Đề tài Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô

Năm 2013 là năm chứng kiến nhiều sự biến động của ngành kinh tế.Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đã trải quan một giai đoạn tăng trưởng không vững chắc, do suy giảm trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Theo dự đoán rằng lĩnh vực ngân hàng sẽ tránh khủng hoảng và chính phủ sẽ giúp hồi phục kinh tế với những gói kích thích tăng trưởng và đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tâng, triển vọng đối với ngành xây dựng vẫn còn khá lạc quan. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng. Đồng thời, nó cũng là thách thức đòi hỏi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô phải có biện pháp sử dụng vốn hiệu quả để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất. Ở trong bài nghiên cứu“Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Tây Đô” tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản sau đó áp dụng vào thực tiễn ở ngân hàng để có những phân tích, đánh giá về tình hình hiện tại của ngân hàng và mạnh dạn đưa ra các giải pháp với mong muốn là giúp ngân hàng hoàn thiện thêm hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất.

pdf57 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHN0&PTNT Tây Đô Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+.-) % (+.-) % A. Tổng nguồn vốn 1.634.431 2.306.406 2.271.467 671.975 41 (34.939) (2) 1. Nội tệ 1.177.108 1.864.103 1.770.076 686.995 58 (94.027) (5) Tỷ trọng (%) 72% 81% 78% - - - - 2. Ngoại tệ 457.323 442.303 501.391 (15.020) (3) 59.088 13 Tỷ trọng (%) 28 19% 22% - - - - (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy được kết cấu vốn huy động theo loại tiền trong các năm không có sự khác biệt lớn. Cụ thể: Năm 2012 tổng nguồn vốn tăng tới 41%, trong đó tăng chủ yếu trong nguồn nội tệ. Nguồn vốn nội tệ đạt 1.864 tỷ đồng, tăng 686 tỷ đồng so với năm 2011 và chiếm 81% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm nhẹ, giảm 15 tỷ đồng so với năm 2011 và chỉ chiếm 19% trong tổng nguồn vốn. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực tác động đến hệ thống tài chính - tiền tệ ngân hàng nên trong năm 2013 đã có dấu hiệu suy giảm, tổng nguồn vốn giảm 2% so với năm 2012 (hay giảm 35 tỷ đồng), trong đó nguồn vốn nội tệ giảm 94 tỷ, và nguồn ngoại tệ tăng 59 tỷ. 21 Kết luận: Hai đồng nội tệ và ngoại tệ biến đổi không đều qua các năm. Nội tệ có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với ngoại tệ. Nguyên nhân là do tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường, lãi suất ngoại tệ thấp (do tính rủi ro biến động lãi suất cao), nên các thành phần gửi lựa chọn đồng nội tệ cho an toàn. ii) Huy động theo thời gian gửi Yếu tố tác động tới vốn huy động của Ngân hàng còn do thời gian gửi tiền của khách hàng. Vốn của Ngân hàng huy động theo thời gian gửi có kết cấu như sau: Bảng 2.3: Kết cấu vốn huy động theo thời gian gửi NHN0&PTNT Tây Đô Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 (+.-) % (+.-) % Tổng nguồn vốn 1.634.431 2.306.406 2.271.467 671.975 41 (34.939) (2) 1. Tiền gửi KKH 317.271 503.823 394.450 186.552 59 (109.373) (22) -Tỷ trọng TG KHH 19,4% 21,8% 17,4% - - - - 2. Tiền gửi có KH<12T 850.923 1.042.111 1.343.084 191.188 22 300.973 29 - Tỷ trọng TG <12T 52,1% 45,2% 59% - - - - 3. TG có KH >=12T 462.751 759.429 532.029 296.678 64 (227.400) 30 - Tỷ trọng TG >=12T 28,3% 32.9% 23% - - - - (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Thang Long University Library 22 Nhận xét: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong giai đoạn 2011-2013: năm 2011 là 52,1%; năm 2012 là 45,2%; năm 2013 là 59%. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng trong giai đoạn 2011-2012 và giảm mạnh trong giai đoạn 2012-2013. Cụ thể: Năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn đạt 317 tỷ đồng chiếm 19,4% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 851 tỷ đồng chiếm 52,1% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 465 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,3% trong tổng nguồn vốn. Với ưu thế về khả năng cơ động cũng như chính sách, năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất chiếm 45,2% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 759 tỷ đồng chiếm 32,9%, nhóm tiền gửi không kỳ hạn thời kỳ này đạt 503 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,8% trong tổng nguồn vốn. Sang đến năm 2013 là năm có sự thay đổi lớn trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh chiếm tới 59% trong tổng nguồn vốn, nhóm tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng giảm về cả số tiền và tỷ trọng. Nguyên nhân nhóm tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng giảm liên tục là do lãi suất của loại tiền gửi này thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng nên không thu hút được khách hàng, mặt khác là do giá vàng trên thị trường tăng khách hàng chuyển sang đầu tư vàng thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, đây là khoản mục huy động có thể gặp rủi ro khi khách hàng rút tiền trước kỳ hạn nên ngân hàng thường chú ý gia tăng tỷ trọng các khoản huy động khác nhiều hơn. Kết luận: Theo thời gian gửi tiền của khách hàng tiền gửi được chi thành ba loại: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền giửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong giai đoạn 2011-2013. Giai đoạn 2011-2012, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng, tăng tới 186 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng, tuy nhiên trong giai đoạn 2012-2013 thì lượng tiền gửi không kỳ hạn lại giảm nhẹ giảm 109 tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn mang lại tính tiện dụng cho khách hàng, khách hàng tự do rút tiền bất cứ lúc nào, tuy nhiên nó ảnh hưởng tới kế hoạch nguồn vốn trong ngân hàng nên vì vậy năm 2013 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Tây Đô đã có chính sách thắt chặt đối với loại tiền này. Còn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại giảm mạnh do lãi suất huy động của ngân hàng ở loại tiền gửi này thấp hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên đã giảm một lượng khách hàng đến gửi tiền. Tuy nhiên, đây là khoản tiền gửi đã được xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý 23 nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Vì vậy, ngân hàng cũng cần đẩy mạnh tỷ trọng hình thức tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. iii) Huy động theo thành phần gửi Hiệu quả của vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng vốn huy động mà còn phụ thuộc khá lớn vào kết cấu của thành phần gửi. Vốn huy động qua thành phần gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tây Đô trong các năm có sự thay đổi đáng kể. Từng loại vốn có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm của nó. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích vốn huy động qua từng thành phần gửi một cách cụ thể: - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Đây là một trong những khoản tiền gửi lớn của Ngân hàng. Và khách hàng ở đây là tất cả mọi dân cư có những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng thì có thể đem gửi vào Ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản lợi nhuận. Để thấy được tình hình huy động nguồn vốn này chúng ta xem bảng sau: Bảng 2.4: Kết cấu tiền gửi của dân cƣ NHN0&PTNT Tây Đô Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+.-) % (+.-) % A. Tổng nguồn vốn 1.634.431 2.306.406 2.271.467 671.975 41 (34.939) (1,51) 3. Tiền gửi của dân cư 478.226 785.207 951.033 306.981 64 165.826 21 - Tỷ trọng TG dân cư 29,3% 34% 41,9% - - - - (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư không được ổn định và có chiều hướng tăng mạnh vào giai đoạn 2011-2013 và tăng nhẹ vào giai đoạn 2012- 2013. Cụ thể: Trong giai đoạn 2011-2012 lượng tiền gửi tăng 306 tỷ động (tương Thang Long University Library 24 đương với 64%) do thời gian này các ngân hàng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn để huy động nguồn tiền gửi từ dân cư. Sang đến năm 2013 là năm thắt chắt tài chính nên lượng tiền gửi có tăng nhưng tăng ở mức nhẹ, chỉ tăng 165 tỷ đồng so với 2013 (tương đương với 21%). Kết luận: Trong giai đoạn 2011-2013, lượng tiền gửi từ dân cư có xu hướng tăng nhẹ. Nguyên nhân làm cho tiền gửi dân cư tăng là do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng. Tiền gửi dân cư cũng là đối tượng huy động chủ yếu nên cần tăng tỷ trọng vì đây là nguồn tương đối ổn định. - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Để đánh giá được tình hình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế qua các năm, chúng ta hãy xem bảng dưới đây: Bảng 2.5: Kết cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+.-) % (+.-) % A. Tổng nguồn vốn 1.634.431 2.306.406 2.271.467 671.975 41 (34.939) (1,51) Tiền gửi của các TCKT 1.152.717 1.512.855 1.320.434 360.138 31 (192.421) (13) - Tỷ trọng TG của TCKT 70,5% 65,6% 58,1% - - - - (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Nhận xét: Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, đa số là của các doanh nghiệp Nhà nước có khoản vốn tạm thời chưa sử dụng đem gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Lượng tiền gửi trong 25 giai đoạn 2011- 2012 tăng nhưng với tốc độ không cao (360 tỷ đồng, tương đương với 31%). Đến năm 2013 do nền kinh tế thủ đô nói riêng và kinh tế cả nước nói chung bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực, do đó lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã suy giảm. Hiện nay, trên thị trường đa số các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, các công ty quốc doanh đa số họ chọn Ngân hàng để đặt quan hệ tín dụng đó là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Cổ phần, chỉ một lượng nhỏ với Ngân hàng Nông nghiệp. Một phần là vì các Ngân hàng đó có lãi suất linh hoạt hơn, thủ tục gọn nhẹ hơn trong việc họ đến gửi và rút tiền cho mục đích của mình, đảm bảo đúng tiến độ để các tổ chức kinh tế đó thực hiện được các hợp đồng mới, nhằm đem lại lợi nhuận cao. Kết luận: Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và tri trả của các doanh nghiệp: như trả lương, trả tiền dịch vụ thông tin. Mặc dù nguồn tiền gửi này không ổn định, lượng vốn gửi vào tiết kiệm có thể nhỏ, Ngân hàng luôn phải đáp ứng các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nhưng nếu như xét trong một khoảng thời gian dài thì nguồn tiền gửi này có sự ổn định tương đối bởi vì ít khi nhiều doanh nghiệp cùng rút tiền một lúc. Và vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần nâng cao tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế. 2.3.2. Công tác tín dụng Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tây Đô tiến hành sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đó, đem lại lợi nhuận cao nhất có thể. Với nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các hộ cá thể để tiến hành sản xuất kinh doanh. Một phần được ngân hàng chuyển vào dự trữ thanh toán tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Phần lớn nguồn vốn được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội bộ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (như nhận chi trả, chuyển tiền...) i) Dư nợ theo loại tiền Cấu thành dư nợ theo loại tiền gồm hai loại tiền: nội tệ và ngoại tệ. Nội tệ quyết định việc hoạt động kinh tế sản xuất trong nước và đóng vai trò rất quan trọng. Ngoại tệ là tiền thường dùng để giao dịch nước ngoài và ngày càng đóng góp vai trò quan trọng khi nền kinh tế nước ta bước vào thời kỳ hội nhập. Thang Long University Library 26 Bảng 2.6: Dƣ nợ theo loại tiền NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+.-) % (+.