Với việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại quốc tế WTO vào ngày 7/11/2006, đất nước ta đang bắt đ ầu
bước vào một quá trình phát triển mới, đó vừa là cơ hội vừa là thách
thức đối với các doanh nghiệp nước ta . Đặc biệt, sự cạnh tranh ngày
càng diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài
nước khiến mỗi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ, mở
rộng sản xuất để đáp ứng những đòi hỏi liên tục của thị trường.
Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tạo lập vốn
để có nguồn vốn tài trợ cho những kế hoạch phát triển của doanh
nghiệp mình. Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng là
một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng,
một lĩnh vực mà các công ty đang có những cơ hội phát triển lớn.
48 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động tạo lập vốn của công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng - Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả tạo lập vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty; giám
sát tình hình tài chính và các khoản công nợ quá hạn chưa thu hồi
được; kiểm soát xác xuất chứng từ chi tiêu, các khoản tạm ứng.
*Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu quyết định và lãnh đạo chung toàn
doanh nghiệp, là người đại diện hợp pháp của công ty và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động và kết quả SXKD của công ty
trước pháp luật.
* Phó Giám đốc kỹ thuật:
Là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách kỹ thuật và quản lý
thi công, chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật đối với sản phẩm sản xuất
ra của công ty.
*Phó Giám đốc hành chính:
Là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách công tác quản lý
nhân sự, tài chính ; tổ chức hoạt động hành chính, quản trị.
*Phòng kế hoạch kỹ thuật:
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
12
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm
vụ lập kế hoạch SXKD, thống kê tổng hợp, quản lý quy trình, quy
phạm trong SXKD như: Giám sát, theo dõi tiến độ thi công các công
trình.
* Phòng kế toán tài chính:
Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính, hạch toán kế
toán, giám sát về các hoạt động kinh tế tài chính cuả tất cả các bộ
phận tài chính trong công ty. Ghi chép, thu thập số liệu, tính toán
hiệu quả hoạt động SXKD của công ty, trên cơ sở đó giúp giám đốc
trong việc phân tích hoạt động tài chính
. 1.7 Đặc điểm chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của công ty:
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự thích nghi với nên kinh
tế thị trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm cũng như
hình thức kinh doanh. Công ty bổ xung them một số lĩnh vực kinh
doanh cho mình sau khi đã có sự chuẩn bị khá chu đáo và đầy đủ về
con người cũng như máy móc trang thiết bị.
Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty là:
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng,
đường dây và trạm biến thế, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị và khu công nghiệp, các công trình cấp thoát nước và vệ
sinh môi trường; nền móng công trình;
- Đầu tư và kinh doanh nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng
khu công
nghiệp, dự án thuỷ điện vừa và nhỏ;
- Dịch vụ cho thuê thiết bị, cung cấp vật tư kỹ thuật, sửa chữa lắp
đặt máy móc, thiết bị, các sản phẩm cơ khí và kết cấu định hình
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
13
khác;
- Tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sắt công trình;
- Tư vấn giám sát, xây lắp công trình đường dây tải điện và trạm
điện từ 35KW trở xuống.
Mục tiêu chủ yếu:
Mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới:
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Công ty cần phải
phát huy những lợi thế về thị trường, về nguồn lực trí tụê và sức
mạnh tinh thần đoàn kết của cán bộ công nhân viên Công ty. Tiếp tục
giữ vững thị trường xây dựng giao thông truyền thống ở Tây Bắc,
Đông Bắc và mở rộng thị trường ở Việt Nam.
Tham gia đấu thầu và liên doanh để thi công các công trình, mở rộng
các hình thức kinh doanh theo hướng đa sở hữu, tham gia liên doanh,
liên kết, góp vốn cổ phần, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham
gia thị trường chứng khoán.
Tiếp tục đầu tư có trọng điểm các dây chuyền công nghệ, máy móc
thi công hiện đại, đồng bộ để thi công xây lắp đối với bất kỳ công
trình giao thông loại nào. Nâng cao năng lực về dây chuyền thiết bị
công nghệ, để tham gia đấu thầu, cạnh tranh và giành thắng thầu
trước các nhà thầu trong nước và quốc tế.
Đổi mới và lành mạnh hóa tài chính, hiện đại hóa một bước quan
trọng công nghệ và quản lý, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý
năng động, có hiệu quả cho đơn vị; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà
nước, doanh nghiệp và người lao động.
Chiến lược phát triển:
Với tầm nhìn và quan điểm phát triển lâu dài, bền vững,
đồng thời đánh giá đúng đắn những cơ hội, thách thức và xác định
năng lực cạnh tranh cốt lõi thì Công ty cần có những chiến lược phát
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
14
triển như sau:
- Đa dạng hoá các ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở các lĩnh vực
kinh doanh chính của Công ty bao gồm: Thi công xây lắp các công
trình dân dụng, công nghiệp, các công trình thuỷ điện - nhiệt điện,
các công trình giao thông đường bộ, cầu, cảng; Đầu tư kinh doanh
bất động sản bao gồm: đầu tư nhà ở, khu đô thị mới,...; Sản xuất vật
liệu xây dựng cung ứng cho thị trường.
- Tăng trưởng thông qua liên doanh liên kết với các doanh
nghiệp trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty với các đối thủ, xây dựng thương hiệu Công Ty Vạn
Hưng trở thành một thương hiệu thực sự mạnh trên thị trường.
