Đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia

LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài luận án: Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá giúp phần củng cố an ninh chính trị của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các mối quan hệ đan xen, nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc khác nhau giữa các quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tăng trưởng. Thực tiễn phát triển kinh tế các nước cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái và đạt tới trình độ phát triển cao hơn. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp Campuchia đang phải đương đầu với những thách thức to lớn cả về kinh tế và xã hội. Thực tế đó đòi hỏi Campuchia phải vạch ra chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp. Chính phủ Campuchia đã nhận thức được vai trò quan trọng và xu thế khách quan của việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và nhận thấy cần phải biết tận dụng cơ chế thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua Campuchia đã tích cực và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1999 Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Năm 2003 Campuchia cùng với Nêpal là những nước kém phát triển đầu tiên được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện nay đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Là thành viên của WTO, ASEAN, ASEM Campuchia sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển do hệ thống thương mại đa phương đem lại. Campuchia sẽ xuất khẩu được nhiều hơn và những rào cản mậu dịch sẽ được giảm thiểu. Nền kinh tế Campuchia cũng sẽ vận hành có hiệu quả hơn nhờ tăng cường thương mại, đầu tư, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy thị trường nội địa có tính cạnh tranh cao hơn v.v. Tuy nhiên, quá trình gia nhập kinh tế thế giới ngoài những thuận lợi như trên chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn về kinh tế - chính trị - xã hội như: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ gay gắt hơn, thất nghiệp tăng, sự bất bình đẳng và khoảng cãch giàu nghèo trong nước trầm trọng hơn v.v. Như vậy hội nhập kinh tế ngoài việc tạo ra những tiền đề thuận lợi còn tăng áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý thyết và thực tiễn. Xuất phát từ sự cấp thiết đó, tôi chọn đề tài ”Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia” làm luận án tiến sĩ. II. Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Luận án dự kiến sẽ đạt tới các mục tiêu nghiên cứu sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và mối quan hệ của hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chỉ ra những bất cập và đánh giá thực trạng kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia. Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia và đánh giá tác động của nó tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp nhằm đưa nền kinh tế Campuchia đạt tới trình độ phát triển cao và bền vững phù hợp với mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của Chính phủ Hoàng gia Campuchia. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Luận án lấy quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào thời kỳ từ năm 1995 đến nay. Đây là giai đoạn nền kinh tế của Campuchia có sự thay đổi lớn và đa dạng. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề rộng, bao gồm cả cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. Tuy nhiên luận án sẽ chủ yếu giới hạn nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng như cơ cấu trong nội bộ các ngành đó trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Luận án vận dụng các quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước Campuchia để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. - Ngoài ra luận án còn phân tích tiến trình biến đổi nền kinh tế - chính trị - xã hội khi Campuchia hội nhập Tổ chức thương mại thế giới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Do vậy, phương pháp lịch sử có vai trò quan trọng, đồng thời phương pháp logic được sử dụng để tổng kết, khái quát những đặc điểm cơ bản rút ra bài học kinh nghiệm. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu so sánh, phân kỳ lịch sử, phương pháp thống kê và một số phương pháp khác. V. Dự kiến đóng góp của luận án: 1. Luận án làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia: khái niệm, đặc trưng, tính tất yếu và xu hướng của hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, luận án trình bày mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan thực trạng nền kinh tế Campuchia trong tiến trình hội nhập. 2. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và một số nước đang phát triển của Châu á, luận án rút ra bài học cho Campuchia. 3. Phân tích, đánh giá thực trạng và những bất cập nảy sinh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước và sau hội nhập Tổ chức thương mại thế giới của Campuchia. 4. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế Campuchia khi tién hành hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

doc187 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài Mô hình chung nhất của hầu hết các nước trên thế giới là một nền kinh tế năng động: công nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối giữa các ngành; phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ tài chính nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao; vai trò quan trọng của chính phủ trong việc hoạch định chính sách điều chỉnh, có khả năng đối phó với những biến động bất thường của trong nước cũng như ở nước ngoài. - Công nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối các ngành Đây là loại yếu tố có lợi đặc biệt so với phương án chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình này cũng không ủng hộ chiến lược phát triển một ngành duy nhất. Nó khẳng định đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định phát triển. Nó cũng có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động bất thường và dễ hòa nhập với quốc tế. Thực vậy, chẳng hạn một nước tìm cách phát triển mà lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo, nước đó phải thực hiện chính sách sản xuất sao cho xuất khẩu nông sản phải có một thu nhập đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng về sản phẩm chế biến thông qua nhập khẩu. Trong một điều kiện là hệ số co giãn của nhu cầu trên thế giới về hàng nông sản là rất thấp, vì vậy con đường phát triển sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê thì ngay ở các nước thành công trong việc theo đuổi đường lối này, tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng GDP cũng rất thấp (cụ thể ở úc là 4%, ở Niu Dilân là 8% năm 1989), trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng GDP lớn hơn nhiều (15% và 17%). Mặt khác, ngành công nghiệp còn là ngành có ưu thế hơn trong việc tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tận dụng những đặc trưng của nền sản xuất hiện đại, khuyến khích tăng trưởng trong các khu vực khác của nền kinh tế thông qua việc mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất đầu ra là các thành phẩm và tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, sự phát triển lành mạnh của ngành nông nghiệp và khai khoáng có ý nghĩa sống còn đối với thành công của tiến trình công nghiệp hóa. Chúng không những cung cấp phần lớn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, mà còn là nguồn vốn và lao động cho công nghiệp và nguồn tạo ra nhu cầu trong nước về sản phẩm tiêu dùng của công nghiệp. Ngoài ra, sự thành công của hai ngành này còn có ý nghĩa sống còn trong những giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. - Phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao. ở phần trước ta đã thấy rằng, trong giai đoạn đầu tư của quá trình phát triển thì hệ thống tài chính tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với GDP và của cải. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả không phải là một chiều và sự phát triển của khu vực tài chính đã đáp ứng lại nhu cầu ngày càng tăng của các khu vực khác trong nền kinh tế về dịch vụ tài chính, cụ thể thể hiện ở những khía cạnh sau: Giảm được rủi ro và tạo ra phần thưởng tài chính do đó có xu hướng thu hút ngày càng tăng mức tổng mức tiết kiệm, tạo điều kiện tăng vốn đầu tư cho sản xuất, ngăn cản được tình trạng thất thoát vốn ra ngoài. Thúc đẩy việc hình thành tư bản bằng cách tăng cung về các nguồn lực có thể đầu tư được, thúc đẩy năng suất hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện cho đa dạng hóa đầu tư thông qua việc đa dạng hóa các công cụ tài chính; đáp ứng nhu cầu của người tiết kiệm và các nhà đầu tư về mức độ rủi ro và lợi nhuận. Gây áp lực để buộc các nhà đầu tư phải sử dụng các nguồn lực nhằm thu được lợi nhuận tối đa để trả nợ và giữ được chữ tín để tiếp tục vay. Cung cấp một hệ thống thanh toán có hiệu quả và an toàn hơn, giảm rủi ro và chi phí của các giao dịch tài chính. Như vậy, khu vực tài chính hoạt động tốt sẽ thúc đẩy gia tăng đầu tư với tỷ suất lợi nhuận khả qua nhất và chi phí giao dịch thấp nhất. Điều quan trọng là nó có thể khuyến khích tính linh hoạt kinh tế bằng cách: Tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ, tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cân đối. Cụ thể là bằng cách tăng tỷ lệ giao dịch thông qua ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác để làm tăng khả năng phản ứng của nền kinh tế đối với các biến số tiền tệ. Tăng khả năng điều chỉnh nhu cầu về tiền tệ thông qua chính sách lãi suất và các chính sách khác, cải thiện cơ sở thể chế kiểm soát cung ứng tiền tệ thông qua các giao dịch trên thị trường mở. * Vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước. Chúng ta đều biết rằng một nhà nước hoạt động có hiệu quả sẽ tạo ra những thành phần có tính chất sống còn cho sự phát triển. Một lựa chọn tốt nhất là thị trường phải được phát triển trong sự vận hành của nhà nước với một nền móng của sự hợp pháp và một môi trường chính sách lành mạnh và ổn định cộng thêm một số dịch vụ xã hội cơ bản. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của hệ thống hành chính Nhà nước sẽ phải tìm được sự tương xứng đúng đắn giữa vai trò và năng lực của những chính sách tới kết quả của phát triển. Đó là việc điều tiết, tự do hóa và những chính sách công nghiệp được lập ra để khuyến khích thị trường và xã hội; tạo cơ hội và điều kiện phát triển cho khu vực tư nhân, tận dụng sáng kiến tư nhân và thị trường cạnh tranh; cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công cộng thuần túy mà các thị trường không cung cấp đủ; hoạch định những chính sách hợp lý nhằm củng cố và tăng cường niềm tin trong dân chúng... Dưới đây là một số công việc mà Nhà nước cần làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: Bảo đảm những nguyên tắc cơ bản về kinh tế xã hội. Để có một sự phát triển bền vững, Nhà nước cần phải chú trọng các vấn đề quan trọng là: - Xây dựng một nền móng cho hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Ta biết rằng, các thị trường sẽ hoạt động dựa trên nền móng các thể chế. Các thị trường sẽ không thể phát triển tốt nếu thiếu luật pháp. Hiện tượng thiếu luật pháp sẽ gây nên nhiều tệ nạn xã hội, các hành vi độc đoán trong chính phủ đến nạn tham nhũng trắng trợn, tất cả sẽ làm rối loạn trong kinh doanh. Vì thế việc ngăn chặn tình trạng thiếu luật pháp là điều cần thiết, và hệ thống tư pháp cần phải có chương trình hoạt động có hiệu quả, các quan tòa không được hành động độc đoán, còn cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp cần tôn trọng tính độc lập và năng lực cưỡng chế thi hành của cơ quan tư pháp. Một khi đã có nền tảng luật pháp, thì trọng tâm của vấn đề sẽ chuyển sang những cách thức cụ thể của pháp chế để giải quyết những thách thức cơ bản hơn. - Duy trì một môi trường chính sách ổn hòa và ổn định Quyền sở hữu tài sản là nền móng cho sự tăng trưởng lấy thị trường làm đầu và giảm nghèo. Các hãng và công ty cần một môi trường cho phép họ phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả hơn, nâng cao năng suất và thực hiện đổi mới. Nghĩa là họ cần và tin tưởng rằng các chính sách sẽ vẫn ổn định một cách hợp lý qua thời gian để họ tăng đầu tư và tiếp tục phát triển. Các chính sách tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng là: Chính sách tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô; Chính sách nhằm tránh bóp méo giá cả; chính sách về tự do hóa mậu dịch và đầu tư. Những chính sách này sẽ giúp đưa nền kinh tế ở tư thế được lợi từ những thị trường cạnh tranh; những lực lượng này sẽ đưa ra những tín hiệu đúng và biện pháp kích thích các tác nhân kinh tế nhằm tích lũy các nguồn tài nguyên, sử dụng chúng một cách có hiệu quả và thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước. - Đầu tư vào dân chúng và cơ sở hạ tầng Một khi Nhà nước đầu tư công cộng vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng thì các kinh doanh khác sẽ cho những lợi nhuận đáng kể. Việc dùng nước sạch sẽ đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, tránh được dịch bệnh, tăng cường sức khỏe trong nhân dân. Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn chất xám cho đất nước, đảm bảo xã hội văn minh, lành mạnh và phát triển. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện giao lưu thông thương giữa các miền trong đất nước, phát triển thương mại, tăng thu nhập quốc dân, làm ngắn lại khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tiến tới sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên công cộng. - Bảo vệ những người dễ bị tổn thương Có nhiều cách để bảo vệ những người dễ bị tổn thương như chính sách lương hưu; trợ cấp thất nghiệp; những chương trình bảo hiểm xã hội; các chương trình trợ giúp xã hội; ... Tất cả đều nhằm bảo vệ người nghèo khỏi bị đẩy ra ngoài lề của xã hội. Xây dựng các thể chế cho một khu vực nhà nước có năng lực Về lâu dài, các thể chế bền vững được xây dựng dựa trên những biện pháp kiểm tra và cân đối, gắn liền với các thể chế nhà nước nòng cốt. Đó là nền tảng của một khu vực nhà nước có hiệu quả. Trung ương cần phải có khả năng cao về xây dựng và phối hợp chính sách. Cụ thể là có một cơ chế sao cho luôn dẫn tới những quyết định có thông tin đầy đủ, thận trọng và có trách nhiệm; xây dựng những quy tắc tạo môi trường cho các chính trị gia và chuyên viên cố vấn có được sự linh hoạt mà họ cần để xây dựng chính sách có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội của đất nước. Các công chức nhà nước cần phải có một năng lực và động cơ tốt và được trả lương thỏa đáng để tạo ra được những hệ thống cung cấp hữu hiệu và hiệu quả. Kiềm chế hành động độc đoán chuyên quyền của nhà nước và nạn tham nhũng. Chúng ta đều biết rằng, nhà nước có quyền can thiệp một cách có hiệu lực vào các hoạt động kinh tế. Quyền lực này cộng với sự thâm nhập của nguồn thông tin không cân xứng đối với dân chúng sẽ dẫn tới sự can thiệp một cách độc đoán, chuyên quyền của các công chức nhà nước làm thiệt hại nhiều đến tài sản và lợi ích chung. Những khả năng tìm kiếm lợi lộc riêng và tham nhũng là rất lớn. Do vậy, một nhà nước muốn làm việc có hiệu quả cao thì cần phải thiết lập và nuôi dưỡng những cơ chế mang lại cho cơ quan nhà nước sự mềm dẻo và sự khuyến khích để hoạt động vì lợi ích chung, đồng thời kiềm chế các hành vi độc đoán, tham nhũng trong những cư xử với các doanh nghiệp và công dân. Đưa nhà nước tới gần dân hơn Bất kỳ một nhà lãnh đạo nhà nước nào cũng biết rằng, nhân dân vừa là động lực, vừa là mục đích của phát triển. Trong dân chúng, có một khối lượng lớn về tài nguyên và quyền lực. Một nhà nước nếu không biết đến những nhu cầu của những bộ phận lớn dân chúng trong việc thiết lập và thực thi các chính sách thì sẽ không phải là một nhà nước có năng lực. Muốn khắc phục điều này thì phải bắt đầu bằng cách đưa chính phủ tới gần dân hơn, sao cho nhà nước hiểu được những nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân và do đó sẽ đưa ra những chính sách hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong một xã hội dân chủ thì những cuộc bầu cử là biểu hiện đầu tiên của tiếng nói công dân. Nguyên tắc mỗi người một lá phiếu là điều cơ bản quyết định mục đích đại diện của các cuộc bầu cử. Ngoài nguyên tắc đa số ra nhà nước cũng cần quan tâm đến các đại diện của các sắc tộc trong đất nước mình nhằm phân tán các quyền lực và tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động tập thể quốc tế. Nhu cầu về sự hợp tác quốc tế nảy sinh từ những biểu hiện toàn cầu và khu vực như việc thiếu những thị trường và sự có mặt của những nhân tố ngoại lai. Trước hết, nói về việc tài trợ và cung cấp những hàng hóa công cộng quốc tế. Để việc tiếp cận với lĩnh vực này có hiệu quả, ngày nay các nước đã hợp tác để phát triển những quy tắc và chuẩn mực chung về ứng xử và để thể chế hóa chung thông qua những thỏa thuận chính thức khác nhau. Trên thế giới hiện nay đã có một số thỏa ước như: Thỏa ước khu vực APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức thương mại thế giới) mà tiền thân của nó là GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch). Các tổ chức này ngày càng thu hút đông đảo các thành viên tham gia vì nó đóng góp rất lớn sự tăng trưởng của nền thương mại thế giới và cải tiến phúc lợi của các nước thành viên. Tuy nhiên, một nước muốn tham gia vào các tổ chức trên cần phải có sự chuẩn bị và quyết định sẽ tham gia như thế nào và dựa trên cơ sở gì của nhu cầu nước mình, rồi thông qua các tổ chức quốc tế xem xét, lựa chọn thời điểm thích hợp để tuyên bố kết nạp thành viên. Chiến lược của chính sách điều chỉnh - Sự lựa chọn chính sách Khi tiếp cân với vấn đề điều chỉnh kinh tế, Chính phủ phải đứng trước một loạt khả năng lựa chọn chiến lược khác nhau, có liên quan đến thực hiện chính sách mở cửa hay đóng cửa rồi từ đó mới có những quyết định tiếp theo phù hợp với sự lựa chọn trên. Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, ta có thể nhận định rằng việc lựa chọn một nền kinh tế đóng, tự cấp tự túc không phải là một lựa chọn đúng đắn cho một nền kinh tế nhỏ, có thu nhập thấp. Trong khi một nền kinh tế mở cửa có thể thúc đẩy thương mại và thu hút các luồng tư bản từ bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Do đó việc đưa ra chiến lược kinh tế mở cửa hay đóng cửa có một ý nghĩa rất lớn. Trước hết về mặt thương mại, nó đặc biệt liên quan tới những khuyến khích về lợi nhuận giữa việc sản xuất cho thị trường trong nước hay cho thị trường ngoài nước do các quyết định chính sách về tỷ giá hối đoái, bảo hộ, kiểm soát ngoại tệ và những chính sách tương tự tạo ra. Chính sách kinh tế đóng cửa sẽ làm thiên lệch các khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về lương thực và các mặt hàng phi mậu dịch, ... Trong khi đó, chính sách kinh tế mở cửa sẽ tạo ra khả năng lãi cao hơn trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu thông qua khuyến khích về giá cả theo hướng có lợi cho xuất khẩu hay trợ cấp nhập khẩu hoặc là tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước (sự mở cửa trung lập về giá cả). Chiến lược kinh tế mở cửa có ý nghĩa lớn đối với thuế quan và các hình thức của chính sách bảo hộ mậu dịch. Nó cũng có ý nghĩa lớn đối với các chính sách về tỷ giá hối đoái, nó phải được duy trì ở mức đảm bảo lợi nhuận cho xuất khẩu. Về nguyên tắc, tỷ giá hối đoái cạnh tranh cũng thúc đẩy thay thế nhập khẩu, nhưng trong thực tế thay thế nhập khẩu thường gắn liền với việc miễn cưỡng sử dụng tỷ giá hối đoái như là một công cụ chính sách tích cực, kết quả là đồng tiền bị đánh giá quá cao. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa đối với quản lý kinh tế vĩ mô trong nước như kiểm soát lạm phát hay các chính sách điều chỉnh sự mất cân đối trong nền kinh tế. Sự cân đối giữa chính sách mở cửa và đóng cửa là một quyết định có nhiều tác động quan trọng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế. Nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với chính quá trình chuyển đổi về cơ cấu, tới việc phân bố sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi được và không trao đổi được, giữa các mặt hàng trao đổi được xuất khẩu và nhập khẩu, tới cường độ sử dụng nguồn lực... Như vậy, quyết định về sự cân đối giữa đóng cửa và mở cửa là một quyết định lớn, có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của cả một nền kinh tế. Thứ nhất, hiệu quả sử dụng nguồn lực, những hành động nhằm khuyến khích việc sử dụng nguồn lực trong nước xích lại gần hơn với các chi phí cơ hội quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, với năng suất cao. Nhưng một chiến lược dựa trên cơ sở bảo hộ mậu dịch và thay thế nhập khẩu sẽ có xu hướng kèm theo sự hối lộ và các hoạt động mưu tìm lợi nhuận hoàn toàn phi sản xuất thông qua các can thiệp chính sách. Thứ hai, xem xét tính năng động về đổi mới đầu tư của các nhà sản xuất. Vì hiệu quả, công nghệ và đổi mới đều chịu tác động của một trong những đặc tính quan trọng nhất của nền sản xuất hiện đại, đó là hiệu quả kinh tế của nền sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên, sản xuất quy mô lớn có tầm quan trọng khác nhau đối với các loại sản phẩm khác nhau. Nó không quan trọng lắm đối với một vài loại sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp, nhưng lại có tầm quan trọng đối với các mặt hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng... Thứ ba, xem xét tới ảnh hưởng của cán cân thanh toán. Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu sự mở cửa thực sự gắn liền với việc duy trì tỷ giá hối đoái cạnh tranh và linh hoạt, thì nhìn chung sẽ tạo ra kết quả tốt hơn về cán cân thanh toán. Nó cũng có thể đạt kết quả tốt hơn thông qua việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc tư bản nước ngoài vào. Qua các khảo sát và nghiên cứu, các nhà kinh tế đã đưa ra kết luận rằng chiến lược kinh tế mở cửa mang tính chất thực dụng và trung lập về giá cả là một chiến lược tốt nhất để tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế, và có tác dụng tốt nhất tới quá trình phát triển dài hạn. Đặc biệt đối với các nước nhỏ có thu nhập thấp cần chú trọng tới việc khuyến khích đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu để thoát khỏi sự đơn điệu của các mặt hàng sơ chế truyền thống trong các thời hạn ngắn và trung hạn. - Môi trường và chính sách Nhà nước một mặt có thể tự giới hạn mình trong một số hành động can thiệp hạn chế, khuyến khích quá trình điều chỉnh cơ cấu bằng cách cung cấp thông tin, tư vấn, kết cấu hạ tầng và một khuôn khổ luật pháp và tài chính nhằm hỗ trợ cho một hình thức thay đổi, tìm mọi cách làm giảm bớt những xung đột về lợi ích phát sinh, hạn chế những tổn thất do quá trình điều chỉnh gây ra. Ngoài ra, với tư cách là mục tiêu của chính phủ, chủ động điều tiết giá cả và các khuyến khích khác theo hướng có lợi cho những thay đổi và trực tiếp tham gia vào quá trình thay đổi với tư cách là người điều tiết, người chủ và người đầu tư. Với lập luận rằng các hoạt động thị trường chỉ hoạt động một cách từ từ và tăng dần, chuyển dần các nguồn lực; trong khi chuyển dịch cơ cấu bao gồm cả những thay đổi cấp tiến hơn, giai đoạn hơn và do cần có bàn tay hướng dẫn của Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, trong điều kiện khó khăn về ngoại tệ và tích lũy, các chính phủ lại càng cần phải đạt được sự điều chỉnh nhanh chóng và cấp bách. Hơn nữa, hệ số co giãn giá cả trong giai đoạn ngắn thường là nhỏ nên ban đầu chỉ đưa lại những phản ứng hạn chế trước các tín hiệu thay đổi giá cả. Thêm vào đó tính chất không hoàn hảo của thị trường rất có ý nghĩa ở các nước nhỏ có thu nhập thấp. Tất cả những lý do trên đã giải thích tại sao Nhà nước có một vai trò quan trọng như vậy trong quá trình thúc đẩy điều chỉnh kinh tế. Việc lựa chọn và quyết định chính sách chiến lược và tạm thời theo từng giai đoạn của Nhà nước có một tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nó cho phép các nguồn lực và hình thức sản xuất được hình thành trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế về hiệu quả cạnh tranh, vì điều này cũng gần như là quyết định cho phép các nguồn lực được phân bổ thông qua các tín hiệu thị trường. Ngoài ra, môi trường về chính sách cũng quan trọng đối với những mặt khác như khả năng duy trì sự ổn định hợp lý về kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tránh tình trạng lạm phát nhanh, thất nghiệp với quy mô lớn do giảm phát và thậm hụt lớn về cán cân thanh toán... . Nó cũng tạo ra sự bền vững và khả năng dự báo tác dụng của những khuyến khích góp phần thúc đẩy đầu tư dài hạn và phản ứng của giá cả, những yếu tố rất quan trọng có khả năng thích ứng đối với nền kinh tế. Ngoài những mối quan tâm về ảnh hưởng của chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế, một vấn đề khác cũng được quan tâm rộng rãi là tác động của các chính sách đối với chất lượng của môi trường và khả năng duy trì các phương pháp tiếp cận đối với quá trình phát triển kinh tế. Bản thân chính sách điều chỉnh kinh tế ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều chỉnh kinh tế nói chung là một yếu tố tích cực, nó tạo ra môi trường kinh tế thiên về tầm nhìn dài hạn, một chiến lược lâu dài cho phát triển kinh tế. . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng ngoại Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưa nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa nhiều hơn, có thể thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc sản xuất cho thị trường trong nước hay thị trường ngoài nước, tạo ra khả năng sinh lãi cao hơn trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Có hai hoại hình của chiến lược kinh tế mở cửa, đó là: Thứ nhất, tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực theo hướng có lợi cho xuất khẩu (chẳng hạn thông qua trợ cấp xuất khẩu). Thứ hai, tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Tức là chuyển các khuyến khích theo hướng có lợi cho sự mở cửa. Đặc điểm của các chính sách hướng ngoại ban đầu ở nhiều nước đang phát triển là hướng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho chính phủ, nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho xuất khẩu. Mô hình này được thực hiện với các chính sách thương mại thiên về ủng hộ sự thay thế nhập khẩu, tạo ra một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà không cần tới sự bảo hộ mạnh mẽ. Sau khi hoàn thành những giai đoạn ban đầu của việc thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy. Cách tốt nhất là quan tâm đến việc cung cấp các đầu vào cho nhà xuất khẩu trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đầy đủ. Tài quản lý của chính phủ ở đây là sự lựa chọn sáng suốt sự thay thế nhập khẩu có hiệu quả và đẩy mạnh xuất khẩu. Xây dựng một chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với nền kinh tế đang phát triển, nhằm phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại rất có ý nghĩa đối với thuế quan và các hình thức khác của chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý kinh tế vĩ mô trong nước. Vấn đề mở cửa có liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán. Việc quyết định hướng ngoại cho dù ở mức độ nào thì nó cũng có nhiều tác động quan trọng đến các mặt của đời sống kinh tế. Nó sẽ ảnh hưởng tới việc phân bố sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi được xuất và nhập khẩu; tới cường độ sử dụng nguồn lực và tới sự phân phối thu nhập thông qua những tác động đối với thị trường nhân tố sản xuất và thị trường sản phẩm; tới cơ cấu và tốc độ công nghiệp hóa; tới việc phân bổ đất đai và các nguồn lực khác giữa cây lương thực và cây phục vụ xuất khẩu... ưu điểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy quá trình đổi mới và tăng năng suất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế, tác động tốt đến quá trình phát triển dài hạn, có tác dụng tốt đối với sự tăng trưởng của GDP. Tuy nhiên, chiến lược kinh tế mở cửa sẽ mang lại cho chính phủ nước đó ít có khả năng hành động theo ý mình hơn; có tác dụng xấu tới công nghệ trong nước do phải dựa vào tư liệu sản xuất và công nghệ nhập khẩu, đặc biệt đối với các nước nhỏ có thu nhập thấp mà nền kinh tế của họ ở vào vị thế không thuận lợi. Việc thực hiện chính sách thuế nhập khẩu thấp ở giai đoạn đầu có thể đem lại ảnh hưởng xấu là tăng giá cả tiêu dùng và một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, khi các điều kiện quốc tế trở nên không thuận lợi thì rủi ro có thể xảy ra, đem lại không ít hậu quả xấu cho nền kinh tế - xã hội trong nước. . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội Với mục tiêu là phát huy tính chủ động của chính phủ trong quản lý kinh tế, đảm bảo và duy trì sự phát triển của các ngành sản xuất truyền thống của dân tộc, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội. Mô hình hướng nội là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng hướng nội, có chiến lược đóng cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về lương thực, và có thể cả các mặt hàng phi mậu dịch. Ban đầu chính phủ các nước đang phát triển nhiều khi cũng lựa chọn các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc gia, đặc biệt là tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản và khoáng sản mà chúng không được nhập khẩu. Các biểu thuế nhập khẩu hoặc quota nhập khẩu lương thực được thực hiện, đồng thời chính phủ cũng đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn thu, và làm giảm sức thu hút của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu tương đối so với nền nông nghiệp hướng nội. Các chính sách trên sẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp thích hợp và dần dần khuyến khích nền công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách bảo hộ chung, họ còn có thể thực hiện sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu có tên là nền công nghiệp non trẻ. Chiến lược đóng cửa là thực hiện công nghiệp hóa hướng thay thế nhập khẩu núp đằng sau bức tường bảo hộ mậu dịch. Do vậy ít tạo ra sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu sản xuất ít nhạy bén hơn, đông cứng hơn. Ngoài ra, một chiến lược dựa trên cơ sở bảo hộ mậu dịch và thay thế nhập khẩu có xu hướng kèm theo sự hối lộ và độc đoán, gây trì trệ trong quá trình phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng và GDP. 3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.1 Tạo điều kiện về môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế 3.2.2 Nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế Tình hình cạnh tranh trên thị trường nội địa theo CEPT, AIA, AICO Phân tích tình hình cạnh tranh sẽ khác nhau tuỳ thuộc vao khuôn khổ phân tích được sử dụng. Trong phần này, chúng tôI đánh giá năng lực cạnh tranh thương mại của Campuchia dựa vào hai mô hình: mô hình thương mại quốc tế của Heckscher - Olin và mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter (Porter, M. (1990): Lợi thế cạnh tranh quốc gia). Trong mô hình Heckscher - Olin, tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh là trình độ tay nghề của lao động. Thước đo khả năng cạnh tranh này được mở rộng trong mô hình Wood (1994) - mô hình nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa trình độ lao động và đất đai. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành đồng thời trên nhiều quốc gia, Wôd lập luận rằng hệ số trình độ lao động trên đất đai có thể thể hiịen lợi thế so sánh tiềm năng của quocó gia. Phân tích của Kato (2001) về lợi thế so sánh của Campuchia so với các nước khác trong khối ASEAN cũng sử dụng phương pháp của Wood. Theo nghiên cứu cảu Kato, Campuchia có thrình độ lao động thấp nhất với 3,5 năm và đất canh tác đầu người cao nhất là 0,0091 km2. Kết quả là hệ số trình độ lao động trên đất đai rất thấp so với các nước khác; tính theo đơn vị số năm làm việc trên km2, thì Campuchia là 387, Lào 350, Việt Nam 2751, TháI Lan 654. Điều đó cho thấy Campuchia có lợi thế so sánh tiềm năng về xuất khẩu sản phẩm sơ chế như các sản phẩm từ tự nhiên (gỗ cây, cao su, gỗ tròn) và các sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao (may mặc). Porter đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua hệ thống các tiêu chí khác và có phạm vi rộng hơn. Theo Porter, có hai loại nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh: nhân tố quốc gia và nhân tố cá nhân. ở tầm quốc gia, Porter đã phân các nhân tố đặc thù quốc gia tác động tới năng lực cạnh tranh thành bốn nhóm: Tiềm năng các nhân tố sản xuất. Điều kiện về cầu. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và bổ trợ. Chiến lược quản lý và cạnh tranh. Để có bức tranh rõ hơn về lợi thế và bất lợi của nền kinh tế Campuchia, các nhóm nhân tố trên được phân tích sâu hơn trong các phần sau đây. * Tiềm năng các nhân tố sản xuất Nhóm nhân tố này bao gồm các nguồn lực tự nhiên, lao động, vốn, hạ tầng kỹ thuật và thể chế. Theo lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế, quốc gia có lợi thế trong lĩnh vực có nguồn cung nhân tố sản xuất dồi dào. Tuy nhiên, Porter lập luận rằng mức độ cung ứng nhân tố sản xuất không phảI lúc nào cũng ảnh hưởng quyết định tới lợi thế hay bất lợi cả một ngành. Ông cho rằng công nghệ có khả năng bù đắp cho sự khan hiếm về nguồn lực. Ông chia các nhân tố sản xuất thành hai nhóm: các nhân tố cơ bản và “các nhân tố tiến bộ”. Các nhân tố cơ bản là các nguồn lực tự nhiên như khí hậu và điều kiện địa lý, lực lượng lao động phổ thông hoặc đào tạo sơ lược và vốn nước ngoài. Các nhân tố tiến bộ bao gồm lao động có kỹ năng, hệ thống viễn thông, các viện nghiên cứu, v.v. Theo Kato, Campuchia có lợi thế về các nhân tố cơ bản vì nguồn đất canh tác và lao động chưa qua đào tạo rất doìI dào. theo số liệu thông kê của CIA (2001), Cơ quan Tình báo Kinh tế (2001) và Ngân hàng Thế giới (2001) thì Campuchia bất lợi hơn các nước khác xét về các nhân tố tiến bộ. Bảng dưới đây cho thây Campuchia đã tụt hậu so với Lào và Việt Nam về chiều dàI đường bộ được rảI nhựa, tiếp cận điện lưới và hệ thống cấp nước. So với Việt Nam và Lào, điểm yếu nhất của Campuchia là tiếp cận điện lưới. Mặc dù vậy, mức đầu tư theo kế hoạch về năng lượng và điện anưng cho giai đoạn 2002 - 2004 vẫn nhỏ so với khối lượng đầu tư cam kết cho hạ tầng kỹ thuật khác với mức 44, 31 triệu USD (Chính phủ hoàng gia Campuchia, Các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hỗ trợ phát triển, 5/2002). Số lượng điện thoại trên đầu người ở Campuchia cũng thấp hơn so với Việt Nam. Lợi thế về các nhân tố cơ bản gợi ý Campuchai nên định hướng sản xuất hàng xuất khẩu vào các lĩnh vực có nguồn cung cấp các nhân tố cơ bản dồi dào, không đòi hỏi sử dụng công nghệ hay trình độ, kỹ năng cao. Tuy nhiên, bất lợi của chính sách này là quốc gia sẽ chỉ sản xuất được sản phẩm có giá trị tăng thấp. Đây là nhân tố có thể cản trở quá trình phát triển. Bảng 16: Các chỉ số về tiếp cận và phạm vi, một số nước trong những năm gần đây Quốc gia GDP đầu người Đường bộ (100 km đường/km2 diện tích bề mặt) Đường dây điện (% hộ được mắc điện) a Điện thoại (số kết nối/1000 dân số) b Mạng đường ông nước (% hộ được mắc nước) b Campuchia 260 5.9 10 8 23 Tanzania 240 9.3 - 5 51 Lào 280 9.2 20 7 39 Tajikistan 290 