Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Hải

MỞ ĐẦU Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua trên chính sân nhà và ngày càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới. Chính vì thế, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản lý doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra doanh thu và lợi nhuận bởi vì doanh thu và lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua thời gian học tập môn Phân tích hoạt động kinh doanh, được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Hải”

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27.391 555.197 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta có nhận xét sau: + Đối với sản phẩm bàn bát giác nhỏ: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 1029 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 1029sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 123,529 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ. + Đối với sản phẩm ghế cafe: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 2000 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 2000 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 340 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ. + Đối với sản phẩm xích đu gỗ: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 84 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 84 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 269,159 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ. + Đối với sản phẩm bộ bàn salon 4 ghế: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 251 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 251 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 627,391 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ. + Đối với sản phẩm bộ bàn salon 2 ghế : Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 427 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 427 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 555,197 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ. Doanh nghiệp có thể tác động lên các yếu tố chi phối điểm hòa vốn để đạt được những mục đích nhất định như: thay đổi giá bán, thay đổi giá thành hoặc thay đổi quy mô sản xuất để đạt được mức lãi mong muốn. 2.4 Phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ với khối lượng sản xuất và dự trữ: Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố bên ngoài hay những nhân tố khách quan, đồng thời chịu tác động bởi những nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp, trong đó có ảnh hưởng của nhân tố về khả năng sản xuất, yêu cầu dự trữ của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sản xuất và dự trữ được thể hiện qua công thức sau: Số lượng SP Số lượng SP Số lượng SP Số lượng SP tiêu thụ = dự trữ + sản xuất - dự trữ trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cho kỳ sau Bằng phương pháp cân đối lien hệ, ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ là: số lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ, số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và số lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ. - Nhân tố số lượng sản phẩm dự trư đầu kỳ Nhân tố này tăng lên làm cho khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng lên, tuy nhiên, khối lượng dự trữ là kết quả tồn kho của cuối kỳ trước, do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có cách đánh giá đúng đắn. - Nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ: Có thể nói rằng đối với một doanh nghiệp sản xuất khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ là nhân tố chủ yếu tác động cùng chiều với khối lượng được tiêu thụ trong kỳ. Bởi vì trong điều kiện nhu cầu thị trường gia tăng khối lượng sản phẩm sản xuất sẽ gia tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong kỳ mà con đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho kỳ sau. Đây là yếu tố tích cực nhằm gia tăng khối lượng sản xuất để hạ thấp giá thành sản phẩm, đồng thời khối lượng tiêu thụ tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, nếu như khối lượng sản phẩm sản xuất giảm là biểu hiện không tốt, cũng có thể do nhu cầu thị trường giảm mà lam cho doanh nghiệp giảm khối lượng sản xuất để giảm khối lượng tồn kho sản phẩm, hoặc do năng lương sản xuất bị giới hạn, cung ứng nguyên vật liệu không kịp thời. - Nhân tố khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ(cho kỳ sau) Đây là nhân tố tác động ngược chiều với khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu khối lượng sản phẩm cuối kỳ tăng lên là do trong kỳ khối lượng tiêu thụ trong kỳ giảm là biểu hiện không tốt trong công tác tiêu thụ . Tuy nhiên nếu khối lượng tiêu thụ cuối kỳ tăng lên là do sản xuất trong ky tăng mạnh ma doanh nghiệp có kế hoạch tiêu thụ với khối lượng lớn trong kỳ sau là biểu hiện tích cực.Nếu khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm đáng kể trong khi nhu cầu thị trường của kì sau không giảm thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ, sản phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ảnh hưởng làm giảm doanh thu, từ đó giảm lợi nhuận. Tính chất quan hệ sản xuất, tiêu thụ và dự trữ rất phức tạp nên khi đánh giá tình hình trên cần phải xem xét trong những mối quan hệ nhất định. Nếu như khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng và khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ cho kỳ sau thì đánh giá là cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Tuy nhiên có một số trường hợp mất cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ như sau: * Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, trong khi khối lượng sản xuất và dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản xuất trong kỳ giảm và khối lượng dự trữ cuối kỳ tăng lên. Thông thường khối lượng sản xuất trong kỳ giảm thì gắn liền với nhu cầu thị trường giảm, nhưng dự trữ cuối kỳ tăng lên sẽ không thực hiện được tiêu thụ trong kỳ sau, làm cho chi phí tồn kho cao, giảm hiệu quả sử dụng vốn * Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản xuất tăng, khối lượng dự trữ cuối kỳ giảm thì tình hình này sẽ không đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ trong kỳ sau nếu như nhu cầu thị trường không giảm Những