MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: KẾT QUẢ THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN GIAO THÔNG III THANH HOÁ (PMU3) – DỰ ÁN LƯƠNG SƠN - LANG CHÁNH THUỘC ĐỊA PHẬN HUYỆN THƯỜNG XUÂN – TỈNH THANH HOÁ. 4
I. Quá trình tổ chức thực hiện dự án. 5
II. Kết quả kiểm tra xử lý các sai phạm. 6
Phần II:ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT, NGUYÊN NHÂN, TRÁCH NHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ. 7
I. Nhận xét đánh giá. 7
II. Nguyên nhân trách nhiệm. 8
III. Kiến nghị xử lý các sai phạm. 9
Phần III: KẾT LUẬN: 10
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết qủa thanh tra đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án giao thông III Thanh Hoá (PMU3) - Dự án Lương Sơn - Lang Chánh thuộc địa phận huyện Thường Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
3
Phần I:
KẾT QUẢ THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN GIAO THÔNG III THANH HOÁ (PMU3) – DỰ ÁN LƯƠNG SƠN - LANG CHÁNH THUỘC ĐỊA PHẬN HUYỆN THƯỜNG XUÂN – TỈNH THANH HOÁ.
4
I.
Quá trình tổ chức thực hiện dự án.
5
II.
Kết quả kiểm tra xử lý các sai phạm.
6
Phần II:
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT, NGUYÊN NHÂN, TRÁCH NHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ.
7
I.
Nhận xét đánh giá.
7
II.
Nguyên nhân trách nhiệm.
8
III.
Kiến nghị xử lý các sai phạm.
9
Phần III:
KẾT LUẬN:
10
LỜI NÓI ĐẦU
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ XHCN. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức thanh tra được quy định trong luật thanh tra và các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Hoạt động thanh tra là một khâu quan trọng của hoạt động quản lý, xuất phát chức năng quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước là ban hành chính sách pháp luật, tổ chức việc thực hiện chính sách pháp luật và tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đó. Thông qua kiểm tra việc thi hành chính sách pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân, hoạt động thanh tra góp phần chấn chỉnh các sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, đề xuất kiến nghị các giải pháp khắc phục, tăng cường hiệu lực, hiểu quả trong quản lý Nhà nước.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc đầu tư xây dựng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Để quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đạt hiểu quả, chống tham ô, lãng phí; đồng thời đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng.
Nhằm đánh giá đúng hiểu quả đầu tư xây dựng trong những năm qua, đồng thời phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết, yếu kém và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 12/4/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 273/QĐ-TTg về kiểm tra đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai và giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra đầu tư xây dựng, việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc Bộ, Ngành, địa phương quản lý.
Thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/4/2002 thanh tra Nhà nước (Nay là Thanh tra Chính phủ) có công văn số 408/TTNN kèm theo kế hoạch hướng dẫn thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra Bộ, Ngành Trung ương, Thanh tra tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
Việc thanh tra đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được Thanh tra tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra và đã tiến hành thanh tra từ quý 4 năm 2001. Để triển khai thực hiện Quyết định 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hướng dẫn thực hiện của Tổng thanh tra Nhà nước (Nay là Thanh tra Chính phủ). UBND tỉnh có cơ bản số 1513/UB-NC ngày 20/5/2002 giao cho Chánh thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra và thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra từ 5-6 dự án, công trình lớn của tỉnh thuộc các lĩnh vực; xây dựng cầu, đường; xây dựng công trình thuỷ lợi và một số dự án thuộc mục tiêu phát triển truyền hình, y tế, giáo dục và đào tạo.
Thực hiện nhiệm vụ do Tổng thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh giao, Chánh thanh tra tỉnh đã chỉ đạo hai Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra đầu tư xây dựng thuộc hai ngành Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT tiếp tục thanh tra, tổng hợp kết qủa báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh & thanh tra Chính phủ để tổng hợp kết qủa chủng của toàn ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Chính trị.
