Đề tài Kế toán tài chính từ cách nhìn của các chuyên gia
Bằng việc tập trung vào phát
triển nhân tài, vai trò mới về tài
chính cũng như những tiêu chuẩn
có tính sáng tạo, các giám đốc tài
chính (CFO) đều có thể khai thác
được lợi thế cạnh tranh với các
công ty của mình.
Thế nhưng, chính họ và những tổ
chức tài chính mà họ đứng đầu
đang phải chịu sức ép rất lớn từ
các thị trường vốn cùng các nhà
đầu tư để giữ được quan hệ tốt
trước một thị trường toàn cầu
đang thay đổi nhanh chóng. Dẫu cho các tổ chức tài chính có tiếng là
chịu được sự thay đổi, thậm chí ở những công ty tốt nhất họ còn tạo ra
một số tiến trình trong việc thúc đẩy điều đó, thế nhưng đây không chỉ
đơn thuần là những con số mà còn phải tạo ra lợi nhuận.
Những công ty này đòi hỏi các chuyên gia tài chính không chỉ có khả
năng cạnh tranh thạo việc để hướng việc tổ chức tài chính đi theo con
đường phù hợp nhất, mà còn phải đảm đương được những công việc
khó khăn khi người khác không thể hoàn thành. Và những kỳ vọng này
có nghĩa là các công ty phải cố gắng hết sức để thu hút và giữ chân
những người giỏi chuyên môn về tài chính - như vậy sẽ duy trì được
một môi trường mà các tổ chức tài chính có thể tạo ra nhiều lợi nhuận
và thực hiện công việc chất lượng hơn.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế toán tài chính từ cách nhìn của các chuyên gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cạnh tranh tài chính từ cách nhìn của các chuyên gia
Minh Hà dịch từ The McKinsey Quarterly
Bằng việc tập trung vào phát
triển nhân tài, vai trò mới về tài
chính cũng như những tiêu chuẩn
có tính sáng tạo, các giám đốc tài
chính (CFO) đều có thể khai thác
được lợi thế cạnh tranh với các
công ty của mình.
Thế nhưng, chính họ và những tổ
chức tài chính mà họ đứng đầu
đang phải chịu sức ép rất lớn từ
các thị trường vốn cùng các nhà
đầu tư để giữ được quan hệ tốt
trước một thị trường toàn cầu
đang thay đổi nhanh chóng. Dẫu cho các tổ chức tài chính có tiếng là
chịu được sự thay đổi, thậm chí ở những công ty tốt nhất họ còn tạo ra
một số tiến trình trong việc thúc đẩy điều đó, thế nhưng đây không chỉ
đơn thuần là những con số mà còn phải tạo ra lợi nhuận.
Những công ty này đòi hỏi các chuyên gia tài chính không chỉ có khả
năng cạnh tranh thạo việc để hướng việc tổ chức tài chính đi theo con
đường phù hợp nhất, mà còn phải đảm đương được những công việc
khó khăn khi người khác không thể hoàn thành. Và những kỳ vọng này
có nghĩa là các công ty phải cố gắng hết sức để thu hút và giữ chân
những người giỏi chuyên môn về tài chính - như vậy sẽ duy trì được
một môi trường mà các tổ chức tài chính có thể tạo ra nhiều lợi nhuận
và thực hiện công việc chất lượng hơn.
Giữa bối cảnh đó, một cuộc thảo luận của các chuyên gia tài chính đã
được tổ chức tại diễn đàn CFO năm 2007 của McKinsey ở Luân đôn.
Danh sách những người tham gia gồm có Jesper Brandgaard – phó chủ
tịch điều hành cũng là giám đốc tài chính của Novo Nordisk; John
Connors – hội viên của hãng cho vay vốn Ignition Partners và cũng là
giám đốc tài chính của Microsoft; Jonathan Peacock – giám đốc tài
chính và là giám đốc hành chính của Novartis Pharmaceuticals; và
Helen Weir – giám đốc tài chính nhóm của Lloyds TSB, cùng với
Herbert Pohl – một cộng sự tại văn phòng ở Dubai của McKinsey –
điều hành buổi tọa đàm này. Dưới đây là toàn bộ cuộc nói chuyện.