trường hợp trên là điển hình khi xem xét mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Tuy nhiên để có cách đánh giá một cách toàn diện và đúng đắn về tính cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ thì cần căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp và thông tin về nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm. Khi đánh giá cũng cần phải chú ý rằng: mối quan hệ giữa các nhân tố trên đối với khối lượng sản phẩm tiêu thụ là tác động qua lại lẫn nhau, tức là tiêu thụ tác động đến khâu sản xuất và dự trữ đồng thời có sự tác động ngược lại từ khâu dự trữ và sản xuất đến khâu tiêu thụ Vì vậy, để đánh giá hợp lý cần chú ý đến đặc điểm thị trường trong từng thời kỳ, cũng như cơ chế quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp. Tình hình tại doanh nghiệp Trường Hải: SẢN PHẨM KHỐI LƯỢNG TỒN ĐẦU KÌ KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG KÌ KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ TRONG KÌ KHỐI LƯỢNG TỒN CUỐI KÌ GIÁ BÁN KẾ HOẠCH KH TT KH TT KH TT KH TT Bàn bát giác nhỏ 120 132 2590 2400 2500 2470 210 62 100 Ghế cà phê 350 318 4400 4640 4500 4874 250 84 145 Xích đu gỗ 30 27 315 305 300 282 45 50 3100 Bộ bàn 4 ghế 70 59 700 750 750 765 20 44 2600 Bộ bàn 2 ghế 50 63 700 650 700 658 50 55 1250 BẢNG TÍNH TỶ LỆ % HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH TIÊU THỤ ( Tt) SẢN PHẨM Qk Q1 Pk Q1Pk QkPk Tt ( % ) Bàn bát giác nhỏ 2500 2470 100 247.000 250.000 98.80% Ghế cà phê 4500 4874 145 706.730 652.500 108.31% Xích đu gỗ 300 282 3100 874.200 930.000 94.00% Bộ bàn 4 ghế 750 765 2600 1.989.000 1.950.000 102.00% Bộ bàn 2 ghế 700 658 1250 822.500 875.000 94.00% Tổng cộng 4.639.430 4.657.500 99.61% Nhận xét : Qua bảng số liệu ta có nhận xét sau: Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chỉ đạt được 99,61% so với kế hoạch đề ra làm cho dự trữ tiêu thụ giảm 18.070 ngàn đồng. Để thấy được sự ảnh hưởng đến tình hình hình trên, ta phân tích cụ thể qua từng sản phẩm như sau: + Sản phẩm bàn bát giác nhỏ : đã không hoàn thành khối lượng tiêu thụ, chỉ đạt được 98,8% so với kế hoạch, mức dự trữ đầu kỳ nhiều hơn so với kế hoạch cho nên doanh nghiệp giảm khối lượng sản xuất trong kỳ không đảm bảo lượng tiêu thụ như kế hoạch đề ra + Sản phẩm ghế cà phê : khối lượng tiêu thụ trong kỳ hoàn thành kế hoạch đề ra, sản xuất trong kỳ tăng 4640 – 4400 = 240 sản phẩm, tồn kho cuối kỳ giảm do tồn kho đầu kỳ không đảm bảo cộng với mức tiêu thụ trong kỳ tăng so với kế hoạch dẫn đến lượng tồn kho cuối kỳ thiếu 250 – 84 = 166 sản phẩm. Điều này là biểu hiện không tốt vì mặc dù vượt mức kế hoạch đề ra về sản lượng tiêu thụ, nhưng do không đảm bảo được mức tồn kho cuối kỳ theo đúng kế hoạch, điều này dẫn đến sự không cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. + Sản phẩm xích đu gỗ : khối lượng tiêu thụ sản phẩm không hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạt 94,00%, lượng tồn kho đầu kỳ được đảm bảo, khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ thấp hơn mức kế hoạch 315 – 305 = 10 sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ giảm theo 300 – 282 = 18 sản phẩm. Do có thể mức giá đặt ra chưa phù hợp hoặc là do nhu cầu của thị trường về mặt hàng này giảm. Dẫn đến mức tồn kho cuối kỳ tăng lên 50 – 45 = 5 sản phẩm. Điều này là biểu hiện không tốt, không đảm bảo tính cân đối giữa các khâu sản xuất , tiêu thụ với dự trữ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do nhu cầu của thị trường về sản phẩm xích đu gỗ giảm hoặc do quản lí khâu tiêu thụ chưa hợp lí có thể là do chất lượng sản phẩm không đạt. Doanh nghiệp cần phải có biện pháp xử lí thích họp để khắc phục tình trạng này. + Sản phẩm bộ bàn 4 ghế : Khối lượng tiêu thụ sản phẩm đã hoàn thành kế hoạch đề ra, đạt 102 %. Số lượng tồn kho đầu kỳ được đảm bảo,nên doanh nghiệp đã tăng khối lượng sản xuất trong kỳ 750 – 700 = 50 sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tăng lên so với kế hoạch dự kiến là 765 – 750 = 15 sản phẩm. Nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo được mức dự trữ cuối kỳ đã dự kiến, cụ thể tăng 44 – 20 = 24 sản phẩm. Đây là biểu hiện tích cực, đảm bảo tính cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. + Sản phẩm bộ bàn 2 ghế : Doanh nghiệp đã không hoàn thành khối lượng tiêu thụ chỉ đạt 94 % so với kế hoạch đề ra.Mức dữ trữ đầu kỳ cao hơn so với kế hoạch đề ra. Khối lượng sản xuất trong kỳ giảm 700 – 650 = 50 sản phẩm. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm giảm 700 – 658 = 42 sản phẩm, đã làm cho mức tồn kho cuối kỳ tăng lên so với kế hoạch đề ra 55 – 50 = 5 sản phẩm. Đây là biểu hiện không tốt. Mặc dù số lượng dự trữ đầu kỳ được đảm bảo nhưng số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ giảm so với kế hoạch. Nguyên nhân có thể là do nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo, đầy đủ và kịp thời cho sản xuất hoặc là việc tổ chức sản xuất chưa hợp lí, làm cho số lượng tiêu thụ trong kỳ cũng giảm hơn so với kế hoạch đề ra. SẢN PHẨM KHỐI LƯỢNG TỒN ĐẦU KÌ KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG KÌ KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ TRONG KÌ KHỐI LƯỢNG TỒN CUỐI KÌ GIÁ BÁN KỲ TRƯỚC 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 Bàn bát giác nhỏ 115 132 2062 2400 2045 2470 132 62 105 Ghế cà phê 340 318 4433 4640 4455 4874 318 84 120.4 Xích đu gỗ XK 30 27 204 305 207 282 27 50 3040 Bộ bàn 4 ghế 68 59 752 750 761 765 59 44 2500 Bộ bàn 2 ghế 45 63 688 650 670 658 63 55 1200 BẢNG TÍNH TỶ LỆ % TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG ( Tt ) SẢN PHẨM Qo Q1 Po Q1Po QoPo Tt ( % ) Bàn bát giác nhỏ 2045 2470 105 259350 214725 120.78% Ghế cà phê 4455 4874 120.4 586830 536382 109.41% Xích đu gỗ XK 207 282 3040 857280 629280 136.23% Bộ bàn 4 ghế 761 765 2500 1912500 1902500 100.53% Bộ bàn 2 ghế 670 658 1200 789600 804000 98.21% Tổng cộng 4405560 4086887 107.80% Nhận xét : Qua bảng số liệu ta có nhận xét sau: Doanh nghiệp đã tiêu thụ đạt 107.8 % . Vượt 7,8 % so với năm 2008, làm cho dự trữ tiêu thụ tăng lên 4405560 – 4086887 = 318673 (nghìn đồng). Để thấy được ảnh hưởng của tình hình trên, ta phân tích cụ thể qua từng sản phẩm như sau: + Bàn bát giác nhỏ : Mức tiêu thụ đạt 120.78 %, tăng hơn so với năm 2008 là 20.78 %. Do mức tồn kho đầu kỳ tăng 132 – 115 = 17 sản phẩm so với năm 2008, bên cạnh đó mức sản xuất tăng 2400 – 2062 = 338 sản phẩm so với năm 2008. Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 2470 – 2045 = 425 sản phẩm so với năm 2008. Kéo theo mức dự trữ cuối kỳ của năm 2009 thấp hơn 132 – 62 = 70 sản phẩm so với năm 2008. Đây là tín hiệu tốt cho kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. + Sản phẩm ghế cà phê : Mức tiêu thụ đạt 109,41 %. Vượt 9,41 % so với năm 2008. Cụ thể, mức dự trữ đầu năm giảm 340 – 318 = 22 sản phẩm so với năm 2008. Đồng thời mức sản xuất cũng tăng 4640 – 4433 = 207 sản phẩm so với năm 2008. Kéo theo mức sản phẩm tiêu thụ tăng 4487 – 4455 = 419 sản phẩm so với năm 2008. Làm cho mức dự trữ của năm nay thấp hơn năm trước 318 – 84 = 234 sản phẩm. Đây là biểu hiện tốt, có thể do nhu cầu về sản phẩm tăng hoặc do doanh nghiệp đã có chính sách tiêu thụ sản phẩm tốt. + Sản phẩm xích đu gỗ : Mức tiêu thụ đạt 136,23 %. Vượt 36,23% so với năm 2008. Cụ thể, mức dự trữ đầu năm giảm 30 – 27 = 3 sản phẩm so với năm 2008. Đồng thời mức sản xuất cũng tăng 305 – 204 = 101 sản phẩm so với năm 2008. Kéo theo mức sản phẩm tiêu thụ tăng 282 – 207 = 75 sản phẩm so với năm 2008. Làm cho mức dự trữ của năm nay thấp hơn năm trước 50 – 27 = 23 sản phẩm. Đây là biểu hiện tốt, có thể do nhu cầu về sản phẩm tăng hoặc do doanh nghiệp đã có chính sách tiêu thụ sản phẩm tốt. + Sản phẩm bộ bàn 4 ghế : Mức tiêu thụ đạt 100,53 %. Vượt 0,53 % so với năm 2008. Cụ thể, mức dự trữ đầu năm ít hơn 68 – 59 = 9 sản phẩm so với năm 2008. Mức sản xuất thấp hơn 752 – 750 = 2 sản phẩm so với năm 2008. Trong khi đó, mức tiêu thụ tăng 765 – 761 = 4 sản phẩm so với năm 2008. Dẫn đến mức dự trữ cuối năm giảm 59 – 44 = 15 sản phẩm so với năm 2008. Mặc dù mức tiêu thụ tăng so với năm 2008 nhưng mức tăng không đáng kể. Nên doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra được hướng giải quyết để tăng mức tiêu thụ của sản phẩm. + Sản phẩm bộ bàn 2 ghế : Mức tiêu thụ chỉ đạt 98,21 %. Thấp hơn so với năm 2008 là 1,79%. Nguyên nhân là do, mức dự trữ đầu năm tăng 63 – 45 = 18 sản phẩm so với năm 2008. Mức sản xuất giảm 688 – 650 = 38 sản phẩm, dẫn đến mức tiêu thụ trong năm giảm 670 – 658 = 12 sản phẩm. Trong khi đó, mức dự trữ cuối năm thấp hơn 63 – 55 = 8 sản phẩm so với năm 2008. Đây là biểu hiện không tốt. Có thể là do nhu cầu về sản phẩm giảm hoặc doanh nghiệp chưa có chính sách phù hợp trong khâu tiêu thụ sản phẩm hoặc cũng có thể do kế chất lượng sản phẩm không tốt. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và có biện pháp khắc phục tình trạng này. 3. Phân tích tình hình lợi nhuận: 3.1 . Phân tích khái quát tình hình lợi nhuận: a) Mục tiêu của doanh nghiệp: Bất kỳ một tổ chức nào củng có mục tiêu hướng tới; mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận là những công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo… không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. b) Ý nghĩa của lợi nhuận: Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối tư bản cho chu kỳ sản xuất sau. Ý nghĩa xã hội: Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp, mở rộng phát triển sản xuất, tạo công an việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động tạo ra sức phát triển sản xuất trên cơ sở chính sách phân phối đúng đắn để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua thu thuế thu nhập doanh nghiệp; trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Đối với doanh nghiệp: lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại cho doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Ngoài ra lợi nhuận còn là yếu tố quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lỉnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, phân tích khái quát lợi nhuận là nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu lợi nhuận và tình hình biến động từng bộ phận lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó chỉ ra hướng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tài liệu sử dụng để phân tích lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh ( phần I: lãi, lỗ) và các tài liệu khác có liên quan đến kế hoạch lợi nhuận. Lợi nhuận phản ánh vào kết quả kinh doanh chia làm ba bộ phận: + Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch cụ của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. + Lợi nhuận hoạt động tài chính: bộ phận lợi nhuận này hình thành từ quá trình đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài, như cho vay, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư tài chính khác. + Lợi nhuận khác: . Đây là bộ phận lợi nhuận hình thành từ những hoạt động xảy ra ngoài dự kiến, không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp cụ thể là các khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ ( đang được theo giỏi ngoài bảng cân đối kế toán) các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản( là số thu về nhượng bán trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán), các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phầm còn thừa khi hết hạn bảo hành Phương pháp phân tích là so sánh tuyệt đối và tương đối chỉ tiêu lợi nhuận giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, có xem xét đến các yếu tố về thu nhập và chi phí cấu thành nên lợi nhuận. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (ĐVT: 1000 ĐỒNG) STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ 4086887 4792220 705333 17.26% 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0.00% 3 Doanh thu thuần 4086887 4792220 705333 17.26% 4 Giá vốn hàng bán 2666735 3712445 1045710 39.21% 5 Lợi nhuận gộp 1420152 1079775 -340377 -23.97% 6 Doanh thu hoạt động tài chính 14346 19468 5122 35.70% 7 chi phí tài chính 12780 10890 -1890 -14.79% 8 Chi phí bán hàng 183500 178650 -4850 -2.64% 9 Chi phí quản lí doanh nghiêp 136820 140245 3425 2.50% 10 lợi nhuận thuần HĐKD 1101398 769458 -331940 -30.14% 11 thu nhập khác 8245 8476 231 2.80% 12 chi phí khác 12287 10746 -1541 -12.54% 13 lợi nhuận khác -4042 -2270 1772 -43.84% 14 Tổng LNKT trước thuế 1097356 767188 -330168 -30.09% 15 chi phí thuế thu nhập DN 274339 191797 -82542 -30.09% 16 lợi nhuận sau thuế 823017 575391 -247626 -30.09% 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( * ) 0 0 0 0.00% Bảng phân tích cho thấy lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm so với năm 2008 là 247.626.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 30,09%. Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 331.940.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 30,14% mà lợi nhuận hoạt động tài chính tăng. Đồng thời hoạt động kinh doanh là hoạt động chính ảnh hưởng đến việc tăng giảm tổng lợi nhuận trước thuế. - Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh giảm 331.940.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 30,14% là do doanh thu tăng 705.333.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,26% trong khi đó giá vốn hàng bán tăng 1.045.710.000 đồng có tỷ lệ tăng là 39,21%, tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận gộp giảm 340.377.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 23,97%. Doanh nghiệp nên đi sâu phân tích giá vốn hàng bán để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Chi phí tài chính giảm 1.890.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 14,79% trong khi đó doanh thu tài chính tăng 5.122.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,7% . Chi phí bán hàng giảm 4.850.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 2,64%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp làm giảm chi phí. Trong khi đó chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 3.425.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,5%. Do đó doanh nghiệp cần đi sâu phân tích chi phí quản lí doanh nghiệp để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. - Lợi nhuận khác: là khoản phát sinh ngoài dự kiến, tuy nhiên thu nhập khác năm 2009 tăng 231.000 đổng tương ứng với mức tăng 2,8%. Tóm lại: tài liệu phân tích báo cáo kết quả kinh doanh (phần lãi, lỗ ) tuy không chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng lĩnh vực kinh doanh, từng đơn vị thành viên, nhưng chỉ ra nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là bộ phận cơ bản nhất và nó là yếu tố đảm bảo sự ổn định về khả năng tích lũy của doanh nghiệp. Lợi nhuận hoạt động tài chính không chỉ đánh giá hiệu quả của quá trình đầu tư vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp ra bên ngoài mà còn liên quan đến cấu trúc nguồn vốn. Lợi nhuận bất thường tuy còn làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế nhưng nó không đảm bảo một sự ổn định và không phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Ðây là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Phần chi phí để sản xuất và tiêu thụ gồm chi phí trong sản xuất (chi phí sản phẩm), chi phí sản phẩm tính cho khối lượng đã tiêu thụ chính là giá vốn hàng bán và chi phí ngoài sản xuất (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp): Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm được xác định như sau: Chi phí Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn – Chi phí – quản lý thuần thuần hàng bán bán hàng doanh nghiệp = Tổng – các khoản – giá vốn – chi phí – chí phí quản Doanh thu giảm trừ hàng bán bán hàng lý doanh nghiệp Các chỉ tiêu : doanh thu, lợi nhuận… được xác định ở trên là tổng doanh thu, tổng lợi nhuận… của nhiều mặt hàng. Trường hợp 1: Trường hợp số liệu phân tích được xác định riêng cho từng loại sản phẩm thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm được xác định như sau: LN = Tổng – các khoản – giá vốn – chi phí – chí phí quản Doanh thu giảm trừ hàng bán bán hàng lý doanh nghiệp LN = - - - - LN = Qi ( Pi – Ri – Zi – Cbi – Cqi ) Trong đó : LN : Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Qi : là khối lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ Pi : là giá bán sản phẩm i Ri : là các khoản giảm giá đơn vị sản phẩm i Zi : là giá thành (giá vốn) đơn vị sản phẩm i Cbi : là chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i Cqi : là chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm i n : là số loại sản phẩm i Trường hợp 2: Trường hợp một số yếu tố trong công thức trên liên quan đến nhiều sản phẩm về mặt hạch toán không thể tách riêng cho từng loại sản phẩm thì số liệu của yếu tố đó được phản ánh ở dạng tổng số, chẳng hạn như trường hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá trị các khoản giảm giá không hạch toán cho từng loại sản phẩm mà chỉ cho ở dạng tổng số, thì chỉ tiêu lợi nhuận được xác định theo công thức sau : LN = Tổng – các khoản – giá vốn – tổng chi phí – tổng chí phí quản Doanh thu giảm trừ hàng bán bán hàng lý doanh nghiệp LN = – TR – – TCb – TCq LN = Qi ( Pi - Zi ) – TR – TCb – TCq Trong đó : Qi : là khối lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ Pi : là giá bán sản phẩm i TR : là tổng giá trị các khoản giảm trừ của hàng bán TCb : là tổng chi phí bán hàng TCq : là tổng chi phí quản lý doanh nghiệp Trường hợp 3: Trường hợp chi phí được phân thành biến phí và định phí thì lợi nhuận được xác định như sau : LN = Tổng – tổng biến – tổng định Doanh thu phí phí LN= – – TFC LN = Qi ( Pi – VCi ) – TFC Trong đó : Qi : là khối lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ Pi : là giá bán sản phẩm i VCi : là biến phí đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm i TFC : là tổng định phí trong kỳ - Phương pháp phân tích : dùng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Thông thường chúng ta tiến hành so sánh lợi nhuận thực tế năm nay với năm trước hoặc cũng có thể so sánh giữa thực tế và kế hoạch để xác định độ chênh lệch lợi nhuận - Đối tượng phân tích : LN = LN1 – LNk - Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa : + Trường hợp 1: LN = Qi ( Pi – Ri – Zi – Cbi – Cqi ) + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ : Để xem xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ trong khi nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi thì phải giả định mỗi sản phẩm đều có tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc là như nhau và bằng với tốc độ tiêu thụ bình quân của toàn doanh nghiệp. Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các yếu tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là : LN(Q) = Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) *Tt Với Tt là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ : Tt = Vậy, ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ là : QLN = LN (Q) – LNk = Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) *Tt - Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) = (Tt – 1) Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) = (Tt – 1) LNk + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ : Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là : LN(k) = Q1i( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) Như vậy, ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ là: KLN = LN(K) – LN(Q) = Q1i( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki) -Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) *Tt + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ: Khi giá bán sản phẩm thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là: LN(P) = ∑ Q1i ( P1i – R ki – Z ki – Cb ki – Cq ki) Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ là: ∆ P LN = LN(P) – LN(K) = ∑ Q1i ( P1i – R ki – Z ki –Cb ki – Cq ki) – ∑ Q1i ( P ki–R ki – Z ki – Cb ki – Cq ki) = ∑ Q1i ( P1i – P ki ) + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ: ∆ R LN = LN(R) – LN(P) = ∑ Q1i ( P1i – R 1i – Z ki –Cb ki – Cq ki) – ∑ Q1i ( P 1i–R ki – Z ki – Cb ki – Cq ki) = – ∑ Q1i ( R1i – R ki ) + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn : ∆ Z LN= LN(Z) – LN(R) = ∑ Q1i ( P1i – R 1i – Z 1i –Cb ki – Cq ki) – ∑ Q1i ( P 1i–R 1i – Z ki – Cb ki – Cq ki) = – ∑ Q1i ( Z1i – Z ki ) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: ∆ Cb LN = LN(Cb) – LN(Z) = ∑ Q1i ( P1i – R 1i – Z 1i –Cb 1i – Cq ki) – ∑ Q1i ( P 1i–R 1i – Z 1i – Cb ki – Cq ki) = – ∑ Q1i ( Cb1i – Cb ki ) + Ảnh hưởng của nhân tố quản lí doanh nghiệp: ∆ Cq LN= LN(Cq) – LN(Cb) = ∑ Q1i ( P1i – R ki – Z 1i –Cb 1i – Cq 1i) – ∑ Q1i ( P 1i–R 1i – Z 1i – Cb 1i – Cq ki) = – ∑ Q1i ( Cq1i – Cq ki ) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆ LN = ∆ Q LN +∆ K LN + ∆ P LN + ∆ R LN + ∆ Z LN + ∆ Cb LN +∆ Cq LN + Trường hợp 2 : LN = ∑ Qi ( Pi – Z i ) – TR –TCb –TCq Tương tự trường hợp 1, các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau: + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ Lợi nhuận tính theo số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế, các nhân tố còn lại tính theo kế hoạch là: LN(Q) = ∑ Qki T t ( P ki – Z ki ) – TR k –TCb k –TCq k Như vậy ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ là: ∆ Q LN = LN(Q) –LN k =(∑QkiT t( P ki – Z ki )–TR k –TCb k–TCqk) –( ∑ Qki( P ki – Z ki ) –TR k–TCb k–TCq k) = (T t – 1) ∑ Q ki ( P ki – Z ki ) + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ : Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là: LN(K) = ∑ Q1i ( P ki–Z ki) – TR k –TCb k –TCq k Như vậy, ảnh hưởng của nhân tố kết cầu sản phẩm tiêu thụ là: ∆ K LN = LN(K) - LN(Q) =(∑Q1i(P ki–Z ki) –TR k –TCb k –TCq k)–(∑Q kiT t (P ki – Z ki) –TR k–TCb k –TCq k ) = ∑Q1i ( P ki– Z ki) – ∑Q ki T t ( P ki – Z ki) + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ: ∆ P LN = LN(P) – LN(K) = ( ∑ Q1i( P 1i – Z ki ) –TR k–TCb k–TCq k) – (∑Q1i(P ki–Z ki) –TR k –TCb k –TCq k) = ∑ Q1i ( P1i – P ki ) + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm giá: ∆ TRLN = LN(TR) – LN(P) = ( ∑ Q1i( P 1i – Z ki ) –TR 1–TCb k–TCq k) – (∑Q1i(P 1i–Z ki) –TR k –TCb k –TCq k) = – ( TR 1i – TR ki) + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: ∆ Z LN= LN(Z) – LN(TR) = ( ∑ Q1i( P 1i – Z 1i ) –TR 1–TCb k–TCq k) – (∑Q1i(P 1i–Z ki) –TR 1 –TCb k –TCq k) = – ∑ Q1i ( Z1i – Z ki ) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: ∆ TCbLN= LN(TCb) – LN(Z) = ( ∑ Q1i( P 1i – Z 1i ) –TR 1–TCb 1–TCq k) – (∑Q1i(P 1i–Z 1i) –TR 1 –TCb k –TCq k) = – ( TCb 1i – TCb ki) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí doanh nghiệp: ∆ TCqLN = LN(TCq) – LN(TCb) = ( ∑ Q1i( P 1i – Z 1i ) –TR 1–TCb 1–TCq 1) – (∑Q1i(P 1i–Z 1i) –TR 1 –TCb 1 –TCq k) = – ( TCq 1i – TCq ki) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆ LN = ∆ Q LN +∆ K LN + ∆ P LN + ∆ TR LN + ∆ Z LN + ∆ TCb LN +∆ TCq LN + Trường hợp 3: Cũng bằng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch, ta xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng ( giảm) lợi nhuận thực tế so với kế hoạch như trường hợp 2. LN = Qi ( Pi – VCi ) – TFC Với Tt là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: +Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ∆ Q LN = LN(Q) –LN k = ∑ Qki Tt ( Pki – VCki ) – TFCk –( ∑ Qki ( Pki – VCki ) – TFCk) = (Tt -1) ∑ Qki ( Pki – VCki ) + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu: ∆ K LN = LN(K) - LN(Q) = ( ∑ Q1i ( Pki – VCki ) – TFCk) –( ∑ Qki Tt ( Pki – VCki ) – TFCk) = ∑ Q1i ( Pki – VCki ) -∑ Qki Tt ( Pki – VCki ) + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ: ∆ P LN = LN(P) – LN(K) = ( ∑ Q1i ( P1i – VCki ) – TFCk)-( ∑ Q1i ( Pki – VCki ) – TFCk) = ∑ Q1i ( P1i – Pki ) + Ảnh hưởng của nhân tố biến phí đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: ∆ vc LN = LN(VC) – LN(P) = ( ∑ Q1i ( P1i – VC1i ) – TFCk)-( ∑ Q1i ( P1i – VCki ) – TFCk) = - ∑ Q1i ( VC1i – VCki ) + Ảnh hưởng của nhân tố tổng định phí: ∆ TFC LN = LN(TFC) – LN(VC)= LN (1) –LN (VC) = ( ∑ Q1i ( P1i – VC1i ) – TFC1)-( ∑ Q1i ( P1i – VC1i ) – TFCk) = - ( TVC1i – TVCki ) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆ LN =∆ Q LN + ∆ K LN + ∆ P LN + ∆ vc LN + ∆ TFC LN Tình hình tại doanh nghiệp Trường Hải như sau: ( ĐVT: 1000 ĐỒNG ) KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ GIÁ BÁN SẢN PHẨM GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM SẢN PHẨM KH năm 2009 TT năm 2009 KH năm 2009 TT năm 2009 KH năm 2009 TT năm 2009 Bàn bát giác nhỏ 2500 2470 100 120 87 90 Ghế cà phê 4500 4874 145 170 125 135 Xích đu gỗ XK 300 282 3100 3200 2540 2600 Bộ bàn 4 ghế 750 765 2600 2496 1974 1875 Bộ bàn 2 ghế 700 658 1250 1300 918 1010 Biết rằng, chi phí bán hàng phân bổ cho hàng xuất bán kế hoạch là 180.000.000đ, thực tế là 178.650.000đ, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch là 130.000.000đ, thực tế là 140.245.000đ Yêu cầu: phân tích lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ của Doanh nghiệp Bài giải: Chỉ tiêu phân tích: LN= Qi ( Pi – Zi ) – TCb – TCq Trong đó, Qi : khối lượng sản phẩm