Thanh tra đầu tư xây dựng là một chuyên đề thanh tra có tính diện rộng và nhiều tình huống diễn ra phức tạp, ở đây trong khuôn khổ bản tiểu luận “Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thanh tra và thi nâng ngạch lên Thanh tra viên chính” tôi chọn tình huống diễn ra trong một dự án đã được thanh tra để làm tiểu luật, đó là
“Kết qủa thanh tra đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án giao thông III Thanh Hoá (PMU3)- Dự án Lương Sơn- Lang Chánh thuộc địa phận huyện Thường Xuân ”
PHẦN I:
KẾT QUẢ THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN GIAO THÔNG III THANH HOÁ- DỰ ÁN
ĐƯỜNG LƯƠNG SƠN – LANG CHÁNH
Thi hành Quyết định số 72/QĐ- TTTH ngày 25/3/2004 của Chánh thanh tra tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra xây dựng phát triển giao thông nông thôn tại Ban quản lý dự án giao thông nông thôn III (PMU3) thuộc Sở giao thông vận tải Thanh Hoá và các đơn vị có liên quan.
Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan. Qua thanh tra Đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm xẩy ra trong quá trình thực hiện dự án xây dựng đường Lương Sơn- Lang Chánh, có kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm sai phạm, nguyên nhân khách quan, chủ quan của sai phạm, xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân, xử lý theo quy định của pháp luật.
I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án xây dựng tuyến đường Lương Sơn- Lang Chánh được đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới giai đoạn 2(WB2). Dự án do Công ty tư vấn xây dựng giao thông Thanh Hoá lập báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và dự toán được lập theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ (V/v ban hành quy chế đầu tư xây dựng cơ bản ), các văn bản pháp quy khác của Nhà nước Việt Nam. Quyết định số 3258/GTVT-KHĐT ngày 15/10/1999 của Bộ giao thông vận tải về việc chấp thuận cho áp dụng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trong sổ tay điều hành dự án và văn bản số 847/PIDl ngày 14/4/2000 của Ban quản lý các dự án 18 về việc hướng dẫn lập dự toán (dự án giao thông thôn 2), được Chủ tịch UBND tỉnh Thanhh Hoá phê duyệt dự án đầu tư với tổng kinh phí (bao gồm cả dự phòng) là: 1981.858.049 VNĐ và uỷ quyền cho Giám đốc sở Giao thông vận tải Thanh Hoá duyệt thiết kế kỹ thuật – dự toán.
* Về thiết kế kỹ thuật thi công:
Đường loại A theo tiêu chuẩn đường giao thông thôn (GTNT) 22 TCN- 210- 92 của Bộ giao thông vận tải
- Bề rộng nền: (Bn) = 5m
- Bề rộng mặt: (Bm) = 3,5m
- Kết cấu mặt đường đá răm nước dây 15cm
- Chiều dài: 7km
* Về dự toán:
- Tổng kinh phí: 1.818.708.000VNĐ trong đó:
+ Xây lắp: 1.568.017.000VNĐ
+ Chi khắc: 85.354.000VNĐ
+ Dự phòng: 165.337.000VNĐ
Dự án tuyến đường được tổ chức đấu thầu theo quy định hiện hành
Đơn vị trúng thầu là: Công ty xây dựng Hoà Bình (TNHH)
Khởi công: Tháng 12/2001, đến tháng 6/2002 hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đã được quyết toán và chi hết số tiền nhà thầu là: 1.584.986.889 VNĐ (kể cả số phát sinh)
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XỬ LÝ CÁC SAI PHẠM
Qua thanh tra trên hồ sơ, sổ sách đang lưu trữ tại Ban quản lý dự án giao thông III và các cơ quan liên quan, kết hợp với kiểm tra thực tế tuyến đường, Đoàn thanh tra đã phát hiện các sai phạm qua các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, đó là: lập dự toán, nghiệm thu, thanh quyết toán đã làm thiệt hạ cho ngân sách hàng trăm triệu đồng, bao gồm:
1. Theo quy định tại Thông tư 08/1999/TT- BXD ngày 16/11/1999 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư thì không được tính 5% dự phòng ngày công xây lắp và 1% đảm bảo giao thông vào chi phí xây lắp. Nhưng Công ty tư vấn xây dựng giao thông không căn cứ vào thông tư 08 nêu trên mà đã căn cứ vào văn bản số 847/PlDl ngày 14/4/2000 của Ban quản lý dự án 18 thuộc Bộ giao thông vận tải về việc hướng dẫn lập dự toán (dự án GTNT2) để tính khoản 5% và 1% nêu trên vào dự toán
Qua xem xét cho thấy Ban quản lý dự án 18 thuộc Bộ giao thông vận tải đã hướng dẫn cho các Ban quản lý dự án giao thông nông thôn các tỉnh lập dự toán (trong đó có hai khoản 5% dự phòng ngày công và 1% đảm bảo giao thông ) không đúng với thông tư số 08/1999/TT-Bộ xây dựng ngày 16/11/1999 và thông tư số 09/2000/TT- Bộ xây dựng ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng. Cụ thể tại dự án tuyến đường Lương Sơn- Lang Chánh, làm sai cho dự toán sai tăng 87.925.687 VNĐ. Trong đó:
- Dự phòng ngày công: 5% x Gx LTT = 73.271.322 VNĐ
- Đảm bảo giao thông 1%: = 14.654.364 VNĐ
2. Công việc số 26P (tạo hình gọt xén và lu lèn nên đường)
Công việc này định mức số 1242/1998/QĐ- BXD ngày 25/11/1998 của Bộ trưởng Bộ xây dựng không có, mà do Công ty tư vấn xây dựng giao thông Thanh Hoá tự xây dựng. Trong định mức Công ty tư vấn xây dựng giao thông lập có mục chi phí ô tô vận tải là thừa, vì theo hướng dẫn kỹ thuật về dự án GTNT thì khong cần chở đất đi và đến, mà chỉ gọt xẹn bù trừ chỗ cao và chỗ thấp. Từ việc lập thừa chi phí ô tô nêu trên, dẫn đến việc lập chi phí sai cho công việc 26P, đã làm cho dự toán sai tăng 7.771.550VNĐ
3. Công việc số 3E (đắp đất lòng đường): trên thiết kế ghi lấy đất dọc tuyến. Căn cứ thực tế thì từ Km0- Km5 không có đất dọc tuyết…từ km 5- km7 có đất dọc tuyến. Nhưng trên dự toán tính cho toàn tuyến chi phí đắp đất là: 15.196đ/m3. Dự toán đã tính sai tăng về chi phí đắp đất là: 20.066.841.VNĐ
4. Trên tuyến đường có các đập tràn và cầu cũ, khi tính dự toán chi phí cho lớp mặt đường (công việc 32P) không trừ chiều dài của tràn và cầu chiến, khi nghiệm thu không phát hiện để loại trừ, đã nghiệm thu sai tăng cho nhà thầu (148m x3,5x x 0,15m x 225,612đ/m3) = 19.861.052VNĐ. Nhà thầu thi công thiếu chiều dài rãnh dọc nhưng vẫn được nghiệm thu thanh toán theo thiết kế đã nghiệm thu tăng cho nhà thầu so với thực tế thi công là: 557m x 15.146đ/m = 8436.322VNĐ. Tổng 2 khoản trên là: 28.297.374 VNĐ. Số tiền trên Đoàn thanh tra đã đề nghị Chánh thanh tra tỉnh ra quyết định thu hồi về cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy tổng số tiền sai phạm của dự án tuyến đường Lương Sơn- Lang Chánh là: 144.061.452VNĐ, so với giá trị xây lắp đã quyết toán (1.584.986.899 VNĐ) chiếm 9,09%. Trong đó:
Sai do áp dụng văn bản số 847/PIDl ngày 14/4/2000 của Ban quản lý dự án 18 V/v hướng dẫn lập dự toán (Dự án GTNT2) tính 5% dự phòng ngày công và 1% đảm bảo giao thông trong dự toán. Hướng dẫn này của Ban QLDA 18 thuộc Bộ giao thông vận tải ban hành không đúng với Thông tư số 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999/TT-BXD và Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng làm đội giá dự toán là: 87.925.687 VNĐ so với giá trị xây lắp chiếm 5,514%.