Hỏi: Chúng ta cùng bắt đầu buổi tọa đàm bằng việc bàn về các giám
đốc tài chính và trách nhiệm tài chính mà họ đảm trách có thể phát
triển việc đánh giá thực hiện như thế nào để tạo ra lợi nhuận. Điều này
xảy ra thế nào thưa ông John?
John Connors: Có một số lĩnh vực mà một giám đốc tài chính và tổ
chức tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra lợi
nhuận. Có một vài điều tương đối dễ hiểu, chẳng hạn như việc khẳng
định rằng công ty đó có một cấu trúc vốn hiệu quả cao, tạo ra được sức
hút với các nhà đầu tư, và dĩ nhiên sau đó là việc đưa ra các mục đích
về doanh thu và lợi nhuận phù hợp với những tham vọng lâu dài của
công ty.
Thế nhưng có những vai trò khác lại không dễ hiểu như vậy. Một trong
những điều quan trọng đó đối với giám đốc tài chính chính là việc xây
dựng và tổ chức mối quan hệ giữa những cái đề ra với việc quản lý thực
hiện. Có nghĩa rằng giám đốc tài chính phải đưa ra được một sự phối
hợp nhịp nhàng hiệu quả về nghiệp vụ trong việc lập kế hoạch và xét
duyệt các tiến trình để cho mọi việc được thực hiện như thế nào theo
hàng tháng hay hàng quý. Và như vậy, khi điều này được làm tốt, nó sẽ
tạo ra nhiều lợi nhuận, bằng không thì đó là những việc có thể làm tiêu
hao một lượng thời gian khủng khiếp của mọi người.
Một vai trò nữa mà giám đốc tài chính phải biết và có trách nhiệm cao
nhất đó là việc phải phát hiện ra những chỗ làm việc thiếu hiệu quả
cũng như những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận sụt giảm. Việc này
rất khó làm và nó cần có nhiều kỹ năng thực tế để giải quyết được hiệu
quả. Mà một khi làm được điều đó thì người giám đốc tài chính có thể
tạo ra cả một loạt thay đổi do việc sẽ được chia nhỏ thành từng phần để
thực hiện tốt hơn hoặc để tìm cách làm thế nào giải quyết được những
vướng mắc đó.
Hỏi: Vậy thì thưa ông Jonathan, điều gì xảy ra trong tổ chức của ông?
Jonathan Peacock: Tổ chức tài chính của chúng tôi tạo ra lợi nhuận
bằng cách lôi kéo các đội làm việc theo chức năng vào với nhau nhằm
cùng suy nghĩ một cách thực tế về việc chúng tôi có thể tạo ra năng
suất và hiệu quả như thế nào, chúng tôi có thể phân phối các nguồn ra
sao, và chúng tôi có thể tìm thấy nhiều lợi nhuận hơn trong kinh doanh
ở đâu. Cứ theo từng chức năng như vậy, chúng tôi làm việc với các
doanh nghiệp để xác định được những khu vực có thể cần được tập
trung nhằm năng cao hiệu suất và tạo cơ hội phát triển xa hơn. Một số
thứ chúng tôi cần có trong tay có phải là một kỹ năng đặc biệt không?
Nếu định phát triển thì có thể chúng tôi cũng phải thuê ngoài không?
Và bởi vì doanh nghiệp của chúng tôi được tổ chức theo nhiều hướng
gồm một doanh nghiệp thương mại phi tập trung hoàn toàn, một nhóm
sản xuất tập trung thực sự, và một tổ chức nghiên cứu và phát triển tập
trung nên chúng tôi nhận thấy rằng mình chỉ như một nhóm tài chính
và trừ phi chúng tôi không chịu cố gắng thì mọi thứ mới bị phân mảnh.
Mà không nên để điều đó xảy ra. Vậy nên trong khi đây là một vai trò
về tài chính khó thực thi với một số người thì nó lại là một cơ hội lớn
cho những người khác nhằm mang lại lợi nhuận thực sự cho doanh
nghiệp theo một cách rất rõ ràng.