tiêu thụ Pi : giá bán sản phẩm Zi : giá thành đơn vị sản phẩm TCb : tổng chi phí bán hàng TCq : tổng chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm kỳ KH LNK = QK( PK – ZK ) – TCb K – TCq K = [ (2500*( 100- 87) + 4500*( 145 – 125) + 300*( 3100 – 2540) + 750*( 2600 – 1974) + 700*( 1250 – 918) ] – 180.000 – 130.000 = 682.400 (nghìn đồng) Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm kỳ TT LN1 = Q1( P1 – Z1 ) – TCb 1 – TCq 1 = [ (2470*( 120 – 90) + 4874*( 170- 135) + 282*( 3200 -2600) + 765*( 2496 -1875) + 658*( 1300 – 1010) ]- 178.650 – 140.245 = 760.880 (nghìn đồng) Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Tt = = = = 99,61% Đối tượng phân tích : LN = LN1 – LNk = 760.880 - 682.400 = 78.480 Các nhân tố ảnh hưởng : Ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ : QLN = (Tt – 1) Qki( Pki – Zki ) = (99,61%- 1)* [ (2500*( 100- 87) + 4500*( 145 – 125) + 300*( 3100 – 2540)+ 750*( 2600 – 1974) + 700*( 1250 – 918)] = - 0,39% * 992.400 = - 3870,36 (nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ KLN = Q1i( Pki – Zki) - Qki*Tt *( Pki – Zki) = [ 2470 *( 100 -87) + 4874 * ( 145-125) + 282 *( 3100-2540) + 765 *(2600- 1974) + 658* (1250- 918) ]- [ 0,0961* [2500*( 100- 87) + 4500*( 145 – 125) + 300*( 3100 – 2540) + 750*( 2600 – 1974) + 700*( 1250 – 918)]] = 984.856- 992.400*99,61%= -3673,64 (nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ ∆ P LN = ∑ Q1i ( P1i – P ki ) = [ 2470*(120- 100)+4874*(170- 145)+282*(3200-3100) +765*( 2496- 2600)+658*(1300-1250)] = 152.790( nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm tiêu thụ ∆ Z LN = – ∑ Q1i ( Z1i – Z ki ) = - [2470*(90-87) + 4874*( 135- 125)+ 282( 2600-2540) + 765*( 1875- 1974)+ 658*( 1010-918)] = - 57.871( nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng ∆ TCb LN = – (TCb1 – TCbK) = – (178.650 – 180.000)= 1.350( nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp ∆ TCq LN = – (TCq1 – TCqK) = – (140.245– 130.000)= - 10.245( nghìn đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : LN= QLN + KLN + ∆ P LN + ∆ Z LN + ∆ TCb LN + ∆ TCq LN = (- 3870,36) + (-3673,64) + 152.790 + (- 57.871) + 1.350 + (-10.245) = 78.480( nghìn đồng) Qua số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta có nhận xét như sau  Lợi nhuận thực tế tăng so với kế hoạch là 78.480( nghìn đồng) là do ảnh hưởng của các nhân tố sau : ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ : do số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm 0,39% làm cho lợi nhuận giảm 3.870,36 (nghìn đồng). Đây là nguyên nhân cơ bản làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ : do kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 3.673,84 (nghìn đồng). Đây là nhân tố khách quan vì đứng trên góc độ quản lý kinh tế thì không có nhà quản lý kinh tế nào thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ đã làm giảm lợi nhuận Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ : do giá bán của hầu hết các sản phẩm đều tăng so với kế hoạch, chỉ có Bộ bàn 4 ghế là giảm không đáng kể so với kế hoạch, nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận và lợi nhuận tăng 152.790( nghìn đồng). Đây là nhân tố chủ yếu làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. + Đối với sản phẩm Ghế cà phê, giá bán sản phẩm tăng nhưng số lượng sản phẩm tiêu thụ vẫn tăng. Điều này thể hiện việc tăng giá bán sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận + Đối với sản phẩm Bàn bát giác nhỏ, Xích đu gỗ XK, Bộ bàn 2 ghế : giá bán sản phẩm tăng nhưng số lượng tiêu thụ giảm, điều này thể hiện việc tăng giá bán sản phẩm của doanh nghiệp vẫn chưa được thị trường chấp nhận nhiều + Đối với sản phẩm Bộ bàn 4 ghế : tuy giá bán sản phẩm đã giảm nhưng số lượng tiêu thụ cũng giảm. chứng tỏ trong thời điểm này, sản phẩm này ít được thị trường ưa chuộng KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ GIÁ BÁN SẢN PHẨM GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM SẢN PHẨM Năm 2008 (Q0) Năm 2009 (Q1) Năm 2008 P0 Năm 2009 P1 Năm 2008 z0 Năm 2009 z1 Bàn bát giác nhỏ 2045 2470 105 120 85 90 Ghế cà phê 4455 4874 120,4 170 105 135 Xích đu gỗ XK 207 282 3040 3200 280 2600 Bộ bàn 4 ghế 761 765 2500 2496 1775 1875 Bộ bàn 2 ghế 670 658 1200 1300 920 1010 Ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản xuất thực tế : do phần lớn giá thành sản xuất thực tế của các mặt hàng đều tăng làm cho lợi nhuận giảm 57.871 nghìn đồng. Đây là nhân tố làm giảm lợi nhuận lớn nhất. Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân và có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Ảnh hưởng của chi phí bán hàng : do chi phí bán hàng ở kỳ thực tế giảm 1.350(nghìn đồng) so với kế hoạch nên làm cho lợi nhuận tăng 1.350 (nghìn đồng) Ảnh hưởng chi phí quản lý doanh nghiệp : do chi phí quản lý doanh nghiệp ở kỳ thực tế tăng 10.245( nghìn đồng) so với kế hoạch nên làm cho lợi nhuận giảm 10.245( nghìn đồng). Doanh nghiệp nên rà soát lại các loại chi phí để có biện pháp cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, nhằm làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp * Tình hình tại công ty Trường Hải như sau : Biết rằng, chi phí bán hàng phân bổ cho hàng xuất bán năm 2008 là 183.500.000đ, năm 2009 là 178.650.000đ, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 là 136.820.000đ, năm 2009 là 140.245.000đ Yêu cầu: phân tích lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ của Doanh nghiệp Bài giải: Chỉ tiêu phân tích: LN= Qi ( Pi – Zi ) – TCb – TCq Trong đó, Qi : khối lượng sản phẩm tiêu thụ Pi : giá bán sản phẩm Zi : giá thành đơn vị sản phẩm TCb : tổng chi phí bán hàng TCq : tổng chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm kỳ KH LN0 = Q0( P0 – Z0 ) – TCb 0 – TCq 0 = [ (2045*( 105- 85) + 4455*( 120,4 – 105) + 207*( 3040 – 2800) + 761*( 2500 – 1775) + 670*( 1200 – 920) ] – 183.500 – 136.820 = 578.192 (nghìn đồng) Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm năm 2009 LN1 = Q1( P1 – Z1 ) – TCb 1 – TCq 1 = [ (2470*( 120 – 90) + 4874*( 170- 135) + 282*( 3200 -2600) + 765*( 2496 -1875) + 658*( 1300 – 1010) ]- 178.650 – 140.245 = 760.880 (nghìn đồng) Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Tt = = = = 106,86% Đối tượng phân tích : LN = LN1 – LN0 = 760.880 – 