- Sai do nghiệm thu thanh toán: 28.297.374 VBĐ so với giá trị xây lắp chiếm 1,80%.
- Sai do tư vấn thiết kế lập dự toán: 27.838.374 VNĐ so với giá trị xây lắp chiếm 1,78%.
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT- NGUYÊN NHÂN TRÁCH NHIỆM
VÀ KIẾN NGHỊ
I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM VÀ SAI PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Ưu điểm:
Trong những năm 2001- 2003 Ban QLDA giao thông nông thôn III đã có những cố gắng trong việc thực hiện các dự án nói chung, dự án giao thông nông thôn WB2 nói riêng. Hoạt động của Ban QLDA nhìn chung dã thực hiện các quy định tại nghị định của Chính phủ, các văn bản Pháp quy của các cơ quan chuyên ngành. Của Chủ tịch UBND tỉnh về trình tự đầu tư xây dựng; đã tổ chức giám sát thi công, nghiệm thu, đề nghị thanh quyết toán cho các nhà thầu, đưa công trình vào sử dụng một cách kịp thời, đúng tiến độ, từng bước góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và nâng cao được trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.
2. Khuyết điểm và sai phạm
a. Đối với Ban QLDA giao thông nông thôn III Thanh Hoá:
Là cơ quan thay mặt Chủ đầu tư ( Sở giao thông vận tải ) và được sự uỷ thác của các Ban QLDA thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý các dự án thuộc nguồn vốn nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ được giao từ khâu lập dự án, tổ chức giám sát thi công cho đến nghiệm thu, đề nghị thanh quyết toán, bàn giao công trình và đưa vào sử dụng. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn nhiều thiếu sót và sai phạm trong việc nghiệm thu đề nghị thanh quyết toán làm thất thiệt cho Ngân sách 28.297.374VNĐ
b. Đối với công ty tư vấn xây dựng giao thông Thanh Hoá:
Là đơn vị được giao thiết kế kỹ thuật thi công, lập dự toán các dự án giao thông nông thôn WB nói chung, WB2 nói riêng, vẫn còn những thiết sót, khuyết điểm và sai phạm trong việc lập dự toán, dẫn đến giá trị sai tăng, gây thất thiệt cho ngân sách Nhà nước là; 27.838.391VNĐ
c. Đối với Ban QLDA 18 thuộc Bộ giao thông vận tải:
Việc hướng dẫn lập dự toán (dự án giao thông nông thôn 2) tại văn bản số 847/PIDl ngày 14/4/2000 cho các địa phương tỉnh, thành phố cả nước, nói chung, cho Thanh Hoá nói riêng. Đã đưa 2 khoản chi phí 5% dự phòng ngày công và 1% đảm bảo giao thông và giá trị xây lắp trực tiếp không đúng với Thông tư 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 và Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ trưởng Bộ xây dựng làm cho dự toán sai tăng, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước là: 87.925.687VNĐ
d. Đối với Sở giao thông vận tải:
Về quản lý hành chính Nhà nước trong đầu tư xây dựng của Sở, mà trực tiếp là phòng thẩm định, chưa làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác thẩm định, không phát hiện được sai sót khi lập dự toán để cắt giảm nên đã tham mưu cho Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh duyệt dự toán tăng lên hàng trăm triệu đồng, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước để có lợi cho nhà thầu.