-) % B. Tổng dƣ nợ 861.297 877.616 926.242 16.319 2 48.626 6 1. Nội tệ 829.661 846.311 873,565 16,650 2,01 27.254 3 Tỷ trọng (%) 96,32 96,43 94,31 - - - - 2. Ngoại tệ 31.636 31.305 52.677 (331) (1) 21.372 68 Tỷ trọng (%) 3,68 3,57 5,69 - - - - (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy được rõ cơ cấu dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) qua các năm 2011-2013. Tổng dư nợ có tăng tuy nhiên tăng nhẹ: năm 2011-2012 tăng 16 tỷ đồng tương ứng với 2,01%, năm 2012-2013 tăng 27 tỷ đồng tương ứng với 3%. Cụ thể: Năm 2011 dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Đô đạt 861 tỷ đồng, một con số khá cao trong tổng nguồn vốn. Dư nợ theo loại tiền có sự chênh lệch rõ rệt giữa nội tệ và ngoại tệ, dư nợ nội tệ đạt 829 tỷ đồng chiếm 96,32% trong tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ chiếm 3,68% tương ứng với 31 tỷ đồng. Đây là thực trang chung trong ngành ngân hàng, vì chính sách phát triển của nước ta là luôn ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nên các chính sách đối với tiền nội tệ cũng dễ dàng hơn so với ngoại tệ. So với năm 2011, tổng dư nợ đạt 877 tỷ, tăng 16 tỷ. Cơ cấu dư nợ không có nhiều thay đổi dư nợ nội tệ chiếm 96,43 % trong tổng dư nợ và dư nợ ngoại tệ đạt 31 tỷ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 3,57%. Năm 2013: Tổng dư nợ tăng mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, dư nợ đạt 926 tỷ, tăng 6%. Góp phần tăng trong dư nợ là do sự tăng lên trong cả 2 khối nội tệ và ngoại tệ: dư nợ khối ngoại tệ tăng mạnh đạt 52 tỷ đồng và chiếm 5,69% trong tổng nguồn vốn tăng 68% so với 2012. Dư nợ trong khối nội tệ đạt 873 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2012. 27 Kết luận: Biến động dư nợ giai đoạn 2011-2013 không có nhiều thay đổi về cả cơ cấu loại tiền và tổng dư nợ. Nhìn vào bảng trên ta thấy được rõ cơ cấu dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) qua các năm 2011-2013. Tổng dư nợ có tăng tuy nhiên tăng nhẹ: 2011-2012 tăng 16 tỷ đồng tương ứng với 2,01%, 2012-2013 tăng 27 tỷ đồng tương ứng với 3%. Việc kiểm soát dư nợ của ngân hàng vẫn khá tốt, mặc dù trong năm 2013 là năm kinh tế trong nước gặp rất nhiều vấn đề nhưng mức độ tăng của dư nợ không quá đáng ngại. ii) Dư nợ theo thời hạn cho vay Thời hạn cho vay ảnh hưởng lớn tới dư nợ của ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế 2011-2013, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Phân tích cụ thể về dư nợ theo thời hạn cho vạy của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tây Đô. Thang Long University Library 28 Bảng 2.7: Dƣ nợ theo thời hạn cho vay NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+.-) % (+.-) % II. Theo thời hạn CV 861.297 877.616 926.242 16.319 2 48.626 5,5 1. Dư nợ ngắn hạn 498.289 580.643 621.675 82.354 17 41.032 7 - Tỷ trọng Dư nợ NH 57,9% 66,2% 67% - - - - 2. Dư nợ trung hạn 111.566 84.404 97.216 (27.162) (24) 12.812 15 - Tỷ trọng Dư nợ TH 13% 9,6% 10% - - - - 3. Dư nợ dài hạn 251.441 212.569 207.351 (38.872) (15) (5.218) (2) - Tỷ trọng Dư nợ DH 29,2% 24,2% 22% - - - - 4. Nợ từ nhóm 2-5 64.509 163.433 652.473 98.924 153 489.040 299 5. Nợ nhóm 3-5 17.208 15.708 401.362 (1.500) (9) 385.654 2455 6. Nợ xấu/Tổng dư nợ 2% 1,8% 43,33% - - - - (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) 29 Nhận xét: Dư nợ theo thời hạn cho vay trong thời kì 2011-2013 có xu hương tăng dần. Cụ thể: Năm 2011 dư nợ ngắn hạn đạt 498 tỷ đồng, chiếm hơn nửa tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô. Đứng vị trí thứ 2 là nhóm dư nợ dài hạn với 251 tỷ đồng, chiếm 29,2% trong tổng dư nợ. Hai nhóm dư nợ này chiếm tới gần 90% trong tổng dư nợ của Ngân hàng, nợ xấu trong thời kỳ này chiếm tỷ trọng thấp 2% trong tổng dự nợ. So với năm 2011, năm 2012 không có thay đổi nhiều trong tỷ trọng dư nợ của các nhóm: đứng đầu vẫn là nhóm dư nợ ngắn hạn với 580 tỷ đồng chiếm 66,2% trong tổng dư nợ tăng 82 tỷ đồng so với năm 2011, xếp vị trí thứ 2 là nhóm nợ dài hạn với 212 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 24% trong tổng dư nợ giảm 38 tỷ đồng so với năm 2011, nhóm dư nợ trung hạn chiếm tỷ tọng 9,6% trong tổng dư nợ đạt 84 tỷ. Nợ xấu vẫn duy trì ở mức 1,8%. Đến năm 2013 là năm của nợ xấu, tỷ trọng lên tới mức đỉnh điểm 43,3% đây là một vấn đề mà phía ngân hàng cần xem xét điều chỉnh tránh những rủi ro đáng tiếc do nợ xấu đem lại. Kết luận: Tỷ trọng chính trong dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tây Đô là dư nợ ngắn hạn. Nhóm dư nợ trung hạn và nhóm dư nợ dài hạn đang có xu hướng giảm, giảm mạnh hơn là nhóm dư nợ trung hạn. Trước tình hình kinh tế khó khăn việc ngân hàng thắt chặt hơn cơ chế cho vay, dẫn tới hai nhóm nợ trung và dài hạn bị giảm mạnh. Năm 2013 là năm đỉnh điểm của nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến, tăng tới 43%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, ngưng trệ, khó khăn về đầu ra, hàng tồn kho lớn dẫn đến không thể trả nợ ngân hàng. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, phía ban lãnh đạo cần phải khắc phục ngay tránh ảnh hướng tới hoạt động của ngân hàng. 2.3.3. Thanh toán quốc tế i) Thanh toán xuất nhập khẩu Bảng 2.8: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thanh toán hàng XK 5.232.485 5.278.043 7.437.696 Doanh số thanh toán hàng XK 5.232.485 5.278.043 7.437.696 Doanh số thanh toán hàng NK 11.407.353 1.458.296 5.137.481 Phí dịch vụ về TTQT 25.797 27.132 41.824 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Thang Long University Library 30 Nhận xét: Nhìn vào bảng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tây Đô, nhận thấy nghiệp vụ thanh toán quốc tế chưa được đẩy mạnh. Cụ thể: Năm 2011, doanh số thanh toán xuất – nhập khẩu lần lượt là 5.232.485 USD và 11.407.353 USD là tương đối cao do Công ty Cổ phần Dệt sợi Damsan mở rộng sản xuất, đã nhập thêm máy móc thiết bị với giá trị lớn. So với năm 2011, thì do nguồn ngoại tệ còn khó khăn, nên hoạt động thanh toán quốc tế năm 2012 phát sinh không nhiều. Năm 2012 doanh số nhập khẩu của khách hàng giảm mạnh, giao dịch xuất nhập khẩu qua chi nhánh trầm lắng hơn so với năm 2011, giảm từ 11.407.353 USD xuống còn 1.458.296 USD. Đến năm 2012, Công ty Cổ phần Dệt sợi Damsan chỉ nhập khẩu bông phục vụ sản xuất với hạn mức tín dụng tại Chi nhánh là 35 tỷ đồng nên doanh số xuất nhập khẩu tại chi nhánh giảm đi. Ngoài ra, các khách hàng vay hàng năm thường nhập khẩu hàng hóa như thép, nguyên liệu sản xuất như Công ty Cổ phần Thép Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Thép Nguyên Phát, Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát quốc tế, Công ty Cổ phần Galaxy Việt Nam... đem lại doanh thu nhập khẩu cho chi nhánh, tuy nhiên trong năm 2012 đều giảm mạnh, thậm chí không nhập hàng. Đến năm 2013, doanh số thanh toán xuất khẩu – nhập khẩu tăng so vớ giai đoạn 