Hỏi: Điều đó đòi hỏi tổ chức tài chính phải trở nên nhạy bén hơn –
nghĩa là nó phải cạnh tranh hơn trên thị trường cũng như gắn bó hơn
trong doanh nghiệp. Vậy các ông tạo ra sự cạnh tranh đó như thế nào
trong tổ chức tài chính của mình?
Jesper Brandgaard: Bằng các tiêu chuẩn, đặc biệt trong những ngành
công nghiệp mà các công ty có thể đảm bảo rằng việc thực hiện được
theo sát hết sức rõ ràng và có trình tự. Còn trong lĩnh vực tài chính,
chúng tôi định ra tiêu chuẩn cho các chi phí về quản lý và tài chính đối
với doanh nghiệp của mình sao cho có thể nhận thấy sự tiến triển theo
từng năm. Điều đó làm cho các đồng nghiệp trong công ty tin tưởng
vào chúng tôi hơn, cũng như họ tin vào việc đòi hỏi phải có sự cạnh
tranh trong công việc.
Các giám đốc tài chính cũng cần quan sát thêm các tiêu chuẩn đánh giá
thực hiện bên ngoài, cho dù có thể chúng chưa được lý tưởng, nhưng
chắc chắn những tiêu chuẩn đó cũng đủ phù hợp để đánh giá được.
Cũng có một số công ty và các nhà tư vấn bên ngoài làm việc phân loại
này – họ đưa ra các tiêu chuẩn dựa vào thực hiện, dựa vào việc phân bổ
xoay vòng tài chính phù hợp, và nhiều thứ khác nữa. Ngay một ví dụ
bạn có thể nhận thấy chính là những tiêu chuẩn đánh giá thực hiện bao
gồm các mức vốn luân chuyển cùng quá trình hiệu quả có liên quan,
cũng như phải đưa ra được những mục đích sử dụng lâu dài. Và nếu
bạn không thể tìm ra một tiêu chuẩn đánh giá toàn diện thì bạn có thể
vẫn tìm thấy các tiêu chuẩn đánh giá theo những vùng riêng biệt.
John Connors: Ngay như ngài Jesper vừa nói, việc định ra tiêu chuẩn
thực hiện trong tổ chức tài chính có thể còn khó vì có quá ít yếu tố có
thể được sử dụng để đánh giá được chất lượng và sự cạnh tranh. Tại
hãng Microsoft, chúng tôi đã định ra một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, phải là con người, bởi rõ ràng đây là một trong những cách
đánh giá được chất lượng công việc. Bạn chỉ cần nhìn vào những người
làm việc cùng mình là có thể biết có nên tiếp tục làm việc với họ nữa
hay không, cho dù là người đó có hoặc không làm cùng một công ty
với mình. Và như vậy, nếu bạn có được những con người làm việc theo
đúng yêu cầu thì chắc chắn bạn đã có được điểm xuất phát tốt.
Thứ hai, chúng tôi thúc đẩy các nhóm của mình giành giải thưởng.
Chúng tôi luôn mong cho nhóm các nhà đầu tư của mình được lọt vào
top 10 những nhà đầu tư do tạp chí Institutional Investor bình chọn
hàng năm. Chúng tôi cũng mong chờ việc tổ chức ngân sách của mình
sẽ giành được giải trong quy trình giải thưởng Alexander Hamilton ở
Mỹ (giải thưởng giành cho việc tổ chức ngân quỹ giỏi nhất theo một số
tiêu chí).
Và chúng tôi cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể đối với việc chúng tôi
cần chi bao nhiêu cho việc nhận giải, đối với việc chúng tôi nên khóa
sổ kế toán vào cuối mỗi tháng nhanh như thế nào, hay ví dụ như đối với
các quy trình thực hiện Sarbanes-Oxley. Và toàn bộ mục đích đó cuối
cùng là để có được những hệ thống thông tin – tài chính tốt nhất thế
giới, mà như thế thì những công ty khác khi sử dụng sản phẩm của
hãng Microsoft sẽ nhận thấy những công cụ chúng tôi làm ra dành cho
các doanh nhân sử dụng cũng tốt như với những người điều hành trên
toàn thế giới.
Hỏi: Vậy ông định hướng quản lý nhân tài theo cách cụ thể như thế
nào?
