LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay để đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt. Các sản phẩm cạnh tranh thường xoay quanh các vấn đề như mẫu mã, chất lượng và giá cả.
Giá thành là cơ sở hàng đầu để xác định giá bán của sản phẩm. Với vai trò này thì giá thành sản phẩm cao hay thấp là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự thúc đẫy hay kiềm hãm sự phát triển sản xuất.
Giá thành không bù đắp chi phí mà còn cung cấp đủ tỷ lệ hòa vốn cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán giá thành là rất phức tạp vì nó liên quan hầu hết các yếu tố đầu ra đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vấn đề này đòi hỏi bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp phải hết sức chặt chẽ và chính xác trong công tác kế toán đặc biệt trong việc tính giá thành như tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm như: chi phí quản lý, năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu
Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác. Để cạnh tranh có hiệu quả ngoài chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Từ nhận định trên, cùng với sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Phú Xuân và các nhân viên phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su, em quyết định đi sâu và tìm hiểu đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh ”. Bố cục đề tài của em gồm lời mở đầu, kết luận và phần nội dung chính của đề tài gồm có bốn chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Chương 3: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su.
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.
Với mong muốn rằng qua báo cáo thực tập này chúng ta có thể hình dung được phần nào hoạt động của ngành xây dựng cũng như thấy được tính cấp thiết và những ưu nhược điểm mà Nhà nước và các ban ngành có liên quan đang tìm hướng khắc phục để hoàn thiện công tác xây dựng nhằm phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ ĐỊA ỐC CAO SU
1.1 Giới thiệu khát quát:
1.1.1 Giới thiệu công ty:
- Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Kỹ thuật XDCB & Địa ốc Cao Su
- Tên tiếng anh: Rubbber real estate and basic construction technical joint sotck company
- Tên viết tắt: RCC
- Trụ sở chính: 402 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-8).8 559 610
- Fax: (84-8).8 577 526
- Quyết định thành lập số 153/NN-TCCB/QĐ ngày 04/03/1993
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty: 10.000.000.000đ chia làm 100.000 cổ phẩn, mỗi cổ phẩn có mệnh giá 100.000đồng
STT
Tên thành viên
Số cổ phần
Tỷ lệ (%)
1
Vốn nhà nước
51.000
51.00
2
Nguyễn Văn Cao
2.075
2.08
3
Nguyễn Quốc Việt
2.355
2.36
4
60 cổ đông khác
44.570
44.57
Cộng 100.000
100.000
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
- Công ty Cổ phần kỹ thuật XDCB & Địa ốc Cao su (trước đây là Xí nghiệp dịch vụ xây dựng cơ bản trực thuộc Công ty dịch vụ khoa học kỹ thuật & đầu tư xây dựng cơ bản - Tổng công ty Cao Su Việt Nam). Được thành lập năm 1988, trong giai đoạn này với chủ trương củng cố và đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành Cao Su, thực hiện các hiệp định hợp tác trồng cao su với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu thông qua hội nghị cơ bản của ngành Cao Su ỏ Khu vực Tây Nguyên là vô cùng quan trọng và to lớn. Công ty được thành lập nhằm góp phần giải quyết vấn đề xây dựng cơ bản cho các công ty Cao Su Tây Nguyên và toàn ngành nói chung.
- Lúc mới thành lập công ty gặp nhiều khó khăn nhất là vốn, máy móc thiết bị thi công, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất. Thời gian qua công ty đã từng bước trưởng thành theo đà phát triển của ngành Cao Su và đổi mới hoạt động theo cơ chế thị trường. Năm 1993, thực hiện hiệp định 388/HĐBT và được sự đồng ý của Tổng Công ty Cao Su Việt Nam công ty được thành lập theo nghị định số 153/NN-TCCB/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm với số vốn ban đầu do ngân sách nhà nước cấp. Công ty có tên gọi mới là Xí nghiệp Xây dựng cơ bản Cao Su với cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng chức năng và 4 đơn vị trực thuộc.
- Năm 1995, căn cứ vào năng lực quy mô của đơn vị và nhu cầu của ngành,
công ty được đổi tên thành Công ty Kỹ thuật Xây dựng Cơ bản Cao Su trực thuộc Tổng Công ty Cao Su Việt Nam theo quyết định số 442/HĐBT-TC ngày 14/09/1995 gồm chức năng và 6 đơn vị thành viên. Đến năm 1997, công ty được quyết định xếp doanh nghiệp hạng nhất số 678NN-TCCB/QĐ ngày 25/04/1997 của Bộ Công Nghiệp Phát Triển Nông Thôn làm số đơn vị trực thuộc của công ty tăng lên gồm 4 phòng chức năng và 15 đơn vị thành viên.
- Năm 2005, với xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao Su.
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ:
1.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Đảm bảo và phát triển vốn được giao, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường điều kiện vật chất cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ CNV, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ.
- Tuân thủ các chính sách về chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, báo cáo trung thực chế độ kinh tế thống kê do nhà nước quy định.
- Làm tốt các chính sách về tiền lương.
- Có quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý theo quy định của pháp luật.
Ở đây, đối tượng phục vụ chính là các công ty cao su của ngành được phân bổ trên địa bàn hoạt động gồm TP .HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Trị. Ngoài ra, được phép của cơ quan có thẩm quyền, công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng, tư vấn với các đơn vị ngoài ngành đạt được giá trị cao.
1.1.3.2 Lĩnh vực hoạt động:
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 413003460 được đăng ký thay đổi lần 1 ngày 09/08/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất.
- Thi công đường cấp phối, thấm nhựa.
- Thi công công trình thuỷ lợi phục vụ ngành cao su và nông nghiệp.
- Đầu tư phát triển nhà ở phục vụ ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và nông thôn.
- Thi công đường bêtông nhựa nóng, đường dây tải điện và trạm biến thế 35KV.
- Thi công xây dựng cầu.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (chỉ hoạt động khi có chứng chỉ hành nghề).
- Kinh doanh nhà ở.
- Mua bán vật liệu xây dựng.
- Trang trí nội thất.
- Tư vấn xây dựng (không khảo sát xây dựng).
- Khai hoang cải tạo đồng ruộng.
- Tư vấn giám sát chất lượng công trình.
- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình
- Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thi công các công trình thuỷ điện.
- San lấp mặt bằng.
- Tư vấn lập dự án đầu tư.
- Xử lý chất thải: rắn, lỏng, khí (không hoạt động tại trụ sở).
- Mua bán khai thác khoáng sản (kim loại đen, kim loại màu, đất sét, cao lanh, đá, cát – không mua bán tại trụ sở).
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường xuyên và chi phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên: gồm cả chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường xuyên cho quá trình sử dụng máy thi công như chi phí nhiên liệu, dầu mỡ, các chi phí vật liệu phụ khác, tiền lương của công nhân điều khiển và công nhân phục vụ máy thi công, tiền khấu hao tài sản cố định là xe máy thi công, các chi phí về thuê máy, chi phí sửa chữa thường xuyên xe máy thi công.
Chi phí tạm thời: là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc tháo lắp, vận chuyển, di chuyển máy và các khoản chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc sử dụng máy như: lán che máy ở công trường, bệ để máy ở khu vực thi công.