- Không ngừng đổi mới công nghệ xây dựng, đầu tư trang thiết
bị máy móc thi công thích hợp với quy trình sản xuất kinh doanh tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh về giá thành.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật, công nhân kỹ thuật nghiệp vụ có năng lực công tác cao, năng
động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
1.8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số
năm (2009-2011):
Là một doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng, công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng
cũng như bao doanh nghiệp khác khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường đều gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng vốn và sự cạnh
tranh gay gắt của thị trường… nhưng không vì thế mà công ty tự
đánh mất mình. Với sự cố gắng của mình, cộng với sự giúp đỡ của
các cấp, các ngành có liên quan của tổng công ty xậy dựng và phát
triển hạ tầng cho đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh, thị
trường được mở rộng, doanh thu các năm đều ở mức khá.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
15
Kết quả hoạt động SXKD công ty cổ phần thương mại xây dựng
Vạn Hưng qua một số năm (Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 368.563.890.095 359.008.273.198 477.126.122.048
Các khoản giảm trừ doanh thu 458.055
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
368.563.432.040 359.008.273.198 477.126.122.048
Giá vốn hàng bán 330.505.206.749 327.889.927.400 456.510.526.862
i nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.058.225.291 31.118.345.798 20.615.595.186
Doanh thu hoạt động tài chính 5.529.373.028 13.936.006.012 25.937.995.325
Chi phí tài chính 11.890.950.465 21.113.148.212 17.832.072.096
Chi phí bán hàng 8.507.754.934 826.808.990 695.402.229
Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.277.951.273 7.316.002.619 10.637.106.570
i nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.910.941.647 15.798.391.989 17.389.009.616
Thu nhập khác 46.821.929.103 14.031.576.697 14.604.229.339
Chi phí khác 37.988.734.326 14.291.846.583 17.720.598.963
i nhuận khác 8.833.194.777 -260.269.886 -3.116.369.624
ng lợi nhuận kế toán trước thuế 21.744.136.424 15.538.122.103 14.272.639.992
Chi phí thuế thu nhập hiện hành 7.706.174.348 4.570.420.183 1.818.999.630
Chi phí thuế thu nhập hoãn lại -537.989.296 319.356.500 -1.153.438.521
i nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 14.575.951.372 10.648.345.420 13.607.078.883
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.896 2.991 3.846
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
16
Nhận xét:
Từ cuối năm 2009 tình hình giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho
lĩnh vực đầu tư xây dựng tăng đột biến, làm chi phí của công ty tăng
nhanh, diễn ra tác động đó đã làm cho doanh thu thuần của công ty năm
2010 so với năm 2009 giảm 26,945% và chỉ còn 10.648.345.420đ. Tuy
gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng công ty cũng chủ động tìm
kiếm các nguồn doanh thu khác, như doanh thu từ hoạt động tài chính
đã thu được là 13.936.006.012đ.
Năm 2011 hoạt động của công ty đã ổn định và hiệu quả hơn. Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 477.126.122.048đ, tăng 32,9% so
với năm 2010. Đồng thời công ty cũng giảm được các chi phí nên so
với năm 2010 thì doanh thu thuần của công ty đã tăng 27,786% và đạt
13.607.078.883đ, đồng thời doanh thu thuần trên cổ phiếu cũng tăng và
đạt 3846đ/cổ phiếu. Điều này cho thấy sự chủ động và hoạt động ổn
định hơn của công ty.
Bên cạnh đó công ty cũng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà
nước, tạo niềm tin với bạn hàng.
Ban lãnh đạo công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng luôn
quan tâm đến đời sống của CBCVN. Chỉ được xếp vào loại hình
doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng số lượng lao động hơn 1000 CVN
nhưng công ty đã tạo việc làm ổn định cho người lao động với thu
nhập của họ được cải thiện qua các năm. Thu nhập bình quân của
người lao động ở mức khá cao so với các doanh nghiệp khác trên 5
triệu đồng/lao động/năm.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
17
CHƯƠNG II: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO
LẬP VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
XÂY DỰNG VẠN HƯNG
2.1 Đặc điểm Tài sản – Nguồn vốn của công ty:
2.1.1 Đặc điểm Tài sản :
Trích bảng cân đối kế toán công ty cổ phần thương mại xây dựng
Vạn Hưng (2009-2011) (Đơn vị: Đồng)
Diễn giải năm 2009 năm 2010 năm 2011
I/ Tài sản ngắn hạn 299,837,512,749 294,529,749,500 386,889,577,093
1. Tiền 22,659,957,664 17,675,493,498 13,210,746,390
2. Các khoản đầu tư tài chính NH 5,000,000,000 14,000,000,000 21,700,000,000
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 182,278,203,478 226,887,051,103 315,512,210,024
4. Hàng tồn kho 88,621,944,232 34,983,097,252 33,571,676,282
5. Tài sản ngắn hạn khác 1,277,407,375 984,107,647 2,894,944,397
II/ Tài sản dài hạn 98,973,501,213 110,651,100,525 100,226,250,735
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định 42,476,958,184 33,117,671,768 20,301,611,059
- Tài sản cố định hữu hình 38,827,564,671 28,681,890,006 20,801,661,059
- Tài sản cố định thuê tài chính
- Tài sản cố định vô hình 400,000,000 350,000,000 300,000,000
- Chi phí XDCB dở dang 3,249,393,513 4,085,781,762 200,050,000
3. Bất động sản đầu tư
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
18
4. Đầu tư tài chính dài hạn 55,377,170,155 74,660,535,815 75,923,251,911
5. Tài sản dài hạn khác 1,119,372,874 2,872,892,942 3,501,337,765
III/ TỔNG CỘNG TÀI SẢN 398,811,013,962 405,180,850,025 487,115,827,828
Nhận xét : Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
- Tỷ lệ Nợ phải thu/TSLĐ năm 2009 là 0,608 năm 2010 là 0,77
năm 2011 là 0,816
- Tỷ lệ Nợ phải trả/NV năm 2009 là 0,833 năm 2010 là 0,821
năm 2011 là 0,837
- Không có nợ quá hạn
Các chỉ số tài chính trên ở mức an toàn và cho thấy hàng năm công
ty vẫn hoạt động có hiệu quả, có phương án sử dụng nguồn vốn hợp
lý. Quan hệ thanh toán với bạn hàng luôn được củng cố và ngày càng
tín nhiệm.
ĐTNH ở mức an toàn: Hàng tồn kho không có, hàng luân chuyển và
giảm giá thấp giảm dần theo từng năm. Năm 2009 là
88.621.944.232đ, năm 2010 giảm còn 34.983.097.252đ, và tính đến
ngày 31/12/2011 chỉ còn 33.571.676.282 đ. Chỉ số này giảm cho
thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị
trường đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời cũng góp phần
làm tăng lợi thuần cho doanh nghiệp.
Trong những năm qua tổng tài sản của công ty không ngừng được
mở rộng và tăng lên. Năm 2009 tổng tài sản của công ty có là
398.811.013.962đ, sang năm 2010 tổng tài sản đã tăng và đạt
405.180.850.025, năm 2011 thì đạt 487.115.827.828đ. Tổng tài sản
không ngừng được tăng lên qua các năm cho thấy công ty luôn có sự
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
19
mở rộng và phát triển trong hoạt động của mình.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cơ cấu tài sản
1.Tài sản dài hạn/tổng tài sản 24.82% 27.31% 24.82%
2.Tài sản ngắn hạn/tổng tài
sản 75.18% 72.69% 77.13%
Trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với trên
70%. Đây cũng là điều hợp lý khi công ty hoạt động trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng, với tài sản ngắn hạn là công cụ dụng cụ sử dụng
cho xây dựng các công trình.
Cơ cấu tài sản ngắn hạn trong 3 năm 2009, 2010, 2011 thì công ty
gia tăng đầu tư tài chính và đầu tư vào các lĩnh vực khác nên tiền và
hàng tồn kho giảm dần. Năm 2010 tiền và hàng tồn kho giảm
52,68% so với năm 2009, năm 2011 giảm 57,96% so với năm 2009
và 11,16% so với năm 2010. Các khoản phải thu ngắn hạn và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lại tăng dần. Năm 2010 các khoản
phải thu ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 28,63% so với
năm 2009, năm 2011 tăng 80,06% so với năm 2009 và 39,98% so
với năm 2010.