578.192 = 182.688 (nghìn đồng) Các nhân tố ảnh hưởng : Ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ : QLN = (Tt – 1) Q0i( P0i – Z0i ) = (106,86%- 1)* [ (2045*( 105- 85) + 4455*( 120,4 – 105) + 207*( 3040 – 2800) + 761*( 2500 – 1775) + 670*( 1200 – 920) ] = 6,86%* 898.512 = 61.637,92 (nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ KLN = Q1i( P0i – Z0i) - Tt * Q0i *( P0i – Z0i) = [ 2470 *( 105 -85) + 4874 * ( 120,4-105) + 282 *( 3040-2800) + 765 *(2500- 1775) + 658* (1200- 920) ]- [ 1,0686* [2045*( 105- 85) + 4455*( 120,4– 105) + 207*( 3040 – 2800) + 761*( 2500 – 1775) + 670*( 1200 – 920)]] = 931.004,6 – 898.512*106,86% = - 29.145,32 (nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ ∆ P LN = ∑ Q1i ( P1i – P 0i ) = [ 2470*(120- 105)+4874*(170- 120,4)+282*(3200-3040) +765*( 2496- 2500)+658*(1300-1200)] = 386.660,4( nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm tiêu thụ ∆ Z LN = – ∑ Q1i ( Z1i – Z 0i ) = - [2470*(90-85) + 4874*( 135- 105)+ 282( 2600-2800) + 765*( 1875- 1775)+ 658*( 1010-920)] = - 237.890( nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng ∆ TCb LN = – (TCb1 – TCb0) = – (178.650 – 183.500)= 4.850( nghìn đồng) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp ∆ TCq LN = – (TCq1 – TCqK) = – (140.245– 136.820)= - 3.425( nghìn đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : LN= QLN + KLN + ∆ P LN + ∆ Z LN + ∆ TCb LN + ∆ TCq LN = 61.637,92 +(- 29.145,32) + 386.660,4+ (-237.890) + 4.850 + (-3.425) =182.688 ( nghìn đồng) Qua số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta có nhận xét như sau : Lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 là 182.688 ( nghìn đồng) là do ảnh hưởng của các nhân tố sau : Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ : do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 6,86% làm cho lợi nhuận tăng 61.637,92 (nghìn đồng). Đây là nguyên nhân cơ bản làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ : do kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 29.145,32 (nghìn đồng). Đây là nhân tố khách quan vì đứng trên góc độ quản lý kinh tế thì không có nhà quản lý kinh tế nào thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ đã làm giảm lợi nhuận Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ : do giá bán của hầu hết các sản phẩm đều tăng so với năm 2008, chỉ có Bộ bàn 4 ghế là giảm không đáng kể so với năm 2008, nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận và lợi nhuận tăng 386.660,4 ( nghìn đồng). Đây là nhân tố chủ yếu làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. + Đối với sản phẩm Ghế cà phê, Bàn bát giác nhỏ, Xích đu gỗ XK: giá bán sản phẩm tăng nhưng số lượng sản phẩm tiêu thụ vẫn tăng. Điều này thể hiện việc tăng giá bán sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận + Đối với sản phẩm Bộ bàn 2 ghế : giá bán sản phẩm tăng và số lượng tiêu thụ giảm, điều này thể hiện việc tăng giá bán sản phẩm của doanh nghiệp vẫn chưa được thị trường chấp nhận nhiều + Đối với sản phẩm Bộ bàn 4 ghế : giá bán sản phẩm đã giảm và số lượng tiêu thụ đã tăng lên. Chứng tỏ việc giảm giá bán sản phẩm đã mang lại hiệu quả. Ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản xuất thực tế : do phần lớn giá thành sản xuất thực tế của các mặt hàng đều giảm làm cho lợi nhuận giảm 237.890 nghìn đồng. Đây là nhân tố làm giảm lợi nhuận lớn nhất. Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân và có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Ảnh hưởng của chi phí bán hàng : do chi phí bán hàng ở năm 2009 giảm 4850 (nghìn đồng) so với năm 2008 nên làm cho lợi nhuận tăng 4.350 (nghìn đồng) Ảnh hưởng chi phí quản lý doanh nghiệp : do chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2009 là tăng 3.425 ( nghìn đồng) so với năm 2008 nên làm cho lợi nhuận giảm 10.245( nghìn đồng). Doanh nghiệp nên rà soát lại các loại chi phí để có biện pháp cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, nhằm làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi nhuận là một trong các phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không chỉ chịu tác động bởi chất lượng công tác quản l‎y kinh doanh mà còn ảnh hưởng bởi quy mô của doanh nghiệp, nghĩa là quy mô sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẻ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều,còn quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng nhỏ thì tạo ra tổng mức lợi nhuận càng thấp. Vậy,để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần tính và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số của hai chỉ tiêu tùy theo mối quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu liên quan.Tùy theo mục đích phân tích mà tính các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận thích hợp. -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng thuần Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm = * 100% doanh thu bán hàng thuần Doanh thu bán hàng thuần Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận gộp- CPBH -CPQLDN = * 100% doanh thu bán hàng thuần Doanh thu bán hàng thuần Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu bán hàng thuần trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, ngược lại. Vì vậy,để nâng cao chỉ tiêu này thì doanh nghiệp phải nâng cao lợi nhuận bằng cách giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng thuần tại công ty Trường Hải: Năm 2008Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng thuần = * 100% = 26.91% Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán bằng 26.91%, tức là cứ thu được 100 đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ thì tạo ra được 26.91 đồng lợi nhuận thuần. Kết quả này cũng rất khả quan cho doanh nghiệp, điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Nhưng muốn đạt hiệu quả cao hơn thì doanh nghiệp phải nâng cao lợi nhuận bằng cách cố gắng giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá bán và thực hiện những chính sách để tăng lượng hàng tiêu thụ. - Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần Lợi nhuận gộp = * 100% Doanh thu bán hàng thuần Chỉ tiêu này cho biết trong 100đ doanh thu thuần sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này chưa tính đến ảnh hưởng của nhân