Qua việc đi sâu tìm hiểu tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hủ tiếu
ăn liền. Tôi đã thấy được điều kiện thuận lợi, khó khăn, cũng như hiểu được
phần nào về qúa trình sản xuất và xuất khẩu ở công ty ABC hiện nay.
Việc tạo mọi điều kiện, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hủ
tiếu ăn liền là điều rất cần thiết. Nó đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp. Sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn
có tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa của cả nước) , làm tăng kim
ngạch xuất khẩu của công ty. Không những thế, việc giữ gìn và phát triển ẩm
thực Nam bộ Việt Nam đã có từ xưa. Nó là một tài sản qúy báu mà lớp người đi
sau được kế thừa và phát huy.
30 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch maketing sản phẩm hủ tiếu ăn liền tại thị trường Nhật Bản đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
…………..o0o…………..
TIỂU LUẬN MÔN:
QUẢN TRỊ MARKETING NÂNG CAO
ĐỀ TÀI:
KẾ HOẠCH MAKETING SẢN PHẨM HỦ TIẾU ĂN LIỀN
TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2015
GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
SVTH: TRẦN VĂN CHÍNH
LỚP: CAO HỌC QTKD-TNB_K1
Kiên Giang, Tháng 09 Năm 2013
2
BẢNG CÁC CHŨ VIẾT TẮT
ABC – Tên công ty (tự thành lập)
JAS – Japanese Agriculural Standars: Các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản
JIS – Japanese Industrial Standars: Các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
JPY – Japanese Yen: Yên Nhật
VN: Việt Nam
WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
XK: Xuất khẩu
NX: Nhập khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu
3
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ........................................................................ 5
1.1. Tổng thị trường toàn cầu. ............................................................................. 5
1.2. Tổng quan về khách hàng............................................................................. 5
1.3. Đối thủ cạnh tranh. ....................................................................................... 7
1.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: ......................................................................... 9
1.5. Triển vọng và cơ hội thị trường cho Công ty ABC. ................................. 10
2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU: ............................ 11
2.1. Đài Loan: ...................................................................................................... 11
2.1.1. Thông tin chung: ...................................................................................... 11
2.1.2. Thông tin kinh tế năm 2012: ................................................................... 12
2.1.3. Quan hệ với Việt Nam: ............................................................................ 12
2.2. Singapore: .................................................................................................... 12
2.2.1. Thông tin chung: ...................................................................................... 12
2.2.2. Thông tin kinh tế: ..................................................................................... 13
2.2.3. Quan hệ với Việt Nam: ............................................................................ 14
2.3. Nhật Bản ....................................................................................................... 15
2.3.1 Thông tin chung: ....................................................................................... 15
2.3.2. Thông tin kinh tế: ..................................................................................... 15
2.3.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam .................................................................. 16
3. Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Hủ tiếu ăn liền. ...................... 17
4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường: ......................................................... 18
5. Chọn thị trường quốc gia mục tiêu cho ABC. ............................................. 19
5.1. Bảng tính điểm hấp dẫn thị trường (tính cho 2 năm: 2014 và 2015) ..... 20
5.2. Đánh giá và chọn thị trường quốc gia mục tiêu: ...................................... 20
6. Các phương thức thâm nhập thị trường ...................................................... 21
7. CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P ................................................................ 22
7.1. Chiến lược sản phẩm ................................................................................... 22
7.2. Chiến lược giá. ............................................................................................. 23
7.3. Chiến lược phân phối ................................................................................... 24
7.4. Chiến lược chiêu thị ..................................................................................... 25
7.5 Xúc tiến thương mại ...................................................................................... 26
8. Kết luận và Kiến nghị. ................................................................................... 26
8.1. Kết luận ........................................................................................................ 26
8.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 27
4
ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH MAKETING SẢN PHẨM “HỦ TIẾU ĂN LIỀN”
TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2015
TÓM TẮT
Công ty cổ phần thực phẩm ABC (do học viên tự thành lập) là công ty
chuyên chế biến thực phẩm, được thành lập năm 2005 theo Quyết định của
UBND tỉnh Đồng Tháp. Trụ sở chính của công ty đóng trên địa bàn Thị xã Sađéc
– Đồng Tháp, là một trong những công ty sản xuất thực phẩm uy tín tại Đồng
Tháp, với sản phẩm mang nhãn hiệu “Hủ tiếu bột lọc ăn liền” (sau đây gọi tắc là
“Hủ tiếu ăn liền”) đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước trong những
năm gần đây; vì sản xuất hủ tiếu từ bột lọc nguyên chất, theo công thức gia
truyền chỉ có ở làng bột Thị xã Sađéc nên sản phẩm hủ tiếu bột lọc là sản phẩm
độc quyền, đặc trưng của Đồng Tháp. Công suất hiện tại của công ty là sản xuất
3.000 tấn hủ tiếu các loại/năm. Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi
tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa Đồng bằng sông Cửu
Long, Chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị máy móc,
nguồn nhân lực đã đưa năng lực sản xuất của công ty ngày càng tăng vọt. Với
một bộ máy quản lý năng động, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, cùng độ
ngũ công nhân lành nghề công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và công ty đang hướng tới kế
họach xây dựng và áp dụng chương trình HACCP, Global GAP.
Những sản phẩm do công ty sản xuất đều phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của
người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến các sản phẩm truyền thống nổi tiếng như:
Bột dinh dưỡng.
Hủ tiếu ăn liền.
5
Giai đoạn 2013 – 2015 công ty cổ phần thực phẩm ABC sẽ xúc tiến, mở rộng thị
trường xuất khẩu, đưa thương hiệu “Hủ tiếu ăn liền” đứng vững và tiếp tục
khẳng định tên tuổi trên thị trường thế giới.
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
1.1. Tổng quan thị trường toàn cầu.
Hiện nay, ‘Hủ tiếu ăn liền’ sản xuất ra chủ yếu dành cho nội địa nội, xuất
khẩu rất ít. Để thực hiện chủ trương gắn sản xuất với thị trường thế giới, gia tăng
giá trị sản phẩm nông nghiệp, giảm bớt khâu trung gian làm cho hàng hoá Việt
Nam thích ứng với thị trường thế giới nên các doanh nghiệp rất chú ý đến việc
xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh “thực phẩm ăn liền” ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long cũng đều được phép tham gia xuất khẩu sản phẩm
“Hủ tiếu ăn liền”. Vì thế các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt.