Cơ cấu tài sản dài hạn trong 3 năm của công ty cũng có sự thay đổi
đáng kể. Chiếm tỉ trọng lớn là tài sản cố định dài hạn và đầu tư tài
chính dài hạn. Từ năm 2010 công ty đã gia tăng vào đầu tư các
khoản tài chính dài hạn và đạt được hiệu quả góp phần tăng doanh
thu cho công ty. Năm 2010 đầu tư các khoản tài chính dài hạn tăng
34,82% so với năm 2009, năm 2011 tăng 37,1% so với năm 2009 và
1,6% so với năm 2010.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
20
2.1.2 Đặc điểm Nguồn vốn:
Trích bảng cân đối kế toán công ty cổ phần thương mại xây dựng
Vạn Hưng (2009-2011) (Đơn vị : Đồng)
Diễn giải năm 2009 năm 2010 năm 2011
IV/ Nợ Phải trả 332,127,064,704 332,753,693,336 407,652,747,720
1. Nợ ngắn hạn 278,312,796,550 281,409,976,624 377,529,416,834
2. Nợ dài hạn 53,814,268,154 51,343,716,712 30,123,330,886
V/ Vốn chủ sở hữu 66,683,949,258 72,427,156,689 79,463,080,108
1. Vốn chủ sở hữu 66,683,949,258 70,510,230,614 76,962,526,913
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 35,000,000,000 35,000,000,000 35,000,000,000
- Thặng dư vốn cổ phần 16,400,000,000 16,400,000,000 16,400,000,000
- Vốn khác của chủ sở hữu
- Cổ phiếu ngân quỹ
- Chênh lệch đánh giá tài sản
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái 2,328,605
- Các quỹ 2,033,629,676 8,628,377,356 12,566,829,050
LNST chưa phân phối 13,250,319,582 10,481,853,258 12,993,369,258
- Nguồn vốn đầu tư XDCB 2,500,553,195
2. Nguồn kinh phí và các quỹ
3. Nguồn kinh phí và quỹ khác - 1,916,926,075 2,500,553,195
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
21
- Quỹ khen thưởng phúc lợi 1,916,926,075 2,500,553,195
- Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
VI/ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 398,811,013,962 405,180,850,025 487,115,827,828
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cơ cấu nguồn vốn
1.Nợ phải trả/tổng nguồn vốn 83.28% 82.12% 94.50%
2.Nguồi vốn chủ sở hữu/tổng
nguồn vốn 16.72% 17.88% 5.50%
Cơ cấu về nguồn vốn của công ty có một số điểm đáng lưu ý. Tỷ lệ
nợ chiếm tới gần 90% trong tổng nguồn vốn làm tiềm ẩn rủi ro mất
khả năng thanh toán của công ty trong trường hợp hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty không hiệu quả. Đồng thời việc duy trì vốn
nợ quá nhiều cũng làm tăng chi phí tài chính, làm giảm doanh thu
thuần của công ty.
Vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn ở mức thấp năm 2009 là
16,72%, năm 2010 là 17,88%, năm 2011 là 5,50% trong tổng nguồn
vốn. Có thể lí giải việc tăng và giảm nguồn vốn chủ sở hữu trong hai
năm 2020 và 2011 như sau. Vốn chủ sở hữu của công ty được bổ
sung qua các năm chủ yếu dựa vào lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối. Năm 2009 công ty hoạt động có hiệu quả nên đã bổ sung vào
nguồn vốn cho năm 2010 để tiếp tục hoạt động của mình. Nhưng
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
22
sang đến năm 2010 do sự gia tăng giá nguyên vât liệu làm hoạt động
của công ty không đạt hiệu quả như năm 2009, do đó lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối của công ty bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu
trong năm 2011 đã bị giảm.
Đồng thời cũng là sự thay đổi tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng
nguồn vốn. Năm 2009 nợ phải trả là 83,28%, năm 2010 là 82,12%,
năm 2011 là 94,50% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 nợ phải trả
của công ty tăng lên là do công ty cần nguồn vốn để tiếp tục và mở
rộng hoạt động của mình, trong khi kết quả hoạt động trong năm
2010 của công ty đã bị giảm nên công ty phải huy động nguồn vốn
nợ nhiều hơn.
Cũng như những doanh nghiệp khác, cơ cấu nguồn vốn của công ty
cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng cũng bao gồm vốn chủ sở
hữu và nợ. Do đặc thù là doanh nghiệp cổ phần hóa nên vốn chủ của
công ty là do cổ đông đóng góp và được bổ xung thêm một phần từ
lợi nhuận chưa phân phối. Như ta đã biết công ty cổ phần thương mại
xây dựng là một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng nên đòi hỏi phải có những trang thiết
bị xây dựng hiện đại đáp ứng yêu cầu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vực đầu tư xây dựng là rất lớn
trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại hạn hẹp do đó công ty đã phải
tìm đến nguồn vốn nợ để đáp ứng những mục tiêu của mình và đấy là
nguyên nhân tỷ trọng nợ phải trả/tổng nguồn vốn của công ty ở mức
rất cao.
Tuy nhiên hiện tại công ty đang làm ăn khá hiệu quả luôn trả lãi và
nợ vay đúng hạn nên tam thời, viêc sử dụng nợ của công ty vẫn phát
huy hiệu quả.
2.2 Thực trạng công tác tạo lập vốn của công ty:
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
23
2.2.1 Vốn chủ sở hữu:
2.2.1.1 Vốn điều lệ:
Đối với công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng tính
đến ngày 25/2/2011 tình hình góp vốn chủ sở hữu của công ty được
thể hiện ở biểu dưới đây.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
24
Bảng tổng hợp số liệu cổ đông và cơ cấu vốn góp tính đến thời
điểm chốt danh sách ngày 25/02/2011:
STT Nội dung
Số lượng cổ
đông
(thành viên)
Tổng số cổ
phần sở hữu
(nghìn đồng)
Tỷ lệ sở
hữu (%)
1 Cổ đông lớn 2 13.175.000 37,64
2 Cổ đông sở hữu từ 1 đến
5% vốn
-Trong nước
+ Tổ chức
+ Cá nhân 8 6.358.000 18,17
3 Cổ đông sở hữu dưới 1%
vốn ĐL
-Trong nước
+ Cá nhân 575 15.022.800 42,92
+ Tổ chức 4 368.200 1,05
- Nước ngoài
+ Cá nhân 2 76.000 0,22
Tổng cộng 591 35.000.000 100%
Vốn điều lệ của công ty là 35.000.000.000 đ
Trong đó vốn do cổ đông lớn giữ 13.175.000.000 chiếm 37,64% vốn
điều lệ.