Các chi phí thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ còn chi phí tạm thời không hoạch toán 1 lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức phân bổ). Xác định số phân bổ hàng tháng như sau
Số phân bổ
CP tạm thời
hàng tháng
=
Chi phí thực tế XD các công trình tạm
Chi phí tháo dỡ
các công trình
tạm dự tính
Giá trị phế liệu
thu hồi được
dự tính
Thời gian sử dụng các công trình tạm thời hoặc thời gian thi công trên công trường
+
+
Chi phí tạm thời cũng có thể tiến hành theo phương pháp trích trước vào chi phí sử dụng máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí trích trước được xử lý theo quy định.
Nội dung và phương pháp phản ánh:
Đối với chi phí thường xuyên:
Căn cứ tiền lương (lương chính, lương phụ), tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, ghi:
Nợ TK 623 (6231)
Có TK 334
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân điều khiển máy thi công, kế toán ghi trống như đối với công nhân xây lắp.
Xuất kho, hoặc mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xây lắp, máy thi công:
Nợ TK 623 (6232)
Nợ TK 133 (1331) nếu được khấu trừ thuế GTGT
Có TK 152, 111, 112, 331 …
Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho xe, máy thi công:
Nợ TK 623 (6233)
Có TK 153, 111, 112… (Loại phân bổ 1 lần)
Có TK 142 (1421) loại phân bổ dần
Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công:
Nợ TK 623 (6234)
Có TK 214
Đồng thời ghi Nợ TK 009.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ…):
Nợ TK 623 (6237) – Giá hóa đơn chưa có thuế (nếu tính thuế GTGT)
Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT (nếu được khấu trừ thuế)
Có TK 111, 112, 331.
Các chi phí bằng tiền phat sinh:
Nợ TK 623 (6238)
Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT (nếu được khấu trừ thuế)
Có TK 111, 112.
Đối với chi phí tạm thời:
Trường hợp không trích trước:
Khi phát sinh chi phí:
Nợ TK 142 (1421)
Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT (nếu được khấu trừ thuế)
Có TK 111, 112, 331…
Khi phân bổ chi phí trong kỳ:
Nợ TK 623 (chi phí liên quan)
Có TK 142 (1421): Số phân bổ trong tháng.
Trường hợp có trích trước:
Khi trích trước chi phí:
Nợ TK 623
Có TK 335 (3352)
Chi phí thực tế phát sinh:
Nợ TK 335 (3352)
Có TK 111, 112, 331…
Sơ đồ kế toán thể hiện như sau:
TK 153, 142 (1421)
TK 152, 111, 112, 331
Tiền lương nghỉ phép
Tiền lương
Trích trước vào lương nghỉ phép
của công nhân SD máy thi công
Trích khấu hao máy móc thi công
Chi phí công cụ dụng dụ cho máy thi công
Theo giá chưa có thuế
Chi phí VL, NL
TK 335
TK 334
TK 334
TK 623
phải trả
TK214
cho máy thi công
TK 133 (1331)
TK 111, 112, 331 …
Các chi phí khác
cho máy thi công
Thuế GTGT được
khấu trừ (1421)
Theo giá chưa có thuế
Chi phí tạm thời thực tế PS
cho máy thi công
TK 335
Chi phí thực tế
Trích trước chi phí tạm thời
TK 142 (1421)
Phân bổ chi phí tạm thời
trong kỳ
2.2.1.4 Chi phí sản xuất chung:
Để tập hợp chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nội dung kết cấu của TK 627:
TK 627
- Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định…
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 có 6 TK cấp 2:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo nội dung khoản mục quy định. Tùy thuộc vào tổ chức sản xuất của các tổ, đội xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp mà kế toán tổ chức kế toán cho phù hợp.
Sơ đồ kế toán thể hiện như sau:
TK 152, 153, 142
TK 214
Chi phí điện,
Thuế GTGT nếu
được khấu trừ
Chi phí nguyên vật liệu, CCDC xuất dùng cho đội XD
TK 334
TK 627
nước, điện thoại thuộc đội XD
TK338
TK 111, 112, 331…
Tạm ứng giá trị
XL giao khoán nội bộ
TK 141 (1413)
Quyết toán tiền tạm ứng về KL XL
hoàn thành bàn giao đã được duyệt
viên đội XD, tiền ăn giữa ca của CNXL, nhân viên QL đội XD
Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân
Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất thuộc đội XD
lương của CNTTXL, nhân viên SD máy TC, nhân viên QL đội
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ (%) quy định trên tiền
Chi phí sx thực tế PS
TK 335, 142
Trích trước hoặc phân bổ CP
sửa chữa thuộc đội XD
Thuế GTGT
TK 133 (1331)
Tính vào chi phí
2.2.2 Kế toán tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí:
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm những chi phí có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được tập hợp vào bên Nợ của các TK 621, 622, 623 và 627. Để tính được giá thành sản phẩm cho từng đối tượng, kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đã tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng, còn đối với các chi phí đã tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng, kế toán phải tính phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp.
Để có số liệu để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí cho từng đối tượng, kế toán phải tổng hợp các chi phí đã tập hợp được.
2.2.2.1 Tổng hợp chi phí:
Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách tổng hợp các chi phí đã tập hợp bên Nợ của TK 621.
Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp bằng cách tổng hợp các chi phí đã tập hợp bên Nợ của TK 622.
Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công bằng cách tổng hợp các chi phí đã tập hợp bên Nợ của TK 623.
Tổng hợp chi phí sản xuất chung bằng cách tổng hợp các chi phí đã tập hợp bên Nợ của TK 627.
Trước khi kết chuyển hoặc phân bổ chi phí phải loại ra các khoản làm giảm chi phí trong giá thành như giá trị vật liệu sử dụng không hết ngày cuối tháng làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, giá trị vật liệu nhiên liệu, phụ tùng, dụng cụ đã xuất dùng, ngày cuối tháng sử dụng không hết làm giảm chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153
Có TK 621, 623, 627.
2.2.2.2 Phân bổ chi phí:
- Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế.
+ Trường hợp các chi phí sử dụng máy được theo dõi riêng cho từng loại máy. Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng như sau:
=
Chi phí SD máy phân bổ cho từng đối tượng
Tổng chi phí SD máy phải phân bổ
Tổng số ca máy hoạt động thực tế hoặc khối lượng công tác do máy thực hiện
×
Số ca máy thực tế (hoặc khối lượng công tác) máy đã phục vụ cho từng đối tượng
+ Trường hợp không theo dõi tập hợp chi phí cho từng loại máy riêng biệt, phải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi. Hệ số quy đổi thường được xác định căn cứ vào đơn giá kế hoạch của 1 ca máy thấp nhất được lấy làm ca chuẩn. Xác định hệ số quy đổi H như sau:
H
Giá kế hoạch của 1 ca máy
=
Giá kế hoạch của 1 ca máy thấp nhất
Sau đó căn cứ vào hệ số quy đổi và số ca máy đã thực hiện của từng loại máy để thực hiện của từng loại máy để quy đổi thành số ca máy chuẩn:
=
Chi phí SD máy phân bổ cho từng đối tượng
Tổng chi phí SD máy phải phân bổ
Tổng số ca máy chuẩn (đã được quy đổi) của các loại máy
×
Số ca máy đã được quy đổi phục vụ cho từng đối tượng
Phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trường, hoặc đội thi công và tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp thích hợp. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí sản xuất chung thường được sử dụng có thể là: phân bổ theo chi phí chung định mức, phân bổ theo giờ công sản xuất kinh doanh định mức hoặc thực tế, phân bổ theo ca máy thi công, phân bổ theo chi phí nhân công, phân bổ theo chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp).