II. NGUYÊN NHÂN - TRÁCH NHIỆM :
1. Nguyên nhân: Các sai phạm, khuyết điểm nêu trên do các nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân khách quan:
- Công tác quản lý Nhà nước của Sở giao thông vận tải được tăng cường và coi trọng ở các khâu tư vấn thiết kế, giám sát, kiểm tra thường xuyên nên đã hạn chế được những sai sót.
- Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng trong những năm gần đây được tăng cường, thường xuyên nên đã hạn chế và giảm bớt những sai phạm lớn và nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ quan:
- Việc hướng dẫn lập dự toán của Ban QLDA 18 không đúng với Thông tư 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 và Thông tư 09/2000/TT- BXD ngày 17/7/2000 của Bộ trưởng Bộ xây dựng làm cho dự toán sai tăng.
- Một số cán bộ trong Ban QLDA được phân công giám sát tuyến đường Lương Sơn- Lang Chánh chưa làm tròn chức năng, nhiệm vụ, đã cùng với nhà thầu và các cơ quan liên quan nghiệm thu khối lượng của mặt đường và rãnh đào không đúng với thực tế thi công gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
- Công ty tư vấn XDGT Thanh Hoá là đơn vị được chỉ định thiết kế lập dự toán nhưng trong khâu lập dự toán đã có sai phạm thất thiệt cho ngân sách Nhà nước
2. Trách nhiêm:
Các sai phạm nêu trên, trách nhiệm về quản lý Nhà nước trước hết thuộc ông giám đốc Sở GTVT Thanh Hoá (Chủ đầu tư dự án), trong đó trách nhiệm về hành chính, kinh tế thuộc tập thể và các cá nhân sau:
- Việc nghiệm thu đề nghị thanh quyết toán cho nhà thầu không đúng với thực tế thi công gây thất thoát NSNN 28.297.394 VNĐ, trách nhiệm thuộc cán bộ tư vấn giám sát và các đơn vị có liên quan đến công tác nghiệm thu; trách nhiệm bồi hoàn vật chất là công ty xây dựng Hoà Bình (TNHH).
- Việc lập dự toán sai đơn giá, định mức, sai khối lượng trách nhiệm thuộc các cán bộ lập dự toán và chủ nhiệm đề án thuộc công ty tư vấn xây dựng giao thông, trong đó có trách nhiệm không nhỏ của giám đốc công ty tư vấn thời kỳ 2000- 2002 đã gây nên thiệt hại cho NSNN: 27.838.391VNĐ.
- Việc hướng dẫn lập dự toán sai so với Thông tư số 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 và Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng làm dự toán sai tăng là: 87.925.681VNĐ, trách nhiệm thuộc về Ban QLDA 18 thuộc Bộ giao thông vận tải
III. KIẾN NGHỊ XỬ LÝ CÁC SAI PHẠM
Từ những khuyết điểm, sai phạm đã được cụ thể hoá rnh cá nhân và tập thể nêu trên. Đoàn thanh tra kiến nghị
1. Đối với Ban QLDA giao thông III:
- Kiểm điểm, xử lý các cá nhân có sai phạm, thiếu trách nhiệm trong giám sát và nghiệm thu
2. Đối với công ty tư vấn xây dựng giao thông.
Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân có sai phạm nêu trên để rút kinh nghiệm và hạn chế sai phạm trong các dự án tiếp theo, giảm bớt thiệt hại cho NSNN.
3. Đối với giám đốc Sở giao thông vận tải.
- Chỉ đạo Ban QLDA giao thông III tổ chức kiểm điểm đối với những cá nhân có sai phạm đã được quy trách nhiệm để rút kinh nghiệm trong giám sát nghiệm thu
- Chỉ đạo và đôn đốc nhà thầu (công ty xây dựng TNHH Hoà Bình ) nộp tiền sai phạm về cho NSNN.
4. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh:
- Giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở GTVT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và các cá nhân có liên quan đến các sai phạm vêu trên ở phòng thẩm định, công ty tư vấn xây dựng giao thông, Ban QLDA GTNT II.
- Nghiên cứu sớm ban hành một cơ chế phù hợp để quản lý đầu tư XDCB, không nên để việc quản lý mang tính chất khép kín thuộc ngành GTVT như đã nêu trên, để hạn chế thất thoát nguồn vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước (từ khâu tư vấn thiết kế, thẩm định, quản lý, thanh quyết toán dự án đều dưới sự chỉ đạo, điều hành của Sở GTVT)
5. Đề nghị Thanh tra Chính phủ.
Đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ chỉ đạo làm rõ việc Ban QLDA 18 thuộc Bộ giao thông vận tải ban hành văn bản 847/PIDl hướng dẫn lập dự toán các dự án giao thông nông thôn WB2 trái với Thông tư 08 và 09 của Bộ xây dựng; thống nhất chỉ đạo thanh tra toàn ngành xử lý vấn đề sai phạm nêu trên.
PHẦN III
KẾT LUẬN
Thông qua công tác thanh tra đầu tư xây dựng tại Ban QLDA giao thông III thuộc Sở GTVT Thanh Hoá (Dự án đường Lương Sơn- Lang Chánh). Qua nghiên cứu tôi rút ra các vấn đề sau đây:
- Các cơ quan được giao chuẩn bị dự án như tư vấn thiết kế dự toán, thẩm định thiết kế kỹ thuật, quản lý tổ chức thi công và thanh quyết toán dự án: đưa dự án vào sử dụng, chưa chấp hành đầy đủ các văn bản quy phạm về đầu tư xây dựng của Nhà nước đã ban hành.
+ Đối với dự toán: Đây là khâu yếu kém và cũng là xuất phát điểm gây nên thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
+ Đối với tư vấn giám sát, quản lý của Ban QLDA giao thông đã thiếu trách nhiệm, không làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, giám sát chưa chặt chẽ dẫn đến nghiệm thu tăng khối lượng xây lắp.
Từ các vấn đề nêu trên đã gây nên thất thoát cho NSNN tại dự án này 144.061.452 VNĐ chiếm 9,09% trong đó đã quy trách nhiệm bồi hoàn vật chất và đã thu hồi về cho NSNN là: 28.297.394 VNĐ, số còn lại quy trách nhiệm về quản lý để xử lý hành chính đối với giám đốc, cán bộ lập dự toán thuộc công ty tư vấn xây dựng giao thông Thanh Hoá, cán bộ giám sát Ban QLDA giao thông III Thanh Hoá.
- Việc kiểm tra xử lý các tình huống, đối chiếu với các văn bản quy phạm của Nhà nước là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện công tác thanh tra. Đây là vấn đề cơ bản để phân tích, đánh giá, kết luận rõ đúng sai, quy trách nhiệm cụ thể, xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Do đó sau khi kết thúc cuộc thanh tra đã xử lý một cách dứt điểm, không có khiếu kiện. Đây chính là hiểu quả, hiệu lực của công tác thanh tra
- Việc triển khai thanh tra đầu tư xây dựng theo quyết định 273/QĐ-TTg ngày 12/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ là nghiêm túc và có hiểu quả. Do yêu cầu và bức xúc của lãnh đạo điều hành, tỉnh Thanh Hoá đã sớm có chủ trương và giao nhiệm vụ cho ngành chức năng thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng từ trước, từ khi có quyết định 273/QĐ- TTg và đạt kết quả tốt. Trong quá trình thanh tra, lãnh đạo tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thanh tra, xử lý kết quả cụ thể kịp thời và có biện pháp chấn chỉnh công tác đầu tư xây dựng trên cơ sở kết luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra
Bài viết này bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kết qủa thanh tra đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án giao thông III Thanh Hoá (PMU3)- Dự án Lương Sơn- Lang Chánh thuộc địa phận huyện Thường Xuân.doc