2012. Kết luận: Xu hướng tăng trưởng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Tây Đô chưa bền vững, các yếu tố làm tăng trưởng hoạt động kinh doanh ngoại hối đều từ các nghiệp vụ khác (chủ yếu là tín dụng. Vì vậy công tác phát triển và mở rộng kinh doanh ngoại hối bị hạn chế rất nhiều do công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế còn chưa được chú trọng, chưa mở rộng được khách hàng vay ngoại tệ, khách hàng xuất khẩu. ii) Mua bán ngoại tệ Hoạt động mua bán ngoại tệ diễn ra rất phức tạp, bởi tâm lý người Việt thích tích trữ ngoại tệ dẫn tới việc đẩy giá đô la lên cao và làm mất giá tiền Việt. Phân tích hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô: Bảng 2.9: Doanh số mua bán ngoại tệ NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số mua ngoại tệ 11.244.756 7.850.586 9.717.246 Doanh số bán ngoại tệ (tự doanh, Sở GD) 11.272.148 7.782.956 9.798.247 Lãi từ kinh doanh ngoại tệ 34.089 13.798 418.761 Chi trả kiều hối 730.528 774.525 837.033 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) 31 Nhận xét: Doanh số mua bán ngoại tệ và lãi kinh doanh ngoại tệ giảm trong năm 2011-2012 và tăng ở năm 2012-2013, chi trả kiều hối vẫn tăng đều trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012, là năm xảy ra biến động lớn về mua bán ngoại tệ cụ thể như sau: Doanh số mua ngoại tệ đạt 7.850.586 USD giảm 3.394.170 USD so với 2011. Doanh số từ bán ngoại tệ giảm 3.489.192 USD so với năm 2011. Doanh số mua bán ngoại tệ giảm dẫn tới lãi kinh doanh giảm mạnh chỉ còn đạt 13.798 USD giảm hơn 20.291 USD so với 2011. Tuy nhiên chi trả kiều hối có dấu hiệu tăng nhẹ, tăng 43.997 USD. Đến năm 2013, mua bán ngoại tệ đã lấy lại thăng bằng và tăng trưởng trở lại. Mua ngoại tệ đạt 9.717.246 USD, tăng 1.866.660 USD so với 2012, bán ngoại tệ đạt 9.798.247 USD. Lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh đạt 418.761 USD. Kết luận: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2011-2013 mang nhiều biến động, giai đoạn 2011-2012 do chính sách tiền tệ của nhà nước thắt chặt cùng với sự quán lý trạng thái ngoại tệ chưa tốt nên doanh số từ mua bán ngoại tệ giảm mạnh, tuy nhiên sau quá trình điều tiết thì hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng đã dần ổn định và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2013. Lãi từ hoạt ngoại tệ cũng giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2012 và phục hồi trở lại, tăng trưởng vượt bậc trong 2012-2013 mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Chi trả kiều hối không có nhiều thay đổi. iii) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: Triệu đồng Tên chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 (+.-) % (+.-) % Thu lãi CK thương phiếu và GTCG 90 313 514 223 2,48 201 0.64 Thu từ DV chuyển tiền ra nước ngoài 70 30 54 (40) (0,57) 24 0,8 Thu phí LC (TB, sửa, nhờ thu, phát hành, thanh toán) 299 138 319 (161) (0,54) 181 1,31 Thu dịch vụ kiều hối 79 65 58 (14) (0,18) (7) (0,107) Lãi từ kinh doanh ngoại tệ 712 287 243 (425) (0,59) (44) (1,53) (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Thang Long University Library 32 Nhận xét: Các nguồn cấu thành lên thu nhập từ hoạt động ngoại hối của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô bao gồm: Thu lãi chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, thu từ dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, thu phí thư tín dụng, thu dịch vụ kiều hối, lãi từ kinh doanh ngoại tệ. Trong ba năm qua, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối không có nhiều thay đổi tuy nhiên cơ cấu lên tổng thu nhập có sự thay đổi lớn. Cụ thể: Năm 2011, thu nhập chủ yếu từ hoạt động ngoại hối của ngân hàng là lãi từ kinh doanh ngoại tệ đạt 712 triệu đồng, nguồn thu từ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá rất hạn chế chỉ đạt 90 triệu đồng. Lãi từ thu phí thư tín dụng đạt 299 triệu đồng. So với năm 2011 thì năm 2012 thu lãi từ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá tăng mạnh tăng 2,48% so với 2011 đạt 313 triệu đồng. Do hoạt động mua bán ngoại tệ thời kỳ này bị thắt chặt quản lý nên lãi từ kinh doanh ngoại tệ giảm mạnh, giảm 425 triệu đồng. Các khoản thu từ dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, từ dịch vụ thư tín dụng, từ dịch vụ kiều hối giảm nhẹ. Đến năm 2013, thu nhập từ hoạt động ngoại hối lại đóng góp lớn nhất là nguồn từ thu lãi chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá đạt 514 triệu đồng. Nguồn thu từ lãi kinh doanh ngoại tệ giảm mạnh chỉ đạt 243 triệu đồng. Lãi từ hoạt động thư tín dụng có xu hướng tăng mạnh tăng 181 triệu đồng và gấp hơn 1,31% so với 2012. Kết luận: Nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối đóng góp không nhiều trong lợi nhuận của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh Tây Đô. Giao dịch ngoại hối không nhiều, nguồn thu bị biến động mạnh từ các chính sách tiền tệ từ NHNN nên trong giai đoạn 2011-2013 có nhiều biến động trong cơ cấu nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối. 2.3.4. Hoạt động sản phẩm dịch vụ Hiện tại, ngành ngân hàng đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt chính vì vậy việc chú trọng phát triển, đa dạng hóa loại hình dịch vụ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác để mở rộng và thu hút khách hàng là điều tất yếu, đặc biệt các dịch vụ công nghệ như mobile banking, internet banking được rất nhiều ngân hàng áp dụng và ngày càng nhận được sự ưa thích của khách hàng vì tính tiện dùng của dịch vụ này. i) Kết quả phát triển dịch vụ mới 33 Bảng 2.11: Bảng kết quả phát triển dịch vụ mới NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: Triệu đồng, chiếc, người Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Nguồn vốn 1.634.431 2.306.406 2.271.467 671.975 (34.939) Dư nợ 861.297 877.616 926.242 16.319 48.626 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa 14.790 19.026 23.164 4.236 4.138 Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế 343 429 476 86 47 Số dư tài khoản thẻ 41.500 47.780 45.620 6.280 (2.160) Số lượng thẻ tín dụng quốc tế 159 276 436 117 160 Số lượng máy EDC/POS 11 23 29 12 6 Số KH sử dụng dvụ Mobile Banking 