Vốn điều lệ của công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn của
cổ đông lớn. Cổ đông sở hữu từ 1 đến 5% vốn đều là cá nhân trong
nước và chỉ chiếm 18,17% vốn điều lệ. Công ty cũng có sự tham gia
của cá nhân nước ngoài đóng góp vào vốn điều lệ. Song con số này
còn hạn chế, chỉ chiếm 0,22% và chỉ là cổ đông sở hữu dưới 1% vốn
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
25
điều lệ. Như vậy vốn điều lệ của công ty vẫn còn hạn chế cả về số
lượng và nguồn hình thành.
2.2.1.2 Vốn bổ sung từ lợi nhuận:
Trích bảng kết quả hoạt động SXKD công ty cổ phần thương
mại xây dựng Vạn Hưng (2009-2011) (Đơn vị: đồng)
STT
Nội dung
2009
2010
2011
1
Lợi nhuận
trước thuế
21.744.136.424
15.538.122.103 14.272.639.992
2
Lợi nhuận
sau thuế
14.575.951.372
10.648.345.420
13.607.078.883
Do là một công ty cổ phần nên hàng năm toàn bộ lợi nhuận của công
ty sau khi đã trừ đi lãi cổ tức trả cho cổ đông thì phần lợi nhuận còn
lại được dùng để trích lập cấp quỹ và sử dụng để tái đầu tư. Trong
những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định và
luôn có lãi. Năm 2010 tuy lợi nhuận không cao hơn so với năm 2009
nhưng vẫn giữ được ở mức 10.648.345.420đ, năm 2011 lợi nhuận đã
tăng lên so với năm 2010 và đạt ở mức 13.607.078.883đ. Với kết quả
đó, hàng năm công ty đều có thể bổ sung thêm vào nguồn vốn chủ sở
hữu từ lợi nhuận giữ lại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn chủ sở hữu qua các năm
vẫn còn hạn chế, nguồn vốn chủ sở hữu mới chỉ đáp ứng một phần
nhu cầu sử dụng vốn của công ty.
2.2.1.3 Nguồn kinh phí và quỹ khác:
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì năm 2009 nguồn kinh phí và
quỹ khác này chưa được bổ sung. Sang đến năm 2010 thì đã được
hình thành. Bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là
1.916.926.075đ (chiếm 2,65% vốn chủ sở hữu). Do mới được bổ
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
26
sung nên nguồn vốn có được từ nguồn kinh phí và quỹ khác còn ít.
Sang năm 2011 thì đã tăng và đạt 2.500.553.195đ (chiếm 3,15% vốn
chủ sở hữu).
Đây là nguồn vốn bổ sung cho vốn chủ sở hữu giúp công ty giảm
thiểu chi phí trong hoạt động tài chính. Đây là nguồn bổ sung mới
cho nguồn vốn chủ sở hữu nhưng cũng phát huy tính hiệu quả trong
công tác tạo lập vốn của công ty.
2.2.2 Vốn nợ:
2.2.2.1 Vay các tổ chức tín dụng:
Nguồn vốn vay từ các ngân hàng hiện đang là nguồn vốn
chủ yếu của công ty. Nhu cầu vốn của công ty liên tục tăng cao do
công ty phải đầu tư vào các dự án xây khu đô thị, nhà chung cư để
đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện tại công ty có quan hệ vay mượn
chủ yếu với ngân hàng Công Thương Phú Thọ và công ty đã trở
thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Do luôn giữu uy tín
trong việc đảm bảo các điều khoản tín dụng và đúng hẹn trong việc
chi trả lãi và nợ vay nên việc vay vốn của công ty khá thuận lợi, thủ
tục nhanh gọn hơn. Điều đó tạo điều kiện cho công ty tiếp cận dễ
dàng hơn với nguồn vốn nợ này.
Với việc sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng là nguồn tài
trợ chủ yếu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì công
ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng có khả năng thu được
những tác động tích cực do sử dụng nợ. Trước hết, công ty có thể thu
được một khoản tiết kiệm nhờ thuế do lãi vay được tính vào chi phí
hợp lý của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh môi trường kinh
doanh đang thuận lợi, các công trình do công ty làm chủ đầu tư, các
công trình do công ty thi công đều đang hoạt động rất có hiệu quả thì
công ty có cơ hội sử dụng tác động tích cực của đòn bẩy tài chính và
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
27
thu được những kết quả kinh doanh cao hơn trong những năm tiếp
theo.
2.2.2.2 Tín dụng thương mại:
Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng, công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng đã tạo
dựng được uy tín, niềm tin với các đối tác. Chính vì vậy, khoản vốn
nợ tín dụng thương mại mà công ty chiếm dụng được từ các bạn
hàng làm ăn là lớn chiếm khoảng 30%. Đây là nguồn vốn hình thành
một cách tự nhiên chủ yếu qua hoạt động mua chịu, trả chậm tiền
mua sắm thiết bị nguyên vật liệu trong xây dựng của công ty với các
bạn hàng. Đối với công ty, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại
là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh.
Hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh
một cách lâu bền của công ty với các đối tác làm ăn. Tuy nhiên, các
khoản tín dụng thương mại quá lớn khiến công ty đối mặt với nguy cơ
mất khả năng thanh toán. Nhận thức được điều này, công ty cổ phần
thương mại xây dựng Vạn Hưng đã cố gắng điều chỉnh các khoản phải
trả, tỷ lệ các khoản phải trả, thu trước/tổng nguồn vốn đã giảm từ 32%
năm 2010 xuống còn 22% năm 2011. Việc điều chỉnh này là cần thiết,
với mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán để tránh rủi ro cho công ty.
2.2.3 Đánh giá công tác tạo lập vốn tại công ty:
2.2.3.1 Kết quả:
Công ty cổ phần cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng đang hoạt
động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trong bối cảnh kinh tế đất nước
đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về xây dựng dân dụng và xây
dựng các công trình thuỷ điện là một sự lựa chọn đúng hướng. Nhận
thức được đây là cơ hội lớn cho công ty chính vì vậy công ty cổ phần
thương mại xây dựng Vạn Hưng không ngừng mở rộng nguồn vốn
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
28
trên cơ sở phù hợp với khả năng của mình để đầu tư vào xây dựng.
Qua kết quả đạt được, có thể thấy công tác huy động vốn trong
những năm qua đã đạt được những thành thựu đáng kể, đó là:
- Những năm vừa qua công ty làm ăn khá hiệu quả. Với những
kết quả khả quan đó, hàng năm công ty đều có điều kiện bổ sung vào
nguồn vốn một lượng đáng kể từ lợi nhuận.
