tư mà các quỹ sẽ đầu tư, còn hạn hẹp và khiêm tốn. Ngoài ra, vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập cần được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn. Tổ chức kiểm toán không chỉ tham gia vào đánh giá các báo cáo tài chính của bản thân công ty quản lý quỹ cũng như từng quỹ, mà còn tham gia vào thẩm định việc định giá tài sản của quỹ, một tác nghiệp quan trọng xác định hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán. Khi nền kinh tế đã phát triển ở một mức độ nhất định, đời sống của công chúng được ổn định và có tích luỹ, nhu cầu đầu tư trong dân chúng cũng tăng lên. Đồng thời với nhu cầu đó là việc phát triển các hoạt động uỷ thác đầu tư hoặc uỷ thác quản lý tài sản cho các tổ chức chuyên nghiệp để đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất của đồng tiền. Dưới giác độ vĩ mô, các tổ chức quản lý tài sản sẽ góp phần làm cho các nguồn vốn được huy động dưới các phương thức khác nhau được chu chuyển nhanh chóng và linh hoạt giữa các khu vực kinh tế. Lúc đó, vai trò của các tổ chức quản lý tài sản đã được Nhà nước, các tổ chức kinh tế cũng như công chúng đầu tư thừa nhận, quy định pháp luật đối với hoạt động của các công ty quản lý quỹ hay các tổ chức quản lý tài sản chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư có thể nâng cấp thành một bộ luật riêng. Bên cạnh Luật Chứng khoán nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức này đối với nền kinh tế. Đảm bảo tính ổn định của các văn bản pháp luật cũng như tạo sự an tâm về mặt tâm lý đối với các đối tượng tham gia vào hoạt động của quỹ. Tạo sự thông thoáng về thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian cấp phép hoạt động cho các công ty quản lý quỹ. Xây dựng hệ thống kế toán, cơ chế quản lý tài chính: Cũng như hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động quản lý quỹ là loại hình kinh doanh mới tại Việt Nam. Về cơ bản loại hình kinh doanh này khác biệt rất nhiều so với công ty chứng khoán. Thực chất, công ty chứng khoán cũng là một loại hình doanh nghiệp như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, chỉ khác biệt ở hàng hoá kinh doanh là các công cụ tài chính và chứng chỉ có giá. Đối với công ty quản lý quỹ, ngoài việc hạch toán kinh doanh cho bản thân công ty, còn phải hạch toán hoạt động đầu tư của từng quỹ do công ty quản lý và các quỹ này không phải là một pháp nhân độc lập. Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có một hệ thống chuẩn mực đầy đủ về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và yêu cầu công bố thông tin của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Có những sự khác nhau đáng chú ý trong các khoản dự phòng cho nợ quá hạn, cách làm báo cáo tài chính hợp nhất, cách đánh giá tài sản, tính toán khấu hao…Vì vậy, đồng thời với các giải pháp liên quan tới khung pháp lý cũng như đào tạo nhân sự là việc sớm nghiên cứu để đưa ra chế độ kế toán cũng như chế độ quản lý tài chính của công ty quản lý quỹ. Chế độ kế toán của công ty quản lý quỹ cần có sự tham khảo chế độ kế toán của các nước khác trong cùng khu vực như Thái Lan, Trung Quốc,… hiện đang áp dụng mô hình tín thác như Việt Nam. Đào tạo các nhà phân tích và quản lý đầu tư chuyên nghiệp: Một trong các giải pháp trước mắt và mang tính cấp thiết nhất theo tôi đó là đào tạo nhân sự cho các công ty quản lý quỹ. Kinh nghiệm từ hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung cũng như các công ty chứng khoán là những định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động đầu tiên trên thị trường chứng khoán, yếu tố “con người” được coi là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt đối với các công ty quản lý quỹ, yếu tố con người mà cụ thể là đội ngũ những người điều hành quỹ là một nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của bản thân công ty quản lý quỹ cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các quỹ. Vấn đề này đã và đang được các tổ chức tham gia kinh doanh chứng khoán nói chung và các tổ chức có dự kiến thành lập công ty quản lý quỹ nhận thức và đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu trong các công việc xúc tiến chuẩn bị cho loại hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, dưới giác độ của cơ quan quản lý nhà nước với vai trò hỗ trợ cho việc hình thành các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán, các cơ quan này cần có phương hướng trước mắt cũng như các định hướng dài hạn cho công tác đào tạo để có được đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lý quỹ nói riêng. Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nghiệp vụ chứng khoán trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán nhà nước là nơi thực hiện việc đào tạo đội ngũ cán bộ cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Trung tâm chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 1998, đến nay đã tiến hành đào tạo được một khối lượng đội ngũ nhân sự đáng kể cho thị trường. Tuy nhiên, hiện ở Trung tâm chỉ mới có 3 khoá đào tạo: Cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật chứng khoán, Phân tích và đầu tư chứng khoán. Những khoá học này mới chỉ cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quan nhất về thị trường chứng khoán chứ chưa có những kiến thức chuyên sâu cho từng lĩnh vực và từng hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo như: Cần gấp rút soạn thảo các chương trình đào tạo chuyên sâu dành riêng cho những người điều hành quỹ. Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt chú trọng mời các chuyên gia, trong và ngoài nước, đã tham gia hoạt động thực tiễn trên thị trường chứng khoán tham gia giảng dạy. Tổ chức các khoá học thực hành tại các công ty quản lý quỹ để giúp các học viên có điều kiện thực hành các kiến thức đã được giảng dạy trong thực tế. Liên kết đào tạo với các tổ chức đào tạo nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho học viên có cơ hội tiếp thu những kinh nghiệm cũng như những chương trình đào tạo tiên tiến và cập nhật trên thế giới. Đồng thời tiến hành cấp chứng chỉ quốc tế cho học viên. Có các chính sách nhằm đa dạng hoá hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng thúc đẩy việc niêm yết chứng khoán của các công ty cổ phần hoá đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường chứng khoán, gắn việc cổ phần hoá với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, đa dạng hoá và nâng cao tỷ trọng của công ty lớn niêm yết. Bên cạnh đó, Chính phủ, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư cũng cần đẩy mạnh việc phát hành các trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Doanh nghiệp và các chứng chỉ Quỹ đầu tư. Điều này nhằm làm tăng khối lượng hàng hoá được giao dịch trên thị trường, tạo điều kiện để các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ thực hiện tốt việc đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Thị trường OTC là cơ hội tốt để tăng cung chứng khoán cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết có cơ hội tiếp cận với thị trường chứng khoán. Vì vậy việc phát triển thị trường OTC sẽ giúp hàng hoá trên thị trường chứng khoán đa dạng hơn cũng như giúp tăng cung hàng hoá trên thị trường, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư trên thị trường. Việc phát triển thị trường OTC đồng thời cũng giúp nâng cao kinh nghiệm của các thành viên tham gia thị trường, mức độ quan tâm và nhận thức của công chúng. Điều này giúp tăng trình độ đầu tư của các nhà đầu tư, tăng cầu hàng hoá trên thị trường góp phần giúp các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn và mở rộng quy mô hoạt động. Uỷ ban chứng khoán cần có các quy định thông thoáng tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho việc ra đời và phát triển của các công cụ tài chính mới như chứng khoán chuyển đổi, các chứng khoán phái sinh,… góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường chứng khoán, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tư. Với việc ra đời và phát triển của các công cụ tài chính mới trên thị trường chứng khoán như vậy sẽ giúp các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư thực hiện tốt hơn việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rùi ro và hoạt động hiệu quả hơn. Uỷ ban chứng khoán cũng cần có các quy định và sự kiểm soát chặt chẽ đối với việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đảm bảo tính minh bạch của các thông tin. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường chứng khoán đang biến động thất thường như hiện nay, các nhà đầu tư đang rút vốn ra khỏi thị trường để đầu tư vào các cơ hội chắc chắn hơn. Việc đảm bảo tính minh bạch của các thông tin sẽ đảm bảo quyền lợi và tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trên thị trường cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Điều này sẽ giúp các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ bớt khó khăn trong việc huy động vốn, phát hành chứng chỉ quỹ và mở rộng quy mô vốn và quy mô hoạt động. Có chính sách ưu đãi cụ thể cho các đối tượng tham gia hoạt động quản lý quỹ: Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích và thúc đẩy ngành quỹ đầu tư phát triển. Cụ thể: Có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đối với công ty quản lý quỹ và bản thân từng quỹ đầu tư. Không đánh thuế thu nhập đối với những người đầu tư tham gia đầu tư thông qua việc mua các chứng chỉ đầu tư của quỹ. Có cơ chế ưu đãi thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với người đầu tư nước ngoài. KẾT LUẬN Việc phát triển một thị trường chứng khoán ổn định, lành mạnh và hoạt động hiệu quả không thể thiếu được sự tham gia hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian tham gia trên thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư tập thể thông qua các tổ chức quản lý đầu tư là các công ty quản lý quỹ. Với vai trò song hành, vừa là tổ chức phát hành, vừa là nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ đầu tư chứng khoán sẽ đóng góp không nhỏ vào việc kích hoạt giao dịch trên cả thị trường sơ cấp cũng như thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam qua hơn 8 năm hoạt động với nhiều biến động đã cho thấy sự thiếu vắng vai trò bình ổn của các nhà tạo lập thị trường hay các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà điển hình là các quỹ đầu tư. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới. Những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của các quỹ đầu tư và các công ty quản lý quỹ mang tính lý thuyết đã được tổng hợp trong đề tài. Đề tài cũng đã chỉ ra một số nhân tố cơ bản về vĩ mô và vi mô ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam như: môi trường kinh tế và môi trường pháp lý; sự phát triển của thị trường chứng khoán, khả năng gia nhập ngành, yếu tố tâm lý người đầu tư, các tổ chức định mức tín nhiệm. Ngoài ra, qua thực trạng hoạt động của các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng cho thấy nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trong thời gian tới. Dựa trên sự đánh giá về các tồn tại ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như những hạn chế rút ra được qua thực trạng hoạt động của các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán thời gian qua, khoá luận đã đề xuất một số giải pháp đối với nhà nước và các quỹ đầu tư cũng như công ty quản lý quỹ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các quỹ đầu tư trong tương lai như: đề xuất về mô hình, về hệ thống pháp lý, về việc đào tạo nhân sự, về hệ thống kế toán và các chính sách ưu đãi khác mà nhà nước nên tiến hành. Với các kết luận rút ra trên đây, khoá luận về “Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hi vọng có thể góp một phần nhỏ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ chứng khoán trong tương lai. Tài liệu tham khảo Đào Lê Minh (2002), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Hoàng Minh (2006), Chứng khoán nhập môn, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội Lê Thị Mai Linh (2003), Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Lê Văn Tư (2005), Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Lý Vinh Quang (2003), Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006 Nguyễn Đỗ (2008), Chứng khoán - Đầu tư và quản lý, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội Nguyễn Minh (2007), Tìm hiểu về Chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và