Để tính giá thành, các chi phí được kết chuyển hoặc phân bổ vào TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, kết cấu TK này như sau:
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán
TK 154
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho.
- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao (từng phần, hoặc toàn bộ, hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ).
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
TK 154 có 4 TK cấp 2:
TK 1541 – Xây lắp: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây, lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ (kể cả nhà thầu phụ chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán).
TK 1542 – Sản phẩm khác: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (các thành phẩm, cấu kiện xây, lắp …).
TK 1543 – Dịch vụ: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ.
TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp: dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây, lắp còn dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập kho mà chỉ làm thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng còn chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, thì cũng được coi là sản phẩm được nhập kho thành phẩm (TK 155).
Sơ đồ kết chuyển chi phí thể hiện như sau:
TK 621 TK 154 TK 155 (1551)
Chi phí NL,VL trực tiếp Giá thành SPXL hoàn
thành chờ tiêu thụ
TK 622 hoặc chưa bàn giao
TK 336(3362)
CP nhân công
trực tiếp Kết chuyển Giá thành SPXL hoàn
hoặc phân bổ thành bàn giao cho đơn
CP để tính vị thầu chính XL
TK 623 giá thành
CP sử dụng máy
thi công
TK 627
Chi phí SX chung
TK 632
TK 111, 112, 331
TK 133 (1331) Giá thành SPXL hoàn thành
Thuế GTGT bàn giao cho bên A
được khấu
Giá trị khối trừ
lượng nhận
bàn giao Giá chưa có thuế
do nhà
thầu phụ
bàn giao hoặc giá trị khối lượng do nhà thầu phụ bàn giao
được xác định là tiêu thu ngay
2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành:
Do đặc điểm sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, quy trình công nghê sản xuất khá phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng: có thể là công trình hay hạng mục công trình đã xây lắp hoàn thành, có thể là các giai đoạn công nghệ, bộ phận công việc hoàn thành theo giai đoạn quy ước. Do đó, tùy theo từng trường hợp, kế toán phải có phương pháp tính giá thành phù hợp.
Trong kỳ, khi có khối lượng (KL) công tác xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán xác định giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo công thức:
Giá thành thực tế KL
công tác XL hoàn
thành bàn giao
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
=
=
+
-
Để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, xác định mức độ hoàn thành và dùng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp.
Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp, có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:
Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổng cộng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là chi phí sản xuất đởang thực tế.
Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dở dang là các giai đoạn (GĐ) xây lắp chưa hoàn thành. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành (Z) dự toán (DT) và mức độ hoàn thành theo các bước sau:
Giá thành DT khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn
=
Z DT của từng giai đoạn
Tỷ lệ hoàn thành từng giai đoạn
×
Hệ số phân bổ CP thực tế cho GD dở dang
=
CP thực tế dở dang đầu kỳ
CP thực tế phát sinh trong kỳ
+
Z DT của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
Tổng giá thành DT khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn
+
CPSX thực tế dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn
=
Z DT khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn
Hệ số
phân bổ
×
Trường hợp bàn giao theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau:
Giá thành dự toán của từng khối lượng dở dang
=
Khối lượng dở dang
×
Đơn giá dự toán
×
Tỷ lệ hoàn thành
Chi phí thực tế của KL dở dang cuối kỳ
=
CP thực tế dở dang đầu kỳ
CP thực tế phát sinh trong kỳ
+
Z DT của LKXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
Tổng ZDT của các khối lượng dở dang cuối kỳ
+
×
ZDT của KL dở dang cuối kỳ
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp đơn đặt hàng. Trường hợp trong đơn đặt hàng có nhiều công trình, hạng mục công trình, để xác định giá thành cho từng công trình, từng hạng mục công trình có thể dùng phương pháp liên hợp để tính giá thành, như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp trực tiếp với phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số.
2.3 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán:
2.3.1 Đặc điểm công tác khoán nội bộ:
Đặc điểm của việc thi công các công trình xây dựng là các công trình mà công ty thực hiện thường có yêu cầu kỹ thuật và vị trí địa lý khác nhau nên công ty tiến hành giao khoán cho các bộ phận theo đúng chức năng nhằm khuyến khích bộ phận tăng năng suất lao động, thực hiện nhanh công việc của mình để hoàn thành đúng tiến độ và đạt yêu cầu chất lượng kỹ thuật theo quy định để có thể hưởng trọn phần khoán mà công ty giao cũng như tiếp tục thực hiện các công trình kế tiếp. Có hai hình thức khoán sản phẩm xây lắp cho đơn vị nhận khoán là:
Phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình:
Các đơn vị giao khoán toàn bộ công trình cho bên nhận khoán, các đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động. Khi công trình hoàn thành sẽ được nghiệm thu bàn giao và được thanh toán toàn bộ theo quyết toán và phải nộp một khoản theo quy định.
Phương thức khoán theo khoản mục chi phí:
Theo phương thức này đơn vị giao khoán chỉ khoán các khoản mục chi phí nhất định còn khoản khác đơn vị tự chi phí, hạch toán và chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật chất lượng công trình.
Chứng từ kế toán sử dụng là các chứng từ về chi phí phát sinh được xác định theo chế độ kế toán. Ngoài ra doanh nghiệp xây lắp còn lập hợp đồng giao khoán và khi công trình hoàn thành bàn giao phải lập “Biên bản thanh lý hợp đồng”.
Tùy thuộc vào mức độ phân cấp kế toán giữa đơn vị giao khoán và đơn vị nhận khoán kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 141 – Tạm ứng
TK 1411 – Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp lương
TK 1412 – Tạm ứng mua vật tư hàng hóa
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- TK 33891 – Chi phí đầu vào của đội
- TK 3389 – Thuế VAT đầu vào của đội
2.3.2 Tài khoản sử dụng:
Phòng kế toán tài vụ sử dụng tài khoản 141 – Tạm ứng chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình để theo dõi các khoản tạm ứng của các đội.
141- chi tiết từng công trình, hạng mục công trình
- Chi tạm ứng cho đội tiền thi công
- Chi thanh toán phần còn lại
- Chi phí khoán vật liệu, nhân công, ca máy, CPSX chung.
- Các đội thực hiện tính vào giá thành công trình.