4.112 6.266 9.435 2.154 3.169 Số KH sử dụng dvụ Internet Banking 176 280 563 104 283 Số KH sử dụng DVTT hoá đơn 75 146 213 71 67 Số đơn vị trả lương qua tài khoản 29 33 35 4 2 Số tài khoản trả lương 3.848 4.265 4.674 417 409 Số khách hàng thấu chi tài khoản 246 340 415 94 75 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Nhận xét: Dịch vụ của ngân hàng ngày càng được nâng cao, từ việc phát triển các thể loại, bổ sung các dịch vụ đi kèm đều được ngân hàng chú trọng. Cụ thể: Năm 2011, số lượng phát hành thẻ 14.790 chiếc thẻ ghi nợ nội địa, 343 thẻ ghi nợ quốc tế, 143 thẻ tín Thang Long University Library 34 dụng quốc tế. Số lượng máy EDC/POS thời điểm này cũng khá hạn chế đạt 11 chiếc nên đã gây khó khăn cho khách hàng trong việc giao dịch. Dịch vụ Mobile Banking và internet banking cũng bắt đầu có dấu hiệu phát triển và nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng. So với năm 2011, ở năm 2012 các dịch vụ của ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ về cả số lượng và chất lượng dịch vụ. Số lượng khách hàng dùng thẻ ghi nợ nội địa tăng 4.236 người số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt tới hơn 19 nghìn chiếc. Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế tăng không đáng kể đạt 429 chiếc. Số lượng máy EDC/POS tăng mạnh tăng hơn hai lần so với 2011 để đáp ứng hơn nữa nhu cầu từ khách hàng. Dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking đang ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi của dịch vụ Đến năm 2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tổng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô giảm nhẹ, tuy nhiên số lượng phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng vẫn tăng, các dịch vụ khách cũng tăng nhẹ. Ngân hàng đã ngày càng chú trọng hơn nữa trong việc phát triển và nâng cao dịch vụ để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt hơn 23 nghìn chiếc, tăng hơn 4 nghìn chiếc so với 2012, số lượng thẻ ghi nợ quốc tế đạt 476 thẻ. Dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking bùng nổ mạnh trong thời kỳ này vơi số lượng người dùng tăng nhanh: Internet Banking tăng 283 người tăng 51% so với 2012, Mobile Banking tăng hơn 4 nghìn người. Kết luận: Các dịch vụ mới mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát triển đều có mức tăng trưởng tốt, tăng đều trong các năm qua và mang lại nguồn thu không nhỏ cho Ngân hàng, đặc biệt là hai dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking tăng với tốc độ khá nhanh. Mobile Banking tăng hơn 2 nghìn người trong giai đoạn 2011- 2012 (tăng hơn 50%) và vẫn duy trì được mức tăng này trong giai đoạn 2012-2013 với số lượng người dùng tăng thêm hơn 3 nghìn người. Số lượng thẻ các loại: ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ nội địa cũng có mức tăng trưởng tốt. Việc tập trung vào phát triển các dịch vụ ngân hàng là cần thiết để thu hút khách hàng hơn nữa. ii) Kết quả thu dịch vụ Thu từ dịch vụ chiếm giá trị nhỏ trong nguồn thu của Ngân hàng. Dịch vụ thu từ thanh toán chiếm giá trị cao nhất vì đây là hoạt động thường xuyên tại Ngân hàng và được khách hàng sử dụng nhiều nhất. 35 Bảng 2.12: Doanh thu từ dịch vụ NHN0& PTNT Tây Đô Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Thu dịch vụ TT trong nước 3.488 4.193 4.267 2 Dịch vụ thẻ 240 324 432 3 Bảo lãnh 1.115 166 175 4 Thu khác 229 373 571 - Tổng 6.264 5.628 6.124 - TN ròng từ HĐ ngoài TD 4.739 5.149 5.247 - Tỷ lệ thu ngoài tín dụng 9,8% 6,6% 5,65% (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô) Nhận xét : Năm 2012, thu từ dịch vụ thanh toán tăng từ 3.488 triệu đồng lên 4.193 triệu đồng, dịch vụ thẻ tăng từ 240 triệu đồng lên 324 triệu đồng, thu từ dịch vụ bão lãnh giảm mạnh, giảm từ 1.115 triệu đồng xuống còn166 triệu so với năm 2011. Đến năm 2013, thu từ dịch vụ thanh toán trong nước tăng không đáng kể so với 2012 đạt 4.267 triệu đồng, dịch vụ thẻ vẫn giữ xu hướng tăng nhé tăng lên 432 triệu đồng, và nhóm bảo lãnh đạt 175 triệu đồng. Kết luận: Chiếm giá trị cao nhất từ thu dịch vụ đó là nhóm thu từ thanh toán trong nước với 3.488 triệu đồng năm 2011, 4.193 triệu đồng năm 2012 và chiếm 4.267 triệu đồng. - Các khoản thu từ dịch vụ đạt kế hoạch nhưng chưa xứng với tiềm năng. Nguyên nhân là do công tác chăm sóc khách hàng chưa được tốt, hoạt động marketing chưa thực sự có hiệu quả. Đối với khách hàng truyền thống của Chi nhánh chưa tiếp thị đầy đủ được các sản phẩm dịch vụ hiện có (trả lương qua tài khoản, tiết kiệm học đường, nhờ thu tự động). Thang Long University Library 36 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Do đó việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng để đánh giá thực trạng việc sử dụng vốn ở Ngân hàng từ đó tìm giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng. Để đánh giá thực chất công tác sử dụng vốn kinh doanh của Ngân hàng ta phải tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Ngân hàng. Chỉ tiêu 1: Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ = Bảng 2.13: Bảng kết quả hệ số thu nợ NHN0& PTNT Tây Đô Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 (+,-) % (+,-) % Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.331.469 964.163 692.688 (367.333) (0,27) (271.475) (0,281) Doanh số cho vay Triệu đồng 1.318.811 980.774 740.924 (338,037) (0,25) (239.850) (0,24) Hệ số thu nợ % 101 98 93 (2,7) - (4,9) - (Nguồn: bảng cân đối kế toán NHN0&PTNT Tây Đô và tính toán của tác giả) Nhận xét: Hệ số thu nợ trong giai đoạn năm 2011-2013 giảm dần. Cụ thể: Doanh số thu nợ năm 2011 là 1.331.469 triệu đồng trong đó doanh số cho vay là 1.318.811 triệu đồng. Doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay là 12.658 triệu đồng. Bởi vì các doanh số cho vay, doanh số thu nợ đều tính trong kỳ, nên hệ số thu nợ là 100% cho ta thấy ngoài việc thu hồi đc toàn bộ các khoản cho vay trong kỳ, ngân hàng còn thu được một phần các khoản cho vay trong quá khứ ( trước năm 2011). Giai đoạn 2012-2013: Hệ số thu nợ bị suy giảm so với năm 2011. Doanh số thu nợ năm 2012 là 964.163 triệu đồng trrong đó doanh số cho vay 980.774 triệu đồng, doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay là 16.611 triệu đồng. Hệ số thu nợ của bị suy giảm so với cả năm 2012 và năm 2011. Doanh số thu nợ năm 2013 là 692.688 37 triệu đồng trong đó doanh số cho vay 740.924 triệu đồng. Doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay là 48.236 triệu đồng. Hệ số thu nợ 98% ( năm 2012), 93% (năm 2013), cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng chưa tốt, chỉ thu được 98%, 93% các khoản cho vay trong thời kỳ. Nợ trong quá khứ tính đến thời điểm này, một là đã thu nợ xong hết, hai là chưa tất toán đc các khoản nợ đã cho vay. Nguyên nhân là do giai đoạn 2012-2013, đa số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nông nghiệp mất mùa, hạn hánnên lợi nhuận bị âm, không có khả năng chi trả cho ngân hàng. Kết luận: Tình hình thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng trong giai đoạn 2011-2013 bị suy giảm dần. Hệ số thu nợ năm 2011 lớn hơn 2012 là ( 0,027%) và càng lùi về sau hệ số càng giảm nên khả năng thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm, năm 2013 giảm so với 2012 ( 0,048%) cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng bị giảm hiệu quả. Do đó, để có đủ sức cung cấp vốn cho khách hàng cũng như đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thì ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững vị trí của mình. Chỉ tiêu 2: Vòng quay tín dụng Vòng quay tín dụng = Bảng 2.14: Bảng kết quả vòng quay tín dụng NHN0& PTNT Tây Đô Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+,-) (+,-) Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.331.469 964.163 692.688 (367.306) (271.175) Dư nợ bình quân Triệu đồng 867.626 429.242 902.129 (438.384) 472.887 Vòng quay tín dụng Vòng 1,535 2,246 0,698 0,711 (1,548) (Nguồn: bảng cân đối kế toán NHN0&PTNT Tây Đô và tính toán của tác giả) Nhận xét: Giai đoạn 2011-2012 : năm 2011, vòng quay tín dụng là 1,535 vòng. Doanh số thu nợ là 1.331.469 triệu đồng trong đó dư nợ bình quân là 867.626 triệu đồng. Doanh số thu nợ lớn hơn rất nhiều so với dư nợ bình quân. Vòng quay tín dụng năm 2012 là 2,246 vòng. Doanh số thu nợ là 964.163 triệu đồng trong đó dư nợ bình quân là 429.242 triệu đồng giảm rất nhiều so với năm 2011 (438.384 triệu đồng). Doanh số thu Thang Long University Library 38 nợ lớn hơn so dư nợ bình quân. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu nợ của năm 2012 giảm so với năm 2011 (giảm 0,711 vòng). Năm 2013: Vòng quay tín dụng năm 2013 là 0,698 vòng. Doanh số thu nợ năm 2013 là 692.688 triệu đồng trong đó dư nợ bình quân năm 2013 là 902.129 triệu đồng tăng rất nhiều so vớ năm 2012. Doanh số thu nợ nhỏ hơn so dư nợ bình quân. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu nợ của năm 2013 chậm. Kết luận: Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu nợ trong giai đoạn 2011-2013 không ổn định. Trong ba năm 2011-2013 vòng quay tín dụng năm 2012 là lớn nhất. So với năm 2012, năm 2013 giảm đi xuống còn 0,698 vòng, năm 2011 tăng 0,711 vòng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các món vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, cho vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay. Mặt khác là do ngân hàng ngày càng chú trọng trong công tác thu nợ nên tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng. Chỉ tiêu 3: Dƣ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Trong 3 năm ngân hàng không có dư nợ quá hạn. Hệ số dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng không có dư nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng cao. Chỉ tiêu 4: Dƣ nợ trên vốn huy động Dư nợ trên vốn huy động = Bảng 2.15: Bảng kết quả dƣ nợ trên vốn huy động NHN0& PTNT Tây Đô Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+,-) (+,-) Tổng dư nợ Triệu đồng 861.297 877.616 926.242 16.319 48.626 Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.634.431 2.306.406 2.271.467 671.975 (34.939) Dư nợ/ Vốn huy động 0,527 0,381 0,408 (0,146) 0,027 (Nguồn: bảng cân đối kế toán NHN0&PTNT Tây Đô và tính toán của tác giả) 39 Nhận xét: Năm 2012 dư nợ trên tổng vốn huy động là 0,381, giảm 0,146 so với năm 2011. Năm 2011: dư nợ trên tổng vốn huy động là 0,527. Tổng số dư nợ là 861.297 triệu đồng. Tổng vốn huy động là 1.634.431 triệu đồng. Năm 2012 tổng số dư nợ là 877.616 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 16.319 triệu đồng. Tổng vốn huy động năm 2012 là 2.306.406 triệu đồng. Năm 2013: dư nợ trên tổng vốn huy động là 0,408; tăng 0,027 so với năm 2012. Tổng số dư nợ năm 2013 926.242 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 48.626 triệu đồng. Tổng vốn huy động năm 2012 là 2.271.467 triệu đồng giảm so với năm 2012 là 34.939 triệu đồng. Kết luận: Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, tổng vốn huy động về đủ đáp ứng cho nhu cầu cho vay và có thể đầu tư cho hoạt động khác. Nhưng các chỉ số này nhỏ nên có thể thấy việc sử dụng vốn không hiệu quả - có thể gây khó khăn cho ngân hàng về mặt tài chính vì phải trả phần chi phí huy động vốn mà không có phần thu nhập từ lãi vay để bù đắp. Chỉ tiêu 5: Dƣ nợ trên tổng tài sản Dư nợ trên tổng tài sản = Bảng 2.16: Bảng kết quả dƣ nợ trên tổng tài sản NHN0& PTNT Tây Đô Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+,-) (+,-) Tổng dư nợ Triệu đồng 861.297 877.616 926.242 16.319 48.626 Tổng tài sản Triệu đồng 1.886.703 2.556.042 2.681.857 669.339 125.815 Dư nợ/Tổng tài sản 0,457 0,343 0,345 (0,114) 0,011 (Nguồn: bảng cân đối kế toán NHN0&PTNT Tây Đô và tính toán của tác giả) Nhận xét: Năm 2012 dư nợ trên tổng tài sản là 0,343 lần, giảm 0,114 so với năm 2011. Tổng dư nợ là 877.616 triệu đồng nhưng tổng tài sản của Ngân hàng là 2.556.042 triệu đồng nên hệ số dư nợ trên tài sản thấp. Tức một đồng tài sản sẽ đầu tư vào hoạt động Thang Long University Library 40 tín dụng 0,343 đồng. Năm 2011 tổng dư nợ là 861.297 triệu đồng nhưng tổng tài sản của ngân hàng là 1.886.703 triệu đồng nên hệ số dư nợ trên tài sản thấp. Tức một đồng tài sản sẽ đầu tư vào hoạt động tín dụng 0,475 đồng. Năm 2013: dư nợ trên tổng tài sản là 0,345 lần tăng 0,011 so với năm 2012. Tổng dư nợ là 926.242 triệu đồng nhưng tổng tài sản là 2.681.857 triệu đồng nên hệ số dư nợ trên tài sản thấp. Tức một đồng tài sản sẽ đầu tư vào hoạt động tín dụng 0,345 đồng. Kết luận : Quy mô tín dụng tại ngân hàng là chưa lớn. Tuy nhiên tiêu này giảm dần chứng tỏ hoạt động kinh của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao, hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản bị giảm sút. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ. Mặt khác, giai đoạn này các NHTM cạnh nhau khốc liệt nên việc tăng trưởng tín dụng không cao. Chỉ tiêu 6: Lợi nhuận/ tài sản có (ROA) Lợi nhuận/ tài sản có (ROA) = Bảng 2.17: Bảng kết quả lợi nhuận trên tài sản có NHN0& PTNT Tây Đô Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+,-) (+,-) Lợi nhuận ròng Triệu đồng 21.749 27.579 (189.018) 5.830 (216.597) Tài sản bình quân Triệu đồng 1.939.801 2.123.202 2.552.151 183.401 419.949 ROA 0,011 0,012 (0,074) 0,001 (0.086) (Nguồn: bảng cân đối kế toán NHN0&PTNT Tây Đô và tính toán của tác giả) Nhận xét: Năm 2011, hệ số ROA là 0,011; lợi nhuận ròng là 21.749 triệu đồng, tổng tài sản bình quân là 1.939.801 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận trên tài sản của năm 2011 thấp. Năm 2012, hệ số ROA là 0,012 tăng không đáng kể so với năm 2011. Lợi nhuận ròng là 27.579 triệu đồng. Tổng tài sản bình quân năm 2012 là 2.123.202 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận trên tài sản của năm 2012 thấp. Sang đến năm 2013, hệ số ROA là (0,074). 41 Kết luận: Từ bảng trên cho ta biết từ một đồng tài sản được sử dụng sẽ đem lại 0,011 đồng lợi nhuận (năm 2011); 0,012 đồng lợi nhuận (năm 2012). Tốc độ tăng quá ít, chứng tỏ hoạt động kinh doanh chưa được tốt. Do việc sử dụng tài sản để đầu tư cho hoạt động tín dụng thấp, mà lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu thu được từ hoạt động tín dụng. Và năm 2013 từ một đồng tài sản sẽ làm giảm 0,074 đồng lợi nhuận, nguyên nhân là do tài sản đầu tư cho hoạt động tín dụng thấp, cộng với việc các loại chi phí tăng lên. Kết luận chƣơng II: Nhìn chung hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô phát triển cũng tương đối ổn định. - Thành công: + Tăng trưởng được nguồn vốn tốt; chủ động cân đối giữa nguồn vốn - sử dụng vốn, đảm bảo được khả năng thanh toán. + Tiền gửi dân cư, là nguồn vốn ổn định tiếp tục tăng trưởng mạnh. + Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng, tăng cường cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn. + Tích cực phát triển thẻ ATM, thẻ quốc tế, Pos, điểm chấp nhận thanh toán EDC. Các Ngân hàng thương mại đã cạnh tranh nhau rất gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ huy động vốn, cho vay và cung cấp sản phẩm dịch vụ. Thế nên để tiếp tục phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần khắc phục một số yếu điểm. - Tồn tại và nguyên nhân: + Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là khoản tiền gửi đã được xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Vì vậy, ngân hàng cũng cần đẩy mạnh tỷ trọng hình thức tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. (tr.23) + Tiền gửi dân cư cũng là đối tượng huy động chủ yếu nên cần tăng tỷ trọng vì đây là nguồn tương đối ổn định. (tr.24) + Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế có sự ổn định tương đối bởi vì ít khi nhiều doanh nghiệp cùng rút tiền một lúc. Và vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần nâng cao tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế. (tr.25) Thang Long University Library 42 + Tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến, tăng tới 43%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, ngưng trệ, khó khăn về đầu ra, hàng tồn kho lớn dẫn đến không thể trả nợ ngân hàng. (tr.29) + Công tác phát triển và mở rộng kinh doanh ngoại hối bị hạn chế rất nhiều do công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế còn chưa được chú trọng, chưa mở rộng được khách hàng vay ngoại tệ, khách hàng xuất khẩu. (tr.30) + Giao dịch ngoại hối không nhiều, nguồn thu bị biến động mạnh từ các chính sách tiền tệ từ NHNN. (tr.32) + Việc tập trung vào phát triển các dịch vụ ngân hàng là cần thiết để thu hút khách hàng hơn nữa. (tr.34) 43 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.1. Giải pháp cải thiện hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô 3.1.1.Tăng cƣờng vốn huy động i) Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn - Đẩy mạnh các hình thức tiết kiệm sẵn có như: đối với hình thức tiết kiệm truyền thống cần tiến hành rà soát lại thủ tục để rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, vận động các doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Khi khách hàng đến nhận tiền từ dịch vụ Western Union, cán bộ ngân hàng có thể tư vấn mời gọi khách hàng gửi tiền khi họ chưa có nhu cầu sử dụng. - Mạnh dạn áp dụng các hình thức huy động mới như: phát hành kỳ phiếu có khuyến mãi, tăng cường phát hành các loại giấy tờ có giá nhằm hạn chế vốn điều chuyển đến với lãi suất cao, để giảm chi phí cho ngân hàng. - Khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối vối khách hàng có số dư tiền gửi cao và thường xuyên nhằm xây dựng lòng trung thành của khách hàng. - Giữ mức lãi suất huy động ngang bằng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để tăng sức cạnh tranh. ii) Nâng cao chất lượng dịch vụ - Duy trì và củng cố mối quan hệ với doanh nghiệp lớn trên địa bàn để thu hút số dư tiền gửi, và giảm thu phí dịch vụ đối với các đối tượng này vì đây là những khách hàng có lượng giao dịch lớn và thường xuyên. - Không ngừng quảng bá thương hiệu và tăng uy tín cho ngân hàng bằng cách tài trợ cho các hoạt động trong khu vực. - Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng nhằm làm hài lòng khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. iii) Tăng thu từ dịch vụ, sản phẩm mới - Cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Thang Long University Library 44 - Tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm mới, tiếp tục triển khai chi trả lương qua tài khoản, mở thêm điểm đặt máy EDC. - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm và hoạt động của chi nhánh trên địa bàn thu hút khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. - Tăng cường tiếp cận khách hàng có hoạt động xuất khẩu, các dự