9.6 - 37 47 Uganda 320 4.0 5 4 34 Việt Nam 370 7.1 51 28 36 TháI Lan 1,960 12.3 87 116 89 (a: Không kể các đơn vị tư nhân cung cấp nhỏ lẻ, chỉ cung cấp cho một phần nhỏ trong mạng lưới. b: Bao gồm cả mạng di động và cố định). Nguồn: CIA (2001); Ngân hàng Thế giới, GiảI pháp tư nhân về cơ sở hạ tầng ở Campuchia, 1002); Số liệu Kinh tế học cận biên. Các điều kiện về phía cầu Khả năng cạnh tranh của khu vực xuất khẩu phụ thuộc vào các điều kiện của cầu, trong đó gồm cả cầu nội địa và cầu của nước ngoài. Porter nhấn mạnh rằng ở mỗi quốc gia các doanh nghiệp trong nước sẽ có lợi thế về đổi mới vì các quan hệ văn hoá và địa lý cho phép họ đáp ứng thị hiếu tốt hơn so với các doanh nghiệp nước ngoàI. Về cơ bản, việc khai thác lợi thế này yêu cầu các cơ sở sản xuất và hệ thống tiếp thị và thông tin phảI linh hoạt và công nghệ phảI đạt tới trình độ nhất định. Campuchia không đáp ứng được những yêu cầu này, nên lợi thế vẫn chỉ là lợi thế mà chưa chuyển thành hiện thực. Một thực tế phản ánh điều này là Campuchia phảI nhập khẩu nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn khi thị trường nội địa mở rộng. Các cơ sở sản xuất thiếu phản ứng linh hoạt trước nhu cầu thị trường vì: - Cơ sở hạ tầng yếu kém. - Thiếu vốn - Thiếu nguồn nhân lực - Thiếu công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp nội địa ở Campuchia khó có thể đánh giá được nhu cầu của thị trường vì kỹ thuật cần thiết để thu nhập thông tin thị trường còn kém phát triển. Điều này cũng hàm ý rằng Campuchia chưa sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi trong thị trường xuất khẩu và do vậy Campuchia gặp thêm bất lợi trong xuất khẩu. 3.2.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Sau chính biến tháng 7/1997, các nhà đầu tư ồ ạt rút khỏi Campuchia. Tất nhiên, nguyên nhân không phải hoàn toàn do cuộc chính biến ấy mà đó còn là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Nhiệm vụ đặt ra lúc này đối với Chính phủ là phải đưa ra những chính sách phù hợp, mang tính cạnh tranh cao để lôi kéo các nhà đầu tư trở lại. Trên cơ sở của Bộ luật Đầu tư đã được Quốc Hội thông qua ngày 4/8/1994. Chính phủ đã đề ra một số biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Một trong những chính sách được Chính phủ nhấn mạnh là làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư trong nước bằng các biện pháp như: ổn định tình hình chính trị - xã hội, bảo đảm thực hiện đúng luật đầu tư, cải cách hệ thống hành chính, chống phiền hà, chống tham nhũng. Về khuyến khích đầu tư, Bộ luật đầu tư quy định: giảm, miễn thuế cho các nhà đầu tư. Ví dụ, Điều 14 ghi rõ: giảm 9% cho các dự án đầu tư vào thăm dò, miễn thuế tới 8 năm tuỳ theo đặc điểm của từng dự án; miễn thuế phân phối cổ tức hoặc lợi nhuận doanh thu đầu tư, trong cả hai trường hợp chuyển ra nước ngoài hoặc được phân phối trong nước; miễn 100% thuế nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, phương tiện sản xuất, trang thiết bị, vật liệu thô, phụ tùng thay thế; miễn 100% thuế xuất khẩu đối với các dự án đầu tư; cho phép cán bộ quản lý các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, vợ, chồng và những người phụ thuộc vào những người nói trên được nhập cư vào Campuchia. Mục 2, Điều 16 còn quy định quyền sử dụng đất được cấp cho nhà đầu tư bao gồm các hợp đồng cho thuê dài hạn lên tới 70 năm, có thể gia hạn thêm nếu yêu cầu... Những luật lệ đầu tư mang tính cạnh tranh cao như trên đã thu hút nhiều nhà đầu tư quay trở lại Campuchia. Từ tháng 1/1994 đến tháng 3/1999, đã có 777 dự án với tổng sỗ vốn đăng ký lên đến 5 tỷ 529 triệu USD được cấp phép. Tuy nhiên, Chính phủ cũng kiên quyết rút giấy phép đối với các dự án không có tính khả thi hoặc không được triển khai. Theo số liệu của Hội đồng phát triển Campuchia (CDC), từ năm 1994 đến năm 1999, đã có khoảng 800 dự án đã đăng ký với tổng số vốn lên tới 5,8 tỷ USD. Nhưng mức độ thực thi hàng năm của các dự án chỉ dao động từ 11% đến 46%. Vì vậy, năm 1997 đã có một văn bản dưới luật bắt buộc các nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc 2% tổng giá trị dự án. Để chấm dứt hiện tượng các công ty ma, năm 1999, CDC đã tăng cường việc bắt buộc các nhà đầu tư thực hiện việc đặt cọc 2% và bắt đầu từ năm 2000, CDC buộc các chủ dự án đầu tư phải trình giấy phép đã cấp với CDC trong vòng 30 ngày và chỉ những chủ đầu tư nào hoàn tất các giấy tờ kê khai xin cấp phép và đóng khoản tiền đặt cọc bằng 2% giá trị đầu tư của dự án trong thời gian 6 tháng thì mới có thể giữ lại giấy phép đã cấp. Về các lĩnh vực đựơc khuyến khích đầu tư, Chính phủ vẫn duy trì các lĩnh vực ưu tiên được ghi trong Bộ luật đầu tư như: Các ngành công nghiệp chế biến hoặc có công nghệ cao; Tạo việc làm; Hướng xuất khẩu; Du lịch; Nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông nghiệp; Cơ sở vật chất, năng lượng; Phát triển thành thị, nông thôn; Bảo vệ môi trường; Các khu vực xúc tiến đặc biệt (SPZ). Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ còn khuyến đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực, khu vực cụ thể như: Phát triển các khu công nghiệp ở ngoại vi thành phố, hoặc dọc quốc lộ 4; Xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức B.O.T (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) hoặc B.O.O (Xây dựng - Sở hữu - Vận hành). Cho đến nay, du lịch, dịch vụ là những lĩnh vực có số vốn đầu tư nước ngoài cao nhất, tiếp đó là công nghiệp, sau cùng là nông nghiệp. Bảng 5. So sánh lĩnh vực đầu tư từ 1994-2002 ( Đơn vị tính: USD) Năm Lĩnh vực đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Tỷ trọng 1994 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 7 90.734.237 15,27% Công nghiệp và sản xuất 19 52.202.179 8,79% Các ngành dịch vụ 10 451.161.600 75,94% Tổng 36 594.098.016 100 1995 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 33 45.117.345 1,9% Công nghiệp và sản xuất 76 255.206.464 10,75% Các ngành dịch vụ 53 2.073.860.414 87,35% Tổng 162 2.374.184.223 100 1996 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 61 377.345.368 49,18% Công nghiệp và sản xuất 92 135.069.981 17,61% Các ngành dịch vụ 39 254.788.958 33,21% Tổng 192 767.204.307 100 1997 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 37 127.702.453 16,82% Công nghiệp và sản xuất 151 398.997.318 52,55% Các ngành dịch vụ 18 232.592.110 30,63% Tổng 206 759.291.881 100 1998 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 18 255.768.322 29,93% Công nghiệp và sản xuất 108 158.134.901 18,50% Các ngành dịch vụ 17 440.874.572 51,57% Tổng 143 440.874.572 100 1999 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 11 854.777.795 13,77% Công nghiệp và sản xuất 61 59.989.573 31,03% Các ngành dịch vụ 14 135.215.553 55,20% Tổng 86 240.546.923 100 2000 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 2 435.752.049 1,06% Công nghiệp và sản xuất 61 106.873.874 45,22% Các ngành dịch vụ 9 126.958.500 53,72% Tổng 72 236.332.374 100 2001 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 5 6.152.735 2,01% Công nghiệp và sản xuất 76 