Đề tài Hợp tác với châu phi trong lĩnh vực lao động xã hội: Thực trạng và tiềm năng

CHÂU PHI LÀ CHÂU LỤC RỘNG LỚN, GIÀU TÀI NGUYÊN VỚI NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG. nHIỀU NƯỚC Ở CHÂU PHI CÓ NGUỒN KHOÁNG SẢN QUÝ VỚI TRỮ LƯỢNG LỚN. KỂ TỪ KHI NƯỚC CHÂU CHÂI PHI THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI 50/54 QUỐC GIA CHÂU LỤC, KÝ GẦN 100 HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC CẤP CHÍNH PHỦ VỚI 28 NƯỚC KHU VỰC CHÂU PHI, TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ THUẬN LỢI CHO CÔNG CUỘC HỢP TÁC SONG PHƯƠNG.

pdf3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hợp tác với châu phi trong lĩnh vực lao động xã hội: Thực trạng và tiềm năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hâu Phi là châu lục rộng lớn, giàu tài nguyên với nền văn hóa đa dạng. Nhiều nước ở Châu Phi có nguồn khoáng sản quý với trữ lượng lớn như dầu lửa, vàng, kim cương, coban, crôm và đất dai phì nhiêu. Kể từ khi nước châu Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với 50/54 quốc gia châu lục, ký gần 100 hiệp định hợp tác cấp Chính phủ với 28 nước khu vực châu Phi, tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc hợp tác song phương. Cũng giống như Việt Nam bên cạnh những tiềm năng to lớn về t ài nguyên thiên nhiên và tiềm lực về con người, các nước châu Phi đang phải vượt qua nhiều thách thức trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế g iới. Hiện nay, có 41 quốc gia châu lục này đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế gới, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên phần lớn các nước châu Phi (33/48 nước) vẫn nằm trong những nước nghèo nhất hành tinh. Với những đặc điểm nêu trên, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi là rất lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó, có hợp tác phát triển nguồn nhân lự c, hợp tác lao động và chuyên gia, đào tạo nghề, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề sau chiến tranh v à các vấn đề xã hội… Nhiều năm qua, giữa hai bên đã có những hoạt động hợp tác khá đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau nh ư kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, y tế. Tuy nhi ên, trong lĩnh vực lao động, xã hội, mặc dù tiềm năng, thế mạnh của hai phía đều rất dồi dào, song, vẫn chưa có một thỏa thuận chung nào. Đây là vấn đề mà cả Việt nam và các nước châu Phi quan tâm và đang có hướng mở rộng hợp tác trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã không ngừng tăng, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên tăng từ 360 triệu đô la năm 2003 lên 2 tỷ đô la năm 2009 và hợp tác kinh tế trở thành trọng tâm trong quan hệ hợp tác song phương. Hiện nay có khoảng 9.000 chuyên gia trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và lao động Việt Nam đang làm việc tại các nước châu Phi. Hợp tác lao động v à chuyên gia được triển khai thực hiện dưới các hình thức thông qua các thỏa thuận song phương giữa hai Chính phủ, các hợp đ ồng cung ứng lao động ký kết trực tiếp hoặc với các công ty của nước thứ ba trúng thầu, các Thỏa thuận hợp tác 3 b ên C (Việt Nam, FAO và một nước châu Phi), các hình thức hợp đồng và cá nhân…qua đó đã có hàng trăm chuyện gia Việt Nam sang làm việc tại các nước châu Phi. Gần đây, hai bên đang tích cực đẩy mạnh hợp tác trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, phát triển nông nghiệp. Việc trao đổi chuyện gia, kỹ thuật viên giữa hai bên đã mang lại những kết quả khả quan có lợi cho hai phía, đồng thời, đ ã góp phần thiết thực nâng cao năng lực và trình độ phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế. Thời gian qua, nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, từ đào tạo nghề giái quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển thị trường lao động, xuất khẩu lao động, đến các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh x ã hội cho người lao động và các nhóm đối tượng yếu thế… Nhờ vậy, về cơ bản đã đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo động lực cho họ tích cực tham gia sản xuất, l àm giàu cho bản thân và đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế to àn cầu vừa qua, những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm ngh èo, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy công bằng x ã hội, các dịch vụ đối với nhóm yếu thế thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách xã hội đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thông qua các diễn đàn quốc tế và trong nước, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và các mô hình nói trên với nhiều nước châu Phi. Về đào tạo nghề, Việt Nam đã rất chú trọng phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề trong cả nước, đầu