Jesper Brandgaard: Một trong những cách tôi làm đó là trình bày thật
cụ thể mục đích của việc trở thành một mạng lưới mở rộng về quản lý
nhân tài đối với mọi người trong nhóm. Thực sự thì bạn có thể truyền
kiến thức cho những người khác trong tổ chức bằng việc quản lý tài
chính của họ thật tốt và hợp lý cũng như phân công lại vị trí nghiệp vụ
cho họ. Ví dụ như mới đây thôi, tôi vừa bố trí lại công việc cho người
quản lý nhóm các nhà đầu tư tài chính của chúng tôi sang làm trợ lý kế
hoạch cho giám đốc kỹ thuật và có trách nhiệm trong việc lên kế hoạch
chiến lược cho nghiên cứu và phát triển. Điều đó cho phép chúng tôi
mở rộng kiến thức và khẳng định rằng văn hóa trong tổ chức tài chính
là thách thức lớn nhất của tiến trình tạo lợi nhuận trong ngành dược –
một lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, bởi nó chính là cái sẽ đưa lại lợi
nhuận nhiều nhất.
Helen Weir: Như ngài Jesper vừa nói, nhiều tổ chức, trong đó có cả tổ
chức của tôi, đều đang cố gắng xoay chuyển mọi người nhiều hơn –
nhằm đào tạo về tổ chức tài chính cho cả những người không nhất thiết
phải biết kế toán và phải đảm bảo được họ hiểu rõ được về tài chính.
Nhưng cũng cần xem xét lại điều này kỹ hơn nữa, đó là với những
người mà chúng ta đào tạo về tổ chức tài chính ngay từ đầu. Bằng
không, việc thu hút những người giỏi có thể sẽ là vấn đề con gà và quả
trứng bởi một trong những điều họ cần thấy đó chính là cơ hội phát
triển tốt. Nếu tất cả những gì bạn có thể đưa ra là một vai trò về tài
chính đơn thuần thì bạn sẽ không thể nào thu hút được những người
giỏi. Vì vậy cái bạn cần làm đó là phải khẳng định rằng bạn có những
công cụ và hệ thống tốt có thể xử lý được nhiều, rất nhiều hoạt động
bình thường. Rồi sau đó mọi người mới có thể sử dụng thời gian để tập
trung vào việc giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Nếu bạn đưa cho họ
cơ hội và sự phát triển sự nghiệp tốt theo tiến trình để họ có thể được
cùng làm việc và học hỏi từ những người giỏi hơn, thì dù là trong hay
ngoài lĩnh vực tài chính, bạn sẽ vẫn có khả năng thu hút được những
người thực sự giỏi.
Hơn nữa, một trong những vấn đề chính đó là có quá nhiều người rất
giỏi về tài chính nhưng lại không thể là những người lãnh đạo giỏi, và
đấy cũng là cái chúng ta phải phát triển. Nhiều người làm về tài chính
rất giỏi nghiệp vụ nhưng lại không phải là những người tốt nhất để lãnh
đạo và gây được ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta phải trở nên thông minh
hơn trong việc thu hút đúng nhóm người, hoặc bắt đầu ngay từ đầu,
hoặc thông qua cả quá trình làm việc về tài chính, và như vậy mới có
thể xoay chuyển được vị trí công việc cho họ. Và theo như tôi nghĩ thì
tất cả những điều này phải được xem xét cùng nhau.
Jonathan Peacock: Và quan trọng hơn là dựa vào đó mà chúng ta đưa
ra được đánh giá về một nhân tài nhiều mặt không chỉ riêng với tổ chức
tài chính mà còn với cộng đồng tài chính nói chung, nhằm tạo ra một sự
đánh giá rộng hơn dựa vào kinh nghiệm trước đó. Vì vậy trong tổ chức
của chúng tôi, trong khi chúng tôi đào tạo tài chính cho những người
chưa hề biết gì về tài chính, chúng tôi cũng khuyến khích họ tham gia
làm hoàn toàn về tài chính khoảng hai năm để có được kinh nghiệm
điều hành sao cho sau này họ có thể trở thành những giám đốc tài chính
tốt hơn. Chẳng hạn như chúng tôi đã đưa một số người vào làm về tổ
chức tài chính mà có nền tảng kỹ thuật – họ có hai năm kinh nghiệm về
lập kế hoạch chiến lược. Vì khi anh đã có được nền tảng kỹ thuật, tức là
anh đã có được cấu trúc của nền tảng về lập kế hoạch chiến lược, thì
bây giờ anh nên chuyển sang lĩnh vực thực hiện – quản lý.