2.3.3 Trình tự hạch toán:
+ Chi tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để tạm ứng cho các đội ứng tiền thi công bao gồm các khoản phụ cấp lưu trú đi đường, mua nguyên vật liệu, ca máy …
Nợ TK 1412 – Chi tiết từng công trình của từng đội
Có TK 1111, 112
+ Tạm ứng nguyên liệu xuất thẳng cho từng công trình thông qua hợp đồng khoán, đưa máy móc thiết bị và cán bộ đi khảo sát, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 1412 – Chi tiết cho từng công trình của từng đội
Có TK 152
+ Cuối kỳ, nhân viên hạch toán tại các bộ phận sản xuất lên bảng chi phí tạm ứng của từng hợp đồng giao khoán và khi có bảng thanh quyết toán khoán của hợp đồng giao nhận khoán thi phòng kế toán tài vụ sẽ lên bảng tổng hợp bảng thanh quyết toán khoản của từng hợp đồng giao nhận khoán cho từng đội. Từ đó kế toán sẽ tính ra được số còn phải thanh toán cho các đội:
Nợ TK 1412 – Chi tiết từng công trình
Có TK 1111
+ Đồng thời kế toán thực hiện hạch toán chi phí sản xuất được xác định trong bảng thanh quyết toán khoán:
Nợ TK 621 – Chi tiết cho từng đội thi công
Nợ TK 622 – Chi tiết cho từng đội thi công
Nợ TK 623 – Chi tiết cho từng đội thi công
Nợ TK 627 – Chi tiết cho từng đội thi công
Có TK 3389
Một số vấn đề về công tác khoán:
Chi phí sản xuất phát sinh do các đội trưởng tạm ứng trong kỳ theo từng công trình là cơ sở để xác định số còn phải thanh toán cho đội khi hợp đồng giao nhận khoán kết thúc. Công ty cổ phần kỹ thuật XDCB và địa ốc Cao su sử dụng hình thức khoán cho các đội sản xuất trực tiếp chủ yếu là hình thức khoán gọn, nghĩa là công ty chỉ tính định mức khoán còn đội sản xuất tự mình tiến hành mua nguyên vật liệu và mọi thứ khác cần thiết cho công việc sản xuất được giao, tự cân đối mọi khoản chi giới hạn trong phần khoán công ty đưa ra. Do đó chênh lệch giữa chi phí thực tế với tồng chi phí khoán của hợp đồng giao nhận khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của mỗi đội.
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG TỪ NGÃ BA HÀM RỒNG GIÁP QUỐC LỘ 14 ĐI XÃ BAHRMĂH TẠI CÔNG TY CP KỸ THUẬT XDCB VÀ ĐỊA ỐC CAO SU
3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty CP Kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao Su:
Chức năng hoạt động chủ yếu của Công ty CP kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao su là khai hoang, xây dựng vườn cây, san lắp mặt bằng, cơ sở hạ tầng, thi công đường đất, đường nhựa, đường bêtông nhựa, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp… Để thực hiện chức năng của mình đúng thời hạn và đạt chất lượng cao, công ty thực hiện phân chia công việc của từng công trình hay hạng mục công trình cho các đội sản xuất: đội xây dựng, đội cầu đường, đội khai hoang thông qua hình thức giao khoán (Theo định mức khoán nội bộ đã được thống nhất giữa công ty với các đội). Mỗi đội sẽ chịu trách nhiệm về công tác của mình thông qua hợp đồng giao nhận khoán giữa đội trưởng đội thi công và giám đốc công ty. Tùy theo khối lượng công việc mà các đội được phép tạm ứng tiền thi công tại phòng tài chính kế toán để thực hiện hợp đồng giao nhận khoán. Sau khi công việc hoàn thành, các đội sẽ giao hồ sơ thanh quyết toán cho các phòng ban để có cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành.
3.2 Tổ chức công tác hạch toán khoán cho các bộ phận sản xuất trực tiếp tại công ty:
3.2.1 Giới thiệu chung về công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh – Công ty cao su Mang Yang:
Căn cứ vào hợp đồng thi công công ty thực hiện giao khoán cho đội thi công cầu đường số 1 với mức khoán là 88% trên tổng giá trị quyết toán công trình được duyệt. Các chi phí phát sinh gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Công ty áp dụng phương thức khoán gọn: sau khi ký hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, công ty tiến hành lập hợp đồng giao khoán với đơn vị nhận khoán trực thuộc công ty. Với phương thức này công ty giao khoán cho đội xây lắp quản lý các chi phí vật liệu, nhân công, máy, chi phí sản xuất chung tại các đội xây lắp (gồm toàn bộ các chi phí sản xuất để làm ra sản phẩm) căn cứ vào dự toán khoán quản lý chi phí được duyệt. Dự toán quản lý chi phí được lập trên cơ sở dự toán trúng thầu hoặc dự toán được chủ đầu tư thanh toán. Công ty có thể chủ động điều chỉnh đơn giá từng phần việc phù hợp với điều kiện từng công trình nhằm đảm bảo hoàn thành bàn giao công trình đúng tiến độ, chất lượng.
3.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành:
Kỳ tính giá thành: được quy định tại công ty là hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: kế toán tổ chức tính giá thành theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp).
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: công trình, hạng mục công trình.
Đối tượng tính giá thành: công trình, hạng mục công trình.
3.3 Quá trình tạm ứng tiền thi công công trình:
3.3.1 Thủ tục nhận thầu:
Công ty chủ động trong việc tìm kiếm công trình hoặc chủ đầu tư có nhu cầu sẽ gởi thư mời thầu tới công ty.
Căn cứ vào thông báo mời thầu công ty sẽ gởi cho chủ đầu tư hồ sơ dự thầu bao gồm:
Bảo lãnh dự thầu và thư hứa cho vay vốn của ngân hàng.
Đơn dự thầu.
Bảng giá dự thầu.
Tư cách pháp nhân của nhà thầu.
Tài liệu giới thiệu năng lực của nhà thầu.
Số liệu tài chính.
Tiến độ thi công, tổ chức công trường và các bản vẽ thi công.
Thuyết minh biện pháp thi công và các biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
Nguồn vật tư phục vụ thi công công trình.
Danh sách nhân sự chủ chốt.
Bảng kê thiết bị thi công chủ yếu.
3.3.2 Quá trình tạm ứng tiền thi công giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công:
Sau khi ký hợp đồng kinh tế, chủ đầu tư tiến hành tạm ứng tiền thi công cho đơn vị thi công
Ví dụ: Công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh – Công ty cao su Mang Yang
Ngày 26/10/2007: Công ty nhận nhận giấy báo Có số 0071của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn Tp HCM, Công ty cao su Mang Yang tạm ứng 20% giá trị hợp đồng cho đơn vị thi công. Nợ TK 112E 1.000.000.000
Có TK 131-M Y 1.000.000.000
Bảng biểu:
GIẤY BÁO CÓ
Số: 0071
Ngày: 26/10/2007
BIDV
SỐ TÀI KHOẢN:
TÊN TÀI KHOẢN:
Kính gửi: Công ty CP kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao su
Ngân hàng chúng tôi xin trân trọng thông báo: Tài khoản của quý khách hàng đã được ghi Có với nội dung sau:
Giao dịch viên
(Ký, họ tên)
Kiểm soát
(Ký, họ tên)
Ngày hiệu lực Số tiền Loại tiền Diễn giải
26/10/2007 1.000.000.000 VNĐ
Công ty cao su Mang Yang tạm ứng tiền 20% theo giá trị hợp đồng
Khi nhận được giấy báo Có của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn Tp HCM, kế toán ghi vào sổ chi tiết có liên quan, sau đó lập bảng tổng hợp chi tiết và sổ Nhật ký chung:
Bảng biểu:
3.3.3 Quá trình tạm ứng tiền thi công giữa Công ty và đơn vị nhận khoán
Công ty không trực tiếp thi công mà khoán lại cho các đội thi công trực thuộc công ty theo hợp đồng giao khoán
Để tiến hành mua ngoài vật liệu, đội trưởng thi công phải căn cứ vào hợp đồng giao nhận khoán, căn cứ vào dự toán khoán quản lý chi phí của công ty lập đối với công trình và căn cứ vào tình hình thực tế thi công viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên ban Giám đốc và kế toán trưởng ký.
