Đề tài Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim

Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc, trở thành một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đó là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển thì quá trình hội nhập cũng đem đến cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim nói riêng không ít những khó k hăn thử thách cần phải vượt qua. Là một đơn vị kinh doanh trực thuộc Bộ Công Thương với số vốn ban đầu chỉ có 139.000 VNĐ (thời điểm năm 1981), đến nay công ty Generalexim đã thực sự trưởng thành về mọi mặt và nằm trong Top ten (10) doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công ty vì thực tế cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị thương mại rất lớn và trong nhiều năm trở lại đây, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty

pdf113 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãm thương mại Hiện nay, công ty đang chưa thực sự chú trọng đến công tác này nên gây ra hạn chế về khả năng mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Chính vì thế, công ty nên tham gia các cuộc hội chợ trong nước cũng như các hội chợ triển lãm quốc tế. Đây là những cơ hội tốt để công ty trưng bày và giới thiệu sản phẩm cà phê của mình cho khách hàng, tranh thủ tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu. Thông tin về việc tổ chức các hội chợ triển lãm công ty có thể lấy từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam. Sắp tới đây, hội nghị chuyên đề và Triển lãm trà & cà phê với tên gọi Tea & Coffee World Cup Europe 2009 sẽ được diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 6 tại Trung Tâm Hội Nghị Triễn Lãm FIBES (Seville, Tây Ban Nha)35. Sự kiện này nhằm mục tiêu liên thông, tạo cơ hội liên kết tất cả các mắt xích của ngành công nghiệp trà và cà phê bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu, chế 35 : “ Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư - Du lịch Đắk Lắk” cập nhập ngày 27/02/2009 81 biến, máy móc, đóng gói, rang tẩm sấy…Đây là cơ hội tuyệt vời, giúp công ty thuận tiện hơn trong việc hoạch định phát triển, tạo lập các mối quan hệ, gặp khách hàng mới, các đối tác làm ăn, tìm ra nhiều phương hướng thúc đẩy lợi nhuận trong lãnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê đầy biến động này. 1.2.3. Tăng cường các hoạt động Marketing Để các doanh nghiệp khác biết đến mình, công ty cần phải quảng bá rộng rãi sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Tuy nhiên, hiện nay công ty hầu như không có hoạt động Marketing cho mặt hàng cà phê xuất khẩu. Công ty chỉ chào hàng đến với những bạn hàng đã có quan hệ từ trước và chưa chủ động tìm thêm những bạn hàng mới. Đã vậy, mối quan hệ của công ty với các bạn hàng cũ cũng không thường xuyên ổn định mà chỉ giao dịch với nhau theo từng thương vụ. Để giải quyết tình trạng trên, trước hết, công ty cần có kế hoạch Marketing sản phẩm cà phê của mình đến với thị trường nước ngoài một cách rộng rãi thông qua việc quảng cáo sản phẩm cà phê của công ty qua các báo, tạp chí chuyên ngành, hoặc các trang quảng cáo trên mạng Internet. Hiện nay công ty đã có trang Web riêng giới thiệu về công ty cũng như mặt hàng cà phê. Tuy nhiên nội dung thì còn quá đơn giản, không nêu rõ khả năng cung ứng cà phê của công ty cũng như chất lượng của cà phê xuất khẩu. Việc quảng cáo xuất khẩu cà phê của công ty trên Web chỉ mới dừng lại ở khâu đưa hình ảnh của sản phẩm lên mà thôi. Hơn thế nữa, công ty hiện nay cũng chưa có phòng Marekting riêng. Các hoạt động xúc tiến thương mại, nếu có, đều được tiến hành bởi các phòng nghiệp vụ. Do công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành công tác Marketing nên để tiết kiệm chi phí và có hiệu quả cao, công ty nên thuê các công ty quảng cáo chuyên nghiệp, phối hợp cùng với các nhân viên có hiểu biết và kinh nghiệm về mặt hàng cà phê ở các phòng nghiệp vụ của công ty để tiến hành các hoạt động Marketing. Công ty cũng cần có quỹ riêng để có thể tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing này. 82 Trong marketing trực tiếp, chào hàng được coi là hình thức xúc tiến thương mại có chi phí thực hiện thấp mà hiệu quả lại cao vì cùng lúc có thể chào hàng tới nhiều nơi, nhiều đối tác. Tuy nhiên, thay vì sử dụng hình thức chào hàng qua email và hệ thống fax như hiện nay, công ty nên có một hệ thống bán hàng tự động (Sales Force Automation – SFA) thông qua việc cài đặt hệ thống Zoho CRM36. Hệ thống này có các modul không những giúp công ty trong việc tạo ra các đơn hàng tự động mà còn đánh giá, phân tích các đơn hàng trong quá trình triển khai, phân tích đối thủ cạnh tranh, dự báo bán hàng theo thời gian thực, quản lý chỉ tiêu bán hàng, báo cáo. Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, các website xúc tiến thương mại đang ngày càng phát triển. Một trong những giải pháp xúc tiến thương mại cho hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty là tham gia vào sàn giao dịch TMĐT WorldTrade B2B37. Với hệ thống đối tác trên toàn cầu là các tổ chức thương mại, hệ thống trên 11.800 phòng Thương mại công nghiệp (CCI), công ty công nghệ B2B sẽ xúc tiến tìm kiếm đối tác theo yêu cầu của công ty. Với nguồn thông tin phong phú, liên tục và rộng khắp, việc quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm hàng hóa của công ty thông qua sàn giao dịch này sẽ giúp tăng cường mở rộng mối quan hệ giữa công ty với các khách hàng cả trong và ngoài nước. 1.3. Thực hiện tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng Nguồn hàng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nào. Thời gian qua, công ty chủ yếu thu mua cà phê ở các nhà cung ứng là các doanh nghiệp tư nhân. Những hoạt động thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân, sau đó tiến hành phơi sấy, xay xát chế biến, đóng gói đều do các nhà doanh nghiệp tư nhân này đảm nhiệm. Tuy nhiên, như chúng ta 36 : “ Lực lượng bán hàng tự động ” – Intelligent Integration of