Trên thế giới mà đặt biệt là các nước Châu Á rất chuộng sản phẩm hủ tiếu,
vì nó phù hợp với ẩm thực của nhiều quốc gia ở Châu Á. Nhu cầu về các sản
phẩm ăn liền ngày càng tăng, đặt biệt là mì ăn liền, hủ tiếu ăn liền là những sản
phẩm không thể thiếu đối với người dân các nước phát triển và đang phát triển.
Đây là sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu là bột gạo lọc, theo công nghệ gia
truyền mà các quốc gia khác rất khó thực hiện nên sản phẩm “Hủ tiếu ăn liền” có
tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Với phương châm " Uy tín-Chất lượng-Giá cả cạnh tranh”, công ty cổ phần chế
biến thực phẩm ABC sẽ vươn xa ra các thị trường: Đài Loan, Singapore, Nhật
Bản và một số quốc gia khác trên thới giới.
1.2. Tổng quan về khách hàng.
Sản phẩm sản phẩm “hủ tiếu ăn liền” của công ty ABC chiếm 50% thị
phần trong nước với sản lượng tiêu thụ 37,45% sản lượng tiêu thụ của ngành.
Ngoài ra sản lượng “Hủ tiếu ăn liền” ABC chiếm 20,55% tổng số lượng hàng nội
địa được cung cấp cho một số khách hàng ở thành phố HCM để xuất khẩu ra
nước ngoài.
6
- Khách hàng gián tiếp: chính là hệ thống phân phối sản phẩm từ Bắc chí
Nam như siêu thị Co.opmart, Big C, Vinatex, Maximart, BD Mart, hệ thống các
cửa hàng của Vissan, hệ thống phân phối của tập đoàn Metro và một số chợ như:
Chợ Bình Tây, Chợ Bà Chiểu, Chợ Cầu Muối. Có đặc điểm là mua số lượng
hàng hóa lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao.
Khách hàng gián tiếp muốn tạo được niềm tin, uy tín của nhà phân phối
đối với người tiêu dùng khi phân phối những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã
đẹp và đa dạng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Triển vọng tăng trưởng của phân khúc này sẽ phát triển nhờ sản phẩm có
chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên hệ thống phân phối sẽ
phát triển từ hệ thống siêu thị, chợ và mở rộng trên các trang web
Với lượng khách hàng gián tiếp phát triển sẽ làm gia tăng khả năng nhận
biết sản phẩm và niềm tin đối với công ty. Với tiêu chí chọn mua là mẫu mã đa
dạng, chất lượng, chiết khấu, hoa hồng và sản phẩm nổi tiếng.
Sức ép từ các hệ thống phân phối của các công ty trong ngành là yêu cầu
về các dịch vụ chuyên chở, gối đầu, chiết khấu, % hoa hồng, chất lượng sản
phẩm. Nhìn chung, sức ép từ phía khách hàng gián tiếp đối với ngành là không
đáng kể.
- Khách hàng trực tiếp:
- Khách hàng trong nước: Người tiêu dùng sản phẩm đa dạng không phân
biệt nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ, địa lý nhưng đặc biệt chú trọng đến người
nội trợ hơn. Từ đó, công ty đưa ra nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng (hủ tiếu ăn
liền đặc biệt, thượng hạng; loại sợi 1,2 mm, 1,5 mm; loại 100g, 150g…) nhằm
đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.
- Khách hàng nước ngoài : Là các nước Châu Á, với đặc điểm là các rào
cản về kỹ thuật như HACCP, Global GAP và thị trường khó tính là Nhật Bản.
Với tiêu chí chọn mua là sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, đa dạng, tiện
dụng và tạo được sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
7
Triển vọng tăng trưởng của phân khúc với khách hàng trong nước phát
triển nhờ mẫu mã đẹp, đa dạng chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng. Khách hàng nước ngoài có khả năng triển vọng phát triển thêm thị
trường nhờ sản phẩm đạt được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu với rào cản kỹ
thuật như sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chất lượng
theo HACCP.
Từ đó, cho thấy sức ép từ phía khách hàng là cao đối với ngành hiện tại
với các tiêu chuẩn (HACCP, Global GAP) đòi hỏi cao, chất lượng tốt, mẫu mã
đa dạng. Nhưng so với ngành thì công ty cũng bị sức ép từ phía khách hàng
nhưng tương đối nhờ công ty đạt được những tiêu chuẩn trên và có được đội ngũ
riêng biệt để nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và
tiêu chuẩn cao của khách hàng trực tiếp trên.
Chất lượng sản phẩm của công ty luôn được khách hàng công nhận và giữ
vị trí cao trong các lần hội chợ trong và ngoài nước.
Khách hàng trực tiếp chính là hướng phát triển của công ty cần tập trung
dựa trên sự đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm, cải tiến chất lượng, mẫu mã nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng nhóm khách hàng trực tiếp này.
1.3. Đối thủ cạnh tranh.
Lĩnh vực sản xuất hủ tiếu nói chung từ lâu đã được các làng nghề sản xuất
hủ tiếu khai thác, nhưng riêng hủ tiếu ăn liền thì có một số các công ty chú ý
phát triển, các nhân tố thành công mà các công ty quan tâm chủ yếu là hệ thống
phân phối, đổi mới, cải tiến sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm, phát triển
công nghệ, dịch vụ khách hàng,…
Trên thị trường trong ngành sản xuất hủ tiếu ăn liền hiện nay có khá nhiều
công ty, cơ sở sản xuất tham gia như: Công ty thực phẩm Sa Giang, Công ty
CPTP Bích Chi, Công ty chế biến thực phẩm Hòa Hưng… Phần lớn các công ty
này chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chiếm thị phần không đáng kể, xét về qui mô và
8
năng lực có khả năng cạnh tranh tương xứng với Công ty ABC thì công ty Cổ
phần thực phẩm Bích Chi là đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
Mặc dù hiện tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi có 2 mặt hàng chủ
lực là “phở và bánh phồng tôm” nhưng hủ tiếu ăn liền của Bích Chi cũng có
nhiều tiềm năng trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Những sản phẩm của
Bích Chi được chế biến bằng những dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến và
liên tục được cải tiến để tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Mục tiêu tương lai của Bích Chi là chiếm lĩnh thị
trường trong nước, từng bước chinh phục thị trường nước ngoài.