- Trong quá trình hoạt động, với bề dày về lịch sử và sự lớn
mạnh của mình, công ty đã tạo được uy tín rất lớn giúp cho công ty
thuận lợi hơn trong việc quan hệ với các đối tác, với bạn hàng, từ đó
có thể huy động vốn được dễ dàng hơn, đặc biệt là nguồn vốn tín
dụng thương mại.
- Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng luôn tận
dụng tối đa những ưu thế của mình để tiếp cận với các tổ chức tín
dụng, tranh thủ các hình thức tài trợ mới của các ngân hàng thương
mại để tăng cường hoạt động huy động vốn. Hiện nay, nhà nước
đang có ưu đãi về vốn vay và về thuế đối với các dự án đầu tư và lĩnh
vực xây dựng nhà và xây dựng thuỷ điện, hơn nữa việc sử dụng vốn
của công ty lại tương đối hiệu quả. Điều đó giúp công ty có khả năng
trả lãi và nợ vay đúng hạn với các ngân hàng và các đối tác, uy tín
của công ty không ngừng được củng cố. Chính vì vậy, công ty luôn
có rất nhiều thuận lợi trong những lần vay vốn tiếp theo. Lượng vốn
vay được từ ngân hàng và các bạn hàng của công ty luôn giữ vai trò
là nguồn vốn tài trợ quan trọng và được tăng lên theo các năm.
- Luôn cố gắng huy động nguồn vốn tối đa trên cơ sở phù hợp
với khả năng của doanh nghiệp mình, công ty cổ phần thương mại
xây dựng Vạn Hưng đã tập trung được một khối lượng vốn khá lớn
và tăng dần theo các năm. Năm 2010 tổng nguồn vốn của công ty là
405.180.850.025đ tăng 1,59% so với năm 2009, sang năm 2011 thì
tổng nguồn vốn của công ty đã là 481.115.827.828đ 18,74% so với
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
29
năm 2010. Hoạt động huy động, mở rộng nguồn vốn của công ty đã
phát huy tác dụng hiệu quả. Theo đó công ty có điều kiện đầu tư
nâng cấp trang thiết bị phục vụ thi công các công trình, góp phần
nâng cao sức mạnh và uy tín cho công ty trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng.
2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân:
* Hạn chế:
Tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động
huy động vốn tại công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng vẫn
còn những hạn chế nhất định.
- Chưa phát huy được hết tiềm năng của công ty trong việc tiếp
cận tới các nguồn vốn trên thị trường.
Đó là: Tỷ trọng vốn nợ/tổng nguồn vốn quá cao, trên 90% mặc dù hiện
tại, công ty đang làm ăn khá hiệu quả, luôn trả lãi vay đúng thời hạn
nhưng tỷ trọng vốn nợ chiếm quá cao như vậy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro
với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt đe doạ tới khả
năng thanh toán. Hơn nữa, tỷ lệ vốn nợ mới từ phía ngân hàng và các
bạn hàng, tuy trong những năm gần đây công ty đã quan tâm và điều
chỉnh tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn thấp hơn nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức
cao. Năm 2009 là 96% , năm 2010 là 91% và năm 2011 là 90%, đây là
vấn đề mà công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng phải tiếp
tục nghiên cứu để có một tỷ lệ nợ/nguồn vốn hợp lý, phù hớp với khả
năng của công ty và vẫn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm tuy luôn
khá tốt nhưng vẫn chưa trở thành một nguồn vốn tài trợ hiệu quả cho
các hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất của công ty.
- LNST mỗi năm của công ty còn thấp so với nhu cầu về vốn
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
30
hàng năm của công ty. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, công ty
phải không ngừng đầu tư xây dựng các khu đô thị mới để đáp ứng
yêu cầu về nhà ở của công ty. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, trở thành nguồn tự tài trợ tốt và hiệu quả
đối với hoạt động của doanh nghiệp và vấn đề đang được đặt ra với
công ty trong những năm tiếp theo.
*Nguyên nhân:
Việc hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần thương
mại xây dựng Vạn Hưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao là do một
số nguyên nhân sau, cả chủ quan và khách quan.
Cụ thể:
- Thứ nhất, công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng
chỉ được xếp vào loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Đồng thời
cạnh tranh trên thị trường đầu tư xây dựng ngày càng gắt gao vì năng
lực xây dựng của công ty còn nhiều hạn chế, những hạng mục chính
của những công trình cấp quốc gia chưa đủ khả năng thực hiện.
Chính vì vậy hoạt động sản xuất của công ty đạt hiêu quả chưa cao,
dẫn đến thị phần bị suy giảm đáng kể, làm cho vị thế và uy tín của
công ty trên thị trường chưa thực sự tốt. Những yếu tố đó khiến công
ty cũng gặp khó khăn khi muốn huy động thêm nguồn vốn mới.
Đặc biệt từ cuối năm 2009, đầu năm 2010, giá cả vật liệu xây dựng
tăng lên rất cao, đã làm giảm hiệu quả đầu tư của công ty cùng với
đó là những khó khăn khách quan.
Mặc dù đã được sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty, nhưng
kết quả kinh doanh của công ty vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ. Doanh
thu chưa đạt mục tiêu đề ra. LNST giảm từ đó hạn chế khả năng tài
trợ vốn cho hoạt động đầu tư trích lập từ lợi nhuận.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
31
- Thứ hai, trình độ của cán bộ quản lý các cấp trong công ty
vẫn chưa cao, số lượng cán bộ quản lý tài chính của công ty vẫn còn
thiếu về số lượng yếu về chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta
hiện nay đều không có cán bộ quản lý tài chính chuyên trách và được
đào tạo bài bản mà chủ yếu là cán bộ kế toán kiêm nhiệm. Sự yếu kém
về các kiến thức tài chính khiến cho cán bộ quản lý không thấy, hiểu hết
được những đặc điểm của các nguồn vốn trên thị trường, từ đó chưa tận
dụng tối đa khả năng tiếp cận tới các loại nguồn vốn khác nhau, làm cho
công tác huy động vốn chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
- Thứ ba, cơ sở vật chất máy móc thiết bị chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất, xây dựng những công trình lớn và hiện đại, từ đó làm ảnh
hưởng đên thời gian, tiến độ thi công công trình của công ty. Đồng thời
cũng làm tăng chi phí nên làm giảm hiệu quả kinh tế và doanh thu thuần
của công ty. Làm ảnh hưởng tới lòng uy tín của công ty làm công ty gặp
khó khăn khi huy động và tiếp cận nguồn vốn mới.