án ODA. 3.1.2.Tăng doanh số cho vay i) Nâng cao tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và tiền gửi của dân cư - Đa dạng hoá các hình thức tiếp cận đối tượng như: phát tờ rơi, quảng cáo qua tin nhắn - Đơn giản hoá thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian phục vụ đối với một khách hàng. Tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan trong công tác chứng thực nhằm giảm phiền hà cho khách hàng. - Sử dụng lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế thị trường cũng như sự cạnh tranh của các ngân hàng cùng địa bàn trên cơ sở đảm bảo thu nhập, an toàn vốn. 3.1.3.Giảm tỷ lê nợ xấu - Cán bộ tín dụng phải luôn nắm bắt tình hình phát triển kinh tế ở địa phương cũng như nhu cầu vay vốn để kịp thời đáp ứng, trong công tác thẩm định cần hạn chế việc định giá quá cao hay quá thấp đối với tài sản đảm bảo để tránh rủi ro có thể xảy ra khi phát mãi tài sản này vì hiện tại mức giá trên thị trường rất biến động. - Quan tâm hơn nữa trong công tác thu hồi và xử lý nợ để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả, đề ra những giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn như: hạn chế cho vay với những khách hàng đã từng để nợ quá hạn, khách hàng không chí thú làm ăn hoặc không có ý định trả nợ, - Thành lập tổ thẩm định chuyên trách để vừa đảm bảo công tác thẩm định khách quan, vừa giảm áp lực cho cán bộ tín dụng khi đảm nhiệm cả công tác cho vay, công tác thẩm định, công tác thu hồi và xử lý nợ. - Cán bộ tín dụng rà soát lại tình hình tài chính đơn vị vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn, đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng, từ đó đề xuất biện pháp, lộ trình xử lý tồn tại và hướng giải quyết tiếp theo đối với từng khách hàng. Để thực hiện được các nhóm biện pháp trên thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa có kỹ năng nghiệp vụ vừa có đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên tổ 45 chức tập huấn nghiệp vụ mới, cập nhật kiến thức tổng hợp, nâng cao trình độ xử lý nghiệp vụ ứng dụng công nghệ tin học. 3.2.Kiến nghị của Chi nhánh với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Thường xuyên thông tin cho Chi nhánh về dự báo diễn biến của thị trường, đặc biệt ở thời điểm thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó chi nhánh chủ động điều hành công cụ lãi suất kịp thời linh hoạt. - Giao chỉ tiêu kế hoạch sát với khả năng thực hiện của Chi nhánh. - Hoàn thiện công nghệ, gia tăng tiện ích các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để nâng cao uy tín, thương hiệu Agribank. - Nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ, đặc biệt về công nghệ thông tin liên quan triển khai các nghiệp vụ mới. - Các văn bản chỉ đạo điều hành cần có thời gian để chi nhánh triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng. - Việc giao hoặc điều chỉnh kế hoạch phải linh hoạt , kịp thời để phù hợp với diễn biến của thị trường trong từng giai đoạn. - Cần có quy định hoặc ban hành các hướng dẫn cụ thể đối với một số sản phẩm tín dụng : Cho vay chiết khấu bộ chứng từ, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay tài sản hình thành từ vốn vay... để Chi nhánh an tâm hơn khi đầu tư cho vay. - Thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ, đào tạo và sau đào tạo để cán bộ nhân viên có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức về chuyên môn. - Hỗ trợ cho Chi nhánh trong việc mua bán nợ xấu. - Việc chuyển tiền giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống vẫn tốn phí và việc không được rút gửi nhiều nơi đối với doanh nghiệp đã hạn chế việc sử dụng dịch vụ của cá nhân, doanh nghiệp. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý, cơ chế tổ chức phù hợp nhằm hỗ trợ các ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro trong công tác kiểm tra. Thang Long University Library KẾT LUẬN Năm 2013 là năm chứng kiến nhiều sự biến động của ngành kinh tế.Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đã trải quan một giai đoạn tăng trưởng không vững chắc, do suy giảm trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Theo dự đoán rằng lĩnh vực ngân hàng sẽ tránh khủng hoảng và chính phủ sẽ giúp hồi phục kinh tế với những gói kích thích tăng trưởng và đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tâng, triển vọng đối với ngành xây dựng vẫn còn khá lạc quan. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng. Đồng thời, nó cũng là thách thức đòi hỏi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô phải có biện pháp sử dụng vốn hiệu quả để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất. Ở trong bài nghiên cứu“Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Tây Đô” tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản sau đó áp dụng vào thực tiễn ở ngân hàng để có những phân tích, đánh giá về tình hình hiện tại của ngân hàng và mạnh dạn đưa ra các giải pháp với mong muốn là giúp ngân hàng hoàn thiện thêm hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất. Vì thời gian thực tập không nhiều cộng với trình độ lý luận và thiếu kinh nghiệm thực tế nên có thể nội dung của đề tài còn nhiều thiếu sót, mặc dù đã được nhận sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy và các cô chú Nhân viên của ngân hàng. Vì vậy, tác giả mong nhận được sự chỉ bảo thêm để có thêm nhiều kiến thức hơn nữa. Một lần nữa em xin được cảm ơn Thầy giáo Trần Đình Toàn và các Thầy Cô Trường Đại học Thăng Long cùng toàn thể ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô đã giúp đỡ em hoàn thành bài Khóa Luận Tốt Nghiệp này. PHỤ LỤC 1. Báo cáo kết quả kinh doanh NHN0&PTNT Tây Đô năm 2011 - 2013 2. Bảng cân đối kế toán chi tiết năm 2011 Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Mai Văn Bạn (2011). Giáo trình Nghiện vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính. 2. Bùi Thị Thơm. Đề tài “Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam”. 3. Bùi Thị Thanh Hòa. Đề tài “Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam”. 4. Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn huyện Phú Tân”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa17089_7124.pdf
Luận văn liên quan