Thương hiệu Bích Chi đã trải qua 44 năm xây dựng và phát triển. Song,
sản phẩm hủ tiếu ăn liền thì chỉ mới được công ty đầu tư khai thác, nên thương
hiệu hủ tiếu ăn liền của Bích Chi chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều. Bên
cạnh đó, thương hiệu hủ tiếu ăn liền của Công ty ABC đã được xây dựng từ năm
2005 và được phát triển liên tục trong những năm qua nên ngày càng khẳng định
vị trí của mình trên thị trường. Do thương hiệu hủ tiếu ăn liền của Bích Chi ra
đời sau nên xét về kênh phân phối tại các siêu thị, cửa hàng, chợ đầu mối không
rộng như Công ty ABC. Từ lợi thế về kênh phân phối của ABC, nên khả năng
cạnh tranh về giá của Bích Chi không thể mạnh bằng ABC.
Cùng với ABC, Bích Chi được thừa hưởng lợi thế về vùng nguyên liệu dồi
dào, cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc lâu năm, nên có mối quan hệ tốt với nhà
cung cấp bột. Nhưng để sản xuất hủ tiếu ăn liền tạo nên nét đặc trưng cho hương
vị của sản phẩm thì Bích Chi chưa thực hiện được.
Hiện tại, Bích Chi có nhà máy sản xuất chung cho tất cả các sản phẩm:
phở, hủ tiếu và bánh phồng tôm. Đa số các thiết bị sản xuất đều do lãnh đạo công
ty tự nghiên cứu chế tạo và đều ứng dụng thành công, kết hợp với việc đầu tư,
xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại. Nhưng so với Công ty ABC, xét về quy
mô thì Bích Chi có phần kém hơn do hiện nay ABC đã xây dựng 2 xưởng
chuyên sản xuất về hủ tiếu.
9
Các sản phẩm của Bích Chi được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ
đầu vào đến đầu ra dựa trên các tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thực hiện tốt
quy trình quản lý sạch, nên sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt. So với ABC thì
Bích Chi có khả năng cạnh tranh tương đối về chất lượng nhưng chỉ kém hơn về
bí quyết công nghệ.
Bích Chi có đội ngũ nhân viên không ngừng nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, đa dạng về mẫu mã chủng loại với nhiều hình thức đóng gói bao bì
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Do Bích Chi tập trung
mở rộng thị phần và nghiên cứu và phát triển cho hai sản phẩm chủ lực nên việc
nghiên cứu và phát triển cho sản phẩm hủ tiếu ăn liền ít được quan tâm hơn. Bên
cạnh đó, ABC có được đội ngủ riêng biệt cho việc nghiên cứu và sản phẩm hủ tiếu
ăn liền. Vì thế, yếu tố này của Bích Chi sẽ không cạnh tranh được với ABC.
Dịch vụ khách hàng của Bích Chi tương đối tốt từ việc cung cấp gối đầu,
chuyên chở cho những hệ thống phân phối đến việc tính hoa hồng bán sản phẩm,
chiết khấu bán hàng. Đây là một lợi thế so với ABC vì công ty đang có thị phần
lớn nên dịch vụ đối với khách hàng ít được quan tâm.
Tóm lại: Có 3 công ty cạnh tranh với ABC nhưng chỉ có Bích Chi là đối
thủ thật sự, còn Sa Giang và Hòa Hưng đối thủ tiềm ẩn nên hiện nay ABC đang
dẫn đầu ngành sản xuất hủ tiếu ăn liền, có lợi thế cạnh tranh mạnh so với đối thủ
là Bích Chi, Sa Giang và Hòa Hưng. Trong các nhân tố thành công chủ yếu của
ABC có 3 điểm mạnh: hệ thống phân phối nội địa, thương hiệu nổi tiếng, quan
hệ tốt với nhà cung cấp. Bên cạnh đó, các yếu tố: nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất và khả năng cạnh tranh về giá là
những yếu tố quan trọng trong các yếu tố dẫn đến thành công. Tuy nhiên, yếu tố
dịch vụ khách hàng của ABC còn yếu hơn so với Bích Chi.
1.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn có thể là mối nguy cơ đối với các công ty trong ngành sản
xuất hủ tiếu nói chung cũng như hủ tiếu ăn liền nói riêng. Họ là yếu tố làm giảm
10
lợi nhuận của các công ty, do họ đưa vào khai thác năng lực sản xuất mới, với
mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Những đối thủ tiềm ẩn có thể cạnh tranh với các công ty trong ngành nhờ
vào năng lực sản xuất mới, nguồn tài chính mạnh, ứng dụng công nghệ cao, bên
cạnh đó cũng có thể xuất hiện nhiều đối thủ tiềm ẩn nhằm trục lợi với những sản
phẩm hàng giả, hàng nháy sẽ làm giảm uy tín, lòng tin của khách hàng, tốc độ phát
triển của ngành…đối với những công ty trong ngành, trong đó có công ty ABC.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là mối đe dọa lớn về doanh thu và thị phần
đối với công ty ABC cũng như các công ty khác trong ngành. Do đó, để ngăn
chặn sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh mới này, công ty cần duy trì hàng
rào hợp pháp để ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài.
1.5. Triển vọng và cơ hội thị trường cho Công ty ABC.
Trước cơ hội toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đều muốn tham gia thị
trường toàn cầu nhằm mục đích lợi nhuận cao và mở rộng quy mô sản xuất.
Công ty ABC là một trong những công ty có đủ tiềm lực, uy tính để tham gia thị
trường này.
Với sản phẩm hủ tiếu ăn liền mang hương vị đậm đà, đặt trưng của Việt Nam và
có công nghệ chế biến gia truyền thì khả năng cạnh của sản phẩm trên thị trường
thế giới là rất cao. Để khẳng định đều này, qua các năm từ 2009 đến năm 2012
Công ty ABC đều có mức tăng trưởng đáng kể, thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Tình hình hoạt động tài chính qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)
Tiêu chí 2012 2011 2010 2009
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 110,837 109,433 118,943 88,898
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 19,503 15,699 18,546 17,718
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19,508 15,954 18,794 17,981
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18,352 15,152 18,794 17,981
11
Qua bảng thống kê trên ta thấy lợi nhuận thuần của công ty tăng dần qua
các năm từ năm 2006-2009. Điều này, mở ra một triển vọng và cơ hội rất tốt cho
công ty ABC khi tham gia thị trường toàn cầu.