Hỏi: Vâng, thưa bà Helen, bà đã nói tới một vấn đề về con gà và quả
trứng – tức là muốn thu hút đúng người mà lại không có cơ hội cho họ.
Bà đã thay đổi điều này như thế nào?
Helen Weir: Khi tôi gia nhập vào Lloyds TSB, chúng tôi hoàn toàn chỉ
là một tổ chức tài chính truyền thống – ngân hàng, nơi chỉ luôn chú
trọng về mặt chuyên môn bởi kế toán trong tài chính và ngân hàng
thiên về hướng chuyên môn thuần túy và thực sự phức tạp. Và đặc thù
thế nên cái bạn không thể tìm thấy chính là nhiều người có những kỹ
năng tạo ra lợi nhuận hơn. Vì vậy, một trong những điều tôi đã làm là
trình bày những cái mà tôi xem như những giá trị cốt lõi của tài chính,
đó chính là tính khách quan, tính đơn giản và trên tất cả là tính lợi
nhuận. Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian suy nghĩ xem lợi nhuận có
ý nghĩa gì trong lĩnh vực tài chính. Và rồi sự thay đổi đó đã có kết nối
những người giỏi lại với nhau – đó là những người hiểu và có suy nghĩ
giống tôi, họ biết điều gì trong lĩnh vực tài chính có thể là điều kiện của
việc trở thành một đối tác kinh doanh có lãi. Một số người thì đang làm
cho tổ chức, những người khác thì phải mời họ về. Nhưng nhiệm vụ là
phải tìm được những người đó, trình bày cho họ hiểu, và đưa cho họ cơ
hội để ổn định được hướng đi chung cũng như của riêng lĩnh vực tài
chính. Và một khía cạnh nữa đó là những chương trình phát triển tiềm
năng cao – được lựa chọn từ những cá nhân xuất sắc đó, những người
có thể ở mức quản lý tầm trung nhưng lại có tiềm năng trở thành những
người lãnh đạo của tổ chức. Đó là tất cả những gì mà chúng tôi đã làm
để thay đổi – tìm những người thực sự có thể tạo ra lợi nhuận và khẳng
định rằng họ đang có được cơ hội phát triển thực sự phù hợp.
Jonathan Peacock: Chúng ta cũng không nên coi nhẹ vấn đề nghiệp
vụ của tính năng kế toán, bởi vì với những người đã từng làm tài chính
một thời gian – những người rất giỏi trong việc xử lý những con số, họ
có thể sẽ bỏ bạn, mà như vậy thì bạn vẫn phải cần những người thật
giỏi nghiệp vụ – những người hiểu được cả kế toán và các hệ thống. Và
đó chính là tính đa dạng của những kỹ năng mà bạn cần, những kỹ năng
thực sự trong nghiệp vụ tài chính cũng như trong việc tạo ra lợi nhuận
của nó.
John Connors: Thực ra mấu chốt của việc tuyển dụng và giữ chân
những người giỏi đó là giám đốc tài chính phải được quan tâm sát sao
thật sự, và như thế nó đòi hỏi phải có những đánh giá cẩn thận một
cách có tâm huyết. Các phòng ban, giám đốc điều hành (CEO), các
đồng nghiệp và ngay cả khách hàng đều tham gia đánh giá. Sự đánh giá
đó rất quan trọng vì nó thể hiện được suy nghĩ của mọi người về giám
đốc tài chính và nhóm quản lý, cũng như thể hiện mong muốn của mọi
người để có được những công việc đó. Nếu bạn giỏi, khả năng lãnh đạo
tốt, thì những điều tốt sẽ đến với cả nhân tài của toàn bộ tổ chức.