2.3 Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới:
2.3.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn
2012-2015:
Trong năm 2012, theo kế hoạch, công ty cổ phần thương mại xây
dựng Vạn Hưng sẽ tiếp tục duy trì và pháp triển mô hình sản xuất
kinh doanh đa ngành nghề có quy mô rộng hơn, loại hình sản xuất
kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Sắp xếp mô hình tổ chức công ty theo hướng hiện đại, chất lượng,
gọn nhẹ đáp ứng được yêu cầu quản lý và mục tiêu của công ty cổ
phần là đảm bảo nâng cao lợi nhuận. Mô hình tổ chức phải mang tính
chuyên môn hoá cao, phù hợp với các loại hình sản xuất kinh doanh
của công ty và phải linh hoạt, thích ứng kịp thời với sự phát triển thì
trường, phát huy cao dộ tính tự chủ, phẩm chất, năng lực, trình độ
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
32
của từng người và từng bộ phân trong công ty.
Đổi mới, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh song song với
đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Kịp thời bổ sung những ngành nghề mà thị trường cần. Có hiệu quả
kinh tế cao như đầu tư và xây dựng khu đô thị, nhà chung cư…
Tiếp tục củng cố ngành nghề đã có, hoàn thiện những ngành nghề đã
có, đặc biệt là xây dựng cấc công trình thuỷ điện, phải mở được thị
trường mới ngoài những thị trường truyền thống.
Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức,
đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có. Xây dựng các
chính sách phù hợp thu hút nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng đáp
ứng các nhu cầu phát triển, đặc biệt là có chính sách thoả đáng, dài
hạn để củng cố, thu hút đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân để không
xảy ra tình trạng thiếu hụt những công nhân kỹ sư có chuyên môn cao,
năng lực tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp cho những công trình hiện
có và sẽ có.
Tăng cường hợp tác, củng cố quan hệ với những khách hàng truyền
thống mở rộng quan hệ với những khách hàng mới trên cơ sở hợp tác
cùng có lợi phù hợp với luật pháp nhà nước và thông lệ quốc tế. Trên
cơ sở này, quảng bá truyền thống tốt đẹp, và những lợi thế của công ty
ra các bạn hàng, không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thương
trường, củng cố vị thế của công ty.
Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư vào các dự án xây dựng, dự án
bất động sản vào thời điểm thích hợp, giá thành hạ, khả năng khai
thác ổn định. Chú trọng chuẩn bị các điều kiện thiết yếu về tài chính,
nguồn vốn, về nguồn nhân lực, tổ chức điều hành công ty tốt, về lực
lượng kỹ thuật và các điều kiện khác để năm 2012 thực hiện đầu tư
vào các lĩnh vực kinh doanh của công ty đảm bảo có hiệu quả ngay
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
33
từ ban đầu.
*Kế hoạch trong giai đoạn 2012-2015:
- Triển khai phương án tăng vốn điều lệ để tiếp tục nâng cao
năng lực tài chính của Công ty, bổ sung vốn lưu động, giảm bớt rủi
ro về tài chính do phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, nâng cao vị thế
của Công ty với đối tác, nâng cao năng lực cạnh tranh trong SXKD.
- Trong năm sẽ khởi công nhiều dự án Khu đô thị mới.
- Đối với các dự án đang trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư,
triển khai quy hoạch, giải phóng mặt bằng: Lập kế hoạch thực hiện
cụ thể, đúng quy trình và quy định pháp lý để sẵn sàng triển khai một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Đảm bảo mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ 10 ~ 15%
hàng năm.
- Có chủ trương góp vốn thành lập một công ty chuyên về khai
thác và kinh doanh khu công nghiệp với đối tác là cổ đông lớn của
Công ty.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
34
2.3.2 Nhu cầu vốn và kế hoạch tạo lập vốn của công ty:
Trong bối cảnh hiện nay, ngành xây dựng đang là ngành đầu tư
đúng hướng. Với nhu cầu về nhà ở và cơ sở hạ tầng của nhân dân
đang tăng cao. Nhận thức được điều đấy, trong những năm tiếp theo
công ty sẽ tiến hành nhiều dự án mới, chính vì vậy nhu cầu về vốn
của công ty trong những năm sắp tới là rất lớn. Riêng trong năm
2012 công ty cần khoảng 500 tỷ đồng.
Với nhu cầu vốn lớn như vậy, ngoài những nguồn vốn nợ quen thuộc
từ ngân hàng và các đối tác làm ăn thì trong năm 2012 công ty có thể
huy động thêm những nguồn vốn mới.
2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tạo lập vốn tại công
ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng:
2.4.1 Khai thác tối đa vốn chủ sở hữu:
Trong các nguồn vốn mà một doanh nghiệp có thể tiếp cận và
sử dụng thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chính là nguồn
vốn cơ bản và quan trọng nhất chính vì vậy công ty cổ phần thương
mại xây dựng Vạn Hưng cần phải chú trọng công tác huy động vốn
chủ sở hữu, cụ thể:
2.4.1.1 Xây dựng phương án bổ xung lợi nhuận vào vốn:
Là công ty đang hoạt động có lãi thì việc sử dụng lợi nhuận giữ
lại để tài trợ cho các hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất là một
biện pháp hiệu quả bởi công ty có thể chủ động trong việc huy động
và sử dụng, hạn chế sự phụ thuộc vào chủ thể cung cấp vốn khác và
giảm được chi phí do huy động vốn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, việc
sử dụng lợi nhuận giữ lại còn giúp cho công ty giảm tỷ lệ nợ/tổng
nguồn vốn, tăng cường khả năng thanh toán cho công ty và đặc biệt,
có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hình ảnh, uy tín của công ty với
các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên lợi nhuận giữ lại của công ty một
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
35
phần để chi trả cổ tức cho cổ đông, nên phần để tái đầu tư sẽ rất hạn
chế với nhu cầu vốn rất lớn của công ty. Do vậy công ty cần nghiên
cứu đưa ra phương án chia cổ tức hợp lý sao cho vẫn đảm bảo được
mục tiêu làm hài lòng các cổ đông nhưng vẫn duy trì được kế hoạch
phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.
2.4.1.2 Đẩy mạnh hoạt động tăng vốn bằng pháp hành cổ phiếu:
Trải qua hơn 3 năm cổ phần hoá, số vốn mà doanh nghiệp huy
động do pháp hành cổ phiếu rất đáng kể bổ xung rất hiệu quả nguồn
vốn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian qua,
nhưng nhu cầu về vốn đối với doanh nghiệp ngày càng lớn. Do vậy
công ty cũng có thể đánh giá lại giá trị công ty, tăng vốn điều lệ bằng
pháp hàng cổ phiếu ra công chúng. Điều này giúp công ty thêm
nguồn vốn cho sự phát triển. Công ty cần có chiến lược chào bán cổ
phần rộng rãi tới các thành viên trong công ty và các nhà đầu tư tiềm
năng. Điều này là thiết thực để nâng cao uy tin cho doanh nghiệp. Để
làm được điều này đì hỏi công ty có sự đầu tư lâu dài, nâng cao giá
trị cổ phiếu bên trong, nâng cao uy tín bên ngoài, là cơ sở để cổ
phiếu có giá trị tiềm năng thu hút được nhà đầu tư.