2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU:
2.1. Đài Loan:
2.1.1. Thông tin chung:
- Diện tích: 35.980 km2 (trong đó: đất liền: 32.260 km2, mặt nƣớc: 3.720
km2)
- Dân số: 23.234.936 người (tháng 7/2012)
- Tôn giáo: Đạo Phật và đạo Giáo 93%; Thiên chúa giáo 4,5%; Khác 2,5%
- Đơn vị tiền tệ: Đài tệ (NT$), 1 USD = 28.850 NT$ (tỉ giá 10/2012)
- Cơ cấu hành chính:
+ Đài Loan chia toàn lãnh thổ đảo thành ba khu hành chính: gồm Đài Bắc,
Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển nhất và tập trung nhiều khu
công nghiệp. Đài Bắc còn có một ngành điện ảnh phát triển. Đài Trung cũng có khu
công nghiệp nhƣng ít hơn ở Đài Bắc. Đài Nam chủ yếu là vùng nông nghiệp.
+ Về đơn vị hành chính, phần lãnh thổ Trung Quốc mà chính quyền Đài
Loan quản lý được chia thành tỉnh Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến, thành phố Đài Bắc,
và thành phố Cao Hùng. Tỉnh Đài Loan lại đƣợc chia thành 18 huyện và 7 thành
phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Phúc Kiến đƣợc chia thành 2 huyện. Thành phố Đài
Bắc được chia thành 12 khu. Thành phố Cao Hùng đƣợc chia thành 10 khu..
+ Các thành phố chính: Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung, Đài Nam, Cơ
Long, Tân Trúc, Gia Nghĩa.
- Phong tục tập quán: Phong tục tập quán của ngƣời Đài Loan rất gần gũi
với phong tục tâp quán của ngƣời Việt Nam, thời gian tính theo cả dương lịch và
âm lịch, phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1, ngày
giỗ thờ cúng tổ tiên. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà,
12
cha mẹ và con cháu.
2.1.2. Thông tin kinh tế năm 2012:
- GDP (ppp): 901,9 tỉ USD
- Tăng trưởng GDP: 1,3%
- GDP theo đầu người: 38.500 USD
- Kim ngạch xuất khẩu: 288,2 tỉ USD
- Kim ngạch nhập khẩu: 261,6 tỉ USD
- Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc (14,2%), Hoa Kỳ (10%), Nhật
Bản (20,7%), Hàn Quốc (6,4%) , Ả rập Xê út (4,7%) (năm 2010)
2.1.3. Quan hệ với Việt Nam:
- Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách “Một nước Trung Hoa”, ủng hộ sự
nghiệp thống nhất Trung Quốc. Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt
Nam đã công nhận nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là người đại diện duy nhất
của nhân dân Trung Quốc và chỉ có một nước Trung Quốc, còn Đài Loan là một bộ
phận không thể tách rời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
- Việt Nam chỉ giao thương về kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hóa với
Đài Loan, không phát triển quan hệ chính thức với Đài Loan.
- Đến nay, Việt Nam và Đài Loan đã ký kết các thỏa thuận về bảo hộ đầu
tự, thương mại, hợp tác trong lĩnh vực lao động, nông nghiệp và thủy sản.
- Năm 2011 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đài Loan
đạt 10,4 tỉ USD tăng 23,5% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu chỉ nhích
hơn 1 chút so với năm 2010 đạt trị giá 1,8 tỉ USD và vẫn tăng trƣởng ổn định ở
mức xấp xỉ 28% so với năm 2010, kim ngạch nhập khẩu thì tăng mạnh với trị giá
8,5 tỉ USD, tăng trưởng 36% so với năm 2010.
2.2. Singapore:
2.2.1. Thông tin chung:
- Diện tích: 692,7 km2, gồm 64 đảo, 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ.
- Dân số: 5.353.494
13
- Tuổi trung bình: 33.5 tuổi
- Tôn giáo: Đạo Phật 42.5%, Đạo Hồi 14.9%, Taoist 8.5%, Hindu 4%,
Catholic 4.8%, Thiên chúa 9.8%, không tôn giáo 14.8%.
- Tỷ giá hối đoái: SGD/USD1.253 (2012), 1.234 (2011); 1.3635 (2010);
1.4545 (2009); 1.415 (2008)
2.2.2. Thông tin kinh tế:
- Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ
bên ngoài, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở
trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển
cao hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa
tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore
có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Du-rông
(Jurong). Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng
bán dẫn.
- Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở
Châu Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền
kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến
Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới
mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm
kinh doanh.
- Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành
công. Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham
nhũng, giá cả ổn đỉnh, và thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hẩu
hết các nước phát triển khác. Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc
biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm,
và lĩnh vực dịch vụ tài chính. GDP thực tế tăng trưởng trung bình 7,1% từ năm
2004 - 2007. Nền kinh tế sụt giảm 0,8% trong năm 2009 do hệ quả của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại hồi phục 14,5% trong năm 2010 và
14
5,3% trong năm 2011, với sức mạnh của xuất khẩu. Về lâu dài, Chính phủ hy
vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trưởng mới tập trung vào nâng cao năng suất.
- Singapore đã thu hút được đầu tư lớn vào sản xuất dược phẩm và công
nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là trung tâm tài chính và
công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á. Năm 2011 và 2012, do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Singapore chỉ đạt được lần
lượt là 4.9% và 2.1%.
- GDP (ppp): 320 tỷ USD (đứng hàng thứ 40 trên thới giới)
- GDP theo đầu người: 57.800 USD/người/năm.
- Tổng kim ngạch XNK: 781,1 USD
2.2.3. Quan hệ với Việt Nam:
- Văn bản ký kết:
+ Hiệp định hàng hải thương mại (4/1992);
+ Hiệp định về vận chuyển hàng không(4/1992);
+ Hiệp định thương mại (9/1992);
+ Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992);
+ Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường
(14/5/1993);
+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994);
+ Hiệp định hợp tác về du lịch (8/1994);
và một số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như thanh niên (3/1995) và
báo chí (01/1996), văn hoá thông tin (4/1998)...
- Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong nh ng năm gần đây:
Đơn vị USD)
Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng KN Tỷ lệ tăng XK chiếm
2010 3,121,313,573 4,101,144,202 6,222,457,775 -1,6% 34,1%
2011 2,285,653,117 6,390,575,285 8,676,228,402 39,4% 26,3%
2012 2,367,896,604 6,690,330,106 9,058,226,710 4,,4% 26,34%
15
2.3. Nhật Bản
2.3.1 Thông tin chung:
- Diện tích: 377.915 km2
- Dân số: 127,4 triệu người (tính đến tháng 12/2012), trong đó người Nhật
Bản 98,5%, Hàn Quốc 0,5%, Trung Quốc 0,4%, khác 0,6%.
- Tôn giáo: 83,9% theo Thần Đạo, 71,4% theo Phật Giáo, 2% theo đạo
Thiên Chúa Giáo, và 7,8% theo các đạo khác (nhiều người Nhật theo cả Thần
Đạo và Đạo Phật).
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Yên (JPY) – Tỷ giá 1USD = 89 Yen
- Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, với năng
suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm
xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ
kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70.
- Tháng 3 năm 2011, thảm họa kép sóng thần và động đất tại vùng Đông
Bắc Nhật Bản đã khiến nước này rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hiện nay,
Nhật Bản đang thực hiện tái cơ cấu, khôi phục lại nền kinh tế. Với truyền thống
cần cù, sáng tạo, tiềm lực về khoa học công nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế
Nhật sẽ sớm phục hồi và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới.
2.3.2. Thông tin kinh tế:
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
GDP 4.478 tỷ USD 4.444 tỷ USD 4.617 tỷ USD
(tăng 3.9%)
Tăng trưởng GDP 4.5% - 0.8% 2.2%
GDP theo đầu người 35.000 USD 34.700 USD 36.200 USD
(Tăng 4,3%)
Lực lượng lao động 65,9 triệu người 65,91 triệu
người
65,27 triệu
người
Tỷ lệ thất nghiệp 5% 4.6% 4.4%
16
Tỷ lệ lạm phát - 0.7% - 0.3% 0.1%
Kim ngạch xuất khẩu 730.1 tỷ USD 787 tỷ USD 792.9 tỷ ÚD
Kim ngạch nhập
khẩu
639.1 tỷ USD 807.6 tỷ USD 856.9 tỷ USD
(Nguồn: VCCI)
2.3.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam
- Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
- Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư
Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường
đầu tư vào Việt Nam.
- Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
(VJEPA). VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm
các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi
trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…
KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN
Đơn vị: Tỷ USD
2008 2009 2010 2011 2012
Việt Nam xuất khẩu qua Nhật 8.54 6.3 7.7 10.78 13.1
Việt Nam nhập khẩu từ Nhật 8.24 7.3 9.0 10.4 11.6
Tổng kim ngạch XNK 16.78 13.6 16.7 21.18 24.7
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Về thương mại, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác hàng đầu của
Việt Nam, hiện đang đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ, là thị trường xuất khẩu
thứ 3 có cán cân thương mại tương đối cân bằng. Năm 2011 Nhật Bản phải chịu
đại thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng, nhưng
quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước vẫn
phát triển mạnh mẽ. Riêng về thương mại, theo thống kê của Tổng cục Hải quan
Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước từ tháng 1 đến tháng 10 năm
17
2011 đạt 16,945 tỷ USD, tăng 25,27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất
khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,543 tỷ USD, tăng 37,72%. Dự kiến, kim
ngạch hai chiều năm 2011 sẽ đạt khoảng 20,3 tỷ USD, xuất khẩu đạt 10,3 tỷ
USD
Thị trường Nhật tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ mở ra
thuận lợi. Để tăng nhanh, tăng mạnh và bền vững xuất khẩu sang Nhật Bản, các
doanh nghiệp Viêt Nam phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu số 1 về nhập khẩu là vệ
sinh, an toàn thực phẩm theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản.
khoa học công nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ sớm phục hồi
và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới.
Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư
Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường
đầu tư vào Việt Nam.
Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
(VJEPA). VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm
các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi
trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…
3. Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Hủ tiếu ăn liền.
Như ta đã biết, mặt hàng hủ tiếu ăn liền là một mặt hàng chủ yếu được sản
xuất bằng bột lọc mà chỉ có ở Sa Đéc – Đồng Tháp và có truyền thống từ lâu đời.
Cùng với sự phát triển của ngành thực phẩm và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
và công nghệ . Nhờ đó, mà người ta đã ứng dụng vào sản xuất hủ tiếu thay thế
một phần lao động thủ công vất vả, năng suất thấp.
Do có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm ăn liền như hủ tiếu, mì,… giữa các
quốc gia là do có sự chênh lệch về giá cả, phẩm chất, lợi thế so sánh ở mỗi quốc
gia và trên hết là tính độc đáo riêng biệt của văn hoá ẩm thực giữa các quốc gia
và dân tộc. Như vậy cùng với hàng loạt các loại hàng hóa khác, việc xuất khẩu
18
hủ tiếu ăn liền giữa các quốc gia cũng là xu hướng tất yếu. Qui mô xuất nhập
khẩu của nó sẽ phát triển cùng với sự phát triển kinh tế mỗi nước và của các
quốc gia trên toàn thế giới.
Những hoạt động của các cơ quan ở mọi cấp gắn với chủ quyền trong phạm
vi quốc gia và vượt ra khỏi phạm vi quốc gia sẽ chi phối những quyết định
Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế.
Phạm vi và mức độ quan tâm tới Marketing toàn cầu và tính tất yếu của mối
quan hệ đó đối với bất kỳ một Chính phủ nào, phụ thuộc một phần vào loại hình
của hệ thống pháp luật.
Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới bằng
việc trở thành một thành viên, người lập kế hoạch, người điều khiển, hay người
kích thích do vậy mà tác động đến hoạt động Marketing quốc tế như một lực
lượng môi trường.
Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO và vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Các
doanh nghiệp trong nước được giao vốn kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù
chi và có lãi. Công ty ABC cũng có trách nhiệm và quền hạn như vậy. Theo
quyết định của Chính phủ và Bộ Thương mai, ABC có quyền tự do và trực tiếp
xuất khẩu. Hiện nay Nhà nước đã khuyến khích hoạt động xuất khẩu ra nước
ngoài, đặc biệt là những mặt hàng đã được chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm.
Hiện nay, Nhà nước rất quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham
gia, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người
dân. Có thể nói hoạt động xuất khẩu các mặt hàng làm từ nguyên liệu lúa, gạo
như hủ tiếu ăn liền hiện nay là một thời cơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt
hàng này.
