Đề tài Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới

Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam còn phân bố rải rác, thích hợp để các thƣơng hiệu mạnh phát triển chuỗi – hệ thống bán hàng. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài muốn nhƣợng quyền cho doanh nghiệp trong nƣớc. Theo họ, thời điểm này rất dễ chọn những địa điểm đẹp tại các thành phố lớn với giá cả phải chăng (trong franchise, địa điểm là yếu tố quyết định 50% cơ hội thành công).

pdf116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì chƣa đầu tƣ đúng mức cho vấn đề xây dựng và phát triển thƣơng hiệu để nhƣợng quyền. Bộ phận chuyên trách về thƣơng hiệu ở các doanh nghiệp còn thiếu và yếu, chƣa có các quy trình phát triển 80 thƣơng hiệu một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó khả năng quản lý của các doanh nghiệp còn kém nên e dè chƣa dám áp dụng. Vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ, làm hàng giả, hàng nhái…còn rất trầm trọng ở Việt Nam hiện nay mà việc xử lý vẫn chƣa có tác dụng răn đe và làm yên tâm các doanh nghiệp làm ăn chân chính (nhƣ thƣơng hiệu cà phê Trung Nguyên hiện nay có rất nhiều quán không phải của Trung Nguyên nhƣng không biết làm thế nào để xử lý triệt để đƣợc). Nhà quản lý thì thế, lại thêm tác phong làm việc của ngƣời lao động chƣa thật sự đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển và mở rộng hệ thống. Thứ ba: chƣa có nhiều bài học thành công đỉnh cao về Franchise ở Việt Nam để hấp dẫn các doanh nghiệp. Nhìn tổng thể thị trƣờng nhƣợng quyền Việt Nam mới chỉ có một số doanh nghiệp đƣợc coi là khá thành công, còn lại nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động rất mờ nhạt hoặc đang trong giai đoạn chập chững bƣớc vào kinh doanh nhƣợng quyền. Nhận thức đƣợc một số thách thức hạn chế việc kinh doanh nhƣợng quyền nêu trên để Nhà nƣớc và các doanh nghiệp dự kiến tham gia NQTM có các biện pháp chính sách phù hợp phát triển doanh nghiệp của mình trong tƣơng lai. 3. Những ngành có tiềm năng phát triển kinh doanh nhƣợng quyền tại Việt Nam 3.1. Ngành thực phẩm Phƣơng thức kinh doanh NQTM đã đƣợc chứng minh là thành công rực rỡ trong lĩnh vực thực phẩm. Điển hình trên thế giới phải kể đến đại gia thức ăn nhanh McDonald’s, KFC hay Subway… Với những hƣơng vị thật hấp dẫn và nét đặc trƣng riêng của từng thƣơng hiệu, cộng với việc quản lý tài ba của các ông chủ đã khiến các thƣơng hiệu này trở thành hiện tƣợng kinh điển trong lịch sử nhƣợng quyền thế giới. Còn tại Việt Nam cũng đã có một số thƣơng hiệu nhƣợng quyền khẳng định đƣợc tên tuổi của mình nhƣ Phở 24 hay Kinh Đô bakery,… Là một lĩnh vực có nhiều thuận lợi để cho ra một mô hình chuẩn có khả năng nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và cả nƣớc ngoài, hơn nữa Việt Nam có rất nhiều món ăn truyền thống ngon miệng lại mang nét đặc thù riêng của đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, tất cả những tài sản quý giá đó doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác để mở rộng trong nƣớc và “đem chuông đi đánh xứ ngƣời”. Khi bàn về lợi thế cạnh tranh của 81 Việt Nam, chuyên gia kinh tế Michael Porter đã phát biểu rằng Việt Nam có thể trở thành nhà bếp của thế giới. Thƣơng hiệu quốc gia đó đã đƣợc đất nƣớc Thái Lan mang theo từ nhiều năm nay, nhƣng Việt Nam vẫn có thể phát triển ngành thực phẩm theo một hƣớng khác, góp phần làm giàu có nền kinh tế quốc gia và nâng cao đời sống ngƣời dân Việt Nam. 82 Lý do ngành thực phẩm thích hợp cho hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền: - Vốn đầu tƣ cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm không nhiều nên dễ dàng thu hút ngƣời nhận quyền. Việc đầu tƣ cho một cửa hàng kinh doanh thực phẩm rẻ hơn rất nhiều so với ngành khách sạn, bất động sản hay siêu thị; - Sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con ngƣời, dễ dàng đƣợc chấp nhận ở tất cả mọi nơi nên các cửa hiệu kinh doanh nhƣợng quyền ngành thực phẩm có thể mở gần nhau (trong một phạm vi nhất định), vì thế một hệ thống kinh doanh nhƣợng quyền có thể mở rất nhiều cửa hàng. - Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì ngƣời ta ngày càng có nhu cầu ăn ngon hơn, tiện lợi hơn nên các cửa hàng kinh doanh thực phẩm ra đời sẽ đáp ứngđƣợc nhu cầu này; - Thực phẩm là một ngành mang đậm yếu tố văn hoá của vùng, miền vì thế bên cạnh đáp ứng nhu cầu ăn uống của con ngƣời nó còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết, thƣởng thức văn hoá ẩm thực của các vùng, miền khác nhau; - Công thức và cách thức của các thƣơng hiệu ngành thực phẩm dễ nhƣợng quyền hơn các ngành khác. 3.2. Các ngành hàng bán lẻ Trong số các ngành có thể áp dụng mô hình kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại thì bán lẻ là một trong những ngành có tỷ lệ nhƣợng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm. Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhƣợng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm 30%, sau lĩnh vực thực phẩm (35%). Tại Nhật, tỷ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhƣợng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhƣợng quyền. Ở Việt Nam, tuy chƣa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhƣợng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhƣng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống nhƣ chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh. 83 Do đó, hàng loạt tên tuổi nƣớc ngoài trong lĩnh vực nhƣợng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng nhƣ một số thƣơng hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bƣớc vào hình thức nhƣợng quyền. Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trƣờng bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 01/01/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nƣớc ngoài. Ngày 01/01/2009, phía nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Điều này đã khiến các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam “lên cơn sốt”. 