142.880.000 46,62% Các ngành dịch vụ 12 157.444.000 51,37% Tổng 93 306.476.735 100 2002 Nông nghiệp và kỹ nghệ nông sinh học 4 5.846.750 1,86% Công nghiệp và sản xuất 73 108.778.600 34,66% Các ngành dịch vụ 14 199.288.700 63,48% Tổng 91 313.854.050 100 Nguồn: "Đầu tư ở Campuchia”.Viện hợp tác và Hoà Bình Campuchia xuất bản, Phnôm Pênh, 2002. Trong dịch vụ, những dự án đầu tư vào lĩnh vực sòng bạc có số vốn lớn nhất, có dự án lên tới trên 1 tỷ USD (dự án khu vui chơi, giải trí, sòng bạc của Malaysia). Bởi vậy, đã có người gọi kinh tế Campuchia hiện nay là nền kinh tế sòng bạc. Trong công nghiệp, lĩnh vực được quan tâm nhất là dệt may. Các nhà đầu tư Trung Quốc rất chú trọng đầu tư vào khu vực này (trong tổng số 129 dự án đầu tư của Trung Quốc thì có 67 dự án (chiếm 51,9) đầu tư vào dệt may, và trong tổng số vốn 260 triệu USD đầu tư thì đã có 113 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực này (chiếm 43,54%). Dệt may là khu vực thu được nhiều ngoại tệ nhất của Campuchia. Sản phẩm chủ yếu được xuất sang thị trường Mỹ. Nhờ sự tăng trưởng của công nghiệp dệt may (tăng trưởng 8%) mà tăng trưởng chung của công nghiệp đạt 9% trong năm 1999. Tuy nhiên, hiện nay Mỹ đang gây sức ép (hạn chế hạn ngạch), buộc Campuchia phải cải thiện đời sống cho công nhân (tăng lương thêm 5USD/tháng), do vậy sức cạnh tranh của hàng dệt may Campuchia có nguy cơ giảm sút. Định hướng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xây dựng dựa trên nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, mục tiêu kinh tế tổng quát của Chính phủ hoàng gia Campuchia : "Xây dựng nhà nước trở thành một đô thị cấp quốc gia, có cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ; môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, làm sống động nền kinh tế, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng phát triển kính tế tự do hoá thị trường; tạo chuyển biến rõ trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; chủ động hội nhập quốc tế, có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao". Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Campuchia sẽ tập trung vào những lĩnh vực sau: + Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp; khu chế xuất. + Các dự án sản xuất hàng xuất khẩu + Chăn nuôi gia súc gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản. + Sản xuất máy móc + Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc, sản xuất giày dép xuất khẩu. + Dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới. + Dự án trong lĩnh vực điện tử, phục vụ công nghiệp, tự động hoá + Dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá + Dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Về các đối tác đầu tư nước ngoài, thời gian tới, Chính phủ hoàng gia Campuchia cần đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm những nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc... đồng thời vẫn phải chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước trong khu vực như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Trong giai đoạn 2003 - 2008, Chính phủ hoàng gia Campuchia phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 7% (tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 1993 - 2003 là 5.7%). Để đạt được mục tiêu đề ra, theo ước tính của sở kế hoạch và đầu tư, Chính phủ hoàng gia Campuchia cần thu hút được khoảng 500 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 5 năm. 3.2.4 Cải cách luật pháp và chính sách Thật sự rất câp bách cho Campuchia tiếp tục tiến trình xây dựng lại cơ sở hạ tầng luật pháp với mục tiêu chuyển đổi sang dân chủ và hệ thống kinh tế tự do thị trường. Nhiều luật đã chấp nhận chế độ ưu tiên chứng minh bị lỗi thời không xứng cho việc đáp ứng phức tạp xã hội tăng lên và mối quan hệ kinh tế. Chính phủ có đủ quyền tận tình thiết lập lại ”một khung làm việc luật pháp đáng tin, tiên đoán, rõ ràng và độc lập, khả năng xử án có thể tìm thấy quy tắc luật pháp và củng cố sự phát triển chế độ dân chủ, kinh tế thị trường, và công bằng xã hội”. * Cải cách luật pháp Chính phủ Campuchia đã thiết lập Hội đồng cải cách xử án để lãnh đạo việc thực hiện các cải cách pháp luật. Các cuộc hội ý kéo dài với các cổ đông đạt kết quả trong việc chuẩn bị các bộ luật dân sự và hình sự, và các bộ luật thủ tục dân sự và hình sự đang chờ đợi chính phủ phê chuẩn. Hai luật cơ bản này chủ yếu bảo đảm quyền và sự công bằng dưới hình thức trật tự xã hội sẽ dẫn đầu xã hội được nâng cấp và sẽ giúp đỡ cụ thể tạo ra bầu không khí kinh doanh có thể tồn tại. Đáp ứng các yêu cầu lĩnh vực tư nhân, 7 bản phác thảo luật về các quy tắc liên quan đến thương mại và kinh doanh đang chờ đợi Quốc hội phê chuẩn, và 3 bản án con đã được chấp nhận năm 2003. Các luật và quy tắc khác ở ban Quản lý các nguồn tài nguyên đã được chấp nhận và một số khác đang dưới sự chuẩn bị hay chờ đợi phê chuẩn. Đối mặt phần các yêu cầu của WTO, Campuchia cần hoàn chỉnh 46 mẫu luật. Cả hai tiến trình tạo ra luật và phổ biến, Chính phủ đang mở rộng với lĩnh vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ khác thông qua các buổi hội thảo và tham khảo ý kiến dân chúng để lấy lời bình luận và nguồn vào, xây dựng nhận thức dân chúng trong việc đẩy mạnh hiệu quả tuân theo luật (Xem bảng 1). Tuy nhiên, tiến trình cải cách luật pháp đang đi lên chậm chạp do sự giới hạn trong khả năng làm luật của Quốc hội, Thượng nghị viện và các bộ trong Chính phủ. Sự thiếu ý kiến của giới chuyên môn là một trong những cản trở. Không nhiều nghị viện có nền tảng luật pháp. Việc chỉ nhận lấy một sự cho phép thấp từ chính phủ, hầu hết các luật sư thích làm việc cho các công ty luật tư nhân hơn. Kết quả, chỉ có một vài chuyên gia về luật làm việc cho Chính phủ và nhiều trong số họ được khuyến khích về chính sách, không ở mức độ kỹ thuật. Dựa vào các chuyên gia luật nước ngoài là một lựa chọn khác nhưng có lẽ làm chậm lại tiến trình hoàn thành. Bảng 1: Cải cách luật pháp và xử án Vấn đề cải cách Giới hạn - Nâng cao tiến trình làm luật Tham khảo ý kiến dân chúng với xã hội công cộng ở hình thức luật và quy tắc - Xúc tiến mở rộng sự phổ biến luật và quy tắc Được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo, và mạng NGO - Hoàn chỉnh các lỗ hổng trong luật pháp và pháp triển khung làm việc luật cho lĩnh vực tư nhân Bản phác thảo luật dân sự, bản phác thảo thủ tục luật dân sự, bản phác thảo luật hình sự, bản phác thảo thủ tục luật hình sự được đệ trình lên Hội động của các Bộ ngành. 