4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường:
19
Một trong những tác động đến chiến lược Marketing của công ty đó là tình
hình cạnh tranh trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải tìm kiếm những hoạt
động Marketing để giữ vững vị trí của mình trên thị trường .
Cạnh tranh xảy ra là do các doanh nghiệp trong quá trình tìm chỗ đứng trên
thị trường trong nền kinh tế thế giới cố gắng tạo nên tính độc đáo cao nhất cho
sản phẩm. Để có được một kế hoạch hoá Marketing quốc tế phù hợp thì điều
quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là phải hiểu biết về cơ cấu cạnh tranh, loại
cạnh tranh và các hoạt động của đối thủ. Những công cụ cạnh tranh tồn tại cùng
với các quyết định về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và khuyếch trương. Điều
này có liên quan đến những sản phẩm mà đã có những tiêu chuẩn quốc tế hay
được phân hạng theo những tiêu chuẩn đã được thừa nhận.
Với sản phẩm hủ tiếu ăn liền là mặt hàng có rất nhiều quốc gia chưa sản
xuất được. Hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt nên giá cả trong nước luôn thay
đổi và thích ứng với thị trường. Thị trường nước ngoài thì còn nhiều tiềm năng
hơn, cơ hội xuất khẩu ngày càng mở rộng như: Nhật Bản, Đài loan,
Singapore…Chính vì lẽ đó, mức giá đưa ra cao hay thấp để đạt được hiệu quả và
lãi suất đối với công ty vẫn còn đang ở phía trước.
5. Chọn thị trường quốc gia mục tiêu cho Cty ABC.
Hình 5a: Phân khúc thị trường. Hình 5b: Chọn phân khúc
20
Từ những thông tin thu được của công tác nghiên cứu, phân khúc thị trường
ở trên, công ty rất cần thiết phải xác định cho mình những đoạn thị trường mục
tiêu trong thời gian tới từ đó có các chiến lược, chiến thuật Marketing phù hợp.
5.1. Bảng tính điểm hấp dẫn thị trường (tính cho 2 năm: 2014 và 2015)
Căn cứ vào phân tích trường như trên, ta chọn các trọng số tương ứng cho
các tiêu chỉ tiêu kinh tế theo bảng sau:
5.2. Đánh giá và chọn thị trường quốc gia mục tiêu:
Từ những thông tin thu được của công tác nghiên cứu thị trường ở trên,
công ty rất cần thiết phải xác định cho mình những đoạn thị trường mục tiêu
trong thời gian tới (2014 – 2015) từ đó có các chiến lược, chiến thuật Marketing
phù hợp.
Thông qua bảng số liệu về điểm hấp dẫn thị trường, ta có thể thấy rằng quốc
gia có tiềm năng nhất là Nhật bản (đạt 36,45 điểm). công ty phải có các biện
pháp tập trung mở rộng thị trường này một cách hiệu quả nhất.
- Khách hàng mục tiêu là tất những người có thu nhập từ 4.000$/tháng trở
xuống ở thành thị và nông thôn, độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, qua tính toán lực
lượng này chiếm khoảng 63% dân số Nhật Bản, tương đương 80 triệu người.
- Tính tổng dung lượng thị trường: Trong 2 năm 1 người dùng tối thiểu 2
gói hủ tiếu ăn liền (tương đương 0.2kg).
+ TOM = 80 (triệu) x 0.2 (kg) = 16.000 tấn/2năm
Stt Nước
Dân số
(triệu người)
GDP/người
Mức tiêu thụ
(kg/người/năm)
Điểm
1 Đài Loan 23 38.5 0.4 16.35
2 Singapore 5 57.8 0.3 18.3
3 Nhật Bản 127 36.5 0.2 36.45
Trọng số: 0.2 0.3 0.5
21
- Tính dung lượng thị trường có khả năng khai thác: Để đảm bảo kế
hoạch maketing khả thi ta chọn dung lượng thị trường có khả năng khai thác của
công ty: bằng 10% c tổng dung lượng thị trường đã phân khúc (bằng 10% của
TOM).
+ TAM = 16.000 (tấn) x 0.1 = 1.600 tấn/2năm
- Xác định mục tiêu thị trường cho công ty trong giai đoạn 2014 – 2015.
+ Năm 2014: Do mới thâm nhập thị trường quốc tế, chưa biết am hiểu
nhiều về nhu cầu sản phẩm hủ tiếu ăn liền của công ty đối với người Nhật nên
chọn mục tiêu năm 2014: bằng 30% dung lượng thị trường có khả năng khai tác
của công ty (bằng 30% của TAM).
SOM (2014) = 1.600(tấn) x 0.3 = 480 tấn/năm.
+ Năm 2015: chọn mục tiêu bằng 70% dung lượng thị trường có khả năng
khai tác của công ty (bằng 70% của TAM).
SOM (2015) = 1.600(tấn) x 0.7 = 1.120 tấn/năm
6. Các phương thức thâm nhập thị trường.
- Định vị thị trường.
Hình 6.1: Định vị thị trường
22
Quyết định phương thức thâm nhập là một trong những quyết định quan
trọng nhất, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chiến lược cũng như lợi nhuận và
rủi ro.
- Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập để tiến
hành giới thiệu, bán sản phẩm qua thị trường Nhật Bản. Xuất khẩu gián tiếp có
một ưu điểm cơ bản là đầu tư ít và hạn chế được các rủi ro trên thị trường nước
ngoài còn mới mẻ. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ bị hạn chế và rất ít liên hệ trực tiếp
với thị trường nước ngoài, hạn chế khả năng thích ứng với các biến động. Xuất
khẩu gián tiếp thường sử dụng để thăm dò khách hàng quốc tế hoặc quy mô thị
trường nước ngoài đối với sản phẩm tương đối nhỏ.
- Xuất khẩu trực tiếp
Công ty ABC trực tiếp thực hiện các hoạt động cần thiết cho việc phân
phối sản phẩm trên thị trường Nhật Bản. Điểm mạnh cơ bản nhất của xuất khẩu
trực tiếp là khả năng tăng lợi nhuận, chủ động tham gia vào quá trình phân phối,
thiết lập được những mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và thị trường, do đó
nắm bắt được những biến động và thích ứng. Tuy nhiên, các rủi ro cũng nhiều
hơn và có thể đòi hỏi đầu tư lớn hơn. Mặt khác, còn có hạn chế rào cản áp dụng
đối với nhập khẩu. Xuất khẩu trực tiếp thường được coi là thích hợp đối với các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ như Công ty ABC.
7. CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P
7.1. Chiến lược sản phẩm
Mặt hàng hủ tiếu ăn liền là mặt hàng có tính chất đặc biệt do chỉ sản xuất
được ở vùng có nguyên liệu là bột gạo lọc chất lượng cao, mang những nét văn
hoá ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Tất cả đều có những tính chất chung là được
sản xuất bới chính bàn tay con người, kết hợp với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật,
vì vậy sản phẩm hủ tiếu ăn liền có độ dinh dưỡng cao. Có nhiều loại mỗi loại có
giá trị kinh tế khác nhau, là loại thực phẩm xấy khô từ bột nên cần phải bảo quản
23
ở nơi khô ráo để tránh móc. Đồng thời phải có những thời gian lưu kho vận
chuyển hợp lý.
Chính sách sản phẩm của Marketing xuất khẩu có hai vấn đề chủ yếu có
liên quan với nhau: Kế hoạch hoá phát triển sản phẩm, chiến lược sản phẩm.
Đối với Marketing xuất khẩu chiến lược sản phẩm trở thành chính sách về
sự thích nghi hoá và tiêu chuẩn hoá. Cùng với việc nghiên cứu thị trường và
chiến lược lựa chọn thị trường, chiến lược sản phẩm xác lập thành chiến lược
Marketing trong công ty để nghiên cứu thị trường công ty cần có các chiến lược
nghiên cứu sản phẩm thích hợp cho mặt hàng hủ tiếu ăn liền.
- Kế hoạch hoá và phát triển sản phẩm :
Hiện nay, trên thị trường Nhật Bản mặt hàng hủ tiếu ăn liền bán với số
lượng không đáng kể, chất lượng thấp, mẫu mã bao bì thì rất bắt mắt. Vì vậy nên
cải tiến sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm là đều cần thực hiện trước
khi xuất khẩu qua thị trường này. Thay đổi kích cỡ bao bì, hình thức, mẫu mã
phải gắn nhãn hiệu nơi sản xuất, cung cấp các dịch vụ, cải tiến các mẫu mã, chất
lượng sản phẩm là một trong những hướng tiếp cận nhằm nâng cao khả năng
xuất khẩu sản phẩm. Công ty ABC sẵn có một lực lượng cán bộ công nhân viên
kỹ thuật, chuyên ngành, có trình độ cao có thể đi sâu phân tích, nghiên cứu để
phát triển các mẫu mã, mầu sắc, từ đó kích thích các nhu cầu tiêu thụ trên thị
trường xuất khẩu. Thực chất công ty ABC đang thực hiện các yêu cầu của khách
hàng về các mặt hàng hủ tiếu, từ đó công ty ABC có các quyết định sản xuất
những mẫu mã của công ty đã nghiên cứu chế biến các loại bao bì, đóng gói sản
phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
7.2. Chiến lược giá.
Nguyên lý và cách vận dụng để xác định giá xuất khẩu về cơ bản không
khác với việc xác định giá cho thị trường nội địa. Người tiêu dùng cần phải cảm
thấy họ nhận được toàn bộ giá trị tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra. Ngược lại
người xuất khẩu phải thu được lợi nhuận hoặc ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo
24
các mục tiêu tổng thể của công ty. Nói chung, quyết định về giá bao gồm việc
xác định giá ban đầu cũng như việc thay đổi mức giá xác định cho sản phẩm của
các thời điểm khác nhau.
Theo thực trạng hiện nay của công ty ABC gặp khó khăn về thủ tục hải
quan của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá khá phức tạp nên thời gian lưu
kho bãi lâu, ngoài ra có rất nhiều phụ phí liên quan lên chi phí cho việc xuất
khẩu tăng lên, dẫn tới việc giá xuất khẩu cũng tăng. Do tình hình chung và thói
quen của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giá xuất khẩu thường là giá
FOB lợi nhuận của công ty vì thế mà giảm đi.
Vì vậy công ty cần có các biện pháp giải quyết chi phí để hạ giá xuất khẩu
sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các công ty xuất khẩu
cùng mặt hàng, bằng các biện pháp như:
- Giảm bớt chi phí sản xuất, bao bì sản phẩm, sản xuất khép kín (hình thành
vùng nguyên liệu sẵn có cho công ty).
- Tiến hành các thủ tục hải quan trước khi đưa hàng vào kho bãi, thực hiện
việc chuyên trở và xuất khẩu hợp lý giảm thời gian lưu kho bãi tối thiểu.
Tiến hành xuất khẩu theo giá cao nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty
ngoài ra công ty cần phải lập kế hoạch, đề ra các mục tiêu cụ thể cho việc xuất
khẩu tới thị trường Nhật Bản. Công ty cần xác định mục tiêu chủ yếu, từ đó có
các biện pháp chính sách giá tăng hay giảm hợp lý.
7.3. Chiến lược phân phối
Trong hoạt động kinh doanh, kênh phân phối là một trong những chính sách
rất quan trọng của chiến lược Marketing. Trong hoạt động xuất khẩu thì kênh
phân phối càng trở nên quan trọng.
Đối với mỗi mặt hàng, có hệ thống kênh phân phối khác nhau. Mặt hàng hủ
tiếu ăn liền là mặt hàng dễ bị gãy vụn, đổ vỡ nên công ty cần phải có hệ thống
thông kênh hợp lý nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, đúng tiêu chuẩn,
25
số lượng mà vẫn giữ được chất lượng của mặt hàng nhằm đảm bảo uy tín của
công ty.
Công ty cần có một hệ thống kênh phân phối mà trong đó tồn tại một hoặc
hai trung gian như đại lý, công ty nhập tại Nhật Bản để có thể đưa hàng tới tay
người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Ngoài ra, công ty không chỉ xuất khẩu hủ
tiếu ăn liền mà còn tiếp tục nghiêm cứu, tìm hiểu xuất khẩu các sản phẩm hiện
có của công ty để sử dụng hiệu quả kênh phân phối.