tố chi phái bán hàng và chi phí quản lý‎ doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng thuần tại công ty Trường Hải Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = * 100 % = 34,75 % Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng thuần bằng 34,75 % .Tức là trong 100 đồng doanh thu bán hàng thuần trong kỳ sẽ có 34,75 đồng lợi nhuận gộp. Kết quả này là khả quan đối với doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp sẽ thu được 34,75 đồng lợi nhuận gộp, khi doanh nghiệp đạt được 100 đồng daonh thu bán hàng thuần. Tuy nhiên, trong 34,75 đồng lợi nhuận này chưa tính đến các chi phí như cho phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng thuần * Năm 2009 = * 100% = 15,88 % Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán bằng 15,88 %, tức là cứ thu được 100 đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ thì tạo ra được 15,88 đồng lợi nhuận thuần. Kết quả này cũng rất khả quan cho doanh nghiệp, điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Nhưng muốn đạt hiệu quả cao hơn thì doanh nghiệp phải nâng cao lợi nhuận bằng cách cố gắng giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá bán và thực hiện những chính sách để tăng lượng hàng tiêu thụ. - Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần Lợi nhuận gộp = * 100% Doanh thu bán hàng thuần Chỉ tiêu này cho biết trong 100đ doanh thu thuần sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này chưa tính đến ảnh hưởng của nhân tố chi phái bán hàng và chi phí quản lý‎ doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng thuần tại công ty Trường Hải Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = * 100 % = 22,53% Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng thuần bằng 22,53%. Tức là trong 100 đồng doanh thu bán hàng thuần trong kỳ sẽ có 22,53 đồng lợi nhuận gộp. Kết quả này là khả quan đối với doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp sẽ thu được 22,53 đồng lợi nhuận gộp, khi doanh nghiệp đạt được 100 đồng daonh thu bán hàng thuần. Tuy nhiên, trong 22,53 đồng lợi nhuận này chưa tính đến các chi phí như cho phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trên vốn SXKD Lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm = *100% Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Trong đó : Vốn sản xuất kinh doanh bình quân được tính như sau: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân 1/2V1+ V2 +….+ Vn-1 + 1/2Vn = N – 1 V1,V2,…Vn: là số dư vốn xác định kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Bởi vậy, để nâng cao chỉ tiêu trên, một mặt phải tìm mọi biện pháp để nâng cao lợi nhuận, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp ly về cơ cấu vốn sản xuất. Vốn sản xuất của doanh nghiệp gồm: vốn cố định, vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định được tính theo 2 cách sau: + Tính theo nguyên giá Phương pháp này đang áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, tính theo phương pháp này có những ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: dễ tính, thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng đầy đủ các tài sản cố định hiện có và khai thác triệt để về thời gian, công suất tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh. Nhược điểm: phản ánh không chính xác giá trị tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận + Tính theo giá trị còn lại Ưu điểm: loại trừ được phần giá trị còn lại của tài sản cố định đã hao mòn, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến việc bảo dưỡng, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của thiết bị sản xuất còn lại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời phản ánh đúng thực lực về thiết bị sản xuất của doanh nghiệp hiện tại Nhược điểm: việc xác định đúng giá trị còn lại của tài sản cố định phù hợp với năng lực sản xuất hiện tại là một vấn đề phức tạp. Trong phân tích ta có thể sử dụng một trong 2 cách trên, thông qua cách xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh, ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là: tổng mức lợi nhuận, tổng vốn sản xuất và cơ cấu vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất được xác định như sau: Lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bq = * Vốn cố + Vốn lưu Vốn lưu động bq Vốn sản xuất bq định bq động bq KEÁT LUAÄN Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt đuợc. Qua thời gian thực tập ở công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Hải, vận dụng những kiến thức đã học ở trường, em đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra những phân tích về tình hình tiêu thụ, lợi nhuận của công ty để qua đó có thể biết được hiệu quả hoạt động mà công ty đã đạt được trong những năm qua. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Hải là một trong những công ty công mỹ nghệ của nước ta. Từ khi ra đời đến nay công ty đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng đứng vững trong môi trường cạnh tranh rất quyết liệt của thị trường bàn ghế hiện nay. Hoạt động kinh doanh của công ty là thực sự có hiệu quả và ngày càng phát triển hơn. Hàng năm công ty đều tạo ra doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng so với năm trước. Để đạt được thành quả này thì sự đóng góp của bộ phận Kế toán là không nhỏ. Chính nhờ những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời về tất cả tình hình biến động của nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí…của bộ phận Kế toán đã giúp Ban Giám Đốc có được cái nhìn cụ thể, toàn cảnh về tình hình của công ty, để từ đó có những giải pháp khai thác tiềm năng, khắc phục tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Do kiến thức có hạn và chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm về thực tế, nên những phân tích và giải pháp của nhóm nêu ra chưa thật cụ thể và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm cũng hiểu việc áp dụng các lý thuyết vào thực tế là không dễ dàng và không được cứng nhắc, đòi hỏi cần nhiều thời gian nghiên cứu, trải nghiệm. Chính vì thế có những vấn đề nào nhóm chưa phản ánh được sâu sắc, toàn diện mong được cô thông cảm và góp ý để nhóm có thể nâng cao hiểu biết của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Hải.doc
Luận văn liên quan