Ví dụ: Công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh – Công ty cao su Mang Yang do đội thi công cầu đường số 1 – Nguyễn Văn Cao là đơn vị nhận khoán
Ngày 30/10/2007: đội trưởng đội thi công gửi giấy đề nghị tạm ứng để mua vật tư cho công trình
BẢNG BIỂU:
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
Công ty CP Kỹ Thuật XDCB & Địa Ốc Cao Su
Địa chỉ: 402, Nguyễn Chí Thanh, Q.5, TP.HCM
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 30 tháng 10 năm 2007
Số: 231
Kính gửi: Ông Trần Xuân Chương – Tổng Giám Đốc Công Ty
Tên tôi là: Nguyễn Văn Cao
Địa chỉ:71 Hoàng Văn Thụ, P 15, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Đề nghị tạm ứng số tiền: 500.000.000
Viết bằng chữ: Năm trăm triệu đồng chẵn
Lý do tạm ứng: mua vật tư thi công công trình – Công ty Cao su Mang Yang
Thời hạn thanh toán: tháng 10/2007
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trần Xuân Chương Nguyễn Văn Cao
Sau khi giấy đề nghị tạm ứng được duyệt, đội trưởng đến ngân hàng nhận tiền, nhân viên ngân hàng sẽ gửi giấy báo Nợ số 0073 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn TP. HCM về số tiền tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng cho Ông Nguyễn Văn Cao là 500.000.000 đồng, kèm theo giấy báo Nợ số 0074 phí dịch vụ ngân hàng là 4.400 đồng.
BẢNG BIỂU:
GIẤY BÁO NỢ
Số: 0073
Ngày: 30/10/2007
BIDV
SỐ TÀI KHOẢN:
TÊN TÀI KHOẢN:
Kính gửi: Công ty CP kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao su
Ngân hàng chúng tôi xin trân trọng thông báo: Tài khoản của quý khách hàng đã được ghi Nợ với nội dung sau:
Giao dịch viên
(Ký, họ tên)
Kiểm soát
(Ký, họ tên)
Ngày hiệu lực Số tiền Loại tiền Diễn giải
30/10/2007 500.000.000 VNĐ
Công ty tạm ứng cho ông Nguyễn Văn Cao
GIẤY BÁO NỢ
Số: 0074
Ngày: 30/10/2007
BIDV
SỐ TÀI KHOẢN:
TÊN TÀI KHOẢN:
Kính gửi: Công ty CP kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao su
Ngân hàng chúng tôi xin trân trọng thông báo: Tài khoản của quý khách hàng đã được ghi Nợ với nội dung sau:
Giao dịch viên
(Ký, họ tên)
Kiểm soát
(Ký, họ tên)
Ngày hiệu lực Số tiền Loại tiền Diễn giải
30/10/2007 4.400 VNĐ
PCT công trình: Đường GT từ ngã 3 Hàm Rồng giáp QL 14 đi xã Bahrmăh
Kế toán tại công ty nhập dữ liệu vào chứng từ mã hóa trên máy theo định khoản:
Nợ TK 1412 500.000.000 (Theo giấy báo Nợ số 0073)
Có TK 112E 500.000.000
Nợ TK 1412 4.400 (Theo giấy báo Nợ số 0074)
Có TK 112E 4.400
3.4 Kế toán chi tiết chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất tại Công ty gồm 4 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sản xuất chung.
3.4.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
3.4.1.1 Nội dung:
Là giá trị các loại vật liệu, công cụ lao động dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất bao gồm: các loại vật liệu dùng trong thi công như cát, đá, xi măng, nhựa, sỏi đỏ, cọc, ván khuôn, … và các chi phí như vận chuyển đá cát, đào đất, san lắp mặt bằng, khai thác sỏi đỏ …
- Tài khoản sử dụng: 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
3.4.1.2. Bút toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tại công ty, nguyên vật liệu mua về không qua kho mà chuyển thẳng ra công trình vì tại công ty không có hệ thống kho chứa. Số lượng tùy theo nhu cầu của từng công trình. Theo bảng dự toán, khi công trình cần nguyên vật liệu nào thì đội trưởng thi công sẽ đặt mua ngoài. Cuối kỳ,đội trưởng sẽ tập hợp tất cả chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong thi công các công trình xây dựng gửi về công ty để công ty khai báo thuế và theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu phát sinh của từng công trình.
Vật liệu của công ty bao gồm nhiều loại chủ yếu là công ty mua ngoài tại các
nhà công ty, đại lý theo giá thị trường.
Ví dụ: Công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh – Công ty cao su Mang Yang
Ngày 24/10/2007 đội thi công mua sắt tại DNTN kim khí vl Tây Nguyên theo hóa đơn GTGT số 0097492: giá chưa có thuế GTGT là 82.231.800 thuế giá trị giá tăng là 5%.Tổng giá thanh toán là 86.343.390
Nợ TK 621 82.231.800
Nợ TK 1331 4.111.590
Có TK 3389 86.343.390
Từ các hóa đơn, chứng từ gốc kế toán lập bảng kê hóa đơn chứng từ đầu vào để theo dõi chi tiết từng nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho công trình
BẢNG BIỂU:
Bút toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Sau khi công việc hoàn thành, các đội sẽ giao hồ sơ thanh quyết toán cho các phòng ban để có cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành:
Mua nhựa đường đưa vào công trình (TH)
Nợ TK 621 2.064.171.000
Nợ TK 1331 206.417.100
Có TK 3389 2.270.588.100
Mua nhựa đường đưa vào công trình (TH)
Nợ TK 621 2.064.171.000
Nợ TK 1331 206.417.100
Có TK 3389 2.270.588.100
Mua đá đưa vào công trình (TH)
Nợ TK 621 242.181.086
Nợ TK 1331 10.218.914
Có TK 3389 252.400.000
Mua sắt đá đưa vào công trình theo hóa đơn số 0097492 ngày 24/10/2007:
Nợ TK 621 82.231.800
Nợ TK 1331 4.111.590
Có TK 3389 86.343.390
Mua cát đưa vào công trình theo hóa đơn số 30372 ngày 30/01/2008
Nợ TK 621 49.285.800
Nợ TK 1331 2.464.290
Có TK3389 51.750.090
Mua sỏi đỏ đưa vào công trình theo hóa đơn số 30421 ngày 05/02/2008:
Nợ TK 621 70.057.905
Nợ TK 1331 3.5002.895
Có TK 3389 73.560.800
Mua xi măng đưa vào công trình (TH)
Nợ TK 621 175.527.270
Nợ TK 1331 17.552.730
Có TK 3389 193.080.000
Chi phí mua dầu đưa vào công trình:
Nợ TK 621 362.913.628
Nợ TK 1331 32.199.572
Có TK 3389 395.113.200
Vậy tổng hợp tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại công trình:
Nợ TK 621 3.046.368.489
Nợ TK 1331 276.467.091
Có TK 3389 3.322.835.580
3.4.2 Chi phi nhân công trực tiếp:
3.4.2.1 Nội dung:
Là chi phí tiền lương phải trả cho công nhân thực hiện hợp đồng thi công công trình xây dựng
- Tài khoản sử dụng: 622 - chi phí cho từng công trình
Do đặc trưng của công trình khoán gọn là sử dụng lao động hợp đồng ngắn hạn nên khoản mục chi phí nhân công trực tiếp với công trình khoán gon chỉ bao gồm: tiền lương nhân công trong hợp đồng ngắn hạn.