Một vấn đề công ty cần phải quan tâm trong việc xác định kênh phân phối
mặt hàng hủ tiếu ăn liền là hiện nay công ty chưa có quan hệ trực tiếp đối với các
công ty, khách hàng trực tiếp tiêu thụ mặt hàng này tại Nhật Bản, công ty chỉ
mới thực hiện xuất tới tay người nhập. Những vấn đề còn lại như: ai là người
tiêu dùng?, số lượng bao nhiêu?, người nhập còn nhập của những ai? thì công ty
chưa theo dõi được. Nói cách khác, chưa có một hệ thống kênh phân phối hoàn
chỉnh, số lượng và mặt hàng hủ tiếu ăn liền của công ty xuất cho người nhập mới
chỉ thực hiện theo từng thương vụ, chỉ có quan hệ trên hợp đồng mua chứ chưa
có một sự liên kết, ràng buộc giữa các thành viên trong kênh. Do đó các hoạt
động khác của công ty, như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Vì vậy vấn đề của công ty hiện nay là nên xác lập một hệ thống
kênh phân phối mà công ty có thể chi phối được và qua đó có thể kiểm soát được
thị trường xuất khẩu qua Nhật Bản.
7.4. Chiến lược chiêu thị
Trong hoạt động kinh doanh xuất khập khẩu, giao tiếp chiêu thị có quan
trọng hay không?, giữ vị trí thế nào? tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị thế của
công ty, đặt điểm chu kỳ sống của sản phẩm... Hiện nay, trên thị trường quốc tế
mặt hàng hủ tiếu ăn liền Việt Nam chưa phổ biến và chưa được người tiêu dùng
Nhật biết đến, vì vậy công ty cần phải đẩy mạnh chiến lược chiêu thị. Công ty
cần tích cực thông qua các hội trợ, hội thảo, tích cực tham gia vào các cuộc thảo
luận chuyên ngành để giới thiệu, khẳng định chất lượng, và khả năng cung cấp
26
mặt hàng này của công ty. Thông qua đó, công ty có thể tạo mối quan hệ, thiết
lập được các thương vụ với các bạn hàng mới, khẳng định uy tín của mình trên
thị trường thới giới.
Ngoài ra công ty còn có thể mở thêm các phòng triển lãm, trưng bày giới
thiệu sản phẩm tại Nhật Bản và ở những nơi được thế giới xếp hạng là danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử của thế giới ở trong nước như: Huế, Hạ Long; Hội
An... và thông qua các tạp chí chuyên ngành để thực hiện việc quảng cáo sản
phẩm hoặc qua hoạt động xuất khẩu uỷ thác các mặt hàng khác.
7.5 Xúc tiến thương mại
Có tầm quan trọng rất lớn với Công ty. Năm 2013 công ty tập trung cho
công tác chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực và thủ tục xuất khẩu qua thị trường Nhật
Bản. Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại qua 4 phương thức:
- Quảng cáo.
- Khuyến mại.
- Tuyên truyền.
- Bán hàng các nhân.
Công ty có thể tiến hành in ấn sản phẩm, catalogue giới thiệu về sản phẩm
của mình. Thành lập website giới thiệu về công ty, bán hàng trực tuyến, gửi
thông tin phản hồi của khách hàng tới công ty. Thông qua các phóng sự, phương
tiện truyền thông địa phương giới thiệu về làng nghề làm bột lọc Sa Đéc nhằm
quảng bá sản phẩm, ở thêm các phòng triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm
tại Nhật Bản.
Khuyến mãi, khuyến mại được áp dụng cho các nhà phân phối với số
lượng lớn và các khách hàng mua trực tiếp tại công ty, cần phải đào tạo đội ngũ
nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
8. Kết luận và Kiến nghị.
8.1. Kết luận
27
Qua việc đi sâu tìm hiểu tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hủ tiếu
ăn liền. Tôi đã thấy được điều kiện thuận lợi, khó khăn, cũng như hiểu được
phần nào về qúa trình sản xuất và xuất khẩu ở công ty ABC hiện nay.
Việc tạo mọi điều kiện, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hủ
tiếu ăn liền là điều rất cần thiết. Nó đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp. Sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn
có tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa của cả nước), làm tăng kim
ngạch xuất khẩu của công ty. Không những thế, việc giữ gìn và phát triển ẩm
thực Nam bộ Việt Nam đã có từ xưa. Nó là một tài sản qúy báu mà lớp người đi
sau được kế thừa và phát huy.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty ABC sẽ từng bước phát triển đi
lên vững chắc. Để đạt được điều này trước hết phải kể đến sự giúp đỡ của các cơ
quan nhà nước (trực tiếp là Bộ Công thương) cũng như sự sáng tạo, tìm tòi cố gắng
vươn lên của bản thân cán bộ, công nhân viên và Ban giám đốc công ty.
Những thành tựu công ty đã đạt được trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
hủ tiếu ăn liền trong thời gian qua là đáng khích lệ, thể hiện tính đúng đắn trong
đường lối đổi mới kinh tế hướng ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
8.2. Kiến nghị
Nhà nước nên có chủ trương tập trung khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng
kim ngạch, thu ngoại tệ để cân bằng cán cân thương mại của quốc. Muốn vậy
cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất khẩu phù hợp với tình
hình thực tế và dự báo tốt trong tương lai.
Cụ thể là nên qui định hành lang pháp lý thông thoáng, đổi mới các chính
sách tài chính tín dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu, xóa bỏ cản trở xuất khẩu. Đối
với các sản phẩm chế biến, gia tăng giá trị từ nông nghiệp phải được Nhà nước
ưu tiên, hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu. Còn các mặt hàng khác cần cho phép tự do
xuất khẩu trong khuôn khổ phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp được phép, cần
nghiên cứu và xem xét kỹ luật đầu tư trong nước, mọi qui định tại luật này phải
nhằm khuyến khích người sản xuất, xuất khẩu.
28
Nhà nước cần có những chính sách trợ giá cho sản xuất mặt hàng chế biến
từ các sản phâm nông nghiệp để tăng sự cạnh tranh của sản phẩm với các quốc
gia trên thế giới. Cần hỗ trợ và giảm thuế xuất khẩu cho các mặt hàng làm từ
nông nghiệp và giảm bớt các thủ tục hải quan để giảm chi phí kho bãi cho sản
phẩm của các công ty xuất khẩu.
Đầu tư khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ trong sản xuất, gia
tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp nhằm đưa nền nông nghiệp Việt Nam trở
thành nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới./.
29
HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU
1. Qui trình sản xuất hủ tiếu sợi
30
2. Hủ tiếu đã cắt sợi
3. Thành phần dinh dưỡng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mshv_01003_tran_van_chinh_tieu_luan_maketing_5669.pdf