thị trường chứng khoán. Quyết định 35/2007/ QĐ – BTC về Công ty quản lý quỹ Quyết định 45/2007/ QĐ – BTC về Quỹ đầu tư Thanh Lâm (2007), Đầu tư chứng khoán hiểu biết để thành công, Nhà xuất bản Văn hoá – thông tin, Hà Nội Trần Quốc Tuấn (2006), Cẩm nang đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Báo cáo thường niên năm 2008 của VF1, Phụ lục1 Ngân hàng bảo quản tài sản Tổ chức quản lý đầu tư Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Cơ quan quản trị hành chính Công ty bán Các cổ đông (người đầu tư) Những người sáng lập Công ty đầu tư chứng khoán Uỷ quyền lưu ký tài sản cho công ty khác Uỷ quyền việc quản lý tài sản đầu tư cho công ty khác Giao việc hành chính quản trị cho công ty khác Cổ tức và tiền mua lại chứng chỉ hưởng lợi Tiền được trả theo khoản đóng góp Thanh toán cổ tức và tiền mua lại chứng chỉ Đóng góp tiền Sơ đồ 1: Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty Phụ lục 2 Người được tín thác (ngân hàng tín thác) Người tín thác (công ty quản lý) Công ty bán Người thu hưởng (người đầu tư) Hợp đồng tín thác Khoản tiền đặt mua Phân bố lợi nhuận và thanh toán các khoản tiền mua lại Phân bố lợi nhuân và thanh toán các khoản mua lại chững chỉ đầu tư Phân bố lợi nhuân và thanh toán các khoản tiền mua lại chứng chỉ đầu tư Uỷ quyền phân bố lợi nhuân và thanh toán các khoản tiền mua lại chứng chỉ đầu tư Chỉ dẫn đầu tư Giao lợi nhuận được chia và các khoản tiền mua lại chứng chỉ đầu tư Khoản tiền đặt mua (trong trường hợp bán thẳng) Sơ đồ 2: Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng hợp đồng Phụ lục 3 Nghiên cứu đầu tư Phân tích rủi ro / lợi nhuận Mục tiêu đầu tư Phân bổ tài sản Lựa chọn chứng khoán Xây dựng danh mục đầu tư Đầu ra Đầu vào Sơ đồ 3: Các bước của quy trình đầu tư Phụ lục 4 Mục tiêu đầu tư của quỹ Hội đồng đầu tư ra quyết định chiến lược đầu tư Người điều hành quỹ phác thảo danh mục đầu tư Danh mục đầu tư Thị trường chứng khoán Thông tin điều tra thị trường Thông tin từ phòng nghiên cứu Sơ đồ 4: Quy trình ra quyết định đầu tư trong tổ chức quản lý quỹ. Phụ lục 5 Thông tin chi tiết về Quỹ đầu tư VF1: Thông tin chi tiết Tên quỹ Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam Tên viết tắt Quỹ đầu tư VF1 Mã giao dịch VFMVF1, niêm yết tại HOSE Vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng Mệnh giá 10.000 đồng/đơn vị quỹ Thời hạn hoạt động 10 năm kể từ ngày thành lập Ngân hàng giám sát Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) Công ty kiểm toán Ernst & Young Vietnam Ltd. Chính sách cổ tức Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được sự chấp thuận của Đại hội Thường niên. Phí - Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm, - Phí giám sát & lưu ký: 0,12%/ NAV/ năm, - Thưởng hoạt động & các phí khác Các giấy phép liên quan Giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp. Giấy phép hoạt động của quỹ Giấy phép số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/05/2004 do UBCKNN cấp. Giấy phép niêm yết chứng chỉ quỹ Giấy phép số 01/UBCK - NYQĐT ngày 22/09/2004 do UBCKNN cấp. Phụ lục 6 Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ VF1 năm 2008: Khoản đầu tư Tỷ lệ đầu tư (đvị: %NAV) Cơ sở hạ tầng - Bất động sản 12,4 Vật liệu – Khai khoáng 12,2 Tài chính – Ngân hàng 12,1 Thực phẩm - Nước giải khát 8,5 Năng lượng 3,5 Dược phẩm – Y tế 3,2 Vận tải 2,6 Bán lẻ 1,5 Hàng hoá công nghiệp 0,9 Thiết bị công nghệ 0,3 Tiện ích công cộng 0,2 Hàng tiêu dùng 0 Trái phiếu 19,3 Tiền – Tài sản khác 23,3 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 của Quỹ đầu tư VF1) Phụ lục 7 Phân bổ tài sản theo ngành: Ngành tỷ lệ đầu tư (đv: %NAV) Hoá chất và dầu khí 3 Tiêu dùng, chu kỳ 0 Tiêu dùng, không chu kỳ 54 Tiện ích 13 Xây dựng 11 Tài chính 12 Vận tải 7 Danh mục đầu tư 5 cổ phiếu có tỷ lệ cao nhất: Cổ phiếu % giá trị tài sản ròng (đv:%) Công ty CP giấy Sài Gòn 1,6 Công ty Vinamilk 1,42 Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn Song Hinh 1,33 Công ty Domesco 0,65 NH TMCP XNK Việt Nam - Eximbank 0,62 ( Nguồn: Thông tin quỹ PRUBF 1 tháng 2/2009)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
Luận văn liên quan