Bên cạnh đó công ty có thể xem xét việc tách cổ phiếu. Việc
tách cổ phiếu không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty,
không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông xong có thể làm
cổ phiếu của nhà đầu tư dễ tiếp cận với nhà đầu tư.
2.4.2 Tăng cường tạo lập vốn nợ từ các thành phần kinh tế:
Trong quá tình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
thương mại xây dựng Vạn Hưng thì vốn nợ luôn chiếm một vai trò
quan trọng là nguồn cung cấp đáp ứng cho nhu cầu về vốn để mở
rộng sản xuất và đầu tư của công ty, chính vì vậy, trong kế hoạch huy
động vốn những năm sắp tới. Bên cạnh việc tìm kiếm những nguồn
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
36
vốn mới, có chi phí hợp lý trên thị trường thì vấn đề đặt ra với công
ty là phải tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện
có, tăng cường huy động vốn nợ.
Cụ thể:
2.4.2.1 Duy trì và mở rộng nguồn vốn tín dụng ngân hàng ngày một
phù hợp:
Vốn vay từ các tổ chức tín dụng thường xuyên chiếm tỷ trọng
khoảng 60% trong tổng nguồn vốn của công ty và sẽ tiếp tục là
phương thức huy động vốn quan trọng đối với công ty trong thời
gian tới. Theo dự kiến năm 2012 sẽ khởi công dự án Khu đô thị mới.
Như vậy vấn đề đặt ra đối với công ty là phải thực hiện hoạt động
sản xuất có kết quả cao để đủ khả năng trả lãi và các khoản nợ đến
hạn với mục tiêu luôn giữ hình ảnh về một doanh nghiệp làm ăn có
hiêu quả, có uy tín trong mắt các tổ chức tín dụng, có như vậy, công
ty mới có thể tiếp cận dễ dàng với những nguồn vốn trung và dài hạn
có quy mô lớn, lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, đáp ứng
kịp thời nhu cầu vốn của công ty trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên trong tình trạng nợ tín dụng ngân hàng như hiện nay công
ty cần có các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu tỷ trọng này. Thiết
nghĩ đây sẻ là nguồn huy động cuối cùng để công ty sử dụng phòng
khi có những bất lợi thị trường xảy ra doanh nghiệp vẫn có nguồn để
trả.
2.4.2.2 Tăng cường tín dụng thương mại:
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì vốn tín dụng thương
mại luôn chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 30%. Đây là lượng vốn
hình thành một cách tự nhiên chủ yếu qua hoạt động mua chịu, trả
chậm mua nguyên vật liệu phục vụ xây dựng. Trong thời gian sắp
tới, khi công ty đang có rất nhiều dự án xây dựng lớn thì tiềm năng
khai thác nguồn vốn này cần rất lớn. Thông qua những biện pháp
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
37
thích hợp như tạo lập mối quan hệ tốt, xây dựng mối làm ăn lâu dài
với bạn hàng sẽ giúp công ty có thể được mua, bán chịu với giá trị
lớn hơn và trong thời gian lâu hơn. Điều đó giúp công ty có thể tạm
thời trì hoãn các khoản thanh toán lớn trong thời gian đáng kể do
chiếm dụng được dưới hình thức tín dụng thương mại. Đối với công
ty, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức
tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, nó còn
tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu
bền của công ty với các đối tác làm ăn. Do đó công ty cần triệt để
khai thác nguồn vốn nợ này, trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi
nhuận nhằm phục vụ tốt cho kế hoạch phát triển của công ty trong
thời gian tới vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.
2.4.2.3 Phát hành trái phiếu công ty:
Ngoài những hình thức huy động nợ truyền thông qua tín
dụng ngân hàng tín dụng thương mại, công ty có thể tiếp cận tới một
hình thức huy đông vốn mới đó là pháp hành trái phiếu công ty trên
thị trường chứng khoán. Mặc dù phương pháp huy động nợ bằng
pháp hành trái phiếu có rất nhiều ưu điểm bởi trái phiếu có rất nhiều
loại, đáp ứng với từng nhu cầu, mục tiêu sử dụng vốn khác nhau của
doanh nghiệp. Hơn nữa trái phiếu thường có kỳ hạn nhất định do đó
doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong việc thanh toán lãi và
mệnh giá, giúp doanh nghiệp không phải đối mặt với những dòng
tiền ra ngoài dự kiến.
Mặc dù vậy, đây vẫn là hình thức huy động vốn rất mới mẻ mà rất ít
công ty ở Việt Nam sử dụng do thị trường giao dịch trái phiếu còn
kém phát triển khiến tính thanh khoản của trái phiếu không cao nên
khó phát hành. Hơn nữa sự hiểu biết của các công ty về công cụ tài
chính này chưa nhiều nên doanh nghiệp vẫn chưa thấy được hết
những lợi ích của viêc huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Mặt
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
38
khác huy động bằng phát hành trái phiếu cũng là điều khó khăn cho
doanh nghiệp bởi những quy định nghiêm ngặt của việc phát hành
trái phiếu.
Như vậy trong thời gian tới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
thị trường chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp có thể sử dụng hình
thức huy động nợ qua phát hành trái phiếu để tài trợ vốn cho hoạt
động của mình. Công ty có thể lựa chọn loại trái phiếu phù hợp để
phát hành, huy động thêm vốn từ các tầng lớp dân cư từ đó đa dạng
hoá nguồn vốn của doanh nghiệp mình, đáp ứng tốt nhất cho các mục
tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra công ty có thể huy động nguồn nợ trực tiếp thông qua phát
động các kỳ huy động với lãi suất hấp dẫn từ tất cả các cán bộ công
nhân viên trong và ngoài công ty. Mặc lượng huy động có thể không
cao với các hình thức huy động khác xong đây cũng là phương án để
công ty mở rộng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Một phần
giải quyết nhu cầu về vốn cho công ty, một phần tạo sự gắn kết giữa
công ty với cán bộ công nhân viên. Song để làm được điều này thì
công ty cần có sự cân đối giữa lãi suất, kỳ hạn trả nợ, hình thức thanh
toán để phát huy hiệu quả một cách tối đa.
2.4.3 Thực hiện liên doanh liên kết:
Một đặc điểm quan trọng của hình thức này là vốn nhận được không
thuộc bên nợ phải trả mà được tính vào nguồn vốn chủ sở hữu. Nhất
là trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn có
tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn. Mặt khác vốn do các bên góp không
nhất thiết bằng tiền nên công ty có thể kêu gọi sự liên doanh dưới
hình thức góp tài sản cố định bằng các máy móc trang thiết bị,
phương tiện vận tải.