3.4.2.2 Bút toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Đội trưởng tập hợp tất cả các chi phí nhân công tiền lương trả cho công nhân, nhân viên công trình gửi về công ty dưới hình thức bảng chấm công. Vì mức khoán 88% trên tổng giá trị quyết toán được duyệt nên chi phí nhân công trực tiếp cũng có giới hạn sao cho tồng chi phí vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung bằng đúng mức tỷ lệ khoán.
Hàng tháng đội trưởng sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán để thanh toán lương hoặc tạm ứng cho đội thi công. Đại diện nhận tiền để thanh toán lại cho công nhân.
Ví dụ: Công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh – Công ty cao su Mang Yang
Ngày 14/10/2007: căn cứ vào bảng chấm công, đội trưởng gửi bảng chấm công về phòng kế toán để thanh toán lương cho công nhân
Nợ TK 622 32.400.000
Có TK 33891 32.400.000
BẢNG BIỂU:
Bút toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Sau khi công việc hoàn thành, các đội sẽ giao hồ sơ thanh quyết toán cho các phòng ban để có cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành:
Vậy tổng hợp tất cả chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại công trình:
Nợ TK 622 896.842.684
Có TK 3389 896.842.684
3.4.3 Chi phí sử dụng máy thi công:
3.4.3.1 Nội dung:
Là chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh thực hiện hợp đồng thi công công trình xây dựng.
- Tài khoản sử dụng: 623 – Chi tiết cho từng công trình.
Với công trình khoán gọn việc sử dụng máy thi công hoàn toàn do chủ công trình thuê ngoài tuyệt đối không sử dụng máy móc sẵn có của đơn vị.
Công ty thực hiện giao khoán giá trị xây lắp nội bộ cho đơn vị nhận khoán (không tổ chức hạch toán kế toán riêng) thì doanh nghiệp không theo dõi chi phí phát sinh thực tế mà chỉ theo dõi tiền tạm ứng chi phí máy thi công và thanh toán tiền tạm ứng khi có bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt.
3.4.3.2. Bút toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:
Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, hàng ngày các đội xe máy phải lập “nhật trình xe máy” hoặc “phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công”. Định kỳ kế toán thu hồi các chứng từ trên để tổng hợp các chi phí phục vụ cho xe máy thi công cũng như kết quả thực hiện của từng loại máy, tùng nhóm máy hoặc từng máy.
Ví dụ: Công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh – Công ty cao su Mang Yang
Ngày 05/01/2008 đội thi công cầu đường số 1 trực thuộc công ty thuê Công ty TNHH TM.DV Đô Thành thi công ca máy theo hóa đơn số 0026078: giá chưa có thuế GTGT là 156.600.000 đồng, thuế suất GTGT là 10%. Tổng giá thanh toán là 172.260.000
Nợ TK 623 156.600.000
Nợ TK 1331 15.660.000
Có TK 3389 172.260.000
BẢNG BIỂU:
Bút toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:
Sau khi công việc hoàn thành, các đội sẽ giao hồ sơ thanh quyết toán cho các phòng ban để có cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành:
Ngày 31/01/2008 đội thi công cầu đường số 1 trực thuộc công ty thuê Công ty TNHH TM.DV Đô Thành thi công ca máy theo hóa đơn số 0026080 với giá 174.272.736 đồng, thuế suất GTGT 10%
Nợ TK 623 174.272.736
Nợ TK 1331 17.427.274 Có TK 3389 191.700.010
Vậy tổng hợp tất cả chi phí sử dụng máy thi công phát sinh tại công trình:
Nợ TK 623 330.872.736
Nợ TK 1331 33.087.274
Có TK 3389 363.960.010
3.4.4 Chi phí sản xuất chung:
3.4.4.1 Nội dung:
Là toàn bộ chi phí khác bằng tiền phát sinh trực tiếp của từng công trình và chi phí khoán định mức cho các bộ phận sản xuất.
Tài khoản sử dụng: 627 – chi phí cho từng công trình.
Trong các chi phí phát sinh có khấu hao TSCĐ (máy thi công) là có phân bổ cho từng công trình, nhưng nếu chi phí khấu hao máy thi công quá ít thì kế toán đội sẽ linh hoạt đưa vào công trình mà không tiến hành phân bổ để tránh phức tạp.
Do công trình thi công ở những địa điểm khác nhau, nên chi phí điện nước phục vụ cho việc thi công được mua ngoài và hàng tháng đều có hóa đơn riêng.
3.4.4.2 Bút toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
Đội trưởng tập hợp các hóa đơn chứng từ có liên quan báo về công ty để công ty khái báo thuế và theo dõi các chi tiết chi phí phát sinh của từng công trình.
Ví dụ: Công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh – Công ty cao su Mang Yang
Ngày 16/05/2008 đội thi công cầu đường số 1 trực thuộc công ty mua xăng của Công ty TNHH Tín Nhiệm phục vụ cho việc thi công theo hóa đơn số 0146132: giá chưa thuế GTGT là 40.472.727 đồng, thuế suất GTGT 10%. Tổng giá thanh toán là 44.370.000 đồng.
Nợ TK 627 40.472.727
Nợ TK 1331 3.897.273
Có TK 3389 44.370.000
Từ các hóa đơn, chứng từ gốc kế toán lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào để theo dõi chi tiết từng chi phí sản xuất chung cho công trình
BẢNG BIỂU:
Bút toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
Sau khi công việc hoàn thành, các đội sẽ giao hồ sơ thanh quyết toán cho các phòng ban để có cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành:
Ngày 19/05/2008 đội thi công cầu đường số 1 trực thuộc công ty mua xăng của Công ty TNHH Tín Nhiệm phục vụ cho việc thi công theo hóa đơn số 0146138 với giá 81.118.909 đồng, thuế suất GTGT 10%
Nợ TK 627 81.118.909
Nợ TK 1331 7.921.091 Có TK 3389 89.040.000
Ngày 28/02/2008 tiếp khách tại Công ty TNHH TM Him Lam theo hóa đơn số 002047 với số tiền là 2.205.455 đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%
Nợ TK 627 2.205.455
Nợ TK 1331 220.545 Có TK 3389 2.426.000
Ngày 29/03/2008 tiếp khách tại quán ăn Cây Đàn với số tiền là 1.115.000 đồng theo hóa đơn số 0000186
Nợ TK 627 1.115.000
Có TK 3389 1.115.000
Ngày 28/03/2008 chi phí điện nước phải trả với số tiền là 1.004.000 đồng theo hóa đơn số 010351
Nợ TK 627 1.004.000
Có TK 3389 1.004.000
Vậy tổng hợp tất cả chi phí sản xuất chung phát sinh tại công trình:
Nợ TK 627 125.916.091
Nợ TK 1331 12.038.909
Có TK 3389 137.955.000
3.4.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
3.4.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất kinh doanh trong công ty xây lắp bao gồm những chi phí có liên quan đến công việc sản xuất xây lắp đã được tập hợp vào bên Nợ TK 621, 622, 623, 627. Để tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng.