7 luật về các quy tắc liên quan đến thương mại và kinh doanh đang đợi Quốc hội phê chuẩn, và 3 sắc lệnh con đã được chấp nhận năm 2003. Nguồn: Các kế hoạch hành động cai trị (GAP), 2001 và EIC, 2003 - 2005 Chính phủ nên sử dụng sự hỗ trợ quốc tế để đẩy mạnh khả năng lập pháp trong các Bộ ngành. Khó có thể xảy ra có một tiến trình tạo luật tốt khi mỗi phòng ban luật của Bộ có một vài hoặc không có nền tảng về luật. Quốc hội nên tuyển nhiều Luật sự trẻ Campuchia hơn nữa làm việc lâu dài ở Quốc hội hơn là tăng nhân viên hành chính. Các phòng ban luật đặc biệt ở Quốc hội nên được thiết lập nơi các nghị viện có thể tìm thấy sự hỗ trợ luật bất chấp sự sáp nhập của bên thứ ba. * Thi hành luật( thuc hanh luat phap) Bản chất của ”Quy tắc luật” không dừng lại ở việc xây dựng tính toàn vẹn cơ sở hạ tầng luật pháp, nhưng mở rộng theo sự tuân thủ và ràng buộc. Rõ ràng sự ràng buộc về luật nghèo nàn có hại cho phục lợi kinh tế xã hội. Sự rơi vào từ lỗi ngăn cản hoạt động phi pháp bao gồm trốn thuế, tham nhũng, cản trở sự phát triển lĩnh vực tư nhân, và hệ quả mơ hồ của ”bất công xã hội”, bao gồm cảnh túng quẫn và không an toàn. Cả hai hình thức kinh tế và giá trị xã hội, chi phí về ràng buộc luật yếu kém là to lớn (Xem hình 2). Chính phủ đã tạo ra sự nâng cao trong việc củng cố ràng buộc luật pháp bởi sự cố gắng nâng cao tính liêm chính của bộ máy tư pháp và nâng cao khả năng của các thể chế ràng buộc. Nhiều bản phác thảo luật đã được chuẩn bị, như ủy quyền và trao quyền hành pháp cho Hội động tối cao của quan tòa để bổ nhiệm và giám sát việc thực hiện của thẩm phán. Luật trên đạo luật đặc biệt của thẩm phán và viên chức tòa án dưới sự chuẩn bị phân ra nguyên tắc của họ và trách nhiệm thực hiện luật. Việc phân xử như là một phương pháp khác của giải quyết tranh cãi được thực hiện đặc biệt trong tranh cãi lao động, và bản phác thảo luật về sự phân xử thương mại đang chưa được xử tại Quốc hội sẽ cung cấp việc tìm ra giải pháp hoàn chỉnh cho các tranh cãi thương mại. Quan tòa trường học Hoàng gia đã được thiết lập để huấn luyện các thẩm phán và ủy viên công tố đẩy mạnh khả năng của họ để đảm bảo sự giải thích thích đáng về luật và công bằng. Bảng 2: Đẩy mạnh ràng buộc bộ máy tư pháp và luật pháp Vấn đề cải cách Giới hạn Phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cho bộ máy tư pháp Thiết lập Quan tòa trường học Hoàng gia năm 2002 Nâng cao tính liêm chính của bộ máy tư pháp Thiết lập và nâng cao Hội đồng cải cách tư pháp, và Hội đồng tối cao của quan tòa Chuẩn bị luật của hình tượng thẩm phán đặc biệt và viên chức tòa án Đối mặt với các nhu cầu tư nhân cho sự phân xử các tranh cãi thương mại Thi hành phân xử khi các giải quyết tranh cãi khác, đặc biệt là tranh cãi lao động. Bản phác thảo luật phân xử thương mại được mở rộng tại Quốc hội. Nguồn: Các kế hoạch hành động cai trị (GAP), 2001 và EIC, 2003 - 2005 Tuy nhiên, cả hai cấu trúc luật không thỏa đáng và các phương thức ràng buộc cộng với sự điều chỉnh chậm chạp của quan điểm dân chúng theo trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ sẽ tạo ra một chặng đường dài về ý nghĩa của ”công bằng xã hội”. Quan trọng là sự tham nhũng được nhìn thấy bởi một cách sống của dân chúng, bởi vì điều này tiếp tục không đi đến sự trừng phạt và lãnh đạo quan sát viên thấy một ”văn hóa không có trừng phạt”. Nhiều tác nhân kinh tế xã hội của người dân Campuchia (quốc gia, tư nhân, cá nhân, nhóm) cảm thấy được khuyến khích nắm bắt lợi tức kinh tế bởi nhiều nghĩa, bao gồm, ví dụ, tìm kiếm lỗ hổng buôn lậu, và hành động không hợp pháp với ý nghĩa đạo đức và trách nhiệm xã hội. Tiến xa hơn, quốc gia cần cung cấp động cơ cho ràng buộc luật pháp. Không cung cấp thông tin do việc tuân theo luật sẽ cung cấp cả hai lợi ích xã hội và kinh tế cho tất cả các tác nhân kinh tế xã hội, quy tắc luật không đoán trước được. Lợi ích từ việc giữ vững luật phải vượt qua sự thuyết phục chính phủ về người thu thuế của chính phủ và các viên chức theo phong tục, và những người hoang phí ngân sách quốc gia khác, huy động ngân khố quốc gia và sử dụng đúng luật ngân sách quốc gia là tối ưu giá trị, sau cùng là không thể mong đợi thay đổi cách vận động. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo I. Tiếng việt 1. Báo cáo tổng kết hàng năm và phương hướng phát triển của Bộ thương mại Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2003), Phnom Penh. 2. Trương Văn Bân (1996), Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. PGS.TS. Đỗ Đức Bình - TS. Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) (2002), Giáo trình Kinh tế học quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp Lâm nghiệp và Ngư nghiệp, Vương Quốc Campuchia và Chiến lược thúc đẩy đầu tư tư nhân, Phnom Penh. 5. Bộ Kinh tế và Tài chính Vương Quốc Campuchia (2004), Báo cáo hàng năm (1991 - 2004). 6. Bộ Thương mại Vương Quốc Campuchia (1995 - 2002), Báo cáo hàng năm về hoạt động xuất - nhập khẩu, Vụ Ngoại Thương, Phnom Penh. 7. Hiệp định thương mại Campuchia - Mỹ (2001), NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Hội đồng phát triển Campuchia (2002), Luật và nguyên tắc về đầu tư tại Vương Quốc Campuchia, Phnom Penh. 9. TS. Tạ Kim Ngọc (1997), Kinh tế thế giới 1996: đặc điểm và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. TS. Nguyễn Khác Thanh (chủ biên) (1997), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và triển vọng gia nhập của Campuchia, Trung tâm ICTC, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2002), Tài liệu hội nghị toàn quốc quán triệt và thực hiện nghị quốc số 07 - NQ/TW của bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Uỷ ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế (2000), Campuchia và các tổ chức kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. ủy ban đầu tư Campuchia (1994 - 2002), Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư tư nhân, Phnom Penh. 14. Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao (2000), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao (2002), Campuchia Hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 16. TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện kinh tế thế giới (09 - 2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Mahathir Mohamad, Malaysia (04 - 2004), Toàn cầu hoá và những hiện thực mới, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội. 18. TS. Ngô Văn Điểm (06 - 2004), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hoàng Lan Hoa (09 - 2004), ASEM 5 cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập á - Âu, NXB lý luận chính trị, Hà Nội. 20. Hội nhập kinh tế áp lực cạch tranh trên thị trường và đối sách của một số nước. 21. PGS.TS. Lê Du Phong; PGS.PTS. Nguyễn Thành Độ, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. II . Tiếng Anh 22. Cambodia Economic Watch (2004), Phnom Penh 23. Cambodia Economic Report (2004), Phnom Penh 24. Economic Review (October, 2003) Vol: 01, 02, 04, 05, Economic Institute of Cambodia. 20. Global Competitiveness Report (1998), World Economic Forum, Geneva, Swizerland 21. Offical notices weekly business round up (27.07.2003), Vol: 242, 243, 244, 245, Ministry of Commerce Cambodia. 22. Offical notices weekly business round up - investment of CDC Cambodia (2001 - 2003). III. WEBSITE 23. www.moc.gov.com.kh 24. www.mofa.gov.vn 25. www.vnexpress.com 26. www.wto.org 27. www.eicambodia.org 28. www.iic.edu.kh 29. www.nciec.gov.vn 30. www.cdri.ỏg.kh 31. www.mekongcapital.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiến sĩ -Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia.DOC
Luận văn liên quan