Đề tài Khái niệm ngân hàng quốc doanh, thương mại
Ngân hàng thương mại nhà nước
là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Quản trị ngân hàng thương mại nhà nước là hội đòng quản trị do thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với ban tổ chức cán bộ chính phủ. Điều hành hoạt động thương mại là tổng giám đốc. Giúp việc cho tổng giám đốc là phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
mục đích: vì mục tiêu kinh tế xã hội của quốc gia
ngân hàng thương mại cổ phần
ngân hàng thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp, trong đó các dnh nghiệp Nhà nước, tổ chức tin dụng và tổ chức khac, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Loại hình ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn ngân hàng thương mại Nhà nước về quy mô nhưng số lượng thì nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm mục tiêu hội nhập.
các ngân hàng thương mại cỏ phần hiện nay
mục đích: vì mục tiêu lợi nhuận
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khái niệm ngân hàng quốc doanh, thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng quốc doanh: vốn điều lệ ít, tỷ lệ an toàn vốn thấp
Dịch vụ ngân hàng ngày càng phổ biến
Trong nỗ lực hội nhập của mình, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều cố gắng như việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử, áp dụng nhiều hệ thống kế toán tiêu chuẩn quốc tế... được nhiều tổ chức tín dụng quốc tế đánh giá cao, đi đến hợp tác triển khai các dự án tín dụng cũng như dịch vụ.
Tuy nhiên, có một điểm yếu của các ngân hàng Việt Nam mà các tổ chức tín dụng quốc tế luôn lưu ý là tỷ lệ an toàn vốn đang ở mức thấp. Mặc dù đã được cấp bổ sung vốn, nhưng cả 5 ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam (cũng là 5 ngân hàng lớn nhất nước), gồm: Công thương, NN&PTNT, ĐT&PT, Ngoại thương, Phát triển Nhà ĐBSCL, mới có tổng vốn điều lệ khoảng hơn 15.000 tỷ đồng (chưa đạt tới 1 tỷ USD); chỉ chiếm 4% trên tổng tài sản. Con số này rất khiêm tốn so với yêu cầu 8% thông lệ quốc tế. Trong khi đó, số nợ quá hạn của các ngân hàng này lại khá cao và chưa được xử lý dứt điểm, nên hoạt động của các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế thì tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trung bình phải đạt 25%; tốc độ cho vay đối với nền kinh tế phải ở mức 20%. Muốn thế, các ngân hàng quốc doanh cần phải nâng mức vốn tự có lên khoảng 60.000 tỷ vào năm 2010 không chỉ đủ sức huy động vốn một cách an toàn mà hoàn toàn có thể yên tâm về tỷ lệ 8% vốn tự có trên tổng tài sản theo thông lệ quốc tế.
Trong mấy năm gần đây, tất cả các ngân hàng đều tự cải cách để tăng vốn điều lệ. Điều đó có thể nhận thấy rõ nhất ở các ngân hàng cổ phần khi hầu hết đều quyết định tăng vốn điều lệ. Ngân hàng lớn như ACB, SACOMBANK thì hướng tới con số hơn 1.000 tỷ đồng và tiến tới đưa cổ phiếu ra niêm yết. Ngân hàng nhỏ hơn như VIB lên mức 250 tỷ đồng trong 1-2 năm tới. Các ngân hàng quốc doanh cũng đang trong quá trình này khi được Chính phủ quyết định cấp thêm vốn điều lệ. Tuy nhiên, Tổng giám đốc một ngân hàng quốc doanh đã cho rằng, các ngân hàng cổ phần đang thuận lợi và linh hoạt hơn các ngân hàng quốc doanh trong việc tăng vốn điều lệ vì họ chủ động trong việc phát hành cổ phiếu và huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư tự do; còn ngân hàng quốc doanh không thể làm được điều đó nếu chưa tiến hành CPH.
Vận động nội lực để cổ phần hóa
Phân tích lợi ích khi CPH các ngân hàng thương mại quốc doanh, đa số các chuyên gia đều cùng nhận định: CPH tạo ra một DN có nhiều chủ sở hữu, và sẽ sử dụng một cách có hiệu quả hơn vốn cùng tài sản Nhà nước hiện có, cũng như huy động thêm nhiều nguồn lực vào kinh doanh ngân hàng; làm tăng khả năng tiềm lực tài chính cho mỗi ngân hàng. Đồng thời, thông qua CPH, sẽ tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của ngân hàng, giúp các ngân hàng hoạt động đúng hơn với chức năng của mình trên thị trường tiền tệ. Và đây là con đường nhanh nhất giúp các ngân hàng vươn lên đạt được chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.
Mặc dù hiện nay, kế hoạch CPH đang được NHNN soạn thảo, nhưng việc chuẩn bị ở các ngân hàng thương mại đã bắt đầu. Chưa ngân hàng nào có thể nói các bước CPH sẽ được tiến hành như thế nào, tỷ lệ cổ phiếu bán ra cho nội bộ và công chúng là bao nhiêu; nhưng xu thế chung là có thể sẽ bắt đầu từ một vài chi nhánh hoạt động có hiệu quả nhất và các công ty con trực thuộc. Cổ phiếu cũng sẽ được bán một phần ra công chúng
Công việc chuẩn bị của Ngân hàng Ngoại Thương có vẻ như đang rất ráo riết và theo chiều thuận lợi. Một quan chức ngân hàng này cho biết, nếu được phép, họ sẽ có ngay kế hoạch CPH từ bây giờ. VietcomBank có thể chỉ mất khoảng 2 năm để tiến hành CPH. Một ngân hàng khác chưa được lựa chọn thí điểm CPH trong dịp này là Ngân hàng ĐT&PT cũng đang theo dõi rất kỹ những bước chuyển động quanh vấn đề CPH. Họ cũng có những đề nghị được phép thí điểm cổ phần một số bộ phận trực thuộc như những công ty con hay một vài chi nhánh, tạo bước chuẩn bị cho một quá trình tất yếu sẽ diễn ra.
Nếu so sánh với tiến trình CPH chung hiện nay thì việc CPH các ngân hàng đang gặp nhiều thuận lợi hơn, nhất là từ nội bộ các ngân hàng. Sự quan tâm của công chúng đối với CPH đang tỏ ra rất tích cực. Các nhà đầu tư quốc tế, các ngân hàng trong Hiệp hội ngân hàng châu Á khi tham dự phiên họp mới đây nhất tại Hà Nội, đã rất ủng hộ chính sách CPH các ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam và tỏ ý sẵn sàng tham gia đầu tư với tỷ lệ cho phép.