information 37 : “ WorldTradeB2B được xem như một cú đột phá về ứng dụng TMĐT vào xúc tiến xuất nhập khẩu và quảng bá DN ” – Hoàng Lộc – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 83 đã biết, các doanh nghiệp tư nhân thường có lượng vốn không lớn cho nên việc đầu tư mua sắm các máy móc mới, hiện đại còn hạn chế. Hơn nữa, việc tạo vùng nguyên liệu ký kết hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm còn rất mới mẻ đối với họ. Chính vì vậy, giá thu mua cà phê của công ty thường khá cao trong khi chất lượng cà phê nhiều lúc không được đảm bảo. Do đó, để thực hiện tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng, công ty cần:  Tổ chức mạng lưới thu mua Nhiệm vụ chính của tổ chức mạng lưới thu mua là lựa chọn đối tác cung ứng tại các vùng cung cấp cà phê và tìm kiếm biện pháp để quản lý nguồn cung ứng. Hiện nay công ty đã tổ chức mạng lưới thu mua tại khu vực phía Nam với một đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đội ngũ này còn mỏng và chưa thể bao quát hết khu vực sản xuất cà phê mà công ty muốn khai thác. Trong thời gian tới công ty cần tăng cường thêm chân hàng tại các khu vực này đồng thời mở rộng diện tích khai thác ra toàn quốc đặc biệt là những vùng có trồng cà phê Arabica.  Thực hiện hoạt động dự trữ và bảo quản cà phê xuất khẩu Dự trữ hàng hóa được coi là phương tiện quan trọng để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hoạt động thu mua dự trữ cà phê đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty. Tuy nhiên, có một thực tế là trong thời gian qua, công ty chưa một lần thực hiện công tác thu mua dự trữ mặt hàng này. Đây là một thiếu sót rất lớn của công ty. Thông thường, công ty chỉ tiến hành thu mua cà phê ở các doanh nghiệp tư nhân khi sắp đến thời hạn giao hàng đã ký trong hợp đồng xuất khẩu. Tất cả các hoạt động từ khâu thu mua hàng hóa cho đến dự trữ và vận chuyển hàng hóa đến cảng đều do các doanh nghiệp tư nhân này thực hiện. Kết quả là công ty rất thụ động trong kinh doanh, đồng thời lợi nhuận đạt được không cao. Để tránh tình trạng bị các nhà cung cấp ép giá lúc sắp đến thời hạn giao hàng, đồng thời có thể chủ động xuất khẩu cà phê vào bất 84 kỳ thời điểm nào, công tác thu mua dự trữ cà phê xuất khẩu là điều cần thiết nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này. Trước hết, công ty cần phải tiến hành xây dựng, thiết lập các nhà kho chuyên để dự trữ cà phê tại các vùng cung ứng hoặc tập trung chủ yếu tại miền Nam. Các nhà kho dự trữ này công ty nên giao cho chi nhánh của mình tại thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Công ty có thể tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng mới này bằng cách tiến hành hoạt động kiểm tra các nhà kho hiện có dùng để dự trữ các mặt hàng khác của công ty nhằm xem xét tính hiệu quả trong việc dự trữ các mặt hàng này. Qua đó, công ty có thể tìm ra các nhà kho dự trữ những mặt hàng đem lại hiệu quả kinh doanh không cao bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê để tiến hành cơ cấu lại mục đích sử dụng, đem lại hiệu quả lớn nhất. Bên cạnh đó, công ty cần phải chú trọng tăng cường lượng vốn mua hàng hóa để dự trữ (hàng hóa dự trữ ở đây có thể là cà phê thô chưa sơ chế hoặc đã qua sơ chế). Tuy vậy công ty nên dự trữ mặt hàng cà phê đã qua sơ chế là tốt nhất bởi hiện nay, lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn là cà phê thô chưa sơ chế, cà phê đã qua sơ chế xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất ít, không đáng kể. Song song với việc thực hiện hoạt động thu mua dự trữ cà phê, công ty cũng cần phải hết sức chú trọng đến việc công tác bảo quản hàng hóa. Công việc này nhằm duy trì và bảo đảm số lượng, chất lượng cà phê dự trữ, đồng thời tránh những tổn thất, hao hụt không đáng có. Vấn đề đặt ra là công ty cần phải đầu tư mua sắm các trang thiết bị, máy móc tốt phục vụ cho công tác bảo quản cà phê.  Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu thông qua hàng đổi hàng Với biện pháp này, công ty có thể cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, phân bón, kỹ thuật cho người trồng cà phê và sau đó sẽ thu mua lại cà phê để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Đây là một biện pháp có thể đem lại nhiều lợi ích cho công ty. Bởi vì công ty Generalexim thường nhập rất 85 nhiều phân bón, máy móc kỹ thuật dùng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sử dụng biện pháp này, coi như công ty vừa bán được hàng nhập của mình, lại có thể vừa mua được hành xuất khẩu với giá ưu đãi, lại không sợ không mua được cà phê xuất khẩu khi giá cao, khan hàng. Ngoài việc xác định nguồn vốn cho đầu tư máy móc chế biến cà phê xuất khẩu thì thì các công ty cũng cần xác định nguồn vốn kinh doanh cho mình. Trước hết phải xác định vốn kinh doanh thường xuyên phục vụ cho việc mua bán, dự trữ cà phê phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn vốn này phải được xác định cho từng kỳ kinh doanh, nguồn vốn này sẽ tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty cho từng kỳ mà có sự khác nhau. Ngoài ra công ty cũng cần xác định được nguồn tài chính cho bảo hiểm. Như chúng ta đã biết thì kinh doanh cà phê gặp rất nhiều rủi ro nên thiết nghĩ công ty cần xác lập ra một quỹ bảo hiểm, gồm tự bảo hiểm và mua bảo hiểm từ các công ty kinh doanh bảo hiểm. Nguồn này cũng tùy thuộc vào tình hình tài chính của công ty nhưng quỹ bảo hiểm cần phải chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn kinh doanh có như thế thì công ty mới có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê. 1.