tư xây dựng các trường nghề đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy đa ngành theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Để làm được việc đó, Việt nam đã đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, huy động các nguồn lự c trong xã hội và cộng đồng quốc tế cho phát triển dạy nghề để đạt mục ti êu từ nay đến năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho 27,5 triệu người, trong đó, có khoảng 10 triệu lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động qua đ ào tạo nghề đạt 55%, trong đó, 28 - 30% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên; khoảng 90% số người học nghề có việc làm và 70% có việc làm đúng với ngành nghề được đào tạo. Nhiều chính sách hỗ trợ dạy nghề được thực hiện có hiệu quả như hỗ trợ kinh phí học nghề cho tất cả các đối tượng đặc thù, các đối tượng chính sách xã hội, triển khai thực hiện đề án quốc gia về dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng chuyển dịch c ơ cấu kinh tế trong khu vực này. Về giải quyết việc làm, Việt Nam đã ban hành, sửa đổi và bổ sung nhiều cơ chế chính sách phát triển các thành phần kinh tế trong nước, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài để tạo việc làm cho người lao động. Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm cả nước đã tạo việc làm mới cho khoảng 1,2 triệu lao động. B ên cạnh đó, Việt Nam cũng đã xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, trong đó, dự án vay vốn giải quyết việc làm từ quỹ quốc gia đóng vai trò chính hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cũng đã đầu tư và nâng cao năng lực của 40 trung tâm giới thiệu việc l àm, tổ chức điều tra thị trường lao động, đẩy mạnh tổ chứ c sàn giao dịch việc làm, triển khai thu nhập cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động trên toàn quốc. Bên cạnh đó, có chính sách ưu tiên, hỗ trợ tạo việc làm cho những đối tượng lao động đặc thù nhất định như lao động thanh niên, lao động nữ, lao động khuyết tật, lao động dân tộc thiểu số, góp phần đảm bảo cơ hội việc làm bình đẳng cho mọi đối tượng. Song song với giải quyết việc làm trong nước, Việt Nam cũng chú trọng giải quyết việc làm ngoài nước cho người lao động, trước hết là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong đó, có nhiều chuy ên gia và lao động có tay nghề đi làm việc ở một số nước châu Phi. Thông qua hoạt động n ày, đã góp phần tăng cường hữu nghị giữa Việt Nam với các n ước, đáp ứng nhu cầu nhân lực và phát triển kinh tế của các nước. Chuyên gia Việt Nam làm việc ở một số nước châu Phi đã góp phần mang kinh nghiệm của Việt Nam giúp các n ước này, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và giáo dục. Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, với kinh nghiệm và tiềm năng của mình, Việt Nam rất quan tâm hợp tác với các nước châu Phi. Thông qua các diễn đ àn trong nước và quốc tế, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và các mô hình nói trên với nhiều nước châu Phi, gần đây nhất là với Nam Phi, Angola, Mozambique, Nigeria, Algeria… Lĩnh vực m à hai bên quan tâm không chỉ về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm ngh èo, các dịch vụ phục hồi chức năng cho quân nhân, các chính sách x ã hội liên quan đến bình đẳng giới, bảo vệ nhóm người yếu thế và những người dễ bị tổn thương mà còn là những kinh nghiệm xây dựng, thực hiện các chính sách về dạy nghề v à phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở những ưu tiên và thế mạnh của Việt Nam cũng nh ư sự quan tâm, nhu cầu của các nước châu Phi trong lĩnh vực lao động v à xã hội, hai bên có thể trao đổi và mở rộng hợp tác trong thời gian tới tr ên các vấn đề như: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng các chính sách về việc l àm, hỗ trợ các đối tượng đặc thù, đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế; Đẩy mạnh và mở rộng các dự án hợp tác lao động, chuy ên gia trong các lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu; Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm v à chính sách về chăm sóc, bảo vệ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, chăm sóc trẻ em, thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi. Tin tưởng rằng, trên cơ sở của tình hữu nghị và mối thiện cảm đặc biệt sẵn có, với mục tiêu hợp tác cùng phát triển bền vững và sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp hai bên, quan hệ hợp tác Việt Nam – châu Phi nói chung và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực lao động v à xã hội nói riêng sẽ ngày càng phong phú và khởi sắc. Nguồn tin: Tạp chí Lao Động Xã Hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHợp tác với châu phi trong lĩnh vực lao động xã hội- Thực trạng và tiềm năng.pdf
Luận văn liên quan