3.3. Giáo dục và đào tạo Đây là một ngành đƣợc xã hội đánh giá rất cao, mà hiện tại ở Việt Nam số cơ sở đào tạo chƣa thật sự đƣợc đầu tƣ nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc hết tất cả các đòi hỏi ngày càng cao của ngƣời dân. Một số cơ sở nhƣợng quyền nƣớc ngoài về giáo dục đã có mặt ở Việt Nam nhƣ Aptech của ấn Độ chuyên về công nghệ thông tin hay Thames Business School về quản trị kinh doanh, và các cơ sở này hiện đang khá phát triển tại Việt Nam. Hiện nay nhà nƣớc cũng nhƣ một số công ty đang nghiên cứu triển khai hợp tác với các tập đoàn giáo dục có tiếng của nƣớc ngoài để tạo điều kiện cho ngƣời dân có thể học trong nƣớc với chất lƣợng và bằng cấp quốc tế. 3.4. Thời trang Lĩnh vực thời trang hiện nay đang rất phát triển, và còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tƣơng lai vì đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, đòi hỏi những sản phẩm không chỉ chất lƣợng mà còn phải là “hàng hiệu” để khẳng định phong cách. Ở Việt Nam hiện nay có một số thƣơng hiệu thời trang đã tạo dựng đƣợc tên tuổi nhƣ Foci, Ninomaxx,… Hiểu đƣợc tâm lý và phong cách ăn mặc của ngƣời Việt đồng thời nắm bắt xu hƣớng thời trang chung trên thế giới thì các thƣơng hiệu thời trang Việt sẽ có cơ hội phát triển và phát triển rất mạnh thông qua kinh doanh nhƣợng quyền. Ngoài ra còn rất nhiều những lĩnh vực, ngành nghề mà NQTM có cơ hội phát triển nở rộ trong thời gian tới nhƣ mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ du lịch, bất động sản – khách sạn… Đó hầu hết là những lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng phát triển NQTM để mở rộng hệ thống, nâng tầm quy mô của doanh nghiệp. 84 85 II. Các giải pháp phát triển hoạt động Nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam 1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nƣớc 1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Pháp luật Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể trong việc luật hoá NQTM, và để khung pháp lý thật hoàn thiện tạo điều kiện cho hoạt động NQTM tại Việt Nam phát triển thì Nhà nƣớc cần nghiên cứu kỹ và ban hành tiếp những văn bản mang tính thực tiễn cao, quy định cụ thể các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai NQTM vừa qua cũng nhƣ sẽ phát sinh trong thời gian tới. Quốc hội cần sớm ban hành Luật Nhƣợng quyền thƣơng mại quy định thống nhất các vấn đề liên quan đến hoạt động NQTM vì đây là một hoạt động kinh doanh đặc thù và sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian tới. 1.2. Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp nhượng quyền Không chỉ riêng đối với doanh nghiệp nhƣợng quyền, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào nếu đƣợc Nhà nƣớc và Chính phủ quan tâm tạo nhiều cơ chế, chính sách ƣu đãi thì chắc chắn sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia đông đảo hơn. Để có thể đƣa ra một định hƣớng phát triển cụ thể và hiệu quả các cơ quan chức năng cần tham khảo kinh nghiệm phát triển NQTM của một số nƣớc tiêu biểu trong khu vực và trên thế giới nhƣ “Chƣơng trình phát triển nhƣợng quyền” của Malaixia, hay chƣơng trình “khuyến khích và quảng bá kinh doanh nhƣợng quyền” của Thái Lan… Về đăng ký hoạt động NQTM, hiện nay theo quy định của Luật Thƣơng mại 2005 thì phải đăng ký với Bộ thƣơng mại hoặc Sở thƣơng mại (hiện nay là Bộ/Sở công thƣơng) các tỉnh. Thế nên Chính phủ nên thành lập các cơ quan chuyên trách về NQTM thuộc Bộ công thƣơng hoặc Sở công thƣơng. Các cơ quan này có những cán bộ, chuyên gia về NQTM, có am hiểu sâu sắc, kiến thức pháp luật vững vàng…để vừa quản lý vừa hỗ trợ, tƣ vấn cho các doanh nghiệp nhƣợng quyền khi cần thiết. Ngoài ra Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp NQTM dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để mở rộng hệ thống kinh doanh của mình, hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc hội thảo, 86 hội chợ Franchise tổ chức thƣờng niên trên thế giới, đồng thời tổ chức các cuộc hội chợ về NQTM ở Việt Nam để là nơi giao lƣu, tìm kiếm đối tác, cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp. 1.3. Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo về Nhượng quyền thương mại Để tăng cƣờng nhận thức và phổ biến kiến thức về Franchise cho các doanh nghiệp thì cách tốt nhất là Nhà nƣớc phối hợp với các tổ chức, công ty tƣ vấn NQTM chuyên nghiệp, có uy tín tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn miễn phí hay các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về nội dung cũng nhƣ các kỹ thuật hoặc kinh nghiệm triển khai hình thức kinh doanh nhƣợng quyền. Bộ GD - ĐT cũng nên nhanh chóng xây dựng chƣơng trình và đƣa vào giảng dạy trong các trƣờng khối kinh tế về Franchise. 1.4. Xây dựng các chương trình quảng bá thương hiệu quốc gia, hỗ trợ cho sự phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam Để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện “bơi” ra biển lớn quốc tế trong quá trình hội nhập thì ngoài khả năng và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp còn rất cần đến sự hỗ trợ mang tầm vĩ mô từ phía Nhà nƣớc, một trong những yếu tố đó là việc xây dựng các chƣơng trình quảng bá thƣơng hiệu quốc gia, thƣơng hiệu Việt đến với bạn bè thế giới. Thƣơng hiệu quốc gia mạnh và có uy tín thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc khẳng định tên tuổi ở nƣớc ngoài. Chẳng hạn nhƣ khi nói đến sản phẩm của Nhật Bản ngƣời ta có thể nghĩ ngay đến chất lƣợng đảm bảo, sử dụng đƣợc lâu dài và tiết kiệm nhiên liệu; hay khi nhắc đến Mỹ ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến chất lƣợng tuyệt hảo, mẫu mã đa dạng, phong cách hiện đại dù chƣa biết đến tên doanh nghiệp hay sản phẩm ra sao…Vì thế khi đã xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam với những nét đặc trƣng nhất định thì sẽ làm đòn bẩy giúp các doanh nghiệp tiến sang thị trƣờng nƣớc ngoài dễ dàng hơn. 1.5. Thành lập Hiệp hội Franchise quốc gia, liên kết hợp tác với các tổ chức, Hiệp hội Franchise quốc tế Hiệp hội Franchise sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà nhƣợng quyền và nhà nhận quyền, đồng thời là đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và Chính phủ. 87 Ngoài ra Hiệp hội còn là nơi để các doanh nghiệp có nhu cầu nhƣợng quyền và các doanh nghiệp muốn nhận quyền tìm đến hợp tác với nhau. Trƣớc xu thế toàn cầu hoá và hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay thì Hiệp hội Franchise Việt Nam ra đời phải có sự liên kết với các Tổ chức, Hiệp hội Franchise quốc tế bằng việc đăng ký làm thành viên của Hiệp hội Franchise khu