Ngoài ra có thể thực hiện liên doanh hợp tác dưới hình thức góp
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
39
vốn, không tham gia trực tiếp vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận
sẽ được phân chia theo tỉ lệ vốn góp. Thông qua hình thức này công
ty sẽ có vốn để đầu tư và tài sản cố định và tài sản lưu động phục vụ
cho hoạt động của công ty.
Việc tạo lập vốn thông qua hình thức này cần mở rộng trong thời
gian dài nhằm đảm bảo cho công ty có nguồn vốn ổn định phục vụ
cho hoạt động của mình.
2.4.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Chúng ta đã khẳng định tầm quan trọng của công tác tạo lập vốn thì
vấn đề sử dụng vốn lại là yếu tố quan trọng hơn cả. Có vốn mà
không biết sử dụng vốn thì việc tạo lập vốn trở nên vô ích. Do đó
giải pháp quan trọng hàng đầu trong công tác tạo lập vốn thiết nghĩ là
phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do hiệu quả
sử dụng vốn chưa cao nên tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế
của công ty chưa nhiều. Nó làm hạn chế việc bổ sung lợi nhuận vào
vốn kinh doanh, từ đó làm ảnh hưởng rất lón tới các yếu tố khác. Vì
vậy để cho khối lượng lợi nhuận tích lũy lớn hơn tạo ra sự an toàn
hơn cho vốn chủ sở hữu giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân
hàng thì trong thời gian tới công ty cần thiết phải nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn. Điều này trước hết cần phải chú trọng đến công tác
phân bổ vốn sao cho hợp lý để đạt tới cơ cấu vốn tối ưu, đồng thời
thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu
động.
Nền kinh tế thị trường có nhiều biến động với nhiều cơ hội và thách
thức to lớn đối với công ty. Sử dụng phương thức tạo lập vốn nào là
sự biến đổi linh hoạt của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của công
ty, cho phù hợp với điều kiện thị trường và nhu cầu sản xuất kinh
doanh. Do đó mà trình độ của đội ngũ cán bộ tài chính cũng có tác
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
40
động không nhỏ tới hiệu quả của công tác tạo lập vốn. Muốn công
tác tạo lập vốn thành công thiết nghĩ công ty có các chiến lược đào
tạo cán bộ, bởi có đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, có tính sáng tạo
nhanh nhạy để có thể thích ứng nhanh trước sự thay đổi của môi
trường thì quá trình hoạt động của công ty luôn đảm bảo đủ vốn.
2.5 Một số kiến nghị:
2.5.1 Kiến nghị với các tổ chức tín dụng:
Nhu vầu vốn của công ty trong thời gian sắp tới là rất lớn. Như vậy
phát hành thêm cổ phiếu để tăng thêm vốn điều lệ, vốn nợ sẽ là nguồn tài
trợ chủ lực cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của công
ty trong tương lai.
Tuy nhiên công ty vẫn rất cần sự tạo điều kiện của các ngân hàng
thương mại để có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn nợ vay như một
nguồn tài trợ chính. Do đó, các ngân hàng cũng cần có chế độ điều
chỉnh khung lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay đối với từng lĩnh vực
sản xuất kinh doanh khác nhau, đặc biệt là với các công ty đầu tư xây
dựng. Với đặc thù ngành đầu tư xây dựng cần sử dụng vốn lớn, trong
thời gian trung và dài hạn để đầu tư cho các công trình. Chính vì vậy
kiến nghị với các ngân hàng có thể cho công ty các khoản vay vốn
đầu tư trung và dài hạn với lãi suất và thời gian ưu đãi để có thể đáp
ứng tốt cho nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới.
2.5.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên:
Trong bối cảnh hiện nay, thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính,
giá nguyên vật liệu dùng cho lĩnh vực xây dựng đang tăng rất nhanh.
Thì nhà nước cần có những ưu đãi về lãi suất hợp lý, chính sách miễn
giảm thuế…
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn trên thị
trường. Nhờ đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng sẽ có thêm nhiều
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
41
nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.5.3 Kiến nghị với các cổ đông:
Trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục sau khủng khoảng kinh tế,
cũng như nhu cầu về đầu tư xây dựng dân dụng, xây dựng cơ bản,
xây dựng thuỷ điện đang ngày một ra tăng, đó là một lợi thế vì đây là
những thế mạnh của công ty trong nhiều năm. Do vậy các cổ đông
lớn, cổ đông chiến lược cần ủng hộ công ty trong việc tăng vốn, để
công ty có thêm nguồn vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng.
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
42
KẾT LUẬN
Với việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại quốc tế WTO vào ngày 7/11/2006, đất nước ta đang bắt đầu
bước vào một quá trình phát triển mới, đó vừa là cơ hội vừa là thách
thức đối với các doanh nghiệp nước ta . Đặc biệt, sự cạnh tranh ngày
càng diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài
nước khiến mỗi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ, mở
rộng sản xuất để đáp ứng những đòi hỏi liên tục của thị trường.
Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tạo lập vốn
để có nguồn vốn tài trợ cho những kế hoạch phát triển của doanh
nghiệp mình. Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng là
một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng,
một lĩnh vực mà các công ty đang có những cơ hội phát triển lớn.
Chính vì vậy, để bắt kịp với sự phát triển của đất nước và phát triển
của ngành đầu tư xây dựng nói chung thì công ty cổ phần thương mại
xây dựng Vạn Hưng luôn phải chú trọng đến các hoạt động nhằm mở
rộng nguồn vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với
công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng, em đã nghiên cứu
và đưa ra một số giải pháp với mục tiêu có thể góp phần đưa hoạt
động tạo lập vốn tại công ty trở nên có hiệu quả hơn. Mặc dù đã cố
gắng hoàn thành báo cáo tốt nghiệp bằng tất cả khả năng và kiến
thức của mình nhưng bài viết có thể còn nhiều khiếm khuyết rất
mong các thầy cô và các bạn chỉ bảo và góp ý, đóng góp ý kiến để
báo cáo này được hoàn thiện và trở nên có ý nghĩ thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn.!
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, 2006 -
ĐHKTQD - Nhà Xuất bản giáo dục.
2. TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ -
ĐHKTQD - Nhà xuất bản thống kê.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa, Giáo
trình thị trường chứng khoán, 2002, ĐHKTQD.
4. Dr. Frederic S.Mishinkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài
chính - Nhà xuất bản và kỹ thuật Hà Nội - 1992.
5. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số
18.
6. Các trang web
www.moi.gov.vn
www.mof.gov.vn
7. Một số tài liệu khác
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:Hoàng Thị Thanh Huyền
SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến 49B2-TCNH
44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_chinh_thuc_0022.pdf