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154 3.046.368.489
Có TK 621 3.046.368.489
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154 896.842.684
Có TK 622 896.842.684
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 154 330.872.736
Có TK 623 330.872.736
Kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 154 125.916.091
Có TK 627 125.916.091
Sản phẩm xây lắp không làm thủ tục nhập kho mà làm thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng. Nếu sản phẩm hoàn thành mà chưa bàn giao thì cũng được coi là sản phẩm được nhập kho thành phẩm( TK 155).
3.4.5.2 Tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Do đặc điểm chung của ngành, quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp khá phức tạp nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng: có thể là công trình hay hạng mục công trình, hoặc là bộ phận công việc hay giai đoạn công việc theo quy ước trong hợp đồng.
Trong kỳ, khi có khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán tại Công ty xác định giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành theo công thức:
Giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành (Z)
=
(1) + (2) – (3)
Trong đó:
(1): Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
(2): Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
(3): Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ muốn xác định phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, xác định mức độ hoàn thành. Vì phương thức giao nhận giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp là bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổng giá thành sản xuất từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là chi phí sản xuất dở dang thực tế.
Z = 3.046.368.489 + 896.842.684 + 125.916.091 = 4.400.000.000 đồng
Kế toán kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau:
Nợ TK 623 4.400.000.000
Có TK 154 4.400.000.000
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Sản phẩm
Số lượng
Tháng (quý, năm)
Khoản mụcchi phí
CPSXDD đầu kỳ
CPSXPS trong kỳ
CPSXDD cuối kỳ
Tổng giá thành thực tế
Giá thành thực tế
đơn vị
CPNVLTT
3.046.368.489
3.046.368.489
CPNCTT
896.842.684
896.842.684
CPSDMTC
330.872.736
330.872.736
CPSXC
125.916.091
125.916.091
Tổng cộng
4.400.000.000
4.400.000.000
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 154, sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 154
BẢNG BIỂU:
Tổng giá trị chủ đầu tư đã tạm ứng là: 4.500.000.000 đồng.
Khi công trình hoàn thành 2 bên tiến hành giám sát, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng và lập bảng quyết toán công trình hoàn thành với tổng giá trị quyết toán được duyệt: 5.000.000.000 đồng. Sau đó, phòng kế toán căn cứ vào giá trị quyết toán xuất hóa đơn tài chính cho đơn vị chủ đầu tư theo hóa đơn số 006000 ngày 19/06/2008:
Nợ TK 131 5.000.000.000
Có TK 511 4.545.454.545
Có TK 333 454.545.455
Căn cứ vào điều khoản, điều kiện của Hợp đồng thi công Công ty Cổ Phần Kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao Su tiến hành lập Thư bảo lãnh bảo hành công trình để xin giải ngân số tiền còn lại: 500.000.000 đồng.
Ngày 24/06/2008: Chủ đầu tư giải ngân số tiền còn lại cho đơn vị thi công bằng tiền mặt:
Nợ TK 111 500.000.000
Có TK 131 500.000.000
Tổng giá trị công ty đã tạm ứng cho đơn vị nhận khoán: 4.628.993.158 đồng
Tổng giá trị đội được thanh toán: 4.721.593.274 đồng.
(Trong đó giá trị nghiệm thu quyết toán nội bộ: 4.000.000.000 đồng, và thuế được khấu trừ: 321.593.274 đồng).
Chi phí công ty tạm giữ (khấu trừ thuế tạm giữ 30%): 96.477.982 đồng.
Sau khi công trình hoàn thành, kế toán căn cứ vào giá trị quyết toán và hợp đồng khoán nội bộ tiến hành quyết toán công trình với đội nhận khoán.
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét:
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của nhân viên kế toán đơn giản, dể hiểu. Trong quá trình thực hiện công tác kế toán các nhân viên kế toán luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của kế toán trưởng nên đảm bảo được tính chính xác trong hạch toán. Ngoài ra các nhân viên phòng kế toán được bố trí công việc hợp lý, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn trong công việc hạch toán và báo cáo sổ sách nên phần nào hạn chế được những khó khăn trong thanh quyết toán khoán cuối mỗi niên độ.
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ rất phù hợp với công ty. Công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ giúp công ty thuận lợi cho quá trình hạch toán kế toán, kiểm tra quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng hơn. Bảng tổng hợp chứng từ gốc của hình thức này sẽ giúp nhân viên kế toán ở các phần hành kiểm tra đối chiếu với nhau, đảm bảo khớp đúng số liệu trước khi lập các chứng từ ghi sổ, in các sổ chi tiết.
- Về luân chuyển chứng từ: công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, mọi chứng từ đều được gởi lên phòng tài chính kế toán từ các bộ phận sản xuất và các phòng ban. Chứng từ thanh toán hợp đồng giao nhận khoán gởi lên phòng kế toán chưa kịp thời ảnh hưởng không ít đến việc thanh quyết toán sổ sách cuối quý của phòng kế toán.
- Nhìn chung, trình tự hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đều căn cứ theo đúng qui định của Bộ Tài Chính ban hành. Kế toán đã thực hiện trình tự kết chuyển chi phí theo đúng nguyên tắc và phản ánh giá thành thực tế phát sinh theo từng công trình hoàn thành đúng quy định. Hình thức giao nhận khoán nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, cách kết chuyển giá thành còn mang tính chất ước lượng về các khoản mục chi phí.
- Nếu xem xét quá trình tập hợp các yếu tố chi phí để tính giá thành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, đặc biệt các chi phí nằm trong tổng kinh phí khoán của hợp đồng giao nhận khoán giữa công ty với các bộ phận sản xuất, ta nhận thấy rằng:
Đối với chi phí vật liệu trực tiếp trong định mức khoán nội bộ hạch toán vào giá thành: do công ty áp dụng cơ chế khoán nên khi có bảng tổng hợp thanh quyết toán của hợp đồng giao nhận khoán, kế toán sẽ tổng hợp chi phí vật liệu để đưa vào giá thành công trình chủ yếu dựa vào chi phí vật liệu thể hiện trên hợp đồng khoán của từng bộ phận sản xuất và theo dõi công tác thu, chi của mỗi bộ phận này có hợp lý hay không chứ chưa thực hiện theo dõi từng khoản chi phí vật liệu thực tế phát sinh. Kế toán của từng bộ phận cũng vậy, chỉ theo dõi công tác thu – chi vật liệu mà không tách ra chi tiết từng khoản mục vật liệu đã tiêu hao được. Vì vậy, khi muốn kiểm tra xem giữa thực tế thực hiện với phần khoán có phù hợp không để thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí vật liệu nhằm tìm giải pháp điều chỉnh giá khoán cho hợp lý hơn thì lại không thực hiện được.