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu cà phê Việc hoàn thiện hệ thống tổ chức đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào là vấn đề có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt quan trọng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác một cách tối đa mọi nguồn lực và thế mạnh sẵn có của mình đồng thời giảm được những chi phí không cần thiết, qua đó làm tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Hiện tại, có thể nói rằng hệ thống tổ chức kinh doanh mặt hàng cà phê của công ty Generalexim chưa thực sự hợp lý. Trong công ty mặt hàng cà phê hiện nay được kinh doanh thông qua phòng Nghiệp vụ 5. Vấn đề là, Phòng nghiệp vụ 5 hiện nay đang kinh doanh quá nhiều mặt hàng nông sản (không 86 phải chỉ tập trung riêng mặt hàng cà phê mà còn kinh doanh cả các mặt hàng nông sản khác như gạo, hạt tiêu, quế, hồi, sắn...). Điều này gây ra tình trạng chồng chéo nhau, không thể tập trung thế mạnh vào một mặt hàng cụ thể mà phân tán ra các mặt hàng khác nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí kinh doanh, mặt khác lại hạn chế thế mạnh của phòng nghiệp vụ, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cà phê nói riêng của phòng và hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty. Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian tới, công ty cần sắp xếp và xây dựng lại cơ chế xuất khẩu hàng nông sản. Công ty nên giao tập trung xuất khẩu cà phê cho một phòng nghiệp vụ cụ thể, tránh tình trạng ôm đồm quá nhiều, gây ra tình trạng chồng chéo. Ngoài ra, phòng nghiệp vụ nên phân chia thành từng bộ phận, từng khâu trong công tác làm hàng xuất khẩu: khâu xúc tiến tìm kiếm khách hàng, khâu kinh doanh, khâu chứng từ, khâu thu mua và kiểm định hàng hóa. Một vấn đề rất quan trọng nữa đó là nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu cà phê. Đây là yếu tố con người, yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của công ty để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Đặc thù của hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê đòi hỏi các cán bộ kinh doanh phải có trình độ, kiến thức không những về ngoại thương mà còn phải nắm chắc được tình hình thị trường, có phản ứng nhanh chóng và có các quyết định chính xác. Tuy nhiên thực tế là nhân viên xuất nhập khẩu của công ty lại chưa năng động và hạn chế về trình độ tiếng anh cũng như vi tính nên hoạt động như nghiên cứu thị trường của công ty hầu như chưa hề có. Do đó, để nâng cao trình độ của nhân viên, công ty cần mở các lớp tập huấn thường xuyên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, vi tính cũng như nghệ thuật đàm phán cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm xây dựng các hợp đồng có lợi nhất cho công ty. Thêm vào đó, công ty cũng cần giáo dục thường xuyên về đạo đức kinh doanh cho cán bộ làm công tác xuất khẩu, tạo 87 cho họ ý thức làm việc dù bất kỳ với khách hàng nào cũng phải lấy chữ tín làm đầu, cố gắng tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng cho dù số lượng đặt hàng của họ họ nhiều hay ít, hợp đồng có ký kết được hay không. 1.5. Từng bước cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê đã rất lớn. Do mặt hàng cà phê xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn nên rất nhiều người tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này đã khiến xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu cà phê ở trong nước với nhau. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu cà phê ở công ty hiện nay. Để có thể duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim, công ty cần phải có các biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê. Ngoài nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá, công ty có thể cạnh tranh bằng giá cả. Để cạnh tranh bằng giá, trước hết công ty cần cắt giảm chi phí trong quá trình xuất khẩu. Việc cắt giảm chi phí không chỉ giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn nâng cao lợi nhuận thu được cho công ty. Để giảm chi phí, công ty cần cắt giảm các chi phí không cần thiết hoặc bằng các biện pháp khác nhau nhằm tiết kiệm chi phí. Các chi phí có thể cắt giảm trong quá trình xuất khẩu cà phê ở công ty bao gồm: - Chi phí thu mua, tạo nguồn hàng: Để có thể giảm được chi phí thu mua, tạo nguồn hàng, công ty cần giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình mua hàng xuất khẩu. Công ty mua được hàng từ những nguồn càng gần với người trực tiếp trồng trọt và chế biến, chi phí phải trả cho các khâu trung gian càng được giảm. Ngoài ra, đối với những người cung ứng hàng hoá xuất khẩu, nếu công ty tạo lập được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp, tin cậy lẫn nhau, 88 công ty có thể được thanh toán chậm tiền hàng, như vậy, coi như công ty đã được cung cấp cho một khoản tín dụng. - Chi phí sơ chế, chế biến: Hiện nay công ty đang có một xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên xí nghiệp này đã không hoạt động nữa và công ty đang dùng để cho thuê. Nếu có thể đưa xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu trở lại hoạt động, công ty có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn dành cho việc chế biến cà phê. Với xưởng chế biến của mình, công ty có thể tự tiến hành các công đoạn chế biến, đóng gói, kẻ kí mã hiệu mà không phải đi thuê ngoài nữa. Không chỉ tiệt kiệm được chi phí, nếu tự chế biến, sản phẩm của công ty sẽ ổn định, đảm bảo chất lượng hơn, đem lại lợi nhuận trong hoạt động sản xuất ở công ty cũng như giải quyết được công ăn việc làm cho một số lượng không nhỏ công nhân. - Chi phí vận chuyển nội địa: Từ trước đến nay, công ty vẫn thường khoán việc giao hàng đến tận cảng cho người cung ứng cà phê xuất khẩu. Trong khi công ty có phương tiện vận tải cũng như phương tiện bốc xếp của riêng mình, công ty lại vẫn tiến hành đi thuê ngoài các dịch vụ này với chi phí đắt đỏ. Nếu có thể tự cung cấp dịch vụ cho mình, công ty có thể giảm được đáng kể chi phí xuất khẩu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu về lợi nhuận cao hơn. - Chi phí thanh toán quốc tế: Thông thường, khi xuất khẩu cà phê, công ty thường yêu cầu khách hàng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Chi phí ngân hàng khi thực hiện phương thức thanh toán này đều khá cao. Chi phí này dành cho việc thanh toán quốc tế có thể giảm đi nếu hai bên thoả thuận thanh toán bằng phương thức khác như nhờ thu kèm chứng từ hoặc chuyển tiền. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, công ty chỉ có thể áp dụng những phương thức thanh toán này khi làm ăn với các đối tác tin cậy được. 89 2. Về phía Nhà nƣớc 2.1. Tổ chức và củng cố hệ thống thông tin dự đoán thị trường Kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu bằng hình thức mua bán hợp đồng kỳ hạn, giá cả được xác định dựa vào giá giao dịch cà phê trong ngày của thị trường cà phê Luân Đôn (đối với cà phê Robusta) và thị trường New York (đối với cà phê Arabica). Yếu tố quan trọng nhất của hình thức kinh doanh này là thông tin và dữ kiện chính xác, kịp thời về thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thị trường, từ đó ra quyết định mua bán. Đây là yếu tố quan trọng nhất và cũng là điều chúng ta đang thiếu. Nguồn tin hạn hẹp mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam có được hiện nay là mua từ các hãng tin Reuters. Từ nguồn tin này và một số nguồn tin hạn chế khác, kết hợp với kinh nghiệm và cảm tính kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định mua bán đầy rủi ro. Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Nhà nước nên tổ chức một hệ thống thu thập và phân tích thông tin để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp làm cơ sở ra quyết định trong việc mua bán. Tổ chức hệ thống thông tin thị trường cần được thực hiện theo các hướng sau: - Hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua, bán, ký gửi cà phê trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm sàn giao dịch hiện có ở Buôn Mê Thuột và học tập kinh nghiệm các sàn giao dịch lớn trên thế giới, tiến hành xây dựng đề án phát triển hệ thống thương mại cà phê ở nước ta, bảo đảm tính hiện đại, văn minh thương mại và thích ứng với quá trình mua, bán, ký gửi ở từng vùng trong nước và quốc tế. - Xây dựng trung tâm thông tin về xuất khẩu cà phê với mạng lưới thông tin công nghệ hiện đại sử dụng máy tính nối mạng từ trung tâm thông tin đến các điểm thu thập thông tin toàn quốc để giúp các doanh nghiệp kinh 90 doanh xuất khẩu cà phê cập nhập thông tin về sản lượng sản xuất, lượng dự trữ tồn kho, biến động giá cả, tình hình lưu thông tiêu thụ cà phê nội địa và xuất khẩu. Đồng thời tổ chức một số điểm thu thập tin tưc ở nước ngoài và trao đổi thông tin với các nước về diễn biến cung cầu, giá cả. - Thường xuyên thông báo cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị hiếu đối với sản phẩm cà phê của khách hàng và những diễn biến giá cả thị trường, hướng dẫn các doanh nghiệp trực tiếp đi nghiên cứu tiếp thị ở những thị trường chủ yếu, đi tham gia đấu thầu quốc tế ở các nước nhập khẩu cà phê để giành hợp đồng cung cấp cà phê ổn định cà năm hoặc dài hạn hơn. - Phân tích và xác định những thị trường nhập khẩu cà phê có nhiều tiềm năng nhất (nhu cầu nhập khẩu cao), phù hợp nhất với các điều kiện mà Việt Nam có thể đáp ứng được. Cử hoặc thuê chuyên gia đi nghiên cứu tại các thị trường đó trong một thời gian nhất định để đánh giá thị trường, nghiên cứu các nhà sản xuất cạnh tranh và định hình chiến lược sẽ áp dụng. Từ những thông tin thu thập đuợc thông qua hệ thống thông tin thị trường trên, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ gắn bó chặt chẽ với nhu cầu thị trường thế giới hơn trước. Hay nói cách khác, với giải pháp này chúng ta có thể đón đầu nhu cầu thị trường, từ đó chiếm lĩnh các thị trường nhập khẩu kể cả những thị trường khó tình, đòi hỏi khắt khe về chất lượng và chủng loại. Ngoài ra Nhà nước cần hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, củng cố và phát triển mối quan hệ kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới và khuếch trương nhãn hiệu cà phê Việt Nam. 2.2. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê Việc quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê hiện nay còn phân tán thiếu tập trung. Ngoài sự quản lý của hai đơn vị chuyên trách về cà phê là Tổng công ty cà phê Việt Nam và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam còn có một số cơ quan trong các Bộ và các tổ chức Nhà nước đang chịu trách nhiệm 91 về những mặt khác nhau đối với hoạt động của ngành cà phê. Cách tổ chức này hoàn toàn khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới (họ thường có một tổ chức chuyên trách phụ trách toàn bộ các hoạt động của ngành). Kinh nghiệm cho thấy mô hình này được nhiều nước sản xuất cà phê thực hiện quản lý có hiệu quả và có thể kết hợp lại được những nỗ lực của toàn ngành. Do vậy, muốn phát triển mạnh, bền vững và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế, chúng ta cần áp dụng có chọn lọc những bài học kinh nghiệm từ những nước sản xuất cà phê thành công trên thế giới. Biện pháp hiện nay là nhanh chóng thành lập một tổ chức liên kết mọi hoạt động của sản xuất cũng như xuất khẩu (có thể phát triển từ VINACAFE hoặc VICOFA). Tổ chức này không chỉ liên kết về mặt kinh tế giữa các doanh nghiệp Nhà nước mà cần mở rộng cho sự tham gia của khu vực tư nhân kinh doanh cà phê. Nó đóng vai trò là một tổ chức chịu toàn bộ trách nhiệm đối với toàn ngành cà phê Việt Nam bao gồm: thị trường, sản xuất, chế biến, xuất khẩu... Tổ chức này sẽ xây dựng và quản lý một số hệ thống kho để tích trữ và bảo quản cà phê. Việc xây dựng hệ thống kho có tác dụng giúp chúng ta chủ động được trước sự biến động của giá cả thị trường cà phê thế giới (khi giá giảm ta có hệ thống kho để giữ hàng lại, khi giá cao thì ta có hàng để xuất khẩu ngay), đồng thời đó là một trong những điều kiện để nước ta gia nhập ACPC - Hiệp hội các nước sản xuất cà phê. Hệ thống kho này cũng sẽ được dùng để làm dịch vụ cho các nhà kinh doanh xuất khẩu bảo quản hàng hóa của mình. Kinh phí ban đầu có thể do Nhà nước cấp, nhưng sau đó chủ yếu lấy từ nguồn thu trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu mà tổ chức này cấp giấy phép và khoản đóng góp thường niên của các hội viên. Tuy hoạt động độc lập nhưng tổ chức này lại thực hiện các chủ trương và chính sách dưới sự giám sát của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương…Vị trí vai trò của tổ chức này có thể ví như vị trí vai trò của Phòng Thương mại 92 và Công nghiệp Việt Nam đối với hoạt động công nghiệp và thương mại ở nước ta. 2.3. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho xuất khẩu Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh mặt hàng cà phê hiện nay đều thiếu vốn, đặc biệt là khi diễn biến thị trường có nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiếu hụt vốn gây ra nhiều khó khăn trong công tác sản xuất cũng như công tác thu mua và dự trữ hàng hóa... do vậy cần có các biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng này. Cụ thể: - Nhà nước thông qua Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tạo điều kiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vay những khoản vốn lớn bảo đảm thu mua và dự trữ cà phê xuất khẩu. Đặc biệt, thời gian hoàn vốn cần nghiên cứu kéo dài hơn để các doanh nghiệp có đủ thời gian tiêu thụ được cà phê với giá cao. - Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước giữ lại số tiền hao mòn tài sản cố định, tạo cho họ lượng vốn lớn để tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Chính phủ nên bổ sung thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, có lượng hàng tồn kho lớn. - Tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam bằng cách bán một phần sở hữu cho những công nhân đang làm việc trong nông trường, bán cổ phần cho đối tác chiến lược, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức nước ngoài; qua đó các doanh nghiệp sẽ thu được thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh. - Về đầu tư nước ngoài: Trong thời gian tới chúng ta sẽ cần một lượng vốn lớn đầu tư nước ngoài. Phương hướng chung là chỉ khuyến khích các dự án theo hình thức liên doanh, không khuyến khích đầu tư 100% vốn nước ngoài. Như vậy giúp chúng ta quản lý tốt hơn việc sử dụng tài nguyên, đồng thời ngăn chặn nạn “đầu tư chui” của các văn phòng nước ngoài; khuyến khích liên doanh trong lĩnh vực chế biến, vì chỉ có liên doanh trong khu vực 93 này thì chúng ta mới có hy vọng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. 2.4. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tham gia đề án quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam thì chi phí sản xuất hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước sản xuất cà phê chính trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do giá lao động chỉ bằng khoảng 1/3 so với Brazil và Colombia. Tuy nhiên những lợi thế trên đang mất dần đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Ngay trong tương lai ngắn và trung hạn, Việt Nam phải cạnh tranh nhờ chất lượng chứ không phải nhờ giá thành thấp. Theo Jan Cvon Enden, chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) khẳng định tại Hội thảo ''Ảnh hưởng của Ochratoxina đến chất lượng cà phê'' của VICOFA thì “ Biện pháp tốt nhất để nâng cao vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới là xây dựng hình ảnh về một nền sản xuất bảo vệ môi trường đồng thời với sản phẩm cà phê sạch và bền vững”. Chính vì vậy trong những năm tới, tập trung nâng cao chất lượng cà phê phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành cà phê. Theo hướng này phải xây dựng thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm công nghiệp chế biến ướt và khô, hệ thống xấy, xay xát đánh bóng, khuyến khích nông dân áp dụng phương pháp chế biến ướt hoặc bán ướt đối với cà phê vối, đảm bảo phẩm cấp nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu từ cà phê tăng nhiều so với những năm trước, nhưng trên thực tế thì giá cà phê Việt Nam vẫn luôn thấp hơn giá cà phê các nước khác do chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn có nhiều hạn chế. Theo số liệu của Ủy ban Điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tổng lượng cà phê bị thải loại trên thế giới có tới 88% là của Việt 94 Nam 38. Để khắc phục được tình trạng trên, chúng ta phải từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO : 9000, HACCP39, ISO: 14000 nhằm bảo đảm từ nay đến năm 2015, hầu hết các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuần thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, ngành cà phê và từng doanh nghiệp phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riếng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. 2.5. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh Để thực hiện tốt các giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp, ngành cà phê và Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc định hướng, hỗ trợ vốn và đặc biệt là ban hành các chính sách có liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. 38 : “ Cà phê Việt Nam: Vẫn phí hoài lợi thế ” - Quỳnh Minh – Báo Kinh tế & Đầu tư ngày 21/08/2008 39 HACCP là tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Points) đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm – CODEX - chấp nhận 95 a) Về Thương mại: - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê. - Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin chuyên ngành để giúp cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất - kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới. b) Chính sách tài chính tín dụng Xây dựng các chính sách ưu đãi (như vay vốn từ ngân hàng đầu tư phát triển, hoặc tham gia chương trình cơ khí trọng điểm) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại ở các khâu xát, tách mầu, phân loại, đánh bóng, máy sấy, đóng gói trong chế biến cà phê nhân xuất khẩu; các doanh nghiệp đầu tư chế biến cà phê hòa tan và các sản phẩm cà phê khác như cà phê dạng lỏng, cà phê khử cafein, cà phê hảo hạng, cà phê đặc biệt…Bổ sung các dự án đầu tư sản xuất, chế biến cà phê vào danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của 96 Nhà nước theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP40 ngày 20/12/2006 của Chính