vực và Hiệp hội nhƣợng quyền thế giới. Làm thành viên của những Hiệp hội này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đƣợc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi khi hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài đồng thời có cơ hội tham gia các hoạt động bổ ích khác để phát triển Franchise trong nƣớc. 2. Nhóm giải pháp từ phía các Doanh nghiệp tham gia Nhƣợng quyền thƣơng mại Trƣớc khi đƣa ra các giải pháp từ phía các doanh nghiệp tham gia NQTM cần xem xét những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua: - Nhận thức về hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh Nhƣợng quyền kinh doanh là hoạt động còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngay ở trong nƣớc cũng chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chƣa hiểu rõ bản chất của hình thức kinh doanh này nên chƣa đầu tƣ phát triển ra thị trƣờng thế giới. Chỉ những doanh nghiệp nào hiểu rõ hình thức kinh doanh này mới xây dựng và thực hiện chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng thế giới bằng hình thức nhƣợng quyền kinh doanh. - Xây dựng, quảng bá và phát triển thƣơng hiệu Vấn đề đƣợc nhấn mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Mà chúng ta biết xây dựng, quảng bá, phát triển thƣơng hiệu phải có tính thời gian và phải có cách làm bài bản. Thƣơng hiệu chƣa nổi tiếng thì chƣa thể có ngƣời đặt vấn đề nhƣợng quyền kinh doanh. - Đội ngũ tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại Trong những năm qua, đã xuất hiện vài công ty tƣ vấn về nhƣợng quyền kinh doanh nhƣng số lƣợng còn hạn chế và chủ yếu cũng chỉ tƣ vấn hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh trong nƣớc. Bản thân nhiều doanh nghiệp thì chƣa có chuyên viên am hiểu sâu về hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh. 88 - Kiến thức marketing, marketing quốc tế Để có thể thực hiện nhƣợng quyền kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc marketing quốc tế một cách bài bản. Điều này đòi hỏi phải có thời gian cho các doanh nghiệp Việt Nam. - Đào tạo chuyên sâu về nhƣợng quyền kinh doanh. Cho đến nay, ít có chƣơng trình đào tạo nào có tính chuyên sâu về nhƣợng quyền kinh doanh, ngoại trừ những buổi hội thảo do các Hiệp hội tổ chức. ở các trƣờng đại học kinh tế, thƣơng mại chƣa có điều kiện giảng dạy chuyên sâu về nhƣợng quyền kinh doanh nên cũng chỉ dừng lại ở một nội dung trong chƣơng trình giảng dạy của một vài môn học. Những nhân tố trên đều tác động theo hƣớng không thuận lợi đến sự phát triển hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. 2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp nhượng quyền 2.1.1. Có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Mọi ngƣời đƣợc nghe nhiều về một công thức xây dựng thƣơng hiệu là xác định nhất quán thƣơng hiệu sẽ tác động đến nhận thức của khách hàng ra sao, không chỉ giúp doanh nghiệp tách biệt khỏi “đám đông” trên thị trƣờng, mà còn đảm bảo doanh số trong tƣơng lai. Dù sản phẩm của bạn là thức ăn nhanh hay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, thƣơng hiệu của bạn nói lên rằng: “Tôi là ai, và đây là điều tôi đem đến cho bạn”. Thƣơng hiệu càng mạnh thì càng tác động nhiều đến hành vi mua hàng. Đó là lý do tại sao các công ty đầu tƣ nhiều vào tài sản vô hình này nhƣ một phần công cuộc kinh doanh của họ. Điều quan trọng đầu tiên các doanh nghiệp muốn nhƣợng quyền cần phải làm nếu muốn bán franchise là xây dựng một thƣơng hiệu có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trƣờng. Để xây dựng một thƣơng hiệu vững mạnh thì trƣớc hết bản thân doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn về giá trị thƣơng hiệu đối với sự phát triển của công ty, sau đó cần phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu cụ thể và bền bỉ đầu tƣ cho chiến lƣợc này từ nhân lực, tài chính đến quản lý. Doanh nghiệp có thể thành lập hẳn một bộ phận chuyên phụ trách về phát triển thƣơng hiệu, hoặc cần thiết có thể thuê chuyên gia tƣ vấn về thƣơng hiệu. 89 Thƣơng hiệu là phần giá trị nhất trong một tổ chức, và nếu không có sự chăm sóc, quan tâm thích đáng thì nó sẽ bị mất dần thậm chí bị tổn hại. Việc bảo vệ và duy trì một thƣơng hiệu nhất quán cho cả sản phẩm và định vị là yếu tố quan trọng nhất của thƣơng hiệu. Việc nhƣợng quyền đem lại cho họ quyền đƣợc sử dụng thƣơng hiệu của bạn nhƣ một lợi thế kinh doanh của họ. Lúc tốt nhất để bắt đầu bảo vệ thƣơng hiệu là ngay từ khi bạn bắt đầu phát triển kinh doanh. Jennifer Onnen, công ty quảng cáo Hot Dish, nhận xét: “Thƣơng hiệu nhƣợng quyền rất khó bảo vệ vì nó phụ thuộc vào ngƣời đƣợc nhƣợng quyền có giữ đƣợc tính toàn vẹn của hình ảnh thƣơng hiệu ở mức nhất định hay không. Hệ thống càng lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu thƣơng hiệu không đƣợc củng cố và bảo vệ”. Để xây dựng một thƣơng hiệu có uy tín và chỗ đứng lâu dài trên thị trƣờng đòi hỏi phải có chiến lƣợc dài hạn và liên tục củng cố hình ảnh của thƣơng hiệu đối với khách hàng. Củng cố hình ảnh của thƣơng hiệu có thể là lựa chọn lựac chọn những phƣơng thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp, nhƣng quan trọng hơn nữa là doanh nghiệp phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trƣờng. Ngoài ra, bên cạnh việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thì việc bảo vệ thƣơng hiệu cũng là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là bảo vệ thƣơng hiệu ở nƣớc ngoài. Tại Việt Nam các doanh nghiệp có thể đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, còn thị trƣờng nƣớc ngoài nếu chƣa đủ tiềm lực đăng ký nhiều thì có thể đăng ký dần, lựa chọn các thị trƣờng trọng điểm, mục tiêu hƣớng tới nhƣợng quyền sang các nƣớc đó để đăng ký bảo vệ thƣơng hiệu. Không thể “mất bò mới lo làm chuồng”, khi đó doanh nghiệp sẽ tốn kém rất nhiều tiền của, công sức để lấy lại đƣợc thƣơng hiệu của chính mình. 2.1.2. Trước khi nhượng quyền cần xây dựng cẩm nang hoạt động, cung cấp thông tin cho đối tác mua franchise Cẩm nang hoạt động là một trong những tài liệu quan trọng khi bán franchise, tài liệu này sẽ giúp ngƣời mua franchise vận hành cửa hàng nhƣợng quyền theo đúng tiêu chuẩn đồng bộ của chủ thƣơng hiệu, đặc biệt có ích sau thời 90 gian khai trƣơng. Chủ thƣơng hiệu phải chuẩn bị thật đầy đủ các thông tin để cung cấp cho đối tác mua franchise tiềm năng. Chủ thƣơng hiệu phải gửi cho bên dự kiến mua franchise tài liệu UFOC, tài liệu này cung cấp đầy đủ thông tin về chủ thƣơng hiệu và kinh doanh nhƣợng quyền trƣớc khi họ quyết định. Ngoài ra chủ thƣơng hiệu còn cần chuẩn bị chƣơng trình huấn luyện cho đối tác mua franchise, sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh và phục vụ hữu hiệu cho quá trình nhƣợng quyền cũng nhƣ vận hành các cửa hàng nhƣợng quyền khi chúng đi vào hoạt động. 2.1.3. Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, xây dựng hệ thống chuẩn và đồng bộ. Lựa chọn cách thức triển khai hệ thống nhượng quyền phù hợp Doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện công tác quản lý, giám sát hệ thống nhƣợng quyền một cách chuyên nghiệp, xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn và đồng bộ ở tất cả các khâu để đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lƣợc franchise đảm bảo 4 yếu tố quyết định cho sự thành công dựa vào các khả năng: phát triển bền vững, kiểm soát, tiếp thị hệ thống và khả năng nhân bản hệ thống. Ngƣời nhƣợng quyền phải trang bị những kiến thức và phẩm chất nhất định. Hai phẩm chất quan trọng nhất là: tạo dựng đƣợc niềm tin từ những ngƣời đƣợc nhƣợng quyền kinh doanh khi đƣa ra một quyết định và sẵn sàng nhận những ý kiến đóng góp từ phía khách hàng khi cần thiết. Những ngƣời nhƣợng quyền kinh doanh phải có một hệ thống nhân sự để giải quyết bất cứ một vụ tranh chấp nào giữa ngƣời nhƣợng quyền và ngƣời đƣợc nhƣợng quyền kinh doanh. Bên cạnh rất nhiều lợi ích thì hội đồng tƣ vấn quyền kinh doanh còn có một lợi ích nữa là họ có thể đƣa ra những lời khuyên bổ ích và có thể giải quyết những vƣớng mắc khi doanh nghiệp mắc phải. Mặc dù trên danh nghĩa thì không nhất thiết phải có hội đồng tƣ vấn quyền kinh doanh nhƣng đây vẫn là một lợi thế rất lớn cho những ngƣời nhƣợng lại quyền kinh doanh. Vì bản chất nhƣợng quyền là ở mô hình kinh doanh chứ không phải chỉ riêng thƣơng hiệu, nói cách khác nhƣợng quyền là cho thuê công thức kinh doanh đã thành công. Do vậy, để bán franchise thì bên nhƣợng quyền phải xây dựng cho đƣợc một công thức kinh doanh mà có khả năng nhân rộng. Tức là sự thành công 91 mà bên nhƣợng quyền cần xây dựng là sự thành công của một hệ thống chứ không phải là một trƣờng hợp đơn lẻ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách sau: - Tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp theo lối thông thƣờng, sau đó phát triển theo hƣớng nhƣợng quyền: cách này khá phổ biến và thuận lợi cho các doanh nghiệp vì khi triển khai nhƣợng quyền doanh nghiệp đã có một thời gian hoạt động trƣớc đó để ít nhiều tạo dựng tên tuổi và uy tín trong lòng ngƣời tiêu dùng. - Xây dựng doanh nghiệp cùng lúc với triển khai hoạt động nhƣợng quyền: Với cách làm này do đã xác định ngay từ đầu mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi nên có chiến lƣợc phát triển khá bài bản theo đúng kỹ thuật nhƣợng quyền, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. 2.1.4. Lựa chọn đối tác thích hợp để nhượng quyền Việc lựa chọn đối tác để bán franchise là một bƣớc vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai nhƣợng quyền. Lựa chọn sai đối tác có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện sau này, thậm chí ảnh hƣởng xấu hoặc đổ bể thƣơng hiệu. Doanh nghiệp nhƣợng quyền cần cân nhắc kỹ một số tiêu chí trƣớc khi bán franchise cho đối tác nhƣ: Đối tác phải tin tƣởng tuyệt đối vào sản phẩm và mô hình kinh doanh của chủ thƣơng hiệu, cam kết hợp tác đến cùng để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thứ hai là đối tác phải có kiến thức và ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhƣợng quyền, điều này sẽ giúp bên nhƣợng quyền dễ thỏa thuận các điều khoản và triển khai thuận lợi công tác đào tạo, huấn luyện cho đối tác; thứ ba, đối tác phải am hiểu thị trƣờng địa phƣơng nhƣ tập quán văn hoá, thói quen tiêu dùng, luật pháp địa phƣơng,… điều này đặc biệt quan trong khi doanh nghiệp bán franchise độc quyền cho đối tác; thứ tƣ, đối tác có khả năng về tài chính và huy động vốn để có thể phát triển tối đa hệ thống nhƣợng quyền. 2.1.5. Thường xuyên cập nhật và học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước Để có một hệ thống nhƣợng quyền mạnh thì đòi hỏi doanh nghiệp nhƣợng quyền không những phải chuẩn bị một cơ sở đủ mạnh về nhân lực, vật lực mà còn phải thƣờng xuyên học hỏi kinh nghiệm của các thƣơng hiệu thành công trong nƣớc cũng 92 nhƣ nƣớc ngoài để từ đó có cơ sở phát triển hệ thống một cách bài bản nhất. Các trƣờng hợp thành công hay thất bại điển hình sẽ là bài học vô cùng quý báu cho doanh nghiệp nhƣợng quyền, từ đây họ hiểu đƣợc bản chất của NQTM là gì và vấn đề cốt lõi cho sự thành công nằm ở đâu để có thể xây dựng một định hƣớng chiến lƣợc cho doanh nghiệp cũng nhƣ phối hợp thế nào với bên nhận quyền cho hiệu quả nhất. 2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp nhận quyền 2.2.1. Tìm hiểu kỹ về phương thức nhượng quyền và cân nhắc kỹ trước khi mua franchise Trƣớc khi quyết định nhận quyền, các doanh nghiệp cần lƣu ý một số yếu tố sau: Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhƣợng quyền nhƣ tình hình kinh doanh, thƣơng hiệu dự định nhƣợng quyền, thị trƣờng của thƣơng hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ƣu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hƣớng phát triển hệ thống này trong tƣơng lai về thị trƣờng, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trƣờng mới…nhất là đối với các định hƣớng liên quan đến thị trƣờng mà doanh nghiệp quan tâm. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhƣợng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tƣơng lai. Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trƣờng mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng kinh doanh của mình hay không? Thƣơng hiệu, sản phẩm này có đƣợc khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tƣ của hình thức này sẽ nhƣ thế nào? Luật pháp quy định cho trƣờng hợp này nhƣ thế nào?... Vì rõ ràng, không phải thƣơng hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nƣớc, một khu vực thì sẽ thành công ở một nƣớc khác hoặc khu vực khác. Điều này tƣởng chừng nhƣ rất đơn giản nhƣng thƣờng rất dễ bị bỏ qua đối với các doanh nghiệp thiếu kinh 93 nghiệm trong việc nhận nhƣợng quyền và kết quả thƣờng sẽ không nhƣ mong đợi đối với các nhà đầu tƣ. Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhƣợng quyền do nhà nhƣợng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: quy định về địa điểm, quy định về vị trí và không gian địa lý, quy định về đầu tƣ, các quy định về khai trƣơng, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, quy định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, quy định về bảo hiểm tài sản, nhân viên, quy định về việc sử dụng thƣơng hiệu và sản phẩm, quy định về các khoản phí, quy định về chuyển nhƣợng mô hình kinh doanh, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quy định về tái ký hợp đồng, quy định về bồi thƣờng, quy định về giải quyết tranh chấp… Ngoài ra, trong hồ sơ nhƣợng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tƣơng lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác… Những điều kiện trong hồ sơ nhƣợng quyền giúp ngƣời nhƣợng quyền có một sự hiểu biết tƣờng tận ngƣời nhận quyền trong tƣơng lai. Nó có tác dụng nhƣ một công cụ sàng lọc giúp nhà nhƣợng quyền tìm ra đƣợc các ứng viên tốt nhất cho hệ thống nhƣợng quyền của mình. Do những quy định rất chặt chẽ nhƣ vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ này trƣớc khi tiến hành nhận nhƣợng quyền. Việc nghiên cứu này sẽ giúp nhà nhận quyền trong tƣơng lai hiểu rõ đƣợc nhà nhƣợng quyền, những quy định của các bên trong suốt quá trình thực hiện và rõ ràng cũng giúp cho nhà nhận quyền đánh giá lại khả năng của mình, đánh giá lại khả năng theo đuổi của mình cùng với nhà nhƣợng quyền trong suốt quá trình hợp tác. Vì khi đã trở thành franchisee là cam kết trọn vẹn cùng franchiser chia sẻ thành công và khó khăn trong suốt quá trình hợp tác này. Thứ tƣ, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhƣợng quyền. Hợp đồng này thƣờng do nhà nhƣợng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều đƣợc ghi trong Hồ sơ nhƣợng quyền. Chẳng hạn nhƣ nhiều hợp đồng NQTM yêu cầu bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhƣợng quyền cố định, kể cả khi hoạt động kinh doanh không có lãi, điều này bên nhận quyền phải cân nhắc kỹ liệu khả năng tài chính dự phòng của mình có đủ để đáp ứng nghĩa vụ này không. Hay cũng có trƣờng hợp hợp đồng NQTM trao quyền rất lớn cho bên nhƣợng quyền trong 94 việc chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng. Bên nhận quyền nên nghiên cứu, đàm phán kỹ những điều khoản này bởi vì bên nhƣợng quyền có thể lợi dụng những điều khoản này để chấm dứt hoặc không gia hạn hợp đồng cho bên nhận quyền, gây thiệt thòi, bất lợi cho bên nhận quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đƣa ra các câu hỏi cho nhà nhƣợng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhƣợng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhƣợng quyền. Hợp đồng nhƣợng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam. Thêm nữa, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhƣợng quyền cũng nhƣ những cam kết của mình đối với nhà nhƣợng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhƣợng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vƣợt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một quy dịnh, quy trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lƣờng. Nhà nhƣợng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhƣợng quyền khác đối với mình. Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhƣợng quyền mà cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh. 2.2.2. Tuân thủ các cam kết kinh doanh với bên nhượng quyền đồng thời biết tự bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mình Vì đặc điểm của NQTM là triển khai một mô hình đã đƣợc thử nghiệm thành công, nói khác đi là doanh nghiệp nhận quyền sẽ kinh doanh vì mình nhƣng lại đứng trên đôi chân của ngƣời khác. Do vậy, việc áp dụng và tuân thủ những quy trình, cách thức quản lý và kinh doanh đã đƣợc chuyển giao sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo khả năng thành công. Tin tƣởng vào nhà nhƣợng quyền, chấp nhận những hƣớng dẫn và tuân theo những chính sách của họ. Bởi vì lợi nhuận của nhà nhƣợng quyền một phần do doanh nghiệp nhận 95 quyền đem lại, do vậy những chính sách hay kế hoạch, yêu cầu nào mà bên nhƣợng quyền đƣa ra luôn với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhận quyền, giúp doanh nghiệp nhận quyền khai thác tối đa mọi tiềm lực của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào những yêu cầu mà bên nhƣợng quyền đƣa ra đều có thể đảm bảo rằng mang lại lợi ích tuyệt đối cho bên nhận quyền. Do vậy doanh nghiệp nhận quyền cần phải biết dung hòa những điểm khác biệt với nhà nhƣợng quyền đồng thời biết tự bảo vệ lấy lợi ích của doanh nghiệp mình, điều đó còn đảm bảo khả năng hợp tác lâu dài giữa các bên. 96 2.2.3. Có chính sách đủ mạnh để thu hút và giữ chân nhân tài Chủ cửa hàng nhƣợng quyền thƣơng mại không phải là ngƣời xây dựng nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Họ nên là ngƣời biết xây dựng một tổ chức, đội ngũ con ngƣời để đội ngũ này xây dựng nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Do đó, việc thu hút và giữ chân nhân tài là công việc tối quan trọng không những đối với các công ty lớn mà còn đối với một cửa hàng nhƣợng quyền dù là rất nhỏ. Và để làm đƣợc điều này đòi hỏi ngƣời chủ phải có sự quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên. Nhân viên phải đƣợc làm việc trong một môi trƣờng vui vẻ, thoải mái, trong kỷ cƣơng của công ty. Điều này tƣởng chừng đơn giản, nhƣng để thực hiện một cách hiệu quả là cả một nghệ thuật của ngƣời chủ hay ngƣời quản lý. Do đó, ngoài kỹ năng kinh doanh về thị trƣờng, quảng cáo, quản trị, pháp lý, tài chính… kỹ năng điều hành các hoạt động hàng ngày của cửa hàng thì ngƣời nhận quyền thƣơng mại cũng phải trang bị cho mình những kỹ năng về con ngƣời, đó là khả năng làm việc với nhân viên, có thể thấu hiểu, động viên và chỉ đạo nhân viên. 3. Nhóm các giải pháp khác Để nâng cao hiệu quả áp dụng phƣơng thức kinh doanh NQTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài các giải pháp chủ yếu nêu trên, nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần áp dụng một số giải pháp khác sau: - Nhà nƣớc và các doanh nghiệp nhận quyền trong nƣớc phải tạo ra đƣợc mối liên hệ thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện các hoạt động mang tính chất tiêu cực, lũng đoạn thị trƣờng của các doanh nghiệp nhƣợng quyền nƣớc ngoài. - Ngoài ra chính phủ cũng cần có các biện pháp để cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lƣới viễn thông, hậu cần, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ dịch vụ về ngân hàng, kế toán, tƣ vấn pháp lý và bảo hiểm. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ sẽ là cơ sở bƣớc đầu để các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả phƣơng thức NQTM mà họ đã chọn. Đồng thời hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, chuyển ngoại tệ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phƣơng thức kinh doanh này phát triển. 97 - Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nƣớc cần phải xây dựng các thƣơng hiệu nhƣợng quyền “made in Vietnam” mạnh, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nƣớc (về các chính sách vĩ mô và luật) và doanh nghiệp (về mặt xây dựng hệ thống và thƣơng hiệu), đồng thời các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực cũng cần “bắt tay” với nhau để xây dựng nên thƣơng hiệu mạnh. Mặt khác các doanh nghiệp phải chủ động mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết. Đặc biệt phải nhanh chóng ứng dụng các phƣơng pháp quản trị hiện đại trong quản lý song song với việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thƣơng hiệu. Tóm tắt chương 3: Chương 3 cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển hoạt động NQTM tại Việt Nam, có thể nói đó là những điều kiện rất thuận lợi để doanh nghiệp triển khai NQTM, và thực tế NQTM đang ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có nhiều thách thức đặt ra, mà việc nhận thức và hiểu rõ các thách thức này là điều rất cần thiết để có cơ sở triển khai các giải pháp phát triển cụ thể: Về phía Nhà nước ban hành và triển khai các giải pháp mang tính vĩ mô và khuyến khích hoạt động NQTM; còn các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền cũng cần có những biện pháp cụ thể mang tính thống nhất và chuyên nghiệp cao để thúc đẩy hoạt động nhượng quyền của chính các doanh nghiệp; thêm nữa là phải có sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp để NQTM thật sự là một mô hình ưu việt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. 98 KẾT LUẬN Nhƣợng quyền thƣơng mại là hình thức đã rất phát triển và thành công ở các nƣớc trên thế giới với hàng loạt các tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhƣợng quyền. Ngày nay Nhƣợng quyền thƣơng mại thực sự đã có chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Từ thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thế kỷ 21 đã, đang và sẽ còn chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này. Do tính ƣu việt của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại nên đƣợc áp dụng ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty, nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhƣợng quyền thƣơng mại trong lịch sử đã thể hiện tính ƣu việt của nó, trong hiện tại đã thể hiện đƣợc sức mạnh của hệ thống và chắc chắn trong tƣơng lai sẽ là một trong những hình thức đƣợc ƣu tiên lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của các công ty, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi mà nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, thƣơng hiệu thành công luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của đất nƣớc. Hình thức kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của hình thức kinh doanh này tạo điều kiện cần thiết để các hoạt động kinh tế khác phát triển, đồng thời nó cũng phản ánh trình độ phát triển chung của toàn xã hội. Hình thức kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại đem lại nhiều cơ hội cũng nhƣ những thách thức buộc các doanh nghiệp phải tìm ra hƣớng đi riêng cho mình. Với ý nghĩa thực tiễn đó và trong bối cảnh hội nhập, chuyển biến sôi động hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhạy bén và phát triển đúng hƣớng cho doanh nghiệp mình theo mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại. Các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ năng lực hiện tại của mình và đặt mình vào bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế thì mới có thể xác định đƣợc đúng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhƣ những nguy cơ trƣớc mắt. Nhƣợng quyền thƣơng mại sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh và làm tiền đề xâm nhập vào thị trƣờng thế 99 giới. Ngoài ra khi nhận chuyển nhƣợng từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài còn là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc chuyển giao những thƣơng hiệu có uy tín, tiếp cận và học hỏi bí quyết kinh doanh và phƣơng thức quản lý tiên tiến trên thế giới. Thị trƣờng nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam còn khá sơ khai và chƣa có nhiều thƣơng hiệu Việt tiến hành theo mô hình kinh doanh này, bên cạnh đó về mặt luật pháp tuy đã có những chuyển biến tích cực song vẫn chƣa hoàn thiện. Tuy nhiên nếu nhận thức đƣợc những vấn đề còn tồn tại và khắc phục chúng, có định hƣớng phát triển rõ ràng cộng thêm rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển nhƣợng quyền, hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại sẽ ngày một thành công, có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm, hơn nữa nhƣợng quyền thƣơng mại là một lĩnh vực kinh doanh mới ở Việt Nam, chƣa có nhiều tài liệu chuyên môn về vấn đề này nên Khoá luận không khỏi có những thiếu sót. Vì vậy em rất mong đƣợc sự đóng góp của thầy cô, các bạn và những ngƣời quan tâm đến đề tài này để Khoá luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: 1. TS. Lý Quí Trung (2007), Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh 2. TS. Lý Quí Trung (2007), Mua Franchise – cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise – Chọn hay không?, NXB ĐH Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 4. Thomas L.Friedman (2006), Thế giới phẳng, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. Báo, tạp chí: 1. Phan Anh (2008), Nhượng quyền thương mại là cơ hội kinh doanh thời khủng hoảng, VnExpress, Hà Nội. 2. Lê Chí Công (2008), Thương hiệu và văn hóa, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 31/7/2008. 