Điều quan trọng thứ hai trong việc quản lý nhân tài đó là bạn phải có
những người thực sự giỏi nhất để khi rơi vào những tình huống tài
chính cụ thể thì mỗi người trong họ đều có thể đảm trách được những
vai trò của người quản lý, thủ quỹ và cả kiểm toán nội bộ. Điều này
không có nghĩa rằng bạn đang có những người giỏi nhất thế giới, mà
chỉ là những người thực sự giỏi nhất mà bạn có thể có. Và điều mà tôi
luôn nhận thấy trong mỗi công việc đó là khi tất cả mọi người đều biết
một người quản lý hoặc một người lãnh đạo không thực sự giỏi và thực
hiện kém hiệu quả thì liệu người quản lý hoặc người lãnh đạo đó có thể
có được những người giỏi bên cạnh mình hay không.
Tại hãng Microsoft, chúng tôi có cả một chương trình lớn nhằm thu hút
những người giỏi nhất có thể trong mỗi vai trò lãnh đạo quan trọng.
Sau đó chúng tôi phát triển một chương trình phát triển nhân tài cho
những nhà quản lý, và khẳng định rằng một trong những đặc tính rất
quan trọng trong kinh doanh đó sự hay thay đổi. Chúng tôi cũng có một
chương trình trong hai năm được dùng thử để xây dựng mọi người tốt
hơn với những kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng nói, cũng như việc xoay
vòng vị trí làm việc. Và sau đó, cuối cùng chúng tôi đã xây dựng được
một chương trình tuyển dụng đại học với ý tưởng rằng chúng tôi muốn
có được những sinh viên thực sự giỏi nhất của các trường đại học gia
nhập vào với đội ngũ nhân viên của mình.
Hỏi: Vậy theo các ngài thì tầm quan trọng của việc tuyển dụng nhân
tài thể hiện như thế nào trong việc cải tiến chất lượng của tổ chức tài
chính?
Jonathan Peacock: Chỉ mong muốn ngày càng có nhiều người trong
nhóm tài chính có thể đảm trách được việc quản lý tài chính và hỗ trợ
kinh doanh để nâng được định mức mỗi năm có thể là một cơ hội tốt.
Và tổ chức tài chính của chúng tôi đánh giá chất lượng một cách rõ
ràng dựa vào năm yếu tố sau: tính trung thực cao – nó thể hiện ở sự
thực hiện, quản lý và trình bày rõ ràng; không nên ngạc nhiên – trong
việc thực hiện quản lý, là điều luôn gắn với kinh doanh, phải lường
trước được sự việc trước khi nó nảy sinh cũng như dự đoán được độ
chính xác; và việc tạo ra năng suất và lợi nhuận – là nơi thấy được một
số những định mức cao cho việc tổ chức tài chính nhằm xác định và
thực hiện những chương trình chức năng chéo để mang lại hiệu quả có
lợi cho những điểm mấu chốt. Sau đó là nhân tài – mà chúng tôi khẳng
định rằng 20% mục tiêu hàng năm của mọi người bị phụ thuộc vào việc
lãnh đạo mọi người và phát triển nhân tài cũng như biến đổi được
những mục tiêu cá nhân thành những vai trò mà họ đảm trách. Cuối
cùng, đó là cộng đồng toàn cầu – nơi mà chúng tôi mong chờ mọi
người trong ngành tài chính trở thành những người đóng góp năng
động đối với cộng đồng tài chính toàn cầu, cũng như những đối tác khu
vực đối với việc kinh doanh của chúng tôi.
Jesper Brandgaard: Chúng tôi cũng có một phương pháp đối với việc
cải tiến chất lượng nhờ việc cố gắng đánh giá những sai lầm mà chúng
tôi đã gây ra. Điều này đòi hỏi phải có thủ thuật bởi việc đòi hỏi bất kỳ
ai thừa nhận sai lầm mà mình gây ra là rất khó. Nhưng chúng tôi đã
nhận thấy rằng nó có thể là một cơ hội cải tiến có ý nghĩa thực sự nếu
chúng ta thưởng cho những người đã học hỏi được từ chính những sai
lầm của họ, đưa ra cho mọi người những ví dụ học hỏi thông minh và
cùng thảo luận về chúng. Và như vậy chúng tôi đã nhận thấy được sự
cải tiến thực sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán tài chính từ cách nhìn của các chuyên gia.pdf