Đối với khoản mục chi phí trực tiếp khác: là những chi phí khác bằng tiền phát sinh tại các bộ phận sản xuất trực tiếp đã được tính sẳn trong kinh phí khoán. Trong thực tế chi phí này phát sinh nhiều hay ít tùy thuộc vào tính cấp bách của từng công trình và những nhân tố khách quan đòi hỏi các bộ phận sản xuất phải chi sau đó báo cáo lại phòng kế toán tài chính để thanh toán, đưa vào giá thành công trình. Những chi phí này chỉ được thống kê tính vào giá thành chứ không được phân loại chi tiết. Do đó công ty cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản chi này để đánh giá xem các bộ phận sản xuất có thực chi hay không, các khoản chi đó có thể tính vào giá thành một cách trực tiếp hay không. Nếu có chi trội hơn dự tính thì xảy ra ở những khoản nào, những phần công việc nào nhằm tạo điều kiện cho phòng sản xuất kinh doanh có cơ sở thay đổi tỷ lệ chi phí cho phù hợp với tính chất công việc cũng như tạo điều kiện để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp hoàn thành.
- Về phần các đơn vị nhận khoán ta thấy số lượng khoán chi tiết thì rõ ràng từng khoản mục, từng phần công việc do căn cứ vào các hợp đồng khoán và thanh quyết toán khoán. Trên thực tế thì số tổng cộng có sự chênh lệch nhưng ta chỉ biết số chênh lệch đó ở từng khoản mục của các bộ phận sản xuất. Nhưng muốn biết thực tế các bộ phận sản xuất sử dụng kinh phí khoán như thế nào thì lại không có số liệu cụ thể để đối chiếu. Do đó phòng tài chính kế toán cần kiểm tra đối chiếu giữa thực tế với phần khoán của các khoản mục chi phí trong chỉ tiêu giá thành bằng cách:
Các bộ phận sản xuất phải dựa và kinh phí khoán do phòng sản xuất kinh doanh lập để tự cân đối chi phí trong bộ phận mình bằng cách lập dự toán chi tiết từng chi phí bỏ ra của bộ phận mình nhằm làm cơ sở đối chiếu giữa thực tế thực hiện so với dự toán chi phí hoặc giảm kinh phí khoán nhằm tránh được tình trạng chi phi phát sinh trội quá lớn ngoài dự toán, giúp phòng sản xuất kinh doanh có cơ sở để phân bổ kinh phí khoán hợp lý hơn.
4.2 Kiến nghị:
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, đối chiếu và công tác kiểm tra tài chính đối với chỉ tiêu giá thành, phải tăng cường công tác quản lý giá thành từ đó mới có được cơ sở vững chắc để lập kế hoạch giá thành nghiên cứu những cách thức nhằm đạt được nhiệm vụ hạ giá thành.
Cần hạn chế chi phí quản lý doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp và làm cho công tác kế toán trở nên phức tạp.
Về phần chuyển chứng từ do Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung nên chứng từ thanh toán hợp đồng giao nhận khoán gửi lên cho phòng kế toán không kịp thời điều này ảnh hưởng không ít đến việc thanh quyết toán cuối niên độ của phòng kế toán. Do đó cần phải tằn cường công tác quản lý chặt chẽ và kịp thời hơn giữa các phòng ban.
Các đội hàng tháng đều nộp chứng từ cho phòng kế toán tài vụ nhưng chỉ cho biết chi phí của từng công trình.
Ta thấy việc thực hiện công tác khoán còn chậm trễ chưa thực sự đồng bộ với tiến độ thực hiện nên nguồn kinh phí được lập ra có sự chênh lệch lớn so với thực tế phát sinh vì vậy bộ phận khoán phải tiến hành lập kinh phí khoán thật khẩn trương nhằm bắt kịp tiến độ thực hiện của các bộ phận. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra đối chiếu và công tác kiểm tra tài chính để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Các đoàn, phòng nên liệt kê tất cả các loại chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện và tiến hành phân loại rõ ràng để làm cơ sở báo cáo tình hình thực hiện công việc.
Bộ phận tổng hợp chi phi sản xuất không nên chỉ thực hiện tổng cộng chi phí phát sinh của một hay nhiều công trình theo từng khoản mục giá thành mà song song đó nên tổ chức tách ra quản lý tất cả khoản mục giá thành ở những bộ phận khác nhau.
Các đội phải kịp thời và phân loại rõ từng khoản mục chi phí về phòng kế toán, đồng thời phòng kinh doanh phải kịp thời thanh quyết toán cho các đội trong kỳ để phòng kế toán lập báo cáo và xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác.
4.3 Kết luận:
Tình hình thực tế cho thấy Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng cơ bản địa ốc Cao su chưa thực hiện công tác lập kế hoạch hạ giá thành cũng như chưa đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành một cách triệt để.
Cuối mỗi công trình công ty chưa điều chỉnh giữa chi phí khoán và chi phí thực tế phát sinh. Điều này làm cho việc xác định giá thành chưa thật sự chính xác, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác.
Từ những nhận xét và kiến nghị nêu trên muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất công ty nên chủ động hơn trong tổ chức quản lý sản xuất, luân chuyển chứng từ kịp thời tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác và kịp thời. Ngoài ra cần xây dựng một tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên khối lượng công việc dự tính thực hiện trong kỳ hợp lý để làm tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh trong kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kế toán tài chính – TS. Phan Đức Dũng – NXB Thống Kê năm 2007
Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp – TS. Trương Thị Thủy,
ThS. Nguyễn Thị Hòa, ThS. Bùi Thị Thu Hương – NXB tài chính
Chế độ kế toán đầu tư xây dựng – Theo định số 45/2008/ QĐ – BTC ngày 27/06/2008 của bộ tài chính – NXB thống kê Hà Nội.
PHỤ LỤC
Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng giao khoán
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng
Bảng tổng hợp giá trị quyết toán
Thư bảo lãnh bảo hành công trình
Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng giao khoán
Biên bản quyết toán hợp đồng giao việc
Bảng cân đối kế toán
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hóa đơn
MỤC LỤC
CHÚ THÍCH
XDCB : Xây dựng cơ bản
XL : Xây lắp
SPXL : Sản phẩm xây lắp
DNXL : Doanh nghiệp xây lắp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
TSCĐ : Tài sản cố định
XN : Xí nghiệp
Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng
KL : Khối lượng
GĐ : Giai đoạn
DT : Dự toán
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1Í 2
1
Xăng
Lít
2.997,98
13.500
40.472.727
Cộng tiền hàng:
40.472.727
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT
3.897.273
Tổng cộng tiền thanh toán:
44.370.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi bốn triệu ba trăm bảy chục nghìn đồng chẵn
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 16 tháng 05 năm 2008
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
TP/2007N
0146132
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Tín Nhiệm
Địa chỉ: 781 Nguyễn Trọng Tuyễn, p.10, Phú Nhuận
Số tài khoản:…………………………..
Điện thoại: 9862766 Mã số thuế: 5900413048
Họ tên người mua hàng: Ngọ Thị Hà
Tên đơn vị: Công ty CP Kỹ Thuật XDCB & Địa Ốc Cao Su
Địa chỉ:402, Nguyễn Chí Thanh, p6, Q10
Số tài khoản:…………………………...
Hình thức thanh toán: CK/TM Mã số thuế: 0300695916
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngọ Thị Hà
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Hoàng Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh.doc