3. ThS. Lê Thị Thu Hà (2006), Phân biệt nhượng quyền thương mại với một số hình thức phát triển kinh doanh khác, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 17/2006, ĐH Ngoại thƣơng, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Hà (2006), Tìm hiểu một số quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về nhượng quyền thương mại, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 18/2006, ĐH Ngoại thƣơng Hà Nội. 5. TS. Phạm Văn Minh (2006), Các hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 17/2006, ĐH Ngoại thƣơng, Hà Nội. 6. Nguyễn Quân (2009), Tìm cơ hội trong khủng hoảng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 16/4/2009. 7. Tạp chí Doanh nhân và Pháp luật số 18, 2009 – làn sóng Franchise đã bắt đầu 2/2009. 101 8. Tạp chí Việt Mỹ số 18/2007, Franchise – nhượng quyền kinh doanh nguồn gốc Mỹ. 9. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 45/2008, Giá trị thương hiệu, trông người mong ta, 30/10/2008. 10. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 52/2008, Sẽ có làn sóng nhượng quyền thương hiệu. Văn bản pháp luật: 1. Bộ luật Dân sự 2005 2. Bộ Tài chính, Quyết định 106/2008/QĐ-BTC 3. Bộ Thƣơng mại, Thông tƣ 09/2006/TT-BTM hƣớng dẫn đăng ký nhƣợng quyền thƣơng mại. 4. Chính phủ, Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. 5. Luật Chuyển giao công nghệ 2006. 6. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 7. Luật Thƣơng mại 2005 Website: 1. www.pho24.com.vn 2. 3. 4. 5. 6. 7. www.mot.gov.vn 8. 9. 10. 11. 12. 13. 102 14. 15. 16. 17. 18. 19. www.franchise.org PHỤ LỤC Phụ lục 1: Top 10 thƣơng hiệu nhƣợng quyền đứng đầu danh sách Franchise 500 của năm 2009, do tạp chí Entrepreneur bình chọn Xếp hạng Thƣơng hiệu Ngành kinh doanh Phí nhƣợng quyền Phí định kỳ Tổng vốn đầu tƣ 1. Subway Thực phẩm (bánh mì kẹp thịt, salad) 15.000 USD 8% 78.600 USD – 238.300 USD 2. McDonald’s Thức ăn nhanh (Hamburger, Gà rán, Salat) 45.000 USD 12,5% 950.200 USD – 1,8 triệu USD 3. Liberty Tax Service Dịch vụ thuế (thuế thu nhập) 37.000 USD Linh hoạt 53.800 USD – 66.900 USD 4. Sonic Drive In Restaurants Nhà hàng ăn nhanh drive-in (lái xe vào tận quầy) 45.000 USD 2-5% 1,2 triệu USD - 3,2 triệu USD 5. InterContinental Hotels Group Khách sạn Linh hoạt 5% Linh hoạt 6. Ace Hardware Corp Bán lẻ 5.000 USD phí áp dụng 0 400.000 USD- 1,1 triệu USD 7. Pizza Hut Thực phẩm (pizza) 25.000 USD 6,5 % 638.000 USD- 2,97 triệu USD 8. UPS Store, The/Mail Boxes Dịch vụ viễn thông, bƣu điện 29.950 USD 5% 171.200 USD- 280.000 USD 103 9. Circle k Bán lẻ (cửa hàng tiện ích) 15.000 USD 4% 161.000 USD- 1,4 triệu USD 10. Papa John’s Int’I Thực phẩm (pizza) 25.000 USD 5% 135.800 USD- 491.600 USD Phụ lục 2: Những thƣơng hiệu nhƣợng quyền tại Việt Nam STT Thƣơng hiệu nhƣợng quyền nƣớc ngoài tại Việt Nam Lĩnh vực Năm 1. KFC (Mỹ) Thức ăn nhanh 1998 2. Lotteria (Hàn Quốc) Thức ăn nhanh 1998 3. Jollibee (Philippin) Thức ăn nhanh 1997 4. Honda (Nhật) Dịch vụ bảo dƣỡng 1996 5. Suzuki (Nhật) Dịch vụ bảo dƣỡng 1996 6. SYM (Đài Loan) Dịch vụ bảo dƣỡng 1992 7. Yamaha (Nhật) Dịch vụ bảo dƣỡng 1999 8. Swatch (Thụy Sỹ) Bán lẻ 1998 9. Aptech (ấn Độ) Đào tạo 1999 10. Oracle (Mỹ) Dịch vụ 1994 11. Gloria Jean’s Coffee (úc) Thức uống 2007 12. Pizza Hut (Mỹ) Thức ăn nhanh 2006 13. Best Denki (Nhật) Bán lẻ 2005 104 14. Cartride World (úc) Văn phòng phẩm 2007 15. Walt Disney (Mỹ) Dịch vụ 2007 16. Curves (Mỹ) Chăm sóc sức khoẻ 2005 17. Bourbon Group (Pháp) Bán lẻ 1994 18. Parkson (Malaixia) Bán lẻ 2005 19. Metro Cash & Carry (Đức) Bán lẻ 2001 20. COCA Suki (Thá Lan) Thực phẩm 2007 21. Sotheby’s International Realty Affiliate (Mỹ) Bất động sản 2008 22. Dilmah (Sri Lanka) Thức uống 1996 23. Medicare (Anh) Bán lẻ 2000 24. World of Sport (Singapore) Bán lẻ 2005 25. Schu (Singapore) Bán lẻ 2004 26. CJ Food Villen (Hàn Quốc) Thực phẩm 2007 27. Valentino Rudy (ý) Thời trang 2005 28. Pierre Cardin (Pháp) Bán lẻ 1997 29. Fuji (Nhật) Đào tạo 1997 30. Dale Carnegie Training Giáo dục 2007 31. Kodak (Mỹ) Bán lẻ 32. Charles & Keith (Singapore) Bán lẻ 2008 33. Thames Business School Giáo dục 34. Cleverlearn Giáo dục Thƣơng hiệu Việt Nam đã và chuẩn bị triển khai nhƣơng quyền Lĩnh vực Năm 105 35. Cà phê Trung Nguyên Thức uống 1998 36. Thời trang Foci Thời trang 1998 37. AQ Silk Thời trang 2002 38. G7-Mart Bán lẻ 2006 39. Phở 24 Thực phẩm 2005 40. Siêu thị thế giới di động Bán lẻ 2005 41. Kinh Đô bakery Thực phẩm 2006 42. Hủ tíu Nam Vang Tylum Thực phẩm 2006 43. T & T fashion shoes Thời trang 44. Ninomaxx Thời trang 45. Nhà vui Bất động sản 2006 46. 24/Seven Bán lẻ 47. Coop Mart Bán lẻ 48. V-24 Bán lẻ 2006 49. Trƣờng đào tạo Việt Mỹ VATC Đào tạo 50. Nƣớc mía siêu sạch Shake Thức uống 2006 51. Alo trà Thức uống 52. Vissan Bán lẻ 53. Trà sữa chân trâu Tapio Cup Thức uống 54. Agrex Sài Gòn Bán lẻ 55. Mỹ phẩm Sài Gòn Mỹ phẩm 56. Cà phê Passio (Take way) Thức uống 106 57. Lohha Chăm sóc sức khoẻ 2007 58. Hoa hƣớng dƣơng Thức uống 2005 Phụ lục 3: Danh sách hạng mục sản phẩm-dịch vụ phù hợp với việc nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam STT Loại hình sản phẩm/DV Khuyến nghị của Lantabrand 1 Cửa hàng kẹo, bắp rang, bánh snack Candy, pop corns and snacks Hiện vẫn chƣa có thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣng các cửa hàng tham gia lĩnh vực này cần xem xét nhƣợng quyền là cơ hội kinh doanh lớn cho mình. 2 Cửa hàng bán/ thuê băng đĩa Video/audio sales and rental Các cửa hàng cho thuê băng đĩa cần xem mô hình nhƣợng quyền nhƣ là một con đƣờng ngắn nhất để mở rộng loại hình này. 3 Cửa hàng bán hoa Florist shops Rất nhiều dịch vụ đặt, giao tặng và trang trí hoa hiện nay có thể mở rộng mô hình bằng nhƣợng quyền. 