phủ, theo đó Ngân hàng phát triển cho vay, bảo lãnh những dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất có thu hồi vốn trực tiếp. c) Hoàn thiện chính sách thuế Chính sách thuế có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của người nông dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cà phê, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách phục vụ các hoạt động phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, chính sách thuế cũng cần được vận dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nên có chính sách thuế và truy thu thuế hợp lý. Khi thị trường giá tăng cao, hoạt động kinh doanh thuận lợi, Nhà nước có cách tính riêng; khi thị trường giảm sút, cầu cà phê sụt giảm, giá cà phê xuất khẩu thấp, Khà nước nên linh hoạt hỗ trợ về thuế, có chính sách khuyến khích xuất khẩu cho các doanh nghiệp. d) Chính sách đầu tư Như đã nói ở trên, trong thời gian tới 2015, chúng ta cần nhiều nguồn vốn đầu tư để nâng cấp công nghệ chế biến, thực hiện chủ trường công nghiệp hoá hiện đại hoá trong ngành cà phê. Để làm được điều này, một nhân tố quan trọng là sự can thiệp của Nhà nước trong việc thực thi các chính sách đầu tư và thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tới quá trình sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê như: - Khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân có vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến cà phê. - Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công tác khuyến nông và trước mắt là tập trung vào lĩnh vực chế biến bảo quản. 40 : “ Nghị định của chính phủ số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước 97 - Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các phương thức: Mở rộng quan hệ hợp tác, khuyến khích Việt kiều, các tổ chức quốc tế hay các nước nhập khẩu đầu tư. e) Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành cà phê Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, bao gồm việc mở các khóa đạo tạo hướng dẫn cho những người nông dân trồng cà phê về kỹ thuật chăm sóc, thu hái và sơ chế, bảo quản cho đến việc giúp đỡ các doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho các công nhân làm việc trong các nhà máy chê biến cà phê, đặc biệt là những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó Nhà nước cũng thông qua hệ thống các trường đại học trong cả nước hỗ trợ đạo tạo cán bộ cho các doanh nghiệp. Đó là thông qua trường Đại học Nông nghiệp để đào tạo kỹ sư về sản xuất cà phê, Đại học Bách khoa trong việc đào tạo các kỹ sư về cơ khí cho các nhà máy chế biến và thông qua các trường thuộc khối kinh tế để đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng như các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Ngoài ra Nhà nước cũng cần có các khóa học về kinh doanh cà phê, quản trị rủi ro, tìm hiểu hệ thống phát lý và môi trường kinh doanh của các thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cho các cán bộ của những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê. 3. Về phía Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cà phê - Nâng cao vai trò của VICOFA để liên kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của cả nước lại với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam. Như chúng ta đã biết thì việc đẩy mạnh liên minh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Trong xu thế hiện nay, khi Nhà nước hầu như không còn can thiệp vào hoạt động kinh 98 doanh của doanh nghiệp thì vai trò của Hiệp hội cà phê là rất quan trọng và cần thiết. Hiệp hội là cầu nối giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Qua hiệp hội, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phản ảnh chính xác và nhanh chóng tới các cơ quan quản lý của Nhà nước đồng thời để xuất cho Nhà nước trong việc hoạch định và ban hành các chính sách phù hợp. Như vậy, VICOFA nên có những động thái tích cực hơn trong việc thiết lập cơ quan đại diện ở nước ngoài, trước hết là tập trung vào những thị trường trọng điểm và tổ chức tốt việc nghiên cứu các điều kiện thâm nhập thị trường nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê. Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã được VICOFA công bố quyết định thành lập năm 2003. Mặc dù theo tiêu chí đưa ra ban đầu, hằng tháng, các thành viên sẽ sinh hoạt tập trung ít nhất một lần với các nội dung chủ yếu bàn về tình hình thị trường thế giới và trong nước, xác định và thống nhất khung giá sàn mua cà phê của nông dân và giá sàn xuất khẩu nhằm đảm bảo lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp nhưng một thực tế có thể thấy được hiện nay là mức giá xuất khẩu giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch đáng kể. Chính vì thế, trong thời gian tới cần nâng cao vai trò hơn nữa của các câu lạc bộ này nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội hỗ trợ nhau, điều tiết được mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tiến hành xây dựng cơ chế thống nhất mức giá xuất khẩu giữa các hội viên nhằm hạn chế tình trạng phá giá, tranh mua tranh bán giữa các doanh nghiệp hội viên dẫn đến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam bị định giá quá thấp so với các nước xuất khẩu cà phê khác trên thế giới. Bên cạnh đó, VICOFA cũng cần kịp thời có những kiến nghị kịp thời với Chính phủ để điều chỉnh cũng như hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khi thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động, cũng như khi ngành cà phê Việt Nam gặp khó khăn. - Tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp thành viên, nên thành lập một quỹ của hiệp hội để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó 99 khăn. Nguồn của quỹ là thông qua đóng góp của các thành viên hàng tháng hoặc hàng năm, theo tỷ lệ lợi nhuận mà họ đạt được hoặc theo doanh thu. Ngoài ra hiệp hội cũng cần phải tìm kiếm nguồn từ bên ngoài thông qua các tổ chức của các nước phát triển hoặc của Liên hợp quốc. Bên cạnh đó