4 Cửa hàng bán lẻ chuyên dụng Retail stores: specialty Thông qua kinh doanh chuyên về một mặt hàng sẽ là lợi thế lớn giúp thƣơng hiệu trở nên mạnh hơn và dễ nhƣợng quyền hơn. 5 Cửa hàng bán lẻ đa dụng Retail stores: variety Đáp ứng nhiều vào nhu cầu của khách hàng và chú ý nhiều đến sự tiện lợi, vào giá cả. việc nhƣợng quyền mở rộng tính quy mô và tính 107 kinh tế cho cửa hàng này. 6 Cửa hàng bánh ngọt Food: pastry, baked Kinh đô đã rất thành công và hiện nhân rộng mô hình nhƣợng quyền cho các cửa hàng tiếp theo, tuy nhiên thị trƣờng này vẫn còn rất lớn. 7 Cửa hàng kem, sữa chua Food: ice-cream, yoghurt Các cửa hàng kem tại Việt Nam hiện nay đều đang nỗ lực chuẩn hoá hình ảnh để chuẩn bị lên kế hoạch nhƣợng quyền cho mình. 8 Cửa hàng mắt kính Stained glass Một số cửa hàng lớn hiện nay chi phối thị trƣờng mắt kính và đang chuẩn bị cho việc nhƣợng quyển trong tƣơng lai gần. 9 Cửa hàng nội thất Home furnishing Do việc đầu tƣ vào cửa hàng nội thất đòi hỏi chi phí cao, nhƣợng quyền để huy động vốn là một phƣơng thức hữu hiệu khi muốn mở rộng quy mô của mình. 10 Cửa hàng sinh tố vitamin Vitamin and mineral stores Alo trà đã rất thành công trong việc phát triển nhân rộng mô hình cửa hàng nƣớc giải khát nhanh. 11 Cửa hàng tạp hoá Convernience stores Mô hình các cửa hàng nhỏ nhƣng dịch vụ tốt (nhƣ 7-Eleven trên thế giới) sẽ có mặt và nhân rộng nhờ nhƣợng quyền. 12 Cho thuê quần áo cƣới dự tiệc Formal wedding wear rental Đây là dịch vụ đáng xem xét của vai trò nhƣợng quyền vì nó đáp ứng nhu cầu thiết thực và có thể nhân rộng nhanh chóng. 13 Cho thuê trang thiết bị Rental equipment Việc thuê mƣớn trang thiết bị sẽ phục vụ nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn và việc mở rộng các cửa hàng cho thuê sẽ làm tăng tính quy mô và hiệu quả cho họ. 14 Cho thuê xe, dịch vụ về xe Auto rentals, automotive services Dịch vụ này phát triển mạnh ở các khu đô thị và do đó việc nhƣợng quyền rất khả thi. 15 Chụp hình Photography Các cửa hàng photosticker (chụp lấy ngay) mọc lên rất nhanh, cùng với các dịch vụ tƣơng tự, hứa hẹn mô hình nhƣợng quyền nhƣ cơ hội phát triển mạnh. 108 16 Dịch vụ chăm sóc trẻ em Children’s services Mức sống ngày càng cao khiến dịch vụ này phát triển mạnh, nhƣợng quyền là cơ hội giúp bạn nhân rộng mô hình kinh doanh này. 17 Dịch vụ chuyên chở Transportation services Phát triển mạnh. Hiện nay mỗi tài xế taxi đƣợc xem nhƣ ngƣời nhận quyền phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu của bên nhƣợng quyền. 18 Dịch vụ giới thiệu việc làm Employment services Các trung tâm việc làm hiện nay cần xây dựng uy tín và hình ảnh tốt trƣớc khi bắt đầu nhƣợng quyền kinh doanh. 19 Dịch vụ giúp việc nhà Maid services Các khu đô thị mới và các khu nhà cao cấp mọc lên sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các dịch vụ này phát triển và nhân rộng bằng nhƣợng quyền. 20 Dịch vụ kho bãi Storage services Sự bùng nổ đô thị sẽ giúp dịch vụ này phát triển mạnh, việc nhƣợng quyền chỉ cần có hệ thống thƣơng hiệu và có chiến lƣợc phát triển hợp lý để nhân rộng mô hình. 21 Dịch vụ mua sắm Shopping services Đƣa sự tiện lợi lên hàng đầu, có thể thông qua thƣơng mại điện tử để phát triển và nhân rộng mô hình này. nhƣợng quyền sẽ dựa trên một hệ thống dịch vụ mạng hỗ trợ khách hàng. 22 Dịch vụ sức khoẻ Health services Các dịch vụ thể hình, dịch vụ massage, spa hiện nay đang phát triển mạnh và cần kiểm soát thƣơng hiệu trƣớc khi nhƣợng quyền. 23 Dịch vụ viễn thông Telecommunication servies Viễn thông đang đƣợc mở rộng cùng với sự hỗ trợ của chính phủ và nhƣợng quyền để phát triển mô hình viễn thông sẽ là bƣớc phát triển kế tiếp của mô hình này. 24 Đại lý du lịch Travel agencies Chƣa phát triển một hệ thống cơ sở dữ liệu đủ mạnh để thiết lập và kiểm soát việc nhƣợng quyền. 25 Thức ăn nhanh Food: specialties Việc tập trung vào một hoặc vài món ăn nổi bật sẽ giúp mô hình nhƣợng quyền càng thuận lợi hơn. KFC, Phở 24 là một ví dụ thành công 26 Giải trí, thể thao, dịch vụ Recreation: sports, services Ngành đang phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và cơ hội nhân rộng mô hình bằng nhƣợng quyền là rất lớn. 109 27 Giặt ủi Laundry and dry cleaning Dịch vụ này hiện nay vẫn chƣa chú trọng xây dựng thƣơng hiệu và đẩy mạnh quy mô, vì vậy cơ hội để phát triển nhƣợng quyền là rất lớn nếu chuẩn bị kĩ lƣỡng từ đầu. 28 In ấn, photocopy Printing/ photocoping Dịch vụ in ấn hiện nay mọc lên rất nhiều nhƣng chƣa chú trọng đến việc xây dựng thƣơng hiệu và kế hoạch nhƣợng quyền để nhân rộng mô hình của mình. 29 Khách sạn và phòng trọ Hotels and motels Mô hình nhƣợng quyền đƣợc áp dụng rất phổ biến trên thế giới đối với loại hình này, vì các khách sạn không chỉ có thƣơng hiệu mà còn là mô hình quản lý chuyên nghiệp. 30 Mỹ phẩm Cosmetics Các cửa hàng mỹ phẩm và cham sóc sắc đẹp sẽ dựa vào uy tín và “bí quyết công nghệ” một trong những yếu tố cần thiết để thành công của nhƣợng quyền. 31 Nữ trang Jewellery Do việc đầu tƣ vào cửa hàng nữ trang cần chi phí cao, nhƣợng quyền để huy động vốn là một phƣơng thức hữu hiệu khi muốn mở rộng quy mô của mình. 32 Nhà hàng Restaurants Nhà hàng thức ăn nhanh đƣợc xem là khai sinh cho mô hình nhƣợng quyền, vì đây là một trong những lợi thế lớn của ngành này. 33 Nhà sách Book stores Nhƣợng quyền là mô hình kinh doanh hiệu quả đối với các nhà sách, giúp cửa hàng sách đạt đƣợc lợi thế về quy mô. 34 Quán cà phê, nƣớc giải khát Coffee and drink shop Là mô hình nhƣợng quyền phát triển đầu tiên và nhân rộng nhất tại Việt Nam, với các thƣơng hiệu lớn nhƣ Trung nguyên, Highland,… hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh nhất. 35 Quần áo và giầy dép Clothing and shoes Đây là ngành phát triển mạnh, việc nhƣợng quyền có kiểm soát sẽ mở rộng và nâng cao hình ảnh của thƣơng hiệu. 36 Sản phẩm và dịch vụ giáo dục Education products and services) Các trƣờng ngoại ngữ, các trung tâm đào tạo mọc lên nhƣ nấm chƣa đƣợc chuẩn hoá, cần đi vào bài bản và có kiểm soát hơn. 110 37 Tiệm thuốc tây Drug stores Hiện nay phần lớn hiệu thuốc tây chƣa có thƣơng hiệu và hệ thống chuẩn hoá nên việc nhƣợng quyền là cơ hội kinh doanh lớn. 38 Tiệm uốn tóc Hair salons Rất nhiều tiệm uốn tóc hiện nay sử dụng chung một thƣơng hiệu mạnh nhƣng chƣa thực sự quản lý đƣợc thƣơng hiệu nên vẫn còn chần chừ trong việc nhƣợng quyền. 39 Thiết bị gia dụng Home appliancases Các cửa hàng thiết bị gia dụng hiện nay chỉ tập trung vào giá chứ chƣa chú ý xây dựng thƣơng hiệu cho mình, vì thế nhƣợng quyền đòi hỏi có thời gian. 40 Vi tính, điện tử Computer, electronics Các dịch vụ mua bán, sửa chữa và bảo hành vi tính, điện tử có thể sử dụng mô hình nhƣợng quyền rất tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4498_4341.pdf
Luận văn liên quan