hiệp hội cũng có thể lấy nguồn này từ ngân sách Nhà nước hay qua việc bán thông tin cho các doanh nghiệp trong ngành (với các doanh nghiệp thành viên thì cung cấp thông tin miễn phí). - Ngoài việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thành viên thì hiệp hội cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo, quảng bá sản phẩm cũng như tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật pháp lý cũng như thương mại xuất khẩu cho các doanh nghiệp khi kinh doanh xuất khẩu vào các thị trường khác nhau trên thế giới. - Về phía VCCI cần tổ chức các chuyến đi cho các đoàn doanh nghiệp kinh doanh cà phê sang thị trường nước ngoài đặc biệt là khi tháp tùng các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đi thăm các nước. - VCCI cũng cần hỗ trợ về tư vấn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê, cũng như các hỗ trợ khác như xúc tiến thương mại, triển lãm…mà VCCI tổ chức trong và ngoài nước. - Với các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê như vận chuyển, tư vấn, bảo hiểm, hải quan, kiểm định thì cần nâng cao chất lượng phục vụ. Tìm cách hạ thấp giá thành các sản phẩm dịch vụ của mình, đặc biệt là với dịch vụ vận chuyển và lưu cảng vì hiện chi phí cảng biển Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với các cảng trong khu vực. Thủ tục hải quan cần giải quyết nhanh chóng hơn, đơn giản hơn, giảm phí bảo hiểm và giải quyết nhanh khi thanh toán các khoản bồi thường cho doanh nghiệp nếu có rủi ro xảy ra. 100 KẾT LUẬN Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc, trở thành một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đó là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển thì quá trình hội nhập cũng đem đến cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty Generalexim nói riêng không ít những khó khăn thử thách cần phải vượt qua. Là một đơn vị kinh doanh trực thuộc Bộ Công Thương với số vốn ban đầu chỉ có 139.000 VNĐ (thời điểm năm 1981), đến nay công ty Generalexim đã thực sự trưởng thành về mọi mặt và nằm trong Top ten (10) doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công ty vì thực tế cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị thương mại rất lớn và trong nhiều năm trở lại đây, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty ra thị trường thế giới có cả những thuận lợi lẫn khó khăn khác nhau do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên với quyết tâm của ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên toàn công ty cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan, chắc chắn trong tương lai hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty sẽ lại có những bước khởi sắc như niên vụ 2006/2007. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên trường Đại học Ngoại Thương đã hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Thị Kim Anh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Sinh viên ĐINH THỊ THU HIỀN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU 1.PGS.TS Vũ Đình Thắng Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2006 2.GS-TS Lê Duy Thước - Cây cà phê Việt Nam và dự báo phát triển đến năm 2002-2010 - NXB Nông nghiệp 1998; 3. Tổng quan phát triển cây cà phê Việt Nam - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hà Nội 2000; 4. Dự án phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010 - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; 5. Đề án “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2015 và định hướng 2020” 6. Các Báo cáo xuất khẩu cà phê hàng năm của ICO ( 2005 – 2008 ) 7. Các Báo cáo hàng năm về tình hình thương mại của Vụ KHTK - Bộ Công Thương; 8. Các Báo cáo hàng năm của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam; 9. Các Báo cáo thống kê số liệu xuất nhập khẩu hàng năm của công ty; 10. Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê; 11. Tạp chí kinh tế và phát triển (các số năm 2005- 2008; 12. Tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam (các số năm 2005- 2008; 13. Bản tin thị trường (các số năm 2005- 2008 ) 14 Bản tin Kinh tế (các số từ đầu năm 2008 đến nay) 15. Quyết định Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 16. Quyết định phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu năm đến 2010 (cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè) 17. “ Công trình đầu tư phát triển công nghệ chế biến cà phê” - Vinacafe 102 B. WEBSITE TIẾNG VIỆT 18. Bộ Công Thương - www.mot.gov.vn / www.moit.gov.vn 19. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - www.agroviet.gov.vn 20. Bộ Tài chính - www.mof.gov.vn 21. Trung tâm Thông tin thương mại - www.vtic.com.vn 22. Trung tâm thông tin PTNNNT - www.agro.gov.vn 23. Tổng cục thống kê - www.gso.gov.vn 24. Tổng cục hải quan - www.customs.gov.vn 25. Cục xúc tiến Thương mại - www.vietrade.gov.vn 26. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - www.vcci.com.vn 27. Thời báo Kinh tế Việt Nam - www.vneconomy.com.vn 28. Thời báo Kinh tế Sài Gòn - www.thesaigontimes.vn 29. Thông tấn xã Việt Nam - www.vnagency.com.vn 30. Trang thông tin tài chính Việt Nam - www.tintaichinh.vn 31. Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam - www.vicofa.org.vn 32. Tổng công ty cà phê Việt Nam - www.vinacafe.com.vn 33. Công ty Generalexim - www.generalexim.com.vn C. WEBSITE TIẾNG ANH 34. Ngân hàng thế giới - www.worldbank.org 35. Tổ chức cà phê thế giới - www.ico.org 36. Hiệp hội cà phê Châu Mỹ - www.scaa.org 37. Trung tâm thương mại quốc tế - www.intracen.org 38. Sở giao dịch New York - www.csce.com 39. Sở giao dịch London - www.liffe.com 40. Hãng thông tấn Reuters - www.reuters.com 41. Bộ Nông nghiệp Mỹ 103 Exporting countries Total exports to all destinations Calendar years 2000 to 2007 60-kg bags January-December Country of origin 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Angola 21 505 14 250 9 345 17 298 5 670 4 665 5 410 3 916 Benin 0 0 0 0 0 0 0 0 Bolivia 106 347 69 555 79 148 73 159 93 278 73 485 92 543 95 866 Brazil 18 016 261 23 172 487 27 981 839 25 710 492 26 478 435 26 190 096 27 354 492 28 116 006 Burundi 444 242 303 166 288 607 475 980 338 925 371 441 280 927 322 805 Cameroon 1 204 964 1 125 159 639 688 814 341 734 325 704 395 739 833 717 176 Central African Republic 202 816 94 316 95 435 39 830 63 920 43 715 26 200 71 566 Colombia 9 176 661 9 943 630 10 273 425 10 244 392 10 194 315 10 871 247 10 936 184 11 300 421 Congo, Dem. Rep. of 281 328 133 054 173 281 191 581 232 910 157 530 138 094 199 668 Congo, Rep. of 0 0 0 0 0 0 0 0 Costa Rica 1 964 980 2 018 297 1 784 034 1 701 812 1 423 940 1 480 336 1 310 369 1 363 850 Côte d'Ivoire 6 109 614 4 094 522 3 253 215 2 646 649 2 572 734 1 819 246 2 402 057 2 582 005 Cuba 112 919 108 625 57 420 50 140 24 838 23 684 15 933 15 640 Dominican Republic 154 867 97 385 116 818 151 438 45 564 41 767 124 672 77 830 Ecuador 696 650 756 389 565 289 621 453 703 921 993 485 1 014 779 991 115 El Salvador 2 536 573 1 532 914 1 533 099 1 304 030 1 327 533 1 279 881 1 292 815 1 210 359 Equatorial Guinea 179 0 0 0 0 0 0 0 Ethiopia 1 981 856 1 376 062 2 054 678 2 229 143 2 490 944 2 435 069 2 935 560 2 604 008 Gabon 584 2 024 250 950 0 0 1 091 403 Ghana 90 633 56 534 25 057 25 028 16 005 16 259 15 957 33 042 Guatemala 4 851 592 4 110 378 3 491 328 3 820 800 3 309 581 3 465 793 3 312 109 3 726 167 Guinea 292 153 355 808 135 767 354 647 296 202 279 415 518 923 435 390 Guyana 514 1 147 1 070 778 880 480 1 043 330 Haiti 72 858 86 668 41 182 37 022 32 056 25 099 23 787 20 807 Honduras 2 878 560 2 391 613 2 711 260 2 425 237 2 779 189 2 391 905 2 898 414 3 312 009 India 4 228 788 3 729 701 3 550 130 3 707 066 3 647 337 2 829 252 3 577 417 3 259 300 Indonesia 5 357 599 5 243 405 4 285 830 4 794 720 5 455 599 6 744 094 5 280 435 4 149 410 Jamaica 28 916 28 191 26 373 24 506 29 186 15 301 24 549 23 395 Kenya 1 328 308 1 095 882 735 704 919 569 753 598 673 140 597 133 817 466 Lao, People's Dem. Rep. of 254 599 198 119 278 067 232 650 267 067 236 900 119 864 247 184 Liberia 3 583 7 227 5 775 6 604 0 780 446 2 335 Madagascar 216 232 87 257 145 329 118 950 127 034 96 016 178 720 96 850 Malawi 61 488 63 712 43 970 48 882 25 737 20 867 17 420 18 875 Mexico 5 303 690 3 333 166 2 644 659 2 595 593 2 361 931 1 984 803 2 570 075 2 912 302 Nicaragua 1 366 623 1 364 592 955 402 1 013 237 1 311 350 1 002 543 1 445 303 1 259 347 Nigeria 6 744 6 855 5 310 8 979 5 619 8 197 27 951 9 413 Panama 72 034 56 933 82 697 86 101 99 145 90 375 106 943 107 974 Papua New Guinea 1 043 157 1 095 411 1 057 054 1 147 168 1 047 665 1 199 641 848 807 908 737 Paraguay 5 437 600 6 156 29 819 21 232 23 130 10 173 14 239 104 Peru 2 361 566 2 662 796 2 789 464 2 503 025 3 184 062 2 369 438 3 881 026 2 879 494 Philippines 4 997 3 014 7 008 12 331 28 813 34 415 38 087 32 424 Rwanda 270 158 278 773 329 949 245 426 450 444 229 917 311 000 222 167 Sierra Leone 39 796 35 903 80 461 33 974 22 946 20 385 50 983 51 090 Sri Lanka 2 431 4 143 2 912 5 976 6 913 2 509 7 429 3 815 Tanzania 740 349 866 162 496 102 882 665 552 832 711 757 731 541 807 248 Thailand 970 331 1 147 791 253 300 180 635 419 814 374 568 444 734 342 934 Timor-Leste 1 195 31 665 30 026 45 907 22 436 18 401 49 302 31 252 Togo 282 600 193 325 100 191 71 558 148 541 163 997 117 895 154 908 Trinidad & Tobago 3 097 2 840 2 145 1 792 2 186 774 792 544 Uganda 2 513 272 3 059 763 3 357 847 2 522 128 2 627 011 2 368 692 2 172 889 2 693 187 Venezuela, Bol. Rep. of 38 367 25 934 191 901 259 952 169 835 22 069 64 869 70 263 Vietnam 11 618 376 14 106 443 11 771 367 11 631 111 14 858 991 13 432 034 13 904 702 17 936 219 Yemen 58 104 65 880 60 998 55 327 44 743 77 869 60 565 28 450 Zambia 64 552 114 945 99 446 129 673 103 755 105 802 77 946 53 682 Zimbabwe 117 057 104 568 119 089 97 428 113 008 70 885 54 241 32 403 Total 89 562 101 90 858 978 88 825 897 86 348 952 91 073 995 87 597 544 92 214 432 96 367 286 105 TOTAL PRODUCTION OF EXPORTING COUNTRIES 2003 2004 2005 2006 2007 2008 WORLD PRODUCTION 104 079 115 558 109 630 126 820 116 212 134 163 TOTAL 103 477 114 950 109 117 126 204 115 650 133 362 Angola 38 15 25 35 36 50 Benin 0 0 0 0 0 0 Bolivia 125 165 135 157 139 135 Brazil 28 820 39 272 32 944 42 512 36 070 45 992 Burundi 338 437 285 387 169 583 Cameroon 900 727 849 836 602 800 Central African Rep. 43 45 46 78 64 60 Colombia 11 197 12 033 12 329 12 153 12 515 12 300 Congo, Dem.Rep. of 427 360 336 378 397 400 Congo, Rep. of 3 3 3 3 3 3 Costa Rica 1 783 1 887 1 778 1 580 1 784 1 867 Côte d'Ivoire 2 689 2 301 1 962 2 847 2 150 2 500 Cuba 224 154 125 100 70 100 Dominican Republic 351 491 310 387 465 500 Ecuador 766 938 1 120 1 167 1 110 640 El Salvador 1 477 1 437 1 502 1 371 1 626 1 448 Ethiopia 3 874 4 568 4 003 4 636 4 906 6 133 Gabon 0 0 1 1 0 0 Ghana 13 16 20 29 25 25 Guatemala 3 610 3 703 3 676 3 950 4 100 3 900 Guinea 366 316 525 473 387 335 Haiti 374 365 356 362 359 350 Honduras 2 968 2 575 3 204 3 461 3 842 3 833 India 4 508 4 592 4 396 5 079 4 148 4 883 Indonesia 6 571 7 536 8 659 6 650 6 371 6 250 Jamaica 37 21 34 41 20 40 Kenya 673 736 660 826 652 950 Madagascar 435 522 599 587 579 600 Malawi 48 21 24 17 19 25 Mexico 4 201 3 867 4 225 4 200 4 150 4 500 Nicaragua 1 547 1 130 1 718 1 300 1 700 1 600 Nigeria 46 45 69 51 44 50 Panama 172 90 176 172 154 160 Papua New Guinea 1 155 998 1 268 807 968 850 Paraguay 52 26 45 20 29 25 Peru 2 616 3 355 2 419 4 249 2 953 4 450 Philippines 293 252 309 298 431 700 Rwanda 266 450 300 254 252 383 Sierra Leone 36 15 60 31 41 20 Sri Lanka 37 32 35 33 32 35 Tanzania 612 763 804 822 810 917 Thailand 827 884 999 766 653 825 Togo 144 166 140 134 125 130 Trinidad and Tobago 16 15 15 12 0 15 Uganda 2 599 2 593 2 159 2 700 3 250 3 500 Venezuela 780 629 760 813 895 880 Vietnam 15 231 14 174 13 542 19 340 16 467 19 500 106

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4696_8535.pdf
Luận văn liên quan